You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TƯ DUY PHÁP LÝ

GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP


TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Vũ Thành Cự

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC

DẪN NHẬP .............................................................................................................. 3

I. GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI ............................................. 4

1. THẨM QUYỀN GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP ........................................................... 4


2. LẬP LUẬN GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP ................................................................. 4
2.1. Lập luận lịch sử (Historical arguments) ................................................. 5
2.2. Lập luận nguyên bản (Textual arguments) ............................................. 5
2.3. Lập luận cấu trúc (Structural arguments) .............................................. 6
2.4. Lập luận cẩn trọng (Prudential arguments)............................................ 6
2.5. Lập luận học thuyết (Doctrinal arguments) ............................................ 7
2.6. Lập luận đạo đức (Ethical arguments) .................................................... 7
3. TRƯỜNG PHÁI GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP ........................................................... 8

II. GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM ................................................... 8

1. THẨM QUYỀN GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP ........................................................... 8


2. HẠN CHẾ TRONG GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 9

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 12


DẪN NHẬP
Hiến pháp là tất cả các quy tắc pháp lí quan trọng nhất của quốc gia, là những
quy tắc có tính cách hiến tính, những quy tắc ấn định hình thể quốc gia (quốc gia
thống nhất hay quốc gia liên bang), ấn định chính thể (cộng hòa hay quân chủ), ấn
định cơ quan điều khiển quốc gia cùng những thẩm quyền của cơ quan ấy.1 Hiến
pháp là đạo luật tối cao của quốc gia, là siêu cấu trúc được tạo ra để bảo đảm thực
thi pháp luật hơn là nguồn của mọi luật khác.2 Cũng có thể nhìn nhận hiến pháp là
“là tiền đề của chính quyền” và tin rằng “chính quyền chỉ là tay sai của hiến pháp”.3
Tuy nhiên, Hiến pháp chỉ chứa đựng những quy phạm ngắn gọn, mang tính nguyên
tắc chung, không thể quy định hoặc dự liệu tất cả vấn đề có thể xảy ra trong thực tế,
do vậy cần phải giải thích. Ngoài ra, việc giải thích hiến pháp cũng đáp ứng nhu cầu
áp dụng linh hoạt các quy phạm hiến pháp trong đời sống.4
Giải thích hiến pháp bản chất là một đối tượng của giải thích pháp luật. Tuy
nhiên, giải thích hiến pháp cần phải cẩn trọng bởi các yếu tố như ý nghĩa của bản
văn, ý định lập hiến, ngôn ngữ, bối cảnh lịch sử,…Giải thích hiến pháp đặc biệt quan
trọng vì liên quan đến nhiều vấn đề như hình thức chính thể của nhà nước, tính hợp
lý, hợp pháp của các văn bản pháp luật khác.
Để nhìn nhận chính xác hơn về giải thích hiến pháp, tác giả sẽ so sánh, đối
chiếu với các quốc gia trên thế giới để chỉ ra ưu – nhược điểm cũng như đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giải thích hiến pháp.

1
Văn Bông Nguyễn, Luật Hiến-Pháp và Chính Trị Học (1967) 44.
2
FA Hayek, Law, Legislation, and Liberty (University of Chicago Press 1976).
3
Charles H McIlwain, Constitutionalism: Ancient and Modern (Cornell University Press 1940).
4
Đăng Dung Nguyễn, Minh Tuấn Đặng and Công Giao Vũ (eds), Giáo Trình Luật Hiến Pháp Việt Nam (7th edn, NXB
ĐHQGHN 2018) 47.
I. Giải thích hiến pháp trên thế giới
1. Thẩm quyền giải thích hiến pháp
Giải thích hiến pháp cũng có nhiều sự khác biệt ở các quốc gia do gắn liền với
quá trình hình thành cơ chế tài phán hiến pháp.5 Ở những quốc gia có Toà án Hiến
pháp (Constitutional Court) như Đức hoặc Italy, cơ quan này có quyền lực cao nhất
trong việc giải thích hiến pháp.6 Ở Pháp, vì Hội đồng Hiến pháp (Conseil
Constitutionnel)7 là một dạng thiết chế bảo hiến được trao quyền giải thích hiến pháp.
Ngoài ra, những quốc gia không có toà án hiến pháp hoặc thiết chế bảo hiến riêng
biệt, toà án có vai trò giải thích hiến pháp. Ở Mỹ, Tối cao Pháp viện đã đưa ra phán
quyết trong án lệ nổi tiếng Marbury v. Madison8 đã quy định quyền tài phán và giải
thích hiến pháp cho các toà án thường.
2. Lập luận giải thích hiến pháp
Theo GS. Philip Bobbitt, có sáu cách lập luận mà các cơ quan tài phán hiến
pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp thường sử dụng:9 (1) Lập luận
lịch sử; (2) Lập luận nguyên bản; (3) Lập luận cấu trúc; (4) Lập luận cẩn trọng; (5)
Lập luận học thuyết; (6) Lập luận đạo đức.10
GS. Fallon cũng đề xuất có năm cách lập luận thường xuất hiện:11 (1) Lập luận
dựa vào bản văn; (2) Lập luận về ý định của ban soạn thảo; (3) Lập luận dựa vào học
thuyết về hiến pháp; (4) Lập luận từ án lệ; (5) Lập luận dựa trên giá trị.

5
ibid 48.
6
Thầm quyền giải thích hiến pháp của toà án được quy định trong Hiến pháp của các quốc gia này. Ví dụ Điều 93
Hiến pháp CHLB Đức quy định về thẩm quyền của Toà án Hiến pháp Liên bang (Grundgesetz für die Bundesrepublik
Deutschland) hay Điều 134 Hiến pháp Italy quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án Hiến pháp (La Corte
costituzionale).
7
Hội đồng Hiến pháp của Pháp bao gồm chín thành viên trong nhiệm kỳ chín năm. Các thành viên được Tổng thống
và Chủ tịch của các hội đồng nghị viện (Quốc hội và Thượng viện) bổ nhiệm. Kể từ lần sửa đổi hiến pháp ngày 23
tháng 7 năm 2008, thủ tục bổ nhiệm các thành viên bao gồm việc lấy ý kiến, theo các phương pháp khác nhau tùy
thuộc vào thẩm quyền bổ nhiệm, ủy ban luật hiến pháp của mỗi hội nghị.
8
‘Marbury v. Madison, 5 U.S. 137 (1803)’ (Justia Law) <https://supreme.justia.com/cases/federal/us/5/137/> accessed
24 May 2021.
9
Philip Bobbitt, Constitutional Fate: Theory of the Constitution (Oxford University Press 1982) 7.
10
Tác giả chuyển ngữ.
11
Richard H Fallon Jr., ‘A Constructivist Coherence Theory of Constitutional Interpretation’ (1987) 100 Harvard Law
Review 1194–1209.
Ngoài ra, thẩm phán Tối cao Pháp viện Breyer cũng cho rằng thẩm phán có
sáu công cụ để giải thích nội hàm của một quy định trong hiến pháp:12 (1) bản văn;
(2) bối cảnh lịch sử; (3) án lệ; (4) truyền thống; (5) mục đích; (6) hệ quả của những
diễn giải tiềm năng.13
2.1. Lập luận lịch sử (Historical arguments)
Cách lập luận này chú trọng đến ý định của những người soạn thảo14 và cách
hiểu gốc của hiến pháp15. Cách hiểu gốc của hiến pháp trao quyền cho hiến pháp sự
ràng buộc chính quyền và vì vậy, người dân nghĩ ra cách giải thích mà họ có thể thực
thi những giới hạn và quy định của nó.16 Thomas Cooley nhận định “mục đích của
việc giải thích, đối với hiến pháp thành văn, là hiệu lực hoá ý định của những người
ban hành hiến pháp.”17 Cụ thể hơn để tìm được cách hiểu gốc, thẩm phán Tối cao
Pháp viện Holmes cho rằng cần phải đặt ngôn từ hoàn cảnh được sử dụng (thời điểm
lập pháp).18
2.2. Lập luận nguyên bản (Textual arguments)
Lập luận nguyên bản xuất phát từ việc xem xét nghĩa hiện thời của ngôn ngữ
được sử dụng trong các quy định của hiến pháp.19 Lập luận nguyên bản thường bị
nhầm lẫn với lập luận lịch sử20 nên đòi hỏi việc nhìn nhận các bằng chứng nằm ngoài
văn bản.21 Lập luận luận chỉ ra tính hợp pháp từ khế ước xã hội được thoả thuận từ
vị thế ban đầu còn lập luận nguyên bản đôi lúc bị nhầm với những lập luận khế ước

12
Stephen Breyer, Making Our Democracy Work: A Judge’s View (Knopf 2010).
13
Thẩm phán Scalia của Tối cao Pháp viện cho rằng thẩm phán chỉ cần sử dụng bốn công cụ đầu tiên. Breyer và Scalia
đại diện cho phái bảo thủ và cấp tiến ở Tối cao Pháp viện và đồng thời cũng thể hiện hai trường phái đối ngược nhau
trong việc giải thích luật và giải thích hiến pháp (sẽ được bàn ở phần sau).
14
John G Worford, ‘The Blinding Light: The Uses of History in Constitutional Interpretation’ (1964) 31 University of
Chicago Law Review 503.
15
Edmund Cahn (ed), Supreme Court and Supreme Law (Indiana University Press 1954).
16
Bobbitt (n 9) 10.
17
Thomas M Cooley, A Treatise on the Constitutional Limitations Which Rest upon the Legislative Power of the States
of the American Union (8th edn, Little, Brown & Co 1927) 124; Lawrence B Solum, ‘Cooley’s Constitutional
Limitations and Constitutional Originalism’ (2020) 18 The Georgetown Journal of Law & Public Policy.
18
Oliver Wendell Holmes, ‘The Theory of Legal Interpretation’ (1899) 12 Harvard Law Review 417–418.
19
Bobbitt (n 9) 7; Judith A Baer, ‘Constitutional Interpretation: Textual Meaning, Original Intent, and Judicial Review’
(2021) 95 American Political Science Review.
20
Terrance Sandalow, ‘Constitutional Interpretation’ (1981) 79 Michigan Law Review 1059.
21
Joseph Story, Commentaries on the Constitution of the United States, vol 1 (1st edn, Hillard, Gray, and Company
1833) 390.
(contractual arguments) tương tự với các quy định được áp dụng nghiêm ngặt. Thay
vào đó, lập luận nguyên bản dựa vào khế ước xã hội đang vận hành với các điều
khoản mang nội hàm đương đại đang tiếp tục được tái khẳng định bằng sự phản đối
sửa đổi hiến pháp từ người dân. Điều này xuất phát từ quan điểm của thẩm phán Tối
cao Pháp viện, Joseph Story khi cho rằng “Hiến pháp là công cụ của thực tế tự nhiên,
được tạo ra từ hoạt động thông thường của đời sống con người, đáp ứng nhu cầu cơ
bản, được thiết kế để sử dụng rộng rãi và phù hợp với cách hiểu thông thường. Người
dân tạo ra, ban hành và phải đọc hiến pháp…và không thể giả định thừa nhận sự tối
nghĩa.”22
2.3. Lập luận cấu trúc (Structural arguments)
Lập luận cấu trúc là những luận giải từ cấu trúc hiến định (constitutional
structure) và những mối quan hệ giữa những cấu trúc này mà hiến pháp quy định.23
Cũng có thể nhìn nhận lập luận cấu trúc là những yêu cầu rằng một nguyên tắc cụ
thể hoặc kết quả trong thực tiễn được ngầm hiểu trong các cấu trúc của chính quyền
và những mối quan hệ hiến định giữa chính quyền và người dân.24 Cách lập luận này
hầu hết thiếu cơ sở (factless) và phụ thuộc một cách sai lầm trong phương pháp tư
duy căn bản khi chuyển từ toàn bộ hiến pháp xuống một phần. Đồng thời, phương
pháp này cũng thể hiện chủ nghĩa cẩn trọng vĩ mô (macroscopic prudentialism) xuất
phát không phải từ các căn cứ đặc biệt của tình huống mà phát sinh từ những khẳng
định chung về quyền lực và lựa chọn xã hội.25
2.4. Lập luận cẩn trọng (Prudential arguments)
Lập luận cẩn trọng là tự giác (self-conscious) thẩm định thiết chế và không cần
xét đến giá trị của một tranh cãi cụ thể (có thể mang tính hiến định hoặc không), thay
vào đó thúc đẩy những học thuyết cụ thể theo sự suy xét thực tiễn (practical wisdom)
của toà án theo cách cụ thể.26 Các hoàn cảnh kinh tế và chính trị xoanh quanh quyết

22
ibid 436–437.
23
Bobbitt (n 9) 74.
24
ibid 7.
25
ibid 74.
26
ibid 7; Thomas C Grey, ‘Do We Have an Unwritten Constitution’ (1975) 27 Stanford Law Review 715.
định của toà án cũng thúc đẩy cách lập luận này. Những người sử dụng lập luận cẩn
trọng (prudentialist) thường biết cách làm cho luận điểm của mình có tính hợp pháp,
hợp lý, phù hợp với các quan điểm khác và sử dụng chúng tương đương với các học
thuyết.27
2.5. Lập luận học thuyết (Doctrinal arguments)
Lập luận học thuyết sử dụng án lệ và các bình luận án lệ từ những học giả28
hoặc các thẩm phán29 hay từ các học thuyết phát triển song song với một vài quy định
của hiến pháp30. Cách lập luận này gắn liền với ý niệm về pháp quyền (rule of law)
của các nước theo truyền thống Thông luật. Một là, việc soạn thảo các chính sách lập
pháp cần phải được tách biệt với các quy định toà án đang áp dụng. Hai là, các quy
định toà án đang áp dụng phải là một quá trình chặt chẽ31 xuất phát từ các quy định
hợp lý và tuân thủ chúng32 trong việc quyết định những mâu thuẫn thực tiễn giữa các
bên mà không có bất cứ sự liên hệ nào với thực tế cũng như các quy định, ví dụ như
vị thế và mục đích tối hậu của các bên.33
2.6. Lập luận đạo đức (Ethical arguments)
Một cách tiếp cận khác để giải thích hiến pháp là dựa trên lý luận luân lý hoặc
đạo đức – thường được gọi một cách rộng rãi là “đặc điểm của luật” (ethos of law).34
Một số bản văn hiến pháp sẽ được dẫn chiếu tời các thuật ngữ được pha trộn cùng
một số ý niệm về đạo đức hoặc luân lý như “bảo vệ bình đẳng” hoặc “nguyên tắc
trình tự pháp luật công bằng, hợp lý của luật” (due process of law).35 Ngoài ra, lập
luận đạo đức dựa trên bản văn thường liên quan đến giới hạn thẩm quyền của chính
quyền đối với cá nhân (như các quyền cá nhân).36

27
Bobbitt (n 9) 61.
28
Xem Henry M Hart and Herbert Wechsler, The Federal Courts and the Federal System (1st edn, Foundation Press
1953) là cuốn sách được các thẩm phán Tối cao Pháp viện trích dẫn nhiều nhất.
29
Bobbitt (n 9) 7.
30
ibid 41.
31
Sandalow (n 20) 1051–1059.
32
William N Eskridge and Philip P Frickey, ‘The Making of the Legal Process’ (1993) 107 Harvard Law Review.
33
Bobbitt (n 9) 41.
34
ibid 93, 142.
35
ibid 126.
36
ibid 162.
3. Trường phái giải thích hiến pháp
Dù sử dụng phương pháp lập luận nào, nhìn chung có hai trường phái chính
trong việc giải thích hiến pháp: giải thích theo ý của nhà lập hiến và giải thích theo
bối cảnh mới.37 Trường phái đầu tiên thường được gọi là giải thích theo nghĩa gốc
(originalism) – giải thích hiến pháp “tĩnh” còn trường phái thứ hai được gọi là giải
thích không theo nghĩa gốc (non-originalism) – giải thích hiến pháp “động”.38
Trường phái giải thích theo nghĩa gốc hướng đến một trong hai nguồn nghĩa: (1) ý
định của những nhà lập hiến39 và (2) ý nghĩa gốc40. Trường phái này có mối quan hệ
mật thiết với những người sử dụng cách lập luận nguyên bản (textualist) và chủ nghĩa
kiến tạo “cứng” (strict constructionism41). Ngược lại, trường phái giải thích không
theo nghĩa gốc rất gần với chủ nghĩa kiến tạo “mềm” (loose constructionism) và chủ
nghĩa thực dụng (pragmatism)42 – nghĩa là luôn ủng hộ việc giải thích hiến pháp một
cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.43
II. Giải thích hiến pháp ở Việt Nam
1. Thẩm quyền giải thích hiến pháp
Ở Việt Nam, giải thích hiến pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội – chủ thể thuộc nhánh lập pháp.44 UBTVQH là một thiết chế đặc biệt xuất
hiện ở những quốc gia có sự ảnh hưởng của mô hình pháp luật Xô Viết như Trung
Quốc, Việt Nam, Lào. Lập luận để trao quyền giải thích hiến pháp cho UBTVQH
thường được diễn giải như sau: (1) nhánh lập pháp làm ra luật nên có khả năng hiểu
và xác định đúng nhất hiệu lực, phạm vi áp dụng của đạo luật; (2) chỉ có Quốc hội là
cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân mới là tiếng nói của dân
trong hoạt động giải thích; (3) Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Hiến pháp là

37
Nguyễn, Đặng and Vũ (n 4) 48–49.
38
ibid.
39
Raoul Berger, Government by Judiciary (1st edn, Harvard University Press 1977).
40
Antonin Scalia, A Matter of Interpretation: Federal Courts and the Law (1st edn, Princeton University Press 1998).
41
Constructionism và Constructivism thường được hiểu tương đương. Xem Fallon Jr. (n 11).
42
William H Rehnquist, ‘The Notion of a Living Constitution’ (2006) 29 Harvard Journal of Law & Public Policy.
43
Xem chú thích 13. Đây chính là tranh luận giữa hai cánh bảo thủ và cấp tiến ở Tối cao Pháp viện Hoa kỳ trong việc
giải thích pháp luật nói chung và giải thích hiến pháp nói riêng.
44
Được quy định tại Điều 74 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013.
đạo luật tối cao nên Toà án là cơ quan có địa vị thấp hơn nên không thể giải thích
một văn bản của cơ quan cấp trên45.
2. Hạn chế trong giải thích hiến pháp và kiến nghị
Một là, Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp
năm 2013 đều chưa phân biệt được hoạt động giải thích hiến pháp và giải thích pháp
luật nói chung nên vẫn soạn thảo và ban hành hoạt động giải thích hiến pháp, luật và
pháp lệnh trong cùng một điều luật. Như đã đề cập trong phần dẫn nhập, giải thích
hiến pháp cần phải cẩn trọng bởi các yếu tố như ý nghĩa của bản văn, ý định lập hiến,
ngôn ngữ, bối cảnh lịch sử,…Giải thích hiến pháp đặc biệt quan trọng vì liên quan
đến nhiều vấn đề như hình thức chính thể của nhà nước, tính hợp lý, hợp pháp của
các văn bản pháp luật khác. Như vậy, cần phải phân biệt rõ ràng hoạt động giải thích
hiến pháp và hoạt động giải thích pháp luật nói chung như ban hành nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành luật, đạo luật,… bởi tính chất đặc thù của bản văn tối cao này.
Hai là, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp là
chưa hợp lý. Nên mở rộng thẩm quyền giải thích pháp luật nói chung và hiến pháp
nói riêng cho Toà án vì nhìn nhận dưới góc độ khoa học, UBTVQH chỉ nên là chủ
thể giải thích Pháp lệnh – loại văn bản do UBTVQH ban hành.46 Điều này hợp với
logic trong thực tiễn bởi Toà án luôn có vai trò lớn trong việc giải thích pháp luật
thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và các công văn của TANDTC.47
Vì vậy, cần trao cho Toà án nhiều quyền hơn trong giải thích pháp luật.
Ba là, việc UBTVQH không trao quyền giải thích hiến pháp cho Toà án phần
nào giống với Trung Quốc khi cả hai quốc gia đều tạo ra tình huống “vừa đá bóng
vừa thổi còi”. Ở đây, Quốc hội có vai trò “hỗn hợp” (hybrid)48 khi thực hiện cả chức
năng lập pháp (làm luật) và chức năng tư pháp (giải thích luật). Tuy nhiên, thực tiễn

45
Tiến Dũng Đỗ, Hoạt Động Giải Thích Hiến Pháp, Luật, Pháp Lệnh Trong Giai Đoạn Xây Dựng Nhà Nước Pháp
Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ở Nước Ta Hiện Nay (Luận văn Thạc sĩ Luật, Khoa Luật ĐHQGHN 2006) 33–34.
46
Văn Tú Hoàng, ‘Thẩm Quyền Của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội về Việc Giải Thích Hiến Pháp, Luật, Pháp Lệnh’
(2002) 5 Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật.
47
Trí Hảo Võ, ‘Vai Trò Giải Thích Pháp Luật Của Toà Án’ (2003) 3 Tạp chí Khoa học Pháp lý.
48
Yan Lin and Tom Ginsburg, ‘Constitutional Interpretation in Lawmaking: China’s Invisible Constitutional
Enforcement Mechanism’ (2015) 63 American Journal of Comparative Law 487–490.
cho thấy thẩm phán chưa có các công cụ để giải thích hiến pháp mà các thẩm phán
trên thế giới đang sử dụng. Việc thiếu vắng các lập luận hiến định nhằm giải quyết
các vấn đề phát sinh trong cuộc sống nằm ngoài dự liệu của những nhà lập hiến đặt
ra câu hỏi về chất lượng giải thích hiến pháp và bảo hiến ở Việt Nam. Do đó, Hiến
pháp Việt Nam nói chung và giải thích hiến pháp ở Việt Nam nói riêng cần phải hoà
nhập cùng với các quy phạm quốc tế và địa phương,49 đặc biệt trong vấn đề xây dựng
cơ sở lý luận về phương pháp giải thích hiến pháp.

49
Xem Ngoc Son Bui, ‘Contextualizing the Global Constitution-Making Process: The Case of Vietnam’ (2016) 64
American Journal of Comparative Law lập luận rằng Hiến pháp 2013 đã cởi mở hơn rất nhiều không chỉ về mặt hình
thức mà cả về nội hàm.
KẾT LUẬN
Qua việc so sánh với các quốc gia trên thế giới từ thẩm quyền đến phương
pháp lập luận, có thể nhận thấy giải thích hiến pháp ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
bất cập. Trước hết, lý do Việt Nam hiện nay trao quyền giải thích hiến pháp cho
UBTVQH là chưa logic cả về mặt khoa học và thực tiễn. Về mặt khoa học, giải thích
hiến pháp là công việc của toà án hiến pháp hoặc một thiết chế bảo hiến độc lập
nhưng chúng ta lại đang để chính nhánh lập pháp có thẩm quyền thực hiện. Pháp luật
còn chồng chéo và phức tạp bởi chính các nhánh quyền lực (lập pháp và tư pháp)
đang xung đột nhau khi thiết kế thẩm quyền của UBTVQH trong việc giải thích hiến
pháp. Về mặt thực tiễn, chính phủ (hành pháp) và toà án các cấp (tư pháp) đang giải
thích hiến pháp một cách gián tiếp thông qua việc ban hành nghị định, thông tư hướng
dẫn thi hành và các nghị quyết của toà án cho thấy UBTVQH đang chưa hoạt động
hiệu quả trong việc giải thích hiến pháp. Ngoài ra, việc thẩm phán thiếu chuyên môn
về giám sát tư pháp nói chung và bảo hiến nói riêng cũng như không có nền tảng lý
luận để cung cấp cho họ những phương pháp lập luận đang là một thách thức lớn.
Chất lượng giải thích hiến pháp còn thấp nghĩa là đạo luật tối cao nhất của
quốc gia đang có nguy cơ bị hiểu sai, thực thi sai và không thể phủ nhận, bãi bỏ
những luật, đạo luật và quy định vi hiến. Điều này đang đi ngược lại với định hướng
của Việt Nam khi chúng ta đang hướng đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Đã là nhà nước pháp quyền thì chắc chắn phải bảo vệ được hiến pháp.
Do đó, đây là một vấn đề mà các nhà khoa học cần tiếp tục đào sâu trong các nghiên
cứu về hiến pháp trong những năm tới.
Danh mục tài liệu tham khảo
Baer JA, ‘Constitutional Interpretation: Textual Meaning, Original Intent, and
Judicial Review’ (2021) 95 American Political Science Review

Berger R, Government by Judiciary (1st edn, Harvard University Press 1977)

Bobbitt P, Constitutional Fate: Theory of the Constitution (Oxford University Press


1982)

Breyer S, Making Our Democracy Work: A Judge’s View (Knopf 2010)

Bui NS, ‘Contextualizing the Global Constitution-Making Process: The Case of


Vietnam’ (2016) 64 American Journal of Comparative Law

Cahn E (ed), Supreme Court and Supreme Law (Indiana University Press 1954)

Cooley TM, A Treatise on the Constitutional Limitations Which Rest upon the
Legislative Power of the States of the American Union (8th edn, Little, Brown &
Co 1927)

Đỗ TD, Hoạt Động Giải Thích Hiến Pháp, Luật, Pháp Lệnh Trong Giai Đoạn Xây
Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ở Nước Ta Hiện Nay (Luận văn
Thạc sĩ Luật, Khoa Luật ĐHQGHN 2006)

Eskridge WN and Frickey PP, ‘The Making of the Legal Process’ (1993) 107
Harvard Law Review

Fallon Jr. RH, ‘A Constructivist Coherence Theory of Constitutional Interpretation’


(1987) 100 Harvard Law Review

Grey TC, ‘Do We Have an Unwritten Constitution’ (1975) 27 Stanford Law


Review
Hart HM and Wechsler H, The Federal Courts and the Federal System (1st edn,
Foundation Press 1953)

Hayek FA, Law, Legislation, and Liberty (University of Chicago Press 1976)

Hoàng VT, ‘Thẩm Quyền Của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội về Việc Giải Thích
Hiến Pháp, Luật, Pháp Lệnh’ (2002) 5 Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật

Holmes OW, ‘The Theory of Legal Interpretation’ (1899) 12 Harvard Law Review

Lin Y and Ginsburg T, ‘Constitutional Interpretation in Lawmaking: China’s


Invisible Constitutional Enforcement Mechanism’ (2015) 63 American Journal of
Comparative Law

‘Marbury v. Madison, 5 U.S. 137 (1803)’ (Justia Law)


<https://supreme.justia.com/cases/federal/us/5/137/> accessed 24 May 2021

McIlwain CH, Constitutionalism: Ancient and Modern (Cornell University Press


1940)

Nguyễn ĐD, Đặng MT and Vũ CG (eds), Giáo Trình Luật Hiến Pháp Việt Nam
(7th edn, NXB ĐHQGHN 2018)

Nguyễn VB, Luật Hiến-Pháp và Chính Trị Học (1967)

Rehnquist WH, ‘The Notion of a Living Constitution’ (2006) 29 Harvard Journal of


Law & Public Policy

Sandalow T, ‘Constitutional Interpretation’ (1981) 79 Michigan Law Review

Scalia A, A Matter of Interpretation: Federal Courts and the Law (1st edn,
Princeton University Press 1998)
Solum LB, ‘Cooley’s Constitutional Limitations and Constitutional Originalism’
(2020) 18 The Georgetown Journal of Law & Public Policy

Story J, Commentaries on the Constitution of the United States, vol 1 (1st edn,
Hillard, Gray, and Company 1833)

Võ TH, ‘Vai Trò Giải Thích Pháp Luật Của Toà Án’ (2003) 3 Tạp chí Khoa học
Pháp lý

Worford JG, ‘The Blinding Light: The Uses of History in Constitutional


Interpretation’ (1964) 31 University of Chicago Law Review

You might also like