You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÌNH SỰ

BUỔI THẢO LUẬT THỨ BA:


TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Môn học: Những quy định chung về luật dân sụ, tài sản thừa kế
GVHD: Đăng Lê Phương Uyên
Tên: Trần Quang Huy
Lớp: Hình sự K48A1
Mã số sinh viên: 2353801013088

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22, tháng 3, năm 2024


Mục Lục
I. Khái niệm tài sản..................................................................................................................1
1.1, Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá........................................................................................................................1
1.2, Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời
không?..................................................................................................................................1
1.3, Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?
Vì sao?.................................................................................................................................2
1.4, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến“giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản...2
1.5, Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?..............................................................................3
1.6, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến“giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy nhận quyền chứng sở hữu nhà”................................3
1.7, Bitcoin là gì?.................................................................................................................3
1.8, Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?...................3
1.9, Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt
Nam không?.........................................................................................................................3
1.10, Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết..............................................................................................................4
1.11, Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?...................4
1.12, Quyền tài sản là gì ?....................................................................................................4
1.13, Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài
sản không?...........................................................................................................................4
1.14, Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền
thuê, quyền mua là tài sản?..................................................................................................4
1.15, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết
định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?............5
II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu...............................................................................................5
2.1, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Tòa án?...................................................................................................................5
2.2, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?................................................................................................5
2.3, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án? Suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?......................6
2.4, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?................................................................................................6
2.5, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa
án?........................................................................................................................................7
2.6, Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?.........................7
III. Chuyển rủi ro đối với tài sản..............................................................................................8
3.1, Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời....................................................................................................................................8
3.2, Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........8
3.3, Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời..........................................................................................................................8
I. Khái niệm tài sản
1.1, Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá.
-Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN:
“ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có
giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những
điều kiện khác.”
Theo đó, giấy tờ có giá được hiểu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP


“Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành
tiền và được phép giao dịch”.
-Ví dụ minh họa về giấy tờ có giá:
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu,...

1.2, Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả
lời không?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không là giấy tờ có giá.

-Căn cứ theo Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản…
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền
sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ
có giá.

- Quyết định số 06/2017/QĐ-PT có đoạn:

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và
động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai”;

Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác”. Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa
4
đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và
không thể xem là loại giấy tờ có giá”
-Quyết định số 39/2018/DSST có đoạn:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, cho thây nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.”

1.3, Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời
không? Vì sao?
-Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không là tài sản.
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:
‘1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”;
Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác”
Quyết định số 06 cho ta câu trả lời rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản
và không thể xem là loại giấy tờ có giá.
Và Quyết định số 39/2018/DSST cho ta câu trả lời rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng
là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất
Bởi vì, giấy chứng nhận quyền sở hữu là một trong những căn cứ để xác định được mức
độ thẩm quyền của cơ quan nhà nước có liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về
quyền sử dụng đất.

1.4, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái
niệm tài sản.
Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài
sản, tuy nhiên quan điểm này tỏ ra thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn.”. Vì khi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất không là tài sản thì nó dẫn đến những vụ việc như này không nằm
trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nên việc thừa nhận Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là tài sản trong thực tiễn xét xử là cần thiết.

5
1.5, Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015, cụ thể là Điều 105 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà không được coi là tài sản. Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất chứ không phải là
tài sản.
1.6, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến“giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy nhận quyền chứng sở hữu nhà”.
Tuy rằng chưa có điều luật để áp dụng nhưng Tòa án vẫn không được quyền từ chối việc
giải quyết vụ án dân sự và trong trường hợp này khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng là
chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất cho thấy nội dung này hàm
chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
dân sự. Do đó vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nên đã giải quyết một cách thỏa
đáng. Nhưng tuy nhiên rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành quy định
giải thích khái niệm tranh chấp về quyền sử dụng đất, đồng thời xây dựng và áp dụng thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn cho việc giải quyết tranh chấp về kiện đòi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cũng như các tranh chấp vô kiện đòi các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài
sản khác.

1.7, Bitcoin là gì?


Bitcoin là một đồng tiền điện tử (tiền mã hóa) đầu tiên và lớn nhất được tạo ra từ công
nghệ blockchain. Nó được sử dụng như một phương tiện thanh toán trực tuyến và có tính
tiền tệ độc lập, không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương hay chính phủ nào. Đây cũng là
đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và đã mở ra con đường cho sự phát triển của thị
trường crypto.

1.8, Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền
điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo)
và đây không phải là tài sản.

1.9, Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt
Nam không?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động sản và
động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.”
Vì những đặc thù của Bitcoin chắc chắn nó không phải là vật mà là đồng tiền ảo.
Pháp luật nước ta coi loại tiền ảo này không phải là tài sản và bất cứ hành vi sử dụng
Bitcoin để thanh toán sẽ được xem như hành vi sử dụng phương tiện thanh toán không hợp
pháp và có thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

6
1.10, Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết.
-Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản. Theo hệ thống pháp luật của Nga:
Trong dự luật, bitcoin được phân loại là tài sản và không được coi là đấu thầu hợp pháp.
Việc trao đổi tiền điện tử lấy rúp và ngoại tệ được phép nhưng chỉ thông qua các nhà khai
thác được cấp phép. Dự luật cũng đưa ra định nghĩa về hợp đồng thông minh.

1.11, Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?
Theo em thì Bitcoin không là tài sản vì tính chất của Bitcoin là một cơ chế hoạt động
không có sự kiểm soát thế nên nếu như coi Bitcoin là tài sản thì sẽ khó mà kiểm soát được
những việc phạm tội như rửa tiền,....

1.12, Quyền tài sản là gì ?


Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.

1.13, Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào khẳng định rõ quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản tuy nhiên Bộ luật Dân Sự 2015 đưa ra đặc điểm của “quyền tài sản" là “quyền
trị giá được bằng tiền" việc này đồng nghĩa với bất cứ quyền nào đem lại lợi ích kinh tế thì
quyền đó là quyền tài sản.
Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định : Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác.

1.14, Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Đoạn của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê,
quyền mua là tài sản: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995,
quyền thuê, mua hóa giá nhà của cu T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được
chuyên giao cho các thừa kê của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền
thuê, mua hóa giá nhà của cụ T.”

7
1.15, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Theo em, em đồng ý với hướng giải quyết của Tòa án khi mà cụ T đã chưa làm thủ tục
mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nên khi cụ mất thì sẽ được chuyển giao cho người thừa
kế là bà H và ông T1 được quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T

II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu


2.1, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất
có tranh chấp trên 30 năm là:
“Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời
khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ
Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính không xuất trình
được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai
gia đình chị ở tại căn nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này là bố
chị Vân và chị Vân tiếp tục ở.”
Quyết định của Tòa án là hợp lí vì cho dù không xác định được thời điểm mà gia đình
chị Vân thuê nhà là năm 1954 hay 1968 thì đến thời điểm năm 2004 khi cụ Hảo kiện ra Toà
thì cũng đã quá 30 năm. Vậy việc chiếm hữu trên 30 năm của chị Vân đối với ngôi nhà là
thỏa đáng theo Khoản 1 Điều 186 Bộ luật Dân sự 2005: “ Khi chủ sở hữu giao tài sản cho
người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở
hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục
đích, nội dung của giao dịch”.

2.2, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân tại nhà số 2 Hàng Bút đã
nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954,
ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn
nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc
đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên
đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu
chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến
năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn
cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn
nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
Điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “ Người chiếm hữu, người
8
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều
này...”.” Theo em, em không đồng ý với quyết định của Tòa án. Vì chị Vân vốn biết căn nhà
của gia đình chị đang sinh sống được thuê từ ông Chính nên không thể khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm theo Điều 189 Bộ luật
dân sự 2005: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.

2.3, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án? Suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân tại nhà số 2 Hàng Bút đã
nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954,
ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn
nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc
đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên
đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu
chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến
năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn
cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn
nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
Điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều
này...”
Khẳng định của Tòa án là hợp lí bởi lẽ dù không có bằng chứng xác thực thời điểm cho
thuê là từ năm 1954 hay từ năm 1968 thì đến thời điểm năm 2004 khi cụ Hảo khởi kiện ra
Tòa án cũng đã quá 30 năm. Cùng với việc gia đình cụ Hảo không có tài liệu chứng minh có
đòi nhà đối với chị Vân từ sau năm 1975 nên việc chiếm hữu liên tục trên 30 năm của chị
Vân đối với ngôi nhà là thỏa đáng theo điều 190 bộ luật Dân sự 2005: “Việc chiếm hữu tài
sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là
chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”

9
2.4, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút
cho vợ chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan, giá 80 lượng vàng tương
đương 384.000.000 đồng. Giấy bán nhà có chữ ký của 3 anh em (là chị và anh Nhữ Duy
Lâm, anh Nhữ Duy Lân) nhưng chị là người trực tiếp mua bán nhà và nhận tiền với chị Lan
anh Sơn, còn hai anh em là anh Lâm và anh Lân do chị yêu cầu nên có kí vào giấy…nếu
hợp đồng mua bán nhà giữa anh chị với chị Vân không đúng thì anh chị yêu cầu chị Vân
thanh toán tiền nhà cho anh chị theo giá thị trường.”
Theo em, em đồng ý với Quyết định của Tòa án. Vì theo Điều 191 BLDS 2005 “Việc
chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch,
không giấu diếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được
người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình”. Có thể thấy trong khoảng thời
gian gia đình chị Vân chiếm hữu căn nhà, bố chị Vân có nâng cao nền nhà, thay cửa, giữ gìn
như tài sản của mình và sinh hoạt, sống trong căn nhà đó liên tục, công khai trong 30 năm.

2.5, Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này
của Tòa án?
Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu
nhà đất có tranh chấp là: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân
từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tịa Ủy ban
nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001 ); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa
án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu
nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình,
liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu: “Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự
mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải
thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch”.”
Theo tôi, tôi đồng ý với Quyết định của Tòa án. Bởi năm 2004, cụ Hảo có di chúc giao
quyền bất động sản cho bà Châu toàn quyền sử dụng.

2.6, Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười
năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó,
kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”.

10
Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ
sở quy định về thời hiệu hưởng quyền, bởi vì gia đình chị vân đã được xác định là đã ở tại
căn nhà có tranh chấp trên 30 năm, là chiếm hữu, liên tục, công khai nhưng không ngay
tình.
Bởi vì chị Vân biết rõ căn nhà được thuê từ ông Chính, đồng thời người đứng tên sở hữu
là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo (có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký
trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946). Và việc chiếm hữu tài sản của chị Vân không phù hợp
với quy định của Bộ luật dân sự, tức là trường hợp người chiếm hữu không phải là chủ sở
hữu tài sản; không phải là người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, không phải là
người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của
chủ sở hữu và cũng không phải là người phát hiện ra tài sản vô chủ hoặc bị đánh rơi, bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định, thì đó là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

III. Chuyển rủi ro đối với tài sản


3.1, Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Bà Thủy là người phải chịu rủi ro về tài sản theo Khoản 1 Điều 162 BLDS 2015 “Chủ sở
hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

3.2, Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ, Bà Dung là người sở hữu số xoài theo Điều 234 BLDS 2005
“Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền
sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác
hoặc pháp luật không có quy định khác.”

3.3, Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
-Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài vì:
Theo Khoản 1 Điều 440 BLDS 2015 “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản
được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”. Do vậy, khi Bà Dung nhận
hàng thì bà đã phải chịu rủi ro.

11
Tài liệu tham khảo

- Bộ Luật Dân Sự 1995


- Bộ Luật Dân Sự 2005
- Bộ Luật dân Sự 2015
- Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao;
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương I,II;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.127 đến 133;
- Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật
học số 1/2009, tr.14 và tiếp theo; Đỗ Thành Công, “Vai trò của Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, in Đỗ
Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng
đất, Nxb. Lao động 2012 (được cung cấp cùng đề cương);
- Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao;
Tài liệu tham khảo internet
https://www.vnsc.vn/bitcoin/

12

You might also like