You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


LỚP QTL46B2

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 2


Bộ môn: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Nhóm: 04

STT THÀNH VIÊN MSSV


1 Ngô Thị Bảo Trân (nhóm trưởng) 2153401020271
2 Nguyễn Minh Tuyên 2153201020291
3 Lê Hàn Việt Trâm 2153401020261
4 Nguyễn Trương Minh Trâm 2153401020266
5 Võ Nguyễn Huyền Trâm 2153401020267
6 Võ Lê Thị Tuyết Trinh 2153401020283
7 Nguyễn Lê Quang Trưởng 2153401020288
8 Trần Ngọc Thanh Uyên 2153401020302
9 Phan Đăng Hà Vy 2153401020316
10 Phan Hồng Yến 2153401020324

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2023


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự


TTHS Tố tụng Hình sự
KTVAHS Khởi tố vụ án Hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
TTHC Tố tụng Hành chính
THTT Tiến hành tố tụng

1
Mục Lục
BÀI 2...................................................................................................................................5
A. PHẦN NHẬN ĐỊNH...................................................................................................5
8. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong một VAHS.....5
9. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong VAHS có quyền đề nghị
thay đổi người THTT......................................................................................................5
10. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.............5
11. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án đều có quyền nhờ
luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình..........................6
13. Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa Án...............................................................................................................6
14. Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người
làm chứng trong vụ án....................................................................................................6
17. Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng trong vụ án đó...............................................................................................6
19. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và
người đại diện của họ luôn được chấp nhận.................................................................7
20. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố
VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 76 BLTTHS.............................................................................................................7
23. Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án.................................................................8
25. Người bị tạm giữ không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.....................................................................................................................8
26. Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ khi
khởi tố bị can...................................................................................................................8
B. PHẦN BÀI TẬP.............................................................................................................9
Bài tập 1:..........................................................................................................................9
Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vụ án trên
tại phiên tòa sơ thẩm?..................................................................................................9
Sau khi nhận được quyết định đưa ra vụ án xét xử, phát hiện D (Hội thẩm nhân
dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đã đề nghị
thay đổi D. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này? Ai có thẩm
quyền giải quyết?.......................................................................................................10

2
Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ
khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm sát
viên đã đề nghị phải thay đổi luật sư F. Đề nghị của Kiểm sát viên có hợp lý
không? Tại sao?.........................................................................................................10
Bài tập 2.........................................................................................................................10
Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của A, T, H trong vụ án trên......................11
Để xử lý hành vi gây thương tích của một số đối tượng đối với A, cơ quan có thẩm
quyền đã ra quyết định trưng cầu giám định, nhưng A đã làm đơn từ chối giám
định. Hỏi A có quyền từ chối giám định thương tích trong vụ việc này không? Cơ
quan có thẩm quyền phải giải quyết như thế nào?...................................................11
Bài tập 3:........................................................................................................................11
Xác định tư cách TGTT của N trong các trường hợp sau:......................................12
Giả sử N không bị thiệt hại về sức khỏe thì N có thể tham gia tố tụng với tư cách
gì?...............................................................................................................................12
Bài tập 4:........................................................................................................................12
Xác định tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên?....................................12
Giả sử trong quá trình điều tra, Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là
cháu ruột của D thì có ảnh hưởng gì đối với việc giải quyết vụ án không?...........13
Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên được phân
công giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyết như thế nào?.........13
Giả sử trong quá trình giải quyết vụ án A không sử dụng được tiếng Việt thì cha
mẹ là ông B và bà C có thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình hay
không? Tại sao?.........................................................................................................13
Giả sử toàn bộ hành vi phạm tội của A bị con gái ông D (8 tuổi) chơi bên nhà
hàng xóm nhìn thấy. Trong quá trình giải quyết vụ án, con gái ông D có thể tham
gia với tư cách người làm chứng không? Tại sao?..................................................14
BÀI 3.................................................................................................................................15
A.PHẦN NHẬN ĐỊNH.....................................................................................................15
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián
tiếp..................................................................................................................................15
2. Cơ quan điều tra không có trách nhiệm làm rõ các chứng cứ xác định vô tội hoặc
giảm nhẹ TNHS cho bị can...........................................................................................15
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng......................................................15

3
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ
án bị đình chỉ.................................................................................................................16
5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ............................................16
6. Thông tin thu được từ facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong TTHS.
........................................................................................................................................16
7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ..............16
9. Đối tượng chứng minh trong các vụ án hình sự đều giống nhau..........................16
11. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp....................................................................................................................17
B. PHẦN BÀI TẬP...........................................................................................................17
Bài tập 2.........................................................................................................................17
Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao?...........................17
Giả sử cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại giam được N bí mật ghi âm lại thì
băng ghi âm có được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng minh tội phạm
không? Tại sao?.........................................................................................................17
Bài tập 3.........................................................................................................................18
Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên?...........................18
Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên?..............................................19
Bài tập 4:........................................................................................................................19
Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên................................................19
Xác định các loại chứng cứ trong vụ án trên...........................................................19

4
BÀI 2
A. PHẦN NHẬN ĐỊNH

8. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong một VAHS

Nhận định đúng

Theo quy định tại Điều 63 BLTTHS thì “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Cũng theo quy
định ở Điều 62 BLTTHS “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài
sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa
gây ra”. Từ hai khái niệm đó cho thấy nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là bị hại trong
vụ án, lúc này học có quyền của người bị hại lẫn quyền của nguyên đơn dân sự.

CSPL: Điều 62, 63 BLTTHS

9. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong VAHS có quyền đề nghị
thay đổi người THTT

Nhận định Sai

Không phải mọi người TGTT đều có quyền đề nghị thay đổi người THTT mà chỉ những
đối tượng được quy định tại Điều 50 BLTTHS mới có quyền đề nghị thay đổi người có
thẩm quyền THTT

- Kiểm sát viên

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại
diện của họ

- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự

10. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.

Nhận định Sai

CSPL: Theo Điểm g Khoản 1 Điều 4, Điểm g Khoản 2 Điều 64 và Điều 65 BLTTHS
2015

5
Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
đến VAHS. Tuy nhiên chỉ có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự mới có quyền đề nghị
thay đổi người giám định, người phiên dịch. Còn người có quyền và nghĩa vụ liên quan
đến VAHS thì không có quyền yêu cầu thay đổi người giám định, người phiên dịch.

11. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án đều có quyền nhờ
luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Nhận định sai. Căn cứ điều 73 và điều 61,62,63,64,65 BLTTHS 2015 thì chỉ có những
người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo thì mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người
khác bào chữa vì họ là những người bị buộc tội. Còn những người tham gia tố tụng khác
thì không có quyền.

13. Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa Án.

Nhận định sai.


Cspl: căn cứ Điều 330, Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có thể thấy được đối
tượng của kháng cáo gồm: Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án,
quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị
can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.

=> Chỉ có bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực mới có thể kháng cáo.

14. Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người
làm chứng trong vụ án.

Nhận định sai.


Cspl: Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015. Theo đó việc người bào chữa là người thân thích
với người làm chứng trong vụ án không nằm trong những trường hợp bị cấm cho nên vẫn
có thể bào chữa như bình thường.

17. Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng trong vụ án đó.
Nhận định SAI.
Theo quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015, thì một người được tham gia tố tụng với tư
cách là người làm chứng khi người đó biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin

6
về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm
chứng, đồng thời không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
Trong trường hợp trên, theo khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015, không tồn tại quy định về
trường hợp người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng trong vụ án.
Như vậy, Người thân thích của Thẩm phán có thể tham gia tố tụng với tư cách người làm
chứng trong vụ án đó. Tuy nhiên, Thẩm phán trong vụ án, có thể từ chối hoặc bị thay thế
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 53 và khoản 3 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015.

19. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và
người đại diện của họ luôn được chấp nhận.
Nhận định Sai.
Căn cứ vào khoản 4, 5 Điều 72 BLTTHS 2015 Đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi và
người đại diện của họ, trước khi mở phiên tòa thì người bị buộc tội, người đại diện hợp
của họ có yêu cầu thay đổi người bào chữa thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa
phiên Tòa, những trường hợp không được làm người bào chữa và trường hợp người bào
chữa cho nhiều người trong cùng một vụ án nhưng quyền và lợi ích của họ đối lập nhau
để xem xét quyết định hoặc không chấp nhận. Do đó, yêu cầu thay đổi người bào chữa
chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ có thể được chấp
nhận hoặc không được chấp nhận.

20. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố
VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 76 BLTTHS.
Nhận định đúng.
Căn cứ tại thời điểm người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng tại Điều 74 BLTTHS
2015 thì người bào chữa sẽ tham gia từ khi khởi tố bị can hoặc trong trường hợp người
này bị tạm giữ, bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra từ khi có quyết định tạm giữ.
Và theo điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015 là một trong những thủ tục tố tụng. Thời
điểm tiến hành các thủ tục tố tụng này hoàn toàn độc lập với thời điểm thực hiện hành vi
phạm tội đã được khởi tố. Quy định nêu rõ trường hợp này là “người bị buộc tội là người
dưới 18 tuổi”. Như vậy, luật chỉ xét tới thời điểm buộc tội của bị can mà hoàn toàn không
đề cập gì đến thời điểm thực hiện tội phạm. Theo lẽ đó, mặc dù thời điểm thực hiện tội
phạm là khi bị can dưới 18 tuổi nhưng nếu tại thời điểm buộc tội bị can đã từ đủ 18 tuổi
thì lúc này không thể xem là trường hợp được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 76
được.
Trường hợp của câu nhận định, từ khi khởi tố vụ án (giai đoạn đầu tiên của quá trình tố
tụng hình sự) người này đã đủ 18 tuổi. Nói một cách khác, kể từ khi luật quy định thời
điểm người bào chữa có quyền tham gia tố tụng thì người này đã đủ 18 tuổi, do đó, không

7
cần thiết và Tòa án cũng không có nghĩa vụ phải chỉ định người bào chữa tại điểm b
khoản 1 Điều 76.

23. Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS thì đương sự gồm
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình
sự. Căn cứ điểm l khoản 2 điều 63, điểm l khoản 2 điều 64 BLTTHS thì nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định
chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án hình sự căn cứ điểm g khoản 2 điều 65 BLTTHS thì có quyền kháng cáo bản án,
quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
mình.

25. Người bị tạm giữ không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.

=> Đây là nhận định sai. Lý giải: Mặc dù theo Khoản 2 Điều 59 BLTTHS quy định về
quyền của người bị tạm giữ không liệt kê quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng nhưng xét theo Khoản 2 Điều 50 BLTTHS quy định về người có quyền
đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì lại có bao gồm người bị tạm
giữ. Theo Điều 21 BLTTHS 2015 thì một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng
hình sự là bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị tạm giữ
tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong
vụ án, họ muốn có một bản tuyên án công tâm và bình đẳng nhất, chính vì vậy họ cần có
quyền thay đổi người tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình nếu họ thấy chưa có
sự vô tư trong số người tiến hành tố tụng.

26. Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ khi
khởi tố bị can.

=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo Điều 74 BLTTHS thì không phải trong mọi trường
hợp người bào chữa đều tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Đối với một số trường
hợp đặc biệt thì thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng cũng có sự thay đổi, cụ thể:

- Đối với trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người
bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

- Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia
thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố
tụng từ khi kết thúc điều tra.

8
B. PHẦN BÀI TẬP.
Bài tập 1:
A thuê một chiếc xe ô tô của công ty X (do N làm Giám đốc) để đi du lịch nhưng sau
đó lại sử dụng chở B đi trộm cắp tài sản của công ty Z (do M làm chủ tịch Hội đồng
quản trị). Vụ việc bị quần chúng nhân dân phát hiện và báo với cơ quan công an.
CQĐT khởi tố VAHS, khởi tố bị can đối với A,b và làm bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố. VKS hoàn thành cáo trạng và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét
xử.
Câu hỏi:
Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vụ án trên tại
phiên tòa sơ thẩm?

Tình tiết bổ sung thứ nhất

Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát hiện D (Hội thẩm nhân
dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đã yêu cầu thay
đổi D.

Theo Khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015 thì bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định
đưa ra xét xử. Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nên tại phiên tòa sơ thẩm thì
A, B là bị cáo.

Theo Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015 thì bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về
thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội
phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. A và B đã trộm cắp tài sản công ty Z nên Z bị thiệt hại
trực tiếp về tài sản => Công ty Z là bị hại.

M làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Z nên theo Điều 137 BLDS và Khoản 2
Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 thì M là đại diện theo pháp luật Công ty Z.

Theo Khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2015 thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan,
tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. M làm chủ
tịch Hội đồng quản trị của Công ty Z nên M là người bị thiệt hại gián tiếp do hành vi
trộm cắp của A, B đối với Công ty Z và nếu M có đơn yêu cầu BTTH thì M là nguyên
đơn dân sự.

Theo Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình
sự. A thuê xe của Công ty X là phương tiện để đi trộm cắp nên Công ty X là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến V.

9
Sau khi nhận được quyết định đưa ra vụ án xét xử, phát hiện D (Hội thẩm nhân dân)
tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đã đề nghị thay đổi
D. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này? Ai có thẩm quyền giải
quyết?

- Tòa án chấp nhận đề nghị của M, vì:

+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53 và khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015 thì trong
trường hợp có căn cứ rõ ràng khác cho rằng Hội thẩm nhân dân không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ thì Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi. Mà
trường hợp D (Hội thẩm nhân dân) là anh em kết nghĩa với A (bị can) thì D sẽ không vô
tư trong khi làm nhiệm vụ;

+ Và theo quy định thì M là người đại diện theo pháp luật của bị hại nên có quyền
đề nghị thay đổi người có thẩm quyền THTT (khoản 2 Điều 50 BLTTHS 2015), nên D sẽ
bị thay đổi.

- Người có thẩm quyền giải quyết là Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được
phân công giải quyết vụ án, căn cứ khoản 2 Điều 53 BLTTHS 2015. Và trong trường hợp
trên mới chỉ có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tình tiết bổ sung thứ hai

Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ
khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, nên Kiểm sát viên đã đề
nghị phải thay đổi luật sư F.

Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ khi
khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm sát viên đã đề
nghị phải thay đổi luật sư F. Đề nghị của Kiểm sát viên có hợp lý không? Tại sao?

Đề nghị của Kiểm sát viên là không hợp lý. Vì căn cứ vào mục 1 phần II Nghị
quyết 03/2004 thì người bào chữa đã tham gia bào chữa cho A ngay từ đầu nên việc đề
nghị thay đổi Luật sư F là không hợp lý mà phải thay đổi Thẩm phán.

Bài tập 2.
H (14 tuổi) cùng bạn là Q đi mót mủ cao su. Khi đi qua vườn cao su của L, H và Q
tự ý vào bên trong vườn đề xem bát mủ cao su thì bị L phát hiện và bắt, đưa về nhà
sinh hoạt cộng đồng của thôn để giải quyết. Tại đây, L tát H, Q mấy cái vào mặt để
H, Q nói ra số điện thoại của bố mẹ. L gọi cho bố của H là Phạm Thế A và bố của Q
là Vũ Huy T đến.
Tại bên trong nhà sinh hoạt cộng đồng, L cho rằng H và Q là những người thường
xuyên trộm mủ cao su của gia đình L nên nói: “Trong vòng 10 phút tụi mày phải
nộp số tiền 20.000.000đ, nếu không tao sẽ chặt tay thằng nhỏ này (nói và chỉ tay vào

10
người H), xong sẽ xử lý tụi mày”. Anh A và anh T xin giảm số tiền nhưng L không
cho. Anh A gọi điện cho người thân mượn giúp tiền. Vì chờ lâu chưa có tiền nên L
và một số đối tượng dùng gậy ba khúc đánh vào người anh A nhiều lần làm anh A
ngất xỉu, được người thân đưa đi cấp cứu. Người nhà anh A đã mang tiền đến đưa
cho T (vì A đã đi cấp cứu) và T giao lại cho L. Sau đó, L đã bị khởi tố về tội “Cưỡng
đoạt tài sản”.
Câu hỏi:
Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của A, T, H trong vụ án trên.
Tư cách tham gia tố tụng:
A là bị hại vì là người bị thiệt hại trực tiếp về tài sản (số tiền bị cưỡng đoạt là do A mượn
người thân) và thể chất
H là bị can vì đã bị khởi tố hình sự về tội “Cưỡng đoạt tài sản”
T có thể là:
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vì bị đe doạ cưỡng đoạt tài sản
Người làm chứng vì là người có mặt tại hiện trường, trực tiếp chứng kiến hành vi,
quá trình phạm tội.
Nguyên đơn dân sự nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại vì T cũng bị đe doạ
tống tiền.
Để xử lý hành vi gây thương tích của một số đối tượng đối với A, cơ quan có thẩm
quyền đã ra quyết định trưng cầu giám định, nhưng A đã làm đơn từ chối giám định.
Hỏi A có quyền từ chối giám định thương tích trong vụ việc này không? Cơ quan có
thẩm quyền phải giải quyết như thế nào?
A không có quyền từ chối giám định thương tích khi có quyết định trưng cầu giám định
thương tích.
Căn cứ theo điểm khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị
hại, theo đó bị hại có nghĩa vụ “Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng.”. Đồng thời, tại điểm khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải, theo đó dẫn giải có thể áp dụng đối với trường
hợp: “Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu
của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc
không do trở ngại khách quan”.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bị hại có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định,
yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu họ từ chối việc giám
định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì
lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị dẫn giải.

Bài tập 3:
Ngày 14-2022 Lê V. H ăn cơm, uống rượu lại nhà người quen ở thành phố T. Đến
15h, H điều khiển xe ô tô về nhà. Anh Tạ Văn D cùng vợ là chị Ngô Thị Th đi phía
sau cũng chiều thấy xe ô tô do H điều khiển lạng lách trên đường, có biểu hiện say
rượu và dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đến khu công nghiệp gần
Nội Bài thì H dừng xe bên lề đường, anh D có xuống xe trao đổi với H là đã uống

11
rượu thì không nên tài xe, nhưng H không nghe, hai bên xảy ra to tiếng, xô xát,
giằng co. Thấy vậy, chị Th đã đem Công an huyện S, thành phố Th trình báo.
H đã bị đưa về phòng trực ban Công an huyện S để làm việc, tại đây H không phối
hợp làm việc, liên tục chửi tục, thách thức và đã có hành động xô đẩy, đấm vào ngực
và tóm cổ áo anh N (cán bộ trực ban công an huyện S). Sau đó, H bị khống chế, bàn
giao cho đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện S giải quyết. Sau khi sự việc xảy ra,
anh N được đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa huyện S. Cơ quan điều tra đã ra
quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đối với anh N,
tuy nhiên, anh N chỉ bị thương, xây xát nhẹ không cấu thành tội cố ý gây thương
tích. Lê V. H đã bị khởi tố về tội “Chống người thi hành công vụ" theo quy định tại
khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015.
Câu hỏi:
Xác định tư cách TGTT của N trong các trường hợp sau:

a. N làm đơn yêu cầu BTTH


 N tham gia với tư cách nguyên đơn dân sự được quy định tại Khoản 2 Điều 68
BLTTHS 2015.
b. N không làm đơn yêu cầu BTTH
 N tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định tại
Điều 68 BLTTHS 2015.

Giả sử N không bị thiệt hại về sức khỏe thì N có thể tham gia tố tụng với tư cách gì?
 Giả sử N không bị thiệt hại về sức khỏe thì N có thể tham gia tố tụng với tư cách
người làm chứng được quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015.

Bài tập 4:
A (17 tuổi) là con ông B và bà C. Ngày 20/7/2015 A lẻn vào nhà ông D hàng xóm
trộm được 1 chiếc xe máy, 02 lượng vàng và 10 triệu đồng. Sau đó, A mang chiếc xe
máy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng, 02 lượng vàng A mang ra doanh nghiệp
tư nhân vàng bạc do ông X làm chủ để bán (ông X và ông Y khi cầm cố chiếc xe và
mua số vàng trên không biết là tài sản do phạm tội mà có). Toàn bộ số tiền trộm cắp
được A đã tiêu xài hết. Sau đó hành vi phạm tội của A bị phát hiện. CQĐT đã quyết
định khởi tố bị can đối với A. Trong quá trình giải quyết vụ án, gia đình A nhờ luật
sư K làm người bào chữa cho A, còn ông D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho mình.
Câu hỏi:
Xác định tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên?
Tư cách của các chủ thể trong vụ án trên:
 Cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 34
BLTTHS 2015
 Người tham gia tố tụng:

12
 A: Bị can căn cứ vào khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015
 Ông B và bà C: người đại diện theo pháp luật của bị can căn cứ khoản 1 Điều 3
Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH
 Ông D: bị hại căn cứ vào khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015
 Ông X, ông Y: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án căn cứ vào
khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015
 Luật sư K: người bào chữa căn cứ vào khoản 1 Điều 72 BLTTHS 2015
 Luật sư L: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại căn cứ vào khoản 1
Điều 84 BLTTHS 2015

Giả sử trong quá trình điều tra, Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là cháu
ruột của D thì có ảnh hưởng gì đối với việc giải quyết vụ án không?
Nếu điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là cháu ruột của D tức điều tra
viên là người thân thích của bị hại thì việc giải quyết vụ án sẽ không được vô tư,
khách quan dẫn đến khó tìm ra được sự thật của vụ án. Chính vì thế, Điều tra viên
cần từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 51
và khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2015

Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên được phân công
giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyết như thế nào?
Mối quan hệ giữa Điều tra viên và luật sư K là mối quan hệ cha con nên đây là
một căn cứ rõ ràng cho thấy có thể họ không vô tư khách quan khi làm nhiệm vụ.
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 51 và khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015 thì sẽ phải
thay đổi Điều tra viên trong trường hợp Điều tra viên được phân công sau khi luật
sư K đã trở thành người bào chữa cho A hoặc thay đổi luật sư K khi Điều tra viên
được phân công giải quyết vụ án trước thời điểm luật sư K trở thành người bào
chữa cho A.

Giả sử trong quá trình giải quyết vụ án A không sử dụng được tiếng Việt thì cha mẹ là
ông B và bà C có thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình hay không? Tại sao?
Căn cứ vào khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 70 BLTTHS 2015 thì nếu người tham
gia tố tụng (ở đây là A) không sử dụng được tiếng Việt thì sẽ phải có người phiên
dịch và người phiên dịch này là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng yêu cầu và không được là người đại diện, người thân thích của bị can. Trong
khi đó ông B và bà C là cha mẹ của bị can A, là người đại diện và cũng là người
thân thích của bị can. Chính vì thế họ không thể tham gia vụ án để phiên dịch cho
con mình.

13
Giả sử toàn bộ hành vi phạm tội của A bị con gái ông D (8 tuổi) chơi bên nhà hàng
xóm nhìn thấy. Trong quá trình giải quyết vụ án, con gái ông D có thể tham gia với tư
cách người làm chứng không? Tại sao?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định
về người làm chứng thì pháp luật không quy định từ bao nhiêu tuổi mới được làm
người làm chứng mà chỉ những người sau đây mới không được làm chứng trong
vụ án hình sự:
- Người bào chữa của người bị buộc tội;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có
khả năng khai báo đúng đắn.
Như vậy, nếu người dưới 18 tuổi là người biết được những tình tiết liên quan đến
nguồn tin về tội phạm về vụ án và không thuộc trường hợp không được làm chứng
thì vẫn có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm
chứng. Trong trường hợp trên, con gái ông D (8 tuổi) đã nhìn thấy toàn bộ hành vi
phạm tội của A (tức biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm
về vụ án) và con gái ông D không thuộc trường hợp không được làm chứng thì vẫn
có thể tham gia với tư cách người làm chứng.

14
BÀI 3
A.PHẦN NHẬN ĐỊNH.

1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián
tiếp.
Nhận định sai.
Chứng cứ trực tiếp cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp được xác định dựa vào mối quan hệ
giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh. Tuy nhiên không thể so sánh chứng cứ nào có
giá trị chứng minh cao hơn vì cả hai đều đóng vai trò quan trọng để chứng minh và xác
định sự thật vụ án. Chứng cứ trực tiếp thì có giá trị chứng minh cao và mang tính độc lập.
Còn chứng cứ gián tiếp kết hợp với các tình tiết, sự kiện khác sẽ xác định được vấn đề
của đối tượng chứng minh. Do đó trong quá trình thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng không được bỏ sót và coi thường chứng cứ dù là chứng cứ trực
tiếp hay gián tiếp.
2. Cơ quan điều tra không có trách nhiệm làm rõ các chứng cứ xác định vô tội hoặc
giảm nhẹ TNHS cho bị can.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 15, điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTHS.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cơ phải áp dụng các biện pháp
hợp pháp để làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Cơ quan điều tra là
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nên cơ quan điều không chỉ có trách nhiệm làm
rõ chứng cứ buộc tội mà còn có trách nhiệm làm rõ chứng cứ xác định vô tội hoặc làm
giảm nhẹ TNHS cho bị can.

3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.


Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 106 BLTTHS
Theo đó thì không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền xử lý vật chứng mà cơ
quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra có thể quyết định việc xử
lý vật chứng nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; Viện kiểm sát quyết định nếu
vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình
chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét
xử.

4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án
bị đình chỉ.
Nhận định sai.

15
CSPL: Điểm b, khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015.
Vật chứng không chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ, mà còn được trả lại trong trường
hợp nếu xét thấy vật chứng không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ.


Nhận định sai.
CSPL: Điều 47, Điều 34.2 BLTTHS 2015.
Người tiến hành tố tụng phải kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong phạm vi quyền hạn thẩm
quyền của mình. Ví dụ, theo điểm c khoản 2 điều 34 BLTTHS thư ký tòa án là người tiến
hành tố tụng, nhưng thư ký tòa án không có thẩm quyền đánh giá chứng cứ vì điều này
không nằm trong quyền hạn có thẩm quyền của thư ký tòa án căn cứ tại điều 47 BLTTHS
2015.

6. Thông tin thu được từ facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong TTHS.
Nhận định đúng.
Thông tin thu được từ facebook là Dữ liệu điện tử hay nguồn của chứng cứ theo quy định
tại Điều 87 BLTTHS 2015 và có thể được sử dụng làm chứng cứ nếu có đủ tính liên
quan, khách quan và hợp pháp theo Điều 86 BLTTHS 2015. Ví dụ các bài đăng, chia sẻ
thông tin sai lệch về chính quyền với mục đích phản động có thể được sử dụng làm
chứng cứ trong tố tụng vụ án hình sự các tội chống chính quyền nhân dân.

7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.
Nhận định sai.
Biên bản của việc bắt người chỉ được xem là một trong những nguồn chứng cứ theo điểm
đ khoản 1 Điều 87 khi nó có liên quan đến vụ án. Ví dụ biên bản giữ người trong trường
hợp khẩn cấp nhưng người đó không có liên quan đến vụ án đang xem xét thì không phải
là nguồn của chứng cứ.

9. Đối tượng chứng minh trong các vụ án hình sự đều giống nhau.
- Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 45, Điều 416 BLTTHS 2015 đối tượng chứng minh trong các vụ án
hình sự bao gồm những sự kiện, tình tiết, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và
mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều khác nhau, mà mỗi sự kiện, tình tiết nói
riêng và tổng thể của chúng nói chung, đều phải được nghiên cứu, làm sáng tỏ một cách
khách quan đầy đủ toàn diện và chính xác. Mà trong một số VAHS có người bị buộc tội
là người chưa đủ 18 tuổi, hay trong trường hợp phạm tội Giết con mới đẻ cũng cần chứng
minh độ tuổi (trường hợp dưới 18 tuổi) thì cần phải xác minh rõ các vấn đề đặc thù và
riêng biệt phù hợp với người bị buộc tội. Chính vì vậy, đối tượng chứng minh trong các
vụ án hình sự không giống nhau.

16
11. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 63 BLTTHS 2015 quy định nguyên đơn dân sự có
quyền chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, họ không
có nghĩa vụ phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vì theo
khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2015 quy định nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

B. PHẦN BÀI TẬP.

Bài tập 2.
A là đối tượng có tiền án, tiền sự đã cùng B mua bán trái phép chất ma túy. CQĐT
khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với A và ra lệnh tạm giam. Xác định A là
người nơi khác đến nên CQĐT cho rằng có thể còn đồng phạm là người địa phương.
CQĐT đã bố trí N (một chiến sĩ trinh sát hình sự) vào cùng giam chung với A. Qua
khai thác, N được A cho biết B đã cùng thực hiện tội phạm với mình. N báo với
CQĐT và cơ quan này ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với B và
sau đó khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình điều
tra, do B chống đối tội nên CQĐT cho A và B đối chất nhưng không có kết quả. Tuy
nhiên, khi gọi N vào đối chất thì A và B đã nhận tội.
Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao?
Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 66 và khoản 1 Điều 91 BLTTHS 2015 thì người làm
chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về
vụ án và họ trình bày những gì mà họ biết về tội phạm, về vụ án,... thì đây là lời
khai của người làm chứng. Trong tình huống trên N biết được tình tiết của vụ án là
B đã cùng thực hiện tội phạm với A thông qua lời A nên N là người làm chứng và
N đã trình bày điều N biết với CQĐT nên lời khai của N chính là lời khai của
người làm chứng. Căn cứ theo điểm b, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015 thì lời
khai của người làm chứng được coi là nguồn chứng cứ. Như vậy, lời khai của N
được coi là nguồn chứng cứ.

Giả sử cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại giam được N bí mật ghi âm lại thì băng
ghi âm có được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng minh tội phạm không? Tại
sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 99 BLTTHS 2015 thì âm thanh là dữ liệu điện tử. Bên
cạnh đó, căn cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015 thì dữ liệu điện tử là
một nguồn chứng cứ. Vì vậy băng ghi âm có ghi âm cuộc trò chuyện giữa A và N
trong trại giam được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng minh tội phạm.

17
Bài tập 3.
Ngày 11/7/2020 sau khi uống rượu về, ông K chửi và đánh vợ là bà H, bà H bỏ chạy
vào vườn cafe. Thấy vậy D (14 tuổi 05 tháng) là con của ông K và bà H đã chạy
xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều nhát vào cổ và mặt ông K làm ông
K chết ngay tại chỗ. Sau khi gây án, D đã đến công an tự thú và thành khẩn khai
báo.
Tại bản kết luận giám định pháp y tử thi của Phòng Kỹ thuật hình sự Công
an tỉnh T đã kết luận: nguyên nhân ông K tử vong là do nhiều vết thương ở mặt và
cổ, gây tổn thương động mạch cảnh gốc trái, vỡ nhãn cầu, nứt xương gò má phải,
xương hàm dưới và đốt sống cổ 4 dẫn đến mất máu nặng không hồi phục.
Tại CQĐT, D khai nhận do ông K thường hay uống rượu rồi về nhà chửi
đánh vợ con nên ngày 11/7/2020 khi bố bị can uống rượu về nhà lại chửi và đánh mẹ
bị can nên bị can không kiềm chế được đã dùng dao xà gạc chém nhiều nhát vào cổ
và mặt làm ông K chết ngay tại chỗ.
Tại CQĐT, bà H cũng khai báo phù hợp với lời khai của D và biên bản khám
nghiệm hiện trường.

Câu hỏi:
Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên?
Điều 85 BLTTHS 2015 quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án
hình sự:
 Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết
khác của hành vi phạm tội?
Có. Vào ngày 11/07/2020, khi thấy ông K uống rượu về lại chửi và đánh bà H, D đã
chạy xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều nhát vào cổ và mặt ông K
 Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô
ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội?
D là người thực hiện hành vi phạm tội. Có lỗi cố ý trực tiếp (vì trong lời khai D thừa
nhận do bị can không kiềm chế được nên đã phạm tội). Theo quy định tại Khoản 2
Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì D phải chịu TNHS vì đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 123 về tội giết người.
 Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và
đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.
Tình tiết tăng nặng: ông K là bố ruột của D
Tình tiết giảm nhẹ là sau khi gây án, D đã đến công an tự thú và thành khẩn khai báo;
xem xét giảm nhẹ vì D chỉ mới 14 tuổi 05 tháng.
 Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Hành vi phạm tội của D mang tính chất nghiêm trọng vì đã làm ông K tử vong.
 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Nguyên nhân là vì ông K thường uống rượu rồi về nhà chửi đánh vợ con,

18
Điều kiện phạm tội: ngày 11/7/2020 khi bị ông K uống rượu về nhà lại chửi đánh mẹ
bị can nên bị can không kiềm chế được, đã dùng dao xà gạc thực hiện hành vi phạm
tội.

Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên?


- Vật chứng: con dao xà gạc, là công cụ gây án của D.
- Lời khai của người tự thú là D.
- Lời khai của người làm chứng là bà H.
- Kết luận giám định: Bản kết luận giám định pháp y tử thi của Phòng kỹ thuật hình sự
công an tỉnh T.

Bài tập 4:
Ông D trình bày với CQĐT là ông được con trai (anh X) kể lại đã nhìn thấy A và B
xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ chạy
nên bị A đâm một nhát vào lưng. CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cũng tương tự
như lời khai của ô Đ. Trong quá trình hỏi cung, A khai vì B to khỏe hơn lại đánh A
trước nên mới dùng dao đâm để tự vệ CQĐT khám nghiệm hiện trường vụ án và đã
thu được một con dao, một chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết: trên cán dao
có dấu vân tay của A và máu trên dao thuộc nhóm máu của nạn nhân, nạn nhân
chết do bị dao đâm. Về chiếc xe đạp, quá trình điều tra không xác định được ai là
chủ sở hữu.
Câu hỏi:
Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên.
Căn cứ theo Điều 87 BLTTHS 2015, nguồn chứng cứ trong vụ việc trên được xác định
như sau:
 Vật chứng: con dao có dấu vân tay của A và máu trên con dao thuộc nhóm máu
của nạn nhân -> công cụ gây án của A.
 Lời khai của A: A khai vì B to khỏe hơn lại đánh A trước nên mới dùng dao đâm
để tự vệ.
 Lời khai của nhân chứng (D và X): Nhìn thấy A và B xô xát với nhau, đột nhiên B
đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ chạy nên bị A đâm một nhát vào
lưng.
 Kết luận giám định: Nạn nhân chết do bị dao đâm; trên hung khí (con dao) có dấu
vân tay của A trên cán dao và có dính máu của nạn nhân trên con dao.
 Các tài liệu, vật liệu khác: chiếc xe đạp không xác định được ai là chủ sở hữu; con
dao
 Biên bản lấy lời khai, biên bản khám nghiệm hiện trường.
Xác định các loại chứng cứ trong vụ án trên.
 Chứng cứ trực tiếp: Lời khai của A
 Chứng cứ gián tiếp: dấu vân tay trên con dao là của A, máu trên con dao là của B,
B chết do bị dao đâm.
 Chứng cứ buộc tội: có nhân chứng thấy hành vi của A thực hiện, tìm thấy hung khí
gây án.

19
 Lời khai của A: A khai là tự vệ nhưng thực chất hành vi trên không được tính là tự
vệ vì lúc A rút dao ra đâm thì B đã bỏ chạy -> Không được tính là chứng cứ gỡ
tội.
 Chứng cứ gốc: Hung khí thu tại hiện trường; lời khai của nhân chứng X; lời khai
của A.
 Chứng cứ sao chép lại, thuật lại: Lời khai của ông D nghe con trai mình là X kể lại
về vụ việc xảy ra giữa A và B.

20

You might also like