You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học : Những quy định chung về luật dân sự,

tài sản và thừa kế

Bài tập : Buổi thảo luận thứ sáu:

Quy định về di chúc

Lớp : CLCQTL47B

Nhóm : 5

STT Họ và Tên MSSV


1 Nguyễn Thị Thu Hiền 2253401020076
2 Đỗ Ngọc Khánh Phương 2253401020202
3 Hồ Anh Thư 2253401020237
4 Hoàng Quỳnh Anh Thư 2253401020238
5 Lê Ngọc Mai Thy 2253401020251
6 Bùi Nguyễn Tường Vy 2253401020296
MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC..............................................................4
CÂU 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời...........................................................................................................4
CÂU 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người
đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời...........................................................................................................5
CÂU 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?......6
CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình
thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.............................7
CÂU 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?.................................................8
CÂU 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời? 8
CÂU 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình
thức phù hợp với quy định của pháp luật?.....................................................................9
CÂU 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?...10
CÂU 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?............................................................................................................................10
CÂU 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì
sao?.............................................................................................................................. 11
CÂU 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di
chúc của người không biết chữ....................................................................................11
BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC............................13
CÂU 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu
trả lời?.......................................................................................................................... 14
CÂU 2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di
chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?...........................................................14
CÂU 3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359
cho câu trả lời?.............................................................................................................14
CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.........15
CÂU 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................................................15

1
CÂU 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào
đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?............18
CÂU 7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã
bị thu hồi trước khi hai cụ chết?...................................................................................18
CÂU 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản
của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa
nêu của Tòa giám đốc thẩm?........................................................................................18
CÂU 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C
và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.................................19
BÀI TẬP 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG..............................................20
CẦU 1: Có pháp luật nước ngoài nào ghi nhận di chúc chung của vợ chồng không?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.....................................................20
CÂU 2: Đoạn nào của bản án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của
vợ chồng?..................................................................................................................... 21
CÂU 3: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng
BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời............................................21
CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung
của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015........................................................22
BÀI TẬP 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG..........................................23
CÂU 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời....................................................................................................23
CÂU 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào
việc thờ cúng?..............................................................................................................24
CÂU 3: Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được
thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?.........................................................24
CÂU 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ
tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.................................................24
CÂU 5: Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.....................................................25
CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS
và giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu......................................25

2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................26

3
BÀI TẬP 1:
HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

CÂU 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Di chúc tự viết tay là di chúc bằng văn bản do chính người lập di chúc tự viết
bằng chữ viết tay. Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý là: di
chúc phải do chính người để lại di sản tự mình viết bằng chữ viết tay và tự mình ký
tên, điểm chỉ vào tờ di chúc1.

Điều 633 BLDS năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng như sau:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy
định tại Điều 631 của Bộ luật này”.

Việc yêu cầu bắt buộc người viết để lại di sản phải tự mình viết di chúc bằng
chữ viết tay xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật của nó. Riêng các trường hợp
di chúc do chính người lập di chúc viết ra nhưng bằng các bộ phận khác không phải
tay, thì về nguyên tắc là không được công nhận, trừ khi việc viết bằng các bộ phận này
đã thuần thục; chữ viết, phong cách viết đã theo một quy luật ổn định. Các trường hợp
viết chữ bằng các bộ phận khác của cơ thể một cách ngẫu nhiên thì áp dụng quy định
chung: không công nhận2.

Bên cạnh đó,về việc lập di chúc bằng văn bản, GS. TS. Đỗ Văn Đại cũng đã
nhận định: “ Do bộ luật không cho biết bằng văn bản được hiểu như thế nào nên bất
kỳ vật liệu nào thể hiện được chữ viết cũng cần được chấp nhận. Chẳng hạn, viết di
chúc trong một bưu thiếp hay trong một bức thư đều cần được chấp nhận. Bộ luật Dân
sự cũng không nêu phải viết tay bằng chất liệu gì nên có thể chấp nhận di chúc viết

1
Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018,
tr.468
2
Sđd (1), tr.469
4
bằng mực, bút bi hay bằng chất liệu khác, thậm chí bằng bút chì hay bằng máu nếu có
cơ sở xác định chữ viết đó là của người để lại di sản”3.

 Tóm tắt Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên:

- Nguyên đơn: ông Hiếu

- Bị đơn: bà Trọng

- Nội dung: ông Này và bà Trọng là vợ chồng hợp pháp, ông Hiếu là con riêng của
ông Này. Trước khi chết, ông Này lập di chúc cho ông Hiếu toàn quyền thừa kế sử
dụng lô đất thuộc quyền sở hữu chung hợp pháp của ông Này, bà Trọng. Di chúc
của ông Này là di chúc viết tay, không được chính quyền địa phương công chứng,
chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, không bị cưỡng ép,
lừa dối và có nhiều người làm chứng nên được coi là di chúc hợp pháp. Do lô đất
thuộc quyền sở hữu chung của ông Này, bà Trọng nên di sản của ông Này để lại
cho ông Hiếu chỉ là 1/2 lô đất. Tòa án quyết định giao nhà cho bà Trọng và bà
Trọng có nghĩa vụ thanh toán cho anh Hiếu 78.795.000đ là phần thừa kế được
nhận theo di chúc của ông Này.

CÂU 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những
người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Điều 632 BLDS năm 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

3
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức, 2019 (xuất bản lần thứ tư), tr.455
5
Theo bản án, những người làm chứng cho di chúc của ông Này gồm có: cha, em
gái, em trai ông Này.

Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “a) Hàng thừa kế thứ
nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết”. Do đó, cha ông Này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, vi phạm khoản 1 Điều 632
nên cha ông Này không phải người làm chứng hợp pháp.

Điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ hai
gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”. Như
vậy, em gái và em trai ông Này thuộc hàng thừa kế thứ hai. Tuy nhiên, vì hàng thừa kế
thứ nhất (cha, mẹ đẻ; con đẻ) vẫn còn sống, di sản của ông Này để lại toàn bộ cho ông
Hiếu nên em trai và em gái của ông không được tính là người thừa kế theo pháp luật
hay người thừa kế theo di chúc, không vi phạm Điều 632. Do đó, em gái và em trai
ông Này là người làm chứng hợp pháp.

CÂU 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
Di chúc của ông Này là di chúc do ông tự viết tay.

Điều kiện để lập di chúc theo thể thức này là:

- Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc và phải minh mẫn, sáng suốt vào
thời điểm lập di chúc4.

- Về hình thức, di chúc tự viết tay là di chúc bằng văn bản do chính người lập di
chúc tự viết bằng chữ viết tay. Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá
trị pháp lý là: di chúc phải do chính người để lại di sản tự mình viết bằng chữ viết
tay và tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc5.

Căn cứ theo Bản án:

Trong phần nhận thấy: “… Để tránh tranh chấp về sau nên ông Này viết giấy
này để nhà và đất lại cho cháu Hiếu thừa hưởng…”.

4
Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018,
tr.467
5
Sđd (4), tr.468
6
Trong phần xét thấy: “Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này viết… trong
lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép…”.

Mặc dù Bản án không đề cập cụ thể việc ông Này có tự mình ký tên, điểm chỉ
vào tờ di chúc hay không nhưng xét theo những điều kiện trên, có thể kết luận rằng di
chúc này là do ông Này tự tay viết.

CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi
cho rằng đây là di chúc do ông Này tự viết tay là hoàn toàn hợp lý.

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 633 BLDS năm 2015, di chúc của ông
Này đáp ứng đủ điều kiện về hình thức là do ông tự viết và tự ký. Ngoài ra, Điều 633
cũng không có các quy định nào khác về việc phải công chứng, chứng thực hay có
người làm chứng nên việc có 2 người làm chứng hợp pháp (em gái, em trai ông Này)
chỉ mang tính xác thực cho di chúc nhiều hơn, không phải là điều kiện bắt buộc để di
chúc của ông Này hợp pháp.

Thứ hai, dù không được công chứng, chứng thực nhưng ông Này hoàn toàn
minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa hay cưỡng ép viết di chúc; nội dung hay hình
thức của di chúc cũng không trái pháp luật. Khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quy
định:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Do đó, di chúc của ông Này là hợp pháp.

 Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao:

7
- Nguyên đơn: ông Quang

- Bị đơn: bà Ngâm

- Nội dung: Cụ Hựu và cụ Hằng được thừa kế nhà đất từ tổ tiên cụ Hằng để lại. Sau
khi cụ Hựu chết thì cụ để lại di chúc và bà Ngâm là người quản lý di sản. Ông
Quang khởi kiện yêu cầu huỷ di chúc cụ Hựu vì bản di chúc này không hợp pháp
và yêu cầu thừa đối với di sản của cụ Hựu theo pháp luật. Cụ Hựu là người không
biết chữ, nên ông Vũ thay mặt viết di chúc và ông Vũ và bà Quý làm chứng và có
ký tên xác nhận. Sau đó được ông Thưởng (trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm
xác nhận. Tại Giám đốc thẩm có quyết định là di chúc của cụ Hựu là không hợp
pháp do UBND xã chỉ xác nhận chữ ký của ông Thường mà không xác nhận nội
dung di chúc và vân tay mờ không thể xác nhận các đặc điểm riêng nên không đủ
yếu tố giám định. Vì vậy không đủ căn cứ xác định di chúc thể hiện đúng ý chí của
cụ Hựu

CÂU 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?


Di chúc của cụ Hựu được lập như sau:

Ngày 25/11/1988, di chúc là do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ,
ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ký tên làm chứng. Sau đó ngày 4/1/1999 bà Lựu mang di
chúc cho đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm xác
nhận.

CÂU 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả
lời?
Cụ Hữu không biết chữ.

Dòng 5 đoạn 2 trang 6 của Quyết định số 874 có ghi: “Ông Quang xác định cụ
Hựu là người không biết chữ”.

8
CÂU 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có
hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Di chúc của người không biết chữ phải được lập di chúc thành văn bản và theo
thủ tục công chứng, khi công chứng di chúc phải có người làm chứng (ít nhất 2 người)
và người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ và bản di chúc trước mặt người công
chứng. Người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không
liên quan đến bản di chúc.

Theo khoản 3 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc của người bị hạn
chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành
văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Theo Điều 658 BLDS năm 2005 quy định về việc lập di chúc tại cơ quan công
chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà
người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của
mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và
người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có
thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di
chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Từ những quy định trên, có thể rút ra điều kiện về hình thức để di chúc của
người không biết chữ hợp pháp là:

1. Được lập thành văn bản;

2. Có ít nhất 2 người làm chứng;

9
3. Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người
làm chứng; người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký
vào bản di chúc;

4. Có công chứng, chứng thực.

CÂU 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?
Di chúc của ông Hựu đáp ứng được điều kiện thứ nhất và thứ hai, đó là được
lập thành văn bản và có người làm chứng. Hai người làm chứng cho cụ Hựu là ông Vũ
và cụ Quý.

Việc ông Vũ vừa là người viết hộ, vừa là người làm chứng là hợp pháp. GS. TS.
Đỗ Văn Đại đã khẳng định: “Theo một số nhà bình luận, “để khách quan trong việc
xác định người viết hộ di chúc viết đúng ý nguyện của người lập di chúc khi định đoạt
tài sản của mình hay không thì ngoài người lập di chúc và người viết hộ di chúc,
người lập di chúc nên chọn người làm chứng không phải là người viết hộ di chúc”.
Các vụ việc được bình luận không rõ về câu hỏi trên. Tuy nhiên, theo thực tiễn xét xử
người viết hộ di chúc cũng có thể là người làm chứng”.6

CÂU 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu?
Điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu là:

UBND xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng (trưởng thôn) mà
không xác định nội dung của di chúc và việc chứng thực di chúc không tuân theo trình
tự thủ tục như Điều 636 BLDS năm 2015. Do dấu vân tay mờ, không thể hiện rõ các
đặc điểm riêng dẫn đến không đủ yếu tố giám định. Vì vậy, không có căn cứ cho rằng
người lập di chúc điểm chỉ theo đúng quy định (không ký tên trước cơ quan có thẩm
quyền là UBND xã).

Có thể thấy, di chúc của ông Hựu đã không tuân theo thủ tục lập di chúc. Ông
Hựu không có mặt ở Ủy ban nhân dân cấp xã để xác minh di chúc có phải là ý chí của
6
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức, 2019 (xuất bản lần thứ tư), tr.491
10
cụ hay không. Bên cạnh đó, việc ông Thường là trưởng thôn ký xác nhận là trái với
quy định pháp luật (do ông Thường không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc). Ngoài ra,
sau hơn 1 tháng, bà Lựu mới mang di chúc đi công chứng thì không thể đảm bảo được
việc di chúc có bị giả mạo, đánh tráo, sửa đổi hoặc bị hư hỏng… hay không.

CÂU 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
không? Vì sao?
Di chúc trên không thoả mãn điều kiện về hình thức do không thỏa mãn 2 điều
kiện về hình thức:

Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể
hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định. Nên không có đủ căn cứ di
chúc nêu trên đã thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu

Mặc dù thời điểm cụ Hựu lập di chúc có người làm chứng, và người làm chứng
cũng đã ký tên xác nhận. Nhưng việc ký tên không được thực hiện ngay trước cơ quan
có thẩm quyền chứng thực là UBND cấp xã.

Như vậy, di chúc của ông Hựu thực hiện không đúng thủ tục lập di chúc (theo
khoản 2 Điều 636 BLDS năm 2015).

Ngoài ra thì UBND xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng (trưởng
thôn) mà không xác định nội dung của di chúc.

CÂU 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình
thức di chúc của người không biết chữ.
Theo khoản 3 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc của người bị hạn
chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành
văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Qua điều trên có thể thấy so với việc lập di chúc của người khác thì việc lập di
chúc đối với người hạn chế về thể chất hay người không biết chữ thì phức tạp hơn.
Nhưng điều này cũng giúp đảm bảo được các lợi ích của người hạn chế về thể chất hay
người không biết chữ và độ xác thực của di chúc do họ có thể bị lừa gạt để lập di chúc

11
trái với nguyện vọng, ý chí của người lập di chúc. Nhờ vậy khi sau này có tranh chấp
thì cũng có cơ sở để giải quyết.

Tuy nhiên, điều luật này cũng có một số cái bất lợi.

Đầu tiên là quá trình phức tạp, rườm rà. Vì vậy để hoàn thành một bản di chúc
thì rất mất thời gian và nhân lực.

Thứ hai, những người làm chứng hay các chủ thể có liên quan không hẳn là
hiểu rõ ý muốn của người lập di chúc, nên nó có khả năng dẫn đến sai sót.

Thứ ba, mặc dù để đảm bảo là người thay mặt viết di chúc không trung thực
nên quy định phải có ít nhất 2 người làm chứng. Nhưng có trường hợp người làm
chứng hay người thay mặt viết di chúc có thể thông đồng cố ý lừa gạt, lập di chúc với
các nội dung trái với ý chí của người lập di chúc.

Mặc dù các nhà làm luật đã dự trù được các tình huống có thể xảy ra nhưng nó
vẫn có vài thiếu sót và quá trình thực hiện bản di chúc đối với người hạn chế về thể
chất hay không biết chữ khá rườm rà, mất thời gian và có khả năng xảy ra các tình
huống lừa gạt.

12
BÀI TẬP 2:
TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC

 Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013:

- Nguyên đơn: cụ Quý

- Bị đơn:ông Dũng, ông Lộc

- Nội dung: cụ Quý và cụ Hương là vợ chồng hợp pháp, có 12 người con chung. Cụ
Hương chết để lại di chúc với nội dung chia toàn bộ căn nhà cho 5 người con, di
chúc đã được công chứng. Nay cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của
hai vợ chồng. Nhà đất được cấp giấy chứng nhận cho cụ Hương sau khi hai người
đã kết hôn nên là tài sản chung của vợ chồn. Do đó, cụ Quý được hưởng 1/2 căn
nhà và 1/2 giá trị tiền xây dựng nhà; phần nhà và giá trị tiền còn lại được chia theo
di chúc của cụ Hương cho 5 người con.

 Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/9/2018:

- Nguyên đơn: ông Y

- Bị đơn: phòng công chứng M

- Nội dung: ông Y và cụ C làm giấy chuyển nhượng đất và hoa màu, đã lập hợp
đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có giấy xác nhận của Ủy
ban nhân dân phường. Cụ D và cụ C chung sống với nhau nhưng không đăng ký
kết hôn, ông D1 là con riêng của cụ C. Cụ C và cụ D lập di chúc với nội dung để
lại thửa đất cho ông D1. Sau khi công bố di chúc, ông Y khởi kiện yêu cầu tuyên
bố di chúc vô hiệu. Thửa đất được chuyển nhượng là tài sản chung của cụ C và cụ
D nhưng việc chuyển nhượng đất cho ông Y chưa thỏa thuận với cụ D nên hợp
đồng ủy quyền của ông Y là không hợp pháp. Toà án quyết định huỷ bỏ Bản án
dân sự phúc thẩm và giao hồ sơ xét xử lại.

13
CÂU 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho
câu trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ nhà đất là tài sản chung của cụ Hương và ông
Quý

Đoạn Quyết định số 359 cho câu trả lời là: “Ngày 16/01/2009, cụ Hương di
chúc toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn
Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều( Vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.

CÂU 2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt
trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Trong Quyết định số 359, phần xét thấy có đoạn: “Tuy nhiên, về nội dung thì di
chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương
và cụ Quý”.

CÂU 3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số
359 cho câu trả lời?
Tòa án công nhận hiệu lực đối với một phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất)
cho 5 người con, sau khi đã chi cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

Đoạn Quyết định ghi nhận điều này: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di
chúc cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối phần tài sản của cụ Hương (½
nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn
Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn
Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý ⅔ suất thừa kế theo pháp luật, còn ½ diện tích
đất còn lại được chia cho cụ Quý; phần giá trị căn nhà theo kết quả định giá của hội
đồng định giá thì được chia cho cụ Quý ½ và thêm ⅔ suất thừa kế theo pháp luật và
phần còn lại chia đều cho 5 người con được hưởng thừa kế theo di chúc của cụ Hương
là có căn cứ”.

14
CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.

Điều 612 BLDS năm 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Cụ Quý và cụ
Hương là vợ chồng hợp pháp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trong quá
trình hôn nhân. Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì
quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, cụ Hương sở hữu 1/2 nhà
đất.

Điều 609 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;
hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy, cụ Hương chỉ có quyền
định đoạt 1/2 nhà đất nêu trên, việc cụ Hương định đoạt toàn bộ nhà đất theo di chúc là
trái pháp luật.

Điều 643 BLDS năm 2015 quy định: “ Khi di chúc có phần không hợp pháp mà
không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu
lực”. Vì chỉ có phần định đoạt tài sản của cụ Quý trong di chúc của cụ Hương là trái
pháp luật nên di chúc được xem là có hiệu lực một phần. Do đó, việc vô hiệu này
không làm ảnh hưởng đến việc định đoạt 1/2 nhà đất còn lại thuộc sở hữu của cụ
Hương.

Vì di chúc của cụ Hương là hợp pháp về mặt hình thức và nhà đất đó là tài sản
chung của hai vợ chồng cụ Hương và cụ Quý nên nên cụ Quý nhận ½ diện tích nhà đất
và ⅔ suất thừa kế theo pháp luật là có cơ sở hợp pháp.

CÂU 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết có để lại di chúc và có để lại thừa kế cho cụ Hương thì cụ
Hương sẽ nhận được phần tài sản sau chia đôi cộng thêm phần di sản do cụ Quý để lại
cho cụ Hương theo Điều 609 BLDS năm 2015:

 Điều 609. Quyền thừa kế

15
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.

Người thừa kể không là cả nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Nếu cụ Quý có để lại di chúc và không chia thừa kế cho cụ Hương thì cụ
Hương vẫn sẽ nhận được 2/3 suất thừa kế của một người theo quy định tại Điều 644
BLDS năm 2015:

 Điều 644. Người thừa kể không phụ thuộc vào nội dung của đi chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Nếu cụ Quý chết không để lại di chúc thì sau khi nhận được phần tài sản chia
đôi, cụ Hương đã nhận được phần di sản khi chia thừa kế theo pháp luật theo Điều
650, Điều 651 BLDS năm 2015:

 Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế;

16
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

 Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó, phần tài sản của cụ Hương sẽ gồm phần được hưởng thừa kế từ cụ Quý
và phần tài sản ban đầu là 1/2 nhà đất. Khi đó, di chúc định đoạt toàn bộ nhà đất cho 5
người con vẫn chỉ có hiệu lực pháp lý đối với phần tài sản của cụ Hương.

17
CÂU 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương
vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào
đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý. Theo Điều 624 BLDS
năm 2015:

 Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cả nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.

Cụ Hương đã có sẵn nửa phần tài sản trong phần tài sản chung với cụ Quý, sau
khi cụ chết thì phần tài sản đó sẽ được đem chia. Di chúc ban đầu của cụ Hương là sai
vì cụ để lại toàn bộ căn nhà, nghĩa là cụ định đoạt cả phần tài sản của cụ Quý trong khi
đây là tài sản chung cả hai vợ chồng. Nếu như phần tài sản trong di chúc hoàn toàn
thuộc quyền sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ sẽ hoàn
toàn đúng về mặt pháp lý.

CÂU 7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D
đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
Đoạn cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai
cụ chết là: “…di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, tờ
bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của
UBND thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu
hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất Đai nên hai cụ có quyền
lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1…".

CÂU 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di
sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác
định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?
Đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử
dụng đất là: "..di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38".

18
Hướng chế độ của Tòa án là hợp lý vì:

Thử đất là tài sản chung của cụ C và cụ D nhưng chỉ có cụ C chuyển nhượng
cho ông Y mà chưa có sự đồng ý của cụ D nên hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu.
Vì vậy, quyền sử dụng đất vẫn thuộc về cụ C và cụ D.

Khoản 2 Điều 42 Luật đất đai năm 2003 quy định: “2. Người bị thu hồi loại đất
nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không
có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm
có quyết định thu hồi”. Do đó, dù thửa đất đã bị thu hồi nhưng 2 cụ vẫn được bồi
thường bằng quyền sử dụng đất. Vì vậy, cụ C và cụ D vẫn có quyền lập di chúc định
đoạt tài sản trên.

Di sản của cụ D và cụ C để lại cho ông D1 là quyền được hưởng bồi thường
bằng tái định cư hoặc bằng tiền và bồi thường tài sản trên đất chứ không phải quyền sử
dụng đất vì thửa đất số 38 đã bị thu hồi trong khi cụ D và cụ C vẫn còn sống.

CÂU 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng
cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước
thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
Đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và cụ D được định đoạt
theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi là: “…di sản của cụ D, cụ
C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo
quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của UBND thành phố Vĩnh Yên nhưng
giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm
theo quy định của Luật Đất Đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên
cho ông D1".

Hướng giải quyết của tòa là hợp lý. Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 643 BLDS
năm 2015: “3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không
còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần
thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”. Mà di sản của cụ C và cụ D
để lại là quyền sử dụng đất vẫn còn vào thời điểm mở thừa kế, di chúc của cụ D và cụ
C là hợp pháp (theo khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015) nên di chúc vẫn có hiệu lực.

19
20
BÀI TẬP 3:
DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

 Tóm tắt bản án số 14/2017/DSST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện C
tỉnh Phú Thọ:

- Nguyên đơn: bà H

- Bị đơn: anh H

- Nội dung: bà H yêu cầu Tòa án công nhận di chúc chung của ông X và bà H cùng
nhau lập là hợp pháp viết với nội dung: nếu ông X chết trước bà thì di chúc này sẽ
giao lại cho bà quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là
Hoàng Hồng H1. Khi ông X chết và công bố di chúc thì anh H cho rằng không
phải chữ ký của ông X. Khi viết di chúc ông X hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn
không bị ai ép buộc. Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 BLDS năm 2015. Toà
án quyết định công nhận di chúc chung của ông X và bà H là hợp pháp.

CẦU 1: Có pháp luật nước ngoài nào ghi nhận di chúc chung của vợ chồng
không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Pháp luật ở các nước Áo, Đức có ghi nhận di chúc chung của vợ chồng. BLDS
Đức ghi nhận di chúc chung của vợ chồng (Điều 2265) và từ năm 2001, Đức còn đi xa
hơn ở việc chấp nhận di chúc chung của những người cùng giới sống chung có đăng
ký. Đặc biệt, pháp luật Phần Lan và Thụy Điển còn chấp nhận di chúc chung mà
không giới hạn di chúc chung này đối với chủ thể nào nên có nhiều khả năng di chúc
chung được chấp nhận cho mọi đối tượng và không giới hạn ở di chúc chung của vợ
chồng.

21
CÂU 2: Đoạn nào của bản án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung
của vợ chồng?
Đoạn cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của vợ chồng là:

“Ngày 10/8/2015 bà và ông X cùng nhau lập di chúc chung của vợ chồng do
ông X viết với nội dung: nếu ông X chết trước bả thì di chúc này sẽ giao lại cho bà
quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là Hoàng Hồng
H1.”

“Nay hai chúng tôi nhất tri giao lại căn nhà 4 gian, sân gạch, giếng nước ăn và
toàn bộ tài trong nhà từ cái nhỏ nhất, đến cái to nhất cho con trai Hoàng Hồng H1 có
số chứng minh nhân dân là số

Vì Hoàng Hồng H là người có công nuôi dưỡng cha mẹ trong khi ốm yếu. Khi
cha mẹ qua đời Hồ có trách nhiệm chôn cất và thờ cúng.

Số đất thổ cư và vườn đổi H1 được hưởng thụ, còn những người con khác đã
phân chia. Nay không có gì để cho. Vì bất hiếu với cha mẹ …

Khi tôi già đi trước vợ thì bản di chúc này sẽ giao lại cho vợ là Hoàng Thị H.
Sau khi bà Hoàng Thị H mất sẽ giao cho con trai Hoàng Hồng H1 sẽ quản lý số đất
của gia đình từ trong nhà đến ngoài đồng là Hi phải chịu trách nhiệm.

Vậy kính mong UBND Thị trấn xác nhận."

CÂU 3: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng
BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Toà án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS
năm 2015.

Câu trả lời nằm trong đoạn: “Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 Bộ luật dân
sự năm 2015… công nhận bản di chúc do ông Hoàng Minh X viết ngày 10/8/2015 là
hợp pháp.”

22
CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc
chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.
Về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối
quan hệ với BLDS năm 2015 là hợp lý. BLDS năm 2015 không đề cập cụ thể tới di
chúc chung của vợ chồng như Điều 663 BLDS năm 2005 nhưng do có đủ điều kiện
được quy định nên Toà Án công nhận di chúc chung của vợ chồng giữa ông X và bà H
là hợp pháp.

Các điều kiện để Tòa án công nhận di chúc chung của vợ chồng là hợp pháp:

- Khi viết di chúc ông X hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn không bị ai ép buộc.

- Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 BLDS năm 2015.

23
BÀI TẬP 4:
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

 Tóm tắt bản án số 211/2009/DSPT:

- Nguyên đơn: anh Được.

- Bị đơn: anh Tân, chị Hương.

- Nội dung: Ông Mười và bà Lùng là vợ chồng, có 07 người con. Năm 2004, bà lập
di chúc để lại nhà đất cho 07 người con đồng thời thừa hưởng để thờ cúng cho mẹ,
anh Được quản lý sử dụng. Năm 2005, năm anh chị em hợp lại chia di sản nhưng
anh Tân và chị Hương không đồng ý. Nay, anh Được yêu cầu chia di sản thừa kế
của mẹ anh cho 07 anh chị em, anh Được được sở hữu sử dụng nhà đất và chia
bằng tiền cho 06 anh chị em giá trị tương ứng với phần di sản được hưởng. Tòa
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Được với 06 anh chị em về việc “Tranh chấp
di sản thừa kế”.

CÂU 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 645 BLDS năm 2015. Điều kiện để di sản dùng vào việc
thờ cúng có giá trị pháp lý:

- Người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng;

- Sau khi thanh toán xong nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc;

- Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đã được hưởng phần
di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015.

24
CÂU 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng
vào việc thờ cúng?
Đoạn của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng cho việc thờ
cúng là: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 07 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7
người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lí di
sản, hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh Được
sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận”.

CÂU 3: Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có
được thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?
Theo điểm 2 khoản 1 Điều 645 BLDS năm 2015 về di sản dùng vào việc thờ
cúng: “Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng”. Như vậy, điều kiện để di
sản dùng vào việc thờ cúng hợp pháp được thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu vì
bà Lùng để lại di chúc cho các con về di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng không chỉ
định người quản lý di sản và hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đã đồng ý giao cho
anh Được quản lý di sản.

CÂU 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ
tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Những người đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh chấp
này là: anh Phan Văn Được, anh Phan Văn Thảo, Phan Văn Xuân, anh Phan Văn
Nhành và chị Phan Thị Hoa, còn anh Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương không
đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng.

Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Ngày 08 tháng 7 năm 2004 mẹ anh lập di
chúc để lại nhà đất cho 07 anh chị em, hiện tại anh quản lý nhà đất, năm 2005 năm
anh chị em hợp lại chia di sản của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị Hương không đồng
ý”.

25
CÂU 5: Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào
việc thờ cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Cuối cùng Tòa án đã chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng.

Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 7 năm 2004
bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh
Được là người đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia
di sản và giao cho anh Được sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận”.

CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong
BLDS và giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.
Theo điều 645 BLDS năm 2015 thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không
được chia thừa kế mà được giao cho một người quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
Nhưng Tòa án lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Được, giao cho anh Được
quyền sở hữu căn nhà và anh phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị di sản thừa kế cho anh
Tân và chị Hương. Như vậy, xét về lý thì cách xử của Tòa có phần không đúng với
quy định của BLDS. Tuy nhiên, xét về tình và thực tiễn nguyện vọng của những người
thừa kế thì cách xử của Tòa vẫn đưa đến được kết quả là di sản vẫn được dùng để thờ
cúng. Bởi lẽ phần nhà đất được chia thừa kế là chia theo giá trị, anh Nhành, anh Thảo,
anh Xuân, chị Hoa không nhận di sản mà cho lại anh Được; căn nhà vẫn được giữ
nguyên và anh Được là người quản lý căn nhà và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng chính.
Việc bất hợp lý ở đây đó là, di sản để thờ cúng nếu theo di chúc thì ta xác định là sở
hữu chung của những người thừa kế, vậy thì không được định đoạt, chia lẻ chỉ được
quản lý. Tuy nhiên, Tòa án lại xử chia di sản và anh Được phải thanh toán giá trị di sản
phần thừa kế cho hai người, như vậy tức là đã xé lẻ di sản ra, đánh mất bản chất chỉ
quản lý để thờ cúng mà không định đoạt.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, NXB. Hồng Đức 2018.

[2] Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án,
Nxb. Hồng Đức (xuất bản lần thứ tư), 2019.

27

You might also like