You are on page 1of 4

LÒNG YÊU NƯỚC

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về
lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh
thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt
Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã
anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ,
thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng
súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế
giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Lòng yêu nước chính là nền tảng
giúp cho đất nước trở nên vững mạnh, phát triển bởi khi ta có lòng yêu nước, chúng ta sẽ cống hiến hết mình vì
muốn đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Giúp bản thân mỗi con người sống có trách nhiệm hơn
với gia đình, quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, tình yêu ấy khiến con người đoàn kết trong và trở nên gắn bó
với nhau. Những người có lòng yêu nước là những người có nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực của xã
hội. Tuy nhiên bên cạnh những tấm gương sáng ấy vẫn còn những người không đặt đất nước trong tim, chỉ coi
trọng bản thân, không vì lợi ích chung của dân tộc, những con người này cần phải xem xét lại lối sống, họ đáng
bị phê phán. Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao đẹp tồn tại trong con người Việt Nam từ xưa đến
nay. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
SỰ CỐNG HIẾN

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi nhưmột hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt
đất, trong trái tim người khác” (Linxki). Và cách để chúng ta lưu dấu ấn của mình là sống cống hiến. Cống
hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi
người, của đất nước. Người biết cống hiến là người biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân,
biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Sống cống hiến không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu
rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày
càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. “Cống
hiến”- hai chữ với hai thanh sắc- khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người
xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa
học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới – Facebook.
Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài
với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ hay hình ảnh các anh lính biên
phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
những con người sống thờơ, vô tâm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối
với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh.Đó là những người đáng bị cả xã hội lên án. Là thế hệ trẻ
của đất nước, chúng ta cần học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê
hương, đất nướcngày càng giàu đẹp.

QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG CUỘC SỐNG NGÀY NAY

Mỗi chúng ta, chắc chắn ai cũng đã từng đọc sách, nghe nhưng câu chuyện hay xem những bộ phim về anh
hùng, tất nhiên từ trước đến giờ, chúng ta chỉ nghĩ rằng “ anh hùng” dùng để chỉ một người dám đứng ra để làm
những việc lớn, xả thân để cứu người, nhưng đó chỉ là một quan niệm lỗi thời vào ngày xưa, thế còn ngày nay
thì sao? Liệu cụm từ “anh hùng” có thêm một khái niêm nào nữa không? Ngày nay, “anh hùng” không những
chủ những người làm việc lớn, lao lên vì chính nghĩa g chỉ bằng những hoạt động hay cống hiến lớn lao cho xã
hội, đất nước mà những người "anh hùng" còn xuất hiện cả trong hành động nhỏ của mình giữa cuộc sống,
những hành động nhỏ nhưng tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời, góp phần tạo động lực cho xã hội phát triển. Nhưng
điểm chung là họ đều hành động không phải vì cái danh “anh hùng” được mọi người bình bầu mà nó chỉ đơn
giản là xuất phát từ tấm lòng, từ quan niệm sống và cách nhìn nhận về vấn đề đó, khiến họ không thể ngồi im
hay khoanh tay đứng nhìn. Hiện nay, có những người luôn thầm lặng cống hiến những điều tốt đẹp, những hành
động góp phần vào xây dựng tổ quốc , xã hội, họ không cần cái danh hay bất kì lời đáp ơn nào mà đơn giản chỉ
vì khát khao ước muốn làm việc tốt, cồng hiến cho đời. Hơn hết những người anh hùng thời đại luôn biết quan
tâm và đặt cả tấm lòng vào công việc giúp đỡ, họ âm thầm trao đi những điều tốt đẹp mà không mong nhận lại.
Trong cuộc sống hiện nay, đã có không ít người anh hùng thời đại đạc biệt là trong những cơn biến cố, chẳng
hạn như vào đợt dịch COVID 19 bùng phát, luôn có những anh hùng thầm lặng hy sinh đánh đổi cả sức khỏe,
không quan tâm đến hạnh phúc bản thân, bỏ mặc gia đình để chữa bệnh cho các bệnh nhân đó là các “chiến sĩ
áo trắng”, hay đó là những chiến sĩ công an, bộ đội trong những khu cách ly tập trung, nhìn những hình ảnh đó
khiến cho những người dân như chúng ta thấy ấm lòng, anh hùng giữa đời thường còn là những người có lòng
hảo tâm quyên góp lương thực, khẩu trang, trang thiết bị y tế,... Đó chính là những người anh hùng thời đại
trong đời sống còn trong bảo vệ tổ quốc và chính trị thì sao? Trong thời kì bình, khi chúng ta đang được sống
trong ấm no độc lập , thì những chiến sĩ, bộ đội là những người anh hùng đang ngay đêm rèn luyện để phòng
khi bị xâm lấn. Tóm lại, anh hùng thời nay cũng như anh hùng xưa , họ đều theo chính nghĩa và cứu giúp người,
mang đến lợi ích cho phát triển đất nước xã hội, nhưng anh hùng thơi xưa chỉ được xem là giúp người khi gặp
nạn xã thân giúp người, còn thời nay anh hùng không chỉ vậy mafanh hùng con thể hiên qua những hành động
trong cuộc sống và nhiều phương diện. là một hs, cta cần noi gương theo những vị anh hùng này và bt trân trọng
bt ơn những gì họ mang đến cho đời
THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC, LẠC QUAN
Hellen Keller từng nói: “ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn”. Đúng vậy, những suy
nghĩ lạc quan, tích cực chính là con đường dẫn ta tới thành công. Suy nghĩ và thái độ sống tích cực là tư duy
theo chiều hướng lạc quan, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống, thấy được phương
hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, biến cái xấu thành cái tốt. Người có suy nghĩ và thái độ
sống tích cực là người có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân; biết hài lòng về những gì bản thân
mình đang có, cố gắng trau dồi bản thân và vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Khi khó khăn thử
thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, bình tĩnh tìm cách vượt qua một cách tốt
nhất. Sở dĩ chúng ta đều nên suy nghĩ và giữ thái độ sống tích cực vì chính suy nghĩ tích cực ấy giúp ta không
nản chí, không bỏ cuộc, tiến gần hơn với thành công đồng thời dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress, những áp
lực cuộc sống. Hơn thế nữa, người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người
khác, giúp lan tỏa tình yêu thương, niềm vui với người xung quanh. Nick Vujicic- một diễn giả truyền cảm
hứng vô cùng đặc biệt dù được sinh ra mà không có 2 tay lẫn 2 chân mà chỉ có 2 bàn chân nhỏ, nhưng bằng cố
gắng vượt qua sự mặc cảm, tủi nhục khi bị chế nhạo, sự trầm cảm, nỗ lực học viết chữ bằng bàn chân, học đánh
máy tính, tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân để thực hiện được tất cả những việc mà tất cả những người bình
thường có thể làm được. Anh cũng giúp rất nhiều bạn đọc trên thế giới thay đổi thái độ sống theo hướng tích
cực hơn với các buổi nói chuyện gây quỹ cho các tổ chức từ thiện, các cuốn sách về hành trình vượt lên hoàn
cảnh của anh. Tuy nhiên, suy nghĩ tích cực, lạc quan không đồng nghĩa là luôn nhìn cuộc đời bằng sự ngây thơ,
quá vô tư mà phải xuất phát từ sự hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình và hiểu cả vấn đề mình gặp
phải. Lạc quan thái quá khiến ta không chuẩn bị kế hoạch cho những điều không mong đợi, hạn chế ý chí và
khả năng hành động để tạo ra những thay đổi tốt đẹp hơn.Mỗi người chỉ được sống một lần trên đời, cho nên tất
cả chúng ta hãy sống và cảm nhận cuộc sống bằng tình yêu thương, một thái độ sống tích cực nhất để giúp cho
bản thân mình tận hưởng được cuộc sống.

SỰ ĐỒNG CẢM VÀ SẺ CHIA

Có nhà văn nào đó đã từng nói "Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi không có tình thương".
Và để tình thương còn mãi, cần có sự đồng cảm và sẻ chia. đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn
của người khác, hiểu và cảm thông với cuộc đời họ và biết đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận và
đánh giá vấn đề, thể hiện thái độ quan tâm của mình. Sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Nó
hoàn toàn trái ngược với thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Người biết đồng cảm và sẻ chia là
người có tấm lòng nhân ái thấu tình đạt lí và tinh tế, biết lắng nghe biết thấu cảm. Chúng ta cần hiểu rằng cuộc
sống luôn có những thăng trầm, khó khăn, không có ai mãi mãi vui vẻ, hạnh phúc, không có ai không gặp phải
những nỗi buồn đau trong cuộc đời. Để có thể vượt qua những thử thách đó, ai cũng cần có sự san sẻ, động
viên. Một cái ôm, một cái vỗ vai hay đơn giản chỉ là một phút im lặng lắng nghe cũng có thể khiến cho một
người trở nên nhẹ nhõm hơn. Có những người bởi vì cất giấu tâm sự một mình mà u uất trầm cảm dẫn đến
những hậu quả thương tâm. Cuộc sống sẽ trở nên ra sao nếu mộ người lạnh lùng vô cảm thờ ơ với khó khăn đau
khổ của người khác.Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức
tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản
ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành
khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống
ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm
đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đồng cảm và sẻ chia mang lại sức mạnh to lớn nó góp phần
xây dựng nên một xã hội giàu đẹp, nhân đạo hơn. Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người
xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.
CHỮ HIẾU

Từ bao đời nay, người Việt Nam ta luôn sống với nhau bằng những truyền thống tốt đẹp, đối xử nhân nghĩa
giữa người với người. Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của chúng ta đó chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo
là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên
cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng
dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Người có lòng hiếu thảo là những người con biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ
phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Lòng hiếu thảo có ý nghĩa
và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người: Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình
hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được
những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn. Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã
hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết
hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Nhìn về lịch sử dân tộc và các nước khác, những
con người từ bỏ công danh như Châu Thọ Xương để tìm mẹ, mặc kệ tuổi già mà mặc đồ sặc sỡ làm trò cho cha
mẹ mình vui cười không âu lo như Lão Lai Tử… Cho đến những cô bé cậu bé, dù còn nhỏ tuổi nhưng đã biết
phụ giúp gia đình, thậm chí là cùng lo toan bươn chải chăm sóc cha mẹ/ông bà già yếu bệnh tật của mình. Vô
vàn những tấm gương hiếu thảo đang sống và làm việc mỗi ngày xung quanh ta.Bên cạnh đó, cần lên án, phê
phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội
hiện nay. Là một người học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người con trong gia đình,
chúng ta cần sống yêu thương gia đình, vâng lời ông bà, cha mẹ, phụ giúp mọi người từ những việc nhỏ nhất để
tỏ lòng biết ơn,… Mỗi một hành động nhỏ đẹp đẽ sẽ khiến cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn

You might also like