You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,


TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Lớp: QT48.1
Nhóm 2
Thành viên:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Đức Minh Anh 2353801015010
2 Nguyễn Lê Phương Anh 2353801015012
3 Nguyễn Ngọc Bình Chi 2353801015030
4 Nguyễn Tuấn Đức (nhóm trưởng) 2353801015037
5 Trương Văn Hải 2353801015056
6 Phạm Thu Hiền 2353801015059
7 Trần Thị Huyền 2353801015074

8 Trần Bảo Hân 2253801015099

TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 4 năm 2024


2

MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN...............6
Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao tại Hà Nội....................................................................................6
Tóm tắt án lệ số 41/2021/AL......................................................................................6
1. Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?.................7
2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án
số 20............................................................................................................................8
3. Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.....................................................................................................................8
4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao?..........8
5. Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
.....................................................................................................................................9
6. Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong Bản
án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.......................................................10
7. Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời..............................................................................................................................10
8. Câu trả lời cho câu trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.....................................................................................10
9. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ
Thát trong Bản án số 20............................................................................................11
10. Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để
lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời...........................................................12
11. Suy nghĩ của anh/chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1
đối với bà T2 và bà S................................................................................................12
VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN..........................13
3

Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao........................................................................................................13
1. Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời...................................................................................................................14
2. Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.....................................................................................14
3. Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.......................................................................16
4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản
án cho câu trả lời?.....................................................................................................16
5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý..............16
6. Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư
cách nào? Vì sao?......................................................................................................17
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng.
...................................................................................................................................17
8. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ
Dung không? Vì sao?................................................................................................17
9. Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời...................................................................................................................18
10. Đoạn nào của bán án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?..........................18
11. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến.........18
12. Ở Việt Nam, con dâu, con rể của người để lại di sản có là người thừa kế của
người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................19
13. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người thừa kế
của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị
biết.............................................................................................................................21
VẤN ĐỀ 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG......................................................22
1. Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?..................................22
4

2. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời......................................................................................................22
3. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?....22
4. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. 23
5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến
đối với di sản của cụ Tần..........................................................................................23
6. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của
con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay..........................................................24
VẤN ĐỀ 4: THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI, THỨ BA. 25
Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.......................................................................................................................25
1. Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của cụ
T5 không? Vì sao?....................................................................................................26
2. Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong trường hợp
từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền hưởng di sản) không?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.................................................26
3. Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời..............................................................................................................................26
4. Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế
thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............................................................27
5. Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị của
cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao?............................................27
6. Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể
được hưởng thừa kế thế vị không?............................................................................28
7. Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng
thừa kế thế vị của vụ T5?..........................................................................................29
8. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thế vị
của cụ T5...................................................................................................................29
5

9. Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa kế
theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................30
10. Theo anh/chị, có nên áp dùng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp thừa kế
theo di chúc không? Vì sao?.....................................................................................31
11. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba?......................................32
12. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của vụ T5 ở thời điểm
mở thừa kế không? Vì sao?.......................................................................................32
13. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của vụ T5 ở thời điểm
mở thừa kế không? Vì sao?.......................................................................................34
14. Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc trên? Vì
sao?...........................................................................................................................34
15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp
dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai)....................................35
6

VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI


SẢN
Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Bằng, bà Nguyễn Thị Khiết, bà Nguyễn Thị
Triển, bà Nguyễn Thị Tiến. Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng. Cụ Nguyễn Tất Thát có
hai vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần, vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ. Cụ Thát và cụ Tần
có 4 người con chung là ông Nguyễn Tất Thăng, bà Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị
Khiết và Nguyễn Thị Triển. Cụ Thát và cụ Thứ có một người con là Nguyễn Thị
Tiến. Trước khi chết cụ Thát, cụ Thứ không để lại di chúc. Cụ Tần có để lại mấy lời
dặn dò về việc cho bà Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các bà để lại nhưng ông
Thăng không công nhận. Tải sản của bố mẹ các bà để lại gồm 5 gian nhà ngói cổ, 2
gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân bể trên diện tích đất 640m 2 tại số nhà 11 hẻm
38/58/17 tổ 38, cụm 5 phường Xuân La, Tây Hồ , Hà Nội. Quá trình ở bố mẹ các bà
có tôn tạo đất nên có 786,5m2 như Toà đo thực tế. Hiện tại nhà đất trên do ông
Thăng trực tiếp quản lý. Nay các đồng nguyên đơn và ông Thăng đều yêu cầu chia
thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt án lệ số 41/2021/AL.


Nguyên đơn: chị Trần Thị Trọng P1 (do bà Trần Thị S đại diện theo ủy
quyền). Bị đơn: anh Trần Trọng P2 và anh Trần Trọng P3. Năm 1969, ông T1 sống
chung với bà T2 sinh được 02 người con (P2 và P3). Do mâu thuẫn nên bà T2 đã bỏ
đi và kết hôn với người khác. Năm 1985, ông T1 chung sống với bà S có con chung
là P1. Năm 1987, UBND thị xã K cấp cho ông T1 8.500m2 đất vườn tại phường Q,
thị xã K. Năm 1993, ông làm đơn xin giao đất xây dựng nhà ở, sau đó làm nhà ở
trên phần đất được cấp đó. Năm 2000, ông T1 làm đơn xin xác nhận quyền sở hữu
nhà ở. Vào ngày 26/3/2003, ông T1 mất không để lại di chúc, toàn bộ tài sản do anh
P2 và P3 quản lý . Ngày 08/10/2004, chị P1 khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với
7

di sản của ông T1. Bà S cũng có đơn yêu cầu chia tài sản chung giữa bà và ông T1.
Trong thời gian chung sống, bà và ông T1 đã tạo lập được khối tài sản chung gồm:
01 ngôi nhà 36m2 trên diện tích đất 8.500m2, 01 xe máy Trung Quốc, 02 máy bơm
nước, 450kg cà ri, 05 con heo, 70 con gà, 22 con thỏ, 01 hồ cá, 01 tủ trà. bà S yêu
cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung giữa bà và ông T1, đồng thời chia di sản
thừa kế của ông T1 cho bà, chị P1, anh P2, anh P3 đối với diện tích đất còn lại, kể
cả diện tích đất mà anh P3 và anh P2 đã bán cho ông L và ông C. Nhưng hai bị đơn
là anh Trần Trọng P2 và Trần Trọng P3 không đồng ý chia tài sản cho bà S vì tài
sản trên là của ông T1 tạo lập được, không có công sức của bà S. Còn về yêu cầu
chia thừa kế cho chị P1 thì anh P2 và P3 yêu cầu trưng cầu giám định ADN để xác
định hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

1. Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Điều 651 BLDS 2015 quy định về “Người thừa kế theo pháp luật”:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
8

2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật
trong Bản án số 20.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.

Căn cứ vào điểm a khoản 4 Nghị quyết số 02/ HĐTP ngày 19/10/1990:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày
công bố luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày
25/3/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất
trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau
khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có
hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của
người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả
các người vợ”.

Cụ Thứ và cụ Thát sinh sống với nhau như vợ chồng trước năm 1960 ở miền
Bắc nên cụ Thứ là vợ hợp Pháp của cụ Thát và thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

3. Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Vợ chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ 1. Căn cứ vào điểm a
khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về: “Người thừa kế theo pháp luật”:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;”.

4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì


sao?
Cụ Thát và cụ Thứ không có đăng ký hết hôn trong Bản án số 20. Vì cụ Thát
có tận 2 người vợ là cụ Tần và cụ Thú (vợ hai) nhưng cụ Thứ mất vào năm 1994
còn cụ Tần mất năm 1995 nên vì thế cụ Thát không thể nào đăng ký kết hôn với 2
9

người cùng một lúc được. Tuy nhiên, trong phần xét thấy ở đoạn 2, đoạn 7 chỗ về
diện thừa kế và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: “Ông Thăng không đưa ra được
chứng cứ nào chứng minh cụ Thứ không phải là vợ của cụ Thát”; “Các nhân chứng
đều khẳng định rằng cụ Thứ là vợ hai cụ Thát” và ở đoạn chia di sản thừa kế thì
hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát cũng xác định là có cụ Thứ (vợ hai).

Vì vậy, từ các điều trên có thể khẳng định rằng cụ Thứ là vợ cụ Thát hợp pháp
nhưng không đăng ký kết hôn.

5. Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Trường hợp những người sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không
đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau là trường hợp 1 trong 2 người chết
nếu có để lại di chúc chỉ định người sống chung thừa kế di sản của mình. Căn cứ
vào khoản 1 Điều 626 BLDS 2015 quy định về “Quyền của người lập di chúc”:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.

Theo Điều 16 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014 quy định về “Giải quyết quan
hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn”:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các
bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung được coi như lao động có thu nhập”.
10

Bởi vì không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nên ngoại trừ
trường hợp người sống chung để lại di chúc chỉ định người chung sống thừa hưởng
thì nhũng trường hợp còn lại như người đó chết không để lại di chúc thì sẽ chia theo
thừa kế pháp luật.

6. Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào
trong Bản án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Ngoài việc sống với cụ Thứ, thì cụ Thất còn sống với cụ Nguyễn Thị Tần (mất
năm 1995).

Căn cứ đoạn trích trong bản án: “Bố mẹ các bà là Nguyễn Tất Thát (chết năm
1961) có 2 vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần (chết năm 1995), vợ 2 là cụ Phạm Thị
Thứ (chết năm 1994)”.

7. Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào
cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo điểm a khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định theo
người thừa kế theo pháp luật. Nguyên tắc hôn nhân của một vợ chồng tại điều
5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ được áp dụng ở miền Bắc từ ngày
13/1/1960. Vậy trong trường hợp này, cụ Thát và cụ Thứ không đăng ký kết hôn và
cụ Thát đã có một vợ hợp pháp là cụ Tần. Như vậy nếu cụ thứ và cụ Thát sống
chung như vợ chồng từ cuối năm 1960 thì cụ Thứ không phải là người thừa kế của
cụ Thát.

8. Câu trả lời cho câu trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở
miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ điểm a khoản 4 nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 Quy định về
người thừa kế theo pháp luật. nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại điều năm
luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định, lấy ngày 25/3/1997 làm móc để áp
dụng ở miền Nam. Đối với người có vợ ở miền Nam thì hôn nhân thực tế được chấp
nhận trước ngày 25/3/1977. Vì vậy nếu cụ Thứ và cụ Thác sống chung như vợ
11

chồng từ cuối năm một chín sáu mươi ở miền Nam thì cụ Thứ là người được hưởng
thừa kế theo di chúc của cụ Thác ở hàng thừa kế thứ nhất.

9. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế
của cụ Thát trong Bản án số 20.
Theo em việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát trong
Bản án số 20 là có thể chấp nhận được vì xem xét dưới góc độ pháp luật và đạo đức
trong hai giai đoạn khác nhau.

Xét dưới góc độ pháp luật và đạo đức trong giai đoạn hoàn cảnh chiến tranh:

Thời điểm cụ Thứ và cụ Thát có mối quan hệ sinh sống như vợ chồng là trước
năm 1960 (có xác nhận từ họ hàng, hàng xóm cụ thể là cụ Nguyễn Xuân Chi, ông
Nguyễn Văn Chung tổ trưởng tổ dân phố). Vì vậy theo Nghị quyết 02/HĐTP-
TANDTC ngày 19/10/1990 thì cụ Thứ hoàn toàn được coi là người thừa kế của cụ
Thát. Hơn nữa, cần phải xem xét đến hoàn cảnh chiến tranh và sự ảnh hưởng của
chế độ phong kiến vẫn còn đậm nét, nhiều người phụ nữ có thể trở thành vợ lẻ cho
đàn ông. Họ cần được đảm bảo quyền lợi bình đẳng như vợ cả. Việc chung sống
như vợ chồng vào thời điểm chiến tranh là do họ hoàn toàn tự nguyện, có trách
nhiệm với gia đình nên cần phải xem xét yếu tố đó.

Tuy nhiên nếu xét dưới góc độ pháp luật như hiện nay (Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 và BLDS 2015) thì việc Tòa thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát là chưa phù hợp.

Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân.
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 6, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
về Giải thích từ ngữ:

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;

6. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.


12

Cụ Thát và cụ Thứ thực tế là chung sống như vợ chồng chứ không hề có đăng
ký kết hôn theo quy định của pháp luật nên hiển nhiên không được hưởng thừa kế
của nhau.

Xét về đạo đức trong thời đại mới, hôn nhân một vợ một chồng là tiến bộ, văn
minh, phù hợp và ngược lại, sự ảnh hưởng tiêu cực của chế độ cũ phải bị xóa bỏ.

10. Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do


ông T1 để lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời.
Theo Án lệ số 41/2021/AL:

Bà T2 không được hưởng di sản do ông T1 để lại được ghi trong phần “Nhận
định của Toà án”: “[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết
hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến
nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không
còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 để lại
như án sơ thẩm xử là đúng.”

Bà S được hưởng di sản do ông T1 để lại được ghi trong phần “Nhận định của
Toà án”: “[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985
ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản
chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản
chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có căn cứ.”

11. Suy nghĩ của anh/chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của
ông T1 đối với bà T2 và bà S.
Theo em việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1 đối với bà T2
và bà S là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì:

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về “Người thừa kế theo
pháp luật”:

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
13

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;”

Tuy nhiên, theo nội dung án lệ: “[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1
không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con
chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã chấm dứt
từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau”. Vì vây, bà T2 không còn được pháp
luật công nhận là vợ hợp pháp của T1 và không được nhận thừa kế di sản của ông
T1 theo pháp luật.

Ngoài ra, "[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm
1985 ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài
sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế”. Chính vì vậy, bà
S được coi là vợ hợp pháp của T1 theo pháp luật và được nhận di sản của ông T1
theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về quy định người thừa kế theo pháp
luật.

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN


Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/04/2012 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Toà dân sự Toà án nhân
dân tối cao về giải quyết vụ việc “tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng
đất”. Trong vụ án, nguyên đơn là bà Phạm Thị Hồng Nga, bị đơn là ông Phạm Văn
Tùng và bà Võ Thị Tinh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là: anh
Phạm Thái Thanh, chị Lê Thị Bích Ngữ. Bà Nga khởi kiện là do hiện nay bà Nga có
nhu cầu sử dụng đất xây nhà từ đường thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nên yêu cầu ông
Tùng trả lại đất cho bà. Trong hồ sơ vụ án ghi nhận: 3.127 đất và tài sản trên đất bao
gồm 01 ngôi nhà lá, giếng nước, cây cối lâu năm tạo lạc tại thôn Phú Xuân, xã
Đông Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên là của cụ Phạm Ngọc Cầu và cụ
Nguyễn Thị Ngọc Dung (là cha mẹ của bà Nga). Năm 1962, bà Nga đi học Trung
14

học tại Tuy Hoà và sau đó công tác tại bệnh viện Bắc Phú Khánh. Năm 1972, cụ
Dung chết. Năm 1976 cụ Cầu chết đều không để lại di chúc. Khối tài sản trên đều
do gia đình ông Tùng quản lý, sử dụng. Các cụ cao tuổi trong làng đều xác nhận
ông Tùng ở với hai cụ từ lúc 2 tuổi (do cha mẹ ông Tùng chết sớm và hai cụ là bà
con họ hàng). Như vậy, ông Tùng đã ở với hai cụ từ năm 1951. Ông Tùng cho rằng
ông đã ở với hai cụ từ nhỏ và khi hai cụ già yếu thì ông là người phụng dưỡng,
chăm sóc, khi hai cụ chết thì ông Tùng là người lo mai táng cho hai cụ. Mặt khác,
bà Nga thoát ly gia đình từ năm 1962, ông Tùng đã ở đây và và từ khi hai cụ chết
ông Tùng đã có công bảo quản, duy trì khối tài sản này nên cần phải xem xét trích
công sức duy trì, bảo quản tài sản cho ông Tùng cho phù hợp. Do đó, quyết định
của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là: Huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm
số 97/2008/DS-PT ngày 10-12-2008 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên và huỷ toàn
bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2008/DSST ngày 17-9-2008 của Toà án nhân dân
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên về vụ án “tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử
dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị Hồng Nga với bị đơn là ông Phạm Văn
Tùng và bà Võ Thị Tinh và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan khác.

1. Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ 1.

Căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;”

2. Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại
di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trường hợp một người được coi là con nuôi của người để lại di sản (điều kiện
trở thành con nuôi cũng như người nhận nuôi hợp pháp):
15

- Trường hợp nhận con nuôi nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước theo
Điều 50 của Luật con nuôi 2010 quy định:

“1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này
có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký
trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại
thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn
tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
nhau như cha mẹ và con.

2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này
có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại điều
này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng,
miền.”

Theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định: “1. Việc nuôi
con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng
ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi
thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.”

Có giấy chứng nhận con nuôi theo Điều 22 của Luật con nuôi 2010 quy định:
“1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ
điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký
nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ
16

hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và
ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những
người quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng
văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ
sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của
những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.”

3. Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con


nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong Bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi ở đoạn
4 phần Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: “Mẹ đẻ của các anh chị là Nguyễn
Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong thời gian khoảng 6 đến 7
năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống.”

4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn


nào của bản án cho câu trả lời?
Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của Thát và cụ Tần ở phần nhận thấy khúc
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2008/DS-ST đoạn 7: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý
không phải là con nuôi của cụ Tần và cụ Thát, cụ Thứ” và phần xét thấy đoạn về di
sản thừa kế thì hàng thừa kế thứ 1 của cụ Thát và cụ Tân không chia phần cho bà Tý
nhưng theo điểm a khoản 1 Điều 651 của BLDS 2015: “a) Hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết;” mà bà Tý là con nuôi của 2 cụ Thát và cụ Tần nhưng không có phần.

Vì vậy, Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thác và cụ Tần.

5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.
Toà án đã xác định bà Tý không là con nuôi của các cụ là có căn cứ bởi theo
lời khai của các con bà Tý thì trước đây bà Tý có sống chung với cụ Thát và cụ Tần
17

khoảng 6 đến 7 năm sau đó về sống chung với mẹ đẻ, thêm lý do nữa là trong lý
lịch của cụ Thát và cụ Tần không ghi nhận bà Tý là con nuôi.

6. Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa
kế với tư cách nào? Vì sao?
Trong quyết định số 182, Toà án có hướng xác định anh Tùng được hưởng
thừa kế với tư cách là con nuôi.

Vì anh Tùng ở với hai cụ từ khi 2 tuổi. Hai cụ đã nuôi dưỡng anh từ bé và khi
hai cụ già, anh là người chăm sóc và phụng dưỡng hai cụ, khi hai cụ chết, anh Tùng
là người lo mai táng cho hai cụ.

7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến
anh Tùng.
Hướng xác định trên của Toà án hoàn toàn hợp tình hợp lý bởi vì anh Tùng đã
sống cùng hai cụ từ lúc 2 tuổi. Hai cụ đã nuôi dưỡng anh Tùng từ khi còn nhỏ và
khi hai cụ đã già yếu thì anh Tùng là người phụng dưỡng và chăm sóc cho hai cụ.
Khi hai cụ chết, anh Tùng cũng là người lo mai táng cho hai cụ.

8. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ
Cầu và cụ Dung không? Vì sao?
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng không được hưởng thừa kế của các cụ.

Vì theo Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Việc nhận nuôi
con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi
hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.”

Theo đó ông Tùng không được nhận thừa kế, mặc dù ông Tùng đang ở với cụ
Cầu và cụ Dung từ lâu, anh có công chăm sóc, nuôi dưỡng hai cụ. Khi hai cụ chết
ông Tùng là người lo mai táng hai cụ. Nhưng cụ Cầu và cụ Dung không có đăng ký
để xác nhận ông Tùng là con nuôi của mình nên theo Điều 37 Luật hôn nhân và gia
đình thì ông Tùng không nhìn nhận thừa kế.
18

9. Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về “Người thừa kế theo
pháp luật”:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

10. Đoạn nào của bán án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?
Bà Tiến là con đẻ của cụ Thát được cho thấy ở phần “Xét thấy”:

“Theo các nguyên đơn và bà khiết thì cụ Thát có vợ 2 là cụ Nguyễn Thị Thứ
(mất năm 1994) có 1 con là bà Tiến. Ông Thăng không công nhận bà Thứ là vợ 2
cụ Thát và bà Tiến là con của cụ Thát. Nhưng ông Thăng không đưa ra được các
chứng cứ nào chứng minh cụ Thứ không là vợ của ông Thát. Án sơ thẩm căn cứ vào
lí lịch của cụ bà Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương thì bà Thứ là con
của cụ Thát và là em của ông Thăng, bà Bằng, bà khiết và bà Triển cũng như xác
nhận của họ hàng, hàng xóm khẳng định cụ Thứ là vợ cụ Thát và bà Tiến là con
của cụ Thứ, cụ Thát.”

“Tại phiên tòa phúc thẩm bà khiết, bà Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của
bà Nguyễn Thị khiết, có nhận xét của bí thư ban chấp hành đảng bộ xã Luân La ký
ngày 5/7/1996 (bản chính), trong phần hoàn cảnh gia đình có ghi, dì ghẻ Phạm Thị
Thứ 45 tuổi, anh Nguyễn Tất Thăng 26 tuổi đi bộ đội, em Nguyễn Thị Tiến 17 tuổi
học sinh. Bà Tiến còn xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do ủy ban nhân dân
phường Xuân La cấp ghi tên bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát và mẹ là Phạm Thị
Thứ.”

11. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà
Tiến.
Theo em giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến là hợp lý. Bởi vì:
19

Ông Thăng không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh cụ Thứ không phải
là vợ cụ Thát, và bà Tiến là con cụ Thát. Nhưng tại án sơ thẩm căn cứ vào lý lịch
của bà Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương, đồng thời bà Tiến lại chứng
minh được bằng cách xuất trình bản sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh chính do UBND
phường Xuân La cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ.

Ngoài ra bà Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của bà Khiết có nhận xét của bí
thư ban chấp hành Đảng giống với bản sơ yếu lý lịch Đảng viên của bà Khiết cũng
có nội dung hoàn cảnh gia đình như trên.

Qua đó cho thấy các chứng cứ trên đủ cơ sở để khẳng định cụ Thứ là vợ hai cụ
Thát, bà Tiến là con chung của cụ Thát và cụ Thứ.

Vì vậy giải pháp của Tòa án là hợp lý nên yêu cầu của ông Thăng đề nghị xét
nghiệm ADN đối với bà Tiến là không cần thiết.

12. Ở Việt Nam, con dâu, con rể của người để lại di sản có là người thừa
kế của người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Người thừa kế là người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
(trang 426 giáo trình), vì vậy ta cần phải xét hai trường hợp người để lại di sản có
để lại di chúc và người để lại di sản không để lại di chúc.

Trường hợp 1: Người để lại di sản có để lại di chúc.

Nếu như người để lại di sản có để lại di chúc thì con dâu, con rể có là người
thừa kế hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 631 BLDS
2015:

“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.


20

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các
nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

Trường hợp 2: Người để lại di sản không để lại di chúc.

Nếu như người để lại di sản không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được chia
thừa kế theo pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 quy định về “Người thừa kế theo
pháp luật”:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
21

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Do vậy, con dâu và con rể sẽ không thể là người thừa kế của người để lại di
sản được vì không phải là đối tượng nằm trong Điều 651 BLDS 2015.

13. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là
người thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết.
Hệ thống pháp luật nước ngoài xác định con dâu, con rể là người thừa kế của
cha mẹ chồng, cha mẹ vợ bao gồm:

Pháp luật Ba Lan: Thừa kế theo pháp luật được ghi nhận cho cha mẹ vợ,
chồng. Nói cách khác, pháp luật này ghi nhận quyền thừa kế của con dâu, con rể đối
với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.

Pháp luật nước Nga thì tại các Điều 1142, Điều 1143, Điều 1144 thì những
người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước
hưởng di sản thừa kế (giống khoản 2 Điều 676 BLDS 2005 của nước ta). Những
người thừa kế cùng hàng được chia phần bằng nhau (Điều 1146 BLDS Liên Bang
Nga) cũng áp dụng các quy định về thừa kế thế vị đối với các hàng thừa kế (Điều
1146 BLDS Liên Bang Nga), đồng thời khi quy định về thừa kế thế vị thì pháp luật
nước nga quy định người thừa kế hợp pháp bị tước quyền thừa kế thì không được
thừa kế thế vị (khoản 2 Điều 1446 BLDS Liên Bang Nga). Ba hàng thừa kế đầu bao
gồm những người theo trình tự ưu tiên hưởng di sản tương tự như Điều 679 của
nước ta (Điều 1142-1144).

Những hàng thừa kế sau họ áp dụng phương pháp tính bậc tương tự như của
nước cộng hòa Pháp để xác định mối quan hệ thân thuộc của những người thân
thích khác đối với người chết. Qua đó họ xác định những người thừa kế ở ba hàng
sau bao gồm: (Điều 1145-BLDS Liên Bang Nga):

Hàng thừa kế thứ 4 bao gồm những thân thích bậc 3


22

Hàng thừa kế thứ 5 bao gồm những thân thích bậc 4

Hàng thừa kế thứ 6 bao gồm những thân thích bậc 5

Hàng thừa kế thứ bảy là những người không có mối quan hệ huyết thống với
người chết là : Con riêng, bố dượng, mẹ kế, con rể, con dâu…

Vậy theo luật pháp Ba Lan và luật pháp Nga, con dâu con rể được ghi nhận là
người thừa kế chính và chia được chia ngang bằng dựa trên hàng thừa kế của họ.

VẤN ĐỀ 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG


1. Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?
Bà Tiến là con riêng của chồng cụ Tần. Bởi vì: bà Tiến là con đẻ của cụ Thát
và cụ Thứ (vợ hai của cụ Thát) sinh ra khi cụ Thát và cụ Tần đang trong thời kỳ hôn
nhân nên bà Tiến chỉ có cùng huyết thống với vụ Thát, cụ Thứ chứ không có cùng
huyết thống với cụ Tần.

2. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 654 BLDS 2015 quy định về “Quan hệ thừa kế giữa con riêng và
bố dượng, mẹ kế”: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Như vậy, con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ nếu người vợ và con
riêng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con.

3. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì


sao?
Bà Tiến không đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần. Vì:

Theo Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau
23

và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật
này.”

Trong bản án không cung cấp chứng cứ nào xác nhận về mối quan hệ giữa bà
Tiến và cụ Tần và bà Tần có xem bà Tiến là con nuôi thật hay không, cũng như
không hề đề cập tới việc cụ Tần và bà Tiến có chăm sóc và nuôi dưỡng nhau như
mẹ con ruột. Hơn nữa Cụ Tần được xác định mất vào năm 1995 và việc có để lại di
chúc không được xác định rõ ràng cũng như không có căn cứ, nên bà Tiến không
thuộc bất kỳ hàng thừa kế di sản nào của bà Tần theo quy định của pháp luật.

4. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà
Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.

Theo Điều 653 BLDS 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di
sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652
của Bộ luật này.”

Theo Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau
và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật
này.”

Theo Điều 651 BLDS 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;”

Nếu bà Tiến có chứng cứ xác nhận mình là con nuôi của bà Tần thì bà Tiến sẽ
có quyền thừa kế di sản của bà Tần theo quy định của pháp luật.
24

5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế
của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần.
Việc Toà án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của
cụ Tần là thỏa đáng. Vì ông Thăng không công nhận bà Tiến là em cùng cha khác
mẹ, không xem cụ Thứ là mẹ kế cũng như không có giấy tờ pháp lý nào chứng
minh được mối quan hệ mẹ con giữa cụ Tần và bà Tiến. Do đó, không thể xác định
việc cụ Tần coi bà Tiến như con nên không thể thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần.

6. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn
cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.
Chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ được
quy định tại Điều 654 BLDS 2015:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau
như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Qua đó em nghĩ chế định này có những ưu thế sau:

Đảm bảo công bằng: Chế định thừa kế hiện nay trong BLDS 2015 quy định
con riêng có quyền thừa kế di sản của cha đẻ hoặc mẹ đẻ như con chung. Điều này
đảm bảo công bằng cho con riêng, giúp các con được hưởng quyền lợi như nhau,
không phân biệt con chung hay con riêng.

Thể hiện tính nhân văn: Chế định thừa kế này thể hiện sự quan tâm của pháp
luật đối với con riêng, giúp các con được sống trong môi trường gia đình bình đẳng,
được bảo vệ về quyền lợi.

Giảm thiểu tranh chấp: Việc quy định rõ ràng về quyền thừa kế của con riêng
giúp giảm thiểu tranh chấp giữa con riêng và con chung, góp phần giữ gìn hòa khí
trong gia đình.
25

Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế đó thì còn có một số nhược điểm còn chưa
rõ của điều luật này: khó khăn trong việc xác định di sản trong trường hợp tài sản
chung của vợ chồng được chia sau khi kết hôn, việc xác định phần di sản thuộc về
con riêng có thể gặp nhiều khó khăn. Vì cần có quy định cụ thể hơn về việc phân
chia di sản cho con riêng: BLDS nên quy định cụ thể hơn về việc phân chia di sản
cho con riêng, ví dụ như tỷ lệ phần trăm di sản mà con riêng được hưởng, hoặc cách
thức phân chia di sản trong trường hợp có nhiều con riêng. Cần có những sửa đổi,
bổ sung để hoàn thiện chế định này, đảm bảo công bằng cho tất cả các bên liên
quan.

VẤN ĐỀ 4: THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI,


THỨ BA
Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội.
Nguyên đơn là anh Thiều Văn C1 kiện bị đơn là ông Đỗ Quang V trong vụ
việc “yêu cầu công nhận quyền thừa kế và tranh chấp di sản thừa kế”. Xét thấy về
tố tụng thì kháng cáo của ông Phan Văn C2 (đại diện cho nguyên đơn) và kháng
nghị của VKSND vẫn trong thời hạn luật định và tài sản mà anh C1 yêu cầu giải
quyết là quyền thừa kế tài sản của bà Đỗ Thị T5 mất năm 2009 giữa anh và ông V
và công nhận quyền được hưởng toàn bộ di sản của bà T5 để lại cho cháu Thiều Thị
Thùy T7 và Thiều Đỗ Gia H4. Bên cạnh đó, do liên quan đến quyền sở hữu nhà và
đất là di sản do ai để lại giữa vợ chồng cụ M, L (có 7 người con) và bà T5 nên cần
xác định và đưa con 2 cụ vào tham gia tố tụng. Về nội dung, xét quan hệ thừa kế thì
chị C3 - vợ nguyên đơn là con nuôi trên thực tế của bà T5 nên thuộc hàng thừa kế
thứ nhất nên 2 con của chị là T7 và H4 được quyền thừa kế kế vị sau khi chị C3 mất
năm 2007. Xét về di sản tranh chấp, thừa đất số 203 bà T5 được cấp giấy CNQSDĐ
từ ngày 01/8/2005 tuy tại bản đồ 371 được đo vẽ năm 1995 mang tên T2 nhưng đây
chỉ là sai sót do ghi chép. Tuy nhiên khi xét nguồn gốc đất ở thì 2 văn bản bà T khai
26

không thống nhất một bản là được cấp 1973, bản còn lại là khai thừa kế từ cha mẹ.
Do không có căn cứ chứng minh đất trên là của cụ M, Lương nên không thể yêu cầu
bà T5 bổ sung văn bản phân chia thừa kế. Ngoài ra trên thửa đất tranh chấp còn có 1
ngôi nhà 46,72m2 chưa được xác định nguồn gốc và giá trị. Vì vậy kháng cáo của
nguyên đơn là có cơ sở và kháng nghị của VKSND là có căn cứ một phần nhưng vì
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập và đánh giá chứng cứ nên TAND
hủy bản sơ thẩm giao lại cho TAND xét sơ thẩm.

1. Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế
của cụ T5 không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống thì chị C3 được hưởng thừa kế của cụ
T5. Bởi vì:

Mặc dù quan hệ con nuôi giữa chị C3 và cụ T5 không có cấp chính quyền nào
thừa nhận vì bà T5 không đăng ký thủ tục con nuôi theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên việc chị C3 là con nuôi có sự thống nhất và thừa nhận của phía gia đình
bị đơn là ông Đỗ Quang V và chị T2. Đồng thời căn cứ vào sổ hộ khẩu gia đình cụ
T5 được cấp năm 1995, thể hiện chị C3 có quan hệ với cụ T5 là con, ngoài chị C3
thì cụ T5 không còn có con nào khác. Mặt khác, theo điểm a Điều 6 Nghị quyết
01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp
bà T5 nhận nuôi chị C3 là con nuôi thực tế. Theo quy định tại Điều 653 BLDS 2015
thì: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa
kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Vì vậy chị C3 được hưởng di sản thừa kế do cụ T5 để lại.

2. Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong
trường hợp từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền
hưởng di sản) không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
27

3. Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Theo Điều 652 BLDS 2015 quy định về “Thừa kế thế vị”: “Trường hợp con
của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, chế định thừa kế thế vị được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của con
hoặc cháu của người được hưởng di sản trong trường hợp người đó chết trước hoặc
cùng thời điểm với người để lại di sản.

4. Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng
thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không được hưởng
thừa kế thế vị.

Theo điều Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị: “Trường hợp con
của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Người vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không thuộc
những trường hợp do pháp luật quy định nên họ không được hưởng thừa kế thế vị.

5. Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế
thế vị của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết trong vụ việc trên của Tòa án về việc không cho chồng của
chị C3 hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 là hợp lý.

Theo điều 651 BLDS 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
28

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết”.

Theo điều 652 BLDS 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Vì chồng chị C3 không phải con ruột cụ T5 nên anh không thuộc hàng thừa kế
thứ nhất, cũng không phải đối tượng trong diện thừa kế thế vị được pháp luật quy
định nên việc tòa án giải quyết như vậy là thuyết phục, phù hợp với quy định pháp
luật.

6. Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố
có thể được hưởng thừa kế thế vị không?
Theo quan điểm tác giả Chế Mỹ Phương Đài, con đẻ của con nuôi của người
quá cố có được hưởng thừa kế thế vị.
Trong chương VII cuốn “Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa
kế” có đoạn: “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ nuôi thì con đẻ
của người con nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi của người chết) được hưởng
phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế được
hưởng. Nhưng nếu là con nuôi của con đẻ thì trường hợp này lại không được thừa
kế thế vị.”

Tác giả Đỗ Văn Đại trong cũng đồng ý với quan điểm “con đẻ của con nuôi của
người quá cố có thể hưởng thừa kế thế vị” được nêu trên, nhưng đồng thời cũng có
quan điểm trái ngược với tác giả trên về vấn đề con nuôi của con đẻ.

Trong cuốn Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức
2022, qua qua đoạn:“Khi bàn đến “cháu” và muốn giới hạn cháu được hưởng di sản
như quy định về hàng thừa kế thứ hai (Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, Điều 651 Bộ
29

luật Dân Sự 2015), các nhà làm luật đã nói rõ là “cháu ruột” nên khi quy định về thừa
kế thế vị mà không đề cập tới cháu ruột thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật
không muốn giới hạn thế vị chỉ cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ hai.

Với phân tích nêu trên và trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng được thừa nhận như
một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cũng như một nguyên tắc của pháp luật
thừa kế, chúng ta có thể khẳng định người thừa kế thế vị bao gồm cả con (đẻ hay nuôi)
của con đẻ và con (đẻ hay nuôi) của con nuôi để lại di sản và thực tiễn xét xử theo
hướng cháu nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị”.

Như vậy, theo các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được
hưởng thừa kế thế vị.
7. Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3
được hưởng thừa kế thế vị của vụ T5?
Trong vụ việc trên, đoạn cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng
thừa kế thế vị của vụ T5 là đoạn “Nhận định của tòa án”.

“Mặt khác, theo điểm a Điều 6 Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp bà T5 nhận nuôi chị C3 là con nuôi
thực tế. Nên, chị C3 là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất của bà T5
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005. Năm 2002,
chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 và vợ chồng có hai con chung là cháu Thiều
Thụy Thùy T7 (sinh năm 2002) và cháu Thiều Đỗ Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3
(chết năm 2007) và bà T5 (chết năm 2009) cả hai không để lại di chúc nên hai cháu
T7 và Huy được thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại Điều 677 Bộ luật
dân sự năm 2005. Do đó, anh Thiều Văn C1 là bố của cháu T7 và cháu H4 khởi
kiện yêu cầu Tòa án công nhận cháu T7 và Cháu H4 được quyền thừa kế di sản của
bà T5 để lại là có căn cứ.”
30

8. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng
thế vị của cụ T5.
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thế
vị của cụ T5 là hợp lý. Vì:

Thứ nhất, theo điểm a khoản 1 Điều 650 của BLDS 2015 quy định:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc”

Do cụ T5 chết không để lại di chúc nên theo căn cứ pháp lý trên thì sẽ chia
thừa kế theo pháp luật. Đồng thời theo điểm a khoản 1 Điều 651 của BLDS 2015
quy định “Người thừa kế theo pháp luật”:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;”. Vì chị C3 được xác định là con nuôi thực tế của
cụ T5 thuộc hàng thừa kế 1 nên căn cứ pháp lý trên thì chị C3 sẽ được thừa kế di
sản mà cụ T5 để lại.”

Thứ hai, theo Điều 652 của BLDS 2015 quy định “Thừa kế thế vị”:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.”

Chị C3 là con nuôi của cụ T5, chị có 2 đứa con là cháu T7 và cháu H4, là con
đẻ của con nuôi nghĩa là cháu của cụ T5. Chị C3 mất năm 2007 chết trước cụ T5
nên căn cứ theo Điều 652 trên thì cháu T7 và H4 sẽ được hưởng phần di sản từ cụ
T5 mà chị C3 khi còn sống sẽ được hưởng. Hơn nữa quy định của Điều 652 của
BLDS 2015 không phân biệt con nuôi và con đẻ nên vì thế Tòa án cho 2 cháu (con
đẻ của chị C3) được hưởng thế vị là hoàn toàn hợp lý.
31

Qua đó, nhóm em thấy hướng giải quyết trên của tòa án là hoàn toàn thuyết
phục vì Tòa án căn cứ vào pháp lý là Điều 650, Điều 652 của BLDS 2015 để giải
quyết đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp củ người có quyền và nghĩa vụ liên
quan không bị thiệt thòi đặc biệt 2 cháu T4 và H4 mất mẹ chị T3 quá sớm.

9. Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với
thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 3 Điều 643 BLDS 2015: “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản
để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế”. Như vậy thừa kế thế
vị chỉ áp dụng đối với phần di sản được chia theo quy định của pháp luật không áp
dụng đối với phần di sản được định đoạt theo di chúc vì theo Điều 643 thì nếu
người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại thừa kế thì di chúc đó
bị vô hiệu.

10. Theo anh/chị, có nên áp dùng chế định thừa kế thế vị cho cả trường
hợp thừa kế theo di chúc không? Vì sao?
Theo nhóm em, chế định thừa kế thế vị chỉ nên áp dụng cho trường hợp thừa
kế theo pháp luật mà không nên áp dụng cho trường hợp thừa kế theo di chúc vì:

Thứ nhất, chế độ thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo pháp
luật là hợp lý. Thừa kế theo pháp luật theo Điều 649 BLDS 2015: “Thừa kế theo
pháp luật là thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định”. Trong trường
hợp nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại
di sản nếu không có chế định về thừa kế thế vị trong những trường hợp này sẽ
không bảo đảm được quyền và lợi ích của người được hưởng di sản nhưng đã chết
trước hoặc chết cùng thời điểm mở thừa kế với người để lại di sản. Đồng thời, đảm
bảo di sản của một người dứt khoát sẽ được chuyển giao ưu tiên cho những người
thừa kế có quan hệ huyết thống trực hệ. Chế định thừa kế thế vị trong trường hợp
thừa kế theo pháp luật bảo đảm được lợi ích của những người thừa kế khác tức
những người thừa kế thế vị được hưởng chung phần di sản. Các cháu (chắt) được
hưởng chung phần di sản của ông, bà (các cụ) mà đáng lẽ cha hoặc mẹ của cháu
32

(chắt) được hưởng nếu không chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà (các
cụ). Phần di sản này được chia đều cho cháu (chắt) là những đồng thừa kế thế vị
( nếu có nhiều người thừa kế cùng hàng).

Thứ hai, chế định thừa kế thế vị không nên áp dụng trường hợp thừa kế theo di
chúc. Theo Điều 624 BLDS 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” việc áp dụng chế định thừa
kế thế vị sẽ không bảo đảm ý chí của người lập di chúc. Theo điểm c khoản 1,2
Điều 650 BLDS 2015: “Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”; “Phần di sản có liên quan đến
người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối
nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan
đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.” ; theo khoản 3 Điều 643 BLDS 2015: “Di chúc không có
hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm người
để lại di chúc thì phần di chúc đó là vô hiệu và sẽ được chia theo pháp luật chia theo
hàng thừa kế nếu áp dụng chế định thừa kế thế vị thì sẽ không bảo đảm được sự
công bằng cũng như quyền và lợi ích của những người ở hàng thừa kế thứ nhất.

11. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba?
Căn cứ vào cơ sở pháp lý điểm a, điểm b khoản 1 Điều BLDS 2015 quy
định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
33

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

12. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của vụ T5 ở
thời điểm mở thừa kế không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì theo Điều
650 của BLDS 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp
luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo
di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Theo khoản 1 điều 651 BLDS 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
34

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Mà theo bản án thì cha mẹ của cụ T5 là cụ Đỗ Bá M và cụ Hồ Thị L đều đã


chết, con nuôi của cụ T5 là chị Đỗ Đức Phương C3 cũng đã chết và hơn nữa cụ T5
không lấy chồng và sống cùng cha mẹ và chỉ nhận nuôi duy nhất chị C3, do đó
không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời điểm mở thừa kế.

13. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của vụ T5 ở
thời điểm mở thừa kế không? Vì sao?
Trong vụ việc trên còn bà T2 thuộc hành thừa kế thứ 2 của cụ T5 ở thời điểm
mở thừa kế. Theo điểm b khoản 1 điều 651 BLDS 2015 quy định: “Hàng thừa kế
thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại;”. Bà T2 là e ruột cùng cha cùng mẹ với cụ T5 vẫn còn sống ở thời điểm
thừa kế. Còn đối với trường hợp cháu T7 và H4 không thuộc hàng thừa kế thứ hai
của cụ T5 vì theo quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa bố nuôi, mẹ nuôi và con nuôi
chỉ xuất hiện theo sự kiện nhận nuôi con nuôi nên người con nuôi không đương
nhiên trở thành cháu của cha đẻ, mẹ đẻ của người con nuôi nên cháu T4, H4 không
mặc nhiên cháu của T5 nên không thuộc hàng thừa kế của cụ T5.

14. Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ
việc trên? Vì sao?
Tòa án không áp dụng hàng thừa kế thứ hai trong vụ việc trên.
35

Vì có thể thấy cụ T5 không có chồng, cha mẹ của chị C5 và chị C3 là con nuôi
của chị đều đã mất. Nếu căn cứ khoản 3 điều 651 BLDS 2015 chúng ta sẽ áp dụng
theo hướng hàng thừa kế thứ 2. Tuy nhiên cuối cùng tòa án không áp dụng hàng
thừa kế thứ hai cho vụ việc này mà áp dụng hàng thừa kế thế vị cho hàng thừa kế
thứ nhất, trong quyết định không nhắc đến quan hệ thừa kế của bà T2, trong nhận
định của Tòa án có đoạn công nhận cháu T7 và cháu H4 được hưởng thừa kế thế vị
di sản của cụ T5. Chị C3 chết năm 2007 bà T5 chết năm 2004 nên hai cháu được
hưởng thừa kế thế vị di sản của cụ T5 theo quy định tại điều 676 BLDS 2005.
Trong vụ việc trên có thể thấy ở đây hàng thừa kế thứ nhất là C3 nhưng chị đã mất
trước thời điểm mở thừa kế của bà T5 nên hai cháu con của con của chị C3 được
hưởng với tư cách là người thừa kế thế vị của chị C3. Theo hướng giải quyết này
tòa án chỉ chấp nhận hàng thừa kế thứ hai khi không có thế vị của hàng thừa kế thứ
nhất. Điều đó có thể thấy thừa kế thế vị đã loại trừ khả năng áp dụng hàng thừa kế
thứ hai.

15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi
trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai).
Hướng của Tòa án về vấn đề trên là thuyết phục cần được duy trì và phát triển.
Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 651 BLDS 2015: “Những người ở hàng
thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.” Xét thấy hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 là chị C3 đã chết ở thời điểm mở
thừa kế không ai ở hàng thừa kế thứ nhất đáng lẽ ra trường hợp này theo quy định là
áp dụng điều 651 BLDS 2015 và chia thừa kế cho hàng thừa kế thứ hai là bà T2
nhưng Tòa án đã đi theo hướng áp dụng thừa kế thế vị của chị C3 là cháu H5 và T7
do đó mà hàng thừa kế thứ hai không được áp dụng. Như vậy, Tòa án cũng theo
thực tiễn xét xử khi nào không áp dụng hàng thừa kế thứ hai khi hàng thừa kế thứ
nhất vẫn còn người thế vị, Tòa án xét xử thế này là đảm bảo tốt nhất quyền và lợi
ích con cháu.
36

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt
BLDS Bộ luật dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
UBND Ủy ban nhân dân
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
VKSND Viện kiểm sát nhân dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Văn bản pháp luật:
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Dân sự năm 2005;
3. Luật đất đai năm 2013;
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
5. Luật nuôi con nuôi 2010
6. Luật hôn nhân và gia đình 1986
7. Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi
con nuôi
8. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC
9. Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga
10. Bộ luật Dân sự Ba Lan
 Bản án và Quyết định:
1. Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội.
2. Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
3. Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.
 Các tài liệu khác:
1. Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II;
2. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 52-55, 56-59, 60-
61, 66-69;
3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.253 đến 255;
4. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương VI.
37

You might also like