You are on page 1of 7

Câu 1. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên những tiền đề lý luận nào?

A. Triết học cổ điển Đức.


B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
D. Cả a, b và c.
Câu 2.Tiền đề lý luận trực tiếp của sự ra đời triết học Máclà gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Triết học cổ điển Đức.
C. Những thành tựu của khoa học tự nhiên.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
Câu 3.Những phát minh nào của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX là tiền đề của sự ra đời triết học Mác?
A. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa.
B. Thuyết tương đối
C. Thuyết nhật tâm.
D. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
Câu 4.Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời vào thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỷ XIX.
B. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
C. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
D. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
Câu 5.Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị.
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập.
C. Giai cấp tư sản đã trở nên bảo thủ.
D. Cả a và B.
Câu 6. Ai là người sáng lập và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. C.Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. C.Mác và Ph. Ăngghen.
D. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin.
Câu 7. Ai là người bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. C.Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. V.I. Lênin.
D. C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin.
Câu 8.Phát minh nào sau đây của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX là tiền đề của...
A. Thuyết tương đối
B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết nhật tâm.
D. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
Câu 9. Bộ phận lý luận nào giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận c...
A. Triết học Mác – Lênin.
B. Kinh tế chính trị học Mác – Lênin.
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Cả a, b và c.
Câu 10. Thành tựu nào sau đây không thuộc tiền đề lý luận trực tiếp của sự...
A. Triết học cổ điển ĐứC.
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
D. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của triết học...
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
B. Những quan điểm về vật chất, ý thức và mối quan giữa vật chất và ý thứC.
C. Lý luận về giá trị (giá trị lao động) và giá trị thặng dư.
D. Phép biện chứng duy vật.
Câu 12. Lựa chọn phương án đúng nhất về đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật.
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Câu 13. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
A. Vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
B. Vấn đề về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
C. Vấn đề về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
D. Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
Câu 14. Khía cạnh thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho
A. Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào?
B. Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
C. Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào?
D. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Câu 15. Khía cạnh thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi nào trong số các câu
A. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
B. Con người có khả năng chinh phục tự nhiên hay không?
C. Con người có tự do hay không?
D. Con người có khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội hay không?
Câu 16. Quan niệm nào sau đây là quan niệm duy vật?
A. Thừa nhận con người là sản phẩm sáng tạo của Thượng đế.
B. Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
C. Thừa nhận vật chất và ý thức là hai bản nguyên cùng song song tồn tại, không cái nào có trước, không
cái nào đóng vai trò quyết định.
D. Thừa nhận ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
Câu 17. Quan niệm nào sau đây là quan niệm duy tâm?
A. Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
B. Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
C. Thừa nhận ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
D. Thừa nhận vật chất và ý thức là hai bản nguyên cùng song song tồn tại, không cái nào có trước, không
cái nào đóng vai trò quyết định.
Câu 18. Triết học Mác- Lênin thuộc trường phái triết học nào?
A. Trường phái triết học nhất nguyên luận.
B. Trường phái triết học nhị nguyên luận.
C. Trường phái triết học bất khả tri luận.
D. Trường phái triết học vật hoạt luận.
Câu 19. Triết học là gì?
A. Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới khách quan.
B. Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về bản thân con người và vị trí của con người
trong thế giới đó.
C. Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của
con người trong thế giới đó.
D. Là hệ thống tri thức lý luận chung về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế
giới đó.
Câu 20. Hiểu thế giới quan là gì?
A. Là toàn bộ những hoạt động chinh phục, cải tạo tự nhiên của con người.
B. Là toàn bộ những hoạt động thực tiễn của con người.
C. Là toàn bộ những hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
D. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về
chính bản thân và cuộc sống của con người.
Câu 22.Nguồn tri thức nào sau đây được xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
A. Tri thức toán học.
B. Tri thức văn học.
C. Tri thức triết học.
D. Tri thức sử học.
Câu 24.Chủ nghĩa duy tâm khách quan khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan ở điểm nào?
A. Phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
B. Cho rằng tinh thần có trước, quyết định vật chất.
C. Coi yếu tố tinh thần có tính quyết định đối với thế giới vật chất là “thế giới ý niệm”, “ý niệm tuyệt
đối”.
D. Quan niệm “phức hợp cảm giác” quy định sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng.
Câu 25. Quan niệm nào sau đây thuộc về trường phái triết học nhị nguyên?
A. Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
B. Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
C. Thừa nhận vật chất và ý thức là hai bản nguyên cùng song song tồn tại, không cái nào có trước, không
cái nào đóng vai trò quyết định.
D. Thừa nhận ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
Câu 26. Căn cứ để phân biệt các nhà triết học duy tâm và duy vật là gì?
A. Địa vị xã hội của các nhà triết học.
B. Lời tuyên bố về lập trường của các nhà triết học.
C. Thái độ của các nhà triết học đối với các nền triết học.
D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Câu 27. Trong các quan niệm sau, quan niệm nào thuộc về triết học khả tri?
A. Con người không thể nhận thức được bản chất thế giới.
B. Con người không thể nhận thức được bản chất thế giới, nhưng có thể nhận thức được hi tượng của thế
giới.
C. Con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới.
D. Cảm giác là nguồn gốc của mọi tri thức, do đó, con người chỉ có thể nhận thức được cả của chính
mình.
Câu 28. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Lý giải khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
B. Lý giải sự hình thành cảu thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên,
là bản nguyên của thế giới.
C. Phản ánh đúng hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
D. Cả a và c
Câu 30. Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm thường bắt nguồn từ đâu?
A. Từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức.
B. Từ cách xem xét toàn diện các giai đoạn của quá trình nhận thức.
C. Từ chỗ cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn bất tử.
D. Từ chỗ cho rằng nhận thức là một quá trình biện chứng, sáng tạo.
Câu 32. Mặt hạn chế cơ bản của các quan niệm duy vật cổ đại về vật chất là gì?
A. Lấy thế giới để giải thích chính bản thân nó.
B. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể.
C. Đồng nhất vật chất với các thuộc tính của nó.
D. Xem bản nguyên của thế giới là cảm giác, ý thức hay lực lượng siêu tự nhiên.
Câu 34. Trong số các triết gia Hi Lạp cổ đại sau, ai là người cho rằng bản nguyên của thế giới là lửa?
A. Đêmô-crit.
B. Hêraclít
C. Talét
D. Anaximen
Câu 36. Trong số các triết gia Hi Lạp cổ đại sau, ai là người cho rằng bản nguyên của thế giới là không khí?
A. Đêmô-crit.
B. Hêraclít
C. Talét
D. Anaximen
Câu 38. Bước tiến mới trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật mácxít so với chủ nghĩa duy vật cũ
là gì?
A. Thừa nhận tính khách quan, vô tận, vĩnh vĩnh của vật chất.
B. Phủ nhận tính khách quan của vật chất.
C. Không đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của vật chất; tránh được sự nhầm lẫn vật chất với một
dạng cụ thể của vật chất.
D. Khẳng định vật chất có trư¬ớc, quyết định ý thức.
Câu 40. Dựa trên những thành tựu của khoa học ở thời đại mình, Ph.Ăngghen đã chia vận động thành mấy
hình thức cơ bản?
A. Hai hình thức (vận động tự nhiên, vận động xã hội).
B. Ba hình thức (vận động tự nhiên, vận động xã hội, vận động tư duy).
C. Bốn hình thức (vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội).
D. Năm hình thức (vận động cơ giới, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã
hội).
Câu 41. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
A. Thế giới tự nhiên tồn tại khách quan.
B. Lao động
C. Ngôn ngữ
D. Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc.
Câu 43. Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo chiều ngang thì ý thức bao gồm các yếu tố nào trong hệ thống các
yếu tố sau:
A. Cảm giác, tri giác, biểu tượng, phán đoán, suy luận.
B. Tri thức, tri giác, niềm tin, ý chí, biểu tượng.
C. Tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
D. Tri thức, cảm giác, biểu tượng, suy luận.
Câu 44. Theo quan niệm của triết học Mác - Lênin, phản ánh là gì?
A. Là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua
lại lẫn nhau giữa chúng.
B. Là khả năng nhớ lại và tác động trở lại của một dạng vật chất này đối với một dạng vật chất kháC.
C. Là khả năng nhớ lại, suy luận và tác động trở lại của một dạng vật chất này đối với một dạng vật chất
khác.
D. Là khả năng phản ứng lại của một dạng vật chất này đối với một dạng vật chất khác khi có sự tác động
qua lại giữa chúng.
Câu 46. Xét về mặt xã hội, sự ra đời của ý thức liên quan trực tiếp và được quyết định bởi những yếu tố nào?
A. Lao động và ngôn ngữ.
B. Học tập và lao động.
C. Văn hoá và đạo đức.
D. Văn hoá và ngôn ngữ.
Câu 47. Quan niệm nào sau đây không phải là quan niệm duy vật biện chứng?
A. Vận động gắn liền với vật thể và vận động đơn thuần chỉ là sự thay đổi vị trí của các vật thể trong
không gian.
B. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thuộc tính cố hữu của vật chất.
C. Vận động có nguồn gốc là mâu thuẫn vốn có của bản thân sự vật.
D. Vận động là sự biến đổi, quá trình diễn ra trong vũ trụ, từ sự thay đổi vị trí của các vật thể trong không
gian đến vận động của tư duy.
Câu 51. Chỉ ra quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong số các quan niệm sau:
A. Vận động là tương đối, đứng im là tuyệt đối.
B. Vận động là tương đối, đứng im là tương đối.
C. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
D. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tuyệt đối
Câu 55. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức tác động đến đời sống hiện thực như thế
nào?
A. Ý thức tự nó có thể làm thay đổi đời sống hiện thực.
B. Ý thức tác động đến đời sống hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn.
C. Ý thức tác động đến đời sống hiện thực thông qua hoạt động lý luận.
D. Ý thức không thể làm thay đổi đời sống hiện thực.
Câu 57. Bư¬ớc tiến mới trong quan niệm về nguồn gốc và bản chất ý thức của chủ nghĩa duy vật mácxít so với
chủ nghĩa duy vật cũ là gì?
A. Coi ý thức có nguồn gốc tự nhiên; ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất đặc biệt là não người.
B. Cho rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người.
C. Phủ nhận quan niệm cho rằng ý thức là cảm giác vốn có, chủ quan của con người.
D. Thấy được nguồn gốc xã hội của ý thức; khẳng định ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực
khách quan vào trong bộ não con ngư¬ời.
Câu 58.Chọn phương án đúng nhất về vật chất?
A. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác.
B. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con
người
C. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan có thể gây nên cảm giác ở con
người khi nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến giác quan cảu con người.
D. Cả a, b và c.
Câu 60.Cơ sở cảu nguyên tắc: tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn là gì?
A. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chấtvật chất của thế giới, bản chất năng động
sáng tạo cảu ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
B. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, phương thức và hình thức tồn tại của vật
chất.
C. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.
D. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới.
Câu 62.Trong số những quan niệm sau, đâu là quan niệm của chủ nghĩa duy vật về ý thức?
A. Ý thức là “sự mách bảo của thần linh, thư¬ợng đế.”
B. Ý thức là “sự hồi t¬ưởng về những cái có sẵn, có trước, không liên quan đến thế giới vật chất”.
C. Ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
D. Ý thức là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất và gắn liền với hoạt động của bộ não con người
Câu 64. Quan niệm nào sau đây thể hiện đúng đắn nhất bản chất của ý thức?
A. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
B. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; là hình ảnh tinh thần, hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
C. Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan.
D. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
Câu 66. Xác định quan niệm duy vật biện chứng về tính sáng tạo của ý thức?
A. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết
quả bao giờ cũng là những khách thể vật chất.
B. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết
quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần.
C. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết
quả bao giờ cũng là những khách thể vật chất và khách thể tinh thần.
D. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết
quả bao giờ cũng là chủ thể nhận thức.
Câu 68. Trong các yếu tố tạo thành ý thức, yếu tố nào là quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức?
A. Tri thức
B. Tình cảm.
C. Ý chí.
D. Niềm tin.
Câu 70: “Cái riêng – Cái chung”, “Nguyên nhân – Kết quả”, “Tất nhiên – Ngẫu nhiên”, “Nội dung - Hình
thức”, “Bản chất - Hiện tượng”, “Khả năng – Hiện thực” đó là các… của triết học Mác – Lênin.
A. Cặp phạm trù
B. Cặp khái niệm
C. Thuật ngữ cơ bản
D. Cặp phạm trù cơ bản

You might also like