You are on page 1of 7

VĂN NGHỊ LUẬN ( HK II )

I - ĐOẠN VĂN
1) Sự vô cảm
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công
việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? Vô cảm chính là thái
độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh
của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân
xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống
đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất
mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa
xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: "Bán anh em
xa mua láng giềng gần". Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một số" người chỉ lo vun vén cho
đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn
ra, nhà nào biết nhà nấy. Đó là "bệnh vô cảm". Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con
người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn,
giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không
được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc
sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa "Lá
lành đùm lá rách". Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí
còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và
cũng như bao tệ nạn, bao việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi,
nhưng không, ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng
vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác.
Nhưng đó không là "chuyện của người khác", đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao
con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Nhất là
trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ
nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nhất là
trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ
nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Thế
nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, yêu
thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh.
Qua đây, ta có thể thấy rằng bênh vô cảm là căn bệnh đáng lên án, cần phải đẩy lùi để khiến xã
hội ngày càng văn minh hơn. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc
sống trọn vẹn hơn.

2)Vai trò của việc học


Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở
mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân
loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con
người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong
cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy
phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học
những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống
nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có
thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học
trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy
sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ
khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con
người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công
việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới
trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần
thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình.
Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ
là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học

3)Lòng dũng cảm


Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện
mình? Có thể thấy, dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối
với cuộc sống nói chung. Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử
thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Tinh thần dũng cảm của ông cha ta được
thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hy sinh tính mạng để
bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn
Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập.
Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để
bảo vệ bình yên cho nhân dân. Bên cạnh đó, lòng dũng cảm còn giúp ta có dũng khí đứng lên
đấu tranh, giúp đời giúp người, mang đến những điều tốt đẹp hơn. Người có lòng dũng cảm cũng
là những người có bản lĩnh hơn người, con đường dẫn đến thành công của họ sẽ rộng mở hơn
nhiều so với những người nhút nhát, rụt rè. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm
tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ
hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để
vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc
làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí,
nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng
cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

4) Cho và Nhận trong cuộc sống


Giữa một cuộc sống có biết bao nhiêu bộn bề và lo lắng cho nên chúng ta ắt hẳn ai cũng rất
cần những yêu thương và chia sẻ cho dù là bình dị nhất. Trao đi yêu thương để nhận lại vốn là
một quy luật luôn có trong cuộc sống. Đó là mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Cho và nhận vừa là vô
hình vừa là hữu hình. Ý của câu nói này là nếu chúng ta cho đi những gì thì chúng ta sẽ được
nhận lại xứng đáng với những gì mà mình cho đi. Đó là một mối quan hệ cần được giữ gìn và
trân trọng. Có câu hát rằng “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” đây là một câu hát, một
triết lí mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính và đang được ghi nhận. Biểu hiện
của cho đi và nhận lại trong cuộc sống đó chính là trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà
đôi lúc chúng ta cũng không thể nhận ra được. Đó chính là phép màu, là điều kì diệu mà tạo hóa
ban tặng. Khi mỗi người chúng ta sống có ích, sống biết cho đi thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc
sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết và ta sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hạnh phúc hơn. Khi chúng ta trao
đi cho người khác những điều yêu thương chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống này thực sự rất
tươi đẹp và đáng trân trọng. Có rất nhiều người đi làm từ thiện cả đời luôn luôn quan tâm đến
những người nghèo khổ bần cùng, mang cho họ những miếng cơm manh áo”một miếng khi đói
bằng một gói khi no”, đấy là những tấm lòng thực và chân thành của họ dành cho những con
người đói khổ bất hạnh của xã hội. họ trao đi cả đời mà chẳng mong nhận lại được điều gì nhưng
những cái họ nhận được là hữu hình, là ý nghĩa của cuộc sống trong họ. Tuy nhiên, trong cuộc
sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của
người khác, những người này đáng bị xã hội lên án. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết cho đi sẽ
được nhận lại. Mỗi người một cuộc sống riêng nhưng lại sống trong xã hội chung. Chúng ta hãy
biết san sẻ, yêu thương người khác để thấy cuộc đời này ý nghĩa hơn.

II - BÀI VĂN
1)Trò chơi điện tử
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi theo sự phát triển
đó, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền thống
như bắn bi, nhảy ngựa, nhảy dây thì các bạn trẻ ngày nay lại đam mê một hình thức giải trí khác
đó là trò chơi điện tử. Có những bạn ham mê thái quá dẫn tới nghiện “game” mà xao lãng việc
học. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Internet. Học
sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn
ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời
gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn
chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ
rê, do không tự chủ được bản thân... Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là
một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho
mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử
còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học,
không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham
chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến
tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy
những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có
khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu
nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè. Game dễ dẫn đến
các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh
hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi
phạm pháp luật. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam
mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn
lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao
chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh,
thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia?
Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới? Quan trọng nhất là
bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí
thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như
một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản
thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần
có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh
xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo
ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham
gia. Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và
kiên cường.Chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự
thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ
tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có
những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

2)Học đi đôi với hành


Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng
không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học
tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một
người dạy dỗ song kết quả lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong
học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay :
phương pháp học đi đôi với hành.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu : Học là gì? Học là quá trình tích lũy kiến thức từ thầy cô, bạn bè và tiếp
thu những điều hay từ trong cuộc sống, xã hội. Học để hiểu được cái thâm thúy của cuộc sống,
để mở mang đầu óc và phát triển tâm hồn. Hơn thế, học còn là vì tương lai của chính bản thân
mình. Người không học sẽ không có kiến thức, không có hiểu biết, con người đó sẽ không thể
tồn tại trong xã hội hiện nay, mà luôn chìm đắm trong sự ngu dốt. Như Bác Hồ từng nói, giới trẻ
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp nước ta bước tới đài vinh
quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu và con đường duy nhất để đạt được thành
công này thì chỉ có một và một đó là học.
Còn hành là gì? Hành có nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, vào
cuộc sống. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn
và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta có cảm giác hứng thú và chủ động
hơn trong học tập, hiểu được vấn đề, nội dung bài học cặn kẽ hơn.
Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha
chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là
đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác
như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc
trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được
thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến
đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà
vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học
nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.
Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ
gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình
làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những
hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ
thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cách làm việc ấy không còn phù hợp
nữa. Bác Hồ đã từng khẳng định: Lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ
là lí thuyết suông. Bác đã áp dụng sáng tạo và hiệu quả chủ nghĩa lí luận Mác- Lê nin vào thực tế
đấu tranh của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân ta ra khỏi vũng bùn nô lệ, thoát khỏi xiềng xích của áp
bức bóc lột, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. UNESCO cũng đã đề xướng phương pháp: “Học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, chúng ta cần phối
hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa học và hành để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc, chứng
minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc
mọi nơi. Bất cứ ơ đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống như 1
sa mạc và ta là một hạt cát, biết bao nhiêu điều ta còn phải học. Vi thế, thực hành, áp dụng, giúp
ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những
cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những
con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng. Bên cạnh những
cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán. Học qua loa, học cho có, học đối phó,
rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với
những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì
những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những
cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên những tật xấu.
Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành.
Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài
tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải
sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và
thành công hơn.
Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức
và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác
khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà
không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo
dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.

2) Tuổi trẻ và tương lai của đất nước


Ngân nga trong từng câu hát của bài hát Bài ca tuổi trẻ, tôi nhận ra rằng mỗi người đều có
một bài ca riêng cho tuổi xuân của mình. Có những bài ca thánh thót, yêu đời nhưng rồi cũng có
những bài ca trầm lắng, buồn man mác. Dù bài ca tuổi trẻ của mỗi người là như thế nào thì
chúng cũng được viết lên với nhiệm vụ trở thành một con người sống có ích, sống ý nghĩa và góp
mình vào xây dựng Tổ quốc. Vì vậy, có thể nói rằng, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước
Tuổi trẻ, cái tuổi mà người ta thường hay nói đến trong sứ mệnh và nhiệm vụ đối với Tổ Quốc là
gì? Tuổi trẻ chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi được phát triển đầy đủ nhất. Thế hệ trẻ
được học tập và tích lũy kiến thức, nhằm xây dựng một tương lai rộng mở, đưa đất nước phát
triển phồn thịnh, để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, tuổi trẻ hay còn
gọi là tuổi xuân của đời người là lúc mà con người ta tràn trề nhất, giàu sức sống và có một trái
tim mãnh liệt, cháy bỏng nhất. Đây là lứa tuổi mà những thanh thiếu niên mang trong mình bao
nhiệt huyết muốn cống hiến cho đời, cho quê hương, đất nước. Thời điểm này cũng là thời điểm
mà con người có một nguồn sức khoẻ, sức lực tốt nhất.
Chính vì những lợi thế trên cho nên tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Được học tập, phát
triển và nghiên cứu khoa học, người trẻ sẽ đem những kiến thức, những gì mình tìm tòi, học hỏi
được để đóng góp vào kho tàng chung của đất nước. Từ đó mà xây dựng nên một nền móng
vững trãi cho đất nước được phát triển. Tương lai của đất nước là tuổi trẻ, tuổi trẻ bằng sức lực
và tâm huyết của mình sẽ cống hiến trọn vẹn cho đất nước. Sở dĩ là như vậy bởi lẽ, một đất nước
nếu có dân số già thì đất nước ấy sẽ rất khó để phát triển. Vì người già sức lao động sẽ giảm sút
và không còn khỏe mạnh như lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người trẻ là nguồn lao động dồi
dào cho đất nước, họ có sức khỏe tốt, có kiến thức và còn cả một cuộc đời dài phía trước để giúp
ích cho nước nhà.

Trên thực tế đã có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho tuổi trẻ là tương lai của đất nước.
Trong lịch sử, ta có thể nhớ đến Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam: Nguyễn Hiền. Nguyễn
Hiền nổi tiếng không chỉ bởi học vấn uyên thâm mà còn bởi thái độ sống dứt khoát, nhiệt thành.
Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm 13 tuổi, điều này cho thấy tuổi trẻ, sức trẻ có một nguồn
năng lượng và tích lũy kiến thức nhiều như thế nào. Kế đến là chị Võ Thị Sáu, chị đã cống hiến
rất nhiều cho đất nước trong thời kỳ chiến tranh khi chị làm một nữ du kích, một người liên lạc
thông tin. Chị đã hy sinh khi mới 18 tuổi, góp mình vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc khi
tuổi còn rất trẻ. Còn ở hiện tại, rất nhiều những người trẻ vẫn ngày ngày cống hiến cho đất nước.
Điều đó thể hiện qua các trách nhiệm xã hội của họ. Điển hình là các doanh nghiệp, các công ty,
ngoài việc đưa các sản phẩm của Việt Nam ra thế giới thì họ còn dùng thành công của mình để
quyên góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Để phát huy được vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước thì Đảng và chính phủ cần có những chính
sách đúng đắn để phát triển được hết những khả năng cũng như tầm quan trọng của thế hệ trẻ.
Đất nước phải tạo cơ hội được học tập và phát triển cho mỗi cá nhân, dù ở đồng bằng hay vùng
sâu vùng xa. Ngược lại, thế hệ thanh thiếu niên cũng cần phải cố gắng học tập, nỗ lực hết sức
mình để cống hiến cho đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi
trước và công ơn của Hồ Chủ Tịch.
Belinsky đã từng nói: "Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời", tôi
và những người bạn cùng chăng lứa sẽ dùng cả thanh xuân và nhiệt huyết của mình để hiến dâng
cho Tổ Quốc. Để làm được như vậy thì trước hết, tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm ra lí tưởng,
tìm ra đam mê của chính bản thân mình. Có lí tưởng, có khao khát rồi thì mới có thể vạch ra
được con đường đúng đắn cho tương lai sau này.

You might also like