You are on page 1of 48

ĐỀ THAM KHẢO

(tất cả các môn Lý luận Chính trị)


Phần 1. Lịch sử Triết học
Câu 1. Triết học được ra đời từ khi nào?
A. Khi con người có những thắc mắc về thế giới
B. Khi con loài vượn cổ tiến hoá thành loài người
C. Khi con người có trí thông minh
D. Khi con người bắt đầu sử dụng công cụ lao động
Câu 2. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
A. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức, con người và tự nhiên
B. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất, con người và tự nhiên
C. Mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, ý thức và vật chất, con người và tự nhiên
D. Mối quan hệ giữa tư duy và ý thức, tồn tại và vật chất, tự nhiên và con người
Câu 3. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
A. 1 mặt
B. 2 mặt
C. 3 mặt
D. 4 mặt
Câu 4. Quan điểm cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau thuộc trường phái triết
học nào?
A. Chủ nghĩa duy lí
B. Chủ nghĩa duy thực
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa duy tâm
Câu 5. Quan điểm cho rằng vật chất có sau, ý thức có trước thuộc trường phái triết
học nào?
A. Chủ nghĩa duy lí
B. Chủ nghĩa duy thực
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa duy tâm
Câu 6. Nhà triết học Hegel thuộc thời kì triết học nào?
A. Triết học cổ điển Đức
B. Triết học Tây Âu phục hưng cận đại
C. Triết học hiện đại phương Tây
D. Triết học khai sáng Pháp
Câu 7. Trường phái Yoga thuộc thời khì triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
B. Triết học Ấn Độ cổ đại
C. Triết học Babilon cổ đại
D. Triết học Trung Hoa cổ đại
Câu 8. Chủ nghĩa thực dụng xuất phát từ quốc gia nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Trung Quốc
Câu 9. Tư tưởng triết học thời kì “đêm trường trung cổ” dựa trên yếu tố nào?
A. Tư tưởng của nhà nước trung cổ
B. Tư tưởng của Hồi giáo
C. Tư tưởng của Minh chủ võ lâm
D. Tư tưởng Thiên chúa giáo
Câu 10. Chính trị ra đời từ khi nào?
A. Khi xã hội phân chia thành giai cấp
B. Khi xã hội xuất hiện tiền tệ
C. Khi xã hội xuất hiện mâu thuẫn
D. Khi xã hội có nhà nước
Câu 11. Giai cấp xuất hiện khi nào?
A. Khi xã hội xuất hiện loài người
B. Khi xã hội xuất hiện sự phân chia giàu nghèo
C. Khi xã hội xuất hiện mâu thuẫn
D. Khi xã hội có nhà nước
Câu 12. Cơ sở của sự xuất hiện chính trị là gì?
A. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
B. Giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
C. Giai cấp và kinh tế
D. Đấu tranh giai cấp và xuất hiện nhà nước
Câu 13. Hoạt động sản xuất đầu tiên của con người là gì?
A. Săn bắt, hái lượm
B. Săn bắn, nấu chín thức ăn
C. Làm đồ trang sức bằng đá
D. Trồng trọt và chăn nuôi
Câu 14. Sự phân chia giàu nghèo trong xã hội có giai cấp dựa trên yếu tố nào?
A. Sự chiếm hữu
B. Sự giàu có
C. Sự dư thừa
D. Sự mâu thuẫn
Câu 15. Khổng Tử là nhà triết học gắn liền với học thuyết gì?
A. Vô Vi
B. Chính Danh
C. Đạo giáo
D. Tam quyền phân lập
Câu 16. Học thuyết nào cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Nhị nguyên luận
C. Khả tri luận
D. Bất khả tri luận
Câu 17. Học thuyết nào cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế
giới?
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Nhị nguyên luận
C. Khả tri luận
D. Bất khả tri luận
Câu 18. Galile từng bị chính quyền thời kì trung cổ tử hình vì ông đưa ra học
thuyết gì?
A. Thuyết nhật tâm
B. Thuyết địa tâm
C. Thuyết vạn vật hấp dẫn
D. Thuyết tiến hoá
Câu 19. Vì sao Phật giáo được xem là trường phái không chính thống ở Ấn Độ thời
kì cổ đại?
A. Vì Phật giáo chưa có quan điểm rõ ràng
B. Vì Phật giáo đi ngược lại với đạo Bà la môn
C. Vì Phật giáo không phải là tôn giáo
D. Vì Phật giáo đề cao tính thiện
Câu 20. Khổng từ cho rằng bậc trượng phu trong xã hội phải xây dựng tiêu chuẩn
gì?
A. Tam cương ngũ luân.
B. Tam tòng tứ đức
C. Tam cương ngũ thường
D. Tứ đức
Câu 21. Khổng tử cho rằng bậc nữ nhi trong xã hội phải xây dựng tiêu chuẩn gì?
A. Tam cương ngũ luân.
B. Tam cương tứ đức
C. Tam cương ngũ thường
D. Tam tòng tứ đức
Câu 22. Quan điểm về Tam tòng của trượng phu theo học thuyết Nho giáo là gì?
A. Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
B. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
C. Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ
D. Tài – Trí – Đức
Câu 23. Quan điểm về Tam tòng của phụ nữ theo học thuyết Nho giáo là gì?
A. Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
B. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
C. Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ
D. Tài – Trí – Đức
Câu 24. Theo quan điểm của Nho giáo, người nam nhi trong xã hội phài xây dựng
đức tính nào để trở thành đại nhân?
A. Nhân - Lễ - Danh – Trí - Tín
B. Lễ - Uy – Nhân – Tín – Nghĩa
C. Nhân - Lễ - Nghĩa – Trí - Tín
D. Lễ - Nghĩa – Trung – Tín – Trí
Câu 25. Học thuyết nào đã khiến Platon trở thành một nhà duy tâm?
A. Thuyết địa tâm
B. Thuyết dòng chảy
C. Ý niệm tuyệt đối
D. Ý niệm
Phần 2. Triết học
Câu 1. Chức năng cơ bản của triết học là gì?
A. Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận chung nhất
B. Chức năng thế giới quan và chức năng nhận thức thực tiễn
C. Chức năng phương pháp luận và chức năng nhận thức luận
D. Chức năng lí luận và thực tiễn
Câu 2. Trong xã hội có giai cấp, triết học…..
A. Cũng có tính giai cấp.
B. Không có tính giai cấp.
C. Chỉ triết học phương tây mới có tính giai cấp.
D. Tùy từng học thuyết cụ thể.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây mang tính chất duy tâm lịch sử?
A. Quan hệ sản xuất mang tính chất vật chất.
B. Yếu tố kinh tề quyết định lịch sử.
C. Sự vận động, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con
người quyết định.
D. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử.
Câu 4. Quan điểm của Kant: “vẻ đẹp không có trên đôi má hồng của người phụ nữ
mà có trong đôi mắt của kẻ si tình” thuộc trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Câu 5. Quan điểm của Talet “bản nguyên của thế giới là nước” thuộc trường phái
triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 6. Quan điểm của Hecralit “bản nguyên của thế giới là lửa” thuộc trường phái
triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 7. Quan điểm của Democrit “bản nguyên của thế giới là nguyên tử” thuộc
trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 8. Quan điểm của Anaximan “bản nguyên của thế giới là Aperon” thuộc
trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 9. Quan điểm của Hegel “thế giới bắt nguồn từ ý niệm và trở thành ý niệm
tuyệt đối” thuộc trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 10. Quan điểm của chủ nghĩa Mác “con người là tổng hoà các mối quan hệ
của xã hội” thuộc trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phát.
Câu 11. Phép biện chứng thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại là gì?
A. Biện chứng duy tâm.
B. Biện chứng ngây thơ, chất phác.
C. Biện chứng duy vật khoa học.
D. Biện chứng chủ quan.
Câu 12. Phép biện chứng của Hegel là gì?
A. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.
B. Phép biện chứng duy vật hiện đại.
C. Phép biện chứng ngây thơ chất phác.
D. Phép biện chứng duy tâm khách quan.
Câu 13. Phoibach là nhà triết học thuộc trường pháo nào?
A. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.
B. Phép biện chứng duy vật siêu hình.
C. Phép biện chứng duy vật biện chứng.
D. Phép biện chứng duy tâm khách quan.
Câu 14. Ai là người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Mác
B. Mác và Ăngghen
C. Mác, Ăngghen và Lênin
D. Mác và Lênin
Câu 15. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác?
A. Hồ Chí Minh
B. Mác và Ăngghen
C. Mác, Ăngghen và Lênin
D. Lênin
Câu 16. Định nghĩa nào sau đây nói đúng về chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác, Ăngghen và sự phát
triển của Lênin; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng
nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, tiến tới giải phóng nhân loại; là thế giới
quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
B. Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác - Lênin; là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp
bức bóc lột, tiến tới giải phóng nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ
biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
C. Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác, Ăngghen và sự phát
triển của Lênin; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng
nông dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, tiến tới giải phóng nhân loại; là thế giới
quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
D. Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác, Ăngghen và sự phát
triển của Lênin; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng
công nhân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, tiến tới giải phóng nhân loại; là thế
giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng.
Câu 17. Có bao nhiêu bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. 1 bộ phận
B. 2 bộ phận
C. 3 bộ phận
D. 4 bộ phận
Câu 18. Đâu không phải là bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Bộ phận lí luận triết học
B. Bộ phận lí luận kinh tế - chính trị
C. Bộ phận lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Bộ phận lí luận chủ nghĩa cộng sản
Câu 19. Đâu không phải là bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Bộ phận lí luận triết học
B. Bộ phận lí luận kinh tế - chính trị
C. Bộ phận lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Bộ phận lí luận thực tiễn
Câu 20. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” do ai viết ra?
A. Mác và Ăngghen
B. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh
Câu 21. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” do ai
viết ra?
A. Mác và Ăngghen
B. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh
Câu 22. Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” do ai viết ra?
A. Mác và Ăngghen
B. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh
Câu 23. Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” do ai viết ra?
A. Mác và Ăngghen
B. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh
Câu 24. Tác phẩm “Chống-Đuyrinh” nằm trong bộ phận lí luận nào?
A. Bộ phận lí luận triết học
B. Bộ phận lí luận kinh tế - chính trị
C. Bộ phận lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Đó là tác phẩm kêu gọi đấu tranh của giai cấp công nhân
Câu 25. Tác phẩm “Tư Bản Luận” nằm trong bộ phận lí luận nào?
A. Bộ phận lí luận triết học
B. Bộ phận lí luận kinh tế - chính trị
C. Bộ phận lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Đó là tác phẩm của giai cấp tư bản
Câu 26. Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” nằm trong bộ phận lí luận nào?
A. Bộ phận lí luận triết học
B. Bộ phận lí luận kinh tế - chính trị
C. Bộ phận lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Đó là tác phẩm của giai cấp tư bản
Câu 27. Có mấy tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. 1 tiền đề
B. 2 tiền đề
C. Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa tự phát
D. 3 tiền đề
Câu 28. Tư tưởng Mác – Ăngghen ra đời trong giai đoạn nào?
A. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn tư bản độc quyền
B. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn cách mạng lật đỗ
C. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn rụi tàn
D. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn tự do cạnh tranh
Câu 29. Tư tưởng Lênin ra đời trong giai đoạn nào?
A. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn tư bản độc quyền
B. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn cách mạng lật đỗ
C. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn rụi tàn
D. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn tự do cạnh tranh
Câu 30. Các phong trào nào sau đây là tiền đề kinh tế - hội cho sự ra đời chủ nghĩa
Mác?
A. Phong trào Hiến Chương, phong trào Duy Tân
B. Phong trào Hiến Chương, khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi Nghĩa Xiledi, phong trào Hiến Chương
D. Công xã Pari, Phong trào Cần Vương
Câu 31. Phong trào nào của giai cấp công nhân đánh dấu từ tự phát sang tự giác?
A. Khởi nghĩa Xiledi
D. Phong trào Hiến Chương
C. Cách mạng tháng 8/1945
D. Công xã Paris
Câu 32. Nhận định nào sau đây đúng về “Công xã Paris”?
A. Là phong trào mang tính chất tự phát
B. Là phong trào thắng lợi đầu tiên của giai cấp công nhân
C. Là phong trào có sự xuất hiện của vũ trang
D. Là phong trào có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Câu 33. Cách mạng tháng 10 Nga diễn ra vào thời gian nào?
A. 10/1917
B. 11/1917
C. 12/1917
D. 1/1018
Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng về Cách mạng tháng 10 Nga?
A. Cách mạng tháng 10 Nga đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới
B. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện
thực
C. Cách mạng tháng 10 Nga là phong trào do Đảng Cộng sản Xô Viết lãnh đạo
D. Cách mạng tháng 10 Nga là thắng lợi dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
khoa học
Câu 35. Nhận định nào sau đây không đúng về Cách mạng tháng 10 Nga?
A. Cách mạng tháng 10 Nga đã làm thay đổi cục diện kinh tế - xã hội thế giới
B. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện
thực
C. Cách mạng tháng 10 Nga là phong trào do Đảng Cộng sản Xô Viết lãnh đạo
D. Cách mạng tháng 10 Nga là thắng lợi là cơ sở để các quốc gia thuộc địa giành
độc lập
Câu 36. Các nhà triết học cổ điển Đức nào đã được Mác – Ăngghen kế thừa trong
tư tưởng triết học của mình?
A. Hegel và Phoiobach
B. Hegel và Xanhximông
C. Phoiobach và Phuriê
D. Kant và Adam Smith
Câu 37. Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh nào được Mác – Ăngghen kế thừa
trong tư tưởng triết học của mình?
A. Ricardo và Phuriê
B. William Petty và Adam Smith
C. Hegel và Phoiobach
D. Kant và Adam Smith
Câu 38. Nhà tư tưởng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Xanh Ximông
B. Mác
C. Galilê
D. Ricardo
Câu 39. Nhà tư tưởng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Phuriê
B. Mác
C. Hecralit
D. Ricardo
Câu 40. Luật “Công xưởng nhân tạo” là của ai?
A. Phuriê
B. Lênin
C. Ooen
D. Hegel
Câu 41. Thuyết tế bào cho rằng….
A. Sự sống bắt nguồn từ nguyên tử
B. Sự sống bắt nguồn từ tế bào sống
C. Sự sống bắt nguồn từ thượng đế
D. Sự sống bắt nguồn từ sự tiến hoá
Câu 42. Các nhà triết học duy tâm cho rằng….
A. Sự sống bắt nguồn từ nguyên tử
B. Sự sống bắt nguồn từ tế bào sống
C. Sự sống bắt nguồn từ thế lực siêu nhiên
D. Sự sống bắt nguồn từ sự tiến hoá
Câu 43. Quan điểm cho rằng “con người là do thượng đế tạo ra” thuộc trường phái
nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa duy vật
C. Chủ nghĩa nhị nguyên
D. Chủ nghĩa vô thần
Câu 44. Quan điểm cho rằng “con người là do sự tiến hoá lâu dài” thuộc trường
phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa hữu thần
C. Chủ nghĩa vô thần
D. Chủ nghĩa không thần
Câu 45. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản
diễn ra ở giai đoạn nào?
A. 1818-1844
B. 1844-1848
C. 1848-1895
D. 1895-1924
Câu 46. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử diễn ra ở thời gian nào?
A. 1818-1844
B. 1844-1848
C. 1848-1895
D. 1895-1924
Câu 47. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học diễn ra
thời gian nào?
A. 1818-1844
B. 1844-1848
C. 1848-1895
D. 1895-1924
Câu 48. Lênin phát triển triết học Mác trong giai đoạn nào?
A. 1818-1844
B. 1844-1848
C. 1848-1895
D. 1895-1924
Câu 49. Nhận định nào sau đây không đúng về thế giới quan huyền thoại?
A. Con người có thể tin hoặc không tin
B. Niềm tin thay đổi theo thời gian
C. Được truyền miệng từ người này sang người khác
D. Mang tính chất lí thuyết mơ hồ
Câu 50. Nhận định nào sau đây không đúng về thế giới quan huyền thoại?
A. Con người có thể tin hoặc không tin
B. Niềm tin thay đổi theo thời gian
C. Được truyền miệng từ người này sang người khác
D. Được chứng thực bởi cuộc sống thường ngày
Câu 51. Nhận định nào sau đây không đúng về thế giới quan tôn giáo?
A. Bắt buộc người theo tôn giáo phải tin
B. Giáo dục đạo đức, hướng con người đến cái thiện
C. Ảnh hưởng vượt ngoài khuôn khổ quốc gia, dân tộc
D. Được chứng thực bởi cuộc sống thường ngày.
Câu 52. Nhận định nào sau đây không đúng về thế giới quan tôn giáo?
A. Bắt buộc người theo tôn giáo phải tin
B. Giáo dục đạo đức, hướng con người đến cái thiện
C. Ảnh hưởng vượt ngoài khuôn khổ quốc gia, dân tộc
D. Được truyền bá thông qua bài học trên sách vở
Câu 53. Chủ nghĩa duy vật có bao nhiêu hình thức?
A. 1 hình thức
B. 2 hình thức
C. 3 hình thức
D. 4 hình thức
Câu 54. Đâu không phải là hình thức của chủ nghĩa duy vật?
A. Chủ nghĩa duy vật chất phát
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật khách quan
Câu 55. Chủ nghĩa duy vật ngây thơ chất phác bắt nguồn từ thời kì triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
B. Triết học Tây Âu trung cổ
C. Triết học cổ điển Đức
D. Triết học phương Tây hiện đại
Câu 56. Chủ nghĩa duy tâm phát triển rực rỡ ở thời kì triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
B. Triết học Tây Âu trung cổ
C. Triết học cổ điển Đức
D. Triết học phương Tây hiện đại
Câu 57. Chủ nghĩa kinh viện phát triển ở thời kì triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
B. Triết học Tây Âu trung cổ
C. Triết học cổ điển Đức
D. Triết học phương Tây hiện đại
Câu 58. Chủ nghĩa cấu trúc phát triển ở thời kì triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
B. Triết học Tây Âu trung cổ
C. Triết học cổ điển Đức
D. Triết học phương Tây hiện đại
Câu 59. Học thuyết ngũ hành cho rằng thế giới bắt nguồn từ những yếu tố nào?
A. Kim-Thuỷ-Mộc-Hoả-Thổ
B. Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ
C. Thổ-Thuỷ-Mộc-Hoả Kim
D. Thuỷ-Thổ-Kim-Mộc-Hoả
Câu 60. Ngũ hành vận động theo quy luật nào?
A. Tương thân – Tương ái
B. Tương sinh – Tương Khắc
C. Thương sinh – Thương Khắc
D. Vạn vật hoá sinh
Câu 61. Trong thuyết ngũ hành, Kim sinh và khắc gì?
A. Sinh Thuỷ, khắc Thổ
B. Sinh Thuỷ, khắc Hoả
C. Sinh Thuỷ, khắc Hoả và Mộc
D. Sinh Thổ, khắc Thuỷ và Hoả
Câu 62. Lửa theo quan điểm của Hercalit là gì?
A. Lửa trời
B. Lửa thần
C. Lửa Tiên
D. Lửa Thiêng
Câu 63. Democrit cho rằng bản nguyên của thế giới là gì?
A. Đất
B. Nước
C. Lửa
D. Nguyên tử
Câu 64. Định nghĩa vật chất của Lênin được nêu ra trong tác phẩm nào?
A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
B. Biện chứng của tự nhiên
C. Bút kí triết học
D. Ngày mười tám tháng sương mù của Louis Bonaparte
Câu 65. Nhận định nào sau đây không đúng về định nghĩa vật chất của Lênin
A. Vật chất là khái niệm rất rộng, rất bao quát về toàn bộ sự vật hiện tượng trong
thế giới khách quan
B. Vật chất có thể tác động đến các giác quan của con người
C. Con người hoàn toàn có khả nhận nhận biết được thế giới vật chất
D. Vật chất tồn tại một cách chủ quan
Câu 66. Nhận định nào sau đây không đúng về định nghĩa vật chất của Lênin
A. Vật chất là khái niệm rất rộng, rất bao quát về toàn bộ sự vật hiện tượng trong
thế giới khách quan
B. Tất cả các sự vật đều là vật chất
C. Con người hoàn toàn có khả nhận nhận biết được thế giới vật chất
D. Vật chất tồn tại một cách khách quan
Câu 67. Nhận định nào sau đây không đúng về định nghĩa vật chất của Lênin
A. Vật chất là khái niệm rất rộng, rất bao quát về toàn bộ sự vật hiện tượng trong
thế giới khách quan
B. Vật chất có thể tác động đến các giác quan của con người
C. Con người chưa có khả nhận nhận biết được thế giới vật chất
D. Vật chất tồn tại một cách khách quan
Câu 68. Nhận định nào sau đây đúng về định nghĩa vật chất của Lênin
A. Vật chất chỉ tồn tại ở lĩnh vực tự nhiên, xã hội
B. Vật chất có thể tác động đến các giác quan của con người
C. Con người sẽ có khả nhận nhận biết được thế giới vật chất
D. Vật chất tồn tại một cách chủ quan
Câu 69. Cây viết có phải là vật chất hay không?
A. Không
B. Có
C. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp
D. Lúc có lúc không
Câu 70. Cuốn tập có phải là vật chất hay không?
A. Không
B. Có
C. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp
D. Lúc có lúc không
Câu 71. Cái bàn có phải là vật chất hay không?
A. Không
B. Có
C. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp
D. Lúc có lúc không
Câu 72. Vật chất tồn tại ở những lĩnh vực nào?
A. Tự nhiên, chính trị và xã hội
B. Xã hội và tư duy
C. Tự nhiên, xã hội và tư duy
D. Xã hội, kinh tế và chính trị
Câu 73. Hình thức tồn tại của vật chất là gì?
A. Không gian và vận động
B. Vận động và thời gian
C. Không gian và thời gian
D. Thời gian
Câu 74. Phương thức tồn tại của vật chất là gì?
A. Không gian
B. Vận động
C. Không gian và thời gian
D. Thời gian
Câu 75. Định nghĩa vận động được nêu trong tác phẩm nào?
A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
B. Biện chứng của tự nhiên
C. Bút kí triết học
D. Ngày mười tám tháng sương mù của Louis Bonaparte
Câu 76. Có mấy hình thức vận động của vật chất?
A. 3 hình thức
B. 4 hình thức
C. 5 hình thức
D. 6 hình thức
Câu 77. Hình thức vận động cao nhất của vật chất là gì?
A. Vận động vật lí
B. Vận động hoá học
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 78. Hình thức vận động thấp nhất của vật chất là gì?
A. Vận động vật lí
B. Vận động hoá học
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 79. Hình thức vận động tương đối của vật chất là gì?
A. Vận động vật lí
B. Vận động đứng im
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 80. Sự phân rã phóng xạ là hình thức vận động nào?
A. Vận động vật lí
B. Vận động đứng im
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 81. Cho phản ứng alcl3 + naoh-> naalo2 + 2H2O. Phản ứng trên thuộc hình
thức vận động nào của vật chất?
A. Vận động vật lí
B. Vận động hoá học
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 82. Cho phản ứng 2Al + 6H2SO4 đặc -> Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O, Phản
ứng trên thuộc hình thức vận động nào của vật chất?
A. Vận động vật lí
B. Vận động hoá học
C. Vận động cơ giới
D. Vận động xã hội
Câu 83. Quan điểm “Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hoá tự sự tự vận
động của ý niệm tuyệt đối” thuộc lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.
Câu 84. “Điểm xuất phát của…..là: sự khẳng định những sự vật và hiện tượng của
tự nhiên đều bao gồm những mây thuẫn vốn có của chúng”, chỗ trống trên là gì?
A. Phép siêu hình.
B. Phép biện chứng.
C. Phép biện chứng duy tâm.
D. Phép biện chứng duy vật.
Câu 85. “Phép siêu hình đẩy lùi được……nhưng chính nó lại bị phép biện chứng
hiện đại phủ định”, chỗ trống trên là gì?
A.. Phép biện chứng duy tâm.
B. Phép biện chứng cổ đại.
C. Chủ nghĩa duy tâm.
D. Chủ nghĩa duy vật.
Câu 87. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây
là sai?
A. Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào đầu óc con người.
B. Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực
khách quan vào trong đầu óc con người dựa trên cơ sở thực tiễn.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận nhận thức là quá trình phản ánh sáng
tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận nhận thức bao gồm ba giai đoạn tư
duy.
Câu 88. Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất
của nhận thức?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Câu 89. Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa
phạm trù thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ những ........... Có mục đích mang tính
lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội".
A. Hoạt động.
B. Hoạt động vật chất
C. Hoạt động có mục đích
D. Hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
Câu 90. Hoạt động nào sau đây là hoạt động thực tiễn
A. Mọi hoạt động vật chất của con người
B. Hoạt động tư duy sáng tạo ra các ý tưởng
C. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học.
D. Hoạt động học tập
Câu 91 Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định đến các hình thức khác
là hình thức nào?
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động chính trị xã hội.
C. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học.
D. Hoạt động tình nguyện xã hội
Câu 92. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tiêu chuẩn chân lý
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tuyệt đối
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tương đối vừa có tính chất
tuyệt đối.
D. Thực tiễn là mục đích của chân lý
Câu 93. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật
lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?
A. Nhận thức lý tính
B. Nhận thức khoa học
C. Nhận thức lý luận
D. Nhận thức cảm tính
Câu 94. Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào?
A. Kiểm nghiệm thực tiễn
B. Cảm giác, tri giác và khái niệm
C. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
D. Khái niệm, phán đoán và suy luận
Câu 95. Nhận thức lí tính được thực hiện dưới các hình thức nào?
A. Kiểm nghiệm thực tiễn
B. Cảm giác, tri giác và khái niệm
C. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
D. Khái niệm, phán đoán và suy luận
Câu 96. Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất của
các sự vật được gọi là giai đoạn nhận thức nào?
A. Nhận thức cảm tính
B. Nhận thức lý tính
C. Nhận thức kinh nghiệm
D. Kiểm nghiệm thực tiễn
Câu 97. Khái niệm là hình thức nhận thức của giai đoạn nào?
A. Nhận thức cảm tính.
B. Nhận thức lý tính
C. Nhận thức kinh nghiệm
D. Kiểm nghiện thực tiễn
Câu 98. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cảm giác là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan".
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy vậy ngây thơ
Câu 99. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây
là sai?
A. Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn
B. Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái bản chất với cái không bản chất
C. Nhận thức cảm tính phản ánh sai sự vật
D. Nhận thức cảm tính chưa phản ánh đầy đủ và sâu sắc sự vật.
Câu 100. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây
là sai?
A. Nhận thức lý tính phản ánh những mối liên hệ chung, bản chất của sự vật.
B. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật sâu sắc, đầy đủ và chính xác hơn nhận thức
cảm tính.
C. Nhận thức lý tính luôn đạt đến chân lý không mắc sai lầm.
D. Nhận thức lý tính luôn phải thực sự lí trí
Câu 101. Luận điểm: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý,
nhận thức thực tại khách quan" của nhà triết học nào?
A. Phoiobach
B. Lênin
C. Hegel
D. Mác
Câu 102. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây
là sai?
A. Chân lý có tính khách quan
B. Chân lý có tính tương đối
C. Chân lý có tính trừu tượng
D. Chân lý có tính cụ thể
Câu 103. Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc nào?
A. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
B. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp
C. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy
D. Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức
Câu 104. Tác phẩm nào được coi là đánh dấu sự chín muồi của chủ nghĩa duy vật
về lịch sử?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Bản thảo kinh tế triết học 1844
C. Sự khốn cùng của triết học
D. Luận cương về Phoiobach
Câu 105. Định nghĩa ý thức nào sau đây đúng?
A. Ý thức là hình ảnh của thế giới chủ quan
B. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
C. Ý thức là cái chủ khách quan của đầu óc con người
D. Ý thức là cái chủ quan của khách quan trong thế giới khách quan
Câu 106. Hình ảnh mà ta nhớ lại mỗi khi suy nghĩ về nó là hình ảnh gì?
A. Hình ảnh khách quan
B. Hình ảnh chủ động
C. Hình ảnh chủ quan
D. Hình ảnh khách thể
Câu 107. Ý thức có bao nhiêu nguồn gốc?
A. 1 nguồn gốc
B. 2 nguồn gốc
C. 3 nguồn gốc
D. 4 nguồn gốc
Câu 108. Đâu là nguồn gốc tự nhiên của ý thức?
A. Lao động
B. Ngôn ngữ
C. Con người
D. Bộ não
Câu 109. Đâu là nguồn gốc quan trọng nhất của ý thức?
A. Lao động
B. Ngôn ngữ
C. Xã hội
D. Bộ não
Câu 110. Đâu là nguồn gốc xã hội của ý thức?
A. Lao động và ngôn ngữ
B. Kinh tế
C. Con người
D. Bộ não
Câu 111. Rìu đá là sản phẩm…..của ý thức?
A. Sáng tạo
B. Làm ra
C. Khách quan
D. Công cụ lao động
Câu 112. Chữ viết là sản phẩm…..của ý thức?
A. Làm ra
B. Khách quan
C. Sáng tạo
D. Công cụ giao tiếp
Câu 113. Con hổ đi kiếm ăn có phải là lao động không?
A. Có vì nó bỏ công sức đi kiếm ăn
B. Không
C. Tuỳ vào nhận định của từng người
D. Không xác định được
Câu 114. Động vật có ngôn ngữ không?
A. Có
B. Tuỳ thuộc vào nhận định từng người
C. Không
D. Không xác định được
Câu 115. Con gà đi kiếm ăn có phải là lao động không?
A. Có vì nó bỏ công sức đi kiếm ăn
B. Không
C. Tuỳ vào nhận định của từng người
D. Không xác định được
Câu 116. Con báo đi kiếm ăn có phải là lao động không?
A. Có vì nó bỏ công sức đi kiếm ăn
B. Không
C. Tuỳ vào nhận định của từng người
D. Không xác định được
Câu 117. Con Vẹt nói chuyện có phải là ngôn ngữ không?
A. Có
B. Tuỳ thuộc vào nhận định từng người
C. Không
D. Không xác định được
Câu 118. Công cụ lao động được con người sáng tạo ra từ khi nào?
A. Khi con người hái lượm
B. Khi con người bắt thú
C. Khi săn bắt thành săn bắn
D. Khi con người phát triển trí não
Câu 119. Lao động giúp con người phát triển gì về mặt sinh học?
A. Sáng tạo công cụ lao động
B. Phát triển xã hội loài người
C. Thoát khỏi cuộc sống hang động
D. Giải phóng tay chân, dáng đi
Câu 120. Bản chất của ý thức là gì?
A. Phản ánh năng động sáng tạo
B. Phản ánh thế giới khách quan
C. Phản ánh thế giới
D. Phản ánh thực tiễn
Câu 121. Vật chất và ý thức có mối quan hệ gì?
A. Siêu hình
B. Biện chứng
C. Phụ thuộc
D. Tách rời
Câu 121. Định nghĩa phép biện chứng được nêu ra trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. Bút kí triết học
C. Biện chứng của tự nhiên
D. Luận cương về Phoiobach
Câu 122. Trong học thuyết âm dương, hai yếu tố âm và dương tác động với nhau
theo quy luật nào?
A. Âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy
B. Âm thịnh dương thịnh và âm cùng dương khởi
C. Dương cực âm cực và âm thịnh dương thịnh
D. Quy luật âm dương
Câu 123. Trong học thuyết âm dương, hai yếu tố âm và dương phát triển với nhau
theo quy tắc nào?
A. Giải phóng âm dương
B. Nhân đôi
C. Nhân ba
D. Quy luật tự nhiên
Câu 124. Lưỡng nghi là yếu tố nào?
A. Âm và dương
B. Thái âm và thái dương
C. Thiếu âm và thiếu dương
D. Thái âm và thiếu âm
Câu 125. “Càn – khôn – cấn – chấn – tốn – khảm – li – đoài” được gọi là gì?
A. Bát cứ
B. Bát tiên
C. Bát quái
D. Bát nghi
Câu 126. Phật giáo là mang tư tưởng triết học theo trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa duy vật
C. Tôn giáo cực đoan
D. Chủ nghĩa hoài nghi
Câu 127. Tính biện chứng trong triết học Phật giáo được thể hiện ở đâu?
A. Khổ đế
B. Niết bàn
C. Thất tình lục dục
D. Quy luật nhân quả
Câu 128. Tam độc trong tư tưởng triết học Phật giáo là gì?
A. Khổ đế - Đạo đế - Diệt đế
B. Khổ đế - Nhân đế - diệt đế
C. Tham – Sân – Si
D. Thất tình lục dục
Câu 129. Tính nhân quả trong triết học Phật giáo được thể hiện trong học thuyết
nào?
A. Thuyết Tứ diệu đế
B. Thuyết Luân hồi
C. Thuyết Chính danh
D. Thuyết Tam tai
Câu 130. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”, câu ca dao tục ngữ trên nói đến nguyên lí nào của
phép biện chứng duy vật?
A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lí về sự phát triển
C. Nguyên lí lượng chất
D. Nguyên lí phủ định của phủ định
Câu 131. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Bứt dây động rừng”, câu ca dao
tục ngữ trên nói đến nguyên lí nào của phép biện chứng duy vật?
A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lí về sự phát triển
C. Nguyên lí lượng chất
D. Nguyên lí phủ định của phủ định
Câu 132. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng học một sàng
khôn”, câu ca dao tục ngữ trên nói đến nguyên lí nào của phép biện chứng duy vật?
A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lí về sự phát triển
C. Nguyên lí lượng chất
D. Nguyên lí phủ định của phủ định
Câu 133. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,
câu ca dao tục ngữ trên nói đến nguyên lí nào của phép biện chứng duy vật?
A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lí về sự phát triển
C. Nguyên lí lượng chất
D. Nguyên lí phủ định của phủ định
Câu 134. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”, câu ca dao tục ngữ trên nói đến quy luật nào của
phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 134. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng học một sàng
khôn”, câu ca dao tục ngữ trên nói đến quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 135. Trong kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Tre già măng mọc”, câu ca dao
tục ngữ trên nói đến quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 136. Câu hát “Sông bên kia bên lở bên bồi”, câu hát trên nói đến quy luật nào
của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 137. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật nói lên nguyên nhân, nguồn
gốc của sự phát triển?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 138. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của sự phát
triển?
A. Quy luật về sự phát triển
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 139. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật nói lên khuynh hướng của sự
phát triển?
A. Quy luật về mối liên hệ phổ biến
B. Quy luật lượng chất
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật phủ định của phủ định
Câu 140. Giai đoạn trực quan sinh động là giai đoạn của bộ môn nào?
A. Tâm lí học
B. Logic học hình thức
C. Logic học biện chứng
D. Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 141. Giai đoạn tư duy trừu tượng là giai đoạn của bộ môn nào?
A. Tâm lí học
B. Logic học hình thức
C. Logic học biện chứng
D. Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 142. Giai đoạn thực tiễn là giai đoạn của bộ môn nào?
A. Tâm lí học
B. Logic học hình thức
C. Logic học biện chứng
D. Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 143. Giai đoạn con người cảm nhận sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ là gì?
A. Cảm giác
B. Tri giác
C. Biểu tượng
D. Chân lí
Câu 144. Giai đoạn con người tổng hợp tông tin trọn vẹn về sự vật hiện tượng là
gì?
A. Cảm giác
B. Tri giác
C. Biểu tượng
D. Chân lí
Câu 145. Giai đoạn con người hình thành nên hình ảnh về sự vật hiện tượng là gì?
A. Cảm giác
B. Tri giác
C. Biểu tượng
D. Chân lí
Câu 146. Giai đoạn con người xác định đúng hoặc sai về khái niệm gọi là gì?
A. Biểu tượng
B. Khái niệm
C. Phán đoán
D. Suy luận
Câu 147. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội?
A. Môi trường tự nhiên
B. Điều kiện dân số
C. Phương thức sản xuất
D. Lực lượng sản xuất
Câu 148. Sản xuất vật chất là gì?
A. Sản xuất xã hội, sản xuất tinh thần
B. Sản xuất ra của cải vật chất
C. Sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
D. Sản xuất ra đời sống xã hội
Câu 149. Tư liệu sản xuất bao gồm?
A. Con người và công cụ lao động
B. Con người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động
C. Đối tượng lao động và tư liệu lao động
D. Công cụ lao động và tư liệu lao động
Câu 150. Trình độ của lực lượng sản xuất không thể hiện ở yếu tố nào?
A. Trình độ công cụ lao động và người lao động
B. Trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội
C. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
D. Tăng năng suất lao động
Câu 151. Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử?
A. Quan hệ sản xuất đặc trưng
B. Chính trị tư tưởng
C. Lực lượng sản xuất
D. Phương thức sản xuất
Câu 152. Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất là gì?
A. Người lao động
B. Công cụ lao động
C. Phương tiện lao động
D. Tư liệu lao động
Câu 153. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm.
D. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Câu 154. Thời đại đồ đồng tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào?
A. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thuỷ
B. Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến
C. Hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ
D. Hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa
Câu 155. Nội dung của quá trình sản xuất vật chất là gì?
A. Tư liệu sản xuất và quan hệ giữa người với người đối với tư liệu sản xuất
B. Tư liệu sản xuất và người lao động với kỹ năng lao động tương ứng với công cụ
lao động
C. Tư liệu sản xuất và tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
D. Tư liệu sản xuất và con người.
Câu 156. Nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại là gì?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Của cải vật chất
D. Phương thức sản xuất
Câu 157. Hoạt động tự giác trên quy mô toàn xã hội là đặc trưng cơ bản của nhân
tố chủ quan trong xã hội?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Tư bản chủ nghĩa
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Phong kiến
Câu 158. Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển
của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
D. Quy luật đấu tranh giai cấp
Câu 159. Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng là gì?
A. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
B. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
Câu 160. Cấu trúc của một hình thái kinh tế – xã hội gồm các yếu tố cơ bản nào
hợp thành?
A. Lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần
B. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 161. “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình
lịch sử – tự nhiên” được Mác nêu trong tác phẩm nào?
A. Tư bản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Lời nói đầu góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
D. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
Câu 162. Câu nói sau của Lênin là trong tác phẩm nào: “Chỉ có đem quy những
quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất
vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững
chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá
trình lịch sử – tự nhiên”.
A. Nhà nước và cách mạng
B. Chủ nghĩa tư bản ở Nga
C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã
hội ra sao.
D. Làm gì?
Câu 163. Quan hệ sản xuất là gì?
A. Quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người
B. Quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu
dùng hàng hoá
C. Các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
D. Quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội
Câu 164. Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm yếu tố nào?
A. Đường xá, cầu tàu, bến cảng, bưu điện…
B. Tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
C. Toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội
D. Đời sống vật chất
Câu 165. Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm những gì?
A. Toàn bộ các quan hệ xã hội
B. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng
C. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,… và những thiết chế xã hội
tương ứng như nhà nước, đảng phái chính trị, … được hình thành trên cơ sở hạ
tầng nhất định.
D. Toàn bộ ý thức xã hội
Câu 166. Trong 3 đặc trưng của giai cấp thì đặc trưng nào giữ vai trò chi phối các
đặc trưng khác?
A. Tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác
B. Khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội
C. Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội
D. Khác nhau về địa vị trong hệ thống tổ chức xã hội
Câu 167. Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế – xã hội
nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 168. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội?
A. Do sự phát triển lực lượng sản xuất làm xuất hiện “của dư” tương đối
B. Do sự chênh lệch về khả năng giữa các tập đoàn người
C. Do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
D. Do sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội
Câu 169. Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do nguyên nhân nào?
A. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống
B. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế
C. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
D. Sự khác nhau về mức thu nhập
Câu 170. Cơ sở của liên minh công – nông trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp công nhân chống giai cấp tư sản là gì?
A. Mục tiêu lý tưởng
B. Cùng địa vị
C. Thống nhất về lợi ích cơ bản
D. Mang bản chất cách mạng
Câu 171. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là
hình thức nào?
A. Đấu tranh tư tưởng
B. Đấu tranh kinh tế
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh vũ trang
Câu 171. Cách hiểu nào sau đây về mục đích cuối cùng đấu tranh giai cấp trong
lịch sử là đúng?
A. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi địa vị lẫn nhau giữa các giai cấp
B. Đấu tranh giai cấp xét đến cùng là nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước
C. Đấu tranh giai cấp nhằm mục đích cuối cùng là xoá bỏ giai cấp.
D. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi hiện thực xã hội
Câu 172. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, thứ tự sự phát triển các hình thức
cộng đồng người là gì?
A. Bộ lạc – Bộ tộc – Thị tộc – Dân tộc
B. Bộ tộc – Thị tộc – Bộ lạc - Dân tộc
C. Thị tộc – Bộ lạc – Bộ tộc - Dân tộc
D. Thị tộc – Bộ lạc – Liên minh thị tộc - Bộ tộc - Dân tộc
Câu 173. Trong các hình thức nhà nước dưới đây, hình thức nào thuộc về kiểu nhà
nước phong kiến?
A. Quân chủ lập hiến, cộng hồ đại nghị
B. Quân chủ tập quyền, quân chủ phân quyền
C. Chính thể quân chủ, chính thể cộng hồ
D. Quân chủ chuyên chế
Câu 174. Kết luận của Ăngghen về vai trò quyết định của lao động trong việc hình
thành con người và là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là nhờ vào
đâu?
A. Áp dụng quan điểm của Đac-uyn trong tác phẩm “Nguồn gốc loài người” của
ông.
B. Áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người
C. Áp dụng quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Anh “lao động là nguồn
gốc của mọi của cải”.
D. Suy luận chủ quan của Ăngghen
Câu 175. Tiêu chuẩn cơ bản nhất của tiến bộ xã hội là gì?
A. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
B. Trình độ dân trí và mức sống cao của xã hội
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
D. Trình độ phát triển của đạo đức, luật pháp, tôn giáo
Câu 176. Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản nào?
A. Sinh học và xã hội
B. Tâm lý và tư tưởng
C. Xã hội và chính trị
D. Phẩm chất đạo đức
Câu 177. Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là gì?
A. Nhân dân
B. Quần chúng nhân dân
C. Vĩ nhân, lãnh tụ
D. Các nhà khoa học
Câu 178. Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân là gì?
A. Các giai cấp, tầng lớp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
B. Những người chống lại giai cấp thống trị phản động
C. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
D. Những người nghèo khổ
Câu 179. Cơ sở lý luận nền tảng của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của
Đảng ta là gì?
A. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của triết học Mác-Lênin
B. Phép biện chứng duy vật
C. Học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu 180. Theo quan điểm mácxit thì mọi xung đột trong lịch sử xét đến cùng đều
bắt nguồn từ đâu?
A. Mâu thuẫn về lợi ích giữa những tập đoàn người, giữa các cá nhân
B. Mâu thuẫn về hệ tư tưởng
C. Mâu thuẫn giai cấp
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Câu 181. Theo Mác và Ăngghen thì quá trình thay thế các hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Trình độ của công cụ sản xuất
B. Trình độ kỹ thuật sản xuất
C. Trình độ phân công lao động xã hội
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 182.Trong cách mạng vô sản, nội dung nào xét đến cùng đóng vai trị quyết
định?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hoá
D. Tư tưởng
Câu 182. Yếu tố nào sau đây tác động đến cơ sở hạ tầng một cách gián tiếp?
A. Đảng chính trị, viện triết học
B. Viện triết học, tổ chức tôn giáo
C. Chính phủ, tổ chức tôn giáo
D. Tổ chức tôn giáo, Đảng chính trị
Câu 183. Lợi ích cơ bản của một giai cấp được biểu hiện rõ nét ở mặt nào sau đây?
A. Chính trị
B. Đạo đức
C. Lối sống
D. Văn hoá
Câu 184. Đặc điểm của ý thức xã hội thông thường là gì?
A. Có tính chỉnh thể, hệ thống và rất phong phú sinh động
B. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày và rất phong phú sinh động
C. Rất phong phú sinh động và có tính chỉnh thể, hệ thống
D. Phản ánh gián tiếp hiện thực và rất phong phú sinh động
Câu 185. Mác nói về việc phê phán tôn giáo là dể loài người vứt bỏ “những xiềng
xích, những bông hoa tưởng tượng” trong tác phẩm nào sau đây?
A. Tư bản
B. Luận cương về Phoiơbac
C. Hệ tư tưởng Đức
D. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel
Câu 186. Thời đại” Đồ sắt” tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 187. Các phạm trù nào sau đây thuộc lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội?
A. Giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, Nhà nước
B. Đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học
C. Quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất, quan hệ thẩm mỹ
D. Quan hệ kinh tế
Câu 188 Thuật ngữ “Quan hệ sản xuất” lúc đầu được Mác gọi là gì?
A. Quan hệ lao động
B. Quan hệ xã hội
C. Quan hệ giao tiếp
D. Hình thức giao tiếp
Câu 189. “Sợi dây xuyên suốt toàn bộ lịch sử nhân loại” theo Mác là gì?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Đấu tranh giai cấp
D. Phương thức sản xuất
Câu 190. Đâu không phải là yếu tố nguồn gốc của tôn giáo?
A. Nguồn gốc xã hội
B. Nguồn gốc tâm lý
C. Nguồn gốc giai cấp
D. Nguồn gốc nhận thức
Câu 191. Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị của xã hội được
khái quát trong quy luật nào?
A. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng.
B. Quy luật đấu tranh giai cấp
C. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
D. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất
Câu 192. Trong lịch sử xã hội, chế độ nào sau đây ra đời đầu tiên?
A. Mẫu quyền
B. Phụ quyền
C. Đồng thời
D. Thần quyền
Câu 193. Loại hình giá trị nào xuất hiện sớm nhất trong lịch sử?
A. Giá trị hàng hoá
B. Giá trị truyền thống dân tộc
C. Giá trị đạo đức
D. Cùng xuất hiện
Câu 194. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quan trọng nhất?
A. Quan hệ sở hữu
B. Quan hệ quản lí
C. Quan hệ phân phối
D. Quan hệ tư nhân
Câu 195. Nhà nước phong kiến tồn tại giai cấp đối kháng nào?
A. Tư sản và vô sản
B. Địa chủ và quý tộc
C. Công nhân, nông dân và tri thức
D. Nông dân và địa chủ
Câu 196. Nhà nước chiếm hữu nô lệ tồn tại giai cấp đối kháng nào?
A. Tư sản và vô sản
B. Địa chủ và quý tộc
C. Công nhân, nông dân và tri thức
D. Chủ nô và nô lệ
Câu 197. Khi muốn lật đổ nhà nước phong kiến, giai cấp tư sản thực hiện cách
mạng nào?
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Cách mạng xanh
C. Cách mạng trắng
D. Cách mạng tư sản
Câu 198. Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở đâu?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Hà Lan
Câu 199. “Điện – Đường – Trường – Trạm” gọi chung là gì?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Kết cấu hạ tầng
C. Cơ sở kinh tế
D. Công cụ lao động
Câu 200. Cuộc cách mạng tư sản, giai cấp nào là lực lượng chiến đấu chủ yếu?
A. Nông dân
B. Tư sản
C. Tri thức
D. Công nhân

You might also like