You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

HỌC PHẦN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ


BUỔI THẢO LUẬN TUẦN 2:
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Kim Duyên


Lớp thực hiện: 128 – QT46B1
Nhóm: 1
Danh sách thành viên nhóm:
ST Họ và tên MSSV Ghi chú
T
1 Trần Ngọc Minh Nghi 2153801015169
2 Nguyễn Yến Ngọc 2153801015173
3 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 2153801015177
4 Nguyễn Thiện Nhân 2153801015180
5 Lê Hoàng Phúc 2153801015202 Nhóm trưởng
6 Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 2153801015214
7 Ngô Thị Thủy Tiên 2153801015222
8 Nguyễn Quốc Toàn 2153801015225
MỤC LỤC
I. TỰ LUẬN......................................................................................................................4
1. Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế". Anh chị
hãy chứng minh nhận định này là đúng..........................................................................4
3. Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hiệu
quả..................................................................................................................................4
6. Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế?...................................5
11. Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hóa tác động của
nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không?........................5
14. Khi áp dụng một ĐƯQT để giải quyết xung đột pháp luật thì có thể coi rằng hiện tượng
xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu không? Vì sao?.........................................................6
15. Tại sao quy phạm xung đột lại là một quy phạm pháp luật đặc biệt và mang tính chất đặc
thù của tư pháp quốc tế?.................................................................................................6
16. Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì áp dụng như thế
nào?.................................................................................................................................7
17. Phân tích vai trò của Lex fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài...............................................................................................................................7
18. Tại sao phải giải quyết xung đột pháp luật?...................................................................7
19. Hệ thuộc luật là gì?........................................................................................................8
22. Hãy cho biết trong trường hợp nào Tòa án Việt Nam phải áp dụng luật nước ngoài khi
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?......................................................8
26. Khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý nào có thể
phát sinh?........................................................................................................................9
II. NHẬN ĐỊNH.................................................................................................................9
1. Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong Tư pháp quốc tế.. . .9
3. Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong hợp
đồng..............................................................................................................................10
4. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh.10
6. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột mệnh lệnh....................................10
9. quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.................11
13. Hệ thuộc nơi có tài sản chỉ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đối tượng là bất
động sản........................................................................................................................11
14. Mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp
luật nơi có đối tượng là bất động sản............................................................................11

2
17. Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để
giải quyết quan hệ pháp luật.........................................................................................12
18. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột
pháp luật.......................................................................................................................12
19. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.....................12
20. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ
hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng......................................12
22. Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ được xác
định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch................................................13
23. Pháp luật của quốc gia nơi có Tòa án đang xét xử vụ việc sẽ luôn luôn được áp dụng khi
các bên phát sinh tranh chấp về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài........................13
25. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh.13
27. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự
là người nước ngoài......................................................................................................14
28. Toà án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng.. 14
32. Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp
dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự.................................14
35. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ phải giải thích pháp luật
nước ngoài theo nguyên tắc của pháp luật Việt Nam...................................................14
38. Phải giải quyết xung đột pháp luật khi các bên trong quan hệ dân sự có quốc tịch khác
nhau..............................................................................................................................15
42. Phải áp dụng tất cả hệ thuộc trong việc điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế......15
III. BÀI TẬP.....................................................................................................................15
Bài 2:..................................................................................................................................15
Bài 4:..................................................................................................................................16
Bài 5:..................................................................................................................................17
Bài tập 7:............................................................................................................................19
Bài tập 9:............................................................................................................................23
Bài tập 10:..........................................................................................................................24

3
I. TỰ LUẬN

1. Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế".
Anh chị hãy chứng minh nhận định này là đúng.
Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế là vì chỉ có Tư pháp
quốc tế mới xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật.
 Xung đột pháp luật là hiện tượng khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau về nội dung cụ thể cùng có thể áp dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài.
 Và xung đột pháp luật chỉ có các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới
phát sinh xung đột pháp luật. Vì các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài về
bản chất là các quan hệ dân sự, các quan hệ đời thường diễn ra hàng ngày giữa
những người dân với nhau, họ là các chủ thể ngang quyền và bình đẳng. Chính
yếu tố bình đẳng này giữa các chủ thể của quan hệ nên đặt ra việc bình đẳng
khi áp dụng luật pháp giữa các nước và khi quan hệ dân sự này có liên quan
đến nhiều quốc gia thì nhiều hệ thống pháp luật tương ứng cũng sẽ được xem
xét để áp dụng, tức là có hiện tượng xung đột pháp luật.
 Hiện tượng xung đột pháp luật không xảy ra ở các quan hệ khác vì các quan hệ
đó (hình sự, hành chính,..) mang bản chất công, bản chất chủ quyền của quốc
gia. Các quốc gia không cho phép việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên lãnh
thổ của quốc gia mình để điều chỉnh những quan hệ đó.

3. Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp
luật hiệu quả.
Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hiệu quả
một cách trực tiếp.
Việc hình thành các quy phạm xung đột cũng dễ dàng hơn so với các quy phạm
thực chất: dễ dàng trong việc xây dựng, có số lượng nhiều, đa dạng, phong phú hơn.
Quy phạm xung đột có thể sử dụng để giải quyết hầu hết các quan hệ dân sự.
Vì:
 Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột.
 Bởi vì các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài về bản chất là các quan hệ dân
sự, các quan hệ đời thường diễn ra hàng ngày giữa những người dân với nhau,
họ là các chủ thể ngang quyền và bình đẳng. Chính yếu tố bình đẳng này giữa
các chủ thể của quan hệ nên đặt ra việc bình đẳng khi áp dụng luật pháp giữa
các nước và khi quan hệ dân sự này có liên quan đến nhiều quốc gia thì nhiều
hệ thống pháp luật tương ứng cũng sẽ được xem xét để áp dụng, tức là có hiện
tượng xung đột pháp luật.

6. Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế?
Xung đột pháp luật là hiện tượng khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có quy
định khác nhau về cùng nội dung cụ thể đều có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Có 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật
trong Tư pháp quốc tế:
4
 Đầu tiên là do sự phát sinh của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi
một quan hệ dân sự CÓ yếu tố nước ngoài phát sinh thì có khả năng áp dụng
nhiều hệ thống pháp luật có liên quan để điều chỉnh:
 Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền QG: Họ luôn mong muốn được
áp dụng hệ thống pháp luật nước mình để bảo vệ cho công dân nước mình
 Thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trên lãnh thổ QG mình: Trong
Trường hợp Việt Nam tuyên bố chỉ áp dụng hệ thống pháp luật nước mình để
điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ của mình thì
hệ thống pháp luật nước khác sẽ không được áp dụng, còn các QG thừa nhận
việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên lãnh thổ nước mình để điều chỉnh các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (bình đẳng giữa các đương sự) thì hệ
thống pháp luật của các nước khác sẽ được áp dụng.
 Thứ hai là do pháp luật của các nước quy định khác nhau khi điều chỉnh cùng
một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy định khác nhau dẫn đến hệ quả
pháp lý khác nhau. Nếu áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau nhưng hệ
quả pháp lý như nhau thì không cần thiết phải có sự xung đột pháp luật. Điều
này xảy ra là do quy định khác nhau dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau xuất
phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau → hệ tư tưởng
khác nhau nên cách thức xây dựng hệ thống pháp luật cũng khác. Nếu áp dụng
các hệ thống pháp luật khác nhau nhưng hệ quả pháp lý như nhau thì không
cần thiết phải có sự xung đột pháp luật.

11. Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hóa tác
động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không?
Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật bao gồm: (1) Sự phát sinh của
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; (2) Pháp luật của các nước có quy định khác
nhau khi cùng quy định một nội dung cụ thể.
Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật chỉ giải quyết vấn đề chứ
không giải quyết được nguyên nhân của vấn đề. Bởi vì: (1) Các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài luôn luôn phát sinh trong tình cảnh các quốc gia ngày càng đẩy mạnh
hội nhập; (2) Các quốc gia phải xây dựng pháp luật dựa trên các điều kiện văn hóa,
kinh tế, chính trị,.. của mình. Các điều kiện này đã được hình thành từ rất lâu và
không dễ dàng để thay đổi, vì vậy các quốc gia luôn có những cách khác nhau để giải
quyết một vấn đề cụ thể.
 Do đó, các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật không làm vô
hiệu hóa tác động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật bởi
vì nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật là những nguyên nhân
khách quan luôn luôn hiện hữu và không thể thay đổi.

14. Khi áp dụng một ĐƯQT để giải quyết xung đột pháp luật thì có thể coi rằng
hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu không? Vì sao?
Khi áp dụng ĐƯQT để giải quyết xung đột pháp luật thì không thể coi hiện
tượng xung đột pháp đã triệt tiêu bởi lẽ nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung
đột pháp luật là do:
 Thứ nhất, xuất phát từ nhóm đối tượng điều chỉnh đặc thù của Tư pháp quốc tế
là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài;
5
 Thứ hai, pháp luật của các nước có quy định khác nhau khi cùng điều chỉnh
một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Không phải các QG ký kết hoặc tham gia điều ước là giải quyết được xung đột
pháp luật, bởi lẽ điều ước quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong một
số quan hệ cụ thể (được ghi nhận trong điều ước) bởi các chủ thể là thành viên của
điều ước đó. Trong điều ước quốc tế song phương do các QG ký kết với nhau có khi
cùng một vấn đề như nhau nhưng mỗi điều ước khác nhau với thành viên khác nhau,
có cách thức giải quyết khác nhau.
Do vậy, ĐƯQT chỉ giải quyết được xung đột pháp luật về cùng một vấn đề
giữa các thành viên của Điều đó, không phải cứ có Điều ước là giải quyết được mọi
vấn đề trong Tư pháp quốc tế một các thống nhất không có xung đột pháp luật. Hiện
tượng xung đột pháp luật là 1 hiện tượng khách quan và ĐƯQT chỉ có hiệu lực đối
với các bên ký kết Điều ước đó và không thể nào giải quyết được tất cả các lĩnh vực
được hết.
 Như vậy, khi còn tồn tại 2 nguyên nhân trên thì vẫn còn tồn tại hiện tượng xung đột
pháp luật

15. Tại sao quy phạm xung đột lại là một quy phạm pháp luật đặc biệt và mang tính
chất đặc thù của tư pháp quốc tế?
Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt, mang tính chất đặc
thù của tư pháp quốc tế, vì các lý do như sau:
+ Quy phạm xung đột chỉ phát sinh trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự
có yếu tố nước ngoài tham gia → là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc
tế.
+ Quy phạm pháp luật xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể cũng như các hình thức và biện pháp chế tài, mà chỉ
xác định pháp luật của nước nào được áp dụng để điều chỉnh các mối quan
hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Do tính đặc thù của nó là quy phạm chỉ nhằm dẫn chiếu luật nên nó chỉ có hai
thành phần: phần phạm vi và phần hệ thuộc. Trong đó, phạm vi là phần chỉ ra quy phạm
xung đột nào được áp dụng cho loại quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nào; Hệ thuộc là
chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đã được xác
định trong phần phạm vi
Trong các quan hệ pháp luật hình sự, hành chính, tố tụng thì không thể áp dụng
pháp luật nước ngoài. Vì các ngành luật này là ngành luật “công”, điều chỉnh các
quan hệ mang tính chất chính trị, liên quan đến chủ quyền và an ninh quốc gia của
quốc gia và chỉ có hiệu lực bắt buộc trên lãnh thổ của nước ban hành trừ những người
được hưởng quy chế ngoại giao. Ví dụ: VN là kiểu nhà nước đơn nhất đều do cùng 1
cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong PLVN, văn bản ra đời trước và văn bảm ra
đời sau chỉ là sự chồng chéo (mâu thuẫn) của cùng một CQNN, VN đã ban hành ra
Luật để giải quyết những mâu thuẫn chồng chéo này 🡪 Ko phải hiện tượng xung đột
PL.

6
16. Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì áp dụng
như thế nào?
Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì việc xác
định hệ thống pháp luật nào được áp dụng cần tuân theo nguyên tắc xác định pháp
luật do chính quốc gia nước ngoài đó quy định. Vấn đề này được ghi nhận tại Điều
669 BLDS 2015 “Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được
dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật
nước đó quy định.”

17. Phân tích vai trò của Lex fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngoài.
Về mặt lý luận, khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, về
nguyên tắc, Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình mà không
thể áp dụng luật tố tụng của nước ngoài vì luật tố tụng là ngành luật “công”, pháp luật
của các nước đều có quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài.
Có thể áp dụng luật nội dung nước có Tòa án xét xử, hoặc cũng có thể áp dụng
luật nước ngoài khi quy phạm xung đột của luật nước có Tòa án xét xử dẫn chiếu đến
pháp luật nước ngoài. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa rộng thì Lex fori bao gồm luật nội
dung và luật tố tụng của nước có Tòa án xét xử, còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì Lex
fori chỉ là luật tố tụng của nước mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

18. Tại sao phải giải quyết xung đột pháp luật?
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
cùng có thể được áp dụng để giải quyết đối với một quan hệ pháp luật mang bản chất
dân sự có yếu tố nước ngoài
Từ khái niệm trên có thể thấy, khi phát sinh một quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài thì có thể xảy ra hiện xung đột pháp luật, lúc này hai hay nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau có thể được áp dụng để giải quyết một quan hệ dân sự. Vì vậy, để giải
quyết được một quan hệ của Tư pháp quốc tế thì trước tiên phải giải quyết hiện tượng
xung đột pháp luật, phải tìm ra một nguyên tắc chung để “chọn luật” thích hợp nhằm
điều chỉnh quan hệ đó.

19. Hệ thuộc luật là gì?


Hệ thuộc luật là một bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, quy định nguyên
tắc áp dụng pháp luật, đây là phần chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ liên quan.
Trong phần hệ thuộc, theo nguyên tắc là căn cứ vào dấu hiệu - là hệ thống pháp
luật mà phần hệ thuộc của quy phạm xung đột chỉ ra - để từ đó tìm ra nguyên tắc
chung và trên cơ sở nguyên tắc chung này để các cơ quan có thẩm quyền chọn ra pháp
luật áp dụng giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế đó.

7
22. Hãy cho biết trong trường hợp nào Tòa án Việt Nam phải áp dụng luật nước
ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Để Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài, phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
 Khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có hai hoặc nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau cùng cần được dùng áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư
pháp quốc tế đó, mà pháp luật các nước khác nhau thì luôn luôn khác nhau về bản
chất, nhưng sự khác nhau đó lại được áp dụng để giải quyết cho một quan hệ cụ thể,
đó là khi xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật.
 Tòa án Việt Nam có thể căn cứ vào hình thức của quy phạm pháp luật xung đột, có
thể phân chia thành quy phạm pháp luật xung đột một chiều (một bên) và quy phạm
pháp luật xung đột đa chiều (nhiều bên) để xác định có phải áp dụng pháp luật nước
ngoài để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không:
 Quy phạm xung đột một chiều (một bên): quy phạm chỉ ra trường hợp cụ thể
chỉ rõ pháp luật của nước ngoài được áp dụng
 Quy phạm xung đột đa chiều (nhiều bên): quy phạm không chỉ rõ phải áp dụng
pháp luật của nước nào, tùy theo trường hợp cụ thể, có thể Tòa án Việt Nam
phải chọn pháp luật nước ngoài để giải quyết.
 Cụ thể, Điều 644 quy định việc xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài:
“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt
Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

26. Khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý nào
có thể phát sinh?
Khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý có thể
phát sinh là:
 Vấn đề thứ nhất là bảo lưu trật tự công cộng: Bảo lưu trật tự công cộng là trường
hợp cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia từ chối việc áp dụng áp dụng pháp luật
nước ngoài vì việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với
các trật tự công cộng của quốc gia đó.
 Vấn đề thứ hai là dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật thứ ba:
+ Dẫn chiếu ngược trở lại là hiện tượng khi quy phạm xung đột trong pháp
luật quốc gia nơi có TA dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước ngoài.
Nhưng trong quy phạm xung đột của pháp luật nước ngoài lại quy định cần
phải áp dụng pháp luật của chính nước có TA.
+ Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3 là hiện tượng khi quy phạm xung đột
trong pháp luật quốc gia nơi có TA dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước
8
ngoài. Nhưng trong quy phạm xung đột của pháp luật nước ngoài lại quy
định cần phải áp dụng pháp luật của nước có liên quan thứ ba.
 Vấn đề thứ ba là hiện tượng lẩn tránh pháp luật: là hiện tượng các chủ thể trong
các quan hệ pháp luật tránh khỏi sự điều chỉnh đương nhiên của 1 hệ thống
pháp luật để tìm kiếm sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật có lợi hơn cho
mình.

II. NHẬN ĐỊNH

1. Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong Tư pháp quốc
tế.
- Nhận định sai.
- Xung đột pháp luật là hiện tượng khi có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
về nội dung cụ thể cùng có thể áp dụng nhằm điều chỉnh 1 quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Tư pháp quốc tế gồm 2 nhóm đối tượng điều chỉnh là quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Tuy nhiên, xung đột pháp luật là hiện tượng chỉ xảy ra ở nhóm quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Vì xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc
gia, bình đẳng giữa các chủ thể nên các quốc gia chấp nhận áp dụng pháp luật
nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mình để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài. còn quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài mang bản chất công,
bản chất chủ quyền nên các quốc gia không cho phép việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trên lãnh thổ của quốc gia mình nên không phát sinh hiện tượng xung đột
pháp luật.

3. Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ
trong hợp đồng.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 686; khoản 1 Điều 687 BLDS 2015.
- Ngoài việc để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, các
bên sẽ được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (khoản 1 Điều 687); pháp luật áp dụng đối với thực hiện công việc
không có uỷ quyền (Điều 686 BLDS 2015) hoặc xác định pháp luật áp dụng đối
với quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản đang trên đường vận
chuyển.
- Tuy nhiên, các bên thỏa mãn đủ 5 điều kiện chọn luật thì mới có thể áp dụng luật
lựa chọn giải quyết các quan hệ trên.

4. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát
sinh.
- Nhận định sai.
- Nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật là: (1) Sự phát sinh của các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; (2) Pháp luật của các nước có quy định khác nhau
9
khi cùng quy định một nội dung cụ thể. Và chỉ khi xung đột pháp luật phát sinh
mới dẫn đến việc áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết.

6. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột mệnh lệnh.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 677 BLDS 2015.
- Theo đó thì quy định trên của BLDS có thể được xem là quy phạm xung đột mệnh
lệnh bởi vì nó không cho các đương sự có quyền thỏa luận để lựa chọn áp dụng hệ
thống pháp luật nào để điều chỉnh quan hệ của mình. Nhưng đồng thời nó cũng
được xem là quy phạm xung đột hai chiều bởi vì trong quy định trên không quy
định trực tiếp là pháp luật quốc gia nào được áp dụng mà phải áp dụng hệ thống
pháp luật của quốc gia nơi có tài sản.

9. quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
- Nhận định sai
- CSPL: Khoản 1, Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga
- Theo đó, không phải trong mọi trường hợp quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến
việc áp dụng pháp luật nước ngoài, chẳng hạn như trường hợp giữa các nước có ký
kết các điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia quy định tại khoản 1,
Điều 24 của HĐTTTP Việt - Nga.

13. Hệ thuộc nơi có tài sản chỉ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đối tượng
là bất động sản.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 667; khoản 2, Điều 678; điểm c, khoản 2, Điều 681; khoản 4, Điều
683; Điều 679, BLDS 2015.
- Theo đó, hệ thuộc nơi có tài sản không chỉ áp dụng đối với các quan hệ hợp đồng
có đối tượng là bất động sản (khoản 4, Điều 683, BLDS 2015) mà bao gồm cả một
số quan hệ khác như: định danh tài sản (Điều 667, BLDS 2015), quyền sở hữu và
quyền khác đối với tài sản (khoản 1, Điều 678, BLDS 2015), thừa kế (khoản 2,
Điều 680 BLDS 2015) và di chúc (Điểm c, khoản 2, Điều 681, BLDS 2015) và
ngoại lệ như tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) tại Điều 679, BLDS 2015…

14. Mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh
của pháp luật nơi có đối tượng là bất động sản.
- Nhận định sai
- Đối với hệ thuộc luật nơi có vật hoặc luật nơi có tài sản, luật nơi có vật quy định
vật ở đâu thì áp dụng luật ở đó để giải quyết các vấn đề tranh chấp quyền sở hữu
đối với tài sản hữu hình. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các nước hầu hết đều áp dụng
để áp dụng hệ thuộc luật này, ngoại trừ nước Pháp định danh tài sản theo luật Tòa
án (Lex fori). Một số trường hợp ngoại lệ còn có thể kể đến như sau:
+ Tài sản đang trên đường vận chuyển
+ Tài sản thuộc quyền sở hữu quốc gia
+ Tài sản của pháp nhân trong trường hợp tổ chức lại hoạt động hay chấm dứt
hoạt động
10
+ Tài sản là tàu bay, tàu biển
+ Tài sản vô hình (ví dụ: quyền sở hữu trí tuệ).

17. Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp
dụng để giải quyết quan hệ pháp luật.
- Nhận định sai
- Cơ cấu của quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế khác biệt so với cơ cấu quy
phạm pháp luật trong nước, bao gồm hai phần là phần hệ thuộc và phần phạm vi.
Phần phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ
mà quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh. Còn việc xác định hệ thống pháp luật
của quốc gia nào cần được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật là phần hệ
thuộc, không phải phần phạm vi của quy phạm xung đột.

18. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng
xung đột pháp luật.
- Nhận định sai
- Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ mất đi khi điều kiện làm phát sinh hiện tượng
xung đột biến mất. Quy phạm thực chất chỉ là một phương pháp để giải quyết hiện
tượng xung đột chứ không làm biến mất các điều kiện phát sinh xung đột.

19. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.
- Nhận định sai
- Mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định và có những ưu điểm, nhược
điểm riêng. Do đó việc giải quyết xung đột pháp luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc
khác nhau, bổ trợ lẫn nhau trong từng trường hợp nhất định.

20. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh
quan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng.
- Nhận định sai.
- Vì pháp luật áp dụng phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, các điều kiện chọn
luật bao gồm:
1. Thỏa thuận chọn luật đó phải đáp ứng điều kiện tự do về mặt ý chí, bình
đẳng, tự nguyện, phải thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hình thức: phụ lục
đính kèm hợp đồng…
2. Các bên chỉ được quyền chọn luật khi và chỉ khi ĐƯQT mà quốc gia là
thành viên và luật Việt Nam cho phép các bên được quyền chọn luật đó.
(khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, Điều 36 Hiệp định Việt - Nga về hợp đồng;
Điều 24 - 26 - 39 Hiệp định Việt Nga về kết hôn)
3. Các bên chỉ có quyền chọn các quy phạm pháp luật thực chất trong một hệ
thống pháp luật cụ thể hoặc trong các tập quán quốc tế, không được lựa
chọn luật có quy phạm xung đột (khoản 4 Điều 668 BLDS 2015).
4. Luật được chọn không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật (khoản 2 Điều
664 BLDS 2015)

11
5. Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam (Điều 666, khoản 1 Điều 670 BLDS 2015)

22. Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ
được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch.
- Nhận định sai.
- CSPL: khoản 2 Điều 674 BLDS 2015.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp
luật của nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, trong trường hợp người nước
ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân
sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam có nghĩa là
được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân đó đang cư trú.

23. Pháp luật của quốc gia nơi có Tòa án đang xét xử vụ việc sẽ luôn luôn được áp
dụng khi các bên phát sinh tranh chấp về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Nhận định sai.
- Về mặt nguyên tắc, có thể áp dụng luật nước có Tòa án xét xử hoặc cũng có thể áp
dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột của luật nước có Tòa án xét xử dẫn
chiếu đến pháp luật nước ngoài. Do đó, không phải luôn luôn áp dụng luật nước có
Tòa án đang xét xử.

25. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật
phát sinh.
- Nhận định sai.
- Xung đột pháp luật phát sinh do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do việc áp dụng
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn đề pháp lý phát sinh liên
quan đến các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Thứ hai là
do có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi quy định về cùng
một vấn đề pháp lý cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Còn quy
phạm xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế, mang tính dẫn chiếu
nhằm đưa ra nguyên tắc chọn luật để giải quyết xung đột pháp luật. Do đó khi phát
sinh xung đột pháp luật thì quy phạm xung đột mới có thể được áp dụng nhằm giải
quyết xung đột pháp luật

27. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các
đương sự là người nước ngoài.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 664 BLDS 2015
- Tòa án việt Nam có thể áp dụng pháp luật nước ngoài trong các trường hợp:
+ Khi có quy phạm xung đột trong ĐƯQT dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp
luật nước ngoài.
+ Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia dẫn
chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.

12
+ Khi các bên có sự thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật nước ngoài
nhưng phải thỏa mãn điều kiện chọn luật (khoản 2 Điều 664 BLDS 2015)
→ Do đó, Tòa án Việt Nam có thể áp dụng pháp luật nước ngoài khi thuộc một trong
các trường hợp trên để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mà không
phụ thuộc vào việc phải một bên đương sự là người nước ngoài

28. Toà án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp
dụng.
- Nhận định sai.
- CSPL: khoản 1 Điều 481 BLTTDS 2015
- Trong trường hợp đương sự được quyền lựa chọn luật áp dụng là pháp luật nước
ngoài và đã lựa chọn áp dụng luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp
luật nước ngoài đó cho Toà án và các đương sự chịu trách nhiệm về tính chính xác
và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp. Do đó, không phải lúc nào Toà
án cũng phải có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng.

32. Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài
cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự.
- Nhận định sai.
- CSPL: điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 670 BLDS 2015
- Khi nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được khi đã áp dụng các
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng thì pháp luật nước ngoài sẽ
không được áp dụng mà sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.

35. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ phải giải thích
pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 667 BLDS 2015
- Theo căn cứ trên thì khi áp dụng pháp luật nước ngoài, nhưng có cách hiểu khác
nhau thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải theo sự giải thích của cơ quan có
thẩm quyền tại nước đó chứ không phải giải thích theo nguyên tắc của pháp luật
Việt Nam.

38. Phải giải quyết xung đột pháp luật khi các bên trong quan hệ dân sự có quốc
tịch khác nhau
- Nhận định sai.
- Trường hợp các bên trong quan hệ dân sự có quốc tịch khác nhau nhưng pháp luật
áp dụng không dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia khác thì khi đó không xuất
hiện sự xung đột giữa các pháp luật nên không cần phải giải quyết xung đột pháp
luật.

42. Phải áp dụng tất cả hệ thuộc trong việc điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc
tế.
- Nhận định sai.
13
- Trong các hệ thuộc luật còn bao gồm cả hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, và
nếu quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trong trường hợp này các
đương sự chỉ là những cá nhân thì không áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp
nhân. Vì vậy một quan hệ Tư pháp quốc tế không bắt buộc phải áp dụng hết tất cả
hệ thuộc luật.

14
III. BÀI TẬP

Bài 2:
Thương nhân A mang quốc tịch Hàn Quốc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. A
ký hợp đồng thuê đất với công dân B mang quốc tịch Việt Nam. Hợp đồng quy định có
tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hỏi:

a. Luật Việt Nam có đương nhiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng nói trên không? Tại sai?
- Luật Việt Nam có đương nhiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nói trên. Vì theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015 nếu hai bên thương
nhân A và công dân B thỏa mãn các điều kiện chọn luật.

b. Nếu các bên không lựa chọn áp dụng cho hợp đồng, luật nào sẽ được áp dụng
để giải quyết tranh chấp?
- Nếu các bên không lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, luật Việt Nam sẽ được áp
dụng để giải quyết tranh chấp trên. Vì trong hợp đồng giữa thương nhân A và công
dân B là hợp có có đối tượng là bất động sản - thuê đất tại Việt Nam. Nên theo khoản
4 Điều 683 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp
luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất
động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.” thì pháp luật áp dụng là pháp
luật của nước nơi có bất động sản - pháp luật Việt Nam

Bài 4:
Bà Linh Đan (sinh năm 1980, quốc tịch Việt Nam) kết hôn với ông Jonathan (sinh năm
1982, quốc tịch Pháp) vào năm 2005 tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp. Đến năm
2015, bà Linh Đan chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống và làm việc. Tháng 02/2017, bà
Linh Đan làm đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn giữa bà và ông Jonathan vì
bà không có ý định quay lại Pháp. Kèm theo đơn xin ly hôn là thỏa thuận bằng văn bản
giữa bà Linh Đan và ông Jonathan về việc áp dụng pháp luật của Pháp để giải quyết việc
phân chia tài sản của hai người.

a. Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thỏa thuận chọn pháp
luật áp dụng giữa 2 bên có đương nhiên có hiệu lực hay không? Vì sao?
- Thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng giữa 2 bên không đương nhiên có hiệu lực mà
việc lựa chọn còn phải đảm bảo thỏa mãn 5 điều kiện chọn luật. Bao gồm:
 Thứ nhất, sự lựa chọn phải bình đẳng, tự do về ý chí.
 Thứ hai, các bên chỉ được quyền chọn luật để điều chỉnh các quan hệ mà pháp
luật Việt Nam hoặc ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định.
 Thứ ba, hậu quả của việc áp dụng pháp luật lựa chọn không trái nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam.
 Thứ tư, chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất.
 Thứ năm, việc lựa chọn không nhằm lẩn tránh pháp luật.

15
b. Nếu trường hợp hai bên không có thỏa thuận pháp luật áp dụng, Tòa án VN có
thể sẽ áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết vụ việc ly hôn này.
- Trong trường hợp này thì Tòa án VN có thể áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết vụ việc ly hôn này.
- Thứ nhất, xét trong ĐƯQT giữa nước CHXHCN VN và Pháp là HĐTTTT Việt -
Pháp không có quy định về vấn đề này.
- Thứ hai, hai bên không có thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng trong trường hợp
này.
- Thứ ba, căn cứ theo khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy
định: “2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam
vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước
nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải
quyết theo pháp luật Việt Nam”. Theo đó trong trường hợp này bà Linh Đan đã
chuyển hẳn về Việt Nam từ năm 2015, đến năm 2017 bà làm đơn yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ việc ly hôn giữa bà và ông Jonathan. Bà Linh Đan đã chuyển hẳn về Việt
Nam trong khi ông Jonathan vẫn còn ở Pháp vì vậy 2 người được xem là không có nơi
thường trú chung. Vì vậy Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết vụ việc ly hôn trên.

Bài 5:
Trong một lần đi du lịch tại Dubai vào tháng 02/2017, bà Ngọc (quốc tịch Việt Nam)
đã mua 1 bộ đèn trang trí tường nhà của Công ty Mara (thành lập tại Dubai). Bà Ngọc
đã thanh toán toán bộ số tiền hàng trị giá 20.000 USD cho công ty này và giữ biên
nhận sẽ nhận hàng giao đến tận nhà tại TP HCM vào ngày 24/4/2017. Tuy nhiên đến
tháng 7/2017, sau nhiều lần hối thúc bà vẫn không nhận được hàng về Công ty Mara
giải thích vì hàng được sản xuất tại Ý có trục trặc nên chưa về đến Dubai. Tháng
8/2017 bà Ngọc khởi kiện Tòa án nhân dân TP HCM yêu cầu giải quyết tranh chấp.

a. Đại diện của Công ty Mara yêu cầu áp dụng pháp luật Dubai để giải quyết
tranh chấp vì đã có điều khoản chọn luật áp dụng rõ ràng trong hợp đồng mua
bán của hai bên. Tuy nhiên yêu cầu này bị Tòa án Việt Nam từ chối với lý do
giữa Việt Nam và Dubai chưa ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này. Anh/chị hãy
cho biết quan điểm của mình về quyết định của Tòa án Việt Nam
- Về quan hệ dân sự: đây là quan hệ về tài sản
- CSPL: Điều 1, BLDS 2015. Theo đó, bà Ngọc đã dùng tiền để mua lô hàng của
công ty Mara sau đó xảy ra tranh chấp
- Về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài thuộc sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- CSPL: Điều 663, BLDS 2015.
- Bà Ngọc có quốc tịch Việt Nam, công ty Mara có quốc tịch Dubai → Thỏa mãn
điều kiện về chủ thể là chỉ cần cá nhân, pháp nhân có quốc tịch nước ngoài.
- Về phán quyết của Tòa án Việt Nam: Vì Việt Nam chưa ký kết ĐƯQT nào với
Dubai về vấn đề này dẫn chiếu tới việc áp dụng pháp luật quốc gia. Tuy nhiên Việt
Nam và Dubai vẫn có thể lựa chọn pháp luật quốc gia (Dubai) để áp dụng cho tranh
chấp trên với điều kiện là thỏa mãn 5 điều kiện chọn luật.
16
- CSPL: khoản 2, Điều 664 và khoản 1, Điều 682, BLDS 2015
→ Do đó, Tòa án Việt Nam không thể từ chối yêu cầu giải quyết tranh chấp trên bằng
pháp luật Dubai bằng lý do trên, mà chỉ khi chứng minh được hai bên đã vi phạm điều
kiện chọn luật thì Tòa án mới có thể từ chối yêu cầu.

b. Việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình có được xem là
cách để giải quyết xung đột pháp luật hay không?
- Việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình được xem là cách
để giải quyết xung đột pháp luật vì:
- Trước hết, xung đột pháp luật được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau về một nội dung cụ thể đều có thể được áp dụng để điều chỉnh
một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Theo đó, một trong những phương pháp được sử dụng để giải quyết hiện tượng
xung đột pháp luật là xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật xung đột. Các quy
phạm pháp luật xung đột sẽ quy định các nguyên tắc chung giúp hướng dẫn các cơ
quan có thẩm quyền lựa chọn được hệ thống pháp luật phù hợp để giải quyết một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Thông thường, một quy phạm xung đột sẽ được cấu thành bởi 2 phần: Phần phạm
vi và phần hệ thuộc. Trong đó, phần hệ thuộc sẽ chỉ ra các nguyên tắc lựa chọn pháp
luật áp dụng để giải quyết một quan hệ được nêu trong phần phạm vi.
→ Vì vậy, trong trường hợp này thì hệ thuộc luật mà các bên đang sử dụng là hệ thuộc
luật lựa chọn - tức pháp luật áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận chọn lựa của các bên (nếu các bên đáp ứng đầy đủ
các điều kiện chọn luật).
→ Như vậy, việc các bên xác định một hệ thống pháp luật cụ thể áp dụng cho hợp đồng
của mình cũng đồng nghĩa với việc đang sử dụng quy phạm xung đột để giải quyết vấn
đề chọn luật. Do đó, việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình sẽ
được xem là cách để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.

c. Giả sử pháp luật Dubai được Tòa án Việt Nam áp dụng, có khả năng dẫn chiếu
đến pháp luật của một nước thứ ba hay không? Vì sao?
- Giả sử pháp luật Dubai được Tòa án Việt Nam áp dụng thì sẽ không có khả năng
dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba vì:
- Trước hết, dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba là hiện tượng theo quy phạm xung
đột của một nước thì pháp luật của nước kia phải được áp dụng, nhưng theo quy phạm
xung đột của nước kia thì pháp luật của nước thứ ba phải được áp dụng.
- Tiếp đến, căn cứ vào khoản 4 Điều 668 BLDS 2015 quy định về phạm vi pháp luật
được dẫn chiếu đến như sau: “Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật
này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng”.
Theo đó, trong trường hợp này thì giữa bà Ngọc và Công ty Mara đã lựa chọn áp dụng
pháp luật Dubai - tức lựa chọn áp dụng các QPTC của pháp luật Dubai để giải quyết
khi có tranh chấp xảy ra.
→ Do phạm vi pháp luật được dẫn chiếu trong trường hợp các bên chọn luật thì chỉ bao
gồm các QPTC chứ không bao gồm các quy phạm xung đột của hệ thống pháp luật được
lựa chọn; trong khi đó, để hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba xảy ra
thì các quy phạm xung đột của pháp luật Dubai phải được sử dụng và đồng thời các quy
định này có dẫn chiếu đến pháp luật của nước khác.
17
→ Vì thế, nếu pháp luật Dubai được Tòa án Việt Nam áp dụng thì sẽ không có khả năng
dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba.

Bài tập 7:
M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B, K là pháp nhân có quốc tịch nước C.

A. Về mặt lý luận, anh (chị) hãy thảo luận về khả năng áp dụng các hệ thống
pháp luật liên quan khi:
1. Tòa án nước A tuyên bố anh N bị hạn chế năng lực hành vi trong một quan hệ
hợp đồng dân sự.
- Về mặt nguyên tắc theo hệ thuộc luật tòa án (Lex fori), khi Tòa án có thẩm quyền
xét xử thì trước hết, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của nước mình. Về Luật hình thức:
nếu Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên không có quy định khác thì áp dụng
pháp luật tố tụng của nước có Tòa án, tức là, nhóm cho rằng, pháp luật nước A sẽ
được áp dụng
- Về luật nội dung: theo hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis): để xác định vấn
đề năng lực hành vi trong quan hệ hợp đồng của N thì có thể áp dụng pháp luật của
nước nơi N mang quốc tịch (nước A) hoặc nước rơi mà N đang cư trú, từ đó, xác định
áp dụng luật quốc tịch hay luật nơi cư trú tùy thuộc vào quy định của hệ thống pháp
luật được áp dụng.
- Trong trường hợp hệ thống pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam, năng
lực hành vi dân sự của N được xác định theo pháp luật của nước mà N có quốc tịch
(khoản 1 Điều 674 BLDS 2015), đối với trường hợp hợp đồng được ký kết tại Việt
Nam, thì áp dụng luật Việt Nam để xác định hành vi dân sự của N (khoản 2 Điều 674
BLDS 2015).
2. Tòa án nước A giải quyết vấn đề ly hôn giữa M và N.
- Về mặt nguyên tắc theo hệ thuộc luật tòa án (Lex fori), khi Tòa án có thẩm quyền
xét xử thì trước hết, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của nước mình. Về Luật hình thức:
nếu Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên không có quy định khác thì áp dụng
pháp luật tố tụng của nước có Tòa án.
- Về luật nội dung: theo hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis): để xác định luật
áp dụng đối với một vấn đề liên quan đến hôn nhân như kết hôn, ly hôn và các vấn đề
khác có thể được căn cứ vào pháp luật nơi M và N có quốc tịch, hoặc pháp luật nơi M
và N đang cư trú. Trong trường hợp luật quốc tịch mà pháp luật quốc gia M và pháp
luật quốc gia N thì sẽ căn cứ vào Điều ước quốc tế mà nước M và N là thành viên,
hoặc hai bên sẽ tiến hành chọn luật áp dụng nếu thỏa mãn các điều kiện chọn luật
- Trong trường hợp hệ thống pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam, căn cứ
vào khoản 2 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, luật nơi cư trú sẽ là luật áp
dụng cho việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
3. M để lại di sản thừa kế tại nước B cho N.
- Về mặt nguyên tắc theo hệ thuộc luật tòa án (Lex fori), khi Tòa án có thẩm quyền
xét xử thì trước hết, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của nước mình. Về Luật hình thức:
nếu Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên không có quy định khác thì áp dụng
pháp luật tố tụng của nước có Tòa án.
- Về luật nội dung: theo hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis): để xác định pháp
luật đối với vấn đề thừa kế tài sản có thể được căn cứ vào pháp luật nơi M có quốc
tịch hoặc pháp luật nơi N cư trú.
18
- Trong trường hợp hệ thống pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam, căn cứ
vào khoản 1 Điều 680 BLDS 2015: “1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.; 2. Việc thực
hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
bất động sản đó.”

B. B ký hợp đồng với K tại nước C. Khi có tranh chấp từ hợp đồng đưa ra trước
Tòa án nước B giải quyết. Về mặt lý luận, anh (chị) hãy thảo luận khả năng áp dụng
các hệ thống pháp luật có liên quan về:
1. Năng lực hành vi hợp đồng
Năng lực hành vi hợp đồng bao gồm năng lực hành vi dân sự của người ký kết
và năng lực pháp luật của người ký kết. Nhóm căn cứ vào hệ thuộc luật về nhân thân
(Lex Personalis).
- Đối với năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự có thể được xác định
thông qua Hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis) thông qua luật quốc tịch và luật
nơi cư trú.
- Đối với năng lực pháp luật là năng lực mà cá nhân là người nước ngoài được xác
định theo pháp luật nơi người đó cư trú hoặc pháp luật nơi người đó có quốc tịch tùy
theo quan điểm của hệ thống pháp luật.
- Trong trường hợp pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam, theo khoản 2, 3
Điều 676 đã có quy định như sau: “2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên
gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại,
giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách
nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp
nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.; 3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
2. Hình thức hợp pháp của hợp đồng
- Về hình thức hợp pháp của hợp pháp, theo Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng (Lex
Loci contractus), nếu trong hợp đồng không có sự thỏa thuận gì khác thì hai bên áp
dụng hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng để giải quyết các vấn đề về hình thức hợp
đồng. Tức là, các bên ký kết hợp đồng tại đâu thì đã nắm luật nơi mà hợp đồng được
ký kết, trước hết để tuân thủ các quy định của pháp luật tại nơi ký kết hợp đồng và để
đảm bảo việc thỏa mãn các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mà pháp luật của các
nước nơi ký kết hợp đồng quy định. Như vậy, trong trường hợp này, pháp luật nước C
sẽ được áp dụng để xác định hình thức hợp đồng.
- Nếu pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng là pháp luật Việt Nam, khoản 7 Điều
683 xác định như sau: “7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với
hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với
hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật
Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.”
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng, theo Hệ thuộc luật lựa chọn, khi
các bên thỏa thuận thì cần thỏa mãn các điều kiện chọn luật để xác định nội dung
và các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên. Tùy loại hợp đồng cụ thể mà
pháp luật sẽ có quy định quyền và nghĩa vụ đối với các hợp đồng đó.
19
C. Giả sử N quốc tịch Việt Nam; hợp đồng giữa N và K là hợp đồng dân sự và tòa
án Việt Nam giải quyết:
1. Hãy chỉ ra những căn cứ pháp lý trong Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự Việt
Nam có liên quan đến việc giải quyết những vấn đề đã nêu ở mục 1,2,3 (phần
B)
- Năng lực hành vi hợp đồng quy định tại: Điều 674 BLDS 2015 (quy định về năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân), Điều 676 BLDS 2015 (quy định về pháp nhân).
- Hình thức hợp pháp của hợp đồng quy định tại: khoản 7 Điều 683 BLDS 2015.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên quy định tại: Điều 683 BLDS 2015.

2. Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích:


2.1 Khi quy phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định áp dụng
pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đương nhiên được áp dụng.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 670 BLDS 2015.
- Thông thường khi quy phạm xung đột trong BLDS Việt Nam quy định áp dụng
pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng. Tuy nhiên, nếu thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2015 thì pháp luật nước ngoài
được dẫn chiếu đến không được áp dụng:
 Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam;
 Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2.2 Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 687 BLDS 2015.
- Theo căn cứ trên, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo
pháp luật dựa trên sự thỏa thuận của các bên trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
687. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì mới xác định theo pháp luật của nước
nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.

2.3 Giả sử các nhận định trên đúng, anh chị hãy lựa chọn một trong ba trường
hợp trên để chứng minh

Bài tập 8
Chị Trần Thị Linh (quốc tịch Việt Nam) và anh Joseph Conrad (quốc tịch Ba Lan) cùng
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối
với tài sản chung của anh chị đã tạo lập nên khi còn ở Ba Lan. Hãy xác định hệ thuộc luật
có thể được áp dụng đối với tranh chấp trên trong hai trường hợp sau:
a. Tài sản chung là 01 căn biệt thự tại Việt Nam.
- Áp dụng Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- CSPL: điểm a, khoản 2 Điều 663 BLDS 2015; khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
- Chị Trần Thị Linh (quốc tịch Việt Nam) và anh Joseph Conrad (quốc tịch Ba Lan)
phát sinh quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản - đây là quan hệ dân sự,
anh Joseph Conrad có quốc tịch Ba Lan nên đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước

20
ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế theo điểm a khoản 2 Điều 663
BLDS 2015.
- Căn biệt thự là đối tượng của quan hệ pháp luật này được xác định là tài sản đang
hiện hữu cụ thể là bất động sản. Căn cứ theo khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 thì việc
xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Trong trường hợp này, nước nơi
có căn biệt thự là Việt Nam nên Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, pháp luật
Việt Nam được áp dụng trong trường hợp này.

b. Tài sản chung là 01 căn biệt thự tại Ba Lan.


- Áp dụng Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- CSPL: điểm a, khoản 2 Điều 663 BLDS 2015; khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
- Chị Trần Thị Linh (quốc tịch Việt Nam) và anh Joseph Conrad (quốc tịch Ba Lan)
phát sinh quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản - quan hệ dân sự, anh
Joseph Conrad có quốc tịch Ba Lan nên đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế theo điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS
2015.
- Căn biệt thự là đối tượng của quan hệ pháp luật này được xác định là tài sản đang
hiện hữu. Căn cứ theo khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp
luật của nước nơi có tài sản. Trong trường hợp này, nước nơi có căn biệt thự là Ba
Lan nên Toà án Ba Lan có thẩm quyền giải quyết, pháp luật Ba Lan được áp dụng
trong trường hợp này.

c. Tài sản chung là 01 tài khoản ngân hàng tại Việt Nam.
- Áp dụng Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- CSPL: điểm a, khoản 2 Điều 663 BLDS 2015; khoản 1 Điều 105 BLDS 2015;
khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
- Chị Trần Thị Linh (quốc tịch Việt Nam) và anh Joseph Conrad (quốc tịch Ba Lan)
phát sinh quan hệ tranh chấp nên đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc
đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế theo điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015.
Tài khoản ngân hàng là tài sản căn cứ theo khoản 1 Điều 105 BLDS 2015. Căn cứ
theo khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt
quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước
nơi có tài sản. Trong trường hợp này, tài khoản ngân hàng ở Việt Nam nên Toà án
Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, pháp luật Việt Nam được áp dụng trong trường
hợp này.

Bài tập 9:
Vào đầu tháng 7/2016, ông B – Giám đốc Công ty TNHH Phân phối và Thương mại
T (quốc tịch Việt Nam, sau đây gọi tắt là Công ty T) ký hợp đồng dịch vụ Logistics
số 127/2016-UTNK ngày 12/7/2016 liên quan đến việc thực hiện dịch vụ logistics
nhằm nhập khẩu lô hàng đậu nành từ Công ty S (quốc tịch Thái Lan) với Công ty
TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm C (sau đây gọi tắt là Công ty C). Khi phát sinh
tranh chấp về hợp đồng, Công ty T đã khởi kiện Công ty C tại tòa án nhân dân quận
Tân Bình. Theo Bản án 108/2017/KDTM-ST ngày 11/08/2017 về tranh chấp hợp
đồng dịch vụ logistics thì tòa án đã áp dụng pháp luật Việt Nam.
21
Hãy xác định hệ thuộc luật nào có thể được tòa án Việt Nam áp dụng trong tình
huống trên.
Công ty T và Công ty C có tranh chấp với nhau về hợp đồng dịch vụ logistics và
cả hai bên đều mang quốc tịch Việt Nam. Tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, đây là
tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt
Nam. Do đó, hệ thuộc luật có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong tình huống
trên là “Hệ thuộc luật Tòa án”. Trong đó, áp dụng hệ thuộc luật Tòa án là áp dụng
pháp luật của nước nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, mà cụ thể ở đây
là Tòa án Việt Nam.

Bài tập 10:


Công ty TNHH James King V. (được thành lập tại Việt Nam) ký hợp đồng mua 100
chai nước hoa hiệu Z. của Công ty PT. Mitra A. TBK (quốc tịch Indonesia). Hợp
đồng được ký kết tại Indonesia, trong đó các bên chọn điều khoản CIF theo Incoterms
2010 khi nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, người bán sẽ chịu trách nhiệm về mọi khoản
chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc.
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty PT. Mitra A. TBK sẽ phải vận chuyển hàng hóa từ
Indonesia sang Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì xuất hiện một cơn
bão làm tất cả hàng hóa bị chìm xuống biển.

Hãy xác định:


a. Các bên đã sử dụng phương pháp nào để giải quyết xung đột pháp luật về thời
điểm chuyển dịch rủi ro?
- Các bên dùng phương pháp thực chất để giải quyết xung đột pháp luật về thời
điểm chuyển dịch rủi ro.

b. Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp này.


● Ưu điểm:
- Phương pháp thực chất dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất đã được quy định
sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật quốc gia để xem xét
và giải quyết các xung đột
- Nó giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực
cụ thể.
- Phương pháp thực chất sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được nhanh chóng
hơn, do không phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống
luật.
● Nhược điểm:
- Do tính cụ thể và trực tiếp của phương pháp mà đôi khi nó không thể trù liệu được
hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh.
- Giữa các quốc gia có điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau do đó việc xây
dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa các quốc gia là điều không hề
đơn giản. Vì để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên còn phải tốn rất nhiều thời gian
và công sức.

22

You might also like