You are on page 1of 8

Đất nước

Nguyễn Khoa Điềm


I. Đọc hiểu:
Câu 1:
Nội dung chính của văn bản trên là hành trình 15 năm dài đầy gian khổ chữa bệnh cho
con trai của diễn viên QT.

Câu 2:
Câu nói của diễn viên Quốc Tuấn cho thấy ông là một người cha vô cùng kiên cường,
ông không buông bỏ, không cúi đầu trước số phận và ông cũng là người yêu con trai
mình vô bờ bến. Ông luôn có thái độ tích cực để làm chỗ dựa vững chắc cho con trai.

Câu 3:
Đây là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người bởi lẽ câu chuyện đã cho ta chiêm
ngưỡng tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, khiến nhiều người xúc động. Hơn nữa ta cũng
thấy được sự kiên cường cùng thái độ tích cực của diễn viên QT và con trai ông khi phải
đối mặt với căn bệnh quái ác. Bên cạnh đó, chính niềm tin và nghị lực mãnh liệt của hai
cha con đã tạo ra được điều kì tích và nó góp phần cổ vũ những con người cũng đang gặp
khó khăn hay mắc phải căn bệnh hiểm nghèo ở ngoài kia hãy luôn lạc quan và cố gắng
vượt qua mọi thử thách.

Câu 4:
Thông điệp mà em rút ra được từ văn bản trên là Niềm tin và nghị lực sống sẽ giúp ta
vượt lên những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống bởi lẽ: Trong cuộc sống ngày
nay thì thử thách và khó khăn là điều mà ta không thể tránh khỏi. Ta sẽ ngã đau và thất
bại nhiều lần, song chỉ khi ta có niềm tin về một tương lai tươi sáng, có niềm tin và nghị
lực vượt lên ta mới có động lực để làm việc thật tốt. Ta sẽ cố gắng vượt khỏi giới hạn của
bản thân và làm được những điều tưởng chừng như không thể. Niềm tin và nghị lực sống
sẽ giúp ta tạo được những điều kì tích. Vậy nên “Hãy luôn giữ cho bản thân nghị lực sống
và niềm tin về một tương lai tốt đẹp”.

II. Tập làm văn:


Câu 1:
Cha ông ta từ lâu đã nói:
“Công cha đức mẹ cao dày.
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.”
Quả thật là vậy, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người
không chỉ bởi tình yêu thương vô bờ bến họ dành cho ta mà còn là bởi sự hy sinh, không
ngại khó khăn, gian khổ. “Tình yêu thương” có thể hiểu đơn giản là sự quan tâm, che chở
và bảo vệ mà cha mẹ dành cho con cái. Còn “Sự hy sinh” là khi cha mẹ sẵn sàng gánh
chịu những vất vả, những mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần để con của họ có cuộc sống
tốt hơn. Người đời vẫn nói rằng “Chỉ có cha mẹ mới yêu con vô điều kiện, còn thế giới
này phải có điều kiện mới yêu con”, vậy nên tình yêu thương và sự hy sinh cao quý ấy có
ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc. Trước hết, tình yêu thương là nguồn năng lượng vô
tận, có thể coi đó là cái nôi nuôi dưỡng để hình thành nên tính cách của con cái sau này.
Hơn nữa, tình yêu thương của cha mẹ cũng là sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn
và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống bởi lẽ cha mẹ sẽ cho ta rất nhiều lời
khuyên hữu ích; họ cũng là nơi luôn dang tay đón ta trở về, sẵn sàng chia sẻ và an ủi khi
ta vấp ngã trên đường đời. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không
ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Các bậc phụ huynh đã phải đánh đổi bằng
sức lực, bằng vất vả và thậm chí là cả nước mắt để con cái họ có được cuộc sống an yên,
chúng ta được ăn học tử tế, được phát triển toàn diện về mọi mặt và đặc biệt ta được
trưởng thành trong môi trường với điều kiện tốt nhất. Chính sự hy sinh cao đẹp ấy cũng
giúp họ trở thành tấm gương sáng cho con của mình luôn cố gắng học tập và nỗ lực vươn
lên. Trong cuộc sống không khó để bắt gặp những hình ảnh đẹp về tình cảm cha mẹ và sự
hy sinh họ dành cho con cái có thể kể đến như Mary Ann Bevan-người phụ nữ bị coi là
xấu nhất thế giới. Ai trong chúng ta mà chẳng muốn mình thật xinh đẹp nhưng người phụ
nữ ấy lại xuất hiện như một "người khác thường" tại các rạp xiếc, các chương trình biểu
diễn hội chợ trên khắp nước Anh để kiếm tiền nuôi bốn đứa con của mình. Và chính tình
yêu và sự hy sinh cao đẹp ấy, những người con của cô đã được trưởng thành trong môi
trường giáo dục đầy đủ và thành công trong sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, bên cạnh những
cha mẹ luôn yêu thương và sẵn sàng hy sinh cho con mình thì vẫn còn rất nhiều người
cha, người mẹ vô tâm, độc ác; họ không chỉ đánh đập và thậm chí cướp đi mạng sống của
con mình bằng những hành động man rợ và đó là những người đáng bị xã hội lên án. Là
một đứa con được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của cha mẹ, tôi luôn cố gắng học
tập và rèn luyện bản thân thật tốt để không phụ lòng cha mẹ. Hãy nhớ rằng “Cha mẹ là
xương sống giúp ta đứng thẳng với cuộc đời, vì vậy bạn hãy sống ngay thẳng và chân
thành để xứng đáng với công lao trời biển đó”.

Câu 2:
Nhà văn Pháp Napoluye từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta
lên, gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm nguyên tắc nào để
đánh giá nó nữa, nó là cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Vâng, một
tác phẩm hay luôn biết cách đưa tâm hồn con người tới địa hạt mới – địa hạt của
những yêu thương, những sẻ chia và những khát khao. Viết trường ca “Mặt đường
khát vọng”, đặc biệt trong đoạn trích “Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
khắc họa sâu sắc cho bạn đọc thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân, qua đó ta thấy
được chất liệu văn hóa được sử dụng tinh tế trong đoạn trích.

NKĐ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thu hút bạn đọc bởi chất suy tư, xúc cảm
lắng đọng, thể hiện tâm tư, ý thức của một công dân yêu nước đối với vài trò, trách
nhiệm của thế hệ trẻ VN trong cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc, thể hiện những
sâu sắc về nhân dân, đất nước qua những trải nghiệm của chính mình. Đoạn trích
“Đất nước” thuộc phần đầu chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng”
được NKĐ sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971 và được in lần đầu năm 1974.
Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị bị tạm chiếm miền Nam,
mở rộng ra là sự tự ý thức của tuổi trẻ VN, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được
sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc.

Nếu ở những dòng thơ trước, NKĐ tạo ấn tượng với bạn đọc về quan niệm mới
lạ của NKĐ về nguồn gốc hình thành của ĐN thì đến những dòng thơ này, tác giả đã
khiến trái tim bạn đọc xốn xang trước tư tưởng ĐN của nhân dân. Trong tám câu thơ,
NKĐ đã khẳng định chính nhân dân đã làm nên hình thái ĐN, đặc biệt là bốn câu thơ
đầu đoạn, tác giả đã nhắc những danh lam thắng cảnh gắn liền với những truyền
thuyết của nhân dân:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”

Ta trước hết có thể nhận ra tất cả các địa danh thắng cảnh được nhắc tới trong những
dòng thơ trên trải dọc từ Bắc xuống Nam và đặc biệt chúng đều gắn liền với những
con người vô danh, bình dị. Có thể nói, khắp mọi nơi đâu đâu ta cũng thấy nhân dân
đã làm ra đất nước. Chữ “Những” trong câu thơ “Những người vợ nhớ chồng góp cho
đất nước những núi VP” như muốn nhấn mạnh trong bối cảnh chiến tranh ngày xưa
rất nhiều người vợ đã phải chờ chồng khi họ phải lên đường đi lính hay đi làm xa.
Hai câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc dáng hình của một người mẹ bồng con trên
núi, lại nhớ tới hai hòn đá tựa vào nhau như đá vợ, đá chồng. Bằng những huyền
thoại cổ tích, nhân dân ta đã thổi hồn, khiến những hòn đá ấy không còn vô tri, đằng
sau mỗi hòn đá lại là một câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng, về lòng thủy
chung sắt son vững bền cùng năm tháng. Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa,
Bình Định…hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc
những “cặp vợ chồng yêu nhau” mà “góp cho”, “góp thêm”, làm đẹp thêm, tô điểm
cho ĐN. Vượt lên lối liệt kê tầm thường, NKĐ đã có một cái nhìn, một cách diễn đạt
mới mẻ, nhân văn. Ông không chỉ chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thiên nhiên mà
còn nhìn ra trong đó tình yêu mãnh liệt, ngọt ngào, của những cặp vợ chồng trong
cuộc sống người Việt “Cặp vợ chồng yêu nhau” và cả tình yêu thủy chung của biết
bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, bất chấp mọi bão tố của thời
gian để có sự gắn kết muôn đời:
“Không hóa thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ
Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”

Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng oanh liệt nhổ tre
đánh đuổi giặc Ân:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Ở đây, NKĐ đã ca ngợi vẻ đẹp ĐN về mặt lịch sử và truyền thống. Chính cái “gót
ngựa Thánh Gióng” với công cuộc đấu tranh giữ nước, ngăn chặn kẻ thù xâm lược
và bằng chứng rõ nét nhất là “trăm ao hồ”, ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. Hình
ảnh “Chín mươi chín núi con voi” đã đưa người đọc về câu chuyện chín mươi chín
con voi cùng quy phục và hướng về đất Tổ Tiên, núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ). Cũng
trong câu chuyện ấy có một con voi vì không chịu quy phục mà bị xử chém.
Những hình ảnh thân quen của non sông đất nước gợi lên truyền thống đánh giặc
hào hùng của cha ông ta qua truyền thuyết Thánh Gióng, rồi gợi đến sự nghiệp
dựng nước đầy gian lao của các vua Hùng. Các từ ngữ “đi qua còn…để lại”, “góp
mình dựng” đã thể hiện một cách bình dị mà đầy tự hào về sự thiêng liêng của Tổ
quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ ĐN. Đồng thời qua đó ta có thể thấy tác giả đề cao
tấm lòng nhân nghĩa của nhân dân ta chính là yếu tố để làm nên một đất nước linh
thiêng, trường tồn.

Đến những dòng thơ tiếp theo, bên cạnh những danh lam thắng cảnh của đất
nước ta, tác giả còn khắc họa hình ảnh núi Bút, non Nghiên và nhìn ra trong đó
phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời
nay:
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên”

Đất nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài. Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”,
có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng” và còn có Cửu Long Giang - dòng sông
Chín Rồng với dáng hình thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa: “Những con rồng
nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Sự hiền hòa và trù phú của Cửu Long giang
được nhà thơ ví như một sinh thể “Những con rồng nằm im”. Câu thơ thú vị ở chỗ
trạng thái “nằm im” của con rồng cũng có thể góp phần làm nên đất nước, nó đã
góp cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, bốn mùa lúa và hoa trái
tốt tươi. Câu thơ vang lên ẩn chứa niềm tự hào về sự giàu có, thuận lợi do thiên
nhiên ưu ái dành cho dải đất phía Nam của Tổ quốc. Như vậy, với bất cứ hoạt động
gì dù nhỏ bé của nhân dân ta trong quá khứ đều có thể tạo nên ĐN hnay. Rời khỏi
miền Nam, tác giả đã hướng ngòi bút của mình tới mảnh đất miền Trung nơi có núi
Bút, non Nghiên ở Quảng Ngãi. Núi Bút non Nghiên đã phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa
đất trời nước Việt hay là hình tượng của những người học trò nghèo đã gửi gắm
quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy “Người học trò nghèo góp cho Đất Nước
mình núi Bút, non Nghiên”. “Nghèo” nhưng “người học trò” vẫn làm rạng rỡ nền
văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam. Chữ “nghèo” trong câu thơ như tô đậm hơn
phẩm chất hiếu học, giàu nghị lực vượt khó của bao con người VN xưa. Câu thơ
thành công khẳng định ở ĐN ta, dân càng nghèo khó sẽ càng giàu nghị lực và ý chí
vươn lên mãnh liệt.

Trong cảm nhận của nhà thơ, "Đất Nước của nhân dân" không chỉ được thể
hiện qua các kì quan nổi tiếng với những con người có tên tuổi mà theo ông, cả
những "con cóc, con gà quê hương” cũng góp phần làm nên Đất Nước:
“Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà
Điểm”

Đến cả những con vật tưởng chừng như không có nhiều giá trị như “cóc, “gà” cũng
có thể làm nên đất nước, thậm chí là làm nên “thắng cảnh” - những cảnh đẹp nổi
tiếng. Thật bất ngờ rằng tất cả sự phi thường ấy lại bắt đầu, xuất phát từ sự hóa
thân của những con vật bình thường. Nhà thơ đã liên tưởng đó là sự hóa thân của
tất cả những gì gần gũi, giản dị, thân thuộc nhất trong đời sống nhân dân vào Đất
Nước này. Và những tên làng, tên núi, tên sông như “ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen,
Bà Điểm”... ở vùng cực Nam Đất nước xa xôi, đó là do "những người dân nào đã
góp tên", đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, bộ hổ...
làm nên? Nhà thơ đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào "những người dân nào"
và lặp đi lặp lại chữ “góp” để nhấn mạnh rằng chính họ là những con người không
ai biết mặt biết tên, nhưng bằng đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao
động sáng tạo, họ đã "góp cho", "góp nên", "để lại", "góp mình", "cùng góp cho",
"đã góp tên” làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đã đem đến cho
những động từ – vị ngữ của câu (góp cho, góp nên...) nhiều ý nghĩa mới mẻ, nhiều
sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn. Để từ đó, tác giả khẳng
định chính những con người không tên không tuổi, những anh hùng vô danh, đã
hóa thân thành "dáng hình xứ sở, "làm nên Đất Nước muôn đời".

Đến bốn câu cuối của đoạn thơ, với giọng thơ đầy ngọt ngào và say mê, NKĐ
đã cất lên lời khẳng định đầy tự hào về quan niệm: Đất nước là do nhân dân hóa
thân mà thành:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông
cha”

Đây là những hình ảnh vừa phổ biến, vừa đơn sơ. Và nhà thơ cho rằng bất cứ ở đâu
trên đất nước Việt Nam đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống
ông cha". Chữ "một" được điệp lại 3 lần như nhấn mạnh : Bao trùm lên xứ sở thân
yêu là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ hoài bão của ông cha ta, là phong tục tập
quán, là văn hóa Đại Việt. Câu thơ đã lần nữa chứng tỏ ĐN là hóa thân của nhân
dân làm nên đnc từ những cánh trí, địa danh đơn giản nhất. Tác giả đã sử dụng
bpnt điệp ngữ với chữ “một” cùng phép liệt kê liên tiếp như một lời khẳng định
rằng bất cứ nơi đâu, bất cứ chốn nào, ta cũng thấy hình ảnh của ông cha ta đã góp
công mà thành.

“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
Đoạn thơ được kết lại trong cảm xúc ngây ngất tự hào. Trong suốt bốn nghìn năm
lịch sử, Đất Nước có biết bao "cuộc đời đã hóa núi sông ta" mà thành. Từ cảm thán
"ôi" kết hợp chữ "ta" được lấy lại 2 lần, đã tạo nên những vần thơ du dương về
nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc. Nếu bốn nghìn năm là dòng thời
gian đằng đẵng của lịch sử dựng nước và giữ n nước thì cụm từ đi đâu ta cũng thấy
lại gợi hình ảnh về những không gian mênh mông của Đất Nước; lặng lẽ bền bỉ
cùng dòng thời gian ấy, trung hậu, kiên cường trong không gian ấy là vời vợi
những cuộc đời của Nhân Dân. Từ “những” đứng đầu câu tho như một lời kđ đã có
rất nhiều thế hệ nhân dân cống hiến cả đời để làm nên đnc ta hôm nay. Động từ
“hóa” vang lên không chỉ gợi ra những đóng góp lớn lao bởi mồ hôi, xương máu
của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước mà còn khẳng định, ngợi ca
sức mạnh kì diệu, sự hóa thân kì diệu của những con người vô danh, thầm lặng một
nắng hai sương trong thời bình, kiên cường trồng tre mà đánh giặc trong thời chiến,
nhân hậu nghĩa tình trong ứng xử của cuộc sống hằng ngày...để làm nên núi sông
ta.

Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian vừa quen thuộc,
vừa mới lạ. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc
“miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than,
con cúi,...”. Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích “Gót chân Thánh
Gióng”, “Núi Vọng Phu”, “Chín mươi chín con voi”...cùng cách vận dụng độc đáo,
sáng tạo, vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn
toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh
hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là
tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời
ăn tiếng nói…

Đoạn thơ với thể thơ tự do, phóng túng, câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu thơ
không bó buộc, giọng điệu linh hoạt khi trìu mến, nhẹ nhàng khi lại nghiêm nghị,
cương quyết cùng thể chính luận kết hợp nhuần nhuyễn với trữ tình, cảm xúc kết
hợp với suy tưởng và các biện pháp điệp từ, ý tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về
ngôn từ, hình ảnh thể hiện một hồn thơ giàu tính suy tư, khẳng định một thi pháp
độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi…tác động đến cả nhận thức và gợi nhiều xúc
cảm cho bạn đọc. Đoạn thơ đã khắc họa sâu sắc về những tư tưởng ĐN của nhân
dân qua những danh lam thắng cảnh, qua những câu chuyện truyền thuyết mà bà
vẫn hay kể cho ta khi còn bé. Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân đã được thể hiện
trước hết ở bình diện không gian, lớn lao và thầm lặng, bằng tình yêu và nỗi đau,
bằng sự dũng cảm hay cần cù nhẫn nại, bằng cách sống và cách nghĩ nhân hậu,
thủy chung, bằng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao bình dị đã in dấu cuộc
đời lên hình sông dáng núi, đã làm nên Đất Nước muôn đời. Chính Đất nước hùng
vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thủy chung đã được nhà thơ cảm
nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.

Thời gian vẫn trôi đi và phủ bụi lên bao sáng tác của muôn thế hệ trước.
Nhưng đúng là những tác phẩm có giá trị, những nhà văn chân chính không bao
giờ bị bụi thời gian làm lu mờ. Thậm chí, càng trải qua năm tháng, những tác phẩm
ấy càng khẳng định được giá trị sâu sắc của mình. Người đọc hôm nay tin tưởng
rằng tác phẩm trường ca “Mặt đường khát vọng” và đặc biệt là đoạn trích “Đất
nước” của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm sẽ còn sống mãi với thời gian và bạn đọc
sẽ còn luôn đau đáu tư tưởng của nhân dân ta về Đất Nước. Càng hiểu rõ hơn về
tác phẩm, ta càng thêm yêu và trân trọng hơn Đất nước thân yêu của ta, ta biết ơn
những câu chuyện truyền thuyết kỳ ảo, nhiệm màu và cả những danh lam thắng
cảnh xinh đẹp của ĐN.

You might also like