You are on page 1of 2

1.

12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân

tối cao.

Theo tôi hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lí

Mặc dù căn cứ vào Điều 257 BLDS 2005:"Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;
trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động
sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu." thì Tòa án có
thể ra quyết định cho ông Tài đòi trâu từ ông Dòn tuy nhiên làm vậy sẽ phát sinh nhiều khâu không cần
thiết để có thể đảm bảo lợi ích chính đáng cho các bên thay vào đó hoàn toàn có thể áp dụng Điều 255
BLDS 2005:"Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm
dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài
sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật." theo đó xác định ông
Thơ là người đã xâm phạm quyền sở hữu của ông Tài và yêu cầu ông Thơ trực tiếp bồi thường thiệt hại
cho ông Tài.

1.13 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ
ông Tài không?

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015:"
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại." và
Điều 170 BLDS 2015:" Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại." ông Tài vẫn có quyền
yêu cầu ông Thơ bồi thường thiệt hại vì ông Thơ đã xâm phạm quyền sở hữu của mình.

1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền
yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu
cầu ông Thơ trả giá trị con trâu

Câu trả lời có thể được tìm thấy tại phần Xét thấy của quyết định với nội dung như sau:" Trong
quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định
con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật"

1.15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Theo tôi hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lí

Căn cứ vào Điều 255 BLDS 2005:" Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu
Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài
sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của
pháp luật." thì việc ông Thơ phải trả giá trị hai con trâu cho ông Tài là hợp lí, ở đây Tòa án cũng có thể ra
quyết định cho ông Tài đòi lại trâu từ ông Dòn theo quy định tại Điều 257 BLDS 2005:" Chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp
người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không
có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của
chủ sở hữu." tuy nhiên áp dụng điều luật trên sẽ làm phát sinh các khâu không cần thiết và có thể không
đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các bên, qua đó ta thấy việc Tòa án không lựa chọn áp dụng Điều
257 để giải quyết đã cho thấy sự sáng suốt và linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật tại tình huống trên.

You might also like