You are on page 1of 13

Ai đã đặt tên cho dòng sông

I.MB

II.Thân Bài

Từ đây như đã tìm đúng đường về, gặp lại thành phố thân yêu của mình “sông
Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim
Long, kéo một nét thẳng thực, yên tâm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Phía đó,
nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần lên nền trời,
nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Đúng là một hình ảnh so sánh rất độc đáo và
thi vị. Nó không chỉ được vẽ bằng bàn tay hoạ sĩ tinh tế mà còn được vẽ bằng trái
tim của một thi sĩ tài hoa, đa tình. Cũng với bút pháp ấy, dòng sông “uốn một cánh
cung rất nhẹ sang Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng
không nói ra của tình yêu”. Đúng là dòng sông Hương dịu dàng và kín đáo như
chính cô gái Huế vậy! Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình, sông
Hương được ví như sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va
của Pê-téc-bua. Nhưng Huế vẫn giữ nguyên dáng một đô thị cổ trải dọc hai bờ
sông với “cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm
xít, từ nơi ấy vẫn lập loè trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh
hồn xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Phải chăng
đây là nét độc đáo nhất của Huế? Bởi nó vẫn còn mang vẻ đẹp cổ kính nghìn xưa.
Bằng cảm nhận âm nhạc, tác giả thấy con sông Hương của mình ở đây “có điệu
chảy lặng lờ, đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được
bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trong những đêm rằm tháng
bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở
chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng”. Quả là một hình ảnh rất
trữ tình, lãng mạn. Đúng như một nhà thơ đã viết về sông Hương – Huế:

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Hình như trong khoảnh khắc chững lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành
một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trong con mắt thi sĩ – nhạc sĩ của tác
giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã trở thành con sông của “thơ ca nhạc
hoạ”. Vì “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của
dòng sông này”. Từ đó, tác giả mường tượng thấy sau lớp sương khói của thời
gian, hình như “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một
phiếm trăng sầu” để viết nên những trang Kiều tuyệt bút, với “những bản đàn đã đi
suốt đời Kiều”. Trong đó, nổi bật nhất là bản “Tứ đại cảnh”, một bản nhạc cổ của
Huế. Đây quả là một cuộc gặp gỡ kì thú giữa những tâm hồn nghệ sĩ cổ kim trên
dòng sông Hương thơ mộng. Trong cái nhìn đắm say của trái tim đa tình Hoàng
Phủ Ngọc Tường, sông Hương khi chảy vào lòng thành phố Huế bỗng hiện lên như
“người tình rất dịu dàng và thuỷ chung”. Điều này được diễn tả trong một hình ảnh
khá độc đáo, đầy phát hiện “Rời khỏi Kinh thành, sông Hương chếch về hướng
Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần
thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre, trúc và những vườn cau
vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột
đổi dòng rẽ sang hướng Đông Bắc để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao
Vinh xưa cổ”, “vốn đang chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh
này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con
người ở đây”. Tác giả gọi đấy là “nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu”. Nhà văn hình dung sông Hương ở đây giống như nàng Kiều đã “chí tình
trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề ước trước khi về biển cả. Lời thề
ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng
người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”. Đây là
một liên tưởng thật bất ngờ, thú vị, đậm màu sắc văn chương cổ điển của tác giả về
dòng sông yêu quý của mình. Dòng sông Hương trong sâu thẳm của nó mang vẻ
đẹp tâm hồn dân tộc. Bởi như Chế Lan Viên đã viết:

“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên”

Và nhà thơ Ngô Viết Dinh cũng viết:

“Nghìn năm gửi lại một chữ trinh

Tâm hồn dân tộc kết tinh tim Kiều”

III.KB

Mị trong đêm tình mùa xuân


1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

– Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở
nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác,
ngày này sang ngày kia.

– Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ:

Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đọa
đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh
không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê
dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau
Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.

Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm
mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa.
Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.

– Thương người cùng cảnh ngộ:

Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại
đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước
mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần
nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết
rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi
ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?

– Tình thương lớn hơn cái chết:

Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ
không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá
Tra biết được sẽ tới thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình
thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi
trói cho A Phủ.

– Từ cứu người đến cứu mình :

Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc
ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng
vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.

Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy
của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu.
Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo
bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu
ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

3. Kết luận:
Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức
sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng
chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh
liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.

Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và
chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành
động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ
bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà
văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng
hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân
vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị.
Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi
cách mạng đương đại Việt Nam”

Đoạn đầu của Mị

1. Nội dung văn học Việt Nam giai đoạn sau Cách
mạng Tháng Tám:
Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 đã đánh dấu một giai đoạn
phát triển mới trong kho tàng văn học Việt Nam thế kỉ 20.

Văn học giai đoạn này phản ánh khách quan những hiện thực xã hội và bức
tranh chân dung con người lao động thuần khiết Việt Nam hiện lên rất đời với
tất cả những phương diện, phẩm chất phong phú, đa dạng trong hoàn cảnh
đất nước còn đầy khó khăn, gian khổ.

2. Mở bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua


đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
Bước 1:

Trên cơ sở những thông tin đã cung cấp phía trên để giới thiệu tóm tắt về tác
giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Bước 2: Giới thiệu đoạn văn và nhân vật mà đề bài yêu cầu phân tích.
3. Thân bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua
đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
3.1. Nội dung của tác phẩm:

Tác phẩm là câu kể về cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ. Nhân vật Mị là
cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, hiếu thảo sống ở Hồng Ngài. Do không trả được
món nợ từ thời cha, Mị phải làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Ở đây
cô không bị hành cả về thể chất mà còn bị đè nén về tinh thần khiến Mị từ
người yêu đời tràn đầy năng lượng trở thành con người lầm lì đến cả chết
cũng không dám nữa. Còn nhân vật A Phủ vì đánh A Sử nên trở thành người
ở đợ nhà thống lí. Do làm mất một con bò, A Phủ bị trói đứng và bị bỏ đói.
Trong hoàn cảnh cùng khổ ấy Mị và gặp A Phủ và động lòng thương cảm nên
đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra và cuối
cùng đã đi giác ngộ của cán bộ cách mạng.

3.2. Giới thiệu về đoạn văn đề bài yêu cầu phân tích:

Đoạn văn:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con
gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa… Mị vừa bước ra,
lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị
đi.” nằm ở mở đầu tác phẩm.

Nội dụng đoạn văn: giới thiệu về những nét đầu trong cuộc đời của nhân vật
Mị từ hiện tại là người con dâu gắn nợ đầy u uất của nhà thống lí và quay
ngược thời gian giải thích lí do vì sao Mị dẫn đến hoàn cảnh trên.

3.3. Phân tích đoạn trích:

Đoạn trích là quá trình ngược từ cuộ sống của cô con dâu gạt nợ tội nghiệp
trở về quá khứ được vui chơi tự do yêu đời của Mi.

+ Đoạn mở đầu là hình ảnh Mị bị bóc lột sức lao động với hàng loạt các công
việc thường nhật như: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước.
Thân phận của Mị chỉ giống như công cụ lao động.

+ Tháng ngày của Mị được lặp đi lặp lại bằng các công việc chất đống “Bao
giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”.
– Về tinh thần: bị đè nén:

+ Mị hiện lên với hình ảnh “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa”

+ Mị lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn rười rượi”.

+ Hình ảnh căn buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn
tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là
nắng” cho thấy cuộc đời bó buộ của Mị thậm chí không còn ý niệm về thời
gian

+ Từ đó phản ảnh giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm:

Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và tỏ lòng đồng cảm với con người bị áp
bức

3.3. Liên hệ với một số đoạn văn khác trong tác phẩm:

Sự bóc lột này còn thể hiện ở chi tiết khác trong truyện: “Mị tưởng mình cũng
là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà
này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”.

Sự đày đọa về thể xác đã khiến Mị “mỗi ngày Mị càng không nói”, và “cũng
không nghĩ ngợi nữa”.

4. Kết bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua
đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
Tóm lại vấn đề: Khẳng định lại nội dung của đoạn văn và ý nghĩa của nó. Từ
đo gợi mở ra các phần tiếp theo của tác phẩm.

5. Bài văn mẫu:


Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một hình
ảnh điển hình của người dân tộc miền núi Tây Bắc khi phải chịu sự áp bức
bóc lột tàn ác của giai cấp phong kiến. Đặc biệt trong đoạn văn mở đầu hình
ảnh này được khắc họa rõ nét nhất: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá
Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước
cửa, cạnh tàu ngựa… Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét
áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.”

Giọng văn đượm buồn mở đầu tác phẩm đã miêu tả rõ nét chân dung người
con dâu gắn nợ – Mị của nhà thống lí Pá Tra. Mị xuất hiện với sự u uất và cô
đơn giữa đông vui nhộn nhịp của nhà thống lí.

Mị chỉ ngồi lặng im “Quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.
Việc quay sợi của cô gái không có gì à quá nặng nề nhưng lại mang lại cảm
giác rất nặng nề, u tối và không có sức sống. Nhà văn tiếp tục nhìn nhân vật
cận cảnh: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay
đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”
Nhân vật Mị được miêu tả với vẻ mặt “cúi” xuống và “buồn rười rượi”. Trên
khuôn mặt là sự buồn tủi, lạnh lẽo, thậm chí là sự vô cảm của tâm hồn.

Trong những câu văn tiếp theo: “nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều,
đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều
thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà
biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá
Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra“, Như vậy có thể thấy tác giả
giả sử dụng hình ảnh đối lập để làm nổi bật lên hình ảnh của nhân vật Mị. Trái
ngược với sự giàu có, tấp nập trong nhà thống lí là sự cô độc, lẻ loi của Mị.
Cách giới thiệu nhân vật của tác giả khiến cho người đọc muốn biết vì sao Mị
lại có khuôn mặt u uất ấy

Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc về quá khứ của Mị. Mị lấy A Sử vì món nợ
truyền kiếp từ đời bố mẹ Mị. Thâm chí kể cả mẹ Mị chết, nợ thì vẫn còn. Và
cái nợ ấy đã đè lên vai Mị kiến Mị về làm dâu gạt nợ.

Và đứng trước tình cảnh ấyMị đã phản kháng: “Con nay đã biết cuốc nương
làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho
nhà giàu.” Có phải Mị phần nào thấu hiểu cảnh cơ cực của kiếp làm dâu nhà
giàu chăng?. Câu nói ấy của nhân vật Mị thể hiện tinh thần phản kháng và
niềm khát khao cuộc sống tự do. Mị chấp nhận làm nương cực nhọc còn hơn
làm dâu con, buộc mình vào kiếp nô lệ. Đó là lựa chọn đúng đắn của con
người ý thức được giá trị của tình yêu, cuộc sống.

Tuy nhiên, sự phản kháng của nhân vật Mị là vô ích. Trong không khí khung
cảnh mùa xuân tưng bừng thì tai họa ập đến với Mị. Đêm hôm ấy, Mị nghe
“tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp
hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu
của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay
dắt Mị bước ra.” Đoạn văn cho thấy, trái tim Mị cũng bồi hồi nhịp đập của tình
yêu.Tuy nhiên đó lại là cái bẫy của những kẻ muốn bắt nàng về ngựa trâu cho
chúng. Mị buộc phải làm dâu nhà thống lí “không thể nào khác được”.

Nhân vật Mị không chỉ là nạn nhân của vấn nạn cho vay lãi, mà còn là nạn
nhân của hủ tục “cướp vợ” tồn tại bao đời ở miền núi Tây Bắc. Mị trở thành
“con dâu gạt nợ” nhà thống lí nhưng thân phận chắc khác gì kẻ ở. Mị bị bóc
lột về thể xác lẫn tinh thần, từ một cô gái yêu đời, trở thành một người đàn bà
vô hồn.

Đoạn trích được tác giả sử dụng nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện
mang phong vị miền núi. Nhân vật Mị không chỉ được miêu tả qua dáng vẻ,
hành động mà còn được khắc nét bởi những đồ vật, sự vật đầy sức gợi. Điểm
nhìn của câu chuyện từ xa đến tiến gần sau đó đi sâu vào bên trong nhân vật.

Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Mị mà còn là câu chuyện của những
con người lao động vùng Tây Bắc. Ở nơi đó, giai cấp thống trị luôn đọa đày
thể xác lẫn tinh thần của những con người ấy. Không những vậy, người đọc
còn cảm nhận sự cảm thông của nhà văn dành cho Mị và những người dân
Tây Bắc nói chung. Đó là tiền đề để nhà văn ca ngợi, khẳng định sức sống,
sự phản kháng dữ dội của họ ở phần sau của truyện.

Vợ nhặt

Đoạn 1: “Cái đói => tự đắc với chính mình” - “Vợ nhặt” lấy bối cảnh từ nạn đói năm
1945 đã đi vào lịch sử như như một vành khăn tang cướp đi mạng sống của hơn hai
triệu đồng bào ta. Bằng ngòi bút sắc sảo săn đuổi hiện thực đến tận đáy, Kim Lân đã
mở ra trước mắt bạn đọc không gian năm đói ảm đạm tăm tối và có phần nghiệt ngã. -
Ngay từ nhan đề, hai từ “Vợ nhặt” đã hiện lên đầy chua xót, một nỗi đau không sao nói
được thành lời. Từ đó có thể thấy rằng “Vợ nhặt” là cái đòn bẩy tạo nên tình huống
truyện bi hài, sự hấp dẫn bất ngờ cho thiên chuyện. “Bi” là ở chỗ trong cái cảnh nạn đói
đang diễn ra “người chết như ngả rạ” vậy mà Tràng lại còn dắt về một cô vợ. Còn “hài”
là ở chỗ vợ mà lại “nhặt” về, đơn giản vậy sao? - Từ những dòng văn đầu tiên, người
đọc đã cảm nhận thấy não lòng về nạn đói khủng khiếp : “cái đói đã tràn đến xóm này
tự lúc nào”. Với từ “tràn” cái đói đã được cụ thể hóa với sức tàn phá dữ dội. - Bức tranh
toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói “bồng bế dắt díu nhau
xanh xám như những bóng ma” và sau đó là “chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi
ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” . Có thể nói, cái đói, cái khát, cái chết
đã len lỏi vào từng đường thôn ngõ xóm, gõ cửa từng gia đình. Kim Lân đã đưa cuộc
sống của người nông dân lao động trong thời kì đô hộ của thực dân và phát xít vào
trang viết của mình như tất cả những gì tăm tối nhất. - Cái chết đã bao phủ cả bầu trời
và mặt đất. Dưới ngòi bút của Kim Lân, không gian nghệ thuật của tác phẩm ngột ngạt,
bức bối đến tắc thở. Người chết như ngả rạ, còn những người sống thì sống một cuộc
sống lay lắt vật vờ thoi thóp, một cuộc sống không ra sống. Có đến hai lần nhà văn so
sánh người như ma nhằm diễn tả đó là lúc cõi âm tràn vào cõi dương. Kiểu so sánh đó
bộc lộ cái nhìn tê tái của Kim Lân về cái thời ghê rợn. Cuộc sống được nhìn như một
bãi tha ma khổng lồ, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc. Cái
đói tàn phá hiện hình lên từng gương mặt người: trẻ con không nhúc nhích – cái đói đã
giết chết bản tính trẻ thơ của chúng. Người dân xóm ngụ cư “khuôn mặt hốc hác u tối”.
Không cần một lời kết tội hùng biện, nhưng đọc những dòng văn của Kim Lân ta thấy
như là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo vạch trần bản chất phi nhân tính của bè lũ
cướp nước. Bao nhiêu con người đã phải ra đi trong cái đói, cái khát. Nạn đói 1945, Hồ
Chí Minh trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” đã nói : “Kết quả là từ cuối năm ngoái sang đầu
năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói ”. Chỉ với vài
dòng văn ngắn ngủi Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi ngậm ngùi, xót xa
thương cảm với số phận của người dân lao động Viêt Nam trước cách mạng tháng
Tám. - Một buổi chiều “tối sầm lại vì đói khát” con người đang chìm dần trong bóng tối,
“không nhà nào có ánh đèn, lửa”. Không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ
chết, tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Cái đói đã biến con người thành cái xác
không hồn vật vờ quằn quại . Cái đói đang tràn lan như một dịch bệnh tàn nhẫn và phô
bày sức mạnh hủy diệt thật là khủng khiếp, Kim Lân đã đặt hình ảnh những người sống
bên cạnh hình ảnh người chết, cho thấy ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết
. - Giữa thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, Kim Lân dám đặt vào đó một đám
cưới thì quả là táo bạo. Người ta lấy nhau khi ăn nên làm ra, đám cưới là hiện thân của
sự sống, hạnh phúc ấy vậy mà Tràng và người vợ nhặt quyết định đưa nhau về trong
vòng bủa vây của cái chết, cái đói. Nó đeo bám quyết liệt, đậm đặc trong không khí của
tác phẩm, nó vẩn lên thành màu, thành mùi, thành tiếng: màu xanh xám của da người
chết, mùi gây của xác người, tiếng thê thiết của đàn quạ... Cả một xã hội là một đám
ma khổng lồ, Tràng đưa vợ về trong một buổi chiều chạng vạng, đau thương đó. Trong
truyện “Một đám cưới” Nam Cao đã nhìn đám cưới như đám ma, còn ở đây Kim Lân đã
phát hiện ra giữa những đám ma là một đám cưới. Có lẽ cho đến mãi mãi sau này, nạn
đói 1945 vẫn sẽ được xem là một đau thương nhất của lịch sử dân tộc. Đám cưới của
Tràng xuất hiện trên không gian bi thảm ấy. Tràng nhặt được vợ. Có thể nói, trên cái
nền tối sầm lại vì đói khát, vẻ đẹp ánh sáng của niềm tin của tình thương lại lung linh
tỏa sáng làm ấm thêm, đẹp thêm bức tranh tình người. Do tình cờ xui khiến mà Tràng –
Thị, hai thân phận “bèo bọt” trôi dạt vào nhau chụm thành nên bếp mà nhóm lên ngọn
lửa hạnh phúc. - Tác giả đã tạo cho thiên truyện một phông nền đặc biệt nhàu nát, ảm
đạm, tối tăm, có phần nghiệt ngã. Mảng tối của bức tranh hiện thực đau buồn chính là
phép đòn bẩy cho mảng sáng của tình người, của khát vọng hạnh phúc tỏa ánh hào
quang. a. Tràng đưa vợ về nhà trước con mắt tò mò của những người xóm ngụ cư.
Tâm trạng Tràng có những biến đổi rất tinh tế qua cái nhìn của nhà văn Kim Lân. +
“Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai
mắt thì sáng lên lấp lánh”. Từ một gã dân ngụ cư xấu xí, ế vợ, lần đầu tiên hắn cảm
nhận được hạnh phúc. Tràng trong tâm trạng lâng lâng, vui sướng, tủm tỉm cười, thích
chí. Ánh mắt tràn đầy hi vọng. Nó đối lập hoàn toàn với khung cảnh thê lương, ảm đạm
của xóm ngụ cư. Đấy là gì nếu như không phải là cái bộ dạng sung sướng, cái cảm
giác đang ngất ngây trong men say hạnh phúc, dù nó mới bắt đầu trong Tràng? +
Trước con mắt tò mò của những đứa trẻ, “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra
hiệu không bằng lòng”. Nếu như trước đây hắn thường xuyên nô đùa với đám trẻ thì
dường như việc có vợ khiến Tràng trưởng thành. Hắn ý thức được mình cần tách biệt
với đám trẻ con. Kim Lân diễn tả rất thành công cách cư xử của Tràng với lũ trẻ con
trêu đùa, để gã trai này mắng yêu lũ trẻ “Bố ranh!”. Gã trai tưởng chừng ngờ nghệch
này cũng khéo léo biết mấy để đưa vợ về nhà trước những cặp mắt tò mò và những lời
trêu đùa. + Trước con mắt tò mò và ái ngại của người dân xóm ngụ cư “Ôi chao! Giời
đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này
không?”, Tràng vẫn không hề lo sợ tương lai. Trong trái tim anh cu Tràng giờ đây chỉ có
niềm hạnh phúc mới vừa nhen nhóm. Dường như mọi âu lo, nghịch cảnh khắc nghiệt
của cuộc sống cũng không thể ngăn con người hướng về những giá trị đích thực là có
một mái ấm gia đình, được yêu thương. Và không có gì ngăn nổi niềm tin, niềm hi vọng
của họ vào tương lai. Đó chính là giá trị nhân văn đầy cảm động của truyện ngắn này
+ Trước sự ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia của thị “hắn cũng biết
thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Việc
có vợ khiến Tràng trở nên hãnh diện với mọi người trong xóm ngụ cư và ngay cả với
bản thân mình hắn cũng không thể giấu nổi niềm vui, niềm hạnh phúc. b. Kim Lân rất
tinh tế khi miêu tả nét tâm lý, tính cách của thị. Nhà văn như lọt vào trong nỗi thẳm sâu
tâm tư tình cảm ấy của người phụ nữ năm đói. Người đàn bà bề ngoài tưởng như đáng
khinh ấy khi lâm vào cảnh cùng đường phải theo không Tràng trong lòng cũng vừa thấy
tủi phận, vừa e thẹn, ngượng ngập: “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón
rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Cái dáng
vẻ ấy không giấu nổi những cặp mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư. Người ta thấy
“Thị thèn thẹn hay đáo để” khi nhận thấy cặp mắt những người xung quanh đang đổ
dồn cả về phía mình “Thị ngượng ngịu chân nọ díu vào chân kia”. Kim Lân như nhìn
thấy cả nỗi tủi nhục của kiếp người, thấy cả trong bước chân liêu xiêu, bước díu vào
nhau kia là cả tủi hờn, xấu hổ. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế và cảm động những
bước chân ngập ngừng e thẹn trên đường về nhà chồng của thị. Qua đó, chúng ta thấy
Kim Lân rất thấu hiểu tình cảnh tội nghiệp, cực chẳng đã của người vợ nhặt. Hoàn
cảnh tàn nhẫn xô đẩy chị có lúc thành ra trơ tráo, cong cớn, nhưng cái bản chất thực
của chị không phải là như vậy. Ẩn sâu trong tâm hồn chị vẫn là người con gái giàu lòng
tự trọng. Cái hay của tác phẩm là không để cảnh ngộ xua con người đi đến tận cùng
của cái tầm thường, hèn hạ. + Cũng như Tràng, thị mong muốn có hạnh phúc, có một
mái ấm gia đình dù ban đầu cái mong muốn ấy không hề xuất hiện. Thị tự nguyện về
làm vợ Tràng chẳng qua vì đói. Người đàn bà ấy đến với Tràng trước hết chỉ như đến
với một chốn có thể tựa nương trong thời buổi đói kém, không hề có biểu hiện của tình
yêu hay niềm khát khao hạnh phúc. Nhưng Kim Lân, bằng vốn sống và sự tinh tế của
mình, đã khám phá ra cái bản chất đẹp của người vợ nhặt: niềm khát khao hạnh phúc.
c. Những người dân trong xom ngụ cư khi “Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn
bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm”. Họ “bàn tán” và khi họ “hiểu đôi phần”
khuôn mặt họ “bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên” . Tình huống đã tạo nên sự thay đổi mới mẻ
theo hướng tích cực : bên bờ vực cái chết vì đói khát vẫn biết cảm thông cho nhau , tin
tưởng vào điều tốt đẹp : “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm
tối ấy của họ”. Rõ ràng cuộc hôn nhân kì lạ của Tràng đã làm bừng sáng niềm yêu
thương trong xóm ngu cư vốn như những nhà mồ hoang lạnh với những sinh linh đang
tuyệt vọng trong cơn đói khát . Tình yêu, khao khát hạnh phúc như ngọn gió xua đuổi tà
khí u mê vây bủa con người. Viết đoạn văn này Kim Lân đã khẳng định sự sống và ý
chí vươn lên chống lại định mệnh của con người luôn mãnh liệt. ❖ Mở rộng: - Kim Lân
mượn cái đói như một phép thử để làm nổi bật cái tình, như một bối cảnh khảo sát sức
sống của con người. Cuộc sống đói nghèo chỉ có thể làm teo tóp phần thể xác chứ
không thể hủy diệt được tình yêu thương đồng loại, không thể dập tắt ngọn lửa khát
vọng sống trong mỗi cá nhân. Hiện thực đó chỉ là phông nền, là hoàn cảnh để vẻ đẹp
của tâm hồn con người, tình yêu thương của những con người dành cho nhau tỏa sáng
đẹp đẽ.
- Phản ánh hiện thực khốn cùng của người lao động điều mà Kim Lân muốn hướng
đến không phải là cái đói, cái chết mà là để khẳng định sự sống của họ, khẳng định dù
trong hoàn cảnh cơ cực, con người vẫn vươn lên để sống và khát khao. Kim Lân viết
Vợ nhặt không chỉ bằng con mắt hiện thực sắc lạnh mà còn bằng cả trái tim chan chứa
yêu thương và trân trọng con người. Qua đó, nhà văn phát hiện ra những tia sáng về
đạo đức và danh dự, đằng sau những số phận bi kịch là vẻ đẹp tâm hồn, là những khát
khao bản năng của con người.

Tràng trong buổi sang hôm sau


* Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”và đoạn trích. 0.5
* Giới thiệu về nhân vật Tràng: Tràng là một nông dân ngụ cư nghèo khổ,
làm nghề kéo xe bò thuê. Gia cảnh Tràng neo đơn, ngoại hình xấu xí, thô kệch, tính
tình ngờ nghệch. Trong nạn đói khủng khiếp của năm 1945, hắn bỗng dưng nhặt được
vợ. Hắn đưa vợ về nhà giữa những lời xì xầm, ái ngại của những người dân trong xóm
ngụ cư. Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong không gian đặc quánh mùi chết
chóc và tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người mất. 0.5
* Cảm nhận về nhân vật Tràng ở buổi sáng hôm sau:
– Cảm nhận về nhân vật Tràng:
+ Tràng với cảm giác sung sướng, hạnh phúckhi có vợ. Sau đêm tân hôn hạnh phúc,
chất men say của tình yêu khiến cho Tràng cảm thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra. Hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ đến hôm nay vẫn
chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
+ Tâm trạng ngạc nhiên ngỡ ngàng của Tràng trước sự đổi thay trong 2.0

chính ngôi nhà của mình. Dưới bàn tay săn sóc của mẹ và vợ Tràng, ngôi
nhà rách nát đã trở nênsạch sẽ gọn gàng, trở thành một mái ấm thực sự. Một người vô
tâm như Tràng cũng cảm nhận được sự đổi thay kì diệu đó: xung quanh mìnhcó cái gì
vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.
+ Tràng đã trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, chín chắn trong hành
động. Cuộc sống gia đình và hạnh phúc vợ chồng đơn sơ, bình dị đã làm thay đối nhận
thức, suy nghĩ của Tràng. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của
hắn lạ lùng… Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo
lắng cho vợ con sau này. Tràng đã thực sự trở thành người đàn ông của gia đình, biết
lo toan, có trách nhiệm. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc
gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống
độc đáo – tình huống nhặt vợ để qua đó thấy được sự thay đổi trong tính cách, tâm
trạng của Tràng từ khi có vợ. Đoạn trích đã thể hiện diễn biến tâm lí tinh tế của Tràng ở
buổi sáng hôm sau, kết hợp với ngôn ngữ kể, tả mộc mạc, giản dị và cách kể chuyện tự
nhiên, hấp dẫn.
* Đánh giá về hình tượng nhân vật Tràng
– Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh số phận cùng khổ của
người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi
ca vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc.
Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm trạng của nhân vật Tràng: từ bất
ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúc tột cùng; từ ngờ nghệch, vô tâm trở thành người đàn ông
trưởng thảnh, có trách nhiệm.
– Xây dựng hình tượng nhân vật Tràng, nhà văn đã thể hiện thái độ đồng cảm, trân
trọng với khát vọng hạnh phúc của con người để từ đó khẳng định: dù trong tình huống
bi thảm tới đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng,
vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người. Đây
cũng chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
https://hocnguvan.net/de-trong-tam-thi-tn-2022-de-chuyen-sau-doan-van-vo-nhat-kim-
lan

- Phản ánh hiện thực


khốn cùng của người lao
động điều mà Kim Lân
muốn

You might also like