You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
_____***_____

THẢO LUẬN
MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN SỐ 7

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4 – Lớp TM46B1


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phan Vân Anh

Tên sinh viên Mã số sinh viên


Trương Thanh Quỳnh Ngân 2153801011135
Huỳnh Thị Ngọc Phương 2153801011169
Phạm Nguyễn Xuân Quang 2153801011172
Nguyễn Vũ Thủy Quyên 2153801011175
Đặng Hiểu Quỳnh 2153801011177
Phan Trúc Quỳnh 2153801011181
Võ Đoàn Huệ Thanh 2153801011194
Nguyễn Bùi Thanh Thảo 2153801011198
Lê Bảo Trân 1953401020246
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023
MỤC LỤC
I. CHƯƠNG 5.................................................................................................................1
Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang
trên đường vận chuyển luôn được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản
được chuyển đến...............................................................................................................1

Câu 2: Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các quan hệ
sở hữu mà mình tham gia.................................................................................................1

Câu 3: Toà án Việt Nam chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền
sở hữu và các quyền khác về tài sản.................................................................................2

Câu 4: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và
quyền khác về tài sản chỉ được xác định theo pháp luật tố tụng Việt Nam.....................2

Câu 5: Trường hợp các bên chọn luật nước ngoài để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền
khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển thì luật đó đương nhiên được áp
dụng..................................................................................................................................3

Câu 6: Hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc quan trọng nhất khi điều chỉnh quan hệ
sở hữu tài sản vì nó có thể được áp dụng cho mọi loại tài sản.........................................3

Câu 7: Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền
khác về tài sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài.............................................4

Câu 8: Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ sở hữu nếu tài sản là bất động sản và luật có mối liên hệ gắn bó nhất với tài sản
sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản...........................................................................4

Câu 9: Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài là quan hệ sở hữu mà các chủ thể tham gia
đều là người nước ngoài và tài sản của quan hệ đang nằm tại nước ngoài......................5

Câu 10: Luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền
khác đối với tài sản...........................................................................................................5

Câu 11: Quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài là quyền sở hữu
và quyền khác về tài sản có các bên trong quan hệ đó mang quốc tịch khác nhau..........5
Câu 12: Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản phát sinh khi có
quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài phát
sinh cần điều chỉnh...........................................................................................................6

Câu 13: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết
xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình..........................................6

Câu 14: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết xung
đột về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản.................................................................6

Câu 15: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc xác định quyền
sở hữu và quyền khác về tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển.................7

Câu 16. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố
nước ngoài tại Việt Nam là Phần thứ năm – Bộ luật Dân sự 2015..................................7

Câu 17: Theo pháp luật Việt nam, quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với động
sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật nước nơi có động sản
chuyển đến........................................................................................................................8

Câu 18: Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố
nước ngoài bằng quy phạm xung đột được quy định tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự
2015..................................................................................................................................8

II. CHƯƠNG 6.................................................................................................................9


Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có
yếu tố nước ngoài có thể được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc...........9

Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân bao gồm luật nơi cư trú và
luật quốc tịch có thể được áp dụng để điều chỉnh cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam............................................................................................................9

Câu 3: Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xung đột pháp luật chỉ xảy ra đối
với vấn đề xác định hàng thừa kế.....................................................................................9

Câu 4: Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc là xung đột về hình thức của di chúc.
..........................................................................................................................................9
Câu 5: Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, pháp luật các nước luôn
áp dụng luật của nước nơi lập di chúc............................................................................10

Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi lập di chúc luôn được xác định theo
luật quốc tịch của người lập di chúc...............................................................................10

Câu 7: Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật của các nước đều chia di
sản thành động sản và bất động sản và áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp
luật khác nhau.................................................................................................................10

Câu 8: Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, xung đột
pháp luật về thừa kế đối với di sản là động sản luôn áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của
người để lại di sản trước khi chết...................................................................................11

Câu 9: Không có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong quan hệ di sản không
người thừa kế..................................................................................................................11

Câu 10: Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, di sản
không người thừa kế luôn được chuyển giao cho quốc gia nơi có di sản đó.................12

Câu 11: Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, nguyên tắc
luật quốc tịch luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về pháp luật về thừa kế........12

Câu 12: Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài là phụ thuộc vào tính chất của di sản là động sản hay bất động sản...........13

Câu 13: Theo pháp luật Việt Nam, thừa kế có yếu tố nước ngoài là thừa kế có liên quan
đến di sản để lại ở nước ngoài........................................................................................13

Câu 14: Theo pháp luật Việt Nam, vì thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là phụ
thuộc vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai nên không cần phải
định danh tài sản.............................................................................................................13

Câu 15. Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết thừa kế theo luật đối với quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài là phụ thuộc vào tính chất của loại di sản là động sản hay bất
động sản..........................................................................................................................14
Câu 16. Những cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
nằm tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015 (điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài)..............................................................................................................................15

Câu 17: Người nước ngoài được quyền thừa kế tại Việt Nam như công dân Việt Nam
trong mọi trường hợp......................................................................................................15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16


A. Văn bản quy phạm pháp luật............................................................................16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................16


I. CHƯƠNG 5.

Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản
đang trên đường vận chuyển luôn được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản
được chuyển đến.

Nhận định sai.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 quy định quyền sở hữu và quyền khác đối
với động sản đang trên đường vận chuyển được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động
sản được chuyển đến trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam,
quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển luôn được điều
chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến là không đúng mà có thể được
điều chỉnh theo pháp luật của nước khác nếu các bên thỏa thuận (đáp ứng đủ các điều kiện
chọn luật).

Câu 2: Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các
quan hệ sở hữu mà mình tham gia.

Nhận định sai.

Căn cứ theo Điều 664 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có YTNN như sau: “1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn
thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa
chọn của các bên. 3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn
bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

Theo đó nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có YTNN theo
Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định như sau: trước hết các bên cần áp dụng ĐƯQT mà
Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt Nam. Trong trường hợp ĐƯQT hoặc luật Việt Nam
quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có

1
YTNN được xác định theo lựa chọn của các bên hoặc các bên có thể lựa chọn áp dụng tập
quán quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam. Trường hợp không xác định pháp luật áp dụng trong các trường hợp trên thì áp
dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ đó.

Câu 3: Toà án Việt Nam chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về
quyền sở hữu và các quyền khác về tài sản.

Nhận định sai.

Tòa án Việt Nam không chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền
sở hữu tài sản và các quyền khác mà còn có trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài. Ví dụ,
theo khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 quy định:“Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt
quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” Như vậy, trong trường hợp thuộc khoản
1 này nếu tài sản nằm ở nước ngoài thì Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật nước ngoài khi giải
quyết tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

Câu 4: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở
hữu và quyền khác về tài sản chỉ được xác định theo pháp luật tố tụng Việt Nam.

Nhận định sai.

Theo nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, mọi quốc gia đều
có nghĩa vụ tôn trọng chế độ sở hữu của nhau cũng như thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của
một chủ thể nhất định được xác lập và bảo vệ bởi pháp luật của một quốc gia khác.

Các hệ thống pháp luật của các nước khác nhau đều bình đẳng với nhau. Theo đó, tất
cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận và đảm bảo sự bình đẳng về mặt
pháp lý giữa các chế độ sở hữu.

Do vậy thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và
quyền khác về tài sản không chỉ được xác định theo pháp luật tố tụng Việt Nam mà còn được
xác định theo ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên.

Ví dụ: khoản 2 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga có quy định về hợp
đồng tài sản “Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
2
án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tòa án của Bên ký kết nơi nguyên
đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này
có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn.”

Theo quy định tại điều này, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp
về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản không chỉ được xác định theo pháp luật tố tụng Việt
Nam mà còn được xác định theo ĐƯQT.

Câu 5: Trường hợp các bên chọn luật nước ngoài để điều chỉnh quyền sở hữu và
quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển thì luật đó đương nhiên được
áp dụng.

Nhận định sai.

Căn cứ khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 thì đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với
động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản
được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, các bên được quyền tự do thỏa
thuận luật áp dụng và luật đó không đương nhiên được áp dụng vì phải đáp ứng các điều kiện
chọn luật.

Câu 6: Hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc quan trọng nhất khi điều chỉnh
quan hệ sở hữu tài sản vì nó có thể được áp dụng cho mọi loại tài sản.

Nhận định sai.

Tuy hệ thuộc “luật nơi có tài sản” là nguyên tắc chủ đạo và quan trọng được áp dụng
trong quá trình giải quyết các xung đột pháp luật trong quan hệ sở hữu có YTNN, song trong
thực tiễn áp dụng nguyên tắc này vẫn có những trường hợp ngoại lệ không được áp dụng, cụ
thể:

 Đối với tài sản thuộc sở hữu quốc gia.

 Đối với tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (Điều 679 BLDS).

 Đối với tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị đình chỉ, giải thể, phá
sản, chấm dứt hoạt động (khoản 2 Điều 676 BLDS 2015).

3
 Đối với một số loại tài sản đặc thù như máy bay, tàu biển… (Điều 3 Bộ Luật Hàng
hải, Điều 4 Luật Hàng không dân dụng).

 Đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (khoản 2 Điều 678 BLDS 2015).

Câu 7: Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và
quyền khác về tài sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài.

Nhận định sai.

Việc đối tượng của QHDS có YTNN là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam là căn cứ để xác
định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469
BLTTDS 2015. Nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để xác định thẩm quyền giải quyết
của Tòa án Việt Nam, mà ta còn có thể căn cứ vào vụ việc về quan hệ dân sự có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt
Nam được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015.

Như vậy, Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu
và quyền khác về tài sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài nếu nó liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt
Nam.

Câu 8: Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều
chỉnh quan hệ sở hữu nếu tài sản là bất động sản và luật có mối liên hệ gắn bó nhất với
tài sản sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản.

Nhận định sai.

Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản tại khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 thì Việc
xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
(tài sản là động sản trên đường vận chuyển). Mà theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLDS
2015 thì tài sản bao gồm cả động sản và bất động sản.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với tài sản là bất động sản và cả động sản, chứ không sử
dụng luật có mối liên hệ gắn bó nhất với tài sản là động sản.
4
Câu 9: Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài là quan hệ sở hữu mà các chủ thể
tham gia đều là người nước ngoài và tài sản của quan hệ đang nằm tại nước ngoài

Nhận định sai.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 thì quan hệ dân sự có YTNN là quan
hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.

Do đó, chủ thể tham gia quan hệ sở hữu có YTNN không chỉ là người nước ngoài mà
còn có thể là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt
Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Câu 10: Luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng để điều chỉnh quyền sở hữu và
quyền khác đối với tài sản

Nhận định sai

Căn cứ theo Điều 677 BLDS 2015 thì Luật nơi có tài sản không chỉ được áp dụng để
điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản mà luật nơi có tài sản còn được dùng
để định danh tài sản, phân loại tài sản là động sản hay bất động sản.

Câu 11: Quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài là quyền sở
hữu và quyền khác về tài sản có các bên trong quan hệ đó mang quốc tịch khác nhau.

Nhận định sai.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quan hệ về quyền sở hữu
và quyền khác đối với tài sản được xem là có YTNN khi thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:

 Chủ thể tham gia quan hệ có ít nhất một bên là chủ thể nước ngoài.

 Khách thể của quan hệ là tài sản tồn tại ở nước ngoài.
5
 Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

Câu 12: Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản phát sinh
khi có quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước
ngoài phát sinh cần điều chỉnh.

Nhận định sai.

Xuất phát từ quan hệ bình đẳng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bảo hộ công dân, quốc
gia sở tại thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Xung đột pháp luật về quyền sở
hữu và quyền khác về tài sản phát sinh khi có quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và quyền
khác về tài sản có YTNN và có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh
về quan hệ đó nhưng có quy định khác nhau khi cùng điều chỉnh, nên hệ quả pháp lý khác
nhau dẫn tới xung đột pháp luật.

Câu 13: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải
quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình.

Nhận định sai.

Vì luật nơi có tài sản không phải là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải
quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình mà còn có hệ thuộc luật
khác được áp dụng. Chẳng hạn như tài sản của pháp nhân khi giải thể, phá sản thì sẽ áp dụng
hệ thuộc luật nơi quốc tịch dựa vào khoản 2 Điều 676 BLDS 2015. Hoặc động sản đang trên
đường vận chuyển thì sẽ ưu tiên áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn tại khoản 2 Điều 678 BLDS
2015 “trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Câu 14: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết
xung đột về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản.

Nhận định đúng.

Mặc dù luật nơi có tài sản không phải là hệ thống pháp luật duy nhất trong việc giải
quyết xung đột về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản nhưng nó vô cùng quan trọng. Luật
nơi có tài sản không những quy định nội dung của quyền sở hữu mà định cả các điều kiện
phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu ví dụ như cụ thể được quy định tại khoản 1
Điều 678 BLDS 2015. Pháp luật nơi có tài sản giữ vai trò nhất định trong việc xác định quyền
6
sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển, tài sản quá cảnh tại nhiều quốc gia ví dụ
như được quy định tại khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 “Quyền sở hữu và quyền khác đối với
tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động
sản được vận chuyển tới,”. Hệ thuộc luật nơi có tài sản có vai trò quan trọng trong giải quyết
xung đột pháp luật về định danh tài sản được quy định tại Điều 677 BLDS 2015. Như vậy,
luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột
về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản.

Câu 15: Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc xác định
quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển.

Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 678 BLDS 2015.

Việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản vẫn có thể được điều chỉnh trong việc xác
định quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển
nhưng vai trò rất mờ nhạt. Trường hợp này thì luật nơi có tài sản không nắm giữ vai trò chủ
đạo, thậm chí rất ít khi được sử dụng.

Đối với tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ xác định dựa trên luật của nơi động sản
được chuyển đến (hoặc nơi động sản được chuyển đi) hoặc luật do các bên thỏa thuận để giải
quyết.

Câu 16. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố
nước ngoài tại Việt Nam là Phần thứ năm – Bộ luật Dân sự 2015.

Nhận định đúng.

Quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Do đó, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là cơ sở
pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015 có Điều 678 là những cơ sở pháp lý điều
chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, theo quy
định tại Điều 644 BLDS 2015 thì cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài

7
sản có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam còn có cả trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên và tập quán quốc tế do các bên thỏa thuận.

Câu 17: Theo pháp luật Việt nam, quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với
động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật nước nơi có động
sản chuyển đến.

Nhận định sai.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 678 BLDS 2015, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản là động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động
sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tức là, trong trường hợp hai bên có
sự thỏa thuận khác thì quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với động sản đang trên
đường vận chuyển có thể sẽ không được xác định theo pháp luật nước nơi có động sản chuyển
đến.

Câu 18: Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố
nước ngoài bằng quy phạm xung đột được quy định tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự
2015.

Nhận định đúng.

Quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có YTNN là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Do đó, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN là cơ sở pháp lý điều chỉnh
quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có YTNN tại Việt Nam. Cụ thể, tại Phần thứ năm - Bộ
luật Dân sự 2015 có Điều 678 là nhsững cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền
khác về tài sản có YTNN. Bên cạnh các cơ sở pháp lý được quy định tại Phần thứ năm - Bộ
luật Dân sự 2015 thì cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có
YTNN bằng quy phạm xung đột còn có thể được quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật như Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng,... và các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.

8
II. CHƯƠNG 6

Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài có thể được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Nhận định đúng.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 681 BLDS 2015 quy định hình thức của di chúc được xác
định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Vì thế, theo pháp luật Việt Nam, hình thức
của di chúc trong các quan hệ thừa kế có YTNN có thể được xác định theo pháp luật của nước
nơi lập di chúc.

Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân bao gồm luật nơi cư trú
và luật quốc tịch có thể được áp dụng để điều chỉnh cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam.

Nhận định đúng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định quan hệ thừa kế có YTNN tại
Việt Nam thì thừa kế sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản có quốc
tịch. Và căn cứ Điều 672 BLDS 2015 quy định nếu cá nhân đó là người không có quốc tịch
thì pháp luật áp dụng là pháp luật nơi mà người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ
thừa kế. Vì thế, theo pháp luật Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân bao gồm luật nơi cư trú và
luật quốc tịch có thể được áp dụng để điều chỉnh cho quan hệ thừa kế có YTNN tại Việt Nam.

Câu 3: Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xung đột pháp luật chỉ xảy ra
đối với vấn đề xác định hàng thừa kế.

Nhận định sai


Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài không chỉ xảy ra xung đột pháp luật đối
với vấn đề xác định hàng thừa kế mà còn nhiều những vấn đề khác như: năng lực lập, sửa đổi,
hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc, thừa kế, diện thừa kế, nguyên tắc phân chia di sản thừa
kế,...

9
Câu 4: Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc là xung đột về hình thức của di
chúc.

Nhận định sai.


Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc không phải chỉ là xung đột về hình thức
của di chúc mà là xung đột về những yếu tố sau:
Phân chia di sản. Ví dụ: khoản 1, 2 Điều 680 BLDS 2015, Điều 39 HĐTTTP Việt
Nam - Liên Bang Nga.
Năng lực hành vi. Ví dụ: Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, khoản 1 Điều 41 HĐTTTP
Việt Nam - Liên Bang Nga.

Câu 5: Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, pháp luật các nước
luôn áp dụng luật của nước nơi lập di chúc.

Nhận định sai.


Ngoài luật của nước nơi lập di chúc thì các nước còn có thể áp dụng luật quốc tịch. Ví
dụ khoản 2 Điều 41 HĐTTTP Việt Nga có quy định hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được
xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập
hoặc hủy bỏ di chúc. Như vậy, vẫn có trường hợp các nước sử dụng hệ thuộc luật nhân thân
cụ thể là luật quốc tịch của bên ký kết để giải quyết xung đột về hình thức của di chúc.

Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi lập di chúc luôn được xác định
theo luật quốc tịch của người lập di chúc.

Nhận định sai.

Căn cứ khoản 1 Điều 681 BLDS 2015 thì năng lực hành vi lập di chúc được xác định
theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập. Tuy nhiên, không
phải mọi trường hợp mà năng lực hành vi lập di chúc được xác định theo luật quốc tịch của
người lập di chúc mà còn có thể được xác định theo nơi cư trú của cá nhân theo Điều 672
BLDS 2015 nếu trường hợp pháp luật dẫn chiếu đến là pháp luật là nước mà cá nhân có quốc
tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch.

10
Câu 7: Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật của các nước đều
chia di sản thành động sản và bất động sản và áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung
đột pháp luật khác nhau.

Nhận định sai.

Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 đã quy định:
“Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
ngay trước khi chết.” Ở đây, “di sản” không phân biệt là động sản hay bất động sản và đều
được áp dụng hệ thuộc luật nhân thân dưới dạng luật quốc tịch để giải quyết xung đột pháp
luật.

Câu 8: Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, xung
đột pháp luật về thừa kế đối với di sản là động sản luôn áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch
của người để lại di sản trước khi chết.

Nhận định đúng.

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các quốc gia tôn trọng lẫn nhau, nguyên
tắc bảo hộ công dân của các quốc gia. Nên nếu như người để lại di sản thừa kế này là công
dân có quốc tịch nước khác thì xuất phát từ việc các quốc gia tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng
quốc tịch của người đó mà việc xác định pháp luật áp dụng sẽ dựa trên thuộc luật quốc tịch
của người để lại di sản trước khi chết. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ tại khoản 3
Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga. Trong trường hợp tất cả động sản
nằm trên lãnh thổ của quốc gia nào, đồng thời có đề nghị của một người thừa kế và được sự
đồng ý của tất cả những người thừa kế đã biết khác thì pháp luật của quốc gia đó sẽ được áp
dụng để giải quyết xung đột pháp luật - đây là nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản
chứ không phải hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản.

Câu 9: Không có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong quan hệ di sản
không người thừa kế.

Nhận định sai.

Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về việc giải quyết di sản không người
thừa kế có YTNN. Theo quy định tại Điều 680 BLDS 2015 thì di sản không người thừa kế sẽ

11
thuộc về nước nơi người để lại thừa kế là công dân. Còn theo quy định tại Điều 622 BLDS
2015 thì “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng
không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện
nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”, theo pháp luật Việt
Nam thì di sản không người thừa kế sử dụng Luật quốc tịch.

Mặc khác, theo quy định tại Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nga thì nếu
di sản không người thừa kế được chia làm hai trường hợp: nếu đó là động sản thì áp dụng luật
quốc tịch, nếu đó là bất động sản thì áp dụng Luật nơi có tài sản.

Do đó, có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong quan hệ di sản không người thừa
kế.

Câu 10: Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, di
sản không người thừa kế luôn được chuyển giao cho quốc gia nơi có di sản đó

Nhận định sai.

Theo Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga thì di sản không
người thừa kế nếu là động sản sẽ thuộc về nhà nước mà người để lại di sản mang quốc tịch
(hệ thuộc luật quốc tịch) và di sản là bất động sản sẽ thuộc về nhà nước nơi có bất động sản
(hệ thuộc luật nơi có vật).

Ví dụ: A quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống và làm việc ở Nga, A chết ở Nga và để
lại một căn nhà ở Nga và một tài khoản tiết kiệm ở Việt Nam nhưng không có người thừa kế
thì lúc này bất động sản (căn nhà) thuộc về nhà nước Nga, động sản (tài khoản tiết kiệm)
thuộc về Việt Nam.

Câu 11: Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước,
nguyên tắc luật quốc tịch luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về pháp luật về thừa
kế.

Nhận định sai.

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, không phải lúc nào
nguyên tắc luật quốc tịch cũng luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về pháp luật về thừa
kế.
12
Vì theo Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga việc giải quyết xung đột về
pháp luật về thừa kế phụ thuộc vào định danh tài sản.

Nếu là động sản thì áp dụng pháp luật bên ký kết nơi có người để lại di sản là công
dân. Còn nếu là bất động sản thì giải quyết theo pháp luật bên ký kết nơi có bất động sản.

Câu 12: Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài là phụ thuộc vào tính chất của di sản là động sản hay bất động sản.

Nhận định sai.

Điều 680 BLDS 2015 quy định việc giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật có
YTNN sẽ được giải quyết theo quốc tịch của người để lại di sản trước khi chết (kể cả động
sản hay là bất động sản) và việc thực hiện quyền đối với bất động sản đó mới được áp dụng
pháp luật của nước có bất động sản đó.

Do đó, không phụ thuộc vào tính chất của di sản là động sản hay bất động sản.

Câu 13: Theo pháp luật Việt Nam, thừa kế có yếu tố nước ngoài là thừa kế có liên
quan đến di sản để lại ở nước ngoài.

Nhận định đúng.

Thừa kế là quan hệ dân sự thì thừa kế có YTNN là quan hệ dân sự có YTNN. Căn cứ
vào điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 thì quan hệ dân sự có YTNN khi các bên tham gia
đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở
nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp này đối tượng là di sản ở nước ngoài
của quan hệ thừa kế mà các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam thì
được xem là thừa kế có YTNN. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, thừa kế có YTNN là thừa
kế có liên quan đến di sản để lại ở nước ngoài.

Câu 14: Theo pháp luật Việt Nam, vì thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là
phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai nên không cần phải
định danh tài sản.

Nhận định sai.

13
Vì theo Điều 680 BLDS 2015: “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật
của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của
nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, theo khoản 2 Điều này thì đối với trường hợp thừa kế có YTNN mà di sản
thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có tài sản.
Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật
Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược
lại, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất
động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, do không có quy định cụ thể đối với trường hợp quan hệ thừa kế có YTNN có
di sản thừa kế là động sản giống như đối với bất động sản, nên có thể hiểu rằng tư pháp
quốc tế Việt nam áp dụng nguyên tắc Luật Quốc tịch đối với trường hợp di sản thừa kế là
động sản. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có YTNN mà di sản để
lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết.
Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt nam là người để
lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước
nào. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di
sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.

Do đó mặc dù thừa kế theo di chúc có YTNN là phụ thuộc vào ý chí của người lập di
chúc muốn để lại di sản cho ai nhưng cũng cần phải định danh tài sản để thực hiện được quan
hệ thừa kế có YTNN.

Câu 15. Theo pháp luật Việt Nam, giải quyết thừa kế theo luật đối với quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài là phụ thuộc vào tính chất của loại di sản là động sản hay
bất động sản.

Nhận định sai.


Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định việc thừa kế được xác định theo
quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người

14
đó chết. Theo quy định này có thể hiểu pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để
giải quyết xung đột pháp luật.
Do đó, pháp luật Việt Nam, giải quyết thừa kế theo luật đối với quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài không phụ thuộc vào tính chất của loại di sản là động sản hay bất động sản.

Câu 16. Những cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
nằm tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015 (điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài).

Nhận định đúng.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó, cơ sở
pháp lý điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, tại Phần thứ năm - Bộ luật Dân sự 2015 có các Điều
667, Điều 680 và Điều 681 là những cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 thì cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam còn có cả trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
và tập quán quốc tế do các bên thỏa thuận.

Câu 17: Người nước ngoài được quyền thừa kế tại Việt Nam như công dân Việt
Nam trong mọi trường hợp.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 624 và Điều 626 BLDS 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Và người lập di chúc có quyền
chỉ định người thừa kế di sản của mình. Nên dù người thừa kế là người nước ngoài thì pháp
luật nước ta vẫn sẽ công nhân nếu đó là di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1
Điều 169 Luật Đất đai 2013, pháp luật không công nhận người nhận quyền sử dụng đất là
người nước ngoài. Như vậy, nếu trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là
quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì người nước ngoài chỉ được
hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất đó.

15
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật


1. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của
Quốc hội.
3. Luật Hàng hải số: 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.
4. Luật Hàng không dân dụng số: 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của
Quốc hội.
5. Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội.
6. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình
sự giữa Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô Viết.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết bình thường


BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
ĐƯQT Điều ước quốc tế
YTNN Yếu tố nước ngoài

17

You might also like