You are on page 1of 50

TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN MÔN TRIẾT HỌC MÁC -

LÊNIN
HKI_NH 2020-2021
CHƯƠNG 1 TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI
1. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác -
Lênin là gì?
a. Triết học Mác - Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Cả ba bộ phận kia.
2. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác - Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những
quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới?
a. Triết học Mác - Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác - Lênin thuần túy là
khoa học xã hội.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn?
a. 2 giai đoạn. b. 3 giai đoạn. c. 4 giai đoạn. d. 5 giai đoạn.
4. Nội dung phán đoán nào sau đây không phải là điều kiện, tiền đề khách quan của sự
ra đời triết học Mác?
a. Điều kiện kinh tế - xã hội.
b. Tiền đề lý luận.
c. Tiền đề khoa học tự nhiên.
d. Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ăngghen.
5. C.Mác - Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào?
a. Các triết gia thời cổ đại.
b. L.Phoiơbắc và Hêghen.
c. Hium và Béccoli.
d. Các triết gia thời Phục hưng.
6. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì?
a. Thế giới quan duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen.
b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L.Phoiơbắc.
c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L.Phoiơbắc.
d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của
L.Phoiơbắc.
7. Chủ nghĩa Mác ra đời vào thời gian nào?
a. Những năm 20 của thế kỷ XIX.
b. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
c. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
d. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
8. Quan điểm nào của L.Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của
Mác?
a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần.
b. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học
bẩm sinh.
c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người.
d. Phép biện chứng.
9. Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự
hình thành triết học Mác? Chọn phán đoán sai.
a. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
b. Thuyết tiến hóa
c. Học thuyết tế bào.
d. Thuyết Tương đối rộng và thuyết Tương đối hẹp.
10. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc?
a. V.I.Lênin. b. Xit-ta-lin. c. Béctanh. d. Mao Trạch Đông.
11. Thế giới quan là gì?
a. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới vật chất.
b. Là toàn bộ những quan niệm của con người về siêu hình học.
c. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó.
d. Là toàn bộ những quan điểm con người về tự nhiên và xã hội.
12. Khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan?
a. Triết học. b. Khoa học xã hội. c. Khoa học tự nhiên. d. Thần học.
13. Chủ nghĩa duy vật là gì?
a. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với
ý thức.
b. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết
định ý thức.
c. Là những học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự nhiên
và quyết định vật chất, giới tự nhiên.
d. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý
thức con người.
14. Triết học là gì?
a. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới.
b. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy.
c. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí, vai
trò của họ trong thế giới đó.
d. Là khoa học của mọi khoa học.
15. Triết học Mác - Lênin là gì?
a. Là khoa học của mọi khoa học.
b. Là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.
c. Là khoa học nghiên cứu về con người.
d. Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội
và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới.
16. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì?
a. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể của nó.
b. Nghiên cứu thế giới siêu hình.
c. Nghiên cứu những quy luật của tinh thần.
d. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng
và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
17. Tính giai cấp của triết học thể hiện ở đâu?
a. Thể hiện trong triết học phương tây.
b. Thể hiện trong mọi trường phái triết học.
c. Thể hiện trong một số hệ thống triết học. d. Thể hiện trong triết học Mác - Lênin.
18. Chức năng của triết học Mácxít là gì?
a. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học.
b. Chức năng khoa học của các khoa học.
c. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
d. Chức năng giải thích thế giới.
19. Hai khái niệm "triết học" và "thế giới quan" liên hệ với nhau như thế nào?
a. Chúng đồng nhất với nhau, đều là hệ thống quan điểm về thế giới.
b. Triết học không phải là toàn bộ thế giới quan mà là hạt nhân lý luận chung nhất
của thế giới quan.
c. Không phải mọi triết học đều là hạt nhân lý luận của thế giới quan mà chỉ có triết
học Mác - Lênin mới là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
d. Chúng hoàn toàn khác nhau và không có quan hệ gì.
20. Triết học ra đời khi nào, ở đâu?
a. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XVI trước Công nguyên tại một số trung tâm
văn minh Cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
b. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Hy Lạp.
c. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên tại Trung Quốc và Ấn Độ.
d. Vào đầu thế kỷ XIX tại Đức, Anh, Pháp.
21. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người.
b. Vấn để mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
c. Vấn đề thế giới quan của con người.
d. Vấn đề về con người.
22. Nội dung mặt thứ II của vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau?
b. Con người và thế giới sẽ đi về đâu?
c. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức?
d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
23. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm là gì?
a. Xuất phát từ sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc
tính nào đó của quá trình nhận thức như tâm linh, tinh thần, tình cảm.
b. Xuất phát từ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.
c. Do giới hạn trong nhận thức của các nhà triết học.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
24. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan?
a. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”.
b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”.
c. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tầm không có vật”.
25. Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
26. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan?
a. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác.
b. Nguyễn Du viết: “...người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
c. “Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật
chất”.
d. “Không có cái lý nào ngoài tầm”; “Ngoài tầm không có vật”
27. Chủ nghĩa duy vật bao gồm trường phái nào?
a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
28. Đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì?
a. Phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất.
b. Thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên.
c. Thừa nhận vật chất tồn tại khách quan.
d. Không thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới.
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
29. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?
a. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.
b. Đồng nhất vật chất với vật thể.
c. Đồng nhất vật chất với năng lượng.
d. Đồng nhất vật chất với ý thức.
30. Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ
cổ đại là gì?
a. Xuất phát điểm từ chính từ các yếu tố vật chất để giải thích về thế giới vật chất.
b. Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên.
c. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
31. Nhà triết học nào cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới là “nước”?
a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmôcrit.
32. Nhà triết học nào cho rằng “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới?
a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmốcrit.
33. Nhà triết học nào cho rằng “nguyên tử” là thực thể đầu tiên, quy định toàn bộ thế
giới vật chất? a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmốcrit.
34. Quan niệm được coi là tiến bộ nhất về vật chất thời kỳ cổ đại là gì?
a. “Nguyên tử”. b. “Apeirôn". c. “Đạo”. d. “Nước”.
35. Đồng nhất vật chất với “khối lượng”, đó là quan niệm về vật chất của các nhà triết
học ở thời kỳ nào?
a. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.
b. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại.
c. Các nhà triết học duy vật biện chứng.
d. Các nhà triết học duy vật cận đại.
36. Trường phái triết học nào giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động
qua lại giữa “lực hút” và “lực đẩy”?
a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII-XVIII.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy tâm.
37. Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X; hiện tượng phóng xạ; điện tử (là một
thành phần cấu tạo nên nguyên tử). Theo VILênin điều đó chứng tỏ gì?
a. Vật chất không tồn tại thực sự.
b. Vật chất bị tan biến.
c. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi.
d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được.
38. Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?
a. Duy vật chất phác.
b. Duy vật siêu hình.
c. Duy vật biện chứng.
d. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.
39. Phát minh khoa học nào đã chứng minh không gian, thời gian, khối lượng luôn
biến đổi cùng với sự vận động của vật chất?
a. Tia X của Rơnghen.
b. Hiện tượng phóng xạ của Bécczren.
c. Điện tử của Tômaơn.
d. Thuyết Tương đối của Anhxtanh.
40. Ai là người đưa ra định nghĩa: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"?
a. C.Mác.
b. Ph.Ăngghen.
C. VILênin.
d. L.V.Phoiobắc.
41. Thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất và ý thức là gì?
a. Vận động.
b. Tồn tại khách quan.
c. Phản ánh.
d. Có khối lượng.
42. Từ định nghĩa vật chất của VILênin chúng ta rút ra được ý nghĩa phương pháp
luận gì?
a. Khắc phục những thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất,
giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học.
b. Định hướng cho sự phát triển của khoa học.
c. Là cơ sở để xác định vật chất xã hội, để luận giải nguyên nhân cuối cùng của mọi
biến đổi xã hội.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
43. Theo quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm nào sau đây đúng?
a. Vật chất là cái tồn tại.
b. Vật chất là cái không tồn tại.
c. Vật chất là cái tồn tại khách quan.
d. Vật chất là cái tồn tại chủ quan.
44. Ý thức có tồn tại không? Tồn tại ở đâu?
a. Không tồn tại. .
b. Có tồn tại, tồn tại khách quan.
c. Có tồn tại, tồn tại chủ quan.
d. Có tồn tại, tồn tại trong linh hồn.
45. Chủ nghĩa duy tâm quan niệm như thế nào về nguồn gốc của ý thức?
a. Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối
sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
b. Tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, khẳng định thế giới "ý niệm", hay "ý niệm tuyệt
đối" là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực.
c. Tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, "tiên thiên",
sản sinh ra thế giới vật chất.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
46. Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm như thế nào về nguồn gốc của ý thức?
a. Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần.
b. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.
c. Đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do
vật chất sản sinh
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
47. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có mấy nguồn gốc, đó là
nguồn gốc nào?
a. Một, nguồn gốc tự nhiên.
b. Một, nguồn gốc xã hội.
c, Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan.
d. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
48. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
a. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh.
b. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
c. Ý thức là cái vốn có trong bộ não con người.
d. Hoạt động của bộ não cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
49. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào?
a. Bộ óc người.
b. Thế giới khách quan.
c. Thực tiễn.
d. Thế giới vật chất.
50. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh
khác là ở chỗ nào?
a. Tính ngẫu nhiên của phản ánh.
b. Tính trung thực của phản ánh.
c. Tính năng động, sáng tạo của phản ánh.
d. Tính phụ thuộc tuyệt đối của phản ánh.
51. Hình thức phản ánh nào đặc trưng cho vật chất vô sinh?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
52. Phản ánh nào mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác
động?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
53. Hình thức phản ánh nào biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
54. Phản ánh tâm lý là phản ánh của dạng vật chất nào?
a. Vật chất vô sinh.
b. Giới tự nhiên hữu sinh.
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương.
d. Vật chất thì không thể có phản ánh tâm lý.
55. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất nào?
a. Vật chất vô sinh.
b. Giới tự nhiên hữu sinh.
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương.
d. Bộ óc người.
56. Hình thức phản ánh nào chỉ có ở con người?
a. Phản ánh lý - hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
57. Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là nhân tố nào?
a. Bộ óc con người,
b. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người.
c. Lao động và ngôn ngữ.
d. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
58. Trong kết cấu của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
a. Tri thức. b. Tình cảm, c. Ý chí. d. Tiềm thức, vô thức.
59. Trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào thể hiện mặt năng động của ý thức?
a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm. d. Tiềm thức.
60. Đề cập đến thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh là đề cập đến yếu tố
nào trong kết cấu của ý thức?
a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm. d. Tiềm thức.
61. Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành nên yếu tố nào?
a. Niềm tin. b. Tự ý thức. c. Tiềm thức. d. Vô thức.
62. Yếu tố nào trong kết cấu của ý thức thể hiện sức mạnh bản thân mỗi con người
nhằm thực hiện mục đích của mình?
a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm, d. Tiềm thức.
63. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như
thế nào?
a. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức.
b. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức.
c. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại.
d. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối.
64. Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua:
a. Sự suy nghĩ của con người.
b. Hoạt động thực tiễn.
c. Hoạt động lý luận.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
65. Nội dung nào sau đây thể hiện ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
vật chất?
a. Ý thức không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
b. Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất.
c. Ý thức chỉ đạo hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động
con người đúng hay sai, thành hay bại.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
66. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện
chứng, chúng ta rút ra nguyên tắc triết học gì?
a. Quan điểm khách quan.
b. Quan điểm toàn diện.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
d. Quan điểm thực tiễn.
67. Theo quan điểm khách quan, nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta phải
như thế nào?
a. Phải xuất phát từ thực tế khách quan.
b. Phát huy tính năng động chủ quan của con người.
c. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan; đồng thời phải phát huy
tính năng động chủ quan của con người.
d. Tùy vào mỗi tình huống cụ thể mà nhận thức và hành động.
68. Bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện như thế nào trong việc định ra chiến lược và
sách lược cách mạng?
a. Căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
b. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác để định ra chiến lược và sách lược cách
mạng.
c. Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
d. Căn cứ vào thực tiễn để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
69. Biện chứng là gì?
a. Là khái niệm dùng để chỉ sự tách biệt, cô lập, tĩnh tại, không vận động, không phát
triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự vật,
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển
theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng,
quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
70, Biện chứng khách quan là gì?
a. Là những quan niệm biện chứng tiện nghiệm, có trước kinh nghiệm.
b. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức
con người.
c. Là biện chứng của các tồn tại vật chất.
d. Là biện chứng không thể nhận thức được nó.
71. Biện chứng chủ quan là gì?
a. Là biện chứng của thế giới vật chất.
b. Là biện chứng của ý thức - tư duy biện chứng.
c. Là biện chứng của thực tiễn xã hội.
d. Là biện chứng của lý luận.
72. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa biện chứng khách quan
và biện chứng chủ quan quan hệ với nhau như thế nào?
a. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan.
b. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan.
c. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan.
d. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan.
73. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật gồm những gì?
a. Hai nguyên lý cơ bản.
b. Các cặp phạm trù cơ bản thể hiện mối liên hệ phổ biến, tồn tại ở mọi sự vật, hiện
tượng, quá trình của thế giới.
c. Các quy luật cơ bản thể hiện sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng,
quá trình
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
74. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?
a. Nguyên lý về mối liên hệ và sự vận động.
b. Nguyên lý về tính hệ thống và tính cấu trúc.
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
d. Nguyên lý về sự vận động và sự phát triển.
75. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu?
a. Do lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, ý niệm) quy định.
b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới.
c. Do tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội.
d. Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất.
76. Quan điểm của trường phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng, quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
77. Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì?
a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục.
b. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú.
c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên.
d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.
78. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào?
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
b. Nguyên lý về sự phát triển.
c. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.
d. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
79. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra
những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?
a. Quan điểm phát triển, lịch sử - cụ thể.
b. Quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể.
c. Quan điểm toàn diện, phát triển.
d. Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể.
80. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
a. Cần phải xem xét một mối liên hệ cơ bản của sự vật.
b. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật.
c. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, đồng thời phải xác định vị trí,
vai trò của các mối liên hệ.
d. Cần phải xem xét sự vật như một chỉnh thể thống nhất.
81. Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển?
a. Vận động và phát triển là hai khái niệm đồng nhất nhau.
b. Phát triển bao hàm mọi sự vận động.
c. Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
d. Vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng có
quan hệ với nhau, phát triển bao hàm mọi sự vận động.
82. Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển của thế giới vật chất như thế nào?
a. Sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng.
b. Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
bao hàm cả sự thụt lùi, đứt đoạn.
c. Sự phát triển là một quá trình đi lên, bao hàm cả sự lặp lại cái cũ trên cơ sở cái
mới.
d. Sự phát triển bao hàm sự thay đổi về lượng và sự nhảy vọt về chất.
83. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động
và sự phát triển là gì?
a. Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập, tách rời nhau.
b. Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động
theo chiều hướng tiến lên.
c. Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức.
d. Sự phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật, nên nó bao
hàm mọi sự vận động.
84. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do
đâu?
a. Phát triển là sự sắp đặt của Thượng đế và thần thánh.
b. Sự phát triển trong hiện thực là biểu hiện của sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.
c. Sự phát triển của thế giới vật chất là do con người quyết định.
d. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển
của sự vật.
85. Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới có những tính chất nào?
a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục.
b. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú.
c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên.
d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng.
86. Thế nào là tính khách quan của sự phát triển?
a. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.
b. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
c. Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự
vận động, phát triển của sự vật.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
87. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù nguyên
nhân dùng để chỉ.....giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau để từ đó tạo ra.....”.
a. Sự tác động lẫn nhau - sự biến đổi nhất định.
b. Sự liên hệ lẫn nhau – một sự vật mới.
c. Sự tương tác - một sự vật mới.
d. Sự chuyển hóa lẫn nhau - sự biến đổi nhất định.
88, Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: “Phạm trù kết quả dùng để
chỉ những..... xuất hiện do..... giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng,
hoặc giữa các sự vật hiện tượng”.
a. Biến đổi - sự tác động.
b. Sự vật, hiện tượng mới – sự kết hợp.
c. Mối liên hệ - sự chuyển hóa.
d. Sự vật, hiện tượng mới – sự liên hệ.
89. "Đói nghèo" và "Dốt nát", hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện tượng nào là kết
quả?
a. Đói nghèo là nguyên nhân, dốt nát là kết quả.
b. Dốt nát là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả.
c. Cả hai đều là nguyên nhân.
d. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia.
90. Mối liên hệ nhân quả có những tính chất nào?
a. Tính khách quan.
b. Tính phổ biến.
c. Tính tất yếu.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
91. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Quy luật là những mối liên hệ ....
giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau”.
a. Chủ quan, ngẫu nhiên và lặp lại.
b. Bản chất nhưng không phổ biến, không lặp lại.
c. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại.
d. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến.
92. Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại quy luật thì có những loại
quy luật nào?
a. Những quy luật riêng.
b. Những quy luật chung.
c. Những quy luật phổ biến.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
93. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động thì quy luật được phân loại thành các nhóm quy
luật nào?
a. Nhóm quy luật tự nhiên.
b. Nhóm quy luật xã hội.
c. Nhóm quy luật của tư duy.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
94. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật nào?
a. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
b. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.
c. Những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
95. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi:
a. Sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
b. Sự vận động của mâu thuẫn trong bản thân sự vật.
c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
96. Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại.
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Các quy luật đều có vai trò ngang nhau trong phép biện chứng duy vật.
97. Vị trí của quy luật lượng - chất trong phép biện chứng duy vật là gì?
a. Chỉ ra cách thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra động lực cơ bản của quá trình vận động và phát triển.
98. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái
khác?
a. Chất.
b. Lượng.
c. Độ.
d. Điểm nút.
99. Chất của sự vật được xác định bởi?
a. Thuộc tính cơ bản gắn liền với sự vật.
b. Các yếu tố cấu thành sự vật.
c. Phương thức liên kết.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
100. Lượng của sự vật là gì?
a. Là số lượng các sự vật.
b. Là phạm trù của số học.
c. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật.
d. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô...
101. Phạm trù dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự
vật, hiện tượng?
a. Độ. b. Điểm nút. c. Bước nhảy. d. Lượng.
102. Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam là bước nhảy gi?
a. Lớn, dần dần. b. Nhỏ, cục bộ. c. Lớn, toàn bộ, đột biến. d. Lớn, cục bộ.
103. Việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết khi tích luỹ về lượng đã
đạt đến giới hạn Độ là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Hữu khuynh.
b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
c. Ta khuynh.
d. Quan điểm trung dung.
104. Việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lượng ở mức độ cần thiết cho sự biến
đổi về chất là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Ta khuynh. b. Hữu khuynh. c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. d. Quan điểm trung
dung.
105. Trong đời sống xã hội, quy luật lượng- chất được thực hiện với điều kiện gì?
a. Vì là quy luật nên sự tác động là tất nhiên, không cần đến hoạt động có ý thức của
con người.
b. Cần hoạt động có ý thức của con người.
c. Không cần bất cứ điều kiện nào.
d. Cần có sự tham gia của con người chỉ trong một số trường hợp nhất định.
106. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự
vận động và phát triển?
a. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
b. Cách thức của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
d. Mâu thuẫn của sự vật.
107. Mặt đối lập có nguồn gốc từ đâu?
a. Do ý thức, cảm giác của con người sinh ra.
b. Do sự sáng tạo của Thượng đế.
c. Là cái vốn có của thế giới vật chất.
d. Do sự ngẫu hợp những đặc điểm khác biệt nhau của thế giới vật chất.
108. Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối các
mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó gọi là mâu thuẫn gì?
a. Mâu thuẫn đối kháng.
b. Mâu thuẫn thứ yếu.
c. Mâu thuẫn chủ yếu.
d. Mâu thuẫn cơ bản.
109. Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
a. Trong tư duy.
b. Trong tự nhiên.
c. Trong xã hội có đấu tranh giai cấp.
d. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội.
110. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật?
a. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát
triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra cách thức của quá trình vận động và phát triển.
111. Phạm trù nào thể hiện sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng
khác, thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật?
a. Vận động. b. Phủ định. c. Phủ định biện chứng. d. Phủ định của phủ định.
112. Phạm trù nào thể hiện sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển
của sự vật?
a. Phủ định của phủ định b. Phủ định siêu hình. c. Phủ định biện chứng. d. Biến đổi.
113. Con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là
con đường nào?
a. Đường thẳng đi lên.
b. Đường tròn khép kín.
c. Con đường “xoáy ốc”
d. Con đường zic –zắc.
114. Quan điểm ủng hộ cái mới tiến bộ, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát
triển là quan điểm được rút ra trực tiếp từ quy luật nào của phép biện chứng?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
b. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
115. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
a. Có khả năng nhận thức nhưng nhận thức là một quá trình.
b. Không có khả năng nhận thức.
c. Có nhận thức được nhưng do Thượng đế mách bảo.
d. Chỉ nhận thức được các hiện tượng không nhận thức được bản chất của sự vật.
116. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Nhận thức là ..... tích cực, sáng tạo
thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ cở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan đó.
a. Sự phản ánh. b. Sự tác động. c. Quá trình phản ánh. d. Sự vận động.
117. Thực tiễn là gì?
a. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người.
b. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
c. Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải tạo tự nhiên và xã hội.
d. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội.
118. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ,
tiến bộ xã hội là nội dung của hoạt động nào?
a. Hoạt động sản xuất vật chất.
b. Hoạt động chính trị - xã hội.
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
d. Hoạt động nhận thức.
119. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quyết
định?
a. Hoạt động sản xuất vật chất.
b. Hoạt động chính trị - xã hội.
c. Thực nghiệm khoa học.
d. Chúng có vai trò như nhau.
120, Hoạt động tất yếu, đầu tiên của con người và xã hội loài người là hoạt động nào?
a. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo.
b. Hoạt động sản xuất vật chất.
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
d. Hoạt động chính trị - xã hội.
121. Ba hình thức cơ bản của thực tiễn là gì?
a. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học.
b. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và sáng tạo nghệ thuật.
c. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hoạt động tín ngưỡng
- tôn giáo.
d. Hoạt động quản lý xã hội, hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo và thực nghiệm khoa
học.
122. Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của
nhận thức?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
123. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tính cho ta hình ảnh tương đối trọn
vẹn về sự vật, hiện tượng?
a. Cảm giác. b. Tri giác. c. Biểu tượng. d. Khái niệm.
124. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tình giúp con người tái hiện sự vật
trong trí nhớ khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào giác quan của con người?
a. Cảm giác. b. Tri giác. c. Biểu tượng. d. Phán đoán.
125. Giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn?
a. Nhận thức cảm tính.
b. Nhận thức lý tính.
c. Cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều gắn liền với thực tiễn.
d. Nhận thức và thực tiễn là hai quá trình riêng biệt nên không có giai đoạn nào của
nhận thức gắn liền với thực tiễn.
126. Giai đoạn nhận thức nào phản ánh trừu tượng, khái quát hóa những đặc điểm
chung, bản chất của sự vật, hiện tượng?
a. Nhận thức lý tính. b. Nhận thức lý luận. c. Nhận thức khoa học. d. Nhận thức cảm
tính.
127. Nhận thức lý tính là nhận thức được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản
nào?
a. Khái niệm, phán đoán, suy lý.
b. Khái niệm, phán đoán, tri giác.
c. Biểu tượng, khái niệm, suy lý.
d. Phán đoán, tri giác, suy lý.
CHƯƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
128. Hãy chọn quan điểm đúng về Chủ nghĩa duy vật lịch sử?
a. Là học thuyết nghiên cứu về lịch sử loài người.
b. Là học thuyết nghiên cứu về các dạng vật chất trong lịch sử.
c. Là học thuyết nghiên cứu những quy luật, những động lực phát triển xã hội.
d. Là học thuyết nghiên cứu về các trường phái của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
129. Trong sản xuất xã hội loại hình sản xuất nào là cơ bản nhất?
a. Sản xuất vật chất.
b. Sản xuất tinh thần.
c. Sản xuất ra bản thân con người.
d. Các loại hình sản xuất có vai trò ngang nhau.
130. Để nhận thức và cải tạo xã hội cần phải xuất phát từ đâu?
a, Văn hoá.
b. Đời sống tinh thần của xã hội.
c. Nền sản xuất vật chất của xã hội.
d. Giáo dục.
131. Phạm trù nào biểu thị cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản
xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định?
a. Lực lượng sản xuất. b. Quan hệ sản xuất. c. Phương thức sản xuất. d. Lao động.
132. Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
a. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.
b. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
133. Phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất?
a. Lực lượng sản xuất. b. Quan hệ sản xuất, c. Đối tượng lao động. d. Tư liệu lao động.
134. Phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người
với người trong quá trình sản xuất vật chất?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Đối tượng lao động.
d. Tư liệu lao động.
135. Lực lượng sản xuất bao gồm những nhân tố nào?
a. Tư liệu sản xuất và người lao động.
b. Công cụ lao động và người lao động.
c. Đối tượng lao động và người lao động.
d. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
136. Yếu tố nào được coi là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất vật
chất?
a. Người lao động.
b. Tư liệu sản xuất.
c. Công cụ lao động.
d. Phương tiện lao động.
137. Tư liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
a. Con người và công cụ lao động.
b. Con người, công cụ lao động và đối tượng lao động.
c. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
d. Công cụ lao động và tư liệu lao động.
138. Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động?
a. Người lao động.
b. Tư liệu lao động.
c. Công cụ lao động.
d. Phương tiện lao động.
139. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”?
a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động.
140. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là thước đo trình độ tác động, cải biến tự
nhiên của con người?
a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động.
141. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?
a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động.
142. Ngày nay, nhân tố nào đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”?
a. Khoa học. b. Người công nhân. c. Công cụ lao động. d. Tư liệu sản xuất.
143. Quan hệ sản xuất không bao gồm quan hệ nào dưới đây?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Quan hệ tình cảm giữa nhà tư bản và công nhân.
144. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định các phương diện
khác?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Cả ba đều có vai trò ngang nhau.
145. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập
đoàn người trong sản xuất?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Không quan hệ nào.
146. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ,
hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền
sản xuất xã hội?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Không quan hệ nào.
147. Quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội?
a. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
c. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên,
do đó không bị chi phối bởi quy luật nào.
148. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện như thế
nào?
a. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất tác động trở lại
quan hệ sản xuất.
b. Không cái nào quyết định cái nào.
c. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại
lực lượng sản xuất.
d. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
149. Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của
yếu tố nào?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Không có yếu tố nào.
150. Cơ sở hạ tầng là gì?
a. Đó là đường sá, cầu tàu, bến cảng...phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của
một quốc gia.
b. Đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
c. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội.
d. Đó là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội.
151. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối
kháng giai cấp là bộ phận nào?
a. Nhà nước. b. Tôn giáo. c. Đạo đức. d. Triết học.
152. Theo VILênin, quan hệ nào là quan hệ cơ bản và chủ yếu quyết định trực tiếp
đến địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp?
a. Quan hệ kinh tế - vật chất.
b. Quan hệ tổ chức, quản lý.
c. Quan hệ phân phối.
d. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
153. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội, giai cấp có tính chất gì?
a. Tính di truyền. b. Tính vĩnh viễn. c. Tinh chu kỳ. d. Tính lịch sử.
154. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện
giai cấp là gì?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện
"của dự".
b. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã
hội. d. Cả ba phương án kia đều đúng.
155. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất
hiện giai cấp là gì?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện
"của dự".
b. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã
hội. d. Cả ba phương án kia đều đúng.
156. Giai cấp xuất hiện bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào?
a. Cộng sản nguyên thuỷ.
b. Chiếm hữu nô lệ.
c. Phong kiến.
d. Tư bản chủ nghĩa.
157. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, kết cấu xã hội - giai cấp do yếu tố nào
quy định?
a. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất.
b. Trình độ văn minh của xã hội.
c. Nhà nước.
d. Thể chế chính trị.
158. Căn cứ vào đâu để phân chia giai cấp thành giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ
bản?
a. Vào hệ tư tưởng.
b. Vào cương lĩnh, đường lối chính trị của giai cấp đó.
c. Vào số lượng.
d. Vào phương thức sản xuất mà giai cấp đó đại diện.
159. Giai cấp cơ bản là giai cấp:
a. Có hệ tư tưởng tiến bộ.
b. Có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn, khoa học.
c. Có số lượng rất đông trong xã hội.
d. Gắn với phương thức sản xuất thống trị.
160.Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu
tranh giữa các lực lượng nào?
a. Hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị.
b. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất tàn dư.
c. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất mầm mống.
d. Hai giai cấp có tư tưởng khác nhau trong xã hội.
161. Mục đích cao nhất mà một cuộc đấu tranh giai cấp cần đạt được là gì?
a. Giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của những quan hệ sản xuất đã lỗi
thời, tạo điều kiện để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã
hội.
b. Đánh đồ giai cấp thống trị áp bức, bóc lột.
c. Điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
162. Trong đấu tranh giai cấp, cơ sở quan trọng nhất của liên minh giai cấp là gì?
a. Sự thống nhất về tư tưởng.
b. Sự thống nhất về lợi ích cơ bản.
c. Sự thống nhất về ý thức chính trị.
d. Sự thống nhất về trình độ.
163. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vai trò của đấu tranh giai cấp là gì?
a. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội.
b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cho sự phát triển xã hội.
c. Đấu tranh giai cấp kim hãm sự phát triển của xã hội.
d. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử trong điều kiện có
giai cấp đối kháng.
164. Mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau trong một phương
thức sản xuất là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn nào?
a. Mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
b. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
c. Mâu thuẫn giữa tổn tại xã hội và ý thức xã hội.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
165. Theo quan điểm C.Mác - Ph.Ăngghen, khi chưa có chính quyền, cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra với các hình thức nào? Chọn phương án sai.
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Đấu tranh quân sự.
166. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, khi chưa có chính quyền, hình thức đấu
tranh nào là cao nhất trong đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản?
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
167. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, khi giai cấp vô sản chưa có chính quyền,
việc tuyên truyền cổ động; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí; đấu tranh trên lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật, ... là những biểu hiện của hình thức đấu tranh nào?
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
168. Trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nước nào?
a. Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến.
b. Nhà nước tư sản. c. Nhà nước vô sản.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
169. Chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ
cộng hòa thủ tướng, chế độ quân chủ lập hiến, nhà nước liên bang...thuộc kiểu nhà
nước nào?
a. Nhà nước chủ nô quý tộc.
b. Nhà nước phong kiến.
c. Nhà nước tư sản.
d. Nhà nước vô sản.
170. Trong kiểu nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp
nào?
a. Giai cấp chủ nô.
b. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp vô sản.
171. Trong kiểu nhà nước phong kiến, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp nào?
a. Giai cấp chủ nô. b. Giai cấp địa chủ, quý tộc. c. Giai cấp tư sản. d. Giai cấp vô sản.
172. Trong kiểu nhà nước tư sản, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp nào?
a. Giai cấp chủ nô.
b. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp vô sản.
173. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là
gì?
a. Do mâu thuẫn về quan điểm chính trị.
b. Do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
c. Do mâu thuẫn giữa các tổ chức kinh tế.
d. Do mâu thuẫn trong việc phân phối sản phẩm lao động.
174. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, đối tượng của cách mạng xã hội được
hiểu như thế nào?
a. Đó là những giai cấp và những lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng.
b. Đó là những giai cấp, tầng lớp có địa vị kinh tế cao trong xã hội.
c. Đó là những giai cấp, tầng lớp có địa vị chính trị cao trong xã hội.
d. Đó là những giai cấp, tầng lớp có hệ tư tưởng tiên tiến trong xã hội.
175. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là
giai cấp nào?
a. Giai cấp và những lực lượng cần phải đánh đổ của cách mạng.
b. Giai cấp, tầng lớp có địa vị kinh tế cao trong xã hội.
c. Giai cấp, tầng lớp có địa vị chính trị cao trong xã hội.
d. Giai cấp, tầng lớp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ,
cho xu hướng phát triển của xã hội.
176. Tồn tại xã hội là gì?
a. Là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
b. Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội.
c. Là tồn tại quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
d. Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội.
177. Trong tồn tại xã hội yếu tố nào là yếu tố quyết định?
a. Phương thức sản xuất.
b. Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý.
c. Dân số và mật độ dân số.
d. Cả ba yếu tố có vai trò ngang nhau.
178. Những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp
trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa hệ thống hóa, chưa tổng hợp và
khái quát hóa được gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
179. Những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái
quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các
quy luật được gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
180. Toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục,
tập quán, trớc muốn,... của một người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội
hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc
sống đó được gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
181. Kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành
nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo,... được gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
182. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội biểu hiện như thế nào?
a. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có vai trò ngang nhau.
b. Cả hai tồn tại độc lập, không cái nào quyết định cái nào.
c. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn
tại xã hội.
d. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội đồng thời tồn tại xã hội tác động trở lại ý
thức xã hội.
183. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là gì?
a. Là thực thể vật chất tự nhiên thuần túy.
b. Là thực thể chính trị - xã hội.
c. Là thực thể sinh học - xã hội.
d. Là thực thể siêu tự nhiên, rất đặc biệt.
184. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, hoạt động xã hội quan trọng nhất của con
người là hoạt động nào?
a. Chính trị. b. Khoa học. c. Lao động sản xuất. d. Tái sản xuất ra chính con người.
185. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu
quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn
phương diện xã hội là gì?
a. Lao động. b. Tư duy. c. Ngôn ngữ. d. Não bộ.
186. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con người là gì?
a. Thiên.
b. Ác.
c. Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên).
d. Tổng hòa các quan hệ xã hội.
187. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con
người là gì?
a. Là lao động của con người bị tha hóa.
b. Là chức năng của con người bị tha hóa.
c. Là sự tha hóa của nền chính trị.
d. Là sự tha hóa về tư tưởng.
188. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, hiện tượng tha hóa của con người diễn ra
trong xã hội nào?
a. Trong mọi xã hội.
b. Trong xã hội có phân chia giai cấp.
c. Trong xã hội tư bản.
d. Trong xã hội không có nhà nước.
189, Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa
con người là gi?
a. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
b. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
c. Sự biến chất trong bản tính của con người.
d. Sự cùng khổ của đời sống kinh tế.
190. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, tha hoá con người được đẩy lên cao nhất
trong xã hội nào?
a. Trong mọi xã hội, sự tha hóa là như nhau.
b. Xã hội thiếu sự ổn định về kinh tế.
c. Xã hội tư bản.
d. Xã hội thiếu sự ổn định về chính trị.
191. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nội dung quan trọng hàng đầu
trong việc giải phóng con người là gì?
a. Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng con người về phương
diện chính trị.
b. Khắc phục sự tha hóa của con người và biến lao động sáng tạo trở thành chức năng
thực sự của con người.
c. Đấu tranh giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: con
người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại,...
d. Đấu tranh giải phóng con người trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội...
192. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, giữa cá nhân và xã hội có quan hệ với
nhau như thế nào? Chọn phương án sai.
a. Cá nhân và xã hội không tách rời nhau.
b. Quan hệ cá nhân - xã hội là tất yếu, là tiền đề và điều kiện tồn tại và phát triển của
cả cá nhân lẫn xã hội.
c. Cá nhân và xã hội vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
d. Cá nhân và xã hội thống nhất với nhau một cách tuyệt đối.
193. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân gồm những
ai?
a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần.
b. Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với
nhân dân.
c. Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc
gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
194. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lực lượng căn bản, chủ chốt trong quần
chúng nhân dân là ai?
a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
b. Nhóm dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với
nhân dân.
c. Những người đang có các hoạt động trong lĩnh vực chính trị, trực tiếp hoặc gián
tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
d. Bộ phận dân cư phục tùng sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa
của xã hội.
195. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lực lượng cơ bản của xã hội, sản xuất ra
toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của
mọi xã hội trong mọi thời kỳ lịch sử là ai?
a. Vì nhân, lãnh tụ. b. Tầng lớp trí thức. c. Quần chúng nhân dân. d. Giai cấp thống trị.
196. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lực lượng nào là người sáng tạo, người
gạn lọc, lưu giữ, truyền bá và phổ biến các giá trị tinh thần, làm cho nó được chọn lọc,
được bảo tồn vĩnh viễn?
a. Vì nhân, lãnh tụ.
b. Tầng lớp trí thức.
c. Quần chúng nhân dân.
d. Giai cấp thống trị.
197. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lãnh tụ xuất hiện từ đâu?
a. Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
b. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp tiên tiến.
c. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp lãnh đạo.
d. Từ trong phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức.
198. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lãnh tụ giữ vai trò gì trong lịch sử?
a. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử.
b. Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội.
c. Phân chia lợi ích cho các bộ phận quần chúng nhân dân.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
199. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, yếu tố nào là cầu nối, liên kết, là mắt xích
quyết định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và
hành động?
a. Lợi ích. b. Hệ tư tưởng. c. Trình độ nhận thức. d. Nhiệm vụ chính trị.
200. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân
và lãnh tụ thể hiện như thế nào?
a. Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của
lịch sử xã hội; Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong
trào phát triển.
b. Lãnh tụ là người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội;
Quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia phong trào.
c. Cả hai thống nhất biện chứng với nhau, có vai trò ngang nhau.
d. Quần chúng nhân dân và lãnh tụ mâu thuẫn với nhau về lợi ích.
1. Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt nguồn từ hình thái kinh tế - xã
hội nào?
a. Cộng sản nguyên thủy.
b. Chiếm hữu nô lệ.
c. Phong kiến.
d. Tư bản chủ nghĩa.
2. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là…”
a. Tổng hòa các quan hệ kinh tế/V.I.Lênin.
b. Toàn bộ các quan hệ xã hội/Ph.Ăngghen.
c. Tổng hòa những quan hệ xã hội/C.Mác.
d. Tổng hòa các quan hệ tự nhiên và xã hội/C.Mác
3. Quan điểm cho rằng: “ý thức xã hội luôn luôn là yếu tố phụ thuộc vào
tồn tại xã hội, nó không có tính độc lập tương đối” là quan điểm của:
a. Chủ nghĩa duy vật.
b. Chủ nghĩa duy tâm.
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

4. Quan niệm cho rằng: “suy nghĩ của những người sống trong túp lều
tranh luôn luôn khác với suy nghĩ của những kẻ sống trong cung điện” là
quan niệm của:
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

5. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa các giai cấp là địa vị của họ trong:
a. Quyền lực chính trị.
b. Quyền lực nhà nước.
c. Quyền lực quản lý kinh tế.
d. Quyền sở hữu tư liệu sản xuất.
6. Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là:
a. Động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội.
b. Một trong những phương thức và động lực của sự phát triển xã hội
ngày nay.
c. Một trong những nguồn gốc và động lực quan trọng của mọi xã hội.
d. Một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển
xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp.
7. Nguyên nhân sâu xa nhất của cách mạng xã hội là gì?
a. Nguyên nhân chính trị.
b. Nguyên nhân kinh tế.
c. Nguyên nhân tư tưởng.
d. Nguyên nhân tâm lý.
8. Cống hiến quan trọng nhất của triết học Mác về bản chất con
người:
a. Vạch ra bản chất con người là chủ thể sáng tạo lịch sử.
b. Vạch ra vai trò của quan hệ xã hội trong việc hình thành bản chất của
con người.
c. Vạch ra hai mặt cơ bản tạo thành bản chất con người là cái sinh vật và
cái xã hội.
d. Vạch ra bản chất con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ
thể của hoàn cảnh.
9. Muốn nhận thức bản chất con người nói chung thì
phải: a. Thông qua ý thức xã hội của con người.
b. Thông qua phẩm chất và năng lực của con người.
c. Thông qua các quan hệ hiện thực của con người.
d.
10.Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng:
a. Con người là chủ thể tùy ý sáng tạo ra lịch sử.
b. Lịch sử sáng tạo ra con người; con người không thể sáng tạo ra lịch sử.
c. Con người không thể sáng tạo ra lịch sử mà chỉ có thể thích ứng với
những điều kiện có sẵn.
d. Con người sáng tạo ra lịch sử trong phạm vi những điều kiện khách
quan mà chính lịch sử trước đó đã tạo ra cho nó

11.Trong các hình thái ý thức xã hội sau hình thái ý thức xã hội nào tác
động đến kinh tế một cách trực tiếp:
a. Ý thức đạo đức.
b. Ý thức chính trị.
c. Ý thức pháp quyền.
d. Ý thức thẩm mỹ.
12.Điều kiện cơ bản để ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã
hội: a. Ý thức xã hội phải phù hợp với tồn tại xã hội.
b. Thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
c. Điều kiện vật chất đảm bảo.
d. Ý thức xã hội phải “vượt trước” tồn tại xã hội.

13.Đặc điểm nổi bật của tâm lý xã hội là:


a. Phản ánh khái quát đời sống xã hội.
b. Phản ánh trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày, phản ánh bề mặt
của tồn tại xã hội.
c. Phản ánh bản chất của tồn tại xã hội.
Phản ánh tình cảm, tâm trạng của một cộng đồng người

14.“Điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội biến đổi đến đâu thì ngay lập
tức tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội cũng lập tức biến đổi đến đó”. a.
Đúng. Vì: tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội đó.
b. Sai. Vì: ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội nhưng nó có tính độc
lập tương đối của nó.
c. Đúng. Vì: ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội.
d. Sai. Vì: thực tế lịch sử cho thấy không phải như vậy.

15.Đặc điểm của ý thức xã hội thông thường:


a. Có tính chỉnh thể, hệ thống và rất phong phú sinh động.
b. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày và rất phong phú sinh
động.
c. Phản ánh gián tiếp hiện thực và rất phong phú sinh động

16.Vai trò của ý thức cá nhân đối với ý thức xã hội:


a. Ý thức cá nhân là phương thức tồn tại và biểu hiện của ý thức xã
hội.
b. Tổng số ý thức cá nhân bằng ý thức xã hội.
c. Ý thức cá nhân độc lập với ý thức xã hội.
Ý thức cá nhân quyết định ý thức xã hội.

17.Điều kiện thuận lợi cơ bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản trong thời kỳ quá độ:
a. Giai cấp thống trị phản động bị lật đổ.
b. Giai cấp vô sản đã giành được chính quyền.
c. Sự ủng hộ giúp đỡ của giai cấp vô sản quốc tế.
d. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

18.Trong tư tưởng truyền thống Việt Nam, vấn đề nào về con người được
quan tâm nhiều nhất:
a. Vấn đề bản chất con người.
b. Vấn đề đạo lý làm người.
c. Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác.
d. Vấn đề bản chất cuộc sống
19.Bản chất của hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa:
a. Là ý thức chính trị của toàn xã hội.
b. Là ý thức chính trị của nhân dân lao động.
c. Là ý thức chính trị của giai cấp công nhân.
d. Là ý thức chính trị của dân tộc.
20.Tâm lý, tính cách tiểu nông của người Việt Nam truyền thống căn bản
là do:
a. Bản tính cố hữu của người Việt.
b. Bị phong kiến, đến quốc nhiều thế kỷ áp bức thống trị.
c. Phương thức sản xuất tiểu nông, lạc hậu tồn tại lâu dài trong
lịch sử.
d. Điều kiện tổ chức dân cư khép kín của các làng, xã.
21. Vấn đề cơ bản của triết học gồm có mấy mặt cơ bản?
a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn.
22.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…) trong câu sau và cho biết đây
là luận điểm của ai?
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là
mối quan hệ giữa …”.
a. tư duy và tồn tại/ C. Mác.
b. tư duy và tồn tại/ Ph. Ăngghen.
c. tư duy và vật chất/ C. Mác.
d. tư duy và vật chất/ Ph. Ăngghen.
23.Chọn câu trả lời đúng:
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân chia
các trường phái triết học thành:
a. Chủ nghĩa duy vật và bất khả tri.
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
c. Chủ nghĩa duy vật và khả tri.
d. Chủ nghĩa duy vật và nhận thức luận.
24.Chọn câu trả lời đúng:
Cơ sở để xác định các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa
duy tâm là:
a. Quan điểm bản thể luận.
b. Quan điểm nhận thức luận.
c. Quan điểm biện chứng.
d. Quan điểm siêu hình.
25.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…) trong câu sau:
“Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là … các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện
tượng khác”.
a. sự thống nhất đồng chất
b. sự thống nhất hữu cơ
c. sự thống nhất tổng số
d. sự thống nhất toàn bộ

26.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…) trong câu sau:
“… dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau”. a. Khái niệm mặt đối lập
b. Khái niệm mâu thuẫn
c. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập
d. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập
27.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…) trong câu sau:
“Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự
vật, hiện tượng được gọi là …”
a. sự phủ định biện chứng.
b. sự phủ định chủ quan.
c. sự phủ định sạch trơn.
d. sự phủ định siêu hình.
28.Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:
Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản của sự vật,
hiện tượng là:
a. Tuyệt đối, tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích.
b. Tuyệt đối, tùy theo ý muốn chủ quan của con người.
c. Tương đối, tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích.
d. Tương đối, tùy theo ý muốn chủ quan của con người
29. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng: a. Việc
phân biệt chất và thuộc tính là tuyệt đối, không tùy thuộc vào mối quan hệ
cụ thể.
b. Việc phân biệt chất và thuộc tính là tuyệt đối, tùy thuộc vào mối
quan hệ cụ thể.
c. Việc phân biệt chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, không
tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể.
d. Việc phân biệt chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy
thuộc vào mối quan hệ cụ thể.

30. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:

a. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng; chất biểu
hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
b. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng; chất
không biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
c. Chất tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng; chất biểu hiện
tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
d. Chất tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng; chất không biểu
hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
31. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:
a. Nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận
động, phát triển chính là mâu thuẫn chủ quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.
b. Nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận
động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện
tượng.
c. Nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận
động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, bên ngoài sự vật, hiện
tượng.
d. Nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận
động, phát triển không phải là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật,
hiện tượng.
32. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:
a. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập chỉ thống nhất với nhau,
không đấu tranh với nhau.
b. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập không thống nhất với nhau,
chỉ đấu tranh với nhau.
c. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập không thống nhất với nhau,
không đấu tranh với nhau.
d. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,
vừa đấu tranh với nhau.
33. Hãy chỉ ra phương án đúng:

a. Vật chất được phản ánh vào trong ý thức con người
b. Vật chất được phản ánh trong ký ức con người
c. Vật chất tồn tại phụ thuộc vào ý thức
Vật chất tồn tại phụ thuộc vào cảm giác, tư duy

34. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:

a. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.

b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối.

c. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa
chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện,
tạm thời.
d. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh
giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, còn sự thống nhất giữa
chúng là tuyệt đối.

35. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:
a. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối.
c. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh
giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối,
có điều kiện, tạm thời.
d. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu
tranh giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, còn sự thống nhất
giữa chúng là tuyệt đối.
36. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện
chứng: Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là:
a. Tính chủ quan và tính gián đoạn.
b. Tính chủ quan và tính kế thừa.
c. Tính khách quan và tính gián đoạn.
d. Tính khách quan và tính kế thừa.

37. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng: Khuynh
hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự
phát triển, đó là:
a. Tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên.
b. Tính kế thừa, tính lặp lại và tính thụt lùi.
c. Tính gián đoạn, tính lặp lại và tính tiến lên.
d. Tính gián đoạn, tính lặp lại và tính thụt lùi.
38. Hãy chọn phương án đúng:
a. Vật chất là cái tồn tại khách quan
b. Vật chất là cái tồn tại chủ quan
c. Vật chất tồn tại lệ thuộc vào cảm giác con người
d. Vật chất tồn tại lệ thuộc vào ý thức con người
39. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:
Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn là ý
nghĩa phương pháp luận rút ra trực tiếp từ:
a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật phủ định của phủ định.
c. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
d. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay
đổi về chất và ngược lại.

40. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng: Ý nghĩa
phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập là:
a. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, không
cần phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc,
khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
b. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phân
tích đầy đủ các mặt đối lập, không cần nắm được bản chất, nguồn gốc,
khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
c. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phân
tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng
của sự vận động và phát triển.
d. Trong nhận thức và thực tiễn không phải tôn trọng mâu thuẫn,
phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
41. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng: Quy luật
phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn
về:
a. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
b. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
c. Phương thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
d. Xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
42. Phạm trù nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong quá trình sản xuất?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Kiến trúc thượng tầng
43. Phạm trù nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất?
A. Quan hệ sản xuất B. Lực lượng sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng D. Kiến trúc thượng tầng

44. Vật chất là những cái do phức hợp cảm giác của chúng ta tạo ra. Quan
niệm này thuộc lập trường triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
d.Chủ nghĩa duy tâm khách quan
45. Yếu tố nào sau đây được coi là yếu tố động nhất của Lực lượng sản
xuất?

A. Công cụ lao động


B. Người lao động
C. Đối tượng lao động
D. Tư liệu sản xuất

46. Hãy chọn phương án đúng:

a. Vật chất vận động bằng cách thay đổi vị trí trong không
gian b. Vật chất đứng yên
c. Vật chất tự thân vận động

d. Vật chất vận động do lực tác động từ bên ngoài


47. Yếu tố nào sau đây được coi là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên
của con người?
A. Trình độ phát triển của công cụ lao động
B. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
C. Trình độ chuyên môn hoá sản xuất
D. Trình độ phát triển cơ khí hoá

48. Hãy chỉ ra phương án SAI:

a. Vật chất là tính thứ nhất


b. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức
c. Vật chất là nguồn gốc khách quan của mọi sự biến đổi
d. Vật chất là cái có thể nhận thức được
49.. Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là:

a. Vận động b. Tồn tại khách quan c. Không gian d. Thời gian

50. Quan hệ sản xuất thúc đẩy sự phát triển của LLSX trong trường hợp nào
sau đây?

A. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

B. QHSX phát triển trước trình độ phát triển của LLSX

C. QHSX phát triển sau sự phát triển trình độ của LLSX

D. QHSX “tiên tiến” hơn trình độ phát triển của LLSX

51. Xác định phương án đúng:

a. Vật chất tồn tại phụ thuộc vào ý thức con người

b. Vật chất tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người

c. Vật chất chỉ tồn tại trong giới tự nhiên


d. Vật chất chỉ tồn tại trong xã hội
52. Suy cho cùng, mọi sự biến đổi của xã hội được bắt đầu từ sự biến dổi
của yếu tố nào sau đây?

A. Lực lượng sản xuất B. Quan hệ sản xuất

C. Cơ sở hạ tầng D. Kiến trúc thượng tầng

53. Vận động của vật chất là do:

a. Do một lực lượng siêu nhiên quy định


b. Vật chất tự thân vận động do sự tác động nội tại trong cấu trúc vật
chất
c. Do vật chất có tương tác với vật chất khác
d. Do vật chất thường xuyên phải di chuyển

54. Hãy xác định phương án đúng:

a. Khi vật chất tác động vào giác quan con người thì gây nên cảm giác

b. Khi vật chất tác động vào giác quan con người không hề gây nên
cảm giác

c. Vật chất là cái không thể nhận thức được

d. Vật chất nhận thức được hay không còn tùy vào cảm giác của con
người về nó

55. Quy luật xã hội nào sau đây giữ vai trò quyết định đối với sự vận động,
phát triển của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất

B. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

C. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

D. Quy luật vận động khách quan của các HTKT – XH là một quá
trình lịch sử tự nhiên.
56. Hãy xác định yếu tố nào không phải là tồn tại xã hội?
a. Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
b. Điều kiện dân số
c. Cở sở hạ tầng
d. Phương thức sản xuất
57. Hãy chọn phương án đúng? Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội:

a. Luôn mang tính giai cấp


b. Không mang tính giai cấp
c. Đại diện cho lợi ích của các giai cấp
d. Đại diện cho lợi ích của giai cấp bị trị

58. Hãy tìm ra phương án SAI trong quan niệm “Vật chất là một phạm trù
triết học”:

a. Vật chất vô hạn và vô tận


b. Vật chất không do ai sinh ra và không mất đi
c. Vật chất tồn tại có giới hạn, có sinh ra và mất đi
d. Vật chất chuyển từ dạng này sang dạng khác

59. Quan hệ sản xuất nào giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong cơ sở hạ tầng?
A. Quan hệ sản xuất thống trị B. Quan hệ sản xuất tàn dư

C. Quan hệ sản xuất mới D. Quan hệ sản xuất phụ thuộc

60. Lựa chọn phương án đúng:


a. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tâm lý, tư tưởng
b. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội
c. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tình cảm của con người
d. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực chính trị, đạo đức

61 Ý nào trong các ý được nêu dưới đây thể hiện đúng nhất tác động trở lại
của Kiến trúc thượng tầng đối với Cơ sở hạ tầng?
A. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại Cơ sở hạ tầng

B. Kiến trúc thượng tầng quyết định Cơ sở hạ tầng

A. Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến trúc thượng tầng

D. Kiến trúc thượng tầng phụ thuộc toàn bộ vào Cơ sở hạ tầng

62. Hãy chọn phương án đúng về khái niệm “Ý thức cá nhân”. Ý thức cá
nhân là:
a. Ý thức của tầng lớp bị trị
b. Ý thức của một nhóm người có chung lợi ích
c. Ý thức của mỗi con người sống trong xã hội
d. Ý thức của các vĩ nhân, lãnh tụ

63. Lý do cơ bản nào trong các ý sau lý giải: trong xã hội có giai cấp, Cơ sở
hạ tầng sẽ mang tính giai cấp?

A. Quan hệ sản xuất mang tính giai cấp

B. Lực lượng sản xuất mang tính giai cấp

C. Nhà nước mang tính giai cấp


D. Tồn tại xã hội mang tính giai cấp

64.. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quan hệ biện chứng giữa
Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng?

A. Cơ sở hạ tầng thay đổi không phải mọi bộ phận của Kiến trúc
thượng tầng cũng thay đổi

B. Mỗi Cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một Kiến trúc thượng tầng
tương ứng

C. Các yếu tố của Kiến trúc thường tầng đều phụ thuộc vào Cơ sở hạ
tầng

D. Tính chất của Kiến trúc thượng tầng do Cơ sở hạ tầng quyết định
65. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng sự tác động trở lại của Kiến
trúc thượng tầng đối với Cơ sở hạ tầng?
A. Kiến trúc thượng tầng luôn tác động tích cực đến sự phát triển của
Cơ sở hạ tầng

B. Kiến trúc thượng tầng nào cũng có chức năng duy trì, bảo vệ Cơ sở hạ
tầng đã sinh ra nó

C. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối với Cơ sở hạ tầng

D. Kiến trúc thượng tầng đôi khi tác động gây kìm hãm sự phát triển
của Cơ sở hạ tầng

66.. Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội bao gồm:
a. Phương thức sản xuất và điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
b. Phương thức sản xuất và điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và
dân cư
c. Phương thức sản xuất, xã hội và dân cư
d. Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư
67. Trong các nội dung sau nội dung nào không thuộc Cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay?

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

B. Kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng đáng kể

C. Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo

D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng

68. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân là biểu hiện mối quan
hệ giữa?
a. Nội dung và hình thức
b. Cái chung và cái riêng
c. Bản chất và hiện tượng
d. Cái chung và cái đơn nhất
69. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây không được xác
định là Kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

A. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh


C. Nhà nước XHCN: nhà nước của dân, do dân và vì dân

D. Phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

70. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm triết học Mác – Lê nin về đặc
điểm của tâm lý xã hội?
a. Tâm lý xã hội mang tính phong phú, phức tạp, không tuân theo các
quy luật tâm lý
b. Tâm lý xã hội là sự phản ánh mang tính kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ đan
xen yếu tố tình cảm
c. Tâm lý xã hội là sự phản ánh gián tiếp, có tính tự phát, thường ghi lại
những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội
d. Tâm lý xã hội không có vai trò quan trọng trong ý thức xã hội
71. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm triết học Mác – Lê nin về đặc
điểm của hệ tư tưởng xã hội?
a. Hệ tư tưởng ra đời từ tâm lý xã hội
b. Hệ tư tưởng phản ánh một cách tự phát, trực tiếp tồn tại xã hội
c. Hệ tư tưởng phản ánh tự giác, gián tiếp tồn tại xã hội, có tính khái
quát, tính hệ thống
d. Hệ tư tưởng không mang tính giai cấp
72 Chọn phương án đúng về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội?
a. Ý thức xã hội phụ thuộc một cách thụ động vào tồn tại xã hội
b. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội c. Tồn
tại xã hội thay đổi, ngay lập tức các hình thái ý thức xã hội sẽ
thay đổi ngay
d. Tồn tại xã hội thay đổi, các hình thái ý thức xã hội
73. Cấu trúc của Hình thái kinh tế xã hội được hình thành từ các yếu tố nào
sau đây?

A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc


thượng tầng

B. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng


C. Lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng

D. Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, nhà nước


74. Hãy lựa chọn phương án đúng về đặc điểm của tâm lý xã hội theo quan
điểm triết học Mác – Lênin:
a. Tâm lý xã hội là sự phản ánh gián tiếp, có tính tự phát thường ghi
lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội.
b. Tâm lý xã hội mang tính phong phú và phức tạp, nhưng không tuân
theo các quy luật tâm lý.
c. Tâm lý xã hội là sự phản ánh mang tính kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ
đan xen yếu tố tình cảm.
d. Tâm lý xã hội không có vai trò quan trọng trong ý thức xã hội.
75. Yếu tố nào sau đây không thuộc cấu trúc Hình thái kinh tế xã
hội?

A. Nhà nước B. Quan hệ sản xuất

C. Lực lượng sản xuất D. Kiến trúc thượng tầng


76. Yếu tố nào sau đây được coi là nền tảng vật chất – kỹ thuật của Hình
thái kinh tế - xã hội?

A. Lực lượng sản xuất B. Quan hệ sản xuất

C. Kiến trúc thượng tầng D. Cơ sở hạ tầng

77. Yếu tố nào sau đây được coi là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các
chế độ xã hội?

A. Quan hệ sản xuất B. Lực lượng sản xuất

C. Kiến trúc thượng tầng D. Cơ sở hạ tầng

78. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Phạm trù là
những khái niệm rộng nhất phản ánh …, …, …, cơ bản nhất của các sự vật
và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định”?

a. Những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung

b. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố

c. Một số sự vật, một số hiện tượng, một số quá trình

d. Một số mặt, một số thuộc tính, một số yếu tố


79. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Cái đơn
nhất là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính tồn tại ở …, …
nào đó mà không lặp lại ở các sự vật – hiện tượng khác”?

a. Một số sự vật, một số hiện tượng

b. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng

c. Một sự vật, một hiện tượng

d. Tất cả các sự vật, hiện tượng


80. Quan điểm nào sau đây không cần thiết phải có nếu muốn nhận thức
đúng đời sống xã hội?

A. Phải xuất phát từ ý thức, tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
B. Phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội

C. Phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu
thành một hình thái xã hội nhất định

D. Phải phân tích sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn
nhau giữa chúng

81. Triết học Mác – Lênin nêu ra mấy nguyên tắc của nhận thức
luận?

a. 2 nguyên tắc b. 3 nguyên tắc c. 4 nguyên tắc d. 5 nguyên tắc


82. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển, yếu tố nào sau đây đóng vao trò
quyết định?

A. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải đầu tư vào sản xuất vật chất

B. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển trước hết phải xoá bỏ mọi tàn dư của
xã hội cũ

C. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu,
lỗi thời

D. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải chú trọng giáo dục đạo đức, lối
sống

83. Trong 4 nguyên tắc của nhận thức luận mác xít, nguyên tắc nào thừa
nhận nhận thức của con người là một quá trình phản ánh mang tính biện
chứng?
a. Nguyên tắc thứ nhất b. Nguyên tắc thứ hai

c. Nguyên tắc thứ ba d. Nguyên tắc thứ tư

84. Nếu thừa nhận cái chung nằm ngoài cái riêng sẽ dẫn tới lập
trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

85. Nguyên nhân bên trong có vai trò thế nào đối với sự hình thành
kết quả?

a. Quyết định, chi phối

b. Tạo tiền đề cho sự hình thành kết quả

c. Định hướng

d. Ảnh hưởng ở mức độ nhất định

86. Nếu tuyệt đối hóa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên sẽ dẫn tới quan
điểm nào?

a. Quan điểm duy vật biện chứng b. Quan điểm duy tâm khách
quan c. Quan điểm duy tâm chủ quan d. Quan điểm duy vật siêu hình
87. So với hình thức thì khuynh hướng của nội dung là gì?
a. Tồn tại bất biến b. Vận động đi lên

c. Thường xuyên biến đổi d. Ổn định hơn

88. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì sao bản chất và
hiện tượng có sự thống nhất với nhau?

a. Vì bản chất và hiện tượng là hai mặt của một sự vật

b. Vì bản chất biểu hiện thông qua các hiện tượng

c. Vì bản chất và hiện tượng mâu thuẫn với nhau

d. Vì bản chất là cái chung còn hiện tượng là cái cụ thể


89. Trong hoạt động thực tiễn, để khả năng trở thành hiện thực cẩn phải có
yếu tố nào sau đây?
a. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan b. Điều kiện khách
quan c. Nhân tố chủ quan d. Không cần bất cứ điều kiện nào
90. Các khái niệm, phạm trù, quy luật là sản phẩm đặc trưng của những cấp
độ nhận thức nào?

a. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

b. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

c. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức thông thường

d. Nhận thức lý luận và nhận thức khoa học

91. Khi khẳng định thực tiễn là mục đích của nhận thức, điều đó có nghĩa
là gì? a. Thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức
b. Nhận thức hướng đến thực tiễn để giải quyết các vấn đề mà thực
tiễn đặt ra

c. Nhận thức phải bám sát thực tiễn

d. Thực tiễn và nhận thức có sự tác động, tương hỗ cho nhau

92. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, Triết học Mác –
Lênin rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào?

a. Quan điểm khách quan b. Quan điểm toàn diện

c. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

d. Nguyên tắc luôn coi trọng thực tiễn

93. Đặc điểm chung của các hình thức nhận thức cảm tính là gì?
a. Nhận thức trực tiếp b. Nhận thức gián tiếp

c. Nhận thức trực tiếp và phản ánh những đặc điểm bề ngoài của sự
vật d. Nhận thức gián tiếp và phản ánh những thuộc tính bản chất của sự
vật
94. Đặc điểm chung của các hình thức nhận thức lý tính là gì? a.
Nhận thức trực tiếp b. Nhận thức gián tiếp
c. Nhận thức trực tiếp và phản ánh những đặc điểm bề ngoài của
sự vật d. Nhận thức gián tiếp và phản ánh những thuộc tính bản chất
của sự
95. Khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự
vật khách quan là đặc trưng của hình thức nhận thức nào sau đây?

a. Biểu tượng b. Cảm giác c. Khái niệm d. Tri giác

96. Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cặp phạm
trù cơ bản của Phép biện chứng duy vật là gì?

a. Giúp chúng ta hiểu được một nội dung trong triết học Mác - Lênin

b. Giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa phép biện chứng
và phép siêu hình

c. Giúp chúng ta khẳng định được tính khoa học trong triết học Mác

d. Giúp chúng ta hình thành phương pháp luận khoa học trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn

97. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh nội dung quyết định hình
thức?

a. Nước chảy đá mòn b. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


c. Gieo gió gặp bão d. Cái răng, cái tóc là góc con người
98. Khả năng phán đoán, đưa ra những nhận thức đúng đắn về bản chất của
sự vật, hiện tượng thuộc cấp độ nhận thức nào?

a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lý tính

c. Nhận thức kinh nghiệm d. Nhận thức thông thường

99. Khả năng tiếp xúc với sự vật, hiện tượng và phát hiện ngay bản
chất thuộc năng lực nào dưới đây?

a. Trực giác b. Kinh nghiệm c. Tư duy khoa học d. Tư duy lý luận

You might also like