You are on page 1of 7

1.

Quan điểm cho rằng: Ý thức, cảm giác của con người sinh ra và quyết định
sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng là quan điểm của trường phái triết học
nào?
A. Duy vật siêu hình
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy tâm
D. Duy vật
E. Duy tâm khách quan
2. Quan điểm cho rằng, ý niệm sinh ra và quyết định sự tồn tại của sự vật,
hiện tượng là quan điểm của trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa duy tâm
3. Quan điểm cho rằng: "Tồn tại nghĩa là được cảm giác" là quan điểm của
trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
4. Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất cho đến muộn nhất các hình
thức thế giới quan sau:
A. Triết học - Tôn giáo - Thần thoại
B. Thần thoại - Tôn giáo - Triết học
C. Thần thoại - Triết học - Tôn giáo
D. Tôn giáo - Thần thoại - Triết học
5. Triết học là gì?
A. Triết học là hệ thống lý luận về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội,
tư duy và vị trí vai trò của con người trong thế giới đó.
B. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội.
C. Triết học là tri thức lý luận về con người, về thế giới tự nhiên.
D. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
6. Những nhà triết học xem thường kinh nghiệm, xa rời cuộc sống là những
người thuộc về:
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
B. Chủ nghĩa kinh viện.
C. Chủ nghĩa kinh nghiệm
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
7. Theo ông Hegel, khởi nguyên của thế giới là gì?
A. Nguyên tử
B. Ý niệm tuyệt đối
C. Vật chất.
D. Không khí
8. L. Feuerbach là nhà triết học theo trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
9. Điều kiện kinh tế - xã hội thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin là:
A. Trình độ khoa học kỹ thuật phát triển
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên gay gắt, các phòng
đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra những thất bại.
D. Cả a, b, c đều dùng
10. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Triết học Mác là sự lắp ghép phép biện chứng của Hegel và chủ nghĩa duy vật
của Feuerbach
B. Triết học Mác kế thừa giá trị và khắc phục những hạn chế phép biện chứng của
Hegel trên lập trường duy vật.
C. Triết học Mác ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của nhân loại
D. Triết học Mác là sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan
duy vật
11. Phát minh nào trong khoa học tự nhiên vào nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra
nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm của tôn giáo?
A. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
B. Học thuyết tế bào
C. Thuyết tiến hóa.
D. Thuyết tương đối
12.Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
B. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức
C. Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào?
D. Vấn đề giữa tư duy và tồn tại
13.Quan điểm cho rằng, vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên củng
song song tồn tại là quan điểm của trường phái triết học nào?
A. Nhị nguyên luận
B. Duy tâm khách quan
C. Đa nguyên luận
D. Duy vật biện chứng
14.Nguồn gốc xã hội của ý thức gồm những yếu tố nào?
A. Bộ óc của con người.
B. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc của con người
C. Lao động và phản ánh
D. Lao động và ngôn ngữ của con người.
15.Để phản ánh thế giới khách quan và trao đổi thông tin với nhau, con người
sử dụng phương tiện gì?
A. Ngôn ngữ
B. Công cụ sản xuất
C. Công cụ lao động
D. Cơ quan cảm giác
16.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc trực tiếp và
quan trọng nhất quyết định sự ra đời của ý thức là gì?
A. Bộ não người và hoạt động của nó
B. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người
C. Công cụ lao động
D. Lao động và ngôn ngữ
17.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong các yếu tố cấu
thành của ý thức, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Tình cảm
B. Ý chí
C. Lý tưởng
D. Tri thức
E. Niềm tin
18.Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức?
A. Ý thức và vật chất tồn tại bình đẳng, không có cái nào quyết định cái nào
B. Ý thức là cái vốn có, tồn tại không phụ thuộc vào yếu tố nào cả.
C. Vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại vật chất
D. Ý thức quyết định vật chất và vật chất có tính độc lập tương đối
19.Chủ nghĩa duy vật siêu hình ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thời Cổ đại
B. Thời Trung đại
C. Thế kỷ V - XVIII
D. Thời hiện đại
20.Quan điểm cho rằng: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" là quan điểm của ai?
A. V. I. Lênin
B. F. Hegel
C. Ph. Ăngghen
D. C. Мác
21.Những người cho rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới là
những người đi theo thuyết:
A. Không thể biết (Bất khả tri)
B. Có thể biết (Khả tri)
C. Hoài nghi luận
D. Là Bất khả thi
22.Hạn chế cơ bản trong quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác
về vật chất là
A. Phủ nhận sự tồn tại của vật chất
B. Đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của vật chất.
C. Xem vật chất là vô hình
D. Không phân biệt được các loại vật chất
23.Quan điểm đồng nhất chủ nghĩa duy tâm với tôn giáo là Đúng hay Sai?
A. Sai
B. Vừa Đúng, vừa Sai
C. Đúng
24.Hình thức vận động đặc trưng của một con chim đang hót và một người
đang hát là gì?
A. Cả Vận động sinh học
B. Vận động xã hội.
C. Vận động tự nhiên
D. Con chim là vận động sinh học, con người là vận động xã hội
25.Theo Ph.Ăngghen, trong 5 hình thức vận động, vận động xã hội là hình
thức vận động:
A. Ổn định nhất
B. Cơ bản
C. Cao nhất
D. Thấp nhất
26. Trường phái triết học nào cho rằng, thế giới thống nhất ở tinh thần?
=> chủ nghĩa duy tâm
27. Câu nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của Heraclitus muốn
ám chỉ điều gì?
=> Thế giới không ngừng vận động
28. Phương pháp luận nào xem xét sự vật “NÓ VỪA LÀ NÓ, VỪA KHÔNG
PHẢI LÀ NÓ”?
=> Phương pháp biện chứng
29. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vận động có nguồn gốc từ?
=> Tương tác giữa các yếu tố nội tại của sự vật, hiện tượng
30. Ý thức là sự phản ánh một cách cứng nhắc, máy móc thế giới khách quan
vào trong não người là quan điểm của trường phái triết học nào?
=> Duy vật siêu hình
31. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, phản ánh là thuộc tính của:
=> Mọi dạng vật chất
32. Trong các nguồn gốc của ý thức, nguồn gốc xã hội đóng vai trò?
=> Quyết định
33. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào trong não người một cách:
=> Cả a,b và c (năng động, sáng tạo, tích cực)
34. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong mối quan hệ với vật
chất, ý thức đóng vai trò:
=> Có tính độc lập tương đối
35. Nhà triết học nào cho rằng, bản nguyên của thế giới là nguyên tử?
=> Đêmôcrít
36. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, các sự vật, hiện tượng trong
thế giới này tồn tại:
=> Liên hệ, tác động qua lại
37. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, đứng im là:
=> Tương đối
38. Ngoại diên của phạm trù vật chất là gì?
=> Các sự vật, hiện tượng cụ thể
39. Tiền đề trực tiếp dẫn tới sự ra đời của triết học Mác – Lênin:
=> Cả a, b, c (triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp)
40. Khi nói vật chất cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp ảnh, phản
ánh lại. V.I.Lênin muốn khẳng định điều gì?
=> Cảm giác, ý thức của chúng ta có khả năng phản ánh đúng thế giới khách quan
41. Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm những bộ phận nào?
=> Cả a, b và c (Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa
xã hội khoa học)
42. Nhà triết học cho rằng, bản nguyên của thế giới là lửa?
=> Heraclít
43. Nhà triết học cho rằng, bản nguyên của thế giới là nước?
=> Talét
44. Ý nghĩa quan trọng của định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là gì?
=> Cả a, b và c (Chống lại chủ nghĩa duy tâm, Khắc phục hạn chế của quan điểm
siêu hình. Giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của Triết học)
45. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thuộc tính chung nhất
của vật chất là gì?
=> Tồn tại khách quan
46. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, thế giới thống nhất ở:
=> Tính vật chất
47. Phép biện chứng của Hegel là:
=> Phép biện chứng duy tâm khách quan
48. Phép biện chứng duy vật gồm có những nguyên lý, quy luật nào?
=> 2 nguyên lý, 3 quy luật
49. Chủ nghĩa duy tâm có phủ nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng cụ
thể không?
=> Không
50. Cái bàn, cái ghế có phải là vật chất không?
=> Là một dạng tồn tại cụ thể của vật chất

You might also like