You are on page 1of 106

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ôn tập – Trắc nghiệm

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN


CHỦ NGHĨA MÁC -LÊNIN

Bùi Phú Khuyên


TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG MỞ ĐẦU


KHÁI NIỆM – KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng phản ánh nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác
Lênin. Chủ nghĩa Mác Lênin là:

A. Học thuyết do C.Mác sáng lập.


B. Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C. Mác, Ph. Ăngghen và sự
phát triển của V.I.Lênin.
C. Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của các khoa học.
D. Học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và giải phóng
nhân dân lao động thoát khỏi sự áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con
người.

Câu 2: Thế giới quan là:

A. Sự hiểu biết của con người về thế giới; về con người và vị trí, vai trò của con
người trong thế giới đó.
B. Hệ thống quan niệm (quan điểm) chung của con người về thế giới; về con
người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
C. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con
người trong thế giới.
D. Quan niệm chung của con người về thế giới; về con người và vị trí, vai trò của
con người trong thế giới đó.

Câu 3: Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình
thức thế giới quan sau:

A. TGQ Tôn giáo – TQG Thần thoại – TQG Triết học.


B. TQG Thần thoại – TQG Tôn giáo – TQG Triết học.
C. TQG Triết học – TQG Tôn giáo – TQG Thần thoại.
D. TQG Thần thoại – TQG Triết học – TQG Tôn giáo.

1
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 4: Hãy sắp xếp theo trình tự giảm dần về mặt thời gian của các hình thức thế
giới quan sau:

A. TQG Huyền thoại – TQG Tôn giáo – TQG Triết học.


B. TQG Triết học – TQG Huyền thoại – TQG Tôn giáo.
C. TQG Triết học – TQG Tôn giáo – TQG Huyền thoại.
D. TQG Tôn giáo – TQG Huyền thoại – TQG Triết học.

Câu 5: Phương pháp luận là:

A. Khoa học về nhận thức.


B. Phương pháp tiếp cận nhận thức và thực tiễn.
C. Lý luận hay khoa học về phương pháp.
D. Lý luận hay khoa học về phương pháp – định hướng cách tiếp cận nhận thức
và thực tiễn.
Câu 6: Các bộ phận lý luận cơ bản cấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin là:

A. Triết học Mác-Lênin, KTCT Mác-Lênin và CNXH Khoa học.


B. KTCT Mác-Lênin, triết học và lịch sử nhân loại.
C. Triết học, kinh tế học và xã hội học.
D. VH Phục Hưng Pháp; TH cổ điển Đức, KTCT cổ điển Anh.

Câu 7: Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin là:
A. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, tư tưởng triết học và lịch sử nhân loại.
B. Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. Điều kiện kinh tế - xã hội, Điều kiện lý luận, Điều kiện khoa học tự nhiên.
D. Điều kiện lý luận, Điều kiện Khoa học tự nhiên và Điều kiện kinh tế - xã hội.

Câu 8: Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Triết học Mác – Lênin:
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển.
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị độc lập.
C. Giai cấp tư sản đã trở nên bảo thủ
D. Cả A và B đều đúng.

2
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 9: Các tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa Mác là:

A. Triết học cổ điển Đức và Kinh tế chính trị cổ điển Anh


B. Chủ nghĩa không tưởng Pháp và Anh.
C. Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp.
D. Tư tưởng nhân loại, Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Câu 10: Các tiền đề khoa học tự nhiên góp phần minh chứng tính đúng đắn về thế
giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác là:

A. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.


B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết tế bào.
D. Cả A, B và C.

Câu 11: Các yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập nghiên cứu CN Mác-Lênin:

A. Hiểu đúng tinh thần, thực chất của CN Mác, chống xu hướng kinh viện, giáo
điều. Đồng thời, xem CN Mác như “một hệ thống mở”.
B. Nghiên cứu mỗi luận điểm CN Mác cần đặt chúng trong mối liên hệ với các
luận điểm khác và gắn những luận điểm của CN Mác với thực tiễn cách mạng
VN, thực tiễn thời đại.
C. Học tập và nghiên cứu CN Mác đồng thời cũng là quá trình giáo dục, tự giáo
dục và rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
D. Cả A, B và C đều đúng.

3
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 1


CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Câu 1: Triết học là:


A. Hệ thống quan điểm về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
B. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy cùng vì con người trong thế giới.
C. Hệ thống tri thức lý luận về lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại.
D. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong
thế giới đó.

Câu 2: Triết học ra đời vào thời gian nào?

A. Thiên niên kỷ II, TCN.


B. Thế kỷ VIII – thế kỷ VI trước CN.
C. Thế kỷ II sau CN.
D. Thế kỷ V sau CN.

Câu 3: Triết học ra đời sớm nhất ở đâu?

A. Ấn Độ, Châu Phi, Nga.


B. Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp.
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu.

Câu 4: Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?

A. Như một đối tượng vật chất cụ thể.


B. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định.
C. Như một chỉnh thể thống nhất.
D. Như một hình thức vật chất bình thường.

Câu 5: Triết học ra đời trong điều kiện nào?

A. Xã hội phân chia thành giai cấp.


B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.

4
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Tư duy con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao
động trí óc có khả năng hệ thống tri thức của con người.
D. Tư duy của con người đạt trình độ cao, xuất hiện tầng lớp lao động trí óc và tay
chân.

Câu 6: Triết học ra đời từ đâu?

A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn.


B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình.
C. Từ sáng tạo của nhà tư tưởng.
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người.

Câu 7: Đối tượng của Triết học thời Cổ đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 8: Đối tượng của Triết học thời Trung đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 9: Đối tượng của Triết học thời Cận đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

5
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 10: Đối tượng của Triết học thời Mác-Lênin (Hiện đại) là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 11: Quan hệ giữa khoa học tự nhiên với thần học ở thời kỳ Phục Hưng như thế
nào?

A. Khoa học tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào thần học và tôn giáo.
B. Khoa học tự nhiên hoàn toàn độc lập với thần học và tôn giáo.
C. Khoa học tự nhiên có mối quan hệ quyết định đối với thần học và tôn giáo.
D. Khoa học tự nhiên dần dần độc với thần học và tôn giáo.

Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết Học là:

A. Tư duy – Tồn tại.


B. Vật chất – Ý thức.
C. Mối quan hệ giữa Con người với Thế giới khách quan.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt là:

A. Giữa tự nhiên và Xã hội: cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào; và con người có nhận thức được Xã hội hay không?
B. Giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào; và con người có nhận thức được Thế giới hay không?
C. Giữa ý thức và vật thể: cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái
nào; và con người có nhận thức được các vật thể hay không?
D. Giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái
nào; và con người có nhận biết được chính mình hay không?

Câu 14: Bản chất của Thế giới là:

6
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú.


B. Vật chất.
C. Luôn vận động do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật cho rằng:

A. Bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất; vật thể là tính thứ
hai; vật thể là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
B. Bản chất của thế giới là các vật thể; Vật thể là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật thể là cái có trước và cấu thành ý thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
D. Bản chất của thế giới là ý thức; ý thức là cái có trước và quyết định, vật chất là
cái có sau và bị quyết định.

Câu 16: Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa duy tâm cho rằng:

A. Bản chất của thế giới là vật chất tạo nên ý thức và là tính thứ nhất còn ý thức
tạo nên con người và là tính thứ hai.
B. Bản chất của thế giới là những vật thể, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính
thứ hai, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, ý
thức là cái có trước và quyết định vật chất.
D. Bản chất của thế giới là vật chất, tạo nên các vật thể là tính thứ hai, vật thể là
cái có trước và quyết định vật chất.

Câu 17: Cơ sở phân chia các trường phái triết học: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm là ở:

A. Quan niệm về thế giới.


B. Giải quyết vấn đề vật chất và thế giới.
C. Giải quyết hai vấn đề cơ bản của triết học.

7
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Quan niệm về con người trong thế giới.

Câu 18: Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành triết học nhất nguyên và
triết học nhị nguyên là:

A. Các giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.


B. Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học
C. Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học
D. Cách giải quyết về vật chất và ý thức.

Câu 19: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là:

A. Chủ nghĩa duy vật chất phác; chủ nghĩa duy vật tầm thường và chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật cổ đại và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
C. Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật cổ truyền và chủ nghĩa duy
vật siêu hình.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.

Câu 20: Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là:

A. Chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối và chủ nghĩa duy tâm tương đối.
B. Chủ nghĩa duy tâm cảm tính và chủ nghĩa duy tâm lý tính.
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy tâm nhất nguyên và chủ nghĩa duy tâm nhị nguyên.

Câu 21: Về mặt nhận thức luận (Con người có khả năng nhận thức được thế giới
này hay không?) gồm có:

A. Hoài nghi luận.


B. Bất khả tri luận.
C. Khả tri luận.
D. Cả A, B, C đều đúng.

8
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 22: Theo Ph. Angghen: ”Vấn đề cơ bản lớn của toàn bộ triết học, nhất là triết
học hiện đại, là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vậy “tồn tại” ở đây có
nghĩa là:

A. Vật chất.
B. Tư duy.
C. Tồn tại Xã hội.
D. Tồn tại khách quan.

Câu 23: Phạm trù vật chất theo triết học Mác-Lênin được hiểu là:

A. Là sự khái quát trong quá trình nhận thức con người đối với thế giới khách
quan.
B. Toàn bộ thế giới khách quan.
C. Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất.
D. Toàn bộ thế giới vật chất.

Câu 24: Quan điểm Vật chất là thuyết ngũ hành (Thế giới được chia thành từ Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là của nhà triết học thời Cổ đại nào?

A. Hy Lạp.
B. Trung Quốc
C. Đức.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Talet – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.
B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 26: Heraclit – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.

9
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 27: Democrit – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.
B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 28: Định nghĩa về vật chất của Lênin:

A. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
B. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
C. Vật chất là phạm trù triết học dùng để thế giới vật thể khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
D. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tư duy và tồn tại được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Câu 29: Lenin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học,
dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong _________,
được _________chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
_________ ”. Điền vào chỗ trống:

A. Ý thức.
B. Cảm giác.

10
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Nhận thức.
D. Tư tưởng.

Câu 30: Phương thức tồn tại của vật chất là:

A. Tiến hoá.
B. Phát triển.
C. Đồng hoá, Dị hoá.
D. Vận động.

Câu 31: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện
chứng:

A. Nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng do sự tương tác
hay sự tác động.
B. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
C. Nguồn gốc của sự vận động là là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng do sự tác
động của các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng gây ra.
D. Nguồn gốc của sự vận động là do “Cú hích của thượng đế”.

Câu 32: Vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 33: Các hình thức vận động vật chất là?

A. Cơ học, lý học, hóa học.


B. Vận động Cơ học, vận động Lý học, Vận động Hóa học, Vận động Sinh học và
Vận động Xã hội.
C. Vận động xã hội.
D. Cả A, B và C

Câu 34: Hình thức tồn tại của vật chất là:

11
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Không gian, thời gian.


B. Vận động, đứng im.
C. Trao đổi chất.
D. Tác động lẫn nhau.

Câu 35: Không gian và thời gian:

A. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn
tại của vật chất.
B. Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn
tại của vật chất.
C. Không gian và thời gian đều là những hình thức cơ bản của tồn tại vật chất.
D. Bản chất của thế giới là những vật thể tạo nên, vận động, biến đổi theo quy
luật tự nhiên và xã hội.

Câu 36: Tính chất cơ bản của Không gian và Thời gian là:

A. Tính khách quan.


B. Tính vĩnh cữu và vô tận.
C. Không gian 3 chiều, Thời gian chỉ 1 chiều.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:

A. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại bởi ý thức, không ngưng phát triển.
B. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại trong ý thức con người, tùy thuộc vào
nhận thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại khách quan, vỉnh viễn, vô tận, vô hạn.
D. Bản chất của thế giới là những vật thể tạo nên, vận dộng, biến đổi theo quy
luật tự nhiên và xã hội.

Câu 38: Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thế giới thống nhất
ở:

A. Tính vật chất của nó.


B. Tính vận động của nó.

12
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Tính phát triển của nó.


D. Tính biện chứng của nó.

Câu 39: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, Ý thức là:

A. Sự phản ánh, tác động của Thế giới khách quan vào bộ óc con người; là thái
độ của mỗi con người về Thế giới khách quan.
B. Sự phản ánh thực tiễn khách quan vào bộ óc của con người; là hình ảnh về sự
vận động và phát triển của Thế giới khách quan.
C. Sự phản ánh của bộ óc con người; là một phần chức năng của bộ óc con
người.
D. Sự phản ánh năng động, sáng tạo Thế giới khách quan của bộ óc con người; là
hình ảnh chủ quan của Thế giới khách quan.

Câu 40: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là đúng:

A. Ý thức là một hiện tượng cá nhân.


B. Ý thức không phải là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội.
C. Ý thức không phải là thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội.
D. Ý thức là do thượng đế ban cho.

Câu 41: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là đúng với quan điểm của triết học Mác-
Lênin:

A. Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật.
B. Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội.
C. Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh.
D. Ý thức của con người do thượng đế ban cho.

Câu 42: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là sai:

A. Con người có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan không cần thông
qua lao động.
B. Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính
tập thể xã hội.

13
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên
ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh.
D. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại.

Câu 43: Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm nguồn gốc của ý thức bao gồm:

A. Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.


B. Nguồn gốc lý luận và nguồn gốc thực tiễn.
C. Nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc chính trị.
D. Nguồn gốc lịch sử và nguồn gốc hiện tại.

Câu 44: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm:

A. Bộ óc người và các giác quan của người.


B. Thế giới bên ngoài và lịch sử phát triển nhân loại.
C. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người.
D. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 45: Hãy xác định cách giải thích đúng nhất (Theo quan điểm Triết học Mác-
Lênin). Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:

A. Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của con người.
B. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội.
C. Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người
và cho hoạt động sản xuất xã hội.
D. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên.

Câu 46: Hãy xác định cách giải thích đúng nhất (Theo quan điểm Triết học Mác-
Lênin).

A. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội.


B. Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận.
C. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
D. Tự nhiên là môi trường con người sinh sống.

14
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 47: Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm:

A. Bộ óc người và các giác quan của người.


B. Thế giới bên ngoài và lịch sử phát triển nhân loại.
C. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người.
D. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 48: Nguồn gốc xã hội trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và
phát triển của ý thức là:

A. Lao động trí óc.


B. Thực tiễn.
C. Giáo dục.
D. Nghiên cứu khoa học.

Câu 49: Ngôn ngữ đóng vai trò là:

A. “Cái vỏ vật chất” của ý thức.


B. Nội dung của ý thức.
C. Ngôn ngữ của ý thức.
D. Nội dung trung tâm của ý thức.

Câu 50: Kết cấu của ý thức bao gồm:

A. Bộ não người; thế giới khách quan; các giác quan.


B. Tri thức; thực tiễn; bộ não người.
C. Tri thức; tình cảm; ý chí.
D. Ý chí; nghị lực; tình cảm.

Câu 51: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó, ý thức hoàn toàn không có vai
trò gì đối với thực tiễn.

15
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và
đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
C. Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái
năng động tích cực.
D. Ý thức có vai trò quyết định tất cả những hoạt động con người.

Câu 52: Vai trò của vật chất đối với ý thức:

A. Vật chất có trước ý thức, hình thành từ ý thức và quyết định ý thức.
B. Vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức.
C. Vật chất có trước ý thức, là sản phẩm của ý thức và tùy thuộc vào ý thức.
D. Vật chất có trước ý thức, là cái tạo nên ý thức và tồn tại trong ý thức.

Câu 53: Vai trò của ý thức đối với vật chất:

A. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
B. Ý thức là nguồn gốc của vật chất, tác động cải tạo Thế giới vật chất.
C. Ý thức bắt nguồn từ vật chất, tạo nên sự vận động, biến đổi của Thế giới vật
chất.
D. Cả B và C đều đúng.

Câu 54: Ý nghĩa của phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là:

A. Chống bệnh chủ quan.


B. Phát huy năng động chủ quan.
C. Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động
chủ quan.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 55: Lựa chọn câu đúng theo quan điểm của CNDVBC:

A. Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện thực
khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.

16
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Việc sáng tạo của con người là do sự tưởng tượng trong đầu của họ.
C. Con người không có gì sáng tạo thực sự mà chỉ bắt trước hiện thực khách
quan và làm đúng như nó.
D. Việc phát huy tính sáng tạo năng động chủ quan là không phải phụ thuộc vào
hiện thực khách quan mà là do sự sáng tạo chủ quan của con người.

17
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 2


PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Câu 1: Biện chứng là:

A. Những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất.
B. Những mối liên hệ tác động lẫn nhau của các vật thể trong giới tự nhiên và xã
hội.
C. Những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển của xã hội
loài người.
D. Những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy
luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 2: Theo chủ nghĩa Mác Lênin, biện chứng bao gồm:

A. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.


B. Biện chứng tự nhiên và biện chứng xã hội.
C. Biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật.
D. Biện chứng vật chất và biện chứng ý thức.

Câu 3: Biện chứng khách quan là:

A. Biện chứng của các tồn tại vật chất.


B. Những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.
C. Biện chứng của các tồn tại vật thể.
D. Biện chứng của ý niệm tuyệt đối.

Câu 4: Biện chứng chủ quan là:

A. Biện chứng của tư duy tuần túy.


B. Biện chứng của ý thức.
C. Biện chứng của thực tiễn xã hội.
D. Biện chứng của lý luận.

Câu 5: Phép biện chứng là:

18
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Lý luận nghiên cứu về sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
B. Học thuyết nghiên cứu, khái quát về sự tồn tại của tự nhiên và XH.
C. Học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của Thế giới vật chất thành hệ
thống các nguyên lý, quy luật khoa học.
D. Là khoa học về sự vận động, phát triển của Thế giới vật chất trong lịch sử tiến
hóa nhân loại.

Câu 6: Các hình thức cơ bản của phép biện chứng là:

A. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
và phép biện chứng duy vật tầm thường.
B. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin và phép biện chứng duy tâm thời trung cổ.
D. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức; phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin và phép biện chứng chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 7: Phép biện chứng duy vật là:

A. Là khoa học về sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là khoa học về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội.
C. Là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
D. Là khoa học nghiên cứu về sự vận động của giới tự nhiên một cách biện
chứng.

Câu 8: Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác-Lênin là:

19
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học; và sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận
(biện chứng duy vật).
B. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan biện chứng; và sự thống nhất giữa
thế giới quan (duy vật) và phương pháp luận (tư duy biện chứng).
C. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng; và sự thống nhất
giữa nội dung (biện chứng khách quan) và phương pháp luận (biện chứng chủ
quan).
D. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan tư duy biện chứng; và sự thống nhất
giữa nội dung (thế giới khách quan) và phương pháp luận (ý thức chủ quan).

Câu 9: Khái niệm “Mối liên hệ” trong phép biện chứng duy vật là dùng để chỉ:

A. Sự quy định của ý chí con người đối với sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan.
B. Sự quy định, sự tác động giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng với nhau còn trong bản thân sự vật,
hiện tượng không có mối liên hệ.
D. Sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Câu 10: Tính chất của các mối liên hệ là:

A. Tính khách quan, tính lịch sử và tính vĩnh cửu.


B. Tính khách quan, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
C. Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
D. Tính tuyệt đối, tính tương đối và tính vận động, phát triển.

Câu 11: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu “Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến”:

A. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm toàn diện và quan
điểm lịch sử - cụ thể.

20
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm biện chứng và
quan điểm duy vật.
C. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm toàn diện và quan
điểm phát triển.
D. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm duy vật và quan
điểm biện chứng.

Câu 12: Nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
của các sự vật, hiện tượng:

A. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không
có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau.
B. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn
nhau.
C. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự
vật không có gì khác nhau.
D. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình vừa tách biệt, vừa
có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 13: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng chỉ do ý chí con người tạo ra còn bản thân
sự vật hiện tượng không có sự liên hệ.
B. Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng không chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện
tượng mà nó còn diễn ra ngay trong sự vật hiện tượng.
C. Mối liên hệ của sự vật hiện tượng là do con người áp đặt lên.
D. Mối liên hệ chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng với nhau còn trong bản thân
sự vật hiện tượng không có sự liên hệ.

Câu 14: Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất:

A. Phải xem xét một số mối liên hệ của sự vật hiện tượng.

21
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Trong các mối liên hệ đó phải nắm được mối liên hệ cơ bản, không cơ bản, mối
liên hệ chủ yếu, thứ yếu để thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển.
C. Phải xem xét tất cả các mặt các mối liên hệ và các khâu trung gian của sự vật,
hiện tượng, đồng thời phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng
mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành nên sự vật.
D. Câu chuyện thầy bói xem voi.

Câu 15: Khái niệm “Phát triển” trong phép biện chứng duy vật là chỉ:

A. Sự thay đổi về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật, hiện tượng tạo nên sự
vận động, lớn dần lên của nó.
B. Sự thay đổi vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian tạo nên sự biểu hiện
phong phú, đa dạng của chúng.
C. Quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, là sự biến đổi về chất của
sự vật.
D. Quá trình vận động mang tính lịch sử của thế giới vật chất theo khuynh hướng
đi lên gắn với hoàn cảnh cụ thể.

Câu 16: Tính chất của sự phát triển gồm:

A. Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
B. Tính khách quan, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
C. Tính tương đối và tính tuyệt đối.
D. Tính lịch sử cụ thể và tính vĩnh cữu.

Câu 17: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển:

A. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong xem xét, đánh giá các sự vật hiện
tượng; Phát triển để thúc đẩy tăng trưởng.
B. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt
động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

22
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn; Tạo môi trường, điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng được phát triển.
D. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong hoạt động sản xuất vật chất cũng
như trong tư duy lý luận.

Câu 18: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Phát triển không chỉ là sự thay đổi về số lượng và khối lượng mà nó còn là sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
B. Phát triển là sự thay đổi về vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian, thời
gian.
C. Phát triển là sự thay đổi thuần túy về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật,
hiện tượng.
D. Phát triển chỉ thay đổi về số lượng, biến đổi từ thấp đến cao, từ ít thành.

Câu 19: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa.


B. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ
hoặc lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức.
C. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải
tạo và phát triển.
D. Tất cả câu trên đều sai.

Câu 20: Phạm trù là:

A. Khái niệm rộng, phản ánh tính chất riêng có về sự tồn tại, phát triển của các sự
vật, hiện tượng.
B. Khái niệm rộng, phản ánh những mặt, thuộc tính, mối liên hệ chung, cơ bản
của các sự vật, hiện tượng.
C. Khái niệm rộng, phản ánh những yếu tố cấu thành sự tồn tại và vận động phát
triển của các sự vật, hiện tượng.

23
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Khái niệm rộng, phản ánh sự tồn tại của thế giới khách quan và của tư duy con
người.

Câu 21: Các phạm trù được hình thành:

A. Một cách bẩm sinh trong ý thức của con người.


B. Thông qua quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
C. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức con người.
D. Từ những khái niệm.

Câu 22: Phạm trù cái riêng là dùng để chỉ:

A. Một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định.


B. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình tồn tại đa dạng, phong phú.
C. Những mặt, những thuộc tính tồn tại phổ biến ở tất cả các sự vật, hiện tượng.
D. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những mối quan hệ,… tồn tại phổ
biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 23: Phạm trù cái chung là dùng để chỉ:

A. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định tồn tại trong thế giới vật
chất.
B. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình tồn tại đa dạng, phong phú.
C. Những mặt, những thuộc tính tồn tại phổ biến ở tất cả các sự vật, hiện tượng.
D. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những mối quan hệ,… tồn tại phổ
biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 24: Khái niệm cái đơn nhất là:

A. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng.


B. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại ở sự vật, hiện
tượng khác.
C. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng trong một quan hệ xác định.
D. Không có phương án nào đúng.

24
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 25: Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:

A. Cái chung chứa đựng cái riêng; Cái riêng nằm trong cái chung.
B. Cái riêng chứa đựng cái chung; Cái chung thông qua nhiều cái riêng để tồn tại.
C. Cái chung bao quát nhiều cái riêng; Cái riêng thông qua nhiều cái chung để tồn
tại.
D. Cái riêng là cái bộ phận; Cái chung là cái tổng thể. Giữa chúng có quan hệ biện
chứng với nhau.

Câu 26: Hãy cho ví dụ về cặp phạm trù cái riêng – cái chung:

A. Việt Nam là cái chung – Hà Nội, Hải Phòng… là những cái riêng.
B. Trường ĐH Hutech là cái riêng – những sinh viên là cái chung.
C. Chợ Bến Thành là cái chung – các quầy hàng Điện máy, may mặc,… là những
cái riêng.
D. Trái cây là cái chung – cam, xoài, mút, bưởi… là những cái riêng.

Câu 27: Phạm trù nguyên nhân là dùng để chỉ:

A. Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; từ đó tạo nên sự vận động
phong phú, đa dạng của thế giới vật chất.
B. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các
sự vật, hiện tượng, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
C. Sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tạo nên sự
tiến hóa của lịch sử.
D. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một
sự vật, hiện tượng; hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

Câu 28: Phạm trù kết quả là dùng để chỉ:

A. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng; từ đó tạo ra
sự biến đổi nhất định.
B. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vât, hiện tượng hay giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau; từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.

25
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng.
D. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một
sự vật, hiện tượng; hoặc giữa các sự vật, hiện tượng nhất định.

Câu 29: Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

A. Nguyên nhân bao giờ cũng có kết quả. Kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau
nguyên nhân.
B. Nguyên nhân bao giờ cũng có điều kiện. Kết quả có hoặc không có là tùy ở
nguyên nhân.
C. Nguyên nhân bắt nguồn từ kết quả. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân.
D. Nguyên nhân tùy thuộc ở kết quả. Kết quả quy định nguyên nhân.

Câu 30: Phạm trù tất nhiên là dùng để chỉ:

A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này,
hoặc nơi khác, thế khác… không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó…
không thể biết trước được.
D. Trạng thái phải diễn ra và diễn ra như vậy trong hoàn cảnh, điều kiện nhất
định, không thể khác.

Câu 31: Phạm trù ngẫu nhiên là dùng để chỉ:

A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này,
hoặc nơi khác, thế khác… không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó…
không thể biết trước được.
D. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra tuỳ thuộc sự vận động của hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.

Câu 32: Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

26
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Tất nhiên chứa đựng cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên quy định, chi phối cái tất
nhiên.
B. Tất nhiên biểu hiện cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên bao hàm sự tồn tại cái tất
nhiên.
C. Tất nhiên chi phối cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên tuân thủ cái tất nhiên.
D. Tất nhiên tồn tại thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên là sự biểu hiện
của sự tồn tại cái tất nhiên.

Câu 33: Quy luật là:

A. Những mối liên hệ khách quan, bản chất, xảy ra trong thế giới vật chất, có khi
lặp lại trong quá trình vận động, phát triển.
B. Những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến, lặp lại giữa các
mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong một sự vậy hay giữa các sự vật, hiện
tượng.
C. Những mối liên hệ thường xảy ra giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
mặt, các thuộc tính, các yếu tố trong một sự vật khi xuất hiện sự tác động nhất
định.
D. Những mối liên hệ được xác lập trong điều kiện, hoàn cảnh nào đó nhằm thực
hiện những mục tiêu đã định.

Câu 34: Phân loại quy luật theo mức độ phổ biến thì có:

A. Những quy luật riêng; những quy luật tự nhiên; những quy luật xã hội.
B. Những quy luật khách quan; những quy luật chủ quan; những quy luật vốn có.
C. Những quy luật riêng; những quy luật chung; những quy luật phổ biến.
D. Những quy luật vật chất; những quy luật ý thức; những quy luật thực tiễn.

Câu 35: Phân loại quy luật theo lĩnh vực tác động thì có:

A. Những quy luật tự nhiên; những quy luật xã hội; những quy luật tư duy.
B. Những quy luật bên trong; những quy luật bên ngoài; những quy luật ráp ranh.

27
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Những quy luật khoa học; những quy luật thực tiễn; những quy luật kinh
nghiệm.
D. Những quy luật duy vật; những quy luật duy tâm; những quy luật nhị nguyên.

Câu 36: Quy luật lượng – chất chỉ rõ:

A. Nguồn gốc của sự vận động, phát triển của các sự vật trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.
B. Khuynh hướng của sự vận động, phát triển của các sự vật, quá trình trong tự
nhiên, xã hội, tư duy.
C. Phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã
hội và tư duy.
D. Động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

Câu 37: Khái niệm nào dùng để chỉ giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi căn bản về chất của sự vật:

A. Chất.
B. Lượng.
C. Độ.
D. Điểm nút.

Câu 38: Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ
làm thay đổi về chất của sự vật:

A. Chất.
B. Lượng.
C. Độ.
D. Điểm nút.

Câu 39: Khái niệm độ trong quy luật lượng – chất là để chỉ:

A. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi chất của sự vật, hiện
tượng.

28
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,
hiện tượng.
C. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ đã đạt tới điểm nút cho sự ra đời của chất
mới.
D. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ tạo nên bước nhảy cho sự vật mới ra đời.

Câu 40: Khái niệm bước nhảy (trong quy luật lượng – chất) là dùng để chỉ:

A. Sự thay đổi về chất của sự vật.


B. Sự thay đổi về lượng của sự vật.
C. Sự mâu thuẫn giữa chất và lượng của sự vật.
D. Sự tích lũy dần về chất của sự vật.

Câu 41: Quy luật nào được Lênin xác định là “hạt nhân” của phép biện chứng:

A. Quy luật lượng – chất.


B. Quy luật mâu thuẫn.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Cả 3 quy luật trên.

Câu 42: Quy luật mâu thuẫn chỉ ra:

A. Nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát
triển.
B. Phương thức vận động, phát triển cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng.
C. Hình thức cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật.
D. Khuynh hướng cơ bản, phổ biến trong mọi quá trình vận động, phát triển.

Câu 43: Các tính chất chung của mâu thuẫn (trong quy luật mâu thuẫn):

A. Tính khách quan; tính khoa học; tính lịch sử cụ thể.


B. Tính khách quan; tính phổ biến; tính đa dạng, phong phú.
C. Tính khách quan; tính chủ quan; tính chân lý.
D. Tính khách quan; tính lý luận; tính thực tiễn.

29
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 44: Cái gì được xác định là nguồn gốc và động lực của sự phát triển:

A. Mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn biện chứng.
C. Đấu tranh.
D. Thống nhất.

Câu 45: Mối quan hệ giữa đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong một
mâu thuẫn:

A. Đấu tranh là tuyệt đối.


B. Thống nhất là tuyệt đối.
C. Đấu tranh là tương đối.
D. Đấu tranh là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối.

Câu 46: Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra:

A. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. Khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển trong tự nhiên,
xã hội, tư duy.
C. Cách thức cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.
D. Động lực cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.

Câu 47: Quá trình thay đổi hình thái tồn tại của sự vật đồng thời qua đó tạo ra các
điều kiện phát triển được gọi là:

A. Phủ định.
B. Phủ định biện chứng.
C. Phát triển.
D. Tiến hóa.

Câu 48: Tính chất của phủ định biện chứng là:

30
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Tính khách quan và tính chủ quan.


B. Tính khách quan và tính kế thừa.
C. Tính kế thừa và tính chủ quan.
D. Tính khoa học và tính thực tiễn.

Câu 49: Thực tiễn là:

A. Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
B. Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong sự vận động,
phát triển của xã hội.
C. Toàn bộ hoạt động của con người diễn ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
D. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội làm nên lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Câu 50: Các hình thức biểu hiện cơ bản của thực tiễn:

A. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hóa – tinh thần và hoạt động xã
hội.
B. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị và hoạt động văn học nghệ
thuật.
C. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động đấu
tranh giai cấp.
D. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực
nghiệm khoa học.

Câu 51: Nhận thức là:

A. Một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người thông qua lao
động và học tập.
B. Một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế
giới khách quan.

31
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Một quá trình phản ánh tích cực và sáng tạo thế giới khách quan tạo nên vốn
hiểu biết cho mỗi người.
D. Một quá trình học tập về lý luận và thực tiễn tạo nên kinh nghiệm và tri thức
cho con người.

Câu 52: Xác định quan niệm sai về nhận thức:

A. Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
B. Nhận thức không chỉ biết được hiện tượng bề ngoài mà còn nắm được bản
chất bên trong của sự vật.
C. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
D. Là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thưc về
thế giới khách quan đó.

Câu 53: Các trình độ nhận thức:

A. Nhận thức cảm tính; nhận thức lý tính; nhận thức duy vật; nhận thức duy tâm.
B. Nhận thức lý luận; nhận thức thực tiễn; nhận thức chủ quan; nhận thức khách
quan.
C. Nhận thức kinh nghiệm; nhận thức lý luận; nhận thức thông thường; nhận thức
khoa học.
D. Nhận thức sơ cấp; nhận thức thứ cấp; nhận thức hiện tượng; nhận thức bản
chất.

Câu 54: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là:

A. Cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
B. Tiêu chuẩn, nguồn gốc, nguyên nhân của nhận thức và là căn cứ kiếm tra chân
lý.
C. Môi trường, điều kiện, căn cứ của nhận thức và là mục đích của nhận thức.
D. Cơ sở, động lực, tiêu chí của nhận thức và là căn cứ chỉ đạo thực tiễn.

Câu 55: Hai giai đoạn của quá trình nhận thức là:

32
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tính.


B. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
C. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
D. Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động.

Câu 56: Ba hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính:

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng.


B. Khái niệm, phán đoán và suy lý.
C. Cảm giác, tri giác và khái niệm.
D. Tri giác, phán đoán và suy lý.

Câu 57: Ba hình thức cơ bản của nhận thức lý tính:

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng.


B. Khái niệm, phán đoán và suy lý.
C. Cảm giác, tri giác và khái niệm.
D. Tri giác, phán đoán và suy lý.

Câu 58: Chân lý là:

A. Tri thức đúng, được hình thành qua hoạt động thực tiễn, gắn với hoàn cảnh cụ
thể.
B. Tri thức phù hợp với thực tế, do quá trình học hỏi tạo nên.
C. Tri thức có nội dung được hình thành qua thực tiễn và đúc kết thành lý luận.
D. Tri thức có nội dung phù hợp với thực tiễn khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm.

Câu 59: Các tính chất của chân lý:

A. Tính khách quan; tính cụ thể; tính tương đối và tính tuyệt đối.
B. Tính tương đối; tính tuyệt đối; tính trừu tượng; tính cụ thể.
C. Tính khách quan; tính cụ thể; tính khoa học; tính lịch sử.
D. Tính khách quan; tính cụ thể; tính tương đối và tính phổ biến.

33
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 60: Chọn câu trả lời đúng: Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:

A. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề.
B. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định.
C. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới.
D. Nhờ sự nổ lực hoạt động thực tiễn của con người.

34
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 3


CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Câu 1: Sản xuất bao gồm các quá trình:

A. Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất của cải.
B. Sản xuất của cải; sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra vật phẩm tiêu
dùng.
C. Sản xuất vật chất; sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
D. Sản xuất vật chất; sản xuất văn hóa và sản xuất môi trường sinh thái.

Câu 2: Quá trình sản xuất vật chất không ngừng làm biến đổi:

A. Tự nhiên; lịch sử và môi trường sống.


B. Tự nhiên; xã hội và chính bản thân con người.
C. Tự nhiên; mức sống và trình độ văn hóa.
D. Tự nhiên; lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 3: Những đặc trưng cơ bản của sản xuất vật chất:

A. Tính khách quan; Tính tự giác; Tính xã hội; Tính lịch sử; Tính sáng tạo.
B. Tính khách quan; Tính thực tiễn; Tính đa dạng; Tính sáng tạo; Tính cụ thể.
C. Tính phổ biến; Tính tự giác; Tính lịch sử; Tính năng động; Tính kế thừa.
D. Tính phát triển; Tính cụ thể; Tính sáng tạo; Tính chủ động; Tính liên tục.

Câu 4: Sản xuất vật chất hoạt động có các tính chất:

A. Khách quan, tất yếu, xã hội, văn hóa và mục đích.


B. Tất yếu, tư duy, cộng đồng, văn hóa và mục đích.
C. Khách quan, mục đích (tự giác), xã hội, lịch sử và sáng tạo.
D. Xã hội, lịch sử, sáng tạo, văn hóa và tính mục đích tự thân.

Câu 5: Theo C.Mác, các nền kinh tế căn bản được phân biệt với nhau bởi:

A. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.

35
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Mục đích của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
C. Mục đích tự nhiên của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
D. Mục đích xã hội của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

Câu 6: Các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất là:

A. Công cụ lao động và đối tượng lao động.


B. Người lao động và môi trường lao động.
C. Tư liệu lao động và người lao động.
D. Tư liệu sản xuất và người lao động.

Câu 7: Mỗi phương thức sản xuất đều được tạo nên bởi 2 mặt:

A. Kỹ thuật và công nghệ.


B. Kỹ thuật và lao động.
C. Kỹ thuật và kinh tế.
D. Kỹ thuật và tổ chức.

Câu 8: Hai mặt cơ bản của phương thức sản xuất:

A. Mặt tự nhiên và mặt xã hội.


B. Mặt vật chất và mặt tinh thần.
C. Mặt vật chất và mặt ý thức.
D. Mặt kỹ thuật và mặt xã hội.

Câu 9: Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất:

A. Người lao động.


B. Công cụ lao động.
C. Phương tiện lao động.
D. Tư liệu lao động.

Câu 10: Quan hệ sản xuất là:

A. Mối quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất.
B. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.

36
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên.


D. Mối quan hệ giữa người với người trong quản lý nền sản xuất.

Câu 11: Sự biến đổi của quan hệ sản xuất chủ yếu là do:

A. Trình độ phát triển của lực lượng lao động.


B. Trình độ phát triển của công cụ lao động.
C. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất.
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 12: Quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất:

A. Quan hệ sản xuất quyết định Lực lượng sản xuất.


B. Không cái nào quyết định cái nào.
C. Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất, Quan hệ sản xuất tác động
trở lại Lực lượng sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất.

Câu 13: Cơ sở hạ tầng là:

A. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất.


B. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
C. Toàn bộ những thành phần kinh tế của một xã hội.
D. Toàn bộ điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội.

Câu 14: Cơ sở hạ tầng của một xã hội được tạo nên bởi:

A. Các quan hệ sản xuất thống trị và các quan hệ sản xuất bị trị và các quan hệ
sản xuất cổ truyền.
B. Các quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ sản xuất tàn dư và các quan hệ
sản xuất mầm mống.
C. Các quan hệ sản xuất tàn dư và các quan hệ sản xuất mầm mống và các quan
hệ sản xuất lệ thuộc.
D. Các quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ sản xuất bị trị và các quan hệ sản
xuất hiện thời.

37
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 15: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ:

A. Luôn luôn thống nhất với nhau.


B. Luôn luôn đối lập với nhau.
C. Thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập.
D. Thống nhất là căn bản, còn đấu tranh giữa chúng chỉ là tạm thời.

Câu 16: Theo lý luận hình thái kinh tế Xã hội thì Xã hội là:

A. Sự kết hợp ngẫu nhiên, máy móc.


B. Là tư tưởng, ý chí chủ quan của con người hình thành nên.
C. Là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng.
D. Cả A, B, C.

Câu 17: Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất (Theo quan điểm của Mác Lênin):

A. Xã hội là hình thái vận động cao nhất của Thế giới vật chất. Hình thái vận động
này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm
nền tảng.
B. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên và là sản phẩm của sự phát triển
của tự nhiên.
C. Xã hội là môi trường hoạt động Lao động sản xuất của con người.
D. Xã hội là 1 cộng đồng người đang hoạt động sản xuất.

Câu 18: Yếu tố giữ vai trò quyết định trong Tồn tại xã hội:

A. Môi trường tự nhiên.


B. Điều kiện dân số.
C. Phương thức sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất.

Câu 19: Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái Kinh tế - Xã hội:

A. Lực lượng sản xuất.


B. Quan hệ sản xuất.

38
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Chính trị tư tưởng.


D. Văn hóa xã hội.

Câu 20: Những cuộc cách mạng thời kỳ cận đại ở Tây Âu do mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nào?

A. Quan hệ sản xuất phong kiến.


B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ.
D. Quan hệ sản xuất cộng xã nguyên thủy.

Câu 21: Các cuộc cách mạng ở Tây Âu thời kỳ cận đại nổ ra do mâu thuẫn nào?

A. Mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX phong kiến đã lỗi thời.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.

Câu 22: Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế xã hội:

A. Giải thích tất cả sự hình thành và phát triển của XH.


B. Vạch ra phương pháp...duy nhất, khoa học để giải thích lịch sử.
C. Giải thích sự hình thành của kinh tế xã hội.
D. Giải thích lịch sử.

Câu 23: Giai cấp là:

A. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị chính trị - xã hội. Nguồn gốc của
giai cấp là ở quyền lực thống trị trong xã hội.
B. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị kinh tế - xã hội. Nguồn gốc của giai
cấp là ở quan hệ về tư liệu sản xuất và lợi ích kinh tế.
C. Những tập đoàn người khác nhau về trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa.
Nguồn gốc của giai cấp là vai trò quản lý xã hội.
D. Những tập đoàn người khác nhau về điều kiện sinh sống trong xã hội. Nguồn
gốc của giai cấp là ở quan hệ về lợi ích kinh tế.

39
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 24: Giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng thời kỳ cận đại:

A. Giai cấp vô sản.


B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 25: Vai trò của đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng:

A. Là con đường tiến bộ xã hội. Hình thành chế độ mới, phát triển hơn.
B. Là phương thức vận động của lịch sử. Hình thành xu hướng phát triển nhân
loại.
C. Là động lực tiến bộ lịch sử. Hình thành xã hội mới, tiến bộ hơn.
D. Là điều kiện tiến bộ lịch sử. Hình thành nền văn minh nhân loại.

Câu 26: Vai trò của cách mạng xã hội:

A. Phương thức, động lực của phát triển xã hội, tạo nên các nấc thang của tiến
bộ lịch sử nhân loại.
B. Con đường, biện pháp của phát triển xã hội, tạo nên các cột mốc ghi dấu tiến
bộ của lịch sử nhân loại.
C. Hình thức, xu hướng của phát triển xã hội, tạo nên các điều kiện hình thành
tiến bộ lịch sử nhân loại.
D. Xu thế và cơ sở phát triển xã hội, tạo nên các tiền đề của tiến bộ lịch sử nhân
loại.

Câu 27: Con người là:

A. Một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội.


B. Một loài động vật bậc cao có lý trí.
C. Một thực thể tự nhiên thoát khỏi loài động vật.
D. Một bộ phận của giới tự nhiên biết sản xuất vật chất.

Câu 28: Theo Ăngghen, sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật là ở chỗ:

40
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Con người biết tư duy và sáng tạo.


B. Con người có nhận thức và giao tiếp xã hội.
C. Con người biết lao động sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
D. Con người có văn hóa và tri thức.

Câu 29: Theo C.Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là:

A. Tổng hòa các mặt thiện và ác.


B. Tổng hòa các yếu tố tự nhiên và xã hội.
C. Tổng hòa các tính chất di truyền và rèn luyện.
D. Tổng hòa những quan hệ xã hội.

Câu 30: Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử:

A. Là chủ thể sáng tạo ra những cái vật chất cho xã hội tồn tại, phát triển.
B. Là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, quyết định sự phát triển của lịch sử.
C. Là chủ thể của các cuộc cách mạng xã hội, đưa xã hội phát triển.
D. Là chủ thể đấu tranh giai cấp, là động lực phát triển của lịch sử.

Câu 31: Vai trò cá nhân người lãnh đạo của quần chúng nhân dân là:

A. Có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ lịch sử, văn minh nhân loại trong mọi thời đại.
B. Có ý nghĩa quyết định toàn bộ lịch sử tiến hoá nhân loại, làm nên thắng lợi của
các cuộc cách mạng xã hội.
C. Có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến toàn bộ lịch sử tiến hoá nhân loại, làm nên
các thời đại văn minh trong lịch sử.
D. Có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến thành công hay thất bại của các phong
trào cách mạng trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Câu 32: Những phẩm chất cơ bản mà người lãnh đạo của quần chúng nhân dân
cần có là:

A. Trí tuệ uyên bác vượt trội; Năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng; Phẩm chất
đạo đức, ý chí phục vụ nhân dân.

41
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Trí tuệ thông minh, sáng suốt; Được quần chúng tín nhiệm, bầu lên; Phẩm chất
đạo đức hiền lành, trung thực.
C. Trí tuệ năng động, sáng tạo; Thương yêu quần chúng, nhân dân; Phẩm chất
trong sáng, hoà đồng với giai cấp.
D. Trí tuệ nhìn xa, trông rộng; Năng lực chuyên môn vững vàng; Phẩm chất thẳng
thắn, trung thực.

Câu 33: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò của quần chúng
nhân dân (QCND) và người lãnh đạo (NLĐ) trong thực hiện các phong trào cách
mạng:

A. Quản triệt vai trò quan trọng của QCND, huy động nhân dân cùng những người
lãnh đạo thực hiện tốt các phong trào cách mạng.
B. Quản triệt vai trọng to lớn của QCND, giáo dục nhân dân ý chí cách mạng;
Đồng thời phải quan tâm bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo nhân dân.
C. Quản triệt vai trò sáng tạo lịch sử của QCND, tin tưởng và biết huy động sức
mạnh to lớn của QCND; Đồng thời phát hiện và bầu người có tài, có đức làm
NLĐ.
D. Quản triệt vai trò quyết định lịch sử của QCND, tin tưởng và động viên mọi
tầng lớp nhân dân làm cách mạng; Đồng thời, bầu ra người yêu nước, thương
dân làm NLĐ.

42
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 4


HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

Câu 1: Học thuyết đóng vai trò là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của
C.Mác:

A. Học thuyết giá trị lao động.


B. Học thuyết giá trị thặng dư.
C. Học thuyết tích luỹ tư sản.
D. Học thuyết giá trị.

Câu 2: Thế nào là sản xuất tự cung, tự cấp:

A. Là một kiểu tổ chức kinh tế trong đó những sản phẩm được sản xuất ra. nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân người sản xuất.
B. Sản xuất có tính khép kín.
C. Quá trình tái sản xuất chỉ gồm hai khâu: sản xuất – tiêu dùng.
D. Cả A, B và C.

Câu 3: Thế nào là sản xuất hàng hóa:

A. Là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó những sản phẩm được sản xuất
ra để trao đổi, mua bán.
B. Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn với thị trường.
C. Kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển. Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các
vùng, các miền, và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Cả A, B và C.

Câu 4: Hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất hàng hóa là gì?

A. Tư liệu Sản xuất và Công cụ lao động.


B. Tư liệu Sản xuất và Sức lao động.
C. Tư liệu Sản xuất và Tư liệu tiêu dùng.
D. Tư liệu Sản xuất và Tư liệu lao động.

43
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 5: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là?

A. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
B. Phân công lao động trong các gia đình xuất hiện.
C. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
D. Nhu cầu trao đổi trong xã hội tăng lên.

Câu 6: Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá là:

A. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.
B. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản
xuất.
C. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những
người sản xuất.
D. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người
sản xuất.

Câu 7: Sản xuất hàng hoá xuất hiện dựa trên những điều kiện:

A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
C. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
D. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Câu 8: Điều kiện thứ hai để sản xuất hàng hoá ra đời là:

A. Phân công lao động xã hội.


B. Tính chất tư nhân của lao động.
C. Chuyên môn hoá sản xuất.
D. Tính chất xã hội của lao động.

Câu 9: Thế nào là phân công lao động xã hội?

A. Là phân công của xã hội về lao động hình thành những ngành nghề SX khác
nhau. Là sự chuyên môn hóa nhất định đối với SX.

44
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Là phân công diễn ra trong đơn vị sản xuất.


C. Là sự chuyên môn hóa nhất định đối với người sản xuất.
D. Là chia nhỏ quá trình sản xuất, mỗi người chuyên nhận công đoạn.

Câu 10: Trong những nội dung của phân công lao động sau đây, nội dung nào là
cơ sở của sản xuất hàng hóa?

A. Phân công chung.


B. Phân công đặc thù.
C. Phân công cá biệt.
D. Cả A và B.

Câu 11: Trong những nội dung của phân công lao động sau đây, nội dung nào
không phải là cơ sở của sản xuất hàng hóa?

A. Phân công chung.


B. Phân công đặc thù.
C. Phân công cá biệt.
D. Cả A và B.

Câu 12: Nội dung cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ nhất là:

A. Trồng trọt tách khỏi chăn nuôi.


B. Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
C. Ngành thương nghiệp ra đời.
D. Tiểu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.

Câu 13: Nội dung cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ hai là:

A. Trồng trọt tách khỏi chăn nuôi.


B. Đại công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
C. Ngành thương nghiệp ra đời.
D. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.

Câu 14: Nội dung cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ ba là:

45
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Trồng trọt tách khỏi chăn nuôi.


B. Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
C. Ngành thương nghiệp ra đời.
D. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.

Câu 15: Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hóa với:

A. Phân công lao động xã hội dẫn tới chuyên môn hóa, hợp tác hóa. Mỗi người
chuyên sản xuất một loại sản phẩm. Họ cần sản phẩm của nhau.
B. Phân công lao động xã hội là cơ sở của thị trường.
C. Phân công lao động làm nảy sinh quan hệ trao đổi.
D. Cả A, B và C.

Câu 16: Thế nào là tư hữu về tư liệu sản xuất?

A. Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu riêng của từng người, từng chủ thể sản
xuất.
B. Các chủ sở hữu có quyền chi phối, sử dụng TLSX của mình vì lợi ích kinh tế
của mình.
C. Các chủ sở hữu tự quyết định những vấn đề kinh tế lớn: cái gì, như thế nào,
cho ai.
D. Cả A, B và C.

Câu 17: Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa?

A. Có phân công lao động xã hội nên có chuyên môn hóa, hợp tác hóa, phát huy
được lợi thế so sánh của các vùng.
B. Mở rộng quan hệ trao đổi trong nước và quốc tế, thúc đẩy LLSX XH phát triển.
C. Có sự hoạt động của quy luật giá trị nên tiết kiệm lao động sống, lao động quá
khứ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm.
D. Cả A, B và C.

Câu 18: Hàng hoá là:

46
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Sản phẩm của lao động, thoả mãn nhu cầu của con người sản xuất, thông qua
nhu cầu của họ.
B. Sản phẩm của lao động, thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua
trao đổi, mua bán.
C. Vật phẩm của tự nhiên, được đem trao đổi, mua bán để tiêu dùng.
D. Sản phẩm của lao động, được đưa vào sản xuất hoặc tiêu dùng.

Câu 19: Hàng hoá là:

A. Là những vật thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người.
B. Là hết thảy những vật, những thứ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của con
người và chúng được SX ra là để trao đổi, mua bán.
C. Là những vật có giá trị sử dụng cao.
D. Là những vật mà trên thị trường luôn khan hiếm.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không thuộc khái niệm hàng hoá:

A. Là sản phẩm của lao động.


B. Có thể thoả mãn nhu cầu của con người.
C. Thông qua trao đổi, mua bán.
D. Do hao phí lao động xã hội cần thiết.

Câu 21: Yếu tố nào quyết định vật phẩm trở thành hàng hoá:

A. Sản phẩm của lao động.


B. Có thể thoả mãn nhu cầu.
C. Sản phẩm có nhiều công dụng.
D. Thông qua trao đổi, mua bán.

Câu 22: Đâu là tế bào kinh tế chứa đựng mọi mầm móng mâu thuẫn của phương
tiện sản xuất tư bản chủ nghĩa:

A. Tiền tệ.
B. Hàng hoá.
C. Giá trị.

47
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Lao động.

Câu 23: Hai thuộc tính của hàng hóa là:

A. Giá trị và giá trị trao đổi.


B. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
C. Giá trị và giá trị sử dụng.
D. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

Câu 24: Vì sao hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng:

A. Vì lao động SX hàng hóa có 2 mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. Vì có lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Vì có lao động quá khứ và lao động sống.
D. Vì nhu cầu trong trao đổi hàng hóa.

Câu 25: Trong mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá thì quan điểm nào
sau đây là đúng:

A. Giá trị là nội dung, cơ sở của của giá trị trao đổi.
B. Giá trị là hình thức của giá trị trao đổi.
C. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị sử dụng.
D. Giá trị là hình thức của giá trị sử dụng.

Câu 26: Thế nào là giá trị sử dụng?

A. Công dụng của vật được xác định là giá trị sử dụng của nó.
B. Là tính hữu ích của vật thể.
C. Là những thuộc tính tự nhiên của vật.
D. Cả A, B và C.

Câu 27: Giá trị sử dụng là:

A. Là công dụng của vật.


B. Là phạm trù lịch sử.
C. Là yếu tố tự nhiên của vật.

48
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Là giá trị của vật.

Câu 28: Giá trị sử dụng của hàng hoá bao giờ cũng bao gồm 2 nhân tố hợp thành
là:

A. Vật chất và lao động.


B. Ý thức và lao động.
C. Con người và hao phí sức người.
D. Tài nguyên thiên nhiên và ý thức.

Câu 29: Khi hàng hóa không bán được thì giá trị sử dụng có được xã hội thừa
nhận hay không?

A. Có.
B. Không.
C. Vừa có vừa không.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 30: Giá trị của hàng hóa là:

A. Lao động tư nhân của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
D. Lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 31: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào là nguồn gốc giá trị của giá trị hành
hóa:

A. Máy móc, nhà xưởng.


B. Lao động của con người.
C. Đất đai.
D. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

Câu 32: Vì sao nói giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá:

A. Vì hàng hoá phải được sản xuất trong quan hệ xã hội.

49
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Vì hàng hoá là sản phẩm của lao động đem trao đổi, tức mang quan hệ xã hội.
C. Vì hàng hoá có hai thuộc tính, được ra đời trong các hình thái kinh tế - xã hội.
D. Vì hàng hoá ra đời dựa trên cơ sở có phân công lao động xã hội.

Câu 33: Các hàng hóa trao đổi được với nhau dựa trên cơ sở:

A. Giá trị sử dụng của hàng hóa.


B. Giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Giá trị của hàng hóa.
D. Giá cả của hàng hóa.

Câu 34: Giá trị hàng hóa được tạo ra từ:

A. Sản xuất.
B. Từ lưu thông.
C. Cả sản xuất và lưu thông.
D. Từ kết quả phát minh.

Câu 35: Giá trị hàng hóa gồm có 2 bộ phận cấu thành: giá trị cũ (c) và giá trị mới
(v+m). Hai phần này được hình thành như thế nào?

A. LĐCT được bảo toàn và chuyển dịch giá trị tư liệu sản xuất vào giá trị sản
phẩm hàng hóa, làm hình thành giá trị cũ (c).
B. LĐTT tạo nên giá trị mới (v+m).
C. LĐTT tạo nên cả 2 phần của giá trị.
D. Cả A và B.

Câu 36: Lao động sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt là?

A. Lao động cụ thể và lao động tư nhân.


B. Lao động xã hội và lao động trừu tượng.
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
D. Lao động quá khứ và lao động sống.

50
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 37: Ai là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa lao động cụ thể và lao động trừu tượng?

A. Đ.Ricacdo.
B. C.Mác.
C. Ph. Ănghen.
D. V.I.Lênin.

Câu 38: Lao động cụ thể là nguồn gốc của cái gì?

A. Nguồn gốc của của cải.


B. Nguồn gốc của giá trị.
C. Nguồn gốc của giá trị sử dụng.
D. Cả A và C.

Câu 39: Cặp phạm trù được C.Mác phát hiện đầu tiên:

A. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.


B. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
D. Lao động quá khứ và lao động sống.

Câu 40: Thế nào là lao động cụ thể?

A. Là những lao động có thể quan sát được, nhìn thấy được.
B. Là những lao động ngành nghề.
C. Là hoạt động có mục đích của con người.
D. Là những ngành nghề cụ thể, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác
riêng và kết quả riêng.

Câu 41: Thế nào là lao động cụ thể?

A. Là phạm trù lịch sử của hàng hoá.


B. Lao động tạo ra giá trị của hàng hoá.
C. Lao động tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

51
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Biểu hiện tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá.

Câu 42: “Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải”. Khái niệm lao động
trong câu nói này là lao động nào?

A. Lao động giản đơn.


B. Lao động phức tạp.
C. Lao động cụ thể.
D. Lao động trừu tượng.

Câu 43: Thế nào là lao động trừu tượng?

A. Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.


B. Là những lao động ngành nghề tạo ra của cải.
C. Là lao động sản xuất hàng hóa nếu coi đó là hao phí sức lao động nói chung
của con người, không tính đến hình thức cụ thể của nó như thế nào (không
tính đến thao tác, đối tượng, mục đích và két quả của lao động).
D. Cả A, B và C.

Câu 44: Lao động trừu tượng tạo ra cái gì?

A. Tính hữu ích của sản phẩm hàng hóa.


B. Giá trị hàng hóa.
C. Tạo ra cả tính hữu ích và giá trị hàng hóa.
D. Cả A, B và C.

Câu 45: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào được xác định là thực thể giá trị
hàng hóa?

A. Lao động cụ thể.


B. Lao động trừu tượng.
C. Lao động giản đơn.
D. Lao động phức tạp.

Câu 46: Yếu tố nào làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi hàng hoá?

52
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Lao động cụ thể.


B. Lao động trừu tượng.
C. Giá trị hàng hoá.
D. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 47: Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là gì?

A. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.


B. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
C. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị.
D. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả hàng hóa.

Câu 48: Cấu thành lượng giá trị của hàng hoá bao gồm 2 bộ phận là:

A. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.


B. Lao động quá khứ và lao động sống.
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
D. Lao động tất yếu và lao động thặng dư.

Câu 49: Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá là:

A. Mức độ phức tạp của lao động.


B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động cá biệt.
D. Số lượng giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 50: Lượng giá trị sử dụng của sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào các nhân
tố nào?

A. Phân công lao động xã hội.


B. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
C. Kỹ năng của người lao động.
D. Cả A, B và C.

Câu 51: Công thức tính lượng giá trị hàng hoá là:

53
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. W = c + v + m.
B. W = c + v + k.
C. W = c + k + p.
D. W = m + v + p.

Câu 52: Chất của giá trị (thực thể giá trị) hàng hóa là gì:

A. Là lao động XH của người SXHH kết tinh trong hàng hóa.
B. Là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa.
C. Giá trị phản ánh quan hệ sản xuất xã hội.
D. Cả A, B và C.

Câu 53: Quan hệ tỷ lệ về lượng trong trao đổi giữa các hàng hóa với nhau do cái gì
quy định?

A. Do tính hữu ích của hàng hóa.


B. Do giá trị nội tại của hàng hóa.
C. Do quan hệ cung cầu.
D. Do ngẫu nhiên.

Câu 54: Hai hàng hoá trao đổi được với nhau:

A. Chúng cùng là sản phẩm của lao động.


B. Hao phí lao động của chúng luôn bằng nhau.
C. Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau.
D. Đều có thể thoả mãn nhu cầu của con người.

Câu 55: Cơ sở chung của quan hệ trao đổi giữa các hàng hóa là gì?

A. Là công dụng của hàng hóa.


B. Là hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa.
C. Là sở thích của người tiêu dùng.
D. Là sự khan hiếm của hàng hóa.

Câu 56: Các hàng hoá so sánh, trao đổi được với nhau là dựa trên cơ sở:

54
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Đều là sản phẩm của lao động; tức có lao động kết tinh trong chúng.
B. Đều nhằm thoả mãn nhu cầu con người, tức cần mua bán để tiêu dùng.
C. Đều là sản phẩm của lao động đáp ứng nhu cầu con người, tức sở thích.
D. Đều là sản phẩm của lao động, tức cùng vì mục đích tiêu dùng cho xã hội.

Câu 57: Lượng giá trị hàng hóa nhiều hay ít, cao hay thấp, được xác định như thế
nào?

A. Thời gian lao động cá biệt.


B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết.
D. Cả A, B và C.

Câu 58: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng?

A. Thời gian lao động cá biệt cần thiết.


B. Thời gian lao động giản đơn cần thiết.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động phức tạp cần thiết.

Câu 59: Như thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết?

A. Là khoảng thời gian sản xuất của tuyệt đại bộ phận hàng hóa.
B. Là khoảng thời gian cần để sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định trong điều
kiện trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao
động trung bình.
C. Là khoảng thời gian sản xuất ra vàng bạc.
D. Là khoảng thời gian do người có trình độ có chuyên môn cao quyết định.

Câu 60: Như thế nào là lao động giản đơn?

A. Lao động không đòi hỏi phải có sự huấn luyện trước về chuyên môn, bất cứ
người nào đến tuổi lao động trong điều kiện bình thường đều có thể tiến hành
được.
B. Lao động của những người nông dân, thợ thủ công cá thể.

55
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Lao động trong thời kỳ hợp tác giản đơn.


D. Lao động sử dụng những công cụ lao động giản đơn.

Câu 61: Như thế nào là lao động giản đơn?

A. Là lao động làm công việc đơn giản.


B. Là lao động làm ra các hàng hoá chất lượng không cao.
C. Là lao động chỉ làm một công đoạn của quá trình tạo ra hàng hoá.
D. Là lao động không cần trải qua đào tạo cũng có thể làm được.

Câu 62: Như thế nào là lao động phức tạp?

A. Lao động đòi hỏi phải có sự huấn luyện trước về chuyên môn mới có thể tiến
hành được.
B. Lao động trong các ngành công nghiệp.
C. Lao động của những kỹ sư, bác sĩ, những người làm công tác nghiên cứu và
quản lý kinh tế.
D. Cả A, B và C.

Câu 63: Sự vận động của lượng giá trị hàng hóa chịu ảnh hưởng của những nhân
tố nào?

A. Năng suất lao động.


B. Cường độ lao động.
C. Tỷ lệ lao động phức tạp và lao động giản đơn.
D. Cả A, B và C.

Câu 64: Thế nào là năng suất lao động?

A. Là hiệu quả có ích của lao động cụ thể.


B. Mức năng suất lao động được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian, hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
C. Khái niệm năng suất lao động chỉ được dùng trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
Nó gắn liền với hoạt động lao động cụ thể.
D. Cả A, B và C.

56
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 65: Ảnh hưởng của mức năng suất lao động đối với lượng giá trị của hàng
hóa?

A. Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị sản phẩm hàng hóa
giảm xuống.
B. Năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị mới (v+m) của một đơn vị hàng
hóa sẽ giảm xuống tuyệt đối.
C. Năng suất lao động tăng lên thì phần giá trị cũ (c) của một đơn vị hàng hóa có
ba khả năng xảy ra: có thể giảm xuống, có thể giữ nguyên không thay đổi,
cũng có thể tăng lên.
D. Cả A, B và C.

Câu 66: Những nhân tố ảnh hưởng của mức năng suất lao động?

A. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất.


B. Trình độ tay nghề của người lao động.
C. Những điều kiện tự nhiên – xã hội của sản xuất.
D. Cả A, B và C.

Câu 67: Năng suất lao động tăng thì:

A. Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm sẽ ít.


B. Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm sẽ nhiều.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết tăng.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết không.

Câu 68: Điểm giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
động là?

A. Đều làm tăng thêm lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian.
B. Đều làm giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa.
C. Đều là tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian.
D. Đều gắn với tiến bộ kỹ thuật – công nghệ.

57
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 69: Điểm khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
động?

A. Tăng NSLĐ làm giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa. Còn tăng CĐLĐ thì giá trị
của một đơn vị hàng hóa không thay đổi.
B. Tăng CĐLĐ làm tăng thêm lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian,
còn tăng NSLĐ thì lượng LĐ hao phí trong một đơn vị thời gian không thay đổi.
C. Tăng NSLĐ dựa trên cơ sở cải biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, còn tăng
CĐLĐ chỉ thuần túy là tăng thêm lượng LĐ hao phí trong một đơn vị thời gian.
D. Cả A, B và C.

Câu 70: Muốn tăng năng suất lao động thì phải tăng cường độ lao động?

A. Đúng.
B. Sai.
C. Vừa đúng vừa sai.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 71: Cường độ lao động tăng lên thì hao phí lao động trong một đơn vị hàng
hoá có thay đổi hay không?

A. Có.
B. Không.
C. Vừa có vừa không.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 72: Phương hướng cơ bản và lâu dài để tăng sản phẩm cho xã hội?

A. Tăng năng suất lao động.


B. Tăng cường độ lao động.
C. Kéo dài thời gian lao động.
D. Mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao trình độ khoa học công nghệ.

Câu 73: Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá
là ………. thống nhất cho các hàng hoá khác.

58
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Thước đo giá trị.


B. Phương tiện để lưu thông.
C. Vật ngang giá chung.
D. Phương tiện biểu hiện.

Câu 74: Khi nào tiền tệ ra đời:

A. Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng, bạc.


B. Khi sản xuất và trao đổi đã phát triển.
C. Khi không còn quan hệ trao đổi trực tiếp, có một thứ hàng làm trung tâm trao
đổi.
D. Khi nhu cầu trao đổi vượt ra khỏi phạm vi quốc gia.

Câu 75: Các chức năng của tiền tệ:

A. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện cất trữ; phương tiện
thanh toán; tiền tệ thế giới.
B. Thước đo giá trị; phương tiện mua bán; phương tiện đầu tư; phương tiện cho
vay; phương tiện lưu thông.
C. Thước đo giá trị; phương tiện tín dụng; phương tiện thanh toán; tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá cả; phương tiện cất trữ; phương tiện cạnh tranh; giao lưu quốc
tế.

Câu 76: Công thức của lưu thông hàng hoá:

A. T – H – T’.
B. H – T – H.
C. T – H – T’.
D. H’ – T – H.

Câu 77: Trong các chức năng của tiền tệ, những chức năng nào không đòi hỏi có
tiền vàng:

A. Chức năng thước đo giá trị và phương tiện thanh toán.


B. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.

59
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Chức năng phương tiện cất giữ và phương tiện thanh toán.
D. Chức năng tiền tệ thế giới và phương tiện thanh toán.

Câu 78: Tiền làm phương tiện thanh toán khi:

A. Khi tiền nhàn rỗi.


B. Khi trả nợ, nộp thuế.
C. Thanh toán quốc tế.
D. Đo lường giá trị các hàng hoá.

Câu 79: Bản chất của tiền tệ:

A. Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt dứng tách khỏi thế giới hàng hóa thông
thường, đóng vai trò làm vật ngang giá cho các loại hàng hóa khác.
B. Tiền tệ thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa.
C. Tiền tệ phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa với
nhau.
D. Cả A, B và C.

Câu 80: Bản chất tiền tệ biểu hiện:

A. Là hàng hoá đặc biệt, làm vật ngang giá cho mọi hàng hoá.
B. Thể hiện lao động kết tinh trong tất cả các hàng hoá.
C. Quan hệ kinh tế giữa những những người sản xuất hàng hoá.
D. Là hàng hoá thông thường trên thị trường.

Câu 81: Một trong những yêu cầu của quy luật giá trị là:

A. Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên hao phí lao động.
B. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc cân bằng giá cả.
C. Hao phí lao động cá biệt phải lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
D. Sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Câu 82: Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá, được hiểu là:

A. Giá cả xoay quanh trục giá trị.

60
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Giá cả có thể tách rời giá trị và giá cả.


C. Tổng giá cả = Tổng giá trị.
D. Tổng giá cả > Tổng giá trị.

Câu 83: Tác dụng của quy luật giá trị:

A. Điều tiết sản xuất và giá cả hàng hoá; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hoá
những người sản xuất hàng hoá.
B. Điều tiết sản xuất hàng hoá; kích thích lưu thông hàng hoá; làm phân hoá
những người sản xuất hàng hoá.
C. Điều tiết trao đổi và lưu thông hàng hoá; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân
hoá những người sản xuất hàng hoá.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân
hoá những người sản xuất hàng hoá.

Câu 84: Đâu không là tác dụng của quy luật giá trị:

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.


B. Cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
C. Phân loại giàu nghèo giữa những người sản xuất.
D. Trao đổi hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá.

Câu 85: Tác dụng điều tiết sản xuất của quy luật giá trị là:

A. Điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế.
B. Điều hòa, phân bổ các loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
C. Điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất từ nơi thừa giá thấp đến nơi thiếu giá
cao.
D. Điều hòa, phân bổ các nguồn vốn đầu tư giữa các nhà sản xuất trong nền kinh
tế.

Câu 86: Quy luật giá trị vận động thông qua:

A. Giá trị thị trường.

61
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Giá cả thị trường.


C. Giá trị trao đổi.
D. Giá cả sản xuất.

Câu 87: Giá cả hàng hoá là:

A. Giá trị của hàng hoá.


B. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền.
C. Tổng của chi phí sản xuất và lợi nhuận.
D. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Câu 88: Giá cả hàng hoá là:

A. Hình thức biểu hiện bằng tiền lượng hàng hoá và lưu thông.
B. Hình thức biểu hiện bằng tiền lượng giá trị hàng hoá qua lưu thông.
C. Hình thức biểu hiện bằng tiền lượng giá trị sử dụng của hàng hoá qua lưu
thông.
D. Hình thức biểu hiện bằng tiền lượng giá trị trao đổi của hàng hoá qua lưu
thông.

Câu 89: Quan hệ giữa giá cả và giá trị:

A. Giả cả là cơ sở của giá trị. Nó là yếu tố chủ yếu quy định giá cả.
B. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
C. Ngoài giá trị, sự hình thành giá cả hoàng hóa còn chịu sự tác động giá trị của
vàng, quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ.
D. Cả A, B và C.

Câu 90: Cơ sở hình thành giá cả thị trường:

A. Lượng giá trị; quan hệ cung cầu; lao động phức tạp; năng suất lao động.
B. Lượng giá trị; quan hệ cung cầu; quan hệ cạnh tranh; sức mua của đồng tiền.
C. Lượng hàng hóa; quan hệ cung cầu; quan hệ cạnh tranh; sức mua của đồng
tiền.
D. Lượng tiền; quan hệ cạnh tranh; quan hệ cung cầu; sở thích người mua.

62
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 5


HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Câu 1: Ph. Ăngghen đã đánh giá “Hai phát hiện vĩ đại này đã đưa chủ nghĩa xã hội
trở thành một khoa học”. Hai phát kiến đó là gì:

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Học thuyết giá trị thặng dư.
C. Học thuyết giá trị thặng dư – Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
D. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Câu 2: Điều kiện để tiền biến thành tư bản là:

A. Phải tích luỹ được 1 lượng tiền lớn, tiền không được đưa vào kinh doanh với
mục đích thu giá trị thặng dư.
B. Phải tích luỹ được 1 lượng tiền lớn, tiền phải được đưa vào kinh doanh tư bản
với mục đích thu giá trị thặng dư.
C. Phải tích luỹ được 1 lượng tiền hàng hoá, hàng hoá phải được đưa vào kinh
doanh với mục đích thu giá trị thặng dư.
D. Phải tích luỹ được 1 lượng máy móc lớn, máy móc không được đưa vào kinh
doanh với mục đích thu giá trị thặng dư.

Câu 3: Điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản:


A. Sự xuất hiện của tư liệu sản xuất trong tay các nhà tư bản.
B. Sự xuất hiện của các nguồn vốn đầu tư trong xã hội.
C. Sự xuất hiện hàng hóa sức lao động trong xã hội.
D. Sự xuất hiện quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế.

Câu 4: Khi nào tiền tệ biến thành tư bản:

A. Có lượng tiền đủ lớn cho sản xuất.


B. Dùng tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
C. Sức lao động trở thành hàng hoá.

63
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Dùng tiền để mua bán, mua rẻ, bán đất.

Câu 5: Công thức chung của tư bản:


A. H – T – H.
B. T – H – T’.
C. T – SX – T’.
D. H – T – H’.

Câu 6: Mâu thuẫn công thức chung của tư bản:


A. T’ > T.
B. T’ < T.
C. T = T’.
D. T’ > H’.

Câu 7: Công thức chung của tư bản phản ánh:


A. Mục đích của sản xuất, lưu thông là giá trị và giá trị thặng dư.
B. Phương tiện của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị thặng dư.
C. Mục đích của sản xuất, lưu thông tư bản là giá trị và giá trị thặng dư.
D. Mục đích của sản xuất, lưu thông tư bản là giá trị sử dụng và giá trị thặng dư.

Câu 8: Chìa khoá giải toả mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là:
A. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
B. Giá trị của hàng hoá sức lao động.
C. Giá cả của hàng hoá sức lao động.
D. Giá trị sử dụng của tư liệu sản xuất.

Câu 9: Sức lao động là:

A. Toàn bộ sức thể lực và trí lực nói lên khả năng lao động của con người.
B. Toàn bộ sức thể lực và thể chất của con người trong lao động.
C. Toàn bộ kinh nghiệm sản xuất của người lao động.
D. Toàn bộ kết quả lao động của người sản xuất.

Câu 10: Hàng hóa sức lao động mang yếu tố:

64
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Tinh thần và vật chất.


B. Tinh thần và lịch sử.
C. Vật chất và lịch sử.
D. Tinh thần và tự do.

Câu 11: Điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá:
A. Người lao động không được tự do, người lao động không có tư liệu sản xuất.
B. Người lao động phải được tự do, người lao động có tư liệu sản xuất.
C. Người lao động phải được tự do, người lao động không có tư liệu sản xuất.
D. Người lao động phải được tự do, người lao động không có tư liệu tiêu dùng.

Câu 12: Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp:
A. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động.
B. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.
C. Giá trị sử dụng những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.
D. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống nhà tư bản.

Câu 13: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra:
A. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
B. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó.
C. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó.
D. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó.

Câu 14: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được coi là:
A. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn giữa tư bản và tư bản.
B. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
C. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
D. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của lưu thông hàng hóa.

Câu 15: Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là:

A. Giá trị của hàng hoá sức lao động và giá trị trao đổi của hàng hoá sức lao
động.

65
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động và giá trị trao đổi của hàng hoá sức
lao động.
C. Giá trị của hàng hoá sức lao động và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao
động.
D. Giá trị trao đổi của hàng hoá sức lao động và giá trị sử dụng của hàng hoá sức
lao động.

Câu 16: Giá trị thặng dư là:


A. Là phần lao động được trả công của công nhân.
B. Là phần lao động không công của công nhân.
C. Là toàn bộ phần lao động của công nhân.
D. Là lao động sáng tạo của công nhân.

Câu 17: Giá trị thặng dư là:


A. Phần giá trị vượt ra ngoài giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không công
của công nhân.
B. Phần giá trị vượt ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không
công của công nhân.
C. Phần giá trị vượt ra ngoài giá trị hàng hóa, là lao động không công của công
nhân.
D. Phần giá trị vượt ra ngoài lao động, là lao động không công của công nhân.

Câu 18: Ngày lao động của công nhân gồm 2 phần:
A. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư.
B. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư.
C. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
D. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động phức tạp.

Câu 19: Đặc điểm của quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa:

A. Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, sản phẩm thuộc sở hữu
của giai cấp công nhân.

66
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, sản phẩm thuộc sở hữu
của nhà tư bản.
C. Công nhân làm việc tự do, sản pâhmr phân phối theo vốn góp và sức lao động.
D. Công nhân làm việc theo hợp đồng lao động, sản phẩm theo nhu cầu của thị
trường.

Câu 20: Tư bản là:


A. Tiền và máy móc thiết bị.
B. Tiền có khả năng đẻ ra tiền.
C. Là quan hệ xã hội đặc biệt, biểu hiện ở giá trị hoạt động mang về giá trị thặng
dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
D. Cả A, B và C.

Câu 21: Tư bản bất biến là:


A. Bộ phận tư bản trong tư liệu sản xuất, được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm,
không thay đổi về lượng trong quá trình tái sản xuất.
B. Bộ phận tư bản mua sức lao động, không thay đổi về lượng trong quá trình tái
sản xuất.
C. Bộ phận tư bản cố định không thay đổi về lượng trong quá trình tái sản xuất.
D. Bộ phận tư bản lưu động, không thay đổi về lượng trong quá trình tái sản xuất.

Câu 22: Tư bản bất biến (c):


A. Là giá trị tư liệu sản xuất, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
B. Là giá trị tư liệu sản xuất, giá trị của nó không thay đổi sau quá trình sản xuất.
C. Là giá trị tư liệu sản xuất, giá trị của nó được giảm đi sau quá trình sản xuất.
D. Là giá trị tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng của nó được bảo tồn và chuyển vào
trong sản phẩm.

Câu 23: Điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất giá trị thặng dư là:
A. Tư bản.
B. Tư bản bất biến.
C. Tư bản khả biến.

67
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Cả A, B và C.

Câu 24: Tư bản khả biến là:


A. Bộ phận tư bản trong tư liệu sản xuất, được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm,
không thay đổi về lượng trong quá trình tái sản xuất.
B. Bộ phận tư bản mua sức lao động, làm tăng lượng giá trị tư bản trong quá trình
tái sản xuất.
C. Bộ phận tư bản cố định làm tăng lượng giá trị tư bản trong quá trình tái sản
xuất.
D. Bộ phận tư bản lưu động, làm tăng lượng giá trị tư bản trong quá trình tái sản
xuất.

Câu 25: Tư bản khả biến (v):


A. Là giá trị của tư liệu sản xuất, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản
xuất.
B. Là giá trị sức lao động, giá trị của nó không tăng lên sau quá trình sản xuất.
C. Là giá trị sức lao động, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
D. Là giá trị sức lao động, giá trị của nó giảm đi sau quá trình sản xuất.

Câu 26: Tư bản khả biến (v) là:


A. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng.
B. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. (nguyên nhân, nguồn gốc)
C. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm.
D. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư.

Câu 27: Bộ phận tư bản có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư là:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản cố định.
D. Tư bản lưu động.

Câu 28: Căn cứ phân chia tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là:

68
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất ra giá trị.
B. Căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
C. Căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
D. Căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng
dư.

Câu 29: Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) có vai trò thế nào trong quá
trình sản xuất giá trị thặng dư:
A. (c) là điều kiện, (v) là nguồn gốc để sản xuất giá trị thặng dư.
B. (c) có vai trò quyết định, (v) là điều kiện cần để sản xuất giá trị thặng dư.
C. (c) và (v) có vai trò ngang nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư.
D. (c) là nguồn gốc, (v) là điều kiện để sản xuất giá trị thặng dư.

Câu 30: Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản:
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị cạnh tranh.
C. Quy luật giá trị lợi nhuận bình quân.
D. Quy luật giá trị thặng dư.

Câu 31: Tỷ suất Giá trị thặng dư (m’) là:


A. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và lượng tư bản bất biến.
B. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và lượng tư bản khả biến.
C. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng tư bản bất biến và lượng tư bản khả biến.
D. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm và lượng tư bản khả biến.

Câu 32: Tỷ suất Giá trị thặng dư (m’) phản ánh:


A. Hiệu quả đầu tư của tư bản.
B. Trình độ bóc lột của tư bản.
C. Quy mô bóc lột của tư bản.
D. Cả A, B và C.

Câu 33: Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức:

69
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. M = m’ . K.
B. M = m’ . C.
C. M = m . V.
D. M = m’ . V.

Câu 34: Khối lượng giá trị thặng dư (M):


A. Luôn lớn hơn giá trị hàng hóa, phản ánh quy mô bóc lột của tư bản.
B. Luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa, phản ánh quy mô bóc lột của tư bản.
C. Luôn bằng giá trị hàng hóa, phản ánh trình độ bóc lột của tư bản.
D. Luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư, phản ánh hiệu quả đầu tư của tư bản.

Câu 35: Khối lượng giá trị thặng dư (M) tùy thuộc:

A. Trình độ bóc lột của tư bản và quy mô tư bản đầu tư.


B. Trình độ bóc lột của tư bản và quy mô tư bản bất biến.
C. Trình độ bóc lột của tư bản và quy mô tư bản khả biến.
D. Khả năng đầu tư của nhà tư bản và nhu cầu xã hội.

Câu 36: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng năng suất lao động.
B. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.
C. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng thời gian lao động.
D. Rút ngắn ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.

Câu 37: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Cắt xén tiến công lao động hoặc tăng cường độ lao động của công nhân làm
thuê.
B. Kéo dài thêm độ dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.
C. Rút ngắn độ dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.
D. Tăng năng suất lao động hoặc kéo dài thêm độ dài ngày lao động.

Câu 38: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
A. Kéo dài ngày lao động, còn thời gian lao động cần thiết không thay đổi.

70
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Tiết kiệm sức lao động, tăng cường độ lao động để tạo ra nhiều sản phẩm.
C. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, còn thời gian lao động cần thiết luôn thay
đổi.
D. Tăng năng suất lao động, còn thời gian lao động cần thiết không thay đổi.

Câu 39: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được là do:
A. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết.
B. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết.
C. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết.
D. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cá biệt.

Câu 40: Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được là do:
A. Giá cả cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội.
B. Giá trị cá biệt của hàng hoá bằng giá trị xã hội.
C. Giá trị xã hội của hàng hoá thấp hơn giá trị cá biệt.
D. Giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội.

Câu 41: Giá trị thặng dư siêu ngạch còn được gọi là:
A. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư tương đối.
B. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
C. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối.
D. Hình thức biến tướng của giá trị tương đối.

Câu 42: Bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản là:
A. Giá cả của hàng hóa lao động.
B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
C. Giá cả của tiêu dùng.
D. Cả A và B đều đúng

Câu 43: Hai hình thức của tiền công tư bản:


A. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động.
B. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm.

71
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.
D. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm.

Câu 44: Tiền lương tính theo thời gian là:


A. Tiền lương được trả căn cứ vào năng suất làm việc của người công nhân.
B. Tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm việc của người công nhân.
C. Tiền lương được trả căn cứ vào cường độ làm việc của người công nhân.
D. Tiền lương được trả căn cứ vào hiệu quả làm việc của người công nhân.

Câu 45: Tiền lương tính theo sản phẩm là:


A. Tiền lương được trả căn cứ vào số lượng sản phẩm mà người công nhân làm
ra.
B. Tiền lương được trả căn cứ vào chất lượng sản phẩm mà người công nhân làm
ra.
C. Tiền lương được trả căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người
công nhân làm ra.
D. Tiền lương được trả căn cứ vào sản phẩm mà người công nhân làm ra.

Câu 46: Tiền công danh nghĩa là:


A. Biểu hiện ở số lượng hàng tiêu dùng mà người công nhân nhận được sau một
thời gian làm việc.
B. Biểu hiện ở số lượng tiền tệ mà người công nhân nhận được sau một thời gian
làm việc.
C. Biểu hiện ở chất lượng tiền tệ mà người công nhân nhận được sau một thời
gian làm việc.
D. Biểu hiện ở số lượng hàng hoá mà người công nhân nhận được sau một thời
gian làm việc.

Câu 47: Tiền công thực tế:


A. Biểu hiện ở khối lượng hàng tư liệu sản xuất và dịch vụ mà người công nhân
mua được bằng tiền lương danh nghĩa.

72
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Biểu hiện ở khối lượng hàng tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân bán
được bằng tiền lương danh nghĩa.
C. Biểu hiện ở khối lượng hàng tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua
được bằng tiền lương thực tế.
D. Biểu hiện ở khối lượng hàng tiêu dùng và dịch vụ mà cường công nhân mua
được bằng tiền lương danh nghĩa.

Câu 48: Thực chất của tích luỹ tư bản là:


A. Sự chuyển hoá một phần giá trị hàng hoá thành tư bản.
B. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản.
C. Sự chuyển hoá một phần giá trị tư liệu sản xuất thành tư bản.
D. Sự chuyển hoá một phần giá trị sức lao động thành tư bản.

Câu 49: Nguồn gốc chủ yếu của tích luỹ tư bản là:
A. Lợi nhuận bình quân.
B. Giá trị lao động.
C. Giá trị thặng dư.
D. Giá trị trao đổi.

Câu 50: Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là:

A. Quy luật giá trị thặng dư.


B. Quy luật giá trị.
C. Quy luật sản phẩm thặng dư.
D. Quy luật lao động thặng dư.

Câu 51: Động cơ của tích luỹ tư bản là ……… tư bản để có ưu thế trong cạnh tranh,
ứng dụng tiến bộ ……… để thu lợi nhuận ngày càng ………
A. Tăng quy mô / kỹ thuật công nghệ / cao.
B. Giảm quy mô / kỹ thuật công nghệ / cao.
C. Tăng quy mô / kỹ thuật công nghệ / thấp
D. Giảm quy mô / kỹ thuật công nghệ / thấp.

73
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 52: Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản:
A. Trình độ bóc lộc sức lao động, cường độ lao động, sự chênh lệch ngày càng
tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô của tư bản ứng trước.
B. Trình độ bóc lột sức lao động, năng suất lao động, sự chênh lệch ngày càng
tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô của tư bản ứng trước.
C. Trình độ bóc lột sức lao động, thời gian lao động, sự chênh lệch ngày càng
tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô của tư bản ứng trước.
D. Trình độ bóc lột sức lao động, trình độ năng suất lao động, sự chênh lệch ngày
càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô của lợi nhuận bình
quân.

Câu 53: Tích tụ tư bản là:


A. Quá trình tăng giảm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá một phần
giá trị thặng dư.
B. Quá trình tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá một phần giá
trị thặng dư.
C. Quá trình tăng quy mô của tư bản xã hội bằng cách tư bản hoá một phần giá trị
thặng dư.
D. Quá trình giảm quy mô của tư bản xã hội bằng cách tư bản hoá một phần giá
trị thặng dư.

Câu 54: Nguồn gốc chủ yếu của tích tụ tư bản là:
A. Giá trị.
B. Giá trị trao đổi.
C. Giá trị thặng dư.
D. Vốn của các tư bản trong xã hội.

Câu 55: Tập trung tư bản là:


A. Quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản xã hội trong xã hội thành một tư bản lớn
hơn.

74
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản tiền tệ trong xã hội thành một tư bản lớn
hơn.
C. Quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản cá biệt trong xã hội thành một tư bản
lớn hơn.
D. Quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản thương nghiệp trong sản xuất thành
một tư bản lớn hơn.

Câu 56: Nguồn gốc của tập trung tư bản là:


A. Các tư bản công nghiệp trong xã hội.
B. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
C. Tư bản cá biệt của các nước.
D. Các tư bản thương nghiệp và công nghiệp trong xã hội.

Câu 57: Cấu tạo hữu cơ của tư bản là:


A. Cấu tạo sản xuất của tư bản, đồng thời phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ
thuật.
B. Cấu tạo giá trị của tư bản, đồng thời phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.
C. Cấu tạo giá trị sử dụng của tư bản, đồng thời phản ánh sự biến đổi của cấu tạo
kỹ thuật.
D. Cấu tạo giá trị thặng dư của tư bản, đồng thời phản ánh sự biến đổi của cấu
tạo kỹ thuật.

Câu 58: Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là:


A. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu tiêu dùng và số lao động sử
dụng tư liệu tiêu dùng đó.
B. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất và chất lượng lao
động sử dụng tư liệu sản xuất đó.
C. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu tiêu dùng và chất lượng lao
động sử dụng tư liệu tiêu dùng đó.
D. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất và số lao động sử
dụng tư liệu sản xuất đó.

75
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 59: Cấu tạo giá trị phản ánh:


A. Mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản cố định và giá trị tư bản bất biến.
B. Mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến.
C. Mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và giá trị tư bản cố định.
D. Mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản cố định và giá trị tư bản lưu động.

Câu 60: Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái tuần
hoàn:
A. Tư bản lưu động, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
B. Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản cho vay.
C. Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
D. Tư bản tiền tệ, tư bản trao đổi và tư bản hàng hóa.

Câu 61: Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là:


A. Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang lấy ba hình thái để
rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị được bảo tồn và tăng lên.
B. Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang lấy ba hình thái để
rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị được bảo tồn.
C. Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang lấy ba hình thái để
rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị sử dụng được bảo tồn và tăng lên.
D. Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang lấy ba hình thái để
rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị được bảo tồn và giảm đi.

Câu 62: Ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp là:
A. Sản xuất – lưu thông – Lưu thông.
B. Lưu thông – Lưu thông – Sản xuất.
C. Lưu thông – Sản xuất – Lưu thông.
D. Lưu thông – Trao đổi – Lưu thông.

Câu 63: Chu chuyển của tư bản là:


A. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, không lặp
đi lặp lại.

76
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Sự sản xuất của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại
không ngừng.
C. Sự lưu thông của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp
lại không ngừng.
D. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp
lại không ngừng.

Câu 64: Chu chuyển của tư bản là xem xét:


A. Tốc độ vận động tuần hoàn của tư bản.
B. Thời gian vận động tuần hoàn của tư bản.
C. Tốc độ vận động của tư bản.
D. Thời gian vận động của tư bản.

Câu 65: Tốc độ chu chuyển của tư bản được đo bằng:


A. Số vòng chu chuyển tư bản trong một năm.
B. Thời gian của một vòng chu chuyển.
C. Tốc độ chu chuyển tư bản trong một năm.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 66: Tốc độ chu chuyển của tư bản được đo bằng:


A. Số vòng chu chuyển tư bản trong 1 năm.
B. Số vòng chu chuyển tư bản trong 2 năm.
C. Số vòng chu chuyển tư bản trong 3 năm.
D. Số vòng chu chuyển tư bản trong 5 năm.

Câu 67: Thời gian chu chuyển của tư bản bằng:


A. Thời gian sản xuất + thời gian dự trữ sản xuất.
B. Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
C. Thời gian dự trữ sản xuất + thời gian lưu thông.
D. Thời gian sản xuất + thời gian vận chuyển.

Câu 68: Thời gian sản xuất:

77
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Thời gian lao động .


B. Thời gian gián đoạn lao động.
C. Thời gian dự trữ.
D. Cả A, B và C.

Câu 69: Thời gian lưu thông bằng:


A. Thời gian mua + thời gian bán.
B. Thời gian sản xuất + thời gian bán.
C. Thời gian mua + thời gian lao động.
D. Thời gian mua + thời gian sản xuất.

Câu 70: Căn cứ để phân chia tư bản cố định và tư bản lưu thông là:

A. Căn cứ vào tính chất chuyển giá trị sử dụng của nó vào trong sản phẩm mới.
B. Căn cứ vào tính chất chuyển giá trị của nó vào trong sản phẩm mới.
C. Căn cứ vào tính chất chuyển giá trị của nó vào trong sản phẩm cũ.
D. Căn cứ vào tính chất chuyển giá trị thặng dư của nó vào trong sản phẩm mới.

Câu 71: Tư bản cố định là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất:
A. Giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên
nhiên vật liệu, nhà xưởng.
B. Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
C. Giá trị trao đổi của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy
móc, thiết bị, nhà xưởng.
D. Giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết
bị, nhà xưởng.

Câu 72: Tính chất chuyển giá trị của tư bản cố định là:
A. Chuyển giá trị ngay một lần vào trong sản phẩm mới.
B. Chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới.
C. Chuyển giá trị sử dụng dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới.

78
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm cũ.

Câu 73: Tư bản cố định có hai loại hao mòn là:


A. Hao mòn tự nhiên và hao mòn vô hình.
B. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
C. Hao mòn hữu hình và hao mòn vật chất.
D. Hao mòn hữu hình và hao mòn do sử dụng.

Câu 74: Hao mòn hữu hình là:


A. Hao mòn vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của con người.
B. Hao mòn phi vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.
C. Hao mòn vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.
D. Hao mòn vô hình do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.

Câu 75: Hao mòn vô hình là:


A. Hao mòn thuần tuý về giá trị sử dụng do tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
B. Hao mòn thuần tuý về giá trị và giá trị sử dụng do tác động của tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
C. Hao mòn thuần tuý về giá trị do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
D. Hao mòn thuần tuý về giá trị do tác động của việc tăng cường độ lao động.

Câu 76: Tư bản lưu động là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất:
A. Giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật
liệu và tiền công lao động.
B. Giá trị sử dụng của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm:
nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động.
C. Giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm cũ, bao gồm: nguyên
nhiên vật liệu và tiền công lao động.
D. Giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên
nhiên vật liệu và tiền công lao động.

79
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 77: Tính chất chuyển giá trị của tư bản lưu động là:
A. Chuyển giá trị dần từng phần vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất.
B. Chuyển giá trị sử dụng toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất.
C. Chuyển giá trị toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất.
D. Chuyển giá trị toàn bộ vào trong sản phẩm cũ sau quá trình sản xuất.

Câu 78: Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác chia nền kinh tế ra làm
hai khu vực:
A. KVI: Sản xuất hàng công nghiệp, KVII: Sản xuất tư liệu tiêu dùng.
B. KVI: Sản xuất tư liệu sản xuất, KVII: Sản xuất hàng nông nghiệp.
C. KVI: Sản xuất tư liệu sản xuất, KVII: Sản xuất tư liệu tiêu dùng.
D. KVI: Sản xuất máy móc, KVII: Sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Câu 79: Mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
A. Sản xuất ra càng nhiều của cải vật chất.
B. Mở rộng phạm vi thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư.
D. Làm cho lao động ngày càng tệ thuộc vào tư bản.

Câu 80: Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản bao gồm:
A. Khủng hoảng – suy giảm – phục hồi – hưng thịnh.
B. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.
C. Khủng hoảng – tiêu điều – suy giảm – hưng thịnh.
D. Suy giảm – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

Câu 81: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) bao gồm:
A. m và v (k=m+v).
B. c và v (k=c+v).
C. m và c (k=m+c).
D. m, c và v (k=m+c+v).

Câu 82: Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k):

80
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Bằng giá trị hàng hoá.


B. Lớn hơn giá trị hàng hoá.
C. Nhỏ hơn giá trị hàng hoá.
D. Nhỏ hơn giá trị thặng dư.

Câu 83: Về bản chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là:
A. Lao động cụ thể của công nhân.
B. Lao động không công của công nhân.
C. Lao động trừu tượng của công nhân.
D. Lao động phức tạo của công nhân.

Câu 84: Khi hàng hoá được bán đúng giá trị thì:
A. Lợi nhuận lớn hơn giá trị thặng dư.
B. Lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư.
C. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư.
D. Giá trị thặng dư nhỏ hơn lợi nhuận thương nghiệp.

Câu 85: Thực chất của lợi nhuận là:


A. Giá trị thặng dư.
B. Khối lượng giá trị thặng dư.
C. Tỷ suất giá trị thặng dư.
D. Giá trị thặng dư siêu ngạch.

Câu 86: Về lượng, lợi nhuận (p) có thể:


A. Bằng hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
B. Cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
C. Bằng, cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
D. Bằng hoặc cao hơn lượng giá trị thặng dư.

Câu 87: Về lượng, tỷ suất lợi nhuận (p’):


A. Luôn luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư.
B. Luôn luôn lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư.

81
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Luôn luôn bằng tỷ suất giá trị thặng dư.


D. Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.

Câu 88: Tỷ suất lợi nhuận (p’):


A. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản khả biến.
B. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bột tư bản ứng trước.
C. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bột tư bản bất biến.
D. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị và toàn bột tư bản ứng trước.

Câu 89: Tỷ suất lợi nhuận phản ánh:


A. Trình độ bóc lột của tư bản.
B. Hiệu quả đầu tư của tư bản.
C. Năng lực cạnh tranh của tư bản.
D. Quy mô bóc lột của tư bản.

Câu 90: Tỷ suất lợi nhuận tăng khi:


A. Tỷ suất giá trị thặng dư giảm.
B. Tư bản bất biến càng lớn.
C. Cấu tạo hữu cơ của tư bản giảm.
D. Tốc độ chu chuyển tư bản nhỏ.

Câu 91: Hãy chọn phương án đúng:


A. Chi phí thực tế > chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Chí phí thực tế < chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Chí phí thực tế = chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Chí phí thực tế < chi phí lao động tư bản chủ nghĩa.

Câu 92: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là:
A. Khối lượng giá trị thặng dư; quy mô bóc lột của tư bản; năng suất lao động của
tư bản; hiệu quả đầu tư của tư bản.
B. Tỷ suất lợi nhuận của tư bản; quy mô bất khả biến; tốc độ vận động của tư
bản; tiết kiệm chi phí sản xuất.

82
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Tỷ suất giá trị thặng dư; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư
bản; tiết kiệm tư bản bất biến.
D. Trình độ kỹ thuật của tư bản; quy mô tư bản khả biến; tốc độ chu chuyển của
tư bản; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Câu 93: Cạnh tranh nội bộ ngành là:


A. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, bằng cách cải tiến kỹ
thuật,… đưa đến hình thành giá trị thị trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành bằng cách tăng
cường độ lao động… đưa đến hình thành giá cả sản xuất.
C. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành bằng cách tăng nhu
cầu hữu cơ… đưa đến hình thành giá cả thị trường.
D. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành bằng cách nâng cao
trình độ bóc lột… đưa đến hình thành lợi nhuận bình quân.

Câu 94: Cạnh trong nội bộ ngành sẽ:


A. Hình thành lợi nhuận bình quân.
B. Hình thành giá trị thị trường của hàng hoá.
C. Hình thành giá cả thị trường của hàng hoá.
D. Hình thành giá cả sản xuất.

Câu 95: Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là:
A. Tìm kiếm lợi nhuận.
B. Tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch.
C. Tìm kiếm lợi nhuận bình quân.
D. Tìm kiếm giá trị siêu ngạch.

Câu 96: Cạnh tranh giữa các ngành là:


A. Sự cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu
tư có lợi hơn.
B. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư
mới.

83
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp, ở các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm
ngành đầu tư có lợi hơn.
D. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp, ở các ngành sản xuất khác nhau, nhằm thu
được lợi nhuận siêu ngạch.

Câu 97: Cạnh tranh giữa các ngành sẽ đưa đến sự:
A. Hình thành giá cả thị trường.
B. Hình thành giá trị thị trường.
C. Hình thành lợi nhuận bình quân.
D. Hình thành lợi nhuận siêu ngạch.

Câu 98: Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là:
A. Nhằm tìm kiếm ngành đầu tư có giá trị cao.
B. Nhằm tìm kiếm ngành đầu tư có giá trị sử dụng cao.
C. Nhằm tìm kiếm ngành đầu tư có lợi nhuận cao.
D. Nhằm tìm kiếm ngành đầu tư có giá cả cao.

" là:
Câu 99: Lợi nhuận bình quân 𝐩
A. Lợi nhuận không bằng nhau của những lượng TB đầu tư bằng nhau, đầu tư
vào các ngành khác nhau.
B. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng TB đầu tư không bằng nhau, đầu tư
vào các ngành khác nhau.
C. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng TB đầu tư bằng nhau, đầu tư vào các
ngành khác nhau.
D. Lợi nhuận khác nhau của những lượng TB đầu tư khác nhau, đầu tư vào các
ngành khác nhau.

" là tỷ lệ phần trăm giữa:


Câu 100: Tỷ suất lợi nhuận bình quân 𝐏′
A. Tổng giá trị thặng dư trong xã hội trên tổng tư bản đầu tư trong xã hội.
B. Tổng lợi nhuận trong xã hội trên tổng tư bản khả biến trong xã hội.
C. Tổng giá trị thặng dư trong xã hội trên tổng tư bản khả biến đầu tư trong xã
hội.

84
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Tổng giá trị hàng hoá trong xã hội trên tổng tư bản đầu tư trong xã hội.

" là:
Câu 101: Tỷ suất lợi nhuận bình quân 𝐏′
A. Tỷ suất lợi nhuận trung bình trong cùng 1 ngành.
B. Tỷ suất lợi nhuận trung bình giữa các ngành.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao giữa các ngành.
D. Tỷ suất lợi nhuận độc quyền giữa các ngành.

Câu 102: Khi hình thành lợi nhuận bình quân giá trị hàng hoá sẽ chuyển thành:
A. Giá cả thị trường.
B. Chi phí sản xuất.
C. Giá cả sản xuất.
D. Giá cả thị trường.

Câu 103: Sự hình thành lợi nhuận bình quân là do:


A. Hình thành giá trị thị trường.
B. Hình thành chi phí sản xuất.
C. Hình thành giá cả hàng hóa.
D. Hình thành giá cả sản xuất.

Câu 104: Giá cả sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng:


A. Chi phí sản xuất cộng tỷ suất lợi nhuận bình quân.
B. Chi phí sản xuất cộng giá trị thặng dư.
C. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận.
D. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận bình quân.

Câu 105: Quy luật giá cả sản xuất là:


A. Biểu hiện của quy luật giá trị sử dụng trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ
nghĩa tư bản.
B. Biểu hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư
bản.

85
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Biểu hiện của quy luật cạnh tranh trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư
bản.
D. Biểu hiện của quy luật cạnh tranh trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư
bản.

Câu 106: Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là:
A. Một bộ phận của tư bản nông nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng
hoá.
B. Một bộ phận của tư bản cho vay tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá.
C. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng
hoá.
D. Một bộ phận của tư bản thương nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông
hàng hoá.

Câu 107: Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là:
A. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải
chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
B. Một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng nhà
tư bản thương nghiệp.
C. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải
chuyển nhượng cho tư bản công nghiệp.
D. Một phần giá trị thặng dư trong khu vực sản xuất do nhà tư bản thương nghiệp
đầu tư kinh doanh thu được.

Câu 108: Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Một phần giá trị thặng dư trong khu vực sản xuất do nhà tư bản công nghiệp
chuyển cho nhà tư bản thương nghiệp.
B. Một phần giá trị hàng hóa mà nhà tư bản thương nghiệp thu được do mua rẻ,
bán đất.
C. Một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thương nghiệp thu được do nhà
tư bản công nghiệp chuyển cho.

86
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Một phần giá trị thặng dư trong khu vực sản xuất do nhà tư bản thương nghiệp
đầu tư kinh doanh thu được.

Câu 109: Tư bản cho vay là:


A. Tư bản hàng hoá mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định để thu lợi tức.
B. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định để thu lợi tức.
C. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định để thu lợi nhuận.
D. Tư bản sản xuất mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định để thu lợi tức.

Câu 110: Nguồn gốc và bản chất của lợi tức cho vây là:
A. Một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản cho vay chuyển cho nhà tư bản đi
vay.
B. Một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay đã nộp cho nhà tư bản cho
vay.
C. Một phần giá trị hàng hoá mà nhà tư bản đi vay đã nộp cho nhà tư bản cho
vay.
D. Một phần lợi nhuận mà tư bản cho vay có được qua cạnh tranh thị trường.

Câu 111: Nguồn gốc của lợi tức (z) là:


A. Một phần sản phẩm thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
B. Một phần lợi nhuận do công nhân tạo ra trong sản xuất.
C. Một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
D. Một phần ngoài chi phí do công nhân tạo ra trong sản xuất.

Câu 112: Một trong những đặc điểm cơ bản của tư bản cho vay:
A. Quyền sở hữu gắn liền quyền sử dụng.
B. Quyền sở hữu tách rời quyền quản lý.
C. Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng.

87
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Quyền quản lý tách rời quyền sử dụng.

Câu 113: Công thức vận động của tư bản cho vay là:
A. H – T’.
B. T – T.
C. T – T’.
D. H – H’.

Câu 114: Giới hạn của tỷ suất lợi tức (z’):


A. 0 > z’ > p’.
B. 0 < z’ > p’.
C. 0 < z’ < p’.
D. 0 > z’ < p’.

Câu 115: Tỷ suất lợi tức (z’) là:


A. Tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng số tư bản cho vay.
B. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tổng số tư bản cho vay.
C. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.
D. Tỷ lệ phần trăm giữa tỷ suất lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.

Câu 116: Công ty cổ phần là:


A. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của một người thông qua
phát hành cổ phiếu.
B. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua
phát hành cổ phiếu.
C. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của một số người thông
qua phát hành trái phiếu.
D. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua
phát hành công trái.

Câu 117: Giá trị cổ phiếu khi phát hành lần đầu gọi là:
A. Thị giá.

88
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

B. Giá trị trường.


C. Mệnh giá.
D. Mệnh giá trái phiếu.

Câu 118: Giá trị cổ phiếu khi mua đi bán lại gọi là:
A. Thị giá.
B. Giá trị trường.
C. Mệnh giá.
D. Mệnh giá trái phiếu.

Câu 119: Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức:
A. Chứng khoáng có giá.
B. Công trái có giá.
C. Trái phiếu có giá.
D. Mệnh giá trái phiếu.

Câu 120: Thị trường chứng khoán là:


A. Thị trường mua bán các loại hàng hoá.
B. Thị trường mua bán các loại chứng khoán chưa niêm yết trên sàn.
C. Thị trường mua bán các loại chứng khoáng.
D. Thị trường mua bán các loại công trái.

Câu 121: Địa tô tư bản là:


A. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp phải nộp cho chủ đất.
B. Phần tỷ suất giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
C. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
D. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
phải nộp cho chủ đất.

89
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 122: Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản là:
A. Địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II.
B. Địa tô tuyệt đối, địa tô độc quyền.
C. Địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối.
D. Địa tô chênh lệch, địa tô độc quyền.

Câu 123: Địa tô tư bản chủ nghĩa là:


A. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản.
B. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản.
C. Phần giá trị ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản.
D. Phần giá trị cá biệt ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản.

Câu 124: Nguồn gốc và bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là:

A. Là giá trị thặng dư vượt ra ngoài chi phí sản xuất mà tư bản thuê ruộng nộp
cho địa chủ.
B. Là giá trị thặng dư vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân mà tư bản thuê ruộng nộp
cho địa chủ.
C. Là phần lợi nhuận bình quân mà tư bản thuê ruộng nộp cho địa chủ.
D. Là giá trị thặng dư vượt ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động mà tư bản thuê
ruộng nộp cho địa chủ.

Câu 125: Địa tô chênh lệch I:


A. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất có điều kiện tự nhiên không thuận
lợi.
C. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất có vị trí thuận lợi.
D. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất do thâm canh làm tăng năng suất.

Câu 126: Địa tô chênh lệch II:


A. Là địa tô có được do chuyên canh, tăng năng suất.
B. Là địa tô có được do thâm canh, tăng năng suất.

90
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Là địa tô có được do độc canh, giảm năng suất.


D. Là địa tô có được do độc canh, tăng năng suất.

Câu 127: Địa tô tuyệt đối là địa tô mà:


A. Nhà tư bản đi thuê đất phải trả cho chủ đất, dù thuê mướn bất kỳ loại ruộng
đất nào.
B. Nhà tư bản đi thuê đất phải trả cho chủ đất, khi thuê mướn ruộng đất tốt.
C. Nhà tư bản đi thuê đất không phải trả cho chủ đất, dù thuê mướn bất kỳ loại
ruộng đất nào.
D. Nhà tư bản đi thuê đất phải trả cho chủ đất, khi thuê mướn ruộng đất xấu.

Câu 128: Điểm giống nhau giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối là:
A. Có nguồn gốc từ giá trị thặng dư.
B. Tư bản bất biến.
C. Có nguồn gốc từ giá trị trao đổi.
D. Có nguồn gốc từ giá trị.

91
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 7


SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 1: Giai cấp công nhân hình thành và phát triển mạnh trong xã hội:
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ.
B. Xã hội phong kiến.
C. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội:
A. Khi ra đời chính Đảng của giai cấp công nhân.
B. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển và sự lớn mạnh của
giai cấp công nhân.
C. Khi có sự ủng hộ của giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đối với giai cấp
công nhân.
D. Khi giai cấp công nhân đã thực sự giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.

Câu 3: C. Mác và Ăngghen luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân là dựa trên phát kiến:
A. Thuyết tiến hoá của DarWin.
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.
C. Kinh tế học chính trị cổ điển Anh.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 4: Xét về phương thức lao động, phương thức sản xuất, giai cấp công nhân
mang thuộc tính cơ bản:
A. Có số lượng đông nhất trong dân cư.
B. Là giai cấp tạo ra của cải vật chất làm giàu cho xã hội.
C. Là giai cấp trực tiếp hay gián tiếp vận hành máy móc có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại.
D. Cả 3 đều đúng.

92
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 5: Xét trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có vị trí:
A. Là giai cấp nghèo khổ nhất, không có tài sản.
B. Là giai cấp không có tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho các nhà tư bản, bị tư bản
bóc lột giá trị thặng dư.
C. Là giai cấp có số lượng đông trong dân cư, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 6: Điều kiện khách quan quyết định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là:
A. Đông về số lượng.
B. Tạo ra của cải làm giàu cho xã hội.
C. Gắn liền với lực lượng sản xuất tiên tiến.
D. Bị bóc lột nặng nề nhất.

Câu 7: Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng bởi vì:
A. Là giai cấp nghèo nhất trong xã hội tư bản.
B. Là giai cấp không có tài sản, đời sống bấp bênh.
C. Là giai cấp không có tư liệu sản xuất, bị bóc lột, thực hiện xoá bỏ chế độ tư
hữu.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 8: Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân là:
A. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Ý thức tổ chức, kỷ luật cao; Mang bản
chất quốc tế.
B. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Bị bóc lột giá trị thặng dư; Đoàn kết nội
bộ.
C. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Không có tư liệu sản xuất; Làm thuê kiếm
sống.
D. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Gắn với nền đại công nghiệp; Ý thức tổ
chức, kỷ luật cao.

93
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 9: Yếu tố nào giữ vai trò quyết định nhất thời với tính cách mạng triệt để nhất
của giai cấp công nhân?
A. Bị bóc lột nặng nề nhất trong chủ nghĩa tư bản.
B. Bị bóc lột nặng nề nhất.
C. Nghèo khổ nhất trong chủ nghĩa tư bản.
D. Đại diện cho xã hội tương lai.

Câu 10: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa:
A. Không bị bóc lột.
B. Vẫn bị bóc lột như trước đây.
C. Bị bóc lột ít hơn trước đây.
D. Bị bóc lột nặng nề hơn trước đây.

Câu 11: Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân là:
A. Xoá bỏ chế độ tư hữu.
B. Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
C. Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. Xoá bỏ nhà nước của giai cấp tư sản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.

Câu 12: Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân vừa mang tính ………..
vừa mang tính ………..
A. Giai cấp …… dân tộc.
B. Giai cấp …… nhân dân.
C. Dân tộc …… quốc tế.
D. Dân tộc …… nhân dân.

Câu 13: Giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử cần có Đảng cộng
sản để:
A. Đề ra đường lối chính sách, chiến lược, sách lược cách mạng.
B. Thực hiện liên minh giai cấp công nhân và những người lao động khác.
C. Lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng.

94
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

D. Tất cả nội dung trên.

Câu 14: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ tự phát sang tự
giác khi:
A. Có biểu tình, bãi công của công nhân.
B. Có tổ chức Công đoàn.
C. Có lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 15: V.I.Lênin khái quát quy luật hình thành chính Đảng của giai cấp công
nhân bằng công thức:
A. Lý luận Mác – Lênin + Phong trào công nhân ® Đảng cộng sản.
B. Lý luận Mác + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước ® Đảng cộng
sản.
C. Lý luận Mác – Lênin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước ® Đảng
cộng sản.
D. Lý luận Mác + Phong trào công nhân ® Đảng cộng sản.

Câu 16: Đảng Cộng sản đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
D. Tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Câu 17: Đảng Cộng sản mang bản chất của giai cấp:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Giai cấp công nhân và dân tộc.

Câu 18: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với chủ nghĩa yêu nước.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân với chủ nghĩa dân tộc.

95
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

Câu 19: Cống hiến vĩ đại của C.Mác mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng
trở thành khoa học là:
A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản, bóc lột giai cấp công nhân làm thuê.
B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu chủ nghĩa tư
bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

Câu 20: Biểu hiện cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
A. Là một chế độ xã hội ai cũng có việc làm, ai cũng lao động.
B. Là quan niệm về một chế độ xã hội mà những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc
về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội.
C. Là quan niệm về một xã hội mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc. Mọi người đều có điều kiện lao động, hưởng thụ và phát triển
toàn diện.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 21: Cách mạng tháng mười Nga được coi là mở đầu thời đại mới vì đó là:
A. Cuộc cách mạng của một nước có diện tích lớn nhất thế giới.
B. Cuộc cách mạng đã đưa người lao động lên địa vị chủ thể của xã hội.
C. Cuộc cách mạng gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều sự phản kích của các thể lực
thù địch.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 22: Những yếu tố tư tưởng XHCN được xuất hiện từ khi nào?
A. Chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời.
B. Sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống trị và bóc lột.
C. Sự suất hiện của giai cấp công nhân.
D. Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ.

96
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 23: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là do:
A. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân.
B. Sự hình thành và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất.
D. Giai cấp tư sản đã lỗi thời về phương diện lịch sử.

Câu 24: Mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
B. Không còn khoảng cách giàu nghèo.
C. Nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Câu 25: Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân mỗi nước và giai cấp công nhân quốc tế.
C. Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác.
D. Toàn thể dân tộc bị áp bức, bóc lột.

Câu 26: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính
trị là:
A. Đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền…; xây dựng Chủ
nghĩa xã hội.
B. Xoá bỏ chế độ phong kiến; giành ruộng đất, xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
C. Giữ chính quyền; chống đế quốc; xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
D. Khởi nghĩa giành độc lập dân tộc….; tăng năng suất lao động.

Câu 27: Nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế thể hiện:
A. Thực hiện phân phối theo lao động, hiện đại hoá đất nước.
B. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
C. Đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột; xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường.

97
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

Câu 28: Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm các lĩnh vực:
A. Chính quyền; dân chủ; xã hội.
B. Kinh tế; quốc phòng, an ninh; đối ngoại.
C. Chính trị; kinh tế; tư tưởng – văn hoá.
D. Chính trị; tinh thần; đạo đức.

Câu 29: Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:
A. Do sai lầm trong đường lối của Đảng Cộng sản.
B. Do xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Do sự phản kích của chủ nghĩa đế quốc và sự bản bội từ cấp cao trong bộ máy
Đảng và Nhà nước.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 30: Nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu:
A. Do kinh tế còn thấp.
B. Do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội, duy trì quá lâu mô hình chủ nghĩa
xã hội bao cấp.
C. Do kẻ địch chống phá quyết liệt.
D. Do cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Câu 31: Nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN là phải đảm bảo:
A. Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản; đoàn kết; công nhân làm nòng cốt.
B. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; lý luận Mác-Lênin; cùng có lợi.
C. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; ý thức cách mạng; thực tiễn cách
mạng.
D. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; tự nguyện; kết hợp đúng đắn các lợi
ích.

Câu 32: Khi nói “Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” là:

98
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Bỏ qua các yếu tố phát triển lực lượng sản xuất gắn với chủ nghĩa tư bản.
B. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa.
C. Bỏ qua các yếu tố chính trị và văn hoá gắn với sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 33: Yếu tố quyết định sự liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
là:
A. Do cùng sống trong một quốc gia dân tộc.
B. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
C. Do có chung nền văn hoá, tâm lý.
D. Do sự mong muốn của giai cấp công nhân.

Câu 34: Xét với góc độ chính trị - xã hội, đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là:
A. Không còn giai cấp, đấu tranh giai cấp.
B. Không còn nhiều hình thức sở hữu, không còn bóc lột.
C. Sự tồn tại đang xen và đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
giữa nhân tố xã hội mới và tàn tích xã hội chủ.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 35: Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập và
giữ vai trò độc lập và giữ vai trò lãnh đạo Cách mạng Việt Nam là vì:
A. Sớm có mối quan hệ gắn bó với nông dân.
B. Được kế thừa truyền thống bất khuất của dân tộc.
C. Có số lượng đông và luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh.
D. Sớm hình thành một chính đảng thực sự cách mạng.

Câu 36: Đảng ta khẳng định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam là
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa:
A. Vì chúng ta đã có được những cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. Vì nó phù hợp với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

99
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Vì nó phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế phát triển của thời đại.
D. Cả 3 đều đúng.

100
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 8


NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT
TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 1: Tư tưởng dân chủ xuất hiện khi:


A. Có xã hội loài người.
B. Có nhà nước vô sản.
C. Có nhà nước.
D. Có đảng cộng sản.

Câu 2: Phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi:


A. Có xã hội loài người.
B. Có nhà nước vô sản.
C. Có nhà nước.
D. Có đảng cộng sản.

Câu 3: Nền dân chủ xuất hiện khi nào?


A. Ngay từ khi có xã hội loài người.
B. Khi có nhà nước vô sản.
C. Khi có nhà nước (khi xã hội có sự phân chia giai cấp).
D. Cả A, B và C.

Câu 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa xuất hiện lần đầu tiên ở nước:
A. Pháp.
B. Đức.
C. Nga.
D. Liên Xô.

Câu 5: Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khác với nền dân chủ
đã có trong lịch sử:
A. Là nền dân chủ rộng rãi không có giới hạn.
B. Là nền dân chủ của người lao động.

101
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Là nền dân chủ của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội.
D. Là nền dân chủ không có tính giai cấp.

Câu 6: Điều kiện để một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới có thể chuyển
biến thành cách mạng vô sản là:
A. Có sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân.
B. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, chuẩn bị những điều kiện thực
hiện chuyên chính vô sản.
C. Liên minh công nông được giữ vững và phát triển.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 7: Dân chủ với tư cách là một chế độ nhà nước thể hiện:
A. Quyền lực thuộc về giai cấp công nhân.
B. Quyền lực thuộc về giai cấp nông dân.
C. Quyền lực thuộc về giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.
D. Quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 8: Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp:
A. Công nhân.
B. Công nhân, nông dân.
C. Công nhân, nông dân và trí thức.
D. Công nhân, nông dân và nhân dân lao động.

Câu 9: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là:


A. Chế độ tư hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất.
B. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
C. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Chế độ quản lý và phân phối công bằng, hợp lý.

Câu 10: Nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân ra đời là ở nước:
A. Nga.
B. Pháp.

102
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Trung Quốc.
D. Anh.

Câu 11: Kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử là:
A. Nhà nước phong kiến.
B. Nhà nước chủ nô.
C. Nhà nước tư sản.
D. Nhà nước vô sản.

Câu 12: Kiểu nhà nước được V.I.Lênin gọi là nước “nửa nhà nước” là:
A. Nhà nước chủ nô.
B. Nhà nước phong kiến.
C. Nhà nước tư sản.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
A. Bạo lực trấn áp kẻ thù và tổ chức, xây dựng xã hội mới về mọi mặt.
B. Giành chính quyền và xây dựng lực lượng cách mạng.
C. Tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng và củng cố quyền lực chính trị.
D. Phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại.

Câu 14: Đặc trưng cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là:
A. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; Tính dân tộc sâu sắc và tính quốc tế rộng
rãi; Đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng cộng sản.
B. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; Tính tiên tiến và đạm đà bản sắc dân tộc; Đặt
dưới sự quản lý của bộ văn hoá và sự lãnh đạo của Đảng công sản..
C. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
D. Hệ tư tưởng cộng sản; Tính xã hội rộng rãi và tính nhân văn sâu sắc; Hoạt động
theo pháp luật.

Câu 15: Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và
văn hoá là:

103
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

A. Xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá trong
thời đại ngày nay.
B. Xuất phát từ sự đòi hỏi thay đổi phương thức sản xuất tinh thần.
C. Xuất phát từ yêu cầu: Văn hoá là mục tiêu và động lực của quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 16: Nội dung xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa bao gồm:
A. Phát triển giáo dục đào tạo; phát triển khoa học công nghệ; phát triển văn học
nghệ thuật; phát triển môi trường văn hoá.
B. Nâng cao dân trí; xây dựng con người mới; xây dựng lối sống mới; xây dựng
gia đình văn hoá.
C. Nâng cao dân trí; phát triển đời sống tinh thần; phổ cập giáo dục; mở rộng giao
lưu văn hoá.
D. Nâng cao đời sống tinh thần; nâng cao phẩm chất đạo đức; mở rộng tự do dân
chủ; nâng cao khả năng sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.

Câu 17: Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc là:
A. Các dân tộc đoàn kết; Các dân tộc được quyền tự trị; Các dân tộc có quyền
bình đẳng.
B. Các dân tộc ngang nhau về quyền và nghĩa vụ; Các dân tộc không bị kỳ thị;
Các dân tộc bình đẳng trước pháp luật.
C. Các dân tộc liên minh cách mạng; Các dân tộc được tự do mưu cầu hạnh
phúc; Các dân tộc đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; Liên hiệp
công nhân tất cả các dân tộc.

Câu 18: Trong các nội dung của quyền dân tộc tự quyết thì nội dung được coi là
cơ bản nhất, tiên quyết nhất là:
A. Tự quyết về chính trị.
B. Tự quyết về văn hoá.

104
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3
TRẮC NGHIỆM MÁC – LÊNIN

C. Tự quyết về kinh tế.


D. Tự quyết về lãnh thổ.

Câu 19: Các dân tộc phương Đông, yếu tố nào là cơ bản nhất để hình thành dân
tộc:
A. Do sự phát triển kinh tế.
B. Do yếu tố chính trị.
C. Do yêu cầu đoàn kết chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại
xâm.
D. Do sự phát triển và giao lưu văn hoá.

Câu 20: Sự tồn tại tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội là bởi các nguyên nhân về:
A. Nhận thức; Kinh tế; Tâm lý; Chính trị - xã hội; Văn hoá.
B. Tập quán; Mê tín dị đoan; Kinh tế; Văn hoá; Giao lưu quốc tế.
C. Dân trí; Truyền thống; Tư tưởng; Lợi ích; Thói quen.
D. Chính trị - xã hội; Nghèo khổ; Tập tục; Lễ giáo.

Câu 21: Trong chủ nghĩa xã hội cần phải:


A. Đấu tranh xoá bỏ tôn giáo.
B. Tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển.
C. Đảm bảo tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
D. Hạn chế sự phát triển của tôn giáo.

Tham gia Group Facebook để nhận Tài liệu CHUẨN nhất


https://www.facebook.com/groups/tailieu.hutech/

105
Bùi Phú Khuyên – 16DTHA3

You might also like