Hiến Pháp bài 5,6

You might also like

You are on page 1of 12

Bài 6:

Câu 2:

Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành.

Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước; nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội
hết nhiệm kì thì Chủ tịch nước tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khoá mới bàu ra Chủ tịch nước
mới; sau khi được bầu, chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm báo
cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch nước.

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời chất vấn trước Quốc hội
tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường
vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc gửi văn bản trả lời.

Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội. Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; trình dự án luật ra trước Quốc hội về luật thông
qua việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi bổ sung luật hiện hành.

mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ

* Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:

– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

– Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch
nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

– Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm
việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.

– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

* Trong hoạt động xây dựng pháp luật:

– Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội;
trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

– Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

– Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

– Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ,
thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

* Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:


– Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.

– Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn phải trả lời chất
vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban
thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.

* Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:

– Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ,
Chính phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.

– Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc
biệt; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn
vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ
tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt
hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Câu 3: Trình bày quyền chất vấn: chép Điều 32 trang 204

- Ý kiến nhận xét: Để bảo đảm cho hoạt động giám sát tối cao, trực tiếp của Quốc hội có hiệu lực và hiệu
quả, thì quy trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Vai
trò, ý nghĩa đó được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nó tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo một
trật tự thống nhất, với những trình tự, thủ tục cụ thể. Nó tránh sự tùy tiện trong việc sử dụng nhiệm vụ,
quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hình thức giám sát tối cao, trực tiếp của tập thể các đại biểu do
cử tri cả nước bầu ra – tức Quốc hội.

Thứ hai, nó phản ánh tính nền nếp, kỷ cương và kỷ luật trong sinh hoạt của cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất. Với việc quy định cụ thể trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp, các chủ
thể tham gia hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có những quyền hạn, nghĩa vụ tương xứng với địa vị
pháp lý của mình.

Thứ ba, nó tạo tiền đề cho việc xác định trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan nhà nước
chịu sự giám sát của Quốc hội; Là sự khởi đầu, tiếp nối hay sự kết thúc một nội dung thuộc phạm vi hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội. Với các bước của quy trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
Quốc hội, một vấn đề cụ thể liên quan đến quốc kế dân sinh có thể được mổ xẻ tỷ mỉ; Trách nhiệm cá
nhân của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội sẽ được xác định rõ hơn.

Thứ tư, nó tác động và phản ánh kỹ năng đối thoại, tranh luận giữa các chủ thể tham gia hoạt động chất
vấn và trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội. Chính các quy định về quy trình chất vấn và trả lời chất vấn
sẽ tạo tiền đề cho các bên nâng cao kỹ năng đối thoại, tranh luận để cùng giải quyết những vấn đề mà
Quốc hội và nhân dân quan tâm. Quy trình chất vấn và trả lời chất vấn cũng có tác động và ảnh hưởng
không nhỏ tới không khí sinh hoạt tại các phiên họp công khai của Quốc hội.

Thứ năm, nó phản ánh khoa học tổ chức, điều hành hội nghị trên bình diện của diễn đàn quyền lực ở
tầm quốc gia. Nó thể hiện tư duy khoa học và phép vận trù hợp lý trong việc sắp đặt trật tự các bước,
các khâu cần tiến hành của quy trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Nó bảo đảm tiết
kiệm được thời gian, loại bỏ được những yếu tố bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Ý kiến cá nhân: tự nêu

Bài 5:
Câu 1:

Trình Bày:

1. Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi
đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia
bầu cử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này.

2. Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số
phiếu bầu hợp lệ.

3. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu
hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người
trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn.

4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng
nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì
người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

Ý kiến nhận xét


Câu 2:
Bầu Cử Lại: Bầu cử lại được áp dụng khi cuộc bầu cử có thiếu sót hoặc vỉ phạm
pháp luật.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở một khu vực bỏ phiếu hoặc đơn vị bầu cử cũng
có thể phải bầu cử lại nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Pháp luật bầu cử
hiện hành không quy định rõ những trường họp cụ thể nào được coi là vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong bầu cử. Song, từ những phân tích lý luận về bầu cử
trên đây có thể hiểu vi phạm các nguyên tắc bầu cử hoặc các vi phạm có thể dẫn
tới kết quả bầu cử không phản ánh đúng sự lựa chọn khách quan của cử tri là các
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bầu cử. Đối với trường họp này, tầm ảnh
hưởng của vi phạm tới đâu thì tổ chức bầu cử lại tới đó, nghĩa là bầu cử lại có thể
tổ chức ở một khu vực bỏ phiếu hoặc đơn vị bầu cử. về mặt thủ tục, Hội đồng bầu
cử quốc gia là cơ quan tự mình quyết định hoặc quyết định bầu cử lại theo đề
nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam hoặc ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi có vi phạm (Theo Điều 81 Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).
Bầu Cử thêm: Bầu cử thêm được áp dụng khi chưa bầu được đủ số đại biểu.
Trường hợp khác là khi cuộc bầu cử tại một đơn vị bầu cử đã có quá nửa tổng số
cử tri đi bầu song số lượng ứng cử viên trúng cử thấp hơn số ghế đại biểu Quốc
hội mà đơn vị bầu cử được bầu, ví dụ đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu Quốc hội
song chỉ có 1 ứng cử viên đạt được quá nửa số phiếu bầu, như vậy là còn thiếu 2
đại biểu Quốc hội. Vấn đề đặt ra trong trường họp này là với quy mô của đơn vị
bầu cử thì người dân ở đây đã được dự kiến có tới 3 đại biểu Quốc hội trong khi
đó chỉ bầu được 1. Nếu kết quả cuối cùng như vậy thì tiếng nói của người dân tại
đơn vị bầu cử trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất sẽ quá thấp so với quy
mô của đơn vị bầu cử. Chính vì vậy pháp luật bầu cử của Việt Nam quy định trong
trường hợp này có thể tiến hành áp dụng thêm thủ tục bầu cử thêm đại biểu
Quốc hội cho đủ số.
Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định tiến hành bầu cử thêm theo đề nghị của Uỷ
ban bầu cử noi có đơn vị bầu cử bầu thiếu đại biểu. Trong cuộc bầu cử thêm, danh
sách ứng cử viên sẽ giống nhu danh sách bầu cử lần đầu đã lược bớt những đại
biểu đã trúng cử ở lần bầu đầu tiên (Điều 79 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).
Bầu cử bổ sung: Bầu cử bổ sung được áp dụng khi sổ lượng đại biểu Quốc hội
khuyết quá lớn trong nhiệm là.
Trang chủ Tư vấn Pháp luật
Thứ Năm, 18/02/2021 - 07:00Tăng giảm cỡ chữ:
Theo dõi Luật Minh Khuê trên Google News
Quy định về bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội
Xem thông tin Luật sư Lê Minh Trường Tác giả: Luật sư Lê Minh Trường
Nếu cuộc bầu cử diễn ra một cách suôn sẻ thì toàn bộ 500 đại biểu Quốc hội sẽ
được bầu chỉ với lần bỏ phiếu duy nhất trong ngày bầu cử đã định. Vậy, vấn đề
bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung đặt ra khi nào ? Bài vết sẽ phân tích cụ
thể:
1. Bầu cử lại và bầu cử thêm đại biểu quốc hội
Do quy mô lớn nên cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội cũng có thể xảy ra những
trường hợp không mong muốn, dẫn tới việc bầu cử ở một số đơn vị bầu cử không
thành công ngay trong ngày bầu cử đã định. Có một số trường hợp có thể xảy ra
mà pháp luật đã dự liệu các thủ tục tương ứng để xử lý.

Trường hợp thứ nhất là khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử
không đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách của đơn vị bầu cử. Với số
lượng cử tri thấp như vậy thì không chứng tỏ được rằng những người được chọn
có thể đại diện cho ý chí, nguyên vọng của đa so cử tri của đơn vị bầu cử. Chính vì
vậy, pháp luật quy định trong trường hợp này Ban bầu cử tại đơn vị bầu cử phải
báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử cấp tỉnh tương ứng để Uỷ ban bầu cử đề nghị Hội
đồng bầu cử quốc gia xem xét áp dụng thủ tục bầu cử lại. Trường hợp quyết định
bầu cừ lại thì cuộc bầu cử lại được tổ chức chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử
đầu tiên. Danh sách ứng cử viên và danh sách cử tri vẫn giữ nguyên như cũ. Nếu
trong cuộc bầu cử lại mà số cử tri đi bầu của đơn vị bầu cử đó vẫn thấp hơn 50%
thì vẫn tiến hành kiểm phiếu và xác định kết quả như bình thường mà không tiến
hành bầu cử lại lần 2 (Theo Điều 80 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân năm 2015).

Bầu cử lại được áp dụng khi cuộc bầu cử có thiếu sót hoặc vỉ phạm pháp luật.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở một khu vực bỏ phiếu hoặc đơn vị bầu cử cũng
có thể phải bầu cử lại nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Pháp luật bầu cử
hiện hành không quy định rõ những trường họp cụ thể nào được coi là vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong bầu cử. Song, từ những phân tích lý luận về bầu cử
trên đây có thể hiểu vi phạm các nguyên tắc bầu cử hoặc các vi phạm có thể dẫn
tới kết quả bầu cử không phản ánh đúng sự lựa chọn khách quan của cử tri là các
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bầu cử. Đối với trường họp này, tầm ảnh
hưởng của vi phạm tới đâu thì tổ chức bầu cử lại tới đó, nghĩa là bầu cử lại có thể
tổ chức ở một khu vực bỏ phiếu hoặc đơn vị bầu cử. về mặt thủ tục, Hội đồng bầu
cử quốc gia là cơ quan tự mình quyết định hoặc quyết định bầu cử lại theo đề
nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam hoặc ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi có vi phạm (Theo Điều 81 Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).
Bầu cử thêm được áp dụng khi chưa bầu được đủ số đại biểu.

Trường hợp khác là khi cuộc bầu cử tại một đơn vị bầu cử đã có quá nửa tổng số
cử tri đi bầu song số lượng ứng cử viên trúng cử thấp hơn số ghế đại biểu Quốc
hội mà đơn vị bầu cử được bầu, ví dụ đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu Quốc hội
song chỉ có 1 ứng cử viên đạt được quá nửa số phiếu bầu, như vậy là còn thiếu 2
đại biểu Quốc hội. Vấn đề đặt ra trong trường họp này là với quy mô của đơn vị
bầu cử thì người dân ở đây đã được dự kiến có tới 3 đại biểu Quốc hội trong khi
đó chỉ bầu được 1. Nếu kết quả cuối cùng như vậy thì tiếng nói của người dân tại
đơn vị bầu cử trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất sẽ quá thấp so với quy
mô của đơn vị bầu cử. Chính vì vậy pháp luật bầu cử của Việt Nam quy định trong
trường hợp này có thể tiến hành áp dụng thêm thủ tục bầu cử thêm đại biểu
Quốc hội cho đủ số.

Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định tiến hành bầu cử thêm theo đề nghị của Uỷ
ban bầu cử noi có đơn vị bầu cử bầu thiếu đại biểu. Trong cuộc bầu cử thêm, danh
sách ứng cử viên sẽ giống nhu danh sách bầu cử lần đầu đã lược bớt những đại
biểu đã trúng cử ở lần bầu đầu tiên (Điều 79 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).

2. Bầu cử bổ sung đại biểu quốc hội


Khác với thủ tục bầu cử lại và bầu cử thêm, thủ tục bầu cử bổ sung được đặt ra để
xử lý sự thiếu hụt đại biểu Quốc hội sau khi cuộc bầu cử đã hoàn tất và Quốc hội
đang hoạt động. Lý do đặt ra thủ tục này là sự thiếu hụt ở một mức độ nào đó số
lượng đại biểu Quốc hội đang trong nhiệm kì có thể ảnh hưởng tới tính chất đại
diện cao nhất của Quốc hội và do đó việc bổ sung đại biểu Quốc hội là điều cần
thiết. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng quy định chỉ tiến hành bầu cử bổ sung
đại biểu Quốc hội khi có hai điều kiện xảy ra:
- Thứ nhất, thời gian còn lại của nhiệm kì Quốc hội còn hơn 02 năm; và
- Số đại biểu Quốc hội khuyết hơn 10% tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở
đầu nhiệm kì.
Theo các điều kiện trên, nếu tổng số đại biểu Quốc hội được bầu ở đầu nhiệm kì
là 496 người thì chỉ khi nào bị khuyết từ 50 đại biểu Quốc hội trở lên và thời gian
còn lại của nhiệm kì Quốc hội còn trên 2 năm mới có thể xem xét việc bầu cử bổ
sung. Như vậy là thủ tục bầu cử bổ sung thực ra là một “dự phòng xa” bởi lẽ rất
hiếm khi số lượng đại biểu Quốc hội bị thiếu hụt nhiều đến như vậy. Cuộc bầu cử
bổ sung do Quốc hội quyết định. Thủ tục bầu cử bổ sung về cơ bản giống với bầu
cử chính thức, ví dụ về việc lập danh sách cử tri, quyết định danh sách ứng cử
viên, tổ chức ngày bầu cử, xác định kết quả bầu cử... Tuy nhiên, có một số công
đoạn được rút gọn hơn, ví dụ ngày bầu cử bố sung chỉ cần công bố trước 30 ngày
thay vì 115 ngày, các tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội chỉ có
Hội đồng bầu cử bổ sung, Ban bầu cử bổ sung ở các đơn vị bầu cử và Tổ bầu cử bổ
sung ở các khu vực bỏ phiếu; không có Uỷ ban bầu cử ở cấp tỉnh như cuộc bầu cử
chính thức (Điều 89 đến Điều 94 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân năm 2015).

Câu 3:

Cơ sở lý luận:

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm để cuộc bầu cử trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn,
tọa điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.

Phổ thông được hiểu là đại trà, rộng rãi, phổ biến

Bầu cử theo nguyên tắc phổ thông có nghĩa là bầu cử được tổ chức cho tất cả mọi công dân
tham gia, không hạn chế đối với bất kỳ một đối tượng công dân nào , nếu con người đạt được
mức độ hoàn chỉnh về mặt nhận thức

Cơ sở Hiến định:

Điều 7 Hiến pháp 2013.

Điều 1 Luật BCĐBQH, Điều 1 LBCĐBHĐND.

Yêu cầu của nguyên tắc:

Mọi công dân VN khi đến tuổi đều được trao quyền bầu cử, trừ trường hợp pháp luật quy định

Theo quy định của pháp luật VN quyền này chỉ dành cho những cá nhân mang quốc tịch VN mà
không có sự phân biệt nào giữa công dân đó có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc xác định
quốc tịch tự nhiên hay là có quốc tịch VN do được nhập quốc tịch theo ĐƯQT…, miễn là tại thời
điểm bầu cử, người có quyền bầu cử là người có quốc tịch VN và tuân theo quy định của PL.

Tuổi có quyền bầu cử

Đủ 18 tuổi trở lên. Tại sao? Vì:

Độ tuổi được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá thể lực, khả năng nhận thức của công dân
trong việc lựa chọn đại biểu đại diện.

Độ tuổi phụ thuộc vào sự phát triển về sinh học, tâm lý, về giới tính con người, trình độ dân trí
của công dân từng quốc gia; thậm chí điều kiện kinh tế, chính trị ổn định

Việc dao động độ tuổi bầu cử cũng ảnh hưởng đến bầu không khí chính trị của mỗi nước, ảnh
hưởng đến việc tỉ lệ dân có quyền tham gia bầu cử nhiều hay ít.

Ví dụ: Ấn Độ, việc giảm độ tuổi trong cuộc bầu cử năm 1989 từ 21 xuống còn 18 làm tăng số
lượng cử tri thêm 50 triệu người

Tuổi có quyền ứng cử

Độ tuổi ứng cử thì thường cao hơn

Phụ thuộc vào việc cá nhân đó đạt đến trình độ văn hóa nào, khả năng lãnh đạo và năng lực giải
quốc các vấn đề quan trọng khi đại diện nhân dân hoặc đảm trách một chức vụ nào đó trong
BMNN

Những trường hợp không được tham gia bầu cử - bỏ phiếu bầu ( Điều 23 LBCQH, Điều 25
LBCHĐND ) là:

Những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực
pháp luật;

Những người đang phải chấp hành hình phạt tù ;

Những người đang bị tạm giam theo quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định phê chuẩn
của Viện Kiểm Sát;

(Quy định này không phù hợp vì tạm giam chi bị tước quyền công dân ( tự do đi lại) chứ không
bị tước quyền bầu cử. Ngoài ra, điều này không hợp lý với việc người chấp hành phạt không
phải tù vẫn có quyền bầu cử)

Những người bị mất nang lực hành vi dân sự

Những điều kiện đảm bảo

Việc niêm yết, việc thông báo danh sách cử tri bằng phường tiện thông tin đại chúng;

Công dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về danh sách cử tri

Ngày bầu cử chủ nhật


Đơn vị bầu cử chia nhiều khu vực bỏ phiếu

Liên hệ thực tiễn

(1) Số lượng cử tri tham gia bầu cử tuy chiếm tỉ lệ cao nhưng đôi lúc không thực chất vì
có hiện tượng bầu cử thay, bỏ phiếu dùm người khác

(2) Nhiều cử tri do điều kiện công việc, việc làm nên cư trú nhiều nơi nhưng do không
quản lý tốt vấn đề nhân khẩu hoặc cử tri không báo cáo với chính quyền nên dẫn đến đồng thời
có phiếu bầu cử ở nhiều nơi, hoặc không có phiếu bầu.

Thực tế: còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là vấn đề ứng cử vả tự ứng cử của
người dân (số lượng quá ít và bị lấn át bởi số người được đề cử, giới thiệuCơ chế thực hiện: tự
ứng cử đưa ra địa phương, tổ chức và ra Mặt trận Tổ quốc hiệp thương ==> rất dễ bị loại, các
nước khác có vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri rộng rãi

You might also like