You are on page 1of 70

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

BÙI SỸ THÁI
MSSV: 1953801011251

PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP


CỦA THẨM PHÁN VÀ KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO
VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật


Niên khoá: 2019-2023

Người hướng dẫn:


Ths. TRƯƠNG THỊ MINH THUỲ

TP.HCM – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Pháp luật Hoa
Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Ths. Trương Thị Minh Thuỳ. Khoá luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Khoá luận là hoàn toàn khách quan,
trung thực.

Tác giả

Bùi Sỹ Thái
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Viết tắt


1 Tòa án nhân dân TAND
2 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC
3 Viện kiểm sát nhân dân VKSND
4 Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC
5 Ủy ban thường vụ Quốc hội UBTVQH
6 Xã hội Chủ nghĩa XHCN
7 United States Code (Bộ pháp điển liên bang Hoa Kỳ) U.S.C.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA THẨM PHÁN .................................................................................................. 6
1.1. Khái quát về hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ ....................................................7
1.1.1. Hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ ......................................................................7
1.1.1.1. Hệ thống tòa án cấp liên bang tại Hoa Kỳ .......................................7
1.1.1.2. Hệ thống tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ .......................................9
1.1.2. Mối quan hệ giữa tòa án cấp liên bang và tòa án cấp tiểu bang Hoa Kỳ
..........................................................................................................................10
1.2. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp liên bang........................................11
1.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................12
1.2.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................16
1.2.3. Về hoạt động xét xử................................................................................17
1.2.4. Về tiền lương ..........................................................................................20
1.2.5. Về trách nhiệm .......................................................................................21
1.3. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ ....................25
1.3.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................25
1.3.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................29
1.3.3. Về hoạt động xét xử................................................................................30
1.3.4. Về tiền lương ..........................................................................................31
1.3.5. Về trách nhiệm .......................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA THẨM
PHÁN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................. 36
2.1. Thực trạng pháp luật về việc bảo đảm tính độc lập của thẩm phán tại
Việt Nam ..............................................................................................................36
2.1.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................36
2.1.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................42
2.1.3. Về hoạt động xét xử................................................................................44
2.1.4. Về tiền lương ..........................................................................................47
2.1.5. Về trách nhiệm .......................................................................................49
2.2. Một số kiến nghị cho Việt Nam từ pháp luật về việc bảo đảm tính độc
lập của thẩm phán của Hoa Kỳ .........................................................................53
2.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................53
2.2.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................54
2.2.3. Về hoạt động xét xử................................................................................55
2.2.4. Về tiền lương ..........................................................................................56
2.2.5. Về trách nhiệm .......................................................................................57
2.2.6. Một số kiến nghị khác ............................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1985 tại Milan, Liên Hợp Quốc đã ban hành một bộ Các nguyên tắc cơ bản
về Sự độc lập của Tòa án, trong đó đề cao vấn đề bảo vệ tính độc lập của hệ thống
tòa án nói chung và của cá nhân các thẩm phán nói riêng. Cơ quan để theo dõi, báo
cáo và đề xuất kiến nghị tại các nước thành viên cũng đã được Liên Hợp Quốc thành
lập và đi vào hoạt động kể từ năm 1994. Vấn đề bảo đảm tính độc lập của tòa án và
thẩm phán cũng được đông đảo các quốc gia và khu vực quan tâm. Cộng đồng quốc
tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh
tế quốc gia và thế giới.1 Xu hướng chung của thế giới là xây dựng và hoàn thiện các
cơ chế bảo đảm sự độc lập cho hệ thống tòa án và thẩm phán.
Bảo đảm tính độc lập của thẩm phán có tác động tích cực cho hoạt động bảo vệ
nguyên tắc pháp quyền. Như một quy luật tất yếu, ở đâu có pháp luật thì ở đó có một
hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm túc. 2 Các cơ quan tư
pháp phải là chủ thể chính nắm giữ quyền lực này. Muốn thực hiện quyền lực xét xử
một cách hiệu quả thì tòa án và các vị thẩm phán phải được bảo đảm tính chất độc
lập. Sự độc lập của các thẩm phán vừa đảm bảo cho tính tối thượng của Hiến pháp và
pháp luật đồng thời đảm sự cân bằng và kiểm soát các quyền lực nhà nước. Vì vậy,
bảo đảm tính độc lập của thẩm phán có tác động rất tích cực tới hoạt động bảo vệ
nguyên tắc pháp quyền - nhu cầu rất cấp thiết cho các quốc gia phát triển một cách
khoa học và bền vững.
Bảo đảm tính độc lập của thẩm phán còn góp phần bảo vệ quyền con người. Tòa
án được coi là “thành trì cuối cùng” trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người,
là nơi người yếu thế, thiệt thòi tin tưởng tìm thấy chân lý và lẽ phải.3 Các thẩm phán
lại chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động xét xử - hoạt động có thể ảnh
hưởng trực tiếp tới những quyền con người cơ bản của các cá nhân và tổ chức. Cho
nên, việc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là rất cần thiết trong xu thế bảo vệ quyền
con người.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận thẩm phán “độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật”. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020” xác định lấy tòa án là trung tâm và xét xử là

1
La Thị Quế (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, (28), tr. 111.
2
Nguyễn Đăng Dung (2014), Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hiến pháp năm 2013, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (20(276)), tr. 3.
3
Nguyễn Xuân Tùng (2015), “Độc lập tư pháp” là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm
vụ “bảo vệ công lý”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1883.
2

trọng tâm, đồng thời, yêu cầu “nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt
động tố tụng”. Có thể thấy việc bảo vệ tính độc lập của tòa án và các thẩm phán cũng
đã được Nhà nước ta rất quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế thì các quan điểm chỉ đạo
và các quy định pháp luật chưa được tôn trọng và tuân thủ một cách tuyệt đối. Tính
độc lập của thẩm phán vẫn bị tác động trong nhiều trường hợp đồng thời các quy định
pháp luật vẫn có những hạn chế và bất cập nhất định. Cho nên, yêu cầu đảm bảo tính
độc lập cho đội ngũ thẩm phán là rất cấp thiết.
Tóm lại, việc bảo đảm tính độc lập của các thẩm phán tại Việt Nam mang lại rất
nhiều tác động tích cực và đó cũng là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, quy định
của pháp luật cũng như việc thực hiện trong thực tế còn có nhiều bất cập đặt ra vấn
đề cấp thiết là phải nghiên cứu thực trạng của Việt Nam đồng thời tham khảo kinh
nghiệm từ quốc tế, từ đó có những giải pháp để khắc phục và hoàn thiện.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập
của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu
về kinh nghiệm bảo đảm cho sự độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ đồng thời đưa ra
những kinh nghiệm tham khảo và kiến nghị cho nhu cầu rất cấp thiết tại Việt Nam về
vấn đề tính độc lập của thẩm phán.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về quy định của pháp luật
trong việc đảm bảo tính độc lập của tư pháp nói chung và sự độc lập của tòa án và
thẩm phán nói riêng.
Về phạm vi khoá luận, luận văn và luận án thì số lượng các công trình nghiên cứu
về đề tài tính độc lập của thẩm phán rất hạn chế. Một trong số đó là luận văn thạc sĩ
“Sự độc lập của thẩm phán – yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu năm 2015 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn này đã đưa ra những cách hiểu về sự độc lập của thẩm phán và các
yếu tố tác động đến sự độc lập của họ. Tuy nhiên trọng tâm của Luận văn này là bảo
đảm hoạt động một cách liêm chính cho đội ngũ thẩm phán và chỉ xem sự độc lập là
một yếu tố cấu thành nên sự liêm chính cho thẩm phán. Cho nên, tính độc lập của
thẩm phán không được thể hiện một cách tập trung và rõ nét. Tại Hoa Kỳ, vấn đề tính
độc lập của thẩm phán được William Dawes Blake nghiên cứu trong luận án tiến sĩ:
“Judicial Independencee in the American States”. Công trình này đã nghiên cứu rất
tập trung về quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong việc bảo đảm tính độc lập của thẩm
phán tòa án các tiểu bang. Vì vậy, đây cũng là một công trình có giá trị tham khảo
cao đối với việc nghiên cứu tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại Hoa Kỳ.
3

Ngoài ra, một số bài tạp chí và bài viết ngắn có thể kể đến như là “Remarks on
Judicial Independence” của cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - Ruth Ginsberg,
“Judicial Independence In The United States Federal Courts” của Charles D. Cole.
Các bài viết này và phần lớn các bài viết khác trong cùng lĩnh vực đều trình bày một
cách ngắn gọn về tính độc lập của thẩm phán thông qua các quy định pháp luật, đặc
biệt là thông qua các điều khoản của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chủ yếu các bài
viết sẽ tập trung vào đối tượng là các thẩm phán liên bang. Các khía cạnh nghiên cứu
cũng rất hẹp, chỉ giới hạn trong một số quy định về bổ nhiệm, nhiệm kỳ và cơ chế
cách chức của các thẩm phán. Mặc dù vậy thì những bài viết này vẫn có giá trị rất
quan trọng để tham khảo, thông qua đó có thể tiếp nhận cách các học giả pháp lý giải
thích pháp luật của chính quốc gia mình.
Có một số công trình nghiên cứu khác về vấn đề này như: (1) Sách “Tính độc lập
của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp,
Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam” của tác giả Tô Văn Hoà, xuất bản năm
2007. Đây là một công trình rất đồ sộ, có sự nghiên cứu rất chi tiết về tính độc lập
của tư pháp, tòa án và thẩm phán ở nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ và
Việt Nam. Khoá luận có thể kế thừa và phát triển nhiều vấn đề đã được nghiên cứu ở
sách này về tính độc lập của thẩm phán. Tuy nhiên, sách đã được xuất bản từ năm
2007, trải qua gần hai thập kỷ thì hệ thống pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội cũng
thay đổi rất nhiều vì vậy cần phải có những cái nhìn mới về những vấn đề đã được
nghiên cứu. (2) Sách “Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án,
một số gợi mở cho Việt Nam” của tập thể tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, do tác giả Trương Thị Thu Trang làm chủ biên, xuất bản năm 2022.
Đây là một công trình có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu tính độc lập
của thẩm phán. Những nghiên cứu và cơ sở pháp lý trong cuốn sách này đã được cập
nhật sát nhất với các quy định hiện hành. Trong công trình này thì các tác giả cũng
nghiên cứu tính độc lập của thẩm phán trên thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ và Việt
Nam. Tuy nhiên, về việc nghiên cứu các khía cạnh trong sự nghiệp của các thẩm phán
tại Hoa Kỳ thì sách này không đi quá sâu mà chỉ phân tích một số khía cạnh nghề
nghiệp của thẩm phán cấp Liên bang. Như tên gọi của công trình thì đối tượng được
nhắm đến chủ yếu là tính độc lập của tòa án. Mặc dù vậy thì cuốn sách này vẫn có
những giá trị tham khảo nhất định khi tác giả thực hiện Khoá luận này.
Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy đa số các tác giả đều tập trung
nghiên cứu ở góc độ rộng, mang tính khái quát là sự độc lập của ngành tư pháp, của
tòa án nhưng ít có tác giả nghiên cứu một cách chuyên sâu về sự tác động của quy
định pháp luật tới tính độc lập của đội ngũ thẩm phán. Mặt khác, phần lớn các tác giả
4

chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật và các thẩm phán của một quốc gia.
Thực trạng cho thấy một số đề tài chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát, một số đề tài
đã được thực hiện từ lâu nên khả năng áp dụng trên thực tế có thể không còn phù hợp.
Cũng có thể khẳng định không có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
sâu sắc và chuyên biệt về vấn đề pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về bảo đảm tính độc
lập của thẩm phán nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp hiệu quả cho Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc
lập của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, tác giả hướng tới các
mục đích sau:
Thứ nhất, phân tích và nhìn nhận vai trò của các quy định pháp luật tại Hoa Kỳ
trong việc đảm bảo tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán
trong pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của
Hoa Kỳ và Việt Nam ảnh hưởng tới việc bảo đảm tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang vừa có hệ thống pháp luật liên bang, vừa có hệ
thống pháp luật riêng của từng tiểu bang. Dó đó các quy định pháp luật về bảo đảm
tính độc lập của thẩm phán sẽ được nghiên cứu đối với cả hai cấp liên bang và tiểu
bang. Việt Nam có nhà nước đơn nhất, chỉ có một hệ thống pháp luật. Do đó các quy
định pháp luật ảnh hưởng tới việc bảo đảm tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại
Việt Nam sẽ được nghiên cứu thông qua hệ thống pháp luật duy nhất của quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, việc nghiên cứu tập trung vào những quy định về tính độc lập của thẩm
phán thuộc các tòa án: Tòa án Tối cao, các tòa án cấp phúc thẩm, các tòa án cấp sơ
thẩm. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu tập trung vào những quy định về tính độc lập
của thẩm phán thuộc các tòa án: TANDTC, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND
cấp huyện. Vì vấn đề quy mô do đó thẩm phán của một số tòa án mang tính chất đặc
thù như tòa án quân sự sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
Sự độc lập của thẩm phán sẽ được nghiên cứu thông qua việc phân tích các quy
định pháp luật về các vấn đề: (1) Tuyển chọn và bổ nhiệm; (2) Nhiệm kỳ; (3) Hoạt
động xét xử; (4) Tiền lương; (5) Trách nhiệm. Từ việc so sánh, đánh giá những ưu
điểm cũng như hạn chế của các nhóm quy định này, tác giả sẽ đưa ra những kinh
nghiệm tham khảo và kiến nghị hoàn thiện cho Việt Nam.
Để có thể hiểu rõ hơn về tính độc lập thẩm phán, nơi mà các thẩm phán thực hiện
nhiệm vụ và chức năng của mình – tòa án sẽ được giới thiệu một cách khái quát dưới
5

góc độ về cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án từ đó nghiên cứu tập trung về các quy định
trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán theo pháp luật Hoa Kỳ. Vì vấn đề quy
mô do đó đề tài sẽ không mô tả toàn bộ những vấn đề liên quan đến thẩm phán của
cả năm mươi bang tại Hoa Kỳ mà chỉ nghiên cứu những vấn đề mang tính chung nhất
đại diện cho thẩm phán của các bang.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích: Trong Chương 1, phương pháp này được sử dụng để
phân tích những quy định pháp luật của Hoa Kỳ về việc bảo đảm tính độc lập của các
thẩm phán liên bang và các thẩm phán tiểu bang qua những phương diện như: tuyển
chọn và bổ nhiệm; vấn đề công tác; hoạt động xét xử; tiền lương; trách nhiệm. Trong
Chương 2, phương pháp phân tích được dùng để phân tích những quy định của Việt
Nam áp dụng cho các thẩm phán dưới góc độ: tuyển chọn và bổ nhiệm; vấn đề công
tác; hoạt động xét xử; tiền lương; trách nhiệm. Từ đó chỉ ra những bất cập còn tồn tại
và kiến nghị hoàn thiện.
- Phương pháp so sánh: Trong Chương 1, phương pháp này được sử dụng để so
sánh các quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm
phán giữa liên bang với tiểu bang. Trong chương 2, phương pháp này được sử dụng
để so sánh, đối chiếu về mức độ bảo đảm tính độc lập cho các thẩm phán tại Việt
Nam với Hoa Kỳ.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương
pháp phân tích và so sánh để đưa ra những kết luận cuối cùng mà đề tài muốn hướng
tới.
5. Cơ cấu đề tài
Ngoài Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành hai chương:
Chương 1: Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tính độc lập của thẩm phán tại Việt Nam và
kiến nghị hoàn thiện.
6

CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA THẨM PHÁN
Hoa Kỳ, tên chính thức là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh: The United
States of America). Hoa kỳ có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law). Hoa Kỳ
cũng được biết đến là một đại diện điển hình cho hình thức chính thể cộng hoà tổng
thống. Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo mô hình tam quyền phân lập - chính
quyền liên bang được chia ra thành ba cơ quan quyền lực kiềm chế và đối trọng lẫn
nhau là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.4 Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
TANDTC - Ngô Cường cho rằng tại các quốc gia tổ chức nhà nước theo nguyên tắc
tam quyền phân lập thì tính độc lập của Tòa án được xác định rõ ràng.5 Cấu trúc nhà
nước Hoa Kỳ tạo nên một sự độc lập rất lớn cho tòa án tại quốc gia này. Các thẩm
phán vì vậy cũng sở hữu sự độc lập rất đáng ghi nhận. Đây cũng là một lý do để tác
giả lựa chọn pháp luật Hoa Kỳ làm đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ được tạo lập ở một trình độ cao đồng thời được
công khai và có thể tiếp cận rộng rãi. Các nguyên tắc pháp lý cũng như các văn bản
pháp luật quy định về vấn đề bảo đảm tính độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ cũng
rất đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu về vấn đề này.
Mặt khác, vấn đề bảo vệ tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại Hoa Kỳ đã được
đặt ra từ rất sớm thông qua án lệ Marbury v. Madison6 của Chánh án Toà án Tối cao
Hoa Kỳ John Marshall vào năm 1803. Trải qua hơn hai thế kỷ, Hoa Kỳ vẫn không
ngừng xây dựng và phát triển các cơ chế để bảo vệ hơn nữa sự độc lập của đội ngũ
các thẩm phán. Các vụ việc thực tế liên quan đến tính độc lập của thẩm phán tại Hoa
Kỳ cũng rất đa dạng và có sự sàng lọc, phát triển nhất định. Đồng thời, thực tiễn tại
Hoa Kỳ cũng thể hiện được sự tương thích cũng như độ chênh pháp luật đối với đời
sống xã hội trong vấn đề bảo đảm tính độc lập của thẩm phán. Do đó việc nghiên cứu
pháp luật Hoa Kỳ chứa đựng nhiều kinh nghiệm thực tiễn có thể tiếp thu.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn hệ thống pháp luật Hoa Kỳ để nghiên cứu
về việc đảm bảo tính độc lập của đội ngũ thẩm phán nhằm phân tích những ưu điểm
cũng như hạn chế và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

4
Nguyễn Thị Ánh Vân (2010), Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp
Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học, (12/2010), tr. 60.
5
Ngô Cường (2018), Về tính độc lập và quyền miễn trừ của Thẩm phán, https://tapchitoaan.vn/ve-tinh-doc-
lap-va-quyen-mien-tru-cua-tham-phan, (truy cập ngày 05/03/2023).
6
Marbury v. Madison (1803). Xem toàn văn tại: https://www.law.cornell.edu/supremecourt/text/5/137.
7

1.1. Khái quát về hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ


Hoa Kỳ có một hệ thống tòa án liên bang và một hệ thống tòa án riêng ở mỗi
bang. Hai nhánh tòa án này cùng tồn tại song song với nhau. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ
còn được biết đến là hệ thống tòa án kép.7 Lý do là bởi vì nguồn gốc sự hình thành
của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America) xuất phát từ một liên minh
13 khu vực thuộc địa.8 Lịch sử hình thành này dẫn đến việc Hoa Kỳ ngoài công nhận
quyền lực chung thống nhất của liên bang đồng thời thừa nhận quyền lực riêng cho
từng bang của mình. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống tòa án.

TÒA ÁN TỐI CAO


LIÊN BANG

Tòa tối cao


Tòa phúc thẩm của bang
liên bang

Tòa phúc thẩm


của bang

Tòa sơ thẩm
liên bang
Tòa sơ thẩm
của bang

SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TÒA ÁN HOA KỲ9


1.1.1. Hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ
Hệ thống tòa án liên bang được thiết lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật
tư pháp liên bang (The Judiciary Act of 1789), còn hệ thống tòa án bang được thiết
lập bởi Hiến pháp và luật của 50 bang khác nhau.10
1.1.1.1. Hệ thống tòa án cấp liên bang tại Hoa Kỳ
Hệ thống tòa án liên bang Hoa Kỳ gồm có các tòa án Điều I và các tòa án Điều
III Hiến pháp Hoa Kỳ. Sự khác biệt lớn nhất của các tòa án Điều I và Điều III đến từ
cơ sở thành lập, nguồn gốc quyền lực và phạm vi thẩm quyền của các tòa án này.
Tòa án Điều I là các tòa án được thành lập dựa theo quy định của Điều I Hiến
pháp Hoa Kỳ. Điều I quy định Nghị viện có thẩm quyền: “Thiết lập các tòa án cấp

7
“The Dual Court System”, https://pressbooks.online.ucf.edu/amnatgov/chapter/the-dual-court-system/, (truy
cập ngày 05/3/2023).
8
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 05/03/2023).
9
Trần Ngọc Hà, Đỗ Thị Mai Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Kim
Hoàng Nguyên (2017), Luật So sánh – Tài liệu hướng dẫn học tập, Nxb. Lao động, TP. HCM, tr. 227.
10
Pamela S. Katz và Lê Nguyễn Gia Thiện (2018), Cấu trúc và chức năng của tòa án Hoa Kỳ, Tạp chí Pháp
luật và phát triển, (1+2/2018);
8

dưới của Tòa án tối cao” để thực hiện các nhiệm vụ được Nghị viện trao cho, hướng
tới các mục đích cụ thể.11 Thẩm quyền của tòa án Điều I chỉ giới hạn trong phạm vi
được Nghị viện quy định. Các tòa án này còn được gọi là các tòa án lập pháp.12 Các
tòa án Điều I không có đầy đủ “quyền tư pháp”13 như đối với tòa án Điều III.14
Tòa án Điều III là các tòa án được thành lập dựa theo quy định của Điều III Hiến
pháp Hoa Kỳ: “Quyền lực tư pháp của Hợp chúng quốc sẽ được trao cho Tòa án tối
cao và những tòa án cấp dưới mà Nghị viện có thể thiết lập trong một số trường
hợp”.15 Tuy nhiên, chỉ có Tòa án Tối cao là được thành lập trực tiếp dựa trên quy
định của Hiến pháp. Các tòa án còn lại theo Điều III được Nghị viện thành lập bằng
các đạo luật. Những tòa án Điều III được Hiến pháp trực tiếp trao cho quyền lực nên
còn được gọi là các tòa án hiến định. Các tòa án này thực hiện quyền tư pháp của Hoa
Kỳ với tư cách là một “nhánh đồng quyền” của chính phủ.16 Các tòa án Điều III được
phân chia thành Tòa án Tối cao, các tòa án cấp phúc thẩm và các tòa án cấp sơ thẩm.17
Thứ nhất, ở vị trí cao nhất trong hệ thống tòa án liên bang là Tòa án tối cao
(Supreme Court) - tòa án duy nhất được thành lập trực tiếp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ.18 Đây là tòa án phúc thẩm cao nhất của hệ thống tòa án liên bang.
Trường hợp phán quyết của một tòa án tiểu bang được kháng cáo lên tòa này thì nó
trở thành tòa án có thẩm quyền phúc thẩm cao nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Thứ hai, tòa án phúc thẩm liên bang hay còn thường được gọi là các tòa án lưu
động (Appeals Courts), được thành lập bởi Đạo luật Tòa án.19 Có tổng số mười ba tòa

11
Laura K. Donohue, Jeremy McCabe (2022), Federal Courts: Article I, II, III, and IV Adjudication, Catholic
University Law Review, Volume 71, Issue 3, Article 9, pp. 545.
12
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 229.
13
“Quyền tư pháp” là thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong tất cả các vấn đề về luật Hiến pháp, tất cả
các vấn đề về luật liên bang và xét xử các yêu cầu cốt lõi của các vấn đề Habeas Corpus. (Trong hệ thống của
Hoa Kỳ, các tòa án liên bang có thể sử dụng lệnh Habeas Corpus để xác định xem việc giam giữ tù nhân của
một tiểu bang có hợp lệ hay không). Xem thêm: https://www.law.cornell.edu/wex/habeas_corpus, (truy cập
ngày 06/03/2023).
14
Court Role and Structure, https://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure, (truy cập
ngày 06/03/2023).
Trong vụ việc Ex parte Bakelite Corp. ( 279 U.S. 438(1929)), Tòa án tuyên bố rằng các tòa án theo Điều I "có
thể được thành lập như các tòa án đặc biệt để xem xét và xác định các vấn đề khác nhau, phát sinh giữa chính
phủ và những người khác, mà bản chất của chúng không yêu cầu phán quyết tư pháp và vẫn có thể bị ảnh
hưởng".
15
Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ (United States Constitution 1789).
16
Laura K. Donohue, Jeremy McCabe, (2022), Federal Courts: Article I, II, III, and IV Adjudication, Catholic
University Law Review, Volume 71, Issue 3, Article 9, pp. 550.
17
Court Role and Structure, https://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure, truy cập
ngày 06/03/2023.
18
Khoản 1, Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ.
19
The Judiciary Act of 1891. Xem thêm: https://www.uscourts.gov/educational-resources/educational-
activities/evarts-act-creating-modern-appellate-
courts#:~:text=Congress%2C%20in%20the%20Judiciary%20Act,legislation%20as%20the%20circuit%20jus
tice.
9

án phúc thẩm liên bang trên toàn quốc gia bao gồm: mười một tòa án được đánh số
thứ tự từ một đến mười một20 có thẩm quyền xét xử với các vụ việc đã được giải quyết
bởi tòa án quận liên bang và Tòa án Thuế Liên bang; một tòa án phúc thẩm liên bang
có thẩm quyền xét xử tại Quận Columbia; một tòa án có tên gọi là Tòa án Phúc thẩm
Toàn Liên bang (the U.S. Court of Appeals for the Federal Circuit) có thẩm quyền
phúc thẩm trên toàn liên bang đối với một số vụ việc đã được giải quyết bởi Tòa án
Thương mại Quốc tế, một số tòa án Điều I như Tòa án Khiếu nại Liên bang.21
Thứ ba, tòa án liên bang cấp sơ thẩm chủ yếu là các tòa án quận (District Courts).
Nghị viện liên bang chia Hoa Kỳ thành chín mươi tư quận tư pháp và thành lập ở mỗi
quận một tòa án quận.22 Những tòa án quận này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối
với các vụ việc tòa án liên bang có thẩm quyền. Ngoài ra, Tòa án Thương mại Quốc
tế Hoa Kỳ (The U.S. Court of International Trade) cũng là một tòa án cấp sơ thẩm
Điều III. Khác với các tòa án quận, Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ chỉ có thẩm
quyền riêng biệt trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự phát sinh từ hải quan và luật
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ.23
Các tòa án Điều I bao gồm: Tòa án Khiếu nại Liên bang, Tòa án Thuế Liên bang,
Tòa án Phúc thẩm Quân sự, Tòa án Phúc thẩm Cựu chiến binh, Tòa án Lãnh thổ Hoa
Kỳ.24 Tòa án Phúc thẩm Cựu chiến binh, Tòa án Phúc thẩm Quân sự được Nghị viện
thành lập để xét xử các vụ việc liên quan tới quân sự - đây là thẩm quyền hẹp và mang
tính chất đặc biệt.25 Các Tòa án Lãnh thổ thì có thẩm quyền tương tự tòa án bang,
hoạt động xét xử của các tòa án này hiếm khi động chạm tới các vấn đề thuộc pháp
luật liên bang.26 Do đó, việc phân tích sẽ chỉ tập trung vào tính độc lập của các thẩm
phán thuộc hai loại tòa án là Tòa án Khiếu nại Liên bang và Tòa án Thuế Liên bang.
1.1.1.2. Hệ thống tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ
Mỗi bang của Hoa Kỳ đều có quyền thành lập hệ thống tòa án riêng để giải quyết
các vấn đề của bang. Vì vậy, trên thực tế Hoa Kỳ có năm mươi hệ thống tòa án bang
riêng biệt. Tuy nhiên, có thể thấy các hệ thống tòa án này có điểm tương đồng là đều
tổ chức theo mô hình hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.

20
28 U.S.C. § 44.
21
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 232.
22
Court Role and Structure, https://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure, (truy cập
ngày 06/03/2023).
23
United States Court of International Trade, https://www.cit.uscourts.gov/, (truy cập ngày 06/03/2023).
24
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
25
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
26
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
10

Thứ nhất, các tòa phúc thẩm cao nhất cấp bang là tòa án có vị trí cao nhất trong
hệ thống tòa án tiểu bang và thường có tên gọi là Tòa án Tối cao (Supreme Court). Ở
một số bang27 không có tòa án phúc thẩm cấp trung gian mà tòa án phúc thẩm cấp
cao nhất cũng là tòa án phúc thẩm duy nhất của bang.
Thứ hai, các tòa án phúc thẩm cấp trung gian là tòa án bên dưới các tòa án phúc
thẩm cao nhất. Ở một số bang tòa án phúc thẩm cấp trung gian cũng có thẩm quyền
sơ thẩm với một số vụ việc và xem xét các quyết định của cơ quan hành chính bang.
Thứ ba, ở vị trí thấp nhất trong hệ thống tòa án bang là tòa án cấp sơ thẩm. Phần
lớn các tòa án cấp sơ thẩm được chia thành tòa án có thẩm quyền hạn chế và tòa án
có thẩm quyền chung. Một số bang khác ví dụ như California, Iowa thì lại không có
sự phân chia này. Ngoài ra, ở một số bang còn có tòa án đặc biệt như: tòa án đại diện
(surrogate court) có thẩm quyền giải quyết những vụ việc liên quan tới di chúc và
thừa kế, tòa án khiếu nại (court of claims) giải quyết những khiếu nại do chính quyền
bang gây ra; tòa án gia đình với thẩm quyền giải quyết những vụ phạm tội của vị
thành niên và những vụ việc có liên quan tới luật gia đình.28
Số lượng các tòa án của bang rất đa dạng phụ thuộc vào Hiến pháp và các đạo
luật của chính bang đó. Sự quy định đa dạng về số lượng là dựa trên điều kiện kinh
tế, xã hội và nhu cầu giải quyết các vấn đề khác nhau của từng bang.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tòa án cấp liên bang và tòa án cấp tiểu bang Hoa Kỳ
Thứ nhất, về mặt tổ chức, hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án tiểu bang
đều có cấu trúc riêng và trong có đều có các tòa án cấp sơ thẩm và các tòa án cấp
phúc thẩm. Các tòa án liên bang không phải là tòa án cấp trên về mặt thẩm quyền của
các tòa án tiểu bang và ngược lại, nghĩa là các tòa án liên bang không phải là những
tòa phúc thẩm của tòa án tiểu bang.29 Trên thực tế, hầu hết các vụ việc đều bắt đầu và
kết thúc tại hệ thống tòa án tiểu bang mà không lên tới cấp liên bang.
Thứ hai, cơ sở pháp lý cho việc thành lập của tòa án liên bang và tòa án tiểu bang
là khác nhau. Ngoài Tòa án Tối cao được thành lập trực tiếp từ Điều III Hiến pháp
thì các tòa án liên bang còn lại được thành lập bởi những đạo luật của Nghị viện. Tòa
án tiểu bang thì lại được thành lập bởi Hiến pháp và đạo luật của Nghị viện tiểu bang.
Thứ ba, mặc dù hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án tiểu bang cũng có
điểm chung ở một số lĩnh vực thẩm quyền tuy nhiên, về cơ bản thì thẩm quyền của
hai hệ thống là khác nhau. Thẩm quyền của tòa án liên bang bao gồm: (1) các tranh

27
Các bang: Delaware, Main, Motana, Nevada, New Hampshire, North Dakota, Rhode Island, South Dakota,
Vermont, West Virginia và Wyoming.
28
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 292.
29
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 225.
11

chấp mà Hoa Kỳ là một bên đương sự; (2) những tranh chấp giữa một hoặc nhiều
bang, giữa một bang và công dân của một bang khác, giữa các công dân ở các bang
khác nhau, giữa các công dân của một bang khiếu nại về đất đai do một bang khác
cấp; (3) các vụ việc liên quan tới các đại sứ, công sứ, và lãnh sự; các vụ việc giữa
một bang hoặc công dân của nó và nước ngoài, công dân hoặc thần dân nước ngoài;
(4) tất cả các vụ việc pháp lý xuất phát từ Hiến pháp liên bang, pháp luật liên bang,
và các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên.30 Còn thẩm quyền của tòa án tiểu
bang bị giới hạn trong phạm vi bang của mình.
Mối quan hệ đặc biệt giữa tòa án liên bang và tòa án tiểu bang của Hoa Kỳ dẫn
đến kết quả là thẩm phán thuộc tòa án tiểu bang cũng có sự độc lập tương đối đối với
thẩm phán liên bang. Vì vậy, thẩm phán tòa án liên bang không phải cấp trên của tòa
án tiểu bang. Việc hiểu được cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của tòa án cũng góp phần
hỗ trợ để thấy được sự độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ.
1.2. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp liên bang
Trong hệ thống tòa án liên bang, chủ thể chiếm số lượng đông đảo và đóng vai
trò quan trọng nhất đối với quá trình hoạt động của tòa án là đội ngũ các thẩm phán.
Giống như hệ thống tòa án liên bang, các thẩm phán liên bang cũng được phân chia
thành các thẩm phán Điều III và thẩm phán Điều I. Thẩm phán Điều III và Điều I có
sự khác biệt đáng kể ở nguồn gốc hình thành và phạm vi thẩm quyền.
Thẩm phán Điều III là những thẩm phán có quy trình bổ nhiệm và sự nghiệp được
đảm bảo dựa trên quy định của Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ: “Các thẩm phán của Tòa
án Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình suốt đời, nếu luôn có hành
vi chính đáng. Trong thời gian trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc
của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó.” Nguyên tắc
hiến định này có giá trị pháp lý cao nhất và khó có thể bị thay đổi. Ngoài ra, đội ngũ
thẩm phán này cũng chịu sự điều chỉnh của một số đạo luật do Nghị viện ban hành.
Thẩm phán Điều I là thẩm phán hoạt động tại các tòa án liên bang Điều I. Hiến
pháp Hoa Kỳ không quy định cụ thể về những thẩm phán này. Thẩm phán Điều I chủ
yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thống quy định đến từ Nghị viện. Các thẩm phán này thường
được bổ nhiệm và xác nhận theo cách tương tự như các thẩm phán Điều III nhưng
không được Hiến pháp bảo vệ về nhiệm kỳ suốt đời hoặc không giảm lương.31 Có thể

30
Khoản 2, Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ.
31
Loren Smith, A Note on Non-Article III Courts,
https://www.heritage.org/constitution/#!/articles/3/essays/106/a-note-on-non-article-iii-courts, (truy cập ngày
07/3/2023).
12

thấy, trong nội bộ đội ngũ thẩm phán liên bang cũng có những sự chênh lệch về mức
độ độc lập nhất định giữa các loại thẩm phán khác nhau.
1.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: với thoả thuận và sự đồng ý của Thượng viện, Tổng
thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang Điều III.32 Về cơ bản thì tất cả
thẩm phán liên bang được bổ nhiệm là thành quả kết hợp của hai chế định dân cử đầy
quyền lực là chế định tổng thống và chế định nghị viện - giữa hành pháp và lập pháp.33
Việc được bổ nhiệm, không phải được bầu, đã giúp các thẩm phán tự do hơn khi
không phải chạy đua tranh cử, kêu gọi tài chính.34
Trên thực tế thì Nghị viện không ban hành bất kỳ đạo luật nào để điều chỉnh cả
về mặt nội dung và hình thức của quy trình bổ nhiệm này. Đồng thời, quy trình lựa
chọn và bổ nhiệm cũng khác nhau giữa các thời tổng thống. 35 Tổng thống có thể có
những cách khác nhau để đi tìm ứng cử viên và dĩ nhiên các tổng thống có khuynh
hướng lựa chọn người có quan điểm triết lý hợp với mình.36 Thượng viện có thẩm
quyền quyết định cuối cùng là có phê chuẩn việc một ứng cử viên có thể trở thành
thẩm phán liên bang hay không và có thể sẵn sàng tranh chấp với Tổng thống ngay
khi có bất đồng ý kiến về sự phù hợp của một ứng cử viên. Quy trình bổ nhiệm có cả
những yếu tố tích cực lẫn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc lập của
thẩm phán liên bang Điều III.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vận dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập trong quy
trình bổ nhiệm, cho phép nhánh hành pháp và lập pháp bổ nhiệm các thẩm phán cũng
đồng thời kiềm chế đối trọng lẫn nhau trong quá trình đó. Điều này hạn chế việc một
trong hai nhánh hành pháp hoặc lập pháp lôi kéo nhánh tư pháp làm sụp đổ mô hình
phân quyền. Quy trình này đã tạo nên độc lập theo chiều ngang cho thẩm phán đối
với những chức danh ở các nhánh quyền lực khác.
Trên thực tiễn cho thấy việc Tổng thống bổ nhiệm không ảnh hưởng tới sự độc
lập của thẩm phán. Thẩm phán liên bang đã không ưu ái với những người đã bổ nhiệm
mình và những vị Tổng thống này cũng không thể làm gì họ. Thẩm phán Oliver

32
Khoản 2 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
33
James E. Moliterno (2006), The Administrative Judiciary's Independence Myth,
https://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=&httpsredir=1&article=2042&context=facpubs,
(truy cập ngày 08/3/2023).
34
Đinh Thanh Phương (2022) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ - giá trị tham khảo cho
Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-toa-an-hoa-ky-gia-tri-
tham-khao-cho-viet-nam-98027.htm, (truy cập ngày 08/3/2023).
35
Mira Gur-Arie and Russell Wheeler (2002) Judical Independence in the United States: Current Issues and
Revelant Background Information, U.S Agency for International Development, Guidance for Promoting
Judical Independence and Impartiality, Washington, DC, pp. 138.
36
Philippa Strum, Vai trò tư pháp độc lập, https://icevn.org/vi/blog/vai-tro-tu-phap-doc-lap/, (truy cập ngày
07/3/2023).
13

Wendell Homes đã quay lưng chống lại người đã bổ nhiệm ông là Tổng thống
Theodore Roosevelt và làm hỏng hàng loạt nỗ lực ban hành luật trong chính sách
New Deal của Roosevelt. Nhưng Roosevelt chỉ có thể nói rằng: “Holms đáng lẽ ra
phải là một sự lựa chọn lý tưởng trong hội đồng xét xử. Nhưng thực tế thì hoá ra ông
lại là một nỗi thất vọng cay đắng”.37 Tổng thống Nixon và Cliton cũng gặp tình huống
tương tự khi các thẩm phán mà họ bổ nhiệm đồng loạt bỏ phiếu chống lại họ trong
các vụ việc U.S. v. Nixon (1974) và Cliton v. Jones (1997), dù thất vọng nhưng rồi
họ cũng không thể đảo ngược những quyết định bổ nhiệm của mình.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc bổ nhiệm bởi Tổng thống và Thượng
viện có nguy cơ làm mất đi tính độc lập của thẩm phán khi hai chế định trên bị ảnh
hưởng bởi yếu tố đảng phái chính trị. Khi cả Tổng thống và đa số ghế trong Thượng
viện đều cùng trong một đảng tham gia vào việc bổ nhiệm một thẩm phán liên bang
thì việc thẩm phán đó không độc lập là điều rất có thể xảy ra. Ứng cử viên cho vị trí
thẩm phán có thể lệ thuộc vào những người tạo ra cơ hội bổ nhiệm cho mình. Đã
lường trước được nguy cơ này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng có những biện pháp
như trao cho thẩm phán liên bang nhiệm kỳ trọn đời hoặc cơ chế luận tội sẽ được
phân tích ở phần sau. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác bảo đảm cho tính độc lập
của thẩm phán như áp lực dư luận, tư tưởng cá nhân của người thẩm phán đó.
Trong trường hợp Tổng thống và đa số ghế trong Thượng viện có đảng chính trị
khác nhau thì mục tiêu của các nhà lập pháp được thực hiện một cách thuận lợi. Quy
trình tuyển chọn thẩm phán sẽ rất khắt khe khi người đề cử và người phê chuẩn có sự
đối trọng với nhau. Tổng thống và Nghị viện sẽ không để cho ứng cử viên có quan
hệ lợi ích với bên còn lại được bổ nhiệm một cách thuận lợi. Bởi vì khi một thẩm
phán - đại diện cho nhánh tư pháp có sự “ưu ái” với một trong hai nhánh hành pháp
hoặc lập pháp thì nhánh quyền lực còn lại sẽ có nguy cơ bị suy yếu. Vì vậy ở trường
hợp này, thẩm phán trung lập, thiên hướng chính trị ôn hòa sẽ được ưu tiên. 38
Các thẩm phán Điều I cũng có chung một phương thức bổ nhiệm như là với các
thẩm phán Điều III. Tổng thống sẽ đưa ra đề cử và sau khi có được ý kiến và chấp
thuận của Thượng viện thì Tổng thống sẽ chính thức bổ nhiệm chức danh thẩm phán
đối với ứng cử viên đó. Theo quy định thì Tổng thống có quyền bổ nhiệm bất kỳ ai
làm thẩm phán Tòa án Khiếu nại liên bang.39 Ứng cử viên của Tòa án Thuế liên bang

37
Mira Gur-Arie, Russell Wheeler (2002), Judical Independence in the United States: Current Issues and
Revelant Background Information, In U.S Agency for International Development, Guidance for Promoting
Judical Independence and Impartiality, Washington, DC, pp. 140.
38
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 07/03/2023).
39
26 U.S.C. §7443(b).
14

phải có những năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ xét xử các vấn đề về
thuế.40
Quy trình bổ nhiệm thẩm phán dưới sự tham gia của Tổng thống và Thượng viện
còn tạo nên tính độc lập theo chiều dọc cho thẩm phán liên bang Hoa Kỳ. Nếu như
tại các quốc gia khác, người đứng đầu ngành tư pháp sau khi được bổ nhiệm sẽ đảm
nhận vai trò bổ nhiệm các thẩm phán cấp dưới thì tại Hoa Kỳ mọi thẩm phán của các
tòa án liên bang đều được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Hoa Kỳ thực
hiện tổ chức, quản lý theo phương thức: người bổ nhiệm thì không quản lý và ngược
lại người quản lý thì không bổ nhiệm.41 Trên thực tế có thể thấy Chánh án Tòa án Tối
cao Hoa Kỳ không có quyền bổ nhiệm, không có quyền đào tạo cán bộ, không có
thẩm quyền xác định cấp bậc của thẩm phán và cũng không phải là thủ trưởng của
bất kỳ ai. Không có một trật tự cao thấp nào được tạo ra giữa các thẩm phán mà các
thẩm phán chỉ liên hệ với nhau bởi trật tự phân cấp xét xử. Cho nên, vị thế chính trị
của tất cả các thẩm phán liên bang là ngang bằng với nhau tạo nên tính độc lập với
những thẩm phán của cấp tòa án khác.
Một yếu tố khác cũng tác động đến tính độc lập của thẩm phán liên bang đó là
con đường thăng tiến. Đối với những thẩm phán của Tòa án Tối cao, chức vụ của họ
đã là chức vụ tư pháp cao nhất trong hệ thống tòa án ở Hoa Kỳ, vì vậy mức độ ảnh
hưởng bởi cơ hội đề bạt đối với họ là rất thấp.42 Do đó, họ cũng có một mức độ độc
lập cá nhân cao nhất. Đối với các thẩm phán liên bang còn lại, vị trí hiện tại có thể
không phải là vị trí cuối cùng mà họ hướng tới. Có học giả đã cho rằng những người
được đề cử tiềm năng có thể thay đổi hành vi của họ để làm hài lòng Tổng thống hoặc
các cố vấn của ông phục vụ cho mục đích được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn. 43 Vì vậy,
con đường thăng tiến có khả năng ảnh hưởng và làm suy giảm mức độ độc lập của
các thẩm phán.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các phương thức để chọn ra chánh án - người quản lý
về mặt hành chính của các tòa án.44 Người được bổ nhiệm làm chánh án trong các tòa
án liên bang Điều III tại Hoa Kỳ (ngoại trừ Tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ) thường
là thẩm phán hoạt động thường xuyên, có thâm niên dài nhất và phải đáp ứng các

40
28 U.S.C. §171.
41
Trương Thị Thu Trang (chủ biên) (2022), Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án, một
số gợi mở cho Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 122.
42
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 289.
43
John A. Ferejohn And Larry D. Kramer, Independent judges, dependent judiciary: Institutionalizing judicial
restraint, https://www.nyulawreview.org/wp-content/uploads/2018/08/NYULawReview-77-4-Ferejohn-
Kramer.pdf, (truy cập ngày 09/3/2023).
44
Cornell Law School, https://www.law.cornell.edu/wex/presiding_judge, (truy cập ngày 07/03/2023).
15

điều kiện: (1) từ 64 tuổi trở xuống; (2) đã làm thẩm phán từ một năm trở lên; và (3)
trước đây chưa từng là chánh án.45 Thẩm phán không phải trải qua quy trình đề cử
hoặc bổ nhiệm để giữ chức vụ chánh án mà chỉ dựa trên các điều kiện về thời hạn
công tác để đảm nhận chức vụ.46 Đây là những thông tin khách quan và mang bản
chất thống kê số liệu. Do đó, không có chủ thể nào có thẩm quyền bổ nhiệm các chánh
án này đảm bảo cơ hội bình đẳng và tránh sự chia rẽ của một quy trình bầu cử.47 Nhìn
chung, hoạt động lựa chọn chánh án không thể bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng
do đó không có nhiều tác động đến tính độc lập của các thẩm phán. Mặt khác, các
chánh án ở tòa án liên bang cũng chỉ được trao cho việc quản lý những vấn đề hành
chính của tòa án ngoài ra không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đối với các thẩm phán
trong cùng tòa án. Vì vậy, phương thức lựa chọn chánh án các tòa án liên bang Điều
III (trừ Chánh án Tòa án Tối cao) thường không ảnh hưởng tới mức độ độc lập của
các thẩm phán. Tòa án liên bang Điều I có phương thức lựa chọn chánh án khác với
các tòa án Điều III. Chánh án Tòa án Khiếu nại liên bang Hoa Kỳ sẽ được Tổng thống
toàn quyền chỉ định hoặc thay đổi.48 Nếu Chánh án Tòa án Khiếu nại liên bang không
hành động dựa trên những chỉ thị và quan điểm của Tổng thống thì hoàn toàn có thể
bị thay đổi do đó tác động của Tổng thống đến tính độc lập của Chánh án này là rất
lớn. Chánh án của Tòa án Thuế liên bang được các thành viên của tòa án bầu hai năm
một lần.49 Phương thức này có thể tạo cơ hội cho thẩm phán trong tòa án và các ứng
cử viên chánh án có những thoả thuận riêng gây ảnh hưởng đến tính độc lập trong
quá trình hoạt động của các thẩm phán.
Tóm lại, vấn đề tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán liên bang có những điều kiện
thuận lợi cũng như hạn chế đối với tính độc lập của thẩm phán. Có nhiều chủ thể có
thể tác động vào quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm, làm sai lệch đi mục đích ban đầu
là bảo vệ tối đa tính độc lập cho thẩm phán. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy thông qua
cơ chế bổ nhiệm của thẩm phán liên bang Hoa Kỳ thì mức độ độc lập của các thẩm
phán vẫn được bảo vệ rất vững chắc. Bởi vì không chỉ có cơ chế bổ nhiệm được đặt
ra với mục đích bảo vệ tính độc lập cho thẩm phán mà còn nhiều quy định khác cũng

45
28 U.S.C. § 45; 28 U.S.C. § 136; 28 U.S.C. § 258.
United States Court, FAQs: Federal Judges, https://www.uscourts.gov/faqs-federal-judges#faq-How-is-a-
chief-judge-selected?, (truy cập ngày 07/03/2023).
46
United States Court, FAQs: Federal Judges, https://www.uscourts.gov/faqs-federal-judges#faq-How-is-a-
chief-judge-selected?, (truy cập ngày 07/03/2023).
47
Judicial Conference of the United States (1995), Long Range Plan for the Federal Courts,
https://www.uscourts.gov/statistics-reports/publications/long-range-plan-federal-courts, pp. 82, (truy cập ngày
07/03/2023).
48
28 U.S.C. § 171.
49
28 U.S.C. § 7444 (b).
16

được đặt ra với mục đích tương tự. Các nhóm quy định khác sẽ tiếp tục được phân
tích và làm rõ ở các phần sau.
1.2.2. Về nhiệm kỳ
Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ tối đa sự độc lập của thẩm phán liên bang
bằng chế độ nhiệm kỳ trọn đời. Không có một công chức nhà nước nào khác có được
chế độ đặc biệt này. Nhiệm kỳ trọn đời được ghi nhận: “Các thẩm phán, cả Tòa án
Tối cao và cấp dưới, sẽ giữ chức vụ của mình khi có hành vi tốt”. 50 Có nghĩa là đối
với bất kỳ thẩm phán nào không phạm tội (hoặc làm điều gì đó tồi tệ tương tự) đều
có “nhiệm kỳ suốt đời” và sẽ tại vị cho đến khi người đó qua đời hoặc tự nguyện từ
chức51 miễn là họ còn có “hành vi tốt”. Một trong những người đề xướng Hội nghị
Lập hiến – Alexander Hamilton từng nói: “Tính lâu dài của nhiệm kỳ tư pháp sẽ mang
lại cho cơ quan tư pháp sự vững chắc và độc lập”.52 “Cha đẻ Hiến pháp Hoa Kỳ” -
James Madison viết: “vì họ có nhiệm kỳ lâu dài, nên những người được chọn vào
nhánh tư pháp sẽ nhanh chóng mất hết mọi sự ràng buộc vào những cơ quan, hay cá
nhân bầu chọn họ.”53 Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều và những đề xuất bác bỏ
nhiệm kỳ trọn đời tuy nhiên vì tác dụng thực tế của nó trong việc tạo ra sự độc lập
cho các thẩm phán liên bang cho nên quy định nhiệm kỳ trọn đời vẫn tồn tại qua hàng
trăm năm và trở thành đặc trưng cơ bản khi nhắc đến thẩm phán liên bang Hoa Kỳ.
Trái ngược với các thẩm phán Điều III, các thẩm phán Điều I không có nhiệm kỳ
trọn đời. Tất cả họ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ kéo dài mười lăm năm và khả
năng tái bổ nhiệm luôn được để ngỏ.54 Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tính độc lập
của thẩm phán. Ở Hoa Kỳ, nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài không quá bốn năm 55
và theo Tu chính án XXII thì mỗi người chỉ được làm Tổng thống tối đa là hai nhiệm
kỳ.56 Nhiệm kỳ của thẩm phán Điều I dài hơn nhiều so với nhiệm kỳ của Tổng thống
tuy nhiên thẩm phán không thể hoàn toàn độc lập nhờ nhiệm kỳ bởi vì khả năng được
tái bổ nhiệm không có sự chắc chắn. Quãng thời gian này không thể bảo vệ thẩm
phán trước sự ảnh hưởng của vị Tổng thống có quyền quyết định việc tái bổ nhiệm

50
Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ 1789.
51
Richard W. Garnett, David A. Strauss, Common Interpretation, https://constitutioncenter.org/the-
constitution/articles/article-iii/clauses/45, (truy cập ngày 08/3/2023).
52
Alexander Hamilton, The Federalist No. 78, https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed78.asp, (truy cập
ngày 08/3/2023).
53
James Madison, The Federalist No. 51, https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed51.asp, (truy cập ngày
08/3/2023).
54
26 U.S.C. §7443(e) và 28 U.S.C. §172.
55
Khoản 1 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
56
University of Minnesota, All Amendments to the United States Constitution,
http://hrlibrary.umn.edu/education/all_amendments_usconst.htm, (truy cập ngày 09/3/2023).
17

họ. Và các vụ việc thẩm phán Điều I phải thụ lý giải quyết là các vụ kiện nhà nước
cho nên áp lực từ khối hành pháp lên họ là rất lớn.
Trường hợp đặc biệt hơn cả là đối với các thẩm phán thuộc Tòa án Thuế Liên
bang đều được bổ nhiệm và cách chức một cách tuỳ ý bởi chánh án của tòa án này.57
Thẩm quyền trao cho họ cũng có thể bị chánh án rút lại bất cứ lúc nào. 58 Điều này
dẫn đến nguy cơ các thẩm phán của tòa án này mất đi tính độc lập, luôn phải tuân
theo sự chỉ đạo từ chánh án của mình.
Tóm lại, nhiệm kỳ của thẩm phán tác động rất lớn tới tính độc lập của các thẩm
phán. Sự khác biệt giữa nhiệm kỳ của thẩm phán Điều III và thẩm phán Điều I cũng
minh chứng cho một nhận định rằng nhiệm kỳ càng dài sẽ đem lại cho các thẩm phán
vị thế càng độc lập. Có thể thấy, nhiệm kỳ suốt đời đảm bảo vững chắc sự độc lập
của nhánh quyền lực tư pháp so với hai nhánh quyền lực còn lại là hành pháp và lập
pháp, đồng thời củng cố tính chất phân quyền rạch ròi của cấu trúc quyền lực nhà
nước.
1.2.3. Về hoạt động xét xử
Thứ nhất, quyền lực rất lớn của nhánh quyền lực tư pháp nói chung và các thẩm
phán liên bang nói riêng là chức năng bảo hiến hay còn gọi là giám sát tư pháp. Bảo
hiến không được quy định cụ thể trong Hiến pháp59 mà chỉ được thừa nhận rộng rãi
trong giới thẩm phán Hoa Kỳ sau vụ kiện Marbury v. Madison.60 Vụ kiện này đã tạo
ra tiền lệ cho Tòa án Tối cao liên bang có quyền xem xét lại và tuyên bố đạo luật nào
đó do Nghị viện ban hành là vi hiến và làm vô hiệu hóa đạo luật đó. 61 Và sau này,
chức năng bảo hiến được mở rộng hơn, được hiểu là việc xác định tính hợp hiến trong
các hoạt động của cơ quan lập pháp và hành pháp. 62 Hoa Kỳ cũng lựa chọn mô hình
bảo hiến phi tập trung, thẩm quyền này được trao cho tất cả các tòa án, từ tòa án của
các tiểu bang, tòa án của liên bang cho đến Tòa án Tối cao.63
Điều kiện để thực hiện quyền bảo hiến của các thẩm phán tại Hoa Kỳ là chỉ được
xem xét tính vi hiến khi một đạo luật đã có hiệu lực trên thực tế (các đạo luật khi đang
là dự luật sẽ bị loại trừ), việc xem xét đó phải gắn liền với một vụ kiện cụ thể (bên có

57
26 U.S.C. §7443A.
58
Rule 182, Rules of Practice and Procedure of the U.S. Tax Court.
59
Nguyễn Văn Cương (2016), Vài nét về giải thích hiến pháp ở Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (17
(321)), tr. 60.
60
Marbury v. Madison (1803). Xem toàn văn tại: https://www.law.cornell.edu/supremecourt/text/5/137.
61
Melvin I. Urofsky, Marbury v. Madison, https://www.britannica.com/event/Marbury-v-Madison, (truy cập
ngày 09/03/2023).
62
RK Sapru (2004), Public Policy Formulation, Imlementation and Evaluation, Sterling Publishers Private, tr.
127.
63
Lê Thị Thu Thảo (2018), Kiểm soát của tòa án đối với quyền hành pháp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 46.
18

lợi ích trực tiếp bị xâm phạm phải yêu cầu xem xét tính hợp hiến). Phán quyết cuối
cùng cũng chỉ được áp dụng cho vụ việc cụ thể đã yêu cầu xem xét tính hợp hiến, trừ
khi áp dụng Nguyên tắc Stare Decisis.64
Theo hệ thống liên bang, quyền giám sát tư pháp cũng được phân chia thành các
cấp khác nhau. 65 Thứ nhất, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp Quốc gia: là thẩm quyền
của tất cả các tòa án có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện
dựa theo Hiến pháp liên bang của Hoa Kỳ. Thứ hai, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp
liên bang: là thẩm quyền và trách nhiệm của tất cả các tòa án xem xét tính hợp hiến
của các Hiến pháp và các đạo luật của tiểu bang dựa trên cơ sở của Hiến pháp liên
bang của Hoa Kỳ. Thứ ba, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp tiểu bang: là thẩm quyền
của tất cả các tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của tiểu bang dựa trên
các Hiến pháp tiểu bang.
Một thẩm phán liên bang thể tự quyết định tính đúng sai trong mọi vụ việc mà
không cần phụ thuộc vào ý chí của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp miễn là họ dựa
trên những quy định của Hiến pháp. Nghị viện cũng không thể thay đổi các phán
quyết mà thẩm phán đã đưa ra, cách duy nhất là phải thông qua việc sửa đổi hiến
pháp vô cùng khó khăn. Chức năng bảo hiến đã đưa đến cho các thẩm phán công cụ
hữu hiệu để bảo vệ cho tính độc lập của mình. Tuy nhiên, quyền lực này chỉ phát sinh
trong một số trường hợp cụ thể như đã đề cập ở trên về điều kiện bảo hiến cho nên
không phải lúc nào thẩm phán cũng có thể thực hiện được quyền này trên thực tế.
Chức năng giải thích Hiến pháp được phái sinh từ chức năng bảo vệ Hiến pháp.
Bất kỳ thẩm phán nào cũng có thể phán quyết về tính hợp hiến của văn bản luật, tuy
nhiên, thẩm quyền này chủ yếu do các thẩm phán của Tòa án Tối cao thực hiện vì
quyết định của họ là quyết định cuối cùng và có giá trị bắt buộc đối với các thẩm
phán khác trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Các thẩm phán sẽ giải thích Hiến pháp để đưa
ra cách hiểu chính xác nhất. Các chủ thể khác như Nghị viện và Chính phủ sẽ dựa
vào đó để áp dụng trong suốt quá trình hoạt động. Không chỉ bảo đảm việc thực hiện
đúng đắn các quy định của Hiến pháp trong các đạo luật và hành vi của chủ thể khác
thông qua chức năng bảo hiến, các thẩm phán còn nắm giữ quyền lực giải thích Hiến
pháp cho nên sự linh hoạt và độc lập của các thẩm phán trong hoạt động xét xử được
mở rộng một cách tối đa.

64
Thẩm phán tòa án cấp dưới phải tuân thủ tiền lệ của thẩm phán thuộc tòa án cấp trên, mọi thẩm phán tòa án
cấp dưới phải tuân thủ tiền lệ xét xử của thẩm phán tòa án tối cao. Xem thêm:
https://www.law.cornell.edu/wex/stare_decisis.
65
Đặng Minh Tuấn (2001), Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Viện Nhà nước và Pháp luật, (1/2001), tr. 64.
19

Thứ hai, các thẩm phán cũng có được sự độc lập nhất định trong vấn đề áp dụng,
giải thích pháp luật. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ phân chia thành hệ thống pháp luật
liên bang và hệ thống pháp luật tiểu bang. Trong mỗi hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ
thì các nhánh quyền lực đều tham gia vào quá trình làm luật. Hệ thống pháp luật liên
bang và tiểu bang đều bắt nguồn từ đạo luật tối cao nhất là Hiến pháp. Tiếp theo là
các đạo luật, quy tắc do Nghị viện ban hành hoặc một số vấn đề Nghị viện giao cho
Chính phủ quy định. Cuối cùng là thông luật do các thẩm phán tạo ra trong quá trình
xét xử của mình. Việc áp dụng và giải thích Hiến pháp đã được giải quyết ở phần
trên. Đối với các văn bản pháp luật của Nghị viện và Chính phủ, các thẩm phán cũng
sở hữu sự độc lập rất lớn trong quá trình áp dụng. Mục đích của Nghị viện khi ban
hành luật thành văn là hạn chế sự ảnh hưởng và quyền lực quá lớn của các thẩm phán.
Tuy nhiên, các thẩm phán thông qua việc giải thích pháp luật đã giành lại được sự
độc lập cho mình. Các thẩm phán của hệ thống thông luật thông thường không quan
tâm ý định của một nhà lập pháp khi ban hành một đạo luật như thế nào mà chỉ xét
xử dựa trên việc thẩm phán đó hiểu văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành
quy định theo cách nào. Điều này dẫn đến việc thẩm phán áp dụng pháp luật trên thực
tế có thể khác biệt so với cách giải thích của Nghị viện. Cuối cùng, đối với hệ thống
án lệ do các thẩm phán tạo ra thì nguyên tắc của thông luật cũng không thể hạn chế
được sự tự do trong hoạt động xét xử của họ.66 Đặc trưng tiêu biểu nhất của hệ thống
thông luật là Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải được tuân thủ). Tuy nhiên tại Hoa
Kỳ, các thẩm phán của tòa án cấp dưới không nhất thiết phải tuân thủ tiền lệ của thẩm
phán của tòa án cấp trên và một tòa án cũng không bị ràng buộc bởi các án lệ của
chính mình. Điểm khác biệt này của án lệ tại Hoa Kỳ xuất phát từ lập luận: “kết quả
xét xử của một vụ việc có thể dựa trên chính sách chung nhiều hơn là dựa vào án lệ”
và “triết lý của tòa án thay đổi tuỳ theo quan điểm cá nhân của người thẩm phán về
vấn đề đang giải quyết ở thời điểm giải quyết vụ việc”.67 Có thể thấy sự linh hoạt khi
áp dụng án lệ đã góp phần củng cố tính độc lập của các thẩm phán đối với những
thẩm phán khác ở cấp tòa cao hơn hoặc ngay cả đối với tiền lệ của chính mình.
Thứ ba, Nghị viện đã quy định cụ thể về các trường hợp một thẩm phán không
đủ tư cách xét xử trong một vụ việc.68 Nhìn chung những trường hợp đó thường xoay
quanh các vấn đề: có nghi ngờ hợp lý về tính công bằng của thẩm phán; người có
quan hệ thân thích với thẩm phán là đương sự trong vụ án; thẩm phán đã từng đại

66
Trong 28 U.S.C. §2072, Nghị viện cho phép Quy tắc của Tòa án tối cao ban hành có thể thay thế luật liên
bang.
67
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 298.
68
28 U.S.C. § 455.
20

diện cho đương sự hoặc tham gia các vụ án của đương sự; thẩm phán có lợi ích tài
chính liên quan đến vụ án. Việc quy định về các trường hợp phải thay đổi thẩm phán
đã tạo nên cơ chế để đảm bảo một cách tốt nhất sự độc lập của các thẩm phán trong
quá trình xét xử.
Tóm tại, Hiến pháp, pháp luật và văn hoá pháp lý tại Hoa Kỳ đã tạo ra điều kiện
rất tự do để thẩm phán có thể độc lập đưa ra phán quyết của mình. Vị thế xét xử độc
lập của các thẩm phán vì vậy cũng đem lại vai trò đối trọng và kiềm chế các nhánh
quyền lực còn lại.
1.2.4. Về tiền lương
Hiến pháp quy định các thẩm phán liên bang Điều III “sẽ nhận được một khoản
thù lao cho công việc của họ, điều này sẽ không được giảm bớt trong thời gian họ
tiếp tục tại vị”.69 Hamilton từng viết: “đối với con người, quyền lực đối với sự tồn tại
của họ sẽ dẫn tới quyền khống chế ý chí của họ”.70 Hamilton cho rằng nếu kiểm soát
được tiền lương của thẩm phán thì sẽ khống chế được ý chí của các thẩm phán bởi vì
tiền lương là điều kiện thiết yếu để các vị thẩm phán duy trì đời sống cá nhân.
Mục đích của quy định này là để những thành viên của mỗi nhánh chính quyền
càng ít phụ thuộc vào những thành viên của các nhánh quyền lực khác càng tốt, như
các khoản lương bổng được cấp cho họ không thể để nhánh quyền lực khác quyết
định.71 Điều đó ngăn cản việc họ dùng lợi thế của mình tác động tới các thẩm phán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên tắc không giảm lương không khiến thẩm phán
liên bang hoàn toàn độc lập với sự can thiệp từ bên ngoài. Nghị viện có toàn quyền
quyết định đối với vấn đề lương của cả khối nhà nước. Hiến pháp quy định lương của
thẩm phán không được giảm trong suốt nhiệm kỳ của họ tuy nhiên không có nghĩa là
Nghị viện phải tăng lương cho họ, thậm chí khi lạm phát tăng thì Nghị viện cũng
không có nghĩa vụ bù đắp phần chênh lệch.
Dù có mục đích để nâng cao tính độc lập của thẩm phán nhưng quy định tiền
lương không bị giảm đi trong suốt nhiệm kỳ vẫn để lại cho Nghị viện cơ hội để “khống
chế” các thẩm phán liên bang. Như đã đề cập ở trên, thẩm phán cũng có những nhu
cầu cá nhân vì vậy họ khó có thể chối từ được những đề nghị về tiền lương đến từ
phía Nghị viện đổi lấy việc phải thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. Mặc dù có
nguy cơ làm mất đi tính độc lập của thẩm phán nhưng do đặc điểm Nghị viện bao

69
Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
70
Alexander Hamilton, The Federalist No. 78, https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed78.asp, (truy cập
ngày 11/3/2023).
71
James Madison, The Federalist No. 51, https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed51.asp, (truy cập ngày
11/3/2023).
21

gồm rất nhiều Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ, mỗi cấp tòa án liên bang lại có nhiều
thẩm phán cho nên sự trao đổi này khó có thể thành công trên thực tế.
Khác với thẩm phán Điều III như đã được phân tích, tiền lương của các thẩm
phán Điều I hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện. Nghị viện có thể tăng hoặc giảm
lương cho họ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trên thực tế Nghị viện có những quy định để
đảm bảo những thẩm phán này không bị cắt giảm lương. Họ “được hưởng mức lương
giống như các thẩm phán tòa án quận liên bang”.72 Có nghĩa là chế độ lương của thẩm
phán Điều I sẽ được áp dụng tương tự thẩm phán tòa án quận liên bang. Mức lương
thẩm phán tòa án quận liên bang tăng thì lương của thẩm phán Điều I cũng tăng. Mức
lương của thẩm phán tòa án quận liên bang không bao giờ bị giảm nên lương của
thẩm phán Điều I cũng vậy.
Tóm lại, vấn đề tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của các thẩm phán.
Mặc dù các nhà lập pháp đã rất quan tâm đến vấn đề tiền lương của các thẩm phán
tuy nhiên vẫn có những hạn chế và cơ hội để các chủ thể khác tác động tới tính độc
lập của thẩm phán thông qua yếu tố này.
1.2.5. Về trách nhiệm
Cơ chế kỷ luật đối với thẩm phán Điều III bao gồm cơ chế được quy định trong
Hiến pháp là luận tội hay còn gọi là đàn hạch (impeachment) và những cơ chế không
được quy định trong hiến pháp. Những cơ chế này đảm bảo rằng khi trao cho một
thẩm phán quyền lực to lớn thì cũng kiềm chế được người đó, họ có thể độc lập nhưng
không thể trở nên quá độc đoán, độc tài.
Học thuyết phân chia quyền lực cản trở bất kỳ việc bãi nhiệm nào của cơ quan
lập pháp đối với các quan chức hành pháp và tư pháp, trừ khi việc bãi nhiệm đó được
cho phép rõ ràng dưới một hình thức luận tội.73 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng
thẩm phán liên bang có thể bị cách chức bởi quy trình luận tội trong trường hợp phạm
tội phản quốc, đưa nhận hối lộ, hoặc các tội hoặc vi phạm nghiêm trọng 74 do Nghị
viện tiến hành mà trong đó Hạ viện đóng vai trò buộc tội một thẩm phán75 và Thượng
viện sẽ tiến hành luận tội.76 Thẩm phán sau khi luận tội và kết luận là có tội thì sẽ bị
cách chức. Chỉ có 15 thẩm phán từng bị luận tội (nghĩa là Hạ viện chính thức buộc

72
26 U.S.C. §7443(c)(1); 28 U.S.C. §172(b).
73 Sam J. Ervin, Jr., Separation of powers: Judicial independence,
https://scholarship.law.duke.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3279&context=lcp, (truy cập ngày 11/3/2023).
74
Khoản 4 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
75
Mục 5 Khoản 2 Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
76
Mục 6 khoản 3 Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
22

tội) và chỉ có 8 người bị kết tội và cách chức.77 Tuy nhiên, quy trình luận tội dường
như lại gia tăng sự bảo vệ cho tính độc lập của các thẩm phán liên bang.
Không có bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp liên bang của Hoa Kỳ quy định
rõ rằng việc Nghị viện luận tội là cách thức duy nhất để cách chức một thẩm phán
Điều III. Tuy nhiên trên thực tế thì không chỉ các học giả pháp lý mà ngay cả những
tổ chức nghề nghiệp và bản thân Tòa án Tối cao cũng đều khẳng định quan điểm rằng
đây là thủ tục duy nhất để cách chức các thẩm phán.78 Các cơ sở để thay thế thẩm
phán rất hạn hữu và quy trình cũng vô cùng phức tạp, mang tính bảo vệ thẩm phán
rất cao79 cho nên việc luận tội thẩm phán liên bang là điều không dễ dàng. Quy trình
luận tội có sự tham gia của cả Thượng viện và Hạ viện ở hai thủ tục riêng biệt. Với
thực tiễn là hai viện của Nghị viện thường có sự độc lập riêng thì quy định luận tội
trở nên rất khó để thực hiện.
Về mặt nội dung, các tội phản quốc và đưa nhận hối lộ đã có những khái niệm để
định hướng cho việc luận tội.80 Tuy nhiên, khái niệm “các tội và vi phạm nghiêm
trọng” thì Hiến pháp và các đạo luật của Nghị viện cũng không có quy định cụ thể
dẫn tới việc xác định các vấn đề nêu trên tuỳ thuộc vào quan điểm của Nghị viện.
Mặc dù vậy Nghị viện cũng không có toàn quyền trong vấn đề này. Nghị viện không
thể luận tội một thẩm phán liên bang vì lí do thẩm phán đó đưa ra những phán quyết
không phù hợp với quan điểm của Nghị viện.
Các vụ việc về luận tội cho thấy rằng nếu không phạm tội phản quốc hoặc đưa
nhận hối lộ thì thẩm phán bị luận tội rơi vào một trong hai trường hợp: (1) khi một
thẩm phán hành xử theo một cách hoàn toàn không phù hợp với chức năng và mục
đích của chức vụ thẩm phán, và vì thế mà huỷ hoại thanh danh của chức vụ này, ví
dụ như say rượu, đạo đức kém hay gian dối; và (2) khi một thẩm phán sử dụng thẩm
quyền của mình vì mục đích không phù hợp, ví dụ kêu gọi từ bỏ liên bang. Gần đây,

77
Shaheen Nouri, Esq., 5 Stetson J. Advoc. & L. 155 (2018), Life Tenure and the Dynamic of Judicial
Independence in the Federal System, https://www2.stetson.edu/advocacy-journal/life-tenure-and-the-
dynamic-of-judicial-independence-in-the-federal-system/, (truy cập ngày 11/3/2023).
78
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 275.
79
Trương Thị Thu Trang (chủ biên) (2022), Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án, một
số gợi mở cho Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 121.
80
Tội phản quốc, như định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Mỹ, “bao gồm việc tiến hành chiến tranh chống
lại nhân dân, hoặc ủng hộ kẻ thù của nhân dân, cung cấp sự trợ giúp và tạo điều kiện cho kẻ thù. Không ai có
thể bị truy tố tội phản quốc trừ khi có hai nhân chứng cùng khai về một hành vi đã rõ ràng” (Hiến pháp liên
bang Mỹ, Điều III, Khoản 3). Tội hối lộ thì được định nghĩa là “việc trả, nhận tiền hoặc vận động vì lợi ích cá
nhân đối với một hành động của nhà nước một cách không chính đáng”. (Black's Law Dictionary, 7th edition,
1999).
23

các tội phạm có thể bị truy tố, ví dụ như trốn thuế hay gian trá trong việc hoàn thuế
cũng có thể làm cho thẩm phán bị luận tội.81
Do biện pháp luận tội có thủ tục phức tạp và những tiêu chí không rõ ràng đã làm
cho quy trình luận tội thẩm phán liên bang trở nên vô cùng khó khăn cho những người
muốn thực hiện, qua đó gián tiếp củng cố tính độc lập của thẩm phán. Theo một báo
cáo của Thượng viện, từ thế kỷ 18 đến nay, chỉ có 15 thẩm phán liên bang từng bị
Nghị viện luận tội, trong đó chỉ có 08 thẩm phán bị tuyên bố là có tội.82
Ngoài ra có một số biện pháp kỷ luật thẩm phán liên bang được quy định trong
Đạo luật Hành xử và Kỷ luật tư pháp và Cải cách các Hội đồng Tư pháp (Judicial
Councils Reform and Judicial Conduct and Disability Act) do Nghị viện Hoa Kỳ ban
hành năm 1980. Đạo luật này không áp dụng đối với thẩm phán Tòa án Tối cao liên
bang. Các biện pháp kỷ luật bao gồm: (1) Ra lệnh không phân công thụ lý vụ việc
cho thẩm phán trong một thời gian nhất định; (2) Kỷ luật thẩm phán vi phạm bằng
cách nhắc nhở cá nhân; hoặc (3) Cảnh cáo trước công chúng với thẩm phán vi phạm.83
Đạo luật trên tuy được thiết kế để kiểm soát trách nhiệm của thẩm phán nhưng
lại quan tâm rất lớn tới việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán. Thứ nhất, đơn khiếu
nại để khởi động quy trình xem xét kỷ luật thẩm phán không được dựa trên cơ sở bất
đồng ý kiến về những căn cứ đưa ra phán quyết của thẩm phán. 84 Thứ hai, hậu quả
pháp lý mà đạo luật này đem lại chỉ là răn đe, tước trách nhiệm và quyền hạn của
thẩm phán làm sai, không phải là cách chức họ. Thẩm phán bị kỷ luật vẫn có quyền
được gọi là thẩm phán liên bang Điều III và vẫn được hưởng đủ lương. Thứ ba, toàn
bộ quy trình kỷ luật đều do thẩm phán thực hiện và kiểm soát, không có sự can thiệp
từ cơ quan hành pháp và lập pháp. Khi đã có quyết định cuối cùng thì đương sự không
thể khiếu nại theo thủ tục phúc thẩm. Thứ tư, hội đồng kỷ luật hoàn toàn tự do trong
việc áp dụng pháp luật nội dung và tố tụng. Cho nên, các biện pháp kỷ luật vẫn đảm
bảo được tính độc lập cho các thẩm phán liên bang Điều III.
Lý thuyết về sự miễn trừ trách nhiệm vật chất cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới tính độc lập của thẩm phán Điều III. Thông qua vụ việc Bradley v. Fisher
(1872) và Stump v. Sparkman, Tòa án Tối cao liên bang cho rằng các thẩm phán phải
được thực hiện chức năng của mình mà không lo sợ bị quy kết trách nhiệm cá nhân
đối với bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho các bên tham gia dù đã hành xử một cách sai

81
Henry J. Abraham (1998), The Judicial Process: An Introductory Analysis of the Courts of the United States,
England and France, Oxford University Press, 7th edition, ISBN 0-19-509987.
82
United States Senate, About Impeachment | Senate Trials, https://www.senate.gov/about/powers-
procedures/impeachment/impeachment-list.htm, (truy cập ngày 14/3/2023).
83
28 U.S.C. §354 (a)2(A).
84
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 284.
24

trái hoặc có ý đồ xấu. Như học giả Karlan kết luận: “[Hoa Kỳ] cần phải cho phép các
thẩm phán được tự do phạm một số lỗi nào đó để đổi lại là khuyến khích cách xét xử
mạnh dạn của các thẩm phán”.85 Vì tính độc lập của tòa án ở Hoa Kỳ, việc mở rộng
áp dụng lý thuyết này rất được ủng hộ. Nó cho phép các thẩm phán có sự tự do rất
lớn khi ra phán quyết. Sự tự do này kết hợp với những quy định về luận tội và cơ chế
kỷ luật khiến cho các công dân Hoa Kỳ gần như không có cơ hội để quy kết trách
nhiệm cho các thẩm phán.
Các biện pháp kỷ luật thẩm phán Điều I có điểm tương đồng và cả những khác
biệt đáng kể so với thẩm phán Điều III do nguồn gốc quyền lực cũng như địa vị pháp
lý của mình. Đối với thẩm phán của hai tòa án Điều I, thủ tục cách chức được thực
hiện bằng hai phương thức khác nhau. Các trường hợp dẫn tới việc bị cách chức của
các thẩm phán này nhiều hơn đáng kể so với thẩm phán Điều III.
Thẩm phán Tòa án Khiếu nại liên bang có thể bị cách chức do không có năng lực,
hành vi không chuẩn mực, vô trách nhiệm, tham gia tư vấn pháp luật nằm ngoài phạm
vi nghề nghiệp hoặc do mất khả năng sức khoẻ.86 Thủ tục cách chức được tổ chức bởi
một phiên xử toàn thể các thẩm phán. Khi đa số thành viên đồng ý thì thẩm phán sẽ
bị cách chức đồng thời bị cấm hành nghề, kể cả hành nghề luật sư tư vấn trước Tòa
án Khiếu nại Liên bang.87 Vấn đề kỷ luật thẩm phán đối với Tòa án Khiếu nại Liên
bang được thực hiện tương tự như thẩm phán Điều III về cả nội dung và hình thức.
Cơ chế kỷ luật này bảo vệ được tính độc lập của các thẩm phán vì nó ngăn chặn được
sự can thiệp từ phía hành pháp và ngay cả chính các tòa án khác.
Đối với các thẩm phán Tòa án Thuế Liên bang thì Tổng thống sẽ toàn quyền thực
hiện việc cách chức họ.88 Các trường hợp có thể bị cách chức bao gồm làm việc không
hiệu quả, vô trách nhiệm hay hành xử không đúng khi làm nhiệm vụ. 89 Khi bị cách
chức, thẩm phán sẽ bị cấm hành nghề trước Tòa án Thuế Liên bang.90 Việc người
đứng đầu cơ quan hành pháp nắm quyền lực cách chức khiến cho thẩm phán bị phụ
thuộc nhánh hành pháp. Vì thế ngay cả trong phạm vi thẩm phán Điều I thì thẩm phán
Tòa án Thuế Liên bang có sự độc lập hạn chế hơn so với Tòa án Khiếu nại Liên bang.

85
Pamela S. Karlan (1998-1999), Two Concepts of Judicial Independence, Southern Calìornia Law Review,
Volume 72:535, tr. 540.
86
28 U.S.C. § 176(a).
87
28 U.S.C. §177.
88
26 U.S.C. §7443(f).
89
26 U.S.C. §7443(f).
90
26 U.S.C. §7443(g).
25

Ngoài ra, thẩm phán liên bang và tiểu bang cũng đều có thể bị truy tố vì các hành
vi phạm tội liên quan đến chức năng tư pháp, chẳng hạn như hối lộ và tống tiền. 91
Các quy định về tội phạm và chế tài hình sự góp phần nâng cao nhận thức và trách
nhiệm cho đội ngũ thẩm phán. Đồng thời các quy định này cũng gián tiếp củng cố vị
trí độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử. Các thẩm phán sẽ phải tự cân nhắc,
tránh thực hiện các hành vi dẫn đến trách nhiệm hình sự nặng nề.
Tóm lại, các hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng cho thẩm phán liên bang Hoa
Kỳ được quy định rất phức tạp, nhiều thủ tục và khó áp dụng, từ đó tạo ra sự độc lập
cho các thẩm phán. Một thẩm phán sẽ không phải đối mặt với việc bị truy cứu trách
nhiệm trừ khi người đó phạm phải những sai lầm quá nghiêm trọng. Điều này cũng
góp phần đảm bảo tâm lý tự tin và độc lập cho thẩm phán trong quá trình công tác.
1.3. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ
1.3.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Cơ chế bổ nhiệm thẩm phán của các bang là rất đa dạng, được quy định cụ thể
trong Hiến pháp của các tiểu bang. Không có phương thức tuyển dụng nào là giống
nhau hoàn toàn giữa các bang. Thậm chí, ở các cấp tòa án khác nhau trong cùng một
bang thì quy trình bổ nhiệm cũng có sự khác nhau.92 Tuy nhiên, có năm phương thức
phổ biến để tuyển dụng một thẩm phán tại các bang của Hoa Kỳ: tuyển cử theo đảng
phái, tuyển cử không qua đảng phái, tuyển chọn theo năng lực, bổ nhiệm của thống
đốc và bổ nhiệm bởi cơ quan lập pháp bang.93
Thứ nhất, hình thức bầu cử theo đảng phái. Ở những bang này, ứng cử viên
thẩm phán được các đảng phái chính trị đề cử thông qua bầu trực tiếp hoặc hội nghị
thành viên.94 Các lãnh đạo đảng phái chính trị thường coi việc tuyển cử các thẩm
phán là một hình thức bảo trợ gián tiếp để thưởng công cho những người trung thành
với đảng phái.95 Sự đề cử của đảng phái lúc này trở thành điều kiện bắt buộc đối với
ứng cử viên thẩm phán, nếu không được sự đề cử này thì một ứng cử viên không thể

91
John O. Haley (2006), The Civil, Criminal and Disciplinary Liability of Judges, The American Journal of
Comparative Law, Vol. 54, pp. 287.
92
Ở California, các thẩm phán phục vụ tại Tòa án Tối cao và Tòa phúc thẩm được bổ nhiệm bởi thống đốc
Bang, trong khi các thẩm phán tại Tòa án Thượng thẩm được bầu trong một cuộc bầu cử không đảng phái; ở
Florida, trong khi các thẩm phán của Tòa lưu động được bổ nhiệm theo cách tương tự như ở California, thì các
thẩm phán của Tòa án tối cao và Tòa phúc thẩm cấp quận do thống đốc Florida bổ nhiệm thông qua quy trình
tuyển chọn nhân tài; Xem thêm phương thức tuyển chọn của các tiểu bang khác:
https://www.ncsc.org/consulting-and-research/areas-of-expertise/court-leadership/judicial-selection, (truy cập
ngày 15/3/2023).
93
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 15/3/2023).
94
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội tr. 300.
95
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 15/03/2023).
26

tham gia vào cuộc bầu cử hoặc không thể được tái bổ nhiệm. Các thẩm phán bang
của Hoa Kỳ được bầu theo nhiệm kỳ giới hạn qua các cuộc bầu cử đảng phái sẽ phải
phụ thuộc vào đảng phái chính trị của họ. Những cuộc bầu cử thẩm phán vì vậy mang
tính chính trị rất cao không phù hợp với những ứng cử viên đề cao sự độc lập.
Thứ hai, bầu cử không qua đảng phái. Với phương thức này, các ứng cử viên
thẩm phán đứng ra tổ chức các chiến dịch tranh cử với tư cách riêng của mình96 mà
không cần phải thông qua sự đề cử của đảng phái chính trị. Mục tiêu của các cuộc
bầu cử phi đảng phái là cố gắng tách tính đảng phái ra khỏi các cuộc tranh cử, các
ứng cử viên sẽ được tuyển chọn chỉ dựa trên cơ sở tư tưởng, năng lực và phẩm chất
của mình. Ngay cả như vậy thì cũng không khắc phục được hoàn toàn tình trạng ứng
cử viên thẩm phán bị tác động bởi các chủ thể khác. Việc tuyển cử của các ứng cử
viên vẫn có thể được sự hỗ trợ từ các đảng phái khác tuy nhiên sự hỗ trợ này không
mang tính chính danh và không công khai.
Thứ ba, phương thức thống đốc bổ nhiệm. Thống đốc bang sẽ có thẩm quyền đưa
ra quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng thẩm phán bang. Trong một số trường
hợp, cần có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp.
Thứ tư, nghị viện bổ nhiệm thẩm phán. Các thẩm phán sẽ được nghị viện toàn
quyền bầu ra mà không thông qua cuộc tranh cử nào. South Carolina và Virginia là
hai bang duy nhất áp dụng phương thức tuyển chọn thẩm phán này97.
Phương thức thống đốc và nghị viện bầu ảnh hưởng trầm trọng tới tính độc lập
của các thẩm phán. Thống đốc hoặc nghị viện thường có xu hướng tuyển chọn những
cá nhân tham gia tích cực vào đời sống chính trị của bang, hoạt động của ứng cử viên
phải mang lại lợi ích cho thống đốc hoặc nghị viện và cho đảng chính trị của họ. Cho
nên, các thẩm phán có thể sẽ tuân theo những sắp đặt của hai nhánh quyền lực còn
lại và mất đi tính độc lập của mình.
Thứ năm, lựa chọn theo năng lực là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất trong
việc tuyển chọn thẩm phán các bang. Phần lớn các thẩm phán tòa án bang được tuyển
chọn thông qua các quy trình dựa trên năng lực ứng cử viên. Phương thức tuyển dụng
thẩm phán này được sử dụng lần đầu tiên ở bang Missouri vào năm 1940, thường
được gọi tắt là “Kế hoạch Missouri”. Phương thức này sử dụng kết hợp hình thức
tuyển cử và bổ nhiệm.98 Một ủy ban đề cử xem xét trình độ của các ứng cử viên tư

96
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội tr. 300.
97
Judicial selection in the states,
https://ballotpedia.org/Judicial_selection_in_the_states#State_supreme_courts, (truy cập ngày 15/3/2023).
98
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 16/03/2023).
27

pháp và đệ trình danh sách tên cho thống đốc. Thống đốc sẽ bổ nhiệm một thẩm phán
từ danh sách đó. Sau khi phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên, thẩm phán phải được người dân
bỏ phiếu trong cuộc bầu cử duy trì để ở lại tòa án.99
Phương thức tuyển chọn thẩm phán dựa trên năng lực là ưu việt nhất so với các
phương thức kể trên. Một mặt, cách thức này hạn chế được ảnh hưởng của cơ quan
hành pháp bang bằng cách đặt nghĩa vụ cho cơ quan này phải tôn trọng những đề cử
của ủy ban đề cử, mặt khác nó cũng hạn chế được phạm vi lựa chọn của công chúng
thông qua thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm không có cạnh tranh.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp những chủ thể được trao quyền tuyển chọn
lại làm suy giảm tính độc lập của thẩm phán. Ủy ban đề cử ở một số bang hoàn toàn
do thống đốc bổ nhiệm cũng đồng nghĩa với việc thống đốc có toàn quyền trong tuyển
chọn và bổ nhiệm các thẩm phán. Mặt khác một thẩm phán đã được bổ nhiệm thì họ
phải thử việc trong một khoảng thời gian sau đó thực hiện việc lấy tín nhiệm của
người dân. Nếu các phán quyết trong thời gian thử việc không làm hài lòng người
dân thì khả năng các ứng cử viên được tiếp tục làm thẩm phán rất thấp. Không chỉ
khi thử việc mà khi đã trở thành thẩm phán chính thức, với áp lực tái cử thẩm phán
đó sẽ luôn phải hệ thuộc vào ý chí của nhánh hành pháp, lập pháp và chính những
người dân đã tuyển chọn mình. Vì vậy, các phương thức tuyển chọn ở tiểu bang ảnh
hưởng rất tiêu cực tới sự độc lập của các thẩm phán.
Một yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới tính độc lập của
thẩm phán thông qua các cơ chế tuyển chọn nêu trên điển hình như vấn đề ngân sách.
Các chiến dịch để cạnh tranh vị trí thẩm phán rất tốn kém. Ứng cử viên buộc phải tổ
chức các chiến dịch dù trong một cuộc bầu cử cạnh tranh hay không cạnh tranh để
quảng bá hình ảnh của mình tới công chúng. Việc vận động ngân sách cho các chiến
dịch là không thể tránh khỏi và chính điều này đã khiến các thẩm phán hệ thuộc vào
các nhà đầu tư. Những người thường được thẩm phán vận động gây quỹ lại chính là
các luật sư - những người thường xuyên tranh tụng trước tòa. Đây là một mối quan
hệ đôi bên cùng có lợi, thẩm phán dễ dàng dùng địa vị của mình để gây ảnh hưởng
và những luật sư quyên góp ngược lại cũng có những lợi ích khi tham gia tranh tụng
tại chính phiên tòa của vị thẩm phán đó. Thẩm phán ở phần lớn các tiểu bang đều có
nhiệm kỳ ngắn hạn (sẽ được phân tích ở phần sau) cho nên ứng cử viên thẩm phán sẽ
đối diện với việc vận động tài chính rất nhiều lần trong sự nghiệp thẩm phán của
mình. Vì vậy, sự độc lập sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Để khắc phục bất cập thì một số bang đã đưa ra các phương án như là giới hạn

99
American Bar Association (2008), Judicial Selection: The Process of Choosing Judges,
https://www.americanbar.org/products/ecd/ebk/217453/, (truy cập ngày 17/3/2023).
28

chi tiêu của ứng cử viên trong các chiến dịch hoặc lập các hệ thống tài trợ bầu cử
công và cấm các ứng cử viên tiếp nhận nguồn tài trợ tư nhân. Tuy nhiên, những khoản
đóng góp trực tiếp có thể bị hạn chế, thì những khoản đóng góp gián tiếp, đặc biệt
là đóng góp từ những chi phí vận động tranh cử độc lập thì lại không thể bị kiểm
soát. Mặt khác các hệ thống tài trợ bầu cử công được vận hành bằng tiền thuế của
người dân nên nguồn tiền để hỗ trợ bầu cử rất không ổn định và thay đổi tùy từng
thời kỳ. Khi nguồn tài trợ công không đủ thì thẩm phán vẫn sẽ phải phụ thuộc vào
nguồn tài trợ tư nhân.
Ngoài ra, các tiểu bang cũng thường chọn ra các chánh án để phụ trách xử lý các
vấn đề về tổ chức hành chính trong nội bộ các tòa án. Phương thức để chọn ra chánh
án tại các tiểu bang được quy định rất đa dạng thông qua các nguồn văn bản khác
nhau. Một số bang quy định phương thức lựa chọn chánh án các tòa án của mình
thông qua Hiến pháp của bang. Ở một số bang thì Nghị viện ban hành các đạo luật để
quy định về phương pháp lựa chọn chánh án. Một số bang lựa chọn chánh án thông
qua các văn bản của tòa án tối cao tiểu bang. Các bang sử dụng các phương thức rất
đa dạng để lựa chọn chánh án. Thậm chí, ở mỗi cấp tòa cũng có thể sử dụng phương
thức khác nhau. Nhìn chung, có bốn hình thức chính các bang sử dụng để lựa chọn
chánh án: (1) Thống đốc bổ nhiệm; (2) Bỏ phiếu trong nội bộ thẩm phán của tòa án;
(3) Cử tri bầu; (4) Dựa trên điều kiện công tác.100 Nhìn chung, thông qua các phương
thức lựa chọn chánh án của tiểu bang một số chủ thể như thống đốc tiểu bang, cử tri,
các thẩm phán trong nội bộ tòa án có thể tác động đến tính độc lập của các chánh án.
Có thể các ứng cử viên chánh án sẽ phải đưa ra những cam kết về quá trình hoạt động
hoặc phương hướng điều hành tòa án trong tương lai để nhận được sự lựa chọn của
các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, các phương thức thống đốc bổ nhiệm, bỏ phiếu
nội bộ, cử tri bầu chọn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính độc lập của các chánh án.
Phương thức lựa chọn chánh án dựa trên điều kiện công tác cũng được sử dụng tại
các tòa án tiểu bang tương tự tại các tòa án liên bang. Các thẩm phán đủ điều kiện
theo luật định (ví dụ như dưới 64 tuổi, đã hoạt động tại tòa án ít nhất 1 năm, chưa
từng là chánh án) và có thâm niên hoạt động lớn nhất thường sẽ đảm nhiệm vị trí
chánh án. Phương thức lựa chọn chánh án dựa trên điều kiện công tác không ảnh
hưởng đến tính độc lập của các chánh án tiểu bang do không có sự can thiệp bởi các
chủ thể từ bên ngoài vào quá trình lựa chọn chánh án.
Tóm lại, các phương thức tuyển chọn của các bang là rất đa dạng dựa trên quan
điểm lịch sử và tình hình chính trị - xã hội của các bang. Tuy nhiên ở phương thức

100
Judicial selection in the states, https://ballotpedia.org/Judicial_selection_in_the_states, (truy cập ngày
17/3/2023).
29

nào cũng bộc lộ nhiều hạn chế có thể gây ảnh hưởng một cách trực tiếp và lâu dài tới
tính độc lập của thẩm phán các tiểu bang.
1.3.2. Về nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ là vấn đề đáng quan tâm nhất trong quá trình công tác của một thẩm
phán. Vấn đề về nhiệm kỳ của thẩm phán được quy định cụ thể trong Hiến pháp của
từng tiểu bang. Trong số năm mươi tiểu bang, chỉ có một tiểu bang áp dụng chính
sách tuyệt đối về nhiệm kỳ trọn đời cho Tòa án của mình là Rhode Island.101 Tại New
Hamshire và Massachusetts các thẩm phán được bầu và phục vụ cho đến khi đạt độ
tuổi nghỉ hưu là bảy mươi tuổi. Tại New Jersey, các thẩm phán sẽ có nhiệm kỳ đầu
tiên kéo dài bảy năm, nếu họ được tái bổ nhiệm thì họ sẽ tại vị đến năm bảy mươi
tuổi. Còn lại tất cả thẩm phán các bang khác của Hoa Kỳ đều làm việc theo các nhiệm
kỳ nhất định giới hạn từ sáu cho đến mười lăm năm. Tại tòa án tối cao ở mười lăm
bang, nhiệm kỳ của các thẩm phán có thời hạn phổ biến nhất là sáu năm, tiếp theo là
nhiệm kỳ tám và mười năm được sử dụng ở mười hai bang. Thẩm phán ở Columbia
có nhiệm kỳ dài nhất, với các thẩm phán có nhiệm kỳ mười lăm năm.102 Việc đặt ra
giới hạn số lượng nhiệm kỳ của thống đốc và các nghị viên có thể tại vị rất phổ biến
tuy nhiên hiện tại không có tiểu bang nào giới hạn nhiệm kỳ với thẩm phán.103
Về vấn đề tái cử, tương ứng với các phương thức tuyển chọn thì cũng có những
phương thức tái cử riêng. Đối với phương thức bầu cử theo đảng phái, trong hầu hết
các trường hợp, các thẩm phán vẫn phải tiếp tục thông qua phương thức bầu cử theo
đảng phái cho các nhiệm kỳ tiếp theo (trừ Illinois, New Mexico và Pennsylvania).
Các thẩm phán được tuyển chọn thông qua bầu cử phi đảng phái thì các nhiệm kỳ
tiếp theo vẫn thực hiện quy trình tương tự. Đối với các thẩm phán được bổ nhiệm bởi
thống đốc và nghị viện thì khi tái cử, các chủ thể trên vẫn tiếp tục giữ vai trò tái bổ
nhiệm thẩm phán. Ở một số bang như Illinois, New Mexico, Pennsylvania,… các ứng
cử viên thẩm phán sẽ có nhiệm kỳ thử việc kéo dài từ một đến ba năm trước khi trải
qua một cuộc bầu cử duy trì và trở thành thẩm phán chính thức nếu đạt được đủ tỉ lệ
đồng thuận. Sau đó, nhiệm kỳ của các thẩm phán thường kéo dài từ sáu đến mười lăm
năm như các bang khác.
Có thể thấy được nhiệm kỳ của thẩm phán tiểu bang nhìn chung là rất ngắn so
với thẩm phán liên bang. Đồng thời số lượng nhiệm kỳ của thẩm phán tiểu bang lại

101
Shaheen Nouri, Esq., Life Tenure and the Dynamic of Judicial Independence in the Federal System, 5
Stetson J. Advoc. & L. 155 (2018), https://www2.stetson.edu/advocacy-journal/life-tenure-and-the-dynamic-
of-judicial-independence-in-the-federal-system/, (truy cập ngày 17/3/2023).
102
Length of terms of state supreme court justices,
https://ballotpedia.org/Length_of_terms_of_state_supreme_court_justices, (truy cập ngày 17/3/2023).
103
IAALS of University of Denver, Judges in the United States,
https://iaals.du.edu/sites/default/files/documents/publications/judge_faq.pdf, (truy cập ngày 17/3/2023).
30

không bị giới hạn do đó trong suốt sự nghiệp của mình một thẩm phán sẽ phải đối
diện với việc tái cử rất nhiều lần. Cách duy nhất để giữ được vị trí của mình là phụ
thuộc vào các chủ thể tuyển chọn. Sự kết hợp giữa nhiệm kỳ ngắn hạn và số lượng
nhiệm kỳ không giới hạn tác động rất tiêu cực đối với tính độc lập của thẩm phán.
1.3.3. Về hoạt động xét xử
Mặc dù cơ chế bảo hiến cũng hiện diện ở các bang, nhưng tính độc lập của các
thẩm phán tiểu bang vẫn không được bảo đảm chắc chắn như đối với các thẩm phán
liên bang. Thẩm phán của các bang vẫn thực hiện hoạt động bảo hiến để bảo vệ Hiến
pháp liên bang và cả Hiến pháp của tiểu bang của mình. Tuy nhiên ngay từ đầu, cơ
chế tuyển chọn và nhiệm kỳ đã dẫn đến việc các thẩm phán không thể hoàn toàn tự
chủ khi tuyên bố một đạo luật của Nghị viện bang hay một hành động của Chính phủ
bang là vô hiệu. Ngoài ra, các điều khoản Hiến pháp của các bang đều có thể được
sửa đổi một cách dễ dàng cho nên chức năng bảo hiến của thẩm phán tiểu bang trở
nên yếu thế trước nhánh lập pháp và hành pháp của bang. Chính vì vậy, việc giải
thích Hiến pháp tiểu bang và pháp luật của các thẩm phán bang thường phải dựa trên
cách hiểu của Nghị viện tiểu bang nếu không muốn phải đối mặt với các chính sách
bất lợi từ Nghị viện cho tòa án của mình.
Án lệ tại các tiểu bang là do các thẩm phán bang tạo ra khi xét xử các vụ viện
liên quan đến Hiến pháp và pháp luật của bang. Án lệ của bang nào thì chỉ có giá trị
với thẩm phán của bang đó và với thẩm phán liên bang khi họ xét xử những vụ việc
liên quan đến Hiến pháp và pháp luật của bang. Việc có thể tạo ra án lệ và tuân thủ
Nguyên tắc Stare Decisis một cách linh hoạt cũng đem đến sự độc lập tương đối cho
các thẩm phán tại các tiểu bang. Tuy nhiên như đã phân tích ở các phần trước, các
phán quyết của thẩm phán tiểu bang có thể bị tác động bởi các chủ thể khác cho nên
vai trò làm luật cũng không đem lại sự độc lập đáng kể cho các thẩm phán tại tiểu
bang. Cùng với đó là việc các thẩm phán bang cũng bị ràng buộc bởi các án lệ của
tòa án cấp trên do đó sự độc lập trong hoạt động xét xử là rất hạn chế.
Vấn đề đảm bảo sự độc lập của thẩm phán tiểu bang với các chủ thể tham gia tố
tụng khác được các bang quy định khá tương đồng, đều dựa trên những quy định mẫu
của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) ban hành.104 Những quy định để đảm bảo một
thẩm phán phải độc lập với những chủ thể khác của tiểu bang cũng có sự tương đồng
với quy định áp dụng cho các thẩm phán liên bang. Nó cũng bao gồm quy định tuỳ
nghi và nhóm quy định cụ thể. Thẩm phán có thể bị tuyên bố không đủ điều kiện
tham gia xét xử nếu “có những nghi ngờ hợp lý”, đây là một điều khoản tuỳ nghi, có

104
Rule 2.11, ABA Model Code of Judicial Conduct (2020).
31

thể diễn giải theo nhiều cách, đóng vai trò bổ sung và hoàn thiện cho những điều
khoản cụ thể đôi khi còn thiếu sót hoặc không bắt kịp xu thế chung. Nhóm quy định
cụ thể thì xoay quanh vấn đề có mối quan hệ thân thích, có mối quan hệ tài chính
hoặc đã từng tham gia các vụ án của đương sự thì thẩm phán không đủ tiêu chuẩn để
tiếp tục tham gia phiên tòa đó. Các nhà làm luật đã kết hợp phương pháp liệt kê lẫn
khái quát hoá để quy định một cách toàn diện nhất những trường hợp một thẩm phán
không đủ điều kiện để tham gia xét xử qua đó bảo vệ tính độc lập của các thẩm phán,
giúp họ được xét xử trong một môi trường công bằng nhất.
1.3.4. Về tiền lương
Vào năm 2022, Trung tâm Quốc gia về Tòa án Tiểu bang (National Center for
State Courts – NCSC) đã tiến hành một cuộc khảo sát để thu thập thông tin chi tiết
liên quan đến các quy trình được sử dụng để ấn định tiền lương tư pháp và tăng lương
tư pháp.105 Các căn cứ pháp lý, phương thức và chủ thể quy định vấn đề tiền lương
của các bang rất đa dạng. Căn cứ về tiền lương của thẩm phán thường được quy định
trong Hiến pháp, các đạo luật hoặc các văn bản mang tính hành chính của tòa án tối
cao bang.
Chủ thể có thẩm quyền ban hành quy chế về tiền lương cho thẩm phán tại các
bang rất đa dạng.106 Tại một số bang, Nghị viện của bang sẽ ban hành luật để trực
tiếp điều chỉnh tiền lương của thẩm phán. Ở một số bang khác, tiền lương của thẩm
phán sẽ được cơ quan quản lý hành chính của tòa án quyết định. Có những bang điều
chỉnh mức lương của thẩm phán tiểu bang dựa trên tiền lương của thẩm phán liên
bang. Một số bang thì lại hành lập hội đồng tiền lương để quyết định lương thẩm phán
(đóng vai trò tư vấn hoặc toàn quyền phụ trách vấn đề tiền lương). Phương thức trao
quyền xây dựng mức lương cho chính phủ bang sau đó xét duyệt bởi một ủy ban hỗn
hợp cũng được sử dụng ở các bang. Có thể thấy một số chủ thể có khả năng tác động
rất lớn tới vấn đề tiền lương của thẩm phán thông qua các phương thức này là: Nghị
viện, Chính phủ, Hội đồng tiền lương (có thể do Nghị viện thành lập hoặc Thống đốc
bổ nhiệm), Tòa án cấp cao nhất của bang và một số chủ thể khác.
Các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng quy chế tiền lương cho thẩm phán
có những tác động nhất định tới sự độc lập của đội ngũ thẩm phán. Nghị viện và thống
đốc của bang mang tính đối trọng quyền lực với các thẩm phán trong hệ thống chính
quyền tiểu bang. Thẩm phán tại các tiểu bang không được sự bảo đảm về tiền lương

105
Xem thêm về tiền lương của thẩm phán bang: National Center for State Courts (2022), How States Set
Salaries, https://www.ncsc.org/salarytracker/special-reports/how-states-set-salaries/map, (truy cập ngày
17/3/2023).
106
National Center for State Courts (2022), How States Set Salaries,
https://www.ncsc.org/salarytracker/special-reports/how-states-set-salaries/map, (truy cập ngày 17/3/2023).
32

của Hiến pháp như thẩm phán liên bang Điều III. Trong một số trường hợp, Thống
đốc và Nghị viện có thể sử dụng các chính sách về tiền lương để định hướng, thay
đổi các hành vi hoặc phán quyết của các thẩm phán nhằm mục tiêu chính trị. Do đó,
việc Thống đốc và Nghị viện giữ thẩm quyền trong việc quyết định tiền lương của
thẩm phán có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho tính độc lập của các thẩm phán.
Hội đồng tiền lương cũng là một chủ thể thường được các tiểu bang trao cho thẩm
quyền thiết lập quy chế tiền lương cho đội ngũ thẩm phán. Phương thức bổ nhiệm các
vị trí trong hội đồng là khác nhau: thống đốc bổ nhiệm; thống đốc đề cử, thượng viện
phê chuẩn; bầu cử công khai;… Thành viên của hội đồng tiền lương có thể bao gồm:
thành viên được đề cử bởi thống đốc; nghị viện (thượng viện, hạ viện); tòa án tối cao;
một số thành viên là người đại diện của các tổ chức khác như liên đoàn luật sư, hiệu
trưởng trường đại học luật107… Các chủ thể thường xuyên xuất hiện trong phương
thức này là những cá nhân đại diện cho Nghị viện hoặc Thống đốc, họ chiếm đa số
vị trí trong hội đồng tiền lương. Sự đa dạng về thành viên hội đồng tiền lương đặt ra
cơ hội để các thẩm phán bảo vệ sự độc lập của mình. Thống đốc và Nghị viện có sự
đối trọng nhau về quyền lợi, các thành viên khác có thể đến từ bất cứ tổ chức độc lập
nào, ít có thể ảnh hưởng được các thẩm phán. Một chủ thể không thể tự mình thay
đổi mức lương của các thẩm phán khi không đạt được sự đồng thuận cùng các thành
viên khác trong hội đồng. Các hội đồng tiền lương khiến cho sự độc lập của thẩm
phán được bảo vệ hiệu quả hơn.
Mỗi một phương thức xây dựng tiền lương cho thẩm phán và việc quy định chủ
thể nào có thẩm quyền xây dựng các quy chế về tiền lương cho thẩm phán đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng. Hệ thống quy định cũng như tư duy pháp lý của các
bang vô cùng đa dạng do đó mức độ ảnh hưởng tới tính độc lập của thẩm phán tại
mỗi bang cũng rất khác nhau.
1.3.5. Về trách nhiệm
Các thẩm phán tiểu bang từng có cơ chế cách chức tương tự các thẩm phán liên
bang - cách thức duy nhất để cách chức họ là quy trình luận tội.108 Thủ tục luận tội

107
Ví dụ như ở Maryland: Thống đốc bổ nhiệm bảy thành viên của Ủy ban với nhiệm kỳ sáu năm. Trong số
này, hai người do Chủ tịch Thượng viện đề cử, hai người do Chủ tịch Hạ viện đề cử và một người do Hiệp hội
Luật sư Tiểu bang Maryland đề cử. Ủy ban chọn Chủ tịch. (Code Courts & Judicial Proceedings Article, sec.
1-708). Xem thêm: https://msa.maryland.gov/msa/mdmanual/26excom/html/22jcomp.html, truy cập ngày
17/3/2023).
Hội đồng tiền lương ở West Virginia bao gồm năm thành viên sau: (1) Hiệu trưởng Trường Luật Đại học West
Virginia; (2) Hai cá nhân do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm; (3) Hai cá nhân do Chủ tịch Hạ viện chỉ định.
(§4-2C-1. Judicial Compensation Commission established; membership). Xem thêm:
https://law.justia.com/codes/west-virginia/2022/chapter-4/article-2c/section-4-2c-1/, (truy cập ngày
17/3/2023).
108
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 313.
33

các phẩm phán tiểu bang bắt đầu từ quá trình buộc tội tại hạ viện và kết thúc bằng
phiên luận tội tại thượng viện bang. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các
mối quan hệ xã hội đã dẫn tới việc số lượng thẩm phán gia tăng một cách nhanh chóng
và các quy trình luận tội ngày càng trở nên phức tạp hơn. Giữa thế kỷ XX, các bang
của Hoa Kỳ đã bắt đầu thay thế quy trình luận tội bằng quy trình kỷ luật đơn giản
hơn. Các ủy ban kỷ luật thẩm phán lần lượt được thành lập ở năm mươi bang, có thể
chúng có tên gọi khác nhau nhưng chức năng nhìn chung là tương tự nhau.109
Các ủy ban này sẽ đóng vai trò điều tra và cố vấn sau đó đưa ra kiến nghị cho các
cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Ở phần lớn các bang, thẩm quyền kỷ luật và
cách chức được trao cho tòa án cấp cao nhất. Một số bang như Alabama, Delaware,
Illinois, New Hampshire và Pennsylvania thành lập các cơ quan xét xử độc lập để
đưa ra phán quyết cuối cùng trong các vụ kiện kỷ luật thẩm phán. 110 Cơ quan này có
thể chỉ bao gồm các thẩm phán hoặc cả thẩm phán và một số chủ thể khác.
Trong cơ cấu của cơ quan xét xử độc lập thông thường có sự góp mặt của các
thẩm phán, luật sư và cả người dân. Thẩm phán sẽ được tòa án hoặc các thẩm phán
khác lựa chọn, luật sư sẽ được các đoàn luật sư cử ra và người dân thì thường được
thống đốc chỉ định. Ở Minesota thì thống đốc lại bổ nhiệm tất cả các thành viên của
ban kỷ luật thẩm phán. Cũng là một ngoại lệ khác, ở Main thì tất cả các thành viên
của Ủy ban Trách nhiệm và Kỷ luật Thẩm phán (The Comittee on Judicial
Responsibility and Disability) đều được tòa án tối cao của bang chỉ định.111
Cũng giống như quy định đối với thẩm phán liên bang thì căn cứ để quyết định
các biện pháp kỷ luật, kể cả cách chức đối với các thẩm phán bang đều được quy định
một cách chung chung tạo ra khả năng linh động rất lớn cho chủ thể áp dụng. Những
căn cứ phổ biến nhất là hành xử không đúng đắn, liên tục không hoàn thành nhiệm
vụ, không có năng lực, không giữ được các chuẩn mực ứng xử, bị kết án liên quan
tới suy thoái đạo đức hoặc gian dối trong quá trình thực thi công lý làm mất danh dự
nghề nghiệp.112
Các biện pháp kỷ luật và cách chức các thẩm phán bang tồn tại song song với
quy trình luận tội của nghị viện bang. Tuy nhiên, suy cho cùng thì các biện pháp kỷ
luật vẫn bảo vệ tốt hơn tính độc lập của các thẩm phán bởi vì quyền kỷ luật cuối cùng

109
Edward J. Schoenbaum (1977), A History Look at Judicial Discipine, Chicago-Kent Law Review, Volume
54, Issue 1, pp. 21-22.
110
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 314.
111
American Judicature Society, Judicial Disciplinary Commission Membership,
www.ajs.org/ethics/pdfs/Commission%20membership.pdf, (truy cập ngày 18/3/2023).
112
Fannie J. Klein (1978), Federal and State Court Systems – A Guide, Ballinger Publishing Company,
Cambridge, Massachusetts, pp.29-44.
34

phần lớn là thuộc về tòa án cao nhất của các bang. Ở một số bang thành lập các cơ
quan xét xử độc lập thì thành viên của nó thường chỉ bao gồm thẩm phán hoặc số
lượng thẩm phán đủ đông để đảm bảo việc các thẩm phán chính là người ra quyết
định cuối cùng. Những người còn lại trong hội đồng kỷ luật là những chủ thể như luật
sư, người dân, họ có tỷ lệ hệ thuộc thẩm phán rất cao. Tổ hợp lợi thế về thành viên
và sự linh hoạt của các quy định pháp luật đã trao cho các thẩm phán quyền quyết
định có lợi hơn cho những thẩm phán bị kỷ luật. Sự độc lập của thẩm phán các tiểu
bang có thể được bảo vệ rất hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì các thẩm
phán cũng có thể bị tác động bởi chính ủy ban kỷ luật và các thành viên trong đó.
Ngoài ra, các thẩm phán tiểu bang cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về các hành vi phạm tội liên quan đến chức năng tư pháp của mình. Khác với thẩm
phán liên bang chỉ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên bang về hành vi phạm
tội, thẩm phán tiểu bang lại chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật hình sự liên bang và
pháp luật hình sự của tiểu bang. Sự khác biệt này ràng buộc thẩm phán tiểu bang với
nhiều trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, lợi ích của trách nhiệm hình sự đối với các nhiệm
vụ tư pháp của thẩm phán vẫn không suy giảm. Những chế tài hình sự được đặt ra
không chỉ có mục đích trừng phạt mà còn mang tính chất phòng ngừa tội phạm. Hơn
ai hết, thẩm phán là người có vốn hiểu biết rất lớn về pháp luật nên trách nhiệm hình
sự có thể khiến các thẩm phán hoạt động một cách nghiêm túc, khách quan, công
bằng hơn cũng như không chịu sự ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. Từ đó, tính
độc lập của các thẩm phán cũng góp phần được đảm bảo.
Có thể thấy một cách rõ ràng, sự độc lập của các thẩm phán tiểu bang hạn chế
hơn rất nhiều so với thẩm phán liên bang. Cách thức tuyển chọn một thẩm phán tiểu
bang cũng như các quy định về công tác, xét xử của họ đều đối mặt với sự tác động
rất lớn từ bên ngoài. Việc một thẩm phán tiểu bang có thể vượt qua được những yếu
tố bên ngoài và khi vượt qua được thì thời gian thẩm phán đó được tại vị là một câu
hỏi lớn đối với các tòa án. Chỉ trong một quốc gia nhưng lại có sự chênh lệch rõ ràng
giữa mức độ độc lập của các thẩm phán phản ánh được mức độ hiệu quả của những
quy định khác nhau mà chính quyền liên bang hay tiểu bang dành cho các thẩm phán
của mình. Dù cho ở bất kỳ cấp độ nào, những kinh nghiệm về tính độc lập của thẩm
phán có thể được sử dụng hiệu quả để nghiên cứu và học hỏi một cách có chọn lọc.
35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Như vậy, thông qua những phân tích ở trên, Chương 1 đã làm rõ những vấn đề
sau đây:
Thứ nhất, phần 1.1 khái quát hoá cấu trúc hệ thống tòa án của Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống tòa án. Tác giả
đã giới thiệu hệ thống tòa án dưới hai cấp độ là hệ thống tòa án liên bang và hệ thống
tòa án các tiểu bang. Trong mỗi hệ thống đều bao gồm tòa án cấp sơ thẩm, tòa án cấp
phúc thẩm và một tòa án tối cao. Các tòa án lần lượt được giới thiệu theo các tiêu chí
như thẩm quyền, số lượng tòa án ở mỗi cấp, số lượng thẩm phán của cấp tòa đó…
Cuối cùng, tác giả phân tích mối quan hệ giữa tòa án liên bang với tòa án tiểu bang
cũng như mối quan hệ nội bộ của các tòa án trong cùng một hệ thống với nhau.
Thứ hai, phần 1.2 nghiên cứu những quy định pháp luật bảo đảm tính độc lập của
thẩm phán liên bang tại Hoa Kỳ. Giới hạn nghiên cứu trong phần này là thẩm phán
thuộc các tòa án Điều III và Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ (thẩm phán Điều I được phân
tích là thẩm phán Tòa án Thuế Liên bang và Tòa án Khiếu nại Liên bang). Tính độc
lập của các thẩm phán liên bang lần lượt được nghiên cứu thông qua các phương diện
về cơ chế tuyển chọn, vấn đề công tác, hoạt động xét xử, tiền lương và cuối cùng là
vấn đề trách nhiệm. Thông qua đó hiểu được những ưu điểm cũng như hạn chế của
các quy định pháp luật đến sự độc lập của các thẩm phán liên bang.
Thứ ba, phần 1.3 nghiên cứu sự bảo đảm của pháp luật Hoa Kỳ đối với tính độc
lập của đội ngũ thẩm phán tại các tiểu bang. Tác giả sẽ không đi vào phân tích từng
bang mà sẽ đề cập tới những đặc điểm chung nhất của các bang khi quy định về cùng
một vấn đề đồng thời cũng đưa ra một số trường hợp ngoại lệ để có cái nhìn đa chiều
hơn. Tính độc lập của các thẩm phán bang được nghiên cứu thông qua các phương
diện: cơ chế tuyển chọn, vấn đề công tác, hoạt động xét xử và vấn đề trách nhiệm.
Thông qua những nghiên cứu và phân tích về thẩm phán tiểu bang thì tác giả có sự
đánh giá về những ưu điểm cũng như hạn chế của quy định pháp luật đối với việc
đảm bảo tính độc lập cho thẩm phán các bang và đồng thời so sánh đối chiếu với sự
độc lập của thẩm phán liên bang trong mối quan hệ tổng thể, khách quan.
Tóm lại, thông qua chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về hệ thống tòa án
Hoa Kỳ đồng thời phân tích các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới nghề nghiệp
thẩm phán tại Hoa Kỳ. Từ đó, nghiên cứu cụ thể hơn sự ảnh hưởng của quy định của
pháp luật tới tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA THẨM
PHÁN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Nếu như Hoa Kỳ áp dụng một cách tuyệt đối tư tưởng tam quyền phân lập, phân
chia bộ máy nhà nước ra thành các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp
kiềm chế và đối trọng lẫn nhau thì ở Việt Nam, “quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.113 Tính thống nhất của quyền lực nhà nước
ở Việt Nam có thể được lý giải bởi nguyên lý chủ quyền nhân dân. Quyền lực nhân
dân là thống nhất, là quyền lực tối cao và là quyền lực gốc trong xã hội dân chủ. 114
Quyền lực nhà nước là một bộ phận của nhân dân, được nhân dân ủy quyền thông
qua Hiến pháp. Xét về bản chất, quyền lực nhà nước không thể được phân chia. Cho
nên, Việt Nam không phân chia một cách tuyệt đối các nhánh quyền lực như ở Hoa
Kỳ mà chỉ phân công một cách tương đối nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan
nhà nước thành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì áp dụng những học thuyết khác nhau
trong việc xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước nên mối quan hệ giữa các nhánh quyền
lực của Hoa Kỳ và Việt Nam cũng rất khác nhau. Điều này dẫn đến tính độc lập của
ngành tư pháp nói chung và sự độc lập của các thẩm phán nói riêng trong bối cảnh
của từng quốc gia cũng có sự khác biệt. Chương 2 sẽ tập trung làm rõ tính độc lập
của thẩm phán tại Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quy định
pháp luật nhằm bảo vệ một cách tối đa tính độc lập của các thẩm phán.
2.1. Thực trạng pháp luật về việc bảo đảm tính độc lập của thẩm phán tại Việt
Nam
2.1.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Ở Việt Nam tồn tại hai cơ chế bổ nhiệm đối với các thẩm phán là: (1) Bổ nhiệm
chức danh tư pháp và (2) Bổ nhiệm chức vụ. Bổ nhiệm chức danh tư pháp đối với
thẩm phán là việc các chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm những người chưa phải là
thẩm phán trở thành thẩm phán hoặc từ thẩm phán cấp thấp lên thẩm phán cấp cao
hơn. Việt Nam áp dụng chế độ bổ nhiệm theo ngạch đối với chức danh tư pháp thẩm
phán. Bổ nhiệm chức vụ là việc chủ thể có thẩm quyền quyết định cho một cá nhân
giữ các chức vụ như chánh án, phó chánh án trong tòa án các cấp.
Thứ nhất, về việc bổ nhiệm chức danh tư pháp.
Khoản 1 Điều 66 Điều 28 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định có bốn
loại ngạch thẩm phán: thẩm phán sơ cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp và

113
Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
114
Võ Khánh Vinh (2019), Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/ve-quyen-
tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta, (truy cập ngày 01/4/2023).
37

thẩm phán TANDTC. Quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp, trung cấp
và cao cấp có sự tương đồng với nhau. Quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm của đội ngũ
thẩm phán TANDTC lại có những điểm khác biệt đáng kể so với các ngạch còn lại
do vai trò rất quan trọng của họ đối với hệ thống tòa án. Vì vậy, tính độc lập của thẩm
phán sẽ được nghiên cứu thông qua những quy trình sau: (1) Quy trình tuyển chọn và
bổ nhiệm thẩm phán TANDTC; (2) Quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán sơ
cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp.
Một là, quy trình bổ nhiệm thẩm phán TANDTC được quy định tại Điều 72 Luật
Tổ chức TAND năm 2014 và Điều 4, Điều 5 Quyết định 866/QĐ-TANDTC của
TANDTC về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách
chức thẩm phán (sau đây gọi tắt là Quyết định 866/QĐ-TANDTC). Quy trình tuyển
chọn và bổ nhiệm thẩm phán TANDTC được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nhân sự;
Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến đề nghị bổ nhiệm Thẩm
phán TANDTC;
Bước 3: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan TANDTC;
Bước 4: Ban cán sự Đảng TANDTC xem xét, quyết định danh sách dự kiến bổ
nhiệm Thẩm phán TANDTC;
Bước 5: Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
Bước 6: Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia tiến hành phiên họp
xem xét, tuyển chọn Thẩm phán TANDTC;
Bước 7: Trình Quốc hội phê chuẩn;
Bước 8: Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.
Trong quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán TANDTC, có nhiều chủ thể
tham gia có thể tác động tới tính độc lập của các thẩm phán như: Quốc hội; Chủ tịch
nước; Chánh án TANDTC; Đảng; thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát
Thẩm phán quốc gia; các thẩm phán TANDTC khác.
Quốc hội có vai trò phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán TANDTC theo bước
7. Quốc hội hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số,115 một năm
thường chỉ họp hai lần. Về mặt tổ chức, Quốc hội hoạt động theo chế độ tập thể do
đó việc ảnh hưởng tới thẩm phán nhằm mục đích cá nhân, riêng tư là rất hạn chế. Về
mặt thời gian, Quốc hội không thể thường xuyên tác động trực tiếp vào công việc
hàng ngày của các thẩm phán TANDTC. Việc trao cho Quốc hội thẩm quyền phê

115
Quốc hội (2006), Hoạt động của Quốc hội, https://quochoi.vn/gioithieu/gioithieuveqh/pages/hoat-dong-
qh.aspx?ItemID=24420, (truy cập ngày 01/4/2023).
38

chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán TANDTC khiến cho đội ngũ thẩm phán TANDTC
độc lập hơn.
Đối với Chánh án TANDTC, đây là chủ thể có tác động lớn nhất tới tính độc lập
của các thẩm phán TANDTC. Chánh án TANDTC có vai trò quan trọng trong hầu
hết các bước của quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán TANDTC. Chánh án
TANDTC là người đứng đầu của TANDTC, thực hiện quản lý trực tiếp đối với các
thẩm phán TANDTC. Trong cả quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán
TANDTC thì Chánh án TANDTC đều giữ những thẩm quyền quan trọng nhất. Chánh
án TANDTC là người duy nhất có thẩm quyền đề cử thẩm phán TANDTC tại bước
1. 116 Đa số các hội đồng xem xét tư cách thẩm phán TANDTC sau đó cũng do Chánh
án TANDTC đứng đầu. Thành viên Hội nghị lấy ý kiến về việc bổ nhiệm thẩm phán
TANDTC đều là thành viên TANDTC, các chánh án và phó chánh án cấp dưới -
những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Chánh án TANDTC.117 Kết quả của Hội
nghị này ảnh hưởng trực tiếp tới việc bổ nhiệm một thẩm phán TANDTC. Ngoài ra,
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có thẩm quyền xem xét, tuyển
chọn thẩm phán tại bước 6 cũng do Chánh án TANDTC làm chủ tịch. Thành viên của
hội đồng118 đa số là các thẩm phán TANDTC cấp dưới của Chánh án TANDTC, một
số thành viên khác thì có thể không có chuyên môn về pháp luật. Chánh án TANDTC
có ảnh hưởng rất lớn trong ngành tòa án, thông thạo pháp luật và nắm rõ hoạt động
của tòa án. Do đó, các thành viên khác thường nghe theo ý kiến của Chánh án
TANDTC.119 Việc một thẩm phán có thể trở thành thẩm phán TANDTC hay không
phụ thuộc rất lớn vào ý kiến của Chánh án TANDTC. Các thẩm phán muốn trở thành
thẩm phán TANDTC phải đánh đổi sự độc lập, lệ thuộc vào Chánh án TANDTC. Có
thể thấy Chánh án TANDTC có sự ảnh hưởng rất lớn tới tính độc lập của các thẩm
phán TANDTC khác.
Theo bước 1, 4, 5 của quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán TANDTC,
Đảng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn thẩm phán TANDTC. Để
được bổ nhiệm làm thẩm phán TANDTC, một ứng cử viên phải được sự tán thành

116
Điểm a Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ
sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán của TANDTC ngày 13 tháng 7 năm 2016.
117
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ
sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán của TANDTC ngày 13 tháng 7 năm 2016.
118
Theo Điều 70, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc
gia gồm: Chánh án TANDTC là Chủ tịch Hội đồng, một Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự
trung ương, các Chánh án TAND cấp cao, một đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt
Nam, danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do UBTVQH quyết định theo đề
nghị của Chánh án TANDTC.
119
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 486.
39

của đa số thành viên trong tập thể Ban cán sự Đảng TANDTC, Ban Chấp hành Đảng
bộ TANDTC.120 Sau đó, các thẩm phán này cũng cần được các Ban của Đảng ở Trung
ương thông qua sau khi thẩm định nhân sự.121 Có thể thấy, các cơ quan của Đảng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra tư cách cá nhân đối với quy trình bổ
nhiệm thẩm phán TANDTC. Các chủ thể này có toàn quyền thông qua hoặc phủ quyết
hồ sơ của một ứng cử viên sau khi đánh giá. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng từ các cơ
quan của Đảng đến tính độc lập của các thẩm phán TANDTC là rất lớn. Mặt khác,
các thẩm phán TANDTC phần lớn đều là Đảng viên, phải hoạt động theo sự chỉ đạo
và quản lý của Đảng. Đảng có sự tác động rất sâu sắc và có thể can thiệp trực tiếp
đến hoạt động của các thẩm phán TANDTC và ảnh hưởng đến tính độc lập của họ.
Ngoài ra, các thẩm phán TANDTC khác cũng tham gia vào quá trình tuyển chọn
và bổ nhiệm thẩm phán nhưng mức độ ảnh hưởng là không lớn. Các thẩm phán
TANDTC khác phải tuân thủ những kế hoạch mà Chánh án TANDTC đề ra nên vai
trò cá nhân của họ không thật sự ảnh hưởng tới tính độc lập của các thẩm phán
TANDTC được bổ nhiệm.
Hai là, quy trình bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp, trung cấp và cao cấp được quy định
tại Điều 4, Điều 9 và Điều 13 Quyết định 866/QĐ-TANDTC. Quy trình tuyển chọn
và bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo về việc đăng ký thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán;
Bước 2: Đề cử người tham dự kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán;
Bước 3: Xem xét, thông qua danh sách nhân sự tham dự kỳ thi tuyển chọn, nâng
ngạch thẩm phán;
Bước 4: Thông báo kết quả thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán và đăng Cổng
thông tin điện tử;
Bước 5: Lập hồ sơ và tiến hành quy trình lấy ý kiến bổ nhiệm thẩm phán;
Bước 6: Lấy ý kiến cấp ủy (quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán cao cấp
không thực hiện bước này);
Bước 7: Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn
thẩm phán;
Bước 8: Chánh án TANDTC trình Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán.

120
Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán của TANDTC ngày 13 tháng 7 năm 2016.
121
Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán của TANDTC ngày 13 tháng 7 năm 2016.
40

Trong quy trình trên, một số các chủ thể có thể tác động tới tính độc lập của thẩm
phán là: Chủ tịch nước; Chánh án TANDTC; Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm
phán quốc gia; Bí thư cấp ủy; Chánh án và các thẩm phán khác trong tòa án.
Chánh án TANDTC cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới các ngạch thẩm phán
được bổ nhiệm. Chánh án TANDTC là chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm
phán quốc gia – cơ quan thực hiện xem xét và thông qua việc bổ nhiệm các ngạch
thẩm phán. Như đã phân tích, Chánh án TANDTC đóng vai trò chi phối rất lớn đối
với hội đồng này. Chánh án TANDTC cũng là người quản lý ở vị trí cao nhất trong
hệ thống tòa án. Chánh án TANDTC còn có thẩm quyền bổ nhiệm chánh án, phó
chánh án TAND các cấp - người trực tiếp quản lý các tòa án mà thẩm phán các ngạch
hoạt động sau này. Từ những lý do trên, mức độ ảnh hưởng của Chánh án TANDTC
đối với các thẩm phán được bổ nhiệm là rất lớn. Tuy nhiên, Chánh án TANDTC
thường hoạt động ở cấp trung ương, chỉ đạo công tác thông qua các chánh án ở cấp
cơ sở do đó sự ảnh hưởng tới tính độc lập của các thẩm phán cũng được hạn chế.
Chánh án và các thẩm phán TAND nơi thẩm phán được bổ nhiệm hoạt động cũng
có sự tác động trực tiếp tới tính độc lập của các thẩm phán. Về mặt ứng tuyển, không
phải mọi chủ thể đều được tham gia vào quá trình tuyển chọn thẩm phán. Một ứng
cử viên phải được các thành viên trong hội nghị lấy ý kiến tại tòa án của mình bỏ
phiếu và xem xét tư cách tham gia. Những thành viên trong hội nghị lại chính là chánh
án và những thẩm phán đồng nghiệp của ứng viên. Sau đó ứng cử viên phải có được
sự đề cử của chánh án tòa án nơi người đó làm việc để tham gia kỳ thi tuyển chọn
thẩm phán. Cơ chế đề cử này đã tạo ra cơ hội để chánh án tác động lên hoạt động của
các ứng cử viên ngay cả trước khi đề cử và cả sau khi được bổ nhiệm. Giai đoạn này
cũng dễ dàng gây ra các “lợi ích nhóm” giữa các thẩm phán. Một thẩm phán không
phù hợp với lợi ích chung của số đông thì có thể sẽ không bao giờ được có cơ hội
thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra, một số chủ thể khác như tổ chức Đảng cũng có sự tác động đến tính
độc lập của các thẩm phán. Vai trò của nhân tố Đảng đối với tính độc lập của thẩm
phán phụ thuộc vào đường lối của Đảng trong từng thời kỳ. Nếu Đảng chỉ thực hiện
vai trò của mình trong việc chọn ra những cá nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng và
đảm bảo quá trình tại nhiệm của thẩm phán không đi ngược lại với xu hướng tiến bộ
thì sẽ ít ảnh hưởng tới tính độc lập của thẩm phán. Ngược lại, nếu Đảng can thiệp quá
sâu vào hoạt động của một thẩm phán thì sẽ có khả năng tác động tiêu cực tới tính
độc lập của thẩm phán.
41

Thứ hai, về việc bổ nhiệm chức vụ.


Theo quy định pháp luật, Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.122 Phó chánh án TANDTC do Chủ tịch nước
bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án TANDTC.123 Chánh án Tòa án quân sự trung
ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức.124 Các chánh án, phó chánh án các tòa án cấp dưới do Chánh án
TANDTC bổ nhiệm. Có thể thấy, chỉ riêng ở TANDTC mới có sự tham gia của Quốc
hội và Chủ tịch nước trong quá trình bổ nhiệm, tất cả những chức vụ còn lại đều thuộc
thẩm quyền bổ nhiệm của Chánh án TANDTC. Nguyên nhân của sự khác biệt về
thẩm quyền này cũng rất dễ hiểu, đối với Chánh án và Phó Chánh án TANDTC do
sự quan trọng của các vị trí này trong hệ thống tư pháp cho nên Quốc hội và Chủ tịch
nước phải tham gia vào quá trình bổ nhiệm. Còn ở cấp thấp hơn là phạm vi của Chánh
án TANDTC thực hiện chức năng quản lý về mặt hành chính của mình cho nên Quốc
hội và Chủ tịch nước không tham gia vào quy trình đó.
Chủ tịch nước và Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ nhiệm Chánh
án TANDTC. Tuy nhiên, giống như đối với quy trình bổ nhiệm các thẩm phán
TANDTC, do đặc điểm về cơ cấu tổ chức quyền lực và thời gian do đó Quốc hội
không thể ảnh hưởng trực tiếp vào hoạt động hàng ngày của Chánh án TANDTC.
Ngược lại, Chủ tịch nước lại có khả năng ảnh hưởng đến sự độc lập của Chánh án
TANDTC. Chủ tịch nước là chủ thể đề cử Chánh án TANDTC với Quốc hội. Chủ
tịch nước thường có xu hướng đề cử những người phù hợp với quan điểm, tư tưởng
với mình cho vị trí Chánh án TANDTC. Và các ứng cử viên cho vị trí Chánh án
TANDTC cũng có thể đánh mất tính độc lập để phù hợp với các tiêu chí của Chủ tịch
nước. Những hạn chế về thẩm quyền đề cử của Chủ tịch nước Việt Nam khá tương
đồng với thẩm quyền đề cử của Tổng thống Hoa Kỳ.
Các phó chánh án TANDTC được Chủ tịch nước bổ nhiệm dựa trên đề cử của
Chánh án TANDTC. Chủ tịch nước chỉ thực hiện thẩm quyền mang tính chất thủ tục
hành chính. Do đó, các phó chánh án cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ Chánh án
TANDTC nếu muốn được bổ nhiệm. Các chánh án, phó chánh án TANDTC cấp dưới
đều do Chánh án TANDTC tuyển chọn và bổ nhiệm. Vì vậy, các thẩm phán để trở
thành chánh án và phó thẩm phán mà trở nên lệ thuộc vào chủ thể bổ nhiệm là điều
không thể tránh khỏi. Việc bổ nhiệm chức vụ đã tạo nên một sự lệ thuộc theo chiều

122
Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Khoản 1 Điều 26 Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014.
123
Khoản 7 Điều 27, Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2014.
124
Khoản 1 Điều 59 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014.
42

dọc mà đứng ở vị trí cao nhất là Chánh án TANDTC. Quy trình bổ nhiệm chức vụ
kết hợp với quy trình bổ nhiệm chức danh tư pháp đã hình thành nên trong hệ thống
tòa án một sự lệ thuộc theo chiều dọc mang tính dây chuyền.
Ngoài ra, tổ chức Đảng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bổ nhiệm chức
vụ tại các tòa án. Thẩm quyền xem xét về tiêu chuẩn chính trị của các chức vụ cán
bộ, quản lý trong ngành tòa án được trao cho các tổ chức Đảng như Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban cán sự Đảng TANDTC, ban thường
vụ tỉnh ủy, thành ủy…125 Ví dụ, trong hồ sơ đề cử của ứng cử viên Chánh án
TANDTC, phó chánh án TANDTC cần phải có các văn bản đánh giá, nhận xét của
chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi công tác và kết luận của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn
chính trị của người được giới thiệu theo quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính
trị nội bộ Đảng.126 Đối với quy trình bổ nhiệm các chức vụ quản lý ở cấp thấp hơn,
vai trò của Đảng cũng được thể hiện thông qua việc lấy ý kiến của các chủ thể như
ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự Đảng tại tòa án trước khi chính thức bổ nhiệm
chánh án hoặc phó chánh án.127 Sự đánh giá của các tổ chức Đảng có vai trò rất quan
trọng trong việc bổ nhiệm một ứng cử viên làm chánh án hoặc phó chánh án. Các chủ
thể này nắm giữ thẩm quyền “phủ quyết” đồng thời cũng có thể gây áp lực cho các
ứng cử viên đối với quá trình hoạt động trong tương lai.128 Do đó, Đảng có thể tác
động rất lớn tới tính độc lập của đội ngũ cán bộ quản lý tòa án.
Tóm lại, vấn đề bổ nhiệm của Việt Nam có một số quy định tiến bộ, gia tăng tính
độc lập của thẩm phán. Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề bổ nhiệm thẩm phán tại Việt
Nam đã tạo nên một sự lệ thuộc về chiều dọc ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế độc
lập của các thẩm phán. Đây là khởi đầu sự nghiệp của một thẩm phán do đó tác động
của sự lệ thuộc trong bổ nhiệm này có thể sẽ mang tính lâu dài và ảnh hưởng một
cách sâu sắc tới cá nhân các thẩm phán trong suốt thời gian tại nhiệm của họ.
2.1.2. Về nhiệm kỳ
Cũng như Hoa Kỳ, tại Việt Nam vấn đề nhiệm kỳ và tái bổ nhiệm là quan trọng
bậc nhất đối với quá trình hoạt động và công tác của một thẩm phán. Nhiệm kỳ và
vấn đề tái bổ nhiệm của các thẩm phán tương ứng với cơ chế bổ nhiệm, được chia
thành hai loại: (1) Nhiệm kỳ và tái bổ nhiệm chức danh tư pháp, (2) Nhiệm kỳ và tái

125
Điều 6, Điều 7, Điều 11 Quy định số 80-QĐ/TW về quản lý cán bộ của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 8 năm
2022.
126
Điều 11 Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của nội quy kỳ họp
Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/02/2023.
127
Điều 11, Điều 17, Điều 21, Điều 23 Quy định số 80-QĐ/TW về quản lý cán bộ của Bộ Chính trị ngày 18
tháng 8 năm 2022.
128
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 502-503.
43

bổ nhiệm chức vụ. Nhiệm kỳ và tái bổ nhiệm chức danh tư pháp quyết định việc một
người có thể làm thẩm phán trong thời gian bao lâu còn nhiệm kỳ và tái bổ nhiệm
chức vụ lại quyết định việc một thẩm phán giữ chức vụ quản lý đến khi nào. Hệ thống
ngạch mang tính chất nghề nghiệp còn hệ thống chức vụ lại phản ánh tính quản lý về
mặt hành chính công vụ.
Thứ nhất, về nhiệm kỳ và cơ chế tái bổ nhiệm chức danh tư pháp.
Điều 74 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm
phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm
phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”. Nghĩa là có hai con đường để thẩm phán
có thể kéo dài nhiệm kỳ là thông qua việc bổ nhiệm lại ngạch thẩm phán hoặc được
bổ nhiệm ở một ngạch thẩm phán khác cao hơn. Quy định này tương tự với quy định
ở một số bang của Hoa Kỳ tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt đáng lưu ý. Như
đã được phân tích ở Chương 1, một số bang tại Hoa Kỳ cũng dành cho thẩm phán
nhiệm kỳ đầu tiên khá ngắn, sau đó nếu được bổ nhiệm lại thì sẽ áp dụng chế độ
nhiệm kỳ dài hơn hoặc trao cho thẩm phán nhiệm kỳ trọn đời. Tuy nhiên, nhiệm kỳ
đầu tiên của các bang này tồn tại dưới hình thức thời gian thử việc của thẩm phán,
khi hết nhiệm kỳ đầu tiên phải vượt qua một cuộc bầu cử duy trì thì thẩm phán mới
được bổ nhiệm chính thức. Ở Hoa Kỳ cũng không tồn tại chế độ ngạch thẩm phán.
Tác giả cho rằng việc Việt Nam phân chia nhiệm kỳ đầu năm năm và những nhiệm
kỳ tiếp theo kéo dài mười năm cũng có mục đích tương tự như một số bang ở Hoa
Kỳ là để dễ dàng kiểm soát chất lượng của thẩm phán, có thể kịp thời sàng lọc và loại
trừ những nhân tố không phù hợp làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành tòa án. Việt
Nam lại không quy định về chế độ thử việc của thẩm phán cũng như các cuộc bầu cử
duy trì là do quan điểm tổ chức bộ máy nhà nước khác với Hoa Kỳ. Đồng thời, điều
kiện về kinh tế xã hội cũng như dân trí tại Việt Nam đặc biệt là ở địa phương khó mà
thực hiện được các hoạt động trên.
Thứ hai, về nhiệm kỳ và cơ chế tái bổ nhiệm chức vụ.
Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì Chánh án TANDTC có nhiệm kỳ bằng
nhiệm kỳ Quốc hội (thông thường là năm năm), các Chánh án và Phó Chánh án khác
có nhiệm kỳ là năm năm. Quy trình bổ nhiệm lại chức vụ Chánh án và Phó Chánh án
được thực hiện như bổ nhiệm lần đầu. Giống như cơ chế bổ nhiệm chức vụ thì đa số
việc tái bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của Chánh án TANDTC do đó vẫn tạo ra sự hệ
thuộc theo chiều dọc cho hệ thống các chủ thể quán lý trong tòa án như đã phân tích.
Có thể thấy điểm chung của cả hai chế độ nhiệm kỳ là thời gian khá ngắn. Sau
mỗi nhiệm kỳ thẩm phán có thể được tái bổ nhiệm, và số lần tái bổ nhiệm trong suốt
44

đời sự nghiệp một thẩm phán là không hạn chế cho đến khi họ nghỉ hưu.129 Cả hai
cơ chế khi thực hiện quy trình tái bổ nhiệm đều phải trải qua giai đoạn lấy ý kiến tại
cơ sở giống như bổ nhiệm lần đầu. Nhiệm kỳ ngắn, số lần tái bổ nhiệm không giới
hạn, sự tham gia của lãnh đạo của cơ quan nơi thẩm phán làm việc vào quá trình bổ
nhiệm, tất cả đã tạo ra một tổ hợp hoàn chỉnh tác động một cách tiêu cực nhất đối với
tính độc lập của các thẩm phán.
Năm 2014, TANDTC đã từng đề xuất các phương án về nhiệm kỳ của thẩm phán
như sau: Phương án 1: Thẩm phán TANDTC được bổ nhiệm không kỳ hạn, nhiệm
kỳ đầu của Thẩm phán khác là 5 năm, nếu được tái bổ nhiệm thì nhiệm kỳ sau được
kéo dài cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác; Phương án 2: Thẩm phán
TANDTC được bổ nhiệm không kỳ hạn, nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án khác là 10
năm.130 Các phương án trên nhằm mục đích tạo ra sự yên tâm khi công tác cho các
thẩm phán và hình thành nên một sự độc lập tương đối cho ngành tòa án. Tuy nhiên,
khi Luật Tổ chức TAND năm 2014 được ban hành thì nhiệm kỳ của các thẩm phán
vẫn không bảo đảm được cho tính độc lập của đội ngũ thẩm phán. Đây cũng là một
hạn chế rất lớn của quy định pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ độc lập trong
quá trình công tác và hoạt động xét xử của các cá nhân thẩm phán.
Tóm lại, nhiệm kỳ của các thẩm phán tại Việt Nam nhìn chung là rất ngắn. Nhiệm
kỳ kết hợp với số lần tái bổ nhiệm không giới hạn tạo ra sự hạn chế rất lớn tới sự độc
lập của các thẩm phán đối với các chủ thể khác.
2.1.3. Về hoạt động xét xử
Thứ nhất, về vấn đề bảo vệ Hiến pháp.
Tại Hoa Kỳ hoạt động bảo hiến được trao cho tất cả các thẩm phán tạo ra tính
độc lập cho thẩm phán đối với các nhánh quyền lực còn lại như lập pháp và hành
pháp. Còn ở Việt Nam, cơ chế chung bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được ghi nhận:
“Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo
vệ Hiến pháp”.131 Có nghĩa là mọi chủ thể đều có nghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp. Tòa án
Việt Nam không phải là cơ quan chuyên trách trong việc bảo hiến, các thẩm phán tại
Việt Nam cũng không có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến Hiến pháp như
ở Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến việc nhánh tư pháp nói chung và đội ngũ các thẩm phán

129
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr.491.
130
Bích Hằng (2014), Kinh nghiệm quốc tế về nhiệm kỳ và bãi miễn chức vụ thẩm phán, https://noichinh.vn/ho-
so-tu-lieu/201404/kinh-nghiem-quoc-te-ve-nhiem-ky-va-bai-mien-chuc-vu-tham-phan-294332/, (truy cập
ngày 02/4/2023).
131
Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
45

nói riêng hoàn toàn không có bất cứ phương tiện quyền lực tương xứng nào để phản
đối các hành vi không phù hợp với Hiến pháp của hai nhánh quyền lực còn lại. Vì
vậy, các thẩm phán Việt Nam cũng không đạt được mức độ độc lập giống như các
thẩm phán liên bang Hoa Kỳ khi tham gia xét xử những vụ việc có các cơ quan lập
pháp và hành pháp là một bên liên quan.
Thứ hai, về vấn đề giải thích pháp luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giữ vai trò giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.132
Các văn bản dưới luật chiếm đa số trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam thì không thuộc về thẩm quyền chính thức của bất kỳ cơ quan nào.133 Theo
tập quán ngầm định, cơ quan nào ban hành thì cơ quan đó cũng chính là người giải
thích văn bản quy phạm pháp luật đó. Nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, một dạng nội dung phổ
biến trong các loại văn bản này chính là “giải thích từ ngữ” trong luật.134 Ví dụ, theo
Điều 30, khoản 1 Điều 32 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 thì quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Bộ, các cơ quan ngang bộ là những đối tượng có thể
bị khởi kiện hành chính và thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Trong một
vụ việc hành chính liên quan đến vấn đề đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể
là người bị kiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chính là chủ thể thường xuyên
thực hiện các hoạt động giải thích, quy định chi tiết các điều khoản được giao.135
Ngôn ngữ của luật thường quy định một cách khái quát, chung chung, để có thể áp
dụng trên thực tế thì phải dựa vào căn cứ của các Nghị định, thông tư. Do đó, việc
giải quyết các vụ việc trên thực tế của thẩm phán có thể phải phụ thuộc sự giải thích
của cơ quan bị khiếu kiện.
Việc trao cho chủ thể nào vai trò giải thích pháp luật có tác động rất lớn tới tính
độc lập của một thẩm phán. Công việc xét xử của thẩm phán tại Việt Nam có thể hình
dung là việc đi tìm sự thật khách quan của một vụ việc sau đó áp dụng các điều khoản
pháp luật có sẵn để điều chỉnh mà đưa ra phán quyết. Điều này là hạn chế rất lớn đối
với sự độc lập khi xét xử của một thẩm phán vì nếu sự giải thích của các cơ quan khác
là sai lầm thì các thẩm phán vẫn buộc phải tuân thủ mà không được tự giải thích lại
theo cách của mình. Trên thực tế, có thể tòa án sẽ gặp phải rất nhiều trường hợp phán
quyết của mình trong một vụ án sẽ phải lệ thuộc vào sự giải thích từ các cơ quan

132
Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
133
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr.478.
134
Nguyễn Diệu Huyền (2015), Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp ngành Luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 39.
135
Điều 24, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc
hội được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội.
46

chính phủ mà các cơ quan này lại chính là bị đơn trong vụ kiện hành chính đó. Các
thẩm phán không sở hữu độc quyền vai trò giải thích pháp luật đã làm suy giảm rất
nhiều tính độc lập trong hoạt động xét xử của họ.
Trong hoạt động xét xử, thẩm phán Việt Nam cũng sử dụng án lệ. Án lệ tại Việt
Nam do Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công
bố. Án lệ được ban hành để “làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác
nhau”, với mục đích “hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm
những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như
nhau”.136 Tuy nhiên án lệ tại Việt Nam chỉ có giá trị tham khảo, không bắt buộc áp
dụng. Vai trò ban hành án lệ tại Việt Nam cũng không mang lại nhiều lợi ích cho sự
độc lập của các thẩm phán. Thẩm quyền lựa chọn và ban hành án lệ chỉ thuộc về
Chánh án TANDTC và Hội đồng Thẩm phán TANDTC, không phải quyền được mở
rộng cho toàn bộ các thẩm phán. Việc ban hành án lệ cũng không giúp các thẩm phán
tránh khỏi sự phụ thuộc vào những giải thích của những cơ quan ban hành ra nó như
đã phân tích ở trên. Bởi vì án lệ chỉ được ban hành khi các quy định pháp luật còn
nhiều cách hiểu khác nhau có nghĩa là chưa được các cơ quan ban hành giải thích và
khẳng định một cách chính thức. Nếu quy định pháp luật đã có sự giải thích chính
thức thì án lệ cũng không còn đủ điều kiện để được ban hành. Vì vậy, dù có sử dụng
án lệ như các quốc gia khác nhưng tác động của nó vào vị thế độc lập của đội ngũ
thẩm phán là không đáng kể.
Thứ ba, về tính độc lập của thẩm phán đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động xét xử.
Trong một số lĩnh vực đặc thù như tố tụng hình sự, sự tác động qua lại giữa bộ
ba cơ quan Tòa án – Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra cũng có sự ảnh hưởng không
nhỏ tới sự độc lập của các thẩm phán. Một mặt những tài liệu chứng cứ để các thẩm
phán dựa vào xuất phát từ ý chí chủ quan của hai chủ thể còn lại. Mặt khác, pháp luật
quy định Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm chứng minh
tội phạm137 vì vậy vô hình trung tòa án bị đẩy về cùng một phía với Viện kiểm sát,
cơ quan có chức năng buộc tội bị cáo.138 Các thẩm phán cũng vì thế thường có xu
hướng nghiêng về phía các cơ quan điều tra và VKSND hơn là thực hiện hoạt động
xét xử một cách độc lập.

136
Điều 2 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ngày 28 tháng
10 năm 2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
137
Điều 15, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, được sửa
đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
138
Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồ Điệp (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở
Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (2), tr. 15.
47

Đối với mối quan hệ với các chủ thể trong một phiên tòa, để bảo vệ một cách tối
đa sự độc lập của người tiến hành tố tụng nói chung và thẩm phán nói riêng, Việt
Nam đã quy định những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng139, hạn chế
những mối quan hệ có thể tác động tới thẩm phán làm thay đổi nội dung các phán
quyết của họ. Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng của Việt Nam
cũng khá tương đồng với Hoa Kỳ. Việt Nam cũng có quy định mang tính tuỳ nghi và
những quy định liệt kê cụ thể các mối quan hệ. Một thẩm phán khi tham gia xét xử
nhưng lại có quan hệ thân thích với đương sự, với những chủ thể tham gia tiến hành
tố tụng khác hoặc đã từng giải quyết vụ việc của các đương sự trong vụ án thì phải tự
mình từ chối hoặc bị thay đổi, không được tiếp tục thụ lý vụ việc đó. Nếu không thuộc
những trường hợp được liệt kê nhưng các bên vẫn chứng minh được căn cứ rõ ràng
khác cho rằng thẩm phán có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ thì cũng có thể đề nghị
thay đổi thẩm phán đó. Những quy định trên đảm bảo việc một thẩm phán khi xét xử
phải độc lập một cách tối đa với những chủ thể tham gia phiên tòa và không làm ảnh
hưởng tới hoạt động tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Tóm lại, hoạt động xét xử của thẩm phán Việt Nam phải phụ thuộc vào hoạt động
của rất nhiều chủ thể khác như đã phân tích. Các chủ thể này có khả năng tác động
và hạn chế một cách nhất định về tính độc lập của các thẩm phán. Đồng thời, các
thẩm phán cũng không sở hữu đầy đủ những thẩm quyền mà cơ quan xét xử cần phải
có, cho nên vị thế độc lập của thẩm phán không được bảo đảm một cách chắc chắn.
2.1.4. Về tiền lương
Mặc dù đã có những dự định cải cách tiền lương theo hướng áp dụng một bảng
lương riêng cho thẩm phán tuy nhiên ở thời điểm hiện tại lương của thẩm phán Việt
Nam vẫn được tính theo một bảng tính lương chung với công thức tính giống như đối
với các công chức nhà nước được hưởng lương khác.140 Mức lương sẽ được tính toán
theo cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương. Mức lương tối thiểu do Chính
phủ quyết định tùy thuộc vào tình hình ngân sách và áp dụng đối với mọi công chức
nhà nước. Theo thống kê vào tháng 12/2022, thu nhập bình quân tại TANDTC tính

139
Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, được sửa
đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 52, Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 25 tháng 11 năm
2015 của Quốc hội; Điều 45, Điều 46 Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
của Quốc hội.
140
Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW (2018) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Ban Chấp hành Trung ương ban hành chính
sách tiền lương mới áp dụng riêng cho thẩm phán và thư ký tòa án tuy nhiên tại Nghị quyết số 69/2022/QH15
của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Quốc hội đã thống nhất lùi cải cách tiền lương và chỉ
thực hiện tăng lương cơ sở.
48

theo lương là 10,58 triệu đồng mỗi tháng.141 Mức lương của thẩm phán tòa án cấp
dưới, nhất là tòa án cấp huyện, vốn đông đảo nhất thì còn thấp hơn nữa.
Trên thực tế thì lương chính thức không phải là tất cả nguồn thu nhập của thẩm
phán. Hàng tháng, thẩm phán cũng nhận được những khoản tiền phúc lợi nhất định
chẳng hạn như: các khoản phụ cấp cố định và các khoản tiền được tính theo số vụ
việc mà thẩm phán đã thụ lý trong tháng. Thẩm phán có thể nhận thêm khoảng bốn
triệu đồng mỗi tháng nếu cộng thêm các khoản phúc lợi này. Nếu so sánh những con
số này với mức thu nhập của các thẩm phán Hoa Kỳ thì nó vẫn là quá thấp.
Mức lương của thẩm phán Việt Nam hiện này còn quá xa với mức thu nhập cần
thiết. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, mức chi
tiêu bình quân cá nhân hàng tháng của Việt Nam năm 2021 là gần ba triệu đồng.142
Đối với một gia đình có bốn người, mức tối thiểu phải là mười hai triệu đồng một
tháng. Một thẩm phán mới được bổ nhiệm ở cấp huyện có thể gặp nhiều khó khăn
trong chi tiêu cá nhân và cho gia đình. Mức lương thấp làm cho thẩm phán dễ bị tác
động, bị cám dỗ hoặc tham nhũng khi tiến hành tố tụng.
Thông thường thẩm phán sẽ được tăng lương sau mỗi ba năm công tác. Việc
tăng lương gần như là tự động nếu thẩm phán không bị kỷ luật gì trong quá trình
ba năm đó. Như vậy, chánh án không có nhiều quyền tự quyết định trong vấn đề
này. Do vậy các chánh án cũng ít có thể tạo nên ảnh hưởng đối với sự độc lập của
thẩm phán thông qua vấn đề tiền lương. Vấn đề lương cũng không cho thấy mối
đe doạ trực tiếp và nghiêm trọng từ phía cơ quan nhà nước khác đối với tính độc
lập cá nhân của thẩm phán Việt Nam. Các cơ quan hành chính không có những sự
liên quan đáng kể trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, mức lương của thẩm phán Việt Nam quá thấp có thể làm cho sự
độc lập của thẩm phán đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động phía đương
sự trong vụ việc, đặc biệt là vụ việc dân sự.143 Thực tế là hầu hết các thẩm phán
Việt Nam đều là những người có thu nhập chính trong gia đình nên trách nhiệm
và sức ép đặt lên vai họ là rất lớn. Mức thu nhập hợp pháp hiện tại của thẩm phán
quá thấp nên họ dễ cảm thấy phải tìm kiếm những nguồn thu nhập khác để duy trì
gia đình. Trong khi đó có những vụ việc, đặc biệt là vụ việc dân sự, thẩm phán
phải ra những phán quyết liên quan khối lượng tài sản rất lớn. Thẩm phán sẽ có

141
Bảng lương Thẩm phán và Thư ký Tòa án 2023 (2022), https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/bang-
luong-tham-phan-thu-ky-toa-an-2022-566-34783-article.html, (truy cập ngày 31/03/2023).
142
Tổng cục Thống kê (2021), Sự khác biệt về chi tiêu giữa các nhóm dân cư, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-
va-so-lieu-thong-ke/2021/07/su-khac-biet-ve-chi-tieu-giua-cac-nhom-dan-cu/, (truy cập ngày 31/03/2023).
143
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 498
49

thể hy sinh sự độc lập của mình để đổi lấy một khoản tiền nào đó.
Tóm lại, việc dành cho đội ngũ thẩm phán một chế độ lương khá thấp đưa đến
nguy cơ các thẩm phán có thể đánh mất tính độc lập của mình vì lợi ích cá nhân. Các
chủ thể khác cũng có điều kiện thuận lợi để tác động vào tính độc lập của thẩm phán
và làm sai lệch kết quả của các vụ án.
2.1.5. Về trách nhiệm
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 76 Luật Tổ chức TAND năm 2014, khi thẩm phán
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có hành vi vi phạm pháp luật thì có thể
bị xử lý bằng các hình thức: xử lý kỷ luật; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, về vấn đề xử lý kỷ luật thẩm phán. Các biện pháp xử lý kỷ luật thẩm
phán bao gồm: cách chức, kỷ luật công chức. Cách chức là việc chủ thể có thẩm
quyền ra quyết định cho người đã được bổ nhiệm giữ một vị trí nhất định thôi không
giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của
người đó.144 Mặt khác, thẩm phán tại Việt Nam vẫn được coi là công chức145 do đó
vẫn chịu sự điều chỉnh từ các quy định về biện pháp kỷ luật công chức như: (1) khiển
trách; (2) cảnh cáo; (3) hạ bậc lương; (4) hạ ngạch; (5) cách chức; (6) buộc thôi việc.
Một là, về hình thức cách chức, những chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp
này với thẩm phán là Chủ tịch nước đối với thẩm phán TANDTC và Chánh án
TANDTC đối với những thẩm phán còn lại. Thẩm quyền xem xét trước khi xử lý kỷ
luật thẩm phán được thực hiện bởi Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc
gia. Như đã phân tích, Chánh án TANDTC có thể bị những chủ thể khác ảnh hưởng
do đó khi thực hiện quy trình kỷ luật thẩm phán cũng có thể tiếp tục thực hiện những
chỉ đạo, quyết sách từ các chủ thể đó. Chánh án TANDTC là chủ thể quản lý cao nhất
trong ngành toà án, có khả năng chi phối rất lớn đến đội ngũ thẩm phán. Hội đồng
tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia có Chánh án TANDTC là chủ tịch, thành
viên đa số là thẩm phán cấp dưới cũng chịu sự ảnh hưởng của Chánh án TANDTC.
Do đó, quy trình kỷ luật thẩm phán bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tác nhân bên ngoài,
có thể làm mất đi tính độc lập cần có. Đối với chánh án tòa án nơi thẩm phán công

144
Các trường hợp thẩm phán có thể bị cách chức quy định tại Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số
62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 là:
1. Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;
đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
145
Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP Quy định những người là công chức của Chính phủ ngày 25 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ.
50

tác, ý kiến và hồ sơ kỷ luật mà chủ thể này gửi tới Hội đồng kỷ luật sẽ đóng vai trò
rất lớn trong việc tiếp tục sự nghiệp của các thẩm phán cấp dưới. Các quy định của
pháp luật còn chung chung như “ứng xử có văn hoá”, “không được đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác”146 tạo ra một khoảng trống rất lớn để các chủ thể áp dụng và
các chánh án rõ ràng có khả năng linh hoạt rất cao. Cho nên, để giảm nhẹ mức độ
nghiêm trọng của các hành vi vi phạm của mình, các thẩm phán đôi khi cũng có thể
lựa chọn đánh đổi sự độc lập trong quá trình công tác và nhận về sự bảo vệ hữu hiệu
từ các vị thủ trưởng tòa án.
Hai là, về hình thức kỷ luật công chức, theo Điều 1 Nghị định số 112/2020/NĐ-
CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì thẩm phán cũng
được coi là công chức do đó cũng chịu sự điều chỉnh bởi Nghị định này. Chủ thể có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp này đối với thẩm phán thường là chánh án nơi
thẩm phán đó làm việc. Thẩm quyền này càng làm tăng thêm mức độ tác động của
chánh án đối với những thẩm phán do mình quản lý, tạo ra cho các chánh án thêm
một công cụ để điều chỉnh các hành vi của những thẩm phán trong toà án của mình.
Chánh án cũng có khả năng linh hoạt rất lớn để bảo vệ những thẩm phán phù hợp với
quan điểm của mình. Do đó, hình thức kỷ luật này cũng tác động một cách đáng kể
đến tính độc lập của các thẩm phán.
Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm của thẩm phán chưa tới mức phải xử lý
kỷ luật thì thẩm phán sẽ bị xử lý trách nhiệm.147 Về hình thức xử lý trách nhiệm đối
với thẩm phán, pháp luật quy định có những hình thức sau: (1) Kiểm điểm trước cơ
quan đơn vị; (2) Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) Bố trí làm công việc
khác; (4) Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại; (5) Không xem xét đề nghị bổ nhiệm
lại.148 Chủ thể có thẩm quyền áp dụng những hình thức trách nhiệm trên với thẩm
phán trong phần lớn các trường hợp là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc chánh
án của tòa án cấp trên trực tiếp.149 Với hình thức xử lý (4) và (5) thì chỉ có Chánh án
TANDTC có thẩm quyền áp dụng. Hình thức không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại
nằm trong các hình thức xử lý vi phạm khi chưa đến mức phải xử lý kỷ luật tuy nhiên
hậu quả pháp lý lại nghiêm trọng hơn một số hình thức kỷ luật. Không xem xét đề
nghị bổ nhiệm lại có nghĩa là khi hết nhiệm kỳ thì thẩm phán không được tiếp tục

146
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày
04/7/2023 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia.
147
Điều 1 Quy định Xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân ban hành theo Quyết
định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
148
Điều 2 Quy định Xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân ban hành theo Quyết
định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
149
Khoản 1 Điều 5 Quy định Xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân ban hành
theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
51

hoạt động dưới tư cách thẩm phán. Tất cả những biện pháp trên đều mang đến hệ quả
bất lợi cho thẩm phán ở những mức độ khác nhau.
Một số quy định mang tính cụ thể, dễ dàng áp dụng vào thực tế, một số quy định
chung chung phụ thuộc vào cảm tính của chủ thể áp dụng như có hành vi “chậm ra
bản án” (không quy định cụ thể thời gian), “ra bản án, quyết định, sau khi được công
bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận
xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân” (không quy định như thế nào là
nhiều sai sót, như thế nào là gây dư luận xấu và mức độ như thế nào mới gây ảnh
hưởng tới uy tín của Tòa án). Những quy định không rõ ràng kết hợp với chủ thể có
thẩm quyền áp dụng phần lớn là chánh án tại nơi thẩm phán đang công tác dẫn đến
sự lệ thuộc của thẩm phán đối với cấp trên của mình. Như đã đề cập, để chánh án
TANDTC có thể kiểm soát được mọi thẩm phán trên cả nước là điều không thể nên
cũng sẽ phải lấy ý kiến từ đơn vị và đặc biệt là người đứng đầu các tòa án để áp dụng
hình thức kỷ luật này. Sự độc lập của các thẩm phán vì vậy khó có thể được bảo vệ.
Tại Hoa Kỳ, đàn hạch là quy trình rất phức tạp được thực hiện bởi Hạ viện và
Thượng viện để cách chức thẩm phán liên bang. Thẩm quyền thực hiện các hình thức
kỷ luật khác thường được trao cho một uỷ ban độc lập chỉ bao gồm thẩm phán hoặc
chiếm đa số là thẩm phán. Như đã phân tích, các thẩm phán liên bang Hoa Kỳ có mức
độ độc lập rất cao do đó uỷ ban kỷ luật thẩm phán cũng rất độc lập trong quá trình
hoạt động. Các thành viên của hội đồng kỷ luật cũng không có thẩm quyền quản lý
trực tiếp hay điều kiện để tác động đến các thẩm phán đang bị xem xét xử lý kỷ luật.
Các thủ tục và quy trình kỷ luật không được quy định rõ ràng, khó áp dụng giúp bảo
vệ các thẩm phán một cách hiệu quả. Từ những lý do trên, có thể thấy quy trình kỷ
luật các thẩm phán liên bang Hoa Kỳ góp phần củng cố sự độc lập cho các thẩm phán.
Ở Việt Nam, các biện pháp kỷ luật thẩm phán được thực hiện bởi chính các chủ
thể có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán như Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC.
Thẩm quyền quyết định các hình thức trách nhiệm đối với thẩm phán thì được trao
cho các chánh án tại toà án mà thẩm phán đang công tác hoặc chánh án toà án cấp
trên trực tiếp. Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp kỷ luật hoặc hình thức
trách nhiệm có thể bị phụ thuộc vào những chủ thể khác như đã phân tích. Trong hai
quy trình này, Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán Quốc gia cũng có vai trò
không nhỏ trong việc xem xét, giám sát, nghiên cứu các hành vi và hồ sơ của các
thẩm phán. Thành viên của Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán Quốc gia
chiếm phần lớn cũng là các thẩm phán. Tuy nhiên, các thẩm phán này không có được
sự độc lập giống các thẩm phán tại Hoa Kỳ mà lại bị ảnh hưởng và chi phối bởi rất
nhiều chủ thể khác nhau. Những điều kiện trên kết hợp với việc các căn cứ để kỷ luật
52

hoặc áp dụng hình thức trách nhiệm với thẩm phán không được quy định một cách rõ
ràng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính độc lập của các thẩm phán.
Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm bồi thường. Tòa án có trách nhiệm bồi thường và
thẩm phán có trách nhiệm bồi hoàn nếu trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình mà gây thiệt hại.150 Nếu Hoa Kỳ dùng lý thuyết miễn trừ trách nhiệm thì Việt
Nam lại sử dụng các trách nhiệm vật chất để bảo đảm cho các thẩm phán được độc
lập. Tác giả cho rằng việc áp dụng các biện pháp truy cứu trách nhiệm vật chất với
các hành vi tư pháp gây thiệt hại sẽ gia tăng mức độ độc lập và công bằng của các
thẩm phán. Các thẩm phán sẽ phải cân nhắc trước khi thực hiện các hành vi để đảm
bảo không phải chịu trách nhiệm vật chất nặng nề. Ngoài ra, việc quy định về trách
nhiệm vật chất còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong
mối quan hệ với các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự là
việc thẩm phán phải chịu chế tài hình sự đối với những hành vi mà Bộ luật Hình sự
quy định là tội phạm. Đội ngũ thẩm phán Việt Nam phải đối diện với chế tài hình sự
nếu thực hiện các hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là các Tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp tại Chương XXIV (từ Điều 367 đến Điều 391). Việc quy định
những chế tài hình sự để bảo đảm hoạt động tư pháp được vận hành một cách đúng
đắn là rất cần thiết. Điều này phản ánh tư duy pháp quyền, không có phương thức nào
hiệu quả hơn việc dùng những quy định pháp luật để giúp các thẩm phán hiểu rõ vai
trò và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Những quy định này đảm bảo việc thẩm phán
có thể độc lập khi xét xử và độc lập đối với các chủ thể khác.
Tóm lại, các quy định về vấn đề kỷ luật thẩm phán có những ưu điểm cũng như
hạn chế nhất định, đây cũng là điều dễ hiểu khi Việt Nam đang trên đà phát triển và
dần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các hình thức kỷ luật
đối với thẩm phán quá nhiều và chồng chéo. Việc áp dụng pháp luật thì lại quá phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của một số chủ thể và thiếu vắng cơ chế hiệu quả để thẩm
phán thực hiện hoạt động khiếu nại. Điều này dẫn đến một thực tế là các thẩm phán
không có sự tự tin khi tham gia hoạt động xét xử. Những yếu tố trên dẫn đến hệ quả
rằng các biện pháp kỷ luật không những không giúp thẩm phán có thể hoạt động một
cách độc lập mà còn có khả năng gây nguy hại rất lớn đến tư cách độc lập của các
thẩm phán.

150
Theo Điều 31 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Khoản 6 Điều 76 Luật Tổ
chức Tòa án Nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội và Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội.
53

2.2. Một số kiến nghị cho Việt Nam từ pháp luật về việc bảo đảm tính độc lập
của thẩm phán của Hoa Kỳ
2.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Để hạn chế những yếu tố có thể xâm hại đến tính độc lập của thẩm phán, cơ chế
tuyển chọn và bổ nhiệm cần phải được thay đổi ở một số phương diện.
Thứ nhất, ở phương thức lựa chọn ứng cử viên, việc để các chánh án đề cử những
thành viên trong đơn vị mình cần phải được thay đổi bằng phương thức đăng ký hoàn
toàn tự chủ. Nghĩa là các ứng cử viên sau khi đáp ứng đủ điều kiện thì có thể tự mình
đăng ký ứng tuyển và tham gia kỳ thi lựa chọn thẩm phán mà không phải thông qua
sự đề cử của các chánh án. Các chánh án lúc này sẽ không có cơ hội để dùng vị trí đề
cử làm điều kiện trao đổi với các thẩm phán. Điều này sẽ giúp cho cơ hội được trải
đều cho các ứng cử viên có tiềm năng đồng thời hạn chế được sự ảnh hưởng của các
chánh án tới tính độc lập của các thẩm phán sau này.
Thứ hai, cần kết hợp chặt chẽ chế độ bổ nhiệm chức danh tư pháp với việc cải
cách tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử được thiết lập trên một quản hạt nhất định
(quản hạt không trùng với đơn vị hành chính lãnh thổ).151 Việc quy định một thẩm
phán thuộc TAND huyện, thẩm phán thuộc TAND tỉnh sẽ dễ đem đến tâm lý thẩm
phán và TAND cũng chịu sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, các quan
chức hành chính cấp huyện và tỉnh đó. Điều này dẫn đến nhận thức sai lầm trong vị
trí độc lập của tòa án và thẩm phán. Pháp luật đã quy định việc bổ nhiệm thẩm phán
chức danh tư pháp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp), không phải thuộc huyện, tỉnh. Điều
này sẽ loại bỏ tư duy thẩm phán gắn liền với một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất
định. Để tăng hiệu quả cho quy định bổ nhiệm chức danh tư pháp thì phải cải cách tổ
chức tòa án theo cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) thông qua đó phân định rõ giới hạn
hoạt động của tòa án không nằm trong phạm vi quản lý của một huyện hoặc tỉnh. Tuy
nhiên, hiện tại các tòa án vẫn được hình thành và gắn liền với các đơn vị hành chính
lãnh thổ cấp tỉnh và huyện cho nên việc bổ nhiệm thẩm phán chức danh tư pháp cũng
chưa thực sự đạt được hiệu quả. Vì vậy, phải thực hiện một cách đồng bộ chế độ
tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán chức danh tư pháp đồng thời tổ chức các TAND
theo quản hạt để tạo nên sự độc lập cho các thẩm phán theo chiều ngang với các cơ
quan quyền lực khác, đặc biệt là tại địa phương.
Thứ ba, phương thức lựa chọn chánh án (trừ Chánh án TANDTC) nên được thay
đổi thành phương thức lựa chọn dựa trên thâm niên hoạt động như tại Hoa Kỳ. Có
nghĩa là quy trình lựa chọn chánh án đã được pháp luật ấn định sẵn. Tòa án sẽ chỉ dựa

151
Trương Thị Thu Trang (chủ biên) (2022), Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án, một
số gợi mở cho Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 41.
54

trên những tiêu chí mà pháp luật đưa ra như độ tuổi, số năm thâm niên tối thiểu,… để
lựa chọn chánh án. Việc lựa chọn này đơn thuần chỉ là việc thống kê số liệu từ thông
tin cá nhân của thẩm phán. Với quy trình này, các chủ thể có khả năng ảnh hưởng
đến sự độc lập của thẩm phán không thể tham gia vào quá trình bổ nhiệm để gây ra
những tác động tiêu cực đến cá nhân các ứng cử viên. Tuy nhiên, để thay đổi và thực
hiện tốt phương thức lựa chọn chánh án dựa trên thâm niên thì cần bổ sung, sửa đổi
các quy định pháp luật để không trao cho chánh án quá nhiều quyền lực. Chánh án
chỉ nên giữ vai trò vận hành các hoạt động hành chính của tòa án.
2.2.2. Về nhiệm kỳ
Các thẩm phán phải có một chế độ nhiệm kỳ đủ dài để đảm bảo sự độc lập. Như
đã phân tích, nhiệm kỳ của thẩm phán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành là còn ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của
Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp còn có tâm lý e ngại trước những tác động
của những cơ quan, cá nhân có Thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm;
nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại.152 Đồng thời, nhiệm kỳ Thẩm
phán quá ngắn cũng gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm”.153 Vì
vậy, cần kéo dài nhiệm kỳ của các thẩm phán để khắc phục những hạn chế trên. Đa
số các nhà nghiên cứu pháp luật tại Việt Nam ủng hộ phương án dành cho thẩm phán
chế độ nhiệm kỳ trọn đời. Theo nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,
Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ, bổ nhiệm thẩm phán không có
nhiệm kỳ là quy định có nhiều điểm lợi, nhất là bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử
của thẩm phán mà Hiến pháp đã quy định, để thẩm phán không chịu tác động nào từ
bên ngoài khiến phán quyết thiếu khách quan; cũng như tránh tư tưởng “an toàn
nhiệm kỳ”.154 Ngoài ra, việc giữ nhiệm kỳ dài sẽ giúp cho Thẩm phán có thời gian
bồi bổ kiến thức, ngày càng tích lũy bề dày kinh nghiệm, tăng cường chuyên môn
nghiệp vụ và nâng cao tính độc lập của họ.155 Trái ngược với quan điểm bổ nhiệm
thẩm phán suốt đời, có ý kiến cho rằng quy định như hiện hành là phù hợp. Chánh án
TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ cho biết: thẩm phán có rất nhiều quyền lực,

152
Nguyễn Thị Hồng (2014), Bảo đảm độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền – kinh nghiệm quốc tế và
kiến nghị sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (16 (272)), tr. 63.
153
Báo cáo Đánh giá tác động của Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) số 21/TANDTC-KHXX ngày
29/4/2014 của TAND tối cao.
154
Hiểu Lam (2021), Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán không nhiệm kỳ còn nhiều băn khoăn,
https://daibieunhandan.vn/Giai-dap-phap-luat/Con-nhieu-ban-khoan-i258853/, (truy cập ngày 02/4/2023).
155
Trương Hoà Bình (2014), Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm cho tòa án thực
hiện đúng đắn quyền tư pháp, https://nhandan.vn/doc-lap-tu-phap-trong-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-bao-dam-
cho-toa-an-thuc-hien-dung-dan-quyen-tu-phap-post212835.html, (truy cập ngày 03/4/2023).
55

nên cần phải có cơ chế 5 năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời.156 Nguyên
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn
phân tích: thẩm phán cũng như những viên chức, công chức trong bộ máy Nhà nước,
ngành nghề nào cũng có áp lực riêng. Trong khi đang cố gắng xóa bỏ chế độ viên
chức suốt đời thì đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời là đi ngược lại xu thế.157 Những
lo ngại của các chuyên gia có thể được khắc phục bằng những biện pháp trách nhiệm
đối với thẩm phán như kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự…Việc trao cho các thẩm
phán nhiệm kỳ trọn đời không đồng nghĩa với việc họ sẽ luôn giữ được vị trí thẩm
phán dù cho họ thực hiện các hành vi sai lệch chuẩn mực. Mặt khác, thẩm phán là
một công việc đặc thù, không giống như những công chức, viên chức khác do đó xu
thế của các nghề nghiệp khác chưa hẳn đã phù hợp với nghề nghiệp thẩm phán.
2.2.3. Về hoạt động xét xử
Thứ nhất, cần mở rộng quyền hạn cho đội ngũ thẩm phán, đặc biệt là thẩm phán
TANDTC trong hoạt động bảo hiến. Thẩm quyền này nên được quy định theo hướng
các thẩm phán có quyền phân tích và đưa ra phán quyết trực tiếp về tính hợp hiến hay
bất hợp hiến của luật hoặc các hành vi của nhà nước so với các quy phạm Hiến pháp.
Quyền lập pháp của Quốc hội, quyền hành pháp của Chính phủ cũng cần phải được
tổ chức và thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp và phải có cơ chế để kiểm tra,
bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật có giá trị
pháp lý cao nhất, phản ánh chủ quyền nhân dân. Tất cả các hành vi xâm phạm Hiến
pháp của các cơ quan Nhà nước đều là trái với chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì
thế, kiểm tra tính hợp hiến của quyền lập pháp và hành pháp không phải là phủ nhận
ý chí nhân dân, mà trái lại, là bảo vệ ý chí chung của nhân dân. 158 Với tư duy pháp
quyền, thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp nên được trao cho đội ngũ thẩm phán bởi vì
hoạt động tài phán là chức năng chuyên biệt của các thẩm phán. Các thẩm phán là
chủ thể thường xuyên và trực tiếp tham gia hoạt động xét xử do đó sẽ có thuận lợi
trong phát hiện các vi phạm Hiến pháp. Việc các thẩm phán có thẩm quyền bảo hiến
sẽ đem đến cho họ vị trí độc lập nhờ vai trò kiểm tra, giám sát hành vi của các cơ
quan lập pháp và hành pháp. Từ đó, các thẩm phán trong hoạt động xét xử sẽ không
bị phụ thuộc và tác động bởi ý chí của các chủ thể khác, bảo đảm các phán quyết
được đưa ra một cách công bằng và khách quan.

156
Hiểu Lam (2021), Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán không nhiệm kỳ còn nhiều băn khoăn,
https://daibieunhandan.vn/Giai-dap-phap-luat/Con-nhieu-ban-khoan-i258853/, (truy cập ngày 02/4/2023).
157
Hiểu Lam (2021), Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán không nhiệm kỳ còn nhiều băn khoăn,
https://daibieunhandan.vn/Giai-dap-phap-luat/Con-nhieu-ban-khoan-i258853/, (truy cập ngày 02/4/2023).
158
Đặng Minh Tuấn, Phạm Thị Thu Nga (2022), Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền lập pháp đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án, https://tapchitoaan.vn/moi-quan-he-giua-quyen-tu-phap-
va-quyen-lap-phap-dap-ung-yeu-cau-cai-cach-tu-phap-o-viet-nam7131.html, (truy cập ngày 05/4/2023).
56

Thứ hai, về hoạt động giải thích pháp luật, cần phải xây dựng cơ chế pháp lý
trong việc giải thích pháp luật và mở rộng thẩm quyền giải thích pháp luật cho các
thẩm phán. Không một quốc gia nào tồn tại một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đến
trình độ mọi điều khoản của pháp luật đều rõ ràng, không cần giải thích gì thêm. Cho
nên, để thống nhất trong việc áp dụng và bảo đảm hiệu quả trong công tác giải thích
pháp luật thì phải xây dựng cơ chế giải thích pháp luật phù hợp. Thông qua cơ chế
đó, thẩm phán cũng không phụ thuộc vào cách giải thích của các cơ quan khác, góp
phần đảm bảo sự độc lập trong quá trình áp dụng pháp luật của thẩm phán.
Việc giải thích pháp luật phải được coi là trách nhiệm chính của cơ quan tòa án.
Trong bộ máy nhà nước, hoạt động của thẩm phán là công khai nhất: các phiên xử
đều công khai và các phán quyết được công bố, hơn nữa tòa án xử lý vấn đề áp dụng
pháp luật trong hoạt động hàng ngày nên thẩm quyền giải thích pháp luật của các
thẩm phán phải được trang bị và mở rộng một cách đầy đủ nhất. Thẩm quyền này sẽ
giúp các thẩm phán độc lập trong hoạt động xét xử đồng thời bồi dưỡng nhiều hơn
khả năng nghề nghiệp của các thẩm phán. Hiện nay, pháp luật một số nước theo mô
hình lập pháp giải thích pháp luật cũng thay đổi cơ chế theo hướng cho phép tòa án
tham gia vào hoạt động giải thích như Trung Quốc, Cu Ba.159 Xu hướng chung trên
thế giới trong hoạt động giải thích pháp luật đề cao vai trò của đội ngũ thẩm phán.
Cần phải quy định Chính phủ và các cơ quan hành chính có thể tiến hành các
hoạt động giải thích các quy phạm pháp luật do mình ban hành nhưng hoạt động này
chỉ được thực hiện theo yêu cầu của tòa án và chỉ có giá trị tham khảo mà không có
giá trị bắt buộc đối với tòa án.Việc này sẽ giúp thẩm phán khắc phục những thiếu sót
nằm ngoài hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành khác nhưng vẫn đảm
bảo được sự tự chủ của các thẩm phán.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết các vụ việc thì phải đảm bảo thẩm phán không
bị ảnh hưởng bởi Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và các bên đương sự trong tranh
chấp. Các quy định được ban hành về vấn đề này đã rất cụ thể tuy nhiên chưa được
thực hiện một cách triệt để. Vì vậy, cần có cơ chế để kiểm soát một cách nghiêm ngặt
hơn các mối quan hệ này nhằm bảo vệ tối đa sự độc lập của thẩm phán.
2.2.4. Về tiền lương
Để đảm bảo sự độc lập của các thẩm phán, cần phải trao cho họ một mức lương
và chế độ phụ cấp tương xứng với đặc thù nghề nghiệp. Tiền lương và thu nhập của
các thẩm phán, về thực chất, không có ý nghĩa nhiều đối với việc ngăn ngừa các tác
động tiêu cực tới tính độc lập của thẩm phán từ phía các đồng nghiệp hoặc các cơ

159
Đỗ Minh Khôi, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Phạm Thị Phương Thảo (2021), Một số nghiên cứu hiện đại về tòa
án, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 236-237.
57

quan nhà nước song nó lại có tác dụng đáng kể trong việc phòng ngừa hay gia tăng
các nguồn đe dọa tiềm tàng tới tính độc lập của thẩm phán từ phía các đương sự trong
vụ án.160 Theo nhiều chuyên gia nhận định, chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ
của Nhà nước đối với cán bộ tòa án nói chung, đối với các chức danh tư pháp nói
riêng hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và tính đặc thù của công tác tòa
án, chưa tạo sức thu hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong
ngành tòa án.161 Nghề nghiệp của thẩm phán là đặc thù, một phán quyết của thẩm
phán có thể khiến một người bị mất đi sự tự do trong vụ án hình sự, cũng có thể giúp
một người có được hàng tỷ đồng trong một vụ án dân sự. Do đó, mức lương của thẩm
phán cũng phải đặc thù, đủ để khiến họ không bị ảnh hưởng bởi các đương sự trong
vụ việc. Lương của thẩm phán cũng không nên đồng nhất với thu nhập của các công
chức trong bộ máy nhà nước kể cả những công chức cấp cao nhất. Có thể thấy ở Hoa
Kỳ, lương của thẩm phán cũng thường cao hơn so với thu nhập bình quân trên đầu
người của xã hội khoảng 5-6 lần.162 Trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của Việt
Nam chưa đáp ứng được việc cung cấp cho thẩm phán mức thu nhập cao thì phải đảm
bảo mức thu nhập của các thẩm phán ở mức hợp lý trong mặt bằng chung của xã hội.
2.2.5. Về trách nhiệm
Hạn chế trong vấn đề kỷ luật, áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với thẩm
phán đến từ việc bản chất của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp này đối
với thẩm phán tại Việt Nam không có sự độc lập đáng kể như Hoa Kỳ. Do đó, những
căn cứ kỷ luật không được quy định một cách rõ ràng tại Việt Nam cũng không có
tác dụng đảm bảo tính độc lập cho các thẩm phán như tại Hoa Kỳ. Trước hết, để đảm
bảo việc kỷ luật hoặc áp dụng hình thức trách nhiệm đối với thẩm phán được thực
hiện một cách minh bạch, độc lập thì Nhà nước cần quy định cụ thể các tiêu chí, căn
cứ và điều kiện đối với các quy trình này. Thông qua đó, các chủ thể có thẩm quyền
sẽ không thể áp dụng một cách linh hoạt và làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cá
thẩm phán. Về lâu dài, các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các quy trình kỷ luật, áp
dụng hình thức trách nhiệm phải thực sự độc lập với những tác động từ bên ngoài.
Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ chế độ tuyển
chọn, bổ nhiệm, tiền lương,… khiến cho các thẩm phán, chánh án, thành viên hội
đồng kỷ luật có được mức độ độc lập cao nhất. Tốt nhất, nên quy định thành viên hội

160
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 517.
161
Nguyên Bình (2018), Chuyện của những luật sư kiến nghị tăng lương cho Thẩm phán,
https://congly.vn/chuyen-cua-nhung-luat-su-kien-nghi-tang-luong-cho-tham-phan-10235.html, (truy cập ngày
06/4/2023).
162
Nguyễn Văn Cương (2014), Cơ chế bảo đảm độc lập tư pháp ở Hoa Kỳ,
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1715, (truy cập ngày 06/4/2023)
58

đồng chỉ bao gồm các thẩm phán, không bao gồm các chủ thể quản lý như chánh án
để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của họ đến tính độc lập của các thẩm phán.
Nhà nước cũng cần phải tạo điều kiện cho các chủ thể bị thiệt hại do những hành
vi mà thẩm phán thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách thuận tiện và khách
quan. Tại Hoa Kỳ, thẩm phán không có trách nhiệm bồi thường khi thực hiện các
hoạt động nằm trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Ở Việt Nam, thẩm phán
vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có những hành vi trái pháp luật trong khi
thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tác giả cho rằng việc đặt ra trách nhiệm
bồi thường sẽ đảm bảo việc đội ngũ thẩm phán hoạt động một cách hiệu quả hơn. Các
thẩm phán sẽ phải cân nhắc trước khi thực hiện các hành vi để đảm bảo không phải
chịu trách nhiệm vật chất nặng nề. Điều này góp phần làm cho quá trình hoạt động
của thẩm phán trở nên độc lập hơn nhưng vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể được xét xử bởi các thẩm phán này. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm
quyền cũng cần tăng cường phát hiện và xử lý các hành vi sai phạm của đội ngũ thẩm
phán trong hoạt động xét xử để kịp thời truy cứu trách nhiệm hình sự. Những biện
pháp nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy hơn sự độc lập của các thẩm phán.
2.2.6. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, về sự đảm bảo Hiến định, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 chỉ mới đề
cập tới việc “thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” tuy
nhiên sự đảm bảo này mới chỉ nằm trong phạm vi xét xử, chưa bảo đảm được một
cách toàn diện sự độc lập của đội ngũ thẩm phán. Vì vậy đặt ra nhu cầu cần có điều
khoản Hiến pháp để bảo đảm cụ thể cho tính độc lập của thẩm phán. Cách quy định
về sự nghiệp của các thẩm phán liên bang trực tiếp và cụ thể trong Hiến pháp tại Hoa
Kỳ cũng là những kinh nghiệm đáng để học hỏi.
Thứ hai, về vai trò lãnh đạo của Đảng, cần phải tách biệt vai trò lãnh đạo của
Đảng với trách nhiệm xét xử của đội ngũ thẩm phán. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng
sản, về nguyên tắc, không đe dọa cho tính độc lập của thẩm phán Việt Nam. Tuy
nhiên, vai trò và cách thức thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và mức độ các lãnh
đạo của Đảng được phép can thiệp vào hoạt động của Tòa án chưa được quy định rõ
ràng có thể cho phép một số chủ thể can thiệp vào hoạt động tư pháp và gây hại cho
tính độc lập của Tòa án. Những sự can thiệp đó, theo các chính sách của Đảng cũng
như pháp luật, là trái pháp luật, nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế để ngăn ngừa nó. Vì
vậy, cần xác định một nguyên tắc là các cá nhân lãnh đạo trong các tổ chức Đảng
không được can thiệp vào hoạt động xét xử một vụ án cụ thể của thẩm phán.163

Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
163

Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 519.
59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Như vậy, thông qua những phân tích trên, Chương 2 đã tập trung làm rõ những
vấn đề sau:
Thứ nhất, tác giả đã phân tích tính độc lập của các thẩm phán tại Việt Nam thông
qua những quy định pháp luật về vấn đề tuyển chọn và bổ nhiệm, vấn đề công tác,
hoạt động xét xử, tiền lương và trách nhiệm đối với các thẩm phán. Trong đó, tác giả
có so sánh với pháp luật Hoa Kỳ, phân tích những nguyên nhân làm nên sự khác biệt
đồng thời nêu lên những ưu điểm và hạn chế trong sự tác động của pháp luật Việt
Nam tới tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
Thứ hai, trong nội dung các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đảm bảo
tính độc lập của các thẩm phán hiện nay, tác giả đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
tương ứng với từng vấn đề gắn liền với quá trình hình thành và hoạt động của một
thẩm phán. Cụ thể, đối với vấn đề tuyển chọn và bổ nhiệm, tác giả đã đưa ra những
kiến nghị về phương thức lựa chọn ứng cử viên, phương thức bổ nhiệm các chức vụ
và đề xuất sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức bổ nhiệm chức danh tư pháp với
việc tổ chức tòa án theo địa hạt. Đối với vấn đề công tác, tác giả kiến nghị việc kéo
dài nhiệm kỳ cho thẩm phán. Về vấn đề hoạt động xét xử, tác giả đề xuất mở rộng
thẩm quyền của các thẩm phán hơn nữa trong lĩnh vực bảo hiến và giải thích pháp
luật. Đối với vấn đề tiền lương, tác giả kiến nghị phải cung cấp cho thẩm phán một
mức lương cao hơn để tương xứng với đặc trưng nghề nghiệp. Về vấn đề trách nhiệm,
tác giả đề xuất việc quy định chi tiết và chặt chẽ hơn đối với quy trình kỷ luật thẩm
phán, bảo đảm sự độc lập của hội đồng kỷ luật thẩm phán đồng thời có cơ chế để
thẩm phán bảo vệ quyền lợi của mình. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị
khác như sự đảm bảo về mặt Hiến định cho tính độc lập của thẩm phán và kiềm chế
tác động của Đảng vào hoạt động xét xử.
Tóm lại, thông qua nội dung Chương 2, tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ
hai vấn đề: thực trạng của pháp luật về vấn đề bảo đảm tính độc lập của thẩm phán
tại Việt Nam; các kiến nghị hoàn thiện đối với những quy định pháp luật này.
60

KẾT LUẬN
Ở nước ta, vấn đề bảo vệ tính độc lập của thẩm phán đã được đặt ra từ lâu tuy
nhiên với đặc trưng về thiết chế, tổ chức bộ máy nhà nước cũng như quan điểm chính
trị riêng đặt ra vấn đề áp dụng kinh nghiệm từ nước ngoài vẫn đang rất cẩn trọng và
chọn lọc. Hệ thống pháp luật của nước ta tuy có những điểm rất tiến bộ nhưng còn
rất non trẻ và vẫn phải tiếp thu chọn lọc nhiều kinh nghiệm của nước ngoài, việc có
những hạn chế, bất cập là không thể tránh khỏi và cần thời gian để khắc phục. Tuy
nhiên trong xu thế phát triển chung của thế giới thì việc bảo vệ tính độc lập của thẩm
phán là nhiệm vụ không thể trì hoãn được. Thông qua công trình này, tác giả đã
nghiên cứu, phân tích những vấn đề mang tính pháp lý cũng như bất cập và đề ra giải
pháp hoàn thiện cho vấn đề đảm bảo tính độc lập cho thẩm phán tại Việt Nam hiện
nay.
Theo đó, trong Chương 1, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về tính độc lập của
thẩm phán được thể hiện qua pháp luật Hoa Kỳ. Cụ thể tác giả đã giải quyết được ba
vấn đề: một là, có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tòa án tại Hoa Kỳ; hai là, phân tích và
đánh giá tính độc lập của các thẩm phán liên bang Hoa Kỳ; ba là, phân tích và đánh
giá tính độc lập của các thẩm phán tại các tiểu bang của Hoa Kỳ. Sau đó, tại Chương
2, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu về sự ảnh hưởng những quy định của pháp luật
Việt Nam tới tính độc lập của đội ngũ thẩm phán đặt trong mối quan hệ so sánh với
pháp luật Hoa Kỳ. Trên cơ sở phân tích và đánh giá tính độc lập của đội ngũ thẩm
phán tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện đối với từng vấn đề
gồm: tuyển chọn và bổ nhiệm; vấn đề công tác; hoạt động xét xử; tiền lương; trách
nhiệm; và một số kiến nghị khác.
Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về việc
bảo đảm tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại nước ta, tác giả hy vọng Khoá luận
này sẽ là nguồn thông tin tham khảo để các nhà lập hiến, lập pháp tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện quy định của pháp luật từ đó nâng cao vị thế độc lập của đội ngũ thẩm
phán, góp phần vào công cuộc cải cách đất nước và bảo vệ quyền con người./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản pháp luật


Văn bản pháp luật trong nước
1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc
hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm
2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
3. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số năm 2014;
4. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
5. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
6. Nghị quyết số 27-NQ/TW (2018) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;
7. Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Quốc
hội;
8. Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của
nội quy kỳ họp Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/02/2023;
9. Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán;
10. Quy định số 80-QĐ/TW về quản lý cán bộ của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 8 năm
2022;
Văn bản pháp luật nước ngoài
11. United States Constitution 1789;
12. United States Judiciary Act of 1789;
13. 26 United States Code;
14. 28 United States Code;
15. Code of Conduct for United States Judges (2019);
16. Rules of Practice and Procedure of the U.S. Tax Court;
17. ABA Model Code of Judicial Conduct (2020);
B. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt
18. Nguyễn Văn Cương (2016), Vài nét về giải thích hiến pháp ở Hoa Kỳ, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, (17 (321));
19. Nguyễn Đăng Dung (2014), Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hiến
pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20(276));
20. Trần Ngọc Hà, Đỗ Thị Mai Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hoài Nam, Nguyễn
Thị Bích Ngọc, Ngô Kim Hoàng Nguyên (2017), Luật So sánh – Tài liệu hướng dẫn
học tập, Nxb. Lao động;
21. Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía
cạnh Lý luận, Thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt
Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội;
22. Nguyễn Thị Hồng (2014), Bảo đảm độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền
– kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (16 (272));
23. Nguyễn Diệu Huyền (2015), Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Khoá luận
tốt nghiệp ngành Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
24. Pamela S. Katz, Lê Nguyễn Gia Thiện (2018), Cấu trúc và chức năng của tòa án
Hoa Kỳ, Tạp chí Pháp luật và phát triển, (1+2/2018);
25. Bùi Nguyên Khánh (2014), Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện
nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam;
26. Đỗ Minh Khôi, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Phạm Thị Phương Thảo (2021), Một số
nghiên cứu hiện đại về tòa án, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
27. La Thị Quế (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa
án trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Hồng Đức, (28);
28. Nguyễn Thị Thu (2015), Sự độc lập của thẩm phán – yếu tố bảo đảm liêm chính
trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
29. Trương Thị Thu Trang (chủ biên) (2022), Kinh nghiệm các nước trên thế giới về
sự độc lập của tòa án, một số gợi mở cho Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;
30. Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồ Điệp (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (2);
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an
Nhân dân, Hà Nội;
32. Nguyễn Thị Ánh Vân (2010), Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế
đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học, (12/2010);
Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh
33. Lester Harris (1951-1952), Judicial Review in the United States of America,
Dickinson Law Review, Volume 56, Issue 2;
34. Henry J. Abraham (1998), The Judicial Process: An Introductory Analysis of the
Courts of the United States, England and France, Oxford University Press, 7th
edition;
35. Nicole c. Allbritain (1995-1996), One Step Closer to Merit-Based judicial
Selection: Ohio’s New Limitations on judicial Campaign Contributions and
Expenditures, U. Cin. L, Volume 64.;
36. Stephen G. Bager (1995-1996), Judicial Independence In The United States, St.
Louis ULJ, Volume 40:989;
37. Daniel Berkowitz, Karen Clay (2006), The Effect Of Judicial Independence On
Courts: Evidence From The American States, The University Of Chicago Press
Journals, Volume 35, Number 2;
38. Gordon Bermant, Russell R. Wheeler (1995), Federal Judges and the Judicial
Branch: Their Independence and Accountability, Mercer Law Review, Volume 46,
Number 2;
39. William Dawes Blake (2013), Judicial Independencee in the American States,
Degree of Doctor of Philosophy, The University of Texas at Austin;
40. Stephen B. Burbank (1998-1999), The Architecture Of Judicial Independence, S.
Cal. L. Rev., Volume 72:315;
41. Stephen B. Burbank (2003), What Do We Mean by “Judicial Independence”?,
Penn Law: Legal Scholarship Repository, Vol. 64:323;
42. Charles D. Cole (1988), Judicial Independence In The United States Federal
Courts, The Journal of the Legal Profession, Vol 13:183;
43. Laura K. Donohue, Jeremy McCabe (2022), Federal Courts: Article I, II, III, and
IV Adjudication, Catholic University Law Review, Volume 71, Issue 3, Article 9;
44. Sam J. Ervin, Jr. (1970), Separation Of Powers: Judicial Independence, Law &
Contemp. Probs., Volume 35:108;
45. John Ferejohn (1998-1999), Independent Judges, Dependent Judiciary:
Explaining Judicial Independence, South Calìornia Law Review, Volume 72:353;
46. Owen M. Fiss (1993-1994), The Limits Of Judicial Independence, U. Miami Inter-
Am. L. Rev., Volume 25:57;
47. Ruth Bader Ginsburg (2006), Remarks on Judicial Independence, Court Review:
The Journal of the American Judges Association, Volume 43, Issue 3;
48. Ruth Bader Ginsburg (2006), Judicial Independence: The Situation of the U.S.
Federal Judiciary, Nebraska Law Review, Volume 85, Issue 1;
49. Linda Greenhouse (2008), Independence: why & from what, Daedalus Journal of
the American Academy of Arts&Sciences;
50. Mira Gur-Arie and Russell Wheeler (2002) Judical Independence in the United
States: Current Issues and Revelant Background Information, U.S Agency for
International Development, Guidance for Promoting Judical Independence and
Impartiality;
51. F. Andrew Hanssen (2004), Is There A Politically Optimal Level Of Judicial
Independence?, American Economic Review, Volume 94, Number 3;
52. Aziz Z. Huq (2021), Why Judicial Independence Fails, Northwestern University
law review, Volume 115, Number 4;
53. Pamela S. Karlan (1998-1999), Two Concepts of Judicial Independence, Southern
Calìornia Law Review, Volume 72:535;
54. Irving R. Kaufman (1980), The Essence Of Judicial Independence, Columbia
Law Review, Volume 80, Number 4;
55. Fannie J. Klein (1978), Federal and State Court Systems – A Guide, Ballinger
Publishing Company, Cambridge, Massachusetts;
56. The Honorable William H. Rehnquist (2003-2004), Judicial Independence, U.
Rich. L. Rev., Volume 38:579;
57. Julio Rios-Figueroa, Jeffrey K. Staton (2009), Unpacking The Rule Of Law: A
Review Of Judicial Independence Measures, CELS 2009 4th Annual Conference On
Empirical Legal Studies Paper;
58. Alvin B. Rubin (1979), Judicial Review in the United States, Louisiana Law
Review, Volume 40, Number 1;
59. RK Sapru (2004), Public Policy Formulation, Imlementation and Evaluation,
Sterling Publishers Private;
60. Edward J. Schoenbaum (1977), A History Look at Judicial Discipine, Chicago-
Kent Law Review, Volume 54, Issue 1;
61. The Honorable Sonia Sotomayor (2022), Reflections about Judicial
Independence, New York University Law Review, Volume 97:875;
Tài liệu từ internet
62. http://thuvien.due.udn.vn;
63. https://quochoi.vn;
64. https://noichinh.vn;
65. https://moj.gov.vn
66. https://nhandan.vn;
67. https://congly.vn;
68. https://tapchitoaan.vn;
69. https://www.gso.gov.vn;
70. https://daibieunhandan.vn;
71. https://luatvietnam.vn;
72. https://tapchicongthuong.vn;
73. https://avalon.law.yale.edu;
74. https://www.nyulawreview.org;
75. http://hrlibrary.umn.edu;
76. https://www.britannica.com;
77. https://scholarship.law.duke.edu;
78. https://ballotpedia.org;
79. https://iaals.du.edu;
80. https://constitutioncenter.org;
81. https://cptl.asu.edu;
82. https://www.ohchr.org;
83. https://www.cit.uscourts.gov;
84. https://www.law.cornell.edu;
85. https://scholarship.law.wm.edu;
86. https://www.americanbar.org;
87. https://www2.stetson.edu;
88. https://pressbooks.online.ucf.edu;
89. https://www.uscourts.gov;
90. https://www.heritage.org;
91. https://www.ajs.org.

You might also like