You are on page 1of 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM -CHƯƠNG 1 + I.

CHƯƠNG 2

Câu 1 : Triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý luận trực tiếp của:
A.Triết học Mác - Lênin
B. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Không có đáp án đúng

Câu 2: Trường phái triết học nào cho vận động là tuyệt đối, đứng im là tương
đối?
A. Chủ nghĩa duy vật tự phát
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII

Câu 3: Ở thời kì nào, đối tượng của triết học là các môn khoa học như cơ học,
toán học, vật lý học, thiên văn học, hóa học, sinh học, xã hội học, tâm lý học,
văn hóa học:
A. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại
B. Thời Trung cổ
C. Thời kỳ Phục hưng, cận đại.
D. Triết học cổ điển Đức

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác - Lênin là gì?
A. Những quy luật của thế giới nói chung
B. Những quy luật của tự nhiên
C. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy
D. Tất cả ý trên

Câu 5: Đâu là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch
sử triết học?
A. Phép biện chứng tự phát
B. Phép biện chứng duy tâm
C. Phép biện chứng duy vật
D. Phép biện chứng chủ quan
Câu 6: Tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người là quan
điểm nào?
A. Duy tâm khách quan
B. Duy vật
C. Duy vật chủ quan
D. Duy tâm

Câu 7: Triết học Mác-Lênin được hình thành và phát triển qua những thời kì
nào?
A. 3 thời kì: 1841 – 1844, 1844 – 1950 và 1850 – 1890
B. 3 thời kì: 1841 – 1845, 1845 – 1848 và 1848 – 1890
C. 3 thời kì: 1841 – 1844, 1844 – 1848 và 1848 – 1895
D. 3 thời kì: 1841 – 1844, 1844 - 1845 và 1845 - 1890

Câu 8: Vào cuối TK 18 - đầu thế kỷ 19, có 3 phát minh khoa học nổi bật nào là
tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác - Lênin?
A. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, bảng tuần hoàn hóa học
của Men-đê-lê-ép và thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn.
B. Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, học thuyết tiến hóa của Đac-
uyn và học thuyết tế bào.
C. Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn, học thuyết tiến hóa của Dac-uyn và
tiên đề Ơ-cờ-lít.
D. Học thuyết tế bào, tiên đề Ơ-cơ-lít và bảng tuần hoàn hó học của Men-đê-
lê-ép.

Câu 9: Thuật ngữ "triết học "là :


A. Có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ, nghĩa là khám phá (philos) Sự thông thái
(sophia).
B. Có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ, nghĩa là yêu thích (philos) Sự thông thái
(sophia).
C. C. Có nguồn gốc từ Latin cổ, nghĩa là yêu thích (philos) Sự thông thái
(sophia).
D. D. Có nguồn gốc từ Latin cổ, nghĩa là khám phá (philos) Sự thông thái
(sophia).

Câu 10: Vấn đề cơ bản của triết học là :


a. Vấn đề vật chất và Ý thức.
b. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và Ý thức.
c. Vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh.
d.vấn đề logic cú Pháp của ngôn ngữ.

Câu 11: Đặc điểm chung của các quan niệm triết học duy vật thời cổ đại là gì ?
a. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
b. Đồng nhất vật chất với vật thể.
c. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
d. Đồng nhất vật chất với Ý thức.

Câu 12 : Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng ?
a. Vật chất là nguyên tử.
b. Vật chất là nước.
c. Vật chất là đất, nước, lửa, không khí.
d. Vật chất là hiện thực khách quan.

Câu 13: Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào SAI?
a. Phương pháp biện chứng coi nguyên nhân của mọi biến đổi nằm ngoài
đối tượng.
b. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ
với nhau ,ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc nhau.
c. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến
đổi, nằm trong khuynh hướng chung và phát triển.
d. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức khoa học.

Câu 14: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là
quan điểm nào?
a. Duy vật.
b. Duy tâm chủ quan.
c. Duy tâm.
d. Nhị nguyên.

Câu 15: Về vấn đề cơ bản của triết học. Ph. Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn
của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa….với…..” . Hãy chọn từ thích hợp dưới đây điền vào dấu… để hoàn
thiện câu trên.
a. Ý thức – vật chất
b. Tư duy – tâm linh
c. Vật chất – tinh thần
d. Tư duy – tồn tại

Câu 16. Triết học Mác - Lênin do ai sáng lập và phát triển?
a. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
b. C.Mác và Ph.ăngghen
c. V.I.Lênin
d. Ph.Ăngghen

Câu 17: Nhất nguyên luận là gì?


A. Là học thuyết triết học chỉ thừa nhận một trong hai thực thể (vật
chất hoặc tinh thần) là nguồn gốc của thế giới, quyết định sự vận động của
thế giới
B. Là học thuyết triết học thừa nhận hai thực thể (vật chất và tinh thần) là
nguồn gốc của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới
C. Là học thuyết triết học thừa nhận ba thực thể (ý thức - vật chất - tinh
thần) là nguồn gốc của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới
D. Là học thuyết triết học khẳng định về nguyên tắc con người có thể hiểu
được bản chất của sự vật.

Câu 18: Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử:
A. Gồm 2 phép: Phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật
B. Gồm 3 phép: Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng tự biện, phép
biện chứng duy tâm
C. Gồm 4 phép: Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng tự biện, phép
biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật
D. Gồm 3 phép: Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật

Câu 19: Triết học là gì?


A. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
B. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội
C. Triết học là tri thức lý luận của con người về thế giới
D. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới
và vị trí của con người trong thế giới.
Câu 20: Trường phái triết học nào xem thường lý luận?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa kinh viện
C. Chủ nghĩa duy vậy siêu hình
D. Chủ nghĩa kinh nghiệm

Câu 21: Chức năng cơ bản của triết học?


A. Chức năng thế giới quan
B. Chức năng phương pháp luận chung nhất
C. Cả A & B đều đúng
D. Cả A & B đều sai

Câu 22: Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm?


A. Sự phân chia giai cấp và sự tách rời đối lập giữa lao động trí óc và lao
động tay chân trong xã hội có giai cấp đối kháng
B. Do hạn chế của nhận thức con người về thế giới quan
C. Cả A & B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 23: Nội dung cơ bản của thế giới quan bao gồm:
A. Vũ trụ quan ( triết học về giới tự nhiên)
B. Xã hội quan ( triết học về xã hội)
C. Nhân sinh quan
D. Cả A,B & C

Câu 24: Phép biện chứng của triết học Hêghen là:
A. Phép biện chứng duy tâm khách quan
B. Phép biện chứng duy tâm chủ quan
C. Phép biện chứng duy vật hiện đại
D. Phép biện chứng ngây thơ chất phác

Câu 25: Phép biện chứng cổ đại là:


A. Biện chứng duy tâm
B. Biện chứng chủ quan
C. Biện chứng duy vật khoa học
D. Biện chứng ngây thơ, chất phác

Câu 26: Sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình
thức thế giới quan sau: Triết học, tôn giáo, thần thoại
A. Tôn giáo, thần thoại, triết học
B. Thần thoại, tôn giáo, triết học
C. Triết học, tôn giáo, thần thoại
D. Thần thoại, triết học tôn giáo

Câu 27: Triết học ra đời từ đâu?


A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình
C. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người

Câu 28: Nhà triết học Hy Lạp cổ đại nào quan niệm vật chất là lửa?
A.Ta-lét
B.A-na-xi-men
C.Hê-ra-clit
D.Đê-mô-crít

Câu 29: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , vật chất là : 
A. Thực tại khách quan và chủ quan , được ý thức phản ánh
B. Tồn tại ở các dạng vật chất cụ thể, có thể cảm nhận được bằng các giác quan
C. Thực tại khách quan độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức
D. Thực tại khách quan không nhận thức được

Câu 30: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là ?


A. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người 
B. Là cái vốn có trong bộ óc con người 
C. Là quà tặng của Thượng đế
D. Sự phát triển của sản xuất

Câu 31: Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi :
A. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không ?
B.Vật chất và Ý thức,cái nào có trước ,cái nào có sau ,cái nào quyết định cái nào?
C. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và Ý thức như thế nào ?
D.vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại như thế nào?

Câu 32: Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:
A.Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không ?
B. Giữa vật chất và Ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào ?
C. Vật chất có tồn tại vĩnh viễn hay không ?
D. Vật chất tồn tại dưới những dạng nào ?

Câu 33: Nền “Triết học tự nhiên” đã đạt được thành tựu rực rỡ trong nền triết
học nào?
A. Triết học Trung Quốc cổ đại
B. Triết học Ấn Độ cổ đại
C. Triết học Hy Lạp cổ đại
D. Triết học cổ điển Đức

Câu 34: Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, song song với nhau thuộc về trường
phái triết học nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Nhất nguyên luận
D. Nhị nguyên luận
Câu 35: Điều kiện kinh tế xã hội cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển.
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập.
C. Trình độ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển.
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 36: Triết học ra đời trong điều kiện nào?


A. Xã hội phân chia thành giai cấp.
B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.
C. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp
lao động trí thức.
D. Xuất hiện giai cấp tư sản

Câu 37 : Đâu là đặc điểm của chủ nghĩa duy tâm?


A. Là thế giới quan của giai cấp thống trị và các lực lượng xã hội phản động
B. Liên hệ mật thiết với thế giới quan tôn giáo
C. Chống lại CNDV & KHTN
D. Tất cả những ý kiến trên đều đúng

Câu 38: Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?
A. Như một đối tượng vật chất cụ thể.
B. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định
C. Như một chỉnh thể thống nhất.
D. Các phương án trên đều đúng
E.
Câu 39: Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ và điện tử bác bỏ quan niệm triết
học nào về vật chất?
A. Quan niệm duy vật siêu hình về vật chất
B. Quan niệm duy tâm về vật chất
C. Quan niệm duy vật biện chứng về vật chất
D. Quan niệm duy tâm chủ quan

Câu 40: Phương pháp siêu hình thống trị triết học vào thời kì nào?
A. Thế kỉ XV - XVI
B. Thế kỉ XIX - XX
C. Thế kỉ XVII - XVIII
D. Thế kỉ XVIII - XIX
Câu 41: Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với khoa học là ở chỗ :
A. Chỉ ra quan niệm về vật chất của các nhà khoa học cụ thể là sai lầm
B. Giúp cho các nhà khoa học thấy được vật chất là vô hình, không thể nhìn thấy
bằng mắt thường
C. Định hướng cho sự phát triển của khoa học trong việc nghiên cứu về vật chất:
vật chất là vô cùng, vô tận, không sinh ra và không mất đi
D. Vật chất chỉ là phạm trù triết học

Câu 42: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là
quan điểm nào?
A. Duy vật
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy tâm
D. Nhị nguyên

Câu 43: Ý thức, ý niệm tuyệt đối sinh ra thế giới, đây là quan điểm gì?
A. Duy vật
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy tâm
D. Duy tâm khách quan.

Câu 44: Bản chất của ý thức là gì?


A. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo.
B. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
C. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời, tồn tại của
ý thức chịu sự chi phối không chỉ các quy luật tự nhiên mà còn của các quy luật
xã hội.
D. Cả A, B, C.
Câu 45: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?
A. Mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau.
B. Mối quan hệ biện chứng mà trong đó ý thức có trước vật chất có sau.
C. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động
mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
D. A và C.

You might also like