You are on page 1of 2

Đất nước, hai từ đơn giản nhưng thiêng liêng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt

Nam. Có
thể nói tình yêu quê hương đất nước là tình cảm bao trùm lên lý tưởng và cuộc sống của mỗi
con người. Chính vì vậy, chủ đề về quê hương đất nước luôn là một trong những đề tài được
nhiều tác giả hướng đến để thể hiện quan điểm, góc nhìn cũng như tình cảm của mình đối với
đất nước. Ta không sao quên được hình ảnh đất nước hóa thân vào “mảnh hồn quê Kinh
Bắc”, đất nước bị dày xéo dưới chân của bọn giặc ngoại xâm trong thơ của Hoàng Cầm hay
hình ảnh một đất nước nhỏ bé, đau thương mà anh hùng, bất khuất “Rũ bùn đứng dậy sáng
lòa” trong thơ của Nguyễn Đình Thi. Đến với Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta lại có khám
phá mới về đất nước của ca dao, thần thoại. Đoạn trích Đất nước nằm trong chương 5 của bản
trường ca Mặt đường khát vọng. Với hình tượng trung tâm là đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã
cho độc giả thấy được tư tưởng mới mẻ của mình trong hành trình lí giải về cội nguồn đất nước
mà đặc biệt là trong chín câu thơ đầu bài

"Đất Nước có trong những cái 'ngày xửa ngày xưa..'mẹ thường hay kể"

Tác giả đã mượn chất liệu dân gian để diễn tả về sự ra đời của đất nước. Bốn chữ "ngày xưa
ngày xưa" đưa chúng ta về một miền thăm thẳm, xa xôi. Nơi đó có hình ảnh của một cô Tấm
dịu hiền, Thạch Sanh lương thiện, bà tiên ông Bụt với những phép màu diệu kỳ giúp đỡ cho
những con người lương thiện gặp nạn.. Những câu chuyện đó đã khắc sâu về hình ảnh ông
cha ta trong quá khứ và đất nước có trong những điều xa xưa ấy, tức là đất nước đã xuất hiện
trước khi những câu chuyện này có mặt trong kho tàng dân gian đầy sắc màu. Khi những câu
chuyện cổ tích có mặt trong đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta, ta lại thấy hình hài
đất nước trong đó. Là đất nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện,
cổ tích, truyền thuyết. Chính những câu chuyện và lời ru thân quen thưở nào đã là nguồn sữa
ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn ta hướng về những điều tốt đẹp những bài học giá trị gắn liền
trong cuộc sống.

Không chỉ có trong cái "ngày xưa ngày xưa" Nguyễn Khoa Điềm còn xác định buổi ban đầu ấy
qua một nét giản dị đã trở thành phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta đến hiện nay đó là
ăn trầu:

Hình ảnh đất nước lớn lao kì vĩ, đối lập với hình ảnh miếng trầu lại bé nhỏ. Nghe có vẻ câu thơ
phi lí vì đất nước kì vĩ và to lớn nhưng lại bắt đầu xuất phát từ miếng trầu nhỏ bé khiến ta liên
tưởng đến chân lý: "Những điều lớn lao đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé". Câu thơ còn gợi
nhắc về truyện cổ tích "Sự tích trầu cau" được xem là câu chuyện xưa nhất trong các truyện cổ.
Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt nguồn từ chính câu chuyện này. Điều này cho ta thấy
miếng trầu tuy nhỏ bé nhưng gắn liền với truyền thống 4000 năm lịch sử, 4000 năm phong tục
truyền đời cùng truyền thống hiếu khách: "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" . Trải qua biết bao
thăng trầm cùng lịch sử, miếng trầu đã trở thành hình ảnh thiêng liêng trong đời sống tinh thần
người Việt: Miếng trầu giao duyên, miếng trầu cưới hỏi.. Và từ đó, hình ảnh này trở nên quen
thuộc trong thơ ca. Tục ăn trầu tuy xuất hiện từ thời xa xưa nhưng đến bayah nó vẫn còn tồn
tại “ Miếng traaufa baayh bà ăn”. Như vậy tác giả nói đất nước ra đời cùng miếng trầu không
phải là một sự kiện tĩnh tại mà là sự vận động không ngừng xuyên suốt chiều dài lịch sử. người
việt ta còn giữ truyền thống tốt đpẹ của cha ông càng chứng tỏ đất nước vẫn o ngừng dc sinh
ra, được bồi đắp để ngày càng hoàn thiện và vững mạnh.
Đầu tiên là nếp sống giản dị trong đời sống người phụ nữ Việt Nam với phong tục búi tóc sau
đầu. bới tóc sau đầu xuất phát từ đặc thù công việc đồng áng và khí hậu nóng nực của ta.
Những người phụ nữ để tóc dài, búi lên sau gáy đã trở thành nét đẹp giản dị, tự nhiên không
cầu kỳ mà vẫn toát lên vẻ thanh thoát vốn có. Chính những cái đẹp bình dị không tên lại là nhịp
cầu nối hai bờ thương yêu để từ đấy nghĩa tình vợ chồng sâu nặng qua hình ảnh “gừng cay
muối mặn”. Cái tài tình của Nguyễn Khoa Điềm là chắt lọc từ thành ngữ dân gian sự tinh túy
trong mối quan hệ hôn nhân đó chính là lòng chung thuỷ. Tấm lòng son sắt, thuỷ chung trong
tình chồng nghĩa vợ qua gian lao, thử thách, qua những tháng ngày cơ hàn có nhau càng thêm
nồng đượm, bền chặt. Và cũng chính từ thái độ sống nghĩa tình ấy đã trở thành động lực để
ông bà, cha mẹ ta vượt qua tháng ngày gian khổ, dựng xây hạnh phúc gia đình trên cái túng
thiếu, khó khăn. Cũng từ đấy thế hệ con cháu ra đời trong niềm vui giản dị.“Cái kèo cái cột
thành tên”. Cha ông ta xưa gắn liền với những miền quê thuần phác của nền nông nghiệp thóc
gạo với mái lá nhà tranh nên thường coi việc đặt tên cho con cũng chỉ bằng cái tên nôm na,
dân dã, có khi lấy những bộ phận của ngôi nhà tre gỗ chính mình đang ở "cái kèo", "cái cột".
Với người Việt Nam vốn gắn bó lâu đời với nền văn minh lúa nước, hạt gạo trở thành gia bảo
vô cùng cần thiết cho cuộc sống. Cho nên ngay khi còn là đứa trẻ mới lớn, cảm nhận về vật
chất đầu tiên phải là hạt gạo trải qua một quá trình lam lũ, kết tinh từ mồ hôi nước mắt của
người lao động, "một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" phải suốt ngày bán mặt cho đất bán
lưng cho trời, dầm mưa dãi nắng nhân dân ta mới làm ra được hạt ngọc quý giá ấy. Thấm vào
trong hạt gạo bé nhỏ ấy là vị mặn mồ hôi nhọc nhằn của người nông dân. Chính vì thế khi ăn
hạt cơm dẻo, thơm phải nhớ đến người làm ra nó.

You might also like