You are on page 1of 3

Những đêm mùa đông….

Mị phảng phất nghĩ vây


Mỗi người nghệ sĩ đều có một vùng đất để thương để nhớ. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường là xứ
Huế mộng mơ soi bóng bên dòng Hương Giang thơ mộng, Với nhà văn Nguyễn Thi là mảnh
đất Nam Bộ với những con người mộc mạc, chất phác thấm “chất Út Tịch” từ trong huyết
quản. Còn với nhà văn Tô Hoài “đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho
tôi nhiều quá”. Quả thật, mảnh đất và con người Tây Bắc đã để lại bao ân tình tốt đẹp trong
tâm hồn nhà văn, thôi thúc ông viết nên một tác phẩm để đời “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm
đưa người đọc đến với vùng núi cao Tây Bắc – nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và
nhất là có những con người dẫu cùng cực đến thế nào, lay lắt, đói khổ, nhục nhã, họ vẫn
sống, âm thầm, tiềm tàng và mãnh liệt. Điều đó được thể hiện qua hình tượng nhân vật Mị,
đặc biệt qua đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn… Mị phảng phất
nghĩ như vậy”
Tô Hoài một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt
Nam. Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Chức năng của
văn chương là phản ánh cuộc sống. Nhà văn nào cũng thấm thía chân lí giản dị đó, nhưng với
Tô Hoài, chân lí ấy được ông thể hiện một cách vô cùng quyết liệt như ông từng nói “Viết
văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù
phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.“Tôi có thể viết vô vàn những chuyện
mộng mơ hoa lá. Mà tôi không viết được. Xưa nay tôi chỉ quen với những cái gì vụn vặt,
nham nhọ”(Tô Hoài). Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Những trang viết của Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi
lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải với vốn từ vựng giàu có.
“Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” – tập truyện được tặng Giải Nhất Giải
thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm ra đời trong chuyến đi thực tế lên Tây
Bắc của nhà văn năm 1952. Kết quả của chuyến đi kéo dài 8 tháng ấy đúng như nhà văn tâm
sự “Đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không bao
giờ quên” và cũng từ đó, hình ảnh Tây Bắc lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc
trong tâm trí tôi”. “Truyện Tây Bắc” ra đời chính là để trả món nợ ân tình dành cho mảnh đất
này. Qua câu chuyện cuộc đời của Mị - người con dâu gạt nợ và A Phủ - người ở trừ nợ, Tô
Hoài muốn phản ánh một bức tranh hiện thực cuộc sống tăm tối của người miền núi dưới sự
cai trị của bọn thực dân và chúa đất, quan trọng hơn, nhà văn muốn khẳng định vẻ đẹp tâm
hồn của những người dân nơi đây. Đoạn trích […] đoạn văn nằm ở cuối phần một, khắc họa
diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông khi chứng kiến cảnh
A Phủ bị trói.
Câu văn mở đầu đã khắc họa hình ảnh của Mị trong thời tiết giá lạnh của vùng cao: “Những
đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết
héo”. Cái giá lạnh của thời tiết hay cũng chính là cõi lòng buốt lạnh của Mị, cái dài dằng dặc
của những đêm mùa đông hay cũng chính là cuộc đời triền miên khổ đau của cô. Sự cộng
hưởng của ngoại cảnh và con người càng thêm tô đậm số phận bất hạnh của người phụ nữ
này. Quả thật là sau đêm mùa đông, sức sống mãnh liệt vừa trỗi dậy đã bị dập xuống tàn
nhẫn, phũ phàng; Mị lại trở về với trạng thái vô hồn vô cảm như trước, thậm chí còn câm
lặng hơn cả trước. Trong chuỗi ngày đơn điệu, chỉ một màu u tối và xám xịt ấy, Mị tìm thấy
một niềm an ủi – đó chính là ngọn lửa. “Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng,
không biết bao nhiêu lần”, thậm chí có những đêm Mị bị A Sử đánh ngã lăn ra ngay cửa bếp,
hôm sau Mị vẫn dậy sưởi lửa như chỉ biết đến sự tồn tại của ngọn lửa mà thôi. Hình ảnh Mị
ngồi sưởi lửa trong nhưng đêm mùa đông vùng cao dài và buồn đã gợi biết bao thương cảm
nơi người đọc. Cách Mị sưởi lửa như thể cô không còn tìm thấy bất cứ nguồn sống nào từ
cuộc đời này, Mị muốn nương nhờ ngọn lửa để xua đi cái lạnh tê tái của thời tiết vùng cao và
cả sự giá buốt trong lòng mình. Ngọn lửa giống như một người bạn, nguồn vui duy nhất, chỗ
tựa nương cho tâm hồn héo hắt của người phụ nữ này.
Sự tê dại của Mị còn được thể hiện qua thái độ thản nhiên của cô trước cảnh A Phủ bị trói
“Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Phải chăng Mị đã quá quen với cảnh
tưởng trói người đến chết ở căn nhà này cho nên cô không ngạc nhiên hay tâm hồn Mị chai
sạn đến mức Mị không còn cảm nhận được nỗi khổ của mình nữa là nỗi khổ đau của người
khác.
- Người ta vẫn nói về vai trò của những chi tiết nghệ thuật – những hạt bụi vàng của tác phẩm
truyện ngắn, bởi qua những chi tiết nhỏ như giọt nước nhưng giúp người đọc thấy được cả đại
dương bao la. (Liên hệ với giọt nước mắt của một số nhân vật văn học). Chi tiết giọt nước
mắt của A Phủ là một chi tiết như thế. Giọt nước mắt lấp lánh bởi nó phản chiếu ánh lửa bập
bùng. Giọt nước mắt từ từ bò xuống chứ không lã chã vì đây là giọt lệ hiếm hoi của một
người đàn ông và nó chỉ tuôn rơi những khi lâm vào đau khổ, tuyệt vọng. Dưới ngòi bút hiện
thực của Tô Hoài, dòng nước mắt bất lực trước số phận của A Phủ như một thứ ngôn ngữ câm
lặng đã góp phần thức tỉnh Mị, đã góp phần tạo nên một chất xúc tác khiến cho sự đồng cảm
chợt dâng tràn mạnh mẽ và quyết liệt trong tim Mị vì nỗi khổ của A Phủ cũng chính là nỗi
đau cùng cực của chính Mị ngày xưa “Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm
trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”
- Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ tối nay đã nhắc nhớ về những giọt nước mắt đắng cay,
tủi hờn của Mị trong đêm mùa xuân năm trước. Mị nhìn thấy nỗi đau của chính mình trong
nỗi khổ sở bất lực của A Phủ. Hai con người, hai thân phận nhưng cùng chung một cảnh ngộ
bị đọa đày bất công, tàn bạo. Như vậy, việc nhớ lại quá khứ khổ đau của chính mình là một
bước ngoặt trong nội tâm Mị, nó chứng tỏ Mị đã dần thoát ra khỏi trạng thái vô cảm thường
ngày để nhận thức về thực trạng bất công.
-Cảnh tượng A Phủ bị trói hiện hữu ngay trước mắt khiến Mị đau đớn thốt lên “Trời ơi, nó bắt
trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà
ngày trước cũng ở cái nhà này”. Câu văn dài chia làm ba vế tương ứng với ba phận đời – A
Phủ, Mị, người đàn bà ngày trước. Tất cả họ đều chịu chung một số phận thật bi thảm, bị trói
đứng vô cùng bất công và tàn ác. Tất cả đều có một nguyên nhân là từ sự độc ác của cha con
thống lí Pá Tra. Nhận thức được điều đó, trong Mị dấy lên thứ cảm xúc mà trước nay cô chưa
hề có – đó là lòng căm thù cất lên thành lời kết tội đanh thép “Chúng nó thật độc ác”.
Mị xót xa cho A Phủ khi nhận ra “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết
đói, chết rét, phải chết”. Từ “chết” lặp đi lặp lại cho thấy nỗi ám ảnh khủng khiếp của Mị
trước cái chết thê thảm sắp tới của A Phủ. Đó là cái chết sẽ đến trong một tương lai rất gần,
chỉ đêm mai thôi; cái chết vì đau đớn, vì đói khát, vì rét buốt; cái chết tất yếu, như không thể
khác sau những chuỗi ngày bị đánh đập, hành hạ. Nghĩ đến thân phận mình, Mị dường như
chấp nhận bởi sự ám ảnh nặng nề của bóng ma tinh thần “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình
ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... “. Nhưng nghĩ đến A Phủ, Mị lại cảm
thấy bất công và phi lí trước cái chết mà A Phủ sắp phải chịu “Người kia việc gì mà phải chết.
A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy”.
Đoạn trích đã khắc họa tinh tế diễn biến nội tâm của Mị trong đêm mùa đông: Từ vô cảm, thờ
ơ đến thương mình, thương người. Sự thay đổi trong nội tâm sẽ là tiền đề cho một loạt hành
động dũng cảm của Mị: cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ. Qua đó, góp phần thể
hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Tô Hoài: miêu tả nội tâm, sáng tạo chi tiết nghệ thuật
đặc sắc, ngôn ngữ nửa trực tiếp…
3. Luân điểm 3: Nhận xét về tư tưởng nhân đạo
- Tư tưởng nhân đạo là gì? là những tư tưởng được thể hiện thông qua ngòi bút của tác giả mà
người đọc có thể cảm nhận rất rõ nét giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học cụ thể nào
đó
- Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm:
Xót xa, thương cảm cho số phận khổ đau, bất hạnh của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế
độ thực dân – phong kiến,Ca ngợi vẻ đẹp của con người ( sức sống mãnh liệt, tinh thần phản
kháng…), Lên án, tố cáo bọn phong kiến chúa đất miền núi
Quả thật, có những tác phẩm ra đời rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng nhưng cũng có
những trang sách như những đám mây ngũ sắc rực rỡ khiến suốt đời ta say mê. Đã gần bảy
mươi năm kể từ khi truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ra đời, tác phẩm vẫn chiếm lĩnh trọn vẹn
trái tim người đọc. Mỗi khi lần giở lại từng trang sách, ta sẽ không thể quên mảnh đất Tây
Bắc với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và nhất là nhân vật Mị - cô gái Mèo xinh đẹp, dù bị
đọa đày trong khổ đau vẫn vươn mình hướng về ánh sáng như những bông hoa ban đầy sức
sống của núi rừng.

You might also like