You are on page 1of 8

Những bài văn NLXH

1. Về thành công
Jack Ma – vị tỷ phú người Trung Quốc, sinh ra trong một gia đình nghèo khó thế nhưng với tinh
thần vượt khó, thời niên thiếu bất kể trời nắng mưa ông đều đạp xe đạp đi hơn 40 phút đến khách
sạn Hàng Châu để được giao tiếp với khách nước ngoài. Mặc dù sự nghiệp gặp vô vàn khó khăn
nhưng ông không từ bỏ. Tinh thần bền bỉ ấy đã giúp ông trở thành vị tỷ phú thành đạt nhất hiện
nay tại Trung Quốc.
Bill Gates hiện đang là một trong những người giàu nhất thế giới, là ông chủ của tập đoàn
Microsoft, nổi tiếng với những thành tích đáng ngưỡng mộ thế nhưng ông là người bỏ học Đại
học để theo đuổi niềm đam mê của mình. Với tinh thần quyết tâm hơn người ông đã có nên thành
công của ngày hôm nay.
2. Nghị lực sống
Kito Aya – cô bé người Nhật Bản mang trong mình căn bệnh thoái dây sống tiểu não thế nhưng
Aya luôn lạc quan, yêu đời. Với niềm khao khát được sống, trong quá trình chiến đấu với căn
bệnh quái ác của mình cô viết nhật ký hằng ngày, sau khi qua đời cuốn nhật ký của Aya đã được
xuất bản thành sách, nó đã lấy đi nước mắt của hàng triệu độc giả. Cuốn sách ấy đã giúp nhiều
người có thêm động lực để sống.
Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng thế giới. Ngay từ ngày còn bé khi sinh ra ông đã thiếu mất hai
tay, hai chân thế nhưng với tinh thần thép, biết tìm năng lượng tích cực trong những bất hạnh thì
ông đã vươn lên trở thành diễn giả truyền cảm hứng sống đến mọi người, bên cạnh đó Nick
Vujicic đã xuất bản rất nhiều sách.
3. Trung thực và thiếu trung thực
Chu Văn An là nhà nho, hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực vào cuối thời Trần. Ông nổi tiếng
trung thực và không hám danh lợi. Không vì học trò là quan to mà ông dựa dẫm, trong mọi
trường hợp ông đều thẳng thắn phê bình cái sai không kể đó là ai.
Chàng trai Lê Doãn Ý (sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt được 1,3 tỷ
đồng và sau đó anh đã gửi trả lại người bị mất. Nhận được vô vàng lời khen nhưng Ý vẫn khiêm
tốn tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều
người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”
Hàng trăm phụ huynh ở Ấn Độ bất chấp quy chế thi mà vứt tài liệu vào phòng thi cho con em
mình khiến các nhà chức trách phải đau đầu.
4. Lòng nhân ái
Có thể kể đến trận bão lũ vừa qua của miền Trung, khi người dân miền Trung đang đối diện với
tổn thất về tinh thần, vật chất rất lớn thì có không ít nhà hảo tâm đã quyên góp vật tư và đồ ăn
đến nơi lũ lụt. Không kể già trẻ hay gái trai mọi người đều hướng về miền Trung thân yêu bằng
nhiều chương trình từ thiện khác nhau.
Tỷ phú Bill Gates không chỉ nổi tiếng thế giới với khối tài sản đồ sộ mà ông còn được cả thế giới
nể phục vì ông dành hết 95% số tài sản của mình để đi làm từ thiện giúp đỡ những người dân
nghèo trên thế giới.
5. Sự dũng cảm
Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An). Khi đi ngang qua
sông Lam thấy một nhóm học sinh đang chới với giữa dòng nước, không một chút đắn đo em đã
nhảy xuống để cứu người. Không may sau đó vì kiệt sức nên Nam đã bị dòng nước cuốn đi.
6. Lòng khiêm tốn, tính kiêm nhường
Vị thiên tài vĩ đại Einstein đã từng nói : “Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi,
cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?”. Khi đứng trước
vô số sự khen ngợi nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn luôn xem mình là người mình thường như bao
người khác.

7. Tình yêu thương


Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô
lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con
người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “Tôi có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”
8. Dũng cảm theo đuổi ước mơ
Chàng ca sỹ Sơn Tùng MTP chính là một điển hình, mặc dù con đường sự nghiệp của anh gặp
rất nhiều khó khăn nhưng anh vẫn không từ bỏ đam mê ca hát. Bằng sự kiên trì và tài năng của
mình Sơn Tùng đã dần dần chinh phục được những khán giả khó tính và là một trong những ca sĩ
nổi tiếng nhất ở Việt Nam hiện nay.
9. Lòng hiếu thảo
Câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử nhà nghèo, sống cùng cha mà hai cha con chỉ có một chiếc
khố chia nhau dùng chung. Đến khi cha mất, trước khi đi ông có nói với Chử Đồng Tử rằng:
“Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười. Con cứ tang trần cho
cha là được.” Ấy vậy nhưng chàng không nỡ tang trần cho cha nên đã dùng chiếc khố duy nhất
để an táng cha yên nghỉ, còn mình thì ở trần, tiếp tục cuộc sống hàng ngày trước đây.
10. Lòng tự trọng
Mặc dù thành tích học tập không phải đứng đầu lớp nhưng Lan vẫn rất tự hào vì đó là kết quả
học tập của em. Một số bạn khác vì muốn được điểm cao mà dùng nhiều cách khác nhau như
nhìn bài bạn, xem tài liệu còn với Lan, em nói không với việc quay cóp trong giờ thi.

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Nghệ
thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách
trưởng thành từ những khó khăn đó” (W. M.Stone)
BÀI VIẾT
Cuộc sống của mỗi người là một bức tranh muôn hình vạn trạng. Bạn chọn màu sắc nào cho
những khó khăn trắc trở? Chắc hẳn là gam màu trầm lạnh, u tối. Nhưng khi được biết đến nhận
định của W.S.Stone, tôi chọn màu sắc tươi sáng nhất để gọi tên những khó khăn trong cuộc đời
mình: “Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn
học cách trưởng thành từ những khó khăn đó”. “Nghệ thuật sống” chính là cách thức làm cho
cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn. Từ đó, có thể thấy ý kiến trên đã đề cao thái độ sống tự tin,
bản lĩnh, dám đương đầu với thử thách, khó khăn. Bao giờ con người cũng có xu hướng chiều
chuộng bản thân, thỏa hiệp với hoàn cảnh. Khi chối bỏ khó khăn, con người sẽ tạo nên thói quen,
lối sống thiếu bản lĩnh, đánh mất cơ hội thể hiện bản thân, không tích lũy được vốn sống, sự trải
nghiệm cần thiết. Chúng ta cần hiểu rằng khó khăn không đồng nghĩa với thất bại. Chính thử
thách sẽ tạo nên cơ hội, khó khăn sẽ tạo động lực, sức bật phát huy khả năng vốn có và đánh thức
tiềm lực của mỗi người. Chấp nhận đương đầu với thử thách sẽ tạo sự chủ động trước hoàn cảnh,
khiến con người có bản lĩnh, thái độ bình tĩnh, lạc quan, có điều kiện rèn luyện được ý chí,
trưởng thành hơn và thu được những kinh nghiệm quý báu để thành công. Thương hiệu gà rán
KFC nổi tiếng toàn thế giới mà chúng ta biết đến hiện nay là kết quả của hơn một nghìn lần đứng
dậy sau vấp ngã của Harland Sanders trước những lời từ chối của các nhà hàng. Ta cũng vô cùng
ghi nhận và ngưỡng mộ những tài năng trẻ của thể thao nước nhà như Ánh Viên, Công Phượng,
Đặng Văn Lâm... đã quyết tâm chiến thắng thử thách, khó khăn, đem vinh quang về cho dân tộc.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rõ đương đầu với thử thách không có nghĩa là tự tin thái
quá, chủ quan và liều lĩnh trước khó khăn. Dù có thể động viên, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ để
vượt qua khó khăn; nhưng trong mọi hoàn cảnh và điều kiện, chúng ta cố gắng phát huy yếu tố
bản thân, cần rèn luyện ý chí để vươn lên, trưởng thành trong cuộc sống. Còn bạn, bạn sẽ tô vẽ
bức tranh cuộc đời mình ra sao, khi bảng màu và cây bút luôn nằm trong tay bạn?
Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ bàn về “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và
tha thứ”.
BÀI VIẾT
Đã có khi nào bạn thử hỏi liệu cuộc sống của mình giàu có hay không? Và giàu có mà tôi muốn
nói đến ở đây là giàu có về tinh thần. Có ý kiến cho rằng “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm
cười, cho đi và tha thứ” nhắn nhủ mỗi chúng ta về cách nuôi dưỡng tâm hồn. “Tự làm giàu
mình” chính là tự nuôi dưỡng và bồi đắp nhân cách, tâm hồn bên trong. Và có ba cách để giúp ta
làm việc đó: “mỉm cười” – biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời; “cho đi” là biết quan
tâm, chia sẻ với mọi người và “tha thứ” là khi ta bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác.
Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sống sẻ chia và rộng
mở tấm lòng với mọi người. Ta vẫn quen với câu nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc
bổ”.Lạc quan, yêu đời không chỉ giúp con người vượt lên khó khăn, thử thách mà còn tạo niềm
tin về bản thân và giúp ta hướng đến khát vọng tốt đẹp. Và khi ta biết sẻ chia, quan tâm đến
những người xung quanh là ta đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỉ để sống giàu trách nhiệm và yêu
thương hơn. Mang lại niềm vui cho người khác ta sẽ thấy thanh thản trong tâm hồn, được sự tin
yêu, tôn trọng của mọi người và chắc chắn khi ta gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ của
người khác. Và nếu muốn trút bỏ đau khổ, thù hận để sống thanh thản và mang lại niềm vui cho
mọi người thì hãy bao dung, độ lượng hơn. Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng, con người còn
có thể bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn mình bang những ứng xử tốt đẹp. Hãy xem cách dân tộc Việt
Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta
đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:“Mã Kì, Phương
Chính cấp cho 500 chiếc thuyền/Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.”Trong
“Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: “Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ
khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung,
nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao! Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa
quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gìn giữ và bồi
đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của
cuộc sống hiện đại. Để làm được điều đó, hãy bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa
với bản thân, gia đình và xã hội.
Đề bài: Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford năm 2005, Steve Jobs nói:
“Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn. Và
điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn.
Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác
đều là thứ yếu”. Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
BÀI VIẾT
Cuộc sống luôn luôn bất toàn, có cái thiện cũng có cái ác, có lời khen và cũng có lắm gièm pha,
đặt điều. Những lời nói, suy nghĩ, quan điểm của những người xung quanh ta có thể là động lực
để ta vươn lên, hướng về tương lai tươi sáng. Thế nhưng đôi lúc, chính nó cũng có thể sẽ nhấn
chìm mơ ước của chúng ta khiến cuộc đời ta trở nên u ám, tẻ nhạt. Sự khác biệt giữa người này
với người kia là ở chỗ có đủ can đảm để đi theo tiếng gọi của đam mê, của con tim hay là mãi
mãi phụ thuộc vào những suy nghĩ, quan niệm của người khác. Đó là một điều đặc biệt quan
trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford
năm 2005, Steve Jobs nói: “Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói
sâu thẳm trong lòng bạn. Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái
tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ nhất bạn thực sự muốn trở thành một người như
thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.” Ý kiến trên trong bài phát biểu của Steve Jobs gửi đến
một thông điệp nhân sinh sâu sắc, nó khuyên tất cả chúng ta trong cuộc đời này đừng nên quá
dựa dẫm vào người khác, đừng chịu sự chi phối từ ý kiến, quan điểm của người khác mà phải
biết chủ động lựa chọn con đường đi riêng cho mình, làm theo tiếng gọi của đam mê, hành động
theo những gì mình thích. Có như thế thì cuộc đời mà ta đang sống mới đích thực là cuộc đời của
chính ta. Thật vậy, nếu ví đam mê của bản thân mỗi con người là món canh sườn ngon ngọt bổ
dưỡng thì những tác nhân từ bên ngoài, những lời nói, quan điểm từ những người xung quanh sẽ
tựa như những chất phụ gia bổ sung. Lẽ dĩ nhiên nếu cho thêm các phụ gia vào, món ăn có thể sẽ
ngon hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ta lạm dụng quá nhiều chất phụ gia? Phải
chăng nó sẽ lấn át, làm mất cái vị thơm, vị ngọt của sườn và từ đó món canh sườn không còn là
món canh sườn nữa. Hành trình vươn lên của một đời người cũng vậy. Sẽ rất tốt nếu ta biết lắng
nghe, tiếp thu những góp ý của những người xung quanh để từ đó đưa ra những quyết định đúng
đắn cho đời mình. Tuy nhiên, đừng phụ thuộc quá nhiều hay nhất nhất làm theo những lời nói ấy.
Vì rất có thể nó sẽ khiến bạn đánh mất chính mình đấy. Những suy nghĩ, đam mê của riêng mình
mới là điều quan trọng nhất. Nó chính là chìa khóa quyết định thành công của mỗi người. Tại sao
can đảm đi theo tiếng gọi của đam mê, của con tim và trực giác mới là quan trọng nhất? Hành
trình hướng đến tương lai của mỗi người không dễ dàng mà đầy chông gai, thử thách. Đó là con
đường mà để có thể vượt qua đôi khi con người phải vượt qua biết bao nhiêu mồ hôi và nước
mắt. Sẽ ra sao nếu ta đi trên đó, tiến về phía trước mà không có một động lực nào thúc đẩy?
Niềm đam mê của chính bản thân sẽ là động lực giúp ta nỗ lực hết mình, lao động và sáng tạo
không ngừng nghỉ để đạt được những giá trị cho bản thân. Bở lẽ chỉ khi ta yêu thích, đam mê
một điều gì ta sẽ dành trọn sức lực, tâm huyết của mình để thực hiện điều đó. Hơn nữa, khi ta
được sống với niềm đam mê của chính mình, được làm những điều mình thích, được bước đi
theo tiếng gọi của con tim mình thì cuộc sống sẽ thoải mái, dễ chịu biết bao; ta sẽ thấy cuộc đời
mình ngập tràn ý nghĩa. Giả sử bạn không được sống bằng niềm đam mê của mình mà bắt buộc
phải sống theo ý người khác, đi theo con đường mà người khác chọn sẵn thì có thể với sự trợ
giúp của người khác bạn vẫn thành công, giàu có nhưng liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc không
khi ngày này, qua ngày khác phải làm những việc mà mình không thích? Lúc ấy, ngọn lửa trái
tim vẫn leo loét cháy nhưng không thể nào rực sáng, nụ cười trên môi sẽ gượng gạo biết chừng
nào khi trong lòng không hề vui vẻ. Bởi lẽ một cuộc đời như vậy là cuộc đời của người khác chứ
không phải cuộc đời của chính bạn. Hơn thế nữa, trên con đường tiến về phía cánh cửa tươi sáng
của tương lai, việc đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác, hành động theo niềm đam mê trong
sâu thẳm tâm hồn mình sẽ khiến con người trở nên mạnh mẽ, khiến người khác tôn trọng, kính
nể hơn rất nhiều những kẻ chấp nhận sống thân tầm gửi, luôn phụ thuộc, dựa dẫm vào người
khác. Lấy một ví dụ nhỏ, một cậu ấm ngậm thìa vàng được dọn sẵn đường, con nối ba lên làm
tổng giám đốc với một cậu học sinh nghèo khó làm lụng, chăm chỉ học hành, vì đam mê mà tay
trắng làm nên sự nghiệp, giá trị của người nào sẽ cao hơn? Cuộc sống chỉ ra cho chúng ta bao
nhiêu tấm gương lớn của những con người đã cương quyết không chịu hòa vào cái ồ ào, xáo
động của đám đông mà lặng lẽ tìm cho mình một lối đi riêng phù hợp với sở thích, với niềm đam
mê của mình để rồi làm nên những thành công vĩ đại. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là
ta chỉ chăm chăm làm theo ý mình mà hoàn toàn vứt sang một bên tất cả lời của những người
xung quanh. Trong vô vàn những ý kiến từ đám đông, vẫn có những ý kiến hay. Ta cần phải biết
lắng nghe, tham khảo. Đừng phụ thuộc hay nhắm mắt làm theo là được. Có thể thấy, việc dũng
cảm đi theo tiếng gọi của con tim mình, việc chọn cho mình một lối đi riêng theo tiếng gọi của
con tim quan trọng biết chừng nào. Vì vậy mà trên hành trình của đời mình, mỗi người chúng ta
ngay từ hôm nay hãy nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê vào những điều tốt đẹp và nguyện suốt
đời đi theo niềm đam mê ấy cho dù có phải nhận những lời mỉa mai, dè bỉu của những người
xung quanh. Nói như Steve Jobs: “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”.
Đề bài: Nóoc - man Ku - sin từng nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Viết đoạn văn nghị
luận xã hội 200 chữ nêu lên suy nghĩ về câu nói trên.
DÀN Ý CHI TIẾT:
1. Đặt vấn đề
– Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống.
Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn
nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái
chết để giành sự sống.
– Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn
để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và
cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ
hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho
“tâm hồn mình tàn lụi”.
2. Giải thích câu nói của Kusin
– “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải
khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là
sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi
chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận
hưởng niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ
được sống một lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một
con người bình thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo
Norma Kusin, có một nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi
còn sống”. Tại sao lại thế?
– “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại
ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái
trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn.
Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và
biết ghét, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi
nỗi buồn vui của cuộc đời.
3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin
– Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? – Cuộc sống với con người thật là quý giá.
Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi
con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại
“muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự
ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ
đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn
nhất?
– Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống,
hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng
điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô
cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước
mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm
chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được
“chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác,
không phải là mình.
4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con
người đều có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi,
con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương
hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con
người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về “Đừng trông chờ vào người khác”.
BÀI VIẾT
Bill Gates đã từng nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn
làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng khỏi con đường của mình”. Trông chờ và người khác là
thói quen ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh. Họ không
muốn bỏ công sức của mình để làm việc và tìm kiếm những việc mình muốn. Không ai trong
chúng ta có thể sống mà không cần sự quan tâm giúp đỡ của người khác nhưng đó sẽ là sự giúp
đỡ trong khả năng của họ và lúc đó bạn thật sự không thể xoay xở. Đừng mong chờ sự giúp đỡ
của người thân bạn bè khi bạn vẫn có thể tự mình làm được. Ngày nay có khá nhiều bạn trẻ thích
sống dựa dẫm ỷ lại. Trong học tập, khi có bình thường về nhà không chịu làm mà đợi bạn làm rồi
sao chép lại hay khi sinh viên đã có bằng tốt nghiệp nhưng không tự đi kiếm việc làm mà chờ đợi
vào một người thân nào đó kiếm công việc cho... Trông chờ vào người khác không phải là một
giải pháp tối ưu để chúng ta xây dựng cuộc đời mình. Đây là một thói quen xấu để lại rất nhiều
hậu quả khôn lường mà ta cần phê phán và loại bỏ. Nó sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ bù
nhìn vô thức và sẽ gặp thất bại trong cuộc sống. Hãy tự đi trên đôi bàn chân của mình và mở ra
cánh cửa mà bạn muốn mở. Đừng phó mặc cuộc đời mình cho người khác cho dù đó là cha mẹ
hay người thân của bạn. Bên cạnh đó phải biết rèn luyện cho bản thân tính tự lập, trau dồi kiến
thức, hoàn thiện bản thân mình. Đừng nép bên cuộc đời ai đó mà hãy sống cuộc đời của chính
mình, có như vậy ta mới có thể thành công, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đề bài: Bằng vốn kiến thức của mình, hãy viết bài văn nghị luận bình luận về sự cống hiến.
BÀI VIẾT
Có một triết gia đã từng khẳng định rằng: “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất
khi được cống hiến. Thực vậy, cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn thông qua việc sẻ
chia và cho đi mà không tính toán, thông qua việc dâng hiến cho đời. Là một người trẻ, tôi tin
rằng mỗi người đều cần đóng góp cho Tổ quốc, để làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn, từ đó
mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn.
Cống hiến, trong định nghĩa của nhiều người, là sự tự nguyện và tự giác đóng góp sức lực, tài
năng, và trí tuệ của bản thân vào lợi ích chung. Đó là một phẩm chất cao đẹp tồn tại trong tâm
hồn con người. Sự cống hiến luôn đi kèm với tinh thần hy sinh, niềm tin sâu sắc muốn dâng hiến
những gì mà trái tim mình hướng về. Điều đáng trân trọng là người cống hiến không coi việc đó
là sự hy sinh, mà xem đó như là một nhiệm vụ là điều cần thiết để chia sẻ.
Sự cống hiến, tinh thần sẵn sàng và tinh thần hy sinh cao cả luôn hiện hữu trong mọi khía cạnh
của cuộc sống. Chúng ta có thể thấy rằng, ở mọi lĩnh vực và tầm vực, sự cống hiến tồn tại dưới
vô số hình thức và cách thức. Có những người dành cả cuộc đời để theo đuổi nghệ thuật. Người
cống hiến sức mạnh vào thể thao; người trung thành với khoa học suốt đời. Có những người
dâng cả tâm hồn cho Tổ quốc yêu dấu.
Ngoài ra, còn có những hành động cống hiến thầm lặng, sâu xa, nằm sâu trong tận cùng của tâm
hồn,... Điểm chung của tất cả những cống hiến đó là tinh thần hy sinh cao cả: “Ba lần tiễn con đi
– hai lần khóc thầm lặng lẽ”... Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi,
đi mãi mãi..”. Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con do mẹ
mang nặng, đẻ đau đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Ngoài ra, những người trẻ anh hùng - những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ
ngọn đồi mộc mạc, họ đã tuyệt đối không do dự, không nao núng, đã hy sinh bản thân mình một
cách tận tâm. Mỗi người đều mang trong mình khí phách của “người lính đi đầu” trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong thời bình ngày nay, chính những người trẻ này đã theo kịp tinh thần của các thế hệ đi
trước, đã tự nhắc nhở bản thân: “Hãy hỏi bản thân đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay, đừng hỏi Tổ
quốc đã làm gì cho ta”. Họ đặt cho mình mục tiêu học tập, cải thiện kiến thức ở mọi mặt, không
ngừng rèn luyện để trở thành một phần của sự tiến bộ và văn minh xã hội.
Thế hệ trẻ chính là nguồn nguyên khí quốc gia, niềm tin và hy vọng. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh lịch
sử nào, vai trò của thế hệ trẻ luôn mang lại sự đóng góp quan trọng, định hình tương lai của dân
tộc. Sự cống hiến tài năng và trí tuệ của tuổi trẻ là một nguồn sức mạnh bản thân, là điều quyết
định lịch sử của quốc gia.
Người trẻ hiện nay đã tự xác lập lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, chân thành, và văn
minh về việc cống hiến. Họ bỏ qua những lợi ích cá nhân, vượt qua tầm nhìn hẹp hòi và sống vì
mục tiêu chung, họ đem sức mạnh của bản thân đóng góp cho quê hương và đất nước. Đất nước
luôn tự hào và hạnh phúc khi thấy sự cống hiến tồn tại ở mọi nơi đặc biệt khi đất nước đang đối
mặt với khó khăn và thách thức.
Sự cống hiến không chỉ nằm ở “đầu sóng ngọn gió” mà còn tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi, và trong
tận cùng của tâm hồn. Tất cả, từ những hành động tốt đẹp nhỏ nhặt đến những nghị lực lớn lao
đều gắn liền với tâm thế hiến dâng trong lòng mỗi con người.
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, hai chiều. Ngoài sự cống hiến, cũng tồn tại sự lười biếng,
vụ lợi và sự sống vì bản thân. Có những người chỉ cho ra vẻ tích cực, nhưng thực tế lại chỉ là để
“làm màu” và lấy lòng cấp trên, không có tâm hồn thật sự. Những hành động như vậy cần được
chỉnh đốn, để tạo điều kiện cho sự cống hiến thực sự của tuổi trẻ.

You might also like