You are on page 1of 399

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I

KHOA LUẬT

GS.TSKH. ĐÀO TRÍ úc - GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUÊ


( Đ ồ n g c h ủ b iê n )

G I Á O T R Ì N H

TỦ SÁCH KHOA HỌC


MS: 302-KHXH-2Ơ17 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q UỐ C GIA HÀ NỘI
í ị i á o t r in h
ĐẠI CƯ Ơ NG VE N H À NƯỚC V À PH Á P LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
__________KHOA LUẬT____________
G S.TSK H . Đ ào T rí ú c , G S.TS. H oàng Thị Kim Q uế
(Đ ồng chủ biên)

{ ị ỉ l í o fi'ìtt/t
DẠI CƯƠNG VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

■i*iii\Ị(rỉ !AM írtONG ị IN ỉl'ìl/ íị

000? 0000 S Ể t
__ J

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


C Á C T Á C G IẢ

Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào Trí úc


GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế

Phần 1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật

GS. TSKH. Đào Trí úc Lời nói đáu, các chương: 2 (IV, V), 4
GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế Chương: 3,6 (chương 6 (III: viết chung),
7 (viết chung)
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Chương: 5 (III), 6 (1:1,2,3), 9
TS. Nguyễn Minh Tuấn Chương: 1,2 (1,11), 6 (II: 1,2,3,4,
viết chung tiểu mục 5)
TS. Mai Văn Thắng Chương: 2 (III), 5 (U I)
TS. Phạm Thị Duyên Thảo Chương: 5 (III), 6 (II: viết chung tiểu mục 5)
TS. Nguyễn Văn Quân Chương: 6(1:4)
TS. Lê Thị Phương Nga Chương: 7 (viết chung), 6 (III: viết chung)
TS. Phan Thị Lan Phương Chương: 8
ThS. NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương Chương 6 (III, viết chung)

Phần 2: Những vấn đề cơ bản về các ngành Luật


trong hệ thống pháp luật Việt Nam

GS. TS. Nguyễn Đăng Dung Chương: 10.(1)


GS.TS. Phạm Hóng Thái Chương: 10. (II)
GS.TS. Nguyễn Bá Diến Chương: 17 (I)
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí Chương: 11 (II)
PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu Chương: 13
P6S.TS. Doãn Hóng Nhung Chương: 14(1)
6 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHẨ Nườc v ả phấp lu ậ t

TS. Trịnh Tiến Việt Chương: 11 (I)


TS. Nguyễn Thị Lan Hương Chương: 16
TS. Nguyễn Tiến Vinh Chương: 17 (II)
TS. Lê Kim Nguyệt Chương: 14(11)
TS.Trán Kiên Chương: 12(1)
ĨS. Nguyễn Vinh Hưng Chương: 15
ThS. NCS. Trán Công Thịnh Chương: 12(11)
ThS. Ngô Thanh Hương, Chương: 12 (III)
ThS. Nguyễn Quang Duy
MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu..................................................................................................... 13

Phần thứ nhất


NHỮNG VÁN ĐẼ C0 BÀN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT
Chương 1
NGUỔN GỐC, BẢN CHẤT, CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. Nguồn gốc của nhà nước..............................................................20


II. Bản chất của nhà nước................................................................. 27
III. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước
và vấn đề định nghĩa "nhà nước"..............................................32
IV. Hình thức nhà nước.......................................................................37
V. Bản chất và hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam......................................................................44

Chư ơng 2
Bộ MÁY, CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC, CHẾĐỘ CHÍNH TRỊ

I. Khái niệm và câ'u trúc của bộ máy nhà nước.............................53


II. Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước hiện đại....................................................57
III. Các chức năng chủ yếu của nhà nước
và phương thức thực hiện chức năng nhà nước......................61
8 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHẨ nư ớ c v a PHẨP lu ậ t

IV. Chế độ chính trị và phương thức thực hiện


quyền lực nhà nước........................................................................71
V. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................ 77

Chương 3
NGUỔN GỐC, THUỘC TÍNH, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG,
VAI TRÒ PHÁP LUẬT VÀ CÁC KIỂU PHÁP LUẬT

I. Nguồn gốc của pháp luật............................................................85


II. Quan niệm, các thuộc tính cơ bản của pháp luật
và bản chất pháp luật....................................................................89
III. Chức năng, nguyên tắc cơ bản của pháp luật...........................96
IV. Vai trò của pháp luật trong đòi sống xã h ộ i...........................105
V. Kiểu pháp luật và khái quát về các kiểu lịch sử pháp luật... 109

Chương 4
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYẾN VÀ QUYẼN CON NGƯỜI

I. Khái niệm, nội hàm chung của Nhà nước pháp quyền......... 123
II. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền............ 126
III. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.. 130
IV. Quyền con người........................................................................ 133

Chương 5
HỆTHỐNG PHÁP LUẬT

I. Quan niệm về hệ thổing pháp luật............................................ 141


II. Cấu trúc nội tại của pháp luật...................................................144
III. Nguồn pháp luật......................................................................... 155
M ụ c lụ c 9

Chương 6
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT, THựC HIỆN PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT

I. Xây dựng pháp luật.................................................................... 169


II. Thực hiện pháp luật................................................................... 179
III. Quan hệ pháp luật...................................................................... 195

Chương 7
Ý THỨC PHÁP LUẬT, VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

I. Khái niệm, cấu trúc (cơ cấu) và các hình thức


của ý thức pháp luật....................................................................209
II. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật
và môi quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật...............214
III. Văn hóa pháp luật....................................................................... 221
IV. Giáo dục pháp luật..................................................................... 227

Chương 8
HÀNH VI PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I. Hành vi pháp luật...................................................................... 235


II. Vi phạm pháp luật..................................................................... 236
III. Trách nhiệm pháp lý ................................................................. 242

Chương 9
CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LỚN TRÊN THẾGIỚI

I. Khái quát chung về các hệ thông pháp luật lớn trên thế giới... 249
II. Hệ thông pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law).................. 252
III. Hệ thống Thông luật (Common law)............... ...................... 256
IV. Hệ thống pháp luật Hổi giáo................................................... 264
V. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa..................................... 268
10 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Phẩn thứ hai


NHỮNG VÁN ĐẼ cơ BẲN VẼ CÁC NGÀNH LUẬT
TRONG HỆ• THỐNG PHÁP LUẬT
• VIỆT
• NAM

C h ư ơ n g 10
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

I. Luật Hiên pháp......................................................................... 275


II. Luật Hành chính....................................................................... 291

C h ư ơ n g 11
LUẬT HÌNH Sự VÀ LUẬT TÔ TỤNG HÌNH sự

I. Luật Hình sự.............................................................................. 305


II. Luật Tô'tụng hình sự................................................................ 318

C h ư ơ n g 12
LUẬT DÂN Sự, LUẬT Tố TỤNG DÂN sự, LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐINH

I. Luật Dân sự ............................................................................... 333


II. Luật TỐ tụng dân sự ................................................................. 343
III. Luật Hôn nhân và gia đình......................................................350

C h ư ơ n g 13
LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI

I. Luật Lao động............................................................................359


II. Luật An sinh xã h ộ i.................................................................. 367

C h ư ơ n g 14
LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

I. Luật Đất đai................................................................................375


II. Luật Môi trường.........................................................................383
M ụ c lụ c 11

C h ư ơ n g 15
LUẬT THƯƠNG MẠI

I. Đôi tượng điều chình và phương pháp điều chỉnh


của Luật Thương m ại................................................................391
II. Các nguyên tắc của Luật Thương m ại......................................393
III. Các chế định cơ bản của Luật Thương mại..............................396

C h ư ơ n g 16
LUẬT TÀI CHÍNH VÀ LUẬT NGÂN HÀNG

I. Luật Tài chính............................................................................... 401


II. Luật Ngân hàng........................................................................... 406

C h ư ơ n g 17
LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ

I. LuậtQ uôctế............... 413


II. Luật Tư pháp quốc tế. 424
MỞ ĐẨU

1. Nội dung môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng phức tạp,


nhiều phương diện thể hiện. Vì vậy, mỗi mặt biểu hiện cũng
như mỗi cách thức thể hiện của các yếu tô' về nhà nước và pháp
luật được những bộ môn khoa học pháp lý khác nhau nghiên
cứu, lý giải.

Môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật cung cấp
những kiến thức cơ bản nhâ't về nhà nước và pháp luật: những
quy luật chung nhất, những phạm trù, khái niệm chủ yếu nhất,
những môi liên hệ phổ biến nhât của nhà nước và pháp luật.
Môn học này giúp chúng ta lý giải về bản chất đích thực, tính
chất, đặc trưng, hình thái biểu hiện, vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước cũng như của các thiết chế nhà nước;
những đặc trưng chủ yếu, những chức năng cơ bản của pháp
luật, các hình thức tồn tại của pháp luật, các chế định pháp luật,
ngành luật và hệ thống pháp luật; sự tương tác của pháp luật
với đạo đức, văn hóa và các phạm trù xã hội khác.
Môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật cũng sẽ giúp
nhìn nhận được mối liên hệ giữa nhà nước với các thiết chế
chính trị, xã hội và với kinh tế, nhằm thây rõ và để tìm kiếm
những giải pháp tốt nhâ't cho việc phát huy vai trò điều tiết và
quản lý của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội; xác định đúng đắn giới hạn tác động và can thiệp, hỗ trợ
của nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội nhằm kiến tạo và
thúc đẩy phát triển.
14 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Qua môn học này, người học sẽ nắm được một cách toàn
diện, có hệ thống về phương thức tổ chức và hoạt động, hiệu
lực và hiệu quả thực tế của các thiết chế quyền lực nhà nước,
những thước đo, những tác nhân của hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước.
Những kiên thức đại cương về nhà nước và pháp luật giúp
người học hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã và đang được triển khai xây
dựng và hoàn thiện ở nước ta. Tìm hiểu về Nhà nước pháp
quyền sẽ giúp hiểu rõ hơn về các giá trị đích thực của pháp luật
đôi với nhà nước, xã hội và đối vói mỗi con người; giúp khám
phá những giá trị và khả năng to lớn của pháp luật và các cơ
chế pháp lý trong việc duy trì và bảo đảm sự an toàn pháp lý
cho con người, thúc đẩy việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ
quyền con người, quyền công dân; bảo đảm môi trường ổn
định nhât và tin cậy nhất cho con người trong việc thực hiện
các quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mình; kích thích
tính tích cực của xã hội và ý thức về trách nhiệm công dân; giúp
chúng ta chủ động tạo ra được những điều kiện cần thiết cho
việc bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực tế của các quy định
pháp luật, những con đường và điều kiện để cho pháp luật có
thể đi vào cuộc sông, phát huy hiệu lực của nó.
Môn học Đại cương nhà nước và pháp luật bao gồm những
kiến thức về hành vi pháp luật và về trách nhiệm pháp lý với
tính cách là hậu quả của hành vi của con người. Những kiến
thức đó chẳng những cần cho việc củng cô' lòng tin của mỗi
người vào việc làm đúng đắn, hợp pháp của mình mà còn tránh
được những hành vi sai trái, không phù hợp với pháp luật và
thậm chí là vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Ý
thức và lối sống tôn trọng và chấp hành pháp luật là tiền đề cho
Mở đẩu 15

một lối sống tích cực và chủ động, là nhân tố có tác dụng hạn
chế các tiêu cực xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Môn học Đại cương nhà nước và pháp luật cũng giúp mở
rộng tầm nhìn ra thế giới thông qua việc mô tả những đường
nét cơ bản nhất của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới.
Những hiểu biết về nguồn gôc, quá trình phát triển, những đặc
điểm khác biệt và quá trình tương tác, xích lại gần nhau của các
hệ thống pháp luật trong một thế giói phẳng và trong nền
thương mại toàn cầu là hành trang cực kỳ cần thiết của mỗi
người trong thời đại hội nhập.
Hợp phần thứ hai của môn học Đại cương nhà nước và
pháp luật là nhũng kiến thức cơ bản và cần thiết về các ngành
luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gổm:
1. Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
2. Luật Hình sự và Luật Tô' tụng hình sự
3. Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Tố tụng
dân sự
4. Luật Thương mại
5. Luật Tài chính - Ngân hàng
6. Luật Lao động và An sinh xã hội
7. Luật Đâ't đai và Môi trường
8. Luật Quôc tế (Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tê).

2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, nhận thức vể nhà nước
và pháp luật
2.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận cho việc nhận thức về nhà nước và pháp luật
là một hệ thông các nguyên tắc, định luật, phạm trù được dùng đ ể
nhận thức, đánh giá các hiện tượng v ề xã hội, v ề hệ thông chính trị,
vềnhà nước và pháp luật. Cụ thể, đó là:
16 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VẨ PHẨP LUẬT

a. Các nguyên tắc, định luật, phạm trù của chủ nghĩa duy
vật biện chứng
Chẳng hạn, biện chứng của quá trình chuyển hóa từ những
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, là cơ sở để
nhận thức vê tính phô biến của hành vi pháp luật. Biện chứng
vê' mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình
thức, cái chung và cái riêng cho phép lý giải về quá trình tiếp
nhận pháp luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật của quốc
gia hiện nay đang diễn ra như một quá trình phủ định biện
chứng, v.v...
b. Các nguyên tắc, định luật và phạm trù của chủ nghĩa
duy vật lịch sử
Khi nói đến bản chất của quyền lực nhà nước ở nước ta và
cơ sở chính trị - xã hội của nó, cần phải xuất phát từ lịch sử
tương quan giai cấp và cấu trúc xã hội, sự hiện diện và vai trò
của từng giai tầng xã hội. Đó chính là cơ sở phương pháp luận
được xác định từ phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử về
giai cấp và thành phần xã hội, vê dân chủ, vê vai trò của quân
chúng nhân dân trong lịch sử v.v...
Các quan điểm, trong đó có quan điểm chính trị, tư tưởng,
quan điểm khoa học cũng là những yếu tố quan trọng góp phần
định hướng nhận thức khi tìm hiểu về các hiện tượng, các vấn
đề về nhà nước và pháp luật.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu về nhà nước và pháp luật


thường được sử dụng phô biến gồm phương pháp phân tích
văn bản, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê...
Mỏ đầu 17

So sánh là phương pháp đặt một số đô'i tượng nghiên cứu


vào cùng tầm nhìn của người nghiên cứu nhằm tìm ra những
nét chung, tương đồng và những nét riêng, đặc thù của các đôi
tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, so sánh quy định về tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam với quy
định tương tự trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc.
Phưcmg pháp xã hội học được thực hiện trong quá trình
nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật thông qua các
phương pháp cụ thê như phát và nhận ý kiến qua phiếu điều
tra (điều tra định lượng), quan sát, phỏng vâh, tọa đàm (điều
tra định tính). Đây là cách làm rất thông dụng nhằm "đo
lường" về các mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước, hiệu lực,
hiệu quả của pháp luật, đánh giá trình độ hiểu biết và nhận
thức về pháp luật của người dân v.v...
Khi sử dụng phưcmg pháp thông kê, chúng ta có thể thu được
những thông sô' có tính chất định lượng về các vấn đề và hiện
tượng về nhà nước và pháp luật, chẳng hạn như tình hình tội
phạm và các vi phạm pháp luật, tình hình ly hôn hay bạo lực
gia đình; thu nhập của người dân hay của một nhóm người làm
công ăn lương v.v...
Phương pháp lịch sử dựa trên việc so sánh trạng thái, tính
châ't của một sự việc, một hiện tượng pháp lý trong diễn tiến
theo lịch đại, so sánh theo chiều dọc, nhằm rút ra những kết
luận cần thiết về đôi tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, nghiên cứu
chế độ quan chế thời kỳ trị vì của vua Lê Thánh Tông cung câp
những kiến thức lịch sử cho những ai quan tâm nghiên cứu về
chê'độ công chức và công vụ hiện nay.

3. Vai trò và ý nghĩa của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật

Vai trò của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật thể
hiện trước hết ở khả năng khái quát hóa, tìm kiếm, giới thiệu

000 ? OOũÕ Í0
18 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA Nước VẢ PHẤP LUẬT

những kiến thức có tính cốt lõi và có tính hệ thống cao. Những
kiến thức chung đó có nguồn gốc xuất xứ tò các lĩnh vực pháp
luật chuyên ngành, chẳng hạn như các khái niệm quan hệ pháp
luật, trách nhiệm pháp lý, quy phạm, chế định pháp luật v.v...
vốn là các khái niệm của Luật Dân sự; khái niệm "hành vi pháp
luật vi phạm pháp luật" được khái quát hóa và hình thành tò
quá trình nghiên cứu về cấu trúc của các hành vi tội phạm - cơ
sở của trách nhiệm hình sự.
Ỷ nghĩa của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật
được xác định về mặt nhận thức lý luận cũng như về mặt
thực tiễn.
V ề mặt nhận thức lý luận, với hàm lượng thông tin có tính
khái quát cao, chắt lọc từ những kiến thức pháp luật chuyên
ngành, Đại cương về nhà nước và pháp luật giúp cho việc nắm
bắt các vấn đề pháp luật chuyên ngành một cách thuận lợi,
những thông tin, kiến thức của nó bảo đảm tính súc tích, cô
đọng, dễ nhó.
Về mặt thực tiễn, môn học Đại cương nhà nước và pháp luật
có đối tượng phục vụ chủ yêu là những người học không chuyên
về luật. Hiểu biết về nhà nước và pháp luật ở mức độ và hình
thức của chương trình đại cương sẽ là hành trang hữu ích cho
mọi công dân bên cạnh những hiểu biết, những kiên thức khác
mà một con người hiện đại - chủ thể của các hoạt động kinh tế,
xã hội, chính trị v.v... cần có trong thời đại ngày nay.

Các tác giả


________PHẤN THỨ NHẤT________

NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN VẾ NHÀ Nước


VÀ PHÁP LUẬT
Chương 1

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CÁC ĐẶC TRƯNG


VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. Nguồn gốc của nhà nước


1. Các học thuyết tiêu biểu vểnguổn gốc nhà nước

Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều những học thuyết


khác nhau lý giải về nguồn gôc ra đời của nhà nước. Sở dĩ xuất
hiện nhiều học thuyết như vậy vì khả năng nhận thức của con
người mỗi thời kì là khác nhau, quá trình hình thành nhà nước
diễn ra râ't phức tạp, đa dạng ở mỗi khu vực địa lí, mỗi nhà
nước. Sự lý giải nguồn gốc nhà nước còn phản ánh quan điểm,
ý thức hệ, mục đích nhất định của con người.

Theo Thuyêl thần quyền thì nhà nước là sản phẩm do thượng
đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Thuyết thần quyền cũng
được chia làm ba trường phái nhỏ hơn là phái quân chủ, phái
giáo quyền và phái dân quyền. Phái quân chủ cho rằng, Thượng
đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho một ông vua và
đòi hỏi dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua. Đại biểu
tiêu biểu của phái quân chủ là Martin Luther (1483-1546),
Robert Filmer (1588-1653)... Phái giáo quyền lại cho rằng,
Thượng đế trao quyền cho Giáo hội và đến lượt mình, Giáo
hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thông
22 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

trị về thể xác thì trao cho vua để tiến hành các hoạt động quản
lý, điều hành thực tế xã hội khiến cho nhà vua phải phụ thuộc
vào giáo hội. Phái dân quyền một mặt thừa nhận vai trò của
nhân dân trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, mặt khác vẫn
tiếp tục khẳng định nguồn gốc của quyền lực nhà nước là từ
Thượng đế. Nhân dân có thể phản kháng dẫn tới việc lật đổ
một ông vua bạo ngược cụ thể. Đại biểu tiêu biểu của phái dân
quyền là Ịohn Calvin (1509-1564).
Theo Thuyết gia trưcmg, nhà nước là sản phẩm phát triển
của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con
người. Nhà nước được quan niệm như là một gia tộc mở rộng
và quyền lực nhà nước là quyền lực gia trưởng mở rộng. Đại
biểu tiêu biểu của thuyết gia trưởng là Aristote (384-322 TCN)
và nhiều nhà triết học khác.
Thuyết bạo lực lại cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếp
chẳng qua là từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị
tộc khác mà kết quả là thị tộc chiên thắng thiết lập một hệ thống
cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại và do vậy,
nhà nước là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. Đại biểu tiêu
biểu của thuyết bạo lực là David Hume (1711-1776), Luduiig
Gumplowicz (1838-1909).
Các học giả Thuyết tâm lý cho rằng, nhà nước ra đời là do
nhu cầu của con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào
các thủ lĩnh. Đại biểu tiêu biểu của thuyết tâm lý là L. Petozazitki,
Phoreder...
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước là "sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai câíp không thể điều hòa
được."'1 Nguyên nhân kinh tế là nhà nước ra đời do sự ra đời của

1 V.I. Lênin Toàn tập, Tập 33, NXB. Tiên bộ, M. 1979, tr. 9.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 23

chế độ tư hữu. Nguyên nhân xã hội là do sự xuâ't hiện các giai


cấp đôì kháng nhau trong xã hội. Nhà nước là lực lượng nảy sinh
từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người.
Tóm lại có rất nhiều nhũng học thuyết, cách tiếp cận khác
nhau về nhà nước và nguồn gốc của nhà nước. Trên thực tế,
không có một lý thuyết nào có thể hoàn toàn phản ánh toàn
diện, bao quát đầy đủ, rõ nét về sự ra đời của tất cả các nhà
nước bởi lẽ sự ra đời nhà nước rất đa dạng, mỗi nhà nước ra
đời ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau và có
những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
không giống nhau.

2. Khái quát về sự hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại

Trong lịch sử nhân loại, sự hình thành nhà nước ở nhiều


khu vực khác nhau trên thế giới là một quá trình râ't lâu dài, đa
dạng, phức tạp và do nhiều yếu tố tác động.
Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm "Nguồn gô'c của gia đình, của
ch ế độ tư hữu và của nhà nước" và Lê-nin trong tác phẩm "Nhà
nước và cách mạng" đã chỉ ra rằng: lịch sử nhân loại đã từng trải
qua chế độ cộng sản nguyên thuỷ, một hình thái kinh tế - xã hội
đầu tiên của loài người không có giai cấp và nhà nước. Đây là
xã hội được câu thành từ các tổ chức thị tộc. Do việc phân phôi
bình quân và năng suât lao động thấp nên trong xã hội cộng
sản nguyên thủy không có sản phẩm dư thừa và cũng đồng
thời triệt tiêu khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của
riêng.1 Trong thị tộc đã có sự phân công lao động nhưng đó là
sự phân công mang tính chất tự nhiên, đó không phải là sự

1 Ph. Ăng-ghen, Nguõn gô'c của gia đình, của chê' độ tư hữu và của nhà nước,
NXB. Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 142.
24 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

phân công lao động xã hội do địa vị khác nhau trong sản xuất
và đời sống.1 Trong thị tộc cũng tồn tại một hệ thống quản lý
thực hiện quyền lực nhưng quyền lực trong xã hội thị tộc là
quyền lực xã hội, không tách rời xã hội.
Do lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động
không ngừng tăng lên dẫn đến ba lần phân công lao động:
1) Chăn nuôi tách khỏi trổng trọt; 2) Thú công nghiệp tách khỏi
nông nghiệp; 3) Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất
hiện.2 Từ đó xuất hiện sản phẩm dư thừa và làm phát sinh khả
năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó. Lợi dụng ưu thế của
mình, những người có địa vị trong cộng đổng thị tộc - bộ lạc đã
chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của tập thể, dẫn đến hệ quả là tư
hữu xuất hiện.3
Chính tư hữu xuất hiện đã dẫn đến nguyên tắc bình đẳng
bị phá vỡ. Mâu thuẫn giai câíp nảy sinh và dần phát triển tới mức
"không thể điều hòa được"4. Sự tổn tại xã hội thay đổi dẫn đến
sự cần thiết phải có một cách thức tô chức quyền lực mới thay
thế. TỔ chức đó chính là nhà nước - một bộ máy trấn áp đặc biệt của
giai câp này với giai câp khác.5 Như vậy, theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tiền đề kinh tế cho sự ra đời nhà nước là chế
độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã hội cho sự ra đời nhà nước là sự
phân chia xã hội thành các giai cấp.

Thực tế lịch sử ra đời nhà nước sơ khai rất đa dạng, do rất


nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài hai nguyên nhân kinh tế

1 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 142-143.


2 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 162.
3 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 172.
4 V.I. Lênin Toàn tập, tập 33, NXB. Tiến bộ, M., 1979, tr. 9.
5 V.I. Lênin, Sđd, tập 33, tr. 110.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 25

và nguyên nhân xã hội, sự xuất hiện nhà nước sơ khai (hay còn
gọi là nhà nước tiền công nghiệp) còn có nhiều nhân tố khác,
với mức độ ảnh hưởng nhiều ít, trực tiếp hoặc gián tiếp rất khác
nhau trong đó có vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn cung
cấp thức ăn, giao thông thu hút sự tập trung dân cư, khiến cho
có nơi này nhà nước ra đời sớm hơn nơi khác, trở thành trung
tằm kinh tế - chính trị - văn hoá sớm hơn các vùng khác, hoặc
những yếu tô' bên ngoài như sự cạnh tranh về sinh thái và
chủng tộc; sự phát triển về vũ khí quần sự của các nhà nước
láng giềng; sự ra đời của chữ viết, sự ra đời của các thành thị,
sự tiến bộ về kĩ thuật, sự ra đời của tôn giáo, sự tập trung hoá
về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng, ý thức hệ v.v...1

3. Cácphương thức hình thành nhà nước điển hình trên thẻ giới và ở ViệtNam
3.1. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển

Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình của ch ế
độ tư hữu và nhà nước khi nghiên cứu quá trình xuất hiện nhà
nước trong lịch sử, đã chỉ ra ba phương thức điển hình của sự
xuâ't hiện nhà nước ở châu Âu:

- Nhà nước Aten: Ph. Ăng-ghen đánh giá đây là nhà nước ra
đời do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Việc chiếm hữu
tài sản và sự phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra rất rỗ nét.
Đây là nhà nước ra đời chủ yếu và trực tiếp từ sự phát triển của
lực lượng sản xuất và hình thành nên sự đối lập giai cấp trong
nội bộ xã hội thị tộc.2

1 Anatolii M. Khazanov, Some Theoretical Problems of the Study of the


Early State, in the book: The Early State, edited by Henri J.M Claessen, Peter
Skalnik, Mouton Publishers, 1978, p. 90-91.
2 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 161-178.
26 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ n h a nư ớ c v à p h á p lu ậ t

- Nhà nước Giéc-manh: Khác với nhà nước Aten, nhà nước
Giéc-manh được thiết lập sau chiến thắng của người Giecmanh
đối với đế chế La Mã cổ đại. Nhà nước này ra đời chủ yếu do
nhu cầu phải thực hiện sự cai trị trên đất La Mã và sự ảnh
hưởng của văn miĩìh La Mã. Khi mới thiết lập nhà nước, xã hội
của người Giéc manh đã bước vào giai đoạn có sự phân hóa,
nhưng sự phân hóa đó chưa thực sự rõ rệt.1
- Nhà nước Rôma: Đây là phương thức ra đời nhà nước do
tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh của những người bình
dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quí tộc của các
thị tộc Rôma.2

3.2. Phương thức hình thành nhà nước ở phương Đông cổ đại và nhà nước đầu tiên
ờ Việt Nam

Những nhà nước đầu tiên xuất hiện ở đây như Lưỡng Hà,
Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những nhà nước ra đời sớm,
sớm cả về thời gian, cả về mức độ chín muồi của các điều kiện
về kinh tế và xã hội.
Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trước tiên là nhằm
giải quyết các nhu cầu chống giặc ngoại xâm và nhu cầu trị
thủy. Chính vì vậy nên tò rất sớm, cư dân ở đây đã liên kết lại
thành một cộng đồng cao hơn gia đình và công xã nhằm thực
hiện chức năng đại diện và quản lý các công việc chung. Chế độ
tư hữu và sự phân hóa giai cấp diễn ra rất chậm và mờ nhạt.
Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới
sử học, khảo cổ học cho thấy nhà nước đầu tiên xuất hiện trên
lãnh thổ Việt Nam là vào cuối thời đại văn hóa Đông Sơn, tức là
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 27

cách ngày nay khoảng 2500 - 2700 năm, dựa trên những chúng
cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt của các ngôi mộ
táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng).1
Hai nhân tố trị thủy và tổ chức chông ngoại xâm là những
yêu cầu khách quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành Nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên rât sơ khai ở
Việt Nam. Nhà nước này ra đời thực chât là một quá trình rât
lâu dài. Khi mới ra đời, nhà nước được tổ chức theo hình thức
quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo
nguyên tắc cha truyền con nối. Nhà nước này mang tính chất là
một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ây có đặc trung là tính đại
diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cấp yếu. Công cụ điều
chỉnh các quan hệ xã hội thời kỳ này chủ yếu vẫn là luật tục,
mang tính chất tự quản.2

II. Bản chất của nhà nước


7. Học thuyết Mác - Lênin vể bản chất nhà nước

Bản chât nhà nước là điều cốt lõi trong nhà nước, quy định
sự vận động, tồn tại và phát triển của nhà nước, quy định nội
dung, hoạt động và mục đích tổn tại của nhà nước. Theo học
thuyết Mác-Lênin, bản chất nhà nước được thể hiện ở hai
phương diện là tính xã hội và tính giai cấp.

1 Vũ Minh Giang, "Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quàn lý đât nước và hệ
thông chính trị nước ta trước thời kỳ đôĩ m ới", Chương trình Khoa học - Công
nghệ câp nhà nước KX. 10, Hà Nội, 2006, tr. 29; Nguyễn Minh Tuân, "N hà
nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam" (Kỳ 2), Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, s ố 12 (141)/ 2003, tr. 47.
2 Nguyễn M inh Tuấn, "N hà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng", Tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh t ế - Luật, Tập 23, Sô 3,
năm 2007.
28 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

1.1. Tính xã hội của nhà nước

Một thuộc tính khách quan, phổ biến của mọi nhà nước đó
là tính xã hội của nhà nước. Tính khách quan vì đây là một
thuộc tính không phụ thuộc vào ý muốn con người. Tính phổ
biến vì nó tổn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt kiểu nhà
nước nào.
Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, nhà nước nào cũng phải
quan tâm giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Trước tiên
nhà nước được hiểu là một tổ chức quyền lực công cộng.
Chẳng hạn, người Việt Nam ngay từ tấm bé đều biết đến
hai hình ảnh "nước dâng đến đâu, núi đồi cao đến đó" (Sự tích
Scm Tinh - Thủy Tinh) và hình ảnh "một cậu bé ba tuổi nhổ tre
đánh giặc" (Sự tích Thánh Gióng). Hai hình ảnh đó nhắc nhở
người dân Việt Nam rằng ngay từ đầu dân tộc này đã phải giải
quyết hai yêu cẩu thường trực, khách quan của xã hội đó là nhu
cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Nhà nước Việt Nam hiện
nay cũng phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội phát sinh như vẩn
đề giáo dục, y tế, lao động - việc làm, bảo vệ môi trường sống,
phòng chống các tệ nạn xã hội v.v...
Thứ hai, bâ't kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại,
phát triển được nêu như giai cấp thông trị tuyệt đối không chú
ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác, kể
cả những giai tầng không có quan điểm, tiếng nói giống với giai
cấp mình. Chẳng hạn, trong Bộ Quốc triều hình luật thời Lê ở
Việt Nam có rất nhiều những quy định bảo vệ quyền lợi của
những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ
em, nô lệ, người tàn tật, người cô quả... Hay trong Bộ luật
Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại ở Điều 2 có quy định về trách
nhiệm của Thẩm phán nếu xét xử sai. Cũng trong Bộ luật này ở
Điều 136 đã bảo vệ quyền lợi người phụ nữ: "Nếu người chổng
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHẤP LUẬT 29

bỏ nhà đi không rõ lý do, khi anh ta trở lại, người vợ có quyền


ly dị."

Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội của các
nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Tính xã hội của nhà
nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:
thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội, các mối tương
quan lực lượng, truyền thông, phong tục tập quán; hoàn cảnh
lịch sử, việc cam kết và thực thi các điều ước quốc tế.v.v...

7.2. Tính gioi cấp của nhà nước

Theo quan điểm cùa chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước nào
cũng có tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của nhà nước cũng
là một thuộc tính khách quan và phổ biến tồn tại ở mọi nhà
nước. Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp.
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có tư hữu xuất
hiện, chưa có sự phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhà nước.
Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thông trị xã hội tổ chức
nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu, trước hết là cho giai cấp thông
trị xã hội. Chẳng hạn, Điều 3 của Quô'c triều hình luật thời Lê
về chế độ Bát nghị (8 trường hợp được miễn giảm tội, bảo vệ lợi
ích của triều đình, của nhà vua). Hoặc Khoản 2 Điều 2 Hiến
pháp năm 2013 cũng thể hiện tính giai câ'p nhà nước ta hiện
nay: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân
làm chủ; tâ't cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức."

Thứ ba, sự thống trị của giai câp được thể hiện trên ba mặt
là kinh tế, chính trị và tư tưởng. Thông qua nhà nước, giai cấp
thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị.
30 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Cũng vì nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai
câp thống trị trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội. Quyền lực
chính trị do nhiều tổ chức thực hiện, nhưng nhà nước là công
cụ chủ yếu của quyền lực chính trị.
Thứ tư, mức độ thể hiện và mức độ thực thi tính giai cấp
trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chế độ chính trị,
tương quan lực lượng giai cấp, những điều kiện kinh tế, văn
hoá xã hội, đảng phái, bối cảnh kinh tế, quốc tế v.v...
Tóm lại, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một bộ
máy, công cụ quyền lực đặc biệt, là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của
giai câp thôhg trị xã hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai
cấp và những nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.

2. Một sô'quan niệm khác vể nhà nước và bản chất nhà nước

Do nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội phức tạp
và luôn vận động không ngừng nên có nhiều cách tiếp cận,
nhiều cách lý giải về vấn đề bản chất nhà nước. Có quan điểm
cho rằng, nhà nước là sản phẩm sáng tạo của thượng đế. Tác
giả của những lý thuyết này cho rằng, nhà nước là sản phẩm
do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung.1 Hoặc có lý
thuyết cho rằng: nhà nước là sản phẩm của sự tập trung quyền
lực. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là Machiavelli (1469-
1527). Machiavelli mong muốn xây dựng một nhà nước tập
quyền mạnh. Lý thuyết này ra đời và tồn tại ở thế kỷ XVII,
XVIII, cổ súy cho những nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà

1 Katz, Alfred, Staatsrecht (Grundkurs im oeffentlichen Recht), 16. Aufl.,


Heidelberg, 2005, Rn. 33 ff.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 31

nước toàn trị.1 Trong thời kỳ khai sáng cũng có quan niệm
cho rằng: nhà nước là sản phẩm của khế ước xã hội, đại diện
tiêu biểu là John Locke (1632-1704), Jean Jacques Rousseau
(1712-1778), Charles Louis Montesquieu (1689-1775). Các nhà tư
tưởng này đều thừa nhận nhà nước là sản phẩm của một khế
ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa những con người tự
do trên cơ sở mỗi người tự’ nguyện nhường một phần trong số
quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho một tổ chức đặc biệt
đó là nhà nước, để bảo vệ lợi ích chung.2
Cũng có quan niệm cho rằng, nhà nước hiện đại là "một
pháp nhân của luật công chịu trách nhiệm". Đại diện là nhà
luật học người Đức VVilhelm Eduard Albrecht (1800 - 1876).
Albrecht cho rằng, nhà nước hiện đại là nhà nước phải chịu
trách nhiệm. Nhà nước là một pháp nhân công quyền, có năng
lực hành vi, có quyền và nghĩa vụ.3 Hoặc củng có quan niệm
cho rằng, nhà nước hiện đại hiện nay là Nhà nước pháp
quyền. Đặc tính cơ bản của Nhà nước pháp quyền là nhà nước
phải bị giới hạn quyền lực bởi Hiến pháp và Luật. Để bảo đảm
cho việc hiện thực hóa Nhà nước pháp quyền, nhất định phải
tổn tại những yêu cầu về hình thức của Nhà nước pháp quyền
như: phân chia quyền lực, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp
và các đạo luật, đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp của hành
chính nhà nước, đảm bảo tư pháp độc lập và các bảo đảm thủ
tục tô' tụng, quyền tô' tụng Hiến pháp. Những yêu cầu về nội
dung của Nhà nước p h á p quyền gổm: tính chất an toàn pháp
lý, thực hiện nguyên tắc "tương xúng" giữa phương tiện, công
cụ để đạt mục đích với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm,

1 Katz, Alỹrcd, Sđd, Rn. 33 ff.


2 Katz, Alỷred, Sđd, Rn. 33 ff.
3 Groepl, Staatsrecht I, 4. Aufl., M uenchen 2012, Rn. 90 f.
32 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

vấn đề bổi thường nhà nước và tính hiệu lực trực tiếp các
quyền cơ bản.1

Như vậy, các học thuyết, quan niệm khác nhau về nhà
nước cho thây mỗi cách tiếp cận đều phản ánh nhận thức, lợi
ích và sự phát triển đa dạng của nhà nước ở các giai đoạn lịch
sử khác nhau.

III. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước và vấn để định nghĩa nhà nước
1. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước

Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chât,


nhưng về cơ bản tất cả các nhà nước đều có những đặc trưng
(dâu hiệu) cơ bản chung. Những đặc trưng này để phân biệt
nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, với tổ chức thị tộc
nguyên thuỷ trước kia.
Đặc trưng 1. Nhà nước là tô’chức quyền lực chính trị công cộng
đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực hiện cưỡng ch ế trong
những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, tổ chức
quyền lực công. Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với
quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam và những cơ quan cưỡng
chế khác. Đây là những cơ quan mà không tổn tại trong chế độ
thị tộc nguyên thuỷ cũng như trong các tổ chức khác. Cùng với
sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện
để thực hiện quản lý xã hội.

- Đặc trưng 2. Nhà nước có lãnh thô’và thực hiện sự quản lý


dân cư theo theo các đơn vị hành chính lãnh thô’, (dâu hiện dân cư và
lãnh thô)

1 Groepl, Staatsrecht I, 4. Aufl., M uenchen 2012, Rn. 90 f.


Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 33

Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ
lãnh thô nhà nước. Nhà nước quản lý dân cư theo các đơn vị
hành chính, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị, giới
tính, huyết thông, nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho sự quản lý
tập trung, thống nhất của nhà nước. Môì quan hệ giữa người
dân với nhà nước được thể hiện rõ nhất thông qua chế định
quốc tịch, một chế định xác lập sự phụ thuộc của công dân vào
một nhà nước nhất định và tương ứng, nhà nước cũng phải có
những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình.

Đặc trưng 3. Nhà nước có chủ quyền quôc gia

Chủ quyền quôc gia là quyền tối cao của nhà nước về đôì
nội và độc lập về đôi ngoại. Chủ quyền quốc gia là quyền tự
quyết của quốc gia đó về các vấn đề đối nội và đối ngoại. Nhà
nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho
toàn xã hội về đô'i nội và đôì ngoại. Xu hướng toàn cầu hoá hiện
nay cho thây nhà nước nào cũng tham gia vào nhiều tổ chức
quốc tê' diễn đàn quốc tế và cùng chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác
những nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ: Việt Nam đang tham gia các
tổ chức quốc tế như: ASEAN, FAO, IAEA, ILO, IMF, UN,
UNCTAD, UNESCO, WFTU, WHO VVỈPO, WMO, APEC,
ASEM...; Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi sự chung sức
của nhiều quốc gia: AIDS, Cúm gia cầm H5N1, nạn khủng bô',
thảm họa môi trường...

- Đặc trưng 4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành
pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật

Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội. Chi có
nhà nước mói có quyền ban hành pháp luật và quản lý dân cư,
các hoạt động xã hội bằng pháp luật. Pháp luật có tính bắt buộc
chung, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước với các biện
34 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

pháp tổ chức, cưỡng chê' thuyết phục tuỳ theo bản chất nhà
nước và những điều kiện khách quan khác.

- Đặc trưng 5. Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế
dưới hình thức bắt buộc
Nhà nước nào cũng có quyền định ra và thu các loại thuế
dưới hình thức bắt buộc. Mục đích cơ bản của việc thu thuế là
để nuôi sống bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của
nhà nước. Chỉ có nhà nước mới được thu thuế, các tổ chức khác
không phải là nhà nước không có đặc trưng này.

- Định nghĩa "nhà nước"


Khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về một hiện
tượng phức tạp và thường xuyên biến đổi mạnh như nhà nước.
Thực tế, ngay cả những từ điển pháp luật nổi tiếng trên thế
giới, khái niệm nhà nước cũng chỉ nêu lên được một vài đặc
trung riêng lẻ và cũng chưa thật sự đầy đủ. Chẳng hạn, theo Từ
điển Black’s Lam, nhà nước là "một hệ thông có tính chính trị của
nhân dân, do nhân dân tô’ chức nên; là hệ thống nơi mà các phán
quyết của tư pháp và quyết định hành chính được thực thi thông qua
hành vi của con người cụ thể được nhà nước trao quyền."1 Định
nghĩa này có thể phù hợp với một vài nhà nước hiện đại nhưng
chưa hẳn đúng với mọi nhà nước.
Theo Từ điển Oxford, nhà nước (State) là: một cộng đồng
chính trị có tô’chức dưới hình thức là một chính quyền (government);
một khôĩ thịnh vượng chung (a commomvealth); một dân tộc
(a nation). b. một cộng đồng theo nghĩa một bộ phận của một nền

1 Garner, Black's Law Dictionary, 8. Edition, 1900, p. 1443.


Phán thứ nhắt. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 35

cộng hòa liên bang, ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ"} Định nghĩa
này cũng chỉ nêu được sự khác biệt về ngôn ngữ trong cách
dùng từ "state", chứ chưa nêu được những đặc điểm về mặt nội
dung của nhà nước.

Trong Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của GS. TS. Hoàng
Thị Kim Quế, cũng đã đề cập đến nhiều cách tiếp cận vê định
nghĩa nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ cách tiếp cận
một định nghĩa chung về nhà nước - phù hợp với xã hội hiện
đại, tác giả cuốn giáo trình này đã viết: "Nhà nước là tô’ chức
quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội của nhân d â n c ó chủ
quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội
trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung vối bộ máy nhà nước chuyên
trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của
con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội".2

Nhà nước hiện đại có nhiều thay đổi, nhiều sự dịch


chuyển mạnh mẽ khác xa với những nhà nước truyền thông.
Từ nhà nước cai trị, mệnh lệnh, các nhà nước đang có xu
hướng chuyển dần sang nhà nước phục vụ nhân dân, từ nhà
nước chuyên quyền, độc đoán, không chịu trách nhiệm sang
nhà nước dân chủ, pháp quyền và nhà nước chịu trách nhiệm.
Nhà nước hiện đại được nhìn nhận là Nhà nước pháp quyền,
là một pháp nhân của luật công, có quyền và nghĩa vụ độc lập
với các chủ thể khác.

1 Xem định nghĩa State trong: Từ điển Conáse Oxford English Dictionary (9th
ed.). Oxíord University Press. 1995. Nguyên văn Tiếng Anh: "a State is
a. an organized political community under one government; a
commonwealth; a nation; b. such a community formirtg part of a íederal
repiblic, esp the United States of America."
2 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 76 -77.
36 g ia o t r ìn h đ ạ i Cư ơ n g v ế n h a n ư ớ c v à p h á p l u ậ t

với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập, vâín đề tị nạn, di cư,
biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
chức năng, vai trò của nhà nước, khiên cho nhà nước trở thanh
một "khái niệm mở", xu hướng ấy cũng làm xuất hiện khái niệm
nhà nước hợp hiến đa văn hóa (multicultural constitutional
State), khái niệm công dân toàn cầu (global citizen), khái
niệm các công ty xuyên quốc gia (TNCs), thậm chí làm cho
vấn đề thời gian, không gian, biên giới quốc gia bị thay đổi
trong nhận thức.

2. Một số xu hướng vận động, phát triển của các nhà nước đương đại

Từ cuối thế kỷ XX, đặc biệt là đầu thế kỷ XXI, tư duy, quan
niệm về nhà nước đã có rất nhiều thay đổi. Thay đổi đó do cả
những yêu tô bên trong và bên ngoài nha nươc đem lại. Bsn
trong là việc gia tăng xu hướng tư nhân hóa các nhiệm vụ của
nhà nước, sự lớn mạnh của xã hội dân sự, kinh tê tư nhằn và
phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và minh
bạch hóa trách nhiệm của nhà nước. Bên ngoài là việc gia tăng
xu hướng liên kết giữa các nhà nước trong việc giải quyết các
vấn đề chung mà một nước không thể tự giải quyết được như
suy thoái kinh tế, dân số, môi sinh, dịch bệnh, khủng bố, tội
phạm quốc tế...1
Nhà nước hiện đại theo xu hướng chung không còn là nhà
nước cai trị, áp đặt, mệnh lệnh nữa, mà là nhà nươc dan chu,
pháp quyền, gắn kết hài hòa giữa kinh tế thị trường và giải
quyết các vấn đề xã hội, phục vụ người dân; quyền lực nhà
nước phải chịu sự kiểm soát từ bên trong và bên ngoài nhà
nước... Các nhà nước cũng có sự biêín đổi mạnh mẽ thê hiện ở

1 Hoàng Thị Kim Quẻ; "M ột vài suy nghĩ về những vấn đề đã và đang diên ra
toong đời sống nhà nước", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 2 /2003, tr. 6 - 8.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 37

xu hướng hợp nhất hay ly khai ở nhiều quốc gia hay xu hướng
liên minh liên kết giữa các quốc gia để cùng giải quyết các vấn
đề chưng trên bình diện khu vực hoặc quốc tế đặt ra.1 Tại thời
điểm thành lập năm 1945, Liên hiệp quốc (United Nations) chi
có khoảng 80 nhà nước thành viên (member states), cho đến
nay đã có 193 nhà nước thành viên (số liệu năm 2017). Điều này
cũng phần nào phản ánh sự đa dạng về các khả năng hình
thành nên những nhà nước mới trên toàn thế giới trong một
khoảng thời gian rất ngắn.

IV. Hình thức nhà nước

Hiện nay trong các tài liệu ở Việt Nam có hai quan điểm
phổ biến về các yếu tô' hợp thành của hình thức nhà nước. Theo
tác giả chuyên mục này thì phạm trù hình thức nhà nước bao
gổm hai yếu tô' là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà
nước, vì cách quan niệm này tập trung trực diện vào việc nhận
diện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.2

Hình thức nhà nước được hiểu theo nghĩa chung nhất là
cách thức tô’chức quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gổm có
hình thức chính thể và hình thức câu trúc nhà nước.

7. Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách thức tô7chức, trình tự thành lập
các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, môĩ quan hệ giữa các
cơ quan này với nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết
lập các cơ quan này.

1 Doehring, Sđd, Rn. 108.


2 Nguyễn Đăng Dung, chương 5 trong Giáo trình Luật Hiên pháp Việt Nam,
Phan Trung Lý (Chú biên), NXB. Từ điên bách khoa, 2010, tr. 113.
38 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

Hình thức chính thể có hai loại cơ bản là hình thức chính
thể quân chú và hình thức chính thể cộng hòa.

7.7. Chính thể quàn chủ

Trong chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước không
do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi. Mô hình quân chủ thường
được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối và quân chu hạn chế.
Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể trong đó người
đứng đầu nhà nước nắm trọn quyền lực nhà nước. Hình thức
chính thể này tổn tại phổ biến ở nhiều quốc gia thời kỳ cổ đại
và trung đại. Ngày nay có một số quốc gia vẫn tồn tại chính thể
này, ví dụ như: Vương quốc Brunei ở Đông Nam Á, Vương
quốc Oman ở Trung Đông, Nhà nước Qatar ở Tây Á v.v...
Quân chủ hạn chế là mô hình tiến bộ hơn: quyền của nhà
vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho các thiết chê' khác của
nhà nước (quốc hội, nghị viện, chính phủ). Quân chủ hạn chê
gồm có quân chủ nhị nguyên và quân chủ lập hiến. Quân chủ
nhị nguyên là hình thức mà quyền lực nhà nước được chia đều
cho nhà vua, nghị viện. Hình thức này chỉ tổn tại ở thời kỳ đầu
của cách mạng tư sản. Quân chủ lập hiến là hình thức mà
quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, nhà
vua chỉ có một số quyền mang tính chất hình thức. Ví dụ hiện
nay ở những nước như Anh, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Ban Nha
v.v... Tại châu Âu, các nước theo chính thể quân chủ tập trung
điển hình ở các nước Bắc Âu như Bì, Đan Mạch, Tây Ban Nha,
Lúcxămbua, Hà Lan, Nauy, Thụy Điển và ở Anh.

1.2. Chính thể cộng hoà

Đặc điểm chung của mọi chính thể cộng hoà là sự tổn tại
của một hay nhiều thiết chế quyền lực tối cao được hình thành
bằng cơ chế bầu cử.
Phẩn thứnhất. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VỂ NHẰ Nước VÀ PHẤP LUẬT 39

Cộng hòa gồm có hai dạng là Cộng hòa quý tộc và Cộng
hòa dần chủ.

Cộng hòa quý tộc tồn tại ở thời kỳ cổ đại, điển hình là Nhà
nước Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpác và Cộng hòa dân chủ chủ
nô Aten. Đặc điểm chung của hình thức chính thể này là quyền
lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc chủ nô. Đến nay trên
thế giới không còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thể
Cộng hòa quý tộc này.

Cộng hòa dân chủ phổ biến nhất là ba loại: Cộng hoà đại
nghị, Cộng hoà tổng thống và Cộng hòa lưỡng tính. Bên cạnh
những hình thức chính thể phổ biến này còn tổn tại hình thức
chính thễ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, điển hình như ở Việt
Nam với nhũng đặc trung riêng (xem mục V).

Cộng hoà đại nghị là chính thê quyền lực nhà nước tối cao
thuộc về nghị viện. Cơ quan này không chỉ là cơ quan lập pháp
cao nhất của quyền lực nhà nước mà còn là cơ quan đại diện và
dựa vào tính chất đại diện quyền lực nhà nuớc mà thành lập ra
các cơ quan hành pháp (bầu tổng thống hoặc thành lập chính
phủ). Nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu, không có nhiều thực
quyền. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nghị viện có
quyền bất tín nhiệm chính phủ, và người đứng đầu chính phủ có
quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện.

Cộng hoà tông thông là một loại mô hình chính thể mà ở đó


hanh pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập
pháp cũng do dân bầu và hành pháp cũng do dân bầu. Với cách
thức tô chức này, nguyên thủ quổc gia không nhũng là người
đứng đầu nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp.1

1 Xem thêm Groepl: Staatsrecht I, 4. Aufl., 2012, Rn. 305, 308.


40 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

Ngoài ra, có một mô hình chính thể kết hợp những đặc
điểm của cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị, được gọi
là Cộng hoà lưỡng tính. Chính thể này có những đặc điểm như:
Tổng thống do dân bầu (trực tiếp hoặc gián tiếp); tổng thống
vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; nội
các do thủ tướng đứng đầu, do nghị viện thành lập, vừa chịu
trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng
thống; Tổng thống có quyền giải tán nghị viện,... Chính thể ở
Pháp, và Nga là điển hình cho loại hình cộng hoà lưỡng tính.

2. Hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ
giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà
nước trung ương vói các cơ quan nhà nước địa phương.
Các nhà luật học hiện đại hiện nay còn căn cứ vào cấu trúc
bên trong của nhà nước và liên kết bên ngoài nhà nước, mà
phân chia thành: (1) Bên trong nhà nước theo Luật Hiến pháp
gồm nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và một dạng đặc
biệt là nhà nước liên minh; (2) Bên ngoài nhà nước (theo Luật
Quốc tê) gồm: các tổ chức quốc tế, các tổ chức siêu quôc gia và
chế độ bảo hộ.

2.1. Liên kết bên trong nhà nước (theo Luật Hiến pháp)
Hình thức câu trúc nhà nước do Hiến pháp của mỗi quốc
gia xác định.

- Nhà nước đom nhất

Nhà nước đơn nhất là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn,
thống nhất, có hệ thống các cơ quan thống nhất từ trung ương
xuống địa phương. Các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 41

vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền. Nhà nước đơn
nhất thường có quyền lực tập trung, có một hiến pháp, một hệ
thông pháp luật.1 Phần lớn các quốc gia trên thế giới là nhà
nước đơn nhất, v í dụ những nhà nước đơn nhất ở châu Âu như
Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển,... ở châu
Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào...

- Nhà nước liên bang

Theo định nghĩa cổ điển của Gerhard Anschuetz (1867-


1948): "Nhà nước liên bang là một nhà nước chung được câu
thành từ những nhà nước thông thường, những nhà nước mà
một mặt hình thành nên, một mặt tham gia vào việc hình thành
nên nhà nước chung"2. Như vậy, trong nhà nước liên bang có
hai hệ thống nhà nước và hai hệ thông pháp luật: của chung
liên bang và của từng nước thành viên.3 Ví dụ các nhà nước liên
bang: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Bra xin, Liên Xô cũ, Nam Tư cũ, v.v...
Nhà nưóc liên bang cũng có thể tan rã thành các quốc gia độc
lập như Nam Tư và Liên Xô cũ.

- Liên minh các nhà nước

Liên minh các nhà nước (thường được gọi là Liên minh các
quôc gia, đôi khi còn gọi ngắn gọn là "nhà nước liên minh") là
sự liên kết tạm thời giữa các quốc gia vì những mục đích nhâ't
định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu rồi
thì nhà nước liên minh tự giải tán hoặc phát triển thành nhà
nước liên bang. Ví dụ: Nhà nước liên minh Đức (1815-1866),
Nhà nước liên minh Xécbia và Môntenegrô (2003-2006), Nhà

1 Schoebener: Allgemeine Staatslehre, Muenchen, 2009, s. 241.


2 Gerhard Anschuetz: Das System der rechtlichen Beziehungen Zĩvischen Reich
und Laendern, 1930, s. 295.
3 Schoebener: A llgem áne Staatslehre, Muenchen, 2009, s. 244.
42 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

nước liên minh Thụy Sĩ (cho đến năm 1848), Nhà nước liên
minh Ảrập thống nhất (1958-1961), Nhà nước liên minh Mỹ
(tổn tại từ sau khi giành độc lập cho đến năm 1787, sau đó là
nhà nước liên bang).
Giữa nhà nước liên bang và nhà nước liên minh có sự khác
nhau. Trong nhà nước liên bang, việc quyết định các vâh đề
quan trọng, đối với nhà nước liên bang dựa trên nguyên tắc
quyết định theo đa số. Ngược lại, trong liên minh nhà nước việc
quyết định dựa trên nguyên tắc cùng đổng thuận, đòi hỏi sự
nhất trí của tất cả các nước thành viên. Nhà nước liên minh
cũng khác với các tổ chức quốc tế ở chỗ nhà nước liên minh ở
nhiều phương diện, tiêu chí khác nhất là về tổ chức bộ máy
quyền lực, pháp luật, các cam kết chính trị, kinh tế, văn hoá.

2.2. Liên kết bẽn ngoài giữa các nhà nước (theo Luật Quốc tế)

Dưới góc độ pháp luật quôc tế, sự liên kết giữa các nhà nước
thông thuờng được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tê'
không thành lập nên một nhà nước mới có chủ quyền quốc gia.
/-< ' I ỵO _ Ạ/ , A/
- Các tô chức quốc tê

Trên cơ sở luật pháp quốc tế, những tổ chức quốc tế được


hình thành mang tính toàn cầu, khu vực hoặc nhằm những mục
đích quốc tế đặc biệt (ví dụ: Liên hợp quốc, ASEAN, NATO,
WTO,...). Những tổ chức quôc tế này được hình thành trên cơ
sở luật pháp quốc tế, với tính chất là chủ thể hạn chế của Luật
Quốc tế. Các quốc gia trong tổ chức quốc tế thường bình đẳng
về mặt chủ quyền và có quyền rút ra khỏi tổ chức quôc tế.

- Các tô’chức siêu quốc gia

EU là ví dụ điển hình về một liên kết nhà nước siêu quôc


gia. Đến nay, EU chưa mang đầy đủ những đặc tính của một
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẲN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 43

nhà nước mới (một nhà nước liên bang). Tuy nhiên, với sự ra
đời của EU, quyền lực của những nhà nước thành viên cũng bị
giới hạn. Những thỏa thuận của EU có hiệu lực trực tiếp đôi với
các nhà nước thành viên. Nước Đức hiện nay tại Điều 23 Luật
Cơ bản thừa nhận tính châ't nhà nước mở khi tham gia vào tổ
chức siêu quốc gia như EU.

- C hế độ bảo hộ

Chế độ bảo hộ ra đời trên cơ sở một cam kết quốc tế giữa


các nhà nước. Theo đó, nhà nước được bảo hộ được bảo vệ về
mặt ngoại giao hoặc quân sự chống lại một nhà nước thứ ba
mạnh hơn bởi nhà nước đứng ra nhận bảo hộ. Ngược lại, nhà
nước được bảo hộ thường chấp nhận những nghĩa vụ cụ thể,
những nghĩa vụ này khác nhau rất rõ phụ thuộc vào bản chất
thực của quan hệ. Nhà nước bảo hộ vẫn còn chủ quyền về mặt
hình thức, và vẫn là một nhà nước theo nghĩa của Luật Quôc tế.

Ví dụ: Pháp là nhà nước bảo hộ của đếchếM ônacô từ năm


1861; Italia là nhà nước bảo hộ của vùng đất Abessinien (1935-
1941); Nhật Bản là nhà nước bảo hộ của Triều Tiên (1905-1910)
và đế chế Mandschukuo (1932-1945); Mỹ là nhà nước bảo hộ
của Cuba (1906-1909) và Cộng hòa Đôminica (1916-1924). Hiện
tại Greenland, dưới sự bảo hộ của Vương quốc Đan Mạch;
Monaco là một quốc gia có chủ quyền, nhưng nằm hoàn toàn
trong lãnh thổ Pháp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị cả
đôì nội và đốỉ ngoại của Pháp.

V. Bản chất và hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bàn chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
44 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

nghĩa của Nhân dân, do Nhãn dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai câíp
công nhãn với giai câíp nông dân và đội ngũ trí thức."
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Bản chất Nhà nước ta được thể hiện ở
tính giai câp công nhân và tính châ't xã hội sâu sắc. Tính chất
giai câp công nhân của Nhà nước thể hiện ở chỗ: nhà nước do
giai cấp công nhân Việt Nam thiết lập, lãnh đạo và thực hiện
nhiệm vụ, mục tiêu của giai câp công nhân Việt Nam.
Tính châ't xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam biểu hiện ở các chức năng của Nhà nước nhằm bảo
vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của con người, sự phát triển bền
vững của xã hội trên tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý kinh
tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, giải quyết các vân đề xã hội.
Bản châ't của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản dưới đây:

Đặc điểm 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhãn với giai cãíp nông nhân và tâng lớp trí thức (tính chất nhân
dân của nhà nước).

Đặc trưng này xuâ't phát từ quy định của Điều 2 Hiến pháp
năm 2013. Nhà nước của nhân dân là nhà nước mà nhân dân là
người làm chủ nhà nước, là chủ thể của quyền lực nhà nước.
Nhà nước do nhân dân là nhà nước mà các cơ quan nhà nước tò
Trung ương xuông địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc
gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của
mình. Nhà nước vì nhãn dân là nhà nước có mục đích hoạt động
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẤP LUẬT 45

vì lợi ích của nhân dân, mọi chủ trương, chính sách, pháp luật
đều được xây dựng và thực hiện xuâ't phát từ lợi ích của nhân
dân và vì lợi ích của nhân dân.

Đặc điểm 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước thông nhất của nhiều dân tộc, là biểu hiện tập trung của
khôi đại đoàn kết các dân tộc anh em cùng sinh sông trên đất nước
Việt Nam.
Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: "2. Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thông nhất của các dân tộc cùng sinh
sông trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc.[...]"
Nhà nước ta là một nhà nước đa dân tộc với nhiều chính
sách xây dựng sự đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ:
hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu sô'
học tại các cơ sở giáo dục đại học; hỗ trợ di dân thực hiện định
canh định cư cho đổng bào dân tộc thiểu số; trợ giúp pháp lý
cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu sô'; cho vay vôn phát
triển sản xuầt đôi với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn...
Ngoài ra, Nhà nước ta cũng có những thiết chế bảo vệ quyền lợi
của các dân tộc. Cụ thể, ở Quốc hội, Hội đổng dân tộc là cơ
quan của Quốc hội, do Quốc hội thành lập để thẩm tra dự án
luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết,
báo cáo, dự án khác thuộc lĩnh vực Hội đổng phụ trách. Ở
Chính phủ, theo Nghị định số: 84/2012/NĐ-CP quy định ủy
ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi
cả nước.
Đặc điểm 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Điều 2 Hiên pháp
năm 2013).
46 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Điều 2 Hiến pháp 2013 nêu rõ: "Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. N h à nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam có những biểu hiện cơ bản là: (1) Hiến
pháp, pháp luật giữ vị trí cao nhất và có hiệu lực nhất trong hệ
thống các công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước
và quản lý xã hội (Điều 119 Hiến pháp 2013); (2) Quyền lực nhà
nước là thông nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. (Điều 2 Hiến pháp 2013); (3) giữa Nhà
nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa
vụ (Điều 3, Điều 8 Hiến pháp 2013); (4) các quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm (Điều 3 Hiến pháp 2013); (5) Nhà nước tôn trọng
và thực hiện nghiêm chinh các điều ước quôc tế mà mình đã ký
kết hoặc tham gia (Điều 12 Hiến pháp 2013).

Đặc điểm 4. Giữa nhà mtớc với công dân có môĩ quan hệ bình
đẳng vê'quyền, nghĩa vụ.

Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân v ề chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiên pháp và pháp luật." Quy định nêu trên cho thây
quan hệ bình đẳng v ề quyền, nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Trách nhiệm bôl thường của
Nhà nước năm 2009 (sửa đôi năm 2017) quy định trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước đôĩ với cá nhân, tô’chức bị thiệt hại do người
thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng,
thi hành án.

Đặc điểm 5. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 47

người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.

Điều 3 Hiến pháp 2013 đã quy định trách nhiệm của Nhà
nước như sau: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân [...]" Điều 51 Hiến pháp 2013 quy
định: "1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. [...]"
Tại chương II Hiến pháp 2013, các quyền vê' chính trị được mở
rộng. Các quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và
xã hội của công dân cũng được sửa đổi, bổ sung, mở rộng cho
phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân
trí và đang được Nhà nước hoàn thiện các thủ tục pháp lý để
bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Đặc điểm 6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nhà nước yêu hòa bình, mong muôn là bạn với tất cả các dân tộc
trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thô’ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 12 Hiến pháp 2013 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lôí đôĩ ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập,hợp tác quốc tế trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi [.
Đặc điểm 7. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đôì
với nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân
đã được xác định trong Điều 4 Hiến pháp 2013.
48 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

2. Hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1. Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩũ Việt Nơm

Theo Hiến pháp năm 1946 và Hiên pháp năm 1959, chính
thể của Nhà nước ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên
sang đến Hiến pháp năm 1959, Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch
nước) không còn trực tiếp là người đứng đầu nhà nước và là
người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp nữa, mà nghiêng
về chức năng tượng trưng cho sự bền vững, thông nhất của dân
tộc. Chính thể của Nhà nước Việt Nam của Hiến pháp năm
1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiên pháp năm 2013 là Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ
chức theo hình thức chính thể cộng hòa ảân chủ xã hội chủ nghĩa, với
những đặc điểm cơ bản là: Tất cả các cơ quan quyền lực nhà
nước (cơ quan đại diện cho quyền lực nhân dân) đều do nhân
dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 6
Hiên pháp 2013); Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đổng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7 Hiên pháp năm 2013);
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn
trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
Nhân dân, lắng nghe ý kiên và chịu sự giám sát của Nhân dân;
Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8 Hiên pháp 2013);
Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên
tắc xuất phát từ bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa;
Giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉCƠ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 49

2.2. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về hình thức câu trúc nhà nước, nhà nước ta là nhà nước
đơn nhâĩ với những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Nhà nước ta có chủ quyền chung, thông nhất, toàn vẹn trên
toàn lãnh thô’ Việt Nam; các đơn vị hành chính - ỉãnh thổ không
phải là những nhà nước độc lập có chủ quyền riêng, mà chi là
những bộ phận câu thành của Nhà nước Việt Nam thông nhất.
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhâì và toàn
vẹn lãnh thôi bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời."

- Nhà nước Việt Nam có một hệ thông các cơ quan nhà nước
thông nhâl từ Trung ưcmg xuống địa phưcmg. Theo Điều 111 Hiến
pháp 2013 Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị
hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp
chính quyền địa phương gồm có Hội đổng nhân dân và ủy ban
nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị,
hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

- Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật thông nhất trên
phạm vi cả nước, trong đó Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi
phạm Hiến pháp đều bị xử lý. (Điều 119 Hiến pháp 2013). về
nguyên tắc, văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới
phải phù hợp vói văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước câp
trên; văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở địa phương
phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở
Trung ương.
50 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Công dân của Nhà nước Việt Nam mang một quôc tịch - quốc
tịch Việt Nam. Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch
Việt Nam." Người có quôc tịch Việt Nam là người có mối quan
hệ pháp lý ràng buộc với Nhà nước Việt Nam, nhờ đó mà được
hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời Nhà
nước Việt Nam cũng có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và nhũng
lợi ích hợp pháp cho công dân của mình.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẨT 51

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Trình bày khái quát về sự hình thành nhà nước trong lịch sử
nhân loại.
2. Các học thuyết tiêu biểu vê nguồn gôc nhà nước.
3. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển theo học
thuyết Mác - Lênin, liên hệ với phương thức hình thành
Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
4. Bản chất nhà nước.
5. Vấn đề định nghĩa nhà nước.
6. Các học thuyết về bản chất nhà nước.
7. Xu hướng vận động, phát triển của các nhà nước đương đại.
8. Nhũng đặc trưng chủ yếu của nhà nước.
9. Hình thức nhà nước: khái niệm, các yêu tố cấu thành cơ bản.
10. Hình thức chính thể.
11. Hình thức câu trúc nhà nước.
12. Nhà nước liên bang và Liên minh các nhà nước.
13. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam.
14. Hình thức chính thê của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
15. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
52 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí ức (Chủ biên), Những vàn đ ề lý luận cơ bản v ề nhà


nước và pháp luật, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
2. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
NXB. Đại học Quô'c gia Hà Nội, 2015.
3. Nguyễn Minh Tuấn, "Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam" (Kỳ 2), Tạp chí Dân chủ và Tpháp
luật, SỐ 12 (141)/ 2003, Nguyễn Minh Tuâh, "Nhà nước Văn
Lang - nhà nước siêu làng", Tạp chí Khoa học, Đại học Quô'c gia
Hà Nội, chuyên san Kinh tế- Luật, Tập 23, Sô' 3, năm 2007.
4. Đào Trí ú c (Chủ biên), Mô hình tô’chức và hoạt động của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Tư pháp,
Hà Nội, 2007.
5. Nguyễn, Minh Tuấn, "Một góc nhìn khác về nguồn gốc và
xu hướng vận động của Nhà nước", Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, SỐ 8/2013, tr. 3 - 9 , 25.
6. Nguyễn Minh Tuấn, Mai Văn Thắng (Chủ biên), Nhà nước
và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, NXB.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
Chương 2

Bộ MÁY, CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC,


CHÊ ĐỘ CHÍNH TRỊ

I. Khái niệm và cấu trúc của bộ máy nhà nước


1. Khái niệm "bộ máy nhà nước"

Bộ máy nhà nước là một phạm trù cơ bản của nhà nước.
Thiếu bộ máy nhà nước cùng với những cơ sở vật châ't, kỹ thuật,
không một nhà nước nào có thể thực hiện được những chức
năng và nhiệm vụ của mình. Trong bộ máy nhà nước bao gồm
hệ thống các cơ quan chuyên nghiệp với đội ngũ những người
thực hiện việc quản lý công việc chung. Bộ máy nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhâ't định.
Bộ máy nhà nước là hệ thông các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc chung, thông nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ
và chức năng của nhà nước.1

Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản


của bộ máy nhà nước như sau:

1 Xem: Hoàng Thị Kim Quê' Giáo trình Lý luận chung v ẽn h à nước và pháp luật,
NXB. Đại học Quô'c gia Hà Nội, 2016.
54 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Thứ nhất, bộ máy nhà nước như là một cơ thể sống, được tạo
nên bởi hệ thông các cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà
nước, gồm một nhóm công chức nhà nước, được thành lập và
có được thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Như vậy, bộ
máy nhà nước không phải là một tập hợp giản đơn các cơ quan
nhà nước, mà là một hệ thông thống nhất các cơ quan có môi
liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành một cách
nhịp nhàng theo những nguyên tắc chung nhât định.
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước,
được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Sự khác biệt của cơ quan nhà nước với mọi tổ chức khác là tính
quyền lực nhà nước. Tính chất quyền lực nhà nước thể hiện ở
chỗ: (1) chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền nhân danh nhà
nước để thực thi quyền lực nhà nước; (2) trong phạm vi thẩm
quyền của mình, cơ quan nhà nước có quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng quy phạm pháp
luật có tính chất bắt buộc phải thi hành; (3) có quyền kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành;
(4) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết đối
với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đã không tự giác và
nghiêm chỉnh thực hiện văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
đã có hiệu lực pháp luật, gây ra thiệt hại cho nhà nước, xã hội
và cá nhân công dân...

Thứ hai, bộ máy nhà nước khác với hệ thống chỉnh trị
Cần phân biệt bộ máy nhà nước với hệ thống chính trị. Bộ
máy nhà nước chì bao gổm các cơ quan nhà nước như: quân
đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, hành chính, kinh tế, tài chính, văn
hóa, giáo dục, khoa học, ngoại giao,v.v... còn trong hệ thống
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 55

chinh trị không những có nhà nước mà còn có các tô chức chính
trị - xã hội khác.

Thứ ba, cơ cấu tố chức của bộ máy nhà nước rất đa dạng, khác
biệt tùy thuộc vào tìmg quốc gia, từng giai đoạn lịch sử liên tục có sự
thay đôĩ, cải cách đểphù hợp với các nhiệm vụ của lịch sử.

2. Cấu trúc của bộ máy nhà nước

Cơ quan nhà nước là bộ phận câu thành nên bộ máy nhà


nước, có vị trí, vai trò quan trọng trong thực hiện quyền lực nhà
nước. Cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, được
thanh lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Sự khác biệt của cơ quan nhà nước với mọi tổ chức khác là
tính quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm để phân biệt cơ quan
nhà nước với các tô chức chính trị, xã hội khác và các tổ chức
nhà nước như trường học, bệnh viện. Các tô chức nhà nước
cũng không có thẩm quyền mang tính quyền lực như các cơ
quan nhà nước mà chỉ là bộ phận phục vụ, thực hiện chức năng
trên cơ sở các quyết định của các cơ quan nhà nước và phụ
thuộc vào các cơ quan nhà nước.

Tính chất quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: (1) chi có cơ
quan nhà nước mới có quyền nhân danh nhà nước để thực thi
quyền lực nhà nước; (2) trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ
quan nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hoặc văn bản áp dụng quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc
phải thi hanh; (3) có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
văn bản mà mình đã ban hành; (4) có quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chê khi cần thiết đôi với cá nhân, cơ quan, tô chức có
liên quan đã không tự giác và nghiêm chình thực hiện văn bản
do cơ quan nhà nước ban hành đã có hiệu lực pháp luật, gây ra
thiệt hại cho nhà nước, xã hội và cá nhân công dân...
56 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Có nhiều cách phân loại các cơ quan nhà nước theo đó có thể
dựa trên những tiêu chí khác nhau như cách thức thành lập,
phạm vi lãnh thổ hoạt động hay tính chất thực hiện chức năng.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động có thể phân chia
thành hệ thống các cơ quan nhà nước ở Trung ương và hệ
thông các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Căn cứ vào tính chất thực hiện chức năng, có thể phân chia
thành ba loại hệ thông cơ quan nhà nước cơ bản bao gồm các cơ
quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước,
các cơ quan tư pháp và người đứng đầu bộ máy nhà nước.
Căn cứ vào cách thức thành lập các cơ quan nhà nước có thể
phân chia thành cơ quan nhà nước được hình thành bằng
phương thức bầu cử và cơ quan được hình thành bằng phương
thức thi cử (tức là bằng con đường tuyển chọn chính thức của
nhà nước để tham gia vào cơ quan đó).
Theo thời gian, bộ máy nhà nước dần được hoàn thiện. Bộ
máy nhà nước chủ nô cấu tạo giản đơn, đặc biệt là các nhà nước
chủ nô ở phương Đông thường chưa có sự phân định rành
mạch chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Các nhà
nước chủ nô ở phương Tây như ở Hy Lạp, La Mã đã bước đầu
có sự phân định tương đối thành các cơ quan trong đó đã xuâ't
hiện thiết chế Hội nghị công dân, Tòa bổi thẩm ở Nhà nước
Aten hay Hội đổng năm quan giám sát ở Nhà nước Xpác, cho
thấy sự tồn tại của nhánh tư pháp và thiết chế giám sát.1
Bộ máy nhà nước phong kiến cấu tạo phức tạp hơn bộ máy
nhà nước chủ nô do sự xuất hiện những cơ quan quản lý mới

1 Xem: Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật th ế giới,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr. 88-121.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VẾ NHA Nước VÀ PHÁP LUẪT 57

và giữa các cơ quan nhà nước đã có sự phân định rõ chức năng,


nhiệm vụ. Chẳng hạn, trong bộ máy nhà nước phong kiên ở
Trung Hoa hay ở Việt Nam ngoài các cơ quan chuyên môn đã
xuất hiện Lục bộ, Lục khoa, Lục tự có sự phân định khá rõ chức
năng, nhiệm vụ.1
Bộ máy nhà nước tư sản phát triển ở trình độ cao hơn hẳn
bộ máy nhà nước chủ nô và phong kiến, v ề cơ bản, bộ máy nhà
nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền để tạo
nên cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các cơ quan nắm giữ ba
loại quyền lực là quyền lực lập pháp (nghị viện), quyền lực
hành pháp (chính phủ) và quyền lực tư pháp (tòa án). Trong bộ
máy nhà nước các nước tư sản, nhánh hành pháp hiện nay luôn
có sự phân định giữa hai bộ phận là hành pháp chính trị và
hành pháp hành chính.2
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống
nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức
năng của nhà nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.3

II. Các nguyên tắc ctf bản vé tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
hiện đại

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước là những tư


tưởng, quan điểm cơ bản chi đạo toàn bộ tô chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước nói chung, từng cơ quan nhà nước nói

1 Xem:Nguyễn Minh Tuấn, Sđd, tr. 126 -171.


2 Xem:Nguyễn Minh Tuấn, Sđd, tr. 175 - 225.
3 Xem:Nguyễn Minh Tuấn, Sđd, tr. 300 - 333.
58 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

riêng nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ, thống nhất của bộ
máy nhà nước.
Mỗi nhà nước cụ thể cũng có những cách thức xác định, áp
dụng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước cho phù
hợp với các điều kiện của nước mình và bối cảnh quốc tế.

Có nhiều nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ


máy nhà nước đương đại hiện nay:
- Nguyên tắc phân quyển, có sự kiểm soát và cân bằng quyền lực:
Đây là nguyên tắc phổ biên về tổ chức, hoạt động của bộ máy
nhà nước ở nhiều nhà nước đương đại trên thế giới hiện nay.
Không có cơ quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước.
Quyền, lực nhà nước được thục hiện bởi các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Quyền lực nhà nước được chia thành các
nhánh khác nhau dựa trên bản chất và chức năng để các nhánh
có thể kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Thực hiện nguyên tắc này
sẽ hạn chế khả năng lạm quyền, góp phần phòng chống tham
nhũng có hiệu quả.1 Không có sự phân quyền tuyệt đối, giữa các
nhánh quyền lực vẫn có sự tác động qua lại, có quan hệ chức
năng với nhau. Phân quyền cũng không loại trừ sự thống nhâ't
trong chính sách nhà nước về những vẵn đề có tính nguyên tắc
và sự tương hỗ giữa các nhánh quyền lực.2
- Nguyên tắc đảm bảo tính hợp pháp trong mọi quyết định của cơ
quan công quyền: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước
chí được thực hiện những quyền và nghĩa vụ đã được pháp
luật quy định. Cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng thẩm

1 Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Quôc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp
CỊuyẽn, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr. 65.
2 Nguyễn Sĩ Dũng (Chủ biên), T ổ chức và hoạt động của Nghị viện một s0'nước
trên th ế giới (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2014, tr. 36-40.
Phần thú nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẨN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẲT 59

quyền, đúng quy trình, thủ tục, đúng quy định pháp luật về nội
dung, đảm bảo các yêu cầu về tính chính đáng, tính tương xứng
trong nội dung quyết định của mình.

- Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân: Nguyên tắc này đòi hởi các cơ quan nhà nước
và mọi nhân viên nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm thực hiện các quyền, tự do con người và công dân.
Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân luôn phải
gắn với trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm và thúc
đẩy quyền con người, quyền công dân, phải được đảm bảo thực
hiện trên nền tảng của chế độ dân chủ và chủ quyền nhân dân.
Trong hoạt động của mình, khi thực thi công vụ phải thỏa mãn
các điều kiện: từng biện pháp đưa ra phải phù hợp với mục
đích. Hay nói cách khác, việc ban hành các quyết định phải xem
xét toàn diện các yếu tố như việc sử dụng các biện pháp để đạt
được mục đích có hợp pháp không, có tương xứng không và có
cần thiết hay không.1 Thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi
hết sức quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.2

- Nguyên tắc minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình:
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều có khả năng
được tiếp cận thông tin theo những nội dung mà pháp luật cho
phép tiếp cận một cách thuận lợi, dễ dàng. Nghĩa vụ của các cơ
quan nhà nước là phải cung cấp thông tin mà cá nhân, tổ chức

1 Xem: Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Giới hạn chính đáng đôí với quyền con
người, quyêh cồng dân trong pháp luật quốc t ế và pháip luật Việt Nam, NXB.
Hổng Đức, Hà Nội, 2015.
2 Đào Trí Úc, Bảo đảm quyền con người trong tô'tụng hình sự theo Hiên pháp
năm 2013, in trong sách: Đào Trí ú c, Vũ Công Giao (Đổng chủ biên), Bình
luận khoa học Hiên pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
NXB. Lao động Xã hội, 2014, tr. 196.
60 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

có yêu cầu theo đứng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ
quan nhà nước phải có trách nhiệm giải trình. Giải trình là
thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Giải trình chính là
cơ sở để bỏ phiếu bất tín nhiệm, buộc những người không làm
được việc phải từ chức. Trách nhiệm giải trình được thực hiện ở
nhũng nước mà có bầu cử tự' do, đổng thời có sự phân định
tương đôi rõ giữa bộ phận chính trị và bộ phận hành chính.
- Nguyên tắc dân chủ thể hiện sự tham gia của người dân và
hướng tới sự đông thuận: Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tham
gia rộng rãi của người dân không chỉ trong việc kiểm tra, giám
sát mà cả trong xây dựng và phản biện các quyết sách quan
trọng của nhà nước. Người dân được quyết định và quyết định
thực chất các vấn đề quan trọng của đất nước bằng các hình
thức dân chú trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Tất cả những ý
kiến của những chủ thể tham gia phải được phản hổi (có thể
được tiếp thu hoặc không tiếp thu, nhưng phải nêu lý do) để
cuôì cùng đi đến những quyết định thể hiện sự đồng thuận.
Trong Hiên pháp nhiều nước hiện nay đều thể hiện nguyên tắc
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước xuất phát từ nhân dân.1
Ngoài những nguyên tắc nêu trên còn có nhiều nguyên tắc
khác như: Nguyên tắc phân câp quản lý trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước; nguyên tắc kết hợp lãnh đạo tập
thể và lãnh đạo cá nhân, nguyên tắc kết hợp bầu cử và bô
nhiệm, v.v...

1 Thái Vĩnh Thắng, Hiến pháp năm 2013 và các hình thức thực thi nguyên tắc
tất cả quyêh lực thuộc vê' nhân dân, in trong sách: Đào Trí ú c, Vũ Công
Giao (Đổng chủ biên), Bình luận khoa học Hiên pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB. Lao động Xã hội, 2014, tr. 123.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 61

III. Các chức năng chủ yếu của nhà nước và phương thức thực hiện chức
năng nhà nưàc
7. Khái niệm và phàn loại các chức nàng của nhà nước

Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau,1 nhưng về cơ bản


chức năng của nhà nước được nhận thức chung là các phitcmg
diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà nước trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sông xã hội, phù hợp với bản chất, vai trò, trách nhiệm
của nhà nước đôỉ với xã hội.

Chức năng của nhà nước gắn liền với hoạt động của nhà
nước, nhưng không phải là hoạt động cụ thể của nhà nước cũng
như hoạt động của từng bộ phận của nhà nước. Chức năng của
nhà nước thể hiện bản chất, vai trò, ữách nhiệm của nhà nước,
luôn phù hợp với bản chât, trình độ phát triển của nhà nước trong
từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử, điều kiện cụ thể của đất nước.

a, Các chức năng chủ yếu của nhà nước

Có nhiều cách thức phân loại chức năng nhà nước dựa vào
nhiều tiêu chí nhất định. Sự đa dạng trong cách thức phân loại

1 Các quan điếm khác nhau thê’ hiện ở nhiều công trình của các tác giả.
Quan điêm phổ biên thê hiện ở: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật
(Chủ biên Hoàng Thị Kim Què). NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005,
tr. 107; Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Chủ biên Lê Minh Tâm),
NXB. Công an Nhân dân, 2010, tr. 40.; Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật (Chủ biên Nguyễn Cừu Việt), NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2003,
tr. 52; Giáo trình Lý luận vê' nhà nước và pháp luật cúa GS.TSKH M.N.
Marchenko, NXB. ĐHTH MGU, 2012 (tái bán lần thứ 2), tr.335.; Giáo trình
Lý luận v ề nhà nước và pháp luật của GS.TSKH. L.A. Morozova, NXB. Giáo
dục pháp lý, 2013, tr.86.; Giáo trình Lý luận chung vê' nhà nước và pháp luật
(Chú biên: I.N. M atuzov và A .v. Malko), 2001. Đặc biệt, TS. Trấn Thái
Dương có quan điếm mới về chức năng của nhà nước thế hiện trong Luận
án Tiến sĩ Luật học: Chức năng kinh t ế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt N am : Luận án tiến sĩ Luật học /Trần Thái Dương; PGS. TS.
Nguyễn Đăng Dung hướng dẫn - Hà Nội, 2002.
62 g ia o trìn h đ ạ i C ư ơ ng về n h à n ư ớ c v à ph á p lu ậ t

chức năng của nhà nước được lý giải bởi sự đa dạng trong
nhận thức về bản chất, vai trò của nhà nước, sự đa dạng về thể
chế chính trị, hình thức nhà nước, các yếu tô' mang tính chất
thời đại và đặc biệt là sự đa dạng về cách đánh giá các tiêu chí
phân loại...
Chẳng hạn, dựa vào ý nghĩa của các chức năng nhà nước
có thể phân chia thành các chức năng chủ yếu và các chức năng
phái sinh. Dựa vào nguyên tắc phân chia quyền lực có thể chia
thành chức năng hành pháp, lập pháp, tư pháp hoặc dựa vào
các kiểu nhà nước có thể phân chia thành chức năng nhà nước
chiếm hữu nô lệ, chức năng nhà nước phong kiến, tư bản, xã
hội chủ nghĩa...
Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhât trong khoa học
pháp lý vẫn là phân chia theo các lĩnh vực hoạt động cơ bản
của nhà nước. Theo tiêu chí này, các chức năng của nhà nước
được phân định thành: các chức năng đối nội và các chức năng
đối ngoại.

b. Các chức năng đôĩ nội


Các chức năng đối nội là những phương diện hoạt động
chủ yếu thể hiện hoạt động của nhà nước mà đối tượng tác
động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này chủ yếu
nằm trong phạm vi nhà nước đó. v ề cơ bản, các chức năng đôì
nội chủ yếu của nhà nước là: 1) chức năng chính trị; 2) chức
năng kinh tế, 3) chức năng xã hội; 4) chức năng môi trường;
5) chức năng ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền
con người, quyền công dân; 6) chức năng bảo vệ và giữ gìn trật
tự’ an toàn xã hội.
c. Chức năng chính trị là một trong những chức năng chủ
yếu của các nhà nước trên thế giới. Chức năng này thay đổi
theo bối cảnh chính trị - xã hội. Nội dung của chức năng chính
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 63

trị chủ yếu là bảo vệ và phát triển trật tự chính trị - xã hội,
chống lại các cuộc đảo chính, sự can thiệp chính trị từ bên
ngoài, bảo vệ trật tự quyền lực, hệ thống chính trị và các
nguyên tắc tổ chức quyền lực hiện hành. Tùy vào thể chế chính
trị, hình thức nhà nước mà mỗi quôc gia có những chức năng
khác nhau.

Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan


trọng bậc nhất của phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện đại.
Một xã hội thịnh vượng hay nghèo đói phụ thuộc vào việc nhà
nước có thực hiện tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù
hợp chức năng này. Tùy vào mỗi quốc gia, mô hình phát triển,
chức năng kinh tế được nhận thức và thực hiện khác nhau. Có
những quốc gia coi chức năng kinh tế là việc nhà nước tổ chức
quản lý nền kinh tế quôc dân một cách toàn diện, tập trung,
trong khi đó ở nhiều quôc gia khác chức năng kinh tế là việc nhà
nước coi mình là nhân tố trung gian thực hiện điều tiết vĩ mô, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, mang
tính kiên tạo phát triển. Tổ chức, quản lý, điều tiết nền kinh tế là
nội dung chủ yếu của chức năng kinh tế của nhà nước, nhưng
mức độ và cách thức thực hiện phụ thuộc vào nhận thức của mỗi
quốc gia trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển.
Chức năng xã hội thể hiện bản chất xã hội của nhà nước,
trong xã hội hiện đại đây là một trong những chức năng chủ
yếu và quan trọng của nhà nước. Thiết lập cơ chế, chính sách tổ
chức thực hiện các cơ chế chính sách nhằm đảm bảo lao động,
việc làm, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và các vân đề an
sinh xã hội khác, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân
dân, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát triển các giá trị văn
hóa, truyền thống của dân tộc, đảm bảo sự phát triển hài hòa
trong các vâín đề dân tộc, tôn giáo... là các nội dung chính của
chức năng xã hội của nhà nước.
64 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Chức năng môi trường là một chức năng đặc biệt quan
trọng của nhà nước hiện nay. Khác với trước đây, ngày nay
cùng với những hậu quả nghiêm trong do ô nhiễm môi trường
không khí, môi trường nước, môi trường đất cùng với những
hiểm họa, thiệt hại mà biến đổi khí hậu mang lại các quốc gia
đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường thành chức năng chủ yếu
của nhà nước.
Chức năng ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc
đẩy quyền con người và quyền công dân là chức năng chủ yếu
của nhà nước trong thế giới hiện đại. Trong bôi cảnh toàn cầu
hóa, nhân quyền, dân chủ pháp quyền, rất nhiều các quốc gia
trên thế giới đã cam kết thực hiện việc ghi nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và thực hiện cam kết này
không chì thể hiện tính chất nhân văn, tiến bộ của nhà nước mà
còn nghĩa vụ của nhà nước trước cộng đồng quôc tế.
Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là chức năng quan
trọng của nhà nước. Nhu cầu sông trong một xã hội trật tự và
an toàn là nhu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân và cũng vì thế mà
người dân cần đến nhà nước.

đ. Các chức năng đôĩ ngoại


Các chức năng đối ngoại là những phương diện hoạt động
chủ yếu thể hiện thông qua các hoạt động của nhà nước mà đối
tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này
vượt ra ngoài phạm vi của nhà nước đó và nằm trong mối quan
hệ mật thiết với cộng đồng quốc tế, giao lưu quốc tế. Các chức
năng đô'i ngoại chủ yêu gồm 1) chức năng quốc phòng; 2) chức
năng bảo vệ trật tự, hòa bình thế giới, tham gia giải quyết các
vấn đề có tính chất khu vực và quốc tế; 3) chức năng hợp tác và
hội nhập quốc tế.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 65

Chức năng quôc phòng là một trong những chức năng đô'i
ngoại chủ yếu của mọi quốc gia. Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ chông lại mọi hành động xâm lược, gây
hân, đe dọa từ bên ngoài luôn là nhiệm vụ thường trực của mỗi
nhà nước.

Bảo vệ trật tự, hòa bình thế giới, tham gia giải quyết các
vấn đề có tính chất khu vực và quốc tế là chức năng cơ bản của
nhà nước hiện đại. Quy mô và cách thức thực hiện chức năng
này phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nhà nước trong thế giới
hiện đại. Không phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng
loạt khác, tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ hòa bình khu vực và
quốc tế, tham gia giải quyết các vân đề khu vực và toàn cầu
như chông biến đổi khí hậu, cướp biển, an ninh, an toàn vận tải
biển, hàng không, chông buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia
v.v... là những nội dung cơ bản của chức năng này.

Hợp tác và hội nhập quôc tế cũng là chức năng cơ bản của
các nhà nước hiện đại. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế đang diễn ra phổ biến và rộng khắp trên thế giới, hợp
tác và hội nhập trở thành chức năng cơ bản của nhà nước. Các
nhà nước luôn muôn tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để duy
trì sự phát triển, xích lại gần các xu hướng và chuẩn mực quốc
tế nên luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, hợp tác
kinh tế, văn hóa, quốc phòng, chính trị. Hội nhập quốc tế cũng
là xu thế và mục tiêu của đa phần quốc gia trên thế giới để giải
quyết các vấn đề nội bộ cũng như các vân đề quốc tế. Hội nhập
kinh tế, văn hóa, chính trị đang là xu thế phổ biến ở nhiều khu
vực trên thế giới. Chẳng hạn, 10 quôc gia trong khu vực Đông
Nam Á đẩy mạnh hội nhập khu vực để hoàn thiện thành lập
Cộng đổng kinh tế ASEAN trong cuổỉ năm 2015 là một ví dụ.
66 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

3. Các hình thức và phương pháp chủ yếu thực hiện chức nàng của nhà nước

Trong khoa học pháp lý, có nhiều quan điểm về các phân
loại các hình thức thực hiện chức năng của nhà nước. Trong
khuôn khổ giáo trình này, chúng tôi tiếp cận cách phân chia các
hình thức thực hiện chức năng của nhà nước theo quan niệm
thức nhất, có nghĩa là có hai loại hình thức thực hiện chức năng
của nhà nước: các hình thức pháp lý và các hình thức khác.
Các hình thức pháp lý là các hình thức thực hiện chức năng
của nhà nước khi nhà nước ban hành các văn bản pháp luật
thiết lập các cơ chế pháp lý và theo đó thực hiện các chức năng
của mình. Có các hình thức pháp lý sau: 1) bằng hoạt động lập
pháp; 2) bằng hoạt động hành pháp; 3) bằng hoạt động tư
pháp; 4) bằng các hình thức thỏa thuận để thực hiện chức năng
nhà nước.
Các hình thức khác là tất cả những hình thức mà không hoàn
toàn gắn liền với các hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện và
bảo vệ pháp luật. Chẳng hạn, có các hình thức liên quan đến tổ
chức, sắp xếp cơ cấu lại các thiết chế, tổ chức, cơ quan; các hình
thức tham gia của các chủ thể xã hội khác nhưng có liên quan
đến thực hiện chức năng của nhà nước .
Các phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước được
hiểu là các cách thức, phương tiện được sử dụng để thực hiện
các chức năng của nhà nước, v ề cơ bản, có các phương pháp
sau được sử dụng để thực hiện các chức năng của nhà nước:
- Giáo dục là sự tác động có định hướng làm thay đổi
nhận thức của chủ thể hoặc làm phong phú thêm những tri
thức của chủ thể được tác động. Ví dụ, giáo dục người dân về
tác hại của thuốc lá, tổ chức giáo dục, cung câp kiến thức về
Cộng đồng ASEAN...
- Kỉmyêh khích là sự tác động làm cho chủ thể khác nghe
theo và thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ dẫn của nhà nước
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 67

trong thực hiện chức năng của nhà nước. Ví dụ: nhà nước
khuyến khích người Việt dùng hàng Việt.

- Thuyết phục là sự tác động lên các chủ thể nhất định với
mục đích hướng họ theo những hoạt động mà nhà nước
mong muôn.

- Cưỡng ch ếỉằ việc bắt buộc chủ thể nhất định dừng, chấm
dứt hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của nhà nước. Ví
dụ, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng,
cưỡng chế thu hổi đất, cưỡng chế di dời tránh bão...

4. Các chức nàng chủ yếu của Nhà nước Cộng hòa xá hội chủ nghĩa Việt Nam
4.1. Sự thay đôi trong việc xác đinh và tổ chức thực hiện các chức náng củo Nhà nước
Việt Nom

Nhà nước Việt Nam hiện nay đã trải qua các giai đoạn phát
triển khác nhau của đất nước. Việc xác định, tổ chức thực hiện
các chức năng nhà nước có sự khác nhau nhất định trong mỗi
giai đoạn lịch sử. Hiện nay, với mục tiêu xây dựng xã hội dân
chủ, công băng, văn minh, Nhà nước pháp quyền và nền kinh
tê thị trường, hội nhập quôc tế và khu vực, các chức năng của
Nhà nước đã và đang có nhiêu thay đổi. Mô hình nhà nước
quản lý tập trung đang chuyển dịch sang nhà nước kiến tạo,
phục vụ phát triển.1

4.2. Các chức nông chủ yếu của Nhà nước Việt Nam
- Chức năng kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước đã thực hiện nhất quán
chính sách kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập sâu rộng vào

1 http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Nhung-chuyen-dong-tich-cuc-cua-mot-
Chinh-phu-kien-tao-phuc-vu-va-liem-chinh/20166/24958.vgp (Truy cập ngày’
28/6/2016).
68 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

đời sông kinh tế quốc tế. Nhà nước đã thiết lập và đảm bảo sự
bình đẳng giữa các hình thức sở hữu, tạo lập môi trường kinh
doanh bình đẳng, lành mạnh theo định hướng nền kinh tế thị
trường. Đặc biệt, sau khi ban hành Hiến pháp 2013, Việt Nam
đã xây dựng và đổi mới hành lang pháp lý tạo điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường mở, bình đẳng phù hợp với các
chuẩn mực quôc tế như Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015, Luật
Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và nhiều văn bản pháp
luật tiến bộ khác. Pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng
bậc nhất trong quản lý, điều tiết nền kinh tế. Nhờ những cải
cách manh mẽ về pháp lý, thủ tục hành chính và môi trường
kinh doanh, Việt Nam đã và đang được nhận định là một trong
những quốc gia hấp dẫn nhất trong khu vực và có nền kinh tế
phát triển nhanh, nhất là sau khi các FTA và Cộng đổng kinh tế
ASEAN chính thức đi vào hoạt động.
Tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, trong thời gian
tới, nhà nước cần phải thực hiện quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế
theo hướng tăng tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông
nghiệp công nghệ cao, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh cải cách thê chế, đổi
mới phương thức và tư duy quản lý kinh tế của nhà nước theo
hướng nhà nước kiến tạo và phục vụ phát triển, hoàn thiện môi
trường đầu tư kinh doanh.
- Trong lĩnh vực chính trị: Nhũng năm qua, hệ thống chính
trị được giữ vững và từng bước đổi mới phù hợp. Cùng với
những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, trong lĩnh vực chính trị,
cần đẩy mạnh cải cách nhà nước, pháp luật, đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng, phát huy dân chủ trong các tổ chức của hệ thống
chính trị, tăng cường giám sát và phản biện xã hội, xây dựng
Nhà nước pháp quyền, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 69

- Các chức năng xã hội

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự tác
động của các xu thế quô'c tế, các lĩnh vực thuộc chức năng xã
hội được Nhà nước thực hiện ngày một tốt hơn. Lao động, việc
làm được cải thiện, hệ thông chăm sóc sức khỏe dù vẫn chưa
đạt được các chuẩn mực quốc tế nhưng đã được hoàn thiện và
ngày một tốt hơn. Hệ thống an sinh xã hội từng bước hoàn
thiện, Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành trước
thời hạn nhiều mục tiêu của Chương trình thiên niên kỉ của
Liên hiệp quôc Giáo dục tiểu học đã được phô cập và hướng
tới phổ cập giáo dục trung học. Dù hệ thống đào tạo nghề và
đào tạo đại học còn nhiều bất cập nhung cũng đã từng bước
hoàn thiện và xã hội ghi nhận những nỗ lực cải cách trong
những năm qua. Đê thực hiện chức năng này, hành lang pháp
lý đã được hoàn thiện và củng cố. Các văn bản quy phạm pháp
luật tiến bộ đã được ban hành, như Bộ luật Lao động 2012, Luật
Việc làm năm 2014, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục
nghề nghiệp, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2015, Luật Bảo hiểm xã
hội năm 2014...

Để phát huy vai trò của nhà nước trong lĩnh vực xã hội,
nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực xã hội. Không hướng đến
xây dựng nhà nước phúc lợi, nhưng nhà nước cần phát triển
mô hình nhà nước xã hội. Nhà nước cần xác định chính sách xã
hội cơ bản là lấy con người và phát triển con người làm trung
tâm cho mọi chính sách, đường lôì phát triển.

- Trong lĩnh vực ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và
thúc đẩy nhân quyền. Việt Nam đã có được những bước tiến
vượt bậc. Năm 2013 Hiến pháp Việt Nam ban hành và đây
được coi là văn bản pháp lý quan trọng, tiến bộ nhất về quyền
70 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

con người và là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức


năng này của Nhà nước. Cũng năm 2013 lần đầu tiên Việt
Nam được bầu vào Hội đổng Nhân quyền Liên hiệp quôc với
SỐ phiếu cao tuyệt đô'i (184/193) và điều này là minh chứng rõ
nét cho những tiến bộ của Việt Nam trong việc ghi nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người,
quyền công dân.
Để có những đột phá trong thời gian tới, việc ghi nhận, bảo
vệ, bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người cần phải có sự hoàn
thiện. Xây dụng và phát triển không gian dân sự, thiết lập các
cơ chế hiệu quả thúc đẩy và giám sát, thanh tra việc bảo vệ, bảo
đảm quyền con người trở nên vô cùng câp thiết.
- Bảo vệ môi trường: Thực hiện chức năng bảo vệ môi
trường cũng có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, do những ảnh hưởng
tiêu cực của phát triển kinh tế, tác động mạnh của biến đổi khí
hậu, gia tăng dân sô', mức độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao...
cho nên dù có những nỗ lực, song việc thực hiện chức năng này
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm
quyền sống trong môi trường trong lành của người dân. Để
đảm bảo thực hiện tô't chức năng này, nhà nước cần có cơ chế
phân quyền hợp lý trong việc kiểm duyệt, câ'p phép và thẩm
định các dự án có nguy cơ tác động đến môi trường. Đổng thời
với môi trường đó, cần phải có nguyên tắc trong việc hoạch
định chính sách phát triển phải gắn với "phát triển xanh và bền
vững", không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi môi trường.
- Về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: Trong những năm qua
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nỗ lực
đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Việt Nam được biết đêh là quốc
gia an toàn, tuy nhiên trật tự giao thông, trật tự xây dựng xây
dựng, đô thị... vẫn là những vân đề cần được đầu tư, quan tâm
và cần thời gian để hoàn thiện.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 71

- Trong lĩnh vực đối ngoại: Việt Nam ngày này đã trở
thành thành viên tích cực cúa cộng đổng quôc tế, tích cực tham
gia vào giải quyết các vân đề của khu vực và toàn cầu, mở rộng
hợp tác, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và đôi tác chiến
lược toàn diện với các cường quốc trên thế giới. Chỉ trong
10 năm trở lại đây Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và toàn diện
vào đời sống quôc tế: gia nhập VVTO, ký kết, phê chuẩn nhiều
điều ước quôc tế song và đa phương và tham gia nhiều tổ chức,
diễn đàn quôc tế.

IV. Chế độ chính trị và phương thức thực hiện quyén lực nhà nước
1. Khái niệm "chếđộ chính trị"

Chế độ chính trị là khái niệm xuâ't hiện vào những năm 60
của thê kỷ XX và được dùng để biểu thị đời sông chính trị của
một quốc gia thông qua những phạm trù câu thành như
phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước; mức độ
ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân; tính chính đáng và hợp pháp của việc sử dụng
và thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, ch ế độ chính trị là
một phạm trù có tính chính trị - pháp lý với một nội hàm rộng, với
những yếu tô'liên quan mật thiết với nhau cho phép người ta hiểu
được tính chất của một nền chỉnh trị.

Tính chât của một chế độ chính trị được quyết định những
yếu tố sau đây:

a, Bản chất của nhà nước: Nhà nước của giai cấp, tầng lớp
nào, phục vụ cho lợi ích của ai.

b, Hình thức của nhà nước: Cách tổ chức nhà nước theo chế
độ tập trung quyền lực vào tay cá nhân, nhóm người, vào một
cơ quan hay bằng cách phân quyền giữa các thiết chế quyền lực
nhà nước. Câ'u trúc lãnh thô theo hình thức nhà nước đơn nhât
72 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

hay liên bang, duy trì chế độ tập trung hay phi tập trung, phân
quyền cho các địa phương.
c, Đặc điểm của hệ thống pháp luật: Sự đa dạng hay sự
đơn điệu của các nguồn pháp luật? Mức độ ổn định hoặc hay
thay đổi của pháp luật? Sự hiện diện và vai trò như thế nào của
Hiến pháp và của cơ chế bảo vệ Hiến pháp? Mức độ thi hành,
tuân thủ pháp luật trên thực tế.
d, Mức độ phù hợp giữa thẩm quyền pháp lý (hiến định,
luật định) so với thẩm quyền thực tế của các thiết chế quyền lực
nhà nước.
e, Tương quan lực lượng giữa các giai tầng trong xã hội;
mức độ đối kháng hay hợp tác và đôì tác giữa các giai tầng đó
với nhau.
f, Mức độ ảnh hưởng của truyền thống văn hóa và các yếu
tố của lịch sử, dân tộc v.v...
Theo thực chất dân chủ thì các chế độ chính trị có thể đưa về
một trong hai loại: chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị
phi dân chủ.
Chê'độ chính trị dân chủ có những đặc trưng cơ bản sau đây:

1. Chế độ chính trị dân chủ là chế độ mà ở đó quyền lực


của nhân dân được thừa nhận và bảo đảm thực hiện, là bản
chất và mục tiêu của chế độ đó. v ề nội dung, "dân chủ" là một
hình thức của Nhà nước khi mà quyền lập pháp thuộc về một
cơ quan được nhân dân bầu ra theo nguyên tắc bầu cử tự do,
phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín; quyền lực nhà nước
được giới hạn và kiểm soát bởi pháp luật.
2. Chế độ chính trị dân chủ là chế độ bảo đảm sự tham gia
của dân chúng vào quá trình quyết định và thực hiện các công
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưởc VẦ PHÁP LUẬT 73

việc của nhà nước và xã hội thông qua hai hình thức: dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện.
3. Chế độ chính trị dân chu là chế độ ghi nhận, tôn trọng, bảo
đảm và bảo vệ quyền và tự do của con người; có cơ chế và khả
năng duy trì trật tự và ổn định xã hội, sự an toàn của người dân.
C hế độ chính trị phi dân chủ đã và đang tồn tại dưói nhiều
hình thức và ở mọi thời đại. Tuy nhiên, đặc trưng chung nhất
của các chế độ đó là những gì ngược lại với chế độ chính trị dân
chủ. Đó là:
1. Về kinh tế, chỉ có một hình thức sở hữu chiếm vị trí
tuyệt đối.
2. Về chính trị và phương thức cai trị - điều hành chỉ chú
trọng sử dụng các biện pháp trừng trị và cưỡng chế; nạn tham
nhũng phổ biến trong tất cả các tầng nâc chính trị và bộ máy
quan liêu.
3. Về quyền con người: coi thường và hạn chế các quyền
của con người, tự do, dân chủ và các quyền hợp pháp, chính
đáng khác của công dân.
4. Về xã hội: có sự phân hóa xã hội sâu sắc theo kiểu phân
biệt đẳng cấp, phe nhóm, phường hội, dòng tộc; đại đa số dân
CU' có mức sống thấp, một bộ phận dân chúng bị bần cùng hóa.

2. Quyền lực nhà nước

2 .7. Khái niệm "quyển lực nhà nước"

Quyền lực nhà nước là quyền lực xã hội được chuyên hóa
sang quyền lực chính trị rồi từ đó thành quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước được tổ chức thành quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp.
74 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

Các đặc trưng của quyền lực nhà nước gồm:

a) Tính chất quyền lực công

Ngoài những đặc tính chung của quyền lực xã hội và


quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước có đặc trưng riêng của
nó là quyền lực công.

Tính chất công của quyền lực nhà nước đảm bảo rằng, dù
xuất phát điểm quyền lực đó đại diện cho giai cấp nào, tầng lớp
nào thì quyền lực nhà nước cũng phải gánh vác vai trò "người
trọng tài" điều hòa lợi ích xã hội, phục vụ lợi ích chung của mọi
tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đổng thuận xã hội. Ở nghĩa đó,
quyền lực nhà nước khác với quyền lực chính trị, vì quyền lực
chính trị luôn luôn mang màu sắc xã hội và có tính giai cấp râ't
rõ nét.

b, Tính thống nhất

Tính thông nhất của quyền lực thể hiện ở sự thống nhâ't về
nội dung, mục đích, về cơ câu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
Một quốc gia không thế có hai thứ quyền lực nhà nước hoặc có
những quyền lực hoạt động theo những mục đích khác nhau,
kể cả đó là các bang trong một Nhà nước liên bang. Việc phân
chia và tồn tại các quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp vẫn đòi
hỏi các cơ quan đó của quyền lực nhà nước hoạt động trên cùng
những đường lối, mục tiêu quốc gia, không làm mất đi tính
thông nhất của quyền lực nhà nước. Phân quyền, nếu có, thì đó
chỉ là một nguyên tắc tổ chức- pháp lý của quyền lực nhà nước.

c) Tính hợp pháp

Tính hợp pháp là sự thể hiện mặt pháp lý của quyền lực nhà
nước, cụ thể là về sự ra đời hay xác lập, về tô chức và hoạt
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 75

động của bộ máy nhà nước đều phải dựa trên những cơ sở
pháp lý. Những hoạt động tiếm quyền, đoạt quyền đều bị coi
là bâ't hợp pháp.

d,Tính chính đáng

Tính chính đáng của quyền lực nhà nước biểu thị trạng thái
thực chất của quyền lực, gồm các khía cạnh, hay các yếu tố quan
trọng sau đây:

- Nhận thức của số đông về sự đúng đắn và chính đáng trong


tổ chức và hoạt động của các thiết chế quyền lực nhà nước so
với kỳ vọng và mong đợi của họ.

- Nhận thức về mặt tâm lý của số đông, v ề năng lực và sự


tận tụy của những người đại diện cho quyền lực nhà nước.

- Nhận thức về mặt tâm lý của số đông về yếu tố đạo đức


của những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, về sự công
bằng trong các quyết sách của nhà nước.

Nói một cách khái quát nhất, một quyền lực nhà nước là
chính đáng khi trong con mắt của nhân dân (ít nhất là của đa
sô), chính quyền nhà nước, các thiết chế và những công chức và
người lãnh đạo tỏ ra phù hợp với quan niệm và mong đợi của
họ về một chính quyền cần có.

Hệ quả tất yếu của một quyền lực nhà nước được coi là
chính đáng và chỉ số uy tín đôi với dân chúng, là sự thừa nhận
của dân chúng đối với quyền của cơ quan nhà nước lãnh đạo
hay điều hành họ; sự ưng thuận, phục tùng, ủng hộ các quyết
sách và pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước. Đó chính là
cơ sở cho việc đạt được hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều
hành, hiệu quả sử dụng quyền lực.
76 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

2.2. Cóc phương thức thực hiện quyển lực nhà nước

Phương thức thực hiện quyền lực nhà nước là phương


thức quan hệ, tác động lẫn nhau giữa các thiết chế quyền lực
nhà nước nhằm vận hành có hiệu quả quyền lực nhà nước trên
cơ sở xác lập vị trí pháp lý, phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền, các nguyên tắc và cách thức tác động qua lại giữa
các thiết chế đó trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
Có các phương thức thực hiện quyền lực nhà nước chủ yếu
sau đây:

a, Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp quyết
định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, của
cộng đồng lãnh thổ, trực tiếp thông qua các đạo luật mà không
qua một yếu tô' trung gian nào.

b, Dân chủ đại diện

Chế độ dân chủ đại diện có nhiều hình thức thể hiện bởi
chức năng chung của các hình thức khác nhau này là chức năng
đại diện. Đó là: Nghị viện (Quốc hội), các đảng chính trị, các tổ
chức xã hội, các nghiệp đoàn, chế định vận động hành lang
(lobbism). Trong sô'đó, trước hết phải nói đến Nghị viện.

Các đảng chính trị cũng được coi là một công cụ của chế độ
dân chủ đại diện. Theo đó, mỗi đảng chính trị có chức năng đại
diện cho lợi ích và hệ tư tưởng, khuynh hướng và đường lối
của một hoặc một sô' nhóm xã hội.

Đảng chính trị hình thành đường lối, chính sách, chuyển
hóa vào đường lối và chính sách đó các lợi ích của nhóm xã hội
mà mình đại diện rồi bằng nhiều cách thức khác nhau đưa vào
đường lối, chính sách và pháp luật của nhà nước.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN BÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 77

c, Tập quyền và phân quyền

Theo cơ chế tập quyền thì cả ba bộ phận và chức năng lập


pháp, hành pháp và tư pháp của quyền lực nhà nước đều tập
trung trong tay một người hoặc một cơ quan. Theo đó, trong ba
bộ phận của quyền lực nhà nước, nhất thiết phải có một bộ
phận, loại cơ quan giữ vị trí chủ đạo và quyết định và theo đó
là sự phụ thuộc của hai cơ quan còn lại.

Phân quyền là khi các bộ phận của quyền lực nhà nước
được đặt vào vị trí độc lập với sự phôi hợp trong tổng thể.

Cơ chế phân quyền được hiểu như là khía cạnh tổ chức -


pháp lý của quyền lực nhà nước mà không mang tính bản chất.
Tính thông nhất và sự phân công, phôi hợp quyền lực là hai
phương diện của cùng một vấn đề. Mục đích cơ bản nhất của
việc phân quyền là để phòng ngừa sự lạm quyền, duy trì tính
toàn vẹn, tính thông nhât của quyền lực nhà nước.

Cơ chế phân quyền có khả năng tạo ra sự cạnh tranh hợp


pháp, sự "cạnh tranh được kiểm soát" giữa các bộ phận trong
bộ máy quyền lực, tạo sự năng động, nhạy bén với cái mới,
chông trì trệ.

V. Tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội
diủ nghĩa Việt Nam
7. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước
Việt Nam từ nám 1945 đến nay

Mô hình được lựa chọn đầu tiên cho chính thể Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là một mô hình đặc sắc được Hiến pháp
năm 1946 thiết kế với những yếu tố sau đây:

a, Khẳng định chủ quyền nhân dân với những quy định về
việc "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suô't của nhân
78 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

dân" (Lời nói đầu); "Tất cả quyền bính trong nước là của nhân
dân" (Điều thứ 1).
b, Nghị viện nhân dân (Quốc hội) là cơ quan có quyền cao
nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Điều thứ 22).
c, Chính phủ là "cơ quan hành chính cao nhất của toàn
quốc" (Điều thứ 43).
d, Chủ tịch nước cũng là nguời được chọn trong Nghị viện
nhân dân, là người đúng đầu Chính phủ, chủ tọa Hội đổng
Chính phủ và không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi
phạm tội phản quốc (Điều thứ 50).
e, Các cơ quan tư pháp gồm Tòa án tối cao, các Tòa án phúc
thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Khi xét xử các thẩm phán
chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can
thiệp. (Các điều thứ 63 và 69).
Hiến pháp năm 1946 không chi chế định tổ chức bộ máy
nhà nước theo chiều ngang mà cả theo chiều dọc: quan hệ giữa
chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Hiến
pháp xác định Hội đồng nhân dân là cơ quan do đầu phiếu
phổ thông bầu ra, quyết định những vấn đề thuộc địa phương
mình và nhũng quyết định ấy không được trái với chỉ thị của
các cấp trên.
Đến Hiến pháp 1959, Nghị viện nhân dân đã thay đổi căn
bản, với việc quyết định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Điều
43) "và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa" (Điều 44).
Chế định Chính phủ được tổ chức dưới hình thức Hội
đồng. Tính chất hội đổng đã làm cho Chính phủ trở thành một
cơ quan làm việc theo chế độ tập thể. Hội đồng Chính phủ chịu
trách nhiệm tập thê trước Quốc hội chứ không phải bản thân
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẪT 79

các Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội như
quy định trong Hiến pháp 1946.
Kể từ Hiến pháp 1959 cấu trúc Nội các của Chính phủ đã
không còn nữa, Nguyên thủ Quôc gia được tách ra khỏi thành
phần của Chính phủ. Chủ tịch nước không còn là người đứng
đầu Chính phủ như trong Hiến pháp 1946. Tuy nhiên, Chú tịch
nước vẫn có vai trò và ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động
của Chính phủ, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp
Chính phủ.
Một biểu hiện mới trong lĩnh vực tư pháp của Việt Nam là
sự thiết lập hệ thống các cơ quan Kiểm sát nhân dân song song
với hệ thống Tòa án nhân dân trực thuộc Quốc hội, chuyển
Viện Công tố nhân dân Trung ương thành Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao lập thành một hệ thống cơ quan độc lập từ cơ quan
tới cấp huyện, với việc mở rộng chức năng và nhiệm vụ, thẩm
quyền của các cơ quan kiểm sát.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Hiến pháp
1959 xác định như sau:
- Tất cả các đơn vị hành chính theo Hiến pháp 1959 đều có
Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương.
Theo Hiến pháp 1980 Quôc hội tiếp tục được xác định là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân và đưa ra quy định: Quôc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp và lập hiến (Điều 82).
Hội đổng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính
80 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhâ't
(Điều 104, Hiến pháp 1980). Từ Hội đổng Chính phủ sang Hội
đồng Bộ trưởng, sự thay đổi của Chính phủ không thuần túy
biểu hiện ở câu chữ mà thể hiện một địa vị mới của Chính phủ.
Chính phủ mặc dù vẫn được tổ chức và hoạt động theo chế độ
"Hội đồng" trên nguyên tắc lãnh đạo tập thể nhưng vị trí đã
thay đổi. Theo tinh thần của Hiến pháp 1980, Hội đổng Bộ
trưởng không còn được nhìn nhận với hai tư cách như trong
Hiến pháp 1959, mà đã thuần túy trở thành một cơ quan trực
thuộc Quôc hội.
Là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Hội đổng Nhà nước có cấu trúc tương tự cấu trúc
của ủy ban Thường vụ trước đây.
Hệ thống Tòa án được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp
thẩm quyền xét xử với đơn vị hành chính lãnh thổ bao gồm các
Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp
tỉnh và câp huyện) và các Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt. Tòa
án nhân dân thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

Mô hình cơ bản về chính quyền địa phương hoàn chỉnh


bao gồm hai loại cơ quan Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân vẫn được tiếp tục duy trì trên tất cả các đơn vị hành chính.

Hiến pháp 1992 với nhũng quy định mới về tổ chức bộ


máy nhà nước đánh dấu một bước cải cách quan trọng các thể
chế nhà nước ở Việt Nam. Quô'c hội với 14 nhiệm vụ, quyền
hạn được khẳng định là "cơ quan đại biểu cao nhât của nhân
dân, cơ quan quyền lực, cơ quan đại biểu cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 83- Hiến pháp
1992). Kể từ đây, Hiến pháp Việt Nam đã không còn quy định
" Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 81

hạn khác, khi xét thấy cần thiết" như quy định tại Điều 83
Hiến pháp năm 1980.

Chế định Chủ tịch nước được tái lập sau hơn một thập kỷ
tổn tại chế định nguyên thủ tập thể. Hiến pháp đã xác lập lại
thiết chê Chính phủ thay cho Hội đổng Bộ trưởng trong Hiến
pháp 1980.

Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của nhà nước (Điều 69). Khác vói Hiên pháp năm 1980 và
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã không xác định
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Đây là một
điểm mới cơ bản trong nhận thức lập hiến Việt Nam.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đôi
ngoại, thông lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ
tịch Hội đổng quôc phòng và an ninh.

Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ là cơ


quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và cơ quan chấp hành của Quôc hội. Việc xác
định Chính phủ "thực hiện quyền hành pháp" là nội dung mới có
ý nghĩa rất quan trọng của Hiên pháp năm 2013 so với trước đây.
Ớ tầm hiến định, đã có sự ghi nhận cụ thể và dúi: khoát
hơn trước đây về quyền tư pháp. Theo đó, quyền tư pháp chính
là quyền xét xử và chủ thể của quyền tư pháp chính là các Tòa
án (Điều 102).

Theo Hiến pháp năm 2013, trong bộ máy nhà nước Việt
Nam đã có thêm hai thiết chê mới là Hội đổng bầu cử quổc gia
82 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẼ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

và Kiểm toán nhà nước. Hội đổng bầu cử quốc gia là cơ quan
do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu
Quốc hội; chì đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các câp. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do
Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công (Điều 118).
Hiến pháp năm 2013 quy định tại Chương IX về chính
quyền địa phương thay cho tên gọi "Hội đổng nhân dân và ủy
ban nhân dân" của các chương tương ứng trong các Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980 và 1992 trước đây. Đây không chi là sự
thay đổi thuật ngữ đơn thuần mà phản ánh một cách nhìn mới
có tính cải cách trong quan điểm và nhận thức về các vấn đề
quản trị quốc gia, trong đó có quản trị địa phương, theo đó, các
địa phương là một bộ phận của quốc gia, sự thịnh vượng, vững
mạnh của địa phương là sự thịnh vượng và vũng bền của quốc
gia; địa phương là địa bàn sinh sống của người dân nên hiệu
quả quản trị địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, vì vậy, quán trị địa phương
phải bảo đảm yêu cầu về quyền và lợi ích của nhân dân; mối
quan hệ giữa Trung ương và địa phương phản ánh năng lực tổ
chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc về sự phân công,
phôi hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẤP LUẬT 83

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Trình bày khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước bộ
máy nhà nước.
2. Nguyên tắc phân quyền, có sự kiểm soát và cân bằng quyền
lực trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
3. Các nguyên tắc: đảm bảo tính hợp pháp trong mọi quyết
định của cơ quan công quyền, không vi phạm quyền con
người, quyền công dân.
4. Nguyên tắc minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình,
nguyên tắc dân chủ thế hiện sự tham gia của người dân và
hướng tới sự đồng thuận.
5. Khái niệm, phân loại các chức năng cơ bản của nhà nưóc.
6. Các hình thức và phương pháp chủ yếu thực hiện chức
năng của nhà nước.
7. Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
8. Các chức năng xã hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
9. Nhận thức về chế độ chính trị.
10. Quyền lực nhà nước và phương thức thực hiện quyền lực
nhà nước.
11. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức
bộ máy nhà nước Việt Nam tù' năm 1945 đến nay.
12. Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo Hiến pháp năm 2013.
84 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và phấp
luật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
2. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quôc Toản, Đặng Minh Tuân
(Đổng chủ biên), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2016.
3. Đào Trí úc, Vũ Công Giao (Đổng chủ biên), Bình luận khoa
học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, NXB. Lao động Xa hội, 2014.
4. Nguyễn Minh Tuân, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật
thế giới, NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2016.
5. Nguyễn Minh Tuâh (Chủ biên), Giới hạn chính đáng đôí với
quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam, NXB. Hổng Đức, Hà Nội, 2015.
Chương 3

NGỤỔN GỐC, THUỘC TÍNH, BẢN CHÁT,


CHỨC NĂNG, VAI TRÒ PHÁP LUẬT
VÀ CẤC KIỂU
_________ ______PHÁP LUẬT •

I. Nguồn gốc pháp luật


7. Khái quát vé sự hình thành pháp luật trong lịch sử nhàn loại

Từ xưa đến nay đã có nhiều quan điểm, học thuyết, cách lý


giải khác nhau về nguồn gôc, bản chất, chức năng của pháp
luật. Tiêu biểu như: trường phái pháp luật tự nhiên, thuyết thần
học về pháp luật; trường phái pháp luật thực chứng; trường
phái tâm lý học pháp luật; trường phái lịch sử pháp luật;
trường phái xã hội học pháp luật; trường phái pháp luật Mác -
Lenin. Tren quan điểm tiếp cận toàn diện, khách quan về pháp
luật, cần nghiên cứu những đặc trung tiêu biểu của các trường
phái pháp luật nói chung, trong đó có vấn đề nguồn gốc pháp
luật nói riêng.

Trong khuôn khô Giáo trình Đại cương v ề nhà nước và pháp
luật, chúng ta tập trung nghiên cứu sự hình thành pháp luật theo
nghĩa hẹp tức là pháp luật của nhà nước - do nhà nước ban hành
hay thừa nhận trên quan điểm của học thuyết Mác- Lênin về
nguồn gốc giai cấp - xã hội - kinh tế của pháp luật.
86 g ia o trìn h đ ạ i C ương về n h à n ư ớ c v a ph á p lu ậ t

Dù theo cách tiếp cận nào, trường phái nào thì cũng đều
khẳng định một thực tế lịch sử khách quan là, xã hội loài người
đã có một thời kỳ không có nhà nước, không có pháp luật của
nhà nước. Xã hội loài người xuất hiện khoảng bốn mươi ngàn
năm trước, trong khi đó mãi đến thế kỷ IV - rn trước Công
nguyên nhũng nhà nước đầu tiên mới xuất hiện. Để tồn tại, phát
triển được, trong xã hội nguyên thủy cũng đã tồn tại các hình
thức tổ chức quản lý cộng đổng, các loại quy tắc xã hội như tập
quán, đạo đức, luật tục, các phương tiện điều chỉnh khác.
Quá trình hình thành pháp luật ở các khu vực địa lý khác
nhau trên thế giới có những đặc điểm riêng bên cạnh những
điểm tương đổng. Sự hình thành pháp luật ở các quốc gia
phương Đông có nhiều đặc điểm khác với ở các quốc gia
phương Tây nhất là nhìn từ phương diện sự chi phối, tác động
của đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm linh.

Pháp luật của nhà nước ra đời xuâ't phát từ nhiều nguyên
nhân trong đó có nhu cầu bảo vệ lợi ích của tầng lớp có thê' lực
trong xã hội cũng như nhu cầu của chính đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của con người.

2. Sự hình thành pháp luật theo học thuyết Mác - Lênin

Trong xã hội nguyên thuỷ, mặc dù chưa có nhà nước, pháp


luật, nhung, để tổn tại, phát triển được, trong thời kỳ đó (xã hội
nguyên thủy) đã tồn tại các hình thức tổ chức quản lý cộng
đổng, tồn tại các loại quy tắc xã hội như tập quán, đạo đức, luật
tục, tín điều tôn giáo và các loại quy tắc điều chỉnh quan hệ xã
hội khác. Các quy tắc xã hội nguyên thủy có tính tất yếu khách
quan nhằm đảm bảo trật tự, an toàn cho đời sống cộng đổng,
giải quyết các tranh chấp nảy sinh.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẼ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 87

Các quy tắc xã hội nguyên thủy thể hiện lợi ích chung của
các thành viên cộng đồng, được thực hiện nhờ vào sức mạnh
của thói quen, sự tự nguyện và sức mạnh của dư luận xã hội, hệ
thông đảm bào đặc thù của cộng đồng. Mọi sự vi phạm các quy
phạm xã hội nguyên thuỷ cũng bị xử lý theo các loại biện pháp
cưỡng chế - các loại chế tài xã hội thông qua các thiết chế quán
lý xã hội của cộng đổng. Người thượng cổ cũng đã biết đến
những chế tài hình phạt như đuối ra khỏi cộng đồng, tử hình,
đánh đập... đối với những thành viên nhiều lần vi phạm những
quy tắc cộng đổng.

Để hiểu thêm về các quy tắc xã hội của một xã hội tiền giai
cấp, chúng ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu Luật tục của đổng bào
các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là Luật tục Ê-đê, M'Nông.
Luật tục Ê-đê có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát tất cả các
lĩnh vực quan hệ xã hội, thê hiện lợi ích chung của cộng đổng,
trong luật tục có các chế tài cưỡng chế đôi với người vi phạm,
cơ chê giải quyết các tranh châp, xử lý người có hành vi vi
phạm của luật tục như toà án phong tục, cuộc họp buôn làng;
vai trò của các già làng; người xử kiện (Pôkhatkơđi) v.v...1

Vào giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, do sự phát


triển của lực lượng sản xuất tuy chậm chạp nhưng liên tục đã
lần lượt đưa đến ba lần phân công lao động xã hội lớn, chế độ
tư hữu được hình thành và cùng với nó là sự phân chia xã hội
thành các giai cấp đối lập nhau về quyền lợi. Khi xuâ't hiện các
giai câp đối kháng nhau về quyền lợi và chế độ tư hữu cùng
những điều kiện xã hội khác, các tập quán, quy tắc xã hội
nguyên thuỷ vẫn còn tổn tại song rất nhiều trong sô' đó đã trở

1 Tham kháo, Ngô Đức Thịnh và Chu Thái Sơn, Luật tục Ê-đê, NXB. Chính
trị Quóc gia, Hà Nội, 1996; Viện Nghiên cứu văn hoá dần gian, Luật tục
M' Nông, NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội 1998.
88 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

nên bất lực, không đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
những điều kiện mới. Trong tình hình đó, xuất hiện nhu cầu
cấp thiết về hệ thống quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí và bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị.
Sự hình thành pháp luật không chỉ xuất phát từ nguyên
nhân giai cấp nêu trên mà còn từ các nguyên nhân, nhu cầu về
kinh tế, xã hội của chính xã hội khi mà các quan hệ xã hội ngày
càng trở nên đa dang, phức tạp. Pháp luật xuất hiện một cách
tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu điều chình hành vi và
các quan hệ xã hội của con người, để giữ gìn, củng cô', xác lập
trật tự xã hội, thiếu trật tự đó, không một cộng đổng, một xã hội
nào có thể tổn tại được. Pháp luật không có lịch sử riêng, lịch sử
pháp luật nằm chính trong lịch sử xã hội, trong đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội, trong các mối quan hệ giai câp.

ỉ. Các phương thức hình thành pháp luật trong lịch sử nhân loại

Sự hình thành pháp luật ở các khu vực địa lý khác nhau
bao giờ cũng có những đặc điểm mang tính quy luật chung, v ề
cơ bản, pháp luật được hình thành thông qua các con đường -
các phương thức chủ yếu sau đây:
- Nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành các văn bản pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí, lợi ích của nhà
nước. Nhũng bộ luật cổ của các nhà nước là biểu hiện sinh
động của nền văn minh pháp lý nhân loại như: các Bộ luật
Manu, Hămmurabi, Bộ luật La Mã v.v... Đây thực chất là những
Bộ Tổng luật bởi có phạm vi điều chỉnh rộng, chưa phân định
rạch ròi thành các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành và có sự
tích hợp của nhiều loại nguồn như các tư tưởng pháp luật, tập
quán, đạo đức, tôn giáo, các quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 89

- Nhà nước thừa nhận những tập quán, luật tục dân gian
nhẵt định có giá trị pháp lý trong việc điều chinh các quan hệ
xã hội. Cách thức thừa nhận tập quán cũng khác nhau ở mỗi
quốc gia, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau như: tuyên bố thừa
nhận các tập quán nhất định, thừa nhận dưới dạng nguyên tắc
chung, thừa nhận bằng cách im lặng để tập quán được sử dụng
trong thực tiễn xã hội.
- Nhà nước thừa nhận giá trị pháp lý của các quyết định do
các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp ban hành để áp dụng
vào việc giải quyết các sự việc cụ thể.

II. Quan niệm, các thuộc tính C0 bản của pháp luật và bản chất pháp luật

1. Quan niệm pháp luật

Pháp luật là gì, pháp luật từ đâu mà ra, từ xưa đên nay vẫn
tiếp tục là chủ điểm tranh luận của giới học thuật, đặc biệt là triết
học, luật học và chính trị học1. Thuật ngữ "pháp luật" được hiểu,
được biểu hiện trên nhiều phương diện, nhiều nghĩa nhất định.
Theo quan niệm rộng về pháp luật, pháp luật thực định
(pháp luật của nhà nước xây dựng, ban hành) chỉ là một bộ
phận của pháp luật. Ngoài pháp luật thực định ra còn có những
bộ phận khác của pháp luật, cũng thuộc phạm trù pháp luật
rộng lớn. Quan điểm này đã tổn tại ở nhiều quốc gia, nhiều
trường phái pháp luật thế giới .2 Theo nghĩa rộng, pháp luật tồn
tại và phát triển trên cả ba lĩnh vực: hệ thông các quy phạm

1 Anthony W alsh & Craig Hemmens, Lam, Ịustice and Society (New York:
Oxford University Press, 2008) at 3, V. X. Nherxian, Triết học pháp luật,
Mockơva, 2000, V. Đ.Perevalop, Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB.
Norma, 2004, tr. 114 - 130 v.v...
2 Jean - Claude Ricci, Nhập môn Luật học, NXB. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội
2002, tr. 7 - 8 .
90 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức pháp luật, văn hoá pháp
luật, thực tiễn pháp luật (trong các hình thức thực hiện pháp
luật, các quan hệ pháp luật...).
Theo nghĩa hẹp, nghĩa truyền thông và phổ thông, khái
niệm "pháp luật" được hiểu là pháp luật của nhà nước, là
những quy tắc xử sự do nhà nước xây dựng, ban hành hoặc
thừa nhận, được thể hiện trong các văn bản pháp luật với tên
gọi khác nhau như bộ luật, luật, nghị định, thông tư v.v...
Trên thế giới, từ xưa đến nay đã có rất nhiều cách định
nghĩa, quan niệm khác nhau về pháp luật. Có thể nêu một số
định nghĩa tiêu biểu dưới đây.
Tại Hoa Kỳ, pháp luật được hiểu theo quan điểm xã hội
học, pháp luật là những gì mà thẩm phán xây dựng nên
trong quá trình xét xử, pháp luật là công cụ đảm bảo an toàn,
trật tự xã hội cho con người, là "một hình thức kiểm soát xã
hội đặc biệt trong một xã hội đã có hình thức tô chức chính
trị ở bậc cao....".1
Các Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra định nghĩa pháp luật,
chính xác hơn là về pháp luật tư sản: "Pháp luật của các ông chi
là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà
nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các
ông quyết định"2.

1 Cited in James M. Donovan, Legal Anthropology: An Introduction


(Lanham: Altamira Press, 2008) at 7, Alix Adams, Law for Business
Students, 6th ed. (London: Pearson, 2010) at 6, Kenneth w . Clarkson, et.al,
Business Law: Text and Cases, 12th ed. (Mason, OH: South-W estern, 2012)
at 2, dẫn theo Nguyễn Văn Cương, "Q uan niệm về pháp luật và hệ thông
pháp luật ở phương Tây", http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-
cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4527.
2 c. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 262-263.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẼ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 91

Trong xã hội hiện đại, có thể nêu khái niệm "pháp luật"
như sau:

Pháp luật là hệ thôhg quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do


nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhân dân,
được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những cách thức nhất định
trong đó có ciỉỡng chê'nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
đ ể bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và sự phát triển
của xã hội.

2. Các thuộc tính cơ bản của pháp luật

Thuộc tính của pháp luật là những dâu hiệu đặc trưng
riêng có của pháp luật, thể hiện ưu thế, vai trò của pháp luật.
Thuộc tính pháp luật là một trong những tiêu chí cơ bản nhât
để phân biệt pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, với các
loại quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy
phạm của các tổ chức chính trị - xã hội v.v...

Pháp luật có các thuộc tính (dấu hiệu đặc trưng) cơ bản
như sau: tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, tính xác
định chặt chẽ về hình thức; tính được bảo đảm thực hiện bằng
nhà nước.

- Thuộc tính thứ nhất - tính quy phạm phô'biên, bắt buộc chung.

Thuộc tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung của pháp
luật là một trong những cơ sở phân biệt sự khác nhau của pháp
luật vói các loại quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán,
luật tục, hương ước, điều lệ của các tổ chức xã hội. Tính phổ
biến, bắt buộc chung của pháp luật được áp dụng đối với mọi
cá nhân, mọi tổ chức thuộc phạm vi điều chinh của các văn bản
pháp luật tương ứng. Các quy phạm pháp luật được áp dụng
92 GIÁO TRlNH đại Cương về n h à n ư ớ c v à ph á p lu ậ t

nhiều lần trong không gian và thời gian chừng nào còn hiệu lực
pháp luật.

- Thuộc tính thứ hai - tính xác định chặt chẽ vềhình thức

Thuộc tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
được thể hiện trên những điểm cơ bản: các quy định pháp luật
được thể hiện trong các vân bản pháp luật với những tên gọi,
cách thức ban hành, thủ tục, quy trình xây dựng, ban hành và
giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau nhất định như Hiến pháp,
các đạo luật, các nghị định, thông tư v.v...; ngôn ngữ của pháp
luật trong các quy phạm pháp luật có đặc điểm riêng, ngắn gọn,
rõ ràng, thể hiện trực tiếp chứ không thông qua các hình tượng
nghệ thuật, ẩn dụ, ví von... để đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu,
dễ vận dụng, tránh việc hiểu theo đa nghĩa.

So với nhiều loại quy phạm xã hội khác, pháp luật do nhà
nước xây dựng, ban hành có tính chính xác cao, được thể hiện ở
các quy định pháp luật về các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các
chế tài pháp luật đôi với sự vi phạm. Sự chính xác của pháp
luật cho phép hiểu rõ những gì được phép làm, những gì phải
làm và nhũng gì bị cấm và trên cơ sở đó các cá nhân có thể
hành động một cách tự do, lựa chọn cho mình phương án, cách
thức xử sự, kể cả dự liệu trước được biện pháp xử lý khi có
hành vi sai trái, không đúng với yêu cầu pháp luật.

- Thuộc tính thứ ba - tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước

Tâ't cả các loại quy tắc xã hội đều được đảm bảo thực
hiện bằng những cách thức, biện pháp nhất định xuất phát từ
tính chất, đặc điểm, phạm vi, nguổn g ốc và vai trò của chúng
trong đời sống của con người. Chằng hạn, các chuẩn mực đạo
đức được đảm bảo thực hiện bằng các chế tài " bên trong " và
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT 93

"bên ngoài", đó là lương tâm, sự tự giác của con người và dư


luận xã hội.
Trong xã hội hiện đại, các biện pháp mà nhà nước sử dụng
để đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật rất đa dạng, bao
gổm các biện pháp cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, tài trợ, hỗ
trợ. tổ chức kỹ thuật v.v... Trước đây, Lênin đã từng khẳng
định: " pháp luật sẽ không là gì hết nếu thiếu một bộ máy đảm
bảo thực hiện"1. Trong xã hội pháp quyền, dân chủ, việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật phải tuân thủ
đúng nguyên tắc, quy định về nội dung và thủ tục pháp luật,
không được vi phạm quyền, lợi ích chính đáng của con người.

Trên đây là ba thuộc tính cơ bản, tiêu biểu của pháp luật, là
tiêu chí phân biệt, nhận diện pháp luật trong hệ thống các loại
phương tiện điều chình quan hệ xã hội. Ngoài ra, còn có thể đề
cấp đến các thuộc tính khác của pháp luật nếu hiểu pháp luật
theo nghĩa rộng hơn, nhâ't là trong xã hội hiện đại.

3. Bản chất pháp luật

Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gổm các
phương diện, các tính chất cơ bản là: tính giai cấp, tính xã hội,
tính dân tộc, tính nhân loại, bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật, nói cách khác, là
phương diện điều chinh về giai cấp và xã hội của pháp luật. Bối
cảnh quốc tế, xu thế thời đại, yêu cầu của cá nhân, xã hội có vai
trò quyết định, định hướng cho bản chất pháp luật, xử lý phù
hợp giữa tính giai cấp và tính xã hội, tính nhân loại. Xét về mức
độ, quy mô thể hiện, tính giai cấp của pháp luật thường được

1 V. Y. Lênin Toàn tập, tập 33, tr. 99 (Bản tiếng Nga).


94 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

thể hiện một cách công khai, quyết liệt trong các nhà nước
chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến.
Trong xã hội đương đại, pháp luật cũng thể hiện tính giai
cấp của mình, đồng thời theo xu hướng chung, tính xã hội, tính
nhân loại ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Pháp luật là công cụ
bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, sự an toàn, lợi
ích và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

- Tính giai câp của pháp luật


Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở sự phản ánh ý
chí, lợi ích của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn
bản pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật của nhà
nước. Khi nghiên cún về pháp luật tư sản, Các Mác đã viết về
pháp luật tư sản như sau: "Pháp luật của các ông chỉ là ý chí
của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội
dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông
quyết định"1.

- Tính xã hội của pháp luật

Pháp luật đồng thời vói nhiệm vụ thê hiện, bảo vệ quyền
lợi của giai cấp thống trị còn phải thể hiện, bảo vệ quyền lợi của
các giai câp, tầng lớp khác và toàn xã hội nói chung. Đặc biệt là
trong xã hội hiện đại, tính xã hội, phương diện xã hội của pháp
luật, vai trò, sứ mệnh xã hội của pháp luật được biểu hiện ở sự
cân bằng, hài hòa các loại lợi ích trong xã hội.
Sự cân bằng, hài hoà một cách tối ưu nhâ't về lợi ích luôn
luôn là yếu tố đảm bảo trật tự, ổn định và phát triển của xã hội,
hiệu lực, uy tín và hiệu quả quản lý nhà nước, điều chỉnh pháp

1 c . Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1980, te. 262-263.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 95

luật. Theo xu thế phát triển hợp quy luật, tính xã hội cùng tính
nhân loại của nhà nước, pháp luật ngày càng gia tăng, mở rộng.
Nhà nước, pháp luật phải tự hoàn thiện mình trước sự đổi thay,
phát triển không ngừng của xã hội.

Tính xã hội là một thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ
biến của mọi nhà nước và pháp luật. Nhận thức đúng vai trò,
giá trị xã hội của pháp luật. Các Mác đã viết: "pháp luật phải lây
xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và
nhu cầu chung của xã hội" và "chừng nào bộ luật không còn
thích hợp với xã hội nữa thì nó sẽ biến thành mớ giây lộn"1.

Môi quan hệ giữa tính giai câ'p và tính xã hội cũng như
mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội trong các kiểu pháp
luật, trong một hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia vào các
giai đoạn lịch sử khác nhau tâ't yếu có sự khác nhau. Điều này
phụ thuộc vào hàng loạt những yếu tô' khách quan và chủ
quan như: điều kiện kinh tế, chính trị, văn ho á, xã hội, truyền
thông đạo đức, tập quán; tương quan lực lượng giai cấp, xã
hội, tôn giáo, dân tộc; xu thế phát triển quôc gia và quốc tế,
các yếu tô' chủ quan khác... Chẳng hạn, pháp luật của các nhà
nước phong kiến trước đây chủ yếu là bảo vệ lợi ích của nhà
nước và giai câ'p địa chủ. Đổng thời, pháp luật phong kiến còn
bao gồm các nguyên tắc, quy định bảo vệ quyền lợi của người
nông dân, các đối tượng yếu thế khác trong xã hội, Bộ Quôc
triều hình luật (Bộ luật Hổng Đức) triều vua Lê Thánh Tông là
một ví dụ tiêu biểu, Bộ luật chứa đựng nhiều giá trị tiến bộ,
nhân văn, nhất là trong việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã

1 Các - Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 6, NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội
1993, tr. 332, 333.
96 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

hội yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật,
người dân tộc thiểu số V. V. . . K

- Tính dân tộc, nhân loại, bảo vệ, bảo đảm các quyên con người

Bản chất pháp luật được thể hiện ở tính xã hội, tính dân tộc
và tính nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với việc
thể hiện tương thích với các nguyên tắc, chuẩn mực của pháp
luật quốc tế, thể hiện xu hướng phát triển khách quan của nhân
loại, hệ thống pháp luật quôc gia còn phải thể hiện các yếu tố
dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, pháp luật quốc gia phải là hệ
thông pháp luật mở, tiếp nhận với các nguyên tắc, chuẩn mực
của pháp luật quốc tế và khả năng chọn lọc những thành tựu
của nền văn hoá pháp lý nhân loại. Quyền con người là tiêu chí
căn bản để nhận diện nhà nước pháp quyền, là cơ sở để hoàn
thiện, đánh giá hệ thông pháp luật quốc gia. Xu hướng phát
triển của pháp luật là ngày càng phải đảm bảo sự hài hòa, cân
bằng các loại lợi ích, trọng tâm là bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự
do và sự phát triển toàn diện của con người và sự phát triển
bền vững của xã hội.

III. Chức năng, nguyên tắc C0 bản của pháp luật


1. Chức năng pháp luật

Khái niệm "chức năng -phấp luật"

Chức năng của pháp luật là những phương diện tác động
chủ yếu của pháp luật lên các quan hệ xã hội và hành vi của

1 Tham khảo, Lê Thánh Tông (1442-1497) "C on người và sự nghiệp", Kỷ yếu


Hội thào khoa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 1997.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẪT 97

con người, thể hiện bản chất, vai trò, ý nghĩa và mục đích của
pháp luật, nhằm xác lập, bảo vệ, bảo đảm quyền, tự do, lợi ích
chính đáng của con người, trật tự và sự phát triển của xã hội.

Phân loại các chức năng pháp luật

Theo quan điểm phổ biến, pháp luật trong xã hội hiện đại
có các chức năng cơ bản là: chức năng điều chỉnh, chức năng
bảo vệ quyền con người, chức năng giáo dục, chức năng kiểm
soát xã hội, chức năng đánh giá.

- Chức năng điều chinh

Chức năng điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của


con người của pháp luật được thực hiện thông qua các hình
thức quy định những điều được phép, các quyền, nghĩa vụ
pháp lý, những điều bị ngăn câm và cả những hành vi được
khuyến khích thực hiện. Trong xã hội pháp quyền, dân chủ, nội
dung chức năng điều chỉnh của pháp luật cần đảm bảo sự cân
bằng các loại lợi ích trong xã hội.

- Chức năng bảo vệ quyền con người và đạo đức xã hội

Pháp luật được xây dựng, thực hiện trên cơ sở đạo đức và có
vai trò, mục đích bảo vệ đạo đức, lẽ phải. Pháp luật là phương tiện
đặc biệt quan trọng để ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền, tự
do, sự an toàn, lợi ích chính đáng của con người.

Trong xã hội, ngoài pháp luật ra còn nhiều loại công cụ


khác cũng tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của con người như
đạo đức, tập quán... Việc áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp
luật cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, bảo đảm các
quyền, lợi ích chính đáng của con người.
98 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của pháp luật được thể hiện ở sự tác
động của pháp luật lên ý chí, ý thức của con người nhằm tạo
lập thói quen tôn trọng, tuân thủ pháp luật, hướng tới những
hành vi hợp pháp, hợp đạo đức, giáo dục tình cảm tôn trọng
pháp luật, giáo dục niềm tin vào pháp luật và công lý. Chức
năng giáo dục của pháp luật còn được thể hiện trong việc
thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là trong
hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

- Chức năng kiểm soát xã hội

Cùng với các chức năng điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục,
pháp luật còn có chức năng kiểm soát đô'i với các hoạt động xã
hội, hành vi của các cá nhân, tổ chức. Chức năng kiểm soát xã
hội của pháp luật có mục đích kiểm soát các hành vi, hoạt động
xã hội nhằm đảm bảo cho chúng vận hành theo các yêu cầu bảo
vệ quyền, lợi ích của con người và sự phát triển của cộng đổng,
xã hội. Pháp luật chỉ có thể thực hiện tốt chức năng kiểm soát
xã hội trong sự kết hợp với các phương tiện, hình thức kiểm
soát xã hội khác.

- Chức năng đánh giá

Cũng như đạo đức, pháp luật có chức năng đánh giá hành
vi con người, các hoạt động xã hội. Đặc trưng cơ bản của chức
năng đánh giá của pháp luật được thể hiện ở các tiêu chí đánh
giá về tính hợp pháp, tình hợp lý, tính lợi ích của các hành vi,
quyết định của các chủ thể pháp luật. Tính hợp pháp, tính hợp
lý và tính lợi ích được xác định từ các nguyên tắc đạo đức,
quyền, lợi ích của con người mà không phải từ ý chí chủ quan,
độc đoán của nhà làm luật.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẨN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 99

Sự phân loại các chức năng của pháp luật như đã đề cập ở
trên thực ra cũng chì mang tính tương đối, còn có thể phân
định một cách cụ thê hơn. Trên thực tế, các chức năng này
không vận hành một cách riêng lẻ mà luôn có sự đan xen, kết
hợp, hỗ trợ, tác động lẫn nhau trong quá trình pháp luật điều
chỉnh hành vi và quan hệ xã hội của con người.

2. Các nguyên tắc pháp luật

- Khái niệm nguyên tắc pháp luật

Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng, quan điểm


chì đạo cơ bản đối với xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật,
hoạt động áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật, thực hiện
các loại hình dịch vụ pháp luật của các loại chủ thể. Nguyên tắc
pháp luật vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan cũng
như chính bản thân pháp luật1.

Các nguyên tắc pháp luật được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật, và củng có thê không được ghi nhận một cách trực
tiếp trong các văn bản pháp luật, nhưng được thể hiện trong
nội dung, trong "tinh thần" của các văn bản pháp luật, trong
chính sách pháp luật và lý luận, tư tưởng pháp luật, văn hóa
pháp luật.

Các nguyên tắc pháp luật trong các kiểu nhà nước, trong
mỗi nhà nước cụ thể vừa có những điểm tương đồng vừa có
nhiều sự khác biệt xuất phát từ sự quy định, tác động của các
yếu tô' khách quan và chủ quan về điều kiện chính trị, lịch sử,
kinh tế, văn hóa, truyền thông, nhận thức, quan điểm của các
nhà cầm quyền, nhà lập pháp... Chẳng hạn, trong các nhà nước

1 Đào Trí Úc, "B ản chất và vai trò của các nguyên tắc Luật Hình sự Việt
Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật sô' 1/1999, tr. 3.
100 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VA PHAP l u ậ t

phong kiến, có các nguyên tắc pháp luật cơ bản như nguyên tắc
bảo vệ đẳng cấp và đặc quyền; nguyên tắc trách nhiệm hình sự
tập thể v.v... Trong Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, có
các nguyên tắc như bảo vệ quyền, tự do con người, quyền công
dân, nguyên tắc dân chủ v.v...

- Phân loại các nguyên tắc pháp luật

Có nhiều tiêu chí để phân loại các nguyên tắc pháp luật.
Cách phân loại phô biến nhât là căn cứ vào tiêu chí phạm vi tác
động của các nguyên tắc pháp luật, các nguyên tắc pháp luật
được phân định thành ba nhóm cơ bản là: các nguyên tắc chung
của pháp luật; các nguyên tắc liên ngành và các nguyên tắc của
ngành luật, nguyên tắc của các chế định pháp luật1.
Các nguyên tắc chung (nguyên tắc cơ sở - nền tảng) của
pháp luật (các nguyên tắc của toàn bộ hệ thống pháp luật) là
những tư tưởng chủ đạo xuyên suô't hệ thống pháp luật, trong
tâ't cả các ngành, lĩnh vực pháp luật, các chế định pháp luật. Các
nguyên tắc chung có vai trò đảm bảo tính thống nhất của các
lĩnh vực pháp luật thuộc hệ thông pháp luật quốc gia. Chẳng
hạn các nguyên tắc chung như nguyên tắc công bằng, nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; nguyên tắc bảo
vệ quyền con người.

Những nguyên tắc liên ngành là những tư tưởng chủ đạo


liên quan tới hai hoặc một số ngành luật; thí dụ nguyên tắc độc
lập trong xét xử của các thẩm phán và chỉ tuân theo pháp luật
trong các ngành Luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, tô' tụng
hành chính v.v...

1 Xem, Thái Vĩnh Thắng, (biên soạn), Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và
pháp luật, NXB. Công an nhân dân, 2008, tr. 181.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 101

Nguyên tắc của ngành Luật là những tư tưởng chủ đạo đôì
với xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực điều
chỉnh quan hệ xã hội của mỗi ngành Luật, ví dụ, nguyên tắc
hôn nhằn một vợ một chổng, nguyên tắc tự do kết hôn, bình
đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong ngành Luật
hôn nhân và gia đình...

- Các nguyên tắc chung (cơ sở, nền tảng) của pháp luật

Trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa pháp
luật của nhân loại, các nguyên tắc chung của pháp luật bao
gổm: nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc
bình đẳng, nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự
do của con người và công dân; nguyên tắc thống nhất giữa
quyền và nghĩa vụ pháp lý; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc
thượng tôn hiến pháp, pháp luật; nguyên tắc: "được làm tất cả
những gì mà pháp luật không cấm" và nguyên tắc: "chỉ được
làm những gì mà pháp luật cho phép".

- Nguyên tắc công bằng

Nguyên tắc công bằng của pháp luật được thể hiện trong
chính sách xây dựng pháp luật, trong nội dung các văn bản
pháp luật và trong áp dụng pháp luật. Việc quy định và áp
dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp (tương thích) với tính
chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật1, quy định mức độ
hưởng thụ phải tương xứng với sự đóng góp, công hiến; công
bằng trong lĩnh vực lao động, trả lương, xóa bỏ chủ nghĩa bình

1 Lê Cảm (Chú biên) Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 68.
102 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

quân, cào bằng1 v.v... Đồng thời nguyên tắc công bằng còn
được thể hiện ở việc bảo đảm lợi ích, điều kiện làm việc, lao
động, sinh sông, hưởng thụ và phát triển toàn diện cho các
nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương.

- Nguyên tắc nhân đạo

Nguyên tắc nhân đạo của pháp luật thể hiện sự tôn trọng,
quan tâm và bảo vệ con người - giá trị cao quý nhất trong các
loại giá trị xã hội. Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm
pháp luật không nhằm mục đích hành hạ về thể xác và xúc
phạm danh dự, nhân phẩm. Các phương pháp, biện pháp tác
động của pháp luật lên quan hệ xã hội phải thực hiện trên cơ sở
kết hợp thuyết phục, giáo dục và cưỡng chế. Nguyên tắc nhân
đạo còn thể hiện trong các quy định theo hướng có lợi nhất cho
con người trong khuôn khổ hợp pháp và hợp đạo đức.
Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện trong các văn bản
pháp luật và trong hoạt động áp dụng pháp luật, phải luôn
quan tâm đến con người, kể cả khi họ là người vi phạm pháp
luật. Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc nhân đạo được thể
hiện ở xu hướng giảm các (hoặc bỏ) hình phạt tử hình, chuyển
hướng xử lý bằng các biện pháp hình sự sang các biện pháp
hành chính kết hợp với các biện pháp giáo dục xã hội phù hợp,
đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và sự giáo dục mở
đường cho người phạm tội hoàn lương.

Nguyên tắc bình đẳng

Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng là mọi cá nhân
đều được đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, trước

1 Xem, Nguyễn Văn Động, Giáo trình Lý luận v ền h à nước và pháp luật, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 335.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VẼ NHÀ Nưỡc VẰ PHÁP LUẬT 103

Tòa án và trước các cơ quan nhà nước nói chung về quyền,


nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý, không phụ thuộc vào các điều
kiện về thành phần, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, học vân,
dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp. Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định tại điều 16:
"1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị
phân biệt đối xử trong đời sông chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội".

Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con
người và công dân

Con người và các quyền, tự do của con người là giá trị cao
quý nhất trong các giá trị xã hội. Nhà nước có trách nhiệm công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền
công dân. Nguyên tắc này cần được xác định trong hiến pháp,
pháp luật và được tôn trọng, tuân thủ trong thực tiễn hoạt
động, áp dụng pháp luật, trong mọi hành vi, quyết định của các
cơ quan nhà nước, các cá nhân công quyền. Đồng thời phải có
cơ chế pháp lý, cơ chế xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện,
xử lý vi phạm nguyên tắc này. Trong việc thực hiện nguyên tắc
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và
công dân cần phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc giới hạn các
quyền con người, quyền công dân theo quy định của hiến pháp,
tránh mọi sự lợi dụng danh nghĩa sự cần thiết phải giới hạn
quyền đế làm những việc gây thiệt hại các quyền con người,
quyền công dân.

Nguyên tắc thông nhất giữa qnyêh và nghĩa vụ pháp lý

Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý


được áp dụng đôì với mọi chủ thê pháp luật, trong các quan hệ
pháp luật giữa các cá nhân, tổ chức và giữa nhà nước và cá
104 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

nhân. Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân mang tính chất
bình đẳng, tương hỗ về trách nhiệm. Các cơ quan nhà nước, cán
bộ nhà nước có quyền đổng thời là nghĩa vụ trong việc giải
quyết các công việc liên quan đến các hoạt động xã hội, liên
quan đến yêu cầu, lợi ích của công dân, tổ chức.

Nguyên tắc dân chủ

Nội dung của nguyên tắc dân chủ của pháp luật được thể
hiện ở sự tham gia của các cá nhân, tổ chức vào xây dựng chính
sách, pháp luật và thực hiện pháp luật. Nhà nước có trách
nhiệm đảm bảo cho mọi cá nhân quyền tiếp cận thông tin, tiếp
cận pháp luật và công lý, đảm bảo quyền tham gia đóng góp ý
kiến, phản biện của nhân dân đổi với các văn bản pháp luật và
hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, áp dụng pháp
luật của các cơ quan tư pháp, hành chính nói riêng. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: "Sự bình đẳng trong xã hội ở nơi
pháp luật. Dân chủ đúng đắn cũng ở nơi pháp luật"1.

Nguyên tắc thượng tôn hiến pháp và phá-p luật

Tâ't cả mọi cá nhân, tổ chức, kể cả các cơ quan nhà nước,


các cán bộ, công chức nhà nước đều phải tôn trọng, tuân thủ
pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, thượng tôn hiến pháp,
pháp luật và củng chính là thượng tôn quyền con người, quyền
công dân trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Đôi với các cơ
quan nhà nước, cá nhân công quyền phải tuân thủ các quy định
pháp luật, tôn trọng và đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ
tục pháp lý trong mọi hoạt động của mình, trong việc giải
quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

1 H ồ Chí M inh toàn tập, tập 5, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 299, 393, 418.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 105

Nguyên tắc: "được làm tất cả những gì mà pháp luật


không cấm" và nguyên tắc: "chỉ được làm những gì mà pháp
luật cho phép".

Đây là hai nguyên tắc cốt lõi, đặc trưng tiêu biểu trong Nhà
nước pháp quyền, xã hội dân chủ, thượng tôn pháp luật và
quyền con người. Nguyên tắc thứ nhất được áp dụng đối với
các cá nhân - được làm tất cả những gì mà pháp luật không
cấm. Nguyên tắc thứ hai được áp dụng cho các cơ quan nhà
nước. Các cơ quan nhà nước chỉ được hoạt động trong phạm vi
chức năng, thẩm quyền đã được pháp luật quy định.

- Nguyên tắc không hồi tô'của pháp luật

Pháp luật có nguyên tắc không hổi tố. Chỉ trừ một sô' rất ít
trường hợp được áp dụng hồi tố theo quy định pháp luật trên
nguyên tắc có lợi cho con người, hợp lý, hợp đạo đức.

Pháp luật còn có nguyên tắc không bị xét xử hai lần đôi với
một hành vi vi phạm pháp luật.

IV. Vai trò pháp luật trong đời sống xã hội


1. Cách tiếp cận vai trò pháp luật trong đời sống xá hội

Vai trò của pháp luật được tiếp cận, đánh giá trên nhiều
phương diện, tiêu chí khác nhau. Trên bình diện chung, vai trò
pháp luật trong xã hội hiện đại được thể hiện trên các phương
diện sau đây:

- Vai trò pháp luật đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền,
tự do của con người.

- Vai trò của pháp luật đôi với dân chủ, công bằng và
bình đẳng.

- Vai trò của pháp luật đối với nhà nước.


106 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

- Vai trò pháp luật đối với đạo đức,văn hóa, truyền thống,
tập quán.
- Vai trò pháp luật đôì với kinh tế và các vân đê' xã hội.

2. Nội dung thể hiện vai trò của pháp luật

- Vai trò Tpháp luật trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do
của con người

Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các
quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người. Hiến pháp có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định các quyền con
người, quyền công dân và cơ chế đảm bảo thực hiện. Hiến pháp
quy định trách nhiệm nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Các cá nhân có
quyền sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền hợp pháp của mình
khi có sự xâm phạm từ phía các cá nhân, tổ chức, các cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Pháp luật quy định các
biện pháp xử lý và quy trình, thủ tục áp dụng pháp luật đối với
các hành vi xâm phạm các quyền con người, quyền công dân.

Pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý
của công dân mà còn quy định cơ chế pháp lý, các quy định
pháp luật thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công dân.

- Vai trò của -pháp luật đôí với dân chủ, công bằng và bình đẳng

Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo đảm thực hiện
dân chủ với các hình thức dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân
chủ đại diện. Pháp luật quy định về các quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong thực hành dân chủ, các
hình thức kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ, các biện pháp
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 107

và quy trình, thủ tục xử lý các hành vi vi phạm dân chủ. Dân
chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng
pháp luật và được pháp luật đảm bảo.
Pháp luật là công cụ đảm bảo công bằng và bình đẳng
trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, các quan hệ pháp luật, giữa
các cá nhân với nhau, các cá nhân vói tổ chức, giữa nhà nước và
cá nhân. Trong Nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà
nước và công dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, là quan
hệ đổng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối vói
mọi cá nhân, tổ chức, nhà nước phải chịu trách nhiệm vật chất,
tinh thần về các quyết định và hành vi của mình, đặc biệt là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhà nước với vai trò mới là
người phục vụ xã hội, có trách nhiệm là phải "đem lại cuộc
sống thật sự làm người cho tất cả mọi người là vai trò của nhà
nước hiện đại"1.

- Vai trò của pháp luật đ ổ ĩ với nhà nước

Pháp luật là phương tiện quy định về tổ chức và hoạt động


của nhà nước, cơ sở xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Pháp
luật là phương tiện kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động
nhà nước, công cụ giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ, bảo
đảm các quyền, lợi ích chính đáng của con người, sự phát triển
của xã hội.

- Vai trò pháp luật đôĩ với đạo đức

Pháp luật và đạo đức chỉ có thể phát huy được vai trò của
mình khi được sử dụng kết hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau.

1 o. Ysumirrô, M. Takahara, s. Bikishimoto, Chính trị và kinh tê'N hật Bản,


NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 1994, tr. 30.
108 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA N ư ớ c VA PHÁP LUẬT

Đạo đức là cơ sở của pháp luật và cũng là điều kiện đảm bảo
thực hiện pháp luật. Ngược lại, pháp luật là phương tiện ghi
nhận, bảo vệ các giá trị, chuẩn mực đạo đức, góp phần đặc biệt
quan trọng để bảo vệ đạo đức, tạo lập điều kiện cho sự hình
thành những quan niệm mới, những chuẩn mực đạo đức mới,
tiến bộ và loại bỏ dần những quan niệm, quy tắc đạo đức cũ, có
ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của con người. Quy phạm đạo
đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác
định tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá các hành vi.1 Tôn trọng
quyền con người, tôn trọng và tuân thủ pháp luật là đặc trưng
và yêu cầu của đạo đức tiến bộ, vì con người trong xã hội pháp
quyền, dân chủ.

- Vai trò của pháp luật đôĩ với văn hóa, truyền thống và tập quán

Pháp luật có vai trò quan trọng đô'i với văn hóa, xây dựng
văn hóa nhân quyền, tiên tiến, dân tộc và nhân loại. Pháp luật
quy định các quyền con người trong lĩnh vực văn hóa, tinh
thần. Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các
phong tục, tập quán, truyền thông tốt đẹp của các dân tộc sống
trên lãnh thổ quôc gia. Đồng thời pháp luật cũng quy định
nguyên tắc ngăn cấm việc thực hiện các tập quán lạc hậu, phản
tiến bộ2.

- Vai trò của pháp luật đôỉ với kinh tếvà các vấn đềxã hội

Pháp luật tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh
tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở hài hòa, cân bằng các
loại lợi ích của con người, cộng đồng và xã hội. Pháp luật quy

1 Võ Khánh Vinh, Nguyên tắc công bằng trong Luật Hình sự Việt Nam, sđd, tr. 88.
2 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận vê'nhà nước và pháp luật, sđd, tr. 307.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 109

định và bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ
thể pháp luật trừ những ngành nghê' bị pháp luật câm, tạo lập
môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng cho các doanh
nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, điều tiết thu nhập,
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh theo pháp luật;
xử lý tranh chấp kinh tế.

Pháp luật có vai trò thúc đẩy, hổ trợ, phát huy những mặt
tích cực của kinh tế thị trường, hạn chế những mặt trái, tiêu cực
vốn có của nền kinh tế thị trường. Pháp luật là công cụ điều
chỉnh đặc biệt quan trọng các vâín đề xã hội, pháp luật là hình
thức chủ yếu để thực hiện các chức năng xã hội của nhà nước,
đặc biệt là về các vấn đề: lao động, việc làm, an sinh xã hội, giáo
dục, y tế, trật tự, an toàn xã hội, dân số, môi trường; bảo vệ các
nhóm đôi tượng xã hội dễ bị tổn thương; phòng chống vi phạm
pháp luật...

V. Kiểu pháp luật và khái quát vể các kiểu lịch sử pháp luật
7. Khái niệm, phân loại các kiểu pháp luật

Xét một cách chung nhất, kiểu pháp luật là sự phân định,
xếp loại pháp luật của các quốc gia vào những nhóm nhất định
dựa trên cơ sở những tiêu chí về sự tương đồng, đặc trưng
chung của pháp luật. Khái niệm kiểu pháp luật cho chúng ta
biết, dựa vào những tiêu chí nhâ't định nào để phân loại các nền
pháp luật của các quốc gia trên thế giới, qua đó xác định những
đặc điểm chung và những sự khác biệt trong hệ thông pháp
luật thuộc những nhóm (kiểu) nhất định.
110 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Phân loại các kiểu pháp luật

- Kiểu lịch sử pháp luật theo học thuyết Mác - Lênin v ề hình thái
kinh tế- xã hội

Theo quan điểm truyền thông của khoa học pháp lý xã


hội chủ nghĩa, căn cứ khoa học phân định các kiểu pháp luật
cũng như kiểu nhà nước là học thuyết Mác về hình thái kinh
tế - xã hội. Cách phân định này dựa trên hai tiêu chí cơ bản là
cơ sở kinh tế của nhà nước, pháp luật, bản châ't giai cấp, vai
trò xã hội của nhà nước, pháp luật trong các hình thái kinh tế
- xã hội nhất định.
Tương ứng với bôn hình thái kinh tế xã hội có giai cấp là
bôn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ (pháp luật
chủ nô), kiểu pháp luật phong kiên, kiểu pháp luật tư sản, kiểu
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Giữa các kiểu pháp luật có những
nét tương đồng nhất định và những sự khác biệt về bản chất,
trình độ và những điều kiện khách quan khác.
Cách tiếp cận kiểu pháp luật theo hình thái kinh tế - xã hội
chính là tiếp cận về các kiểu lịch sử pháp luật cũng như kiểu lịch
sử nhà nước.

- Kiểu lịch sử pháp luật là tổng hợp những đặc trưng cơ bản của
các hệ thông pháp luật, thể hiện bản chất, vai trò và những điều kiện
tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định.

Ngoài cách phân định các kiểu lịch sử nhà nước theo tiêu
chí hình thái kinh tế - xã hội nêu trên, còn có những cách phân
định - xếp loại khác về các nền pháp luật khác nhau trên thế
giới như:
- Theo cách tiếp cận nền văn minh, pháp luật được phân
định thành các kiểu - các chủng loại cơ bản là:
Phần thú nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 111

- Pháp luật của các nhà nước thời kỳ cổ đại;


- Pháp luật của các nhà nước thời kỳ trung đại;
- Pháp luật các nhà nước thời cận đại và hiện đại.
Cũng theo tiêu chí nền văn minh và tập trung vào các yếu
tố văn hóa, pháp luật của các quôc gia còn được xếp loại vào
các nhóm cơ bản, dựa vào các tiêu chí cụ thể hơn như: dân tộc,
lịch sử, tôn giáo, địa lý và các tiêu chí khác.
- Theo đó, có các nhóm - các gia đình - các truyền thống
(hệ thông) pháp luật cơ bản như: hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa (Continetal Law), hệ thống pháp luật dân sự ở châu Âu
(Civil lavv), tiêu biểu như như Pháp, Đức, Ý... hệ thống pháp
luật Ănglô - xắcxông - hệ thống thông luật (Common Law), còn
được gọi đơn giản hơn là hệ thông pháp luật Anh - Mỹ; hệ
thông pháp luật đạo Hồi, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Khái quát chung vể các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tưsản
2.1. Pháp luật chủ nô

Bản chất của pháp luật chủ nô


Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử
nhân loại. Pháp luật chủ nô là ý chí của giai câp chủ nô, bảo
đảm quyền lợi chủ yếu là cho giai câp chủ nô, là công cụ để nhà
nước chủ nô bảo vệ, củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ, xác lập
tình trạng vô quyền của người nô lệ.
Bản chất pháp luật chủ nô thể hiện thông qua những đặc
điểm cơ bản sau:

- Pháp luật chủ nô bảo vệ và củng cố chế độ chiếm hữu của


chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa các hình
thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
112 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng phân biệt
đẳng cấp trong xã hội.
- Pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố địa vị thống trị của
người gia trưởng đối với các thành viên khác trong gia đình.
- Pháp luật chủ nô quy định hệ thống các chế tài hình sự
mang nặng tính chất trừng trị vói các biện pháp trùng phạt dã
man, tàn bạo.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, trong một số bộ
luật của một sô' nhà nước chủ nô cũng có nhiều yếu tố tích cực,
tiến bộ nhất định. Chẳng hạn, trong Bộ luật La Mã cổ đại, Bộ
luật Hămmurabi....
Pháp luật chủ nô được hình thành từ nhiều loại nguồn
pháp luật khác nhau, trong đó có các loại nguồn cơ bản là:
tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật, pháp luật
khẩu truyền.

2.2. Pháp luật phong kiến

Bản châ't pháp luật phong kiến


Bản chất của pháp luật phong kiến được thể hiện ở tính
giai cấp và tính xã hội, pháp luật phong kiến là ý chí của giai
cấp phong kiến, bảo vệ chủ yếu cho lợi ích của giai cấp phong
kiến và quyền lợi cho người dân ở mức độ hạn chế.
Trong hệ thống pháp luật phong kiến cũng có nhiều quy
định tiến bộ, nhân văn xét về nội dung và về kỹ thuật pháp lý.
Nhiều quy định tiến bộ, đậm tính nhân văn của một số bộ luật
cổ xưa ở phương Tây và phương Đông có ý nghĩa tham khảo,
kế thừa trong xã hội hiện đại. Riêng ở Việt Nam, Bộ Quốc triều
hình luật (Luật Hổng Đức) dưới triều vua Lê Thánh Tông đã có
nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn, được đánh giá là bộ luật điển
hình, tiến bộ vượt xa nhiều bộ luật cùng thời và thậm chí sau
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ' NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT 129

Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật chính là các quyền
được thể chế hóa và được thực hiện và vì vậy, tiếp cận pháp
luật đòi hỏi răng pháp luật được ban hành phải "có thể hiểu
đuợc . Can co những nguôn lực đê đảm bảo việc tiếp cận pháp
luật, để mọi người dân có quyền kì vọng vào khả năng tiếp cận
pháp luật, tiếp cận công lý.

3. Thực hiện phàn quỵển trong tổ chức quyển lực nhà nước

Phân quyền là cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước với


những yếu tố sau đây:

Co sự hiẹn diện của các nhánh quyền lực nhà nước:


quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và các nhánh
quyền lực đó độc lập với nhau về phạm vi thẩm quyền chức
năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động.

- Các nhánh quyền lực đó cần được bảo đảm cân bằng
thông qua cơ chế kiểm soát và đối trọng ("checks and balance").
Nội dung này có nghĩa răng, tuy các nhánh quyển lực nhà nước
độc lập với nhau, nhung mỗi quyền lực đều được đặt dưới sự
kiem soát và vì thê luôn tạo được thê cân bằng quyền lực

- Các nhánh quyền lực độc lập, kiểm soát và đối trọng
nhưng luôn luôn phối hợp, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau.

4. Bảo đám sự độc lập của tư pháp

Quyền tư pháp - đó là quyền xét xử với chủ thể duy nhất


la cac Tòa án. Hiên pháp của hầu hết các quôc gia đêu có chung
định nghĩa này về quyền tư pháp. Quyền tư pháp không được
đặt vào tay một cơ quan mà được giao cho tổng thể toàn bộ các
Tòa án, tù Tòa án cao nhât đến Tòa án câp thâp nhât. Quyền tư
phap phải độc lập là điều kiện để thực hiện một chức năng hết
sức quan trọng của quyền lực nhà nước là áp dụng pháp luật
130 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

đúng đắn với mục đích khôi phục lại những quyền và lợi ích đã
bị xâm hại, bảo đảm sự công bằng trong các tranh chấp pháp lý.
Đối với Nhà nước pháp quyền, vị trí của quyền tư pháp, cụ
thể là Tòa án là một vị trí đặc biệt. Sự độc lập của Tòa án đã trở
thành một trong những yếu tố quan trọng của chế độ pháp
quyền. Trong "công nghệ" chính trị và thực thi quyền lực, sự
cần thiết về một thứ quyền có khả năng "tỉnh táo" xem xét các
vấn đề và khách quan hơn trước con mắt của dân chúng, cũng
như phòng ngừa sự đi quá xa của các quyết sách và pháp luật.
Đây là điều mà nhiều nhà tư tưởng đã dày công tìm kiếm.

III. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển ở Việt Nam
1. Những tiền để và điểu kiện cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam

Tại lần sửa đổi vào năm 2001, Hiến pháp năm 1992 của
Việt Nam đã chính thức ghi nhận việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Điều 2).
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được
xác định trên cơ sở các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và
về tư tưởng.
V ề kinh tế: Hiến pháp Việt Nam khẳng định nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa (Điều 51).
V ề chính trị: Bán chất dân chủ của chế độ chính trị nước ta
đòi hỏi mọi quyết định và hành động của các thiết chế quyền
lực đều phải bắt nguồn từ ý chí đích thực của nhân dân. Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước
hợp hiến, hợp pháp, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân
dân, được nhân dân uỷ quyền thông qua Hiến pháp và bầu cử.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 131

Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ
là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn
gắn liền với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền
lực thực sự của nhân dân.

V ề tư tưởng: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt


Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh làm
cơ sở tư tưởng để không ngừng cung cố và phát triển.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản và Nhà nước
Việt Nam kế thừa và phát huy trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam.

2. Nội dung cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển
ở Việt Nam

Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam, ý chí của nhân dân
và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất,
đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiên pháp.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng có thể được coi là
văn kiện đầu tiên của Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn
thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong
các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, cũng
như nhiệm vụ "Xây dụng cơ chế phán quyết về nhũng vi phạm
Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư' pháp"1.

Tại Điều 119, Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra cơ sở pháp lý


ở mức cao nhất để tiến tới thực hiện nhiệm vụ này. Theo đó,
Hiến pháp quy định mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử
lý và cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biếu toàn CỊUÔC lần thứ X,
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, Tr.126-127.
132 g ia o TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Về quyền con người, quyền công dân, Điều 3 của Hiến pháp
năm 2013 khẳng định: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyển
làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người, quyền công dân".
Một trong những tiến bộ đặc biệt quan trọng là việc hiến
định nguyên tắc giới hạn (hạn chê) quyền. Khoản 2 Điều 14
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thểbị giới hạn theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền Việt Nam, đổi mới pháp luật được coi là một nhiệm vụ
chiến lược, theo các định hướng sau:
- Tăng cường tính công khai, minh bạch của pháp luật và
của quy trình xây dụng pháp luật.
- Đa dạng hóa nguồn của pháp luật vì mục tiêu điều chỉnh
pháp luật công bằng, kịp thời.
- Chủ động tiếp nhận pháp luật của các quốc gia và tạo khả
năng tương tác của hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Nâng cao ý thức pháp luật.
Nhà nước pháp quyền Việt Nam chủ trương đề cao vai trò
bảo vệ công lý của Tòa án, bảo đảm sự độc lập của hoạt động tư
pháp, tăng cường năng lực tiếp cận công lý của người dân.
Xuất phát tù' bản chất dân chủ của quyền tư pháp, nguyên
tắc về quyền và khả năng tiếp cận công lý được coi là một trong
những nguyên tắc bản chất của quyền tư pháp.
Quyền tiếp cận công lý có một s ố nội dung chủ đạo.
Trước hết, đó là quyền được Tòa án xét xử và xét xử kịp
thời, quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 133

Tô tụng hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ


nghĩa xuât phát từ nguyên lý về sự độc lập của tư pháp, của
Tòa án, vì vậy, sự bảo hộ của pháp luật trong tô' tụng hình sự
đổng nghĩa với sự bảo vệ bởi Tòa án nhân danh pháp luật và
công lý. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định "người bị buộc tội
phải đuợc Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công
băng, công khai..." (Khoản 2 Điều 31); "chế độ xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm được bảo đảm" (Khoản 6 Điều 103); "không ai bị kết
án hai lần vì một tội phạm" (Khoản 3 Điều 31).

Cải cách tư pháp hình sự ở nước ta được xác định theo


hướng bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng. Tố tụng tranh
tụng triệt để áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.

IV. Quyén con người


1. Khái niệm và nội hàm quyển con người

Công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người
trở thành tô chât đầu tiên của Nhà nước pháp quyền.

Ghi nhận (công nhận), cam kết tôn trọng, bảo đảm và bảo
vệ quyền con người là trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước
phải xuât phát từ quyền con người đê đề ra chính sách, ban
hành pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật mà không
thế áp đặt các chính sách đó lên nội dung, mức độ và tính chât
của quyền hay nghĩa vụ của con người, của công dân.

Quyền con người trước hết được xác định là quyền được
thỏa mãn những như cầu tôi thiểu vốn có của con người mà
nếu không được hưởng thì người ta sẽ không thể sống như
một con người. Quyền con người là những bảo đảm pháp lý
phô quát có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm nhằm
134 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến phẩm giá con
người, những điều được làm và những quyền tự do cơ bản
của con người1.

Theo Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948
và trong nhiều văn kiện quốc tế, thì quyền con người được
khẳng định là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể chuyên
nhượng của các cá nhân.

Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776)
nêu rằng: "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa
ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cẩu hạnh
phúc." Những tuyên bố này về sau được tái khẳng định trong
bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền 1789 của nước
Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.

Nói đên quyền con người về cơ bản là nói đêh các quyền cá
nhân (individual rights), tức là các quyền thuộc v ề mỗi cá nhân, bất
k ể họ có hay không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào và
việc hưởng thụ các quyền cơ bản là dựa trên cơ sở cá nhân. Tuy
nhiên, chủ thể của quyền con người còn bao gồm các nhóm xã
hội nhất định hay còn gọi là quyền tập thể (group rights, collective
rights). Quyền tập thể được hiểu là những quyền đặc thù chung
của một tập thể, một cộng đồng hay một nhóm xã hội nhất định.

Chẳng hạn, một cộng đổng dân tộc thiểu số có quyền yêu
cầu được bảo đảm các quyền về sử dụng tiếng nói, chữ viết của

1 United Nations, Human Rights: Questions and Ansĩvers, New York and
Geneva, 2006, tr.4.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 135

dân tộc mình trên các phương tiện truyền thông, mặc trang
phục của dân tộc đó1.

Khái niệm quyền của nhóm còn được mở rộng để chỉ các
quyền của một dân tộc (people's rights) cụ thể như quyền tự
quyết dân tộc, quyền được bảo tổn tài nguyên và đất đai truyền
thông của các dân tộc bản địa.

Các quyền và tự do của con người thuộc về những nhóm


quyền sau đây: các quyền và tự do về dân sự; các quyền và
tự do về chính trị; các quyền và tự do về kinh tế, xã hội và
văn hóa.

2. Nhà nước pháp quyền - nển tảng pháp lý cho việc tôn trọng, bảo đảm
và bảo vệ quyển con người

Với sự ra đời của học thuyết vê' Nhà nước pháp quyền và
sự xác lập Nhà nước pháp quyền trong hiện thực, lần đầu
tiên trong lịch sử, con người đã bước từ địa vị nô lệ trong xã
hội thần dân sang địa vị người công dân trong xã hội công
dân. Người công dân trong mối quan hệ với Nhà nước pháp
quyền là con người, mà các quyền cơ bản, thiêng liêng nhất
của nó như quyền được sông, quyền bình đẳng, quyền mun
cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản v.v..., được Nhà nước
bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, mỗi cá nhân
có thể phát triển bình đẳng và tự do, có đú cơ hội pháp lý để
phát huy mọi khả năng của mình. Nhà nước cam kết, công
nhận bằng cách ghi nhận vào Hiến pháp và pháp luật các
quyền và tự do của con người, tôn trọng và bảo đảm thực

1 Về các quyền này, xem Điều 27 ICCPR và Tuyên b ô ' của Liên h ợ p CỊUÔC v ề
quyẽh của những người thuộc các nhóm thiểu sô'v ề dân tộc, chủng tộc, tôn giáo
và ngôn ngữ năm 1992.
136 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

hiện trên thực tế, bảo vệ bằng pháp luật các quyền, lợi ích
hợp pháp, danh dự và nhân phẩm của công dân. Tôn trọng
và bảo đảm, bảo vệ quyền con người là điều kiện cho con
người được sống trong công lý và lẽ phải. Pháp luật là
phương tiện để con người đạt tới tự do. Không gian xã hội
cho sự sinh tổn và hoạt động của con người được mở rộng.
Nguyên tắc công dân có thể làm những gì pháp luật không
cârn đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá
nhân. Công dân có quyền và nghĩa vụ chông lại sự xâm
phạm hay can thiệp tuỳ tiện, trái pháp luật của các cơ quan
nhà nước.

Ban hành Hiến pháp, tôn trọng, bảo đảm thi hành Hiến
pháp, xác lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở mỗi quốc gia là cách
bảo vệ quyền con người đầy đủ và triệt để nhất vì Hiến pháp là
nền tảng của chủ quyền nhân dân và cơ sở pháp lý cao nhất cho
địa vị pháp lý của con người tạo ra nhũng căn cứ nhằm hạn
chê' ngăn ngừa những hành vi tước đoạt tùy tiện các quyền của
cá nhân, tạo lập một môi trường thuận lợi để bảo vệ các quyền
con người và khi cần thiết có thể can thiệp để ngăn chặn các
hành vi xâm phạm quyền con người.

Các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền đã tạo ra những
cơ chế để giải quyết cuộc tranh chấp về ranh giới của quyền cá
nhân và nhũng đặc quyền của xã hội. v ì vậy nhu cầu đặt ra là
phải bảo đảm rằng, khi cần thiết Nhà nước chi có thể tước đoạt
các quyền tự do của cá nhân trong những trường hợp và theo
một trình tự hợp pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam
khẳng định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đổng" (Khoản 2 Điều 14).
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 137

Trong các vụ án hình sự, những quyền tô' tụng chẳng hạn
như quyền được xét xử công khai, có sự tham gia của bổi thẩm
đoàn, quyền đối chất với người buộc tội, quyền không bị buộc
phải làm chứng chông lại chính bản thân mình (để tránh các
trường hợp tra tấn, dùng nhục hình hay ép cung trong quá
trình tô' tụng) đều nhằm mục đích bảo đảm rằng việc kết án và
trừng phạt đô'i với những kẻ phạm pháp hình sự chỉ có thể do
Nhà nước thực hiện theo nhũng thú tục mà xã hội nhât trí cho
là công bằng và khách quan (Công ước về các quyền dân sự và
chính trị 1966, Điều 14.3G, Công ước năm 1984 về chống tra tấn
và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người - Điều 15,16). Cũng trong
các vụ án dân sự, kinh tế, những yêu cầu đặt ra đều nhằm mục
tiêu chống lại những hành vi độc đoán của cơ quan nhà nước
gây tổn hại đến các quyền kinh tế và quyền tài sản của cá nhân.
Bằng cách đó, những quyền tố tụng dân sự và hình sự đã trở
thành nhân tố bảo đảm cho các quyền con người được quy định
trong luật nội dưng.
Cuộc đâu tranh đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam
vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đáng Cộng sản Việt
Nam, suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được
sống, quyền tự’ do và quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân
(Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945).

Với nhận thức sâu sắc rằng, phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN đã và sẽ đặt ra những vấn đề xã hội liên
quan đến con người ngày càng phức tạp mà bản thân thị
trường không thể giải quyết được và đòi hỏi vai trò hoạch định
chính sách, điều chỉnh pháp luật đúng đắn của Nhà nước, sự
vào cuộc của cả hệ thông chính trị, Nhà nước đã kịp thời ban
hành nhiều chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xã hội, thực
138 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền
con người. Đó là các văn bản pháp luật về an sinh xã hội (Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội), quyền của những
đối tượng xã hội đặc biệt như người cao tuổi, người khuyết tật,
trẻ em, phụ nữ, những người có công với nước.
Tư tưởng coi trọng và bảo vệ quyền con người đã được
phản ánh xuyên suô't nội dung của Hiến pháp năm 2013. Đó là
định hướng cho việc tiếp tục cải cách hành chính, cải cách tư
pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẪT 139

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Nêu định nghĩa tổng quát vê' Nhà nước pháp quyền.
2. Nêu những tô' chât hợp thành Nhà nước pháp quyền.
3. Làm rõ sự khác biệt giữa một chế độ được coi là pháp
quyền và một chế độ không phải là pháp quyền.
4. Khi nói đến Nhà nước pháp quyền thì yếu tô' về mối quan
hệ giữa quyền lực nhà nước với quyền con người có ý nghĩa
như thế nào?
5. Nêu nhũng đặc trưng cơ bản và phổ biến của Nhà nước
pháp quyền. Vì sao người ta gọi đó là những đặc trưng
. 1_ 6 ’ 1 - • Ạ '
phô biên?
6. Những tiền đề nào cho việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam?
7. Quyền con người là gì?
8. Vì sao Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
vệ quyền con người?
140 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí Úc, Giáo trình Nhà nước pháp quyền. NXB. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015.
2. Đào Trí úc. Mô hình tô’ chức và hoạt động của Nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
3. Đào Trí ú c (Chủ biên). Xây dtmg Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2005.
4. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm): "Phân công, phôi hợp và
kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa". Đề tài KX.04-28/06, tháng 10/2010.
5. Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu
quyền con người, quyền công dân: Tư tưởng v ề quyền con người
(Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam). NXB. Lao động Xã
hội, Hà Nội, 2011.
Chương V

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

I. Quan niệm vể hệ thống pháp luật

Trong khoa học pháp lý, có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về hệ thông pháp luật. Tựu chung lại có hai cách tiếp cận chính
- hai loại quan niệm về hệ thống pháp luật: quan niệm hẹp
(quan niệm truyền thống) và quan niệm rộng (quan niệm hiện
đại) về hệ thống pháp luật.

1. Quan niệm truyền thông vể hệ thống pháp luật

Theo quan điểm truyền thống, hệ thống pháp luật được


tiếp cận từ phương diện cấu trúc của pháp luật. Theo đó, hệ
thống cấu trúc của pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật
thể hiện môì liên hệ và sự thống nhất nội tại của các quy phạm
pháp luật, được phân định thành các ngành luật, các chế định
pháp luật và các quy phạm pháp luật. Các bộ phận hợp thành
của hệ thông pháp luật xét về phương diện hệ thống cấu trúc
bao gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.

2. Quan niệm rộng, hiện đại vê' hệ thống pháp luật

Theo quan niệm rộng, hiện đại, hệ thống pháp luật được
tiếp cận một cách toàn diện, bao hàm cả bản thân các quy phạm
142 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

pháp luật, các loại nguồn pháp luật, các thiết chế pháp luật;
thực tiễn pháp luật, cách thức áp dụng pháp luật, thủ tục pháp
lý, cách thức giải quyết các loại tranh châp; dịch vụ pháp luật,
văn hóa pháp luật, kỹ thuật lập pháp, tư tưởng pháp luật; đào
tạo, giáo dục pháp luật.

3. Sự chuyển biến trong quan niệm vể hệ thống pháp luật à Việt Nam hiện nay

Nếu như trước đây trong khoa học pháp lý và thực tiễn
pháp luật của nước ta, thuật ngữ hệ thống pháp luật chủ yếu
được hiểu theo quan niệm truyền thống, thì nay dưới tác động
mạnh mẽ của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, quan niệm này
đã có sự thay đổi. Trong nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn pháp
luật quan điểm hiện đại đã được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu, thực tiễn giảng dạy.1
Nghị quyết sô' 48-NQ/TVV ngày 24 tháng 5 năm 2005 về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 dù không đề
cập khái niệm hệ thống pháp luật, nhưng qua những quy định
về mở rộng nguồn pháp luật (án lệ, tập quán), vai trò, những
giải pháp nâng cao hiệu quả của giáo dục ý thức pháp luật,
tăng tính hiệu quả của các hoạt động lập pháp, thực tiễn thực
hiện pháp luật... đã khẳng định sự hiện diện của quan điểm
hiện đại về hệ thống pháp luật.

1 Có thê’ tìm thấy trong nhiều công trình khoa học công bô' gần đây như
trong quan niệm về hệ thông pháp luật của GS. TS. Thái Vĩnh Thắng (trong
bài: "Văn hóa pháp luật Pháp và những ảnh hưởng ở pháp luật Việt Nam "//
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp s ố năm 2009) Nguyễn Phạm Quang Anh
(HryeH O aM KyaHr A h ĩ> , MecTo n p a B O B o ỉí CMCTeMhi B b e T H a M a B n p a B O B b ix

cncreM ax MMpa // ripaBO M rocy^apcTBO. 2005. Nọ 3. - c . 18.), M ai V ă n T h ắ n g


(Hệ thông pháp luật Việt Nam - khái niệm và những đặc trưng truyền
thống //T ạ p chí Pháp luật và chính trị số 1/2008. M oscow )...
Phấn thú nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẨN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 143

Cho đến nay, dù quan niệm hiện đại ngày càng trở nên phổ
biên, tuy nhiên trong khoa học pháp lý và thực tiễn pháp luật
cả quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại đều có cơ sở
để tổn tại và phát triển. Tùy vào phạm vi nghiên cứu, mục đích
sử dụng, khái niệm hệ thống pháp luật vẫn được nhận thức, sử
dụng theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo cách tiếp cận rộng, hiện đại về hệ thông pháp luật, hệ
thống pháp luật là chinh thể thống nhâ't các hiện tượng pháp
luật (các ngành luật, các quy phạm pháp luật, các nguồn luật,
các thiết chế pháp luật, thực tiễn pháp luật, văn hóa pháp luật;
kỹ thuật pháp lý; tư tưởng, học thuyết pháp luật; dịch vụ,
thông tin pháp luật...) có mối liên hệ mật thiết với nhau thê hiện
bản chất, giá trị của pháp luật, các đặc trung và trình độ phát
triển pháp luật của xã hội.

Quan điểm này cũng được thể hiện trong một sô' giáo trình
Lý luận nhà mtớc và pháp luật xuất bản gần đây1.

Các bộ phận câu thành của hệ thông pháp luật theo quan
điểm rộng được đề cập trong các chương tương ứng của cuốn
giáo trình này đê có điều kiện đi sâu nghiên cứu các đặc trung
cơ bản của chúng.

Trong chương này chúng ta tập trung đề cập về hệ thông


câu trúc của pháp luật đê làm rõ mối liên hệ thông nhất nội tại
của các quy phạm pháp luật được phân định thành các ngành
Luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

1 Hoàng Thi Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học
Quô'c gia Hà Nội, 2015, tr. 379 - 3 8 1 .
144 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẼ NHÀ N ư ớ c VA PHÁP LUẬT

II. c ấu trúc nội tại của pháp luật (hệ thông cấu trúc của pháp luật)
Hệ thống câu trúc của pháp luật bao gồm các bộ phận hợp
thành cơ bản sau đây: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật
và ngành Luật.

1. Quy phạm pháp luật


1 1 Khái niệm và độc trưng (dấu hiệu) của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội. Tuy
nhiên, khác với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp
luật là quy tắc, chuẩn mực của hành vi mang tính phô biến,
bắt buộc chung và có mô'i liên hệ mang tính bản chất với
quyền lực nhà nước.
Dưới góc độ hệ thống cấu trúc của pháp luật, quy phạm
pháp luật là bộ phận cấu thành, là hạt nhân, nền tảng cơ sở của
cả hệ thống pháp luật.
Quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành, cơ sở nền tảng,
hạt nhân của hệ thông pháp luật và được hiểu là những quy tắc
xử sự phổ biến có tính chất bắt buộc chung được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận để làm cơ sở điều chỉnh các quan hệ xã hội,
được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quy phạm pháp luật

Bên cạnh những đặc điểm chung vốn có ở mọi loại quy
phạm xã hội, quy phạm pháp luật có những đặc trưng (hay dâu
hiệu) cơ bản dưới đây:

Thứ nhâ't, quy phạm pháp luật được thiết lập bởi nhà nước
và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.

Khác với các quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật gắn
liền với nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
Phần thú nhất. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VẦ PHÁP LUẬT 145

quyền lực nhà nước. Nhà nước công nhận (thừa nhận) hoặc ban
hành ra các quy tắc xử sự đê điều chỉnh, bảo vệ hoặc phát triển
các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật này được thể hiện
trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Khác với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật
được đảm bảo quyền lực của nhà nước. Đồng thời, để những
quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc trong cuộc
sông vẫn cần phải có các đảm bảo khác như ý thức pháp luật,
dư luận xã h ội niềm tin...

Thứ hai, quy phạm pháp luật có tính phổ biên, bắt buộc chung.
Tính chất phổ biến của quy phạm pháp luật còn thể hiện ở
chỗ nó không chỉ được quy định chỉ dành riêng cho một chủ
thể hoặc một trường hợp cá biệt. Quy phạm pháp luật đề ra các
điều kiện, tình huông, chuẩn mực ứng xử cho tất cả các chủ thể
miễn là thuộc các trường hợp, điều kiện được các quy phạm dự
liệu từ trước.

Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật còn thể hiện
ở chỗ, quy phạm pháp luật có tính quyền lực nhà nước. Cũng
cần lun ý rằng, mức độ phổ biến và bắt buộc chung cũng còn
phụ thuộc vào phạm vi, giới hạn được ghi nhận trong quy
phạm pháp luật cụ thể.

Thứ ba, quy phạm pháp luật là cơ sở để xác định tính châ't
pháp lý của hành vi.

Hành vi của các chủ thể chịu sự chi phối bởi nhiều quy tắc,
nhưng để phân định rõ tính chuẩn mực của hành vi từ góc độ
pháp lý cần thiết phải có quy phạm pháp luật và quy phạm
pháp luật được coi là căn cứ để minh định hành vi là hợp pháp
hay bất hợp pháp, còn các quy phạm xã hội khác thì không thể
có chức năng này.
146 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

Thứ tư, quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ và
thống nhất nội tại
Tính hệ thống của quy phạm pháp luật thể hiện ở chỗ,
giữa các quy phạm pháp luật có mô'i liên hệ nội tại thống
nhất với nhau.
Thứ năm, quy phạm pháp luật luôn được biểu hiện dưới
một hình thức xác định
Khác với các hình thức biểu hiện của các quy phạm xã
hội khác, quy phạm pháp luật được biểu hiện trong các hình
thức được thừa nhận chính thông, rõ ràng, xác định trước và
hợp pháp.

12. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Trong lý luận về nhà nước và pháp luật tồn tại hai quan
điểm chủ yếu về cơ cấu (câu trúc) của quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm thứ nhất, trong một quy phạm pháp luật chỉ
có hai bộ phận là quy định và chế tài. Theo quan điểm thứ
hai, một quy phạm pháp luật có ba bộ phận: giả định, quy
định, chế tài.
Quan điểm thứ hai là quan điểm phổ biến được thừa nhận
chung, cơ câ'u của quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận cấu
thành: giả định, quy định và ch ế tài. Đây là cách tiếp cận được thể
hiện trong cuốn giáo trình này, phù hợp với quan điểm chung
trong thực tiễn và lý luận. Mặt khác, quan điểm thứ nhất nêu
trên cũng có những yếu tô' hợp lý nhâ't định bởi lẽ đã nêu rõ nội
dung điều chinh cơ bản của quy phạm pháp luật..
Quan điểm về ba bộ phận cấu thành của quy phạm pháp
luật có thể coi là quan điểm về cơ cấu lôgích của quy phạm pháp
luật. Cơ cấu ba bộ phận của quy phạm pháp luật thể hiện mục đích,
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẤP LUẬT 147

yêu cầu của điều chinh pháp luật đô'i với các quan hệ xã hội: dự
liệu tình huống, xác định yêu cầu, phương án xử sự, biện pháp
tác động - phản ứng của nhà nước nếu không tuân thủ yêu cầu
đã được xác định. Theo đó, công thức chung - cơ cấu xét về mặt
lôgích của quy phạm pháp luật là: nếu có những tình huông,
hoàn cảnh nhất định (Giả định), thì con người ta sẽ phải xử sự
như thế nào theo ý chí nhà nước (Quy định), trường hợp không
xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải chịu hậu quả bất lợi
nào (Chế tài)1.
- Giả định: Là bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật
ghi nhận trong văn bản pháp luật những dự liệu về tình huống,
sự kiện, tình tiết hoặc nhân vật... và là căn cứ thực hiện quy
phạm pháp luật trong cuộc sông. Ghi nhận điều kiện áp dụng
pháp luật là phần bắt buộc của mọi quy phạm pháp luật. Nếu
phân tích một cách logic, thông thường thì phần giả định được
ẩn chứa trong nghĩa của từ "nếu".
Ví dụ, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: "Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau
đây: a) Nam từ đủ 20 tuôì trở lên, nữ từ đủ 18 tuôĩ trở lên; b) Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng
lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường
hợp cấm kết hôn theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều
5 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp này, phần giả định của quy
phạm pháp luật là: 1) là một người nam và một người nữ (vì nhà
nước không thừa nhận hôn nhân đông giới); 2) điều kiện v ề tuôĩ của
từng giới; 3) điều kiện về sự tự nguyện kết hôn của nam và nữ;
4) điều kiện v ề năng lực hành vi (không bị mất năng lực hành vi dân

1 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, sđd, tr. 366.
148 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

sự, nhimg hạn ch ế năng lực hành vi thì vẫn được); 5) không phạm
vào các điều cấm được quy định ở luật này. Trong trường hợp này,
nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu trên thì mới có thể kết hôn (tất
nhiên có những quy định về trường hợp đặc biệt).
Có hai loại giả định: 1) giả định đơn giản (là khi trong quy
phạm chỉ nêu một điều kiện, giả thiết) và 2) giả định phức tạp (là
khi trong quy phạm nêu tù' hai giả thiết, điều kiện trở lên). Đến
lượt mình, giả định phức tạp cũng có hai phân loại: 1) giả định
phức tạp lựa chọn (là khi quy phạm pháp luật nêu nhiều điều
kiện, giả thiết, nhưng quy phạm đó đủ điều kiện áp dụng trên
thực tiễn chỉ cần một hoặc một vài điều kiện đã xảy ra mà
không nhâ't thiết tất cả các điều kiện phải đồng loạt xảy ra), và
2) giả định phức tạp bắt buộc (là khi quy phạm ghi nhận nhiều
điều kiện nhưng quy phạm đó chỉ được áp dụng trên thực tiễn
nếu tất cả các điều kiện đó phải xảy ra). Tuy nhiên, trên thực tế
cũng có khá nhiều những quy phạm có cách diễn đạt các giả
thiết, điều kiện đan xen, lồng ghép vào nhau và vì vậy râ't cần
có sự am hiểu và kỹ năng phân tích quy phạm.
- Quy định: Quy định là phần ghi nhận cách thức ứng xử,
hành động khi các điểu kiện nêu trong phần giả định đã xảy ra.
Quy định là phần quan trọng bậc nhất của quy phạm pháp
luật và có lẽ vì thế nó luôn được liên hệ với quan niệm về pháp
luật như là "các quy tắc xử sự". Quy định là phần chứa đựng
các cách thức ứng xử được nhà nước chấp nhận và bảo đảm
như là cách thức ứng xử chuẩn mực, phổ quát, phù hợp với các
lợi ích, giá trị chung của nhà nước, cộng đồng trong những giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội.

Xét về nội dung của những quy định trong các quy phạm
pháp luật, có thể thấy quy định của quy phạm pháp luật tổn tại
ở 3 dạng phổ biến sau: 1) quy định cấm đoán (nếu giả thiết đó
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẴT 149

xảy ra thì quy định cách ứng xử tiếp theo là không được pháp
làm gì); 2) quy định bắt buộc (nếu giả thiết xảy ra thì quy đinh
cách ứng xử tiếp theo là phải thực hiện cái gì đó); 3) quy định
cho phép (nếu giả thiết đã xảy ra thì cách ứng xử tiếp theo sẽ là
được làm gì đó).

- Chê'tài: Theo truyền thống, chế tài được hiểu là một bộ


phận cấu thành của quy phạm pháp luật ghi nhận những hậu
quả bất lợi đối với chủ thể thực hiện không đúng hoặc không
thực hiện các quy định như trong phần quy định đã nêu.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo thêm một số


quan điểm khác về cấu trúc quy phạm pháp luật.

Theo GS người Nga N.M. Korkunov: "mỗi quy phạm pháp


luật gồm hai bộ phận cấu thành: phần xác định điều kiện để áp
dụng quy tăc và phần mô tả chính quy tắc (nội dung quy tắc)".1

Quan điểm quy phạm có ba bộ phận: giả định, quy định,


riêng bộ phận thứ ba thì không nên gọi là "chế tài" mà nên gọi
là "bảo đảm thực hiện". Vấn đề này được lý giải như sau: Đảm
bao thực hiện (chê tài): là bộ phận câíi thành của CỊuy phạm pháp luật
truyền thông, tuy nhiên cũng là bộ phận gây nhiều tranh luận nhất.
Tuy nhiên, có thể thây rằng, pháp luật hiện đại không phải lúc nào
cũng gắn với chê tài, bởi ch ế tài thông thường gắn với các quy phạm
pháp luật bảo vệ, có môĩ liên hệ chặt chẽ với luật công, nhất là luật
hình sự. Trong khi đó, pháp luật hiện đại có xu hướng phát triển các
quy phạm mang tính tự do, thỏa thuận, khuyên khích, quy phạm điều
chỉnh và không phải lúc nào cũng gắn liền với các biện pháp cưỡng
chê,: các hậu quả bất lợi. Hcm nữa, ch ế tài đúng với các quy định bắt

1 Korkunov N.M. Các bài giảng v ề Lý luận nhà nước và pháp luật, tr. 124-125
(Tiếng Nga). Dân theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Chú biên
I.N. M atuzov và A.v. Malko), Saratov, 2001. (Tiếng Nga).
150 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

buộc, quy đinh cấm đoán nhimg lại không hẳn đúng với các quy định
cho phép bởi chủ thể được phép có thể lựa chọn thực hiện hoặc không
thực hiện các quy định đó. C hế tài có thể là các hình phạt, các hình
thức xử phạt hành chính, biện pháp xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hợp
đồng, các biện pháp cưỡng chếkhác như biện pháp xử lý hành chính
khác. Ngoài ch ế tài, các biện pháp đảm bảo còn có cả các biện pháp
ngăn chặn, các biện pháp khẩn câp, tạm thời các hình thức khen
thiỉởng, trao quyền và các biện pháp khác.

1.3. Tương quan giữo quyphợm pháp luật và các điểu luật trong văn bản pháp luật

Quy phạm pháp luật và điều luật không hoàn toàn đồng
nhất. Nếu quy phạm pháp luật là một bộ phận cấu thành của
pháp luật trên phương diện nội dung, thì điều luật lại là sự biểu
hiện của pháp luật về mặt hình thức.
Điều luật và các quy phạm pháp luật có thể trùng khớp với
nhau hoặc có thể không trùng khớp với nhau.
Trường hợp trùng khớp là khi cả ba phẩn của quy phạm
pháp luật được thể hiện ở trong cùng một điều luật, còn trường
hợp không trùng khớp là khi nội dung của quy phạm pháp luật
được thể hiện ở một vài điều luật khác nhau.
Về cơ bản, tổn tại ba cách thức thể hiện mối liên hệ giữa
một điều luật và quy phạm pháp luật.
Thứ nhất, khi một điều luật trùng khớp vói một quy phạm
pháp luật. Đây là trường hợp không phải là quá phổ biến trong
kỹ thuật lập pháp hiện đại mà là phổ biến trong lịch sử xây
dựng luật pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, cách
thức này được tìm thấy nhiều ở trong phần các tội phạm của Bộ
luật Hình sự ở nước ta. Trong nhiều điều luật ở phần các tội
phạm của Bộ luật Hình sự hiện hành, phần quy định của quy
phạm pháp luật được biểu hiện dưới dạng "quy định cấm
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 151

đoán", còn giả thiết là nêu các điều kiện hay chủ thể và phần
thứ ba là các chế tài (tử hình, chung thân, tủ có thời hạn...).
Thứ hai, khi một quy phạm pháp luật được thể hiện ở nhiều
điều luật khác nhau trong cùng một văn bản hoặc trong các văn
bản khác nhau. Đây là trường hợp khi giả định hoặc giả định và
quy định nằm trong một điều luật hoặc cả ba phần khác nhau
của quy phạm pháp luật được thể hiện trong các điều luật khác
nhau. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động năm 2012 tại Điều 108 quy
định về nghi trong giờ làm việc.
Thứ ba, khi trong một điều luật chứa đựng không chỉ một
quy phạm pháp luật mà một vài quy phạm pháp luật. Có thể
thây, ở trong rất nhiều điều luật thuộc phần các tội phạm của
Bộ luật Hình sự hiện hành, ví dụ ở các điều như "Điểu 93 - Tội
giết người" hay "Điều 111 - Tội hiếp dâm". Trong mỗi điều luật
này có từ 3 đến 5 khoản và rất nhiều trong số các khoản đó có
đầy đủ các bộ phận của một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh.

1.4. Phân loại quy phợm pháp luật

Phân loại quy phạm pháp luật phụ thuộc vào việc xác định
các tiêu chí phân loại. Mỗi tiêu chi khác nhau sẽ cho ra những cách
thức phân loại khác nhau. Trong khoa học pháp lý, quy phạm
pháp luật hiện được phân loại theo các tiêu chí phổ biên sau:
Theo tính châ't của các quan hệ xã hội và quy phạm đó điều
chinh thì có thể phân chia các quy phạm pháp luật thành: quy
phạm pháp luật tô'tụng (thủ tục) và quy phạm pháp luật nội dung
(hay CỊiiy phạm pháp luật vật chất);
Theo đôì tượng điều chỉnh (lĩnh vực quan hệ xã hội mà
quy phạm điều chỉnh), có thể phân chia thành: quy phạm pháp
luật hiến pháp, quy phạm pháp luật hành chính, quy phạm pháp luật
152 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

hình sự, quy phạm -pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật lao động,
quy phạm pháp luật đất đai..
Theo tính chât của nội dung phần quy định trong quy
phạm pháp luật có quy phạm pháp luật cho phép, quy phạm pháp
luật cấm đoán và quy phạm pháp luật bắt buộc,
Theo vai trò, chức năng của quy phạm pháp luật trong cơ
chế điều chỉnh pháp luật có thể phân chia quy phạm pháp luật
thành các quy phạm pháp luật chung và quy phạm pháp luật chuyên
biệt. Theo đó, các quy phạm pháp luật chung là các quy phạm
pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự được áp dụng cho
những quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi nhiều chế định,
thậm chí nhiều lĩnh vực pháp luật. Những quy phạm pháp luật
của Hiến pháp về chế độ kinh tế chứa những quy tắc xử sự điều
chinh quan hệ xã hội trong cả lĩnh vực dân sự, kinh doanh,
thương mại, đất đai. Ngoài ra, có những quy phạm pháp luật
chi dành cho một chế định. Chẳng hạn, quy phạm pháp luật
chứa đựng trong Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi).
Ngoài những cách thức phân loại phổ biến trên, có thể căn
cứ vào các tiêu chí khác như: phương pháp điều chỉnh, phạm vi
điều chình, cấp độ điều chỉnh hoặc hiệu lực pháp lý để phân
loại các quy phạm pháp luật.

2. Chế đinh pháp luật: khái niệm và phân loại

Ngoài các quy phạm pháp luật, hệ thống cấu trúc nội tại của
pháp luật còn được phân định thành các chế định pháp luật.
Chế định pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống pháp luật xét trên phương diện cấu trúc (nội dung) chứa
đựng một nhóm các quy phạm pháp luật có môì liên hệ nội tại
mật thiết với nhau cùng tham gia điều chỉnh một loại quan hệ
xã hội xác định.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 153

Các chế định pháp luật đồng thời là bộ phận hợp thành của
ngành Luật, có tính chất độc lập tương đối bởi chúng điều
chình những nhóm quan hệ xã hội nhât định.

Phân loại các chế định pháp luật:


Nếu căn cứ vào các ngành luật thì có thể phân chia thành
các ch ế định của ngành luật hiến pháp, các ch ế định của ngành Luật
hành chỉnh, ngành Luật dân sự, hình sự... Ví dụ, trong ngành Luật
hiến pháp có chế định quốc tịch, chế định bầu cử, chế định Hội
đồng bầu cử quốc gia; trong ngành Luật hình sự có chế định
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, trách nhiệm hình sự...
Không chí có các chế định theo ngành Luật. Trong râ't
nhiều trường hợp, các chế định được tạo thành từ các quy
phạm pháp luật của nhiều ngành Luật khác nhau. Vậy nên,
cũng có thể phân chia thành ch ế định ngành Luật và chê' định liên
ngành Luật. Ví dụ, chế định giám hộ hay chế định hợp đồng là
các chế định có tính chất liên ngành. Chẳng hạn, chế định hợp
đổng không phải chỉ bao gồm những quy phạm của ngành
Luật dân sự mà cả ngành Luật lao động, ngành Luật hành
chính... Tương tự như vậy, chế định pháp nhân cũng không
phải là đặc quyền của ngành Luật dân sự.
Ngoài ra, phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của chế định
pháp luật, người ta cũng có thể phân chia thành chế định đơn
giản và chế định phức tạp. Chế định hơn giản là chế định điều
chinh các quan hệ xã hội có phạm vi nhỏ, hẹp. ví dụ, chế định
kết hôn, còn chế định hợp đổng là một chế định phức tạp bởi
nó điều chỉnh các quan hệ xã hội có phạm vi lớn như phân loại
hợp đồng, điều kiện giao kết hợp đổng, hợp đổng vô hiệu....1

1 Do phạm vi điều chỉnh rộng mà một sô' học giả cho rằng hợp đổng là
ngành Luật - ngành Luật hợp đổng.
154 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

3. Ngành Luật
3.1. Khái niệm và càn cứphàn chia ngành Luật

a) Khái niệm
Ngành luật là hợp thành của một hệ thống quy phạm pháp
luật có đặc tính chung để điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã
hội. Sự phân chia thành các ngành luật là đặc trưng cơ bản của
hệ thông pháp luật xã hội chủ nghĩa và cả hệ thông pháp luật
châu Âu lục địa. Trong các hệ thống pháp luật này trên cơ sở
của đối tượng và phương pháp điều chỉnh, hệ thống cấu trúc
được chia thành các ngành luật truyền thống cơ bản như: Luật
Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật
Hành chính, Luật Lao động, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tô'
tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hôn nhân và gia
đình, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Tài chính-Ngân
hàng, Luật Đâ't đai, Luật Công pháp quốc tế và Luật Tư pháp
quôc tế. Việc phân định ngành Luật hiện nay cũng chi là tương
đối bởi lẽ, quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật luôn có
tính châ't đan xen, phức hợp. Việc phân định này có ý nghĩa
không chi trong học thuật và đào tạo mà còn cả trên thực tiễn.

b) Căn cứ phân chia các ngành Luật


Khi phân định các ngành Luật trong hệ thống pháp luật thì
về cơ bản, theo truyền thống, các căn cứ quan trọng nhất cho
đến nay vẫn là đối tượng và phương pháp điều chỉnh.

Đôĩ tượng điêu chỉnh của ngành Luật là thể các quan hệ xã
hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật tương ứng
điều chỉnh. Nói cách khác, đối tượng điều chình được hiểu là
cái mà pháp luật tác động đến đê điều chình tức là các quan hệ
xã hội.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 155

Đối tượng điều chỉnh là căn cứ chủ yếu dùng đê phân định
các ngành Luật. Nhưng trên thực tế, có nhũng quan hệ xã hội
không chi là đô'i tượng điều chình của một ngành Luật, mà còn
là đối tượng điều chỉnh của hai hoặc nhiều ngành Luật.
Phương pháp điều chỉnh là phương thức, cách thức mà qua
đó pháp luật có thể tác động lên quan hệ xã hội.
Phương pháp điều chình pháp luật rât đa dạng xuât phát
từ tính chất, đặc điểm của các lĩnh vực quan hệ xã hội mà các
ngành Luật điều chinh. Có hai loại phương pháp điều chinh
tiêu biểu là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng và bình đẳng,
thoả thuận, tự định đoạt. Cách phân định pháp luật thành các
ngành luật căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của khoa học pháp lý truyền thống nêu trên cũng
chỉ mang tính chất tương đối, bởi sự đan xen, liên kết của các
quan hệ xã hội nhất là trong bôi cảnh xã hội hiện đại. Bên cạnh
khái niệm "ngành Luật", đã xuất hiện những khái niệm mới
như "lĩnh vực pháp luật", ví dụ lĩnh vực pháp luật về phụ nữ,
lĩnh vực pháp luật về khoa học và công nghệ, về tài nguyên và
môi trường v.v ...1
Nội dung cơ bản của các ngành Luật trong hệ thôhg pháp
luật Việt nam sẽ được trình bày trong phần 2 của giáo trình này.

III. Nguồn pháp luật


7. Khái niệm nguồn pháp luật và các loại nguồn cơ bản của pháp luật
1.1. Khái niệm

Nguổn pháp luật là hình thức câu trúc nội tại và thể hiện ra
bên ngoài những quy tắc của hành vi. Theo đó, nguồn pháp

1 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, sđd, tr. 383.
156 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

luật có thể là các văn bán quy phạm pháp luật, các bản án, tập
quán, lẽ công bằng v.v...

Ớ góc độ rộng, nguồn pháp luật là nơi xuâ't phát để hình


thành nên các quan điểm, tư tưởng, nhận thức về pháp luật; các
quy định, nguyên tắc pháp luật. Theo đó, nguồn pháp luật có
thể là các văn bản pháp luật, các bản án, tập quán, đạo đức, sự
công bằng, quan điếm chính trị, pháp lý; các tác phẩm, các
phương tiện chứa đựng những thông tin liên quan đến pháp
luật...1. Nguồn của pháp luật còn được đề cập dưới góc độ là
các lý do, động cơ, nhu cầu về chính trị, kinh tê' xã hội, văn hóa,
đạo đức, tôn giáo... dẫn đến việc ra đời pháp luật2.

Nguồn pháp luật có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau, theo tiêu chí giá trị, mức độ sử dụng, sẽ có nguồn
chu yếu, nguổn thứ yếu, theo tiêu chí tính chất, sẽ có nguồn
hình thức, nguồn nội dung; theo tiêu chí phạm vi, sẽ có nguồn
pháp luật quốc gia, nguồn pháp luật quốc tếv.v...
Ớ Việt Nam, có quan niệm cho rằng, nguổn pháp luật
tương đổng với hình thức bên ngoài, dạng thức tổn tại cúa
pháp luật. Quan niệm khác lại cho rằng, nguổn pháp luật và
hình thức pháp luật tuy có quan hệ gần gũi nhung không phải
là một.

1.2. Các loại nguỗn cơ bản của pháp luật

Theo cách phân loại phô biến, có các loại nguồn pháp luật
sau: nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung là cơ
sở để hình thành, xây dụng và thực hiện pháp luật; còn nguồn

1 Xem: Black Law Dictionary. Seventh Edition Bryan a, Garner Editor in


Chief. ST. PAUL, MINN, 1999, tr.1401.
2 Xem: Jean - Claude Ricci, "Nhập môn Luật học", NXB. Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2002, tr.43.
Phần thú nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẨN VỂ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 157

hình thức là phương thức, dạng tổn tại của pháp luật, là "nơi
chứa đựng các nội dung của pháp luật và đăng tải nội dung đó
đến địa chỉ áp dụng của nó"1. Việc phân loại này mang tính
tương đổi, bởi có những nguồn mang tính hỗn hợp, vừa là
nguổn nội dung, vừa là nguồn hình thức như: điều ước, tập
quán, thông lệ quôc tế...

- Nguồn nội dung

Nguồn nội dung cơ bản gồm: các nguyên tắc chung của
pháp luật, điều ước, tập quán và tục lệ quốc tế, chủ trương
chính sách của đảng cầm quyền, học thuyết tư tưởng pháp lý,
nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế, xã hội, các quy tắc, quan
niệm đạo đức...

Nguyên tắc chung của pháp luật là những quan điểm, tư


tưởng chủ đạo được thừa nhận rộng rãi, liên quan đến vai trò,
tính chất, sự công bằng của pháp luật. Nguyên tắc pháp luật có
vai trò quan trọng trong xây dựng, áp dụng, giải thích pháp
luật. Chẳng hạn như các nguyên tắc: ai khẳng định, người đó
phải chứng minh; không ai có thể bị trừng phạt bởi suy nghĩ
của mình2...

Điều ước quốc tế là những văn bản pháp lý thể hiện sự


thoả thuận của các chủ thể pháp luật quốc tế trên cơ sở bình
đẳng, tự nguyện nhằm quy định, thay đổi, chấm dứt các quyền,
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quôc tế, phù hợp vói những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quôc tế.

1 Đào Trí Úc, "Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật", NXB. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.39.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB. Công an Nhân
dân, Hà Nội, 2009, tr.142-143.
158 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Tập quán quôc tế là những quy tắc xử sự phổ biến được


thừa nhận, áp dụng rộng rãi ở một khu vực hoặc trên phạm vi
toàn cầu. Có những tập quán quốc tế trong lĩnh vực thương mại
như: Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC); quy tắc về trọng tài
của Uncitral; Quy tắc York-Antwerp về tổn thất chung...
Học thuyết, tư tưởng pháp lý, lẽ công bằng, hợp đổng cũng
là nguồn pháp luật trong quá trình thực hiện pháp luật.
- Nguồn hình thức
Gồm các dạng chủ yếu như:
+ Tập quán
Là nguồn pháp luật dưới dạng các phong tục, tập quán
trong đó chứa đựng quy tắc điều chỉnh hành vi, các mối quan
hệ xã hội của con người trong những cộng đồng cư dân nhất
định phù hợp về cơ bản với lợi ích của nhà nước, cộng đổng xã
hội, được nhà nước thừa nhận, dùng để điều chỉnh những quan
hệ xã hội nhất định.
Việc thừa nhận tập quán có thể bằng nhiều cách thức như:
bằng các văn bản chính thức của nhà nước, hoặc bằng cách im
lặng cho các tập quán tự phát huy tác dụng trong đời sỐng.Tập
quán pháp cũng như các loại nguồn pháp luật khác, đều có
những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

+ Án lệ
Là nguồn pháp luật dưới dạng bản án của Tòa án trong quá
trình giải quyết vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận như
khuôn mẫu, cơ sở để giải quyết những vụ việc tương tự về sau.
Án lệ là kết quả của xét xử, thể hiện việc Tòa án kiến tạo
luật. Án lệ có thể được phân thành hai loại: án lệ tạo ra giải
pháp pháp luật và án lệ hình thành từ việc giải thích pháp luật
thành văn.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 1 59

Đối với các quốc gia có truyền thống sử dụng án lệ, để một
bản án của tòa án trở thành án lệ, phải đáp ứng các yếu tô' cơ
bản như: (i) nội dung của bản án liên quan đến vấn đề pháp
luật mới nảy sinh hay giải đáp một vấn đề pháp lý mà trước đó
chưa có; (ii) thể hiện quan điểm và lập luận của Thẩm phán;
(iii) xuất phát từ quá trình giải quyết một vụ việc cụ thể; (iv)
phải được tạo ra bởi các tòa án có thẩm quyền; (v) được công bố
với nguyên tắc tiền lệ phải được tôn trọng và bắt buộc áp dụng
trong các vụ việc tương tự.

+ Văn bản pháp luật


Là loại nguồn pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành
theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định, chứa đựng các
quy tắc xử sự chung, nhằm điều chinh các quan hệ xã hội và
được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Xây dụng văn bản pháp luật phải tuân thủ theo quy trình,
thủ tục pháp lý nhất định: lập chương trình xây dựng; soạn
thảo dự án; thẩm tra dự thảo; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý;
thông qua và công bô' văn bản quy phạm pháp luật.
Ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật là khái quát,
tính công khai cao; hình thức xác định; dễ tiếp cận; dễ sửa đổi,
bổ sung; dễ áp dụng; quy trình, kỹ thuật xây dựng ban hành
khoa học, chặt chẽ. Tuy nhiên, hạn chế chung là tính khái quát
cao, không thể bao quát hết cho mọi trường hợp nảy sinh trong
cuộc sống; sự lạc hậu nhất định so với thực tiễn; ít nhiều mang
tính áp đặt chủ quan của nhà làm luật; chi phí xây dựng tốn
kém; thời gian, quy trình lâu dài, phức tạp...

+ Giáo lý, luật lệ tôn giáo


Giáo lý, luật lệ tôn giáo là nhũng quy định, quy phạm
trong các lý thuyết, giáo lý tôn giáo được nhà nước thừa nhận
160 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

có giá trị như pháp luật, được áp dụng để điều chỉnh những
vấn đề nhất định trong xã hội.
Điển hình nhất là các quy định, Luật Hổi giáo (Luật
Shari'ah). Shari'ah - nghĩa là "con đường đúng" hoặc "sự
hướng dẫn"1. Luật Hổi giáo của một quô'c gia được hình thành
dựa trên hai yếu tô' cơ bản, đó là: Đạo Hổi (quốc đạo của quốc
gia) và các quy định trong Kinh Thánh của đạo Hồi được các
quốc gia lấy làm luật.2
Ngoài các nguồn trên, còn một nguồn hình thức nữa là
khẩu lệnh (pháp luật khẩu truyền). Đó là những lời nói, lời
phán truyền của những người đứng đầu nhà nước trong những
trường hợp nhất định có hiệu lực như pháp luật của nhà nước.
Đây là một hình thức pháp luật tổn tại phổ biến ở nhiều nhà
nước thời kỳ phong kiến.
- Nguồn pháp luật ở Việt Nam
ơ Việt Nam, văn bản pháp luật luôn là nguồn pháp luật
chủ yếu, có thời điểm, được xem là duy nhất trong hệ thống
nguồn luật của quốc gia. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước
pháp quyền, hội nhập, phát triển, các loại nguồn pháp luật của
Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Các điều ước quôc tế mà
Nhà nước ký kết, gia nhập, nhu cầu xã hội, chủ trương, chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và là những nguồn nội dung
quan trọng, có giá trị định hướng trong quá trình xây dựng,
thực thi pháp luật.
Về nguồn hình thức, Việt Nam đã thừa nhận các loại
nguồn là văn bản pháp luật, tập quán, án lệ, lẽ công bằng (Điều

1 Michael Bogdan, Comparative Law, NXB. Kluvver Law and Taxation, năm
1994, tr. 227.
2 Đỗ Thị Mai Hạnh, Bản chất và nguồn của Luật Hổi giáo, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, số 3 (34)/2006, tr. 25.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN DÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 161

6, Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó, văn bản pháp luật là nguồn
pháp luật chủ yếu, các vấn đề liên quan đến loại nguổn này
được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015.

Tập quán là một nguồn được Việt Nam thừa nhận khá
sớm, thông qua một nguyên tắc của Bộ luật Dân sự.

Án lệ là loại nguồn pháp luật từng được sử dụng ở Việt


Nam từ thời phong kiến cho đến trước năm 1975, nhưng sau
đó, trong một thời gian dài án lệ không được coi là một nguồn
pháp luật. Tuy nhiên, với thực tiễn công tác hướng dẫn áp
dụng thông nhất pháp luật của Tòa án Nhân dân Tôì cao cùng
việc chấp nhận phán quyết dựa trên án lệ của các quốc gia là
thành viên điều ước quôc tế mà Việt Nam tham gia trong quá
trình giải quyết các vụ việc liên quan, án lệ gần như đã hiện
hữu trong đời sông pháp lý Việt Nam.

Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương


Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 49/NQ-BCT
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã định hướng
công tác "phát triển án lệ" cho Tòa án Nhân dân Tối cao, tạo cơ
sở quan trọng cho việc xây dựng và phát triển án lệ tại Việt
Nam. Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 đã quy định nhiệm vụ của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tô'i cao trong lựa chọn,
phát triển bản án, quyết định giám đôc thẩm thành án lệ và
công bô' án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

2. Nguyên tác áp dụng nguồn pháp luật

ơ góc độ chung, việc áp dụng các loại nguổn theo nguyên


tắc sau đây:
- Đảm bảo tính tôi cao của pháp luật thành văn (văn bản
quy phạm pháp luật)
162 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Đây là nguyên tắc cơ bản ở đa số hệ thống pháp luật trên


thế giới. Ở hệ thống Dân luật, văn bản quy phạm pháp luật luôn
có giá trị áp dụng trước tiên, sau đó đến tập quán pháp và tiền
lệ pháp. Ở hệ thống thông luật, án lệ được xem là một nguồn
chủ yếu, nhưng khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm
quyền cũng thường ưu tiên xem xét các văn bản quy phạm rồi
mới đến án lệ. Trong trường hợp nhất định, nếu văn bản quy
phạm pháp luật xung đột với án lệ tổn tại trước thời điểm nó
được ban hành, văn bản quy phạm có thể sẽ là căn cứ để bãi bỏ
án lệ đó; hoặc trong trường hợp án lệ có những sai sót nhất
định, cơ quan lập pháp có thể ban hành một văn bản quy phạm
pháp luật để bổ sung các sai sót của án lệ1.
- Hiệu lực của án lệ phụ thuộc vào thứ bậc và vị trí của tòa
án đã tạo ra nó
Ở nhũng nước có truyền thống sử dụng án lệ, thường án lệ
của tòa án cấp cao hơn sẽ có hiệu lực và giá trị áp dụng hơn so
với các án lệ của tòa án cấp dưới trong một hệ thống tòa án.
Việc tòa án nào có thẩm quyền tạo ra án lệ được quy định cụ
thể. Nhìn chung, tòa án Hiến pháp, tòa án tối cao hoặc tòa án
phúc thẩm được trao thẩm quyền tạo ra án lệ. Ví dụ, ở Anh,
thẩm quyền đó thuộc về các tòa án từ Tòa án câp cao trở lên; ở
Pháp, là Tòa phá án, Hội đổng nhà nước; ở Mỹ, án lệ của Tòa án
tối cao Liên bang Mỹ có hiệu lực với tâ't cả các tòa án cấp dưới;
ở Đức, án lệ của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức có
giá trị như luật ràng buộc tất cả các tòa cấp dưới2.

1 Nguyễn Văn Nam, Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật
của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị vói Việt Nam, NXB.
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012, tr. 371.
2 Nguyễn Văn Nam, Sđd, tr. 372.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 163

Các loại nguồn pháp luật, nguyên tắc áp dụng nguồn pháp
luật chỉ mang tính tương đối, chúng luôn trong trạng thái biến
động, vì nhận thức về nguồn pháp luật cũng như cách thức áp
dụng chúng trong thực tiễn pháp lý phải xuất phát từ những
yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội của các quôc gia và sự
tác động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới.

Ngoài nguyên tắc chung, mỗi hệ thống pháp luật lại có


những nguyên tắc riêng. Vân đề này sẽ được thể hiện rõ hơn
trong phần nghiên cứu về các hệ thống pháp luật lớn trên
thế giới.

3. Vân bản quy phạm pháp luật: khái niệm, hệ thống

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các
quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có
hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần và được Nhà
nước bảo đảm thực hiện.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gổm:

- Hiến pháp.
- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của ủ y ban thường vụ Quốc hội;
nghị quyết liên tịch giữa ủ y ban thường vụ Quốc hội với Đoàn
Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tô quốc.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính
phủ với Đoàn Chủ tịch ủ y ban Trưng ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
164 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Nghị quyết của Hội đổng Thẩm phán Tòa án Nhân dân
tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư
của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch
giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; quyết
định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Quyết định của ủ y ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phô' thuộc thành phô' trực thuộc
Trung ương.
- Quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trân.
- Quyết định của úy ban nhân dân câp xã.

4. Hiệu lực của vàn bản quỵ phạm pháp luật

Hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác
động của Văn bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội
về mặt thời gian, không gian và đối tượng tác động.
Ở Việt Nam hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định
tại Chương VIII, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015.
Phán thứ nhất. NHỮNG VẤN DỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 165

- Hiệu lực v ề thời gian.

Hiệu lực về thời gian của Văn bản quy phạm pháp luật là
giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội từ thời điểm
bắt đầu phát sinh cho đến khi kết thúc hiệu lực.

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản thường được
thể hiện trong văn bản. Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm
bắt đầu không sớm hơn 45 ngày đô'i với Văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương kể từ ngày thông
qua hoặc ký ban hành; không sớm hơn 10 ngày đôì với Văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; ủ y ban nhân dân
cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày đối với Văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đổng nhân dân, ù y ban nhân dân câp huyện
và cấp xã kể từ ngày ký ban hành. ĐÔI với văn bản được ban
hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì hiệu lực có thể phát sinh
kể từ' ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Ngưng hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật là việc
văn bản bị dừng, gián đoạn giá trị tác động theo quyết định của
chủ thể có thẩm quyền. Cụ thể: văn bản bị đình chỉ hiệu lực
theo quy định của pháp luật; hoặc khi chủ thể có thấm quyền
cần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh, v ề nguyên
tắc, việc ngưng hiệu lực (thời điểm ngưng, tiếp tục hoặc hết
hiệu lực) của văn bản phải được chủ thể có thẩm quyền quyết
định bằng một Văn bản quy phạm pháp luật.

Thời điểm kết thúc hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp
luật là thời điểm văn bản chấm dứt giá trị tác động lên các quan
hệ xã hội. Thời điểm kết thúc của văn bản chính xảy ra khi: hết
thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; khi văn
bản được sửa đổi, hoặc thay thế bằng văn bản mới của cơ quan
nhà nước đã ban hành văn bản đó; hoặc khi bị bãi bỏ bằng một
166 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc khi văn bản
hết hiệu lực, thì Văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
thi hành, văn bản đó cũng đổng thời hết hiệu lực theo.
Liên quan đến hiệu lực về thời gian là vân đề hiệu lực trở
về trước của văn bản (hiệu lực hồi tô). Hiệu lực hồi tô của văn
bản là giá trị tác động của văn bản đối với các vụ việc, sự kiện
xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực.
Về nguyên tắc chung, văn bản pháp luật không có hiệu lực
hồi tố. Việc cho phép văn bản nào có hiệu lực hồi tố và trường
hợp nào được áp dụng văn bản hồi tố phải được quy định cụ
thể, trên tinh thần không gây bất lợi cho chủ thể bị áp dụng.
Pháp luật Việt Nam quy định: chi trong trường hợp thật cần
thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền,
lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị
quyết của Quốc hội, Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước; còn Văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủ y ban nhân
dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước. Các
trường hợp không được hồi tố: quy định trách nhiệm pháp lý
đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp
luật không quy định trách nhiệm pháp lý và quy định trách
nhiệm pháp lý nặng hơn.

- Hiệu lực vềkhông gian


Hiệu lực về không gian là giá trị tác động của văn bản đến
đâu, trong phạm lãnh thổ, khu vực, vùng hay đơn vị hành
chính cụ thể nào. Phạm vi không gian của văn bản có thể được
ghi cụ thể trong chính văn bản, cũng có thể xác định theo thẩm
quyền chung của chủ thể ban hành Văn bản quy phạm pháp
luật. Thông thường, Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 167

quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước,
trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Văn bản của các
cơ quan nhà nước ở địa phương nào ban hành thì có hiệu lực
trên địa bàn địa phương đó.

- Hiệu lực vềđôĩ tượng tác động


Hiệu lực về đối tượng tác động là giá trị tác động của văn
bản lên các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộcphạm vi điều
chinh của Văn bản quy phạm pháp luật. Đối tượng tác động
của văn bản thường được để cập cụ thể và trực tiếp trong văn
bản. Nếu không được đề cập thì có thể xác định đối tượng tác
động trong tương quan với hiệu lực về không gian của văn bản
hoặc với các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Quan niệm về hệ thống pháp luật.


2. Hệ thống câu trúc của pháp luật.
3. Quy phạm pháp luật: khái niệm, phân loại.
4. Cơ câu của quy phạm pháp luật.
5. Chế định pháp luật, ngành Luật - khái niệm cơ bản.
6. Khái niệm, phân loại nguồn pháp luật.
7. Nguồn pháp luật của Việt Nam.
8. Nguyên tắc áp dụng nguồn pháp luật.
9. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
10. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
168 GIAO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí Úc (Chủ biên), Những vân đ ề lý luận cơ bản v ề nhà


nước và pháp luật, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
2. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình l ý luận nhà nước và pháp
luật, NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2015.
3. Hoàng Thị Kim Quế, "Sự phát triển của nguồn pháp luật
trong hệ thông pháp luật Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tếViệt Nam học lần thứ 4, ICVS 9.11.012
4. Hoàng Thị Kim Quê' "Về cơ cấu quy phạm pháp luật, môi
quan hệ giữa quy phạm hành vi và quy phạm chủ đạo, quy
phạm nguyên tắc", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội, Số 3, 2006, tr 1-7.
Chương 6

XÂY DỰNG PHÁP LUẬT,THỰC HIỆN PHÁP LUẬT,


QUAN HỆ PHÁP LUẬT

I. Xây dựng pháp luật


1. Khái niệm và đặc điểm của xây dựng pháp luật
1.1. Khái niệm

Từ phương diện hoạt động của nhà nước, xây dựng pháp
luật là một trong những hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện
chức năng của nhà nước, được tiên hành thông qua hoạt động của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Xây dựng pháp luật là quá trình ban hành quy phạm mới,
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy phạm pháp luật, hệ thống
hoá và nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nếu hiểu xây
dựng pháp luật theo nghĩa rộng, thì ban hành văn bản quy
phạm pháp luật chỉ là một trong các hoạt động xây dựng pháp
luật, nhưng là hoạt động cơ bản nhất. Còn theo nghĩa phố biến
trong đời sống thì xây dựng pháp luật chính là hoạt động ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật1.

1 GS.TSKH. Đào Trí ú c (Chú biên), (1995), Những vân đê' cơ bản vê' nhà nước
và pháp luật, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.392.
170 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHẤP lu ậ t

Về trình tự, xây dựng pháp luật là một quá trình với các
hoạt động kế tiếp nhau, có mối quan hệ chặt chẽ, bao gồm hai
công đoạn cơ bản: 1) nhận biết vấn đề trong xã hội để từ đó
xác định sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đôì vói các quan hệ
xã hội; xác định đôi tượng, phạm vi và cách thức điều chinh
pháp luật; 2) công nghệ sáng tạo ra các quy tắc pháp luật, bao
gồm soạn thảo, thẩm định, thảo luận, thông qua, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật1. Nói cách khác, đó là hai công đoạn
lớn: 1) công đoạn làm chính sách và 2) công đoạn soạn thảo
pháp luật2.
Chủ thể xây dựng pháp luật gồm các cơ quan nhà nước và
một số tổ chức xã hội theo quy định của các quốc gia cụ thể. Ví
dụ ở Việt Nam, đó là trường hợp ban hành nghị quyết liên tịch
giữa ủ y ban thường vụ Quốc hội (hoặc giữa Chính phủ) với
Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Xây dựng pháp luật là một quá trình bao gồm nhiều hoạt
động kế tiếp nhau được tiến hành theo những trình tự và thủ
tục chặt chẽ với sự tham gia của nhiều chủ thể có thẩm quyền,
nhằm tạo lập mới hay sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy phạm
pháp luật, hoàn thiện pháp luật trên cơ sở nhận thức các nhu
cầu khách quan của xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội với
mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của con người và
sự phát triển bền vững của xã hội.

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan, (2014) Giáo
trình Lý luận vềN hà nước và Pháp luật, sđd.
2 Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin Abeysekere (2014), Soạn thào
luật pháp vì tiến bộ, xã hội dân chủ - Sô’ tay cho nhà soạn thảo, (Bản dịch của
Nguyễn Duy Hưng, Lưu Tiến Dũng và Nguyễn Khánh Ngọc), Kluvver
Law International, The Hague - London - Boston.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 171

1.2. Đặc điểm của xây dựng pháp luật

Thứ nhất, xây dựng pháp luật là một trong những hình
thức hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước. Chủ thể
thực hiện hoạt động xây dụng pháp luật là các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, Sản phẩm của hoạt động xây dụng pháp
luật là các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung, được
bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
Thứ hai, xây dựng pháp luật là một trong các hình thức
hoạt động cơ bản của nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Theo lý thuyết về nhà nước và pháp luật, hoạt động lập
pháp là hoạt động thể hiện ý chí chung của nhân dân trong một
quôc gia, và quyền lực lập pháp gắn liền với bản chât dân chủ
của xã hội. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới,
quyền lực lập pháp chủ yêu do cơ quan đại diện của nhân dân
- tức là Quôc hội đảm nhiệm.
Thứ ba, hoạt động xây dựng pháp luật mang tính sáng tạo.
Việc tạo lập, sửa đổi các quy phạm pháp luật không chỉ là công
việc mang tính kỹ thuật đơn thuần, mà đó là cả một quá trinh
nhận thức về các quy luật vận động phát triển khách quan của
xã hội, tìm ra các vân đề xã hội, cân đôi các loại lợi ích; thê hiện
chúng trong các quy định, văn bản pháp luật. Lập pháp là cả
quá trình xử lý các vân đê xã hội và lý giải các hành vi của con
người dưói tác động của quy phạm pháp luật1.
Thứ tư: xây dựng pháp luật là hoạt động được thực hiện
theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Hiên pháp và các văn bản pháp
luật có quy định cụ thê vê tên gọi, hình thức thể hiện, thẩm

1 TS. Nguyễn Sỹ Dũng, (2003) "Đôi điều v ề lý thuyêì lập pháp", Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2003, Số 9, tr.2-3.
172 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

quyền ban hành, nguyên tắc và trình tự ban hành đôì với từng
loại văn bản quy phạm pháp luật.

1.3. Vơi trò của xây dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật có vai trò đặc biệt quan
trọng. Đối với nhà nước, xây dựng pháp luật là một chức năng
cơ bản của nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản lý xã hội. v ề phía
người dân, xây dựng pháp luật là con đường để đưa ý chí nhân
dân thành các quy phạm pháp luật, là phương tiện ghi nhận,
bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hoạt động
xây dựng pháp luật, với sản phẩm CUÔ1 cùng là các quy phạm
pháp luật tác động trực tiếp đên sự phát triển kinh tê' xã hội
của quốc gia. Các quan hệ xã hội nếu được nhận diện đúng đắn
và giải pháp pháp lý đưa ra phù hợp với quy luật phát triển
khách quan, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
xã hội. Ngược lại, nếu quy trình xây dựng pháp luật không
được tiên hành đúng đắn, hợp lý thì sản phẩm làm ra - tức là
hệ thống pháp luật - sẽ không có chất lượng cao và dẫn đến
việc thực thi khó có hiệu quả, tò đó không khuyến khích mà
thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Xây dựng pháp luật góp phần tạo lập, thay đổi hệ thống
thể ch ế- và đến lượt mình, hệ thống thể chế lại quyết định đến
sự phát triển của một quôc gia.

2. Các nguyên tắc của xây dựng pháp luật

Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng


xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật.
Những nguyên tắc này bảo đảm cho việc xây dựng pháp luật
phù hợp với thực tiễn xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi
ích của con người, sự phát triển của xã hội. Trong nhiều
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 173

nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật, có các nguyên
tắc cơ bản như sau:

2 .7. Nguyên tác khách quan

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi việc xây dựng pháp luật
phải căn cứ vào thực tiễn khách quan của đời sống xã hội. Để
đảm bảo tính khách quan, quá trình xây dựng pháp luật cần có
những hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động của
pháp luật đến các mặt của đời sông kinh tế xã hội, lây ý kiến
nhân dân, đặc biệt là những ngừoi chịu sự tác động của dự luật
sắp ban hành.

2.2. Nguyên tâc pháp chế

Pháp luật là nền tảng để thực hiện chế độ pháp quyền, các
quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền,
đúng trình tự thủ tục, đúng nội dung, hình thức, tên gọi. Các
văn bản quy phạm pháp luật phải thông nhâ't, không được mâu
thuẫn, chồng chéo, phải bảo đảm tính thứ bậc về hiệu lực pháp
lý, trong đó Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhât, mọi văn
bản pháp luật phải phủ hợp với Hiến pháp.

2.3. Nguyên tâc dân chủ

Nguyên tắc dân chủ yêu cầu việc xây dụng pháp luật phải
bảo đảm sự tham gia của đông đảo nhân dân, đặc biệt những
người là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật.
Việc lấy ý kiến của người dân cần được làm một cách thực chất,
hữu hiệu, sau khi lây ý kiến, cơ quan xây dựng pháp luật cần có
sự tương tác, phản hổi và giải trình về tiếp thu ý kiên đó. Quá
trình xây dựng pháp luật cần được công khai, minh bạch.
Nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật là tiền đề cho
tính khách quan, tính khả thi, hài hoà lợi ích các tầng lớp trong
174 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

xã hội. Mặt khác quá trình xây dựng pháp luật được thực hiện
dân chủ cũng góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật
của nhân dân.

2.4. Nguyên tác bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quà kịp thời trong xây dựng pháp luật

Xây dụng pháp luật phải được thực hiện nhanh chóng,
đúng thời điểm, đúng nhu cầu thực tiễn. Mọi công đoạn của
quá trình xây dựng pháp luật phải được thực hiện đúng thời
hạn quy định. Thủ tục ban hành văn bản pháp luật phải đơn
giản, tiết kiệm và hiện thực. Có tuân thủ các nguyên tắc này thì
pháp luật ban hành mới có hiệu quả điều chỉnh trong thực tiễn.
Ngoài ra, còn một số các nguyên tắc khác như nguyên tắc
lồng ghép giới, nguyên tắc tiếp cận quyền con người v.v...

3. Quỵ trình xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật bao gồm các hoạt động diễn ra kế tiếp
nhau theo trình tự thời gian, theo những thủ tục, hình thức
được quy định chặt chẽ trong pháp luật, v ề cơ bản có thể khái
quát thành những công đoạn cơ bản nhất cho quy trình xây
dựng pháp luật chung.

Có nhiều cách phân chia các giai đoạn của quy trình xây
dựng pháp luật.
Từ góc độ chính trị - pháp lý, xây dựng pháp luật bao
gồm hai công đoạn: làm chính sách và soạn thảo pháp luật.
Chính sách là nội dung cốt lõi, là tinh thần của văn bản pháp
luật. Ngược lại, các chi tiết, câu từ của luật sẽ quyết định đến
của nội dung chính sách đó. Mối quan hệ giữa chính sách và
pháp luật có thể hình dung như: nếu không có quyết định
của người chủ nhằm xây dựng một ngôi nhà mới thì các kiến
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT 175

trúc sư sẽ không tạo ra các bản vẽ1. Nhà soạn thảo là người
chuyển thể các chính sách.
Từ góc độ chủ thể, cũng có thể phân chia quy trình xây
dựng pháp luật thành "công đoạn thuộc Chính phủ là công
đoạn nhận biết vấn đề và thiết kế chính sách (đê xử lý vấn đề);
công đoạn thuộc Quốc hội là công đoạn thẩm định và thông
qua chính sách (biến chính sách thành pháp luật)"2. Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chia quy trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật làm hai giai đoạn: 1) lập đề nghị xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật và 2) soạn thảo văn bản
pháp luật.
Từ góc độ kỹ thuật, quy trình xây dựng pháp luật ở Việt
Nam (đối với các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng từ
Nghị quyết của Hội đổng nhân dân câp tỉnh trở lên) bao gổm
các giai đoạn cơ bản sau đây:

3 .7. Lập để nghị xây dựng pháp luật

Đây là giai đoạn khởi đầu cho quy trình xây dựng pháp
luật, nội dung là đề xuất về sự cần thiết xây dựng pháp luật.
Các cơ quan xây dựng pháp luật nhận biết các vâín đề nảy sinh
trong xã hội và sự cần thiết điều chinh pháp luật đôi với các
vấn đề đó, từ đó quyết định việc ban hành mới hay sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ quy phạm đó.
Từ đề xuâ't của những người làm thực tiễn, cơ quan có
thẩm quyền sẽ chấp thuận hay không chấp thuận việc ban hành

1 Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin Abeysekere, sđd, tr. 44.


2 TS. Nguyễn Sỹ Dũng, "T h ử bàn về việc đổi mới hoạt động lập pháp", Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 91, tháng 2/ 2007, tr.4.
176 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

văn bản. Đây là quá trình thảo luận, xem xét, có thể phải thẩm
tra về đề án chính sách và kết quả chấp thuận được thể hiện
trong một quyết định trong đó xác định rỗ tên văn bản, nội
dung và cơ quan soạn thảo.

3.2. Soạn thào vàn bản pháp luật

Đây là giai đoạn trọng tâm của cả quy trình soạn thảo văn
bản pháp luật, sản phẩm là hình thành dự thảo văn bản. Nếu
như giai đoạn lập đề nghị xây dụng pháp luật đặt nền tảng cho
việc lựa chọn chính sách pháp luật, thì giai đoạn soạn thảo văn
bản sẽ quyết định chất lượng của chính sách về sau. Nội dung
chính sách, phương án tác động cụ thể - được quy định đầy đủ,
chuẩn xác hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào các công việc thực
hiện ở giai đoạn này.

Toàn bộ quá trình này là sự chuyển hoá chính sách đã được


xây dựng và phê duyệt thành pháp luật; là sự diễn dịch ngôn
ngữ của chính sách thành ngôn ngữ pháp lý - dưới dạng các
quy phạm pháp luật. Công đoạn soạn thảo đòi hỏi phải tuân
thủ đầy đủ các quy trình, có đủ thời gian, nguồn lực, sự trợ
giúp về chuyên môn để hiểu xử lý và thể hiện được các nguổn
thông tin và yêu cầu đặt ra. Để có dự thảo tốt, người soạn thảo
phải là các chuyên gia, có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần
thiết, có ý thức trách nhiệm, có đủ phẩm chất, nhân cách và có
cả độ nhạy bén "của người đại diện cho xu thế ứng xử tích cực
trong xã hội"1.

1 Nguyễn Ngọc Điện, "V ăn hoá ứng xử của người làm luật", Tạp chí Tia
Sáng 30/01/2008, xem tại http://tiasang.corri.vn/-dien-dan/van-hoa-ung-xu-
cua-nguoi-lam-luat-83, truy cập 13/4/2017.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHA Nước VẦ PHÁP LUẬT 177

3.3. Thảo luận, thông quơ dự thảo vàn bản

Đây là giai đoạn quyết định việc dự thảo có được ban hành
hay không. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nghiên cứu dự thảo
(đã được trình bởi cơ quan soạn thảo) và thảo luận, rồi biểu
quyết (đôi với cơ quan tập thể) hay ký (đối với cá nhân) để
thông qua dự thảo.

3.4. Côngbốvánbỏn

Công bố văn bản là giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền sẽ


chính thức công bô' văn bản quy phạm pháp luật và sau đó, văn
bản được truyền đạt đến người thi hành. Công bố văn bản có ý
nghĩa lớn trong việc công khai, minh bạch hóa hệ thống pháp
luật, có giá trị thực tiễn đô'i với các đôì tượng chịu sự điều chình
của văn bản pháp luật.

Có nhiều hình thức để truyền đạt văn bản, trong đó hình


thức chính thức là đăng Công báo, gửi văn bản cho đôì tượng
thi hành. Thời điểm công bố văn bản không luôn trùng với thời
điểm văn bản có hiệu lực: văn bản thường có hiệu lực sau khi
được thông qua/ ký ban hành và công bố, trừ một số trường
hợp đặc biệt: văn bản được ban hành theo trình tự thủ tục rút
gọn thì có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

4. Hệ thống hoá pháp luật


4 .7. Khái niệm hệ thống hóa pháp luật

Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động có mục đích của Nhà
nước, các cá nhân, tổ chức nhằm phát hiện những quy định
mâu thuẫn, chổng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình
phát triển của đâ't nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế,
bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành, áp dụng; sắp xếp lại các quy
178 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

định pháp luật hiện hành theo một trình tự, hệ thống nhất định,
hoặc có thể xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới. Hệ
thông hóa pháp luật là hoạt động nhằm trật tự hóa các văn bản
pháp luật theo nhũng nguyên tắc, tiêu chí nhất định.

Hệ thống hóa pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong nhận


thức, thực hiện, áp dụng đúng đắn pháp luật và hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Hệ thống hóa pháp luật tạo lập cơ sở, điều
kiện cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận diện về
tính hợp lý, hợp pháp, phát hiện những điểm không phù hợp,
mâu thuẫn, chổng chéo, sự lạc hậu, lỗ hổng của pháp luật để có
cách thức khắc phục nhằm bảo đảm sự phù hợp cuộc sống, tính
khả thi, hiệu lực, hiệu quả của các quy định, văn bản pháp luật.

4.2. Các hình thức của hệ thống hóa pháp luật

Có hai hình thức hệ thông hóa văn bản pháp luật là tập
hợp hóa pháp luật và pháp điển hóa.

4.2.1 .Tập hợp hóa

Tập hợp hóa là việc lựa chọn các văn bản quy phạm pháp
luật còn hiệu lực rồi sắp xếp chúng lại theo một trật tự nhất
định: hoặc theo cơ quan ban hành, hoặc theo thời gian ban hành
hoặc theo đối tượng điều chinh. Thông thường, người ta kết
hợp đồng thời cả ba tiêu chí đó để tập hợp hóa. Kết quả của tập
hợp hóa là tập hợp hệ thống hóa pháp luật hiện hành về một
lĩnh vực, ví dụ về quy hoạch đô thị, về y tế, về giáo dục. Chủ
thể tiên hành tập hợp hóa là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và họ
tiến hành tập hợp hóa pháp luật vì những mục đích khác nhau:
phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể,
phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học...
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 179

4.2.2. Pháp điển hóa

Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, thường là cơ quan lập pháp tối cao nhằm xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ các bộ luật hay
luật. So với pháp điển hóa thì tập hóa pháp luật là hình thức hệ
thông hóa pháp luật ở cấp độ thấp, còn pháp điển hóa là hình
thức hệ thống hóa pháp luật ở cấp độ cao; tập hợp hóa là tiền
đề, cơ sở để pháp điển hóa.
Pháp điển hóa khác tập hợp hóa ở chỗ chủ thể thực hiện
chi có thể là cơ quan lập pháp cao nhất (ở Việt Nam là Quốc
hội). Pháp điển hóa gắn liền với công tác lập pháp và có giá trị
pháp lý chính thức, còn tập hợp hóa đơn thuần chỉ có giá trị
khoa học, tham khảo.

II. Thực hiện pháp luật


7. Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật là vấn đề phức tạp, đa dạng vì có liên


quan đến nhiều chủ thể, nhiều hoạt động khác nhau nhằm đưa
pháp luật vào cuộc sông.
Thực hiện pháp luật luôn là những hành vi hợp pháp và tích
cực. Việc không vi phạm pháp luật hay không làm điều câm
chưa bao quát hết phạm vi của thực hiện pháp luật. Thực hiện
pháp luật còn bao gổm cả việc sử dụng pháp luật một cách hợp
pháp, tích cực của mỗi một chủ thể pháp luật. Hành vi thực
hiện pháp luật có thể là một quá trình hoạt động nhưng cũng có
thể là hành vi đơn lẻ. Ví dụ hành vi đội mũ bảo hiếm khi đi
đường, hành vi dừng lại trước đèn đỏ, hành vi nộp thuế cũng là
hành vi thực hiện pháp luật..
Theo quan điểm được thừa nhận chung trong khoa học
pháp lý, khái niệm thực hiện pháp luật được thê hiện như sau:
180 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực
hóa các quy định pháp luật vào cuộc sôhg, trở thành những hành vi
thực tếhợp pháp của các chủ thểpháp luật1.
Theo ý kiến riêng của tác giả viết mục này, có thể diễn đạt
một cách khác như sau: "thực hiện pháp luật là hành vi (hành động
hoặc không hành động) hợp pháp do các chủ thể pháp luật thực hiện
một cách có chủ đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật,
làm cho chúng đi vào cuộc sống".

Phân loại các hình thức thực hiện pháp luật


Có nhiều cách thức phân loại các hình thức thực hiện pháp
luật, dựa vào các tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động xã hội có thể phân thành
các hình thức thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực như giao
thông, vệ sinh an toàn - thực phẩm, xuất bản, môi trường, giáo
d ụ c-đ à o tạo v.v...
Căn cứ vào chủ thể có thể phân chia thành hình thức thực
hiện pháp luật của các cá nhân, của cơ quan nhà nước, của các
tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội v.v...
Căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước
cũng có thể phân chia thành việc thực hiện pháp luật của cơ quan
lập pháp, của cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp v.v...

Căn cứ vào tính chất, vào chủ thể thực hiện pháp luật, vào
các loại quy phạm pháp luật, có thể phân chia thành bôn hình

1 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 492, một cách tương tự, xem, Lê Minh Tâm
(Chủ biên), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB. Tư Pháp, Hà
Nội, 2006, tr. 468.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN DÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 181

thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp
luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.1

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà các
chủ thê pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động
mà pháp luật ngăn cấm.

Thi hành pháp luật (hoặc châp hành pháp luật) là hình thức
thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa
vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực.

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà các
chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể mà pháp luật quy
định. Nêu như thi hành pháp luật chủ yếu là việc thực hiện các
nghĩa vụ pháp lý thì sử dựng pháp luật lại chủ yếu liên quan
đến việc thực hiện các quyền chủ thể.

Trong bối cảnh xây dụng Nhà nước pháp quyền và hội
nhập quốc tế hiện nay, hình thức sử dụng pháp luật cần phải
được giáo dục và thực hành thường xuyên, có văn hóa. Điều
này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục quyền con
người, quyền, nghĩa vụ công dân, kiểm soát vi phạm pháp
luật, phát hiện, phòng ngừa, xử lý có hiệu quả mọi hành vi vi
phạm pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành
cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền.
Đây là hình thức thực hiện pháp luật mà nhà nước, thông qua
cơ quan của mình hoặc người có thẩm quyền tổ chức cho các
chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những

1 Lê Minh Tâm (Chủ biên), Sđd, tr. 468 - 470; Hoàng Thị Kim Quế, Sđd,
tr. 493-495.
182 g ia o TRlNH đ ạ i C ư ơ ng vể n h à nư ớ c v à p h á p lu ậ t

quan hệ pháp luật cụ thể.1 Áp dụng pháp luật là hoạt động điều
chinh có tính cá biệt, cụ thể, mang tính quyền lực nhà nước,
tính sáng tạo và phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt
chẽ do luật định.2
Sản phẩm của hoạt động áp dụng pháp luật là quyết định áp
dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành
bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp
luật, theo hình thức, thủ tục pháp luật quy định, có nội dung là
các mệnh lệnh cụ thể hóa quy phạm pháp luật vào những
trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối tượng xác định, là cơ sở
pháp lý để tổ chức thực hiện pháp luật.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật
mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiên
hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào
những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tô chức cụ thể.
Về những trường hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật, nhìn
chung hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các
trường hợp phổ biến sau:
(1) Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thểkhông mặc nhiên
phát sinh, thay đôĩ hoặc chấm dứt. Ví dụ, trong Hiến pháp và luật
đã thừa nhận quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, song
công dân chỉ có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ ấy khi
được gọi nhập học và theo học trong một cơ sở đào tạo nào đó.
(2) Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng ch ế nhà nước đối với
các chủ thể vi phạm -pháp luật. Ví dụ, cảnh sát giao thông xử phạt
người vi phạm Luật Giao thông...

1 Lê Minh Tâm (Chủ biên), Sđd, tr. 468 - 470; Hoàng Thị Kim Quế, Sđd,
tr. 493 - 495.
2 Lê Minh Tâm (Chú biên), Sđd, tr. 468 - 470; Hoàng Thị Kim Quê’ Sđd,
tr. 495 - 497.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 183

(3) Khi xảy ra tranh châíp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can
thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Ví dụ, một người cho thuê
nhà kiện ra toà án đòi nhà cho thuê, toà án thụ lý và giải quyết
vụ án đó.

(4) Khi cần áp dụng sự cưỡng ch ế của nhà nước đôĩ với các chủ
thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội. Ví
dụ, để phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất
của các chủ thê đang có quyền sử dụng hợp pháp trên diện tích
đất đó.
(5) Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đôí với các chủ
thể có thành tích theo quy định của pháp luật.
(6) Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể trong một sô'quan hệ pháp luật nhất định theo
quy định của pháp luật. Ví dụ: hoạt động giám sát của Quốc hội
đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoạt động của cơ
quan kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá
trình khởi tô', điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án...
(7) Khi cần phải xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ
thể nào đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: hoạt động chúng
thực của uỷ ban nhân dân, của cơ quan công chứng nhằm tạo ra
cơ sở pháp lý cho các giấy tờ, văn bằng nhất định... là sự áp
dụng các quy định của pháp luật công chứng trong thực tế.

2. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo những bước sau:
Xác định, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết của sự
việc thực tế đã diễn ra.
184 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Lựa chọn quy tắc xử sự tương ứng, phù hợp trong số các
loại nguồn pháp luật khác nhau được pháp luật thừa nhận

Làm rõ sự kiện thực tế trong mối liên hệ với quy phạm


pháp luật, đổng thời làm rõ hiệu lực và nội dung của quy phạm
pháp luật trong môì liên hệ với tình huống pháp lý.

Đưa ra phương án giải quyết phù hợp.


TỔ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành.
Thực tế đi vào cụ thể, điều rắc rối nhất trong quy trình áp
dụng pháp luật là việc xác định chính xác tình huống thực tế đã
xảy ra. Sự việc đã diễn ra chính là cơ sở thực tế, cơ sở này quyết
định bản chất và hệ quả pháp lý của việc áp dụng pháp luật.1
Khó khăn tiếp theo là cần tiến hành tìm kiếm trong các quy
phạm pháp luật đang có hiệu lực. Tiếp đến là đưa ra phương
án giải quyết và tổ chức thực hiện. Việc vận dụng pháp luật để
giải đáp một vân đề cụ thể chỉ đạt được kết quả tô't nhất khi
tình huôhg pháp lý được xác định một cách chính xác, đổng
thời tình huống đó phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của các
quy phạm pháp luật được vận dụng.2

a. Xác định, đánh giá toàn diện, khách quan, chính xác mọi tình
tiết của sự việc thực tê'đã diễn ra

Điều ràng buộc đối với mọi chủ thể áp dụng pháp luật
trước tiên phải là sự thật. Tiếp đó mới là vấn đề luật quy định
cho vấn đề pháp lý đó như thế nào và áp dụng ra sao.3

1 Khi áp dụng pháp luật cần lưu ý không thê’ lây những giả thuyết hay
những gì chưa được xác minh là sự thật để áp dụng pháp luật.
2 Muthorst, Grundlagen der Rechtswissenschaft - Methode, Begriff, System,
Mủnchen, 2011, s. 91 f.
3 Rủthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie, 6. Aufl., Mủnchen, 2011, Rn. 704 ff.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VẼ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 185

Điều quan trọng là cần xem xét tất cả những tình tiết của
vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Nếu cần thiết,
có thể phải sử dụng những biện pháp chuyên môn như giám
định để xác định chính xác tính chât của sự kiện. Không chỉ xác
định những tình tiết của sự việc, mà quan trọng hơn là cần phải
đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của những tình tiết đó.

Do đó, giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật đặt
ra yêu cầu cần phải nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy
đủ những tình tiết của vụ việc, bảo đảm sự khách quan công
bằng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ việc.

b. Lựa chọn quy tắc xử sự tưcmg ứng, phù hợp trong sô'các loại
nguồn pháp luật khác nhau được pháp luật thừa nhận

Quy phạm được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu
lực tại thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng. Mỗi quy phạm
pháp luật cụ thể được giải thích hay áp dụng đều phải đặt
trong một trật tự pháp luật tương ứng. Một quy phạm trước
tiên được đặt trong đạo luật tương ứng. Ngoài ra quy phạm đó
cũng được đặt trong môi liên hệ với các đạo luật khác trong
cùng trật tự pháp luật cũng như các nguyên tắc của Hiến pháp.
Như vậy trước hết, phải xác định lĩnh vực pháp luật nào điều
chỉnh vụ việc này, sau đó lựa chọn văn bản quy phạm pháp
luật, lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp với tính chât
của vụ việc. Chủ thể áp dụng pháp luật phải chỉ ra nguồn và cơ
sở của các quy phạm tương ứng từ hệ thống pháp luật, từ đó
mới có thể đưa ra được kết luận phù hợp. Người áp dụng pháp
luật không đi tìm duy nhất một quy phạm pháp luật cụ thể mà
đi tìm câu trả lời từ tổng thể hệ thông pháp luật để có một cái
nhìn bao quát, toàn diện giải quyết vấn đề pháp lý hay tình
huông pháp lý đặt ra.
186 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

c. Làm rõ sự kiện thực tế trong môí liên hệ với quy phạm pháp
luật, đồng thời làm rõ hiệu lực và nội dung của quy phạm pháp luật
trong môi liên hệ với tình huống pháp lý.

Tiếp theo, phải làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy
phạm pháp luật được lựa chọn. Đó là quá trình tư duy đòi hỏi
phải tuân theo những quy luật của logíc hình thức và logíc biện
chứng. Các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải có
năng lực nhận biết về mối liên hệ giữa những quy phạm pháp
luật và những hiện tượng xã hội, quan hệ giữa các quy phạm
trong hệ thống pháp luật cũng như quan hệ giữa tư tưởng và
hình thức ngôn ngữ của bản thân mỗi quy phạm pháp luật.

Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật
yêu cầu phải hiểu và lựa chọn đúng quy phạm pháp luật đang
có hiệu lực phù hợp với tình huống pháp luật tương ứng.

Muôn giải quyết được thấu đáo các tình huống pháp lý cần
phải làm rõ hai vân đề đó là tình huống pháp lý thực tế đã diễn
ra và quy phạm pháp luật được áp dụng cho tình huông pháp
lý đó. Việc xem xét qua lại giữa tình huông pháp lý và các quy
phạm pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
áp dụng pháp luật.

d. Tô’chức thực hiện

TỔ chức thực hiện pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá
trình áp dựng pháp luật. Đây là giai đoạn tiến hành những hoạt
động nhằm bảo đảm điều kiện về mặt vật chất, về kỹ thuật, về
nhân sự, tác nghiệp... cho việc thực hiện đúng pháp luật. Ở giai
đoạn này, cần tiến hành tốt các hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 187

3. "Lỗ hổng" của pháp luật và các phương thức khắc phục "lỗ hổng"
của pháp luật

Lỗ hổng của luật là trường hợp không có pháp luật điều


chinh để giải quyết một vụ việc pháp lý cụ thê phát sinh. Lô
hổng của luật xảy ra là tât yếu do tính chât đa dạng, phức tạp,
đổi thay liên tục của đời sống xã hội. Do thực tế cuộc sống xã
hội rất đa dạng, nên nhiều vấn đề phát sinh cần phải được
pháp luật quy định, nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật nào
điều chỉnh vân đề đó.
Nhiều quôc gia không quy định rõ thành một Điều luật cụ
thể về việc giải quyết lỗ hổng pháp luật, nhưng cũng có những
quốc gia quy định trực tiếp cách thức áp dụng pháp luật tương
tự trong một đạo luật, chẳng hạn: Điều 1 Khoản 2 và 3 Bộ luật
Dân sự của Cộng hòa Áo năm 1912 quy định rằng: "Nếu đạo luật
này không quy định một vân đ ề nào đó, Tòa án có thê áp dụng tập
quán pháp và nếu như không có tập quán thì thẩm phán có thể dựa
trên các nguyên tắc chung mà nhà làm luât đã đưa ra. Ngoài ra các
học thuyết pháp luật đã được thừa nhận cũng có thểlà căn cứ đ ể thẩm
phán dựa vào."
Các phương thức cơ bản về khắc phục lỗ hổng pháp luật

Áp dụng pháp luật tưomg tự


Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại: Tương tự quy
phạm pháp luật và tương tự pháp luật.
Áp dụng tương tự quy phạm -pháp luật là trường hợp cần phải
giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó nhưng chưa có quy
phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp, do vậy cần phải dựa trên
cơ sở quy phạm pháp luật điều chinh một trường hợp khác có
nội dung gần giông (tương tự như nhau) để vận dụng giải
quyết vụ việc thực tế. Như vậy đối với áp dụng tương tự quy
188 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

phạm pháp luật phải xác định được quy phạm pháp luật điều
chinh trường hợp khác có nội dung gần giông như vậy.
Áp dụng tương tự pháp luật là trường hợp cần phải giải
quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó nhưng chưa có pháp
luật điều chinh, do vậy cần phải dựa trên cơ sở những nguyên
tắc chung, dựa vào sự công bằng và lẽ phải, để giải quyết. ĐÔI
với áp dụng tương tự pháp luật cần phải xác định là không có
quy phạm pháp luật điều chinh vụ việc tương tự với vụ việc
cần giải quyết, nghĩa là không thể giải quyết vụ việc đó theo
nguyên tắc tương tự quy phạm pháp luật được. Đổng thời chủ
thể áp dụng pháp luật phải chỉ ra được nguyên tắc pháp luật
hay quan điểm pháp lý nào được áp dụng để giải quyết trường
hợp cụ thể đó.

Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo râ't cao
của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của
người áp dụng, vì vậy, nó chi được tiến hành khi có đủ những
điều kiện nhất định. Không được áp dụng pháp luật tương tự
một cách tùy tiện, cần phải chứng minh một cách chắc chắn
rằng vụ việc cần xem xét giải quyết đó đã không có quy phạm
pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh. Việc áp dụng pháp luật
tương tự phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và
nhân dân.

Riêng trong lĩnh vực hình sự, thẩm phán không được tùy
tiện áp dụng pháp luật tương tự. Điều 2 Bộ luật Hình sự Việt
Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định: "Chỉ người nào
phạm một hay nhiều tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự." Điều này có nghĩa rằng "vô
luật, bất hình" (nulla poena sine lege). Thẩm phán không được
phán quyết một người nào đó là tội phạm nếu người đó không
thực hiện một hay nhiều tội đã được Bộ luật Hình sự Việt Nam
quy định.
Phần thú nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 189

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực dân sự, "Tòa án không được từ
chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp
dụng" (Điều 4 Bộ luật Tô' tụng dân sự hiện hành). Nếu chưa có
luật để áp dụng, trước hết Tòa án phải áp dụng tập quán nhưng
không được trái với nhũng nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự. Nếu không có tập quán, thẩm phán sẽ áp dụng "tương
tự pháp luật". Nêu không thể áp dụng tập quán và tương tự
pháp luật, thẩm phán sẽ áp dụng "nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng". Việc áp dụng tương tự pháp
luật chính thức được ghi nhận tại Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.
Việc áp dụng án lệ trong xét xử có nhiều khả năng góp
phần khắc phục những khiếm khuyết của hệ thông pháp luật
khi có những quy định của pháp luật chưa rõ ràng hoặc chưa có
quy định cụ thể.
Về lẽ công bằng, trong Bộ luật Dân sự không định nghĩa
thế nào là lẽ công bằng. Tuy nhiên, ở Điều 45 Bộ luật Tố tụng
dân sự hiện hành có quy định: "Lẽ công bằng được xác định
trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận,
phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc
dân sự đó".

4. Xung đột pháp luật và cách thức giải quyết xung đột pháp luật
4.1. Xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật và xung đột giữa các quy phạm là
không thể tránh khỏi do việc hình thành một hệ thống pháp
luật là từ nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thậm chí cơ chế
chính trị khác nhau.1

1 Bringeivat, M ethodik der juristischen Fallbearbeitung, 2007, Rn. 117 ff.;


Engisch, Einíủhrung in das ịuristische Denken, 11. Aufl. 2010, s. 83 ff.
190 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

Xung đột pháp luật có hai dạng là xung đột pháp luật nội
và xung đột pháp luật ngoại. Xung đột pháp luật nội là sự khác
biệt, sự trái ngược khi có hai hay nhiều quy phạm pháp luật
trong cùng một hệ thông pháp luật đưa ra cách giải quyết khác
nhau cho một quan hệ xã hội hoặc một sự kiện pháp lý thực tế.
Xung đột pháp luật ngoại là sự khác biệt, sự trái ngược khi có các
quy định pháp luật của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật có
liên quan đưa ra cách thức giải quyết khác nhau về cùng một sự
việc, một quan hệ.

4.2. Các cách thức giải quyết xung đột pháp luật phố biến

Có ba cách thức giải quyết phổ biến đôì với xung đột pháp
luật nội gồm có:

Xung đột giữa quy phạm chung (lex generalis) và quy phạm
riêng (lex specialis): Trong trường hợp giữa quy phạm pháp luật
chung có tính nguyên tắc và quy phạm pháp luật cụ thể thì các
quy phạm riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước ("lex specialis
derogat legi generali"). Thông qua hoạt động giải thích pháp
luật, một quy phạm sẽ được xác định là quy phạm pháp luật có
tính nguyên tắc hay quy phạm pháp luật cụ thể.1
Xung đột giữa quy phạm mới (lex posterior) và quy phạm cũ (lex
priorior): Nếu xuất hiện hai quy phạm cùng điều chinh về một
vấn đề nhưng thời điểm có hiệu lực của hai quy phạm này là
khác nhau mà mâu thuẫn nhau thì áp dụng pháp luật theo
nguyên tắc ưu tiên quy phạm pháp luật được ban hành sau, có
hiệu lực gần với thời điểm hiện tại nhâ't ("lex posterior derogat
legi priori"). Đối với những trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy

1 Horn, Einíủhrung in die Rechtswissenschaft und Rechtsphilosophie, 4. Auf.


2007, Rn. 165 ff; Kohler-Gehrig, Einíủhrung in das Recht, 2010, s. 47 ff.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 191

đinh trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đôi với hành vi xảy ra trước
ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng CỊuy phạm của văn ban
mới. Trường hợp ngoại lệ, nếu văn bản quy phạm pháp luật có
quy đinh hiệu lực trở về trước (hiệu lực hổi tố), thì áp dụng
theo quy định đó.1
Xung đột giữa quy phạm có hiệu lực pháp lý cao hơn (lex
superior) và quy phạm có hiệu lực pháp lý thâp hơn (lex inỷerior):
trong trường hợp này phải ưu tiên áp dụng quy phạm nào có
hiệu lực pháp lý cao hơn ("lex superior derogat legi iníeriori ).
Đôi với các xung đột pháp luật ngoại, việc xử lý thường phức
tạp hơn. Thông thường, cách thức xử lý trước hết dựa vào sự
thoả thuận về khả năng lựa chọn quy định của một hệ thông
pháp luật nằm trong các nước có xung đột. Trong nhiều trường
hợp, để đi đến giải pháp cuối cùng phải nhờ đến phán quyết
của trọng tài quốc tế hoặc toà án quốc tế.
Khi áp dụng pháp luật cần nắm vững những quy định hiệu
lực về thời gian, không gian và đôi tượng áp dụng của văn bản
quy phạm pháp luật.

5. Giải thích pháp luật


5.1. Khái niệm và các hình thức giải thích pháp luật

Giải thích pháp luật là hoạt động không thể thiếu trong
quá trình đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Mục đích của
việc giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng, nội
dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật.

1 Lazenz, M ethodenlehre der Rechtswissenschaft, 6. Aufl. 1991, s. 273 ff;


Meier, Der Denkvveg der Juristen, 2000, s. 46 ff; Puppe, Kleine Schule des
juristischen Denkens, 2008, s. 49 ff.
192 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

Phân loại theo tính chất và hiệu lực của sản phẩm giải
thích, có hai hình thức là giải thích pháp luật chính thức và giải
thích pháp luật không chính thức.

- Giải thích pháp luật không chỉnh thức là hình thức giải thích
được tiến hành bởi bất kỳ một loại chủ thể nào, kết quả giải
thích pháp luật không có giá trị bắt buộc. Hình thức giải thích
pháp luật không chính thức có ý nghĩa quan trọng đối với việc
tìm hiểu, nhận thức pháp luật, ý thức pháp luật của các chủ thể,
hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật. Giải thích pháp luật
không chính thức được thể hiện trong nhiều hình thức đa dạng:
trong các sách tham khảo, chuyên khảo pháp lý, bình luận văn
bản, quy phạm, nguyên tắc pháp luật...
- Giải thích pháp luật chính thức là hình thức giải thích pháp
luật được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền. Các kết quả
giải thích có hiệu lực pháp lý bắt buộc, và việc giải thích này
được ghi nhận trong văn bản giải thích pháp luật. Chủ thể, đôì
tượng, cách thức, quy trình... của giải thích pháp luật chính
thức được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Giải thích pháp luật chính thức bao gồm hai hình thức cơ
bản là giải thích pháp luật chính thức mang tính quy phạm và
giải thích pháp luật chính thức mang tính vụ việc. Giải thích
pháp luật mang tính quy phạm là hoạt động nói cho rõ ý chí của
lập pháp, còn giải thích pháp luật mang tính vụ việc là hoạt
động xem cho rõ ý chí của lập pháp, một bên là thuyết minh,
một bên là tìm hiểu, một bên là để thực hiện chung, thường là
giải thích của người xây dựng pháp luật. Giải thích pháp luật
phải đảm bảo các nguyên tắc như: khách quan, trung thực; tôn
trọng ngôn ngữ quy phạm; tôn trọng ý chí của cơ quan lập
pháp; tôn trọng mục đích của văn bản pháp luật; hệ thông hóa
giải thích pháp luật v.v...
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT 193

5.2. Các phương pháp giải thích pháp luật và giải thích pháp luật ở Việt Nam

Nhà luật học người Đức ĩrỉedrich Carl von Savigny (1779 -
1861) là một trong những người đầu tiên xây dụng phương
pháp giải thích quy phạm pháp luật. Theo thời gian, phương
pháp này được bổ sung, phát triển trở thành phương pháp phổ
biến trong khoa học pháp lý ở nhiều nước trên thế giới.1 Nội
dung của phương pháp này hiểu một cách đơn giản nhâ't gổm
bôn công cụ giải thích: giải thích có tính chất ngữ pháp, giải thích có
tính chất nguồn gốc lịch sử, giải thích có tính chất hệ thống và giải
thích có tính chất mục đích luận.2
Giải thích có tính chất ngữ pháp là việc giải thích quy phạm
pháp luật một cách chính xác về mặt ngôn ngữ cũng như văn
phạm nhằm làm rõ nghĩa của từ. Từng từ, từng đoạn trong quy
phạm phải được giải thích, làm rõ theo cả nghĩa phổ thông -
nghĩa mà một người dân bình thường khi đặt vào tình huống
đó sẽ hiểu và cả ngôn ngũ’ chuyên ngành cụ thể.3
Giải thích có tính chất nguồn gốc lịch sử là việc giải thích quy
phạm pháp luật thông qua cơ sở lập luận của các nhà khoa học,
đặc biệt là những nhà lập pháp được thể hiện từ khi vâh đề đó
phát sinh đến khi trở thành luật.

Giải thích có tính chất hệ thôhg là việc giải thích quy phạm
pháp luật trong việc xem xét tổng quát môĩ quan hệ giữa quy
phạm pháp luật đó với các quy phạm pháp luật khác có liên quan.

1 K. Engisch, Einíủhrung in das juristische Denken, 9. Aufl., 1997, s. 106f


Schmacke, Juristische Methodik, 3. Aufl., 1995, s. 50.
2 Grôpl, Staatsrecht I mit Einíủhrung in das juristische Lernen, 4. Aufl., 2012,
Rn. 203f.; Sodan/Ziekow, Grundkurs Õffentliches Recht, 4. Aufl. 2010, § 2.
Rn. 6ff.
3 Grỏpl, Staatsrecht I mit Einíủhrung in das juristische Lernen, 4. Auíl., 2012,
Rn. 203f.
194 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Phương pháp giải thích hệ thống có mục đích làm rõ nội dung,
tư tưởng quy phạm pháp luật thông qua việc đối chiếu nó với
các quy phạm khác; xác định vị trí của quy phạm đó trong chế
định pháp luật, ngành Luật cũng như trong toàn bộ hệ thống
pháp luật.1
Giải thích có tính chất mục đích luận: Giải thích có tính mục
đích luận là chi ra được nội dung của quy phạm pháp luật, theo
ý nghĩa và mục đích khách quan của quy phạm. Mục đích và ý
nghĩa của quy phạm nhiều trường hợp không phải là ý muốn
nguyên thủy của nhà làm luật, mà là mục đích khách quan
được thể hiện ra bên ngoài, thông qua tác động mà nó đem lại.2
Các phương pháp, hình thức giải thích trên không loại trừ
lẫn nhau. Khi giải thích quy phạm pháp luật, phải tiên hành
đổng thời các phương pháp kể trên để khắc phục, loại trừ sự
nhận thức và áp dụng không đúng pháp luật.
Ngoài ra còn có các phương pháp giải thích pháp luật khác
như: Phương pháp giải thích so sánh, đôi chiếu; Phương pháp
giải thích mở rộng; Phương pháp giải thích rút gọn v.v...
Ở Việt Nam, mô hình giải thích pháp luật ở Việt Nam là
mô hình Cơ quan lập pháp giải thích pháp luật, với chủ thể
chính thức là ú y ban Thường vụ Quôc hội.

1 Grôpl, Staatsrecht I mit Einfủhrung in das juristische Lernen, 4. Aufl., 2012,


Rn. 203f.
2 Liên quan đến vấn đê' giải thích có tính mục đích luận, nhà triết học pháp
luật Đức Gustav Radbruch (1878 - 1949) - người được đánh giá là một
trong những nhà triết học pháp luật có ảnh hưởng nhất của th ế kỷ XX đã
đưa ra một khắng định nối tiếng: Một đạo luật có thê’ khôn ngoan hơn cả
nhà làm luật (Das Gesetz kann klủger als der Gesetzgeber sein) (BVeríGE
36, 342 [362]).
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 195

Theo pháp luật hiện hành, đối tượng của hoạt động giải
thích pháp luật ở Việt Nam là Hiến pháp, luật, pháp lệnh, trong
trường hợp có các cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.
Hình thức sản phẩm giải thích pháp luật là Nghị quyết và được
áp dụng cùng với văn bản được giải thích

Giải thích pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc: đúng với
tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến
pháp, luật, pháp lệnh; phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của
Hiến pháp, luật, pháp lệnh; và không được sửa đổi, bổ sung
hoặc đặt ra quy định mới.
Thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
thuộc về: Chủ tịch nước, Hội đổng dân tộc, ủ y ban của Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, ủ y ban Trung ương Mặt trận
Tổ quổc Việt Nam, cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên
của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Uy ban
thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT


7. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các quan hệ pháp luật

- Khái niệm "quan hệ pháp luật"


Quan hệ pháp luật là một dạng (loại hình) quan hệ xã hội,
nên cũng có những đặc điểm chung như các quan hệ xã hội
khác. Đồng thời, quan hệ pháp luật còn có nhiều đặc điểm
riêng. Quan hệ xã hội là nội dung vật chất của quan hệ pháp
luật, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã
hội, xuâ't hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của các quy phạm pháp
luật và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó các chủ thể
196 g i A o t r ìn h đ ạ i Cương về n h à n ư ớ c v à ph á p lu ậ t

tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhâ't định, được nhà
nước bảo đảm thực hiện1.

- Những đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật

- Quy phạm pháp luật ỉà cơ s ở của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên
cơ sở quy phạm pháp luật tương lóng. Nhưng nếu hiểu theo
nghĩa rộng, nhất là trong xã hội pháp quyền, dân chủ, quan hệ
pháp luật còn xuất hiện trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chứ
không chỉ trên cơ sở các quy phạm pháp luật cụ thể điều chinh.
Đổng thời, cũng có những loại quy phạm pháp luật được thực
hiện không thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể.

- Các chủ thể quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định
Các quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của các quan hệ
pháp luật. Mỗi chủ thể quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ
pháp lý tương ứng với chủ thể hữu quan trong quan hệ pháp
luật đó.

- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí.


Đặc điểm này thể hiện: tính ý chí của quan hệ pháp luật
được thể hiện ở ý chí nhà nước (được thể hiện trong các quy
phạm pháp luật) và ý chí của bản thân các chủ thể quan hệ
pháp luật.

- Quan hệ pháp luật có tính xác định, cụ thể


Quan hệ pháp luật xuất hiện (thay đổi, chấm dứt) trên cơ
sở quy phạm pháp luật, khi có những sự kiện pháp lý nhâ't định

1 Hoàng Thị Kim Quê' Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học
Quôc gia Hà Nội, 2015, tr. 404.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 197

xảy ra như phần giả định của quy phạm đã dự liệu, có những
chủ thể nhâ't định tham gia - những cá nhân, tổ chức cụ thể.

- Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo vệ, bảo đảm thực hiện
Quan hệ pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
và bằng nhiều phương tiện, điều kiện khác trong đó có sự tự
giác thực hiện của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, bằng
dư luận xã hội...

- Phân loại các quan hệ-pháp luật.

Có nhiều tiêu chí phân loại các quan hệ pháp luật, tiêu biểu
như sau:
Căn cứ vào tiêu chí các ngành luật, quan hệ pháp luật được
phân thành các quan hệ pháp luật: hiến pháp, hành chính; tài
chính; hình sự; dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh tế; thương
mại; đâ't đai v.v...; các quan hệ pháp luật về nội dung, các quan
hệ pháp luật về thủ tục. Việc phân định nêu trên cũng mang
tính châ't tương đôi trong bôi cảnh quan hệ xã hội được pháp
luật điều chình ngày càng trở nên đa dạng, có mối liên hệ chặt
chẽ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau.
Căn cứ vào các chức năng của pháp luật, có thể phân thành
các quan hệ pháp luật điều chỉnh, các quan hệ pháp luật bảo vệ.
Quan hệ pháp luật điều chỉnh là quan hệ được hình thành
trên cơ sở các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật bảo vệ lại được xuâ't hiện do các hành vi
vi phạm pháp luật và liên quan với sự áp dụng các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào mức độ cụ thể và theo cơ cấu chủ thể, quan hệ


pháp luật được phân thành: các quan hệ pháp luật cụ thể và các
quan hệ pháp luật chung.
198 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Các quan hệ pháp luật cụ thể bao gồm: các quan hệ pháp
luật tuyệt đối, các quan hệ pháp luật tương đối.
Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối, chi có một chủ thể
được xác định, đó là chủ thể có quyền, các chủ thể còn lại
(không xác định, bất kỳ ai) có nghĩa vụ không được vi phạm
quyền đó. Quan hệ pháp luật về quyền sở hữu là ví dụ điển
hình vê' quan hệ pháp luật tuyệt đô'i hoặc quan hệ pháp luật về
quyền tự do thân thể của cá nhân v.v... Trong các quan hệ
pháp luật tương đối có sự xác định rõ về các chủ thể tham gia.
Ví dụ, quan hệ pháp luật hợp đổng mua - bán, quan hệ pháp
luật lao động v.v...

Quan hệ pháp luật chung

Theo quan điểm thừa nhận có quan hệ pháp luật chung,


quan hệ pháp luật chung là những quan hệ pháp luật phát
sinh trực tiếp từ các quy phạm hiến pháp và của các văn bản
quy phạm pháp luật khác, là cơ sở để hình thành các quan hệ
pháp luật cụ thể. vấn đề này đang còn tranh luận trong lý
luận pháp luật.

2. Cấu trúc (thành phẩn) của quan hệ pháp luật

Câu trúc hay thành phần của một quan hệ pháp luật
bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây: chủ thể, nội dung
(quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý) và khách thể của quan
hệ pháp luật.

- Chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật.

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có khả năng


trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, có những quyền và
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VẦ PHÁP LUẬT 199

nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Muôn trở
thành chủ thê của quan hệ pháp luật, chủ thê pháp luật phải có
điều kiện pháp lý là năng lực chủ thể.
- Chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức tham gia
quan hệ pháp luật, có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý,
có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật để tham gia
vào quan hệ pháp luật nhâ't định.
Năng lực chủ thể bao gổm hai yếu tố: năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật là năng lực (khả năng) do quy phạm
pháp luật quy định của chủ thể có các quyền chủ thể và các
nghĩa vụ pháp lý để trở thành các chủ thê (các bên tham gia)
quan hệ pháp luật, ví dụ, năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân, theo điều 16 Bộ luật Dân sự, là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng
lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và châm dứt khi người
đó chết.
Năng lực hành vi là năng lực (khả năng) của chủ thể bằng
chính hành vi của mình để xác lập và thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khả
năng này cũng được nhà nước xác nhận trong các quy phạm
pháp luật nhất định.

- Các loại chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm các cá nhân, tô chức có
năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật.
200 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

Cá nhân bao gồm: công dân, người nước ngoài, người


không có quốc tịch.

Cá nhân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp
luật. Năng lực chủ thể của cá nhân xuất hiện từ lúc sinh ra, vì
từ thời điểm đó, họ được công nhận là chủ thể pháp luật.
Thời điểm xuất hiện năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của cá nhân không diễn ra đổng thời, năng lực pháp luật của
cá nhân xuâ't hiện từ lúc sinh ra (như trong quan hệ dân sự),
còn năng lực hành vi thì muộn hơn, chỉ khi nào công dân đã đạt
được một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. Đôi với
người không có năng lực hành vi, việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của họ được thực hiện bởi người đại diện theo quy
định của pháp luật.
Về nguyên tắc chung, căn cứ xác định mức độ năng lực
hành vi của cá nhân bao gồm: độ tuổi, khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lý về hành vi. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng
lĩnh vực quan hệ pháp luật, điều kiện cụ thể của năng lực hành
vi công dân còn có thể là sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn nghề nghiệp v.v... Trong một số lĩnh vực quan hệ
xã hội, pháp luật quy định năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của cá nhân xuất hiện cùng một thời điểm.

- Người nước ngoài và người không có quốc tịch


Người nước ngoài và người không có quốc tịch có thể trở
thành các chủ thể của nhiều quan hệ pháp luật như: quan hệ
pháp luật lao động, dân sự, tố tụng v.v... Nhưng họ không thể
là chủ thể của một số quan hệ pháp luật như bầu cử, thực hiện
nghĩa vụ quân sự, hoặc bị hạn chế ở một sô' lĩnh vực quan hệ
pháp luật khác.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN BÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 201

- Các tô’chức
Các tổ chức cũng là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp
luật. Các tổ chức bao gổm các tổ chức nhà nước và các tổ chức
phi nhà nước. Cụ thể là: các cơ quan nhà nước, nhà nước nói
chung, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Nhà nước nói chung cũng là chủ thể quan hệ pháp luật,
nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật, đại diện
cho chủ quyền quốc gia, tham gia vào nhiều loại quan hệ pháp
luật quan trọng như về sở hữu nhà nước, quan hệ pháp luật
hành chính, hình sự, đất đai... các quan hệ pháp luật quốc tế và
nhiều quan hệ pháp luật khác.
Các cơ quan nhà nước với tư cách là các pháp nhân công
quyền, thay mặt nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật
theo quy định của pháp luật. Năng lực chủ thể của các cơ quan
nhà nước thể hiện trong thẩm quyền của chúng được quy định
trong các văn bản pháp luật tương ứng.
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở
thành chủ thể quan hệ pháp luật.

- Pháp nhân

Trong nhiều loại quan hệ pháp luật như kinh tế, dân sự,
thương mại... tổ chức có tư cách pháp nhân mới có khả năng trở
thành chủ thể. Pháp nhân là một tổ chức, theo pháp luật Việt
Nam có các điều kiện cơ bản sau đây: được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tụ' chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh minh
tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, các loại pháp
nhân bao gổm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
202 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các tổ chức khác theo quy
định pháp luật(tham khảo các điều 100, 84 Bộ luật Dân sự).

- Nội dung của quan hệ pháp luật

Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý hợp thành nội dung


của quan hệ pháp luật.

Quyền pháp lý chủ thể:

Quyền pháp lý chủ thể là khả năng xử sự (hành vi) của các
chủ thể quan hệ pháp luật được quy phạm pháp luật quy định
và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Quyền chủ thể có những đặc điểm cơ bản sau (các yếu tố
của quyền chủ thể).
- Chủ thể có khả năng được hành động trong khuôn khổ
do quy phạm pháp luật xác định trước (được quyền thực hiện
những hành vi mà pháp luật cho phép);
- Chủ thể có khả năng yêu cầu bên kia của quan hệ pháp
luật thực hiện nghĩa vụ của họ;
- Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện sự cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ
thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền chủ thể của mình
bị bên kia vi phạm.

Nghĩa vụ pháp lý:

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật là hành vi


xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật quy định trước, mà
một bên của quan hệ pháp luật đó phải thực hiện nhằm đáp
úng quyền của các chủ thể khác.
Phán thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VẾ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT 203

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật có các đặc
điểm cơ bản (các yếu tố cơ bản) sau:
- Phải thực hiện những hành vi nhất định theo quy định
của quy phạm pháp luật tương úng nhằm đáp ứng quyền của
các chủ thể khác;
- Phải kiềm chế không thực hiện một s ố hành vi nhất định
theo quy định pháp luật (tự kiềm chế không thực hiện những
hành vi bị câm);
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các
quy định của pháp luật. Nghĩa vụ pháp lý sẽ được đảm bảo
thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước nếu chủ thể không
tự nguyện thực hiện.

- Khách thể của quan hệ pháp luật

Trong lý luận pháp luật còn có nhiều quan điểm về khách


thể của quan hệ pháp luật. Theo quan niệm chung, khách thể
quan hệ pháp luật là những gì mà các bên mong muốn đạt
được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, là cái mà quan hệ
pháp luật hướng tới, tác động tới, đó là những lợi ích vật chất,
chính trị, tinh thần.
Hình thức (các loại) của khách thể quan hệ pháp luật
bao gổm:
- Tài sản vật chất, tiền, vàng, bạc, đá quý, nhà ở, xe máy,
các loại hàng hoá khác...
- Sản phẩm của sáng tạo tinh thần.
- Những lợi ích phi vật chất như âm nhạc, cuộc sống, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm...
- Hành vi của các chủ thể quan hệ pháp luật.
204 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

3. Những điểu kiện (cán cứ) phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật có thể xuâ't hiện, thay đổi, châm dứt chi
trong những điều kiện (căn cứ) nhất định. Những điều kiện đó
là: quy phạm pháp luật, chủ thể có năng lực chủ thể, sự kiện
pháp lý.

- Quy phạm pháp luật và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

Quy phạm pháp luật là cơ sở cho sự xuất hiện, thay đổi,


chârn dứt các quan hệ pháp luật tương ứng. Quy phạm pháp
luật xác định cho cá nhân những quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định.
Quan hệ pháp luật là hình thức thực hiện quy phạm pháp
luật. Về nguyên tắc chung, thông qua các quan hệ pháp luật,
các quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sông.
Nhưng cũng có những loại quy phạm pháp luật được thực
hiện nhưng không có quan hệ pháp luật được thiết lập. Đó là
những trường hợp cá nhân tự kiềm chế không thực hiện
những hành vi bị cấm.
- Sự hiện diện của các chủ thể có năng lực chủ thể.
Nếu chi có quy phạm pháp luật điều chình không thôi thì
chưa đủ, còn cần đến cả sự hiện diện của các chủ thể có năng
lực chủ thể: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

- Sự kiện pháp lý
- Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những hoàn cảnh, tình huống, điều


kiện của đời sống thực tế, được ghi nhận trong phần giả định
của các quy phạm pháp luật mà nhà làm luật gắn với sự phát
sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi
chúng xảy ra.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẲT 205

Sự kiện pháp lý được quy định trục tiếp ở phần giả định,
gián tiếp được quy định ở phần quy định và chế tài của quy
phạm pháp luật. Sự kiện pháp lý rất đa dạng, ví dụ, sự kiện
vượt đèn đỏ trong tham gia giao thông, sự kiện khiếu nại, tố
cáo, sự kiện sinh, chết, trộm cắp v.v...
Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh một quan hệ
pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật. Trong nhiều trường
hợp phải có nhiều sự kiện pháp lý mới làm phát sinh quan hệ
pháp luật như để phát sinh quan hệ pháp luật hưu trí cần đạt
được một độ tuổi nhất định, thâm niên công tác, quyết định
nghi hưu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phân loại sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý rất đa dạng, phong phú, có thể phân loại


theo nhiều tiêu chí khác nhau. Những cách phân loại cơ bản,
phổ biến nhâ't là theo tiêu chí (dấu hiệu) ý chí và hậu quả pháp
lý mà sự kiện pháp lý dẫn đến.

- Theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành hành vi
và sự biến.
Hành vi (hành động và không hành động) là nhũng sự kiện
xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của con người và sự hiện diện
của chúng đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định theo quy
định của pháp luật.
Hành vi được phân thành hai loại: hành vi hợp pháp và
hành vi bất hợp pháp.
Hành vi hợp pháp râ't đa dạng, có thể liên quan đến việc sử
dụng quyền, chấp hành nghĩa vụ pháp lý, không làm những
điều pháp luật cấm.
Hành vi bất hợp pháp có nhiều loại như hành vi phạm tội
hình sự và hành vi vi phạm pháp luật khác. Hành vi vi phạm
206 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

pháp luật dẫn đến việc xuất hiện những quan hệ pháp luật bảo
vệ, quan hệ pháp luật về trách nhiệm pháp lý tương ứng.
Sự biên là sự kiện khách quan xảy ra không phụ thuộc vào
ý chí con người nhưng trong những trường hợp nhâ't định, nhà
làm luật cũng gắn với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
quan hệ pháp luật cụ thể. Những sự kiện sau được coi là sự
biến như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn do sét đánh, thời hạn trôi
qua; cái chết tự nhiên của con người.
Sự biến tuyệt đôì xảy ra trong thiên nhiên, hoàn toàn không
phụ thuộc vào ý muôn con người: động đất, bão lụt, sét đánh,
núi lửa, bão từ.
Sự biên tưcmg đôĩ xảy ra do hành vi con người thực hiện
nhưng hậu quả xảy ra lại không phụ thuộc vào ý muôn của chủ
thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với họ như
hành vi đô't lửa trong khi đi cắm trại gây cháy rừng...

- Căn cứ vào hậu quả pháp lý mà sự kiện pháp lý đem lại


Theo dâu hiệu hậu quả pháp lý của sự kiện pháp lý, có thể
phân thành: sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật,
sự kiến pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp
lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 207

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cữu, HỌC TẬP

1. Khái niệm, đặc điểm của xây dựng pháp luật, nội dung, chủ
thể và sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật.
2. Các nguyên tắc cơ bản và vai trò của hoạt động xây dựng
pháp luật.
3. Quy trình xây dựng pháp luật gồm những công đoạn nào?
Môì quan hệ giữa xây dựng chính sách và soạn thảo pháp luật.
4. Hệ thống hoá pháp luật và phân biệt giữa tập hợp hoá và
pháp điển hoá, cho ví dụ minh hoạ.
5. Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện
pháp luật.
6. Áp dụng pháp luật: khái niệm, các đặc điểm cơ bản.
7. Lỗ hổng pháp luật và các phương thức khắc phục lỗ hổng
pháp luật.
8. Xung đột pháp luật là gì? Có những cách thức giải quyết
xung đột pháp luật nào?
9. Khái niệm giải thích pháp luật, các hình thức, nguyên tắc
giải thích pháp luật.
10. Các phương pháp giải thích pháp luật, giải thích pháp luật
ở Việt Nam hiện nay.
11. Quan hệ pháp luật: khái niệm, các đặc điểm cơ bản.
12. Câu thành của quan hệ pháp luật.
13. Năng lực pháp luật, năng lực hành vi.
14. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
208 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí Úc (Chủ biên), Những vân đ ề lý luận cơ bản v ề nhà


nước và pháp ỉuật, NXB. Chính trị Quôc gia Hà Nội, 1995.
2. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
NXB. Đại học Quô'c gia Hà Nội, 2016.
3. Phạm Thị Duyên Thảo, Một sô'vân đ ề về giải thích pháp luật
chính thức ở Việt Nam hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2014.
4. Nguyễn Hoàng Anh, "Áp dụng nguyên tắc pháp luật trong
hoạt động xét xử", Nghiên cứu lập pháp, Sô' 11/2004, tr. 53 - 56.
5. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Giới hạn chính đáng đôĩ với
quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2015.
Chương 7

Ý THỨC PHÁP LUẬT,


• VĂN HÓA PHẤP w
LUẬT •
VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

I. Khái niệm, cấu trúc (cơ cấu) và các hình thức của ý thức pháp luật
1. Khái niệm và cấu trúc (cơ cấu) của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là những quan niệm, quan điểm về pháp


luật, là thái độ, tâm lý, cảm xúc, tâm trạng, nguyện vọng của
con người vê' pháp luật, về thực tiễn pháp luật. Một trong
những phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là: "thái độ
chủ quan của con người đô'i với pháp luật hiện hành và mong
muôn về những quy định pháp luật m ớ i..."1.
Ý thức pháp luật là những tư tưởng, học thuyết, quan
điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về hiên
pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp,
pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn
hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành,
pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tính

1 x .x . Alêchxâyép. Pháp luật trong cuộc sông của chúng ta, NXB. Pháp lý, Hà
Nội, 1986, Tr. 91
210 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

hợp pháp hay không hợp pháp trong các quyết định, hành vi
của các cá nhân, tổ chức nhà nước và xã hội; về quyền, nghĩa vụ
của con người, về công bằng, bình đẳng; vê' trách nhiệm nhà
nước đối với con người và xã hội.

Cơ cấu (cấu trúc) của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một hiện tượng pháp lý phức tạp, đa


dạng về nội dung và các hình thức (dạng thức) thể hiện.
Ý thức pháp luật xét về cơ cấu (cấu trúc) bao gồm hai bộ
phận cấu thành cơ bán là tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật.

- Tâm lý pháp luật

Tâm lý pháp luật là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, thái độ
của con người đối với pháp luật và đối với các hiện tượng pháp
luật trong đời sống xã hội. Ví dụ: tình cảm, thái độ đôi với sự
công bằng, bình đẳng trong cách giải quyết các vụ việc pháp lý;
nỗi sợ hãi trước khả năng bị áp dụng hình phạt, sự đánh giá đối
với bản án, quyết định của tòa án; ý thức về sự cần thiết và giá trị
nhân văn của các quy định pháp luật về an toàn giao thông v.v...

Tâm lý pháp luật thường được hình thành một cách tự


phát trong đời sống thường nhật của con người trưóc các hiện
tượng trong đời sống nhà nước và pháp luật. Thái độ quan tâm,
phẫn nộ hay trung lập, lãnh đạm, thờ ơ đối với các hành vi vi
phạm pháp luật... đều là những biểu hiện đa dạng, nhạy cảm về
tâm lý pháp luật của các cá nhân. So với tư tưởng pháp luật,
tâm lý pháp luật là bộ phận mang tính bền vững, bảo thủ hơn,
gắn bó hơn với tập quán, truyền thống, thói quen của con
người, được hình thành chậm chạp và thường biến đổi chậm.

Tâm lý pháp luật của cá nhân chịu sự tác động của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện kinh tê' lao động,
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 211

việc làm, hệ thông thông tin, ý thức pháp luật của những người
xung quanh, hoạt động quản lý xã hội, thực hiện và áp dụng
pháp luật; niềm tin vào chính sách, pháp luật, mức độ thụ
hưởng các quyền, lợi ích; trình độ học vấn, văn hoá, tính cách,
trạng thái tâm lý; tình trạng sức khoẻ; các mối quan hệ gia đình
và xã hội của cá nhân v.v...

- Tư tưởng pháp luật

Tư tưởng pháp luật là hệ thông các quan điểm, học thuyết,


các khái niệm, phạm trù chính trị-pháp luật thể hiện quan
điểm, thái độ và sự đánh giá của con người về pháp luật. Ý thức
pháp luật trên bình diện tư tưởng pháp luật chính là nhận thức
pháp luật, nhận thức thực tiễn pháp luật, các quan điểm lý luận
về pháp luật và nhà nước.

Giữa tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật có mối quan


hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động lẫn nhau. Tâm lý pháp luật
có tính độc lập tương đôi với pháp luật, với tư tưởng pháp luật
và có vai trò quan trọng đô'i với sự hình thành, phát triển của tư
tưởng pháp luật. Sự tác động, vai trò của tâm lý pháp luật được
thể hiện rõ nét trong xây dụng chính sách, pháp luật, trong sự
hình thành và phát triển của lý luận pháp luật. Tư tưởng pháp
luật có vai trò định hướng đôi với tâm lý pháp luật, giúp cho
con người nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về pháp luật, về các
giá trị của công bằng, bình đẳng, quyền, tự do và phát triển của
con người.

2. Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật theo tiêu chí về mức độ, trình độ và phạm
vi nhận thức pháp luật, có thể chia thành: ý thức pháp luật thông
thường, ý thức pháp luật lý luận, ý thức pháp luật nghề nghiệp.
212 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHAP l u ậ t

- Ý thức pháp luật thông thitờng

Ý thức pháp luật thông thường (còn được gọi là ý thức


pháp luật phổ thông) là những quan niệm, nhận thức, tri thức;
tình cảm, thái độ của con người đối với các hiện tượng pháp
luật, hình thành một cách trực tiếp trong đời sống thực tiễn
hàng ngày. Những tri thức kinh nghiệm phong phú, gần gũi
với cuộc sống sinh động của ý thức pháp luật thông thường có
vai trò rất quan trọng, là tiền đề cho sự hình thành các ý tưởng
khoa học, các lý thuyết khoa học về pháp luật1.

- Ý thức pháp luật mang tính lý luận


Ý thức pháp luật lý luận được thể hiện dưới dạng các quan
điểm, học thuyết, trường phái khác nhau vê' pháp luật, về nhà
nước; về nhận thức pháp luật, bản chất, giá trị xã hội của pháp
luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
như chính trị, đạo đức, văn hoá... Những quan điểm về pháp
luật của ý thức pháp luật mang tính lý luận thường có tính khái
quát hoá, tính hệ thống cao, được xây dụng trên cơ sở khoa học
đúc kết từ thực tiễn.
Ý thức pháp luật lý luận có vai trò định hướng đối với ý
thức pháp luật thông thường của các cá nhân để có nhận thức
đúng đắn hơn về pháp luật, về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của cá nhân, công dân và nhà nước.

- Ý thức pháp luật nghề nghiệp


Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự nhận thức, quan điểm,
thái độ, tình cảm đối với pháp luật nói chung, đối với các quy
định pháp luật liên quan trực tiếp đến công việc của những

1 Tham khảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triêì học Mác - Lênin, NXB.
Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2004, tr. 423 - 425.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 213

người hành nghề luật nói riêng. Tiêu biểu cho ý thức pháp luật
nghề nghiệp theo quan niệm chung là ý thức pháp luật của các
thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, thanh tra viên, các luật gia;
cán bộ làm công tác tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ pháp luật, phổ biến,
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu pháp luật.

- Theo tiêu chí chủ thể ý thức pháp luật, có thể phân thành: ý
thức phấp luật cá nhân, ý thức pháp luật của các nhóm xã hội và ý
thức pháp luật xã hội

+ Ý thức pháp luật cá nhân

Ý thức pháp luật cá nhân là những quan điểm, quan niệm,


thái độ, tình cảm, nhận thức, hiểu biết pháp luật của mỗi cá
nhân. Ý thức pháp luật của các cá nhân không hoàn toàn giống
nhau bởi có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan, vào môi trường điều kiện xã hội, điều kiện, hoàn cảnh
sống của họ.

+ Ý thức pháp luật của các nhóm xã hội và toàn xã hội


nói chung

• Ý thức pháp luật nhóm

Ý thức pháp luật nhóm là những quan điểm, thái độ, tình
cảm của các nhóm xã hội, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội,
của các hội nghề nghiệp. Ý thức pháp luật nhóm phản ánh
những đặc điểm của các nhóm xã hội nhât định.

• Ý thức pháp luật xã hội

Ý thức pháp luật xã hội là các quan niệm, quan điểm, thái
độ, tình cảm, cách đánh giá của nhằn dân, của các dân tộc trong
phạm vi toàn xã hội, mang tính châ't đặc trung tương đối của
mỗi quốc gia, dân tộc.
214 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

Ngày nay, dưới tác động của quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền, công cuộc cải cách kinh tế, cải cách bộ máy nhà
nước và hệ thống pháp luật, những nhận thức về pháp luật nêu
trên đang dần dần được xóa bỏ. Tính tích cực pháp luật của
nhân dân đã được hình thành như ý thức tôn trọng, tuân thủ
pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích của bản
thân và của những người khác; tích cực tham gia góp ý kiến xây
dựng chính sách và pháp luật...

II. Đặc điểm C0 bản của ý thức pháp luật và mối quan hệ giữa ý thức pháp luật
và pháp luật
1. Đặc điểm cơ bàn của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Đặc điểm 1
Ý thức pháp luật chịu sự quy định, tác động của tồn tại
xã hội
Ý thức pháp luật của con người chịu sự tác động mạnh mẽ,
thường xuyên không chỉ từ những điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, từ thực tiễn pháp luật mà còn từ các yếu tố
khoa học, công nghệ, thông tin. Cũng như tất cả các hình thái ý
thức xã hội khác, ý thức pháp luật chịu sự quy định, tác động
mạnh mẽ của tổn tại xã hội - thực tiễn xã hội trong đó có thực
tiễn pháp luật. Các Mác đã khẳng định: "Không phải ý thức của
con người quyết định sự tổn tại của họ, trái lại, chính sự tổn tại
xã hội của họ quyết định ý thức của họ"1.
- Đặc điểm 2
Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật

1 Các Mác và Ph.Ăttgghen, Toàn tập, Tập 3, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, tr.15.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 215

Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thê hiện
ở những điểm cơ bản sau: tính lạc hậu, tính tiên phong, tính kê
thừa, sự tác động trở lại tổn tại xã hội và các hình thái ý thức xã
hội khác.

• Sự lạc hậu của ý thức pháp luật so với tôn tại xã hội, thực tiễn
xã hội.
Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn xã hội
và thực tiễn pháp luật. Nhận thức, thái độ, sự đánh giá của con
người đối với pháp luật, nhà nước trong nhiều trường hợp
chưa theo kịp sự thay đổi, phát triển của đời sống xã hội. Biểu
hiện rõ nét trong lĩnh vực tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp
luật: khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng những quan niệm,
quan điểm, lối tư duy pháp luật, nhận thức pháp luật cũ của
con người vẫn còn tổn tại dai dẳng cả trong chính sách, quy
định pháp luật lẫn cách thức thực hiện, áp dụng pháp luật.
Khi nhũng điều kiện xã hội đã thay đổi, song những tàn dư
của ý thức pháp luật cũ vẫn lưu giữ lại ở mức độ này hay mức
độ khác. Sức ỳ dai dẳng trong nhận thức, tư tưởng của con
người so với yêu cầu của thực tiễn hiện tại là hiện tượng tồn tại
khá phổ biến không chỉ ở người dân mà cả trong một bộ phận
cán bộ nhà nước có liên quan đến pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta ở một bộ phận không
nhỏ dân cư vẫn còn biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến
như sự thờ ơ, coi thường pháp luật, chưa có thói quen xử sự
theo pháp luật. Hoặc những tư tưởng, quan niệm, ý thức pháp
luật của thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp vẫn chưa thanh toán
hết ngay được, vẫn còn biểu hiện trong lôi sông, suy nghĩ, trong
nhận thức, trong cách giải quyết công việc của nhiều viên chức,
công chức, chưa phù hợp với những nguyên tắc của nhà nước
pháp quyền như thượng tôn hiến pháp và pháp luật v.v...
216 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Ý thức pháp luật còn có tính lạc hậu hơn so với bản thân thực
tiễn pháp luật: hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật.
Có khi văn bản pháp luật mới đã ra đời hoặc thực tiễn áp dụng
pháp luật đã thay đổi nhưng nhiều cá nhân chưa nắm bắt được
do nhiều lý do khác nhau.

• Tính k ế thừa của ý thức pháp luật trong quá trình phát triển
xã hội

Ý thức pháp luật có tính kế thừa trong các không gian, thời
gian khác nhau. Tính kế thừa của ý thức pháp luật được thể
hiện rõ nét trong việc xây dựng, ban hành pháp luật và thực
hiện, áp dụng pháp luật. Chẳng hạn, những tư tưởng, giá trị
tiến bộ, nhân văn của các bộ luật cổ xưa đã được kế thừa từ tư
tưởng chính trị - pháp lý của các quốc gia và nhân loại. Các bộ
luật sau đó lại kế thừa các giá trị tiến bộ, nhân văn của các bộ
luật cổ, của các tư tưởng chính trị - pháp luật.

Ý thức pháp luật có tính kế thừa sâu sắc trong quá trình
hình thành, phát triển xét trên bình diện cá nhân, các nhóm xã
hội và toàn xã hội nói chung. Học thuyết nhà nước pháp quyền
của các nhà tư tưởng Pháp, Anh chẳng hạn, đã kế thừa sâu sắc
các tư tưởng chính trị - pháp lý có từ thời cổ đại, tiêu biểu như
tư tưởng phân chia quyền lực của Arixtôt. Chủ tịch Hổ Chí
Minh vừa tiếp thu tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Khổng Tử,
Mạnh Tử, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, vừa tiếp thu những
tinh hoa trong tư tưởng dân chủ, pháp luật của phương Tây để
xây dựng các quan điểm cơ bản về hiến pháp, pháp luật, " xây
dựng nền tư tưởng dân chủ của mình"1.

1 Hoàng Thị Kim Quê' "T ư tưởng Đông, Tây về nhà nước và pháp luật -
những nhân tố nhà nước pháp quyển", Tạp chí Nghiên cítu lậ p pháp,
SỐ 3/2002, tr. 1 2 - 2 0 .
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 217

• Tính tiên phong của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật có tính tiên phong, vượt lên trước những
điều kiện thực tiễn xã hội tại mỗi thời điểm nhâ't định, kể cả
trong tư tưởng, lý luận pháp luật và tâm lý pháp luật của cá
nhân, nhóm xã hội.
Trong những điều kiện xã hội nhất định, tư tưởng của con
người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt
lên trước sự phát triển của tổn tại xã hội. Nhũng quan điểm về
Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình
thành từ rất sớm. Năm 1919 trong bản "Yêu sách của nhân dân
An Nam" gửi tới hội nghị vécxây, Bác Hồ đã viết: phải thay chế
độ sắc lệnh bằng chế độ các đạo luật, và "Bảy xin hiến pháp ban
hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" 1.

• Sự tác động trở lại của ý thức pháp luật đôỉ với tồn tại xã hội

Ý thức pháp luật có tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi
lĩnh vực, mọi hiện tượng nhà nước và pháp luật. Sự tác động
của ý thức pháp luật cũng thể hiện cả trên phương diện tích cực
và tiêu cực đôi với thực tiễn pháp luật, thực tiễn xã hội.Tư
tưởng, lý luận, quan điểm, thái độ đúng đắn, phù hợp tiến bộ
xã hội, sự tôn trọng và ý thức chấp hành pháp luật sẽ có vai trò
to lớn đối vói sự phát triển kinh tế, văn hoá, đạo đức của xã hội.
Ngược lại, những tư tưởng, lý thuyết sai lầm, những quan
niệm lệch lạc, thái độ coi thường pháp luật, hành vi vi phạm
pháp luật...có tác động tiêu cực đến sự phát triển xã hội, đến
môi trường văn hoá pháp lý và văn hoá đạo đức.
Giữa ý thức pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác
như đạo đức, văn hóa, chính trị, khoa học... luôn có mối quan

1 Hô'Chí M inh toàn tập, tập 5, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 438.
218 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Ý thức tuân thủ pháp luật, tuân
thủ hiến pháp từ phía các cá nhân công quyền có tác động
mạnh mẽ đến ý thức đạo đức, ý thức văn hóa chính trị của các
chủ thể pháp luật. Ngược lại, những thái độ không đúng đắn,
coi thường, bâ't chấp pháp luật, tư duy theo kiểu ban ơn cho
người dân trong việc giải quyết công việc của những cán bộ
nhà nước có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây
dựng niềm tin và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

- Đặc điểm 3: Tính dãn tộc, tính giai câp của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật thể hiện quan điểm, thái độ, cách tư duy,
sự đánh giá của các cá nhân thuộc các dân tộc, giai cấp, nhóm
xã hội nhất định. Mặc dù mang tính kế thừa, song ý thức pháp
luật của con người cũng mang đậm những nét đặc trưng của
văn hóa truyền thống mỗi dân tộc. Trong một quốc gia chỉ có
một hệ thống pháp luật. Nhưng những tư tưởng, học thuyết,
trường phái, quan điểm, nhận thức, thái độ về pháp luật của
các cá nhân, các nhóm xã hội thì rất đa dạng. Xét từ phương
diện cơ câu xã hội, trong một quốc gia tồn tại nhiều hệ thống ý
thức pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội,
các cộng đồng dân cư.

Ý thức pháp luật mang đặc trưng tiêu biểu của văn hóa
truyền thống dân tộc của các quốc gia khác nhau. Yếu tố dân
tộc của ý thức pháp luật được thể hiện trong nhận thức, quan
niệm về pháp luật, về quyền, nghĩa vụ, về mối quan hệ giữa
nhà nước và cá nhân; về tư pháp và công lý...

Pháp luật và ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác
động qua lại lẫn nhau theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẮP LUẬT 219

trong đời sống xã hội, đời sống nhà nước và pháp luật, trong
xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và các hình thức thực
hiện pháp luật khác.
Dưới đây là nội dung cơ bản trong môì quan hệ giữa pháp
luật và ý thức pháp luật.

- Vai trò và sự tác động của ý thức pháp luật đô'i với
pháp luật
Ý thức pháp luật có vai trò và tác động mạnh mẽ đối với
pháp luật trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng, thực hiện, áp dụng
pháp luật, hệ thống dịch vụ pháp luật, thông tin và giáo dục
pháp luật.

• Ý thức pháp luật đôĩ với hoạt động xây dựng pháp luật

Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp đối với hoạt
động xây dựng pháp luật. Chất lượng của các công đoạn trong
quá trình xây dựng pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật
trước hết là của những nhà làm luật và của tất cả những người
tham gia vào hoạt động này. Sự tác động của ý thức pháp luật
của các nhà làm luật đối với hoạt động xây dựng chính sách,
pháp luật được biểu hiện theo hướng tích cực hoặc tiêu cực,
trên phương diện tri thức, nhận thức về lĩnh vực quan hệ xã hội
cần điều chỉnh bằng pháp luật, thái độ, tình cảm, trách nhiệm
đối với từng quy định pháp luật cụ thế.
Trong xây dựng pháp luật, ý thức pháp luật của người dân
có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì họ là những người được tham
gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, nếu ý thức pháp luật tôt họ
sẽ có nhũng đóng góp ý kiến đúng đắn, có chât lượng hoặc
ngược lại... nếu ý thức pháp luật của họ thấp, sai lệch... thì sẽ
ảnh hưởng đến chât lượng của việc góp ý kiến. Trong điều kiện
Nhà nước pháp quyền, tính đúng đắn của ý thức pháp luật
220 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

phải được đo lường bằng các tiêu chí về lợi ích của cá nhân,
cộng đồng và xã hội, về sự hài hòa các loại lợi ích.

• Ý thức pháp luật đôĩ với thực hiện pháp luật

- Ý thức pháp luật có vai trò quan trọng đôì với thực hiện,
áp dụng pháp luật.

Để cho các quy định pháp luật trở thành hiện thực trong
đời sông xã hội, mỗi cá nhân cần có một trình độ ý thức pháp
luật nhất định, được thể hiện ở tri thức, nhận thức, thái độ
đúng đắn về pháp luật. Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả
thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần
huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật
phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở,
phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật \
Việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào trình độ nhận thức,
sự hiểu biết pháp luật, thái độ, tâm lý, tình cảm pháp luật của
con người. Các quy định pháp luật có đi vào cuộc sống được
hay không, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của con
người (hiểu theo nghĩa tích cực) bên cạnh chịu sự tác động của
1 •Ạ' , /< f 1 1 f
nhiêu yêu tô khác.

Đối với hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan, cá
nhân công quyền và hoạt động tổ chức thực thi pháp luật nói
chung, ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Yếu tô'
kiến thức pháp luật, sự tôn trọng, tuân thủ pháp luật, đạo đức
nghề nghiệp, kỹ năng và nghệ thuật vận dụng pháp luật sẽ là
những điều kiện làm giảm đến mức thấp nhất những sai sót
trong áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước.

1 Đavưđôp, Dưới lăng kính triêì học, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,
bản dịch tiếng Việt, tr. 185-186.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 221

Trong trường hợp ý thức pháp luật của người cán bộ áp


dụng pháp luật non yếu, sai lệch (cả về kiến thức, nghiệp vụ,
quan điểm, năng lực vận dụng; đạo đức nghề nghiệp) sẽ dân
đến quyết định áp dụng pháp luật có sai sót, gây thiệt hại đến
các quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức.
- Vai trò và sự tác động của pháp luật đối vói ý thức
pháp luật
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng
cao trình độ ý thức pháp luật của các cá nhân, pháp luật là cơ sở
cho ý thức pháp luật, pháp luật tác động đến ý thức cá nhân,
định hướng hành vi của các cá nhân phù hợp với các quy định,
các nguyên tắc pháp luật. Pháp luật trong Nhà nước pháp
quyền có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức tôn
trọng pháp luật, tôn trọng các quyền, lợi ích của mọi cá nhân,
công dân, ý thức bảo vệ sự công bằng, lẽ phải và ý thức trách
nhiệm vê mỗi hành vi, quyết định mà các cá nhân đưa ra.
Sự tác động của pháp luật đến ý thức pháp luật có thể
mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Điều này phụ thuộc vào chât
lượng, tính đúng đắn của các quy định, văn bản pháp luật, các
quyết định áp dụng pháp luật và nói rộng ra là chất lượng, hiệu
quả hoạt động của thiết chế pháp luật.

III. Văn hóa pháp luật


1. Khái niệm, cấu trúc của vàn hóa pháp luật

- Khái niệm “văn hóa "


Văn hóa pháp luật là một bộ phận cấu thành của văn hóa
xã hội nói chung. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là
mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hoá pháp lý là một trong những chỉ số phản ánh trình độ
222 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

cao của dân chủ, của tự do.1 Thực hành văn hoá pháp luật là
điều kiện thiết yếu để bảo đảm thực hiện quyền con người,
quyền công dân nhất là trong bối cảnh hội nhập.

Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được
hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người được lưu
truyền tù’ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đổng này sang
cộng đồng khác tạo thành truyền thống mang đậm bản sắc dân
tộc bên cạnh những giá trị chung của nhân loại. Chủ tịch Hổ
Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tổn cũng như mục đích của cuộc
sông mà loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo; văn học nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn h oá...".2.

- Khái niệm "văn hóa pháp luật"

Văn hóa pháp luật được tiếp cận trên nhiều bình diện khác
nhau. Văn hóa pháp luật là "tổng thể những giá trị vật châ't và
tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật
bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong
các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm,
nguyên lí, nguyên tắc, những tác phẩm văn hóa pháp luật,
những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình
xây dựng và thực thi pháp luật"3.

1 Trần Ngọc Đường, Quyên con người, quyểh công dân trong Nhà nước pháp quiịẽh
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội 2004, tr. 168.
2 Hô'Chí M inh toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 431.
3 Lê Minh Tâm (1998), "Vấn đề văn hóa pháp luật ớ nước ta trong giai đoạn
hiện nay", Tạp chí Luật học, (5), tr. 17-24.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỄ cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 223

Từ phương diện các thành tô' cấu thành cơ bản của văn hóa
pháp luật, văn hóa pháp luật bao gồm: ý thức pháp luật, nền
pháp luật, trình độ, nghệ thuật, kỹ năng sử dụng pháp luật với
vai trò bảo vệ các quyền con người, quốc gia, dân tộc.1

Văn hóa pháp luật còn được tiếp cận, nhận thức theo
nghĩa rộng, bao quát toàn bộ đời sống pháp luật quốc gia.
Ngày nay, từ góc độ của luật học so sánh, văn hóa pháp luật -
Legal culture được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia
theo nghĩa rộng: các thiết chế pháp luật, các loại nguổn pháp
luật, tư duy pháp lý, ý thức pháp luật, các quan hệ pháp luật;
cách thức xây dựng pháp luật, nội dung của pháp luật, cách
thức áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật; năng lực, kỹ
năng sử dụng pháp luật, các học thuyết pháp luật; dịch vụ
pháp lý; giáo dục, đào tạo pháp luật, hệ thông thông tin, tiếp
cận pháp luật và công lý2.
Văn hóa pháp luật là một bộ phận cấu thành của văn hóa
xã hội nói chung. Thực hành văn hoá pháp luật là điều kiện
thiết yếu để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công
dân nhất là trong bôi cảnh hội nhập.
Văn hoá pháp luật là hệ thông các yếu tô' giá trị vật chất và tinh
thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý
thức, tư tưởng và hành vi của con người. Văn hoá pháp lý là quá
trình và kết quả hoạt động sảng tạo của con người trong lĩnh vực
pháp luật, thểhiện trong việc xây dựng, khẳng định và giữ gìn những
giá trị pháp luật.

1 Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 33 - 35.
2 Hoàng Thị Kim Quế, Ngô Huy Cương (Đổng chủ biên),Văn hóa pháp luật,
Những vẫn đ ề l ý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, NXB. Đại học Quôc
gia Hà Nội, 2011, tr. 23.
224 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Cấu trúc (cơ cấu) văn hóa pháp luật

Văn hóa pháp luật bao gồm các thành tố cơ bản sau: ý thức
pháp luật; pháp luật, các nguồn pháp luật; các quan hệ pháp
luật; các thiết chế pháp luật; hoạt động xây dựng pháp luật và
thực hiện pháp luật; hành vi pháp luật; giáo dục và đào tạo
pháp luật. Ba bộ phận hợp thành cơ bản (mỗi bộ phận hợp
thành được hiểu theo nghĩa rộng) của văn hóa pháp luật là: ý
thức pháp luật; hệ thống pháp luật; hành vi, kỹ thuật và nghệ
thuật sử dụng pháp luật1.

2. Các loại hình (dạng thức) của vàn hóa pháp luật

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại văn hóa pháp luật.
- Phân loại theo chủ thể: văn hóa pháp luật được phân loại
thành văn hóa pháp luật cá nhân, văn hóa pháp luật của các
nhóm xã hội; văn hóa pháp luật của xã hội.

- Văn hóa pháp luật của cá nhân:

Văn hóa pháp luật cá nhân bao gồm kiến thức, nhận thức
pháp luật, sự tôn trọng và hành vi tuân thủ, châp hành, sử
dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn. Văn hóa pháp luật ở
cá nhân vừa có điểm chung, vừa có điểm riêng phụ thuộc vào
hàng loạt các yếu tô' khách quan, chủ quan, môi trường sông,
các hoàn cảnh, tình huống cụ thể mà họ gặp phải. Văn hóa
pháp luật của cá nhân chính là trình độ ý thức pháp luật, trình
độ của cá nhân về sử dụng pháp luật trong các hoạt động xã hội
của mình.

1 Xem, Lê Đức Tiết, sđd, tr. 34 - 75


Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VẰ PHÁP LUẬT 225

- Văn hóa pháp luật nhóm:


Văn hóa pháp luật của các nhóm xã hội có những đặc điểm
chung trên nhiều phương diện như: tính chất nghề nghiệp, đặc
điểm về nhân khẩu học, tâm, sinh lý; điều kiện, môi trường
sống, làm việc, giao tiếp; lợi ích mà họ quan tâm, chính sách của
nhà nước, thái độ của xã hội đối với họ v.v... Ví dụ, văn hóa
pháp luật của nhóm xã hội là sinh viên, học sinh; lao động nữ
trong các doanh nghiệp; người khuyết tật; người cao tuổi v.v...
- Văn hóa pháp luật của xã hội: là trạng thái của ý thức pháp
luật, hệ thôhg thông tin pháp luật, trình độ phát triển của pháp
luật, trật tự pháp luật và tình trạng pháp chế trong xã hội. Văn
hóa pháp luật của xã hội là toàn bộ lĩnh vực vật châ't và tinh
thần của văn hóa pháp luật, thực tiễn pháp lý trong các giai
đoạn lịch sử tương ứng.

- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:

Theo tiêu chí này, văn hóa pháp luật bao gổm một hệ
thống đa dạng các loại hình thức đặc thù như: văn hóa lập
pháp, văn hóa hành pháp, văn hóa tư pháp, văn hoá trong các
loại hình dịch vụ pháp luật; văn hoá phổ biên, giáo dục pháp
luật, văn hóa trong thực hiện và áp dụng pháp luật v.v...
- Văn hóa lập pháp là hệ thông các yếu tố, giá trị vật chất
và tinh thần thuộc lĩnh vực hình thành, xây dựng, ban hành
chính sách, pháp luật được thể hiện trong ý thức và hành vi
của con người. Văn hóa lập pháp có mặt trong cả quá trình lập
pháp, từ việc thu thập tài liệu, điều tra thực tiễn các quan hệ xã
hội cần điều chỉnh, xây dựng dự thảo, lây ý kiến của các tầng
lớp nhân dân cho đến giai đoạn thông qua và ban hành văn bản
pháp luật.
- Văn hóa hành pháp và văn hóa pháp luật trong lĩnh vực
quản lý hành chính là hệ thống các yếu tố, giá trị vật châ't và
226 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHẤP l u ậ t

tinh thần thuộc lĩnh vực quản lý xã hội, trong hoạt động công
vụ, hoạt động lập quy; trong các quan hệ pháp luật hành
chính giữa các cơ quan, cá nhân con người nhà nước với cá
nhân, tổ chức. Các yếu tố của văn hóa hành chính có mặt trong
mọi lĩnh vực quản lý nhà nước (hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa
hẹp), tác động thường xuyên, liên tục trong đời sông thường
nhật. Từ văn hóa pháp luật giao thông đến trong lĩnh vực xây
dụng, quản lý hộ khẩu, hộ tịch; giáo dục, đào tạo, đất đai, môi
trường v.v...
- Văn hoá tư pháp là một dạng đặc thù của văn hoá pháp
luật, một bộ phận của nền văn hoá dân tộc. Văn hoá tư pháp
là toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất được hình
thành và sáng tạo, phát triển trong hoạt động tư pháp. Thuật
ngữ tư pháp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, các hoạt động
bổ trợ tư pháp.
- Về câ'p độ, văn hóa pháp luật được thể hiện ở các cấp độ
như: văn hóa pháp luật phổ thông, văn hóa pháp luật nghề
nghiệp, văn hóa pháp luật lý luận.
Về trình độ văn hóa pháp luật phổ thông của cá nhân và xã
hội được đặc trung ở tính thực tiễn sinh động, đa dạng và mức
độ các tri thức pháp lý phổ thông. Trong thời đại thông tin
bùng nổ như hiện nay, trình độ dân trí, học vấn ngày càng
được nâng cao trong đó có tri thức và nhận thức pháp lý.
Văn hóa pháp luật nghề nghiệp liên quan đến các loại hình
nghề nghiệp như văn hóa pháp luật của luật sư, thẩm phán,
kiểm sát viên, chấp hành viên v.v... Đối vói luật sư, thái độ, úng
xử văn hoá là một trong những điều kiện để hành nghề luật sư,
đảm bảo chất lượng, hiệu quả và sự tôn trọng, tín nhiệm của
khách hàng.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 227

IV. Giáo dục pháp luật


7. Khái niệm "giáo dục pháp luật'

Giáo dục pháp luật có nội dung rất rộng, do nhiều chủ thể
nhà nước và xã hội thực hiện bằng nhiều hình thức, quy mô,
phương thức và phương tiện, phương pháp khác nhau. Trong
phạm vi giáo trình này, giáo dục pháp luật chủ yếu được tiếp
cận theo nghĩa chung nhât với mục đích hình thành, nâng cao ý
thức pháp luật, trình độ văn hóa pháp luật đối với các cá nhân,
công dân, tạo lập thói quen tuân thủ, sử dụng pháp luật trên cơ
sở hiểu biết, tôn trọng, nhận thức giá trị, ý nghĩa của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ
chức, có định hướng, mục đích, do các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội, cộng đổng và cá nhân (chủ thể giáo dục) thực hiện
nhằm mục đích xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật ở
các cá nhân với nội dung cung câ'p những kiến thức pháp luật
cần thiết, xây dựng thái độ, tình cảm tôn trọng, hiểu biết giá trị,
ý nghĩa của pháp luật, các quyền, nghĩa vụ pháp luật, thói quen
tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật.

2. Mục đích giáo dục pháp luật

Mục đích của giáo dục pháp luật được thể hiện ở mục đích
nhận thức; mục đích cảm xúc và mục đích hành vi. Ba mục đích
này có môi liên hệ mật thiết, là tiền đề và điều kiện của nhau
nhằm đảm bảo sự thống nhẵt của giáo dục pháp luật.

- Mục đích nhận thức của giáo dục pháp luật:


Giáo dục pháp luật nhằm cung cấp, nâng cao kiến thức
pháp luật, nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của các quy
định pháp luật phù hợp với điều kiện sống, làm việc của đối
tượng giáo dục. Kiến thức pháp luật được thể hiện ở nhiều cấp
độ: phô thông, cơ bản, chung, chuyên ngành. Trong nội dung
228 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

giáo dục pháp luật còn bao gổm các kiến thức cơ bản về
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, kỹ năng thực hành pháp luật
trong cuộc sống.

- Mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật:


Giáo dục pháp luật hướng vào việc hình thành, nâng cao
thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật, niềm tin của con người
vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thực tiễn áp
dụng pháp luật...). Đây cũng chính là mục đích cảm xúc của
giáo dục pháp luật.
Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, giáo dục pháp
luật có mục đích tạo lập cho con người thái độ, tình cảm tôn
trọng con người, các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của con
người, ý thức trách nhiệm đối với người khác và đối với cộng
đồng, xã hội.

- Mục đích hành vi của giáo dục pháp luật:


Giáo dục pháp luật nhằm xây dựng cho con người thói
quen xử sự theo pháp luật. Để có được thói quen ứng xử theo
pháp luật, cần phải có điều kiện từ phía xã hội, nhà nước cộng
với ý thức chấp hành của công dân. Điều kiện thuận lợi để thực
hành các thói quen xử sự theo pháp luật, nói rộng ra là cần đến
môi trường pháp luật, môi trường văn hoá pháp luật. Cung cấp
kiến thức pháp luật cần thiết, giáo dục niềm tin vào sự cần thiết
phải tuân theo một cách tự nguyện những yêu cầu của pháp
luật là yếu tố rất quan trọng, nhằm hình thành động cơ hợp
pháp trong các hoạt động xã hội của con người.

3. Chủ thể, đôi tượng và nội dung giáo dục pháp luật

- Chủ thể và đôí tượng giáo dục pháp luật:


Giáo dục pháp luật được thực hiện bởi các chủ thể chuyên
nghiệp hoặc không chuyên nghiệp thuộc nhiều thành phần
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 229

khác nhau: các cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức chính trị,
kinh tế, xã hội, các tô chức cộng đồng, các cơ quan truyền
thông, gia đình v.v...

Đối tượng của giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các cá
nhân, công dân, cán bộ, viên chức, công chức, người lao động,
người sử dụng lao động, trong lực lượng vũ trang nhân dân...

- Nội dung giáo dục -pháp luật


Nội dung giáo dục pháp luật bao gồm các kiến thức pháp
luật cơ bản, cần thiết đô'i với mọi các cá nhân và những kiến
thức pháp luật cần thiết cho từng nhóm xã hội. Kiến thức pháp
luật bao gổm các quy định pháp luật có liên quan và những
thông tin cần thiết về thực tiễn áp dụng, thực hiện pháp luật, kỹ
năng ứng xử, thực hành pháp luật.

4. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật

- Hĩnh thức giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú và
được áp dụng linh hoạt, kết hợp, lồng ghép hợp lý để đảm bảo
châ't lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật.

Giáo dục pháp luật bao gồm các hình thức cơ bản sau đây:

- Đào tạo pháp luật trong các cơ sở giáo dục - đào tạo
chuyên ngành luật và không chuyên ngành luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (hay còn gọi là
tuyên truyền miệng);

- Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các loại hình báo chí,
phát thanh, truyền hình, truyền thanh có sở và trên mạng
Internet;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường;
230 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, giáo dục
pháp luật;
- Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt tại các
câu lạc bộ;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn
pháp luật và trợ giúp pháp lý;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa
giải ở cơ sở;
- Phô biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình
văn hóa, văn nghệ đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa
truyền thống;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử,
hoạt động thi hành pháp luật.

- Phương pháp giáo dục pháp luật


Phương pháp giáo dục hiện nay râ't đa dạng như các
phương pháp: thuyết trình, thuyết phục, phương pháp áp dụng
tình huống, phương pháp tọa đàm; phương pháp tư vấn,
phương pháp phỏng vấn, khen thưởng, khuyến khích, phương
pháp đối thoại v.v...
Cần xuất phát từ đặc điểm của các nhóm đôi tượng xã hội
để áp dụng các phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp. Các
phương pháp cần được sử dụng kết hợp một cách hợp lý, phù
hợp với nội dung, hình thức và đối tượng giáo dục pháp luật,
điều kiện thực tế của mỗi địa phương, môi trường sinh sống
của các nhóm đôì tượng xã hội.
Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 231

5. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật

Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tô', nhiều điều kiện, trong đó giáo dục pháp luật có
tầm quan trọng đặc biệt. Để cho con người tuân thú pháp luật
một cách ngày càng tự giác thì phải làm cho họ hiểu được sự
cần thiết của pháp luật, thây được tính đúng đắn, hợp lý của
các quy định pháp luật. Từ đó hình hành thái độ tôn trọng, tình
cảm đúng đắn với các quy định pháp luật và thói quen tuân thủ
pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của mình; đấu tranh chống những hành vi phạm pháp
luật V .V ..
Giáo dục pháp luật nhằm mục đích cung cấp kiến thức
pháp luật cần thiết cho các cá nhân, hình thành ở họ thái độ,
tình cảm tôn trọng pháp luật, ý thức thượng tôn Hiến pháp và
pháp luật, tính tích cực pháp luật trong cuộc sông. Giáo dục
pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành
văn hóa pháp luật, là một trong những điều kiện cơ bản để xây
dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, phát triển bền
vững. Tác giả cuốn sách Dưới lăng kính triết học đã viết: luật
pháp muốn hiệu lực hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công
quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của
tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận
thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự
kính trọng đối với pháp luật
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền, văn hóa pháp luật, xã
hội phải cần đến bản lĩnh pháp luật, tính tích cực pháp luật của
các nhân trong việc bảo vệ lẽ phải, sự công bằng, góp ý xây

1 Đavưđôp, Dưới lăng kính triết học, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,
bản dịch tiếng Việt, tr. 185-186.
232 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHAP l u ậ t

dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, trong phòng, chống vi
phạm pháp luật.

Xây dựng văn hóa hiến pháp là một trong những nhiệm
vụ, điều kiện, tiền đề cơ bản để bảo vệ, bảo đảm quyền, tự do,
lợi ích chính đáng của con người, sự công bằng, bình đẳng, trật
tự và phát triển của xã hội. Một trong những nội dung quan
trọng của xây dựng văn hóa pháp luật là phải tạo lập nền văn
hóa hiên pháp, văn hóa quyền con người đặc biệt là trong tổ
chức, hoạt động, phục vụ xã hội của các cơ quan, cá nhân công
quyền, bởi lẽ họ là những người trước hết phải có nghĩa vụ
tuân thủ hiến pháp, là những người có khả năng cao nhất trong
việc vi phạm hiến pháp1.

1 Nguyễn Đăng Dung, "V i phạm Hiến pháp và các loại hình vi phạm Hiến
pháp", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp sô'9 (216) tháng 5/2012, tr.5.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 233

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP


1. Khái niệm "ý thức pháp luật".
2. Tâm lý pháp luật, tư tưởng pháp luật: khái niệm, mối quan
hệ, liên hệ thực tiễn.
3. Các đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.
4. Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật.
5. Sự tác động qua lại giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
6. Ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay.
7. Nhận thức về văn hóa pháp luật: khái niệm, cấu trúc.
8. Các loại hình (dạng thức) của văn hóa pháp luật.
9. Xây dựng văn hóa pháp luật, liên hệ thực tiễn.
10. Khái niệm và mục đích của giáo dục pháp luật.
11. Các hợp phần cơ bản của giáo dục pháp luật.
12. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật,
liên hệ thực tiễn.
234 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Kim Quế, Ngô Huy Cương (Đổng chủ biên), Văn
hóa pháp luật, Những vâh đ ề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên
ngành, NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2011.
2. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
3. Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình Lý luận v ề nhà nước và pháp
luật, NXB. Chính trị Quôc gia, 2010.
4. Hoàng Thị Kim Quế, "Ý thức hiến pháp trong Nhà nước
pháp quyền - nhận thức và những đặc trưng cơ bản", Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2012, tr. 15.
5. Hoàng Thị Kim Quế, "Văn hóa hiến pháp, Những giá trị
nền tảng của xã hội pháp quyền, dân chủ", Tạp chí Khoa học
pháp lý, số quý 4, năm 2012.
6. Hoàng Thị Kim Quế, "Văn hóa pháp luật giao thông, các giá
trị chân, thiện, mỹ, ích", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 6/2011.
Chương 8

HÀNH VI PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT,


TRÁCH NHIỆM PHẤP LÝ

I. Hành vi pháp luật


1. Khái niệm, phân loại hành vi pháp luật

Hành vi xã hội của cá nhân rất đa dạng và chịu sự điều


chỉnh của nhiều loại quy tắc xã hội.
Hành vi pháp luật là những hành vi được các quy phạm pháp
luật điêu chỉnh, là sự thông nhất của hai mặt đôĩ lập - hành vi hợp
pháp và hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi pháp luật bao gổrn
hành động hoặc không hành động, được phân định thành hành
vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp1.
Hành vi pháp luật là những hành động, không hành động hợp
pháp hoặc không hợp pháp được pháp luật điều chỉnh.
Hành vi hợp pháp biểu hiện dưới dạng hành động, không
hành động phù hợp với pháp luật: hành vi tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật.

1 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 390.
236 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Hành vi không hợp pháp (hành vi vi phạm pháp luật) là


hành vi trái pháp luật, không thực hiện đúng các quy định
pháp luật.

Hành vi pháp luật là những biểu hiện của chủ thể ra bên
ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành động mà người
khác có thể nhận thấy được, những suy nghĩ bên trong tâm lý
chủ thể không biểu đạt ra bên ngoài không được coi là hành vi
pháp luật.

2. Hành vi hợp pháp

Hành vi hợp pháp, là hành vi của chủ thể dưới dạng chủ
động thực hiện nghĩa vụ pháp luật quy định, ví dụ: đóng thuế
thu nhập cá nhân theo đúng quy định pháp luật.
Hành vi hợp pháp còn là việc chủ thể sử dụng quyền của
mình, hoặc không thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm;
những hành vi hợp pháp được thực hiện dựa trên sự nhận thức
đúng đắn về các yêu cầu của pháp luật, ví dụ: hành vi đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Trong cuộc
sông, cùng với việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp
luật, cần thiết phải xây dụng môi trường, tạo lập điều kiện cho
những hành vi hợp pháp, khuyến khích tính tích cực pháp lý
của các cá nhân, tổ chức.

II. Vi phạm pháp luật


7. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bàn của vi phạm pháp luật

- Khái niệm vi phạm pháp luật


Vi phạm pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính tiêu
cực, được thực hiện bởi hành vi cố ý hoặc vô ý của các cá nhân, tổ
chức đi ngược lại với chuẩn mực xã hội đã được ghi nhận trong
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẲN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẪT 237

các quy phạm pháp luật; những hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và xã hội.
Theo quan điểm được thừa nhận chung, vi phạm pháp
luật được định nghĩa như sau: vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật (hành động hoặc không hành động), có lỗi của chủ thê có
năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp lý) thực hiện, xâm
phạm đến các quan hệ hội được -pháp luật bảo vệ, đến quyên, lợi ích
của con người1.

- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Dấu hiệu thứ nhất:


Vi phạm pháp luật là hành vi của con người, thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động.
Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi con người chứ không
điều chỉnh ý nghĩ, trạng thái tâm lý của con người khi chúng
chưa thể hiện thành hành vi cụ thể. Ý nghĩ, tư' tưởng chưa thể
hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm
pháp luật.
Dấu hiệu thứ hai: Tính trái pháp luật của hành vi
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật2, tức là tính
chât hành vi của chủ thê thực hiện không đúng quy định pháp
luật hiện hành, trong trường hợp không có quy định pháp luật
cụ thể thì việc thực hiện hành vi trái nguyên tắc cơ bản của
pháp luật, bao gổm nguyên tắc công bằng, nhân đạo, hợp lý...
của pháp luật cũng có thể hiểu là hành vi trái pháp luật.

1 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB. Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 392
2 Giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr 205.
238 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VA PHAP lu ậ t

Dấu hiệu thứ ba: Tính có lỗi của hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp
luật khi có dâu hiệu lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp
luật. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của mọi hành vi vi phạm
pháp luật.

Lỗi là dấu hiệu thể hiện thái độ tâm lý tiêu cực của chủ thể
đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của
hành vi đó. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những
hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả hành vi trái
pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật nếu không có lỗi
của chủ thể thực hiện. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đôi
với hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật của mình.
Một hành vi thực hiện trái pháp luật chỉ trở thành vi phạm
pháp luật khi xác định được dâu hiệu lỗi của hành vi. Nếu trái
pháp luật là hình thức bên ngoài của vi phạm pháp luật thì lỗi
là yếu tô' tâm lý bên trong, mang tính chủ quan thể hiện thái độ
của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình; lỗi được
hiểu là việc chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật do cố ý
hoặc vô ý. Trong một số trường hợp nhất định chủ thể thực
hiện hành trái pháp luật, nhưng do các điều kiện khách quan,
không phải do cố ý hay vô ý, thực hiện trong trường hợp chủ
thể không thể nhận thức được vì vậy không thể lựa chọn được
cách xử sự nào khác thì không xác định lỗi của chủ thể, ví dụ:
trong trường hợp bâ't khả kháng bắt buộc chủ thể phải thực
hiện hành vi trái pháp luật thì không đặt ra lỗi của chủ thể;

2. Cấu thành của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có các bộ phận cấu thành sau: mặt


khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm
pháp luật.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VẼ NHẦ Nước VẦ PHÁP LUẪT 239

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật


Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện
bên ngoài của vi phạm pháp luật, gổm các yếu tố: hành vi trái
pháp luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả
của nó gây ra.
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi trái quy định
pháp luật hoặc trái nguyên tắc pháp luật.
Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội, là
những thiệt hại về vật chất, thiệt hại tinh thần hoặc những thiệt
hại khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu
quả gây ra cho xã hội, thể hiện mối quan hệ mang tính quy luật
tất yêu giữa hậu quả thiệt hại và hành vi trái pháp luật; thiệt hại
thực tế của xã hội là hậu quả do hành vi trái pháp luật của chủ
thể gây ra chứ không phải hành vi của chủ thể khác; hoặc thiệt
hại thực tế xảy ra là do hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn
có thêm các yếu tố như: thời gian, địa điểm và phương tiện vi
phạm pháp luật.

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật


Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là biểu hiện bên trong
của vi phạm pháp luật, bao gổm các yếu tố: lỗi của chủ thể,
động cơ vi phạm, mục đích vi phạm pháp luật.
Lỗi bao gồm các loại: lỗi cố ý và vô ý, lỗi cố ý phân thành
lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cô' ý trực tiếp, chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả
240 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong


muôn cho điều đó xảy ra.
Lỗi cô' ý gián tiếp, chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhung để
mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tín, chủ thể khi thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng hậu quả đó không
xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được.
Lỗi vô ý vì cẩu thả, chủ thể vi phạm không nhận thức trước
được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây
ra, mặc dù có thể nhận thức được, hoặc cần phải nhận thức
trước hậu quả đó.
Động cơ vi phạm pháp luật được hiểu là động lực thúc đẩy
chủ thể thực hiện hành vi đó.
Mục đích vi phạm pháp luật, là kết quả mong muôn đạt
được mà chủ thể đặt ra khi thực hiện hành vi, nhung không
phải là trường hợp nào mục đích vi phạm cũng giông với kết
quả xảy ra trên thực tế.
- Chủ thểvi vi phạm pháp luật
Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực
trách nhiệm pháp lý, tức là khả năng gánh chịu trách nhiệm
pháp lý của chủ thể do pháp luật quy định. Chủ thể vi phạm
pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có lỗi khi thực hiện
hành vi trái pháp luật, chủ thể là cá nhân bao gồm công dân,
người nước ngoài, người không quốc tịch.
- Khách thể của vi Tphạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ, bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 257

xâm lược nước Anh, Hoàng đế VVilliam (Guillaume) đã áp đặt


chế độ phong kiến theo kiểu Pháp nhưng rất tập trung và quân
sự lên lãnh thổ Anh. Quyền lực tư pháp tập trung về Tòa án
Hoàng gia. Án lệ được hình thành trên cơ sở thực tiễn xét xử
của Tòa án Hoàng gia. Các thẩm phán Tòa án Hoàng gia xét xử
lun động trên khắp nước, áp dụng các tập quán pháp địa
phương và mỗi mùa đông khi gặp lại ở London lại so sánh đôi
chiếu chúng và rút ra cách giải quyết tốt nhất. Bằng cách đó,
common law ra đời.
Như vậy common law trước tiên được hiểu là một bộ phận
của pháp luật ở Anh, được tạo ra bởi các tòa án Hoàng gia từ
thế kỷ XII, thông qua các phán quyết của Tòa1. Sự xuất hiện của
common law đã tạo nên một số đặc trưng trong hệ thông pháp
luật Anh như: i) tính coi trọng luật thủ tục - do dựa trên writ -
một phương tiện tố quyền sử dụng bởi Toà án Hoàng Gia;
ii) nguổn án lệ là chủ đạo, do common law là sự kết hợp của các
giải pháp do thẩm phán đưa ra trên cơ sở các tập quán địa
phương mà hầu như không dựa trên văn bản pháp luật và các
giải pháp đó trở thành tiền lệ cho các thẩm phán xét xừ về sau;
iii) phong cách áp dụng luật là quy nạp, phân biệt - do các
thẩm phán chủ yêu kiếm tìm giải pháp trong các vụ việc đã xử
rồi khái quát lên thành quy tắc áp dụng vào vụ việc mới.
Bên cạnh common law, từ thế kỷ XIV xuất hiện một loại
luật mới ở Anh: Equity law (Luật Công bằng). Sự ra đời của
Equity law bắt đầu từ việc bù đắp những hạn chế của common
law, vốn cứng nhắc, ít đổi mới nên nên không đáp ứng đủ nhu

1 Peter de Cruz, LLB, LLM, PhD., Proíessor of Law Staffordshire University,


"Com parative Law in a Changing w orld", Second edition, Cavendish
Publishing Limited, The Glass House, VVharton Street, London, 1999.,
tr.101.
258 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

cầu của người dân trong xã hội. Khi dân chúng kiện, Tòa đại
pháp đã xử các vụ việc mới trên tinh thần công bằng. Trong
vòng 2-3 thế kỷ, hai nguồn luật này củng tổn tại và bổ trợ cho
nhau theo nguyên tắc "Lẽ công bằng đi sau pháp luật" (equitas
sequitur legem - equity foillows the law) - có nghĩa là Equity
law chỉ được sử dụng trong trường hợp cần bổ khuyết cho
common law. Với sự xuất hiện của nhũng đạo luật đầu tiên -
trong đó có Đạo luật do Nghị viện ban hành năm 1873
(Judicature Acts) đã đơn giản hóa thủ tục và hợp nhât luật
của common law và Equity. Mọi tòa án ở Anh đều có quyền
áp dụng đổng thời common law và Equity law. Đến đầu thế
kỷ XX, sự phát triển của đời sống xã hội thúc đẩy nhu cầu ban
hành các CỊuy tăc luật thanh văn để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới.

Luật Anh được lan tỏa khắp nơi và trở thành một trong hai
dòng họ pháp luật lớn nhất trên thê giới. Cho đến nay có hơn
1/3 loài người sinh sống ở các lãnh thổ có áp dụng pháp luật
Common law. Sự lan tỏa rộng rãi này phần nhiều là do quá
trình xâm lược, thuộc địa hóa của Hoàng gia Anh trong lịch sử.
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà sự xâm nhập của pháp luật Anh
có khác nhau, ơ những vùng đất mới - mà khi người Anh tới
còn chưa có pháp luật như Mỹ, úc, New Zealand v.v... thì
Common Law được tiếp nhận khá trọn vẹn - tạo nên hệ thống
pháp luật rât gần gũi với luật Anh. Ở nhũng nơi mà trước khi
người Anh tới đã có hệ thông pháp luật bản địa hoặc pháp luật
du nhập châu Au lục địa —thì Common law chỉ thâm nhập chủ
yếu vào lĩnh vực kinh doanh, thương mại, còn các lĩnh vực
khác vẫn chịu ảnh hưởng của pháp luật bản địa hoặc dòng luật
du nhập từ trước. Bởi vậy dòng họ Common law được coi là
dòng luật khá mềm dẻo, linh hoạt, quá trình du nhập có độ
thẩm thâu chậm nhung khá tự nhiên.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 259

2. Các đặc trưng cơ bản của hệ thông Common law

Thứ nhâỉ, về phong cách tư duy pháp lý: Dòng họ Common law
sử dụng chủ yếu cách tư duy biện luận, phân tích - quy nạp.
Các luật gia Anh thường bắt đầu từ tình tiết vụ việc - so sánh
với các quy định Tòa đã đưa ra trước đó, từ các án lệ liên quan
và tìm ra giải pháp. Các thẩm phán hay sử dụng phương pháp
phân biệt - nếu hai vụ việc với tình tiết tương tự như nhau sẽ
được xử như nhau, và nếu các tình tiết khác nhau nhiều thì sẽ
không áp dụng án lệ đó. Bởi vậy luật Anh mềm dẻo linh hoạt
hơn luật châu Âu lục địa, cởi mở hơn trong việc xác lập các giải
pháp mới. Nhưng củng vậy nên sự an toàn pháp lý ít ỏi hơn,
pháp luật khó dự liệu trước và khó tổng hợp được, nhất là về
mặt nội dung.
Thứ hai, v ề cấu trúc: Dòng họ Common law không có sự phân
biệt rõ ràng giữa luật công và tư. v ề nội dung, luật Anh phân chia
theo các loại writ (trát) khác nhau - dù nay hệ thống trát đã bị bãi
bỏ. Bởi vậy cấu trúc luật không thông nhất, hệ thống pháp luật bị
chia tách ra nhiều nhánh nhỏ và dễ chổng chéo.
Thứ ba, tồn tại những khái niệm pháp lý đặc thù, như Trust
(chếđịnh về ủy thác), tort (lỗi).v.v...
Thứ tư, về nguồn luật: Khác với Civil law, Common law
không chịu nhiều sự ảnh hưởng của các học thuyết pháp lý, các
tư tưởng từ phía các trường đại học. Cũng như vậy, cơ quan lập
pháp không đóng vai trò nổi bật trong việc sáng tạo ra luật.
Pháp luật Anh nói riêng và dòng họ luật Common law nói
chung rất coi trọng án lệ. Người ta còn gọi đây là dòng luật án
lệ (case - law), bởi án lệ được coi như nguồn đầu tiên, quan
trọng nhất. Các văn bản pháp luật thường chi sử dụng như
nguổn bổ trợ - nhằm bù đắp những khuyết thiếu của án lệ.
Những nguồn còn lại như tập quán, học thuyết pháp lý - chỉ có
vai trò thứ yếu. Có một đạo luật ở Anh ban hành năm 1275 cho
260 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

rằng để một tập quán được sử dụng, nó phải được sinh ra trước
năm 1189.
Hiện nay, cùng với sự ảnh hưởng từ Liên minh châu Âu và
việc xuất hiện nhiều lĩnh vực đời sống xã hội mới, các văn bản
pháp luật được ban hành ngày càng nhiều hơn. Sau sự kiện
Brexit ngày 23/6/2016, Anh không còn là thành viên của EU,
nhưng những quy định đã được tạo lập sau hơn bốn thập kỷ
gia nhập EU cũng không thể một sớm một chiều thay đổi.
Thứ năm, v ề hệ thông tư pháp và nghề luật: ơ Anh tổn tại hệ
thống tòa án râ't phức tạp và ít tập trung. Do nguồn gốc lịch sử,
ở Anh không có một hệ thống tòa án chung mà nằm rải rác ở
các địa phương. Từ sau công cuộc cải tổ tư pháp cuối thế kỷ
XIX - hệ thống tòa án Anh được tổ chức lại. Nhìn tổng quát, hệ
thống tòa án ở Anh bao gồm: i) Một tập hợp các tòa án dưới -
có thẩm quyền xét xử sơ thẩm về dân sự, hình sự nhỏ và những
vụ việc liên quan đến người chưa thành niên; ii) Một tập hợp
các tòa án cấp cao (Hight Court of Justice) bao gồm: Tòa Công
bằng, Tòa nữ hoàng và Tòa Gia đình; iii) Tòa án công lý tối cao
là tòa xử phúc thẩm; iv) Tòa Hoàng gia (Crovvn Court) mới
được thành lập từ năm 1971 xử phúc thẩm trong lĩnh vực hình
sự - và xử nội dung đối với các vụ việc liên quan đến người
thành niên; v) Trong các trường hợp đặc biệt, khi mà thủ tục
không được tôn trọng - có Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) có
chức năng xử lại các bản án đưa ra bởi hai tòa trên. Đây là thiết
chế xử tối cao - đặt tại London. Ngoài ra trong những trường
hợp râ't ngoại lệ, ủy ban tư pháp (của Thượng Viện) có thể xem
xét lại quyết định của tòa tối cao. ủ y ban tư pháp của Hội đồng
cơ mật Nữ hoàng - có thẩm quyền cuối cùng đối với các bản án
đưa ra bởi các tòa án tối cao cúa các quốc gia khác trong khôi
Thịnh vượng chung (Commonwealth)1.

1 Rene David, sdd, tr. 272-276.


Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 261

Nếu so sánh với thẩm phán ở các quốc gia dòng họ châu
Âu lục địa, thì vai trò của thẩm phán Anh thụ động hơn - do
nguyên tắc việc tiến hành các thủ tục tô' tụng là trách nhiệm của
các bên, thẩm phán có vai trò chính là đảm bảo sự tuân thủ các
thủ tục tố tụng. Nhưng mặt khác, thẩm phán ở Anh không chi
là luật gia thường mà phải có kinh nghiệm thực hành, bởi lẽ
kinh nghiệm thực tiễn là điều được hết sức chú trọng ở nền tư
pháp Anh. Luật sư ở Anh được đào tạo cử nhân luật (Đại học)
và dạy nghề và có sự phân biệt khá rõ giữa luật sư tư vân
(Sollicitor) và luật sư tranh tụng (Barrister). Trước đây các luật
sư tư vân hầu như không được tham dự phiên tòa, cho đến
năm 1990, Đạo luật về các Dịch vụ pháp lý đã cho phép họ
tham dự tranh tụng nhưng hầu như chỉ ở tòa án cấp dưới. Các
luật sư tranh tụng có quyền tham dự tất cả các phiên tòa và độc
quyền hiện diện tại các tòa án câp cao.

3. Hệ thông pháp luật Hoa Kỳ

Đóng góp lớn vào ảnh hưởng của dòng họ Common Law là
hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Cùng với sức mạnh kinh tê' Hoa Kỳ
đã mang ảnh hưởng Common Law ra quốc tế. Có hai yếu tô' cơ
bản làm cho pháp luật Hoa Kỳ khác tương đôi với pháp luật Anh
quốc, đó là: Chủ nghĩa liên bang; và sự du nhập Common Law.
Quá trình gia nhập của Common Law vào châu Mỹ diễn
ra trong thời gian dài. Thời kỳ đầu mỗi thuộc địa có sự phát
triển riêng, chế độ cai trị khác nhau nhưng đều phụ thuộc vào
chính quốc - Hoàng gia Anh. Quá trình hình thành liên kết và
đấu tranh chống lại chế độ áp đặt của chính quô'c được bắt
đầu từ Đại hội lục địa lần một tại Philadelphia năm 1774; Đại
hội lục địa lần 2 năm 1775. Đến năm 1776, các thuộc địa đứng
trong một hàng ngũ tuyên bô' độc lập. Bản Tuyên ngôn độc lập
262 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA NƯỚC VA PHÁP LUẬT

thể hiện tuyên bô' về quyền con người, về địa vị bình đẳng của
các dân tộc thuộc địa và ý chí của các tiểu bang tự do, độc lập
và cắt đứt quan hệ với Anh quốc. Bản Điều lệ liên bang
(Articles of Coníederation) được thông qua vào năm 1781 đã
tạo nên bước đi quan trọng để thành lập liên bang. Với sự ra
đời của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, chính quyền Liên bang đã
được thừa nhận, hệ thống pháp luật liên bang và tiểu bang
được quy định rõ ràng.
Trong suốt quá trình lịch sử, người Mỹ đã từng có những
tranh luận về chọn lựa dòng luật, tuy nhiên cuối cùng Common
Law đã thắng thế. Sự thắng thế của Common Law tại Hoa Kỳ
được giải thích bởi nhiều lý do: ảnh hưởng lịch sử từ chế độ
thuộc địa Anh; ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh và người dân
chủ yếu là di cư từ Anh sang - đây là những nguyên nhân chủ
yếu tạo nên sự gắn kết của pháp luật Hoa Kỳ vào dòng họ luật
Common Law. Ngoài ra cũng có những ảnh hưởng từ các lý
thuyết pháp luật và những trường luật đã đóng góp mạnh mẽ
vào việc đào tạo đội ngũ hành nghề luật theo một truyền thống
giáo dục đậm sắc Common Law: .
So với Common Law ở Anh quôc thì pháp luật Hoa Kỳ đa
dạng hơn. Sự đa hệ thống pháp luật xuất phát từ lịch sử - vôh
không có sự đổng nhâ't về chính trị trong các thuộc địa. Các tiểu
bang Hoa Kỳ vốn từng là thuộc địa của của các nước khác nhau
nên khi gia nhập liên bang vẫn mang theo ảnh hưởng của các
hệ thống pháp luật khác nhau Tuy nhiên sự giông nhau nhiều
hơn sự khác biệt. Hầu hết các bang Hoa Kỳ đều áp dụng hệ
thông pháp luật với các đặc trưng nổi trội của Common Law
(ưu thế của án lệ, phong cách tư duy pháp lý đặc thù, sự không

1 Rene DAVID, sđd, tr. 306.


Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẮP LUẬT 263

phân chia rành mạch công pháp và tư pháp.v.v...). "Hai hệ


thông pháp luật Anh quôc và Hoa Kỳ phát triển hoàn toàn độc
lập kể từ sau khi nước Mỹ có chủ quyền. Nhung tính chất Anh
quốc vẫn còn ảnh hưởng chút ít đến pháp luật Hoa Kỳ ngay cả
sau khi dành độc lập"1.
Yếu tố liên bang là điều làm nên sự khác biệt rõ rệt nhất
của hệ thông pháp luật Hoa Kỳ và hệ thông luật Anh. Do Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ được hình thành từ một liên minh 13 khu
vực thuộc địa, và về sau thống nhât thành Liên bang, nên hệ
thống pháp luật Hoa Kỳ được phân chia rõ ràng giữa luật liên
bang và luật bang. Hiến pháp Mỹ 1787 bắt đầu một quá trình
chuyển đổi chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm
quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà
nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều
thẩm quyền lớn. Chính quyền Liên bang được thiết kế theo
hướng đủ để kiểm soát những xung đột giữa các tiểu bang, sắp
xếp các công việc tài chính của đất nước; nuôi và trả lương cho
quân đội và tiến hành quan hệ với nước ngoài. Nguyên tắc
phân chia quyền lực giữa Liên bang, tiểu bang và cá nhân được
thể hiện rõ trong Tu chính án thứ X: "Các quyền không được
Hiến pháp trao cho Liên bang, cũng không bị Hiến pháp câm
đối với các Tiểu bang, được bảo lưu tương ứng với từng Tiểu
bang, hoặc với từng người".2
Theo chiều ngang, Hiến pháp Hoa Kỳ cũng phân chia
quyền lực liên bang, tiểu bang thành các ngành lập pháp, hành
pháp và tư pháp và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống

1 Rene DAVID, sdd, tr.307.


2 Jay M. FEINMAN, "Luật 101 - Mọi điều bạn cân biêì vê'pháp luật Hoa Kỳ",
Nguyễn Hổng Tâm, Trần Quan Hổng, Nguyễn Thị Thanh dịch, Nguyên
Đăng Dung, Vũ Công Giao hiệu đính, NXB. Hổng Đức, H.2012, tr. 62-63.
264 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

"kiềm chế và đối trọng", nhằm ngăn chặn không cho một
ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác.
Hệ thông tư pháp Hoa Kỳ phản ánh đậm đặc tính chất
Liên bang - bao gồm hệ thông toà án liên bang và các hệ thống
toà án của các tiểu bang. Trên thực tiễn có đến 90% các vụ kiện
được đưa ra toà án các tiểu bang. Các tòa án tiểu bang được lập
nên bởi hiến pháp và các đạo luật của tiểu bang. Các tiểu bang
tổ chức tư pháp râ't khác nhau: có tiểu bang, thẩm phán được
bầu cử (33 tiểu bang); có tiểu bang thẩm phán lại được bổ
nhiệm bởi thống đốc và cá biệt có hai tiểu bang thẩm phán
được bô nhiệm bởi lập pháp.

Đào tạo luật ở Hoa Kỳ khá phức tạp: để học Đại học luật,
cần phải tốt nghiệp 4 năm ở một đại học trước đó - và sau đó
học ở trường luật trong thời gian 3 năm. Để trở thành luật sư,
ứng viên phải tô't nghiệp một truờng luật đuọc chính thức thừa
nhận bởi Đoàn luật sư và phải đỗ kỳ thi công nhận luật sư của
bang. Các trường luật ở Hoa Kỳ thường áp dụng phương pháp
giảng dạy phổ biến là "case - method" bao gồm phân tích các
án lệ với các dữ kiện thực tế và khuyến khích sinh viên chủ
động tư duy thông qua các câu hỏi trên lớp, thay vì tiếp thu
một cách thụ động bài giảng của giáo viên và sách giáo trình.

IV. Hệ thống pháp luật Hổi giáo

Đây là pháp luật được áp dụng ở các quốc gia theo đạo Hổi
bao gổm một vùng lãnh thổ rộng lớn: Maroc - Indonesia, châu
Phi, tiểu Sahara.
Không giống như hai dòng họ pháp luật Civil Law và
Common Law, Luật Hổi giáo lệ thuộc vào tôn giáo. Luật chính
là một bộ phận của tôn giáo - đạo Hổi. Các tín đồ Hồi giáo tuân
thủ theo giới luật đạo Hổi - tiếng Ả - rập là "Shariah" - có nghĩa
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 265

là con đường của Thượng đế. Chính các quy tắc Shariah hướng
dẫn cách hành xử của cá nhân trong quốc gia theo đạo Hổi.
Sự gắn bó với tôn giáo làm nên đặc điểm riêng của Luật
Hổi giáo. Bởi gắn với tôn giáo nên Luật Hổi giáo khá độc lập so
với nhà nước. Luật Hồi giáo có tính bất di bất dịch do đây là
luật từ Thượng đế đặt ra và không thể thay đổi. Cũng do vậy,
luật Hồi giáo được coi là thể hiện ý chí của Thượng đế chứ
không phải ý chí của nhà nước, hậu quả là pháp luật có phạm
vi điều chình rộng rãi, che phủ hầu hết các lĩnh vực của đời
sống chứ không chi những vấn đề nhà nước quan tâm.

7. Nguồn của pháp luật Hổi giáo

Có thể chia nguồn pháp luật Hồi giáo truyền thống thành
hai nhóm: nguồn cơ bản bao gồm kinh Coran và Sounna, và
nguồn phái sinh từ suy luận hợp lý, gồm Idjmâ và Qiyâs.
Kinh Koran - là nguồn đầu tiên, không thể phản đối, bao
gồm lời Mohammed tuyên đọc (thần khải) lại lời Thượng đế và
được ghi chép, biên thành sách 20 năm sau khi ông mất. Sách
Kinh gổm 114 chương, chia thành 6219 khổ thơ, trong đó có
600 khổ liên quan trực tiếp đến luật. Đó là những mệnh lệnh
hoặc lời câm đoán - tương ứng như các quy tắc pháp luật. Tâ't
cả những quy tắc đó trộn lẫn trong những yêu cầu tôn giáo. Dù
tự coi như hoàn hảo nhung về sau Kinh Koran vẫn cần sự bổ
trợ, đó là Kinh Souna. Kinh Souna là những răn dạy về 101 sông,
cách cư xử trong đời - của Mohammed được ghi lại bởi người
kế nhiệm vào khoảng thế kỷ IX. Kinh Souna được coi như lời
giải thích hoặc bình luận lời của Chúa, áp dụng cho những vấn
đề của đời sống hằng ngày, và được coi giá trị ngang Koran.
Khi mà hai nguồn trên không đủ để giải quyết những khó
khăn trong đời sống sẽ xuất hiện thêm những nguồn phái sinh:
266 g ia o trìn h đ ạ i C ư ơ ng vẽ n h a n ư ớ c v à p h á p lu ậ t

i) Idjma là nguồn phái sinh đến từ cộng đổng. Idjma là thỏa


thuận chung của cộng đổng Hổi giáo - được dẫn dắt bởi những
người lỗi lạc trong cộng đồng. Bán chất Idjma là tập quán
nhưng được những người có thẩm quyền chấp nhận, ii) Cùng
chung mục đích bổ trợ cho các nguồn luật gốc, có Qiyas. Đó là
phương pháp suy luận để giải thích luật của các luật gia. Qiyas
là "sự kết hợp giữa ý chí của thần thánh với lý trí con người"1.
Những suy luận hợp lý của các luật gia góp phần đưa luật hồi
giáo đên gần với đời sông thực tiễn.
iii) Ngoài ra Luật Hổi giáo còn có các nguồn bổ trợ khác
như: Tập quán (là những thỏa thuận chung của cộng đổng tò cô
xưa); hoặc án lệ. Trong Luật Hổi giáo truyền thống, tâ't cả các
nguổn đều là phụ, chỉ khi pháp luật không đủ để điều chình thì
mới sử dụng những nguồn bổ trợ này.

2. Một sô đặc điểm của Luật Hồi giáo

Đặc trung nổi bật của Luật Hồi giáo là sự gắn kết với tôn
giáo, rất khó phân định pháp luật và tôn giáo. Từ đây dẫn đến
các đặc trưng khác như: Luật Hồi giáo nặng về nghĩa vụ và
trách nhiệm hơn là quyền; Luật Hồi giáo nhấn mạnh các yếu tố
khách quan hơn là chủ quan, v ề phạm vi điều chinh, Luật Hổi
giáo chi điều chính trong cộng đổng người theo đạo Hổi và có
cơ chế áp dụng đặc thù bởi các thẩm phán Hồi giáo, v ề nội
dung, so vói các dòng luật hiện đại, Luật Hồi giáo không thực
sự đề cao địa vị pháp lý của cá nhân; và tổn tại nhiều quy định
mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em, ví dụ: cho
phép đàn ông có thể lây nhiều vợ, hôn nhân vẫn dựa trên sự

1 L M1LL1Q TetF. Blanc, Introduction à 1'étude du droit musulman, 2' éd. 1987,
p. 1 17 . Reprint Bibliothèque Dalloz 2001. Dan theo Rene David, tr. 355.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT 267

sắp đặt của hai gia đình chứ chưa thực sự dựa trên ý chí tự
nguyện của hai bên vợ chồng v .v ...

3. Sự thích ứng của Luật Hồi giáo với đời sông hiện đại

Cho đến nay, rất nhiều quốc gia Hổi giáo tiếp tục khẳng
định trong Hiến pháp và trong Luật sự gắn bó với pháp luật
Hổi giáo như Maroc, Tunisie, Algerie, Iran, Soudan và Ai cập.
Sự thích ứng của pháp luật Hổi giáo trong xã hội hiện đại có thê
lý giải bởi nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, bản thân Luật Hổi giáo cũng chứa đựng những
nhân tô cho phép sự thích nghi mềm dẻo. Các quy tăc hanh xử
được chia ra làm nhiều câp độ khác nhau, không hoàn toan la
bắt buộc cứng nhắc nên tạo ra uyển chuyển trong áp dụng1. Và
Luật Hồi giáo tôn trọng câu chữ hơn là tinh thần câu chữ, vì
vậy có thể cho phép sự diễn dịch mềm dẻo nhất định trên cơ sở
vẫn bảo đảm tôn trọng câu chữ đó, dù tinh thần có thể là đôi
khác. Ngoài ra Luật Hổi giáo cũng cho phép những ngoại lệ:
trong trường hợp đặc biệt cấp thiết có thể được hành xử khác
quy định của luật.
Thứ hai: bên cạnh Luật Hồi giáo truyền thống, các nhà
nước Hổi giáo hiện đại sử dụng nhiều nguồn pháp luật mới.
Đây cũng là nguyên nhân làm cho pháp luật ở các quốc gia Hổi
giáo rất uyển chuyển và cho phép kết hợp cả Luật Hồi giáo với
những quy tắc mới. Các nguồn pháp luật mới bao gồm: Tập
quán; Văn bản pháp luật.
Ngày nay, pháp luật của các quốc gia Hồi giáo có anh
hưởng dòng họ Corrưnon Law hoặc Civil Law - tùy vào bôi

1 Michael Bogdan, "Luật so sánh", Bản dịch tiếng Việt của PGS.TS. Lê Hổng
Hạnh và ThS. Dương Thị Hiền, Hà Nội 1994.
268 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

cảnh lịch sử của từng quốc gia. Các nước Hồi giáo ở Bắc phi, Ả
rập, Trung phi thường du nhập dòng họ pháp luật Civil Law
do ảnh hưởng từ chế độ thuộc địa cũ của Pháp. Trong khi đó
các quổc gia Pakistan, Nigeria, Malaysia lại chịu ảnh hưởng của
Common law. Cá biệt như Ai - cập cùng lúc chịu ảnh hưởng
của nhiều hệ thống pháp luật: Anh, Pháp, Đức. Dù mức độ du
nhập có khác nhau, nhưng cũng không thể nói là ở các quốc gia
Hồi giáo, luật phương Tây đã hoàn toàn chi phôi - mà Luật Hổi
giáo vẫn tồn tại điều chinh, đặc biệt đối với những quan hệ
nhân thân mang tính truyền thống.

V. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Cho đến nay, việc coi dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa
là hệ thống pháp luật độc lập hiện đang gây ra khá nhiều tranh
cãi. Sau khi Liên bang Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Đông Âu sụp đổ, hệ thông pháp luật XHCN cũng
không hiện diện phổ biến, hoặc có một số ý kiến cho rằng nó đã
biến mâ't về mặt thực tế1. Thậm chí một số công trình nghiên
cứu về Luật so sánh đã không còn phần viết về dòng họ pháp
luật XHCN mà thay bằng đó là nghiên cứu vê' pháp luật Nga2.
Tuy nhiên cũng phải thây rằng có nhiều quy phạm pháp luật
XHCN vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến nay ở một sô' quôc gia,
trong đó có Việt Nam. Và nhiều quôc gia XHCN đang trong
quá trình chuyển đổi vẫn đang và sẽ sống cùng vói các dâu ấn
của pháp luật XHCN trong thời gian dài.

Dòng họ pháp luật XHCN ra đời năm 1917 cùng với sự


xuất hiện của Nhà nước Xô viết - Nhà nước chuyên chính vô

1 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, GS.TS. Võ Khánh Vinh, "Luật học so sánh",
NXB. Khoa học Xã hội, H.2013, tr.343.
2 Rene DAVID, tr.183-213.
Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẼ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT 269

sản đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1991 đến nay, sau sự sụp đổ
của chế độ XHCN ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu, pháp
luật XHCN bị thu hẹp rất nhiều. Cho đến nay chi còn Trung
Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba và Lào còn hiện diện hệ
thống pháp luật XHCN nhung với tinh thần mới: xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng cường dân chủ
và xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Nếu như pháp luật XHCN truyền thống có nhiều đặc thù
như: duy trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không phân
chia thành công pháp và tư pháp, coi trọng nguồn văn bản
pháp luật và không có truyền thông áp dụng án lệ.v.v... thì đến
nay, ở những quôc gia vẫn duy trì hệ thống pháp luật XHCN,
nền pháp luật đã có những đổi mới. Pháp luật XHCN hiện nay
đã thiết lập nên mô hình nền kinh tế thị trường với sự mớ rộng
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, quy định
quyền tự do kinh doanh cho mọi cá nhân. Nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung dần dà bị xóa bỏ, các quan hệ kinh tế đối ngoại
được mở rộng. Các ngành luật tư cũng phát triển - với sự hình
thành của khá nhiều ngành luật mới trong lĩnh vực kinh doanh,
môi trường, an sinh xã hội. Các quốc gia XHCN ngày nay xây
dựng và thực thi hệ thống pháp luật theo định hướng Nhà
nước pháp quyền.
Ở những quôc gia không còn theo mô hình pháp luật XHCN
như các quốc gia Đông Âu, khi hệ thông XHCN sụp đổ, khuynh
hướng lựa chọn pháp luật thường là trở về với dòng họ pháp luật
châu Âu lục địa - do sự gắn bó vôn có từ trong quá khứ.
270 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu về các hệ thông pháp luật
lớn trên thế giới.
2. Các tiêu chí và cách thức phân loại các hệ thông pháp luật
trên thế giới.
3. Lịch sử hình thành, phát triển; các đặc điểm cơ bản của hệ
thông pháp luật châu Âu lục địa (Civil law).
4. Sự hình thành, phát triển và các đặc điểm cơ bản của hệ
thông Thông luật (Common law).
5. Pháp luật Hoa Kỳ có những điểm giống và điểm khác biệt
nào so với pháp luật Anh quốc.
6. Đặc điểm của pháp luật Hổi giáo và sự thích ứng của pháp
luật Hồi giáo với đời sông hiện đại.
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 271

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí Úc, Những vân đ ề lý luận cơ bản vê' pháp luật, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993.
2. Đỗ Thị Mai Hạnh, "Bản chất và nguổn của Luật Hổi giáo",
Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3 (34)/2006.
3. Nguyễn Thị Hổi, "V ề khái niệm nguồn của pháp luật", Tạp
chí Luật học số 2/2008.
4. Nguyễn Văn Nam, Lý luận và thực tiễn v ề án lệ trong hệ thông
phấp luật của cấc nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị
với Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012.
5. Michael Bogdan, Luật So sánh, Bản dịch tiêng Việt của PGS.TS.
Lê Hồng Hanh và ThS. Dương Thị Hiền, Hà Nội, 1994.
6. Jay M. FEINMAN, Luật 101 - Mọi điều bạn cần biết v ề pháp
luật Hoa Kỳ, Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hổng,
Nguyễn Thị Thanh dịch, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công
Giao hiệu đính, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.
_________ PHẤN THỨ HAI__________
NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN VẼ CÂC NGÀNH LUẬT
TRONG HỆ THỐNG PHẤP LUẬT VIỆT NAM
• • •
Chương 10

LUẬT
• HIẾN PHÁP VÀ LUẬT
____________• HÀNH CHÍNH
__________________

I. Luật Hiến pháp


1. Những vấn để chung về Luật Hiến pháp
1.7. Đối tượng điểu chỉnh của ngành Luật Hiến pháp

Các quan hệ xã hội được ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
điều chinh có thể phân thành những loại cơ bản sau:
- Những quan hệ xã hội liên quan đến nguồn gốc và bản
chất quyền lực nhà nước.
- Những quan hệ giữa nhà nước và các thành tô' trong hệ
thống chính trị như quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản
Việt Nam; giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, các tô chức
chính trị xã hội và các tổ chức xã hội.
- Những quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Đó
là những môi quan hệ hình thành trong quá trình sử dụng
quyền hạn của các cơ quan nhà nước.
- Những quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước với các
công dân. Đó là những mối quan hệ xã hội phát sinh trong việc
các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết và cung cấp
276 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

những quyền lợi mà người dân được hưởng - các quyền con
người, quyền cơ bản của công dân.
- Những quan hệ xã hội liên quan đến cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, giáo dục, chính sách an ninh, quốc phòng, đối
ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật Hiến pháp Việt Nam là một ngành Luật bao gổm tổng
thể các quy phạm cơ bản điều chinh các môi quan hệ xã hội liên
quan đến việc tổ chức Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đối tượng điều
chỉnh của Luật Hiến pháp là các mối quan hệ xã hội quan trọng,
cơ bản của Nhà nước liên quan đến việc xác định chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng, chính
sách ngoại giao, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân và những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước.

1.2. Vị trí, vai trò của ngành Luật Hiến pháp

Ngành Luật Hiến pháp có vai trò quan trọng không thể
thiếu đôi với quốc gia và người dân. Ở Việt Nam ngành Luật
Hiến pháp tạo lập một thể chế dân chủ bao gồm mục tiêu, cơ cấu
tổ chức nhà nước. Đó là một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội
hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Đây là những
yêu tô' không thể thiếu để một quốc gia ổn định và phát triển.
Đối với người dân, ngành Luật Hiến pháp tạo ra môi
trường dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể tự do
bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất
nước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng
phạt. Hiến pháp tô't là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng
nhất để bảo vệ dân quyền và nhân quyền. Trong hệ thống pháp
luật quôc gia, Luật Hiến pháp là ngành Luật cơ bản bao gồm rất
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.., 277

nhiều văn bản khác nhau từ Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối
cao, qua các luật tổ chức cơ quan nhà nước và các văn bản dưới
luật khác tạo nền tảng cho mọi hoạt động của quốc gia.
Luật Hiên pháp đặt ra các quy tắc cơ bản điều chinh vấn đề
tổ chức quyền nhà nước, bao gổm các khía cạnh cơ bản sau:
nguổn gốc, bản chất quyền lực nhà nước; hình thức nhà nước;
cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước; mối
quan hệ giữa nhà nước với các thành tô' trong hệ thống chính trị
(đảng và các tô chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội), mối quan
hệ giữa nhà nước và tổ chức, cá nhân (thể hiện bằng các quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).

1.3. Nguổn của Luật Hiến pháp

Ngành Luật Hiến pháp được hình thành không những từ


đối tượng điều chỉnh riêng, mà còn được hình thành từ tập hợp
các văn bản riêng, gọi là nguồn của ngành Luật Hiên pháp.
Nguổn chủ yếu của ngành Luật Hiến pháp là Hiến pháp, đạo
luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dưới Hiến pháp, nguồn của ngành Luật này còn có các đạo luật
về tổ chức các cơ quan nhà nước: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật
Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương; Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đổng
nhân dân... Ngoài ra, các quy phạm hiến pháp cũng nằm rải rác
ở các văn bản pháp luật khác như luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quôc hội, các nghị định
của Chính phủ về việc tổ chức nhà nưóc.

1.4. Mối quan hệ giữa ngành Luật hiến pháp với các ngành Luật khác

Luật Hiến pháp không chỉ có một hệ thông nhất định mà


còn là một bộ phận hợp thành của một bộ phận khác lớn hơn,
278 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

đó là hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong hệ thống lớn đó,


Luật Hiến pháp có một vị trí đặc biệt cúa ngành Luật chủ đạo.
Các quy phạm Luật Hiến pháp hợp thành những chế định
quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam, các chế định đó là cơ
sở điều chình các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của
các ngành luật khác. Tất cả các ngành luật trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội đều phải bắt nguồn từ những nguyên tắc mà
những quy phạm Luật Hiến pháp đã quy định. Ví dụ: các quy
phạm Luật Hiến pháp quy định tính chất, vị trí của các cơ quan
quản lý nhà nước trong hệ thống các cơ quan nhà nước, cũng
như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước các cơ quan
đại diện là cơ sở pháp lý của các quy phạm Luật Hành chính
trong việc điều chình những quan hệ xã hội hình thành trong
quá trình quản lý nhà nước.

2. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của ngành Luật Hiến pháp
2.1. Sự xuất hiện và phát triển Hiến pháp của nhỡn loại

Thuật ngữ Hiến pháp có nguồn gốc tiếng La-tinh là từ


"Constitutio" đã tồn tại rất lâu trong lịch sử. Trong Nhà nước
La Mã cổ đại, một số hoàng đế đã dùng thuật ngữ này chỉ cho
các quyết định của mình. Thuật ngữ này chỉ có nghĩa như ngày
nay, kể từ khi có cách mạng tư sản. Trong xã hội phong kiến ở
một SỐ quôc gia, nhất là ở phương Tây cũng đã tổn tại một số
văn bản pháp luật có tính chât hiến pháp thường được gọi là
"Hiến chương", thể hiện sự thỏa hiệp giữa các vương triều
chuyên chề với một sô' lãnh địa, lãnh chúa thừa nhận một số
quyền của một số lãnh địa, thành thị... Nhưng bản thân từ
"Hiến pháp" thì không được sử dụng. Nếu trong xã hội phong
kiến phương Tây như vậy, thì trong xã hội phong kiến phương
Đông, thuật ngữ này càng không được nhắc tới.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.., 279

Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn
liền với thời kỳ giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc
đấu tranh chống lại Nhà nước chuyên chế phong kiến để thành
lập ra một Nhà nước dân chủ, mà ở đó quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên của thế giới là Đại
Hiến chương (Magna Carta) hay còn gọi là Đại hiến chương về
các quyền của nước Anh. Được ban hành năm 1215, bản văn
này yêu cầu Quốc vương John tuyên bố thừa nhận một số
quyền tự do của người dân / tầng lớp quý tộc. Hiến chương này
được coi như là sự khởi đầu của một Chính phủ hạn chế và
pháp trị đối lập với nền quân chủ chuyên chế.
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 là Hiến
pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử được hiểu theo nghĩa
phô biến ngày nay. Bản Hiến pháp này dựa trên nền tảng của
tư tưởng chủ quyền nhân dân, phân chia, kiểm soát quyền lực
và bảo vệ các quyền và tự do của con người của các học giả
Anh và Pháp thời cận đại như Locke, Montesquieu, được tiếp
thu và phát triển bởi các nhà lập hiến Hoa Kỳ như Hamilton,
Madison, Jefferson. Những bản Hiến pháp tiếp theo ra đời và
lan rộng khắp châu Âu cho đến thế kỷ XX như Hiến pháp Ba
Lan 1791, Hiến pháp Pháp 1791, Hiến pháp Tây Ban Nha 1812,
Hiến pháp Bô' Đào Nha 1822, Hiến pháp Cộng hoà Weimar
(Đức) 1919 (sau đó được thay thế bởi Hiến pháp Cộng hòa Liên
bang Đức 1949). Cùng vói phong trào giành độc lập khẳng định
chủ quyền quốc gia và chủ quyền nhân dân, các quốc gia châu
Á đều ban hành một bản Hiến pháp như Nhật Bản (1890), Việt
Nam (1946), Hàn Quốc (1948), Trung Quốc (1954) và cùng với
nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Mĩ.
Hiến pháp là bản khế ước xã hội đặt ra các quy định giới
hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền con
280 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

người. Để giành được điều đó, có thể khẳng định sự ra đời của
Hiến pháp là kết quả của một quá trình đầu tranh lâu dài của
nhân dân chống lại sự chuyên chế, tập quyền của các nhà nước
quân chủ tuyệt đối.

2.2. Khói niệm "Hiến pháp"

Cách hiểu về Hiến pháp có thể khác nhau, nhưng cách hiểu
phổ quát nhất về Hiến pháp dựa trên định nghĩa dưới góc độ
nội dung và hình thức của Hiến pháp.
Hiến pháp theo nghĩa nội dung
Dưới góc độ nội dung, Hiến pháp là tổng thể các quy tắc
cơ bản, quan trọng nhất về tổ chức quyền lực nhà nước, bao
gổm các nội dung như: hình thức nhà nước; phân công, phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước; mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước và công dân (quyền con người, quyền cơ bản của
công dân).
Càng về sau này, phù hợp với sự phát triển của dân chủ,
đối tượng điều chình của Hiến pháp ngày càng được mở rộng.
Không những Hiến pháp chỉ quy định việc tổ chức quyền lực
nhà nước, mà còn quy định cả quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Không những thế Hiến pháp của các nước XHCN
còn quy định cả về chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, giáo dục, an
ninh quốc phòng. Với sự ảnh hưởng ít nhiều của Hiến pháp xã
hội chủ nghĩa, một số Hiến pháp tư bản mới được thông qua,
đối tượng điều chinh của chúng cũng được mở rộng sang một
SỐ lĩnh vực khác. Nhưng dù mở rộng đối tượng điều chỉnh đến
đâu đi chăng nữa, phần cơ bản là tổ chức quyền lực nhà nước
vẫn được giữ lại trong bất cứ một hiến pháp nào.

Khái niệm "hiến pháp" về mặt hình thức


Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CẮC NGÀNH LUẬT.. 281

Giá trị pháp lý tối cao của Hiên pháp cũng là đặc điểm hình
thức cơ bản của Hiên pháp, theo đó tất cả các văn bản pháp luật
khác phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Tính tối
thượng của Hiên pháp tạo nên tính ưu thế của Hiến pháp so với
các đạo luật khác và từ đó xuất hiện cơ chế bảo hiến - bảo vệ tính
tối cao của Hiên pháp trước sự vi phạm Hiến pháp.

Tó m lại
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ
thống các văn bản pháp cúa mỗi quốc gia quy định cơ cấu tô
chức nhà nước theo nguyên tắc phân quyền mà ở Việt Nam gọi
là phân công phân nhiệm và kiểm soát quyền lực nhà nước và
quyền con người, quyền công dân như nhũng mục tiêu, mà
việc tổ chức và hoạt động nhà nước cần phải bảo đảm, tôn
trọng và thực hiện.

2.3. Hiến pháp và Chủ nghĩa Hiến pháp


Chủ nghĩa Hiến pháp có nghĩa là quyền lực của lãnh đạo
và các cơ quan chính phủ bị giới hạn và những giới hạn đó có
thể được thực hiện thông qua những quy trình định sẵn1. Chủ
nghĩa lập hiến là sự nhận thức về vai trò của Hiến pháp, là sự
hiện hữu của Hiến pháp và sự tác động tích cực của nó đến đời
sống chính trị và đời sống xã hội. Hiến pháp và trật tự hiên
định thực tiễn là hai mặt của chủ nghĩa lập hiến2.
Chủ nghĩa hiến pháp - theo nghĩa rộng - đề cập và giải
quyết môi quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực
của chính phủ bằng cách xác lập các nguyên tắc sau:

1 GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Chủ nghĩa Hiêh pháp và những bộ phận câu thảnh,
Sđd.
2 GS. TSKH. Đào Trí ú c, Chủ nghĩa lập hiên hiện đại ở Việt Nam - Những thành
tựu và các vân đê'đặt ra, Sđd.
282 GlAO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

- Quyền lực (tuyệt đối) thuộc về nhân dân.


- Quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn
và phải chịu sự kiểm soát.
- Những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn
chặn bằng pháp luật.
Chủ nghĩa Hiến pháp nhấn mạnh vai trò của Hiến pháp
trong việc xác lập, quy định, từ đó nhằm bảo đàm thực hiện các
nguyên tắc kể trên trong thực tế. Chủ nghĩa Hiến pháp như là
phương thức đặc biệt hữu hiệu và là một lối thoát duy nhất cho
vấn nạn của sự vô chính phủ sự lạm dụng quyền lực.

2.4. Sơ lược lịch sử lập hiến Việt Nam


Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám
Kể từ khi xuâ't hiện cho đến hiện nay, Hiến pháp được nhìn
nhận như là một trong những dâu hiệu thể hiện nền văn minh,
nền dân chủ của mỗi quốc gia. Trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, Nhà nước ta là Nhà nước thực dân nửa phong kiến,
do vậy không có hiến pháp. Trước sự phát triển và ảnh hưởng
của nền văn minh nhân loại sau cách mạng dân chủ ở châu Au
và những cải cách chính trị ở các nước trong khu vực, các tư
tưởng hiến pháp bắt đầu được du nhập vào nước ta. Trong thời
kỳ Pháp thuộc, các trí thức Việt Nam có điều kiện tiếp nhận các
tư tưởng dân chủ và tụ' do của nước ngoài, đặc biệt là của Pháp.
Những tư tưởng này được thúc đẩy trong quá trình đấu tranh
đòi tự do, dân chủ và độc lập dân tộc. Các nhà tư tưởng lập
hiến tiêu biểu của thời kỳ này có thể kê đến như Phạm Quỳnh,
Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Trực, Nguyễn An Ninh, Phan Văn
Trường, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và Hổ Chí Minh...
Các tư tưởng lập hiến thời kỳ này rất đa dạng, có thê chia
thành hai trường phái: bảo thủ và cách mạng. Đại diện cho
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 283

trường phái bảo thủ là tư tưởng lập hiến của Bùi Quang Chiêu,
Nguyễn Trực và Phạm Quỳnh.
Theo quan điếm của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Trực và
những đại diện khác theo Đảng lập hiến ở Nam Kỳ, các cuộc cải
cách hiến pháp nhằm bảo đảm các quyền dân chủ được tiến
hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động và trong
khuôn khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp1. Trái với
quan điểm bảo thủ, quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng
Hiến pháp trên nền tảng lật đô hoàn toàn chế độ quân chủ
chuyên chế, đổng thời xóa bỏ ách thông trị của chế thuộc địa
của Pháp, phải giành được độc lập cho dân tộc Việt Nam. Đại
diện cho luồng tư tưởng này là Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản khác.
Đại diện cho dòng tư tưởng cách mạng triệt để này là các
chiến sĩ cộng sản, mà đúng đầu phải kể đến Nguyễn Ái Quôc
(1890-1969). Trong số các chí sĩ yêu nước, Nguyễn Ái Quốc
được coi là người có tư tưởng lập hiến tiến bộ có nhiều ảnh
hưởng nhất trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám.
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi cho Hội nghị các nước
đổng minh thắng trận họp tại Versailles, bản yêu sách đòi cải
cách nên pháp lý ở Đông Dương. Sau này bản yêu sách được
Người diễn thành yêu cầu ca gùi Việt kiều tại Pháp, trong đó có
yêu cầu thứ 7 rằng:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".
Năm 1926, Nguyễn Ái Quôc lại nhân danh Người sáng
lập ra tờ báo Việt Nam hồn cùng với đại diện Hội Phục Việt ở

1 PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, "Tư tưởng lập hiên ở Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2011.
284 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

Paris gửi tới Hội Vạn quốc (tiền thân của Liên hợp quốc) bản
tố cáo tội ác của thực dân Pháp đòi quyền độc lập tức khắc cho
dân tộc Việt Nam để Việt Nam có thể... "xếp đặt một nền
Hiến pháp về phương diện chính trị, xã hội theo những lý
tưởng dân quyền...".
Hiến pháp 1946
Ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập ra đời ngày 02 tháng 9
năm 1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hổ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản
Hiến pháp cho Nhà nước Việt Nam. Đảng và Hổ Chủ tịch của
Chính phủ Cách mạng lâm thời rất quan tâm đến việc soạn
thảo và thông qua Hiến pháp. Chỉ sau ngày Tuyên bô' độc
lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của
Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, Chủ tịch nước đã đề ra 6 nhiệm vụ, trong đó vân đề thứ
ba là việc phải khẩn trương soạn thảo Hiến pháp. Người
nói -."Trước chúng ta đã bị ch ế độ quân chủ chuyên ch ế cai trị rồi
đêh ch ế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không
có Hiên pháp. Nhân dân ta không hiỉởng quyền tự do dân chủ.
Chúng ta phải có một Hiên pháp"1.
Theo Sắc lệnh ngày 20-9-1945 một Uỷ ban dự thảo Hiến
pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu được thành lập. Dự
thảo Hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội
khoá I ngày 8-11-1946.
Hiến pháp 1959
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn
thành cuộc cách mạng dân chủ. Hiến pháp năm 1946, tuy

1 Hổ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4.


Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 285

không được công bố cho nhân dân toàn quốc thực hiện, nhưng
vói Chi thị của Chủ tịch Hổ Chí Minh, nơi nào có điều kiện vẫn
được thi hành. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khoá I kỳ
họp thứ mười một ngày 18 tháng 12 năm 1959 thông qua, gổm
10 chương chia làm 72 điều. Hiến pháp quy định chính thể của
Nhà nước ta vẫn là Nhà nước Dân chủ Cộng hoà, tât cả quyền
lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc vê
nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua
Quốc hội và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân. Hiến pháp ghi rõ: "Nhà nước của ta là
Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng của liên minh
công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo."

Hiến pháp 1980

Hiến pháp năm 1980 là Hiên pháp thông nhât đât nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn vẹn đât nước. Hiến pháp
1980 được Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 18
tháng 12 năm 1980. Hiên pháp này gổm có 12 chương 147 điều.
So với các bản hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 là bản
hiến pháp tham khảo nhiều kinh nghiệm việc tổ chức và xây
dựng chủ nghĩa xã hội của các nước trong hệ thống chủ nghĩa
xã hội nhiều nhất của các nước Liên Xô và Đông Âu.

Hiến pháp 1992


Hiến pháp 1980 là hiến pháp không chỉ tập trung nhất tư
duy của cơ chế cũ - cơ chê tập trung kê hoạch của những nhận
thức cũ về chủ nghĩa xã hộ. Để dẫn dắt đât nước ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tê - xã hội, Đảng và nhà nước ta đã tiến hành
công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam năm 1986. Hiến pháp năm 1992 ra đời là sự
khẳng đinh, hiến định chủ trương đúng đăn của Đảng được
thực hiện trong mấy năm trước đó của công cuộc đổi mới.
286 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Về cơ cấu và sô'điều khoản của Hiến pháp 1992 không thay


đổi so với của năm 1980, nhưng về mặt nội dung có rất nhiều
thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận thức mới của
Việt Nam thời mở cửa đổi mới. Hiến pháp đã có nhiều điểm
mới, tiêu biểu như: xác định bản châ't nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, lần đẩu tiên trong Hiến pháp Việt
Nam thừa nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia
quyền lực bằng cách phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa lập
pháp, hành pháp và tư pháp, tách chức năng Nguyên thủ Quôc
gia và thường trực giữa hai kỳ họp Quốc hội của Hội đồng Nhà
nước thành 2 chế định riêng rẽ là Chủ tịch nước cá nhân và Uỷ
ban Thường vụ Quôc hội.

Hiến pháp năm 1992 là hiến pháp đẩy manh công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước, củng cố những thành tựu bước đầu
trong công cuộc đổi mới kinh tê' chính trị, văn hoá, từ sau đại hội
lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, định rõ những nhiệm
vụ cho nhũng năm tới theo Cương lĩnh và Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
Hiến pháp năm 2013
Với các nền tảng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, trong đó nổi bật nhất là về kinh tế. Mặc dù vậy, bắt đầu từ
cuôì thập kỷ 2000, sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã dần
chậm lại. Điều này có nguyên nhân từ một loạt bất cập về thể
chế vôn tồn tại tò lâu mà chưa được giải quyết, liên quan đến
các vân đề về quản lý nhà nước, mô hình phát triển kinh tế và
cả chế độ chính trị. Trong bối cảnh kể trên, Hiến pháp năm 1992
cần được sửa đổi để phù hợp và thể chế hóa những định hướng,
mục tiêu của Đảng đã đề ra về xây dựng Nhà nước pháp quyền,
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 287

bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hội nhập
quốc tế và khu vực.
Về quy trình, từ năm 2011, Việt Nam đã tổ chức tổng kết
thi hành Hiến pháp năm 1992 đổng thời thành lập ủy ban dự
thảo sửa đổi Hiến pháp. Sau hơn một năm dự thảo, do có nhiều
ý kiến khác nhau về một sô' vấn đề quan trọng, ngày 02/1/2013,
Quốc hội quyết định tổ chức lây ý kiến nhân dân về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc lấy ý kiến theo kế hoạch sẽ
kết thúc vào ngày 31/3/2013, nhưng sau đó được kéo dài đến
cuôì năm 2013, được tổ chức dưới ba hình thức chính: tổ chức
các hội nghị, hội thảo; lây ý kiến thông qua mạng Internet và
phát phiêu xin ý kiến đến từng hộ gia đình. Theo thông báo của
ủ y ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tính đến 17/5/2013, đã có
hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân và hơn 28.000
hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức.1 Ngày 28/11/2013,
Quốc hội khóa XIII bỏ phiếu thông qua Hiến pháp mới.

3. Những chế định cơ bản của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam

Ngày 28/11/2013, Quôc hội khóa XIII đã bỏ phiếu thông


qua Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Các chế định cơ bản của Luật Hiến pháp bao gổm:
- Chế định chế độ chính trị; Chế định quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân; Chế định bầu cử; Chế định Quốc hội; Chế
định Chủ tịch nước; Chế định Chính phủ; Chế định Toà án; Chế
định Viện Kiểm sát; Chế định chính quyền địa phương; Chế
định hiệu lực, sửa đổi Hiến pháp...

1 ủ y ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Báo cáo số 287/BC-UBDTSĐHP


ngày 17/5/2013 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân.
288 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

3.1. Lời nói đáu vò chế độ chính trị

Lời nói đầu lần đầu tiên khẳng định "Nhân dân Việt Nam
xây dimg và thi hành Hiến pháp này", qua đó thể hiện rõ hơn tư
tưởng về chủ quyền nhân dân đối với quyền lập hiến, với tư
cách là một đôi tượng điều chỉnh cơ bản của ngành Luật Hiến
pháp, chế độ chính trị dân chủ hay còn được gọi một cách giản
đơn là chế độ nhà nước dân chủ bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật được chứa đựng trong chương đầu tiên mang
tính nguyên tắc của Hiến pháp. Các quy phạm này xác định:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước có cấu trúc lãnh thổ là một nhà
nước đơn nhất; Nhà nước Việt Nam là Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà
nước Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của đại đoàn kết các dân tộc
Việt Nam.

3.2. Quyển con người và quyển nghĩa vụ cơ bản của công dân

Vị trí của quyền con người trong hiến pháp ngày càng
được củng cố, thể hiện ở chỗ các bản hiến pháp được xây dụng
hoặc sửa đổi càng về sau, càng có xu hướng quan tâm hơn đến
việc ghi nhận và bảo vệ các quyền con người.

3.3. Quốc hội

Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"Qnôc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan có quyền lập hiên và lập pháp, quyết định
những vân đ ề trọng đại của đất nước, giám sát tôĩ cao toàn bộ hoạt
động của Nhà nước”.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VẾ CÁC NGÀNH LUẬT... 289

3.4. Chủ tịch nước


Cũng giông như thông lệ chung của các nước trên thế giới,
Chủ tịch nước Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước, có
quyền thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
đối nội, đôi ngoại (Điều 86 Hiến pháp năm 2013).

3.5. Chính phủ


Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Quyền hành pháp được hiểu là quyền tổ chức thi hành luật,
hay pháp luật.
Theo Điều 95 Hiên pháp 2013, thành phần của Chính phủ
gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng
thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Cơ cấu của
Chính phủ bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ
do Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ, do Chính phủ trình.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số Đại biểu
Quốc hội, còn các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác
của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội đề nghị
phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Điều 98 Hiến
pháp 2013).

3.6. Toa án
So với các bản Hiến pháp trước đây, địa vị pháp lý của Tòa
được xác định rõ ràng hơn cả. Đó là việc Hiến pháp thừa nhận
quyền tư pháp do Tòa án thực hiện. Điều 102 Hiến pháp 2013
xác định "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp".
290 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

3.7. Viện Kiểm sát

Viện Kiểm sát nhân dân là thiết chế đặc thù của hệ thống
viện kiểm sát trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, khác
với thiết chế gần tương tự là cơ quan công tố ở nhiều quôc gia
trên thế giới. Trong khi đó, ngoài chức năng công tố, Viện Kiểm
sát nhân dân ở Việt Nam còn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp. Việc tiếp tục theo đuổi mô hình Viện Kiểm sát
nhân dân với hai chức năng như vậy được cho là vẫn cần thiết
ở Việt Nam, vì ngoài chức năng công tố, hệ thông Viện Kiểm
sát nhân dân còn là "...một thiết chế giám sát độc lập, hoạt động
trực tiếp, thường xuyên và có tính chuyên nghiệp cao..."1.

3.8. Chính quyển địa phương

Theo Hiến pháp 2013, các thẩm quyền của chính quyền địa
phương có thể phân chia thành các nhóm sau: i) thẩm quyền
trong việc tổ chức thi hành các văn bản pháp luật của cấp trên
(bao gồm cả Hiến pháp); ii) thấm quyền trong việc "quyết định
các vấn đề của địa phương do luật định"; iii) một số thẩm
quyền khi "được giao thực hiện một sô' nhiệm vụ của cơ quan
nhà nước cấp trên".

3.9. Hiệu lực và việc sửa đổi Hiến pháp

Hiệu lực của Hiến pháp theo quy định của Hiến pháp năm
2013: Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất
(Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013); mọi văn bản pháp luật
khác phải phù hợp với Hiến pháp, với tính cách là luật cơ bản,
có hiệu lực cao nhât, Hiến pháp trở thành cơ sở pháp lý cao
nhất quyết định tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo

1 Xem Nguyễn Thị Thủy, Thiêi chê'Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiêh pháp
(sửa đôĩ), Sđd.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 291

đảm cho sự hình thành một trật tự nghiêm ngặt về thứ bậc hiệu
lực giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

II. Luật hành chính


1. Những vốn để chung vể Luật Hành chính
1.1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính

Luật Hành chính là một ngành Luật trong hệ thống pháp


luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chình
các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát
sinh trong tô chức và hoạt động hành chính nhà nước của các
cơ quan nhà nước, hoặc của các tổ chức xã hội khi được Nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động hành chính nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính là
phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.
Đối tượng điều chinh của Luật Hành chính là những quan
hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành, phát sinh trong
lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước, bao gồm:
a. Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước - đây là nhóm
lớn nhất, cơ bản nhâ't và do đó, quan trọng nhất.
b. Những quan hệ chẵp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động hành chính nội Bộ phục vụ cho hoạt động của Quốc
hội, Chủ tịch nước, Hội đổng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước.
c. Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động
của các cơ quan kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân các
cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện Kiểm sát nhân dân các
câp hoặc tô chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực
hiện nhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước.
292 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Hành chính là
phương pháp mệnh lệnh quyền lực - phục tùng. Ngoài ra Luật
Hành chính còn sử dụng phương pháp thỏa thuận thông qua
việc cơ quan hành chính giao kết hợp đổng hành chính với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện các công vụ nhà nước,
hay thực hiện dịch vụ công. Ví dụ: giao kết hợp đổng đôì tác
công tư.

1.2. Nguồn của ngành Luật Hành chính

Nguồn của Luật Hành chính là những hình thức chứa dựng các
quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm: các văn bản quy phạm
pháp luật, án lệ hành chính. Văn bản quy phạm pháp luật là
nguồn cơ bản của Luật Hành chính, bao gổm: Hiến pháp năm
2013; Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), ví dụ: Bộ Luật
Hằng Hải; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền
địa phương; Luật Tô' tụng hành chính; Luật Xử lý vi phạm hành
chính; Pháp lệnh, nghị quyết của ủ y ban thường vụ Quốc hội;
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Hội
đổng Thẩm phán Tòa án nhân dân tổi cao; thông tư của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa
Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao với Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tôi cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; văn bản quy
phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.

2. Các chế định cơ bản của Luật Hành chính

Các quy phạm Luật Hành chính được chia thành phần
chung và phần riêng. Phần chung gổm nhũng quy phạm liên
quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CẤC NGẦNH LUẬT... 293

Còn Phần riêng bao gồm những quy phạm chi liên quan đến
từng ngành, từng lĩnh vực của hoạt động hành chính nhà nước.
Phần chung của Luật Hành chính bao gồm các chế định:
- Các nguyên tắc của hoạt động hành chính;
- Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính;
- Chế độ phục vụ, công vụ nhà nước, công chức;
- Địa vị pháp lý của các khách thể của quản lý như doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước ở cơ sở;
- Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội và cơ quan xã hội;
- Địa vị pháp lý của công dân, người nước ngoài;
- Các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế trong hoạt động
hành chinh, trong đó đặc biệt là trách nhiệm hành chính;
- Các phương thức kiểm soát đối vói hành chính nhà nước.
Phần riêng của Luật Hành chính bao gồm các chế định về:
- Hoạt động quản lý các lĩnh vực liên ngành như k ế hoạch
hóa, giá cả, tài chính, tín dụng, thống kê, v.v...
- Hoạt động quản lý các ngành trong lĩnh vực kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải...), văn
hóa - xã hội (văn hóa, thể thao, giáo dục, y tê' lao động và bảo
đảm xã hội...) và hành chính - chính trị (ngoại giao, quốc phòng,
nội vụ, tư pháp...)

2.1. Chế định vể cơ quan hành chính nhò nước


2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống thống nhất


các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung
ương tới địa phương, có chức năng quản lý nhà nước, đứng
đầu cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ, đúng đầu
Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ.
294 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

Bộ máy hành chính nhà nước gổm: Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ, ủ y ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc ủ y ban
nhân dân.
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà
nước, giống với các cơ quan khác của nhà nước, có những đặc
điểm chung sau đây:
1. Là một loại tổ chức trong xã hội là một tập hợp những
con người - những cán bộ, công chức nhà nước;
2. Có thẩm quyền do pháp luật quy định
Ngoài ra các cơ quan hành chính nhà nước còn có những
đặc điểm riêng, gồm:
1. Là loại cơ quan nhà nước chuyên thực hiện hoạt động
hành chính, tức là hoạt động mang tính dưới luật, tiến hành
trên cơ sở và để thi hành luật. Các cơ quan hành chính chủ yếu
(Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ, ủ y ban nhân dân các cấp)
đều do các cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng thành lập.
2. Các cơ quan hành chính tạo thành một hệ thống thống
nhất nằm trong quan hệ trực thuộc theo chiều dọc và chiều
ngang theo thứ bậc chặt chẽ có trung tâm chi đạo là Chính phủ.
3. Hoạt động của các cơ quan hành chính được bảo đảm
trực tiếp bằng ngân sách nhà nước và các cơ sở vật chất khác
của Nhà nước. Chúng là chủ thể trực tiếp quản lý ngân sách và
các nguồn tài chính khác, tài sản, tài nguyên thiên nhiên chú
yếu của quốc gia.

2.1.2. Các cơ quan hành chính nhà nước ỞTrung ương

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẼ CÁC NGÀNH LUẬT... 295

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện


chức quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Đúng đầu bộ,
cơ quan ngang bộ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
(sau đây gọi chung là Bộ trưởng).
Cơ cấu tổ chức của bộ gồm: a) Vụ; b) Văn phòng c) Thanh
tra; d) Cục (nếu có); đ) Tổng cục (nếu có); e) Đơn vị sự nghiệp
công lập.

2.1.3 Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: ủ y ban


nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.

Theo Điều 114 Hiến pháp 2013 ủy ban nhân dân ở cấp
chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đổng
nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
ủ y ban nhân dân là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể,
biểu quyết theo đa số. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, ủ y ban nhân dân ban hành văn bản pháp luật, gồm
quyết định, chi thị, quyết định của ủ y ban nhân dân có thể là
văn bản quy phạm pháp luật, hoặc quyết định cá biệt, còn chi
thị được ban hành để chỉ đạo, điều hành cấp dưới thực hiện các
nhiệm vụ, pháp luật, các công việc.
Chủ tịch ủ y ban nhân dân có quyền các ban hành văn bản
pháp luật gổm: quyết định và chỉ thị. Quyết định của Chủ tịch
ủ y ban nhân dân luôn là quyết định cá biệt, chỉ thị được ban
hành để chỉ đạo, điều hành cấp dưới thực hiện các công việc,
nhiệm vụ, pháp luật.
Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân là cơ quan
tham mưu, giúp ủ y ban nhân dân quản lý nhà nưóc về ngành,
296 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẼ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo
phân công hoặc ủy quyền của ủ y ban nhân dân, Chủ tịch úy
ban nhân dân.

2.2. Chế định vể công vụ, cán bộ, công chức, viên chức
2.2.1. Khái niệm công vụ và các nguyên tắc của công vụ

Thuật ngữ công vụ được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác
nhau. Trong điều kiện ở Việt Nam, theo nghĩa rộng, công vụ
bao gồm tất cả các hoạt động, hay công việc vì lợi ích công,
trong đó bao gồm công vụ nhà nước, công vụ của các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, theo
nghĩa hẹp công vụ chi do cán bộ, công chức trong bộ máy nhà
nước thực hiện.

2.2.2. Khái niệm "cán bộ, công chức, viên chức"

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. "Cán bộ ... cấp xã là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đổng nhân dân, ủ y ban nhân dân, Bí thư, Phó
Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, bao
gồm: a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân
dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quôc Việt Nam; đ) Bí thư
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam; g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp
dụng đối với xã, phường, thị trâh có hoạt động nông, lâm, ngư,
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CẤC NGÀNH LUẬT... 297

diêm nghiệp và có tô chức Hội Nông dân Việt Nam); h) Chủ


tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam". Trong đó chì có 4 chức
danh tại điểm b, c là cán bộ nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bô
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; ưong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng
giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ú y ban nhân
dân cấp xã, ữong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt
Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị
sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đổng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm trường học,
bệnh viện, viện nghiên cứu của Nhà nước, của Đảng, của các tổ
chức chính trị - xã hội.

2.2.3. Tuyển dụng công chức, viên chức

Công chức, viên chức được tuyển dụng thông qua hình
thức: thi tuyển, hoặc xét tuyển.
298 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

2.2.4. Khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Các hình thức kỷ luật đối với công chức gổm có: Khiển
trách; cảnh cáo; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.

3. Cưỡng chê hành chính và trách nhiệm hành chính


3 .7. Khái quát chung vể cưỡng chế hành chính
3.1.1. Khái niệm cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính có đặc điểm: cưỡng chế hành chính
chủ yếu do các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong
cơ quan đó áp dụng theo thủ tục hành chính. Toà án chi áp
dụng cưỡng chế hành chính trong những trường hợp nhất
định; Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng
không chì nhằm bảo đảm thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật
chất của ngành Luật Hành chính mà còn bảo đảm thực hiện và
bảo vệ các quy phạm vật chât của nhiều ngành Luật khác, như
Luật tài chính, đất đai, kinh tê' v.v..; giữa cơ quan, người có
thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cá nhân, tổ chức
bị áp dụng cưỡng chế hành chính không có quan hệ trực thuộc
về tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát, quan hệ chức
năng; cưỡng chế hành chính được áp dụng không chỉ có vi
phạm pháp luật, mà có thể áp dụng cả khi không có vi phạm
xảy ra, chẳng hạn như việc áp dụng biện pháp phòng ngừa
hành chính.
Các biện pháp cưỡng chế bao gổm: biện pháp phòng ngừa
hành chính; các biện pháp ngăn chặn hành chính; các biện pháp
trách nhiệm hành chính (biện pháp xử phạt).
Các biện pháp ngăn chặn hành chính, bao gổm: Đình chỉ
hành vi vi phạm pháp luật; Sử dụng vũ lực, vũ khí khi có hành vi
chống người thi hành công vụ hay trôn tránh trách nhiệm, truy
bắt phạm nhân; v.v...
Phán thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 299

Để bảo đảm việc xử phạt có thể áp dụng các biện pháp: Giữ
người, giữ đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính; Khám người, khám đồ vật, phương tiện, khám nơi
cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; v.v...
Những biện pháp ngăn ngừa những hậu quả thiệt hại do vi
phạm gây ra như: Đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp gây
ô nhiễm môi trường; Chữa bệnh bắt buộc đôi với những người
mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần; Tịch thu những công cụ, vật
liệu, vũ khí dùng để vi phạm pháp luật; Cưỡng chế buộc tháo ảỡ
nhà ở vật kiến trúc kiên cố khác do xây dựng trái phép v.v...

3.2. Trách nhiệm hành chính


3.2.1. Khái niệm "trách nhiệm hành chính"

Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý,
được áp dụng trong hành chính nhà nước đối với những cá
nhân, tô chức có hành vi vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành
chính được hiểu là quan hệ pháp luật đặc thù, trong đó người (cá
nhân, tổ chức) vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả nhât
định về vật chất, hoặc tinh thần do vi phạm hành chính.

Cơ sở của trách nhiệm hành chính


Vi phạm hành chính là cơ sở của trách nhiệm hành chính.
Không có vi phạm hành chính thì không có trách nhiệm
hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không
hành động) trái pháp luật, do cá nhân có năng lực trách nhiệm
hành chính hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm
phạm các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ, mà
theo quy đinh của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính gồm:
300 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Mặt khách quan của vi phạm hành chính bao gổm các dấu
hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại
mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa
điểm, phương tiện vi phạm...
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã
hội được các quy phạm Luật Hành chính điều chinh, bảo vệ mà
bị vi phạm hành chính xâm phạm.

Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức thực


hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở tính chất
lỗi của hành vi vi phạm hành chính, có hai loại lỗi cố ý (cô' ý
trực tiếp và CỐý gián tiếp) và vô ý (vô ý do cẩu thả, vô ý do quá
tự tin).

3.2.2. Các hình thức xử phạt hành chính

Các hình thức xử phạt bao gồm: Các hình thức xử phạt
chính và các hình thức xử phạt bổ sung. Các hình thức xử phạt
chính gồm: cảnh cáo; phạt tiền; trục xuâ't. Các hình thức phạt bổ
sung gổm: Tước quyền sử dụng giây phép, chứng chỉ hành
nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện
vi phạm hành chính.

Đối với một hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể áp


dụng một hình thức xử phạt chính, nhưng có thể áp dụng một
hay nhiều biện pháp xử phạt bổ sung.

Hình thức trục xuất có thể được áp dụng là biện pháp xử


phạt chính, hoặc biện pháp xử phạt bổ sung đối với người
nước ngoài.

Các cơ quan có quyền xử phạt hành chính: ủ y ban nhân


dân các cấp, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Thuế vụ, Quản lý
thị trường, Thanh tra nhà nước chuyên ngành...
Phẩn thú hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ CÁC NGÀNH LUẬT... 301

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các


nguyên tắc: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; công minh;
nhanh chóng, kịp thời; bình đẳng, công khai, nhân đạo; bảo vệ
các quyền, tự’ do và lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩm
của con người, v.v... Ngoài những nguyên tắc chung, còn có
những nguyên tắc khác như: một hành vi vi phạm hành chính
chỉ bị xử phạt hành chính một lần, nhiều người cùng thực hiện
một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị
xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo thủ tục do
pháp luật quy định, gổm có thủ tục xử phạt đơn giản và thủ tục
xử phạt có lập biên bản.

4. Kiểm soát đối với hoat động hành chính nhà nước

Các hình thức kiểm soát đôi với hoạt động hành chính nhà
nước bao gổm: kiểm tra, giám sát của Đảng; giám sát của các tô
chức xã hội, công dân, giám sát của các cơ quan quyền lực nhà
nước, tòa án, kiểm sát.
302 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Đối tượng điều chinh của ngành Luật Hiến pháp.


2. Khái niệm "Hiến pháp", Hiên pháp và Chủ nghĩa Hiến pháp.
3. Các chế định cơ bản của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.
4. Quyền con người và quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.
5. Vị trí, vai trò và thẩm quyền của các thiết chế trong bộ máy
Nhà nước Cộn hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến
pháp năm 2013.
6. Khái niệm, đôì tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật
Hành chính.
7. Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước.
8. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và
địa phương.
9. Khái niệm "công vụ" và các nguyên tắc của công vụ.
10. Khái niệm "cán bộ, công chức, viên chức".
11. Cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 303

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dung, Đặng Minh Tuấn (Đổng chủ biên),


Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2014.
2. Nguyễn Đăng Dung, Kiểm soát qnyêh lực nhà nước, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2016.
3. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên),
Giáo trình Luật Tô'tụng hành chỉnh, NXB. Đại học Quôc gia
Hà Nội, 2015.
Chương 11

LUÂT HÌNH SƯ VÀ LUẬT TÔ TỤNG HÌNH sự


__________ •__________ • * *

I. Luật Hình Sự
1. Những vốn để chung về Luật Hình sự
1.1. Khói niệm, nhiệm vụ và các nguyên tác cơ bản của Luật Hình sự

Khái niệm "Luật Hình sự"


Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Luật Hình sự
(Criminal Lavv) thường được hiểu là luật về tội phạm hoặc
luật về hình phạt1.
Luật Hình sự là một ngành Luật trong hệ thống pháp luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gôm hệ thống các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định những hành vỉ nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đông thời CỊuy đinh hình phạt co the
áp dụng đôĩ với các tội phũtn ây, cũng như nhiơig vun đe khữc ỈICĨỈ

quan đêh tội phạm và trách nhiệm hình sự.


Nhiệm vụ của Luật Hình sự Việt Nam

1 Xem: Đào Trí ú c, Luật Hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Những vân đê'chung),
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 78.
306 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Nhiệm vụ của Luật Hình sự không tách rời nhiệm vụ của


hệ thông pháp luật nói chung và chức năng cứa Luật Hình sự
Việt Nam nói riêng.
Điều 1 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã quy định
rõ nhiệm vụ của Luật Hình sự. Theo đó, Luật Hình sự có
nhiệm vụ "bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ
chê'độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công ảân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đông bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tô’chức, bảo vệ trật tự
pháp luật, chông mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức
tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm".
Căn cứ vào quy định này, có thể tóm tắt các nhiệm vụ của
Luật Hình sự Việt Nam tương ứng với ba chức năng của Luật
Hình sự là chức năng bảo vệ, chức năng phòng ngừa tội phạm
và chức năng giáo dục (giáo dục người phạm tội và giáo dục
các người khác trong xã hội).

Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam

Nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự là hệ thống quan


điểm, tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động xây dựng,
giải thích, áp dụng Luật Hình sự.

- Nguyên tắc pháp ch ế xã hội chủ nghĩa

Trong Luật Hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi các vân đề tội
phạm và hình phạt phải được quy định rõ ràng trong Bộ luật
Hình sự, cũng như việc xác định tội phạm và quyết định hình
phạt trong thực tiễn phải dựa vào các quy định của Bộ luật
Hình sự. Luật Hình sự không chấp nhận áp dụng nguyên tắc
tưcmg tự (áp dụng quy định nào đó trong Luật Hình sự để truy
cứu trách nhiệm hình sự một người vê' hành vi chưa được quy
định trong Luật Hình sự là tội phạm nhưng nó lại tương tự
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 307

một hành vi nào đó đã được quy định là tội phạm trong Luật
Hình sự).

- Nguyên tắc bình đẳng

Việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự đều


bình đẳng như nhau giữa các cá nhân phạm tội hay giữa các
pháp nhân thương mại phạm tội.

- Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa

Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc


quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân
thủ pháp luật. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng
ngừa, chông tội phạm, thực hiện quyền phòng vệ chính đáng...
Nguyên tắc này còn bảo đảm việc áp dụng và thi hành các
hình phạt có sự tham gia theo dõi, giám sát của nhân dân, của
cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, tăng khả năng tham
gia của công dân, cơ quan, tổ chức trong việc cải tạo, giáo dục
người phạm tội.

- Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Việc áp dụng hình phạt không chi nhằm mục đích xử lý


người, pháp nhân thương mại phạm tội, mà còn nhằm mục
đích giáo dục, cải tạo người phạm tội thành người có ích cho xã
hội; giáo dục pháp nhân thương mại tôn trọng, tuân thủ pháp
luật. Các hình phạt, biện pháp tư pháp khi áp dụng đối với
người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác
hay hạ thấp nhân phẩm, danh dự của con người.

- Nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự

Khi áp dụng đối với cá nhân người phạm tội phải bảo
đảm sự phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
308 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

hội của tội phạm, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi,
cũng như nhân thân người phạm tội, không một người phạm
tội nào có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hai lần về cùng
một tội phạm.

- Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc trên cơ sở lỗi

Cô' ý và vô ý là hai hình thức cụ thể của lỗi. Lỗi là dấu


hiệu bắt buộc của mọi tội phạm.

7.2. Nguồn củo Luật Hình sự Việt Nơm

Nguổn của Luật Hình sự nước ta hiện nay chỉ là văn bản
quy phạm pháp luật. Bộ luật Hình sự là văn bản quy phạm pháp
luật quy định trục tiếp và duy nhầt về tội phạm và hình phạt nên
nguồn của Luật Hình sự Việt Nam chính là Bộ luật Hình sự hiện
hành và các Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự.

2. Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam


2.1. Khói niệm và các dấu hiệu cơ bản của tội phạm

Khái niệm "tội phạm"

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được Luật Hình sự xác lập và bảo vệ.

Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm

Những dâu hiệu cơ bản của tội phạm được thê hiện trên ba
bình diện khách CỊiian (tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội), bình diện chủ quan (tội phạm do do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CẤC NGÀNH LUẬT.., 309

pháp nhân thương mại thực hiện một cách có lỗi) và bình diện
pháp lý (tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự), cụ thể
như sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự


- Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tiiôĩ
chịu trách nhiệm hình sự hoặc do pháp nhân thương mại thực hiện
Chủ thể của tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam bao
gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
Năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm được dùng để
chỉ khả năng hay trạng thái của con người, bằng hành vi của
mình, tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự. Nội dung của
khả năng đó được thể hiện trên hai phương diện: năng lực
nhận thức hành vi và năng lực điều khiển hành vi.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dấu hiệu bắt buộc của
tội phạm.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21); đô'i với người
này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Khoản 1 Điều
49 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại bao gồm: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp
nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích
của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện có
sự chì đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương
mại. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự
không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
310 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

- Tội phạm do chủ thể thực hiện một cách có lỗi (cốý hoặc vô ý)
cố ý và vô ý là hai hình thức cụ thể của lỗi.
Cô' ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp
sau đây:
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả của hành vi đó và mong
muôn hậu quả xảy ra;
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy
ra, tuy không mong muốn nhung vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra.
Vô ý phạm tội là phạm tội trong nhũng trường hợp sau đây:
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả đó.

2.2. Cóc yếu tố cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp (hệ thống) những dấu hiệu
khách quan và chủ quan đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể
được quy định trong Luật Hình sự.
/ ~| / 1. Ạ' ạ/ 1 _ô' 11_ ' _ 1_ «^ • -1__
Có bôn yêu tô câu thành tội phạm:
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự xác lập và bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trong một chừng mực
nhât định.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGẦNH LUẬT... 311

Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội
phạm hay là những dâu hiệu của tội phạm biểu hiện ra ngoài thê
giới khách quan mà con người có thể nhận biết trực tiếp.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đang sống đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật Hình sự là tội phạm và đối với họ có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại đáp ứng các điều kiện chung.
Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện bên trong của tội
phạm, là nhận thức, thái độ của bản thân chủ thể của tội phạm
đôi với hành vi và đôi với hậu quả của hành vi đó mà họ đã
thực hiện.

2.3. Cóc giai đoợn phạm tội

Hành vi phạm tội thường trải qua một số giai đoạn: chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành

2.4. Tựỷ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không


thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tê đã
thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội phạm khác, thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

2.5. Đổng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cô'ý cùng thực
hiện một tội phạm do cốý.
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm bao
giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội đơn
312 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

lẻ. Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đổng phạm có khả
năng gây ra hậu quả lớn cho xã hội, đổng thời việc trôn tránh
và che giấu cũng dễ dàng hơn, đặc biệt là dưới hình thức phạm
tội có tổ chức.

Phạm tội có tô’chức


Trong đổng phạm, phạm tội có tổ chức là hình thức đổng
phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện
tội phạm.

Người đồng phạm bao gổm người tổ chức, người thực


hành, người xúi giục, người giúp sức.

2.6. Những trường hợp loợi trừ trách nhiệm hình sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có


hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhung theo quy định của Luật
Hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự do có một
trong những căn cứ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Trong Luật Hình sự Việt Nam, những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự bao gồm tám trường hợp dưới đây:
- Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội
trong trường hợp không thể thây trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự


Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.., 313

- Phòng vệ chính đáng


Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền
hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách
cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành
vi chông trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính
chât và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải
chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự.
- Tình thếcâp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây
thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn
cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là
tội phạm.
Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt
quá yêu cầu của tình thê cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó
phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự.
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi
phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ
lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là
tội phạm.
314 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Thực hiện hành vi để bắt giữ người thực hiện hành vi


phạm tội là một hành vi có ích cho xã hội, tránh gây thiệt hại
cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác và lợi ích
nhà nước, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trường hợp gây thiệt hại
do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ

- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành
mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng
vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quôc phòng, an ninh
nếu đã thực hiện đâ'y đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh
nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh
đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp
này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
3.1. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội (hay pháp
nhân thương mại) là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là
hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể
hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế
của Nhà nước do Bộ luật Hình sự quy định đối với chủ thể của
tội phạm.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được Luật Hình sự Việt


Nam quy định cụ thể đôì với người phạm tội và pháp nhân
thương mại phạm tội.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÉ CẮC NGÀNH LUẬT.. 315

a) Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội


Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: "Chỉ
người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự".
b) Cơ sở của trách nhiệm hình sự đôi với pháp nhân
thương mại
Tương tự, đối với pháp nhân thương mại phạm tội, Khoán 2
Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định: "Chỉ pháp nhân
thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự".

3.2. Khái niệm và mục đích của hình phạt

* Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước, do Tòa án quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
đôĩ với người, pháp nhân thưcmg mại đ ể tước bỏ hay hạn chê quyền,
tự do theo quy định của Bộ luật Hình sự, qua đó nhằm giáo dục, cải
tạo họ và phòng ngừa tội phạm.
* Mục đích của hình phạt
Mục đích của hình phạt theo Luật Hình sự Việt Nam
bao gồm:
a) Mục đích trừng trị và giáo dục người, pháp nhân thương
mại phạm tội
b) Mục đích giáo dục người, pháp nhân thương mại khác
tôn trọng pháp luật.
c) Hình phạt có mục đích đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm.
Hệ thông hình phạt
Đôi với người phạm tội là cá nhân, luật hình sự quy định
hệ thống hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
316 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Các hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn
hình phạt.

b) Phạt tiền

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đôi với các
trường hợp sau đây: Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; người phạm tội rất
nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tê' môi trường,
trật tự công cộng, an toàn công cộng và một sô' tội phạm khác
do Bộ luật này quy định.
Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đô'i với
người phạm tội về tham những, ma túy hoặc những tội phạm
khác do Bộ luật này quy định.

c) Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đên 03


năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thây không cần thiết phải
cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

d) Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc


hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÉ CẮC NGÀNH LUẬT... 317

đ) Tù có thời hạn
Người bị kết án phải bị giam giữ trong trại giam, trại cải
tạo, nơi có chế độ giam giữ và cải tạo có kỷ luật chặt chẽ và
nghiêm khắc. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có
mức tối thiểu là 03 tháng và mức tôì đa là 20 năm.

e) Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp
dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng
chưa đến mức bị xử phạt tủ’ hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội.

f) Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chi áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội
xâm phạm an ninh quôc gia, xâm phạm tính mạng con người,
các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một sô tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Không áp dụng hình phạt tử hình đôi với người dưới
18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi
xét xử. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm,
thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Các hình phạt bổ sung bao gổm:


- Câm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định
- Câm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân
318 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

- Tịch thu tài sản


- Phạt tiền khi không áp dụng làm hình phạt chính;
- Trục xuâ't khi không áp dụng làm hình phạt chính.
* Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Đôi với chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại, luật
hình sự cũng quy định hệ thống hình phạt chính và hình phạt
bổ sung.

Các hình phạt chính bao gổm:


- Phạt tiền
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Các hình phạt bổ sung bao gổm:


- Câm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định
- Cấm huy động vốn
- Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

II. Luật Tố tụng hình sự


7. Những vấn để chung vé Luật Tô'tụng hình sự
1.1. Khái niệm 'ĩố tụng hình sự và Luật Hình sự '

Tô'tụng hình sự có thể hiểu là toàn bộ hoạt động của các cơ quan
tiến hành tô' tụng, người tham gia tô' tụng và cá nhân, cơ quan nhà
nước, tô’chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện,
nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.

Luật Tô' tụng hình sự điều chỉnh những quan hệ xã hội


phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự giữa các chủ thể của Tố tụng hình sự, bao gồm:
mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 319

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tô' tụng
và với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân khác.
Những mối quan hệ này được cụ thể hóa bằng các quyển, nghĩa
vụ tố tụng của các chủ thể Tô' tụng hình sự trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.

1.2. Nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình íự

Điều 2, Bộ luật TỐ tụng hình sự 2015 quy định: "Bộ luật Tô'
tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm, không đ ể lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ ch ế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tố chức, cá nhẵn, giáo dục mọi ngiỉời ý thức tuân theo pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chông tội phạm."

1.3 Các nguyên tác cơ bản của Luật Tố tụng hình sự

- Nguyên tắc Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố
tụng hình sự (Điều 7) với nội dung "mọi hoạt động tố tụng
hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tô', điều tra,
truy tố, xét xử ngoài nhũng căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định."
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8). Nguyên tắc này có nội
dung: "Khi tiến hành tô' tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tô' tụng
phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự
cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ
320 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thây có vi phạm
pháp luật hoặc không còn cần thiết."

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
(Điều 9): mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không
phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần
và địa vị xã hội. Bâ't cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo
pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật,
không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế."
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bâ't khả xâm phạm về thân
thể (Điều 10) với nội dung: "Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy
định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
tính mạng, sức khỏe của con người."

- Nguyên tắc Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp
nhân (Điều 11). Nội dung của nguyên tắc này là: "Mọi người có
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo
pháp luật.

Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho
nhà nước khác."

- Nguyên tắc Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ
ở, đời sông riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 321

bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12) có nội
dung: "Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sông
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng
tư khác của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và
thu giữ thư túi, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện từ và các hình
thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này".

- Nguyên tắc Suy đoán vô tội (Điều 13) có nội dung:


"Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được
chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi
không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cú’ để buộc tội, kết tội
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị
buộc tội không có tội."

- Nguyên tắc Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm


(Điều 14) có nội dung: "Không được khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện
hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy
định là tội phạm."

- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án với nội dung:


"Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm
quyền tiên hành tô' tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng
không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc
tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
(Điều 16) với nội dung: "Người bị buộc tội có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có
322 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

thẩm quyền tiến hành tô' tụng có trách nhiệm thông báo, giải
thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực
hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của
họ theo quy định của Bộ luật này."
- Nguyên tắc Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng (Điều 17) với nội dung: "Trong quá
trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tô' tụng phải nghiêm chinh thực hiện quy định của pháp
luật... Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của luật."
- Nguyên tắc Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng (Điều 21) có nội dung
"Người có thẩm quyền tiến hành tô' tụng, người phiên dịch,
người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản,
người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do
cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ."
- Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật (Điều 23) với nội dung: "Thẩm phán, Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm câm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của Thầm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì
tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cúm trách nhiệm hình sự theo
quy định của luật.

- Nguyên tăc Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều
26). Nguyên tắc này có nội dung: "Trong quá trình khởi tô', điều
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.. 323

tra, truy tố, xét xử, điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào
chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng
trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu
để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cú’ vào kết quả kiểm
tra, đánh giá chúng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa."
- Nguyên tắc Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo
đảm (Điều 27) có nội dung: "Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
được bảo đảm. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án,
quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời
hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị
thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31). Nguyên tắc
này có nội dung:
"Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị
tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tô', xét xử, thi hành án
oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
- Nguyên tắc Bảo đảm quyền khiếu nại, tô' cáo trong tố
tụng hình sự (Điều 32). Nguyên tắc này có nội dung: "Cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tô' cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tô' tụng hình sự của
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất
cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó... Nghiêm câm việc trả thủ
người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
vu khống người khác."
324 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

2. Chủ thể của tố tụng hình sự


ĩ . 1. Cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng

Các cơ quan tiến hành tô' tụng bao gồm: Cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát và Tòa án.

- Cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tô'
vụ án hình sự; áp dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng
cứ; Quyết định áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn;
Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; Lập kết luận điều
tra; Quyết định đề nghị truy tô'... theo quy định của pháp luật.
- Viện Kiểm sát: Viện Kiểm sát có chức năng thực hành
quyền công và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động Tô" tụng hình sự. Viện Kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn
hoặc hủy bỏ các quyết định của cơ quan điều tra, quyết định
truy tô' người phạm tội; có mặt, tranh tụng, bảo vệ cáo trạng,
luận tội trước phiên tòa; kháng nghị bản án, quyết định của tòa
án... theo quy định của pháp luật.

- Tòa án: Tòa án có chức năng xét xử và thực hiện quyền tư


pháp trong Tô' tụng hình sự. Tòa án có thẩm quyền nghiên cứu
hồ sơ vụ án; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra
lại, truy tô' lại; Quyết định áp dựng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn; Xét xử và điều khiển tranh tụng; Ra bản án, quyết
định... theo quy định của pháp luật.

b. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sô'hoạt động điều tra
Ngoài những cơ quan điều tra, theo Bộ luật Tô' tụng hình
sự còn có một số cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một
sô' hoạt động điều tra đối với một số tội phạm xảy ra trong địa
phận, lĩnh vực mà mình quản lý. Đó là: Các cơ quan của Bộ đội
biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan của Kiểm
lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan của
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 325

Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một sô' hoạt động điều tra; Các cơ quan khác trong
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một sô' hoạt
động điều tra.

2.2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

- Người tiến hành tố tụng


Người tiến hành tố tụng là những người trong các cơ quan tiên
hành tô'tụng và những người trong các cơ quan nhà nước khác, các tô’
chức xã hội thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn khởi tô', điều
tra, truy tô' xét xử và thi hành bản án hình sự
Theo Khoản 2, Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có
những người tiến hành tố tụng trong các Cơ quan tiến hành tô'
tụng tương ứng: Thứ nhất, những người tiến hành tố tụng trong
cơ quan điều tra bao gổm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Thứ hai, những
người tiến hành tố tụng trong Viện Kiểm sát bao gổm: Viện
trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên; Thứ ba, những người tiêín hành tố tụng trong Toà án bao
gồm: Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Thư ký Tòa
án, Thẩm tra viên và Hội thẩm.

- Người được giao tiến hành một sô'hoạt động điều tra

Người được giao tiến hành một s ố hoạt động điều tra có
hai loại: Loại thứ nhất là cấp trưởng, câp phó của các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và loại
thứ hai là cán bộ điều tra của các cơ quan đó.

2.3. Người tham giũ tố tụng

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, người tham gia
tô' tụng bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị
326 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

khởi tố; Người bị tô' giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ;
Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng;
Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản;
Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tô' giác, bị kiên
nghị khởi tô'; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015.

3. Các biện pháp ngàn chặn và biện pháp cưỡng chế trong tô tụng hình sự

- Biện pháp ngăn chặn

Các biện pháp ngăn chặn được quy định tại chương VI Bộ
luật Tô' tụng hình sự 2015, bao gồm: Giữ người trong trường
hợp khẩn cấp; Bắt; tạm giữ; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú;
bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm; tạm hoãn xuâ't cảnh.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn các cơ quan có thẩm
quyền chi được tiến hành trong phạm vi, giới hạn cũng như thủ
tục mà Luật Tố tụng Hình sự quy định.

Khi có một trong các căn cứ' sau đây sẽ được áp dụng biện
pháp ngăn chặn:

- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm

- Khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội

- Khi có căn cứ chúng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho


việc điều tra, truy tô' xét xử

- Đê đảm bảo thi hành án


Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 327

- Các biện pháp cưỡng ch ế


Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tô' tụng có thê áp dụng biện pháp áp
giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

4. Thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự


4.1. Khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ Quyết định khởi tô", Quyết định không khởi tô vụ


án hình sự
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Điều 147 Bộ luật Tô
tụng hình sự 2015 quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự khi xác
định có dâu hiệu tội phạm và phải dựa trên các căn cứ sau đây:
Tô" giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tô chức, cá nhân; Tin
báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tô của
cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trực tiếp phát hiện dâu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: không được
khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: không có
sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; người
thực hiện hành vi nguy hiếm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có
bản án hoặc quyết đinh đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được
đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết,
trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác...

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự


Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Tô" tụng hình sự 2015,
thẩm quyền khởi tô vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra,
328 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra; Viện kiểm sát; Hội đổng xét xử.

4.2. Điểu tra

Giai đoạn điều tra được bắt đầu từ khi có quyết định khởi
tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan Điều tra hoàn thành
bản kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố người phạm
tội trước Toà án hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án.
Thời hạn điều tra được quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015.

Kết thúc điều tra

Kết thúc điều tra là việc Cơ quan Điều tra đã hoàn thành
nhiệm vụ điều tra hoặc hết thời hạn điều tra bằng việc ra quyết
định đề nghị truy tố hay quyết định đình chỉ vụ án.

4.3. Truy tố

Truy tố là trách nhiệm của Viện Kiểm sát khi thực hiện
quyền công tố trong Tố tụng hình sự. Khi nhận được Quyết
định đề nghị truy tố cùng Kết luận điều tra và hổ sơ vụ án của
Cơ quan điều tra, trong thời hạn 20 ngày đổi với tội phạm ít
nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đô'i với tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn
thời hạn quyết định việc truy t ố .

Trong thời hạn nêu trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát phải ra
một trong các quyết định sau:
- Truy tố bị can trước Tòa án;

- Trả hổ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;


Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỀ CÁC NGÀNH LUẬT... 329

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chi hoặc tạm đình
chỉ vụ án đối với bị can.

4.4. Xétxử

Xét xử là hoạt động trung tâm của Luật Tô' tụng Hình sự
thuộc chức năng của tòa án. Hoạt động xét xử thực hiện theo
nguyên tắc hai cấp xét xử, những bản án, quyết định sơ thẩm
của tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị thì được xét xử lại
theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, để bảo đảm tính thận trọng,
khách quan trong quá trình giải quyết vụ án Luật Tố tụng Hình
sự còn quy định bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết mới
làm thay đổi tính chẩt vụ án thì được xem xét lại theo thủ tục
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
a. Xét xử sơ thẩm
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là bắt buộc đôi với bất kỳ vụ
án hình sự nào.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, tòa án được ra các quyết
định sau: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ để điều tra lại, điều tra
bô sung; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án. Khi xét xử, tòa án
ra bản án.

b. Xét xừ phúc thẩm


Cơ sở của xét xử phúc thẩm là kháng cáo kháng nghị.
Không phải bản án quyết định sơ thẩm nào cũng đều được xét
xử phúc thẩm mà chi những khi có kháng cáo, kháng nghị.

Kháng cáo là quyền của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn


dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án và những người tham gia tố tụng khác. Bị cáo được
quyền kháng cáo tất cả các nội dung của bản án sơ thẩm, những
330 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

người tham gia tố tụng khác chi có quyền kháng cáo đôi với các
nội dung của bản án liên quan đến quyền và lợi ích của mình.

Kháng nghị là quyền của Viện Kiểm sát cùng cấp và Viện
Kiểm sát cấp trên trực tiếp đối với tất cả các nội dung của bản
án sơ thẩm. Thời hạn kháng nghị là 15 ngày đối với Viện Kiểm
sát cùng cấp và 30 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn của xét xử phúc thẩm được
quy định tại chương XXII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Bản án,
quyết định phúc thẩm là chung thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị.

4.5. Thi hành bản ớn và quyết định có hiệu lực pháp luật

Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của
toà án là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá
nhân có thẩm quyền liên quan đưa bản án và quyết định đó ra
thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ CÁC NGẢNH LUẲT... 331

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của tội phạm.


2. Các yếu tố cấu thành tội phạm.
3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
4. Trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự
Việt Nam.
5. Khái niệm và mục đích của hình phạt.
6. Khái niệm "Tô' tụng hình sự" và Luật Hình sự.
7. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự.
8. Chủ thể của tố tụng hình sự.
9. Các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế trong tố
tụng hình sự.
10. Thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự.
332 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Giáo trình Luật Tô'tụng Hình
sự Việt Nam, NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2014.
2. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam (Phần chung), NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.
3. Trịnh Quôc Toảrt, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
pháp luật hình sự, NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.
4. Trịnh Tiến Việt, Kiểm soát xã hội đôi với tội phạm, NXB. Chính
trị Quôc gia Hà Nội, 2014.
C h ư ơ n g 12

LUẬT DẬN Sự, LUẬT TÔ TỤNG DẪN sự,


LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I. Luật Dân sự

1. Khái niệm và lịch sử phát triển Luật Dân sự

Luật Dân sự có lẽ là thuật ngữ pháp luật có nhiều nội hàm


khác nhau nhất trong khoa học pháp lý.1 Đầu tiên, Luật Dân sự
được hiểu là pháp luật thực định, tức là các quy tắc xử sự
chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
đảm bảo thực hiện. Sau đó, Luật Dân sự được xem là đổng
nghĩa với khái niệm luật tư, tức là các quy định điều chinh môi
quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau liên quan đến các
quyền lợi tư. Dần dần, cùng với sự phát triển của luật tư, Luật
Dân sự trở thành một ngành của luật tư, được xem là luật gốc

1 "Civil law”. Encyclopaedia Britannica. Encyclopasdia Britannica Online. Ngoài


ra, phân I này còn sử dụng lại một sô lập luận tác giả đã trình bày trong công
trình nghiên cứu khoa học "H oàn thiện pháp luật dân sự trong bổi cảnh
chuyển đổi: lý thuyết và mô hình lập pháp" KL.16.02 Khoa Luật, Đ ạ học Quốc
gia Hà Nội năm 2017. Encyclopaedia Bntannica Inc., 2017. Web. 26 May. 2017
<https://www.britannica.coin/ topic/civil-law-Romano-Germanic>.
334 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

xác lập các quy định chung của toàn bộ luật tư. Là luật chung
trong mối liên hệ với các đạo luật chuyên ngành.1

Từ góc độ luật so sánh, các luật gia so sánh khi sử dụng


thuật ngữ này còn hàm ý chỉ toàn bộ hệ thông pháp luật của các
nước châu Âu lục địa, truyền thông vốn bắt nguổn từ các
nguyên lý nền tảng của pháp luật La Mã - Đức.2

Theo lý luận nhà nước và pháp luật, Luật Dân sự là tổng


hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận điều chỉnh các quyền nhân thân và quyền tài sản của các
chủ thể trong môì quan hệ hàng tiền hàng, tức là các quan hệ
ngang giá giữa các chủ thể bình đẳng với nhau.3 Do đó, luật
dân sự độc luật với các ngành luật khác.4

Dưới góc độ pháp luật thực định, Luật Dân sự còn được
dùng để chỉ Bộ luật Dân sự, có vai trò nền tảng cho toàn bộ lĩnh
vực luật tư của các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu
Âu lục địa dựa trên hệ thông pháp luật La Mã cổ đại.5 Từ góc
độ này, Luật Dân sự là luật gốc của toàn bộ ngành luật tư và là
luật chung trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành khác
cùng điều chinh các quyền nhân thân và quyền tài sản của các
chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý ví dụ như Luật

1 Yvaine Buffelan - Lanore, Droit Civil Premiere annee (10,h ed, Armand Colin
1997) trang 10 - 14.
2 John Henry M erryman & Rogelio Perez-Perdomo, The Civil Law Tradition:
An Introduction to the Legal Systems o f Europe and Latin America (3rd ed,
Standíord University Press 2007) trang 1 - 5 .
3 Bộ Tư Pháp, Những nội dung cở bản của Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (NXB. TP. Hô' Chí Minh 1997) trang 3 0 - 3 1 .
4 O.N.Sadikov (chủ biên), Soviet Civil Law (M.E.Sharpe, Inc. 1988) trang 3 - 1 6 .
5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Điều 4 Khoán 2. Tờ
trình sô 287/TTr - CP của Chính Phủ vê Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
ngày 15 tháng 04 năm 2014, trang 2.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 335

Thương mại, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Lao động, Luật Sở
hữu trí tuệ.1
Bộ luật Dân sự đã được pháp điển hóa và ban hành ở Việt
Nam từ khá sớm. Sau khi xâm chiếm và thiết lập chế độ thuộc
địa ở Việt Nam, Chính phủ Pháp đã ban hành các Bộ luật Dân
sự giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ; Bộ dân luật Bắc Kỳ
(1931) áp dụng tại miền Bắc; và Hoàng Việt Luật Hộ hay còn
gọi là Bộ dân luật Trung Kỳ (1936) áp dụng tại miền Trung.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã ban hành một Bộ
dân luật vào năm 1972. Điểm chung của các bộ luật dân sự này
là đều chịu sự ảnh hưởng và có cấu trúc giống với Bộ luật Dân
sự Pháp năm 1804. Nhưng sau khi đất nước thống nhất, phải
đến năm 1995 Việt Nam mới ban hành Bộ luật Dân sự mới. Sau
đó, Quốc hội tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật dân sự dẫn
đến việc ban hành các Bộ luật Dân sự mới vào các năm 2005 và
2015. Bộ luật Dân sự đang có hiệu lực áp dụng tại thời điểm
này là Bộ luật Dân sự 2015.

2. Đôi tượng điểu chinh và phương pháp điểu chinh của Luật Dân sự
2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Theo Điều 1, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 đối tượng điều
chỉnh của Bộ luật Dân sự là các quyền nhân thân và quyền tài
sản của các cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình
thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
chịu trách nhiệm.2 Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền
với mỗi cá nhân, không thể chuyên giao cho người khác trừ

1 J.E.C. Brierley, "The Renewal of Quebecs Distinct Legal Culture: The New Civil
Code of Quebec," University oỷToronto Lam ]ournal 42 (1992) trang 484 - 503.
2 Justinian's Institutes (Peter Birks & Grant McLeod trans, Cornell University
Press 1987), trang 37.
336 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

một sô' trường hợp ngoại lệ (Điều 25 Khoản 1 Bộ luật Dân sự


2015). Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn
với tài sản (ví dụ như quyền kết hôn, ly hôn) và quyền nhân
thân gắn với tài sản (ví dụ như quyền cấp dưỡng, quyền công
bô' tác phẩm) (Điều 17 Khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015). Còn quyền
tài sản là quyền trị giá được bằng tiền ví dụ như quyền sở hữu,
quyền sử dụng đâ't (Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015).
Phân tích các định nghĩa và điều luật trên, chúng ta có thể
rút ra đối tượng điều chinh của pháp luật dân sự gổm bôn
nhóm là: (1) chủ thể của pháp luật dân sự; (2) các quyền và
nghĩa vụ dân sự mà các chủ thể có thể được hưởng và gánh
chịu; (3) các căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ; (4) các
biện pháp bảo vệ và thực thi các quyền và nghĩa vụ đó.1 Theo
Bộ luật Dân sự nổi tiếng của Quebec, Canada minh thị quy định
Bộ luật Dân sự điều chỉnh các vấn đề về chủ thể, quan hệ giữa
các chủ thể và tài sản, là luật chung của toàn bộ hệ thông pháp
luật, là nền tảng của tất cả các luật khác. Các luật khác có thể bổ
sung hoặc quy định các ngoại lệ đối với Bộ luật Dân sự.2

2.2. Phương pháp điểu chỉnh của Luật Dân sự

Do đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là quyền lợi tư
của các chủ thể trong xã hội cho nên phương pháp điều chinh của
luật dân sự được đặc trung bởi phương pháp tự định đoạt giữa
các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý dựa trên các nguyên tắc về
tự do ý chí, tự do thỏa thuận, tự nguyện cam kết.3

1 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 1 (NXB. Đại học Quô'c gia
TP. HỔ Chí Minh 2016) tr. 16.
2 Civil Code of Quebec (1991), Preliminary provision.
3 VVitold W olodkiewicz và Marie Zablocka, Luật La M ã (Lê Nê't dich, NXB.
C.H. Beck 1996) tr. 40.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 337

Điều 3, Khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân,


pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết,
thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội có hiệu lực thực hiện đôĩ với các bên và phải được chủ thể khác
tôn trọng.
Tuy nhiên, nguyên tắc tự định đoạt không phải là không có
giới hạn. Điều 3 Khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền
tự do thỏa thuận, tự định đoạt của các chủ thể không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.1 Điều 3 Khoản 2 Bộ luật Dân
sự 2015 cũng giới hạn khả năng tự định đoạt của các chủ thể
bởi điều câm của luật và đạo đức xã hội.
Chính từ phương pháp điều chỉnh dựa trên quyền tự do
thỏa thuận, tự định đoạt của các chủ thể này mà chúng ta
nhận thây các chức năng chính của Bộ luật Dân sự. Theo đó,
trừ một sô' ít quy định mang tính nguyên tắc, mệnh lệnh có giá
trị bắt buộc, thì các quy định khác của Bộ luật Dân sự sẽ chỉ
được áp dụng khi các bên không có thỏa thuận hoặc không có
sự tuyên bố ý chí rõ ràng. Hay nói cách khác, Bộ luật Dân sự
có chức năng bảo trợ, nâng đỡ, định hướng cho việc tự do thỏa
thuận, tự định đoạt của các chủ thể. Điều này cũng đúng trong
mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành
khác. Các quy định của luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp
dụng trước.2

1 Sđd, trang 40.


2 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 4. Luật Hôn nhân gia đình 2014, Điều 6. Nguyễn
Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 1 (NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh 2016) trang 22 - 25.
338 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

3. Các nguyên tắc cơ bàn của Luật Dân sự

Luật Dân sự có các nguyên tắc cơ bản như sau: (1) quyền
sở hữu tuyệt đối; (2) quyền tự do ý chí; và (3) nguyên tắc trách
nhiệm do lỗi.1
Theo đó, nguyên tắc sở hữu tuyệt đối quy định quyền sở
hữu là quyền được tự do hưởng dụng và định đoạt tuyệt đối
với tài sản của mình. Nhà nước và các chủ thể khác không được
can thiệp vào việc thực hiện quyền của chủ sở hữu (Bộ luật Dân
sự 2015, Điều 2 Khoản 2; Điều 160 Khoản 2).
Nguyên tắc tự do ý chí xác định rằng các chủ thể là bình
đẳng với nhau và chỉ có các hành vi pháp lý nào xuất phát từ ý
chí tự do của các chủ thể mới có giá trị ràng buộc chính người đó
(Bộ luật Dân sự 2015 Điều 3 Khoản 5. Điều 9 Khoản 1. Điều 401).
Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi quy định một người sẽ
không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi gây thiệt hại trừ
khi người đó có lỗi cố ý hoặc vô ý.2
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã đêh
đến sự bất bình đẳng về vị thế giữa các bên trong quan hệ dân sự
xuất hiện do sự khác biệt về nguồn lực, nhất là vật chất và tài
chính giữa các bên, đặc biệt là giữa các công ty với người tiêu
dùng. Điều đó đòi hỏi pháp luật dân sự phải thiết lập các nguyên
tắc mới nhằm bảo vệ bên yêu thế, cân bằng địa vị pháp lý giữa
các bên, đảm bảo nguyên tắc tự do định đoạt, thỏa thuận.
Do đó, Bộ luật Dân sự đã bổ sung thêm các nguyên tắc sau:
(1) Việc xác lập, thực hiện quyền dân sự không được vi phạm

1 Shoichi Tagashira và Fumio Hưotani, 'C ivil law act' trong JICA, Ịapanese
Laws Volume II: 1997 - 1998 (Youth Publishing House 2000) tr. 103.
2 Sđd, trang 103.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 339

điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội (Bộ luật Dân sự 2015
Điều 3 Khoản 2. Điều 160 Khoản 3. Điều 117 Khoản 1 Điểm C);
(2) chủ thể quyền không được phép lạm dụng quyền của mình
gây thiệt hại cho người khác (Bộ luật Dân sự 2015 Điều 3 Khoản
4, Điều 10 Khoản 1, Điều 160 Khoản 2); (3) chủ thể phải xác lập,
thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ một cách thiện chí
trung thực (Bộ luật Dân sự 2015 Điều 3 Khoản 3). Các điều
khoản này trở thành nguyên tắc căn bản mới bên cạnh các
nguyên tắc truyền thông trong việc xây dụng, giải thích và áp
dụng pháp luật.1

4. Các chế định cơ bàn của Luật Dân sự

Căn cứ trên đôi tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, Bộ
luật Dân sự các nước cũng xây dựng các chế định tương ứng.
Theo Đạo luật Scotland Act 1998, thì Luật Dân sự (civil law)
hay luật tư (private law) có các chế định chính sau: (1) các
nguyên tắc chung của luật tư (bao gồm cả tư pháp quốc tê);
(2) luật về chủ thể (bao gồm cả thể nhân hay cá nhân, pháp
nhân, và các tổ chức không có tư cách pháp nhân); (3) luật về
nghĩa vụ (bao gồm luật về hợp đồng, hành vi pháp lý đơn
phương, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đắc lợi vô căn, và
thực hiện công việc không có ủy quyền); (4) luật về tài sản (bao
gồm bất động sản và động sản, tín thác và thừa kê); và tố quyền
(bao gồm thẩm quyền của tòa án, chế tài dân sự, chứng cứ, thủ
tục tố tụng, thi hành nghĩa vụ, công nhận và thi hành phán
quyết của tòa án, thời hiệu khởi kiện và cả tô' tụng hành chính).2

1 Đô Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 (Xuất bản lần 2, NXB. Hổng Đức 2016) tr. 19 - 27.
2 Scotland Act 1998, Điều 126 Khoản 4.
340 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Nhưng không phải Bộ luật Dân sự nào cũng điều chinh tất
cả các chế định nêu trên. Mỗi quôc gia, tùy theo lý thuyết và
truyền thông pháp lý riêng sẽ quy định các chế đinh cụ thể
trong Bộ luật Dân sự của quốc gia mình. Thế giới có hai mô
hình Bộ luật Dân sự điển hình tương úng với các chế định cụ
thể. Mô hình Bộ luật Dân sự ở Pháp thường chia làm ba phần,
tương ứng với ba chế định lớn là chủ thể của quyền lợi, các căn
cứ xác lập quyền lợi, và các loại quyền lợi cụ thể. Nước Đức mô
hình Bộ luật Dân sự thì lại có năm phần, tương ứng với năm
chế định lớn là các quy định chung, luật về nghĩa vụ, luật vê' tài
sản, luật về gia đình, luật về thừa kế.

Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 có 689 điều, chia làm
sáu phần là: (1) các quy định chung; (2) quyền sở hữu và các
quyền khác đôi với tài sản; (3) nghĩa vụ và hợp đồng; (4) thừa
kế; (5) pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tô' nước
ngoài; (6) điều khoản thi hành.

4.1. Cóc quy định chung

Phần các quy định chung là các quy tắc tổng quát, liên
quan đến toàn bộ các quy định sau này của Bộ luật Dân sự nói
riêng và của cả luật tư nói chung.

Trong phần này, bên cạnh các quy định về phạm vi điều
chinh, nguyên tắc cơ bản, áp dụng luật, các căn cứ xác lập,
thực hiện, giới hạn và phương thức bảo vệ quyền (Bộ luật Dân
sự 2015, Điều 1-15.) thì các quy định đều tập trung và các chế
định lớn, quan trọng sau: Chủ thể pháp luật bao gồm cá nhân,
pháp nhân, và các tổ chức không có tư cách pháp nhân khác.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể đó (Bộ
luật Dân sự 2015, Điều 16 - 24).
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 341

Các quyền dân sự mà chủ thể có thể nắm giữ bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân có thể chia
thành quyền nhân thân không gắn với tài sản (ví dụ như kết
hôn, ly hôn) và quyền nhân thân gắn với tài sản (ví dụ như
quyền cấp dưỡng). Quyền tài sản có thể chia thành quyền đối
vật, quyền đối nhân và quyền sở hữu trí tuệ (Bộ luật Dân sự
2015, Điều 25 - 39, Điều 105 - 115).
Giao dịch dân sự bao gổm hành vi pháp lý đơn phương và
hợp đổng (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 116 - 133).
Đại diện bao gồm đại diện theo ủy quyền và đại diện theo
pháp luật, bao gổm cả giám hộ của cá nhân (Bộ luật Dân sự
2015, Điều.134 - 143, Điều 46 - 63).
Thời hạn và thòi hiệu, bao gồm thơi hiệu hưởng quyền, thời
hiệu miễn trù nghĩa vụ, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
giải quyết vụ việc dân sự (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 144 -157).1

4.2. Quyền sở hữu và các quyển khác đối với tòi sản

Phần này thiết lập các quy định điều chỉnh quyền đôi vật là
các quyền tuyệt đôi của một chủ thể đối với một vật hữu hình.
Các quyền đó bao gồm quyền sở hữu, chiếm hữu, quyền sử
dụng hạn chế bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền
bê' mặt. Các căn cứ phát sinh quyền và các phương thức bảo vệ
quyền (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 158 - 273).2

1 Xem thêm Đô Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự 2015 (Xuất bán lần 2, NXB. Hổng Đức 2016) tr. 1 - 218; Nguyễn
Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 1 (NXB. Đại học Quốc gia TP. Hô' Chí
Minh 2016) tr. 1 - 1 6 6 .
2 Xem thêm Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự 2015 (Xuất bản lấn 2, NXB. Hổng Đức 2016) trang 218 - 284;
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 1 (NXB. Đại học Quốc gia
TP. HỒ Chí Minh 2016) tr. 166 - 324.
342 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHẤP lu ậ t

4.3. Nghĩũvụvàhợpđổng

Chế định này quy định về nghĩa vụ với tư cách là sự ràng


buộc pháp lý giữa hai chủ thể, trong đó một bên có quyền yêu
cầu và một bên có nghĩa vụ đáp ứng quyền yêu cầu đó. Nghĩa
vụ như vậy còn được hiểu là quyền đôì nhân, một vật vô hình.1
Chế định này thiết lập các quy định chung về nghĩa vụ bao
gồm căn cứ phát sinh, đối tượng, thực hiện, bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự do không thực hiện đứng nghĩa
vụ, chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, chấm
dứt nghĩa vụ (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 274 - 384).2
Chế định này còn có các quy định chi tiết về các căn cứ làm
phát sinh nghĩa vụ là hợp đồng, hứa thưởng, thi có giải, thực
hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật và bổi thường thiệt hại ngoài
hợp đổng (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 385 - 608).3

4.4. Thừũkế

Chế định này quy định việc chuyển giao di sản của người
chết bao gồm cả tài sản và nghĩa vụ sang cho người sống theo
hình thức di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Chế định này cũng
quy định cả các vân đề liên quan đến di tặng, cách thứ thanh toán
và phân chia di sản (Bộ luật Dân sự 2015, Điều 609 - 662).4

1 Robin Evans-Jones và Geoffrey MacCormack, 'Obligations' trong Ernest


Metzger, A companion to Justinian's Institutes (Duckvvorth 1998) ữang 127 - 208.
2 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 (Xuất bán lần 2, NXB. Hổng Đức 2016) tr. 284 - 390.
3 Đỗ Văn Đại (chú biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 (Xuất bản lần 2, NXB. Hống Đức 2016) tr. 367 - 518.
4 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 (Xuất bản lần 2, NXB. Hổng Đức 2016) tr. 518 - 590.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊCƠ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 343

4.5. Pháp luật áp dụng đối với quon hệ dàn sự có yếu tố nước ngoài

Chế đinh này cũng chính là các quy định của tư pháp quôc
tế, giải quyết vâh đề xung đột pháp luật khi các bên tham gia
quan hệ dân sự có quốc tịch khác nhau, đặc biệt là liên quan
đến quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể (Bộ luật
Dân sự 2015, Điều 663 - 687).1

II. Luật TỐ tụng dân sự


1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tô tụng dân sự
7.7. Khái niệm Luật Tố tụng dân sự

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được gọi là "tố
tụng dân sự", tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chình các
quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
hình thành một ngành Luật được gọi là Luật Tố tụng dân sự.
Như vậy có thể định nghĩa Luật Tố tụng dân sự như sau:
Luật TỐ tụng dân sự Việt Nam là một ngành Luật độc lập
trong hệ thông pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gổm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ giữa Toà án, Viện Kiểm sát và những người
tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc
dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức; lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước được
nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

7.2. Cóc nguyên tâc cơ bản cửa luật Tố tụng dân sự

- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của


đương sự

1 Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 (Xuất bản lần 2, NXB. Hồng Đức 2016) tr. 590 - 629.
344 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà
án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý
giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự và cũng chi được giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện, đon yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình
hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm
điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tô'


tụng dân sự

Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao


nộp chúng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình
là có căn cứ và hợp pháp. Toà án có trách nhiệm hỗ trợ đương
sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác
minh chứng cứ trong những trường hợp luật định.

- Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự

Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện
thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải
quyết vụ việc dân sự trừ các trường hợp không được hoà giải
hoặc không thê tiên hành hoà giải được.
- Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Bản án, quyết định dân sự sơ thẩm của Toà án có thể bị


kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định dân sự sơ thẩm của
Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
trong thời hạn luật định thì sẽ có hiệu lực pháp luật. Bản án,
quyết định dân sự sơ thẩm của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị
thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm.
Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CẤC NGÀNH LUẬT.., 345

- Nguyên tắc bảo đám tranh tụng trong xét xử


Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền
tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ngoài những nguyên tắc nêu trên, hoạt động tố tụng dân
sự còn được chỉ đạo bởi các nguyên tắc khác như: nguyên tắc,
hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự; nguyên tắc
Toà án xét xử tập thể; nguyên tắc Toà án xét xử kịp thời, công
bằng, công khai; nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan
trong tố tụng dân sự; nguyên tắc giám đốc việc xét xử; v.v...

2. Chủ thể của tô tụng dân sự


2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tô' tụng dân sự là các cơ quan nhà nước
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc
dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự, bao
gồm Toà án và Viện Kiểm sát.
Trong tố tụng dân sự, Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng
chủ yếu, thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự.
Theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì hệ thống Toà
án nhân dân thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc dân sự
bao gồm Toà án nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân cấp cao,
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Toà
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương.
Viện Kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm
vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Theo
Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 thì hệ thống
Viện Kiểm sát nhân dân bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân Tối
346 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

cao, Viện Kiểm sát nhân dân câp cao, Viện Kiếm sát nhân dân
tinh, thành phố trực thuộc Trung ương và Viện Kiểm sát nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phô'thuộc tỉnh và tương đương.

2.2. Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm


vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tô' tụng dân sự.

Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy


định những người tiến hành tô' tụng gồm có: Chánh án Toà án,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án;
Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

2.3. Người thơm gio tố tụng

Người tham gia tô' tụng dân sự là người tham gia vào việc
giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án trong việc giải
quyết vụ việc dân sự. Những người tham gia tố tụng dân sự
gồm có: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch (được quy định tương ứng
từ Điều 75 đến Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành).

Đương sự bao bổm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền


lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong hầu hết các vụ việc dân sự,
đương sự tham gia tô' tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chính mình, trừ trường hợp đương sự là một sô' cơ
quan nhà nước được pháp luật quy định tham gia tô' tụng để
bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình
phụ trách.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẾ CÁC NGÀNH LUẬT... 347

3. Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm


3.1. Khởi kiện vụ án

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức


nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình hay của người khác theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. Khi khởi kiện, người khởi kiện cần
phải lưu ý các điều kiện sau;
- Người khởi kiện có quyền khởi kiện và có năng lực hành
vi tố tụng dân sự.
- Vụ án khởi kiện phái thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án.
- Vụ việc phải được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước
khi khởi kiện nếu pháp luật có quy định.
- Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có
hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hình thức đơn khởi kiện đáp ứng các yêu cầu của pháp
Luật Tô' tụng dân sự.

3.2. Thụ lý vụ án

Thụ lý vụ án dân sự là việc Toà án nhận đơn khởi kiện của


người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự đê giải quyết. Kê
từ thời điểm thụ lý, Toà án chính thức xác nhận trách nhiệm
của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự.
Khi nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và đưa
ra một trong các quyết định: (1) tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
nếu đủ điều kiện thụ lý; (2) chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có
thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án khác; (3) trả lại đơn khởi kiện nếu
không thuộc thẩm quyền của Toà án.
348 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

3.3. Hoà giải và chuẩn bị xét xử

Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án phải tiến hành hoà
giải nhằm giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau về việc
giải quyết vụ việc dân sự. Hoà giải có ý nghĩa rất quan trọng,
hoà giải thành dẫn đêh không phải mở phiên toà sơ thẩm, rút
ngắn quá trình giải quyết vụ án, giảm bớt được một giai đoạn
tố tụng kéo dài, tốn kém và hết sức phức tạp; thúc đẩy, hàn gắn
mối quan hệ vốn đã rạn nứt giữa các bên.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp,
Thẩm phán sẽ ra một trong sô' các quyết định được quy định tại
Khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau: (1) công
nhận sự thoả thuận của đương sự; (2) tạm đình chỉ giải quyết
vụ án; (3) đình chỉ giải quyết vụ án; (4) đưa vụ án ra xét xử.

3.4. Phiên toà sơ thẩm

Phiên toà sơ thẩm là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu,


xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án. Tại phiên toà này, toàn
bộ các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và các yêu cầu của
đương sự được xem xét, đánh giá trực tiếp, công khai, khách
quan và toàn diện với sự tham gia của những người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng; trên cơ sở đó, Hội đổng xét
xử sẽ ra bản án hoặc quyết định về giải quyết vụ án cũng như
xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Bản án, quyết định
dân sự sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng
cáo hay kháng nghị trong thời hạn luật định.

4. Thủ tục giải quyết vụ án vụ án tại toà án cấp phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục
những sai lầm có thể xuất hiện của Toà sơ thẩm, bảo đảm cho
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÊ CẮC NGÀNH LUẬT... 349

quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích công
cộng, lợi ích nhà nước.
Thủ tục phúc thẩm bắt đầu bằng việc đương sự kháng cáo
hoặc Viện Kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định dân sự sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Sau khi nhận được hồ sơ phúc
thẩm vụ án, Toà án câp phúc thẩm sẽ kiểm tra tính hợp lệ của
kháng cáo, kháng nghị và vào sô thụ lý phúc thẩm; sau giai
đoạn thụ lý sẽ là giai đoạn chuẩn bị xét xử. Kết thúc giai đoạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm, phiên toà phúc thẩm sẽ được mở
sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Bản án
phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

5. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
5.1. Thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một


thủ tục tố tụng đặc biệt. Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị
giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau: (1) Kết luận
trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết
khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm
cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tô tụng
của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được
bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; (3) Có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án,
quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
350 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

5.2. Thủ tục tái thẩm

Giông như giám đôc thẩm, tái thẩm cũng không phải là
một c ấ p xét xử mà là một thủ tục tô' tụng đặc biệt. Tái thẩm là
việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có
thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà
Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án,
quyết định đó.

III. Luật Hôn nhân và gia đình


1. Đôi tượng điểu chinh và phương pháp điều chinh của Luật Hôn nhân
và gia đình
1.1. Đối tượngđiểu chỉnh của Luật Hôn nhân vò gia đinh

Luật Hôn nhân và gia đình là tổng hợp các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành, thừa nhận nhằm điều chình các
quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm quan hệ tài sản và quan
hệ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình.
Đôì tượng điều chinh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình, bao gổm hai nhóm quan hệ, quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản phát sinh giữa các thành viên trong gia đình.
Quan hệ nhân thân là những lợi ích tinh thần, yếu tố tình
cảm phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, và giữa
những người thân thích ruột thịt khác. Trong chừng mực nhâ't
định, có thể hiểu quan hệ nhân thân là những quan hệ được
xác lập trong đời sống tình cảm giữa các thành viên trong gia
đình, không mang nội dung kinh tế (chẳng hạn: trách nhiệm
chăm sóc, giáo dục của cha mẹ đối với con; tình yêu thương
giữa vợ và chổng; chỗ ở của vợ chồng; xác định dân tộc, quốc
tịch của con...).
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÊ CẤC NGÀNH LUẬT... 351

Quan hệ tài sản là những lợi ích tài sản phát sinh giữa vợ
và chồng, cha mẹ và con, giữa nhũng người thân thích ruột thịt
khác. Quan hệ tài sản luôn mang nội dung kinh tế (chẳng hạn:
quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ và chổng, quan hệ cấp dưỡng
giữa cha mẹ và con...).

Khác với Luật Dân sự, các quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản là đôi tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
có những đặc trung riêng biệt sau: (1) quan hệ tài sản trong
quan hệ hôn nhân và gia đình chi phát sinh khi các chủ thể
tham gia quan hệ phát sinh quan hệ về nhân thân (2) các quan
hệ hôn nhân và gia đình mang đậm yếu tô' tình cảm của các chủ
thể; (3) quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với
nhân thân mỗi chú thê không thê chuyên giao cho người khác;
(4) quyền và nghĩa vụ về tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia
đình không mang tính châ't đền bù và ngang giá.

1.2. Phương pháp điểu chỉnh của Luật Hôn nhân vò gia đinh

Về cơ bản, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong lĩnh


vực hôn nhân và gia đình và các quan hệ dân sự là những quan
hệ cùng loại. Do đó, phương pháp điều chình của Luật Dân sự
và Luật Hôn nhân và gia đình có liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là cơ sở cho việc xây
dựng phương pháp điều chinh trong Luật Hôn nhân và gia
đình. Tuy nhiên, đôì tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và
gia đình là các quan hệ nhân thân và tài sản giữa các chủ thể có
môi quan hệ gắn bó với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc
nuôi dưỡng nên phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân
và gia đình có các đặcđiểm sau:

Một là, đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ
thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong quan hệ hôn
352 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHẤP lu ậ t

nhân và gia đình, một chủ thể vừa có quyền vừa phải thực hiện
nghĩa vụ, và quyền của chủ thể này đồng thời là nghĩa vụ của
chủ thể đối lập.

Hai là, phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân về gia
đình có đặc điểm đặc trung là khi điều chinh các quan hệ pháp
luật hôn nhân và gia đình luôn phải dựa trên nền tảng đảm bảo
lợi ích chung của gia đình. Trong mọi trường hợp, việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải xem xét đến lợi ích
của gia đình, đảm bảo sự tổn tại và việc thực hiện tốt các chức
năng xã hội của gia đình. Trong một sô' trường hợp, các chủ thể
có thể tạm thời bị hạn chế thực hiện một sô' quyền nếu làm ảnh
hưởng đến lợi ích của gia đình.

Ba là, trong một số quan hệ hôn nhân và gia đình, các quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình có tính chất bắt buộc
theo đó các chủ thể tham gia quan hệ không thể thỏa thuận để
làm thay đổi các quy định của pháp luật (ví dụ: vợ chổng
không thể thỏa thuận với nhau về việc không thực hiện quyền
và nghĩa vụ thủy chung giữa vợ và chổng, hoặc cha mẹ không
thể thỏa thuận để thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng
giữa cha mẹ với con...).

Bốn là, các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn
bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ
sông trong xã hội. Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân
và gia đình không quy định chế tài.

2. Các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình

Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là


những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng, thực
hiện, áp dụng các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGẰNH LUẬT... 353

a. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện, tiên bộ được hiểu là việc đảm bảo


quyền tự do kết hôn và ly hôn. Pháp luật nghiêm câm mọi hành
vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, kết hôn giả tạo, cản trở kết
hôn. Không ai có quyền cản trở, cưỡng ép vợ, chổng yêu cầu ly
hôn nêu thực chât quan hệ vợ chổng không thể tồn tại, vợ
chồng không thể hàn gắn mâu thuẫn, cuộc sống chung không
thể kéo dài, việc duy trì quan hệ hôn nhân đó không đạt được
mục đích của hôn nhân và bản thân vợ, chổng muôn châm dứt
quan hệ hôn nhân. Mọi hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối để ly
hôn hoặc ly hôn giả tạo là vi phạm pháp luật. Theo pháp luật
Việt Nam hiện hành, tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết ly hôn.

b. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chổng

Cơ sở nền tảng của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chổng
là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiên bộ. Theo Ph. Ăngghen thì:
"Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ... cho nên hôn
nhân dựa trên tình yêu nam và nữ do ngay bản châ't của nó, là
hôn nhân một vợ một chổng".1 Chỉ những người chưa có vợ, có
chổng hoặc đã kết hôn nhưng hôn nhân của họ đã chấm dứt do
một bên vợ, chổng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc
chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực
của Tòa án thì mới có quyền kết hôn.

c. Nguyên tắc vợ chổng bình đẳng

Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình về các quyền và nghĩa vụ nhân thân; các

1 Xem: Ph. Ăngghen, Nguôh gốc của gia đình, chê'độ tư hữu và của nhà nước,
C.Màc và Ph. Ăng ghen tuyển tập, tập VI, tr. 129 - 130.
354 GlAO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chổng. Chẳng hạn: về


quyền và nghĩa vụ nhân thân, vợ chổng tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng của nhau; thỏa thuận về nơi cư trú của vợ chổng;
cùng nhau bàn bạc, tạo điều kiện và giúp đỡ lẫn nhau trong
việc lựa chọn nghề nghiệp... v ề quyền và nghĩa vụ tài sản, vợ
chổng bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản, trong quan hệ cấp dưỡng, thừa kế. Các quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quô'c tịch của vợ, chồng...

d. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con và các


thành viên gia đình

Mọi quyền lợi, ích hợp pháp giữa cha mẹ - con và giữa các
thành viên khác trong gia đình được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ. Nhà nước và xã hội không có sự phân biệt đô'i xử giữa con
trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài
giá thú. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con... Pháp luật quy định nghĩa vụ của con, cháu đối với cha
mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình.

e. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em xuất phát từ vai trò


quan trọng của bà mẹ và trẻ em trong gia đình và ngoài xã hội.
Đổng thời, họ cũng là đôi tượng yếu thế trong xã hội, dễ bị xâm
hại, dễ bị tổn thương.
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ các bà mẹ
và trẻ em thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, giúp
cho trẻ em phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, nhân cách.
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em nhằm đảm bảo các quyền
của người phụ nữ như quyền làm mẹ, các quyền và lợi ích hợp
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 355

pháp về nhân thân và tài sản...; đảm bảo các quyền trẻ em như
quyền được xác định cha, mẹ, con; bảo vệ quyền được sông
trong môi trường gia đình; bảo vệ quyền được giám hộ của trẻ
em... Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã cụ thể hóa
nguyên tắc này trong các chế định về kết hôn, ly hôn, quan hệ
cha mẹ và con, chế định cấp dưỡng...

3. Các chế đinh của Luật Hôn nhàn và gia đình

Chế định của Luật Hôn nhân và gia đình là một nhóm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
đình cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau. Luật Hôn nhân và
gia đình có những chế định cơ bản như sau:
Chế định kết hôn: là các quy phạm pháp luật quy định về
việc xác lập quan hệ giữa vợ và chổng; bao gồm cácquy phạm
pháp luật quy định về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn và xử
lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn.
Chế định quan hệ giữa vợ và chổng: bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về nhân thân và quan hệ về
tài sản của vợ chổng. Nội dung chế định bao gồm: (i) các quy
phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của
vợ chồng; (ii) chế độ tài sản của vợ chồng (chế độ tài sản theo
luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận). Trong đó, quy định
về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chổng; quyền và
nghĩa vụ của vợ, chổng đối với tài sản chung, tài sản riêng; và
việc phân chia tài sản.
Chế định quan hệ cha mẹ và con là tổng hợp các quy phạm
pháp luậtđiều chinh về việc xác lập quan hệ pháp luật cha, mẹ,
con; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điếm mới của Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về mang thai hộ vì mục
356 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ n h a n ư ớ c v à p h á p lu ậ t

đích nhân đạo và không còn quy định về nuôi con nuôi. Việc
nuôi con nuôi được quy định trong Luật Nuôi con nuôi.
Chế định ly hôn điều chỉnh việc châm dứt quan hệ vợ
chổng ngay trong lúc vợ và chổng đang còn sông. Chế định này
bao gổm các quy phạm pháp luật quy định liên quan đêh điều
kiện ly hôn, thủ tục ly hôn, hiệu lực của việc ly hôn và hậu quả
của việc ly hôn.
Chế định cấp dưỡng: bao gồm các quy phạm pháp luật quy
định mối quan hệ cấp dưỡng giữa các chủ thể và đảm bảo cho
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể của quan
hệ cấp dưỡng (chẳng hạn: như xác lập và thực hiện quyền yêu
cầu cấp dưỡng; chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, chế tài đôì với
việc vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng...).

+ Chế định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nước
ngoài: Chế định này bao gổm các quy phạm pháp luật điều
chinh các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa ít nhất bên tham
gia quan hệ là người nước ngoài hoặc giữa các bên tham gia là
công dân Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, châm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÊ CẤC NGÀNH LUẬT... 357

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Khái niệm, đối tượng điều chinh của Luật Dân sự.
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự.
3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.
4. Các chế định cơ bản của Luật Dân sự.
5. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự.
6. Các chủ thể của tô' tụng dân sự.
7. Khởi kiện vụ án dân sự là gì? Nêu các điều kiện khởi kiện.
8. Trình bày thành phần giải quyết vụ việc dân sự.
9. Khái niệm "giám đốc thẩm", tái thẩm. Căn cứ kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
10. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình.
11. So sánh phương pháp điều chình của Luật Dân sự và Luật
Hôn nhân và gia đình.
12. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
13. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chổng.
14. Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích của cha mẹ và con.
15. Các chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
358 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự tập 1 (NXB. Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2016). "Civil law". Encyclopaedia
Britannica. Encyclopaedia Britannica Online.
2. Trần Kiên (chủ nhiệm) "Hoàn thiện pháp Luật Dân sự trong
bối cảnh chuyển đổi: lý thuyết và mô hình lập pháp"
KL. 16.02 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017.
Encyclopaedia Britannica Inc.
3. Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của
Bộ luật dân sự 2015 (Xuất bản lần 2, NXB. Hổng Đức 2016).
4. Bộ luật TỐ tụng dân sự năm 2015.
5. Bộ luật Dân sự 2015.
C h ư ơ n g 13

LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI


_______ •___________________ • •

I. Luật Lao động


1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động

Đôi tượng điều chỉnh của Luật Lao động Việt Nam gồm ba
mối quan hệ: quan hệ lao động cá nhân, quan hệ lao động tập thể,
các quan hệ xã hội liên quan trục tiếp đến quan hệ lao động.

7.7. Quan hệ lao động có nhân giữa người lao động và người sử dụng loo động trong
quá trình lao động

Quan hệ lao động cá nhân giữa người lao động và người


sử dụng lao động là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đổng
lao động. Trong cơ chế thị trường đây là mối quan hệ đặc biệt,
tiêu biểu và quan trọng nhất của pháp luật lao động Việt Nam.
Bởi lẽ:

Về tính chất, quan hệ lao động vừa là một quan hệ có tính


kinh tế lại vừa là một quan hệ có tính xã hội.

Về quy mô, quan hệ lao động vừa là một quan hệ cá nhân,


vừa là một quan hệ có tính tập thể.
Về pháp lý, quan hệ lao động vừa bình đẳng, vừa phụ thuộc.
Về lợi ích, quan hệ lao động vừa thông nhất, vừa mâu thuẫn.
360 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

Vềnội dung, quan hệ lao động vừa cụ thể, vừa không xác định.

Quan hệ lao động cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật Lao động Việt Nam, bao gồm:

- Quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng
lao động là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức đảng, đoàn thể... có
thuê mướn sử dụng lao động thông qua hợp đổng lao động.
- Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức có
yếu tô' nước ngoài, bao gổm: i/ Quan hệ lao động giữa người
lao động Việt Nam và người sử dụng lao động là doanh
nghiệp có vôh đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam;
ii/ Quan hệ lao động giữa người nước ngoài với các tổ chức, cá
nhân là người Việt Nam có sử dụng lao động là người nước
ngoài; iii/ Quan hệ lao động cùa người Việt Nam ra nước
ngoài làm việc theo hợp đồng.

12. Quon hệ Iũo động mong tính tập thể

Quan hệ lao động mang tính tập thể là quan hệ lao động:
i/ Giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động; ii/ Giữa tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với người sử dụng lao
động; iii/ Giữa tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với tổ
chức đại diện người sử dụng lao động.

Điểm nổi bật nhất của quan hệ lao động tập thể là trong
quan hệ đó có sự tham gia của công đoàn, với tư cách là tổ chức
đại diện cho tập thê lao động, thay mặt người lao động tham
gia vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất, lao động và đời sống
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGẦNH LUẬT... 361

Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được


thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

1.3. Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ loo động
1.3.1. Quan hệ vé việc làm và học nghể

Quan hệ việc làm là quan hệ phát sinh giữa cá nhân có


nhu cầu tìm việc làm với doanh nghiệp hoặc tổ chức dịch vụ
việc làm.

Quan hệ học nghề là quan hệ phát sinh giữa người học


nghề, tập nghề với các cơ sở, tổ chức dạy nghề nhằm nâng cao
trình độ nghề hoặc đạt được một trình độ nghề nhất định.

1.3.2. Quan hệ Bảo hiểm xã hội

Quan hệ Bảo hiểm xã hội là quan hệ hình thành trong quá


trình đóng góp, tạo lập Quỹ Bảo hiểm xã hội và chi trả bảo
hiểm xã hội.
Quan hệ tạo lập Quỹ Bảo hiểm xã hội phát sinh giữa những
người đóng Bảo hiểm xã hội và Cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Quan hệ chi trả Bảo hiểm xã hội phát sinh giữa Cơ quan
Bảo hiểm xã hội và người thụ hưởng.

1.3.3. Quan hệ bỗi thường thiệt hại

Quan hệ bổi thường thiệt hại trong Luật Lao động là sự


bồi thường thiệt hại bằng vật chất khi có sự vi phạm của chủ
thể này gây thiệt hại cho chủ thể kia xảy ra trong quá trình
lao động.

Quan hệ bổi thường thiệt hại trong Luật Lao động bao gồm:
- Bổi thường thiệt hại do vi phạm hợp đổng lao động.
362 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ n h a nư ớ c v a PHAP lu ậ t

- Bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.


- Bồi thường thiệt hại về tài sản.
- Bồi thường thiệt hại về thu nhập.

1.3.4. Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động

Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động là môi quan hệ


giữa các bên tranh chấp với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp. Theo quy định cúa pháp luật lao động, các cơ
quan tô chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, gồm:
- Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Hòa giải viên lao
động, Tòa án nhân dân (Điều 200 Bộ luật Lao động 2012).
- Đôi với tranh châp lao động tập thể: Tranh châp tập thể
về quyền do Hòa giải viên lao động; Chủ tịch ủ y ban nhân dân
cấp huyện; Tòa án nhân dân (Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Lao
động 2012). Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích do Hòa giải
viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động giải quyết (Khoản 2
Điều 203 Bộ luật Lao động 2012).

1.3.5. Quan hệ đình công và giải quyết các cuộc đình công
Đình công là quyền kinh tế - xã hội của người lao động.
Đình công phải do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (nơi có tổ
chức công đoàn cơ sở) hoặc tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở
(nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Đình công xảy ra làm phát sinh môì quan hệ giữa tập thể
lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với
cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương, giữa tập
thể người lao động hoặc người sử dụng lao động với Tòa án
nhân dân có thẩm quyền.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VẾ CÁC NGÀNH LUẬT... 363

Quan hệ giải quyết đình công là quan hệ giữa cơ quan có


thẩm quyền giải quyết đình công với tập thể lao động hoặc
người đại diện của họ và người sử dụng lao động trong quá
trình giải quyết đình công.

1.3.6. Quan hệ quản lý nhà nướcvể lao động

Quan hệ quản lý nhà nước vê lao động là môi quan hệ giữa


cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các đơn vị, cá nhân sử
dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật
lao động, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động. Luật
Lao động điều chinh quan hệ này bằng cách quy định nhiệm
VV/ quyền hạn của các cơ quan quản lý và thanh tra nhà nước
về lao động, nội dung của việc quản lý, thanh tra cũng như
trình tự, hình thức, mức độ xử phạt các hành vi vi phạm pháp
luật lao động.

2. Phương pháp điểu chỉnh của Luật Lao động

Luật Lao động sử dụng nhiều phương pháp tác động khác
nhau tùy thuộc vào từng loại quan hệ lao động cụ thể. Bao gổm:

- Phương pháp thỏa thuận là phương pháp được sử dụng


chủ yếu và phô biến của Luật Lao động trong nền kinh tế thị
trường, thông qua phương pháp này đảm bảo quyền tự định
đoạt của các bên. Trên cơ sở phương pháp này để xác lập mối
quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao
động (trên cơ sở hợp đổng lao động) và quan hệ lao động tập
thể (trên cơ sở thỏa ước lao động tập thê) là hai loại quan hệ lao
động chủ yếu trong Luật Lao động.

- Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp thể hiện quyền


uy của người sử dụng lao động đôi với người lao động trong
quá trình lao động, được sử dụng trong lĩnh vực tô chức và
364 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

quản lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh của
người sử dụng lao động.

- Phương pháp thông qua hoạt động của tổ chức đại diện
người lao động tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá
trình lao động. Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của
Luật Lao động.

Tổ chức công đoàn ra đời, là tổ chức đại diện của người lao
động tham gia với người sử dụng lao động và các chủ thể khác
nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động khi các quyền và lợi
ích hợp pháp của họ có nguy cơ bị xâm phạm. Do vậy, quá trình
phát sinh, tồn tại, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động bao giờ
cũng có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động.

2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động


2.1. Nguyên tác tự do việc làm và tuyển dụng loo động

Việc làm là một trong những quyền cơ bản của con người.
Khoản 1 Điều 35 Hiên pháp 2013 đã ghi nhận "Công dân có
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc". Luật Việc làm năm 2013 quy định "Bảo đảm quyền làm
việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc" (Khoản 1 Điều 4).
Theo nghĩa chung nhất, công dân có quyền tự do lựa chọn việc
làm, nơi làm việc hay với tư cách là người lao động hoặc người
sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động, có quyền "Tuyển dụng,


bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh..."
(Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2012) hoặc "Người sử dụng
lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc
làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao
động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản
xuất kinh doanh" (Điều 11 Bộ luật Lao động 2012). Người sử
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VỂ CÁC NGÀNH LUẬT... 365

dụng lao động ngoài việc đảm bảo những điều kiện cần thiết để
thực hiện quyền tự do thuê mướn, sử dụng lao động mà còn
được nhà nước khuyến khích, trợ giúp khi sử dụng nhiều đôi
tượng lao động đặc thù.

2.2. Nguyên tác bảo vệ người lao động

Nguyên tắc bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản


xuyên suô't toàn bộ hệ thống pháp luật lao động. Nguyên tắc
này được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động năm
2012 "Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động;
khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động
có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật
về lao động..."
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động râ't rộng,
đòi hỏi pháp luật thể hiện quan điểm bảo vệ bảo vệ họ với tư
cách bảo vệ con người, chủ thể của quan hệ lao động. Vì vậy, nó
không chi bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của người lao động... mà phải bảo vệ họ
trên mọi phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính
mạng, nhân phẩm, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống
của bản thân và gia đình họ, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi,
nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao
động và xã hội lành mạnh. Do đó, nguyên tắc bảo vệ người lao
động bao hàm các nội dung sau:
- Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp
không bị phân biệt đối xử của người lao động.
- Bảo vệ thu nhập cho người lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động.
- Bảo vệ quyền tự do liên kết của người lao động.
366 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Bảo đảm quyền hưởng Bảo hiểm xã hội đôi với người
lao động.

2.3. Nguyên tắc bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lũo động
Cùng với việc bảo vệ người lao động, phải tính đên việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động thuộc thành phần kinh tế tư nhân hay
nhà nước đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền tự
do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản, vốn tư liệu sản xuất.
Nhà nước khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước
có lợi cho nền kinh tế, đồng thời nhằm góp phần quan trọng
trong việc tạo việc làm và giải quyết việc làm.
Người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm và được
hưởng mọi quyền lợi trong lao động thì người sử dụng lao
động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển
chọn lao động, quyền tăng, giảm lao động theo nhu cầu sản
xuất kinh doanh, quyền điều hành lao động, quyền ban hành
nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ
luật, chấm dứt hợp đổng hợp đồng lao động... theo quy định
của pháp luật.

2.4. Nguyên tâc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế- chính sách xá hội trong lĩnh
vực lao động
Trong quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động, Luật Lao
động phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính
sách xã hội, bởi người lao động là các thành viên trong xã hội,
tham gia quan hệ lao động để đảm bảo cuộc sống cho bản thân
và gia đình. Khi điều tiết quan hệ lao động, Nhà nước phải chú
ý đến các bên, nhất là người lao động, về tất cả các phương diện
lợi ích vật chất và tinh thần.

Pháp luật lao động hiện hành không quy định chi tiết
quyền, nghĩa vụ, lợi ích... của các bên, để các bên được tự do
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 367

thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao động, phù hợp với
điều kiện và khả năng của từng đơn vị, từng thời kỳ. Luật Lao
động khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút
nhiều lao động, khuyến khích sử dụng lao động đạt hiệu quả
cao; đảm bảo điều kiện lao động, nâng cao thu nhập cho người
lao động.

2.5. Nguyên tâc tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy phạm pháp luật
quốc tế

Là thành viên của Tổ chức lao động quôc tế (ILO), Việt


Nam có nghĩa vụ phê chuẩn và thực hiện các quy định của tô
chức này. Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn được 22 Công ước
trong tổng số gần 200 Công ước của ILO. Tuy nhiên, ngoài
những Công ước được phê chuẩn đã được cụ thể hóa trong Bộ
luật Lao động thì ở những mức độ khác nhau một số nội dung
quan trọng khác trong các chính sách của ILO cũng được quy
định trong pháp luật lao động như: Công ước số 144 (1976) về
tham khảo ý kiến ba bên; Công ước số 154 (1981) về xúc tiến
thương mại tập thể; Công ước số 131 (1970) về tiền lương tối
thiểu; Công ước số 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền
tổ chức và thương lượng tập thể...
Trong điều kiện hiện nay việc tôn trọng, đảm bảo và tuân
thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế là một nguyên tắc quan
trọng của Luật Lao động.

II. Luật An sinh xã hội


1. Đối tượng điểu chỉnh của Luật An sinh xã hội

Khái niệm "Luật An sinh xã hội"


Luật An sinh xã hội Việt Nam là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội
368 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

hình thành trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện việc trợ giúp đối
với các thành viên trong xã hội khi lâm vào hoàn cảnh rủi ro,
hiểm nghèo nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt thòi, bất hạnh mà
bàn thân họ không thể tự khắc phục, góp phần ổn định xã hội,
đảm bảo công bằng xã hội.

1.1. An sinh xã hội

Thuật ngữ "an sinh xã hội" được dịch từ nhiều nguồn ngôn
ngữ khác nhau (tiếng Anh: Social Security; tiếng Pháp: Securite
Sociale) nên có những tên gọi không hoàn toàn giông nhau ở
các tài liệu hiện có ở nước ta, như: Bảo đảm xã hội, An toàn xã
hội, Bảo trợ xã hội hoặc An sinh xã hội.

Theo ILO, "An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội


cung cấp cho các thành viên của minh thông qua một sô' biện
pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó
khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc làm suy
giảm nghiêm trọng thu nhập do ôm đau, thai sản, thương tật
do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm
sóc y tế hoặc trợ cấp cho gia đình nạn nhân có trẻ em" (1)
Chăm sóc y tế; (2) Trợ cấp ốm đau; (3) Trợ cấp thất nghiệp; (4)
Trợ cấp tuổi già; (5) Trợ câp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; (6) Trợ cấp gia đình; (7) Trợ cấp thai sản; (8) Trợ cấp
tàn tật; (9) Trợ cấp tiền tuất.

Các quốc gia thành viên của ILO căn cú’ vào điều kiện kinh
tế - xã hội từng thời kỳ để có chính sách pháp luật an sinh xã
hội một cách hợp lý, đảm bảo thực thi quyền con người và thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Dù tiếp cận ở góc độ nào, thì an sinh xã hội cũng đều tập
trung vào ba vấn đề chính (có thể gọi là ba bộ phận cấu thành
cơ bản của an sinh xã hội): (1) Bảo hiểm xã hội; (2) Cung cấp các
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 369

dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động và các thành
viên trong gia đình; (3) Bảo trợ xã hội/trợ giúp xã hội.
Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột của "an sinh xã hội".

Chỉ khi có hệ thông bảo hiểm xã hội hoạt động hiệu quả thì
mới có nền an sinh xã hội xã hội vững mạnh. Đối tượng mà bảo
hiểm xã hội hướng tới chính là lực lượng lao động xã hội - lực
lượng đông đảo nhất và đóng vai trò quyết định đô'i với sự ổn
định, phát triển của một quôc gia và toàn thế giới. Bảo hiểm xã
hội được thực hiện dựa trên sự đóng góp tài chính của người sử
dụng lao động và người lao động, có sự đảm bảo từ phía nhà
nước, nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ lao
động của người lao động bị giảm hoặc bị mất do giảm hoặc mất
khả năng lao động do gặp những rủi ro, khó khăn trong quá
trình lao động, trong cuộc sống...

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động
và các thành viên gia đình họ nhằm bảo đảm cho họ tái tạo
được sức lao động, duy trì và phát triển nền sản xuâ't xã hội,
đồng thời phát triển mọi mặt cuộc sống của con người, kể cả
phát triển bản thân con người.

Bảo trợ xã hội/trợ giúp xã hội được thực hiện để hỗ trợ


giảm bớt khó khăn cho nhũng người rất ít hoặc không có tài
sản, nhũng người gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống hằng
ngày, giúp họ có thể tái hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội.
Ngoài ra, "an sinh xã hội" còn bao gồm trợ cấp gia đình, các
dịch vụ xã hội khác. Ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước phát
triển, trong hệ thống "an sinh xã hội" có nhiều dạng dịch vụ xã
hội, được tài trợ bằng nguồn vốn cộng đổng (chi từ ngân sách
nhà nước, như: trợ câp cơ bản cho mọi CU’ dân hoặc tất cả những
người đã từng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định).
370 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Ở Việt Nam, bên cạnh ba bộ phận câíu thành cơ bản nêu


trên, ưu đãi xã hội được coi là nét đặc thù trong chính sách
pháp luật an sinh xã hội. Chế độ ưu đãi xã hội được thực hiện
nhằm ghi nhận và tôn vinh công trạng của những người đã
công hiến, hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ xâm lược vì tự do, độc lập, hoà bình của đất nước.
Chính sách pháp luật ưu đãi đối với người có công là một bộ
phận quan trọng của hệ thông chính sách pháp luật an sinh xã
hội ở Việt Nam, liên quan tới khoảng 8% dân số cả nước 4.

Như vậy, có thể hiểu "an sinh xã hội" là sự bảo vệ, trợ giúp
của Nhà nước và cộng đổng đổi với những người yếu thế trong
xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối
tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập
hoặc bị rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói,
hoặc là Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu... động viên, khuyên
khích tự’ lực vươn lên giải quyết vân đề của chính họ.

1.2. Các quon hệ xã hội là đối tượng của Luật An sinh xã hội Việt Nom

Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng, các quan hệ an sinh xã hội ở
Việt Nam có thê bao gồm các nhóm quan hệ sau:

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm;


- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực y tế;

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giáo dục;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu đãi xã hội;

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;


Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 371

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo;


- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực môi trường...

Tiếp cận theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội ở nước ta bao gồm
4 nhóm vấn đề cơ bản sau:

- Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và
giảm nghèo: nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các
rủi ro khi tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt,
thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững;

- Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: nhằm hỗ trợ người


dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi
già... thông qua việc tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội để
chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất khi rơi
vào hoàn cảnh rủi ro, hiểm nghèo;

- Nhóm chính sách trợ giúp xã hội: bao gổm chính sách trợ
giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất nhằm hổ trợ người dân
khắc phục rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng
kiểm soát như: mất mùa, đói, nghèo kinh niên...;
- Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tăng cường
cho người dân tiếp cận hệ thông dịch vụ cơ bản ở mức tổì thiểu,
bao gồm: Giáo dục tối thiểu, y tế tôi thiểu, nhà ở tối thiểu, nước
sạch và thông tin truyền thông.

2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội

Các nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội Việt Nam là
những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phôi toàn bộ hệ thống
pháp luật về an sinh xã hội. Đó là các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền
được hưởng an sinh xã hội.
372 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

- Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý an sinh xã hội.


- Nguyên tắc hưởng thụ theo đóng góp kết hợp với lấy
SỐ đông bù SỐ ít, công bằng và bình đẳng.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội.
- Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh
xã hội.
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 373

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của


Luật Lao động.
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động.
3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động.
4. Vai trò của Luật Lao động.
5. Đô'i tượng điều chỉnh của Luật An sinh xã hội Việt Nam.
6. Các nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội Việt Nam.
7. Vai trò của Luật An sinh xã hội Việt Nam.
374 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động, NXB.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), Đảm bảo quyền con người trong pháp
luật lao động Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
3. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Hữu Chí (Chủ biên), Giáo trình Luật An sinh xã hội,
NXB. Giáo dục Việt Nam, 2012.
5. Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), Quyền an sinh xã hội và đảm bảo
thực hiện trong pháp luật Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2014
6. Khuât Thị Thu Hiền (Chủ biên), Mô hình Luật Lao động Việt
Nam, NXB. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007.
C h ư ơ n g 14

LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

I. Luật Đất đai


1. Đối tượng điểu chinh và phương pháp điểu chỉnh của Luật Đất đai

Khái niệm "Luật Đất đai"

Luật Đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật được
Nhà nước ban hành nhằm điều chình các quan hệ đất đai trên
cơ sở của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước làm
đại diện chủ sở hữu kết hợp với sự bảo hộ của Nhà nước về các
quyền của người sử dụng đất.

1. Đối tượng điểu chỉnh của Luật Đất đai

Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai là các quan hệ xã
hội giữa các chủ thể tham gia quan hệ đất đai. Các quan hệ phát
sinh giữa Nhà nước với người sử dụng đất, giữa những người
sử dụng đất với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với cơ quan
nhà nước phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Đối tượng điều chỉnh của các quan hệ pháp luật đất đai có thể
thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của Nhà nước và các điều kiện chính trị xã hội khác...1

1 Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước vả pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB. Công An nhân dân, năm 2002, tr. 256.
376 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

Xét một cách tổng thể thì đôì tượng điều chỉnh của ngành
Luật Đất đai không chỉ giói hạn trong phạm vi của các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực đất đai mà còn có môi quan hệ tác động
qua lại với một số ngành luật khác như: Luật Hành chính, Luật
Dân sự, Luật Hình sự... Do đó, khi nghiên cứu và xem xét đối
tượng điều chinh của Luật Đất đai, không chỉ gói gọn trong
lĩnh vực đất đai mà cần phải đặt nó trong tổng thể của hệ thông
pháp luật Việt Nam và các mối quan hệ xã hội khác.
Luật Đất đai năm 2013, tại Điều 2 đã quy định ba đối tượng
áp dụng bao gồm:
Một là: Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách
nhiệm đại diện chu sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện
nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
Hai là: Người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật
Đất đai năm 2013;
Ba là: Các đối tượng khác có liên quan đêh quản lý sử dụng đất.1

1.2. Phương pháp điểu chỉnh của Luật Đất đũi

Phương pháp điều chình của Luật Đất đai phụ thuộc vào
nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình quản lý và sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Đâ't đai bao gồm:
+ Phương pháp mệnh lệnh, quyền uy - phục tùng: điều
chỉnh mối quan hệ về đất đai giữa nhà nước và người sử dụng
đất. Phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh, quyền uy - phục tùng
được áp dụng trong các quan hệ phát sinh trong một sô' hoạt

1 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013.


Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 377

động như giao đất, cho thuê đất, thu hổi đất, trưng dụng đất,
bổi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đâ't và
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tô' cáo của người sử dụng đâít
cũng như giải quyết các tranh chấp về đâ't đai;

+ Phương pháp bình đẳng - thỏa thuận được áp dụng để


điều chỉnh các quan hệ giữa những người sử dụng đất với
nhau. Phương pháp điều chỉnh này được áp dụng điều chỉnh
những quan hệ như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế
chấp, tặng cho quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng
đất với nhau.

2. Nguồn của Luật Đất đai

Nguồn của Luật Đâ't đai là nhũng văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tiêu biểu
như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Đâ't đai năm 2013;
Luật Nhà ở năm 2014; Luật Kinh doanh bâ't động sản năm 2014;
Luật Xây dựng năm 2014; Luật Tố tụng dân sự năm 2014; Luật
Bảo vệ tài nguyên nước năm 2012; Luật Khiếu nại năm 2011;
Luật Tô' cáo năm 2011; Luật Tố tụng hành chính năm 2010; Luật
Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật Thuế tài nguyên năm
2009; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2007; Bộ luật Hình sự Việt Nam; các nghị định,
quyết định, thông tư có liên quan đến hoạt động quản lý và sử
dụng đất của ngành Luật Đất đai.

3. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước vể đất đai

Quản lý nhà nước về đâ't đai được thực hiện trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản sau đây:
378 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất
đai, giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đât và thông
nhất quản lý vê' đất đai trên toàn quốc. Đâ't đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản
lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.1 Nhà nước giao
quyền sử dụng đất; Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đâ't;
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất: .2
- Nguyên tắc Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất. Nhà nước cũng đồng thời đòi hỏi người
sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất
theo quy định của pháp luật hiện hành.

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đâ't, nhận chuyển quyền sử dụng đâ't
theo quy định của Luật Đâ't đai năm 2013, bao gồm 7 đôi tượng
cụ thể tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013:

Đổ? tượng thít nhất: Tô chức trong nước gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự
nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về
dân sự;

Đôí tượng thứ hai: Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

1 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013.


2 PGS.TS. Doãn Hổng Nhung (2015) Hành lang pháp lý mới v ề chê'độ quyễh sử
dụng đâí hiện nay. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Tạp chí Lý luận, khoa học
nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và M ôi trường Sô' 14 (220), tr. 38-40.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 379

ĐÔI tượng thứ ba: Cộng đồng dân cư gồm cộng đổng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, âp, bản, buôn,
phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân CU' tương tự có cùng phong
tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
ĐÔI tưcmg thứ tư: Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà
nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện,
trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
cơ sở khác của tôn giáo;
Đôi tượng thứ năm: Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ
quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
ĐỐI tượng thứ sáu: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật về quôc tịch;
ĐÔI tượng thứ bảy: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
- Nguyên tắc nghiêm cấm người sử dụng đât có hành vi
lấn chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không
đúng mục đích sử dụng đất1, vi phạm các quy định về quản lý
và sử dụng đất; Luật Đất đai năm 2013 quy định mười hành vi

1 PGS.TS. Doãn Hổng Nhung và ThS. Vũ Văn Tuấn, "Pháp luật Việt Nam
về hoạch định chuyên mục đích sử dụng đât nông nghiệp' (2016), Tạp chí
Khoa học - Luật học - Đại học Quốc gia Hà Nội ISSN 0866-8612, sô 3, 2016
tr. 56-64.
380 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và sử dụng đâV. Hủy


hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất
lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử
dụng đất theo mục đích đã được xác định.2

4. Quản lý nhà nước về đất đai


4.1. Khái niệm quản lý nhà nước vể đất đai
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về đâ't đai là toàn bộ
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, căn cứ vào
cơ sở pháp luật để điều chỉnh các quy trình quản lý đâ't đai từ
Trung ương đến địa phương trong việc phát sinh, thay đổi và
chấm dứt quan hệ quan hệ đâ't đai; điều chỉnh các hành vi của
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đâ't hướng tới mục
đích bảo vệ quỹ đâ't đai trên toàn quôc, giữ gìn, tôn tạo, quản
lý, sử dụng đất đai có hiệu quả theo định hướng của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước đối với đất đai được
định nghĩa như sau: Quản lý nhà nước đôĩ với đất đai là toàn bộ các
hoạt động của Chỉnh phủ, một s ố bộ và ủy ban nhân dân các câíp, lây
pháp luật là căn cứ điều chỉnh các quy trình, thủ tục quản lý đất đai
cũng như điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất nhằm thực hiện
các mục tiêu quản lý và sử dụng đất đai mà Nhà nước đã đ ề ra, bảo
vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, ôn định trật tự trong quá
trình khai thác các lợi ích có được từ đất.

4.2 Điều kiện thực hiện các quyển chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lọi,
thừa kế, tặng cho, thếchấp quyển sử dụng đất; góp vốn băng quyển sử dụng đất3

Thứ nhất: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,

1 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.


2 Điều 3 Khoản 25 Luật Đất đai năm 2013.
3 Điều 188, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CẮC NGÀNH LUẬT... 381

tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đâ't; góp vốn bằng quyền sử
dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Một là: Có Giây chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại
Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;

Hai là: Đất không có tranh chấp;


Ba là: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi
hành án;
Bốn là: Trong thời hạn sử dụng đất.

Thứ hai: Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều
này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đâ't; quyền thế châp quyền sử dụng đất, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo
quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật
Đất đai năm 2013.
Thứ ba: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp
vôn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký
đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
5. Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai và thông nhất quản lý nhà nước v ề đất đai.
Các cơ quan thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất
đai gổm: Quốc hội, Hội đổng nhân dân các cấp, Chính phủ, ủy
ban nhân dân các cấp.

Hệ thôhg cơ quan quyền lực nhà nước:


Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền
382 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

giám sát tôi cao đối với việc quản lý và sử dụng đâ't đai trong
phạm vi cả nước.

Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đâ't của địa phương mình trước khi
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá
đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh t ế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm
quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật
về đâ't đai tại địa phương.

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức


năng quản lý nhà nước về đâ't đai bao gồm Chính phủ và ủ y
ban nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan có trách nhiệm vô
cùng quan trọng trong việc thực hiện chế độ quản lý nhà nước
về đâ't đai. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các
cơ quan này chủ yếu bao gồm:

Một là: thông nhất quản lý đất đai trên phạm vi toàn quốc,
ở Trung ương và từng địa phương.

Hai là: tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nội
dung cụ thể của các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
Cơ quan chuyên ngành quản lý đâ't đai

Trong lịch sử quản lý đất đai, cơ quan chuyên ngành đầu


tiên có trách nhiệm trong quản lý đất đai là Tổng cục quản lý
ruộng đất (tò năm 1979 đến năm 1994), tiếp đó là Tổng cục Địa
chính (tù’ năm 1994 đến năm 2002) và hiện nay là Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Hệ thống các cơ quan chuyên ngành trong hoạt
động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Cán bộ địa chính cấp xã.

Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất


Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CAC NGÀNH LUẬT... 383

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


- Tổ chức phát triển quỹ đất: Là tổ chức do ủ y ban nhân
dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo loại hình hoạt động
sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp công ích có chức năng
phát triển quỹ đất, vận động và xúc tiến đầu tư vào khu vực
quy hoạch nhung chưa có các dự án đầu tư.
- Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất
Tổ chức hoạt động tư vân trong quản lý và sử dụng đất là
tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
đinh thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế được thành lập theo các luật về doanh nghiệp và được cấp
phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đâ't đai.

II. Luật Môi trường


1. Đối tượng điểu chỉnh và phương pháp điều chinh của Luật Môi trường
1.1 Khái niệm Luật Môi trường

Luật Môi trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chình các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động
khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Thành phần môi trường, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ
Môi trường 2014, là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình
thái vật chât khác.
Luật Môi trường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ các quyền con người về môi trường, ngăn
chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường và gây sự cố môi trường, giảm thiểu, khắc phục tình
trạng bị ô nhiễm, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của
xã hội.
384 GIAO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHẤP lu ậ t

1.2. Đối tượng điểu chinh của Luật Môi trường

Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường là các quan hệ
xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, sử dụng,
quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật môi
trường, chúng ta có thể chia đô'i tượng điều chinh của Luật Môi
trường ra làm 3 nhóm chủ yêu như sau: (1) Nhóm quan hệ giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Môi trường quổc tế.
Nhóm quan hệ này do Luật Môi trường quốc tế điều chỉnh. Ví
dụ: các nước cùng thực hiện các Công ước, thỏa thuận đa
phương, song phương về tầng ozone, lun vực sông, vùng trời,
vùng biển...; (2) Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân; (3) Nhóm
quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau. Hai nhóm quan hệ còn
lại thì sử dụng các quy định của pháp luật môi trường Việt
Nam để giải quyết. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Sở Tài nguyên và
Môi trường với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người
dân sông trong vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tù’
doanh nghiệp...

1.3. Phương pháp điểu chỉnh của Luật Mới trường

Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh như đã nói ở trên, Luật


Môi trường sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh chủ yếu
như sau:
Phương pháp Bình đẳng - thỏa thuận, được áp dụng
trong việc điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các
chủ thể khác, nhóm quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân
hoặc chủ thể khác.
Phương pháp quyền uy: sử dụng quyền lực của Nhà nước
đê tác động lên các quan hệ xã hội, được sử dụng điều chỉnh
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT.. 385

nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá
nhân; giữa các cơ quan nhà nước với nhau phát sinh trực tiếp
trong hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ các yếu
tố môi trường.

2. Nội dung điều chỉnh của Luật Môi trường Việt Nam

Môi trường thực sự đóng một vai trò đặc biệt quan trọng
trong đời sông kinh tế, xã hội của con người, sự phát triển bền
vững của xã hội. Do vậy, trong hoạt động bảo vệ môi trường,
quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát triển
kinh tế phải được thực hiện trên những căn cứ pháp lý nhất
định. Để hoạt động bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, ngăn
ngừa và giảm thiểu đến mức tô'i đa các tác động tiêu cực đến
con người và các hệ động thực vật, cần thiết có hệ thông pháp
luật hoàn thiện và hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trường có hiệu quả, công bằng.

Nội dung điều chình của Luật Môi trường Việt Nam
bao gổm:

Thứ nhất, những quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường,
có mục đích khoanh vùng ô nhiễm môi trường, xác định chất
lượng môi trường ở từng khu vực.

Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được xây dựng phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phải phù hợp với
chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đât. Quy hoạch bảo vệ môi
trường phải dựa trên hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội để
phân vùng môi trường, bảo tổn đa dạng sinh học, quản lý môi
trường, quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường.
386 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHẤP lu ậ t

Thứ hai, những quy định về xây dựng, quản lý các dữ liệu
thông tin về môi trường nhằm công khai, minh bạch về số liệu,
dữ liệu, trữ lượng, giá trị kinh tế của các thành tố môi trường
hay những vấn đề về môi trường khác..
Ở Việt Nam, thông tin về môi trường được pháp luật quy
định là SỐ liệu, dử liệu về thành phần môi trường, các tác động
đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường,
hoạt động bảo vệ môi trường. Cơ sở dữ liệu môi trường là tập
hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật và duy
trì đáp úng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác
bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích công cộng1. Việc xây dựng
báo cáo hiện trạng môi trường đã giúp cho các cơ quan quản lý
nhà nước từ Trung ương đến địa phương có được những thông
tin cơ bản về hiện trạng môi trường, tăng cường hiệu quả kiểm
soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, đổng thời góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đổng trong hoạt động bảo vệ môi
trường hướng tới sự phát triển bền vững ở nước ta.

Thứ ba, những quy định về đánh giá môi trường (bao gồm
đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và K ế hoạch bảo vệ môi trường) nhằm làm rõ các
tác động tiêu cực lẫn tích cực của các hoạt động phát triển kinh
tế đến môi trường tự nhiên và xã hội, là cơ sở để xây dựng các
biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đó.
Thứ tư, những quy định về việc ban hành và áp dụng hệ
thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trên cơ sở đó xác định
được chính xác chất lượng môi trường sống của con người và
giúp cho họ biết được giới hạn, phạm vi cho phép tác động đến
môi trường, đổng thời cũng là căn cứ pháp lý để xác định tính

1 Khoản 1, 2 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường 2014.


Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ' cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 387

chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà con người
gây ra cho người dân và môi trường ở từng khu vực.
Thứ năm, những quy định về quản lý chất thải. Nhận thức
được các rủi ro ngày càng tăng đến sức khoẻ của người dân và
môi trường ở Việt Nam, Nhà nước ta đã tìm mọi biện pháp
nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong việc kiểm tra
nguổn thải, xử lý, vận chuyển, chôn lâp, thu gom và tái chế các
loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
Thứ sáu, các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ
quan nhà nước và cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ
môi trường.

Thứ bảy, nhũng quy định về chế tài xử lý vi phạm pháp


Luật Môi trường tại Việt Nam.

Bên cạnh những nội dung cơ bản của pháp luật môi trường
Việt Nam đã được trình bày trên đây, còn một sô' nội dung khác
như: ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo vệ môi trường biển và
hải đảo; Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí... cũng
được quy định khá rõ ràng và cụ thể tại các chương IV, V, VI
của Luật Bảo vệ môi trường 2014.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước vé bảo vệ môi trường

Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thể


phân chia thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền chung, bao


gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Chính phủ thống
nhất quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả
nước, ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện,
tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật và quản lý bảo vệ
môi trường;
388 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Nhóm thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, gồm
có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường; Cán bộ quản lý môi trường
cấp xã, phường và thị trấn.

Ngoài ra còn có các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực


thuộc Chính phủ cũng có chức năng nhiệm vụ quyền hạn trong
quá trình tham gia hoạt động bảo vệ môi trường theo phạm vi
ngành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình. Các cơ
quan này có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Đó là các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công thương, Bộ Xây dựng và Cảnh sát môi trường.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CẤC NGẰNH LUẬT... 389

CÂU HỎI HƯỠNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chinh của Luật
Đất đai.
2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về đât đai.
3. Các chế định cơ bản của Luật Đất đai.
4. Nội dung của quản lý nhà nước về đâ't đai.
5. Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
6. Đôi tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật
Môi trường.
7. Nội dung điều chỉnh pháp luật môi trường Việt Nam.
8. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
390 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Doãn Hồng Nhung (2015), "Hành lang pháp lý mới về chế


độ quyền sử dụng đất hiện nay". Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường. Tạp chí Lý luận, khoa học nghiệp vụ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Sô' 14(220), tr. 38-40.

2. Doãn Hồng Nhung và ThS. Vũ Văn Tuâín, "Pháp luật Việt


Nam về hoạch định chuyển mục đích sử mục đất nông
nghiệp", Tạp chí Khoa học - Luật học - Đại học Quốc gia Hà
N ộ i-s ố 3, 2016 tr. 56-64
3. PGS.TS. Trịnh Quốc Toán và PGS.TS. Vũ Công Giao (Đồng
chủ biên). Thực hiện các quyên hiêh định trong Hiêh pháp năm 2013,
NXB. Hồng Đức, 2015; trang 677-690, bài viết "Bảo đảm
quyền con người trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay".
4. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên) và Ngô Thúy Hằng, Tìm
hiểu pháp luật về cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất
qua thực tiễn thi hành tại quận Đông Đa - thành phố Hà
Nội, NXB. Xây dụng, tháng 8/2015.
Chương 15

LUẬT THƯƠNG MẠI


• ________ •

I. Đối tượng điểu chỉnh và phương pháp điểu chỉnh của Luật Thương mại
1. Đối tượng điểu chỉnh của Luật Thương mại

Đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại là các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về kinh
doanh, thương mại và trong quá trình kinh doanh, thương mại
của các thương nhân.
Những nhóm quan hệ xã hội cơ bản phát sinh trong quá
trình kinh doanh thương mại bao gồm:
a) Nhóm quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình hình
thành, tổ chức, quản lý và giải thể doanh nghiệp: pháp luật về
doanh nghiệp.
b) Nhóm quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình
chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp: pháp luật về phá sản
doanh nghiệp.
c) Nhóm quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình thực
hiện các hành vi cạnh tranh trong kinh doanh, thương mại:
pháp luật về cạnh tranh.
392 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

d) Nhóm quan hệ pháp luật về quản lý nhà nước đôi với


các hoạt động thương mại.

2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Thương mại

Phương pháp điều chình của Luật Thương mại khá tương
đồng với phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Bởi lẽ,
trong kinh doanh pháp luật mong muốn và luôn tạo cho các
chủ thể kinh doanh, thương mại những khả năng pháp lý của
sự tự do, bình đẳng và thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với Luật
Dân sự, Luật Thương mại còn có đặc điểm riêng nên phương
pháp điều chỉnh của Luật Thương mại cũng có sự khác biệt
nhất định so với Luật Dân sự.

a. Phương pháp bình đẳng trong kinh doanh, thương mại


Thực châ't đây là phương pháp thỏa thuận của pháp luật
dân sự. Trong các giao dịch dân sự các chủ thể luôn bình đẳng
về quyền và lợi ích nên trong các quan hệ kinh doanh, thương
mại các chủ thể cũng luôn nhận được sự bình đẳng giữa các
bên. "Theo phương pháp này, pháp luật tạo cho các chủ thể
những khả năng pháp lý của sự tự do sáng tạo và thỏa thuận"1.
Còn việc khai thác, sử dụng sự to do, bình đẳng đó sẽ phụ
thuộc vào ý chí và mong muôn của từng chủ thể kinh doanh.
Hiện nay, Luật Thương mại của nền kinh tế thị trường chủ yếu
điều chình các quan hệ thương mại theo phương pháp này.

b. Phương pháp quyền uy


Khác với phương pháp bình đẳng, phương pháp quyền uy
hay còn có thể được gọi là phương pháp hành chính hoặc
phương pháp mệnh lệnh lại thể hiện rõ uy quyền của Nhà nước

1 Lê Học Lâm và Lê Học Đức (2010), Luật Kinh doanh, NXB. Thống kê, tr. 36.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 393

và được coi là một lĩnh vực của hệ thông pháp luật công. Điều
này được thể hiện ngay từ thời xa xưa khi Nhà nước cũng đã có
sự can thiệp vào các hoạt động thương mại như ban hành các
lệnh câm đoán đối với một số hành vi thương mại mà có thể
làm ảnh hưởng đêh an ninh, trật tự của xã hội như sản xuâ't
kinh doanh vũ khí, hoặc những vật dụng bị cấm đoán vì chỉ
được phép sử dụng trong triều đình...
Sau này, lý thuyết kinh tế của nhà kinh tế học Anh - John
Maynard Keynes (1883 - 1946) đã khẳng định sự can thiệp của
Nhà nước vào các hoạt động kinh tế xã hội. Suy cho cùng, sự
can thiệp cho dù ở mức độ và hình thức như thế nào thì củng
đều thể hiện vai trò quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Không
thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với cơ
quan quản lý nhà nước về câp giấy phép hay điều kiện kinh
doanh, không thể tồn tại sự mặc cả giữa chủ thể kinh doanh với
các cơ quan quản lý của Nhà nước mà bắt buộc chủ thể kinh
doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật khi
tham gia kinh doanh.

II. Các nguyên tắc của Luật Thương mại

Nhằm thúc đẩy và bảo vệ cơ chế trao đổi trên thị trường,
Luật Thương mại Việt Nam hiện quy định các nguyên tắc cơ
bản như sau:

a, Nguyên tắc quyền tự do trong thưcmg mại


Bắt nguồn từ quyền tự do trong giao lưu dân sự, trong
thương mại các chủ thể đều được phép tự do kinh doanh. Đây
cũng là quyền hiên định đã được ghi nhận tại Điều 33 của Hiến
pháp năm 2013: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Quyền tự do
thương mại là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các
394 giao TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHẤP lu ậ t

quyền tự do của con người. Nguyên tắc tự do, tự nguyện và


thỏa thuận trong thương mại cũng đã được quy định cụ thể tại
Điều 11 của Luật Thương mại năm 2005: "1. Các bên có quyền
tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật,
thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đê xác lập các quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước
tôn trọng và bảo hộ các quyền đó; 2. Trong hoạt động thương
mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực
hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào".

b. Nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động thương mại


Nguyên tắc bình đẳng trong thương mại là nguyên tắc kế
thừa từ nguyên tắc bình đẳng trong giao dịch dân sự và là một
nguyên tắc cơ bán của Luật Dân sự. Nguyên tắc này thể hiện rõ
ràng trong mối quan hệ giữa một bên là thương nhân với một
bên là nhà đầu tư. Bởi lẽ, cả hai bên đều có quyền bình đẳng để
cùng nhau đi đến thỏa thuận định đoạt các lợi ích của mỗi bên.
Tinh thần của nguyên tắc này thể hiện thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật trong các
hoạt động thương mại.

c. Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen trong hoạt động
thương mại
Thông thường, tập quán (hay còn có thể được gọi là tục lệ)
vốn được xem là một loại nguồn bổ sung của pháp luật. Tập
quán thường được khai thác, sử dụng khi pháp luật có sự thiếu
hụt. Còn "trong Luật Thương mại các quy tắc tập quán có vai
trò rất quan trọng bởi các quy tắc này là nguổn để pháp điển
hình hóa Luật Thương mại"1. Vì thế, quy tắc của tập quán và

1 Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại, Phân chung và thương
nhân, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 60.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 395

thói quen thương mại góp phần giải thích cho các quy tắc của
Luật Thương mại và các hành vi của thương nhân.
Nguyên tắc này cũng đã được quy định tại Điều 12 và
Điều 13 của Luật Thương mại năm 2005: 'T rừ trường hợp có
thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói
quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các
bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được
trái với quy định của pháp luật."; "Trường hợp pháp luật
không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có
thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán
thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy
định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự."

d. Nguyên tắc tự do ý chí trong hoạt động thương mại


Nguyên tắc tự do ý chí là nguyên tắc tối quan trọng của
Luật Thương mại. Tự do ý chí trong hoạt động thương mại góp
phần thúc đẩy sự tự do sáng tạo của các thương nhân để thực
hiện các hoạt động thương mại theo những mong muốn, dự
định của mình,

e. Nguyên tắc tự do lập hội trong hoạt động thương mại


Nguyên tắc tự do lập hội trong hoạt động thương mại
thể hiện khi pháp luật luôn khuyến khích và cho phép các
chủ thể thương mại được quyền tự do lựa chọn các loại hình
công ty phù hợp với mong muôn của bản thân để tiến hành
kinh doanh.

/. Nguyên tắc thiện chí trong hoạt động thưcmg mại


Các hoạt động thương mại muốn đạt được hiệu quả như
mong đợi thì cần phải dựa trên sự thiện chí của mỗi bên tham
gia. Nguyên tắc thiện chí là một nguyên tắc ứng xử rất quan
396 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

trọng trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc thiện chí giúp
cho các bên chia sẻ và hợp tác với nhau.

g. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng
Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở xem xét đên lợi
ích chính đáng của người tiêu dùng khi tham gia các hoạt động
thương mại. Bởi lẽ, người tiêu dùng là bên luôn gặp sự yếu thế
vì phải phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà giới
thương nhân sản xuất cung cấp. Nguyên tắc này quy định
thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải có
nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực cho người
tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh
doanh. Mặt khác, thương nhân cũng sẽ phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác của các thông tin đó và phải chịu trách nhiệm
về chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mà mình đang kinh doanh.

h. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 15 của Luật
Thương mại năm 2015: "Trong hoạt động thương mại, các
thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật
theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp
lý tương đương văn bản". Hiện nay, trong giai đoạn bùng nổ
của thương mại và giao dịch điện tử thì các hình thức thông
điệp điện tử hay dử liệu điện tử ngày càng trở nên quan trọng
đối vói hoạt động của các thương nhân kinh doanh thương mại.

III. Các chê định ctf bản của Luật Thương mại

Luật Thương mại có hai chế định pháp luật lớn là: chế định
pháp luật về thương nhân và các loại thương nhân thương mại;
chế định pháp luật về hành vi thương mại và các loại hành vi
trong thương mại.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 397

a) C hế định pháp luật về thương nhân và các loại thương nhân


thương mại:
Thương nhân là đô'i tượng trung tâm của Luật Thương
mại. Bởi lẽ, không có hoạt động của các thương nhân thì không
có hoạt động thương mại. Vì thế, để quy định chi tiết từng loại
thương nhân hoạt động thương mại thì Luật Thương mại xây
dựng các chế định pháp luật như:
- Quy chế pháp lý về thương nhân: chế định pháp luật này
quy đinh các tiêu chí hay điều kiện để trở thành thương nhân
và địa vị pháp lý của các thương nhân, bao gồm các nội dung
cơ bản như: điều kiện để trở thành thương nhân; quá trình, thủ
tục đăng ký thương mại; bảo vệ quyền và lợi ích cùa người tiêu
dùng; cạnh tranh trong quá trình thương mại; công bố thông
tin; châm dứt tổn tại của thương nhân...
- Quy chế pháp lý về sản nghiệp thương mại: chế định
pháp luật này được xây dựng dựa trên yếu tố thương nhân cần
phải có sản nghiệp (trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, hàng hóa,
khách hàng hay các quyền như thuê mướn bâ't động sản, thuê
mướn lao động, quyền khai thác hoạt động thương m ại...) để
tiến hành kinh doanh. Chế định về sản nghiệp thương mại bao
gổm các quy tắc về việc khai thác; thế chấp; cho thuê và chuyên
nhượng sản nghiệp...
- Quy chế pháp lý về công ty: Thông thường, thương nhân
trong Luật Thương mại được phân chia thành hai dạng là:
thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân. Trong đó,
thương nhân pháp nhân thường gọi là thương nhân hình thức
(các loại hình công ty). Chế định pháp luật về các loại hình
công ty hiện được quy định rất chi tiết trong Luật Doanh
nghiệp năm 2014.
398 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

b) Chê'định pháp luật v ề hành vi thương mại và các loại hành


vi trong thiĩơng mại: Chế định này bao gồm khá nhiều hành vi
như tín dụng, vận chuyển hàng hóa, trung gian thương m ại...
Ngoài hai chế định pháp luật quan trọng trên thì Luật
Thương mại còn khá nhiều chế định pháp luật khác như:
c) C hế định pháp luật về phá sản: Chế định pháp luật này
thường được biết đến là pháp luật đầu ra và được áp dụng khi
công ty chấm dứt tổn tại. Pháp luật dự liệu nhũng trường hợp
bất thường xảy ra đối với thương nhân trong quá trình hoạt
động thương mại. Chế định pháp luật này được quy định trong
Luật Phá sản năm 2014.
d) C hế định pháp luật v ề giải quyết tranh chẵp trong thương mại
Chế định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hoạt
động thương mại được quy định tại các văn bản pháp luật như
Pháp lệnh Trọng tài thương mại hay Bộ luật Tô' tụng dân sự.

e) C hế định pháp luật về quản lý nhà nước đôĩ với các hoạt động
thưcmg mại: Thương nhân luôn được quyền tự do hoạt động
thương mại trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhà nước
cần có cơ chê' quản lý và giám sát các hoạt động thương mại của
thương nhân. Chế định pháp luật về quản lý nhà nước đô'i vói
các hoạt động thương mại quy định những vấn đề liên quan
đến việc nhà nước kiểm tra, giám sát và quản lý các hoạt động
thương mại.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.. 399

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP

1. Đối tượng điều chinh của Luật Thương mại có gì khác biệt
so vói đôi tượng điều chình của Luật Dân sự?
2. Tại sao phương pháp điều chỉnh của Luật Thương mại lại
có nhũng điểm tương đồng với phương pháp điều chỉnh
của Luật Dân sự?
3. Phương pháp bình đẳng trong Luật Thương mại.
4. Các nguyên tắc của Luật Thương mại.
5. Nguyên tắc tự do ý chí trong hoạt động thương mại.
6. Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen thương mại.
400 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật Thưcmg mại phần chung và
thương nhân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại,
tập I, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2010.
3. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam,
Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội, NXB. Đại học Quô'c
gia Hà Nội, 2002.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thưcmg mại,
tập I, NXB. Công an Nhân dân, 2011.
C h ư ơ n g 16

LUẬT TÀI CHÍNH VÀ LUẬT NGÂN HÀNG


* _________ ____________________________ •

Do đặc thù của quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài chính và
lĩnh vực ngân hàng, hiện nay khoa học Luật Tài chính và khoa
học Luật Ngân hàng phát triển theo hướng riêng biệt. Môn học
Luật Tài chính, có nội dung gắn với khoa học luật tài chính và
khái niệm "tài chinh" theo nghĩa rộng, cụ thể bao gổm: pháp
luật về tài chính công; pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; pháp
luật về tài chính doanh nghiệp và pháp luật về thị trường tài
chính. Còn môn học Luật Ngân hàng là môn học có nội dung
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong khâu tín dụng
của hệ thống tài chính, bao gồm: pháp luật về địa vị pháp lý
của Ngân hàng Nhà nước, địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng;
pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng và pháp luật
về quản ]ý ngoại hối.

Dưới đây là những nội dung chính của môn học Luật Tài
chính, Luật Ngân hàng.

I. Luật Tài chính


1. Những vân để cơ bản vể tài chính và Luật Tài chính
1.1. Khái niệm "tài chính"

Tài chính là quan hệ phân phối của cải vật chất của xã hội
dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập, phân
402 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

phôi và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đạt mục đích của
các chủ thể tham gia quan hệ phân phôi1.
Hoạt động phân phối được tiến hành dưới các hình thức
khác nhau bởi các chủ thể tham gia quá trình tạo lập, phân phôi
và sử dụng nguồn tài chính. Nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh
vực tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của môn học Luật Tài
chính bao gổm: nhóm quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực tài chính
công, nhóm quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm, nhóm quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực tài chính doanh
nghiệp, nhóm quan hệ xã hội trong khu vực dân cư, tổ chức phi
kinh doanh và nhóm quan hệ xã hội trên thị trường tài chính2.

1.2. Khói niệm Luật Tài chính


Luật Tài chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chình các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài chính công và
những quan hệ xã hội trong lĩnh vực khác bao gồm các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, quan hệ xã hội
trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực tài chính khu vực dân cư, tổ chức phi kinh doanh, các
quan hệ xã hội trên thị trường tài chính3.

1.3 NguónLuậtTời chính


Nguồn của Luật Tài chính bao gồm: (i) Hiến pháp; (ii) Điều
ước quốc tế; (iii) Luật; (iv) Văn bản dưới Luật. Các văn bản

1 Tham khảo thêm: Giáo trình Luật Tài chính, Khoa Luật Đại học Quôc gia Hà
Nội, Chủ biên: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội
2002, trang 10-17.
2 Tham khảo Giáo trình Luật Tài chính, sđd, trang 18-23.
3 Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa tài
c h ín h - các g iâ y tờ có g iá d o n h à n ư ớ c, tố c h ứ c tài c h ín h , d o a n h n g h iệ p v à
các chủ thế khác phát hành theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào đặc
trưng của chủ thê’ tham gia giao dịch và đối tượng giao dịch mua bán trên
thị trường, thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và
thị trường vốn.
Phán thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 403

dưới Luật do Chính phủ, Bộ Tài chinh và các cơ quan liên quan
ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực
tài chính công, lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm, lĩnh vực tài chính khu vực dân cư, tổ chức phi
kinh doanh và trên thị trường tài chính.

2. Các nguyên tắc điều chỉnh Luật Tài chính


2.1 Nguyên tâc chung

a. Nguyên tắc điều chỉnh hợp lý lợi ích giữa các chủ thể
Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài chính liên quan đến
tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính, quá trình này
liên quan đến quyền và lợi ích của các chủ thể. Chẳng hạn, quy
định nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến quyền và lợi ích của Nhà
nước, chủ thể nộp thuế và chủ thể chịu thuế, bởi vậy, điều
chỉnh hợp lý lợi ích giữa các chủ thể đòi hỏi phải quy định căn
cứ tính thuế1 hợp lý.

b. Bảo đảm công bằng


Bảo đảm công bằng trong quy định pháp luật tài chính
công có liên quan đến tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
quy định các khoản thu thuế hợp lý đối với người nộp thuế,
công bằng trong áp dụng các quy định pháp luật đối với chi
ngân sách nhà nước...
Còn bảo đảm công bằng trong lĩnh vực pháp luật tài chính
doanh nghiệp là bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể gắn
với quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong
doanh nghiệp.

1 Chẳng hạn đối với thu ế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ tính thu ế là thu
nhập chịu thuê' thuê' suất, các quy định bảo đảm điều chỉnh quan hệ lợi
ích là quy định về miễn, giảm thuế, thu ế suất...
404 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

c. Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin


Nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch thông tin đòi
hỏi khác nhau trong điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội đặc
thù. Chẳng hạn, trong lĩnh vực pháp luật tài chính công, phải
bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong thu chi ngân
sách và sử dụng tài sản của nhà nước.

2.2 Nguyên tác độc thù

Nguyên tắc riêng gắn với điều chình pháp luật trong từng
lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, nguyên tắc điều chinh pháp luật
ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm: Bảo đảm tổ chức hệ
thông ngân sách phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước; Bảo
đảm quản lý tập trung thông nhât NSNN; Bảo đảm tuân thủ kỷ
luật ngân sách.

3. Nội dung pháp luật tài chính


3.1 Pháp luật tài chính công

Pháp luật tài chính công bao gổm pháp luật về ngân sách
nhà nước, pháp luật về các khoản thu ngân sách nhà nước1 và
pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước2.
Các nội dung cụ thể liên quan đến pháp luật ngân sách nhà
nước bao gổm: nội dung pháp luật về hệ thống ngân sách; phân

1 Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gổm các khoản nộp bắt buộc mà
các tô chức cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước (thuê, phí, lệ phí) và
các khoản vay nợ hoặc các khoản thu khác đê’ hình thành nên Quỹ Ngân
sách nhà nước. Các khoản thu vê' thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác
được ghi nhận dưới hình thức đạo luật hoặc văn bàn dưới luật.
2 Các khoản chi ngân sách nhà nước là các khoản mà Nhà nước phải chi để
duy trì các m ặt hoạt động của Nhà nước và được quy định trong Luật
Ngân sách nhà nước. Các khoản chi bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu
tư phát triển, chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia...
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.., 405

cấp quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý Quỹ Ngân
sách nhà nước và giám sát, công khai ngân sách nhà nước.
Pháp luật về các khoản thu ngân sách nhà nước bao gổm các
khoản thu về thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các khoản thu khác.

Các khoản thu về thuế được quy định trong các Luật Thuế
- Luật Nội dung. Các Luật Thuế quy định về chủ thể có nghĩa
vụ nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế, cò n Luật Thủ
tục - Luật Quản lý thuế quy định nhằm bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Pháp luật phí và lệ phí là tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ thu phí và lệ phí của Nhà nước, các quy
đinh pháp luật có liên quan nguyên tắc xác định mức thu, miễn
giảm và thẩm quyền thu phí, lệ phí; các khoản thu phí và lệ phí;
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức trong quản lý
phí và lệ phí.
Pháp luật chi ngân sách là tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chinh về nguyên tắc chi ngân sách nhà nước, chi thường
xuyên, chi đầu tư phát triển và các khoản chi khác.

3.2 Pháp luật kinh doanh bào hiểm

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng
bảo hiểm và biện pháp bảo vệ người tham gia bảo hiểm, người
được bảo hiểm cũng như người thụ hưởng.

3.3. Pháp luật vể tài chính doanh nghiệp

Pháp luật tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
406 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vôn và tài sản của
doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh.
Nội dung điều chỉnh pháp luật tài chính doanh nghiệp bao
gồm: quy định vê' vôn và tài sản của doanh nghiệp; quy định về
quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp; quy
định về giám sát tài chính của doanh nghiệp.

3.4. Pháp luật vé thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc phát hành và mua
bán các hàng hóa tài chính ngắn hạn và dài hạn thông qua các
phương thức giao dịch nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu huy
động vôn và đầu tư của các chủ thể tham gia thị trường1.
Thị trường tài chính bao gổm: (i) Thị trường tiền tệ; (ii) Thị
trường chứng khoán.

Pháp luật về thị trường tiền tệ có sự tham gia của Ngân


hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại và các chủ thể khác.
Còn pháp luật về thị trường chứng khoán điều chinh về việc
tạo lập hàng hóa của thị trường; tổ chức và hoạt động của thị
trường giao dịch chứng khoán; các chủ thể đặc thù tham gia
thị trường (Công ty Chúng khoán, Quỹ Đầu tư chứng khoán,
Công ty Quản lý quỹ và Công ty Đầu tư chứng khoán) và hoạt
động quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường
chứng khoán:

II. Luật Ngân hàng Việt Nam


7. Khái niệm "Luật Ngàn sách"

Luật Ngân hàng có thể được xem xét trên ba phương diện:
là một ngành Luật, là một môn học được giảng dạy trong các cơ

1 Tham khảo thêm: Giáo trình Luật Tài chính, sđd, tr. 339-352.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CẮC NGÀNH LUẬT... 407

SỞ đào tạo đại học và là một môn khoa học trong khoa học pháp
lý1. Luật Ngân hàng cũng như Luật Tài chính có đối tượng điều
chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh trong hệ thông tài chính của
nền kinh tế với đặc trưng là các quan hệ phân phôi của cải của
xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng các nguồn tài chính.

Với tư cách là một lĩnh vực khoa học pháp lý, Luật Ngân
hàng có đổi tượng nghiên cứu là lý luận khoa học pháp lý về
Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ
thể là:

(i) Về Ngân hàng Nhà nước: vị trí pháp lý, thẩm quyền,
nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước về tiền
tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; phát hành tiền; mốỉ quan
hệ giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong
hoạt động tín dụng; cung cấp dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

(ii) Về tổ chức tín dụng: vị trí pháp lý, quyền và nghĩa vụ


của tổ chức tín dụng và các chủ thể tham gia giao dịch với tổ
chức tín dụng, hình thức pháp lý thiết lập môi quan hệ giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng trong các hoạt động tín dụng
như huy động vôh; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh; cung cấp dịch vụ
thanh toán...

Xét dưới phương diện ngành Luật Luật Ngân hàng là một
lĩnh vực pháp luật trong ngành Luật Kinh tế có đôì tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chinh. Trong bô'i cảnh kinh tế thị
trường hiện nay, đô'i tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng

1 Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quôc gia Hà Nội,
Chú biên: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy, NXB. Đại học Quôc gia Hà Nội, 2005,
tr. 39.
408 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

được mở rộng gắn với yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt
động ngân hàng và ngoại hối..,l.
Luật Ngân hàng hình thành nhằm duy trì trật tự trong kinh
doanh tiền tệ, cụ thể là thành lập tổ chức tín dụng, hoạt động
huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thanh toán,
mua bán ngoại tệ. Các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực ngân
hàng theo nguyên tắc tự chủ, bình đẳng, cạnh tranh trên cơ sở
pháp luật.

2. Nguyên tác điểu chỉnh pháp luật ngân hàng

Pháp luật ngân hàng điều chinh phải tuân thủ theo các
nguyên tắc nhất định như nguyên tắc chung điều chỉnh lĩnh
vực tài chính, ngoài ra, còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc
thù liên quan đến quy định về địa vị pháp lý, các hoạt động của
Ngân hàng nhà nước và địa vị pháp lý, các hoạt động của tổ
chức tín dụng. Chẳng hạn, nguyên tắc trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng, TCTD được thực hiện một hoặc một số hoạt
động ngân hàng khi được NHNN cấp phép; cá nhân, tổ chức
không phải TCTD không được thực hiện hoạt động ngân hàng
trừ giao dịch ký quỹ, mua bán lại chúng khoán của Công ty
chứng khoán; TCTD có quyền tự chủ hoạt động kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; hợp tác,
cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng theo pháp luật; Bảo vệ
quyền lợi của khách hàng và TCTD có trách nhiệm phòng,
chông rửa tiền, tài trợ khủng bô' Theo đó Luật Ngân hàng Nhà

1 Trong cơ ch ế quản lý kinh tế k ế hoạch hóa tập trung trước năm 1986, Pháp
luật ngân hàng điều chính các quan hệ xã hội gắn với cơ chê' độc quyền
nhà nước về ngân hàng, mô hình ngân hàng một cấp vừa thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước, vừa thực hiện hoạt động mang tính kinh doanh.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 409

nước và Luật Các tổ chức tín dụng phải cụ thể hóa các nguyên
tắc trên bằng các quy định làm cơ sở áp dụng.

3. Nội dung pháp luật ngân hàng


3.1 Địa vị pháp lý và hoạt động của Ngân hòng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ và là Ngân


hàng Trung ương. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ có
chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước có chức năng đặc thù so với
các cơ quan quản lý nhà nước khác là chức năng phát hành tiền,
ngân hàng của các tổ chức tín dụng và làm dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ.
Nội dung pháp luật về địa vị pháp lý bao gồm: vị trí; chức
năng; nhiệm vụ; quyền hạn (thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, chức năng của Ngân hàng Trung ương); tô chức và điều
hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Còn nội dung pháp
luật về hoạt động của Nhà nước Việt Nam bao gồm: thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia (công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỉ giá
hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở); hoạt động
phát hành tiền; hoạt động tín dụng; hoạt động thanh toán và
ngân quỹ; quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hôi.

3.2 Địa vị pháp lý và hoợt động của tô chức tín dụng Việt Nom

Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền
gửi và cho vay mang tính chất thường xuyên. Các tô chức tín
dụng bao gổm: Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính,
Công ty Cho thuê tài chính, Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín
dụng nhân dân. Các tổ chức tín dụng chi được thành lập và
hoạt động khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Nội dung
pháp luật về địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng bao gồm: quy
định về quản lý nhà nước: điều kiện cấp, thu hổi giây phép;
410 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

quy định về điều kiện hoạt động; quy chế về kiểm soát đặc biệt;
quy chế pháp lý về phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng;
cơ câu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng có sự khác biệt, Ngân
hàng Thương mại thực hiện tất cả các hoạt động huy động vôh
dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá; cấp tín
dụng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán; dịch vụ
thanh toán và các hoạt động khác. Còn Công ty Tài chính và
Công ty Cho thuê tài chính là tổ chức phi ngân hàng bị giới hạn
phạm vi huy động vôn và câp tín dụng theo Luật Các tổ chức
tín dụng. Công ty Cho thuê tài chính cấp tín dụng dưới hình
thức cho thuê tài chính.

Nội dung pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng:
hoạt động huy động vốn; hoạt động cho vay; hoạt động bảo
lãnh; hoạt động bao thanh toán; hoạt động cho thuê tài chính;
hoạt động dịch vụ thanh toán; bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng.

3.3 Pháp luật về hoạt động ngoại hối

Hoạt động ngoại hối bao gổm mua bán, chuyển đổi,
chuyển nhượng ngoại hối1. Nội dung pháp luật về hoạt động
ngoại hối là: (i) quản lý nhà nước về ngoại hôi và đối tượng
chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối; mở tài khoản sử dụng
ngoại tệ; giao dịch vãng lai; giao dịch vốn; hoạt động ngoại hối
của tổ chức tín dụng và bàn thu đổi ngoại tệ; quản lý vàng, các
hợp đồng chủ yếu trong giao dịch ngoại hối.

1 Ngoại hối là tiền nước ngoài, công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài,
giây tờ có giá bằng tiền nước ngoài, vàng.
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VẼ CÁC NGÀNH LUẬT... 411

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Khái niệm "Luật Tài chính".


2. Các nguyên tắc điều chỉnh của Luật Tài chính.
3. Các chế định cơ bản của Luật Tài chính.
4. Khái niệm "Luật Ngân hàng".
5. Nguyên tắc điều chinh của Luật Ngân hàng.
6. Nội dung của Luật Ngân hàng.
7. Địa vị pháp lý và hoạt động của Ngân hàng Nhà nuức Việt Nam
8. Địa vị pháp lý và hoạt động của tổ chức tín dụng Việt Nam.
412 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Tài chính, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội, Chủ biên: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2002.
2. Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Chủ biên: TS Nguyễn Văn Tuyến, NXB. Công an Nhân
dân, 2014.
3. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội, TS. Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên) NXB. Đại học
Quôc gia Hà Nội, 2005.
4. Giáo trình Luật Ngân hàng, Trường Đại học Luật Hà Nội,
TS. Võ Đình Toàn (Chủ biên) NXB. Công an nhân dân 2014.
C h ư ơ n g 17

LUẬT QUỐC TẾ VÀ TƯ PHÁP QUỐC TÊ

I. Luật Quốc tê
1. Khái niệm đối tượng điều chinh của Luật Quốc tế
7.7. Định nghĩa luật Quốc tế

Bằng cách tiếp cận tổng quan nhất, có thể định nghĩa "Luật
Quôc tê'là hệ thông pháp luật được hình thành trên cơ sở thỏa thuận
bởi các quốc gia và các chủ thể khác, nhằm điều chỉnh môĩ quan hệ
giữa các CỊUÔC gia hoặc các chủ thể của Luật Quốc tế".
Luật Quốc tế(international law, public international law) được
hiểu là một hệ thống pháp luật độc lập, song trùng tồn tại cùng hệ
thông pháp luật CỊUỐC gia (Luật Quốc nội-internal law, national law)
và có môi quan hệ tương tác biện chứng với pháp luật quốc gia.

12. Đối tượng điểu chỉnh của Luật Quốc tế

Trong khi đối tượng điều chình của các ngành Luật thuộc
hệ thống pháp luật quốc gia là các quan hệ xã hội phát sinh
giữa các chủ thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức và cơ quan nhà
nước..., thì đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế là các quan
hệ (chủ yếu) phát sinh giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế.
414 GIÁO TRINH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Đối tượng điều chỉnh cúa Luật Quốc tế là nhóm các quan
hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thông pháp luật
quốc tế, đó là mối quan hệ giữa các quốc gia hoặc /và các chủ
thê khác (tổ chức quốc tế,...). Đối tượng điều chỉnh của Luật
Quốc tế thể hiện râ't rõ chức năng đổi ngoại của nhà nước,
mang tính chất chính trị, liên quôc gia, liên chính phủ phát sinh
trong mọi lĩnh vực của quan hệ quô'c tế.

1.3. Đặc điểm củo Luật Quốc tế

Là một hệ thống pháp luật độc lập với hệ thống pháp luật
quốc gia, luật quốc tế, có nhũng đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, Luật Quôc tế được hình thành trên cơ sở thỏa


thuận của các chủ thể cúa Luật Quôc tế, mà trước tiên và chủ
yếu là các quốc gia.
Thứ hai, Luật Quốc tế không có cơ quan chuyên biệt và tập
trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hành pháp luật trên nền tảng
của nguyên tắc mệnh lệnh, cưỡng chế như trong pháp luật quô'c
gia (công an, tòa án, viện kiểm sát...). Các chủ thể của Luật
Quốc tế chỉ bị ràng buộc với những quy tắc quốc tế mà chủ thể
đó chấp thuận thông qua quá trình đâ'u tranh thương lượng để
xây dựng nên những quy tắc pháp lý quôc tế. Việc tự nguyện
và thiện chí thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế là một
trong những nguyên tắc nền tảng của Luật Quô'c tế hiện đại.

Thứ ba, các thiết chế tài phán trong Luật Quôc tế, phần lớn,
đều không có thẩm quyền đương nhiên. Trong Luật Quôc tế,
các thiết chế tài phán thường chỉ có thẩm quyền xét xử chỉ khi
được sự chấp thuận thấm quyền của quốc gia hữu quan.
Thứ tư, hệ thông chế tài và cách thức áp dụng chúng trong
luật quốc tế hiện đại rất phong phú, đa dạng. Căn cứ vào tính
chât và mức độ vi phạm mà có thể áp dụng biện pháp chế tài
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.., 415

phi vũ trang như: đình chỉ, cấm vận một phần hoặc toàn bộ
quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính,
điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện giao thông khác, cắt
đứt quan hệ ngoại giao1,... hoặc nếu xét thấy những chế tài
phi vũ trang là không thỏa đáng hoặc tỏ ra không thỏa đáng
thì có thể áp dụng chế tài bằng sức mạnh vũ trang2. Với sự
xuâ't hiện của ngành Luật (chế định) mới: Luật Hình sự quốc
tế (international criminal law), thì trong Luật Quốc tế hiện đại
đã xuất hiện các chế tài hình sự nhằm áp dụng với các cá nhân
gây ra tội ác chống loài người, tội diệt chủng, tội ác chiến tranh,
tội xâm lược,...

2. Chủ thể của Luật Quốc tế

Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể tham gia vào
quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ quốc tế và có khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc
tế từ những hành vi do chính chủ thể đó thực hiện.
Các tiêu chí đánh giá tư cách chủ thể cúa Luật Quốc tế bao
gồm: (i) tổn tại một cách độc lập, không lệ thuộc và bất kỳ chủ thể
nào, (ii) có năng lực thiết lập quan hệ quốc tế với các chú thể khác,
(iii) tự đưa ra các quyết định nhân danh mình và (iv) tự chịu trách
nhiệm pháp lý trước mọi hành vi mà chủ thể đó thục hiện.
Phù hợp với các tiêu chí đánh giá phổ biến, khoa học pháp
lý quốc tế ghi nhận các loại chủ thê sau đây:
Một là, các quôc gia độc lập, có chủ quyền - chủ thể cơ bản
và chủ yếu của Luật Quốc tế;

1 Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.


2 Điều 42 Hiến chương Liên hợp quô'c năm 1945.
416 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Hai là, các tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể hạn chế,
phái sinh của Luật Quốc tế;

Ba là, các dân tộc đang đâu tranh giành quyền tự quyết và
các thực thể có quy chế pháp lý - chính trị đặc biệt khác (các
vùng lãnh thổ) - chủ thể đặc biệt của Luật Quốc tế.

Trong lý luận và thực tiễn pháp luật quôc tế hiện đại đã và


đang tổn tại nhiều trường phái, quan điểm khác nhau về vấn đề
chủ thể của Luật Quốc tế. Có trường phái chỉ coi quốc gia là
chủ thể duy nhất của pháp luật Quôc tế. Có trường phái còn
cho rằng không chỉ quốc gia và tổ chức quốc tế mà các cá nhân,
pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể của Luật Quốc tế1.

2.1. Quốc giũ

Quôc gia là chủ thể trước tiên, chủ yếu của quan hệ pháp
luật quốc tế. Quốc gia chiếm vị trí trung tâm trong các quan hệ
pháp luật quốc tế, hay nói cách khác, quan hệ pháp luật quốc tế
đều phát sinh chủ yếu giữa các quốc gia. Quôc gia là cơ sở phát
sinh, tồn tại và phát triển chủ yếu của Luật Quôc tế, bởi lẽ các
quôc gia vừa là chủ thể cơ bản và chủ yếu của quan hệ pháp
luật quốc tế; vừa là chủ thể đóng vai trò trung tâm trong hoạt
động xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế.
Khái niệm "quốc gia" được chấp nhận phố biến hiện nay
dựa trên cách tiếp cận các yếu tô' câu thành nên quôc gia, đó là:
(1) lãnh thổ, (2) dân cư, (3) bộ máy quyền lực (nhà nước), và
(4) năng lực tham gia các quan hệ quôc tế một cách độc lập2.

1 Nguyễn Bá Diên (2013), Giáo trình Công pháp quốc tê' NXB. Đại học Quôc
gia Hà Nội, tr. 36.
2 Nguyễn Bá Diên (2013), Giáo trình Công pháp CỊUÔC tế, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr. 119-120.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CẤC NGÀNH LUẬT... 417

Là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế, quốc gia là
một thực thể duy nhất có chủ quyền. Chủ quyền là thuộc tính
chính trị - pháp lý đặc thù của quốc gia1.
Chủ quyền được biểu hiện cụ thể là quyền tối cao trong các
hoạt động đô'i nội và đối ngoại của nhà nước đối với lãnh thổ
và công dân của quốc gia mình. Chủ quyền là linh hồn của sự
độc lập ý chí trong quan hệ quốc tế của quốc gia. Chủ quyền
của một quốc gia là bất khả xâm phạm.

2.2. Chủ thể khác của Luật Quốc tế

Luật Quốc tế hiện đại ngày nay ghi nhận sự tham gia vào
quan hệ pháp luật quốc tế là: a) các tô chức liên chính phủ,
b) các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, và c) các
vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.
Có quan điểm cho rằng các cá nhân, pháp nhân, tổ chức
phi chính phủ mang những đặc trung và dâu hiệu của một chủ
thể của luật quốc tế.2 Như vậy, vâín đề chủ thể của Luật Quốc tế
hiện đại vẫn còn chưa có sự thông nhâ't; đòi hỏi sự tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra những luận cú’ khoa học - thực tiễn xác
đáng để sớm đi đến một nhận thức chung.

3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế


3.1. Các nguyên tác cơ bản của Luật Quốc tế

Thuật ngữ "các nguyên tắc cơ bản của Luật Quô'c tế" dùng
để chì các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên
hợp quôc (chủ yếu tại Điều 2) và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ

1 Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp CỊUÔC tế, NXB. Đại học Quôc
gia Hà Nội, tr. 124.
2 Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp CỊUỐC tế, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr. 39.
418 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT

bản của Luật Quôc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác
giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc,
ngày 24/10/1970.
Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật Quôc tế bao
gồm: (1) tính mệnh lệnh chung bắt buộc đối với mọi chủ thể
trong mọi quan hệ quốc tế, (2) tính bao trùm xuyên suốt toàn bộ
hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, (3) tính phổ
cập áp dụng trên phạm vi toàn cầu và (4) mô'i quan hệ biện
chứng trong một chỉnh thể thống nhất.
Luật pháp quôc tế hiện đại ghi nhận 07 nguyên tắc cơ bản
như sau:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách
rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung chú yếu là quyền tổì cao
của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập
của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của
mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp một cách độc lập theo ý chí của mình về mọi vân đề chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có bâ't kỳ sự can thiệp nào
từ bên ngoài.
Bình đẳng là một trong hai bộ phận cấu thành không thể
tách rời của nguyên tắc. Để được bình đẳng, quốc gia phải có
chủ quyền và để tổn tại chủ quyền, các quốc gia phải được bình
đẳng. Luật Quôc tế là luật của những quôc gia bình quyền (jus
interpares). Sự bình đẳng thể hiện ở chỗ các quốc gia có địa vị
pháp lý ngang nhau trong quan hệ quốc tê' bình đẳng về quyền
và nghía vụ khi tham gia vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế.1

1 Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo tr ìn h Công p h á p CỊUÔC t ế , NXB. Đại học Quôc
gia Hà Nội, tr. 77.
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.. 419

- Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực


trong quan hệ quốc tế.

Việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong


quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm
trọng nhất. Các cá nhân phát động chiến tranh xâm lược bị coi
là tội ác quốc tế và các quốc gia gây ra cuộc chiến tranh xâm
lược phải chịu trách nhiệm pháp lý quôc tế. Mặt khác, các quốc
gia cũng không được sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực như
một biện pháp để giải quyết tranh chấp.1
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Các quôc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh châp chỉ bằng
phương pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế là các phương tiện, cách thức mà các chủ thể
của Luật Quôc tế có nghĩa vụ phải sử dụng để giải quyết các
tranh chấp, bâ't đổng để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát
triển hòa bình hợp tác giữa các nước.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là các quốc gia có
quyền lựa chọn những phương pháp hòa bình cụ thể như: đàm
phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua
các tổ chức hoặc hiệp định khu vực hoặc nhũng phương pháp
hòa bình khác để giải quyết tranh châ'p. Tranh chấp phải được
các quốc gia giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau.2
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác.

1 Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp CỊUÔC tế, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr. 81.
2 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trinh Công pháp quôc tế,
NXB. Hổng Đức, tr. 83.
420 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VA PHÁP LUẬT

Nội hàm của thuật ngữ "công việc nội bộ" là công việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất
phát từ chủ quyền của mình. Trong quan hệ quôc tế, vấn đề can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác thường được thể
hiện ở hai khía cạnh: trực tiếp và gián tiếp.

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác
trong các lĩnh vực của quan hệ quôc tế để giữ gìn hòa bình và
an ninh quôc tế. Nguyên tắc này bao gồm một sô' nội dung cơ
bản sau:
Một là, mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quôc gia
khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để giữ gìn hòa bình
và an ninh quốc tế.
Hai là, mọi quôc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn
trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên
toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt
về sắc tộc và tôn giáo.

Ba là, mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quôc tế của
mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương
mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Bôn là, các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có
nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên
hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến
chương Liên hợp quôc.

- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.


Quyền dân tộc tự quyết được hiểu là việc một dân tộc hoàn
toàn tự do trong việc tiến hành đâu tranh giành độc lập cũng
như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển của đâ't
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 421

nước. Quyền này không thể bị viện dẫn cho việc khuyến khích
các dân tộc thiểu sô' trong mỗi quôc gia có quyền tự thành lập
nhà nước độc lập. Từng dân tộc trong mỗi quốc gia chỉ có
quyền được giữ gìn tiếng nói, chữ viết, văn hóa và bản sắc riêng
của mình.

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda (Tận tâm, thiện chí thực
thi các cam kết quôc tê).
Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế thì
nguyên tắc tận tâm thực hiện các nguyên tắc quốc tế có giá trị
ràng buộc đô'i với các chủ thể của Luật Quôc tế. Theo nguyên
tắc này, mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện một cách tận
tâm, thiện chí và đầy đủ các cam kết quôc tế của mình.

3.2. Những nguyên tâc đặc thù củũ mỗi ngành Luật trong hệ thống Luật Quốc tế

Hệ thống Luật Quôc tế ngày nay được câu thành bởi nhiều
ngành Luật (chế định) có môi liên hệ mật thiết với nhau.
Theo quan điểm phổ biến ở Việt Nam hiện nay, hệ thống
Luật Quốc tế sẽ bao gồm các ngành và lĩnh vực pháp luật như:
Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, Dân cư trong Luật
Quốc tế, Luật Điều ước quôc tế, Luật Nhân quyền quôc tê' Luật
Nhân đạo quốc tế, Luật Hình sự quốc tế, Luật An ninh quôc tế,
Luật Ngoại giao và lãnh sự, Lãnh thổ trong Luật Quốc tế, Luật
Khoảng không vũ trụ, Luật Hàng không quôc tế, Luật pháp
quô'c tế về sử dụng các nguồn nước quôc tế, Luật Biển quôc tế,
Luật Môi trường quôc tế, Luật Các tổ chức quốc tế, Luật Kinh tế
quốc tế, Luật Giải quyết tranh chấp quốc tế và Trách nhiệm
pháp lý quôc tế 1.

1 Theo cách chia trong Giáo tr ìn h Công p h á p CỊUÔC t ê ' của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
422 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Bên canh các nguyên tắc cơ bản, mỗi ngành Luật trong hệ
thông pháp luật quốc tế đều có những nguyên tắc đặc thù.
Chẳng hạn, ngành Luật Biển quốc tế, có những nguyên tắc đặc
thù như: nguyên tắc tự do hàng hải, tự do biển cả, nguyên tắc
đất thống trị biển, nguyên tắc gìn giữ và bảo vệ môi trường
biển, nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình; Luật
Hàng không dân dụng quốc tế có nguyên tắc đặc thù như:
nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt, nguyên tắc tự do
bay trên không phận quốc tếv.v...
Các nguyên tắc chuyên ngành phải phù hợp vói các
nguyên tắc cơ bản và chi có hiệu lực áp dụng khi chủ thể tham
gia vào môì quan hệ pháp luật quốc tế thuộc sự điều chỉnh của
ngành Luật hay lĩnh vực pháp luật chuyên biệt đó.

4. Hệ thông quy phạm pháp luật quốc tê


4.1. Khới niệm quy phạm pháp luật quốc tế

Quv phạm pháp luật quốc tế là bộ phận cấu thành nền tảng
của Luật Quốc tế. Quy phạm pháp luật quôc tế được hiểu như
là những quy tắc xử sự do các chủ thể của Luật Quốc tế thỏa
thuận xây dụng nên hoặc cùng nhau thừa nhận, ghi nhận các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng gánh chịu trách
nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thể của luật quốc tế. Quy
phạm pháp luật quốc tế có giá trị ràng buộc đô'i với các chủ thể
của luật quốc tế và là công cụ để điều chỉnh quan hệ quôc tế.1
Các quy phạm quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giá tính
hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi của các chủ thể của
Luật Quốc tế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
Hành vi vi phạm các quy phạm Luật Quốc tế là cơ sở để xác

1 Trường Đại học Luật Tp. Hổ Chí Minh (2013), Giáo trình Công pháp quôc tế,
NXB. Hổng Đức, tr. 22-23.
Phấn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VẾ CÁC NGÀNH LUẬT... 423

định trách nhiệm pháp lý quôc tế. Trên cơ sở các quy phạm
Luật Quốc tế, các chế định (ngành Luật) của Luật Quốc tế được
hình thành.1

4.2. Phân loại quy phạm pháp luật quốc tế


Dựa vào các tiêu chí khác nhau thì các quy phạm pháp luật
quôc tế có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau.
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung và vị trí trong hệ thống Luật
Quốc tế, các quy phạm pháp luật quôc tế được chia thành các
nguyên tắc cơ bản và các quy phạm thông thường. Thứ hai, căn
cứ vào hiệu lực về không gian của các quy phạm, có quy phạm
Luật Quô'c tế phổ cập và quy phạm luật quô'c tế khu vực. Thứ
ba, căn cứ vào hiệu lực pháp lý, có quy phạm mệnh lệnh (jus
cogens) và quy phạm tùy nghi. Thứ tư, căn cứ vào phương thức
hình thành và hình thức tồn tại, có quy phạm điều ước và quy
phạm tập quán.

5. Nguồn của Luật Quốc tế

Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy
phạm pháp luật. Nguồn của Luật Quốc tế là hình thức chứa
đựng, ghi nhận các quy phạm pháp luật quốc tế. Theo nghĩa
này, nguổn của Luật Quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, tập
quán quốc tê' các nguyên tắc cơ bản và án lệ.
Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của khoa học Luật
Quốc tế thì các học thuyết của các chuyên gia pháp lý có uy tín,
nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý
đơn phương của quốc gia, cũng được coi là nguồn của Luật
Quốc tế.

1 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí M inh (2013), Giáo trình Công pháp CỊUỐC tế,
NXB. Hổng Đức, tr. 23.
424 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

6. Vai trò của Luật Quốc tếhiện đại

Trong suô't chiều dài lịch sử, kể từ khi ra đời, nhất là từ


sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Luật Quôc tế luôn đóng vai
trò là công cụ điều chỉnh mang tính nền tảng hành vi của các
quốc gia và các chủ thể khác, với những bước phát triển ngày
càng tiến bộ.
Ngày nay, luật pháp quốc tế tiếp tục thực hiện sứ mệnh
trọng yếu trong việc chống chiến tranh xâm lược, gìn giữ hòa
bình và an ninh quốc tê' bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ
quyền con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ
những di sản vật chất và tinh thần của nhân loại, hỗ trợ và thúc
đẩy hợp tác quốc tế. Nghiên cứu và học tập Luật Quốc tế có ý
nghĩa hết sức cấp thiết nhằm góp phần thực thi luật pháp quốc
tế, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế trong điều
kiện Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quôc tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia-
dân tộc, bảo vệ hòa bình và an ninh quốc t ế .

II. Tư pháp quốc tế


7. Đối tượng điểu chinh và phương pháp điểu chỉnh của Tưpháp quốc tế
1.1. Đối tượng điểu chỉnh của Tưpháp quốc tế

Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư


pháp quôc tế có những đặc trung cơ bản sau:
Thứ nhất, là những quan hệ xã hội mang tính chất dân sự,
hay còn gọi là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (bao gồm quan
hệ dân sự, quan hệ thương mại, lao động, hôn nhân và gia
đình, tố tụng dân sự...)- Cũng có thể gọi chúng là những quan
hệ thuộc lĩnh vực luật tư.
Thứ hai, là những quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực luật tư
nhưng khác với các quan hệ dân sự, lao động, thương mại
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CẮC NGÀNH LUẬT... 425

đơn thuần, chúng có yếu tố nước ngoài hay mang tính chất
quôc tế. Đặc trưng này tạo nên phần tên gọi "quốc tế" trong
tên gọi Tư pháp quôc tế. Nhiều văn bản pháp luật của Việt
Nam đưa ra định nghĩa về một quan hệ pháp luật được coi là
có yếu tố nước ngoài.

Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 20151 quy định quan
hệ dân sự có yếu tô' nước ngoài như là quan hệ dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau:

- Có ít nhâ't một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp


nhân nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Những quan hệ pháp luật nào đáp ứng được hai điều kiện,
là quan hệ thuộc lĩnh vực tư hay có tính châ't dân sự và có yếu
tố nước ngoài hay mang tính chất quôc tế thì được coi là đôi
tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Hai đặc trưng này cho
phép phân biệt đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với
đối tượng điều chinh của các lĩnh vực pháp luật khác.

1.2. Phương pháp điểu chỉnh của Tưpháp quốc tế

Có hai phương pháp có thể được sử dụng để điều chỉnh


pháp luật đổi với các quan hệ có tính chất dân sự và có yếu tô'
nước ngoài.

1 Luật sô 91/2015 /QH13, được Quôc hội Khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
426 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Phương pháp thứ nhất là xây dựng và áp dụng các quy


phạm pháp luật thực chất, quy định trực tiếp quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Việc xây dựng các quy phạm này có thể do
từng quốc gia đơn lẻ thực hiện hoặc do hai hay nhiều quốc gia
cùng thống nhất thực hiện thông qua việc ký kết các điều ước
quốc tế hay công nhận các tập quán quốc tế chung. Phương
pháp này còn được gọi là phương pháp trực tiếp, hay phương
pháp thực chất. Phương pháp này không phải là phương pháp
đặc trưng của Tư pháp quốc tế vì nó không cho phép phân biệt
Tư pháp quốc tế với các lĩnh vực pháp luật khác trên phương
diện phương pháp điều chính.
Phương pháp điều chỉnh thứ hai được gọi là phương pháp
xung đột, là phương pháp đặc trưng, riêng có của Tư pháp
quốc tế. Pháp luật của các quốc gia, đặc biệt là luật tư, thường
rất khác nhau. Cũng không phải lúc nào các quốc gia có thể
ngồi lại để cùng xây dựng hay chấp nhận những quy phạm
pháp luật chung. Vì lý do đó, khi có một quan hệ pháp luật,
như một quan hệ hợp đổng, một quan hệ kết hôn hay một quan
hệ thừa kế liên quan đến hai hay nhiều quốc gia phát sinh, để
tìm ra giải pháp pháp lý cho tranh chấp đó, cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm áp dụng pháp luật sẽ đặt câu hỏi pháp
luật của nước nào trong sô' những nước có liên quan sẽ được áp
dụng. Để trả lời câu hỏi này, sẽ phải dùng một loại quy phạm
pháp luật đặc thù gọi là quy phạm pháp luật xung đột (hay quy
phạm xung đột). Quy phạm xung đột không quy định trực tiếp
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên, mà chỉ chì ra hệ thống
pháp luật nào được áp dụng. Phương pháp xung đột, hay còn
gọi là phương pháp gián tiếp, phương pháp lựa chọn pháp luật
áp dụng là yếu tố đặc trung, cho phép phân biệt Tư pháp quốc
tế với các lĩnh vực, ngành Luật khác.
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 427

1.3. Phạm vi của Tư pháp quốc tế

Trên phương diện học thuyết cũng như luật thực định, cho
đến nay vẫn tổn tại quan niệm khác nhau về phạm vi hay lĩnh
vực của Tư pháp quốc tế. Có ít nhất ba quan niệm, trường phái
khác nhau về vấn đề này.
Đôì với những nước như Pháp, Bì, Hà Lan và các nưóc
khác chịu ảnh hưởng của truyền thống dân luật, Tư pháp quốc
tế được hiểu rộng nhât, bao gổm bốn lĩnh vực:
- Vấn đề quốc tịch, giải quyết xung đột về quốc tịch của thể
nhân, pháp nhân;
- Vấn đề quy chế pháp lý của người nước ngoài, người không
quốc tịch, pháp nhân nước ngoài và nhà nước nước ngoài;
- Vâh đề xung đột pháp luật, xác định và áp dụng pháp luật
đôi với các quan hệ có tính chât dân sự và có yêu tô'nước ngoài;
- Vân đề tố tụng dân sự quốc tế, hay còn gọi tắt là vân đề
xung đột thẩm quyền tài phán trong lĩnh vực dân sự.
Tại nhũng nước theo truyền thống common lavv, Tư pháp
quốc tế được hiểu bao gồm hai lĩnh vực là xung đột pháp luật
và xung đột về thẩm quyền tài phán. Tại một sô'nước như Đức,
Ý Tư pháp quô'c tế được hiểu chỉ bao gồm vân đề xung đột
pháp luật.
Ở Việt Nam, các tài liệu nghiến cứu và giáo trình giảng dạy
tại các trường đại học có xu hướng đề cập đên Tư pháp quốc tế
với cả bốn nội dung hay lĩnh vực, giống như tại các nước có
quan điểm rộng nhâ't về Tư pháp quốc tế1.

1 Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quôc tế, NXB. Đại học Quôc
gia Hà Nội, Hà Nội 2014 (Giáo trình của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội); BÙI Xuân Nhự (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp CỊUÔC tế, NXB. Tư pháp,
2006 (Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội).
428 GIAO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VA PHAP l u ậ t

1.4. Mối quan hệcủo Tưpháp quốc tế với các lĩnh vực pháp luật khác
Đê làm rõ được tính độc lập, đặc trưng của Tư pháp quốc
tế, người ta thường phân biệt Tư pháp quôc tế với Công pháp
quốc tế (Luật Quốc tê) và Tư pháp quốc tế với các lĩnh vực
pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quô'c gia.
Yêu tố nước ngoài trong một quan hệ dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động hay thương mại... sẽ làm cho việc điều chỉnh
pháp luật, giải quyết một tranh chấp trở nên khác biệt với một
quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động hay thương
mại... giới hạn trong phạm vi một quôc gia, không có yếu tố
nước ngoài.

1.5. Định nghĩo 'ĩư phóp quốc tế"

Tư pháp quốc tế là một ngành, hay một lĩnh vực pháp luật đặc
thù trong hệ thông pháp luật quốc gia, bao gồm tông thể các nguyên
tắc, các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ mang tính
chất dân sự hay thuộc lĩnh vực luật tư và có yếu tốnước ngoài.

2. Hệ thống quỵ phạm và nguồn của Tưpháp quốc tế


2 .7. Hệ thống quy phạm của Tưpháp quốc tế
Tương ứng với hai phương pháp điều chỉnh của mình, Tư
pháp quốc tế có hai loại quy phạm: khi điều chỉnh bằng
phương pháp thực chất, Tư pháp quôc tế dùng quy phạm thực
châ't; khi điều chỉnh bằng phương pháp xung đột, Tư pháp
quốc tế dùng quy phạm xung đột. Phương pháp xung đột là
phương pháp đặc thù của Tư pháp quôc tế. Tương ứng với điểu
đó, quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù, riêng có của Tư
pháp quốc tế.

Các quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế có thể do


từng quốc gia xây dựng, công nhận, khi đó chúng được gọi là
quy phạm thực chất quốc gia. Chẳng hạn, tại Việt Nam, các quy
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT.. 429

phạm thực chất của Tư pháp quốc tế có thể được tìm thấy trong
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Hàng hải, Luật Hôn
nhân và gia đình, Bộ luật Tô tụng dân sự, Luật Đầu tư, Luật
Thương mại, Luật Trọng tài Thương mại... và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Các quy phạm thực chất cũng được các
quốc gia cùng nhau xây dựng hoặc chấp nhận, ví dụ, Công ước
Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
mà Việt Nam mói tham gia là điều ước quốc tế chứa đựng các
quy phạm thực chất thống nhất trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa quốc tế1.
Quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tê là một dạng đặc
thù của quy phạm pháp luật, không quy định trực tiếp quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào một quan hệ
pháp luật có tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài mà chi
quy đinh hệ thống pháp luật nào được áp dụng để thông qua
đó xác định quyền và nghĩa vụ pháp của các bên. Do chức năng
và đặc điểm vận hành của mình mà Quy phạm xung đột của Tư
pháp quôc tê còn được gọi là quy phạm dân chiếu, quy phạm
chỉ đường hay quy phạm gián tiếp.

2.2. Nguổn của Tư pháp quốc tế

Nguồn của Tư pháp quốc tế thường được phân ra thành


nguồn trong nước (pháp luật quốc gia) và nguồn quôc tê (pháp
luật quốc tê).
Nguổn trong nước của Tư pháp quốc tê phụ thuộc vào hệ
thống pháp luật của từng nước. Đối với các nước theo truyền

1 Công ước của Liên hợp quôc về hợp đổng mua bán hàng hóa quôc tê
(United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods - CISG), được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11/4/1980, có hiệu lực
từ ngày 1/1/1988). Việt Nam gia nhập Công ước ngày 18/12/2015. Công
ước chính thức có hiệu lực đôi với Việt Nam từ ngày 1/1/2017.
430 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

thông dân luật, Tư pháp quốc tế cũng như những lĩnh vực
pháp luật khác thường được pháp điển hóa trong các đạo luật
thành văn, bao gổm bộ luật, luật, các văn bản dưới luật. Đối với
các nước theo truyền thống thông luật, các quy đinh của Tư
pháp quốc tế nói riêng và pháp luật nói chung chủ yếu tổn tại
dưới hình thức án lệ.

3. Các chế định chủ yếu của Tưpháp quốc tế


3.1. Quy chế pháp lý củo người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài vò nhà nước
nước ngoài
3.1.1. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

Quy chế pháp lý của người nước ngoài thể hiện chế độ đô'i
xử pháp lý của nhà nước sở tại đối với người nước ngoài.
Thông thường những chế độ đối xử sau đây được áp dụng
đôi với người nước ngoài:

- Chế độ đối xử quốc gia: chế độ đôì xử quốc gia là chế độ


đối xử mà theo đó, nhà nước sở tại dành cho người nước ngoài
chế độ đôì xử không kém thuận lợi hơn chế độ đô'i xử mà nhà
nước đó dành cho chính công dân của họ.
- Chế độ đối xử tối huệ quốc: Chế độ đối xử tối huệ quô'c là
chế độ đối xử mà theo đó, nhà nước sở tại dành cho người nước
ngoài chế độ đôì xử không kém thuận lợi hơn chế độ đối xừ mà
nhà nước đó dành cho công dân của bất kỳ một nước thứ ba
nào khác.
- Chế độ đối xử đặc biệt: chế độ đối xử đặc biệt là chế độ
đối xử mà theo đó nhà nước sở tại dành cho một nhóm người
nước ngoài nhâ't định một chế độ đôi xử mà ngay cả công dân
nước sở tại cũng không được hưởng. Chế độ đối xử đặc biệt đối
với người nước ngoài thường thấy nhất là chế độ ưu đãi và
miễn trừ ngoại giao và chế độ ưu đãi, miễn trừ lãnh sự dành
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT.., 431

cho những người làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự và gia đình của họ.

3.12. Quy chế pháp lý của pháp nhởn nước ngoài

Tương tự như đôì các thể nhân, các pháp nhân cũng mang
quôc tịch của một nước nhât định. Có một sô' cách thức để xác
định quốc tịch của pháp nhân như sau:
- Thứ nhất, căn cứ vào nơi đăng ký thành lập. Theo đó,
pháp nhân sẽ mang quốc tịch của nước nơi pháp nhân đó đăng
ký hoặc được phép thành lập.
- Thứ hai, căn cứ vào nơi pháp nhân có trụ sở chính. Theo
đó, nơi nào pháp nhân có trụ sở chính, thì pháp nhân sẽ có quốc
tịch của nước đó.
- Thứ ba, căn cứ vào nơi pháp nhân có các hoạt động chính.

3.1.3. Quy chế pháp lý của nhà nước nước ngoài

Trong một số trường hợp, nhà nước cũng có thể tham gia
vào các quan hệ thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế. Nhìn chung, có quan điểm về quyền miễn trừ tư pháp
tuyệt đối và quyền miễn trừ tư pháp tương đối dành cho nhà
nước nước ngoài.
Hiện nay, đa số các nước nghiêng về việc thừa nhận
quyền miễn trừ tương đôi đôi với nhà nước. Theo quan điểm
quyền miễn trừ tương đối với nhà nước, nhà nước nước
ngoài chỉ được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào quan
hệ Tư pháp quôc tê với tư cách một chủ thể thực hiện quyền
lực công, thực chủ quyền (acta jure imperim). Khi nhà nước
tham gia vào các quan hệ này với mục đích kinh doanh,
nhằm tìm kiếm lợi nhuận (acta ịure gestionis) thì sẽ không
được hưởng quyền miễn trừ.
432 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT

3.2. Xung đột quốc tịch

Giải quyết xung đột quốc tịch là việc lựa chọn trong số
những quốc tịch mà một cá nhân đang mang quốc tịch thích
hợp nhất, áp dụng cho cá nhân đó hoặc, đô'i với trường hợp
không quôc tịch, là việc tìm ra mối liên hệ pháp lý áp dụng cho
cá nhân không quốc tịch thay thế cho mối liên hệ quốc tịch.

3.3. Xung đột pháp luật


3.3.1. Khái niệm xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật

Giải quyết xung đột pháp luật chính là quá trình lựa chọn,
hay xác định trong số những hệ thống pháp luật có liên quan
đó, hệ thống pháp luật nào cần phải được áp dụng để điều
chỉnh tình huống, quan hệ pháp luật đang được đặt ra.
Giải quyết xung đột pháp luật là việc tòa án, cơ quan có
thẩm quyền của một nước, đứng trước một quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài, áp dụng các quy phạm xung đột (quốc gia
hoặc quôc tê) để xác định, tìm ra trong những hệ thống pháp
luật có liên quan, hệ thống pháp luật nào cần phải được áp
dụng để điểu chỉnh quan hệ dân sự đó.

3.3.2. Áp dụng pháp luật nước ngoài

Khi áp dụng một quy phạm xung đột để giải quyết một
xung đột pháp luật, tòa án hay cơ quan có thẩm quyền luôn đi
đến hai khả năng: hoặc áp dụng pháp luật nước mình, hoặc áp
dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ pháp luật
đang xem xét.

3.4. Tố tụng dân sự quốc tế


3.4.1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế

Tô' tụng dân sự quốc tế là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ
án dằn sự có yếu tô' nước ngoài và việc bảo đảm thi hành các
Phẩn thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ CÁC NGÀNH LUẬT... 433

bản án, quyết định của tòa án về các vụ án dân sự có yếu tố


nước ngoài.

Các vụ án, việc dân sự trong tô' tụng dân sự được hiểu là
các tranh chấp hay yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại và lao động, hay còn gọi là các tranh
chấp, yêu cầu có tính chất dân sự. Tuy nhiên, khác với tô' tụng
dân sự trong nước, tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các vụ án,
việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

3.4.2. Phạm vi của tổ tụng dân sự quốc tế

Tố tụng dân sự thông thường bao gổm các vấn đề: trình tự,
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hay việc dân sự; thẩm
quyền của tòa án và các cơ quan tiến hành tô' tụng khác và của
người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia
tô' tụng, của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình tô'
tụng; vấn đề thi hành án dân sự.

Công nhận và đảm bảo thi hành các bản án, quyết định dân sự,
thiỉơng mại của tòa án nước ngoài

Các bản án, quyết định của tòa án tư pháp của một nước
không đương nhiên có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ nước
ngoài. Tương tự như vậy, các phán quyết của trọng tài nước
ngoài cũng không đương nhiên có hiệu lực ở nước ngoài. Để
làm được việc đó, bản án quyết định của tòa án nước ngoài,
phán quyết của trọng tài nước ngoài phải được công nhận tại
nước sở tại, thông thường qua một thủ tục tư pháp theo quy
định của nước sở tại.
434 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP

1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế.
2. Đặc điểm của Luật Quô'c tế.
3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quôc tế.
4. Hệ thông quy phạm của Luật Quôc tế.
5. Khái niệm "Tư pháp quốc tế", đôi tượng, phương pháp và
phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
6. Nguồn và hệ thông quy phạm của Tư pháp quốc tế.
7. Vấn đề quy chế pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài và nhà nước nước ngoài với tư cách là một nội
dung của Tư pháp quốc tế.
8. Khái niệm "xung đột quốc tịch và cách thức giải quyết xung
đột quốc tịch trong Tư pháp quốc tế".
9. Khái niệm "xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế "và
cách thức giải quyết.
10. Khái niệm "Tô'tụng dân sự quốc tế".
Phần thứ hai. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CÁC NGÀNH LUẬT... 435

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá Diêh (Chủ biên), Giáo trình Tit pháp quốc tế,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014 (Giáo trình
của Khoa Luật, Đại học Quô'c gia Hà Nội).
2. Bùi Xuân Nhự (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB.
Tư pháp, 2006 (Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội).
3. Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tif pháp quốc tế Việt Nam,
NXB. Đại học Quô'c gia TP. Hồ Chí Minh, 2011.
N N À X U Ấ T BẢ N Giám đốc - Tổng Biên tập: (04)39715011
ĐAI HOC QUỐC GIA HÀ NÔI Quản lý xuất bản: (04)39728806; Fax: (04)39724736
Biên tập: (04)39714896
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trung Hà Nội Kỹ thuật xuất bản: (04)39715013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Biên tập xuất bản: ĐOÀN THỊ MỴ

Chế bản: NGUYỄN SỸ DƯƠNG


Trình bày bìa: NGUYỄN NGỌC ANH

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 2K- 30ĐH2017


In 200 cuốn, khổ 16x24 cm tại Công ty cổ phấn In Tổng hợp Cẩu Giấy
Địa chỉ: Lô A2,CN1,cụm CNTT vừa và nhỏ, p. Minh Khai,Q. Bắc Từ Liêm Hà Nội
Số xuất bản: 3424-2017/CXB,IPH/04-334/ĐHQGHN, ngày 06/10/2017
Quyết định xuất bản số: 32 KH-XH/QĐ-NXBĐHQGHN, ngày 24/11/2017
In xong và nộp lưu chiểu năm 2017
G I Á O T R Ì N H

ĐẠI CƯƠNG
vầ
NHA NƯỚC UA PHÁP LUẬT ■

Sách đã xuất bản:

GIÁO T R ÌN H
1. Lý luận và pháp luật về quyền con người
2. Tư pháp quốc tế
3. Công pháp quốc tế
4. Luật Hiến pháp V iệ t Nam
5. Luật Hành ch ín h V iệ t Nam
6. Luật T ố tụng hình sự V iệt Nam
7. Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng
8. Luật T ố tụng dân sự V iệ t l\lam

S Á C H T H A M KHẢO , C H U Y Ê N KHẢO
9. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
10. Luật Nhân quyền quốc tế - Những nội dung cơ bản
11. Luật quốc tế về quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương
12. Giới thiệu cá c văn kiện quốc tế về quyền con người
13. Hỏi đáp về quyền con người
14. Tài liệu đọc về nhân quyền - Tưtưởng về quyền con người
15. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong pháp luật và thực tiễn ở V iệt Nam
16. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực A S E A N
17. Giới thiệu công ước quốc tế về cá c quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
18. Giới thiệu công ước quốc tế về cá c quyền dân sự, chính trị
19. Tuyển tập hiến pháp m ột s ố nước
20. Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động
21. Quyền an sin h xã hội và đảm bảo thực hiện trong phấp luật V iệ t Nam
22. Nhà nước và pháp luật thời Hậu Lê với v iệ c bảo vệ quyền con người
23. Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự V iệt Nam
24. Tưtưởng V iệ t Nam về quyền con người
25. N ghiên cứu hình phạt trong luật hình sự V iệ t Nam dưới góc độ bảo vệ
quyền con người
26. P há p luật về trưng cẩu dân ý m ột s ố nước trên th ế giới và V iệ t l\lam
27. P há p luật về quyền tự do lập hội, hội họp trong hòa bình trên th ế giới
và ở V iệ t Nam
28. P háp luật về công vụ và đạo đ

You might also like