You are on page 1of 17

1. Vì sao mô hình “tam quyền phân lập” không có hiệu quả trên thực tế?

- Mô hình “tam quyền phân lập” là một hệ thống chính trị trong đó quyền lực được chia
thành ba cơ quan riêng biệt: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan có vai trò và
chức năng riêng, có khả năng tự kiểm soát và đối trọng lẫn nhau.
- Tuy nhiên, mô hình này không hiệu quả trên thực tế:
+ Khó khăn trong việc đạt được sự cân bằng giữa ba cơ quan. Một cơ quan có thể trở nên
quá mạnh hoặc chiếm quá nhiều quyền lực so với các cơ quan còn lại, dẫn đến sự mất cân
bằng và thiếu hiệu quả.
+ Mô hình này có thể dẫn đến mâu thuẫn và xung đột giữa các cơ quan. Mỗi cơ quan có
thể có mục tiêu và lợi ích riêng, việc đạt được sự đồng thuận và hợp tác giữa các cơ quan
có thể gặp khó khăn. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống chính trị.
+ Mô hình “tam quyền phân lập” có thể dẫn đến quá trình ra quyết định chậm trễ. Việc
phải thông qua nhiều cơ quan và quy trình kiểm soát có thể làm chậm quá trình ra quyết
định, đặc biệt là trong những tình huống cần đưa ra quyết định nhanh chóng.
2. Vì sao Hiến pháp XHCN có thể can thiệp đến lĩnh vực văn hoá, xã hội nhưng
Hiến pháp tư bản thì không ?
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thường cho phép can thiệp vào lĩnh vực văn hóa, xã hội với
mục đích quy định và hướng dẫn các hoạt động để đảm bảo sự công bằng và phát triển
đồng đều trong xã hội; bảo vệ quyền lợi của cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội.
- Ngược lại, hiến pháp tư bản thường tập trung vào việc bảo vệ quyền cá nhân và tự do cá
nhân. Nó thường giữ quan điểm rằng các lĩnh vực như văn hóa, xã hội nên tự do tự chủ
và không bị can thiệp quá mức từ phía chính phủ. Do đó, hiến pháp tư bản thường hạn
chế quyền can thiệp của chính phủ trong những lĩnh vực này.
3. Chỉ ra những điểm mới cơ bản trong thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định tại
điều 120 (HP 2013) so với điều 147 (HP 1992, sửa đổi bổ sung 2001) và nêu ý nghĩa
của những điểm mới đó.
Điều 147 Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung 2001
Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất
là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Điều 120 Hiến pháp 2013
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội
quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên,
nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề
nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội
dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu
quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Những điểm mới cơ bản:


- Bổ sung thêm quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp
Điều 120 HP 2013: Quốc hội không còn là chủ thể duy nhất có quyền sửa đổi Hiến Pháp.
Theo đó, Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc hội, chính phủ hoặc ⅓ tổng số đại biểu
QH có quyền đề nghị sửa đổi hiến pháp
- Bước lấy ý kiến nhân dân là bắt buộc trong quá trình soạn thảo, sửa đổi hp
+ Điều 120 hp đã quy định “Việc trưng cầu dân ý do Quốc Hội quyết định”
+ Trưng cầu dân ý là ý tưởng thể hiện rõ nét nhất quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
Quy định này vừa có ý nghĩa đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân, vừa phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam
Ý nghĩa: Hiến pháp mới đã có các quy định cụ thể về hiệu lực và quy trình thủ tục làm
và sửa đổi Hiến pháp; thể hiện tính chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta ngày
càng hoàn thiện và phát triển.

4. Cho biết cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo điều 119 của Hiến pháp 2013 là mô hình
bảo hiến tập trung hay phi tập trung? Đánh giá ưu và nhược của mô hình này
- Mô hình bảo hiến tập trung: chức năng bảo vệ HP trao cho một cơ quan
- Mô hình bảo hiến phi tập trung: chức năng bảo vệ HP được thực hiện bởi một cơ quan
đặc biệt, có vị trí độc lập và có quyền luật pháp

Điều 119
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực
pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách
nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo điều 119 của Hiến pháp 2013 là mô hình bảo hiến phi tập
trung, nhưng khác so với các mô hình bảo hiến phi tập trung khác như ở các quốc gia
khác.

Ưu điểm:
- Mô hình bảo hiến khá độc đảo, tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân có
trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
- Hiến pháp của nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên có trách
nhiệm bảo vệ Hiến Pháp
- Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính khách quan, độc lập và tính chuyên môn hoá cao
trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp.
Nhược điểm:
- Không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan dẫn đễn tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
- Hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội; đồng thời làm giảm đi tính
tối cao, tính hiệu lực của hoạt động đó do cơ chế giám sát có quá nhiều chủ thể và tầng
nấc.
- Chưa phân biệt việc giám sát Hiến pháp với các loại giám sát khác dẫn đến việc giám
sát bản thân Quốc hội còn bỏ ngỏ.
5. Người dân đã bầu ra nghị viện nhân dân vào ngày tháng năm nào?

- Chưa bao giờ được bầu ra chính thức nên không có ngày tháng năm

6. Tại sao Hiến pháp 1946 lại tạo ra một vị chủ tịch nước mạnh mẽ và đầy quyền lực
như vậy?

→ Do hoàn cảnh lịch sử rất đặc thù, ngàn cân treo sợi tóc: nước ta đang tình trạng đa
đảng, thù trong giặc ngoài

→ Phải thoả hiệp với quân Trung và đối phó với quân Anh vì quân Anh còn sa lầy với
các thuộc địa cũ còn quân Trung sát vách nước ta: “Việt Quốc, Việt Cách sẽ được
nhường 70 ghế QH không thông qua bầu cử trong 330 ghế”.

→ Nghị viện nhân dân dưới sự tác động của Việt Quốc, Việt Cách và các đảng phản
chính trị có thể đưa ra các chính sách sai lầm, bán nước hay bị mua chuộc

⇒ Do vậy cần xây dựng một CTN có thiết chế cực kì mạnh mẽ để:
- Đối trọng, yêu cầu nghị viện thảo luận lại những luật đã được nghị viện thông qua và
kiểm soát chính sách, quyền lập pháp của nghị viện

- CTN phải độc lập và không chịu trách nhiệm trước nghị viện trừ tội phản quốc nhằm đề
phòng khi CTN kiểm soát nghị viện thì các đảng chính trị có thể liên kết lại lật đổ CTN

+ CTN có nhiệm kì dài hơn để đề phòng bất trắc xảy ra, giữ gìn vị trí lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, giữ trọn vẹn thành quả cách mạng của dân tộc

+ Quy định một CTN gần như bất khả xâm phạm về mặt pháp lý để bảo toàn sự an toàn
của CTN, ngoài ra HP 1946 cũng rất khó sửa đổi để NV không tuỳ tiện sửa đổi HP giảm
bớt quyền lực của CTN

→ Thể hiện sự tài trí, thông minh sáng suốt cũng như tầm nhìn xa trông rộng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
8. Bản Hiến pháp 1946 đã nghĩ ra cơ chế nào để kiểm soát quyền lực của Chủ tịch
nước?

- Các quyền trong Điều 49 là quyền hạn riêng của Chủ tịch nước:

+ Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái
trong lục quân, hải quân, không quân → một mình CTN không có khả năng điều động,
chỉ huy quân đội trong cả nước, phải có sự tham gia của bộ Tổng Tham mưu, Bộ trưởng
Bộ quốc phòng,…

+ Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ
quan Chính phủ và các quyền khác trong Điều 49 → các quyền hạn mang tính hình thức
vì phải có sự phê duyệt của Nghị viện nhân dân, CTN chỉ có thể giới thiệu

→ Những quyền hạn trong Điều 49 CTN không thể lạm quyền được

- Các quyền trong Điều 52 là quyền hạn của CP, là những quyền hành pháp cực kì mạnh
mẽ và là quyền mà CTN có thể lạm quyền nhưng nếu muốn thực thi thì CP phải ban bố
sắc lệnh, mà sắc lệnh phải có chữ ký của CTN và một hoặc nhiều nguyên Bộ trưởng tiếp

→ CTN muốn lạm quyền thì phải có Bộ trưởng, Nội các → Nghị viện nhân dân không
kiểm soát được CTN thì có thể kiểm soát Nội các thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm
→ Nội các giải tán, CTN không thể ban hành sắc lệnh để thực thi quyền hạn

9. Lí giải vì sao bản Hiến pháp 1946 chia nước ta ra làm 3 bộ?

Bản Hiến pháp 1946 chia nước Việt Nam ra làm 3 bộ là do những yếu tố chính sau đây:
- Việt Nam là một quốc gia có địa lý dài, với nhiều dân tộc và vùng miền khác nhau. Việc
chia thành 3 bộ là để phân chia quyền lực và quản lý địa phương theo cấp bậc và vùng
miền.
- Trước khi bản Hiến pháp 1946 được thông qua, Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ chia
cắt chính trị và lãnh thổ. Việc chia thành 3 bộ là một cách để cân nhắc và đáp ứng các
yếu tố lịch sử và chính trị của quốc gia, thuận tiện cho việc đi lại của người dân vì đã
quen với phân chia hành chính thời Pháp thuộc
- Giúp tăng cường quản lý và phát triển kinh tế, xã hội, và văn hóa ở mỗi vùng miền.
10. Lí giải vì sao bản Hiến pháp 1946 có đơn vị hành chính không tổ chức hội đồng
nhân dân?
- Theo hiến pháp 1946, hội đồng nhân dân không tổ chức tại tất cả cấp hành chính mà chỉ
được tổ chức ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã
11. Chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN với nhà
nước pháp quyền kiểu phương Tây?

- Sự khác nhau trong các quy phạm của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu
nhân và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước
+ Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, do dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ,…)
hoặc thông qua các đại biểu
+ Nhà nước pháp quyền kiểu Phương tây lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng
thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán
Chính phủ,…
- Tính tối cao của pl
+ Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa
nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí nguyện
vọng của toàn thể nhân dân.
+ Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối
cao của pháp luật, nhưng chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó
là giải cấp tư sản. Nói cách khác là chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề
quyền lợi của người lao động – những người bị áp bức bóc lột
- Quyền lực nhà nước
+ Tư tưởng “tam quyền phân lập” đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của nhà
nước pháp quyền tư sản. đó là các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc
lập với nhau; nhằm đảm bảo không có trường hợp một cơ quan đứng lên hoặc nắm trọn
cả 3 quyền.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà
coi quyền lực là thống nhất và thuộc về nhân dân

12. Chỉ ra những điểm mới trong điều 6 của HP 2013 so với điều 6 của HP 1992 và
nêu ý nghĩa của những điểm mới đó

Điều 6 HP 1992: Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Điều 6 HP 2013: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng
dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác
của Nhà nước.

Điểm mới:

- HP 1992: chỉ thể hiện hình thức dân chủ đại diện

- HP 2013: thể hiện cả 2 hình thức là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp

→ Thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến Việt Nam.

13. “Sự lãnh đạo của Đảng được hiến định trong tất cả các bảng hiến pháp trong
lịch sử Việt Nam.” Nhận định này đúng hay sai?
Sai.
- Ở HP 1946 không hiến định sự lãnh đạo của Đảng vì thời kì này nước ta là đa đảng,
Đảng Cộng Sản phải tuyên bố tự giải tán và rút về hoạt động bí mật. HP 1959 chỉ nhắc
đến sự lãnh đạo của Đảng Lao Động VN trong lời nói đầu, vì vào năm 1960 nhà nước ta
vẫn còn tồn tại 3 đảng chính trị: Đảng Lao Động, Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội.
- Lần đầu tiên sự lãnh đạo của Đảng được hiến định là Điều 4 - HP 1980 từ đó Điều 4 -
HP 1992 và Điều 4 - HP 2013 đều hiến định sự lãnh đạo của Đảng
14. So sánh quyền con người, quyền công dân trong Điều 50 HP 1992 với khoản 1
Điều 14 HP 2013
Điều 50 HP 1992: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công
dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

Khoản 1 Điều 14 HP 2013: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật

Điểm mới thứ 1


- HP 1992: quyền con người được tôn trọng
- HP 2013: quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm
→ Tăng thêm các nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân
Điểm mới thứ 2:
- HP 1992: Lần đầu tiên tại điều 50, cụm từ quyền con người đã được đề cập, tuy nhiên
quy định này vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa quyền con người và quyền công dân
“các quyền con người thể hiện ở các quyền công dân” → nhận thức sai lầm, vô lí vì 2
quyền này gần gũi với nhau nhưng không đồng nhất:
- HP 2013: tách riêng quyền con người và quyền công dân, là 2 khái niệm không đồng
nhất với nhau, không có quyền con người nào mà lại không bao hàm quyền công dân và
ngược lại không có quyền công dân nào nằm ngoài phạm vi quyền con người
+ Quyền con người (Điều 19,20,21)
+ Quyền công dân (Điều 25)
15. Chủ thể nào có thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân?

- Chủ thể có thể xâm phạm quyền con người và quyền công dân có thể là chính phủ, tổ
chức phi chính phủ, hoặc bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào khác có hành động vi phạm các
nguyên tắc và quy định bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
VD: Cá nhân: cướp giật tài sản → xâm phạm quyền sở hữu của người khác

- Nhà nước là chủ thể có thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân ở mức độ cao
nhất liên quan tới hàng trăm, hàng triệu người vì Nhà nước nắm giữ quyền lực công cộng
đặc biệt

16. Chủ thể nào bảo vệ quyền con người, quyền công dân tốt nhất?

- Nhà nước bởi vì Nhà nước có:

+ Có quyền lực công cộng mạnh mẽ

+ Có khả năng quản lý dân cư theo lãnh thổ

+ Có chủ quyền quốc gia

+ Có khả năng đặt ra thu thuế và thu thuế bắt buộc

+ Có khả năng ban hành pháp luật và quản lý dân cư theo pháp luật
17. Nhận định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng?” Đúng hay sai?
- Nhận định sai
- Căn cứ theo khoản 2 điều 14 hp 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

18. Tại sao phải hạn chế quyền? Để bảo vệ quyền của các cá nhân, các chủ thể khác
cũng như bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội, sức khoẻ,.. để ngăn sự tồn vong của
quốc gia

19. Vì sao QH là cơ quan duy nhất có thể hạn chế quyền con người, quyền công
dân? Nhân dân cũng có quyền hạn chế quyền con người, quyền công dân nhưng vì dân
chủ trực tiếp khó thực hiện nên giao cho QH xem như thay mặt cho Nhân dân quyết định

20. Lý giải vì sao trong HP 1959, “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” bị
dời từ chương 2 xuống chương 3 sau “Chế độ kinh tế và xã hội” so với HP 1946?

- HP 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mới này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà
→ HP 1959 là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. → ưu tiên xây dựng nền kinh xhoi mới

⇒ dời chương thể hiện sự cấp bách, quan trọng của chương “Chế độ kinh tế và xhoi”

21. Khi nào quyền lực nhân dân hoá thành quyền lực nhà nước?

- Khi thông qua HP, khi bầu cử

22. Vì sao các quốc gia trên thế giới đều phải áp dụng các nguyên tắc bầu cử tiến
bộ?
- Nguyên tắc bầu cử: tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
- Các quốc gia trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử tiến bộ để đảm bảo quá trình
bầu cử diễn ra công bằng, minh bạch và đáng tin cậy. Những nguyên tắc này giúp bảo vệ
quyền lợi của cử tri, thúc đẩy sự đa dạng chính trị, và tăng cường tính dân chủ trong hệ
thống chính trị của họ. Áp dụng các nguyên tắc bầu cử tiến bộ cũng giúp ngăn chặn gian
lận và tham nhũng, đảm bảo rằng quyền lực được phân phối một cách công bằng trong xã
hội.
23. Tại sao không bầu theo đơn vị hành chính mà bầu theo đơn vị bầu cử?
- Đơn vị bầu cử thường nhỏ hơn và có dân số tương đối đồng đều, điều này giúp dễ quản
lý dân cư, chia phiếu chia cử tri, tính toán số lượng cử tri phiếu bầu, cơ cấu số đại biểu
được bầu sao cho khách quan . Tránh tình trạng gom phiếu cục bộ ở địa phương

- Việc chia nhỏ đơn vị bầu cử tạo ra nhiều ghế đại diện, từ đó khuyến khích sự cạnh tranh
và đa nguyên trong việc tranh cử. Điều này giúp đảm bảo rằng các quan điểm và lợi ích
của các nhóm dân cư khác nhau được đại diện và thể hiện ý chí, nguyện vọng nhân dân
trên địa bàn bầu cử đó.
- Bầu cử theo đơn vị bầu cử cũng giúp tăng tính minh bạch và kiểm soát. Việc có các đơn
vị bầu cử nhỏ hơn giúp giám sát và kiểm tra quá trình bầu cử dễ dàng hơn. Tránh lạm
quyền, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình bầu cử
24. Nhận định “UBND cấp xã là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại về danh sách cử tri” là đúng hay sai?
- Nhận định sai
- Theo điều 33 Luật bầu cử: Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai xót thì
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập
danh sách cử tri
- Theo khoản 1 điều 31 Luật bầu cử: Danh sách cử tri do UBND cấp xã lập theo từng khu
vực bỏ phiếu. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, trị trấn thì UBND huyện có
trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng đơn vị bỏ phiếu

25. “Đại biểu QH có quyền chất vấn tất cả các chức danh do QH thành lập” đúng or
sai?
- Nhận định sai

- Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát: Chất vấn là việc đại biểu Quốc
hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Và điều 8-9 Luật Tổ chức Quốc Hội chỉ liệt kê một số đối tượng bị chất vấn chứ không
phải all chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Các đối tượng không bị phê chuẩn như:

+ Các thành viên của Hội đồng QP và AN

+ Các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia (Chủ tịch HĐBCQG)

+ Tổng thư ký QH

+ Các thẩm phán của TANDTC


26. “UBTVQH có quyền đình chỉ và bãi bỏ các nghị định của CP trái với HP, luật,
pháp lệnh” đúng or sai?
- Sai, vì căn cứ theo khoản 4 Điều 74 của HP 2013 thì:
+ Trái với HP, luật thì UBTVQH có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản và trình QH
quyết định việc bãi bỏ
+ Trái với pháp lệnh thì UBTVQH có quyền bãi bỏ

27. “UBTVQH có quyền bãi bỏ tất cả nghị định trái pháp luật của CP” đúng or sai?
- Sai, vì các nghị định của CP trái pháp luật là có thể trái với HP, luật, văn bản QH hoặc
trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH,… nên phải xét theo trường hợp mà quyết
định

28. Vì sao trong 5 bản HP của VN thì chỉ có HP 1959 lại quy định CTN k cần là
ĐBQH và từ 35t trở lên? (*)

Hướng dẫn: Ý của câu này là phải giải thích vấn đề này trong mối tương quan giữa HP 59
và 4 bản HP còn lại chứ đừng nên giải thích theo hướng vì sao ng thủ phải 35t và k cần là
ĐBQH

29. Chỉ ra những điểm mới cơ bản về nhiệm vụ của TAND được quy định tại Điều
102 của HP 2013 so với Điều 126 HP 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và ý nghĩa
của những điểm mới ấy

→ Có 4 điểm khác nhau

Điều 126 - 1992 Điều 102 - 2013


Bảo vệ pháp chế xhcn Bảo vệ công lý
Không quy định về pháp chế xhcn
Bảo vệ chế độ xhcn Bảo vệ chế độ xhcn
Bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, Bảo vệ quyền con người, quyền công
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và dân
nhân phẩm của công dân
Bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
thể lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Điểm 1:
+ Điều 126 HP 1992: đồng nhất nhiệm vụ của TAND với VKSND → vô lý vì 2 cơ quan
này khác nhau có chức năng khác nhau thì phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau → trao
cùng sẽ dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ, lãng phí nguồn nhân lực, k quy kết được trách
nhiệm
+ HP 2013: minh định tách bạch nhiệm vụ ra riêng → cả 2 cơ quan có sự chuyên môn
hoá, đề cao sự độc lập của từng cơ quan
Điều 102 → TAND
Điều 107 → VKSND
- Điểm 2:
+ HP 1992: bảo vệ pháp chế XHCN - đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật XHCN →
toà án là công cụ để bảo vệ pháp luật của nhà nước
+ HP 2013: nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ công lý → toà án k còn bảo vệ pháp luật của
nhà nước mà bảo vệ công lý
(*)
công lý khác pháp luật:

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc và quy định được thiết lập bởi nhà lập pháp hoặc các
cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hành vi của cá nhân và xã hội. Nó được thiết lập để
đảm bảo sự công bằng, trật tự và ổn định trong xã hội.
- Công lý là một khái niệm trừu tượng hơn, liên quan đến sự công bằng và đúng đắn
trong việc đối xử và phân phối quyền lợi xã hội. Nó đề cập đến việc đảm bảo mọi người
được đối xử bình đẳng và công bằng, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo,
chủng tộc, giai cấp hay bất kỳ yếu tố nào khác.
- Điểm 3:
+ Điều 126 HP 1992: liệt kê những giá trị mà TAND bảo vệ → k đầy đủ và k khái quát
+ Điều 102 HP 2013: quy định súc tích và khái quát hơn → bảo vệ quyền con người,
quyền công dân sẽ thông qua xét xử những nhiệm vụ cụ thể → thông qua quyền bảo vệ
công lý tốt thì bảo vệ quyền con người, quyền công dân tốt - bảo vệ quyền con người,
quyền công dân là 1 khía cạnh thể hiện đang bảo vệ công lý
- Điểm 4: so với HP 1992 thì HP 2013 súc tích và khái quát đầy đủ hơn
30. Vì sao Chủ tịch HĐND giữa nhiệm kỳ thì không nhất thiết là ĐB HĐND? (*)
- Vì Chủ tịch đầu nhiệm kỳ bắt buộc phải là ĐB HĐND để đi họp, lắng nghe, hiểu đc các
chính sách để làm đúng (xem những quyền hạn của Thủ tướng chính phủ suy nghĩ thêm)

31. Vì sao Phó Chủ tịch và Uỷ viên phải hoạt động chuyên trách, còn Chủ tịch thì
không cần? (*)

- Về mặt Đảng, Chủ tịch thường là Bí thư Đảng ủy (hoạt động chuyên trách), còn là phó
bí thư Đảng ủy (hđ ko chuyên trách)….(nghe ghi âm lại)

32. Nếu 1 bộ trưởng phát hiện 1 bộ trưởng khác ban hành thông tư trái với thông tư
của mình thì sẽ làm gì?
- Căn cứ theo Điều 35 Luật Tổ chức CP, bộ trưởng đó sẽ đề nghị với bộ trưởng kia hoặc
trình lên Thủ tướng CP

33. Bộ trưởng phát hiện ra UBND cấp tỉnh làm trái với thông tư của mình thì sẽ làm
gì? Đề nghị UBND xem xét hoặc trình lên Thủ tướng

34. Bộ trưởng phát hiện ra HĐND cấp tỉnh ban hành NQ trái với thông tư của mình
thì sẽ làm gì?

- Trình lên Thủ tướng và Thủ tướng báo cáo lên UBTV QH xem xét vì Thủ tướng chỉ có
quyền đình chỉ không có quyền bãi bỏ NQ của HĐND

35. Vì sao trước 2013 không có quy định nào nói rằng cơ quan nào thực hiện quyền
hành pháp?

- Vì ở VN trc 2013 do tư tưởng tập quyền XHCN, all quyền lực tập trung trong tay QH
nên có quan niệm “cả QH và CP đều thực hiện quyền hành pháp” - QH là cơ quan quyết
định, hoạch định chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô; CP là cơ quan hành chính thực thi
chính sách hành pháp do QH quyết định

36. Tại sao Uỷ viên của UBND là người đứng đầu cơ quan chuyên môn?

- Để HĐND có thể kiểm soát được (có thể chất vấn, bãi miễn)

- Để hiểu rõ những gì về làm cho sở

37. Tất cả các cơ quan thuộc hành chính đều song trùng trực thuộc?

- Sai vì có Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ không chịu trách nhiệm trước nhánh nào
cao hơn nó trừ Quốc hội.

38. Tư tưởng về kiểm soát qlnn đã xuất hiện từ thời kì cổ đại nhưng vì sao đến thế
kỷ 18 bản HP đầu tiên mới ra đời
39. Tại sao không thành lập đội phụ trách bầu cử chuyên nghiệp? Ý nghĩa của việc
thành lập hội bầu cử quốc gia.
40. Cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hay ko ?
- Cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu quốc hội
- Căn cứ pháp lý : khoản 2 điều 7 hiến pháp 2013
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân
dân bãi nhiễm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
41. Chủ tịch nước có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm kỳ của Quốc Hội hết thì Chủ tịch nước
hết nhiệm kỳ ( đúng or sai )
- Nhận định đúng
- Căn cứ pháp lý: Điều 87 hiến pháp 2013
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch
nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Do đó QH và CTN đều có nhiệm kỳ là 5 năm.
Có khi nào chủ tịch nước chỉ có nhiệm kỳ dưới 5 năm hay không?
- Nhiệm kì của CTN Nguyễn Xuân Phúc chỉ có 2 năm vì ông miễn nhiệm chức vụ
42. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật. ( đúng or
sai )
Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý : khoản 2 điều 14 Hiến Pháp 2013: Quyền con người, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Ngoài pháp luật ra thì quyền con người, quyền công dân còn bị giới hạn bởi luật
Ví dụ: Quyền con người và quyền công dân còn bị giới hạn bởi đạo đức, giáo dục, gia
đình,...
vd: Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, công dân chỉ bị hạn chế về
quyền này trong trường hợp cần thiết và phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
43. Tại sao pháp luật hiện hành chủ tịch ko có quyền phủ quyết luật do Quốc hội
ban hành ?
- Khoản 1 Điều 70 HP 2013: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi
luật
- CTN không có quyền phủ quyết các đạo luật do QH ban hành là vì nước ta hiện nay
đang theo chế độ tập quyền XHCN, tất cả quyền lực đều thuộc về QH, QH là chủ thể cao
nhất, còn CTN chỉ là một chế định do QH thành lập và bầu ra trong số các ĐBQH nên
CTN ko thể có quyền cao hơn QH được.
- Nếu CTN có quyền phủ quyết các đạo luật do QH ban hành thì cũng đồng nghĩa với
việc phủ quyết quá trình lập pháp của chính mình.
- Như vậy, việc CTN phủ quyết các đạo luật do QH ban hành là mâu thuẫn nên không
được pháp luật hiện hành quy định
44. Vì sao chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm thẩm phán ?
- Căn cứ vào khoản 3 điều 88 Hp 2013: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ
vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá
- Vì theo khoản 3 Điều 88 HP 2013 đã quy định CTN có quyền bổ nhiệm các thẩm phán
tòa án khác, còn TPTANDTC hay TPTANDCC là chủ tịch nước chỉ căn cứ vào nghị
quyết của QH để bổ nhiệm. Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện hành chủ tịch nước
chỉ có quyền bổ nhiệm các thẩm phán toà án khác
45. Vì sao theo hp1946, bộ là đơn vị hành chính ở địa phương
47. Thủ tướng Chính Phủ có quyền đề nghị Quốc Hội đề nghị phê chuẩn thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính Phủ ( đúng or sai )
Nhận định sai
- Căn cứ theo khoản 1 điều 9 của Luật Tổ chức Quốc hội: Quốc hội phê chuẩn đề nghị
của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
- Quốc Hội không có quyền phê chuẩn Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ.
48. Tại sao năm 1946 Việt Nam không được công nhận là nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa.
- Điều 1 HP 1946 : Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
- Khẳng định rõ bản chất của Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ nhân dân, thể hiện
quyền lực nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
- Sự kết hợp hài hoà giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân.
- Nhà nước do giai cấp công nhân lãnh đạo
- Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa theo hình thức chính thể, dân chủ cộng hoà
- Còn Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô
sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
49 . Chỉ ra điểm mới cơ bản của điều 69 HP 2013 so với điều 83 của HP 1992
- Điều 83 HP1992: Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
- Điều 69 HP 2013: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Điểm mới thứ 1:
- HP 1992: thể hiện sự tập quyền
-> đến hp 2013 đã loại bỏ từ “ duy nhất “. Vì quy trình lập hiến rất phức tạp nên cần có
sự tham gia, phối hợp của nhiều chủ thể. Và để phù hợp với tinh thần của lập hiến hiện
đại, thể hiện quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
Điểm mới thứ 2:
- Điều 69 - 2013 có sự phân biệt giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến. Điều 83-1992
chưa có sự tách bạch giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến
-> đưa hiến pháp lên cao hơn là văn bản, đạo luật nhà nước
Điểm mới thứ 3:
- Năm 1992 quy định “ QH có quyền…. ‘ còn năm 2013 “ QH thực hiện quyền..” tức là
thay mặt nhân dân thực hiện quyền lập hiến, lập pháp chứ ko phải QH quyền riêng có
50. Tại sao Hiến pháp 1959 lại đặt ra toà án nhân dân địa phương
- Hiến pháp 1959 bị ảnh hưởng bởi mô hình xhcn, quy định chế độ thẩm phán bầu, hội
đồng nhân bầu ra ( bình thường là do QH bầu ). Mỗi nơi đều có HĐND nên ở địa phương
nào cũng có thẩm phán ( cấp tỉnh, cấp huyện )
53. Tại sao Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất ?
- Vì quốc hội nhận quyền lực trực tiếp của nhân dân.
- Vì quốc hội cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước do nhân dân bầu ra
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
54.CMR hiến pháp 1946 có sự rõ ràng giữa chủ quyền nhân dân và chủ quyền nhà
nước ?

Đề mới thi
Câu 1: Nhận định
1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp
2. Theo hiến pháp hiện hành, việc chuyển đổi địa giới thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân
dân tỉnh đà lạt
3. Quyền con người, quyền công dân được pháp luật hạn chế trong những trường hợp bảo
đảm an mình trật tự, an toàn,
4. Theo hiến pháp 2013, việc thành lập khu kinh tế- hành chính đặc biệt do ủy ban
thường vụ Quốc hội tham mưu và quyết định với chính phủ
5. Theo hiến pháp 2013, toà án có quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh
Câu 2: phân tích điểm mới điều 102 Hp2013 với điều 126 HP 1992 sửa đổi bổ sung2001
Câu 3: so sánh quy trình sửa đổi hiến pháp của điều 147 HP 1992 với điều 120 HP 2013
So sánh giữa Lấy phiếu tín nhiệm và Bỏ phiếu tín nhiệm:
* Khái niệm:
- LPTN: Là việc QH thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm của người
được lấy phiếu. Từ đó, làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá hoạt động của cá nhân cán
bộ
- BPTN: LÀ việc QH thể hiện sự tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với Cán bộ và việc
BPTN cũng là cơ sở để tiến hành việc miễn nhiệm đối với những cá nhân chưa hoàn
thành công việc theo sự đánh giá của tập thể.
* Đối tượng:
- LPTN: CTN, Phó CTN, Chủ tịch QH,.. Nói chung là các người giữ các chức vụ ở Quốc
hội, Chính phủ, TANDTC, VKSND, KTNN.
- BPTN: Người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn.
*Thời điểm và điều kiện thực hiện:
- LPTN: Thường diễn ra định kì và chỉ diễn ra 1 lần mỗi nhiệm kì.
- BPTN: Khi có sự yêu cầu của 1 trong những chủ thể sau đây: UBTVQH, HDDT hoặc
UBQH, ít nhất 20% tổng số ĐBQH. Người được lấy phiếu tín nhiệm nhưng có từ ⅔ tổng
số đại biểu QH đánh giá tín nhiệm thấp.
* Mức độ:
- LPTN: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp
- BPTN: Tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
* Kết quả/ Hệ quả:
- LPTN: 1. Nếu có quá nửa ( từ ½ ) ĐBQH tín nhiệm thấp -> Cá nhân ấy có thể xin từ
chức 2. Có từ ⅔ tổng số đại biểu Qh tín nhiệm thấp → UBTVQH trình lên QH tiến hành
quy trình bỏ phiếu tín nhiệm
- BPTN: Trong trường hợp cá nhân ấy có quá nửa ĐBQH không tín nhiệm: 1. Có thể xin
từ chức 2. Nếu không từ chức thì người giới thiệu QH bầu hoặc phê chuẩn chức danh ( cá
nhân đó ) sẽ trình QH về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc trình QH về việc phê chuẩn đề
nghị miễn nhiệm, cách chức.
So sánh miễn nhiệm, bãi nhiệm
Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức
Khái niệm Miễn nhiệm là việc Bãi nhiệm là việc cán Cách chức là việc cán
cán bộ, công chức bộ không được tiếp bộ, công chức lãnh
được thôi giữ chức vụ, tục giữ chức vụ, chức đạo, quản lý không
chức danh khi chưa danh khi chưa hết được tiếp tục giữ chức
hết nhiệm kỳ hoặc nhiệm kỳ vụ lãnh đạo, quản lý
chưa hết thời hạn bổ khi chưa hết nhiệm kỳ
nhiệm hoặc chưa hết thời hạn
bổ nhiệm
Điều kiện - Do có 2 năm liên – Do có hành vi vi – Do có hành vi vi
áp dụng tiếp không hoàn thành phạm pháp luật phạm pháp luật
nhiệm vụ
– Vi phạm về phẩm – Vi phạm về phẩm
- Vì lý do sức khỏe chất đạo đức chất đạo đức

- Không đủ năng lực – Không còn xứng – Không còn xứng


đáng giữ chức vụ được đáng giữ chức vụ
– Theo yêu cầu nhiệm giao được giao
vụ
– Chỉ áp dụng với cán
– Vì các lý do khác bộ được phê chuẩn giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ

Hậu quả – Được bố trí công tác - Bị thôi giữ chức vụ – Kéo dài thời gian
pháp lý phù hợp với chuyên được bầu lương 12 tháng
môn nghiệp vụ được
đào tạo – Không được nâng
ngạch, đào tạo, bổ
– Nghỉ hưu nhiệm trong thời hạn
12 tháng
– Thôi việc
– Cách chức do tham
nhũng thì không được
bổ nhiệm vào vị trí
lãnh đạo

You might also like