You are on page 1of 4

Buổi thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu

Tóm tắt quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao:
Ông Tài có con trâu cái và một con nghé đực chăn thả rông ở bãi đất trống bị ông
Thơ chiếm hữu, sử dụng. Ông Thơ đã xẻ thịt con nghé và bán con trâu mẹ cho ông Thi,
sau đó ông Thi đổi con trâu mẹ cho ông Dòn. Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông Thơ phải
hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài. Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng
con trâu cái đang do ông Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đối với ông Dòn và
chỉ yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con nghé. Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy
bản án dân sự phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử
phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật
Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì
sao?
Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
Căn cứ vào điều 180 BLDS 2015 quy định: “ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu”, khi ông Dòn trao đổi với ông Thi cả ông Dòn và ông Thi không hề biết rằng con
trâu là do ông Thơ chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật. Vì thế ông Dòn có
căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với con trâu đang chiếm hữu.
Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS?
– Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên
kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng. Ví dụ trong
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trườngnhợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015
– Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích
do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào. Ví dụ
trong trường hợp là hợp đồng không có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được tài sản
thông qua hợp đồngvới người không có quyền định đoạt tài sản căn cứ theo Điều 167
Bộ luật Dân sự 2015.
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù?
Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù.
Vì ông Thơ bán trâu mẹ cho ông Thi với giá 3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi cho ông
Dòn. Như vậy, có thể thấy đây là giao dịch mà một bên nhận được lợi ích từ bên kia
chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng. Do vậy, đây là
hợp đồng có đền bù.
Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của
ông Tài không?
Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài. Vì:
+ Không có căn cứ cho thấy ông từ bỏ quyền sở hữu con trâu, biểu hiện ở việc hàng
tháng ông vẫn lên xem trâu mẹ và nghé con.
+ “Chiều ngày 18-3-2004 ông Hà Văn Thơ dắt 1 con trâu mẹ và 1 con nghé khoảng
3 tháng tuổi đi qua nhà ông, ông nhận ra là trâu, nghé của ông và có nói với ông Thơ”.
Ông Tài đã bộc lộ sự bất ngờ khi trâu của mình bị ông Thơ dắt đi và đã có hành động
can ngăn nhưng không thành. Điều đó chứng tỏ ông Tài không mong muốn sự việc xảy
ra.
+ Tòa đã xác minh và khẳng định ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sảnkhông
có căn cứ pháp luật.
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn,
được thể hiện ở đoạn: “Tòa án cấp phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con nghé con
là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn
quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải
trả lại trị giá con nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phải trả lại
con trâu mẹ là không đúng pháp luật”.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân tối cao cho rằng ông Tài được đòi trâu
từ ông Dòn là hợp lý.
Vì trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên theo điều 167 BLDS 2015
quy định: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động
sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài
ý chí của chủ sở hữu”. Trong trường hợp này, ông Dòn chiếm hữu trâu đang tranh
chấp là không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và ông Dòn có được con trâu thông
qua giao dịch có đền bù nên chủ sở hữu là ông Tài có quyền đòi lại trâu của mình. Như
vậy, hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân tối cao là hoàn toàn đúngvới quy
định của pháp luật.
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy
định nào bảo vệ ông Tài không?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn có quy định
bảo vệ ông Tài. Theo khoản 2 điều 164 BLDS 2015 có quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể
có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành
vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu
cầu bồi thường thiệt hại”
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài
được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài
đượcquyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập
đầy đủ chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết
định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn
trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao khi yêu cầu ông Thơ
phải trả giá trị con trâu cho ông Tài là hợp lý. Trên thực tế, ông Tài vẫn có quyền đòi
ông Dòn trả lại con trâu. Nhưng sau đó ông Dòn có thể đòi đổi lại với ông Thi và ông
Thi lại tiếp tục đòi ông Thơ bồi thường thiệt hại. Việc này dẫn đến một loạt các tranh
chấp phức tạp. Vì vậy Tòa án đã giải quyết theo đúng yêu cầu của ông Tài là đòi ông
Thơ bồi thường thiệt hại giá trị trâu mẹ và nghé.

You might also like