You are on page 1of 22

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

1. Triết học ra đời vào thời gian nào?


a. Từ thế kỷ VIII - VI trước công nguyên
b. Thế kỷ III trước công nguyên
c. Thế kỷ thứ II trước công nguyên
d. Thế kỷ thứ I sau công nguyên
2. Chọn đáp án đúng. Triết học là gì?
a. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới.
b. Triết học là khoa học nghiên cứu về khả năng tư của con người
c. Triết học là khoa học về chính trị
d. Triết học là khoa học nghiên cứu về đấu tranh giai cấp và cách mạnh xã hội
3. Đối tượng nghiên cứu của triết học thời Trung cổ ở Tây Âu là:
a. Những vấn đề có tính tôn giáo
b. Khoa học tự nhiên
c. Thời kỳ này triết học không có đối tượng riêng, triết học được coi là khoa học của mọi
khoa học.
d. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
4. Chọn đáp án đúng nhất. Triết học ra đời trong điều kiện nào?
a. Tư duy của con người đạt đến tầm khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao động trí óc
có khả năng hệ thống tri thức của con người.
b. Xã hội phân chia thành giai cấp thống trị, bị trị
c. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc
d. Khi xuất hiện đấu tranh giai cấp
5. Nguồn gốc xã hội của triết học là?
a. Sự phân chia lao động và sự phân chia giai cấp
b. Hình thành tư duy khái quát, trìu tượng
c. Khi xuất hiện các triết gia
d. Khi xuất hiện tôn giáo
6. Đáp án nào dưới đây là đúng nhất. Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác giai đoạn
1842 - 1844 là:
a. Sự chuyển biến về tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ
nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa.
b. Kế tục triết học Hêghen.
c. Phê phán các thành tựu triết học của nhân loại.
d. Phê phán tôn giáo.
7. Một trong các tác phẩm của C.Mác đã được UNESCO công nhận là tư liệu di sản
thế giới vào năm 2013 - đánh dấu ra đời của chủ nghĩa Mác là:
a. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848
b. Sự khốn cùng của Triết học 1847
c. Bản thảo kinh tế - triết học 1844
d. Gia đình thần thánh 1845
8. Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác - Ăngghen thực hiện là?
a. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
b. Đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học
c. Triết học Mác là sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học
d. Xóa bỏ được chủ nghĩa duy vật siêu hình trong triết học
9. Chọn câu trả lời đúng về vấn đề cơ bản của triết học:
a. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.
b. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề vật chất, ý thức.
c. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào
có sau, cái nào quyết định cái nào?
d. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
10. Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học Mác - Lênin. Mặt thứ
nhất của vấn đề cơ bản của triết học là:
a. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
b. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
c. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
d. Vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.
11. Chọn phương án trả lời đúng nhất theo quan điểm của triết học duy vật biện
chứng. Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm là:
a. Cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học
b. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
c. Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học.
d. Cách giải quyết vấn đề con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
12. Những quan điểm triết học sau đây quan điểm nào thuộc về trường phái triết
học duy vật?
a. Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
b. Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.
c. Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng
không nằm trong quan hệ quyết định nhau.
d. Thừa nhận sự tồn tại của cả yếu tố vật chất và ý thức.
13. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đối lập nhau về phương diện nào?
a. Bản thể luận
b. Nhận thức luận
c. Nhân sinh quan
d. Phương pháp luận
14. Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình thức
của chủ nghĩa duy vật (CNDV) trong triết học.
a. CNDV cổ đại; CNDV siêu hình; CNDV biện chứng
b. CNDV cổ đại; CNDV trung cổ; CNDV biện chứng
c. CNDV siêu hình; CNDV cận đại; CNDV biện chứng
d. CNDV trung cổ; CNDV siêu hình; CNDV biện chứng
15. Trong lịch sử triết học chủ nghĩa duy tâm (CNDT) có những hình thức nào?
a. CNDT chủ quan; CNDT khách quan
b. CNDT cổ đại; CNDT trong triết học cổ điển Đức
c. Chủ nghĩa hoài nghi và bất khả tri
d. CNDT ở thời kỳ Phục Hưng; CNDT trong triết học cổ điển Đức.
16. Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, song song với nhau, thuộc về trường phái triết
học nào sau đây?
a. Nhị nguyên luận
b. Nhất nguyên luận
c. Chủ nghĩa duy vật
d. Chủ nghĩa duy tâm
17. Coi sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm. Đó là quan điểm của trường phái
triết học nào sau đây?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
18. Xác định phương án đúng theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng
a. Chủ nghĩa duy vật thường là thế giới quan của các giai cấp và các lực lượng xã hội tiến
bộ.
b. Chủ nghĩa duy vật luôn có mối liên hệ với khoa học, đề cao lao động trí óc hơn lao
động chân tay.
c. Chủ nghĩa duy vật luôn có mối liên hệ với khoa học, đề cao lao động chân tay hơn lao
động trí óc.
d. Chủ nghĩa duy vật là một sự phát triển phiến diện của một trong những mặt, một trong
những khía cạnh của nhận thức
19. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, mối liên hệ giữa các sự vật
do cái gì quyết định?
a. Do lực lượng siêu nhiên (thượng đế, ý niệm, ý niệm tuyệt đối) quyết định
b. Do cảm giác của con người quyết định
c. Do bản tính của thế giới vật chất quyết định.
d. Mối liên hệ giữa các sự vật là tự nó, không do bất cứ yếu tố nào quyết định.
20. Hình thức nào của chủ nghĩa duy vật là cao nhất?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật chất phác
d. Tất cả các hình thức cùng ra đời một thời điểm nên không có hình thức nào cao nhất
21. Phương pháp tư duy nào coi nguyên nhân của sự biến đổi nằm ngoài đối tượng?
a. Phương pháp tư duy siêu hình
b. Phương pháp tư duy trìu tượng hóa
c. Phương pháp tư duy biện chứng
d. Phương pháp tư duy logic-lịch sử
22. Chọn câu trả lời sai về đối tượng của triết học Mác – Lênin
a. Triết học là khoa học nghiên cứu về hệ thống quan điểm triết học trong lịch sử.
b. Triết học là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới.
c. Triết học là hệ thống lý luận về vị trí của con người trong thế giới.
d. Triết học là hệ thống lý luận về vai trò của con người đối với thế giới.
23. Triết học Mác ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?
a. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện
c. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc
d. Chủ nghĩa tư bản đã ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
24. Chọn đáp án sai. Tại sao hiện nay việc bổ sung, phát triển lý luận của triết học
Mác – Lênin là cấp thiết?
a. Do mong muốn chủ quan của các nhà nghiên cứu lý luận.
b. Do đặc điểm thời đại: sự tương tác giữa cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng
xã hội đã tạo nên sự biến đổi rất năng động của đời sống xã hội.
c. Do sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác –
Lênin càng trở nên cấp bách.
d. Do sự phát triển lý luận triết học mácxít và đổi mới chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn là
một quá trình thống nhất.
25. Chọn câu trả lời đúng. Triết học Mác-Lênin là gì?
a. Là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Là hệ thống tri thức về giới tự nhiên.
c. Là hệ thống tri thức về tự nhiên và xã hội.
d. Là khoa học nghiên cứu về các quy luật tư duy.
26. Triết học Mác ra đời vào khoảng:
a. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
b. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
c. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
d. Những năm giữa thế kỷ XIX.
27. Những tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời Triết học Mác là gì?
a. Thuyết tiến hóa; Thuyết tế bào; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
b. Phát minh ra chuỗi xoắn kép của AND; Thuyết tế bào; Thuyết Nhật tâm của Côpécníc
c. Thuyết tương đối của Anhxtanh; Cơ học lượng tử; Duy truyền học Menden
d. Thuyết tiến hóa; Thuyết Bigbang (vụ nổ lớn); Thuyết tế bào
28. Đâu là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Triết học Mác?
a. Triết học cổ điển Đức
b. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
c. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
d. Phép biện chứng tự phát trong triết học Hy Lạp
29. Triết học Mác - Lênin có chức năng gì?
a. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận
b. Chức năng hoàn thiện lý trí và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng
c. Chức năng khoa học của mọi khoa học
d. Chức năng chỉ đạo mọi hoạt động thực tiễn
30. Chọn phương án đúng nhất. Triết học Mác-Lênin có vai trò như thế nào trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
a. Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho đổi mới tư duy lý luận, xác định mô
hình CNXH.
b. Là công cụ để cải tạo xã hội cũ
c. Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn
d. Là phương pháp luận cho việc xây dựng mô hình xã hội mới.
31. Định nghĩa về vật chất của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
b. Biện chứng của tự nhiên.
c. Bút ký triết học.
d. Nhà nước và cách mạng.
32. Khái niệm “Vật chất” thuộc về phạm trù nào sau đây:
a. Phạm trù triết học
b. Phạm trù khoa học cụ thể
c. Phạm trù khoa học xã hội
d. Phạm trù khoa học nhân văn.
33. Trong định nghĩa về Vật chất của V.I. Lênin, ông cho thuộc tính đặc trưng nhất
của vật chất là:
a. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác
b. Tự vận động
c. Đều có khả năng phản ánh
d. Cùng tồn tại
34. Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bản
chất của thế giới là :
a. Vật chất
b. Ý thức
c. Cả vật chất lẫn ý thức
d. Tuỳ từng trường hợp mà có thể là vật chất hoặc ý thức.
35. Chọn đáp án đúng nhất. Cái bàn, cái bánh mì, cơm, áo, gạo, tiền, nước, lửa,
không khí v.v… đều là:
a. Những dạng khác nhau của vật chất
b. Vật chất
c. Những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày
d. Những khái niệm do con người sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.
36. Chọn đáp án đúng nhất. Khi con tàu đậu trên sân ga thì con tàu ở trạng thái nào
sau đây:
a. Vừa vận động, vừa đứng im.
b. Vận động.
c. Không vận động.
d. Đứng im.
37. Hãy lựa chọn cách sắp xếp các hình thức vận động từ thấp đến cao theo cách
phân chia các hình thức vận động của Ph. Ăngghen.
a. Vận động cơ học - Vật lý - Hóa học - Sinh học - Xã hội
b. Vận động vật lý - Hóa học - Cơ học - Sinh học - Xã hội
c. Vận động vật lý- Cơ học - Hóa học - Sinh học - Xã hội
d. Vận động sinh học - Xã hội - Vật lý - Cơ học - Hóa học
38. Chọn đáp án đúng nhất theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là:
a. Bộ óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc con người
b. Bộ óc con người
c. Thế giới bên ngoài
d. Giới tự nhiên
39. Để phản ánh khái quát hiện thực khách quan và trao đổi tư tưởng con người cần
có cái gì?
a. Ngôn ngữ
b. Công cụ lao động
c. Thị giác
d. Bộ óc
40. Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau. Nguồn gốc xã hội của ý thức là:
a. Lao động và ngôn ngữ
b. Ngôn ngữ
c. Lao động
d. Giới tự nhiên
41. Chọn phương án trả lời đúng. Bản chất của ý thức là:
a. Sự phản ánh tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của hiện thực khách quan
b. Hình ảnh phản ánh sự vận động phát triển của thế giới khách quan
c. Một phần chức năng của bộ óc con người
d. Hình ảnh của thế giới khách quan
42. Chọn cách trả lời đúng nhất trong các cách trả lời sau. Bộ phận nào là yếu tố
quan trọng nhất và là phương thức tồn tại của ý thức:
a. Tri thức
b. Tự ý thức
c. Ý chí
d. Niềm tin
43. Muốn có ý thức đúng thì chúng ta phải làm gì?
a. Xuất phát từ thực tế khách quan.
b. Xuất phát từ nguyện vọng chủ quan.
c. Tự nghĩ ra rồi trao đổi với người khác.
d. Tham khảo ý kiến người khác.
44. Chọn câu trả lời đúng để hoàn thiện định nghĩa sau: “Phát triển là phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình……đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
dẫn tới sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ”
a. Vận động
b. Tiến bộ
c. Tăng trưởng
d. Tiến hóa
45. Xác định câu trả lời đúng về mối liên hệ. Mối liên hệ là:
a. Sự tác động, chi phối, chuyển hoá lẫn nhau một cách khách quan, phổ biến, nhiều vẻ
giữa các mặt của sự vật hoặc giữa các sự vật.
b. Sự thừa nhận giữa các mặt của sự vật với nhau không có mối liên hệ nào cả.
c. Sự tác động lẫn nhau có tính khách quan, phổ biến, nhiều vẻ, không chuyển hoá cho
nhau.
d. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các sự vật với nhau.
46. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mối liên hệ có vai trò
như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật?
a. Có vai trò khác nhau, cần phải xem xét mọi mối liên hệ
b. Có vai trò khác nhau, nên chỉ cần biết một số mối liên hệ
c. Có vai trò ngang bằng nhau
d. Các mối liên hệ chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên, không có vai trò gì đối với sự phát triển của
sự vật.
47. Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của triết học Mác - Lênin. Quan
điểm toàn diện yêu cầu:
a. Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ và các khâu trung gian của sự
vật
b. Chỉ cần xem xét các mặt, các yếu tố, của sự vật là đủ, không cần phải xem xét các khâu
trung gian của sự vật
c. Chỉ cần xem xét các mối liên hệ cơ bản, chủ yếu của sự vật là đủ. Không cần phải xem
xét các mối liên hệ khác
d. Phải xem xét sự vật ở từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau.
48. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của triết học Mác - Lênin
a. Quan điểm toàn diện bao hàm cả quan điểm lịch sử-cụ thể và quan điểm phát triển
b. Quan điểm toàn diện đã bao hàm quan điểm lịch sử - cụ thể
c. Quan điểm toàn diện không bao hàm quan điểm lịch sử - cụ thể mà chỉ bao hàm quan
điểm phát triển
d. Quan điểm toàn diện không bao hàm quan điểm lịch sử - cụ thể
49. Chọn phương án đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
a. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của
mình
b. Cái riêng là những đặc điểm chỉ có ở một sự vật mà không lặp lại ở những sự vật khác
c. Cái chung không tồn tại thực, chỉ có các sự vật hiện tượng riêng lẻ là tồn tại thực
d. Cái riêng tồn tại trong cái chung
50. Chọn phương án đúng :
a. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra
b. Một nguyên nhân chỉ có thể sinh ra một kết quả
c. Nhân - Quả chỉ là những ký hiệu mà do con người dùng để ghi lại cảm giác của mình
d. Nguyên nhân luôn có trước kết quả, nên mọi cái có trước đều là nguyên nhân của cái
có sau
51. Câu nói: “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm” thể hiện quan điểm nào dưới đây?
a. Hiện tượng phản ánh không đúng với bản chất
b. Hiện tượng phản ánh trùng khớp với bản chất.
c. Hiện tượng là cái thể hiện bên ngoài, bản chất là cái bên trong của sự vật.
d. Hiện tượng và bản chất về cơ bản là phù hợp với nhau.
52. Chọn phương án đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân, tất nhiên là do những nguyên nhân cơ
bản bên trong của sự vật, còn ngẫu nhiên là do những nguyên nhân bên ngoài của sự vật.
b. Chỉ cái tất nhiên có nguyên nhân, còn cái ngẫu nhiên không có nguyên nhân.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân, đều do những nguyên nhân cơ bản, bên
trong của sự vật quyết định.
d. Chỉ có cái ngẫu nhiên có nguyên nhân còn cái tất nhiên không có nguyên nhân.
53. Chọn phương án đúng:
a. Trong thực tiễn muốn biến đổi sự vật hiện, tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung
của nó.
b. Trong hoạt động thực tiễn phải liên tục thay đổi hình thức để phục vụ nội dung có hiệu
quả, không nên sử dụng lại những hình thức cũ.
b. Nội dung và hình thức có quan hệ biện chứng với nhau nên khi thay đổi hình thức sẽ
làm thay đổi nội dung của sự vật.
c. Nội dung quyết định hình thức nên hình thức hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung.
54. Chọn câu trả lời đúng. Câu nói “Bé hạt tiêu” thể hiện :
a. Hiện tượng phản ánh không đúng bản chất
b. Quan hệ phù hợp giữa hiện tượng và bản chất
c. Hiện tượng phản ánh “trùng khớp” với bản chất
d. Hiện tượng và bản chất có mối quan hệ biện chứng với nhau
55. Chọn phương án đúng:
a. Trong hoạt động, cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng.
b. Hiện thực chứa đựng nhiều khả năng và tất cả đều được hiện thực hóa.
c. Để biến khả năng thành hiện thực thường chỉ cần một điều kiện là đủ.
d. Con người không thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực.
56. Quy luật nào sau đây được xem là “hạt nhân của phép biện chứng”?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
c. Quy luật phủ định của phủ định
d. Không có quy luật nào được xem là “hạt nhân”, bởi các quy luật đều có vị trí, vai trò
như nhau.
57. Chọn phương án đúng:
a. Mỗi sự vật có nhiều chất, thậm chí vô số chất tùy theo quan hệ mà chất này hay chất
khác bộc lộ ra
b. Mỗi sự vật chỉ có một chất
c. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến những biến đổi về chất
d. Mọi sự thay đổi đều có thể được coi là bước nhảy
58. Chọn câu trả lời đúng. Chất của sự vật là :
a. Sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cơ bản của sự vật
b. Cấu trúc của sự vật
c. Các thuộc tính của sự vật
d. Tổng số các thuộc tính của sự vật
59. Câu tục ngữ “Góp gió thành bão” thuộc về quan điểm triết học nào sau đây:
a. Sự tích lũy về lượng tạo nên sự chuyển hóa về chất
b. Sự chuyển hóa từ nguyên nhân thành kết quả
c. Sự chuyển hóa từ ngẫu nhiên thành tất nhiên
d. Sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái chung
60. Chọn đáp án đúng. Sự phủ định biện chứng theo hình thức nào?
a. Đường xoáy ốc
b. Đường thẳng
c. Vòng tròn khép kín
d. Tùy vào từng phủ định cụ thể mới xác định được.
61. Câu tục ngữ: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” thể hiện quan
điểm nào sau đây?
a. Phủ định có tính kế thừa
b. Phủ định có tính khách quan
c. Phủ định có tính đa dạng, phong phú
d. Phát triển có tính phổ biến
62. Hình thức nào trong các hình thức sau là hình thức cơ bản của thực tiễn:
a. Hoạt động chính trị-xã hội
b. Hoạt động tinh thần
c. Hoạt động tôn giáo
d. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật
63. Xác định đáp án đúng nhất. Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng tồn tại
như thế nào trong quá trình nhận thức?
a. Vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ biện chứng
b. Có tính độc lập tương đối
c. Trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau
d. Phụ thuộc lẫn nhau
64. Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý?
a. Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn
b. Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng
c. Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tính, từ nhận thức cảm tính đến thực tiễn
d. Từ tư duy trìu tượng đến trực quan sinh động, từ trực quan sinh động đến thực tiễn
65. Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là:
a. Tri thức phù hợp với hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm
b. Tri thức có tính khách quan và phổ biến
c. Tri thức phù hợp với thực tế
d. Tri thức do các nhà khoa học sáng tạo ra
66. Chọn đáp án đúng nhất. Tư liệu lao động gồm có:
a. Công cụ và phương tiện lao động
b. Các vật thể chứa đựng bảo quản
c. Toàn bộ giới tự nhiên
d. Công cụ lao động và toàn bộ giới tự nhiên
67. Yếu tố nào mang tính quyết định trong lực lượng sản xuất?
a. Người lao động
b. Công cụ lao động và phương tiện lao động
c. Đối tượng lao động
d. Khoa học kỹ thuật
68. Yếu tố nào mang tính quyết định trong quan hệ sản xuất?
a. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
b. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
c. Quan hệ phân phối sản phẩm xã hội
d. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
69. Chọn đáp án đúng. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở:
a. Trình độ của công cụ lao động; trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng lao động; trình độ tổ
chức, phân công lao động.
b. Trình độ của công cụ lao động; Trình độ học vấn của giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất.
c. Trình độ học vấn của quần chúng nhân dân lao động.
d. Trình độ của giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất; Trình độ phân công lao động xã hội.
70. Chọn đáp án đúng. Phương thức sản xuất là gì?
a. Là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
b. Là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất.
c. Là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
d. Là cách thức người sử dụng công cụ lao động trong quá trình sản xuất vật chất.
71. Chọn đáp án đúng nhất. Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ việc:
a. Phát triển lực lượng sản xuất.
b. Thay đổi quan hệ sản xuất
c. Phát triển khoa học công nghệ
d. Nâng cao trình độ của người lao động
72. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật lịch sử. Người ta:
a. Có thể tự do lựa chọn những quan hệ sản xuất nhất định trong phạm vi tính tất yếu của
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Không thể tự do lựa chọn những quan hệ sản xuất cho mình được
c. Có thể tự do lựa chọn nhưng không tùy ý lựa chọn cho mình những quan hệ sản xuất
nhất định
d. Có thể tự do tùy ý lựa chọn cho mình những quan hệ sản xuất nhất định
73. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm:
a. Quan hệ sản xuất thống trị; Quan hệ sản xuất tàn dư; Quan hệ sản xuất mầm mống của
xã hội tương lai.
b. Quan hệ sản xuất; Quan hệ tôn giáo; Quan hệ chính trị
c. Quan hệ kinh tế; Quan hệ tôn giáo; Quan hệ chính trị; Quan hệ văn hóa
d. Toàn bộ những quan hệ sản xuất thống trị.
74. Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm:
a. Toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và những thiết chế xã hội tương ứng được hình
thành trên cơ sở hạ tầng nhất định
b. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng
c. Toàn bộ các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lao động và hoạt động
thực tiễn của con người.
d. Toàn bộ ý thức xã hội
75. Yếu tố nào sau đây của kiến trúc thượng tầng có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ
tầng?
a. Pháp luật
b. Triết học
c. Tôn giáo
d. Nghệ thuật
76 . Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã rút ra trong công cuộc đổi mới là gì?
a. Kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
b. Đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị sau
c. Đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau
d. Chỉ cần đổi mới chính trị
77. Chọn đáp án đúng nhất. Cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm các
yếu tố cơ bản sau:
a. Lực lượng sản xuất; Quan hệ sản xuất; Kiến trúc thượng tầng
b. Tồn tại xã hội; Ý thức xã hội; Các giai cấp trong xã hội
c. Cơ sở hạ tầng; Kiến trúc thượng tầng
d. Lực lượng sản xuất; Quan hệ sản xuất
78. Chọn đáp án đúng. Nguồn gốc kinh tế của sự vận động và phát triển các hình
thái kinh tế - xã hội là:
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
b. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp
c. Ý muốn của các vĩ nhân, lãnh tụ
d. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động
79. Chọn đáp án đúng nhất. C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái
kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”, theo nghĩa:
a. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ngoài tuân theo các quy luật chung còn
bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc
b. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cũng giống như sự phát triển của tự
nhiên không phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người
c. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo quy luật xã hội
d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các quy luật chung.
80. Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã
hội?
a. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
b. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
c. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội .
d. Quy luật đấu tranh giai cấp.
81. Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
a. Phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên.
b. Không phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên
c. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta.
d. Đi theo mô hình một số nước trên thế giới
82. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội là:
a. Do sự xuất hiện chế đội tư hữu về tư liệu sản xuất
b. Do sự chênh lệch về khả năng giữa các tập đoàn người
c. Do sự phân hóa giữa giàu và nghèo trong xã hội
d. Do sự phát triển lực lượng sản xuất làm xuất hiện “của dư” tương đối
83. Nguyên nhân sâu xa của đấu tranh giai cấp trong xã hội là:
a. Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Do mâu thuận về lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội
c. Do nhân dân lao động bị áp bức bóc lột nặng nề
d. Do sự khác biệt về địa vị của các giai cấp trong xã hội nên dẫn đến mâu thuẫn
84. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là cuộc đấu tranh cuối cùng trong
lịch sử xã hội có giai cấp vì:
a. Nó xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, làm thay đổi căn bản sở hữu tư nhân
bằng sở hữu xã hội
b. Nhằm mục đích cuối cùng là thiết lập quyền thống trị của giai cấp vô sản
c. Đó là đấu tranh gay go, quyết liệt nhất trong lịch sử
d. Nó thực hiện chuyên chính vô sản
85. Sắp xếp các hình thức cộng đồng người trong lịch sử theo trình tự xuất hiện:
a. Thị tộc; Bộ lạc; Bộ tộc; Dân tộc
b. Bộ tộc; Bộ lạc; Thị tộc; Dân tộc
c. Bộ lạc; Bộ tộc; Thị tộc; Dân tộc
d. Thị tộc; Bộ tộc; Bộ lạc; Dân tộc
86. Chọn đáp án sai về đặc trưng chủ yếu của dân tộc:
a. Là cộng đồng người có thói quen và tín ngưỡng chung
b. Là một cộng đồng người ổn định trên một vùng lãnh thổ nhất định
c. Là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ
d. Là một cộng đồng thống nhất về kinh tế
87. Chọn đáp án sai về mối quan hệ giữa giai cấp-dân tộc-nhân loại:
a. Dân tộc có trước giai cấp
b. Giai cấp có trước dân tộc
c. Giai cấp quyết định dân tộc
d. Giữa giai cấp-dân tộc- nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau
88. Nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện Nhà nước là do:
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến xuất hiện tư hữu.
b. Do mẫu thuẫn giữa các giai cấp cần có Nhà nước để điều hòa mâu thuẫn.
c. Do xung đột về lợi ích và địa vị của các giai cấp.
d. Do sự phát triển của trình độ nhận thức con người.
89. Chọn đáp án sai. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là:
a. Có một bộ máy cai trị và bóc lột
b. Quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
c. Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế.
d. Có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền.
90. Chọn đáp án đúng. Nhà nước có chức năng nào sau đây?
a. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội
b. Chức năng đàn áp và chức năng cải tạo xã hội
c. Chức năng quản lý dân cư và chức năng đối ngoại
d. Chức năng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới
91. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là do:
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng nhau về lợi ích
c. Mâu thuẫn giữa giàu và nghèo
d. Mâu thuẫn giữa những người vô sản và những người hữu sản
92. Chọn đáp án đúng nhất. Bản chất của cách mạng xã hội là:
a. Sự thay đổi có tính chất căn bản về chất của một hình thái kinh tế-xã hội
b. Là cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị cũ, lỗi thời
c. Là cuộc đấu tranh để thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn
d. Là cuộc đấu tranh để đưa nhân dân lao động lên nắm quyền
93. Mỗi một tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào dưới đây?
a. Phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên, dân số
b. Phương thức sản xuất, khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên
c. Điều kiện tự nhiên, người lao động và tư liệu sản xuất
d. Tư liệu lao động, người lao động, điều kiện tự nhiên
94. Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất trong tồn tại xã hội?
a. Phương thức sản xuất
b. Môi trường tự nhiên
c. Điều kiện dân số
d. Lực lượng sản xuất
95. Chọn đáp án đúng về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
a. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
b. Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên ý thức xã hội luôn lạc hậu hơn so với
tồn tại xã hội.
c. Các hình thái ý thức xã hội có sự độc lập với nhau, không phụ thuộc lẫn nhau.
d. Ý thức xã hội có tính phủ định trong quá trình phát triển.
96. Chọn đáp án đúng nhất. Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ góc
độ nào sau đây:
a. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân
thể vô cơ của con người”.
b. Con người về cơ bản có cấu tạo về mặt sinh học giống các loài động vật khác.
c. Con người là sản phẩm của tự nhiên.
d. Bản thân con người cũng có những bản năng tự nhiên giống các loài động vật khác.
97. Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản:
a. Sinh học và xã hội
b. Xã hội và cá nhân
c. Tâm lý và ý thức
d. Phẩm chất đạo đức
98. Bản chất của con người được quyết định bởi:
a. Các mối quan hệ xã hội
b. Nỗ lực của mỗi cá nhân
c. Giáo dục của gia đình và nhà trường
d. Hoàn cảnh xã hội
99. Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử. Lực lượng sáng tạo ra lịch
sử, quyết định lịch sử là:
a. Quần chúng nhân dân lao động
b. Các vĩ nhân, những cá nhân kiệt xuất
b. Giai cấp thống trị
d. Giai cấp thống trị và những cá nhân kiệt xuất
100. Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi nội dung nào sau đây?
a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần.
b. Toàn bộ dân cư trong một vùng lãnh thổ nhất định.
c. Là giai cấp tiến bộ của xã hội.
d. Là một tập đoàn người có cùng lợi ích căn bản.

You might also like