You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ BA


Tài sản và Quyền đối với tài sản

Họ và tên: Đặng Trúc Phương


Lớp: HS48B1
MSSV: 2353801013180

TPHCM, ngày 15 tháng 3 năm 2024


Mục lục
CẤU TRÚC BÀI TẬP..................................................................................................3
I. Khái niệm tài sản.......................................................................................................3
1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
hoạ về giấy tờ có giá?.............................................................................................3
1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số
39 có cho câu trả lời không?..................................................................................3
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời không? Vì sao?..............................................................................4
1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu
nhà” nhìn từ khái niệm tài sản?............................................................................4
1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?.........................................5
1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà”.........................................................................................................................5
1.7. Bitcoin là gì?....................................................................................................5
1.8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?5
1.9. Ở các vụ việc về Bitcoin, Toà án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam không?............................................................................................6
1.10. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết...........................................................................6
1.11. Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?. .7
1.12. Quyền tài sản là gì?.......................................................................................8
1.13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?..............................................................................................8
1.14. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Toà án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?...........................................................8
1.15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua ( trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản)?.................................................................................................8
II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu..................................................................................9
2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Toà án?........................................................9
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.........................................9
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?.............................................10
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.......................................10
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Toà án?...............................................................................11
2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì
sao?........................................................................................................................11
III. Chuyển rủi ro đối với tài sản...............................................................................12
3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.................................................................................................12
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.....................................................................................................................12
3.3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................13

CẤU TRÚC BÀI TẬP

3
I. Khái niệm tài sản

1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh hoạ về giấy tờ có giá?

BLDS 2015 không nhắc tới giấy tờ có giá là gì mà chỉ quy định giấy tờ có giá là
tài sản ( Điều 105 BLDS 2015 ). Giấy tờ có giá có thể hiểu là giấy tờ chứng nhận một
quyền tài sản, có giá trị trao đổi, thực hiện việc thanh toán trực tiếp hoặc có thể xuất
trình để thực hiện quyền tài sản ghi nhận trên đó. 1

Theo Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định: “Giấy tờ có giá là bằng


chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở
hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện
khác. Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi
sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.”

Ví dụ: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Séc,...

1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án
số 39 có cho câu trả lời không?

Trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá.

Quyết định số 06 ghi rõ “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài
sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”. Như vậy trong Quyết định 06 này không
công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là giấy tờ
có giá.

Bản án số 39 có đoạn “ Hội đồng xét xử thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không
quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên về nguyên tắc... Giấy
chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất
nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.”. Trong Bản án này không nêu rõ
câu trả lời mà chỉ xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để
nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

1
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Hồng Đức 2023,
Chương I

4
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản.

Quyết định số 06 ghi rõ “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài
sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”. Như vậy trong Quyết định 06 này không
công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là tài sản.

Bản án số 39 có đoạn “ Hội đồng xét xử thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không
quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên về nguyên tắc... Giấy
chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất
nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.”. Trong Bản án này không nêu rõ
câu trả lời mà chỉ xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để
nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
( Theo hướng của toà là ông B có thể đòi lại tờ giấy đó) khoản 2 Điều 164 kiện đòi tài
sản

1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà”
nhìn từ khái niệm tài sản?

Theo em hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà” là không thuyết phục. Vì theo
Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà không thể xem là giấy
chứng nhận có giá nhưng vẫn có thể xem là vật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sỡ hữu nhà có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng
chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc chiếm giữ, nắm giữ, quản lý đối với
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà), có giá trị sử dụng (
được dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất).2

1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

2
Đỗ Thành Công, “Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

5
Nếu áp dụng BLDS năm 2015, cụ thể là Điều 105 thì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không được coi là tài sản. Vì vậy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là văn bản chứa đựng quyền sử dụng
đất chứ không phải là tài sản.

1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”

Theo em thì hướng giải quyết trong Bản án 39 liên quan đến “ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” là thuyết phục. Vì:

Tuy Bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ thẩm quyền giải quyết trong việc
tranh chấp giấy chứng nhận sử dụng đất, nhưng về nguyên tắc Tòa án không được từ
chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều lệ áp dụng. Giấy tờ pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cho biết nội
dung bao gồm nhiều quyền gắn liền với đất đai, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân
sự. Theo khoản 2 Điều 4; khoản 14 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự, hội đồng xét thấy
việc ông B và bà H yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án này. Với hướng giải quyết này, Tòa án bảo vệ một số
quyền của chủ đất và chủ sở hữu nhà.

1.7. Bitcoin là gì?

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính xác về Bitcoin. Nhưng Bitcoin
có thể được hiểu là một loại tiền ảo - một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới
dạng phần mềm mã nguồn mở, không có sự quản lý, được phát hành bởi những người
phát triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp
nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.3

1.8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?

Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin không phải là tài sản.
“Nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây
không phải là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự.”

1.9. Ở các vụ việc về Bitcoin, Toà án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam không?

Ở các vụ việc về Bitcoin, Toà án không xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật
ở Việt Nam.

3
Thư viện pháp luật Việt Nam: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/bitcoin-la-gi-toi-co-the-coi-bitcoin-nhu-mot-loai-
tai-san-de-su-dung-trong-thanh-toan-duoc-khong-78.html

6
1.10. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết.

Hiện nay một số nước đã coi Bitcoin như tài sản như: Nhật Bản, Đức, Pháp,...

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc ban hành khung pháp lý
để ghi nhận và điều chỉnh tiền ảo. Theo đó, dựa vào các đặc tính giao dịch mà tiền ảo
được xem là phương tiện thanh toán hoặc chứng khoán.

Cùng với quan điểm pháp lý này, Đức quy định tiền ảo là giá trị mã hóa, là giá
trị được số hóa (không được phát hành bởi tổ chức công hoặc ngân hàng nhà nước) có
thể lưu trữ và chuyển giao qua phương tiện điện tử, được các thể nhân và pháp nhân
chấp nhận là phương thức thanh toán hoặc đầu tư. Ngoài ra, các nhà lập pháp tại Đức
cũng thừa nhận rằng nếu tiền ảo thỏa mãn các đặc tính của chứng khoán (như tính có
thể chuyển giao được, tính quy ước, khả năng thanh khoản trên thị trường vốn và có
chức năng giống như một trong các loại chứng khoán hợp pháp) thì được coi là công
cụ tài chính và chịu sự điều chỉnh của pháp luật chứng khoán .

Bên cạnh Nhật Bản và Đức, Pháp cũng là quốc gia ghi nhận vị trí pháp lý của
tiền ảo. Tiền ảo có thể là xu, một loại tài sản vô hình đại diện cho một hoặc nhiều
quyền mà có thể được tạo ra và chuyển giao qua sổ cái điện tử phi tập trung và có thể
xác định được chủ sở hữu. Song song với việc thừa nhận tiền ảo là một dạng tài sản
ảo, các nhà lập pháp của quốc gia này còn ghi nhận tiền ảo có thể là công cụ tài chính,
là bất kỳ loại đại diện số hóa nào của giá trị (không được phát hành bởi ngân hàng nhà
nước hay tổ chức công) được chấp nhận bởi cá nhân và pháp nhân như phương tiện
thanh toán và có thể lưu trữ và chuyển giao thông qua phương tiện điện tử.

Tuy Anh và Hoa Kỳ vẫn chưa ban hành đạo luật thống nhất về tiền ảo. Nhưng
điều này không có nghĩa rằng, tiền ảo đang được giao dịch ngoài vòng pháp luật tại
các quốc gia này. Để giải quyết bài toán thực tiễn, các cơ quan nhà nước tại các quốc
gia này linh hoạt vận dụng các quy định pháp luật về tài sản sẵn có để quản lý tiền ảo
cũng như giải quyết các tranh chấp về tiền ảo. Ở Hoa Kỳ, tiền ảo được quản lý dưới
nhiều dạng hình thức khác nhau của tài sản. Tiền ảo có thể được sử dụng để mua hàng
hóa, dịch vụ hoặc đầu tư, do vậy trong chừng mực nào đó, các giao dịch bằng tiền ảo
cũng phải chịu thuế. Hoặc nếu việc phát hành tiền ảo mang bản chất của việc huy
động vốn và đi kèm với một thị trường thứ cấp để trao đổi và kiếm lời thì hoạt động
đó mang dấu hiệu của chào bán chứng khoán và phải chịu sự điều chỉnh của Luật
Chứng khoán Liên bang. Đặc biệt, tiền ảo còn được nhìn nhận dưới góc độ là hàng
hóa theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ. Cũng nhìn nhận tiền ảo dưới

7
nhiều khía cạnh như Hoa Kỳ, Anh phân chia tiền ảo dưới 3 dạng sau: tiền điện tử theo
định nghĩa của Luật về tiền điện tử 2011, xu chứng khoán, tiền ảo chưa được quản lý,
bao gồm xu tiện ích và phương tiện thanh toán.4

1.11. Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?

Theo em nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam. Vì:

Thứ nhất, tiền ảo là đối tượng mà con người có thể sở hữu được. Tiền ảo có một
số định danh xác định cho một đồng tiền (tương tự như số serie của một tờ tiền giấy),
cho phép người sở hữu đồng tiền được xác thực rằng có tồn tại trên hệ thống
blockchain một đồng tiền Bitcoin đã được khai thác bởi một máy tính tham gia vào hệ
thống. Đồng thời, gắn liền với mỗi đơn vị tiền ảo đã được khai thác là một mã khóa tư
(private key) cho phép người dùng giao dịch nó, tức chuyển nhượng vào một tài
khoản khác. Khi một tiền ảo đã được chuyển nhượng vào một tài khoản khác, nó sẽ
được ghi nhận bởi một số serie mới và số serie của đồng tiền ảo cũ được xem là hết
hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc với 1 đồng tiền ảo chỉ có thể tồn tại duy nhất 1
chủ sở hữu cùng lúc, không thể có người thứ hai được phép giao dịch bằng đồng tiền
ảo đó.

Thứ hai, tiền ảo có giá trị và trị giá được thành tiền. Có thể thấy, tiền ảo là một
dạng thông tin đặc biệt có giá trị kinh tế độc nhất cho người sở hữu. Tiền ảo cho phép
người sở hữu thông tin có được một quyền lợi kinh tế khi biết được thông tin này.
Hay có thể hiểu, đặc tính giá trị của tiền ảo được biểu hiện qua 3 chức năng sau: chức
năng thanh toán, trao đổi, chức năng huy động vốn tương tự chứng khoán và chức
năng cho phép tiếp cận và sử dụng một dịch vụ nhất định.5

Do đó ta nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam tuy nhiên phải có một hệ thống
quản lý mới, chặt chẽ để quản lý hình thức tiền ảo mới này.

1.12. Quyền tài sản là gì?

Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất
và các quyền tài sản khác.”

Ta có thể hiểu: Quyền tài sản là một dạng tài sản đặc thù, không tồn tại dưới
dạng vật chất hữu hình, là một loại quyền dân sự có nội dung kinh tế, có thể chị giá

4
Tiền ảo dưới lăng kính pháp luật tài sản của Nguyễn Thị Hoài - Thạc sĩ luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân
5
Tiền ảo dưới lăng kính pháp luật tài sản của Nguyễn Thị Hoài - Thạc sĩ luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân

8
được bằng tiền, do chủ thể có quyền tự mình thực hiện hoặc yêu cầu người khác thực
hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của người có quyền.6

1.13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không?

Hiện nay chưa có quy định nào khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản.

1.14. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Toà án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?

Đoạn của Quyết định số 05 cho thấy Toà án nhân dân tối cao theo hướng quyền,
quyền mua là tài sản là:

“Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê,
mua hoá giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền).”

1.15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua ( trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản)?

Theo em hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05
về quyền thuê, quyền mua là hợp lý. Vì:

Căn cứ vào Điều 188 BLDS 1995: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định
tại phần thứ sáu của bộ luật này. ”

Theo như Toà án nhân dân tối cao thì trong trường hợp này quyền thuê, quyền
mua như là tài sản, hay chính xác hơn là có quyền thuê, mua hoá giá nhà cụ T là
quyền tài sản (trị giá được tính bằng tiền). Cụ T được quân đội cấp căn nhà tại số 63
đường V, phường X, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là tài sản riêng
của cụ T. Cụ có quyền thuê, quyền mua hoá giá căn nhà trên hợp pháp theo Nghị định
của Chính phủ số 61-CP ngày 05/ 7/ 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở. Vì vậy,
quyền thuê, quyền mua của cụ T được coi là quyền tài sản vì nó trị giá được bằng tiền
và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.

II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

6
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Hồng Đức 2023,
Chương I

9
2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Toà án?

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:

Tại phần Xét thấy có ghi: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật
dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.””

Theo em khẳng định của Toà án là hợp lý. Vì theo lời chị Vân thì gia đình chị đã
ở nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954 tới lúc bị khởi kiện là năm 2004 là 50 năm. Còn
theo lời ông Chính thì đã cho gia đình chị Vân thuê từ năm 1968 tới lúc khởi kiện là
năm 2004 là 36 năm . Như vậy, cả 2 trường hợp thì gia đình chị Vân đều chiếm hữu
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.

2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:

Tại phần Xét thấy có ghi: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật
dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.””

Theo em khẳng định của Toà án là chưa hợp lý. Vì trong lời khai của chị Vân thì
chị vẫn biết về việc gia đình mình đang ở nhà thuê và phải trả tiền thuê hàng năm cho
ông Chính, tức chị biết rõ gia đình mình không có toàn quyền đối với căn nhà này,
vậy chị là người chiếm hữu không ngay tình.

10
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:

Tại phần Xét thấy có ghi: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật
dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.”’

Em thấy khẳng định của Toà án là hợp lý. Vì theo Tòa án, thời gian trễ nhất gia
đình chị Vân có thể bắt đầu ở là vào năm 1968, từ mốc thời gian đó đến thời điểm
kiện là năm 2004 đã là 36 năm liên tục thì trong 36 năm đó phía nguyên đơn khai đã
có đòi nhà, cụ thể là từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu pháp lý phù hợp để
chứng thực điều này, từ đó thiếu cơ sở xác minh căn nhà có tranh chấp giữa hai bên.
Các tình tiết vụ án đã cho thấy gia đình chị Vân chiếm hữu ngôi nhà trong một khoảng
thời gian dài mà không có tranh chấp.

2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:

Tại phần Xét thấy có ghi: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật
dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.””

Em thấy khẳng định của Toà án là hợp lý. Vì trước khi có tranh chấp thì gia đình
bà Vân đã hơn 30 năm chiếm hữu ngôi nhà số 2 Hàng Bút đã sử dụng để sinh sống và
sinh hoạt. Đồng thời có sửa chữa và cải tạo, nâng cấp ngôi nhà theo thời gian sửdụng.

11
Ngôi nhà đã được sử dụng đúng công dụng, tính năng và được người chiếm hữu là gia
đình chị Vân bảo quản, giữa gìn như tài sản của mình.

2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Toà án?

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp là :

Phần Xét thấy: “ đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án yêu cầu
chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất
nêu trên”

Theo em khẳng định của Toà án là chưa hợp lý. Vì vẫn chưa xác định được thời
điểm mà ông Hải thuê nhà từ năm nào. Không có giấy chứng minh cụ Hảo uỷ quyền
cho ông Chính quản lý nhà. Từ năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán thì không có
giấy tờ nào chứng minh ông Hảo có thực hiện giao dịch dân sự nào về quyền sở hữu
nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội có bằng khoán điền thổ số
25, tập 2, tờ số 55 nên quyền sở hữu tại thời điểm tranh chấp vẫn là của cụ Hảo.

2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì
sao?

Theo em, gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền. Vì cụ Hảo là chủ sở hữu căn
nhà ( như đã chứng minh ở câu trên ), khi cụ chết thì căn nhà thuộc về người thừa kế
theo di chúc chứ căn nhà không phải là căn nhà vắng chủ, do đó gia đình chị Vân
cũng không thoả mãn điều kiện khoản 1 Điều 247 BLDS 2005, gia đình chị chiếm
hữu liên tục công khai nhưng không ngay tình nên không thể áp dụng quy định về thời
hiệu hưởng quyền.

III. Chuyển rủi ro đối với tài sản

3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

CSPL: Điều 162, 441 BLDS 2015

Người phải chịu rủi ro đối với tài sản là:

- Chủ sở hữu tài sản là người phải chịu rủi ro đối với tài sản

12
- Trừ trường hợp đặc thù, pháp luật quy định

- Thời điểm chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản của mình là thời điểm
người đó xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

- Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài ? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.

Tại thời điểm cháy chợ, chủ sở hữu số xoài là bà Dung. Theo khoản 1 Điều 441
BLDS 2015 quy định: “ bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài
sản”. Tại thời điểm cháy chợ thì số xoài này đã được bà Dung nhận hàng.

3.3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên. Vì theo khoản 1 Điều 162
BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của
mình”. Tại thời điểm cháy chợ thì số xoài này đã thuộc sở hữu của bà Dung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP.HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương I
2. Đỗ Thành Công, “Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
3. Thư viện pháp luật Việt Nam:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/bitcoin-la-gi-toi-co-the-coi-bitcoin-nhu-mot-
loai-tai-san-de-su-dung-trong-thanh-toan-duoc-khong-78.html

13
4. Tiền ảo dưới lăng kính pháp luật tài sản của Nguyễn Thị Hoài - Thạc sĩ luật
Trường Đại học Kinh tế quốc dân:
https://drive.google.com/file/d/1Lvg5kOsEXec-VZHg0Po5vNqAuwzRBS1s/view

14

You might also like