You are on page 1of 4

a) 9 Câu Đầu: Nguồn gốc của đất nước:

Nếu như trước đây, các nhà thơ khi định nghĩa về Đất Nước thường gắn hai chữ thiêng
liêng này với những điều lớn lao, kì vĩ; với những trang sử vàng chói lọi; với tên tuổi
của những người anh hùng vang danh núi sông… thì Nguyễn Khoa Điềm lại bắt đầu
hành trình tìm về cội nguồn của Đất Nước bằng cách soi chiếu vào chính bản thân mỗi cá
thể bé nhỏ.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
-Lời thơ vang lên thật dịu dàng, trìu mến như lời kể của một câu chuyện cổ tích đã có từ
ngàn xưa: “Khi ta lớn lên, đã có rồi". Theo tác giả, Đất Nước ra đời từ rất xa xưa, từ lúc
mà mỗi chúng ta sinh ra thì đã có đất nước. Thi nhân đã đi trả lời cho câu hỏi ‘’đất nước
có tự bao giờ’’ một cách thật gần gũi và thân thương đến lạ thường – không một dấu mốc
lịch sử hay một điểm thời gian cụ thể, chỉ là chính câu chuyện của “ta” – của tôi, của bạn,
của mọi người con đất Việt sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S thân thương.
-Giọng điệu thủ thỉ của những trang chuyện cổ tích lại càng được khắc họa rõ ở câu thơ
thứ hai, khi Đất Nước có trong những “ngày xa ngày xưa” qua lời kể dịu hiền của mẹ.
Cụm từ mang tính chất phiếm chỉ “ngày xa ngày xưa” khiến ta bất giác nghĩ tới những
câu chuyện ấu thơ đã nuôi tâm hồn ta lớn, như bầu sữa mẹ dịu ngọt, như dòng nước mát
tưới tắm cho trái tim. Trong câu chuyện cổ ấy có cô Tấm bước ra từ quả thị, có chàng
Thạch Sanh dũng cảm tốt bụng cứu người, có những câu chuyện đạo lý tốt đẹp vẫn được
lưu truyền từ ngàn đời nay. Khao khát về một cuộc sống công bằng, t tế đã được nhân
dân đưa vào trong những câu chuyện truyền miệng – và ta cũng thấm nhuần những triết
lý bình dị ấy từ khi còn bé thơ. Những câu chuyện mang theo bóng hình xứ sở ấy gắn liền
với tình yêu thương của mẹ - với những gì dịu êm và gần gũi nhất. Hóa ra, Đất Nước đâu
phải những gì quá xa vời như ta từng hay nghĩ, Đất Nước ở trong trái tim của ta tự lúc
nào.
Hành trình trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của Đất Nước còn được khắc họa rõ ràng ở
những câu thơ sau, khi Nguyễn Khoa Điềm nói về quá trình sinh thành của Đất Nước với
biết bao sự kiện đáng nhớ:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
-Hình ảnh “miếng trầu": gợi ra phong tục ăn trầu của ông cha ta nhiều đời → đó là một
tập tục tốt đẹp được lưu giữ và truyền qua bao đời nay. Không những thế, hình ảnh ấy
còn gợi nhớ sự tích trầu cau khiến ta rung rưng nước mắt về tình cảm vợ chồng, về tình
nghĩa anh em gắn bó. Hình ảnh ấy còn khiến ta nhớ đến nét đẹp trong giao tiếp ứng x:
“miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhớ tới hình ảnh của một lễ cưới đằm thắm, thủy chung.
Bên cạnh ấy mỗi dịp cúng giỗ, lễ Tết, miếng trầu - quả cau luôn xuất hiện trên bàn thờ tổ
tiên, linh thiêng, trân trọng, trở thành biểu tượng cho tấm lòng thành con cháu gi đến
cha ông, hồn thiêng của tiền nhân. Miếng trầu ấy cũng chính là vật chứng trong những
tình yêu đôi lứa lắm đỗi ngọt ngào:
"Miếng trầu có bốn chữ tòng
Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà
Nào là chào mẹ chào cha
Cậu cô chú bác... mời ra xơi trầu"
Đất Nước ta đã “bắt đầu” với miếng trầu bình dị ấy… Miếng trầu ấy gắn với hình ảnh
người bà, một chỗ dựa êm ái biết bao trong tuổi thơ, trong tâm hồn của mỗi người. Cũng
vì vậy, mà hình ảnh Tổ quốc càng thêm dịu dàng.
- Cuộc đời của mỗi cá nhân có “bắt đầu”, có “lớn lên” – và Đất Nước cũng như vậy. Đất
Nước “bắt đầu” với miếng trầu tình nghĩa, và lớn lên với truyền thống chống giặc ngoại
xâm của ông cha ta qua bao đời nay. Cụm từ "biết trồng tre mà đánh giặc" gợi nhớ truyền
thuyết về người anh hùng Thánh Gióng – vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc lên mình bộ
giáp sắt đánh đuổi giặc Ân, mang lại khoảng trời bình yên cho đất nước.
→ Với Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nhìn thấy sự trưởng thành của Đất Nước trong đau
thương, thử thách nhờ công cuộc đấu tranh và lòng yêu nước của dân tộc. Qua lịch s,
truyền thống ấy đã trở thành truyền thống yêu nước thiêng liêng. Trải qua những gian
truân như vậy, dân tộc ta mới ngày càng lớn mạnh, vững bền.
Để rồi sau đó, lời thơ quay trở về với những điều giản dị trong cuộc sống thường nhật:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
- "Tóc mẹ bới sau đầu": hình ảnh khắc họa phong tục lâu đời của người Việt, người phụ
nữ để tóc dài và bới lên để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một hình ảnh thật gần
gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ, gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ
nhưng vẫn duyên dáng, tần tảo, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không
thay đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng. Và hình ảnh Đất Nước
hiện lên qua chính mỹ tục ấy, qua cả cách con người thương nhau.
- “Cha mẹ thương nhau….”: Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tình yêu được
sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những hoàn cảnh đầy th thách thật
đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống trọn nghĩa, trọn tình, thuỷ chung đã trở thành
một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời. “Gừng cay muối mặn xin
đừng quên nhau…”
- "Cái kèo, cái cột” là những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt
Nam nhưng chính những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy đã tạo nên một mái ấm gia đình, làng
xóm, quê hương, đất nước. Nói cách khác, nó chính là tế bào của đất nước. Đất Nước
được hình thành trong quá trình ta đặt tên cho thế giới xung quanh. Cũng có thể, câu thơ
còn gợi lên truyền thống đặt tên con một cách thật mộc mạc, chân phương biết mấy ... khi
những đồ vật đó đã trở thành cái tên bình dị của những đứa trẻ, cùng những đứa trẻ lớn
lên.
- Bên cạnh đó, Đất Nước còn phát triển nhờ quá trình lao động bền bỉ của người dân:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Phải nói rằng sự hình thành và
phát triển của Đất Nước là một quá trình lâu dài, nhờ bàn tay lao động xây dựng của con
người từ thuở sơ khai, khi con người tạo dựng những cái đơn giản nhất với nỗ lực một
nắng hai sương. Con người lao động đã biết “xay, giã, giần, sàng” để tạo nên hạt gạo, tạo
nên những giá trị vật chất để xây dựng Đất Nước no ấm.
→ Cách sử dụng từ ngữ “một nắng hai sương” và phép liệt kê với nhịp ngắn các động tác
liên tiếp “xay, giã, giần, sàng” cùng nhịp điệu lan toả gợi sự suy ngẫm, liên tưởng, hình
ảnh Đất Nước hiện dần nhờ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của con người. Hình ảnh ấy
đi vào trong nhịp điệu gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong máy xay với cuộc sống lao
động bền bỉ dù vất vả, lam lũ. → Qua đó ta nhận ra nét đặc trưng riêng của nền văn học
Việt - văn hoá lúa nước. Hình ảnh Đất Nước hiện lên trong cuộc sống sinh hoạt là một
Đất Nước cần cù, sáng tạo trong lao động.
-Để rồi, đoạn thơ khép lại với một câu thơ thật bình dị và êm ái: "Đất Nước có từ ngày
đó" … Đất Nước có từ khi dân mình biết yêu thương, sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có
nền văn hóa riêng, từ khi dân mình biết dựng nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng
ngày của con người. Dấu “…” như mở ra một cuộc hành trình mênh mông về Đất Nước,
nhưng đồng thời cũng thật gần gũi và thiêng liêng biết bao trong trái tim của mỗi con
người.
→ Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã phát
biểu nhận thức của mình như lối định nghĩa độc đáo, một cách lí giải không hề mang tính
áp đặt mà đầy sức gợi, sức thuyết phục bằng những câu chuyện, chọn lọc chi tiết giàu ý
nghĩa - từ đó giúp ta nhận ra Đất Nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất, gần gũi
nhất, nhưng bền vững đến muôn đời. Tác giả cảm nhận về chiều sâu của lịch s của Đất
Nước một cách thật gần gũi mà thân thương. Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ
bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người, từ bề dày của truyền thống văn hóa của
dân tộc Việt Nam

➔Ở 9 câu thơ trên tác giả sử dụng nhiều các yếu tố ca dao dân ca, tục ngữ, truyền thuyết,
cổ tích không chỉ đem đến sự gần gũi mà còn biểu hiện ý thức tự tôn tự hào dân tộc.
Thành công nghệ thuật của 9 câu thơ ấy còn là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không
gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ, giàu sức bay bổng của ca dao
truyền thuyết, văn hóa dân gian. Đây là điểm đặc sắc của hình thức nghệ thuật thống nhất
với nội dung tư tưởng.

You might also like