You are on page 1of 6

Mở đầu: Chào quý thầy cô và các bạn đã đến với buổi thuyết trình

Slide 2: Và sau đây mình xin giới thiệu các thành viên của nhóm 8 đã tham gia tạo
nên bài phân tích tâm lý này
Slide 3: Mở đầu bài thuyết trình, bọn mình muốn nhắc một chút về tâm lý học xã hội để
thấy được tầm quan trọng của chủ đề thảo luận
- Có thể nói, ảnh hưởng từ xã hội, nhận thức xã hội và tương tác xã hội đóng vai trò mấu
chốt trong việc hình thành hành vi xã hội. Cách ta nhìn nhận người khác (và cách ta nghĩ
họ nhìn nhận chúng ta) đóng một vai trò lớn quyết định các hành động và quyết định ta
đưa ra.
- Chính vì thế, tâm lý học tập trung vào nắm bắt sự tác động của môi trường xã hội lên
các hành vi của mỗi cá nhân. Để từ đó, nắm bắt những vấn đề khác nhau của sức khỏe
tâm thần và tìm giải pháp cho các hiện tượng tâm lý tiêu cực nhằm khắc phục và tạo nên
sụ phát triển về tâm hồn, tâm lý của mỗi con người
Slide 4:
Và hôm nay, nhóm chúng mình sẽ đề cập đến hiện tượng vô cảm – một trong những vấn
đề nhức nhối của tâm lý xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống. Để mọi người dễ theo
dõi bài thuyết trình hơn thì bọn mình sẽ phân thứ tự nghiên cứu từ khái quát đến nguyên
nhân, hậu quả, quan điểm cá nhân và biện pháp cho hiện tượng này.
Slide 5:
Như đã nói, mở đầu với phần định nghĩa có phần đơn giản:
- Ta đã biết “vô” là không, “cảm” là cảm xúc và mình đã vô cùng bất ngờ khi trước
đây “vô cảm’ chỉ được dùng để chỉ trạng thái của con người lúc bị gây tê. Thế
nhưng giờ đây, khi sự thờ ơ, lãnh đạm, không rung động, trơ lì về mạt xúc cảm,
hời hợt với mọi vấn đề xung quanh trở nên phổ biến, người ta xem vô cảm như
một loại “bệnh”, một hiện tượng tâm lý xã hội để chỉ tình trạng tâm lý như trên
Slide 6:
Vậy thế nào là người vô cảm? Ta đã hiểu được ngữ nghĩa của từ này nhưng đã hiểu được
cách nhận biết những biểu hiện của nó chưa? Sau đây là một số biểu hiện phổ biến, dễ
hiểu, dễ thấy ở người vô cảm:
 Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, không thể hiện sự vui mừng, phấn khích trước
những hoạt động có tính chất vui vẻ
 Gặp cái tốt không ủng hộ; gặp cái xấu, cái ác không dám lên tiếng;Khi lắng nghe
bạn bè hoặc người thân chia sẻ những sự việc có tính chất đau buồn, người vô cảm
thường tỏ thái độ không quan tâm và thờ ơ.
 Không có lòng trắc ẩn giúp đỡ những người gặp phải nghịch cảnh hoặc chỉ đơn
giản là vô cảm trước sự nhờ vả của những người xung quanh, thờ ơ, mặc kệ và
không có cảm xúc với mọi điều trong cuộc sống xung quanh;
 Thiếu sự đồng cảm với sự đau khổ, khó khăn với mọi người, sự vật xung
quanh;... .
Slide 6:
Vậy, vì sao hiện tượng vô cảm lại xuất hiện ?
Nhóm chúng mình đã tìm hiểu và đúc kết được những nguyên nhân sau đây:
- Lối giáo dục, tiếp thu kiến thức tạo thói quen sống vị kỷ từ gia đình, trường học,
xã hội
Trong đó, những hành động như
+ Xem thiết bị điện tử là “Người thân”, “Bạn bè” vì sụ thiếu quan tâm chăm sóc từ
gia đình và sự phụ thuộc vào độ giải trí của mạng xã hội một cách thái quá
+ Từ đó, ta thấy được, khi đứng trước những tương tác cần thiết trong xã hội, con
người tỏ ra lạnh nhạt, xem nhẹ và thậm chí là không muốn hòa nhập với xã hội
+ Ngoài ra, việc đề cao thành tích, ám ảnh tâm trí mọi người đặt lợi ích của bản
thân lên đầu mà quên đi việc quan tâm người khác. Chỉ đạp lên người khác mà
sống
+ Nói về giáo dục, những người lớn bị ảnh hưởng bởi sự vô cảm cũng đã có những
phương pháp dạy dỗ và hành động không đúng mực trong xã hội giống như câu
nói “..Nó là trẻ con nó có biết gì đâu..” mà không quan tâm đến cảm xúc của người
khác
- Hoặc có các trường hợp đặc biệt là do bệnh lý tự nhiên về tâm thần như bệnh trầm
cảm…
- Nhẹ hơn thì đó có thể là tổn thương tâm lý và nỗi sợ lấn át cảm xúc
+Có những trường hợp vì không được tiếp xúc với tình thương chân thành tạo ra bóng
ma tâm lý nặng nề
+ Ngoài ra, những cạm bẫy tinh vi, lấy lòng tin yêu của người khác làm mục tiêu để
lừa đảo cũng khiến không ít người e dè như vụ việc nhũng người hành nghề vô gia cư
từng được VTV1 bắt tại trận
+ Nỗi sợ bị dính vào những việc không đâu, bị lạc loài khi trở thành kẻ duy nhất
tốt bụng hay mất đi các lợi ích cá nhân cũng là một trong số các nguyên nhân, biểu
hiện rõ ràng là các trường hợp có ai đó đứng ra giúp đỡ ngườ bị bắt nạt thì sẽ trở
thành kẻ bị xa lánh thậm chí là bị bắt nạt theo.
Tiếp đến là đó
- Môi trường sống tiêu cực:
+ Xu hướng, tư tưởng, văn hóa “sống” mới sự thờ ơ tập thể, sự phân tán trách nhiệm,
nhịp sống nhanh của việc đô thị hóa khiến con người ta chỉ có thể quan tâm đến cuộc
sống của chính mình. Hay những tư tưởng không phân biệt rõ giữa việc biết yêu lấy
chính bản thân và chủ nghĩa cá nhân độc hại..
+ Thậm chí, tư tưởng này còn du nhập từ các nền văn hóa khác nhau khiến mọi người lẫn
lộn về mặt nhận thức dẫn đến các hành động không phù hợp với cộng đồng mà mình
đang sinh sống
+ Trong số đó, con người khi sống giữa một môi trường mà suy nghĩ quá tiêu cực, mọi
người đều thờ ơ với thực tại thì sẽ tạo ra hiệu ứng lây lan
- Ảnh hưởng từ mạng xã hội là một trong nhữung nguyên nhân khác biệt nhất tạo
nên vấn nạn trong thời đại này:
+ Những nội dung, bài viết không lành mạnh truyền tải những tư tưởng lệch lạc, độc hại
như vụ việc của Nờ ô nô
+ Tác động, thái độ tiêu cực, dẫn dắt tư tưởng của những cá nhân trên mạng xã hội như
vụ việc nhiều người mất vì vui chơi ở phố Itaewon, có nhiều người không hề thông cảm
hoặc suy nghĩ thấu đáo đã quy chụp rằng do họ hay tụ tập đông người nên mói thế chứ ở
nhà thì chẳng có việc gì. Chính điều này cũng tạo nên lối sống kém tương tác xã hội của
các cá nhân
 Nguyên nhân của sự vô cảm rất đa dạng, tùy vào hoàn cảnh, tính cách của mỗi cá
nhân. Nhưng ở thời điểm hiện tại, có nhiều công cụ, lối sống khiến vô cảm trở
thành một “căn bệnh” phổ biến.
Slide 7:
Vậy tại sao vô cảm lại trở thành hiện tượng đáng quan tâm?
Có lẽ là do những hậu quả khôn lường như:
- Đầu tiên, xã hội sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất là tội ác sẽ hoành hành vì không có ai
ngăn cản
- Đạo đức, tình nghĩa, các quy tắc ứng xử trở nên tầm thường, không còn ai quan
tâm đến việc phải thấu hiểu và găn kết với người khác
- Lối sống, khuynh hướng, tư tưởng của xã hội ngày càng lệch lạc, vô nhân tính, vô
trách nhiệm
- Những vấn đề, lợi ích chung của toàn xã hội bị xem nhẹ
- Tiền đề cho nhiều vấn nạn khác của xã hội
- Các tổ chức, tập đoàn có nguy cơ sụp đổ hoặc làm việc kém hiệu quả nếu không
có sự gắn kết của các cá nhân
- Nghiêm trọng nhất là sự lây lan đến các thế hệ sau
Có rất nhiều minh chứng cho tác động thực tế này mà chúng ta có thể cập nhật:
Những Hikimori trong xã hội nhật bản chỉ biết đến cuộc sống của mình, không quan tâm
gia đình, xã hội
Vụ việc bé trai giẫm đạp bé mèo Gold mà không hề hối lỗi hay trẻ con nhà hàng xóm
nhấn nước làm chết mèo con và giấu xác
Những đứa trẻ có những chướng ngại về tâm lý vì sự vô cảm từ gia đình dẫn đến hành
động bồng bột
Người tài xế bỏ mặc nạn nhân sau khi gây tai nạn, mọi người xung quanh chỉ đứng nhìn
mà không một ai ra tay giúp đỡ nạn nhân
Kodokushi – Những cái chết trong cô đơn – Hậu quả của lối sống lãnh đạm, vô cảm của
người Nhật Bản
Bạo lực học đường nhưng mọi người xung quanh chỉ hùa theo thậm chí còn quay, chụp
Và còn nhiều những vụ việc đau lòng khác
 Hậu quả khôn lường của “bệnh vô cảm” ngày càng lan rộng. Những cụm từ như
“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà chính là lòng người..”, “ Sự vô cảm” và
những cuộc khảo sát cho thấy vấn đề này đang dần trở nên nghiêm trọng.
Slide 9:
Quan điểm của nhóm về hiện tượng này…
- Bệnh vô cảm khiến nhiều người “lắc đầu, ngán ngẩm” nhưng có một sự thật là nó
ngày càng lây lan một cách mạnh mẽ hơn. Có thể nói, xã hội đóng một phần vai
trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách, suy nghĩ, tư tưởng, tính cách của con
người. Sau đại dịch Covid-19, những thách thức dần lộ ra nhiều hơn và ta chợt
nhận ra rằng, xã hội bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự thờ ơ của phần lớn cá
nhân trong cuộc sống.
- Xã hội càng phát triển, càng hiện đại nhưng cách suy nghĩ, cách giao tiếp của
chúng ta lại ngày càng thụ động và trầm lặng hơn khó để thấu hiểu nhau. Đây là
vấn đề ngược lại hoàn toàn so với sự phát triển về tâm hồn của nhân con người
- Tuy sự vô cảm là hiện tượng tiêu cực, đáng lên án nhưng đây cũng chỉ là hậu quả
của một chuỗi những tác động tiêu cực trong công cuộc chuyển biến của xã hội.
Thậm chí, “sự vô cảm” và “ lòng trắc ẩn”, “lòng yêu thương” còn bị trộn lẫn với
nhau bởi lòng tham của con người. Giữa những “cạm bẫy” tinh vi của xã hội nhằm
lợi dụng lòng tin yêu của con người, họ dần chai lì, trở nên vô cảm để bảo vệ
chính mình.
 Thế nhưng, đây vẫn là một vấn đề và nhóm nhìn nhận là vấn đề này đã, đang và sẽ
được giải quyết bằng rất nhiều nỗ lực
Slide 10:
Các hướng giải quyết đã, đang và sẽ được áp dụng mà nhóm tìm được..
- Nhà nước áp dụng luật (điều 132 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
và cùng truyền thông, báo chí liên tục tuyên truyền, phê phán hiện tượng vô cảm
- Rèn luyện lối sống lành mạnh và thói quen quan tâm đến mọi người xung quanh
- Đưa tầm quan trọng của việc giáo dục, dạy dỗ nhân cách lên hàng đầu. Không
dung túng với các hành vi vô cảm mà uốn nắn, dạy dỗ để cá nhân hiểu rõ hành vi
của mình
- Để hạn chế sự phụ thuộc vào thiết bị điện tử trường học, nơi làm việc… tạo điều
kiện để gắn kết, tăng tương tác xã hội giữa các cá nhân trong tập thể
- Sự gắn kết, cống hiến, giúp đỡ người khác được xem là một trong những tiêu
chuẩn cốt yếu của các nhà tuyển dụng
- Sự phát triển của tâm lý học giúp làm rõ và giải quyết các vấn đề của tập thể hay
cá nhân trong cuộc sống
 Có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhưng để thay đổi sự vô cảm đã “ăn sâu” thì
cần rất nhiều thời gian để có thể thay đổi một cách lành mạnh, hợp lý trên co sở tự
nguyện
Slide 11: Vậy để thực tế hơn, những sinh viên, những người đang học về pháp lý sẽ phải
làm như thế nào để tránh sự vô cảm?
+ Tham gia các hoạt động bổ ích trong nhà trường để nâng cao nhận thức của bản
thân và tạo sự gắn kết với mọi người
+ Có ý chí, quyết tâm và tư tưởng đúng đắn khi nhìn nhận các vấn đề pháp lý và
bảo vệ lẽ phải
+ Nhận thức được tầm quan trọng và hậu quả nghiêm trọng của bệnh vô cảm để có
thể là một trong những cá nhân ngăn ngừa loại "bệnh" này "ăn sâu" vào xã hội và
để bản thân trở thành một trong những "nạn nhân" của nhũng tư tưởng lệch lạc
thậm chí có thể sử dụng mạng xã hội để lan truyền tư tưởng tích cực đến với mọi
người)

You might also like