You are on page 1of 5

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔ 2

Về thực trạng vô cảm trong xã hội


1. Đặt vấn đề

Có câu nói: “Hiểu nhầm và hờ hững gây ra nhiều tai họa trên thế giới hơn là hận thù và ác
tâm” để như một lời khuyên và cảnh cáo nhân loại về sự nguy hiểm của lòng vô cảm. thế nhưng
thực tế thì con người lại đang ngày càng trở nên thờ ơ với cuộc sống xung quanh, nó đang là
căn bệnh lây lan nhanh chóng và có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Vậy trước hết cần biết tính vô
cảm là gì. Nằm trong ngay cách đọc, nó chính là không có cảm xúc, quan tâm tới bất kể mọi
xung quanh. Căn bệnh này khiến con người ta chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà
không mảy may một sự thấu hiểu đến những khó khăn của mọi người. nói cách khác thì đây là
lối sống độc đoán, chỉ vì chút khó khăn cho thân mà lơ đi người khác.

Nguồn:

https://luatminhkhue.vn/suy-nghi-cua-em-ve-loi-song-vo-cam-trong-gioi-tre-hien-
nay.aspx#google_vignette

https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/761

2. Thực trạng của vô cảm

Trong một xã hội đầy vô cảm, giá trị đạo đức đang dần mất đi dưới sự ảnh hưởng của chủ
nghĩa cá nhân và thực dụng. "Bệnh vô cảm" trở thành một căn bệnh nan y khó chữa, xâm nhập
vào từng góc khuất, thậm chí cả trong gia đình, nơi mà trước đây được xem là nơi bình yên. Khi
cá nhân nổi trội hơn, con người bắt đầu chỉ quan tâm đến bản thân mình, cha mẹ trở nên lãnh
đạm với con cái, con cái thờ ơ đối với cha mẹ già, và mối quan hệ gia đình trở nên yếu đuối.
Nếu con người không có tình cảm và đồng cảm với người thân trong gia đình, làm sao có thể
thể hiện tình cảm đối với người khác và với xã hội. Bên cạnh những con người biết đồng cảm,
chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản
thân. Những suy nghĩ như "mặc kệ nó", "mạnh ai nấy sống" hay "chuyện thường ngày ở
huyện"... đôi khi khiến đâu đó, lòng trắc ẩn trước nỗi đau người khác, sự phẫn nộ trước cái xấu
trở nên hiếm hoi. Căn bệnh vô cảm đang len lỏi vào một bộ phận xã hội, đặc biệt là giới trẻ
trong thời đại số.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kể về một sự kiện. Một ngày, ông đến ga tàu và thấy đám
đông đông đúc, ồn ào, và mọi người đang nói chuyện xôn xao. Giữa tiếng ồn, có một người mẹ
đang khóc lóc và tìm con mình bị lạc. Bà cầu xin sự giúp đỡ từ người này đến người khác trên
sân ga, với nước mắt và sự hoảng loạn trên khuôn mặt. Tuy nhiên, mọi người chỉ nhìn bà mẹ đó
bằng ánh mắt thương hại và im lặng, không ai chịu giúp đỡ.

Sự vô cảm cũng thể hiện qua sự bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, thường xảy ra khi
người ta không quen biết nhau. Người ta có thể đăng những bài viết tiêu cực và gieo rắc sự căm
phẫn, thậm chí là khiến người khác tự tử, nhưng lại không thể nhận ra sự đau khổ và hậu quả
của hành động này. Rất nhiều thanh niên hiện nay sử dụng mạng xã hội hàng ngày để cập nhật
tin tức và thảo luận về các vấn đề. Tuy nhiên, thay vì thảo luận một cách xây dựng, họ thường
tỏ ra không khoan nhượng và thậm chí lăng mạ những người liên quan.

Người mắc “bệnh vô cảm” không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không
biết “cảm ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc cả tràng vỗ tay khi giới thiệu về một đại biểu, khi xem
một tiết mục văn nghệ, thể thao … Vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất
bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được
điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …). Vô cảm với cộng đồng với sự kiện lớn
của dân tộc (bão lụt thiên tai, quyền về biển đảo … ) nhưng lại nhạy cảm về danh vị và quyền
lợi của mình. Có trường hợp lại hãnh diện về sự vô cảm của mình đó là sự vô cảm cố ý được
đẩy thành lối sống cực đoan, tất cả đều “Mặc kê nó - Mặc kệ nó”. Sự vô cảm thụ động dẫn đến
sự phủi tay không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp, của trường như: văn nghệ, thể thao, cắm
trại … Sự vô cảm dẫn đến bất cần đời, không chịu học hành, không tu dưỡng không cần tương
lai, mọi cái đều không quan trọng, không có gì cả.

 Tài liệu tham khảo:

https://luatminhkhue.vn/dan-chung-ve-su-tho-o-vo-cam.aspx

https://luatminhkhue.vn/suy-nghi-cua-em-ve-loi-song-vo-cam-trong-gioi-tre-hien-nay.aspx

https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/benh-vo-cam-len-loi-trong-gioi-tre-thoi-dai-so-
2022111912174103.htm

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến một người bỗng nhiên mất đi cảm xúc với mọi thứ xung quanh có thể
do nhiều yếu tố cùng tác động trong thời gian dài. Dù có liên quan đến yếu tố nhân cách mỗi
người nhưng thực tế mỗi cá thể cũng chịu tác động trực tiếp từ môi trường giáo dục, gia đình và
xã hội. Vô cảm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người. Đó là lối sống ích kỷ, mong
muốn được hưởng thụ và thực dụng nên thiếu đi sự đồng cảm với nỗi đau của người khác, hoặc
phải chứng kiến sự vô cảm từ bên ngoài mà bản thân không có chính kiến dẫn đến việc có thái
độ, cảm xúc tương tự. Ngoài ra, tính cách nhút nhát, sống khép mình và thiếu bản lĩnh, lo sợ
rằng việc giúp đỡ mọi người có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Dần dần, bản thân mất
đi sự đồng cảm, trở nên thờ ơ và chai lì.
Sự cạnh tranh và áp lực từ xã hội, gia đình, và đặc biệt là áp lực đồng trang lứa - vấn đề
mà ngày nay ngày càng nhiều người mắc phải, cũng có thể khiến ta cảm thấy căng thẳng, mệt
mỏi và dần dần mất đi tình cảm vốn có trong tâm hồn của mình.

Khoảng cách thế hệ sinh ra sự bất đồng quan điểm ngày nay cũng là một vấn đề mà
không ít gia đình gặp phải. có lẽ rằng, thế hệ trẻ ngày nay - Gen Z được tiếp xúc và làm quen
với công nghệ từ rất sớm và đã hình thành nên một lối suy nghĩ khác mà bậc cha mẹ, ông bà
không dễ để có thể thấu hiểu và hoà hợp, dẫn đến sự chán ghét khi phải giao tiếp của con cái.
Dần dần, thế giới nội tâm của họ ngày một khép kín lại, để rồi tạo nên một rào cản vô hình giữa
các thế hệ mà rất khó để cho thế hệ sau có thể mở lòng một lần nữa.

Trong những năm gần đây, thái độ sống vô cảm đang “lây lan” rất nhanh với đối tượng chủ
yếu là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân và
gia đình, tình trạng này còn bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý xã hội. Đầu tiên phải kể đến sự bùng
nổ của các nền tảng mạng xã hội. Đa phần người trẻ đều hướng đến những giá trị vật chất mà
quên đi giá trị tinh thần. Nhiều cá nhân đạt được thành công sớm trở nên tự cao, kiêu căng và
thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh. Ngày nay, giới trẻ thường có xu hướng học
theo lối sống của một số nhân vật có ảnh hưởng mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống.
Học sinh cũng trở nên dần vô cảm nếu không được giáo dục toàn diện cả về nhận thức, nhân
cách và đạo đức. Từ đó, lối sống vô cảm sẽ dần trở nên phổ biến trong xã hội, tình trạng thờ ơ
với cuộc sống sẽ tiếp diễn nếu như không kịp thời nhận thức được sự tồn tại của nó.

 Tài liệu tham khảo:

https://tapchitamlyhoc.com/vo-cam-6605.html

https://tamlytrilieunhc.com/vo-cam-14540.html

4. Giải Pháp

Có những ý kiến cho rằng, cần phải tái lập các chế tài nghiêm khắc để lặp lại trật tự,
nhưng thật sự giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả? Quả thực tác dụng của nó cũng đáng được
tuyên dương, nhưng chẳng phải nó đang ép con người vào khuôn khổ cưỡng ép, bắt những kẻ
đang dần “rô bốt hóa” tự cài bộ vi cảm xúc ư? Bệnh vô cảm là cái chết từ trong tâm hồn, do đó
giải pháp tối ưu nhất của nạn vô cảm là hướng đến chính tâm thức con người: hãy tìm cách để
khiến trái tim rung động.
Mỗi cá nhân trong một xã hội - từ thanh niên, người lớn, người già,... - đều trải qua
những ưu tư phiền muộn, niềm vui và hạnh phúc riêng biệt. Đây là giải pháp toàn diện nhất, là
giải pháp mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể học hỏi. Nhưng suy cho cùng, mỗi người phải biết
cách thấu cảm chính tâm trí của mình. Bởi đôi khi vô cảm xuất phát từ những tiêu cực trong suy
nghĩ, con người cần học cách hiểu về trái tim, hướng đến những điều tích cực, những khát vọng
sáng ngời. Hãy ngừng theo dõi những trang tin độc hại, xem những phim truyện với nội dung
tiêu cực nhằm tiêm nhiễm ý xấu vào người; thay vào đó, hãy đến với những trang báo tử tế, đẹp
đẽ, thư giãn tâm hồn với những phim truyện giàu ý nghĩa và nhân văn… Đến một lúc, bỗng
dưng ta nhỏ lệ trước một phân cảnh rung rinh trên màn ảnh. Khi ấy, niềm vô cảm đã gần như bị
triệt tiêu rồi.
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.”
(Kahlil Gibran)

Tất nhiên, thế hệ trẻ - những búp măng non đầy triển vọng của nước nhà - luôn cần
những sự quan tâm đặc biệt từ các thế hệ trước dày dặn kinh nghiệm hơn cả.

Hãy nhìn những đứa trẻ tay cầm những chiếc kiếm đồ chơi, những trò chơi điện tử bạo
lực tưởng chừng như vô hại mà lại thầm lặng giết chết dây rung cảm trong trái tim các em. Vì
thế, các bậc phụ huynh - những người đặt bút màu lên tờ giấy trắng tinh của con em mình - có
trách nhiệm giám sát, kiểm soát các em, tránh để các em “bình thường hóa” những vật dụng
tưởng giải trí mà tai hại. Hãy để các em trải nghiệm những hoạt động mới, giáo dục cho các em
về tình cảm giữa người với người, đưa các em về lại với thế giới bao la xa kia… để các em có
những nhận thức đúng đắn nhất từ những năm đầu phát triển.

Vậy còn đối với những thiếu niên đang phải trải qua những biến động không ngừng về
thể chất lẫn tinh thần thì sao? Trẻ em nói chung và thanh thiếu niên nói riêng cần sự quan tâm
sâu sắc từ cha mẹ và thầy cô, đó không những là trách nhiệm mà còn là tình cảm. Cha mẹ nên
để cho con phát triển đời sống tình cảm thông qua các hoạt động và giao lưu, hãy để con em
hăng say tham gia các hoạt động thiện nguyện, làm giàu truyền thống “lá lành đùm lá rách” của
dân tộc. Đó là bản sắc của con người đất Việt, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm duy trì và phát
huy bản sắc cao đẹp ấy.

Nguồn tham khảo:

https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/lieu-thuoc-nao-cho-benh-vo-cam-623384.html

https://vietnamnet.vn/de-can-benh-vo-cam-het-dat-song-40895.html

https://dantri.com.vn/giao-duc/cach-chua-benh-vo-cam-cho-hoc-sinh-20160127111514472.htm

https://dantri.com.vn/giao-duc/cach-chua-benh-vo-cam-cho-hoc-sinh-20160127111514472.htm

5. Kết luận
Một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của một cỗ máy vô
tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải
là Bắc cực mà là nơi không có tình thương” câu nói này có thể coi là một cái nhìn đúng đắn về
xã hội xã hội vô cảm, một xã hội mà những con người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại thì
quả là lạnh lẽo và chua xót biết bao! Chẳng phải loài người luôn được coi là loài vật cấp cao có
cảm xúc hay sao? Nếu chúng ta mất đi những tình cảm đó thì chúng ta có còn là con người hay
là chỉ là những con vật máu lạnh sống vì bản năng sinh tồn. Vì vậy việc đẩy lùi bệnh vô cảm
này là cần thiết với mỗi xã hội loài người trong công cuộc tiến tới văn minh, mỗi cá nhân cần có
một trái tim cho đi những tình thương, biết xót xa cho những mảnh đời bất hạnh, xã hội cũng
cần sự mở rộng tấm lòng nhân ái, giúp sức hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện tốt tinh thần “lá lành đùm
lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,… Đặc biệt là đối với giới trẻ có phần bất ổn và sai
lệch ngày nay, họ phải biết giữ gìn truyền thống quý giá ấy bởi vì giới trẻ mới là chủ nhân
tương lai của đất nước Việt Nam giàu đẹp, hiện đại và văn minh. Sau bài thuyết trình này tôi
mong muốn mỗi chúng ta ngồi đây sẽ biết chia sẻ và thấu cảm với mỗi người nhiều hơn, và hãy
luôn nhớ rằng “ không phải tất cả chúng ta đều có thể làm những điều vĩ đại nhưng chúng ta có
thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại”

Nguồn tham khảo: https://tgpsaigon.net/bai-viet/gioi-tre-truoc-can-benh-vo-cam-36760

You might also like