You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

KHOA: LUẬT QUỐC TẾ


LỚP: 128- QT46A1
—--------------------

MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ


CHƯƠNG 5, 6
—-----------------------------------
LỚP: QUỐC TẾ 46-A1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 06

ST TÊN MSSV
T
1 Nguyễn Cẩm Chi 2153801015034
2 Nguyễn Kiều Giang 2153801015058
3 Lê Thị Mỹ Hạnh 2153801015068
4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 2153801015069
5 Trần Thị Hà Lam 2153801015123
MỤC LỤC
CHƯƠNG 5
I.CÂU HỎI TỰ LUẬN...........................................................................................................5
1. Vì sao cần xác định yếu tố nước ngoài trong một quan hệ sở hữu?.....................................5
3. Ngành Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế có cùng phạm vi điều chỉnh về các quan hệ sở
hữu không?...............................................................................................................................5
5. Anh chị hãy xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc về quyền sở
hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài?...............................................................5
7. So sánh pháp luật Việt Nam và Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang
Nga khi quy định về luật áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản..............................................5
8. Những trường hợp nào không thể áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để giải quyết
xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản?.......................................6
11. Có nhận định cho rằng: “Pháp luật Việt Nam là nguồn cơ bản và quan trọng nhất trong
việc điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”. Nhận định này đúng
hay sai? Giải thích....................................................................................................................7
12. Chứng minh rằng: “Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật trọng tâm trong việc giải
quyết xung đột về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình”......................................................7
13. Tại sao nói: “Luật nơi có tài sản có vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu
đối với tài sản đang trên đường vận chuyển”?.........................................................................7
14. Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài, pháp
nhân nước ngoài có gì khác so với cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản của công dân, pháp
nhân Việt Nam? Tại sao có sự khác biệt đó?...........................................................................7
15. Đối với quyền sở hữu tài sản của quốc gia trong quan hệ Tư pháp quốc tế cần phải lưu ý
vấn đề gì?.................................................................................................................................9
17. Nêu một số cơ sở pháp lý của việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu và quyền khác
về tài sản có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?.........................................................................9
19. Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và
của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam đối với nhà ở tại Việt Nam về nội dung có
gì giống và khác nhau? Cơ sở pháp lý?....................................................................................9
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI......................................................................11
1. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường
vận chuyển luôn được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến. 11
2. Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các quan hệ sở hữu
mà mình tham gia...................................................................................................................11

2
3. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và
các quyền khác về tài sản.......................................................................................................11
6. Hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc quan trọng nhất khi điều chỉnh quan hệ sở hữu tài
sản vì nó có thể được áp dụng cho mọi loại tài sản................................................................11
7. Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về tài
sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài.....................................................................12
8. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở
hữu nếu tài sản là bất động sản và luật có mối liên hệ gắn bó nhất với tài sản sẽ được áp
dụng nếu tài sản là động sản..................................................................................................12
12. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tái sản phát sinh khi có quan hệ
liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài phát sinh cần
điều chỉnh...............................................................................................................................13
13. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột
pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình...............................................................13
16. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyển khác về tài sản có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam là Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015............................................................13
III. BÀI TẬP.........................................................................................................................14
Bài tập 2................................................................................................................................14
a. Theo anh (chị), Tòa án Việt Nam có thể thụ lý vụ việc này không? Vì sao?.........14
b. Giả sử Tòa án nhân dân TP HCM có thẩm quyền, Tòa án sẽ áp dụng luật nào để
giải quyết vụ việc trên?...............................................................................................14
c. Hãy phân tích các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở
hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam....................................................14
CHƯƠNG 6
I.CÂU HỎI TỰ LUẬN.........................................................................................................16
2. Tại sao phải xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế?......................................16
3. Hãy nêu những vấn đề pháp lý làm phát sinh xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có
yếu tố nước ngoài...................................................................................................................16
4. Theo quan điểm của anh (chị), vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ
được giải quyết như thế nào theo pháp luật Việt Nam?.........................................................16
5. Có quan điểm cho rằng: “di sản không có người thừa kế sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ
thống pháp luật nơi có di sản đó”. Theo anh (chị) nhận định này đúng hay sai? Giải thích vì
sao?.........................................................................................................................................17
6. Theo quan điểm của anh (chị), pháp luật Việt Nam quy định hình thức của di chúc có thể
tuân theo một trong nhiều hệ thống pháp luật như nơi lập di chúc, nơi người lập di chúc cư

3
trú, người lập di chúc có quốc tịch, nơi có tài sản đối với bất động sản thì có ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến quá trình giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài?................17
8. So sánh nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến quan hệ thừa kế theo di
chúc giữa Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga và pháp luật Việt Nam................17
10. Hãy phân tích những nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật trong quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài.........................................................................................................18
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI......................................................................20
1. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài có thể được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.....................................20
3. Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, xung đột pháp luật chỉ xảy ra đối với vấn đề
xác định hàng thừa kế.............................................................................................................20
4. Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc là xung đột về hình thức của di chúc............20
6. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi lập di chúc luôn được xác định theo luật quốc
tịch của người lập di chúc......................................................................................................20
7. Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật của các nước đều chia di sản thành
động sản và bất động sản và áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật khác
nhau........................................................................................................................................21
9. Không có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong quan hệ di sản không người thừa
kế............................................................................................................................................21
11. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và các nước, nguyên tắc luật quốc tịch
luôn được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế............................................21
12. Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài là phụ thuộc vào tính chất của di sản là động sản hay bất động sản............................22
14. Theo pháp luật Việt Nam, việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là phụ thuộc
vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai nên không cần phải định danh tài
sản.......................................................................................................................................... 22
III. BÀI TẬP.........................................................................................................................23
Bài tập 1.................................................................................................................................23
a. Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền đối với vụ việc thừa kế trên? Vì sao?............23
b. Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh năng lực lập, hủy bỏ di chúc................23
c. Xác định pháp luật áp dụng để phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản.....23
d. Giả sử di sản trên không có người thừa kế thì được giải quyết như thế nào?.........24

4
CHƯƠNG 5
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Vì sao cần xác định yếu tố nước ngoài trong một quan hệ sở hữu?
Xác định yếu tố nước ngoài trong một quan hệ sở hữu vì:
- Để phân biệt đối tượng điều chỉnh từ đó có những phương pháp điều chỉnh phù hợp.
- Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
- Xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia.

3. Ngành Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế có cùng phạm vi điều chỉnh về các quan hệ
sở hữu không?
Ngành Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế không có cùng phạm vi điều chỉnh về các quan
hệ sở hữu vì đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế không phải là tất cả các quan hệ sở
hữu mang tính chất dân sự mà chỉ là các quan hệ sở hữu mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài, thể hiện qua ba tiêu chí là chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng.

5. Anh chị hãy xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc về quyền
sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 469 và Điều 470 BLTTDS 2015, Tòa án Việt
Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có
yếu tố nước ngoài:
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam
- Vụ việc về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài mà việc xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản
trên lãnh thổ Việt Nam
- Vụ án về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài đó có liên quan
đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của
người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

7. So sánh pháp luật Việt Nam và Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên
bang Nga khi quy định về luật áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản.
Cả pháp luật Việt Nam và Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang
Nga đều quy định về luật áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản, tuy hai hệ thống pháp luật
trên lại có những sự khác biệt về nguyên tắc cũng như cơ chế quy định pháp luật áp dụng.
Cụ thể:

5
Pháp luật Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam
và Liên bang Nga

Pháp luật Việt Nam quy định về quyền sở Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
hữu tài sản trong nhiều văn bản pháp luật Liên bang Nga cũng quy định về nhiều mặt
khác nhau. Và Luật Dân sự quy định hệ của luật áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản.
thống quy tắc về quyền sở hữu, sử dụng và Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về quy định này phụ
quyền tài sản khác nhau, cụ thể: Quyền sở thuộc vào nội dung của hiệp định mà hai bên
hữu tài sản: Chương II BLDS 2015 cung đã thỏa thuận với nhau.
cấp khung pháp lý chi tiết về quyền sở Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
hữu tài sản, từ đó đảm bảo về quyền và Liên bang Nga có thể chứa các điều khoản liên
nghĩa vụ của người sở hữu tài sản, đồng quan đến việc xác định, bảo vệ và áp dụng
thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của xã quyền sở hữu tài sản của công dân và doanh
hội và cộng đồng nghiệp hai nước của lãnh thổ mỗi bên.
Ngoài BLDS ra, còn có những văn bản Cụ thể tại Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp
pháp lý khác liên quan quy định về quyền lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự
sở hữu tài sản, gồm: Luật Đất đai, Luật giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang
Nhà ở, Luật Thuế và nhiều văn bản pháp CHXHCN Xô Viết, quyền sở hữu tài sản được
luật liên quan đến quản lý và sử dụng tài quy định tại Chương II của Hiệp định này.
sản

8. Những trường hợp nào không thể áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để giải
quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản?
Những trường hợp không thể áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là:
- Có một hiệp ước quốc tế hoặc một nguyên tắc quốc tế khác đã được thỏa thuận hoặc áp
dụng trong trường hợp cụ thể, nguyên tắc luật nơi có tài sản có thể không áp dụng. Các
quy định trong hiệp ước quốc tế thường ưu tiên và có yếu lực pháp lý cao hơn so với
nguyên tắc luật nơi có tài sản.
- Trường hợp trong một hợp đồng đã đặt ra quy định cụ thể về việc giải quyết xung đột liên
quan đến tài sản và nơi xem xét xung đột, khi đó quy định này sẽ được ưu tiên và phải
được tuân theo.
- Trong một số trường hợp, có tòa án đặc biệt có thẩm quyền xem xét xung đột liên quan
đến tài sản, ngay cả khi tài sản nằm ở nơi khác. Ví dụ, các trường hợp về bất động sản ở
nước ngoài có thể được giải quyết tại tòa án tại nơi bất động sản nằm, ngay cả khi bên đòi
hỏi sở hữu tài sản ở quốc gia khác.

6
11. Có nhận định cho rằng: “Pháp luật Việt Nam là nguồn cơ bản và quan trọng nhất
trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”. Nhận định
này đúng hay sai? Giải thích.
Nhận định đúng.
Hệ thuộc “luật nơi có tài sản” nghĩa là khi tài sản đang ở đâu thì pháp luật ở nơi đó sẽ
được áp dụng, có vai trò quyết định căn cứ, xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở
hữu. Đây là nguyên tắc chủ đạo và quan trọng nhất được áp dụng trong quá trình giải quyết
nhiều nhóm xung đột pháp luật khác nhau phát sinh trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước
ngoài. Như vậy khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam
được áp dụng theo nguyên tắc hệ thuộc “luật nơi có tài sản: là nguồn cơ bản và quan trọng
nhất.

12. Chứng minh rằng: “Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật trọng tâm trong việc
giải quyết xung đột về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình”.
Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật trọng tâm trong việc giải quyết xung đột về
quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình vì:
- Trong tư pháp quốc tế, nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ liên quan
đến tài sản là tài sản nằm ở đâu thì pháp luật ở đó được áp dụng để giải quyết.
- Pháp luật nơi có tài sản giữ vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với
tài sản đang trên đường vận chuyển.
- Luật nơi có tài sản không những quy định nội dung của quyền sở hữu mà còn ấn định cả
các điều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu.
- Có vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột về định danh tài sản: hiện nay các
nước chưa thống nhất về định danh tài sản.

13. Tại sao nói: “Luật nơi có tài sản có vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở
hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển”?
Luật nơi có tài sản có vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài
sản đang trên đường vận chuyển. Sở dĩ luật nơi có tài sản có vai trò như vậy là bởi nó là cơ
sở để xác định luật của nước cần áp dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở
hữu, bao gồm:
- Định danh tài sản
- Xác định điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ sở hữu và nội dung quyền sở
hữu đối với tài sản phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu

7
14. Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài có gì khác so với cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản của công
dân, pháp nhân Việt Nam? Tại sao có sự khác biệt đó?
Tại Việt Nam, chế độ sở hữu tài sản của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
( các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài) thường có những khác biệt so với công dân và pháp
nhân Việt Nam. Sự khác biệt đó phần lớn xuất phát từ lịch sử, về kinh tế- xã hội, quy định
pháp luật và mục tiêu nhằm phát triển quốc gia. Cụ thể, những khác biệt đó như sau:
Công dân, pháp nhân Việt Người nước ngoài, pháp nhân
Nam nước ngoài

Phạm vi quyền Công dân và pháp nhân Việt Người nước ngoài và pháp nhân
sở hữu Nam có quyền sở hữu và sử nước ngoài thường bị hạn chế
dụng tài sản ở mọi lĩnh vực kinh trong việc sở hữu và sử dụng tài
tế theo quy định của pháp luật sản ở một số lĩnh vực cụ thể. Và
( bên cạnh đó còn những hạn quyền sở hữu tài sản của họ
chế hoặc điều kiện áp dụng thường phụ thuộc vào loại tài sản
riêng dành cho những loại tài và lĩnh vực được phép theo quy
sản khác nhau). định của pháp luật.

Giới hạn lĩnh Công dân và pháp nhân Việt Người nước ngoài, pháp nhân
vực đầu tư và Nam thường được quyền đầu tư nước ngoài thường phải tuân thủ
kinh doanh và kinh doanh rộng hơn so với theo các quy định về đầu tư trực
đối tượng còn lại tại lãnh thổ tiếp nước ngoài, các lĩnh vực bị
Việt Nam ( phải đáp ứng điều cấm, hạn chế, cũng như phải tuân
kiện tuân thủ theo quy định của theo các điều kiện đầu tư theo quy
pháp luật về lĩnh vực kinh định của pháp luật và các thỏa
doanh và đầu tư). thuận quốc tế.

Cơ chế phê Công dân và pháp nhân Việt Người nước ngoài, pháp nhân
duyệt và giám Nam thường tuân thủ theo quy nước ngoài thường cần phải xin
sát trình phê duyệt và giám sát của phê duyệt, và được giám sát chặt
cơ quan chức năng về lĩnh vực chẽ, cũng như phải tuân thủ theo
đó theo quy định của pháp luật. các quy định đặc biệt từ các cơ
quan chính phủ để sở hữu, kinh
doanh.
Sự khác biệt trên chủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia, quản lý về kinh tế- xã hội,
bên cạnh đó cũng đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước. Ngoài ra, các quy
8
định cụ thể có thể phụ thuộc vào chính sách, tình hình kinh tế– xã hội và mục tiêu mà nhà
nước đặt ra để phát triển quốc gia tại một thời điểm cụ thể.

15. Đối với quyền sở hữu tài sản của quốc gia trong quan hệ Tư pháp quốc tế cần phải
lưu ý vấn đề gì?
Đối với quyền sở hữu tài sản của quốc gia trong quan hệ Tư pháp quốc tế cần phải lưu ý các
vấn đề:
- Chủ quyền quốc gia: Quyền sở hữu của tài sản quốc gia thường liên quan đến chủ quyền
của quốc gia đó. Mọi quyết định liên quan đến tài sản quốc gia phải tuân theo chủ quyền
và quy định của quốc gia đó.
- Hiệp ước quốc tế: Có thể có các hiệp ước quốc tế hoặc các thỏa thuận đa phương mà
quốc gia đã tham gia để quản lý và bảo vệ tài sản quốc gia. Việc tuân theo và thực hiện
những hiệp ước này là quan trọng để duy trì quyền sở hữu tài sản của quốc gia.
- Tranh chấp quốc tế: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp quốc tế về tài sản của quốc gia,
quốc gia cần có chiến lược pháp lý và đội ngũ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của họ
trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các tòa án quốc tế hoặc thông qua các phương
tiện giải quyết tranh chấp.
- Quyền và nghĩa vụ: Quốc gia cần xem xét cả quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản
quốc gia. Việc sở hữu tài sản đôi khi đi kèm với nghĩa vụ về quản lý, bảo vệ, và sử dụng
tài sản theo cách có lợi cho quốc gia và cộng đồng quốc tế.

17. Nêu một số cơ sở pháp lý của việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu và quyền
khác về tài sản có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?
- CSPL: khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
- CSPL: Điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga

19. Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
và của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam đối với nhà ở tại Việt Nam về nội
dung có gì giống và khác nhau? Cơ sở pháp lý?
- Về đối tượng:
Căn cứ theo Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài và công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam đều là đối tượng được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải người nước ngoài nào cũng được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam mà họ phải thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà
ở 2014.
- Về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở:

9
Đối với công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam: theo điểm a khoản 2 Điều 8 Luật
Nhà ở 2014 thì công dân Việt Nam phải có nhà thông qua các hình thức đầu tư, xây dựng,
mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế,...hay các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài: theo khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều
8 Luật Nhà ở 2014 thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài phải được phép nhập cảnh tại
Việt Nam và phải có nhà thông qua các hình thức như mua, thuê mua nhà ở thương mại của
doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa
kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo
quy định của pháp luật.
Đối với người nước ngoài: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở
2014 thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi họ có nhà trong các
trường hợp như đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan hay mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại
bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, tuy nhiên,
trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, về điều
kiện sở hữu: được quy định cụ thể tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, tuỳ vào từng đối tượng cụ
thể mà cần các loại giấy tờ chứng minh tương ứng.

10
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

1. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên
đường vận chuyển luôn được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản được
chuyển đến.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 678 BLDS 2015, theo pháp luật Việt Nam,
quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển được điều chỉnh
theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến hoặc luật do các bên lựa chọn. Ưu
tiên sự thỏa thuận của các bên như luật quốc tịch bên mua hoặc bên bán; luật nước thứ ba;
luật nơi tài sản hiện hữu.

2. Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các quan hệ sở
hữu mà mình tham gia.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 678 BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi,
chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản phải được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản, trường hợp tài sản là động sản trên đường vận chuyển thì được xác định
theo pháp luật nước nơi động sản được chuyển đến. Như vậy, không phải trường hợp nào
các bên cũng có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các quan hệ sở hữu
mà mình tham gia.

3. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở
hữu và các quyền khác về tài sản.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, trường hợp điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì
pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn
của các bên.
Như vậy, không phải trường hợp nào TAVN cũng áp dụng luật Việt Nam khi giải
quyết tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác về tài sản.

6. Hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc quan trọng nhất khi điều chỉnh quan hệ sở
hữu tài sản vì nó có thể được áp dụng cho mọi loại tài sản.
Nhận định sai.
Mặc dù hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc luật quan trọng nhất được áp dụng
trong nhiều vấn đề xung đột pháp luật khác nhau có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thuộc

11
luật nơi có tài sản lại có những ngoại lệ và không áp dụng được hệ thuộc luật này, cụ thể
như những trường hợp sau:
- Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia ( áp dụng pháp luật của quốc gia là chủ sở hữu
và đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của Luật quốc tế)
- Tài sản của pháp nhân nước ngoài đã bị đình chỉ hoạt động ( áp dụng luật quốc tịch của
pháp nhân để giải quyết.
- Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ( áp dụng pháp luật nơi quyền sở hữu trí tuệ
được xác lập hoặc được ký bảo hộ để giải quyết.
- Tranh chấp tài sản trong các hợp đồng mua bán và tài sản đó đang trên đường vận chuyển
( trong trường hợp này có thể áp dụng luật nơi tài sản được chuyển đi; hoặc nơi tài sản
được chuyển đến; luật trao quốc kỳ của phương tiện vận chuyển; luật Tòa án; luật do các
bên tự chọn để giải quyết.
- Tài sản bị phân chia nhỏ thành nhiều phần thì làm mất giá trị thực của nó ( trong trường
hợp này có thể áp dụng luật Tòa án, luật nơi có tài sản chính, luật nơi có mối quan hệ
pháp lý gắn bó nhất để giải quyết).
Vì những lý do trên, có thể khẳng định rằng hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc
luật quan trọng nhất để điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản nhưng nó không thể áp dụng được
cho mọi loại tài sản.

7. Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về
tài sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài.
Nhận định sai.
Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia đều được áp dụng pháp luật quốc gia để giải
quyết, như vậy đối với tài sản thì không quan trọng nó đang ở đâu. Do đó, nếu như tài sản
đang hiện diện ở nước ngoài mà là tài sản của Việt Nam thì Toà án Việt Nam vẫn có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đó

8. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
sở hữu nếu tài sản là bất động sản và luật có mối liên hệ gắn bó nhất với tài sản sẽ
được áp dụng nếu tài sản là động sản.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 678 BLDS quy định việc xác lập, thực hiện,
thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật
của nước nơi có tài sản. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với động sản và cả bất động sản. Hơn nữa căn cứ
theo quy định tại khoản 3 Điều 664 Bộ luật này thì luật có mối quan hệ gắn bó nhất đối với

12
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (quan hệ sở hữu tài sản đối với động sản) chỉ được áp
dụng khi không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này.

12. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tái sản phát sinh khi có
quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài
phát sinh cần điều chỉnh.
Nhận định sai.
Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản phát sinh khi có đủ hai
yếu tố là tồn tại những hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh về quyền sở hữu,
quyền khác về tài sản với những quy định khác biệt nhau và quan hệ liên quan đến quyền sở
hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài phát sinh cần điều chỉnh. Như vậy, cần
phải đảm bảo đủ hai điều kiện trên thì xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về
tài sản mới phát sinh.

13. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình.
Nhận định sai.
Luật nơi có tài sản không phải là hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng trong tất cả các
trường hợp giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình. Còn
nhiều quy tắc và nguyên tắc khác cũng có thể được áp dụng, bao gồm:
- Quyền áp dụng luật của tòa án quốc gia nơi diễn ra phiên tòa. Tòa án có thẩm quyền để
áp dụng luật nơi nó đang hoạt động.
- Quyền áp dụng luật được chọn bởi các bên trong hợp đồng hoặc thỏa thuận để giải quyết
tranh chấp. Trong một số trường hợp, bên tham gia có thể lựa chọn luật áp dụng cho
quyền sở hữu và quyền liên quan đối với tài sản.
- Luật quốc tế: Trong các vụ việc có yếu tố quốc tế, nguyên tắc và hiệp ước quốc tế có thể
được áp dụng để giải quyết xung đột về tài sản.
- Thỏa thuận đặc biệt: Các bên có thể thỏa thuận đặc biệt về cách giải quyết xung đột về
quyền sở hữu tài sản, và thỏa thuận này có thể ưu tiên trước nguyên tắc luật nơi có tài
sản.

16. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyển khác về tài sản có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam là Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015.
Nhận định sai.

13
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyển khác về tài sản có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam không chỉ được quy định tại BLDS 2015 mà còn được quy định tại Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

14
III. BÀI TẬP
Bài tập 2
Tháng 10/2016, anh Messi (người quốc tịch Brazil gốc Việt Nam) về Việt Nam du lịch
cùng họ hàng trong vòng 3 tháng. Trong thời gian Tây, anh mua 1 chiếc xe gắn máy Honda
Airblade trị giá 45 triệu đồng để làm phương tiện đi lại cho gia đình họ hàng. Tuy nhiên, vì
không thông thạo thủ tục nên anh Messi đã nhờ anh họ của mình là anh Minh (cư trú tại
Quận 4, TP HCM) đứng ra giao dịch và đứng tên trên Giấy đăng ký xe. Tuy nhiên, sau khi
mua bán xong anh Minh lẫn tránh không giao xe lại cho anh Messi và gia đình. Anh Messi
muốn khởi kiện anh Minh tại Tòa án nhân dân TP HCM để đòi lại quyền sở hữu đối với
chiếc xe.
a. Theo anh (chị), Tòa án Việt Nam có thể thụ lý vụ việc này không? Vì sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài là vụ việc dân sự có thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan
hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Tuy nhiên, cần xem xét đến yếu tố nước ngoài trong tranh chấp trên:
- Nếu anh Messi đã thôi quốc tịch Việt Nam thì đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Theo
điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì nếu đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên
lãnh thổ VN thì thuộc thẩm quyền chung của TAVN trong việc giải quyết tranh chấp.
Theo tình huống thì chiếc xe gắn máy Honda Airblade trị giá 45 triệu đồng là tài sản trên
lãnh thổ Việt Nam, nên Tòa án Việt Nam có thể thụ lý vụ việc trên.
- Còn nếu anh Messi còn là công dân Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài thì tranh chấp
giữa anh Messi và anh Minh là tranh chấp giữa 2 công dân Việt Nam, không phải là quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài => Tòa án Việt Nam có thể thụ lý vụ việc.
b. Giả sử Tòa án nhân dân TP HCM có thẩm quyền, Tòa án sẽ áp dụng luật nào để
giải quyết vụ việc trên?
Do giữa Việt Nam và Brazil không có điều ước quốc tế và các bên cũng không có thoả
thuận chọn pháp luật áp dụng nên căn cứ theo khoản 3 Điều 664 BLDS 2015 thì pháp
luật được áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài đó, cụ thể trong trường hợp này thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp
dụng để giải quyết.
c. Hãy phân tích các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở
hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

15
Việc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam dựa theo nguyên tắc luật nơi có tài sản, tức là tài sản nằm ở
đâu thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết. Trong pháp luật Việt Nam,
nguyên tắc trên được quy định tại Điều 677 và 678 BLDS 2015.

16
CHƯƠNG 6
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
2. Tại sao phải xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế?
- Phân biệt đối tượng điều chỉnh.
- Xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc thừa kế có YTNN.
- Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có YTNN.

3. Hãy nêu những vấn đề pháp lý làm phát sinh xung đột pháp luật trong quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài.
Nội dung pháp luật về thừa kế trong hệ thống pháp luật dân sự của các nước thường đề
cập tới hai hình thức thừa kế là thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc, do đó, sự khác biệt
về nội dung pháp luật thừa kế giữa các nước thường xoay quanh những vấn đề pháp lý như
năng lực lập, hủy bỏ di chúc; hình thức hợp pháp của di chúc; hàng thừa kế; nguyên tắc chia
di sản hay nghĩa vụ của người thừa kế.

4. Theo quan điểm của anh (chị), vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước
ngoài sẽ được giải quyết như thế nào theo pháp luật Việt Nam?
- Đối với di sản là động sản:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, việc thừa kế sẽ được xác định theo pháp
luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người đó chết. Do
đó, nếu người để lại di sản là công dân Việt Nam thì cho dù người đó chết tại nước nào thì
cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề thừa kế. Nếu người để lại di sản là
công dân nước ngoài mà di sản người đó để lại là động sản trên lãnh thổ Việt Nam và quan
hệ thừa kế xảy ra tại Việt nam thì trong trường hợp này pháp luật Việt Nam sẽ không được
áp dụng để giải quyết mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để giải quyết
vấn đề thừa kế.
- Đối với di sản là bất động sản:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 680 BLDS 2015, thừa kế đối với bất động sản
được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Theo pháp luật Việt Nam,
bất động sản là một loại tài sản đặc biệt phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc tài sản gắn liền với đất. Mà đất đai liên quan đến chủ quyền quốc gia nên không được
phép chuyển giao tăng cho đất cho người có quốc tịch nước ngoài.
Điều 186 Luật đất đai 2013 thì người nước ngoài đủ điều kiện được mua nhà tại Việt Nam
thì sẽ được hưởng thừa kế nhà ở trong thời hạn được nhà nước quy định. Có các quyền mua
bán, tặng cho,thừa kế trong thời hạn luật định.

17
Trường hợp người nước ngoài không đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được
hưởng giá trị của bất động sản đó và đương nhiên không phát sinh quyền thừa kế, mua bán,
tặng cho đối với bất động sản

5. Có quan điểm cho rằng: “di sản không có người thừa kế sẽ chịu sự điều chỉnh của
hệ thống pháp luật nơi có di sản đó”. Theo anh (chị) nhận định này đúng hay sai? Giải
thích vì sao?
Theo quan điểm của nhóm em, nhận định “di sản không có người thừa kế sẽ chịu sự
điều chỉnh của hệ thống pháp luật nơi có di sản đó” là sai. Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 680
BLDS 2015 quy định về thừa kế, có thể hiểu rằng trừ khi thừa kế là bất động sản thì quyền
thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật nơi có bất động sản đó, phần di sản còn lại sẽ được
giải quyết theo pháp luật của nước mà người thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Vì vậy,
quan điểm trên là sai.

6. Theo quan điểm của anh (chị), pháp luật Việt Nam quy định hình thức của di chúc
có thể tuân theo một trong nhiều hệ thống pháp luật như nơi lập di chúc, nơi người lập
di chúc cư trú, người lập di chúc có quốc tịch, nơi có tài sản đối với bất động sản thì có
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến quá trình giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài?
Theo quan điểm nhóm em, pháp luật Việt Nam quy định hình thức của di chúc có thể
tuân theo một trong nhiều hệ thống pháp luật như nơi lập di chúc, nơi người lập di chúc cư
trú, người lập di chúc có quốc tịch, nơi có tài sản đối với bất động sản thì có thể ảnh hưởng
tích cực đến quá trình giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, bởi vì:
- Nếu tuân theo quy định về di chúc nơi lập: Nếu người lập di chúc tuân theo quy định về
di chúc tại nước mình, điều này có thể tạo tính rõ ràng và dễ dàng trong việc xác định ý
muốn của người lập di chúc và thực hiện di chúc một cách hợp pháp.
- Nếu tuân theo quy định về nơi cư trú: Nếu quy định về nơi cư trú của người lập di chúc
được tuân theo, điều này có thể giúp bảo vệ quyền của những người sống tại nơi cư trú đó
và đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.
- Nếu tuân theo quy định về quốc tịch: Việc xác định quốc tịch của người lập di chúc có
thể ảnh hưởng đến việc xác định áp dụng pháp luật nào cho di chúc và tài sản của họ.

8. So sánh nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến quan hệ thừa kế
theo di chúc giữa Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga và pháp luật Việt
Nam.

18
Hiệp định tương trợ tư pháp Pháp luật Việt Nam
Việt Nam - Nga

Hình thức CSPL: khoản 2 Điều 41 CSPL: khoản 2 Điều 681 BLDS
hợp pháp của 2015
di chúc - Xác định theo pháp luật của - Pháp luật của nước nơi di chúc
bên ký kết mà người để lại thừa được lập
kế là công dân vào thời điểm - Pháp luật của nước mà người
lập hoặc hủy bỏ di chúc. lập di chúc là công dân tại thời
- Xác định heo pháp luật của bên điểm lập di chúc hoặc thời điểm
ký kết nơi lập hoặc hủy bỏ di người lập di chúc chết
chúc. - Pháp luật của nước nơi mà
người lập di chúc cư trú tại thời
điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết
- Nước nơi có bất động sản nếu di
sản thừa kế là bất động sản

Năng lực lập, CSPL: khoản 1 Điều 41 CSPL: khoản 1 Điều 681 BLDS
hủy bỏ hoặc 2015
sửa đổi di Pháp luật của bên ký kết mà người Xác định theo pháp luật của nước
chúc để lại thừa kế là công dân vào thời mà người lập di chúc có quốc tịch
điểm lập hoặc hủy bỏ di chúc tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy
bỏ di chúc.

10. Hãy phân tích những nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật trong quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể phát sinh xung
đột do các nguyên nhân chính sau:
- Sự khác biệt về hệ thống pháp luật: Vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng quy định
về quyền thừa kế, phân chia tài sản và các yếu tố khác liên quan đến thừa kế. Vì vậy sự
khác biệt của các hệ thống pháp luật giữa các quốc gia khác nhau có thể tạo ra xung đột
pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
- Kỳ hạn và quy định pháp lý: Những quy định về kỳ hạn và thủ tục pháp lý về xử lý thừa
kế có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Và việc mâu thuẫn về những quy định này
có thể tạo ra xung đột trong việc xử lý quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

19
- Quốc tịch, nơi cư trú của người lập di chúc: Người có quốc tịch nước ngoài nhưng cư trú
tại quốc gia khác quốc gia người đó mang quốc tịch có thể gây ra xung đột về quy định
thừa kế về tài sản.

20
II.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

1. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài có thể được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS 2015, hình thức của di chúc được
xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được
công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
- Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập
di chúc chết;
- Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm
người lập di chúc chết;
- Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài có thể xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc mà còn được công
nhận tại Việt Nam di chúc đó phù hợp với pháp luật của các nước nơi người lập di chúc cư
trú hoặc nước nơi người lập di chúc có quốc tịch hoặc nước nơi có bất động sản là di sản
thừa kế.

3. Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, xung đột pháp luật chỉ xảy ra đối với
vấn đề xác định hàng thừa kế.
Nhận định sai.
Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, xung đột pháp luật không chỉ xảy ra đối
với hàng thừa kế mà còn xảy ra đối với các vấn đề khác như nguyên tắc chia di sản, nghĩa
vụ của người thừa kế, hình thức hợp pháp của di chúc hay năng lực hành vi lập, sửa đổi, hủy
bỏ di chúc...

4. Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc là xung đột về hình thức của di chúc.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, quy định về thừa kế theo di
chúc là một quy phạm xung đột. Theo đó, các vấn đề về việc thừa kế theo di chúc như nội
dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế,..sẽ được xác định theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế.

6. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi lập di chúc luôn được xác định theo luật
quốc tịch của người lập di chúc.
Nhận định sai.

21
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS 2015, thì năng lực lập di chúc, thay
đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có
quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Vì vậy, năng lực hành vi lập di
chúc sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch chứ không
xác định bằng luật quốc tịch của người lập di chúc.

7. Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật của các nước đều chia di sản
thành động sản và bất động sản và áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp
luật khác nhau.
Nhận định đúng.
Pháp luật của các nước thường chia tài sản thừa kế thành hai loại chính: động sản và
bất động sản. Việc áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật có thể khác nhau
cho từng loại tài sản.
- Động sản:
+ Động sản bao gồm tài sản di động như tiền, giấy tờ, trang sức, xe hơi, tài sản vật lý dễ
dàng di chuyển và thay đổi chủ sở hữu.
+ Trong nhiều trường hợp, di sản động sản thường được chuyển thừa kế dựa trên di chúc
của người chết hoặc theo quy định về thừa kế trong pháp luật gia đình.
- Bất động sản:
+ Bất động sản bao gồm tài sản cố định như đất đai, kiến trúc, và các tài sản không thể dễ
dàng di chuyển.
+ Quá trình giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế liên quan đến bất động sản thường
phức tạp hơn và đòi hỏi tuân theo các quy định địa phương và quốc gia về bất động sản.

9. Không có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong quan hệ di sản không người
thừa kế.
Nhận định sai.
Tài sản không có người nhận thừa kế là trường hợp tài sản của một người chết để lại
mà không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền
hưởng di sản, từ chối nhận di sản.
Theo pháp luật của nhiều nước, di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước.
Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau, vấn đề này được quy định rất khác nhau. Hầu hết các
nước ở Châu Âu quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách người
thừa kế. Các nước như Anh, Mỹ, Pháp quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa
kế như di sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó. Chính sự
khác nhau đó trong pháp luật các quốc gia dẫn đến sự khác nhau trong định đoạt di sản

22
không có người thừa kế, từ đó dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật trong quan hệ di sản
không có người thừa kế.
Như vậy, trong quan hệ di sản không người thừa kế cũng có hiện tượng xung đột pháp
luật.

11. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và các nước, nguyên tắc luật
quốc tịch luôn được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.
Nhận định sai.
Trong trường hợp liên quan đến việc xác lập, sửa đổi, hủy bỏ một số loại giấy tờ có giá
trị pháp lý như di chúc, khi có xung đột về hình thức hợp pháp của giấy tờ thì luật nơi thực
hiện hành vi sẽ được ưu tiên áp dụng để giải quyết. Do đó, không phải trong trường hợp nào
luật quốc tịch cũng được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.

12. Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài là phụ thuộc vào tính chất của di sản là động sản hay bất động sản.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 680, Điều 681 BLDS 2015, khi giải quyết quan hệ thừa
kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài không phải là phụ thuộc vào tính chất của di sản là
động sản hay bất động sản mà phụ thuộc vào tính chất của thừa kế đó theo di chúc hay theo
pháp luật.

14. Theo pháp luật Việt Nam, việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là phụ
thuộc vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai nên không cần phải
định danh tài sản.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 677 BLDS 2015, thì việc phân loại tài sản là
động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Trong trường
hợp tài sản thừa kế là bất động sản, thì nguyên tắc nơi có tài sản cũng được Việt Nam áp
dụng để định danh tài sản. Vì vậy, theo pháp luật Việt Nam, việc thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai,
nhưng tài sản trên cần phải được định danh tài sản.

23
III.BÀI TẬP

Bài tập 1
Một công dân Việt Nam cư trú và làm việc tại Liên bang Nga, lập di chúc để lại tài sản
đầu tư tại Liên bang Nga cho vợ và các con mang quốc tịch Việt Nam. Khi giải quyết vấn
đề thừa kế, hãy xác định các vấn đề sau đây:
a. Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền đối với vụ việc thừa kế trên? Vì sao?
Tòa án Việt Nam và Liên bang Nga sẽ có thẩm quyền đối với vụ việc thừa kế trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 680 BLDS 2015, theo đó những Tòa án quốc gia có
thẩm quyền đối với vụ việc thừa kế trên bao gồm:
- Thẩm quyền Tòa án Việt Nam: Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, thì việc thừa
kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
ngay trước khi chết. Người lập di chúc có quốc tịch Việt Nam, vì vậy sẽ áp dụng pháp
luật Việt Nam để giải quyết vụ việc thừa kế trên.
- Thẩm quyền Tòa án Liên bang Nga: Căn cứ theo khoản 2 Điều 680 BLDS 2015, thì
những bất động sản có ở Liên bang Nga sẽ áp dụng pháp luật Liên bang Nga giải quyết.
b. Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh năng lực lập, hủy bỏ di chúc.
- Pháp luật Liên bang Nga:
Quốc tịch của người lập di chúc: Trong trường hợp trên, người lập di chúc có quốc
tịch Việt Nam nhưng di chúc và tài sản nằm tại Liên bang Nga, pháp luật Liên bang Nga
thường sẽ áp dụng cho việc thừa kế tài sản tại Nga. Nếu việc lập di chúc theo quy định của
pháp luật Nga, thì Nga sẽ áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết vấn đề thừa kế.
- Quốc tịch và pháp luật Việt Nam:
Ngoài pháp luật Nga, việc giải quyết thừa kế có thể liên quan đến quốc tịch và pháp
luật Việt Nam. Người công dân lập di chúc có thể muốn xem xét quy định về di chúc và
thừa kế của quốc gia của mình (Việt Nam) để đảm bảo rằng di chúc được lập và thực hiện
theo quy định của quốc gia nơi người lập di chúc có quốc tịch.
- Luật quốc tế và hiệp ước quốc tế: Các hiệp ước quốc tế và quy định về thừa kế qua biên
giới có thể có tác động đối với trường hợp thừa kế tài sản qua biên giới.
c. Xác định pháp luật áp dụng để phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản.
Trong trường hợp trên, pháp luật Liên bang Nga sẽ là pháp luật được áp dụng để phân
biệt tài sản bà động sản hay bất động sản. Luật phân biệt động sản và bất động sản chủ yếu
dựa vào các tiêu chí như:
- Bất động sản là tài sản không di dời được ( đất, nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản
gắn liền với đất,...)
- Động sản là tài sản di dời được ( xe, bàn, ghế,...)

24
Vì vậy, việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của
pháp luật Liên bang Nga.
d. Giả sử di sản trên không có người thừa kế thì được giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp di chúc của công dân Việt Nam, cư trú và làm việc tại Liên bang
Nga không có người thừa kế, việc giải quyết tài sản được quản lý bởi quy định pháp luật
Liên bang Nga và có thể tuân theo các quy định sau:
- Thừa kế theo quyền của nhà nước: Trong một số trường hợp, tài sản không có người thừa
kế có thể thuộc về quyền sở hữu của nhà nước hoặc chính quyền địa phương của Liên
bang Nga, như một biện pháp để tránh tài sản bị bỏ hoang hoặc không được sử dụng.
- Tài sản theo quy định di chúc: Nếu di chúc chứa các quy định cụ thể về việc xử lý tài sản
khi không có người thừa kế, các quy định trong di chúc này có thể được áp dụng. Tuy
nhiên, các quy định trong di chúc phải tuân theo pháp luật Nga và không được xung đột
với quy định của pháp luật Nga về thừa kế.

25

You might also like