You are on page 1of 10

ĐẤT NƯỚC

NHÓM 1
Câu thơ mở đầu:

“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

- Mỗi người chúng ta, khi cất lên tiếng khóc chào đời đã biết rằng có một đất nước
hiện hữu cùng hình hài của mình. Chẳng biết đất nước có từ bao giờ, nhưng khi ta
lớn lên thì đất nước đã có.

=> Đây là một thực tế hiển nhiên, giản dị và cũng vô cùng sâu sắc
Tám câu thơ tiếp:

“ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”


mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.”
“ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể”

- Cụm từ “ngày xửa ngày xưa”: những câu chuyện cổ tích – một thể loại văn học dân
gian gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào

- Bằng giọng văn tâm tình, dịu ngọt, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những
cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước.

Þ Đất nước ở ngay trong những câu chuyện cổ tích dân gian trong tuổi thơ mỗi con
người, đằm thắm, thấm sâu mà da diết, in đậm trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Þ Đất nước thân thương, gần gũi.


“ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

- Hình ảnh thơ gợi về sự tích “Trầu cau”, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng, anh em sắt son, đằm
thắm

- Câu thơ đưa người đọc đến với một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ thời vua Hùng: tục ăn
trầu nhuộm răng.

- “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đây là nét đẹp văn hóa, là truyền thống hiếu khách, mến
khách của người dân Việt Nam.

- Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, không bao giờ vắng mặt lễ vật là trầu cau, thể
hiện cho sự gắn kết thắm thiết giữa tình yêu đôi lứa và hôn nhân.

=> Đất nước có trong tình anh em, trong nghĩa vợ chồng, có cả trong những phong tục, những
văn hóa, truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam.
“ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

- Bằng hình ảnh thơ quen thuộc “trồng tre mà đánh giặc”, câu thơ gợi nhớ đến truyền
thuyết xa xưa về Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc

- Hình ảnh cây tre là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam, từ lâu đã trở
thành biểu tượng của sự anh dũng, kiên cường mà giản dị.
+) Trong cuộc sống hòa bình, tre tỏa bóng mát những trưa hè cho dân mình quay quần kể
chuyện
+) Trong sinh hoạt hàng ngày tre là vật dụng không thể thiếu
+) Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, “Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt
thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác… Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái
nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Thép Mới)

=> Đất nước gắn liền với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

- Đất nước còn có trong phong tục búi tóc thành cuộn sau gáy rất quen thuộc của người phụ
nữ Việt Nam từ bao đời nay, vừa thể hiện sự dịu dàng, nữ tính, vừa thể hiện được sự trưởng
thành, đảm đang của người phụ nữ Việt ngàn đời.

“ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

- Đất nước Việt Nam mang theo vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam: tình nghĩa đậm đà, thủy
chung son sắt của cha mẹ Việt. Ý thơ toát lên từ những câu ca dao đẹp:
“ Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

=> Nghĩa vợ chồng không bao giờ thay đổi cho dù có khó khăn, gian khổ
“ Cái kèo, cái cột thành tên”

- Cha ông ta xưa gắn liền với những miền quê thuần phác của nền nông nghiệp lúa nước với
mái nhà tranh nên thường coi việc đặt tên cho con cũng chỉ bằng cái tên nôm na, dân dã; có
khi lấy từ tên những bộ phận của ngôi nhà mình đang ở như “cái kèo”,’’cái cột”…

Þ Đất nước không ở đâu xa, mà hiện hữu ngay trong ngôi nhà thân thương che chở cho chúng
ta hàng ngày, trong tên gọi những đứa con hết đỗi thân yêu

“ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

- Với người Việt, hạt gạo trở thành gia bảo vô cùng cần thiết cho cuộc sống.

Þ Cho nên ngay từ khi là đứa trẻ mới lớn, cảm nhận đầu tiên về vật chất phải là hạt gạo đã
trải qua một quá trình lam lũ, vất vả kết tinh mồ hôi nước mắt của người lao động một nắng
hai sương với bao công xay, giã, giần, sàng để tạo nên hạt gạo dẻo thơm ta ăn từng ngày
Câu thơ cuối:

“ Đất Nước có từ ngày đó.”

- Cuối đoạn thơ là một lời đúc kết giản dị nhưng chắc chắn. Với những câu thơ trên, trong
suốt không gian, thời gian, văn hóa, phong tục của dân tộc, đất nước đã hình thành, hiện
hữu.

- Ngày đất nước hình thành là ngày nào, ta không thể khẳng định chính xác, chỉ biết rằng
đất nước gắn bó trong cuộc đời của mỗi con người, gần gũi trong sinh hoạt cuộc sống
hàng ngày, giản dị mà thân thương.
Đặc sắc nghệ thuật:

- Cách sử dụng cấu trúc câu: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng khéo léo các kiểu cấu trúc
thơ “Đất nước đã có”, “Đất nước bắt đầu”, “ Đất nước lớn lên”, “Đất nước có từ” đã giúp
ta hình dung được cả quá trình hình thành và phát triển đất nước trong trường kì lịch sử
nằm sâu trong tâm thức của con người Việt Nam qua bao thế hệ.

Þ Đất nước không đứng yên mà luôn vận động, phát triển, trường tồn qua các thời kì lịch sử
của dân tộc.

- Sử dụng từ vựng: Trường từ vựng: bà, cha, mẹ gợi về tình cảm gia đình ruột thịt thân
thương.

=> Đó cũng là khởi nguồn cho đất nước, là cội nguồn của mọi tình cảm.

You might also like