You are on page 1of 60

CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ VÀ MỘT SỐ TÌNH

HUỐNG ÁP DỤNG
1. Các bước làm bài chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
- Xác định di sản thừa kế
- Chia thừa kế theo di chúc
- Chia thừa kế theo pháp luật
- Tính 2/3 1 STK cho những người thuộc điều 644 BLDS 2015
( Những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc bao gồm: con chưa
thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng
lao động.)
Lưu ý: Bài làm gồm 4 bước và 1 phần kết luận, tuy nheien không phải bài
nào cũng đầy đủ các bước như trên, có bài có thể gồm 2 hoặc 3 bước.)
a. Xác định di sản thừa kế
VD: A và B là vợ chồng hợp pháp có con chung là X và Y. Trong thời kì
hôn nhân A và B có tạo dựng được khối tài sản gồm căn nhà 1 tỷ 2, 300tr
tiền mặt, 1 chiếc xe ô tô 500tr. Hãy xđ di sản của A?
Xác định di sản của A: ( 1t2+300+500) : 2 = 1 tỷ
- Tài sản chung vợ chồng là X => Chia đôi X/2
- Tài sản chung với bồ là X => X/4 ( Vì đây là tài sản hình thành trong
thời kỳ hôn nhân của người chết với vợ ( hoặc chồng) nên thuộc sở hữu
chung do đó phải tiếp tục lấy con số này chia đôi
=> Chia 4
- Nếu đề bài cho như sau : AB là vợ chồng, tài sản của AB là X, A chung
sống như vợ chồng với C, Tài sản của AC là Y. A chết, hãy xác định dia
sản của A.
Vậy di sản của A là: ( X + Y/2 ) :2
- Nếu đề bài có tình tiết nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa
vụ đó là của chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu còn nghĩa vụ
của riêng người chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


VD: A và B là vợ chồng, lúc còn sống A có vay C 500tr phục vụ nhu cầu
sống và ăn học cho các con, tài sản chung của AB là 2 tỷ. Vậy số tiền
500tr A vay C là phục vụ nhu cầu thiết yếu cho gia đình, nên AB phải liên
đới trả cho B ( theo khoản 2 điều 37 luật hôn nhân và gia đình 2014. ).
Do đó di sản của ông A để lại là: ( 2 tỷ - 500tr) :2 = 750tr
- Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài cho
tiền mai táng được lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì chỉ cần cộng lại
để xác định tài sản chung của vợ chồng khi chua trừ đi tiền mai táng.
VD: A và B là vợ chồng. Khi A chết tiền mai táng hết 70 triệu. Sau khi trừ
tiền mai táng thì TSC của vợ chồng còn 730tr. Hãy xđ di sản thừa kế của
A : ( 730 + 70 ) : 2 -70 = 330tr
b. Chia di sản thừa kế theo di chúc
Những ngùi sau không chia ở bước này:
1. Người không được thừa kế theo di chúc ( Trong di chúc người chết
không chia cho người này)
2. Người bị truất
3. Người bị tước ( điều 621 ), trừ khi người lập di chúc biết rõ về hành vi
của những người này và trong di chúc vẫn cho hưởng.
4. Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng ( Tuy nhiên
nếu người này có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thì không được quyền từ
chối)
5. Người được chia trong di chúc nhưng chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc. Do đó phần di chúc đó bị vô hiệu, phần di
sản định đoạt cho những người này được chia theo pháp luật.
c. Chia di sản thừa kế theo pháp luật.
- Bước này chỉ có trong trường hợp: Sau khi chia thừa kế theo di chúc thì
phần di sản còn lại chưa được chia do đó phần di sản thừa kế này được
chia theo pháp luật

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia ( chia theo
hàng ưu tiên, ưu tiên theo thứ tự hàng 1,2,3 )
- Nhứng người sau đây không được chia:
1. Người bị truất
2. Người bị tước ( theo điều 621 )
3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế
4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc hết cùng thời điểm với người để
lại di sản ( là con của người chết ) thì cần chia làm 2 trường hợp sau :
 Những người này không có con nên không chia
 Những người này có con thì con sẽ hưởng thừa kế vị chung nhau 1
suất
d. Tính 2/3 1 STK cho những người thuộc điều 644 BLDS 2015
- Những người được tính theo điều 644 gồm :
1. Bố, mẹ, vợ, chồng
2. Con chua thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng
lao động
- Những người trên rơi vào các trường hợp sau:
1. Không được hưởng thừa kế t heo di chúc: người lập di chúc truất hoặc
người lập di chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản
thừa kế mà không chia cho những người thuộc điều 644
2. Người hưởng di sản thừa kế( theo di chúc hoặc theo pháp luật ) nhưng
phần hưởng không đủ 2/3 1 STK theo luật do đó được bù đủ 2/3 1 STK
( lấy 2/3 1 STK trừ đi số di sản mà họ đã được hưởng sẽ ra phần thiếu,
sau đó áp dụng nguyên tắc rút bù)
VD: A và B là vợ chồng, có con chung là C, D. Tài sản chung của AB là
600tr, trước khi chết A viết di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho C
và D. Chia thừa kế trong trường hợp này.
Trước tiên cần xác định di sản của A : 600: 2 = 300tr

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


Chia thừa kế theo pháp luật : Vì bà B là người hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào di chúc nên: 1STK = 600/3 x 2/3 = 133.33tr
Vậy di sản còn lại là 166.67tr
Chia thừa kế theo di chúc : C = D = 166.67/2 = 83.335tr
( Có thể đảo bước tính 2/3 1 STK nên trước )
Lưu ý : Nhân suất không bao gồm các nhóm sau đây :
1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản thừa kế mà kh ông có người thừa kế vị ( Nếu trường hợp họ có người
thừa kế vị thì vẫn tính như bình thường )
2. Người từ chối nhận di sản thà kế
3. Người không được hưởng di sản thừa kế ( người bị tước )
VD: AB là vợ chồng, có con chung là C, D, E, F. A có bố là G. Tài sản
chung của AB là 2 tỷ. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của G, C từ
chối nhận di sản thưa kế.
Vậy ta tính 2/3 1 STK theo điều 644 cho G = 2/3 x 1 tỷ/4 = 166,67tr
Nguyên tắc rút bù:

Ví dụ: X và Y là người được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều
644. X cần được bù: 40 triệu; Y cần được bù 80 triệu. Biết: Z được
hưởng thừa kế theo di chúc là 70 triệu; T được hưởng thừa kế theo
di chúc là 140 triệu và Q được hưởng theo di chúc là 210 triệu.
C1: Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản
thừa kế của tất cả những người phải rút) x tổng số di sản cần rút bù cho
người Điều 644.

Áp dụng vào bài tập:

Số phần di sản Z rút = 70 : (70 + 140 + 210) x 120 = 20 triệu.


Số phần di sản Z rút = 140 : (70 + 140 + 210) x 120 = 40 triệu.
Số phần di sản Z rút = 210 : (70 + 140 + 210) x 120 = 60 triệu.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


* Lưu ý: Nếu làm theo cách 1 có thể trình bày trực tiếp vào vở.

C2: Chia tỷ lệ: Trong bài này, trích bù từ phần di sản của C, D, E
theo tỉ lệ để bù cho A và B.

 Z = 70 triệu Lấy số lớn hơn


 T = 140 triệu chia cho số nhỏ
 Q = 210 triệu nhất đề tìm tỉ lệ

=> Số phần của C = 70 : 70 = 1 phần => Số phần của D = Tổng = 1 + 2 + 3


140 : 70 = 2 phần => Số phần của E = 210 : 70 = 3 phần = 6 phần

– Tổng số di sản cần rút là: 40 + 60 = 120 triệu.

– Một phần tương ứng với số di sản cần rút là: 120 : 6 = 20 triệu.

=> Như vậy: Z rút 20 triệu.

=> T rút = 20 x 2 = 40 triệu.

=> Q rút = 20 x 3 = 60 triệu.

* Lưu ý: Nếu rút theo cách này thì phần này tính ra nháp rồi ghi kết quả
vào trong vở (thực chất cô diễn giải từng bước thì thấy hơi dài và lâu
nhưng tính quen theo cách này thì cũng tương đối nhanh. Bài này cô lấy
kết quả tròn cho dễ thực hiện. Với những bài lẻ (số thập phân)… tính
tương tự theo phương thức này).

Cách chia thừa kế thế vị

Điều 652 về thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.

– Ví dụ về thừa kế thế vị:

A có vợ là B, có 3 con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có 2 con


chung là C2 và C3. Tài sản chung của AB là 1,8 tỷ đồng. A chết
lập di chúc cho B hưởng 1/2 di sản; cho C hưởng 300 triệu đồng
nhưng C chết cùng thời điểm với A.
Đối với loại bài tập này, thường sai ở chỗ: mọi người sẽ lấy phần hưởng
theo di chúc của C là 300 triệu để chia thế vị cho C2, C3 luôn => Chia sai.

– Nguyên tắc làm:

+ Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
để lại di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này
được chia theo pháp luật;

+ Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước
chia thừa kế theo pháp luật.

– Ứng dụng:

* Xác định di sản thừa kế của A = 1.8 tỷ : 2 = 900 triệu.

* Chia di sản thừa kế của A theo di chúc:

– B = ½ x 900 triệu = 450 triệu.

– Mặc dù trong di chúc A định đoạt cho C 300 triệu nhưng C chết cùng
thời điểm với A nên phần di chúc này bị vô hiệu; do đó, phần di sản định
đoạt cho C được chia thừa kế theo pháp luật.

* Chia di sản thừa kế của A theo pháp luật:

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


– (C2 + C3) = D = = E = 450 triệu : 3 = 150 triệu => C2 = C3 = 150 triệu :
2 = 75 triệu.

Lưu ý: Vẽ sơ đồ phả hệ:


- Đây là một bước không thể thiếu khi làm bài tập chia thừa kế, mặc dù
trong bài làm chúng ta không cần đưa vào, nhưng việc vẻ phả hệ sẽ giúp
chúng ta xác định được những người có quyền thừa kế theo pháp luật,
giúp ta không bỏ sót người thừa kế.

3. Một số tình huống áp dụng

Tình huống 1: Ông An và Bà Bình là vợ chồng, có 4 người con chung


là Chi, Dung, Đông, Hà. Chi có chồng là Quân ,có 2 con chung là
Xuân và Yến. Dung có chồng là Lộc và có 2 con chung là Minh và
Nam. Đông là giáo viên, sống độc thân. Hà sinh năm 2005 được cho
làm con nuô ituwf lúc 2 tuổi. Năm 2006 ông An sống chung như vợ
chồng với Bà Tiên và có 1 người con chung là Phương sinh năm 2007.
Đầu năm 2007 ông An lập di chúc hợp pháp với nội dung: để lại toàn
bộ di sản của mình cho Bà Tiên, Phương, Chi, Dung và Đông. Tháng
6/2017 ông An và chi chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Dung

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


bị bệnh cũng qua đời sau đó, chua kịp nhận di sản của cha để lại.
Căn cứ vào BLDS 2015, hãy chia thừa kế trong trường hợp trên biết :
Trong thời kỳ chung sống với bà Tiên , ông An có tạo lập được khối
tài sản trị giá 800tr, Chi để lại di sản thừa kế trị giá 600tr , cha và mẹ
ông An đều chết trước ông An.

Lời giải:

Vì trong thời gian chung sống với bà Tiên, ông An tạo lập một khối tài
sản trị giá 800 triệu đồng. Do đó, đó chính là tài sản riêng của ông An
không liên quan đến bà Tiên nhưng vẫn trong thời kỳ hôn nhân.
Vậy di sản của ông An là 800/2 = 400 triệu.
Xét điều 644 BLDS 2015: Bình và Hà là người thừa kế không phụ thuộc
vào di chúc : 1STK = 400/6 x 2/3 = 44,44tr
Chia thừa kế theo di chúc : 400 : 5 = 80 triệu
Mà C và A chết cùng thời điểm nên di chúc vô hiệu, chia thừa kế theo
pháp luật ( Theo khoản c khoản 1 điều 650 BLDS 2015 )
80 : 6 = 13.3 triệu ( Trong đó gồm Bình , ( Xuân + Yến hưởng chung 1
STK vị ), Đông, Dung, Hà, Phương )
Sau khi chia, Bình và Hà có 13,3 triệu
Vậy mỗi người còn thiếu 31,1tr
Áp dụng nguyên tắc rút bù ta có:
Dung = Đông = Phương = 93,3 tr
Tiên = 80 tr
X+Y= 13,3 tr
=> Tỉ lệ 7:6:1
Do đó tổng có : 7 + 6 + 1 = 14 phần
Số di sản cần rút là: 31,1tr
1 phần tương ứng với số di sản cần rút là : 31,1 : 14 = 2,22tr
=> Dung = Đông = Phương rút : 2,22 x 7 = 15,6tr

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


(X,Y) rút : 2,22 x1 =2,22tr
T rút : 2.22 x 6 = 13,4 tr
Vậy Dung = Đông = Phương = 93,3 -15,6 = 77,7 tr
( X,Y ) = 13,3 - 2,22 = 11.1 tr
T = 66.6 tr
Chia di sản của C: 600/4 = 150tr
Chia di sản của D : 77,7/4 = 19,4tr
Đáp án:
1. Bình= 213.8tr
2. Xuân= 155.6tr
3. Yến= 155.6tr
4. Đông= 77.7tr
5. Tiên= 66.6tr
6. Phương= 77.7tr
7. Hà=44.4tr
8. Quân=150tr
9. Lộc=19.4tr
10. Minh=19.4tr
11. Nam=19.4tr
Tình huống 2 :Vợ chồng ông Đ và bà N có 3 người con là A, B, C. A
là con cả đã lấy vợ và có 2 con là A1 và A2. Còn B và C còn nhỏ. Đầu
năm 2020, trên đường đưa con đi học, Ông Đ và anh A đã gặp tai nạn
giao thông, và chết cùng thời điểm với nhau. Cuối năm 2019 ông Đ
đã lập di chúc chia tài sản cuả mình thành 3 phần bằng nhau cho mỗi
con 1 phần. Còn A trước đó không có để lại di chúc. Vậy A1 và A2 sẽ
được nhận di sản của ông Đ như thế nào? Biết tài sản chung của 2 vợ
chồng ông Đ và bà B là 1 tỷ 800tr.

Lời giải:

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


Xác định di sản thừa kế của Đ: 1 tỷ 8/2 = 900tr

Chia thừa kế theo di chúc: 900/3= 300tr

Do Đ và A chết cùng thời điểm nên di chúc vô hiệu

Chia thừa kế theo pháp luật ( Điểm c khoản 1 điều 650 BLDS 2015 ):

300:4 = 75tr ( A1 và A2 sẽ hưởng thừa kế vị chung nhau 1 phần theo điều


652 BLDS 2015 )

Xét điều 644 BLDS 2015: Bà N là người hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào di chúc: 1STK = 900/4 x 2/3 = 150 triệu

Mà Bà N mới nhận được 75 triệu, vẫn còn thiếu 25 triệu nên:

Áp dụng nguyên tắc rút bù ta có:

B = C = 375 triệu

=> Tỉ lệ 5:1. Do đó 5 + 1 = 6 phần

A1 + A2 = 75 triệu

1 phần tương ứng số di sản cần rút là 75 : 6 = 12,5

B = C rút số di sản là : 12,5 x 5 = 62,5 tr

A1 = A2 rút số di sản là : 12.5 x 1 = 12,5 tr

Vậy A1 = A2 = 75 - 12.5 = 62,5tr

Tình huống 3: Vợ chồng ông A và bà B có 3 đứa con trai là C,D,E và một


đứa con nuôi là H. Năm 2009 ông A chết do bệnh nặng không có di chúc.
Sau khi ông A chết bà B quyết định chia tài sản của ông A cho các con
trai là con đẻ mà không chia cho H là con nuôi. Biết rằng tài sản của hai
ông bà là căn nhà trị giá 300 triệu đồng, sổ tiết kiệm 20 triệu đồng và một
số vật dụng khác trị giá 20 triệu đồng.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


a. Việc làm của bà B đúng hay sai ? tại sao ?
b. Chia thừa kế trong trường hợp này ?
Lời giải:
a. Việc làm của bà B là sai, vì căn cứ theo quy định tại Điều 651 BLDS
2015 quy định : “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Điều 653 BLDS
2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của
nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652
của Bộ luật này”. Từ hai điều luật trên, ta có thể khẳng định, con nuôi
cũng có quyền hưởng thừa kế, không chỉ thừa kế theo di chúc mà còn là
người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ nuôi.

Do vậy mặc dù H là con nuôi nhưng vẫn có quyền hưởng thừa kế như con
đẻ.
b. Xác định di sản thừa kế của ông A: ( 300 + 20 + 20 ) :2 = 170 triệu
Do ông A chết không để lại di chúc nên ta sẽ chia thừa kế theo pháp luật
( theo điểm a khoản 1 điều 651 BLDS 2015)
170/5 = 34 triệu
Vậy B=C=D=E=H = 34 triệu
Tình huống 4: Năm 1999 , Ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai
người con là C (2000) và D (2008). Tài sản của chung của A và B gồm
có: 1 căn nhà mang tên 2 vợ chồng (có giá 1,2 tỉ đồng) và một mảnh
đất do bố ông A cho ông A năm 1994 (mảnh đất này do ông A đứng
tên có giá trị là 900 triệu đồng), một sổ tiết kiệm mang tên ông A
được mở năm 2009, trong tài khoản có 300 triệu đồng.
a. Năm 2020, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc.
Hãy chia di sản của ông A.
b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho toàn bộ tài sản của mình
cho cháu nội là K. D cho rằng mình là con dù không có tên vẫn được

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì bảo ông A cho ai thì người đó hưởng.
Hãy giải quyết tranh chấp trên.

Lời giải:

a. Thời điểm mở thừa kế là năm 2020, ông A chết


Xác định di sản thừa kế gồm của ông A :
+ 1,2 tỷ tài sản chung 2 vợ chồng: 1200 / 2 = 600 triệu
+ 300 triệu tiền tiết kiệm: 300/2=150 triệu
Tài sản riêng của ông A: mảnh đất trị giá 900 triệu ( là tài sản riêng của A
vì A được bố cho)
Do đó tổng di sản A để lại là: 600+150+900= 1650 triệu
Chia di sản theo pháp luật : hàng thừa kế 1 gồm: B,C,D
=> B=C=D= 1650/3 = 550 triệu
b, Chia di sản
Trong trường hợp này có bà B và D là người hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào di chúc theo điều 644 BLDS 2015
Giả sử di chúc được theo pháp luật: chia tương tự như câu a
Tính 2/3 1 STK cho những người theo điều 644 BLDS 2015:
2/3 * 1650/550 = 366,67 triệu
=> B và D phải được hưởng mỗi người 366,67 triệu từ di sản A để lại. Số
tiền này được trừ trong phần di sản mà K được hưởng
=>Vậy B= 366,67 triệu + 750 triệu (từ tài sản chung)
D= 366,67triệu
K= 916,66 triệu
Tình huống 5: A và B là vợ chồng có 2 con là C và D, 2 người đều đã
thành niên và có khả năng lao động, C có vợ là E , có 3 con là P, Q, T.
A chết để lại di sản là 600tr. Hãy chia thừa kế của A trong trường
hợp sau:

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


1. A chết không để lại di chúc
2. A để lại di chúc cho B 1/2 số tài sản
3. A để lại di chúc cho C 200tr, D 200tr nhưng C chết
trước A. Lời giải:
1. Chia thừa kế theo di chúc: B=C=D= 200 triệu
2. Chia thừa kế theo di chúc: B= 600x1/2 = 300tr
Còn lại 300 triệu không định đoạt nên chia thừa kế theo pháp luật:
B=C=D= 300/3 = 100tr
Vậy B= 400tr; C=D=100tr
3. Chia thừa kế theo di chúc: C=D= 200tr
Nhưng C chết trước A nên di chúc vô hiệu, do đó chia thừa kế
theo pháp luật: 200/3= 66,67tr ( ở đây, 3 con của C sẽ hưởng
chung 1 phần thừa kế vị )
Còn 200tr không định đoạt nên chia thừa kế theo pháp luật:
200/3 = 66,67tr
( Có thể gộp chung 2 bước trên thành 1 bước như sau: A không
định đoạt 200tr nên chia thừa kế theo PL : B= ( P+Q+T) = D =
400/3 )
Vậy B= 133,33tr
P=Q=T= 133,33/3 = 44,44tr
Trong quá trình viết bài, mình có tham khảo nguồn của: Cô Lê
Giang - Kinh nghiệm chia thừa kế ( Khoa Pháp Luật Dân sự -
ĐH Luật HN )

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


LUẬT DÂN SỰ

Bài 1 KHÁI LUẬN PHÁP LUẬT DÂN SỰ


VIỆT NAM
VỀ CHÉP BÀI

Nguồn của pháp luật dân sự- nơi tìm thấy quy định về dân sự. 3 nhóm nguồn
khác nhau:
1. Nguồn văn bản: nơi tìm thấy quy định trong văn bản (VD: Hiến pháp- nguồn
tạo ra nguồn của PLDS, bằng luật luật ds 2015 hợp đồng cho thuê nhà ở, bỏ
hợp đồng công chứng thực thuê nhà theo luật mới; HP xử lý các tranh chấp về
dân sự (nguồn trực tiếp); luật (QH ban hành; pháp lệnh (do Ủy ban thường vụ
QH); các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán- 1 dạng vb, nghị định, thông tư
2. Nguồn thực tiễn: tập quán (điều 5 BLDS 2015).
2.1 Khái niệm tập quán: được ghi nhận từ lâu (1995), đến 2015 mới có
KN tập quán
➔ Quy tắc xử sự chung, được hình thành và lặp đi lặp lại lĩnh vực trong
cộng động
➔ Vai trò: không là nguồn chính của PLDS, trên cơ sở khoản 2 điều 5
TẬP QUÁN chỉ là nguồn bổ trợ. Chỉ áp dụng khi đáp ứng 1 số đk nhất
định, không có quy định của pháp luật, không thỏa thuận, không trái
nguyên tắc cơ bản của VN. (VD: A làm công cho B ngoài khơi cách
mười mấy mét, A sau đó không khai thác mà để người khác, sau này B
có tranh chấp vs C. C cho rằng A trao quyền khai thác cho C, B thì nói
khu đó của mình -> Tòa án dựa trên tập quán người nào lập ra thì tiếp
tục, còn nếu không khai thác trong thời gian dài thì chuyển sang cho
người khác)
2.2 Nguồn đạo đức xã hội: dạng nguồn điều chỉnh, mọi cam kết không được
trái vs đạo đức xã hội. BLDS cho biết đạo đức xã hội điều 123. (VD: A có
5 người thừa kế, 4 người quyết định 1 người sở hữu. Khi công chứng,
khai gia đình chỉ có 4). Tìm thấy trong đời sống. Chuẩn mực thay đổi theo
thời gian, lệ thuộc đời sống
2.3 Thói quen: nguồn điều chỉnh quan hệ. Thói quen được ghi nhận ở điều 393.
Được sử dụng rộng rãi. BLDS mới ghi nhận trong giao kết hợp đồng, còn
luật thương mại thì rộng và sâu hơn. (VD: A giao gà cho B nuôi, khi gà
trưởng thành B bán gà lại cho A, A phải trả tiền cho B -> B phải trả tiền
cho

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


A và A ngược lại có bù trừ cho nhau hay không? Tập quán là cộng
đồng, thói quen là cả 2 bên( giữa A và B)
2.4 Án lệ: bản án cảu tòa án được hội đồng thẩm phán nhận diện đây là Án
lệ. Trước đây theo BLDS, tg chia di sản là 10 năm nhưng với BLDS 2015
thì chia di sản là 30 năm. Vai trò: quá khứ Án lệ được ghi nhận , sau khi
giành độc lập thì bỏ Án lệ. Thừa nhận Án lệ ở điều 6-> Án lệ nguồn quan
trọng trong thực tiễn
3. Nguồn khác- áp dụng tương tự pháp luật, điều 6. Đã tồn tại quy định trong 1
hoàn cảnh cụ thể, nhưng còn 1 hoàn cảnh tương tự như v lại chưa có quy
định. (VD: có quy định về nhà ở, nằm trong luật nhà ở
3.2 Lẽ công bằng ( hợp lý và hợp tình) (điều 14 khoản 2), sự dụng khá
phổ biến
Nguồn phân tích ở trên tập trung vào nguồn ở VN. Thực tế cho thấy, nguồn
đa dạng hơn, vượt qua VN là nguồn quốc tế, với sự mở cửa của VN nguồn
QT ngày càng nhiều. (VD: cùng ngày BLDS 2015)
Nhân thân là một j đó gắn liền với mình, thân nhân là người thân của mình
15/2/2023

BÀI 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


Đối tượng chính của PLDS: nghiên cứu chủ thể, khách thể của QH luật dsu,
nghiên cứu phân loại của PLDS. QHPLDS là 1 quan hệ pháp luật, mang đặc tính
của quan hệ pháp luật, sự khác biệt ở đây là tính chất dân sự. Tc dân sự được
xác định ở các chủ thể bình đằng và quan hệ này được mang pháp lý bình đẳng

BÀI 3 CHỦ THỂ


Chủ thể của quan hệ nên hiểu là chủ thể của pháp luật. Trong của plds cá nhân xuất hiện đầu tiên,
sau này chủ thể của plds thêm pháp nhân. Bộ luật 1995 và 2000 thêm 2 chủ thể là hộ gia đình và tổ
hợp tác. Đến blds 2015 bỏ hộ gia đình và tổ hợp tác- không còn là chủ thể của PLDS
Hộ gia đình không còn được công nhận: đại diện,không có tranh chấp giữa 2 mối quan hệ, 2 chủ
thể này gần như không có quốc gia nào quy định (bắt nguồn từ phong tục VN)

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


Có 5 chủ thể: cá nhân, pháp nhân, nhà nước (vì nhà nước mang quyền lực), hoạt động gia đình, tổ
hợp tác. Đb là vì nhà nước và cá nhân đều cùng mua bán cùng buôn bán và có trao đổi qua lại
f

I. Cá nhân
Cá nhân là chủ thể được bộ luật dân sự quy định. Nghiên cứu nội dung: năng
lực, tình huống của người không có thông tin
I.1 Năng lực pháp luật dân sự cá nhân (điều 16): gắn liền vs cá nhân có năng lực
hành vi nhân sự (vấn đề năng lực hành vi nhân sự). Theo điều 16 năng lực
pháp lực cá nhân là khả năng cá nhân có quyền có nghĩa vụ. (VD: quyền sở
hữu bất động sản của cá nhân, bảo vệ sức khỏe…). Không phải thuộc tính
mang tính chất tự nhiên, khả năng có quyền và nghĩa vụ do pháp luật trao
cho và ghi nhận chính vì tính chất luật định này mà khả năng có quyền nghĩa
vụ cá nhân nên được thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác. (VD: khả
năng kết hôn đồng tính, sở hữu đất đai, quyền tự do đi lại trong COVID…).
Là luật định nên thay đổi theo hệ thống, trong cùng 1 hệ thống có thể thay đổi
theo thời gian. (VD: lúc trước chưa công nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng
bây h đã có-> minh chứng thay đổi theo hệ thống, thời gian; trước đây cá
nhân có quyền sở hữu đất đai nhưng từ sau 80 cá nhân ko được quyền sở hữu
nhiều đất đâi
I.2 Thời điểm cá nhân có khả năng có quyền và pháp luật dân sự.
- Sự tồn tại của cá nhân được thể hiện trước khi cá nhân sinh ra và sau khi cá nhân
sinh ra (VD: A mang thai sinh ra B ngày 11/4. B có thể có nghĩa vụ từ ngày 11/4.
Trước giai đoạn B chưa có khả năng có nghĩa vụ. Chẳng hạn, C tác động đến bào
thai của A-> B bị tật nguyền-> B ko có khả năng, quyền để kiện C vì theo điều
16 B mới có được quyền khi B được sinh ra. Nhưng có những trường hợp ngoại lệ,
pháp luật ghi nhận cá nhân có quyền trước khi sinh ra. VD: A chưa sinh ra
nhưng ba là C đã chết nên A được quyền hưởng thừa kế của C khi C mất. Theo
các quy định thừa kế thì trong trường hợp đứa trẻ đã thành thai ở thời điểm C
thì đứa trẻ vẫn được thừa kế)
- Thời điểm kết thúc: theo điều 16 khả năng có quyền nghĩa vụ cá nhân chấm dứt
khi cá nhân chết. Khả năng có quyền đối với cá nhân đã chấm dứt, mất khả năng
có quyền, nghĩa vụ khi cá nhân đó thực sự chết hoặc bị tòa tuyên là chết. (VD: A
có cha là B, A rời nơi ở không còn tin tức ngày 11/4. Tới ngày 1/10 B chết->
làm phát sinh quyền thừa kế, B chết khi A không còn thông tin.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


I.3 Nội dung năng lực pháp luật
- Quyền nhân thân
I.4 Khái niệm
– Là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự. Khả năng thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự cá nhân lệ thuộc vào độ tuổi và khả
năng nhận thức của cá nhân.
Khả năng tự xác nhận, lệ thuộc vào khả năng nhận thức, tuổi. Mức độ
NLHVDS thay đổi theo độ tuổi
- Trong thực tế, cá nhân có quyền sở hữu, quyền đổi tên đổi họ
I.5 Mức độ năng lực hành vi dân sự
– Dựa vào độ tuổi, khả năng nhận thức
– Điều 21, đối với người chưa đủ 6t không đủ tuổi xác lập giao dịnh phải thông qua
người đại diện (VD: trẻ 4t mua đồ ăn phải cần người giúp đỡ). Phù hợp cho sinh
hoạt hằng ngày
– Từ 6-15 có 2 loại giao dịch:
 Đối với giao dịnh khác
 Nhu cầu hàng ngày
- 15-18 phải phân biệt 2 loại giao dịch. Giao dịch bất động sản thì không được mua
bán. Với giao dịch khác 15-18 tự xác định được. 15t đã tham gia vào mối quan hệ
lao động, tự kí kết hợp đồng lao động, có khả năng tài chính.
- Theo điều 20 cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, cá nhân tự xác lập và không
cần sự hỗ trợ của ai.
- Nguyên tắc này có ngoại lệ, là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự (điều 22) thì
năng lực hành vi không còn đầy đủ nhưng không phải cá nhân nào cũng bị mất
năng lực hành vi dân sự. Để một cá nhân được xác định cần đủ 1 số đk về ndung và
hình thức: phải là người mắc bệnh (hệ quả quan trọng-> không có khả năng nhận
thức làm chủ được hành vi, có giám định tâm thần); 1 người mất khi được tòa tuyên
(chỉ có tòa được quyền tuyên)
- Điều 23 BLDS 2015, 1 cá nhân bị liệt tứ chi nằm 1 chỗ, bệnh suy giảm trí nhớ, tự
kỷ. Về hệ quả thì năng lực hành vi dân sự bị hạn chế nhưng ở mức độ thế nào là
quyết định của tòa án. Cuối khoản 1 điều 33 Tòa chỉ người đại diện. TH3 về đk và
ndung đây là trường hợp cá nhân nghiện ma tóe hoặc chất kích thích khác. Về hệ
quả với năng lực hành vi dân sự, theo điều 24, liên quan đến tài sản, phù hợp sinh
hoạt hằng ngày
- Chia thành 3 loại: có khó khăn mất nhận thức, hạn chế, có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự
I.6 Giám hộ cá nhân
- Cá nhân có nhu cầu chăm sóc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, có những cá nhân có thể tự
thực hiệncác công việc đó

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Chế định: theo quy định, không phải ai cũng là người được giám hộ. Người được
giám hộ phải trong hoàn cảnh đặc biệt.
⤷ Giám hộ đương nhiên:
• Đối với người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác
định được cha mẹ, có cha mẹ những đều mất năng lực hành vi
dân sự; cha mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi. Cha mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị
Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ hoặc cha mẹ không có đk
chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có
yêu cầu thì được xác định “A ruột là anh cả… hoặc dì ruột là
người giám hộ”- sách Những quy định chung về luật dân sự/
134. Theo điều 136 ba mẹ không phải là người giám hộ đương
nhiên của con chưa thành niên mà cha mẹ là người đại diện của
con chưa thành niên. Nếu trường hợp, cha mẹ không có anh chị
đủ đk nhưng có ông bà nội, ngoại đk ngang nhau, đều muốn
đảm nhận việc giám hộ thì ai sẽ là người giám hộ. Nếu họ
không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo
quy định của pháp luật
• Đối với người mất năng lực hành vi dân sự: TH vợ là
người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng giám hộ và
ngược lại. Trường hợp cả cha mẹ đều mất năng lực hành
vi dân sự hoặc 1 người mất nhưng người khi không đủ đk
thì con cả sẽ là người giám hộ, nếu con cả không đủ đk thì
con kề sẽ là người giám hộ. Trường hợp người mất năng
lực hành vi dân sự chưa có vợ hoặc chồng, con hoặc có
những người trên mà họ không đủ đk đảm nhận việc giám
hộ thì cha mẹ của người này sẽ đảm nhận việc giám hộ.
- Ai là người giám hộ: người giám hộ là cá nhân thì gọi là pháp nhân.
- Chỉ định người giám hộ: Chưa thành niên (điều 52), đã thành niên (điều 53)
⤷ Giám hộ chỉ định:
• Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự không
có người giám hộ: điều 52,53 nơi cư trú của người được giám
hộ có trách nhiệm cử người giám hộ bởi Ủy ban nhân dân cấp

• Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi: xem xét nguyện vọng của
người này. Ngoài ra, việc cử người

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


giám hộ phải có sự đồng ý của người được cử làm giám hộ
và phải được lập thành văn bản, ghi rõ lý do cử người
giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình
trạng tài sản của người được giám hộ. Trừ trường hợp tại
khoản 2 điều 48 của BLDS 2015, người giám hộ của người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án
chỉ định trong số người giám hộ quy định tại điều 53
BLDS. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định
trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị 1 pháp
nhân thực hiện việc giám hộ.
• Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự: được quyền chọn
người giám hộ khi đang ở tình trạng cần được giám hộ, pháp
nhân được lựa chọn là người giám họ nếu người này đồng ý.
Việc lựa chọn người giám hộ phải được thành lập văn bản có
công chứng hoặc chứng thực
– Việc giám hộ được tiến hành trên cơ sở có giám sát từ đó chúng ta lưu ý ai
sẽ là người giám sát và quyền năng của người giám sát
– Về người giám sát (điều 51) quyền và nghĩa vụ: Để thành người giám sát cần
có 1 số đk nhất định theo khoản 3 điều 51, phải có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ. Đối với pháp nhân phải có năng lực
– Về chỉ định người giám sát: có thể cá nhân hoặc pháp nhân. Người đó được
người thân của người giám hộ chọn, nếu người thân thích không chọn được
thì UBND sẽ cử. Trên cơ sở ý chí của người thân hoặc UBND
– Quyền và nghĩa vụ: có quyền theo dõi việc giám sát, cho ý kiến đối với giao
dịch của người giám hộ. Thứ 3, có quyền yêu cầu chấm dứt thay đổi việc giám
sát việc giám hộ
– Quyền và nghĩa vụ người giám hộ (điều 55-59):
• Quyền và đb nghĩa vụ của người giám hộ được thay đổi theo đối tượng
được giám hộ. Tuy nhiên, có 1 số nghĩa vụ nói chung cho tất cả đối
tượng được giám hộ. Cái chung 1: đại diện (55,56,57 đều có đại diện).
Cái chung 2: quản lý tài sản của người đc giám hộ. Cái chung 3: bảo vệ
quyền lợi của người được giám hộ. Tùy vào đối tượng chúng ta có thể
thêm chức năng hay nghĩa vụ khác. Đối với giáo dục: xuất hiện với
người chưa đủ 15 tuổi. Đối với chăm sóc: ko dành cho 15-18, còn dưới
15 hay mất năng lực hành vi dân sự nếu trên 18 tuổi cần người chăm
sóc.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


Ngoài ra, BLDS còn quy định về thay đổi chấm dứt người giám hộ
I.7 Cơ chế điều chỉnh người mất tích, chết, vắng mặt
– Trong quá trình, cá nhân có thể rơi vào tình huống cta ko rõ cá nhân còn sống
hay đã chết. (Như 1 người làm việc trên con tàu, tàu bị chìm. Ko ai bít tin
tức người trên tàu-> ko có cơ sở cho rằng người đó đã chết hay còn sống).
Tùy theo mức độ thông tin để lại, nghiêm trọng về tính xác thực nên PL VN
đưa ra những trường hợp như sau
• ĐK tìm kiếm người vắng mặt (điều 64). Biệt tích: cá nhân ko để lại
thông tin, không có thông tin về cá nhân đó. (VD: A làm cho cty B,
1 ngày mn nhìn thấy A để xe ở cty B và từ đó ko còn thông tin nào-
> biệt tích). Thời gian biệt tích 6 tháng liền trở lên và liên tục. CHế
định tìm kiếm người vắng mặt phải là chế định tư pháp (thủ tục tư
pháp). Tư pháp dân sự theo tố tựng dân sự. Chủ thể yêu cầu, BLDS
khẳng định người có quyền lợi và lợi ích liên quan. Hệ quả: khi người
đối tượng tìm kiếm người vắng mặt- chưa bị coi là chết-> Quan hệ nhân
thân và tài sản về nguyên tắc ko đổi. Tuy nhiên, do người này vắng
mặt lâu có những rủi ro cho những người xung quanh (chủ nợ)
• Quản lý tài sản (điều 65,66,67): PL tôn trọng ý chí của người vắng mặt
do đó nếu người vắng mặt đã ủy quyền cho ai đó quản lý thì người
được ủy quyền tiếp tục quản lý tài sản (VD: A gửi tiền, vật tại ngân
hàng. Sau đó A không để lại thông tin tại ngân hàng-> ngân hàng tiếp
tục quản lý). Có thể người vắng mặt có tài sản chung vs người khác thì
người còn lại sẽ là người quản lý tài sản (VD: A và B cùng mua chung
1 bất động sản-> cùng sở hữu chugn 1 bất động sản. Sau đó A biệt tích
trong vòng 6 tháng thì B là người quản lý tài sản. Cũng như quan hệ
vợ chồng). Trong trường hợp không được xác định như trên, những
người đại diện thân thích sẽ cử người trong đó đứng ra quản lý. Nếu
ko cử được thì tòa án sẽ chỉ định người khác quản lý.
• Quyền và nghĩa vụ người quản lý tài sản: người quản lý
có trách nhiệm quản lý tài sản thì người quản lý phải có trách
nhiệm giữ gìn quản lý tài sản có trách nhiệm giao lại tài sản cho
người vắng mắt và phải trả khi người vắng mặt xuất hiện lại.
Người quản lý có quyền năng, rộng hơn vượt qua tài sản đó là họ
có thể thực hiện 1 số nghĩa vụ

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


mà người vắng mặt để lại là nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ
bằng tài sản của người vắng mặt.
• Trường hợp người vắng mặt trở lại, có quyền nhận lại tài sản
- Một người không để lại thông tin nhưng tình trạng trầm trọng hơn:
• Đk tuyên bố cá nhân mất tích (điều 68): thời gian 2 năm liền trở lên.
Thủ tục: tư pháp dân sự. Đáp ứng được các đk nêu trên tuyên bố mất
tích
• Hệ quả: Khi 1 cá nhân bị mất tích thì chưa bị coi là chết, ứng xử như
còn sống
⤷ Nhân thân: không chấm dứt vì chưa bị coi là chết. Qhe
của A và B chưa chấm dứt kể cả 1 trong 2 mất tích. Nếu
người còn lại xin ly hôn, tòa chấp nhận.
Chấm dứt do người kia yêu cầu ly hôn
⤷ Tài sản: chưa chấm dứt, cơ bản như người vắng mặt
• Trường hợp người mất tích quay trở lại: hủy bỏ quyết định tuyên bố
mất tích. Vẫn theo phải theo thủ tục dân sự. Hệ quả việc hủy tuyên bố
mất tích
⤷ Tài sản: sau khi hủy được nhận lại tài sản. Khoản 2
điều 69 được nhận lại tài sản sau khi thanh toán chi phí
quản lý
⤷ Nhân thân: Cá nhân bị tuyên bố chưa coi là chết, quan hệ
nhân thân không chấm dứt. Tuy nhiên, nếu ly hôn vẫn theo
quy định pháp luật-> được coi là đã ly hôn. Nếu người mất
tích quay lại mà người kia đã có người khác thì đã ly
hôn(VD: A và B ly hôn nhưng quay lại sống với nhau
nhưng vẫn không được công nhận là vợ chồng)
- Tuyên bố cá nhân chết: trường hợp người biệt tích mà mức độ rất nghiêm
trọng
• ĐK tuyên bố cá nhân chết (điều 71): khoản 1 điều 71
đưa ra 4 th cá nhân chết.
• Thủ tục: tư pháp dân sự. Khi tòa tuyên bố 1 cá nhân chết thì
tòa phải xác định ngày mà tòa cho rằng người đó đã chết,
ngày chết khoản 2 điều 71 quy định: ngày chết căn cứ vào
những trường hợp nêu tại khoản 1. Hnay, tòa chưa thống
nhất về ngày cá nhân chết. Có 3 xu hướng sau:1) ngày chết
dựa vào ngày có thông tin cuối cùng.
2) ngày chết là ngày tòa án ra quyết định. 3) sau

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


5 năm có thông tin cuối cùng thì chính là ngày chết.
• Hệ quả của quyết định tuyên bố cá nhân chết (điều 72)
⤷ Nhân thân: quan hệ gắn liền với chủ thể.
Nếu chủ thể bị coi chết thì quan hệ coi như chấm
dứt. (VD: A và B vợ chồng, tòa tuyên A chết thì
A và B ko còn là vợ chồng)
⤷ Tài sản: xử lý tài sản được xử lý theo các
quy định về thừa kế
- Tuyên bố người bị tuyên bố chết quay trở lại: phải hủy bỏ quyết định
tuyên bố chết
• Vẫn theo thủ tục dân sự
• Hệ quả (điều 73):
⤷ Nhân thân: BLDS dùng từ HỦY BỎ (nghĩa
là không còn giá trị) –> quan hệ nhân thân được
hồi phục. LƯU Ý: 1/ trong 1 số trường hợp trước
tuyên bố chết phải tuyên bố mất tích kèm theo ly
hôn: vẫn được duy trì nhưng muốn quay lại phải
kết hôn lại lần nữa. 2/ không có quyết định ly
hôn làm chấm dứt ly hôn (A và B vợ chồng, A
chết thì A và B chấm dứt.) 3/ sau khi tuyên
bố cá nhân chết, không có quyết định ly hôn và
ko kết hôn mới thì không cần làm thủ tục
⤷ Tài sản: khi 1 cá nhân bị tuyên bố chết tài
sản được xử lý theo di chúc. Quay lại thì nhận
lại tài (nếu chưa chia) sản và nhận lại giá trị
còn lại của tài sản.

II. Pháp nhân


1. Khái niệm pháp nhân
- Xuất hiện một với tư cách là chủ thể. Ở VN dấu hiệu đầu của pháp nhân là
từ thời kỳ Pháp thuộc. (VD: A chiếm đất làng B, làng B kiện A ra tòa). Du
nhập văn hóa pháp lý.
- Nguồn gốc: được thừa nhận trong BLDS và vb của VN (luật doanh nghiệp).
Không định nghĩa pháp nhân là gì. So vs cá nhân thì cá nhân được coi là 1
chủ thể nhưng hư cấu. Cá nhân xuất hiện là 1 nhu cầu của csong. Có thể hạn
chế được rủi ro từ chính những hoạt động của họ gây ra nên họ lập ra pháp
nhân. (VD: A và B kinh doanh đồ ăn, tự góp vốn để kinh doanh.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


2. Đk có tư cách pháp nhân (khoản 1 điều 74)
- Pháp nhân phải là 1 tổ chức ko phải tổ chức nào cũng được coi là 1 pháp
nhân. (VD: lớp QT47 là 1 tổ chức nhưng ko phải pháp nhân). Để được coi
pháp nhân đáp ứng điều 74. Theo điều 74, 1 tổ chức được thành lập theo quy
định của Bộ luật, luật (VD: hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải
được thành lập theo hợp tác xã, luật doanh nghiệp, tổ chức tín dụng).
- Cơ cấu tổ chức phù hợp với luật: phải chặt chẽ, cơ cấu tổ chức theo điều 83.
- Có tài sản độc lập với tài sản khác, tự chịu trách nhiệm. Nếu ko có tài sản hay
tự chịu trách nhiệm sẽ ko là 1 pháp nhân dù đủ 2 đk còn lại. (VD: chi nhánh
ngân hàng Agribank không có tư cách pháp nhân)
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật 1 cách độc lập.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (điều 86)
- Là 1 chủ thể phải có khả năng có quyền, có khả năng có nghĩa vụ. Tuy nhiên,
khả năng có quyền và có nghĩa vụ là 2 cái khác nhau. Năng lực pháp nhân phù
hợp với mục đích hoạt động, muốn xem phù hợp hay ko phải xem mục đích
hoạt động. Ranh giới phù hợp mục đích và không phù hợp rất khó xác định.
Năng lực pháp nhân ko bị hạn chế trừ khi luật có quy định khác.
- Thời điểm pháp nhân bắt đầu hành vi pháp luật dân sự: là chủ thể hư cấu nên
ko có khái niệm sinh ra và chết. Được sinh ra và chết là do con người tự
quyết định. Khoản 2 nói bắt đầu từ thời điểm cho phép thành lập, khi nào ghi
vào sổ đki thì có tư cách pháp nhân. Thời điểm chấm dứt (khoản 3) là thời
điểm pháp nhân chấm dứt. Pháp nhân được coi là chấm dứt tùy từng pháp
nhân và từng hoàn cảnh vì luật ko xác định được. (VD: trong luật doanh
nghiệp khi công ty giải thể, khi nào cty rơi vào tình trạng phá sản chấm dứt)
- Đối với cá nhân bên cạnh pháp luật dân sự còn nghiên cứu về năng lực hành
vi dân sự. Đối với pháp nhân không có khán niệm về hành vi dân sự của
pháp nhân. Tự xác lập tự thực hiện. Pháp nhân là chủ thể hư cấu nên luôn
cần người đại diện.
4. Hoạt động của pháp nhân
4.1 Cơ quan điều hành của pháp nhân (điều 83)
– Pháp nhân là chủ thể hư cấu ko tự vận hành được, phải có cơ quan điều
hành. Có cơ quan điều hành mới hoạt động đc.
– Chức năng, tên gọi cơ quan điều hành phù hợp vào mỗi loại pháp nhân. ( VD:
cơ quan điều hành là ban chấp hành, TPHCM

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


còn có các cơ quan khác). Bên cạnh cơ quan điều hành sẽ có những cơ
quan khác
– Đại diện: để xác lập quyền và nghĩa vụ với người khác thì pháp nhân phải
thông qua đại diện. Được quy định ở điều 85 theo pháp luật và điều hành (VD:
tổng giám đống- người đại diện pháp luật; có cơ chế đại diện ủy quyền (VD:
lúc nòa cũng theo đại diện VN)
4.2 Chi nhánh của pháp nhân
- Có thể hoạt động theo quy tắc chi nhánh. Có thể thực. Pháp nhân có thể
hoạt động ko cần chi nhánh, 1 sự lựa chọn
- Chi nhánh ko tư cách pháp nhân vì ko độc lập
- Hoạt động của chi nhanh là ràng buộc pháp nhân (khoản 6 đuêỳ 84) do
chi nhánh xác lập thực hiện.
- Ff
CHƯƠNG 4
VỀ NHÀ CHÉP BÀI
I. Khái niệm
II. Đk có giao dịch
– Điều 117 để đủ đk 1 giao dịch có 6 đk:
1. Đk liên quan đến chủ thể
- Đk 1: CHủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp.
Áp dụng cho cả cá nhân và pháp nhân. Vì cả 2 đều có năng lực pháp luật dân
sự. Chẳng hạn, người nước ngoài muốn mua bất động sản VN -> xác lập
hợp đồng mua bán –> người nước ngoài phải có năng lực dân sự phù hợp
- Đk 2: chủ thể tham gia giao dịch phải óc năng lực hành vi dân sự phù hợp.
Tùy theo giao dịch mà nghiên cứu năng lực hành vi dân sự
- ĐK 3: người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện, có nhận thức
➔ Đối với cá nhân phải đáp ứng 3 điều kiện. Đk 3 là đk độc lập (VD: A thành niên, xác
lập hợp đồng 2022. Ở đây A là người VN, đủ 18 chưa bị tòa tuyên mất năng lực hành
vi dân sự. Tuy nhiên, đến 2023 gia đình A có phát hiện vấn đề tâm thần.
2. Đk về giao dịch (đk khách quan)
- Theo BLDS, phải đáp ứng đủ 3 điều sau
• Không vi phạm đk cấm. Về nguồn gốc của điều cấm, có nguồn gốc là
đk cấm của pháp luật, tạo ra rất rộng. Cách quy định của bộ luật 2015
quy định rộng nên sẽ hạn chế tự do, sự phán đoán. ĐK cấm không phải
đk cấm của

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


pháp luật mà là đk cấm của luật. Về nội hàm của đk cấm thì
không có sự thay đổi, nội hàm được quy định ở điều
123. Thực tế, có những quy định thể hiện nội hàm là ko cho
phép. (VD: điều 468 quy định ko được vượt quá 20% của khoản
tiền vay). Giải thích ko rõ ràng xem như là không cấm. Cần phải
khi rõ là có cấm hay không. Không được trái đạo đức xã hội.
Theo điều 117, giao dịch đôi khi phải tuân theo hình thức của
giao dịch dân sự bắt buộc. Lưu ý 2 điểm như sau:
 Hình thức: không quan trọng, giao dịch là ở đôi bên. (VD:
ở Pháp ko cần phải tuân thủ bất kì lúc nào; suy luận ko có
quy định là tự do về hình thức- VD: hợp đồng mua bán, đặt
cọc…
 Nguồn gốc: trước đây là “pháp luật”, hạn chế sự tự do
trong trường hợp luật quy định và hiện tại đã đổi thành
“luật”
 Loại hình thức bắt buộc: trong BLDS 2005 có các loại
hình thức sau: bằng văn bản nhưng không cần công chứng,
bằng miệng. Văn bản không là đk thiết thực, BLDS là quy
định chung còn có các bộ luật khác. 1 số có quy định khác:
luật kinh doanh bảo hiểm mới quy định hợp đồng bảo hiểm
phải là văn bản; luật xây dựng yêu cầu hợp đồng nhưng
không có nói thiếu văn bản thì vô hiệu.
• Đk 2: Giao dịch đôi khi phải tuân thủ theo hình thức bắt buộc.
Trong bộ luật 2005, đã có tòa án theo hướng giao dịch mà thiếu sự xin
phép thì vô hiệu. VD: theo luật lao động người nước ngoài lao động
tại VN phải có giấy phép lao động, vs trường hợp cty tuyển người
nước ngoài mà ko có giấy phép thì vô hiệu. Tuy nhiên, xin phép là cái
bên ngoài cơ quan nhà nước cho, hình thức là cái thể hiện ra bên ngoài
nên xin phép ko là hình thức. HÌnh thức có cơ chế điều chỉnh riêng.
Điều 119 xin phép ko còn là nội dung của hình thức nhưng vẫn tồn
tại. Coi xin phép là đk về nội dung.
• Đk 3: văn bản có công chức chứng thức có sự can thiệp của người thứ 3. Công
chứng chứng thực là hình thức truyền thống, thể hiện ra bên ngoài. Ở VN
nhiều công chứng phải chứng thực. Hình thức thứ là đăng ký. BLDS 2005 xác
định đki là 1 loại hình thức của giao dịch, Điều 119 vẫn xác định là đki giao
dịch: mang giao dịch đến đưa vào 1 hệ thống của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Đki chỉ có đk vs người thứ 3. (Điều 117,119)
III. Giao dịch dân sự vô hiệu

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Điều 117 đưa ra các đk có hiệu lực của giao dịch. Nếu giao dịch ko đáp
ứng ở điều 117 thì hệ quả là gì?
• Nguyên tắc xử lý giao dịch không đáp ứng đk có hiệu lực (điều 122 theo
đoạn đầu nếu thiếu điều 117 không đủ). Nguyên tắc này có ngoại lệ, trừ
trường hợp bộ luật này quy định khác. (VD: thực tế BLDS 2015 có những
quy định theo hướng dù ko đáp ứng điều 117 nhưng giao dịch vẫn không
vô hiệu: khoản 2 điều 125; Điều 129; khoản 2 điều 132)
• Những trường hợp vô hiệu cụ thể: vô hiệu do vi phạm đk cấm trái đạo
đức xã hội (đ.123). Còn về đk cấm theo luật đất đai
• Vô hiệu do giả tạo điều 124:
 KN giao dịch có giả tạo: dù không quy định giả tạo được
hiểu là các bên thể hiện 2 giao dịch: 1 có thật và 1 ko. Giao
dịch ko có thật là giao dịch giả tạo. Thường tập trung vào 1
trong 3 trường hợp sau đây: các bên tạo ra 2 giao dịch với
những bản chất khác nhau. Thay đổi chủ thể giao dịch. Thay
đổi nội dung. Đối với giao dịch thực tế, pháp luật VN tôn
trọng. Trừ khi bản thân có vi phạm pháp luật nên bị vô hiệu.
Giả tạo thì vô hiệu. Vô hiệu do vi phạm về các đk chủ thể,
năng lực hành vi.
• Trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn (điều 126): sự vô hiệu về đk về tự nguyện,
nhầm lẫn do vi phạm về đk hoàn toàn tự nguyện. So với 2005, 2015 đã thay
đổi đơn giản, cơ bản vô hiệu do nhầm lẫn.
• Về nguyên nhân của nhầm lẫn: nhầm lẫn do đâu? BLDS 2005 nhầm lẫn do bên
kia gây ra, cố ý hay vô ý gây ra. Thực tế cho thấy có những trường hợp nhầm
lẫn ko phải do 1 bên gây ra. VD: A bán B xe máy giá thị trường 27tr, sau
đó B bán C theo giá thị trường. Sau khi nhận xe, C sử dụng xe, công an
phát hiện xe đó thì xe đó là xe từ 1 vụ cướp xe=> C, B nhầm lẫn về ndung xe
mua. Đều không do bên nào gây ra. Giới hạn nhầm lẫn do 1 bên gây ra là
không đầy đủ. Điều 126 không nói nhầm lẫn do cái gì? Có thể do 1 bên
hoặc do bản thân mình.
• Đối tượng: BLDS 2005 có quy định nhầm lẫn về đối tượng và ndung của giao
dịch. Trong thực tế, có nhầm lẫn về chủ thể. VD: Bà A kí hợp đồng vs ông B
để lập ra trung tâm phẫu thuật thẩm mĩ. Bà A nghĩ B có chuyên môn nhưng
sau này bà A phát hiện B không có chuyên môn=> Nhẫm lần về chủ thể.
Không giới hạn về đối tượng nhầm lẫn (BLDS 2015).

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Tác động của nhầm lẫn tới giao dịch: ko phải cứ nhầm lẫn thì hợp đồng vô
hiệu, phải có tác động lớn thì mới có thể vô hiệu. BLDS 2005 quy định bên
nhầm lẫn yêu cầu bên kia thay đổi mà bên kia không chấp nhận (có thể
những không muốn hoặc có muốn lại không thể). Có quy định mới như sau:
chỉ vô hiệu khi nhầm lẫn đó không đạt được mục đích khi xác lập, vẫn xác lập
mà đạt được mục đích. Nhầm lẫn đến mức không đạt được mục đích.
• Giao dịch do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (điều 127).
 Vô hiệu do lừa dối:
⤷ KN lừa dối: theo BLDS lừa dối là một hành vi. Hành vi
thông thường là 1 hành động cụ thể, chặng hạn: dùng bằng giả,
giấy tờ giả…. Trong thực tiễn xét sử hành vi cũng được trong
khâu xét sử. VD: A hoán đổi đất B, A bít đất A trong quy
hoạch nhưng không đền bù nhưng không nói vs B. Thông
thường là hoạt động hoặc có thể ko là hành động. Để có lừa
dối, cố ý (1 số hành vi thể hiện sự cố ý hoặc có những hành vi
chưa đủ phải dựa vào hoàn cảnh để đánh giá) hoặc của 1 người
thứ 3.
Hành vi đó phải tác động đến nhận thức của 1 bên, làm họ
hiểu sai lệch mới kí làm học xác nhập giao dịch. Đánh giá xác
lập việc sai lệch này rất khó. Trong trường hợp này chúng ta
cần biết người nhầm lẫn muốn gì, mong đợi j mà không
được đáp ứng -> hiểu sai lệch. Trong bầy cừu, đa phần là cừu
cụt đuôi. Sau khi lấy về đều là cụt đuôi nhưng không thuần
chủng, bị cắt bớt đuôi-> Cái giá cừu thuần và cắt đuôi chênh
nhau, giá cừu trong hợp đồng tương đương cái cừu thuần.
Nhưng do ko phải thuần chủng nên B bị nhầm lẫn. Xem coi cái
cần và cái thực tế có giống nhau hay không.
⤷ Hệ quả: BLDS giao dịch vô hiệu do lừa dối Vô
hiệu do đe dọa, tác động
⤷ Đe dọa có điểm chung so vs lừa dối: cố ý hay người thứ
3. Đe dọa và lừa dối khác nhau ở nạn nhân của hành vi. 1) Ai
là nạn nhân. 2) Tác động của nó vs nạn nhân. Theo dân sự đó
là 1 bên, có thể là cha mẹ con hoặc vợ của người đó. Tuy nhiên
các xác nhận nạn nhân chưa thuyết phục. Nhược điểm: chưa
chắc khi tác động đến người này thì người kia bị ảnh hưởng.
Có những người bị tác động không phải cha mẹ vợ chồng
nhưng vẫn phải chịu ảnh hưởng. BLDS 2015 đã thay

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


đổi thành người thân và họ phải chấp nhận hợp đồng. Khi bị
lừa bên bị lừa hiểu sai nên xác lập giao dịch. Bên bị ảnh
hưởng không hiểu sai nhưng vẫn phải làm theo vì tránh thiệt
hại lớn hơn.
⤷ Hệ quả: khi giao dịch có đe dọa thì giao dịch đó bị vô
hiệu.
⇨ NHẬN XÉT CHUNG:
⤷ Hầu như tồn tại trong tất cả các hệ thống. Tuy nhiên cách
tiếp cận có sự khác biệt. Tòa án khá “tùy tiện” trong việc
đánh giá nhầm lẫn. Trong thực tiễn, rất thường xuyên 1 bên
yêu cầu tòa án vô hiệu nhưng tòa án rất ít khi chấp nhận. Vì
chứng minh đe dọa rất khó. Nhầm lẫn không định nghĩa rất
dễ khai thác.
Vô hiệu do không nhận thức (Đ.128)
⤷ Chủ thể phải có nhận thức về giao dịch. Khi tham gia giao dịch 1
người có thể rơi vào tình trạng không nhận thức.
Có thể xảy ra 2 trường hợp. 125 là “triền miền không có” còn
128 là “vào đúng lúc”
Vô hiệu do vi phạm về đk về hình thức (Đ.129)
⤷ Nguyên tắc xử lý: Theo Đ.129 giao dịch dân sự vi phạm quy
định đk có hiệu lực về hình thức khi vô hiệu. 1) theo nguyên tắc,
cứ vi phạm hình thức thì giao dịch vô hiệu. CHỉ khi nào hình
thức là đk có hiệu lực, nếu hình thức không là đk thì giao dịch ko
vô hiệu. VI phạm quy định hình thức có thể thuộc 1 trong 2 TH
sau đây: 1) Luật yêu cầu phải làm hình thức bắt buộc, công chứng
chứng thực.
2) Có tiến hành hình thức bắt buộc thì thủ tục tiến hành sai (VD:
vẫn công chứng nhưng sai)
⤷ Ngoại lệ: Đ.129 khoản 1 và 2 cho phép ko vô hiệu mặc dù đk
1: đã thực hiện được 2/3 (VD: chuyển nhượng quyền đất nhưng
bên bán và trả đã mua và bán đc 2/3). Đk 2: tòa án công nhận
(VD: BLDS 2015 vô hiệu do công chứng chứng thực vẫn phổ
biến nhất). Hiện nay đ.129 được áp dụng cho các giao dịch về nhà
hoặc giao dịch. Áp dụng đ.129 xảy ra những vấn đề như sau:
đ.129 có áp dụng khởi tố với những giao dịch về những hợp
đồng trước 2017 hay không? Đ.129 được công nhận hay chấp
thuận sau hay trước 2017
- Chủ thể có quyền tuyên bố gia dịch dân sự vô hiệu: Tòa án có thẩm quyền
tuyên bố vô hiệu. BLDS ghi nhận thẩm quyền của tòa án nhưng không nói rõ
là tòa án có thẩm quyền hay không. Trọng tài có thể tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Chủ thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu (đ.123-129): có 2 nhóm vô hiệu khi bàn về
chủ thể có quyền yêu cầu. Nhóm 1: BLDS nêu rõ ai đc quyền yêu cầu vô hiệu
(th đ.125,126,127,128, 129), trong những trường hợp luật chỉ định những
này vô hiệu để bảo vệ họ và chỉ có họ mới được quyền yêu cầu. VD: A
lừa B để xác lập giao dịch thì trong trường hợp này -> B được pháp luật bảo
vệ và đc quyền yêu cầu vô hiệu. Nhóm 2: luật không giới hạn chủ thể tuyên bố
tòa yêu cầu giao dịch đó là trường hợp quy định ở điều 123 trái vi phạm
đạo đức,124- giả tạo. Luật không giới hạn chủ thể có quyền yêu cầu nên ai
cũng có thể yêu cầu. Thậm chí, không ai yêu cầu mà tòa chấp nhận và tòa phát
hiện điều thì tòa có quyền tự tuyên ko cần ai yêu cầu. Đây là những trường
hợp giao dịch ảnh hưởng tới lợi ích công cộng, xã hội
- Thời hiệu tòa tuyên bố yêu cầu giao dịch dân sự vô hiệu (đ.132):
⤷ Loại 1: không giới hạn về time (khoản 3 đ.132). Tòa cho nghiệm
trọng nên không giới hạn về thời gian
⤷ Loại 2: thời gian bị giới hạn, khoảng tg 2 năm. Trường hợp
áp dụng thời gian 2 năm đc áp dụng ở điều 125-129. Cách tính
thời hạn, thời điểm bắt đầu lệ thuộc vào nguyên nhân. Khi có
thời hạn cần quan tâm hệ quả. Khi hết thời hạn 2 năm có hệ quả
là j? Hệ quả với tòa án, chủ thể liên quan không yêu cầu vô hiệu.
Theo khoản 2 điều 132, hết thời hạn vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Phạm vi giao dịch dân sự vô hiệu: 1 phần hay toàn phần. Câu hỏi đặt ra khi
nào vô hiệu 1 phần và toàn bộ. Theo điều 130 dân sự vô hiệu 1 phần khi
phần vô hiệu ko ảnh hưởng đến phần còn lại. Tuy nhiên, khi nào giao dịch
vô hiệu ko ảnh hưởng đến phần còn lại ko có quy định cụ thể. Trong thực tiễn
xét xử, vấn đề vô hiệu 1 hay toàn phần được đề cập đến rất nhiều trong trường
hợp giao dịch liên quan tới tài sản chung. VD1: hợp đồng thừa đem đi giao
dịch đối với di sản mà ko có sự đồng thừa kế khác nên vô hiệu, phần vô hiệu
là người ko đồng ý. Theo thực tiễn xét sử di sản có thể phân chia thì giao dịch
này vô hiệu 1 phần. Tòa theo hướng vô hiệu 1 phần. Vô hiệu 1 phần ko đồng
ý. VD2: vợ hoặc chồng mang tài sản chung đi giao dịch mà ko có sự đồng
ý của người còn lại thì giao dịch vô hiệu. Hiện nay, tòa ko thật sự thống
nhất và đường lối giải quyết là khác nhau, chưa rõ và chưa thống nhất. Nếu là
tài sản phân chia thì ly hôn thì cho vô hiệu 1 phần.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


Ngược lại nếu ở thời điểm giải quyết vô hiệu mà còn trong hôn nhân thì
nên giải quyết toàn bộ.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu
- Điều 131 và 133. Nhận xét: Khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu-> Hệ quả:
các bên trong giao dịch (điều 131). Sự vô hiệu có thể ảnh hưởng người thứ 3.
VD: A bán B 1 tài sản, sau đó B bán C đó. Giao dịch A và B bị tuyên bố vô
hiệu sau 1 tg thì B phải hoàn trả tài sản cho A, C phải trả tài sản lại cho A. Hê
quả giao dịch với người thứ 3 (điều 133)
- Quyền và nghĩa vụ với các bên: xác lập thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự (điều 126). Vậy khoản 1 điều 126 không làm phát sinh mục đích.
Từ nguyên lý ko làm phát sinh, kéo theo hệ quả
• Nếu chưa được thực hiện, thì sẽ ko được thực hiện nữa
• Trước khi tuyên bố vô hiệu, đã được thực hiện (đã xác lập, thay đổi).
Theo khoản 2 điều 131 các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu thì
2 bên phải trả cho nhau những j đã nhận. VD: A bán tài sản cho B, B
trả tiền cho A, khi giao dịch vô hiệu thì A trả tiền lại cho B và B hoàn
trả lại cho A.
• Trong 1 số trường hợp chưa đủ để quay lại tình trạng đầu.
Cần làm 1 số việc khác ngoài hoàn trả. VD: A bán B 1 chiếc xe.
Trên giấy tờ đã có sự thay đổi tên. A phải trả tiền và B trả tài
sản. Nhưng chưa là ban đầu-> Phải khôi phục lại tên trên giấy tờ
(vì đã đổi sang tên B). Khi hoàn trả những j đã nhận, hoàn trả lại
bằng hiện vật (khoản 2 điều 131). Ví dụ ko thể hoàn trả bằng
hiện thực thì phải trả bằng cách khác. Trong thực tiễn, khi hàng
hóa đưa vào sử dụng thì Tòa cho ko hoàn trả bằng hiện vật. Nếu
tài sản bị mất-> không hoàn trả được. Hoặc với hợp đồng dịch
vụ, 1 bên cung và 1 bên cấp
- Khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu thì bù thiệt hại theo khoản 4 điều
140. Có lỗi: BLDS ko cho biết lỗi xác định ntn, nên tham khảo thực tiễn xét
xử. Bên lừa dẫn đến hợp đồng thì vô hiệu, lỗi ở đây là bên đe dọa. Bên ko ra
công chứng chứng thực thì bên có lỗi. Lỗi ở đây là lỗi 2 bên. Chẳng hạn, bị
tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm thì Tòa thường xét định do lỗi 2 bên. Vì
điều cấm là vi phạm của luật và ai cũng phải biết. Lỗi 2 bên ko có nghĩa là
luôn ngang bằng nhau. Khi cả 2 cùng có lỗi, có lỗi ngang nhau hoặc khác.
VD: A bán B tài sản của vợ chồng, Tòa thường xác định trong vô hiệu này
thì là lỗi 2 bên. Nhưng tòa thường theo hướng A nhiều lỗi hơn B. Yếu tố thiệt

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


hại: trong thực tế, công sức và chi phí đầu tư cho giao dịch nay bị vô
hiệu được coi là thiệt hại. VD: A giao dịch B khai thác cao su, để chuẩn
bị khai thác cao su A đã bỏ công để khai thác, thuê nhân công để khai
thác. Nhưng sau đó, bị tuyên vô hiệu-
> A đầu tư ko còn j, nguyên vật hiệu ko còn được sử dụng thì đấy được
coi là thiệt hại. Trong thực tiễn xét xử hiện nay còn gặp trường hợp rất
phổ biến về chuyển nhượng bất động sản. Giá bán đấy 1 tỷ, lúc bị tuyên
vô hiệu có thể hơn giá ban đầu. Thiệt hại người mua bằng trên lệch giá
theo tỷ lệ giao dịch
- Khoản 3 điều 131: sau khi tài sản được chuyển giao. Theo giao dịch, tài sản có
thể làm phát sinh hoa lợi (đến từ tài sản 1 cách tự nhiên) or lợi tức (do công
sức của con người). Sau đó giao dịch bị tuyên vô hiệu. Xử lý hoa lợi và lợi
tức đó ntn? TH1: A bán cho B vườn cây. Sau khi giao vườn thì cây cho trái
nhưng trái khác với cây. TH2: A bán tài sản cho B sau khi B nhận tài sản, B
cho C thuê thì B nhận về khoản tiền thuê thì đây gọi là lợi tức. Trước đây,
hoa lợi, lợi tức được đề cập trong phần khôi phục tình trạng ban đầu ở khoản
2. Cho rằng đứng vs tình trạng ban đầu là sai. Ndung 1: Là 2 khoản độc
lập và tình trạng khác nhau. Ndung 2: trước đây nếu ko bị tịch thì bên nhận
phải trả cho bên bị lấy mọi trường hợp. Nhưng ko được thuyết phục, bên nhận
tài sản nhận là bên vô tình.
- Khoản 5 lquan đến giao dịch về quyền nhân thân. Trọng tâm là khoản 1,2,3,4
điều 131.
4. Đại diện xác lập thực hiện giao dịch dân sự.
– Khái niệm: 1 chủ thể đóng vai trò đại diện. Phải thông qua 1 bên mua bán.
VD: A mua bán, A là pháp nhân phải thông qua người khác. A là người được
đại diện, C đại diện, B người được giao dịch. Người bán mới được coi là xác
lập giao dịch. Có 3 chủ thể là người đại diện, người được đại diện và.
– Về chủ thể đại diện: Trong BLDS 2005 ngôn từ dẫn đến cách hiểu là người
đại diện phải là cá nhân và đã loại 1 số trường hợp đại diện pháp nhân.
Trong BLDS trước đây đại diện là 1 người (dẫn tời là ko chấp nhận đồng đại
diện, hạn chế đồng đại diện là phương án ko tốt.). Tuổi của người đại diện: bị
giới hạn về tuổi. Điều 3.138 giới hạn về tuổi về người đại diện (tối đa đủ 15t).
Đối với người được đại diện: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân:
• Vs cá nhân, điều 2.134: cá nhân ko được để người khác đại diện. Nếu
pháp luật quy định phải tự xác lập thực hiện. VD: A kết hôn vs B, chị
A ko thể ủy quyền cô hàng xóm không thể kết với B. Lập di chúc
phải là do cá nhân

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


lập…. Người đại diện phải nhân danh vì lợi ích của người được
đại diện để xác lập giao dịch. Nếu ko nhân danh thì ko có cơ chế
đại diện. VD: A giám đốc cty B, xác lập hợp đồng vay với C.
Nếu A ko nhân danh vì lợi ích của B thì B ko được đại diện.
Không nhân danh thì không là đại diện. Ndung: khi người đại
diện xác lập thực hiện giao dịch phù hợp với phạm vi đại diện thì
giao dịch ràng buộc với người đại đại diện. Khoản 1 điều 139 quy
định, giao dịch dân sự làm pháp sự quyền và nghĩa vụ với người
được đại diện.
Khi người đại diện xác lập với người được đại diện. Trong trường
hợp người đc đại diện có quyền đc tự mình xác lập thực hiện giao
dịch ko? Văn bản hiện nay chưa có câu trả lời.
- Các loại đại diện (điều 135): có 2 hình thức đại: theo pháp luật và ủy quyền
• Dựa vào 1 trong 3 căn cứ sau: quyết định dựa trên cơ quan có thẩm
quyền. Tư cách trong pháp nhân chưa có quyền. VD; trong luật cty đại
diện theo điều lệ. Căn 3 theo quy định của pháp luật: cho biết ai là
người theo quy định của pháp luật. Cha mẹ của con chưa xác định. Đại
diện theo quyết định, khoản 1 điều 138.
• Ủy quyền: đại diện được xác lập trên cơ sở ủy quyền. Căn cứ để xác
lập, giữa người đại diện và người đc đại diện.
Đại diện theo ủy quyền ko nhất thiết phải lập thành văn bản.
Tuy nhiên, trong cơ chế đại diện người xác lập là người đc đại
diện. Người có mặt là người đại diện và người ko có mặt là
người được đại diện.
- Phạm vi đại diện: Phạm vi đại diện được xác định dựa vào:
• Thời hạn (đ.140): trong thời hạn. Nếu trong thời hạn loại gia dịch
được xác lập
• Vượt quá phạm vi hay ko có quyền đại diện (đ.142,143): TH ko có
quyền nhưng vẫn làm như có quyền. Có nhưng vượt, ko có mà vượt
quyền hạn để làm. 2 điều luật bàn về 2 trường hợp khác nhau nhưng
hướng xử lý cơ bản gần giống như nhau. Trên thế giới ko tách biệt 2
trường hợp. VD: A đại diện B xác lập, nhưng trong 1 số trường hợp A
muốn nhưng B phản đối.
- Trường hợp người đại diện được phản đối. KO làm phát sinh (khoản 1 điều
142,143). Tuy nhiên, nguyên tắc này có ngoại lệ, người được đại diện đã công
nhận (đ.143). TH2: bít nhưng ko phản đối trong khoản thời gian hợp lý. Điểm
c điểm mới trong BLDS 2015, 1 người đại diện họ ko có quyền đại diện, họ
ko

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


được quyền phản đối. Phải có 2 đk, người đc đại diện có lỗi làm cho
người thứ 3 ko bít hoặc ko thể bít. VD: A giám đốc cty B. Có xác lập
giao dịch với C, với tư cách đại diện là B. Đc bổ nhiệm là giám đốc,
xác lập giao dịch nhiều lần. Nhưng cty B sa thải. Trong 1 số trường hợp
người đại diện muốn nó bên thứ 3 ko chấp nhận. VD: A cho B thuê bất
động sản, 1 tg sau B mang cho C thuê. Nguyên tắc người thứ 3 được
quyền phản đối giao dịch để ko bị ràng buộc bởi giao dịch. Khoản 3
đ.142 có quyền đơn phương hoặc hủy bỏ giao dịch, hợp đồng. Khoản
3.143 với người đơn phương chấm dứt giao dịch đều có quyền phản đối
khi B nhân danh A mà ko có quyền của A. trừ trường hợp, người đó
bít hoặc quy định tại điểm a khoản 1, người đc đại diện đồng ý và công
nhận giao dịch thì ko đc quyền phản đối
CHƯƠNG 5: THỜI HẠN, THỜI HIỆU
I. Thời hạn
- Điều 144: thời hạn là một khoảng tg. Có bắt đầu và có kết thúc. Khoảng tg
được tính bằng dương lịch điều 145. Có ngoại lệ trừ trường hợp có thời hạn
khác. Thời hạn ko là lịch dương, lịch âm. Đc pháp luật cho phép.
- Về cách tính, đơn vị theo Điều 2.144 có thể tính bằng h, bằng ngày, bằng
tháng, bằng năm, bằng giây, một sự kiện có thể xảy ra…. Có bàn về cách
tính theo điều 146 nếu ko có thỏa thuận khác, khoản 1 điều 146 đề cập về
thời gian, còn trường hợp về thời điểm bắt đầu, điều 146 bàn về quy đổi
năm, tháng, tuần. Khoản 5 điều 148
- Thời điểm bắt đầu điều 6.147, được xác định tại thời diểm. Theo luật
trọng tài, trong 30 ngày tính từ 0 giờ ngày 12/4
- Thời điểm kết thúc (điều 148): có hướng xử lý, thời hạn tính bằng ngày.
Thời điểm kết thúc của ngày đc quy định kết thúc 24h ngày đó.
II. Thời hiệu
- Khái niệm (149): là thời hạn có điểm bắt đầu và kết thúc. Nếu thời hiệu là thời
hạn và ko phải thời hạn nào cũng là thời hiệu. Thời hiệu do luật quy định.
Thời hạn do các bên quy định. Không phải lúc nào luật cũng quy định là thời
hạn, khi kết thúc thời hiệu phải có sinh hệ quả pháp lý vs chủ thể
- Các loại thời hiệu (4 loại) (điều 150):
• Loại 1: hưởng quyền- thời hạn mà khi kết thúc chủ thể được hưởng quyền
dân sự. VD: theo BLDS điều 236, sau thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở
hữu tài sản

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Loại 2: miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Khi thời hạn hết thì người đang có thì
trở thành người ko có nghĩa vụ j nữa.
• Loại 3: thời hiệu khởi kiện: yêu cầu tòa giải quyết quyền dân sự. 1 thời
hạn luận định để khởi kiện tòa. VD: điều 623.
• Loại 4: áp dụng cho việc dân sự (ko có tranh chấp)
- Cách tính và áp dụng thời hiệu: khoản 2 điều 149 tác động rất lớn vào thực
tiễn. Áp dụng 1 bên hoặc các bên trước khi đưa ra các điều khoản. Trong thực
tế, có BLDS 2015 thường gặp trường hợp, đương sự ko ai nói j về thời hiệu.
Tòa giải quyết cũng ko nói về thời hiệu. Tòa chỉ áp dụng khi có yêu cầu của 1
hoặc các bên (nếu ko có yêu cầu 1 bên thì ko đc định đoạt); nếu các bên
yêu cầu thì ko đc yêu cầu quá muộn trước khi có quyết định sơ thẩm
- Thời gian ko tính vào thời hiệu: ko áp dụng vào thời hiệu khởi kiện, điều 155.
TH1: yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân khi sơ thẩm ko áp dụng đk khởi kiện.
VD: A chửi B thì A xâm phạm quyền nhân thân của B ko gắn vs tài sản, ko
giới hạn về tg. TH2: Đã yêu cầu quyền sở hữu thì ko giới hạn thời hiệu đc.
TH3: tranh chấp về quyền sử dụng đất. KO tính 1 khoảng thời gian vào thời
hiệu. Thời hiệu- tg bắt đầu và kết thúc. Thông thường, thời hiệu nằm trong
khoảng thời gian đó. Có thể xảy ra những sự kiện mà 1 khoản thời gian ko
được tính vào sự kiện. VD: A gây thiệt hại cho B về tài sản, B yêu cầu A bồi
thường thiệt hại. Theo luật, B vs A có thời hiệu (điều 588). Nhưng trong thời
giạn 3 năm B đi tù, khi có cản trở khách quan thì ko tính vào thời hiệu
- Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (điều 157): giống đ.156. Nhưng cách kéo dài
khác nhau. Đ.156 thời hiệu bắt đầu đc cộng thêm thời gian, đ.157 đã bắt đầu
nhưng tính lại từ đầu. VD: A trả B khoản tiền vào 1/04/2020 và A ko trả tiền
thì thời hiệu bắt đầu (đ.159). Thời hiệu 3 năm kể từ ngày xâm phạm. A trong
thời hạn 3 năm. Kết thúc 1/04/2023. Nếu gửi bức thư “kẹt tiền” và A thừa
nhận nợ B làm cho thời hiệu bắt đầu lại

TÀI SẢN VÀ QUYỀN VS TÀI SẢN


1. Khái niệm tài sản
- Điều 105 đưa ra các nội hàm. Tài sản: khác vs BLDS 2005 dùng từ “gồm”.
MỚi thì dùng “là”. Theo Bộ tư pháp là phải dùng từ “là” để định nghĩa. Về
nội hàm ko có thay đổi, “là” hay “gồm” đều có nghĩa ngang nhau
- Điều 105 ko định nghĩa tài sản là j, chỉ mang tính liệt kê, tài sản gồm
những j?

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Tài sản là vật: theo BLDS 2015 thì 1 thứ là vật sẽ là tài sản, ko cho biết vật là
j? 1 số tài liệu cố gắng định nghĩa vật là j nhưng đều không đáp ứng được yêu
cầu. Nếu là tài sản chỉ là vật cầm nắm được. Tài sản thứ 2 là tiền, khi tiền
thì nó là tài sản. Có 1 số đặc trưng từ 1 số đặc điểm: tiền có chức năng tính
toán. Có những thứ tính toán, để là tiền thì phải có chức năng thanh toán.
(bitcoin). Để là tiền phải là thứ ko phải ai cũng tạo lập được như tạo lập vật.
Tài sản tiếp theo là giấy tờ có giá: được coi là tài sản, chỉ được bằng tiền,
những thứ giấy tờ những ko có trị giá bằng tiền thì sẽ không là tài sản (sổ
tiết kiệm..).
- Quyền tài sản quy định điều 115 BLDS 2015, để lập quyền tài sản trước tiên
phải là quyền. Tuy nhiên, quyền chia đủ để là quyền tài sản, phải trị giá được
bằng tiền. VÌ vậy, tất các quyền ko trị giá đc bằng quyền sẽ ko trị giá đc
bằng tiền (bổ phiếu…). Trong thực tế, quyền tài sản khá phổ biến, quyền tài
sản phổ biến nhất là quyền đất, sở hữu trí tuệ, tài sản. Ngoài ra, còn các
quyền khác là quyền thuê và mua trong Án lệ. Bồi thường đền bù vẫn được
coi là quyền trong án lệ. Trong BLDS có thể được chuyển giao thành quyền
tài sản (đk ko thuyết phục). Điều 115 đã bỏ từ “đã được chuyển giao”.
2. Các loại tài sản (động sản và bất động sản)
- Rất đa dạng, khoa học pháp lý cũng như pháp luật tìm cách phân loại. Mỗi
loại sẽ có các quy định tương ứng. Mỗi một hệ thống lại có cách phân loại
khác nhau. Ví dụ: có những hệ thống ghi nhận vua, đề cao chúa là loại tài
sản của chúa.
- Động sản (đ.107): ở VN, tất cả tài sản ko là BĐS là động sản (khoản 2 đ.107).
Đất đai được coi là bất động sản, những thứ gắn liền với đất đai. Để được coi
phải gắn liền đất đai vào thời điểm xem xét. Tài sản khác gắn liền với công
trình cũng vẫn là BĐS. BĐS khác theo quy định cảu pháp luật. Những BĐS ko
liệt kê, theo luật kinh doanh bất động sản quyền sử dụng được coi là BĐS theo
quy định của pháp luật
- Tài sản hiện có và hình thành trong tương lai (điều 108 BLDS 2015). Có cặp
thuận ngữ hiện có và tương lai, hiện tại và tương lai. Hiện tại hay tương lai
trong mối quan hệ dựa vào tài sản đó. Tài sản hiện có xảy ra 2 trường hợp: đã
tồn tại. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố vừa nêu sẽ không được coi là tài sản hiện
có mà sẽ được coi là tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản coi là tương
lai: chưa tồn tại ở thời điểm xác lập giao dịch (VD: A cho B vay tiền dùng
tiền để đóng tàu. B dùng tàu thế chấp cho A); tài sản đã tồn tại nhưng người
tham gia giao

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


dịch chưa xác lập quyền (VD: A cho B vay để B mua tài sản của C, tài
sản B mua của C là tài sản thế chấp cho A)
- Tài sản chính và tài sản phụ (điều 110):
• Tài sản chính: tồn tại độc lập, có thể khai thác theo tính năng mà
không cần tài sản khác
• Tài sản phụ: sinh ra để phục vụ tài sản chính (VD: 1 chiếc TV(chính)
và có điều khiển từ xa(phụ))
 Sự phân loại này kéo theo hệ quả: giao vật chính phải giao
vật phụ. Tuy nhiên có ngoại lệ có thể có thỏa thuận khác (VD:
chẳng hạn mua TV cũ có thể ko có đk nhma vẫn chấp nhận vì
vậy sự giao vật chính chưa chắc là vật phụ, có các bên thỏa
thuận khác).
- Tài sản chia được và không chia được (đ.111): kéo theo hệ quá pháp lý nhất
định:
• Nếu chia được: ưu tiên phân chia bằng hiện vật như khi chia thừa kế
• Không chia được: vẫn chia nhưng ko bằng hiện vật mà chia bằng
giá trị (VD: A, B được chia 1 tài sản không phân chia được, cta
định giá tài sản thành tiền và chia bằng giá trị)
• Tiêu chí phân loại: dựa vào tính năng tính chất của tài sản sau khi
chia. Nếu bằng ban đầu thì tài sản chia được (VD: nước chia được,
mảnh đất diện tích lớn, tính chất như ban đầu, tài sản chia được). Nếu
sau khi chia, tính chất, tính năng ko giữa lại được thì ko chia được (VD:
chia xe, quả bóng bay)
• Đ.111 bàn về tính chia được và không chia được thì còn có thể áp
dụng cho tài sản khác.
- Tài sản tiêu hao và không tiêu hao (Đ.112):
• Tiêu chí: dựa vào tính năng, tính chất hình dáng ban đầu, nếu sau khi
sử dụng lần đầu mà sử dụng như cũ sau lần 1 thì là tài sản ko tiêu
hao (VD: xe oto, xe máy). Sau lần sử dụng đầu mà tính năng ko còn
như trước thì tài sản đấy là tài sản tiêu hao (VD: gạo-> cơm). Nếu tài
sản không tiêu hao là đối tượng của hợp đồng thuê, mượn.
Nếu là tài sản tiêu hao thì ngược lại. Trong hợp đồng thuê, cta
có nhận cái j trả lại cái đó sau khi sử dụng. Tiêu hao nhận là
không thể trả. Tài sản tiêu hao là đối tượng hợp vay. Bởi vì cho
vay là nhận gì mà không thể trả cái đó, trận cái j thì trả cái cùng
loại, có thể ko chính xác cái cta đã nhận.
- Hoa lợi và lợi tức (đ.109):

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Hoa lợi, lợi tức đến từ tài sản gốc. Nhưng hoa lợi và lợi tức khác
nhau. Hoa lợi: đến tự nhiên (cây cho trái, con vật sinh con); Lợi
tức: đến từ con người (VD: vay tiền, thuê nhà)
3. Các loại quyền đối với tài sản
- Trong BLDS 2015, tồn tại quyền với tài sản. Cụm này chưa tồn tại trong
BLDS trước đây nhưng BLDS 2015 đã ghi nhận chính thức cụm “quyền đối
với tài sản”. Thực tế quyền với tài sản đã tồn tại trong bộ luật trước và đó là
quyền sở hữu. Và có thêm nhánh nữa là quyền khác đối với tài sản.
- Quyền sở hữu tài sản (đ.158): gồm chiếm hữu, sử dụng để đoạt tài sản. Các
quyền năng cũng thuộc và chủ sở hữu. Ở đây chỉ có 1 chủ thể. Quyền khác đối
với tài sản được quy định tại đ.159. Đó là quyền đối với tài sản nhưng người
sử dụng quyền không phải chủ sở hữu. Khi tồn tại quyền khác thì luôn có 2
nhóm chủ thể: chủ sở hữu và người ko phải chủ sở hữu. (VD: A chủ sở hữu
căn nhà. Như vaayuj khoi bàn về quyền sở hữu A có quyền chiếm hữu sử
dụng và định đoạt. Ngược lại, nếu A tạo lập quyền khác đối với các tài sản
của B, quyền thực dụng với B. 2 chủ thể là A và 1 người có quyền khác là
B.
- Quyền sở hữu (Đ.138)
- Quyền khác (Đ.139): có 3 loại ở BLDS: BĐS liền kề, quyền bề mặt, hưởng
dụng
- ĐIỂM CHUNG: có quyền nắm giữ chi phố trực tiếp tài sản.
4. Nội dung quyền sở hữu
- Trên cơ sở đ.158, quyền sở hữu có 3 nguyên năng
1.1 Quyền chiếm hữu
- Về nội hàm: nắm giữ, chi phối tài sản của chủ sơ hữu. Quyền nắm giữ
chi phối tài sản. (VD: A chủ sở hữu 1 chiếc đồng hồ, A hoàn toàn có thể
nắm giữ và chi phối). Tuy nhiên 1 số trường hợp, thực hiện chiếm hữu có
thể do chủ thể khác thực hiện. (VD: A chủ căn nhà cho nên A được quyền
chiếm hữu căn nhà đó, tạo lập B chiếm hữu thì B sẽ là người kế tiếp).
Thông thường là chủ sở hữu, mà quyền đấy có thể do người khác thực
dụng.
– Quyền sử dụng: khai thác công dụng của tài sản hoa lợi, lợi tức từ tài sản
– VD: sử dụng chiếc xe là quyền sử dụng tài sản
– Thông thường chủ sở hữu chính là người thực hiện. Tuy nhiên, trên cơ sở có
thể được tiến hành bởi chủ thể khoogn phải chủ sở hữu. VD: A cho B thuê
tài sản của mình. B ở đây thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


– Quyền định đoạt tài sản (đ.193-196): trong các quyền năng của quyền sở
hữu thì định đoạt quan trọng nhất. Quyền định đoạt được hiểu theo nhiều
khía cạnh. Cụ thể, đó có thể là quyền định đoạt pháp lý. Theo BLDS điều
192: định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. VD: A chủ căn nhà làm
hợp đồng cho B thuê nhà mình. Trong định đoạt, còn quyền định đoạt vật lý
hay vật chất, không còn chuyển giao quyền sở hữu. Còn tiêu hủy, tiêu dùng
nhưng không chuyển cho ai cả. Trong định đoạt có quyền từ bỏ quyền định
đoạt. Có 2 quyền năng: pháp lý và vật lý. Chủ thể có quyền thực hiện quyền
định đoạt. Thông thường quyền định đoạt thường do chủ sở hữu thực hiện.
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp sẽ thực hiện bởi người khác. (VD: A nợ B và
A không trả cho B và lên tòa quyết định buộc A trả B. B yêu cầu tòa xử lý tài
sản của A và chuyển cho người khác. Chuyển này ko do A làm mà do người
khác làm.).
Căn cứ xác lập quyền sở hữu, theo đ.160 được xác lập theo bộ luật này
bộ luât khác có liên quan. Nhận diện, được xác lập trên cơ sở giao
dịch. Không có xác lập trên giao dịch dân sự mà được xác lập, trên cơ
sở ý chí các nhà làm luật. VD:điều 236 về xác lập thông qua thời hiệu,
Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Có thể chấm dứt vs người
này nhưng tạo bởi người khác. Do có việc chuyển sở hữu từ người này
sang người khác. Trong những trường hợp như vậy chuyển giao ở điều
161. Nếu không có quy định chuyên biệt thì thời điểm chuyen biệt là
thời điểm chuyển giao tài sản. Chủ thể chịu rủi ro xảy ra với tài sản,
trong thời gian tài sản tồn tại. Gây tổn hại 1 cách khách quan không ai
chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc (đ.162) gánh chịu rủi ro với tài sản.
Nguyên tắc trên có ngoại lệ, không để chủ sở hữu gánh mà để người
ngoài gánh. Muốn có ngoại lệ phải chứng minh điểm riêng biệt. Đối
với rủi ro, ai là chủ phải gánh chịu rủi ro.
5. Quyền khác với tài sản
- BĐS liền kề: BLDS 2015 quyền này thực chất đã tồn tại trong BLDS trước
đây nhưng tên đã có sự thay đổi giữa các bộ luật.
1.Bỏ đi cụm “sủ dụng”- gây nhầm lẫn trong quyền sở hữu, xem ndung
không cần đưa vào. Giống ndung nhưng thay tên gọi.
• Để có quyền tồn tại với bất động sản liền kề: tồn tại 2 bất động sản
liền kề nhau. Nhưng không giải thích rõ liền kề nhau là sao? Thông
thường 2 BĐS liền kề nhau là 2 BĐS cận kề nhau. Quyền với BĐS
liền kề khác vs tài sản. khi có thay đổi thì quyền với BĐS ko thay đổi.
• Căn cứ xác lập với BĐS liền kề:

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


⤷ có thể được xác lập do địa thế tự nhiên (điều 252).
(VD: A chủ mảnh đất phía trên cao. A ở trên cao so với B)
⤷ Do quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận
(điều 254).
- Liệt kê 4 quyền nhưng không biết đống hay mở (254,255). Được khai thác
nhiều trong thực tiễn và nên nghiên cứu nhiều về quyền và lối đi qua. Về
cnaw cứ tạo lập quyền thì phải có BĐS bị vây bọc bởi các BĐS thuộc chủ sở
hữu khác. Được hiểu là ko qua lối, không có lối đi qua đường công cộng. So
với bộ luật trước đây, 2015 có điểm mới: trước là ko có đường, lối đi qua thì
được bổ sung thêm “không đủ lối đi qua”. Khi sử dụng lối đi thì chủ sở hữu
nhường lối đi thì phải chịu tổn thất vì vậy BLDS ở điều 256. Đền bù là đk đề
mở lối hay hệ quả là câu hỏi gây tranh cãi? Đền bù hiện nay là hệ quả lối đi,
ko nằm trong khoản 1 mà tách thành đoạn cuối. Trước đc hiểu là đền bù r
mới mở lối, h chỉ là hệ quả.
- Quyền hưởng dụng (khoản 1 điều 159 và điều 257): đã từng có thời kỳ tồn tại
là Pháp thuộc và VNCH. Sau này bộ luật 95 và 2005 ko có, đến 2015 mới bổ
sung.
• quyền khác với tài sản của người ko phải chủ sở hữu đây là quyền mà
chủ thể nắm giữ chi phối tài sản theo điều
159. Theo điều 257, chủ sở hữu có quyền hưởng dụng, khai thác,
hưởng hoa lợi, lợi tức. Chính vì yếu tố này mà dẫn đến sự nhầm
lẫn. Mặc dù, quyền sử dụng và quyền hữu dụng đều điểm chung
là khai thác hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Rất khác nhau, nhìn
tổng thể cao hơn sử dụng, thấp hơn sở hữu. VD: A chủ sở hữu
căn nhà mún B khai thác sử dụng căn nhà của mình, B được khai
thác sử dụng căn nhà. Trong TH này A có 2 cách: TH1) A lập
hợp đồng cho B thuê, B được sử dụng trong 10 năm. TH2) vẫn để
B khai thác sử dụng mà ko qua hợp đồng thuê mà qua quyền
hưởng dụng đều có cùng thời hạn là 10 năm. Quan hệ 1 là
nghĩa vụ, quan hệ 2 là quan hệ quyền vs tài sản. Trong TH1 quan
hệ A và B hợp đồng, A có quyền vi phạm alf đơn phương chấm
dứt. TH2 A ko thể lấy lại được theo khoản 2 điều 166 quy định
“Chủ sở hữu ko có quyền đòi lại tài sản…”. Quyền sử dụng hợp
đồng thuê: trong hợp đồng thuê thời hạn sử dụng ko hạn chế.
Thời hạn quyền hưởng dụng: 30 năm
• Căn cứ (đ.258): có 3 dạng căn cứ xác lập quyền:
⤷ Theo quy định của luật, do mới được ghi nhận

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


⤷ Xác lập trên cơ sở thảo thuận. VD: A chủ sở hữu
căn nhà, A hợp đồng tặng cho có nguy hiểm nhất định. A
tặng B vì B người thân. Sau đó, B quay sang chống A và
tìm cách đẩy A ra khỏi nhà. Để chống lại bất cập vừa
nêu. A vẫn tặng cho B căn nhà, B vẫn được quyền hưởng
dụng căn nhà.
⤷ Di chúc. Nước ngoài cũng cho thấy là trường hợp khá
phổ biến của quyền hưởng dụng và khá có ích tỏng 1 số
hoàn cảnh. VD: A chủ 1 căn nhà, A muốn cho B sử dụng
căn nhà của A sau khi A qua đời. Mà B ko phải người
thân của A.
• Nội hạm: được quy định tản mạn trong 1 số điều luật, Được trực tiếp
chi phối nắm giữ tài sản mặc dù ko phải chủ sở hữu, ko có quyền trả
lợi. Điều 257, người có quyền hưởng dụng được khai thác tài sản, hoa
lợi, lợi tức từ tài sản. Có thể cho người khác khai thác để hưởng hoa
lợi, lợi tức.
- Quyền về mặt (đ.267): 1 quyền khác với tài sản, chủ thể có quyền không phải
là chủ sở hữu tài sản, quyền này chưa được ghi nhận trong các bộ luật dân sự
trước đây. Về tiêu đề thông thường hiểu về quyền về mặt đất, nước. Không
giới hạn mà còn bao gồm khai thác lòng đất và không gian trên đất. VD: A
chủ mảnh đất. Khoản 1 điều 159
• Căn cứ xác lập: không được quyền đòi
• Ndung: người có quyền bề mặt được quyền sử dụng, họ được quyền
trồng cây xây dựng trong phần bề mặt.
BÀI 7: HÌNH THỨC QUYỀN SỞ HỮU
Quyền sở hữu. Có phân loại hình thức sở hữu khác nhau. Sự phân loại ko ổn
định ở VN, số lượng hình thức sở hữu. Chỉ còn 3 loại hình thức sở hữu
1. Các loại hình thức sở hữu:
- Hình thức sổ hữu toàn dân: tồn tại trong BLDS theo nhà nước h trờ thành sở
hữu toàn dân (đ.197). Ko có quy định cụ thể. Là 1 dạng sở hữu tài công.
- Hình thức sở hữu riêng (đ.205,206): phân biệt với chung ở số lượng. Ở
riêng chỉ có 1 chủ thể, khi xác lập chỉ cần sự đồng ý của 1 người.
- Sở hữu chung (đ.207): với nhìu chủ thể với tài sản. Quy định đặc thù:
• Căn cứ xác lập sở hữu chung (đ.208): dựa trên quy định cảu pháp luật
(VD: vợ chồng, A và B cùng mua chung

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


mảnh đất, trong trường hợp mảnh đất có 2 chủ sở hữu- do 2 bên
thỏa thuận với nhau)
• Các loại sở hữu chung: có 2 dạng chính là sở hữu chung theo phần
(theo nhiều người, chủ thể và phần của từng người, chủ thể được xác
định) hoặc sở hữu chung hợp nhất có thể chia được (tài sản vợ
chồng) và không chia được
- Quyền sở hữu chung cũng là quyền sở hữu. Do tính chất sở hữu chung:
quản lý tài sản chung. Theo điều 216
- Chia tài sản chung:
• Với tư cahcs chủ sở hữu: từng đồng sở hữu được yêu cầu chia tải sản
chung. VD: A, B, C đồng sở hữu 1 BĐS. A và B được quyền yêu
cầu chuyển. Người yêu cầu chia tái ản chung có thể là người khác. Là
những người có quyền của các người đồng sở hữu. A, B, C là đồng
sở hữu 1 BĐS A nợ D 1 khoản tiền. A là người có nghĩa vụ, D là người
có quyền. A ko có quyền thực hiện nghĩa vụ với D, để xác định phần
tài sản của A.
• Thời gian chia: có thể bị yêu cầu chia ở bất kì thời điểm nào, không có
thời gian bị giới hạn. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể có
những giới hạn về thời gian để yêu cầu chia
• Cách thức chia: khi chia tài sản chung về nguyên tắc chia bằng hiện
vật, mỗi người sẽ đc nhận 1 phần trong khối tài sản chung. VD: khi
chia A, B, C mỗi người nhận 1 mảnh đất. Với tài sản không thể phân
chia thì chia bằng giá trị được định giá.
• Trong thực tiễn: tòa có xu hướng chia bằng hiện vật, chỉ chia bằng
giá trị khi không thể chia được bằng hiện vật
- Chấm dứt tài sản chung:
• Hình thức sở hữu chung là 1 loại hình thức không ổn định và có thể bị
chấm dứt rất dễ dàng. Cách thức chấm dứt đucợ quy định ở điều 230.
Sở hữu chung chấm dứt vì quyền sở hữu với tài sản đã chấm dứt. VD:
A và B sở hữu chung 1 chiếc xe và xe bị cháy nên toàn bộ sở hữu
chung hay riêng đều bị chấm dứt. Nếu tài sản vẫn còn mà nó chuyển
hóa từ tài sản chung về sở hữu riêng. VD: khi tài sản chung được chia,
mỗi người được chia từng phần thành sở hữu riêng
SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


- Thay đổi theo các luật hôn nhân và gia đình ở VN. Hiện nay có 4 luật hôn
nhân và gia đình: luật 1959 được thay thế bằng luật 1986, luật 2000, luật 2014
- Hiện nay có nhìu tranh chấp mà tài sản được hình thành giữa người kết hôn
được hình thành từ năm 1959. CHế định tài sản vc chưa rõ nét và tòa hiện
nay có xu hướng là tài sản chung của vợ chồng được xác lập trước luật
trước năm 1959 là tài sản chung. Thời kì này, vẫn ghi nhận chế độ đa thê.
VD: A có vợ là B và C đây là tài sản chung của ai? Trong thực tiễn xét xử,
tòa xét với những người kết hôn đa thê tòa coi là tài sản chung và chung cả khi
1 người có nhìu vợ. Năm 1959, tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân là tài
sản chung. Có những người có tài sản riêng trước kết hôn. VD: A được ba mẹ
cho đất và 1980 A kết hôn với thì tài sản đó thuộc về A trước kết hôn. Tài sản
trước thời kì hôn nhân đương nhiên được coi là tài sản chung. Luật năm 1986
về cơ bản không thay đổi.
- Phần di chúc liên quan đến người chồng để lại chưa phát sinh, ảnh hưởng đến
quyền lợi người thừa kế. Nếu tranh chấp sẽ áp dụng BLDS 2--5
- Hình thành trong thời kì hôn nhân:
• Được coi là tài sản chung trừ TH CM được đó là tài sản riêng. A và B
kết hôn năm 1990, cha mẹ A chết và A thừa kế. Việc A hưởng thừa kế
được công nhận là tài sản của A
 Vì được CM là tài sản riêng nên tài sản A thừa hưởng được coi
là tài sản riêng. Nếu không chứng minh được tài sản riêng thì đó
là tài sản chung. VD: Cũng như trên, A mua 1 căn nhà đứng tên
mình, nếu không cm được đó là sở hữu của A thì đó là tài sản
chung của vợ chồng. Tuy nhiên, tài sản đó có thể trở thành tài
sản chung nếu họ quyết định nhận khối tài sản riêng vào tài sản
chung thì được coi là tài sản chung. VD: A trước kết hôn B đã
có nhà, được nhập vào khối tài sản chung được coi là tài sản
chung.
• Mặc dù là tài sản chung thì không có nghĩa vợ chồng luôn luôn có lúc
ngang bằng nhau tùy vào hoàn cảnh. Thì phần từng người có thể khác
nhau. Chẳng hạn, 1 tài sản hình thành trước thời kì hôn nhân là của 1
nếu kết hôn ở giải đoạn 1959. Còn hiện nay thì được nhập là tài sản
chung. Xu hướng hiện nay tòa vẫn phán là phần đó vẫn thuộc về của
người sở hữu trước đây. Bên cạnh đó, vẫn có án lệ cha mẹ cho con
đang kết hôn BĐS thì BĐS ấy

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


trong trường hợp này là tài sản chung. Phần A nhìu hơn B.
BÀI 8: BÀO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
I. Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu
- Cách thức bảo vệ quyền sở hữu:
• C1: tự bảo vệ (khoản 1 điều 164). Các biện pháp tự bảo vệ: mỗi người
nghĩ 1 cách và các nhà làm luật không liệt kê. Các nhà làm luật nói rõ
được nghĩ ra nhưng “không được trái với quy định của pháp luật”.
• C2: thông qua việc hỗ trợ của cơ quan công quyền (điều 164). Khi cần
sự hỗ trợ của cơ quan công quyền thì cta có cách thức bảo vệ khác
nhau. VD: dùng hành chính bảo vệ. Có 3 biện pháp theo khoản 2 điều
164. Có điểm chung giữa các biện pháp thì cta phải CM được là
chúng ta là chủ sở hữu tài sản. VD: hiện nay có thủ tục đki tại cơ
quan nhà nucosw có thẩm quyền, đất, xe… nhờ sự đki thường được cấp
giấy chứng nhận và dễ xác định. Các giấy chứng nhận xác nhận với tài
sản không phải căn cứ tuyệt đối. Rất nhìu tài sản không có thủ tục đki
nên việc chứng minh tư cách sở hữu với tài sản rất khó và thường xảy
ra tranh chấp. Do không có thủ tục xác nhận nên tòa cho xét AND.
Ngoài ra tòa còn biện pháp khác để suy đoán chủ sở hữu, thả trâu ở 1
nơi hoang vắng. Đây là biện pháp quan trọng nhất, giúp chủ sở hữu có
tài sản.
Điều 166,167,168.
• Quy định chung về đòi tài sản (đ.166): phải có đủ đk để đòi tài sản
phải đáp ứng 1 số đk:
 Người đi đòi: CM được mình là chủ sở hữu.
 Người bị đòi: chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng không
có căn cứ pháp luật. Lưu ý cụm từ ở điều 166 “chiếm hữu
không có căn cứ pl” hoặc “người sử dụng không có căn cứ
pháp luật” nhưng chưa có giải thích chiếm hữu hay sử
dụng ko có căn cứ. Để xác định sử dụng không có căn cứ
pháp luật, xác định người sử dụng không có căn cứ như
người giữ tài sản không có căn cứ (đ.165)
II.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (khoản 1 đ.165): nếu chiếm hữu ko phù
hợp khoản 1 điều 165 thì được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Lưu ý về đòi tài sản: khi đòi tài sản thì tài sản bị đòi phải hiện có và còn.
Thường diễn ra khi

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


tài sản không còn trong thời gian quản lý của chủ sở hữu sau đó vấn đề
đòi tài sản được đặt ra. Nguồn 1 cho rằng đã kiện ra tòa và giới hạn thời
gian và có thời hạn khởi kiện. Nguồn 2 cho rằng đòi tài sản là 1 cách thể
hiện quyền sở hữu, chừng nào tài sản còn thì đòi và không giới hạn thời
gian. Từ đó 2000 BLDS đã theo hướng áp dụng không áp dụng thời hạn
khởi kiện.
BLDS 2015 đã củng có khoản 2 điều 155
- Tài sản chủ sở hữu mún đòi được chuyển giao sang cho nhìu chủ thể khác
nhau. Trong những trường hợp vừa nêu thì có 2 chủ thể nên được bảo vệ: chủ
sở hữu, người thứ 3 (người thứ 3 ngay tình) hoặc có thể bảo vệ cả 2 cùng 1
lúc. (điều 167,168 đối với BĐS)
- Đối với động sản không phải đki (điều 167)
• Người thứ 3 phải là người ngay tình: người chiếm hữu phải ngay tình
(đ.180): có căn cứ tin mình có quyền đối với tài sản. Nếu người thứ 3
không ngay tình thì điều 167 không áp dụng thì chủ sở hữu luôn được
quyền đòi.
• Tài sản động sản không phải đki quyền sở hữu: xe điện, máy tình,
đồng hồ….
• Người thứ 3 có được tài sản mà không có đền bù. Nếu người thứ 3 có
được tài sản mà đền bù thì bảo vệ A hoặc C đều khó nhưng hướng
giải quyết là bảo vệ C mà C ngay tình có đền bù. Trừ trường hợp là
chủ sở hữu không còn tài sản ngoài ý chí của mình (điều 167)
- Động sản phải đki:
• Ở đây điều 168 đưa ra ngoại lệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2
đ.133. Khi đáp ứng được người thứ 3 ngay tình. Tuy nhiên có ngoại
lệ được quy định tại khoản 2 điều 133. Chủ sở hữu không được
quyền đòi.
• TH1: được xác lập tài sản sau khi được cấp giấy chứng nhận (VD: A
giao đất cho B quản lý và B đã làm thủ tục để trên giấy chứng nhận
có tên B. B mang tài sản đó giao dịch với C. C người ngay tình sau khi
B đki được cấp giấy chứng nhận và A không thể đòi từ C.
• TH2: xác lập giao dịch với 1 người sau khi được tòa xác định là chủ sở
hữu nhưng xác lập sau bản án nhưng sau đó bị hủy. (VD: A và B vợ
chồng trong quá trình tòa giải quyết tranh chấp ly hôn giữa A và B,
quyết định giao BĐS cho A sau đó A mang tài sản bán cho C. Một
thời gian sau bản án đã bị hủy ở giám đốc thẩm. Tài sản hiện giờ thuộc
về A và B hoặc B. B không được đòi C vì C ngay tình).

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Người thứ 3 có tài sản thông qua bán đấu giá. VD: A thi hành án nên
đã xử lý tài sản của A và bán đấu giá và người mua được là C nhưng
thực tế tài sản thi hành án bán không phải tài sản của A mà là tài sản
của B
- Trên cơ sở đ.167,168 trước người thứ 3 ngay tình thì có những trường hợp
chủ sở hữu được bảo vệ bằng cách đòi lại tài sản. Tuy nhiên cũng có trường
hợp chủ không đòi đc vì PL đã đứng ra bảo vệ người thứ 3 ngay tình. Chưa
có câu trả lời cho cách bảo vệ. VD: A cho B mượn xe và B mang bán cho
III. Chấm dứt hành vi vi phạm quyền sở
- CSPL: điều 169
- Dừng việc xâm phạm. VD: A tiến hành sửa chữa nhà và đất bên trong. Cấm
A thi hành việc sử dụng. Nếu ko có CSPL thì A có quyền được kêu tòa chấm
dứt quyền
- Đòi bồi thường thiệt hại (đ.170). trong trường hợp xâm phạm quyền sở hữu
dẫn tới tài sản bị thiệt hại thì chủ sở hữu có quyền bảo vệ bằng cách yêu cầu
bồi thường thiệt hại. VD: Do mâu thuẫn với B, A đã phá tán tài sản của B.
theo đ.170.
IV. Bồi thường thiệt hại QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
Khái niệm
- Thừa kế chính là chuyển dịch tài sản, chuyển giao sản của người chết cho các
chủ thể tồn tại. Vấn đề chỉ xảy ra khi có người chết. Chỉ xảy ra với cá nhân
không áp dụng pháp nhân. Trước pháp lệnh về thừa kế 1990, vấn đề về thừa
kế được hướng dẫn bởi tòa án tối cao về vấn đề thừa kế. 1995 thay thế những
pháp lệnh về thừa kế. Về cơ bản chế định về thừa kế hiện nay tập trung vào
các quy định nổi bật trong BLDS 2015.
- Có 1 số vấn đề cơ bản:
• Người để lại di sản
• Di sản
• Thời hiệu, nghĩa vụ
I. Quy định liên quan đến người để lại di sản
- CSPL: đ.611
- Người để lại di sản:
• cá nhân chết hoặc bị coi là chết (coi về quy định tuyên bố cá nhân
chết).
- Thời điểm mở thừa kế
• KN: gắn với người để lại di sản, đó là thời điểm cá nhân chết hoặc bị
coi là chết (khoản 2 đ.71)

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Đối với cá nhân chết: đc dựa vào giấy chứng từ do UBND xã phường
cấp để quyết định người thừa kế. Giấy chứng từ cho bít thời điểm cá
nhân chết. Xác định thời điểm cá nhân chết có nhìu hệ quả pháp lý
quan trọng: giúp xác định di sản của người chết. Tài sản của người
chết được quyền sở hữu của người chết. Mở thừa kế bít được di sản
của người chết. Biết được thời điểm cá nhân chết thì sẽ bít ai là người
thừa kế. Chủ thể muốn hưởng thừa kế thì phải còn tồn tại. VD: A lập
di chúc cho B vào 2022. Thời điểm cá nhân chết cho phép chuyển
quyền nghĩa vụ sang cho người khác (đ.614)
• Tuy nhiên, đó cũng chỉ là xác nhận có tính tương đối nếu cá nhân đó
bị coi là chết. Chứng cứ đó có thể không chính xác và do con người
tạo lập ra có thể đúng hoặc sai. Giấy chứng từ thực chất chỉ tồn tại
trong thời gian ngắn. Để xác định thời điểm cá nhân chết mà không có
giấy chứng từ tòa phải dùng nhìu biện pháp để xác định. Có thể dựa
vào bia mộ.
• Địa điểm mở thừa kế (khoản 2 đ.611): nơi cư trú cuối của người để lại
di sản hoặc là nơi có phần lớn có tất cả các tài sản.
II. Quy định người thừa kế di sản
- Khái niệm (đ.613): người thừa kế di sản có thể là cá nhân hoặc người không là
cá nhân. Để thừa hưởng thừa kế: cá nhân phải còn sống hoặc đã thành thai ở
thời điểm mở thừa kế. Nếu chủ thể chưa tồn tại thì không phải là người thừa
kế
- Quyền thừa kế (đ.609):
• Cá nhân có quyền hưởng thừa kế theo di chúc, nếu không là cá nhân
chỉ được hưởng chỉ dựa theo di chúc. VD: người nước ngoài.
- Bình đẳng giữa những người thừa kế (đ.610): mỗi cá nhân có quyền bình đẳng
hưởn di sản thừa kế. VD: bình đẳng vợ chồng, con ngoài giá thụ, con nuôi con
ruột. Bỏ sự phân biệt.
- Không được hưởng di sản: cá nhân không được hưởng di sả thừa kế
nhưng có những ứng xử nghiêm trọng đến mức họ không xứng được
hưởng di sản
• Bộ luật đưa ra 4 hành vi của người thừa kế mà theo đó người thừa kế
đáng ra được nhưng không được nữa: xâm phạm. Chứng minh hành vi
nhưng phải có bản án (điểm a, c). Thực tiễn, chưa có trường hợp nào
chưa được tuyên kết án mà không được hưởng di sản. 2 hành vi còn lại
ko nhất thiết phải có 1 bản án, trường hợp vi phạm nghiêm

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


trọng. Thực tế, có 1 vài trường hợp vi phạm cấp dưỡng nhưng
chưa được tòa. Nôm na 1 di chúc giả hoặc ngăn cản làm di chúc
và đã có án trong thực tế. VD: A, B, C làm giả di chúc với mục
đích làm cho con của A được thừa kế di sản. Theo tòa, con B, C
không được hưởng di sản. BLDS quy định điểm d về làm giả di
chúc. Để được hưởng 1 phần hoặc toàn bộ. Lưu ý nếu thuộc
trường hợp quy định khoản 2, nếu được tha thứ thì vẫn được
hưởng.
• Hệ quả: với người có hành vi được liệt kê ở khoản 1 họ không được
hưởng di sản. Trong 1 số hệ thống pháp luật thì di sản được chuyển cho
người con của những vi phạm (gọi là thừa kế kế vị). Ở VN, theo
phương án khác phần di sản sẽ được chia theo pháp luật được quy định
tại đ.650, khoản b điểm c thừa kế theo pháp luật khi phần di sản có liên
quan đến người thừa kế. VD: đáng lý đã hưởng đc nhìu nhưng chỉ
hưởng được 2/3 và được chia theo pháp luật.
- Từ chối nhận di sản: trong cổ luật VN thì thừa kế di sản của cha mẹ không
phải là quyền mà là trách nhiệm. Tuy nhiên, đã bị mai một khi Pháp đô hộ vì
Pháp nghĩ rằng hưởng di sản là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Hình
thành được một điều từ chối di sản ở điều 620 BLDS 2015. Không được xâm
phạm quyền
• Đk từ chối: người thừa kế có quyền từ chối nhưng không nhằm trốn
tránh thực hiện nghĩa vụ vs người khác (1).
VD: A nợ B nhưng từ chối nhận di sản dù không có tiền trả B->
không được chấp nhận. (2) về hình thức văn bản đấy phải được
gửi đến người thừa kế di sản. Không yêu cầu nhưng cũng không
cấm
• Đk thời gian: BLDS trước đã có sự thay đổi về tg từ chối nhận di sản.
Trước đây BLDS phải được tiến hành trong 6 tháng kể từ thời gian mở
thừa kế từ thời điểm mở thừa kế. Hiện nay đã có thay đổi được quy
định tại khoản 3 đ.620, có thời hạn trước thời điểm phân chia di sản,
không giới hạn. Không nằm sau cha mẹ chết mà nằm trước thời điểm
cha mẹ chết cũng được
• Hệ quả: Từ chối nhận di sản hợp pháp => Hệ quả (đ620) chưa đưa ra
hệ quả ngầm hiểu người từ chối ko nhận di sản => phần từ chối xử lý
ntn? => chia theo pháp luật (c.2.650) phần di sản liên quan đến
người từ chối nhânj di sản => chia cho những người còn lại nhận di
sản. Giả sử từ chối nhận di sản 1 cách hợp pháp. Phần từ chối

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


được xử lý chia theo pháp luật. Điểm c khoản 2 điều 620 phần di
sản có liên quan đến người từ chối nhận di sản thì chia những
người còn lại theo pháp luật. Từ chối nhận di sản ở hành vi thế
nào thì BLDS chưa nói rõ.
• Thực tiễn thường xảy ra A là người thừa kế A xđ từ chối nhận và để
phần mình cho người nào đó (người thân) thì không phải là từ chối
nhận di sản, đã nhận nhưng cho người khác vì thế điều 620 ko áp dụng
cho trường hợp trên. Nếu người để lại có nghĩa vụ đã nhận mà cho
người khác. Đ.20 đối tượng bị từ chối là phải nhận di sản, nếu không
phải là di sản thì không áp dụng. VD: GĐ có 3 người thừa kế và 3
người này quyết định để cho A đứng tên trên giấy của di sản. A đại
diện người thừa kế, A sử dụng sở hữu chung tài sản vs người khác. 1 tg
sau B, C ra UBND từ chối nhận di sản sau 1 thời gian. Sau đó mâu
thuẫn và B, C đã ra UBND đòi hủy. Ở thời điểm từ chối nhận không áp
dụng và B, C vẫn được nhận sở hữu mặc dù đã có đơn từ chối nhận di
sản.
III. Quy định liên quan đến di sản
- Khái niệm:
• chế định thừa kế gắn với di sản. Di sản (đ.612 BLDS) tồn tại trong các
hệ thống pháp luật, nội hàm không thống nhất. Một số hiểu theo 2
hướng là tài sản của người chết (1), nghĩa vụ của người chết (2). Ở VN,
đã có thời kì Tòa đã hiểu di sản theo nghĩa nêu trên. (tài sản và nghĩa
vụ). Tuy nhiên, từ khi có pháp lệnh năm 1990 thì ổn định về di sản. Di
sản theo đ.612 không có nghĩa vụ nhưng ko có nghĩa người chết ko có
nghĩa vụ. Tài sản của người chết không gồm nghĩa vụ của người chết
chỉ gồm tài sản. Di sản phải là tài sản của người chết. VD: A chủ nhà
cho B nhà đất đó. Ở thời điểm mở thừa kế đó không phải là di sản của
A. Thực tế còn xảy ra trường hợp tài sản được mở ra ở thời điểm mở
thừa kế và được thay bằng tài sản khác. VD: A chủ sở hữu nhà đất,
nhà đất di sản của A. Nhà nước thu đất và được đền bù. Tính bắt
buộc của Quan điểm 1: không thể ép người khác thực hiện nghĩa vụ
của mình. Nợ cho đến khi nào trả hết. Có nợ truyền kiếp nhưng vẫn
bảo vệ được chủ nợ
• Quan điểm 2 (người VN theo quan điểm 2): Những người
đồng thừa kế dùng tên người chết để thực hiện nghĩa vụ người
chết chưa hoàn thành. Có quyền từ chối nhận di sản. Người
quản lý di sản sẽ là người thay mặt người để

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


lại di sản thực hiện nghĩa vụ. Tôn trọng quyền của người đồng thừa
kế và bảo vệ bên bị nợ
• Còn bao gồm tài sản chung vs người khác (người thực hiện là các đồng
thừa kế). Vd: A, B, C, D thành viên chủ mảnh đất trong trường hợp này
A chết thì chỉ có ¼ (phần của A) là di sản của A.
- Quản lý di sản:
• Thường không được chia ngay sau khi người để lại di sản chết. Sẽ có 1
khoảng thời gian dài và lệ thuộc vào khoảng chia, không chia; phải có
người quản lý.
• Xác định người quản lý (đ.616): người quản lý di sản là người được chỉ
định trong di chúc. VD: A lập di chúc để lại di sản để thờ cúng.
Người quản lý di sản có thể được chỉ định bởi ~ người thừa kế. VD:
A, B, C là những người thừa kế chưa chia hoặc không chia di sản và
cử 1 người ra quản lý di sản. Thực tế, không phải lúc nào người chết
cũng lập di chúc để chỉ định người lập di sản và thường xuyên chưa tìm
thấy người thừa kế. Người quản lý di sản sẽ tiếp tục là người quản lý di
sản. VD: A chết chưa để lại di chúc nhưng gửi ngân hàng thì người
quản lý sẽ là ngân hàng. Nếu lúc đó không có người quản lý thì cơ quan
nhà nước sẽ là người quản lý.
• Cơ chế điều chỉnh việc quản lý di sản: đ.617
• Nghĩa vụ:
IV. Những quy định chung khác
- Nghĩa vụ của người quá cố: 1 cá nhân chết phổ biến không chỉ để lại quyền
mà còn để lại nghĩa vụ. Nghĩa vụ người chết để lại chia thành 2 nhóm: (1)
gắn liền với nhân thân người chết. (VD: ca sĩ A kí vs tt B, A có nghĩa vụ
biểu diễn ở tt B, nghĩa vụ gắn liền với A chấm dứt khi A chết. (2) mang
tính chất tài sản người có nghĩa chết không chấm dứt chỉ khi nào không gắn
liền nhân thân người đi vẫn ở lại. Đ.615 thực hiện nghĩa vụ do người chết để
lại. DO nghĩa vụ tài sản không chấm dứt thì BLDS theo hướng người thừa
kế là người thực hiện nghĩa vụ. Nguyên lý: chỉ trong phần khối di sản mình
hưởng ở mức phạm vi di sản được hưởng. VD: A, B, C là 3 người thừa kế của
D khi chết D để lại tài sản và nghĩa vụ trong ngân hàng. Giả sử nghĩa vụ
ngân hàng 900, nghĩa vụ D với ngân hàng sẽ được chuyển cho người thừa kế.
Trong th này nghĩa vụ của D với ngân hàng được chuyển cho A, B C.
- Hoàn cảnh trong lĩnh vực thừa kế: Nhà nước có thể là người thừa kế
nhưng chỉ là người thừa kế nếu theo di chúc. NN

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


có thể không là người thừa kế nhưng vẫn có quyền với di sản (đ.622)
- Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế (đ.623): có 3 loại thời hiệu: quy định
riêng về thời hiệu đ.623 là ko phổ biến. (2) tư cách thừa kế 10 năm từ thời
điểm mở thừa kế. Thực tiễn hiếm khi áp dụng. PL VN hnay áp đặt thời hiệu
yêu cầu chia di sản. Thời hiệu là 10 năm. (3) bất động sản và động sản. Việc
áp đặt thời hiệu chia di sản là không thực sự tốt theo thầy Đại. Áp dụng là bắt
chia. BLDS 30 năm. Nhưng có án lệ số 26 theo hướng 30 năm áp dụng cho
ngày thừa kế áp dụng trước ngày 11/1

BÀI 10: THỪA KẾ THEO DI CHÚC.


I. Khái niệm (Đ.624)
Phần người thừa kế hưởng chuyển từ người chết sang người thừa kế. Ý chí đc
thể hiện trong di chúc (đ,624)
- Người thừa kế theo di chúc và pháp luật không đồng nhất. Người thừa kế
theo pháp luật có mối qhe với người chế: hôn nhân…, di chúc- không cần
3 quan hệ trên.
- Người thừa kế theo pl là cá nhân. Theo di chúc có thể là tổ chức hoặc đối
tượng khác. Phần người thừa kế được hưởng trong thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế được hưởng như nhau. Có phần ngang nhau. Lệ thuộc
vào ý chí của người viết di chúc.
- Yếu tố hình thành di chúc:
• Đ.624 di chúc là ý chí của cá nhân (1 giao dịch dân sự). Trong bản di
chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản. Chính người để lại di sản
tạo lập ra di chúc. Không xác lập trên cơ sở đại diện. Di chúc không
xác nhập trên cơ sở đại diện
• Ý chí phải nhằm chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho
người khác. Nếu có ý chí mà không có nội hàm chuyển dịch tài sản
của người lập di chúc sang người khác thì ko là di chúc. Ý chí chuyển
dịch tài sản của người lập di chúc. Nếu của người khác không được,
phải là tài sản của người lập di chúc
• Thời điểm chuyển dịch: sau khi người lập di chúc chết.
Chuyển dịch trước khi chết không là di chúc mà là tài sản cho.
Trước khi có BLDS 2015 chuyển tài sản ở đây được hiểu là
chuyển quyền sở hữu tài sản. Bất động sản liền kề chỉ tạo lập
quyền, không thuộc quyền sở hữu.

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


– Phân biệt di chúc với tặng cho (đ.457)
• A lập vb giao B tài sản của mình. Ở thời điểm A còn sống, trong Vb có
nội hàm chừng nào A còn sống quyền sở hữu vẫn thuộc về A. Việc xác
là di chúc hay tặng cho khác nhau
• Nếu di chúc tuân theo các quy định, trong đó có quy định thừa kế ko
phụ thuộc vào di chúc, cá nhân chết. Tặng cho áp dụng hợp đồng tặng
cho, trước cá nhân chết. Cả 2 đều có hình thức khác nhau.
II. Điều kiện di chúc
- Điều chính thừa kế theo di chúc trước rồi mới theo pháp luật (BLDS VN).
LƯU Ý: Cách quyết định như ở VN muốn truyền đạt thông điệp thừa kế. Nếu
người di sản định đoạt theo di chúc. Còn thừa kế theo pl là khi không có
người thừa kế theo di chúc
- Người lập di chúc:
• Liên quan về độ tuổi. Trong các quy định về giao dịch dân sự:
 6 tuổi: có thể lập nhưng không phải ai cũng lập
được.
 15-18: người đại diện pháp luật, đồng ý của người đại
diện, cha mẹ hoặc người giám hộ
 Đủ 18: tự quyết định
• Yêu cầu về nhận thức:
 Khoản 1 điểm a: minh mẫn, sảng suốt, lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép. Cá nhân minh mẫn mới thể hiện đúng ý chí.
Thực tế, thường có tranh chấp về yếu tố minh mẫn sáng
suốt. Đánh giá cụ thể dựa vào hoàn cảnh.
- Đk lquan về ndung:
• Liên quan đến di sản:
 Đ.630 khoản 1 điểm b ndung di chúc không vi phạm
điều cấm của luật.
 Đ.631: di chúc có 1 số ndung chủ yếu, ngày tháng năm
lập di chúc có vai trò quan trọng để xác định ngày lập di
chúc. Người được hưởng di sản, bộ luật dân sự phải có họ
tên người cơ quan đc hưởng di sản. Không nên vô hiệu di
chúc mà do di chúc không rõ ràng. Có nội dung về di sản
và nơi để lại di sản. Thực tế, trong 1 số di chúc người lập
không thực sự nêu rõ về di sản được định đoạt. Vd: Trong
di chúc nêu toàn căn nhà thuộc về con gái út. Mà nhà nào
thì không rõ. Vô hiệu ngay không phù hợp

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


với ý chí. Không được vi phạm điều cấm và trái đạo đức
xã hội. Tài sản định đoạt trong di chúc.
• Liên quan đến hình thức di chúc:
 Di chúc là một giao dịch dân sự đb, là một dạng giao
dịch nghiêm trọng là ý chí về tài sản sau khi chết vì thế
nhà làm luật rất chú trọng. Có 2 dạng di chúc: văn bản
hoặc miệng.
⤷ Di chúc bằng vb: BLDS ghi nhận 1 số loại hình
thức bằng văn bản, khi đáp ứng từng loại thì di chúc
được coi là di chúc hợp pháp về hình thức.
❖ Di chúc tự viết: không có người làm chứng
(đ.633). Viết tay, không ai làm chứng dù cho có
chữ ký. Phải chứng minh. Ký, nếu không ký điểm
chỉ thì sao
❖ Di chúc có người làm chứng bằng văn bản
(đ.634): so di chúc tự viết thì di chúc khác ở 1 số
điểm là có người làm chứng (có 2 người làm
chứng). Di chúc này không tự viết, không phải chữ
do người lập di chúc viết, có thể nhờ người khác
viết hoặc đánh máy, không có dấu ấn cá nhân.
BLDS có quy định làm chứng lập di chúc thì người
làm chứng phải chứng kiến tiến trình lập di chúc,
ít nhất 2 người làm chứng, thực hiện trước người
làm chứng, có chữ ký của người làm chứng. Xác
nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc.
Người làm chứng có ít nhất 3: phải trực tiếp chứng
kiến, người lmaf chứng phải xác nhận của người
làm di chúc, người lmaf chứng phải ký trên bảng di
chúc.
❖ Di chúc có công chứng, chứng thực
(đ.635,636): có 2 luồng quan điểm: 635,636
là 1 loại di chúc có công chứng, chứng thật,
nghĩa là 636 là điểu làm rõ 635. Nhưng có 1
số quan điểm cho rằng 635,636 khác nhau,
trong thực tiễn xét xử, là 1 loại hình thức độc
lập với 636.
❖ Di chức được lập tại công chứng chứng thực
(đ.636): diễn ra tại công chứng hoặc

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


tại UBND. Có 2 trường hợp: (1) người lập di
chúc không bị khiếm khuyết về thể chất, người
lập di chúc có khiếm khuyết về thể chất. Có 2
chủ thể can thiệp, chủ thể 1 là người lập di
chúc dấu ấn mà người để lại di chúc thể hiện
trong vb, để lại dấu ấn thông quan điểm chỉ
hoặc chữ ký. Phải bổ sung người có thẩm
quyền chứng thực là chủ tịch hoặc phó chủ tịch
hoặc công chức viên. Người lập di chúc tuyên
bố ndung di chúc phải tuyên bố trước công
chứng viên hoặc những người có thẩm quyền.
Nếu không trước công chứng viên hoặc không
có thẩm quyền thì không được xác nhận. Phải
ghi chép lại như vậy chữ trên người của người
lập di chúc là chữ ghi chép lại bằng tay hoặc
đánh máy. (2) xác nhận người có thẩm quyền
ký, chữ viết có thể ko phải người của công
chứng viên, dấu ấn
❖ Người khiếm khuyết: không có dấu ấn, khiếm thị
thì phải 2 người công chứng. Thực tế, khoản 2
thường xuyên được áp dụng.
⤷ Di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng,
chứng thực (đ.636): quân nhân tại ngũ
⤷ Di chúc bằng miệng: tồn tại ở VN từ lâu. Trước
uy thể của văn bản nên ít được sử dụng và các nhà
lập pháp ngày càng củng cố. Ứng dụng miệng không
cao, rất khắt khe.Đk lập di chúc miệng:
❖ Lq bối cảnh: bối cảnh đb là khi tính mạng của 1
người bị cái chết đe dọa dẫn tới ko thể lập di chúc
bằng văn bản. Bộ luật không cho biết khi nào bị rơi
vào tính mạng bị đe dọa. Thực tiễn, đây là những
trường hợp ngta lập lúc hấp hối (sáng lập chiều ra
đi). Cách thức lập đb, trong di chúc không có bất kì
dấu ấn nào của người để lại di sản, được truyền tải
dưới dạng vb, trong vb không có bất kì dấu ấn nào
của người để lại văn bản. Trình tự lập

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


khá khắt khe, trong di chúc m phải có ít nhất 2
người làm chứng, người lập di chúc phải
tuyên bố ndung trước mặt 2 người làm chứng,
2 người làm chứng phải ghi chép lại. LƯU Ý:
vai trò người làm chứng rất quan trọng thì
người làm chứng phải tuân thủ các bước sau
đây, phải trực tiếp lắng nghe người để lại di
sản tuyên bố ndung di chúc. Họ phải ghi chép
lại ndung mà người để lại di sản tuyên bố (lời
bình: nói chỉ là ghi chép lại không nói là ghi
chép bằng j (bằng máy hay bằng tay đều không
quan trọng do không có dấu ấn chữ viết nên
không quan trọng, ghi vào thời gian nào?
Không nói rõ ngay sau khi chết là bao lâu thì
không nói rõ). Công việc người làm chứng là
lắng nghe và ghi chép lại. Công việc 3 là kí
điểm chỉ cho người để lại di sản, có thể qua
chữ hoặc phải có điểm chỉ. Theo BLDS phải
công chứng chứng thực văn bản ghi chép lại.
Công chứng, chứng thực trong thời gian bao
lâu (5 ngày). T2: công chứng, chứng thực cái j
thì BLDS 2005 ko nói rõ. Người lập di chúc
không chết mà vẫn còn sống (sau 3 tháng vẫn
minh mẫn) thì di chúc hết hiệu lực. Di chúc
miệng thực tế hiện nay hầu như không được
ghi nhận
Người làm chứng di chúc (điều 632): ai cũng có thể là
người làm chứng lập di chúc. Tuy nhiên có ngoại lệ là
những trường hợp đc liệt kê tại khoản 1,2,3 đ.632. Những
người ở khoản 1 trong thực tế hay bị nghi phạm. Thực tế có
những trường hợp không được liệt kê nhưng theo thầy
Đại không thể được làm chứng, tại khoản 2,3. Người
không bít chữ không thể lmaf chứng lập di chúc. Di chúc
dù là di chúc miệng vẫn thể hiện dễ dàng bằng văn bản. Có
người viết hộ di chúc có thể là người viết hộ di chúc không.
BLDS chưa nói rõ giữa người viết hộ và người làm chứng.
Tòa tuyên bố người viết hộ là người làm chứng. Di chúc
miệng mới có giá trị. Hiệu lực có giá

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


trị sau 3 tháng mà người còn sống minh mẫn thì bị hủy bỏ.
III. Thời điểm có hiệu lực của di chúc
- Thời điểm có hiệu lực: 1 di chúc hợp chưa chắc đã là 1 di chúc có
hiệu lực. Để di chúc có hiệu lực pháp luật, phải đợi đến thời điểm
người lập di chúc chết. Đ.643 “mở thừa kế” dấu ấn của di chúc dựa vào
ngày “mở thừa kế”. Kéo theo 1 số hệ quả sau:
⤷ Người thừa kế theo di chúc: chừng nào di chúc chưa có hiệu
lực (người lập chết), người thừa kế không có bất kì quyền lợi
nào. VD: Dũng Lò vôi
⤷ Người lập di chúc: chừng nào chưa chết, di chúc chưa, có
quyền thay đổi. Vì vậy điều 640 quy định người lập có thể bổ
sung, sửa đổi, hủy bỏ di chúc bất kì thời điểm nào.
⤷ Phạm vi: có thể có hiệu lực toàn bộ nhưng di chúc cũng có
thể có hiệu lực 1 phần. VD: A lập di chúc cho B, C hưởng. Có
thể xảy ra, A chết B đã vội ra đi hoặc B, C ra đi trước A
– Di chúc chung của vc: trong LS pháp luật Việt, di chúc chung của v/c khá phổ
biến. Trong các cổ luật đều thấy ghi nhận di chúc chung của vợ chồng, chính vì
v trong các vb về thừa kế. Ghi nhận sự tồn tại di chúc chung của vợ chồng,
đến BLDS 2015 thì không còn bất kì quy định nào về di chúc chung của vợ
chồng. BLDS không giữ nhưng ko có quy định nào cấm vẫn được sử dụng
nhưng chưa rõ.
IV. Thừa kế không phụ thuộc vào ndung của di chúc (đ.644)
– Lập di chúc là 1 cách thức định đoạt tài sản của chủ sở hữu, người lập di chúc
có được hoàn toàn tự chủ trong việc định đoạt tài sản của mình hay không?
Không có bất kì giới hạn nào quyền định đoạt thông qua di chúc, không thấy
giới hạn quyền định đoạt lập di chúc. Quyền lập di chúc bị giới hạn và thấy
được là điểm giới hạn của lập di chúc. Với chế định này, sẽ có 1 số người đc
hưởng thì những người này vẫn được bảo vệ
– Chủ thể được bảo vệ (đ.644) có 3 đối tượng đc bảo vệ:
⤷ Cha mẹ của người lập di chúc
⤷ Phải để lại 1 phần hoặc v/c của người lập di chúc
⤷ Con của người để lại: (1) con chưa thành niên được bảo vệ;
(2) đã thành niên được bảo vệ khi không còn khả năng lao động,
không nói rõ mất khả năng lao động là như thế nào. Trong thực
tiễn xét xử thì chưa có sự thống nhất

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


– Phần được hưởng: những cá nhân nêu trên sẽ được hưởng 2/3 suất theo PL.
Tính xuất thừa kế coi như không có di chúc và chia bình thường.
VD: A sau khi ly hôn với vợ là B, kết hôn C. A còn mẹ và cha đã mất. A có
2 con gái, 1 người thành và 1 người chưa. Sau đó, trước khi A chết lập di chúc
cho C toàn bộ tài sản của mình, sau khi lập di chúc A ra đi. Xác định đc phần
của người thừa kế theo pháp luật. 900 chia đều cho 4.
V. Những vấn đều khác về di chúc
– Di sản dùng vào việc thờ cúng (đ.645):
⤷ Tạo lập di sản: trong cổ luật VN có quy định theo hướng
phải để 1 phần di sản vào việc thờ cúng. Ở thời kì Pháp, thờ là
chuyện tâm linh ko ép buộc. Vì v, PL hiện nay không có việc
phải dành di sản vào việc thờ cúng nhưng CHO PHÉP. BLDS
theo hướng được quyền để di sản vào việc thờ cúng nhưng phải
thực hiện nghĩa vụ vs người khác. BLDS không quy định để lại
toàn bộ di sản mà để lại 1 phần di sản nhưng không cho bít 1
phần di sản là bao nhiêu. Nếu người lập để toàn bộ tài sản vào
việc thờ cúng. Hnay luật không ghi nhận điều 646 và 645. Di
sản dùng vào thờ cúng là 1 phần của di chúc. Vẫn phải tuân
theo 646, dư ra thì dùng vào thờ cúng. Phần di sản đó không đc
chia thừa kế. Không được chia di sản vào việc thừa cúng nhung
không nói rõ có được bán hay không.
⤷ Khoản 2 theo toàn bộ không đủ thanh toán vào nghĩa vụ tài
sản
– Di tặng (646):
⤷ Sự kết hợp giữa di chúc và tặng cho. Có yếu tố di chúc. Người
được di tặng không thực hiện nghĩa vụ, nhận tài sản nhưng
không phải đền bù. Ndung điều chỉnh ở 646 nhận thấy di tặng
thiên hướng về di chúc hay thiên hướng về tặng cho. Nếu thiên về
tặng cho thì áp dụng quy tắc tặng cho nếu không có quy định cụ
thể và ngược lại nếu thiên về di chúc. Di tặng mang bản chất di
chúc. Không nói rõ nhưng di tặng mang bản chất di chúc, với
những ndung chưa được quy định ở đ.646 thì chúng ta không áp
dụng quy định tặng cho để điều chỉnh mà khai thác các quy định
về di chúc
– Di chúc bị mất, thất lạc (đ.642):
⤷ Thực tế do thời gian hay do biến động mà di chúc có thể bị
thất lạc, hư hại. Phải xem có thể xét lại ý chí của người

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


để lại di chúc không. Nếu bị thất lạc, hư hại đến mức không thể
xét đc ý chí thì coi như không có di chúc và xét theo pháp luật.
Thực tiễn, di chúc bị thất lạc nhưng ở công chứng, UBND vẫn
còn bản sao thì vẫn xác định ý chíchia theo di chúc
⤷ Nếu xác định đc ý chí, tìm lại đc thì phải chia theo di
chúc. Nếu chưa thì chia bth, còn chia r thì chia lại. – Giải
thích di chúc (đ.468):
⤷ Di chúc ý chí của cá nhân, ý chí đấy thông thường đc thể hiện
dưới dạng văn bản. Giữa ndung trong vb và ý chí đích thực có
thể có sự chênh lệch. Ngôn từ thể hiện dưới dạng vb có thể
không rõ ràng. Chẳng hạn, để lại cái j nhưng lại không nêu rõ
chủ thể nhận là ai. Cần giải thích di chúc. Việc giải thích có đặc
thù riêng, người đặt ra di chúc không còn để hỏi trừ TH gọi hồn.
Vì vậy, các nhà làm luật đã tạo lập cơ chế riêng: có quy định
riêng, nằm trong đ.648. Giữa 2 bộ luật có sự giải thích khác về di
chúc
⤷ 2005, theo cơ chế để cho những người thừa kế giải thích di
chúc nếu người thừa kế không giải thích được thì chuyển sang
chia thừa kế theo pháp luật. 2015 quy định những người thừa kế
không giải thích được thì cho Tòa giải thích và theo ý chí của
thẩm phánCũ và mới đều trao cho người thừa kế giải thích
đầu vì quan niệm di chúc là ý c hí cá nhân để lại tài sản, người
thừa kế thông thường là những người hiểu, gần gũi người để lại di
chúc, di sản. Khác biệt, trước không giải thích được thì chia theo
pháp luật và vô hiệu hóa di chúc. Sau này, trao cho tòa giải thích
và không bị vô hiệu. Tòa vẫn giữ nhưng hiểu theo ý tòa án.
BÀI 11: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và trường hợp thừa kế theo pháp luật – Khái
niệm thừa kế theo pháp luật (đ.649,650)
⤷ Thừa kế mà người thừa kế, đk thừa kế và trình tự thừa kế theo
quy định của pháp luật. Không còn phụ thuộc vào ý chí của người
để lại di sản. Người thừa kế sẽ do pháp luật quy định. Phần mà
những người thừa kế hưởng không phụ thuộc vào ý chí người
lập di sản, những người thừa kế có quyền ngang nhau.
⤷ Được áp dụng cho toàn bộ khối di sản. Chẳng hạn, người để lại
di sản chết mà không để lại di chúc thì toàn bộ khối

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


di sản đc chia theo pháp luật. Còn có thể áp dụng cho 1 phần di
sản. VD: A để di chúc định đoạt nhà và đất đang ở nhưng phần
còn lại không định đoạt trong di chúc.
Những di sản khác không có di chúc. 2 phần 1 phần chia di sản
theo di chúc và 1 phần theo pháp luật. Phổ biến nhất.
II. Diện thừa kế theo pháp luật
– Diện thừa kế theo pháp luật (đoạn 1 điều 645):
⤷ Diện thừa kế theo pháp luật là những người đc hưởng thừa
kế theo pháp luật, thuộc diện này thì những người thừa kế phải
có 1 trong 3 mối qhe với người để lại di sản: qhe mang huyết
thống (đ.651, điểm c), hôn nhân, nuôi dưỡng (đ.651)
– Hàng thừa kế:
⤷ KN: những người thuộc diện thừa kế chia thành 3 hàng (khoản
1 đ.651). Có 3 hàng ko phải cả 3 đều được hưởng và sẽ có thứ tự
ưu tiên. Hàng thừa kế gần loại trừ hàng thừa kế xa. Có hàng 1
thì loại 2,3. Khi được hưởng thừa kế thì những người thừa kế
trong cùng hàng thừa kế có quyền ngang nhau. Chẳng hạn, hàng
1 có cha mẹ, vợ, con (n)-> chia 6
⤷ Hàng thừa kế 1: nội hàm là mang tính chất kế thừa trong nhìu
hệ thống, đc mô tả trong dòng nước chảy xuôi. Xây dựng cha cho
con cho cháu. VN theo hướng dòng nước chảy lung tung: người
thừa kế là cha mẹ người để lại di sản. Có 2 loại cha mẹ: cha mẹ
đẻ- được hiểu là người có cùng huyết thống người để lại sinh ra từ
họ. Trong thực tế thường có tranh chấp quyết định về người
thừa kế, con đẻ hơn cha mẹ đẻ và cách thức xử lý giống nhau;
cha mẹ nuôi. Có 2 diện con: con đẻ (1)- thường xuyên có tranh
chấp có phải là con của người để lại di sản hay không (cho xét
ADN), không xét AND với người chết mà xét với người sống;
con nuôi (2): hiện có luật con nuôi năm 2010 nhưng phải đki với
chính quyền nhà nước. Đc chính quyền ghi nhận thì không có j
bàn cãi. Xảy ra trên thực tế nhưng không được đki. Nếu CM có
việc nhận con nuôi trên thực, vẫn chấp nhận con nuôi theo nghĩa
của luật thừa kế. Chỉ có 2 loại đc pháp luật thừa nhận hưởng thừa
kế là con đẻ và con nuôi. ĐB, là con dâu và con rể và những loại
con khác không được thừa kế theo pháp luật
⤷ Hàng thừa kế 2 (vợ chồng của người để lại di sản):

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


• Để coi là người thừa kế thì phải là vợ hoặc chồng của người
để lại di sản. V/c ở đây phải hợp pháp.
+ Sống chung như vợ chồng nhưng không đki kết
hôn: pháp luật của cta phải kết hôn phải có đki cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình lịch
sử đki nhưng được coi là thất lạc, xuất hiện hôn nhân
thực tế tại hiện nay. Đó là hôn nhân nam nữ sống như
vợ chồng nhưng không có đki kết hôn. Chỉ áp dụng
cho những cặp sống chung trước 1986. Thực tế hnay,
sống chung với nhau như vợ chồng có hiệu lực trước
1986. Không còn sống chung với nhau như vợ
chồng vậy có được coi là hôn nhân thực tế không?
Trước tình huống trên có 2 quan điểm: (1): vẫn còn
nhưng chưa ly hôn-> chia di sản, thừa kế. Theo án
lệ, trước đây sống chung như vợ chồng nhưng sau
này không thì 1 trong 2 người chết không được
hưởng di sản. (2) 1 người nhiều vợ. Từ luật năm
1959 theo hôn nhân 1 vợ 1 chồng nên cứ từ bà vợ 2
trở đi trở thành vợ không hợp pháp thì không được
hưởng thừa kế từ chồng và chồng cũng như. Người
chồng được hưởng thừa kế của từng bà vợ (hợp
pháp) dối với những hôn nhân trước 1959. Thực
chất chưa có hiệu lực ở miền Nam như ở miền Bác.
– Thừa kế thế vị (đ.652):
⤷ KN: 1 người đáng ra được hưởng thừa kế nhưng không được
hưởng và phần được hưởng chuyển cho thể hệ sau. Chỉ có ở
đ.652 đó là trường hợp người con chết cùng hoặc chết trước cha
mẹ. Người được hưởng là cháu. Chỉ là (con), cháu, chắt của
người để lại di sản nhưng những người khác không được thừa kế
thế vị. VD: A con B, A có vợ là C, con D, E. Thông thường B
chết A là người thừa kế vì A là con. Tuy nhiên, A chết trước B
thì A không hưởng thừa kế của B sẽ chuyển cho con của A là D,
E. Những người thừa kế thế vị sẽ được hưởng phần người con
chết đáng ra đc hưởng. VN chỉ áp dụng người con chết trước hoặc
chết cùng
⤷ Về thừa kế giữa con nuôi, cha mẹ nuôi thì được thừa kế ở hàng
1. Lưu ý: điều 653 người con nuôi vẫn được hưởng

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)


thừa kế của cha mẹ đẻ. Đc hưởng cả cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ.
III. Con riêng vợ hay chồng – Thừa nhận
quyền thừa kế:
⤷ Trong trường hợp đc thừa kế của nhau được hưởng theo hàng thừa kế
thứ mấy? Không được nêu rõ trong BLDS. Thực tế, thừa kế ở đây là hàng
thừa kế thứ nhất (tòa theo hướng)
BÀI 12: THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
I. Xác định di sản
– Thời điểm chia, trong cổ luật pháp luật theo hướng cấm chia di sản, không cần để tang
cứ chia. Được chia và quy định ở điều 661.
– Xuất phát từ 2 nguồn khác nhau. Dựa vào ý chí của người lập di sản
– Theo quy định của pháp luật, dựa vào ý chí của các nhà làm luật. Nếu chia di sản mà
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ chồng và những người trong gia đình thì
người còn sống đc quyền yêu cầu ra lệnh Tòa không được chia và có thời hạn tổng là 6
năm.
II. Chia di sản
– Chia theo di chúc
– Chia theo pháp luật, nguyên tắc là chia bằng hiện vật. Chỉ với di sản chia được còn di
sản không chia được thì chia bằng giá trị. Khi chia bằng giá trị, thì sẽ có nhận bằng
hiện vật và không bằng hiện vật (ai có nhu cầu hơn sẽ ưu tiên)
– Thanh toán thừa kế: việc chia làm phát sinh 2 dạng nghĩa vụ phải thanh toán. (1) chi phí
thừa kế phát sinh sau thười điểm mở thừa kế. Thứ tự ưu tiên khi cần, tổng khoản tiền
thanh toán lớn hơn di sản

Downloaded by Vi?t H?ng (viethangle1008@gmail.com)

You might also like