You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM


QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ


DANH SÁCH NHÓM 2 – HC46A2

STT HỌ TÊN MSSV

1 Lương Lê Minh Hoàng 2153801014085

2 Lê Thị Phương Huệ 2153801014089

3 Hoàng Thùy Linh 2153801014120

4 Đặng Nguyễn Anh Khoa 2153801014107

5 Cao Nguyễn Hạ Mi 2153801014137

6 Nguyễn Nhật Nam 2153801014147

7 Nguyễn Hoàng Mai 2153801014134

8 Lý Mộng Thùy Ngân 2153801014153


Mục Lục
Bài 1 Di sản thừa kế........................................................................................................................1
1.1 Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời...........................................................................................................................................1
1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản
mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?..................................................................1
1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có
cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời. 2
1.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?..........................4
1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện
tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................5
1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao
nhiêu? Vì sao?....................................................................................................................................6
1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được
coi là di sản để chia không? Vì sao?.................................................................................................6
1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích
đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.......................................................................................7
1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền
đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
7
1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là
bao nhiêu? Vì sao?.............................................................................................................................8
1.11 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?....................................8
1.12 Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?....................................9
Bài 2 Quản lý di sản......................................................................................................................10
2.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và
bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?.........................................................11
2.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................................................12
2.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có
thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................................13
2.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như
trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................13
2.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản
lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời..........................................................................................................................................14
2.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận
mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......15
Bài 3 Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế........................................................................................16
3.1 Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam........................................16
3.2 Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?................17
3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định
tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?......................................................................19
3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T
có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.....................................................19
3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T
với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản
nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.................................................................................20
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.....................................................21
Bài 4 Tìm kiếm tài liệu..................................................................................................................21
4.1 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về thừa kế được
công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018 đến nay....................................21
4.2 Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên...................................22
Bài 1 Di sản thừa kế
1.1 Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Việc xác định di sản thừa kế hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau:
 Ý kiến thứ nhất cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ
về tài sản của người chết để lại.
 Ý kiến thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản
của người chết trong phạm vi di sản để lại,
 Ý kiến thứ ba thì cho rằng di sản thừa kế chỉ là các tài sản của người chết
để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết. 1
- Trong đó, quan điểm thứ ba lại được nhiều nhà khoa học đồng ý và đã được
thể hiện trong Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.”
- Các điều từ 659 đến 662 Bộ Luật Dân sự 2015 đều được hiểu rằng trước khi
chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết
để lại xong rồi mới được phân chia (Ví dụ nghĩa vụ trả nợ, các thừa kế phải
thanh toán hết số tiền nợ trước khi phân chia di sản).
 Do đó, di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố.
1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
- Tùy trường hợp mà chúng ta sẽ coi nó có phải di sản hay không:
 Khi tài sản mới đó có giá trị vượt quá giá trị của tài sản do người quá cố để
lại thì nó sẽ không được coi là di sản.
 Còn khi giá trị của nó bằng với giá trị ban đầu thì nó sẽ được coi là di sản.
- Trong thực tiễn xét xử, tài sản thay thế (xuất hiện sau thời điểm mở thừa kế)
được coi là di sản. Hướng giải quyết này chưa được quy định trong văn bản
nhưng rất thuyết phục và được áp dụng cả đối với trường hợp di sản được thay

1
Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh, NXB. Hồng Đức 2018, Chương V
1
thế bằng một khoản tiền như tiền đền bù. Thực tế còn cho thấy, khi di sản bị
bán cho người khác, Tòa án nhân dân tối cao cũng có định hướng tiền từ việc
bán (chuyển nhượng) là di sản và trong trường hợp Tòa án đã giao di sản cho
một người không được hưởng (và bản án đã có hiệu lực pháp luật), người
được giao sở hữu tài sản phải thanh toán giá trị tài sản và giá trị này cũng được
chia như di sản. Tương tự như vậy khi Tòa án giao di sản cho một người thừa
kế và người thừa kế chuyển nhượng di sản cho người khác nhưng sau đó quyết
định giao di sản bị hủy thì di sản được chuyển thành tiền và người nhận tiền
phải chia cho những người thừa kế tiền đã nhận.2
1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người
quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
=> Như vậy, để được xem là di sản thì trước hết đó phải là tài sản của người
chết lúc họ còn sống.
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” =>
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ
hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng đất. Thông qua Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước với
tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà
nước chuyển giao quyền sử dụng đất. Nhằm có đầy đủ các căn cứ pháp lý để
thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử đụng đất. Dù nhận quyền sử dụng đất dưới
hình thức nào thì căn cứ rõ ràng nhất để xác định chủ thể có quyền sử đụng
đất hợp pháp là chủ thể sử dụng phải đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.

2
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư)
2
- Tuy nhiên về bản chất di sản có giá trị tài sản là quyền sử dụng đất chứ không
phải Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, nếu có chứng cứ chứng
minh người quá cố là người có quyền sử dụng đất hợp lệ thì quyền sử dụng
đất đó vẫn được xác định là di sản thừa kế. Vì vậy, Luật đất đai 2013 cho
phép người sử đụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn có
quyền để thừa kế trong trường hợp có “đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Họ
có thể sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có các giấy tờ
thay thế như: giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tạm thời hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ
địa chính, sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980;
dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế
mới, di dân tái định cư; Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về
việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà
ở;…3
 Vì thế, không hẳn phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có thể được
coi là di sản, mà chỉ cần chứng minh được người quá cố là người có quyền sử
dụng đất hợp lệ thì quyền sử dụng đất đó vẫn được xác định là di sản thừa kế.
 Tóm tắt Bản án số 08 Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án
Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
- Nguyên đơn: Ông Trần Văn Hoà
- Bị đơn:
 Anh Trần Hoài Nam
 Chị Trần Thanh Hương
- Vấn đề tranh chấp: Thừa kế tài sản.
- Nội dung Bản án: Bà Cao Thị Mai và ông Trần Văn Hoà kết hôn với nhau năm
1980. Quá trình hôn nhân, hai ông bà có hai con chung là anh Nam và chị
Hương. Ngoài ra, không có con đẻ hay con nuôi nào khác. Tài sản của ông Hoà,
bà Mai gồm: 1 ngôi nhà 3 tầng, sân tường bao quanh và một lán bán hàng xây
dựng năm 2006, trên diện tích đất 169,5m2 (trong đó, diện tích được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Hoà là 84m 2, còn lại 85,5m2 ông
Hoà sử dụng ổn định và không có tranh chấp). Theo biên bản thẩm định tài sản
3
Luật sư Phạm Tuấn Anh, Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất, truy cập vào ngày 04/09/2022.

3
và định giá tài sản ngày 21/2/2020, tổng tài sản có trị giá là 6.127.665.000đ. Tài
sản các đương sự có tranh chấp: tiền cho thuê nhà và lán bán hàng từ tháng
3/2018 đến thời điểm xét xử do ông Hoà đang quản lý, tiền cho thuê lán bán
hàng từ năm 2017, 2018 do chị Hương quản lý. Ngày 31/7/2017, bà Mai chết và
không để lại di chúc nên di sản của bà được phân chia theo pháp luật.
- Cơ sở pháp lý:
 Điều 213, 612, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 660, 357 và khoản 2 Điều
468 của Bộ Luật Dân sự.
 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình.
- Quyết định của Tòa án:
 Toà án quyết định chia cho ông Hoà số tài sản tổng trị giá
2.220.664.000đ;
 Diện tích đất 38,4m2 ông Hoà có nghĩa vụ liên hệ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế;
 Chia cho anh Nam số tài sản tổng trị giá 4.207.0001.000đ;
 Diện tích đất 47,1m2 anh Nam có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
 Chia cho chị Hương quyền sở hữu số tiền thuê 30.000.000đ;
 Buộc anh Nam thanh toán chênh lệch về tài sản cho ông Hoà số tiền
1.220.412.000đ.
1.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án
có câu trả lời?
- Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản.
- Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đất tăng
85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại
diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản
thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Đây
vẫn là tài sản ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hiện
4
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân
chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được hội đồng xét xử
chấp nhận. Các đề nghị khác đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà là có căn cứ,
được Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.”
1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08
về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hướng xử lý của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý.
- Vì theo Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Sau khi bà Mai mất thì phần đất này mới được tiếp tục giao cho ông Hòa thực
hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu cho ông Hoà. Vậy nên đây là tài sản riêng của ông Hòa chứ không phải
tài sản chung giữa ông Hòa và bà Mai, dẫn đến việc phần đất này không phải
di sản của bà Mai.
 Tóm tắt án lệ số 16/2014/AL:
- Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-
2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa
kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Vị trí án lệ: đoạn 2 trong phần “Nhận định của Tòa án”.
- Nguyên đơn: chị Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, chị
Phùng Thị P.
- Bị đơn: anh Phùng Văn T.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: chị Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H3.
- Nội dung án lệ:
Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại
của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh
Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển
nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng

5
không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà
Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K
cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì
vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G
chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp
phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn
K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là
tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K)
để chia là không đúng.
1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
- Thời gian ông N mất là ngày 7/7/1984, theo khoản 1, Điều 611, BLDS 2015
quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường
hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày
được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”  Do đó, thời điểm mở
thừa kế là vào cùng thời điểm ông Phùng Văn N mất, tức ngày 7/7/1984.
- Theo Điều 612, BLDS 2015 định nghĩa: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Tại thời điểm đó, tài sản chung của 2 vợ chồng là mảnh đất 398m 2, nên theo
luật định, di sản ông N là 199m2.
1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
- Theo án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông K không được
xem là di sản để chia, với lý do:
- Trong phần “Nhận định của Tòa án” có đoạn: “…việc bà Phùng Thị G
chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết,
nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời
khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con…”.
 Việc bà G bán 131m 2 diện tích đất cho tổng ông K để lấy tiền trang
trải, chăm lo cho cuộc sống của các con, các đồng thừa kế đều biết việc đó
nhưng không phản hồi gì cho thấy việc đồng thuận với giao dịch chuyển nhượng
đất giữa bà G và ông K.

6
1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
- Trong phần “Nhận định của Tòa án” có đoạn:
Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã
đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ông
Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G
đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án
cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất
đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.
- Tòa án xét xử việc không xác nhập tài sản của ông K vào phần di sản để chia
thừa kế là hợp lý và bảo vệ quyền lợi ích của ông K. Án lệ đã công nhận giao
dịch một phần diện tích đất giữa một bên là đồng thừa kế xác lập, và không
quy phần diện tích đất đó vào di sản thừa kế. Ngoài ra, giao dịch này còn có sự
chấp thuận của các đồng hưởng thừa kế, sau khi chồng bà G chết, bà G và anh
T tiếp tục đảm nhiệm giữ phần di sản. Do đó, về mặt pháp lý, hợp đồng
chuyển nhượng này là hợp pháp, nên sau khi giao dịch chuyển nhượng phần
diện tích đất không bị gộp chung vào di sản thừa kế.
- Bên cạnh đó việc bà G thực hiện giao dịch với ông K cũng có sự chấp thuận
của các đồng thừa kế, không có sự phản đối và vào năm 1999, ông K cũng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Theo điều 223, BLDS 2015 có quy định rằng: “Người được giao tài sản
thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng
chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài
sản đó.”
1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di
sản để chia không? Vì sao?
- Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà
dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó phải được coi là di
sản để chia. Thực tế án lệ vẫn còn bỡ ngỡ về vấn đề này, theo nhóm em thì
nếu xảy ra vấn đề trên thì cần lấy khoản tiền thu về từ việc chuyển nhượng
131m2 cho ông K để thay vào phần di sản đã được định đoạt. Do đó khoản

7
tiền đó vẫn được đưa vào phần di sản thừa kế, hướng giải quyết trên đã được
Tòa án nhân dân tối cao giải quyết thông qua một số vụ án tuy nhiên thì vẫn
chưa được phát triển thành án lệ. Hoặc là phần tài sản được chuyển nhượng
sẽ được trừ vào phần tài sản của bà G trong phần tài sản hung, tức là có
398m2 đất là tài sản chung thì được chia đôi cho ông N và bà G mỗi người
199m2 và sau khi chuyển nhượng cho ông K 131m2 thì tài sản của bà G còn
68m2 còn ông N vẫn là 199m2.
1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
- Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là 152,57m2. Bởi vì:
 Tài sản chung của ông N và bà G là 398m 2 và năm 1991 bà Phùng Thị G
chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K một phần diện tích đất trên với
diện tích đất là 131m2 để trả nợ và trang
trải cuộc sống gia đình, còn lại diện tích 267m . Diện tích 267m là tài sản
2 2

chung của ông N và bà G nên mỗi người sẽ được ½ tức là 133,5m 2 . Mà


năm 1984 ông N chết nhưng không để lại di chúc nên phần tài sản của
ông N 133,5m2 này sẽ chia theo pháp luật, chúng ta căn cứ vào điểm a,
Khoản 1, Điều 65, BLDS 2015:
“ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết”
 Từ đó ta thấy 133,5m2 của ông N sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất
gồm 6 người con và bà N tức là mỗi người sẽ nhận 19,07m 2. Cộng với số
133,5m2 thì ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất trên là 152,57m2.
1.11 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao?
- Việc Tòa xác định phần di sản của bà G để lại là 43.5m 2 là không thuyết phục,
với lý do sau:

8
- Trong khối tài sản 398m2 trên, trừ phần diện tích đất đã bán cho ông K là
131m2, thì tổng khối di sản còn lại là 267m 2 và đó là tài sản chung của 2 vợ
chồng. Sau khi ông Phùng Văn N mất, mối quan hệ hôn nhân giữa ông N và bà
G chấm dứt theo luật định tại Điều 65, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Ngoài ra, khi ông N chết, không để lại di chúc, do đó, căn cứ theo điểm a, khoản
1, Điều 651, BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”, theo đó những người
thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp này là bà G (vợ ông N), Phùng
Thị N1, Phùng Thị N2, Phùng Thị H2, Phùng Văn T, Phùng Thị P, Phùng Thị
H1 (tổng cộng 7 người). Do đó, mỗi người đồng thừa kế được hưởng 1/7 trên di
sản của ông N, tức 19.07m2, ngoài ra, trước khi chết, bà G có để lại di chúc để
lại một phần diện tích đất 90m2, cho con gái là chị H1.
 Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G là 62.7 m2.
- Việc bà G để lại di sản không nằm trong nội dung của Án lệ số 16. Vì nội dung
của Án lệ là công nhận hợp đồng chuyển nhượng 131m2 giữa bà G (đồng thừa
kế) và ông K là hợp pháp, do đó phần đất ông K sở hữu không nằm trong di sản
thừa kế để chia, chứ không để cập đến phần di sản của bà G để lại sau mất là
bao nhiêu.
1.12 Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao?
- Việc Toà án quyết định “còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
không thuyết phục. Bởi vì:
 Các hàng thừa kế thứ nhất của bà G gồm 6 người con, mặc dù trong di
chúc bà G đã định đoạt cho bà H1 là 90m2, phần còn lại không có trong di
chúc thì chia theo pháp luật sẽ được chia đều cho 6 người con trong hàng
thừa kế.
 Đây không là nội dung của án lệ số 16. Vì nội dung án lệ số 16 được quy
định trong đoạn 2 của phần “Nhận định của Tòa án”:
“[2] Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của
thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn

9
quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng
Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con
của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các
con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để
bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa
án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn
K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng
diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là
không đúng.”

Bài 2 Quản lý di sản


 Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Sơn La
- Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Quản Hữu Chiến.
- Nguyên đơn: Anh Phạm Tiến H.
- Bị đơn: Anh Phạm Tiến N.
- Nội dung vụ án:

+ Anh Phạm Tiến H có bố đẻ là Phạm Tiến Đ, mẹ đẻ là Đoàn Thị T, bố mẹ


sinh được 07 anh chị em, khi còn sống bố mẹ anh có một ngôi nhà gỗ 04 gian
lợp ngói nằm trên diện tích đất 311m². (Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T). Khi bố mẹ chết không để lại di chúc giao
cho con cái nào trong gia đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất
nói trên vì các con đã đi xây dựng gia đình, anh Hiệu và anh Thiện đều phải đi
chấp hành án nên không có ai trông coi quản lý nên đã xuống cấp trầm trọng,
nay anh Hiệu đã đi chấp hành án xong trở về thì được anh chị trao quyền quản
lí di sản đó cho anh Hiệu chứ không phân chia, nhưng khi anh tính sửa thì
cháu Nghĩa cản trở nên anh Hiệu đề nghị Tòa án giải quyết. Khi ra tòa thì
Nghĩa khai là mình không tự xâm chiếm di sản mà là bố anh ủy quyền cho anh
quyền quản lý di sản đó. Ông T khai anh là con trai trưởng trong gia đình nên
anh có trách nhiệm hương khói cho ông bà. Trong lúc anh đi chấp hành án,
anh có ủy quyền cho con trai là N trông coi ngôi nhà và đất của ông bà. Nay

10
anh Hiệu và anh chị em trong nhà có nguyện vọng giao cho anh Hiệu tu sửa
quản lý anh không nhất trí đề nghị Tòa án xem xét giao cho cháu N quản lý.
+ Tại bản án dân sự sơ thẩm số 23/2019/DS-ST Tòa án nhân dân huyện M đã
quyết định:Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh H, buộc anh N có trách N
bàn giao lại cho anh H toàn bộ nhà và đất của ông Đ và bà T đang quản lý cho
anh H và nghiêm cấm anh N có hành vi cản trở anh H trong quá trình sửa chữa
ngôi nhà , phá hủy tài sản, tự ý xâm phạm vào nhà đất của ông Đ và bà T
trong thời gian ngôi nhà được bàn giao cho anh H sửa chữa.
Do không nhất trí với Bản án sơ thẩm, ngày 20/11/2019 bị đơn anh Phạm
Tiến N có đơn kháng cáo. Nhưng sau khi phúc thẩm thì tòa vẫn giữ nguyên
kết quả như bản án sơ thẩm nên đã xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa
nguyên đơn Phạm Tiến H và bị đơn Phạm Tiến N là: “Tranh chấp quyền quản
lý di sản thừa kế”. Và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Tiến H.
Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản thừa kế của ông Phạm
Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên
2.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Sơn La thì Tòa án đã xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di
sản của ông Đ và bà T và việc xác định như vậy là hoàn toàn thuyết phục.
- Vì:
+ Thứ nhất: Căn cứ theo Điều 613 của Bộ luật dân sự 2015:“Người thừa kế
là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và
còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để
lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì
phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Từ căn cứ trên ta có thể xác định
được rằng 7 người con của ông Đ và bà T gồm bà Phạm Thị L sinh năm
1940, bà Phạm Thị N, sinh năm 1944, bà Phạm Thị Nh sinh năm 1949, bà
Phạm Thị H sinh năm 1954, bà Phạm Thị H sinh năm 1956, Phạm Tiến T
sinh năm 1959 và anh là Phạm Tiến H sinh năm 1963 (trang 2) đều là người
thừa kế hợp pháp.

11
+ Thứ hai : Căn cứ theo khoản 1 Điều 616 của bộ luật dân sự 2015 “Người
quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra.”
+ Thứ ba: Căn cứ trong đoạn nhận định của Tòa án “ Tuy nhiên, qua xác
minh với các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều xác nhận, đã ủy quyền
toàn bộ cho anh Hiệu giải quyết vụ án tại Tòa án; nhất trí với việc giao di
sản thừa kế cho anh Hiệu trông coi, quản lý”(Trang 5)
 Qua căn cứ trên ta có thể thấy rằng chị em trong nhà là con của ông Đ, bà T và
là người thừa kế hợp pháp đã nhất trí giao di sản thừa kế cho anh Hiệu trông coi,
tu sửa ngôi nhà và quản lý đất đai bố mẹ để lại. Vậy nên việc mà Tòa xác định
anh Phạm Tiến H là người quản lý di sản của ông Đ và bà T như vậy là hoàn
toàn thuyết phục.
2.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản
lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Sơn La được nói trên thì ông Thiện trước khi đi chấp hành án thì ông Thiện là
người quản lý di sản.
- Vì:
+ Thứ nhất: Căn cứ theo khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015: “Trường
hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế
chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản
lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được
người quản lý di sản.”
+ Thứ hai: Căn cứ vào đoạn “Năm 2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là
người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý di sản của ông
Đ và bà T.” (Trang 6)
 Qua hai căn cứ trên ta có thể thấy rằng trước khi ông Thiện đi chấp hành án thì
ông là người đang sinh sống tại căn nhà và mảnh đất đó và ông tiếp tục quản lý
di sản của bố mẹ là ông Đ và bà T sau khi ông bà mất và tại thời điểm đó thì các
em của ông chưa cử được người quản lý di sản mãi đến sau khi ông Thiện đi
chấp hành án thì căn nhà và mảnh đất không có ai trông coi, quản lý nên xuống
cấp trầm trọng nên đến khi anh Hiệu đi chấp hành án xong trở về thì các em mới

12
nhất trí cử ra anh Hiệu là người quản lý di sản mà ông Đ bà T để lại. Vậy nên
trước khi mà ông Thiện đi chấp hành án thì ông Thiện là người quản lý di sản.
2.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Sơn La về việc mà Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản là
hoàn toàn thuyết phục.
- Vì:
+ Thứ nhất: Căn cứ theo khoản 1 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015 “Người
quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra.”
+ Thứ hai: Trong quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người
còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản
lý khối di sản của ông Đ, bà T.
+ Thứ ba: Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ
năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
trái với đạo đức xã hội.
 Qua những căn cứ trên ta có thể thấy việc mà Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến
H) quyền quản lý di sản là hoàn toàn có thuyết phục.
2.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại
di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo tôi, khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có thể có quyền
tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong bản án số 11.
- Theo Điều 616 BLDS năm 2015 quy định về Người quản lý tài sản rằng:
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những
người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa
kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý
di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người
quản lý di sản.

13
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý.”
 Vậy nếu theo như trong Bản án số 11, ông Hiệu là người quản lý di sản theo khoản
1 của Điều 616 BLDS 2015 vì được những người thừa kế thỏa thuận cử ra
- Và xét theo Khoản 1 Điều 617 của BLDS 2015 về Nghĩa vụ của người quản
lý di sản quy định rằng: “Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản
3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người
khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế
đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.”
 Ta có thể thấy được Điều 617 BLDS năm 2015 đã đề cập tới nghĩa vụ bảo quản di
sản và phải có sự đồng ý của những người thừa kế nếu muốn định đoạt di sản. Vì
vậy nên nếu người quản lý di sản có được sự đồng ý của những người thừa kế như
ông Hiệu trong bản án số 11 thì có thể có quyền tôn tạo, tu sửa di sản.
2.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo tôi, khi là người quản lý di ản, người quản lý di sản không có quyền
giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiệu
giao lại cho con trai).
- Theo Điều 616 của BLDS 2015 về Người quản lý di sản quy định rằng:
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những
người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử

14
dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa
kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người
quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quản lý.”
 Vậy để trở thành người quản lý di sản thì phải thỏa mãn một trong ba điều kiện
trên tùy theo trường hợp chứ không thể trở thành người quản lý di sản thông qua
chuyển giao lại quyền quản lý di sản.
- Bên cạnh đó, theo Điều 618 BLDS năm 2015 quy định về Quyền của người
quản lý tài sản rằng:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên
quan đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều
616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để
lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức
thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”
 Trong BLDS 2015 không có quy định cho phép người quản lý di sản giao lại
cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiệu giao lại cho
con trai).

15
2.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo tôi, trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có
quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là thuyết phục: “
Thửa 525 nêu trên là tài sản chung của ông Ngót và bà Chơi tạo dựng trong
thời kỳ hôn nhân. Ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ông Ngót và phần
diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà Chơi, chứ không có quyền định
đoạt. Tuy nhiên, ông Nhỏ lại tự ý thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi khi
không được sự đồng ý của bà Chơi cùng các đồng thừa kế thứ nhất của ông
Ngót là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 617 Bộ luật dân sự năm
2015; Điều 167 và Điều 168 Luật đất đai năm 2013. Do vậy, việc Tòa án cấp
sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm nhận định ông Nhỏ có quyền thỏa thuận
cho ông Đạm mở lối đi trên đất là di sản chưa chia là không đúng.”
- Theo Khoản 1 Điều 617 của BLDS 2015 về Nghĩa vụ của người quản lý di
sản quy định rằng: “Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người
khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người
thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.”
 Vì vậy ông Nhỏ không được phép tự ý định đoạt về di sản mà bản thân đang
quản lý, cụ thể là thửa 525 nói trên mà phải thông báo cho những người thừa kế
và được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

16
Bài 3 Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
3.1 Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
- Các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam được quy định tại
Điều 623 của Bộ luật dân sự 2015, bao gồm 3 loại:
 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm
mở thừa kế.
 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.2 Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?
- Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản và rất
hợp lý vì để đảm bảo việc tiến hành chia tài sản cho những người có liên quan
đến quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản đó.
- Ở Pháp luật nước ngoài cũng giống như Pháp luật Việt Nam đều có quy định
về thời hiệu đối với việc phân chia tài sản thừa kế như sau:
 Theo Điều 1248, Bộ luật Dân sự Campuchia có quy định về thời gian
chấp nhận hoặc từ bỏ thừa kế:
1. “ Người thừa kế phải có sự chấp nhận đơn giản hoặc chấp nhận có giới hạn hoặc
từ bỏ quyền thừa kế trong vòng 3 tháng kể từ ngày bt được việc thừa kế của mình
và phát sinh. Tuy nhiên thời gian này có thể được Tòa án kéo dài thêm theo yêu cầu
của người thừa kế.
2. Người thừa kế có quyền điều tra tài sản thừa kế của mình trước khi chấp nhận hay
từ bỏ.”
 Theo Điều 815 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Không ai có thể bị buộc
phải chấp nhận trong tình trạng di sản chưa chia và bất cứ lúc nào cũng
có thể yêu cầu chia di sản trừ trường hợp việc này được tạm hoãn theo
bản án hoặc theo thỏa thuận”.

17
 Về nguyên tắc không thể buộc chủ sở hữu chung phải đặt tài sản của mình trong
tình trạng không thể phân chia, do họ đã không yêu cầu phân chia trong một
thời hạn nào đó.
 Tóm tắt Án lệ 26/2018/AL
 Tình huống án lệ:
Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố
Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ
luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
 Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ
luật Dân sự số 91/2015/QH13.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
 Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015;
 Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.
 Nguyên đơn: ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn
Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1, người đại diện cho các
đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2.
 Bị đơn: cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C, người đại diện cho các
đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L.
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
 Nội dung vụ án:
 Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T sinh được 8 người con gồm
các ông, bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn
Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Văn S (chết năm 2008) có vợ là bà
Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L và Cấn Hoàng K. Vợ chồng cụ
K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các
công trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2.
 Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn
Thị L và có 04 người con gồm các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn

18
Thị T2 và Cấn Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Cuối năm 2002 cụ K
chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các đồng
nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của
mẹ là cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp
luật.
 Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
quyết định:
 Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ
Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội.
 Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải
quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
- Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T được Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao xác định là năm 1972 hay là năm mà cụ T chết.
- Đoạn của Quyết định thành lập Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời là
“Năm 1972 cụ T chết”
- Giải thích: Vì khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế quy định “Đối với các
việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh
này” nên thời điểm mở thừa kế vẫn là năm cụ T chết (1972) chứ không
phải thời điểm công bố Pháp lệnh thừa kế.
3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc án lệ số 26/20118/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T không có cơ sở văn bản. Tuy nhiên thì hướng của Án lệ sô 26 đã tồn tại
trong một số bản án được ban hành sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực nên đ ã
có tiền lệ áp dụng trong thực tiễn.

19
 Ví dụ: trong một bản án năm 2017 về tranh chấp thừa kế tài sản số 56/2017/DS-
ST, cụ thể là “Cụ Kh mất ngày 01/11/2007, Cụ Đ mất ngày 21/4/2011. Do vậy
thời điểm mở thừa kế của cụ Kh là ngày 01/11/2007, thời điểm mở thừa kế của
cụ Kh là ngày 01 /11/2007, thời điểm mở thừa kế của cụ Đ là ngày 14/4/2011.
Về thời hiệu khởi kiện: ngày 24/02/2013 nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu
chia di sản thừa kế của cụ Kh và cụ Đ, như phân tích về thời điểm mở thừa kế
nêu trên, áp dụng Điều 623 của BLDS năm 2015 thì yêu cầu chia di sản thừa kế
của cả cụ Kh và cụ Đ còn trong thời hiệu khởi kiện”. Ở đây, thời điểm mở thừa
kế trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và Tòa án đã áp dụng quy định về
thời hiệu trong BLDS năm 2015.
- Hướng đi nêu trên của Án lệ số 26 là hoàn toàn thuyết phục vì:

 Thứ nhất: Trước đây một số quy định có phạm vi ban đầu là áp dụng đối với
“giao dịch dân sự” nhưng thực tế cũng được áp dụng cho cả thừa kế theo pháp
luật nên chúng ta đã có tiền lệ.
 Thứ hai: ÁN lệ số 26 phù hợp với tinh thần sửa đổi các quy định về thời hiệu
trong BLDS 2015 mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể có liên quan trong
các tranh chấp về chia di sản, tạo cơ hội cho Tòa án xử lý di sản một cách triệt
để.
 Thứ ba: Nó tạo ra sự thống nhất giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp
luật, cho phép giải quyết những trường hợp yêu cầu chia di sản đã bị hết thời
hiệu theo BLDS trước đây nhưng hiện nay còn tranh chấp.
 Việc án lệ số 26/2018 áp dụng thời hiệu 30 năm BLDS 2015 cho di sản
của cụ T là hợp lý vì thừa kế vẫn còn tranh chấp giữa những người thừa
kế của cụ T dù thời hiệu yêu cầu chia tài sản đã chấm dứt. Điều này tạo
nên hành lang pháp lý cho các vụ việc tranh chấp về di sản thừa kế được
giải quyết nhằm đảm bảo lợi ích của những người được chia thừa kế.
- Thời hiệu 30 năm nhưng thời điểm bắt đầu tính chậm đi rất nhiều so với thời
điểm mở thừa kế nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan được quyền
yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp và như thế thì tranh chấp được xử lý ở cơ
quan Tòa án và như thế thì khả năng người dân tiếp cận được công lý sẽ ngày
càng nhiều hơn.

20
3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 công
bố chưa có cơ sở văn bản.
- Hướng như trên của Án lệ số 26 về thời điểm bắt đầu thời hiệu là hoàn toàn
thuyết phục: Bởi vì nó cho phép Tòa án giải quyết những tranh chấp về yêu cầu
chia di sản bị “phớt lờ” bởi các quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản.
- Nhưng, khi BLDS áp đặt thời hiệu là không thuyết phục. Bởi vì lẽ ra phải coi di
sản là tài sản chung của những người thừa kế nên cần áp dụng các quy định
chung về tài sản chung trong đó có quy định về chia tài sản chung. Tuy nhiên,
do nhà lập pháp vẫn duy trì thời hiệu yêu cầu chia di sản là không hơp lý nên
việc tìm cách hạn chế hệ quả của việc tồn tại thời hiệu này là việc cần làm.
 Do đó ta có thể thấy rằng nội dung án lệ là sự kết hợp giữa BLDS 2015 và
khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 30/8/1990. Như vậy có thể hiểu thời hiệu 30
năm bắt đầu từ ngày pháp lệnh thừa kế 1990 được công bố ngày 10/9/1990 với
quy định trên thời hiệu yêu cầu chia di sản 1 lần nữa được Tòa án kéo dài thêm
nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế.
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.
- Trên tư tưởng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với công lý, nhận thấy
cần giảm bớt các ràng buộc về thời hiệu để giảm bớt các tranh chấp tài sản
thừa kế nhưng Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa quy định cụ thể do đó Án lệ
26/2018/AL ra đời là hợp lý, giúp các chủ thể liên quan yêu cầu Tòa án
giải quyết tranh chấp.
- Tránh sự ràng buộc về thời hiệu như bản án phúc thẩm thì Tòa án không
giải quyết sẽ tạo ra các mâu thuẫn xã hội, thế nên án lệ bổ sung là cần thiết
giúp Tòa án có thể xét xử, giải quyết các vụ án bị giới hạn bởi thời hiệu
khởi kiện thừa kế. Tuy nhiên, việc còn áp dụng thời hiệu là chưa hợp lý
nên việc hạn chế là thỏa đáng.
- Khẳng định thời hiệu 30 năm về thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 có thể áp
dụng cho trước ngày công bố Bộ luật này (1/1/2017), thời hiệu là 30 năm

21
thừa kế đã được mở rộng, giúp các chủ thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp
của mình.

Bài 4 Tìm kiếm tài liệu


4.1 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về
thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018
đến nay.
1. LS. Nguyễn Văn Minh và TS. Bùi Đức Giang, “Một số tác động của pháp
luật về thừa kế tới hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2020.
2. Trần Minh Ngọc, Xác định áp dụng pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Luật học, Số 9/2018, tr.59.
3. Trần Vang Phủ, Xác định giá trị bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng
khi nhà nước thu hồi đất, Nhà nước và pháp luận, Số 2/2018, tr.56.
4. Đặng Phước Thông, Quyền đối với tài sản trong BLDS năm 2015 và hoàn
thiện pháp luận về đăng kí tài sản, Luật học, Số 8/2018, tr.74.
5. Vũ Thị Hồng Yến, Thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp tài
sản gắn liền với đất (hoặc ngược lại) theo BLDS năm 2015 – Một số nội
dung cần bàn luận, Nhà nước và pháp luật, Số 6/2017, tr.26.
6. Nguyễn Thị Phíp, Một số vướng mắc trong việc xử lý tài sản thi hành án
không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành, Nghề luật, Số
3/2016, từ tr.46 đến 49.
7. Nguyễn Thành Tới, Cầm cố quyền sử dụng đất vướng mắc của Tòa án trong
việc giải quyết tranh chấp, Tòa án Nhân dân, Số 15/2018, tr.31.
8. Lê Văn Sua, Tranh chấp tài sản thuộc về sở hữu chung của dòng họ: Điều
kiện thụ lý giải quyết đơn khởi kiện, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 1 + 2
tháng 1 + 2/2016, từ tr.53 đến 56.
9. Tưởng Duy Lượng, Một số vấn đề về lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng cho
vay tài sản, Tạp chí Kiểm sát, Số 02/2019, từ tr.33 đến 50.
4.2 Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên.
Lên trang “ Tạp chí khoa học pháp lý việt nam” sau đó nhấp vào “Số tạp
chí” hiện ra các năm và nhấp vào từ năm 2018 cho đến năm 2022 và tìm
những bài viết có liên quan đến thừa kế và tài sản.

22

You might also like