You are on page 1of 36

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

Câu 1

a. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc “buồn trông…”

→ Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc chán chường, mong ngóng, chờ đợi của
Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích. Nàng luôn mong ngóng ngày được thoát ra khỏi đây
nhưng không biết bao giờ mới ra được bởi vậy cứ buồn rầu rồi nhìn cảnh vật. Ngoài ra,
điệp ngữ còn có tác dụng tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh tới cảm xúc của
người đọc.

b. Biện pháp tu từ: lặp từ “khi”, “mình”, “sao”

→ Tác giả muốn nhấn mạnh sự chán chường, bẽ bàng trước hoàn cảnh chính mình
của nhân vật trữ tình. Cuộc đời của nàng vốn đã bất hạnh, giờ đây nhìn lại nàng thấy
mình thật thảm hại, như ngọc nát đá tan.

c. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc “đã cho… đã đày…”

→ Qua biện pháp lặp, tác giả muốn nhấn mạnh sự bạc mệnh của những người tài hoa
trong xã hội cũ. Tạo hóa đã ban cho họ tài năng hơn người và cũng khiến họ khổ hơn
người, tài năng và cuộc đời của họ dường như đánh đố nhau khiến người đọc nghe
không khỏi xót xa cho số phận bất hạnh của họ.

Câu 2

a. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “Chập
chờn cơn tỉnh cơn mê”, “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”.

→ Giúp tác giả dễ dàng tái hiện được cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Kim Kiều trong
Truyện Kiều. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật tình cảm của hai người dành cho nhau, dù
cả hai đều mến mộ nhau nhưng đều tỏ ra e ngại, thẹn thùng.

b. Biện pháp tu từ: đối vế câu “Một mình nương ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ tóc se
mái sầu”, “Phận dầu dầu vậy cũng dầu/ Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”…
→ Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong đêm. Dường như nàng đang
bầu bạn với ngọn đèn khuya, cô đơn, buồn bã, mong chờ vào một điều gì đó, rồi lại
thấy thương cho chính bản thân mình.

c. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm đường”

→ Nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình chỉ có trăng làm bạn, làm tri kỷ. Đồng
thời, biện pháp đối như vậy giúp lời thơ trở nên cân xứng, câu văn thêm hài hòa và thu
hút người đọc hơn.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích – Hoàng Phủ


Ngọc Tường)
Tóm tắt : Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta hình như được
thiên nhiên dành cho thành phố Huế: sông Hương. Con sông cũng có hai tính cách:
ngang bướng như "một cô gái Digan hoang dại" mà cũng vô cùng trữ tình, thơ mộng.
Cũng theo tác giả, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của
nghệ sĩ, từ các nghệ sĩ hiện đại cho đến các nghệ sĩ trong dòng văn học thời phong
kiến xa xưa. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương,
sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định:
"Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước".

Bố cục + Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương
Nội dung chính Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi
súc tích và đầy chất thơ về sông Hương.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày
4/1/1981, in trong tập sách cùng tên
2. Đề tài Vẻ đẹp sông Hương
3. Phương thức biểu đạt Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm
4. Thể loại Bút kí
5. Ngôi kể Ngôi thứ 3

Tìm hiểu văn bản

Câu 1
- Thượng nguồn: sông Hương được miêu tả với vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt và mạnh
mẽ.

+ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn

+ như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại

+ Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa
học, đã chế ngự được sức mạnh bản năng của người con gái của mình để khi ra khỏi
rừng…

- Ngoại vi thành phố, giữa các đồng bằng châu thổ: sông Hương mang dáng vẻ yểu
điệu, quyến rũ của một người thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa

+ “người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa”

+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”

+ dòng sông chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu của người thiếu nữ

+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”

- Trong lòng thành phố: sông Hương mang dáng vẻ nhẹ nhàng, lững lờ trôi

+ như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc
của vùng ngoại ô Kim Long

+ nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như
những vầng trăng non.

+ con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi qua thành phố…
như những vấn vương của một nỗi lòng.

Cau 2

- sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và
man dại

→ Sự hoang dã, mạnh mẽ của dòng sông được tác giả khéo léo so sánh với hình ảnh
cô gái Di-gan xinh đẹp mà man dại. Nàng đẹp nhưng đó là vẻ đẹp thuần túy của thiên
nhiên, sự thuần khiết của tự nhiên, bởi vậy mà vẻ đẹp đó mang theo chút gì đó rất
huyền bí, tự nhiên của một vẻ đẹp chưa được thuần hóa, vẫn mang theo hết sự hoang
dại, huyền bí của thiên nhiên, cảnh vật nơi thượng nguồn. Đó là một vẻ đẹp thuần
nguyên, vẻ đẹp không pha lẫn tạp chất.

- người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh
đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

→ Sông Hương khoác lên mình vẻ đẹp của một người thiếu nữ đang nằm ngủ yên với
dáng vẻ yểu điệu, thục nữ, dịu dàng. Cái sự hoang dã, man dại khi nãy dường như biến
mất, cảnh vật thơ mộng xung quanh đã bào mòn đi vẻ đẹp nguyên thủy của sông
Hương mà thay vào đó là dáng vẻ yểu điệu của một người thiếu nữ. Một dòng sông
tuyệt đẹp, uốn khúc lượn quanh nhẹ nhàng.

- sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim
Long

→ Đó là cảm xúc của một người lâu ngày xa quê, được gặp lại bạn bè, cảnh vật quen
thuộc khiến nó vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Để rồi khi vào trong lòng thành phố, sông
Hương mang dáng vẻ tĩnh lặng, lững lờ trôi qua từng ngóc ngách, nhánh nhỏ của thành
phố. Đó là vẻ đẹp yên bình, nơi được coi là bến đỗ của sông Hương khiến nó thả mình
theo dòng chảy, lững lờ tận hưởng “nhà” của mình một cách bình yên, say sưa…

Đó đều là những cung bậc cảm xúc, dáng vẻ của dòng sông Hương nhưng đã được
nhân cách hóa. Qua cái nhìn đầy trữ tình và con mắt đầy lãng mạn của nhà văn, sông
Hương hiện lên như một con người hoàn chỉnh, có những cung bậc cảm xúc khác
nhau, mới mẻ và độc đáo khiến người đọc không khỏi thích thú, đắm theo.

Câu 3

+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ
có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới
nơi gặp thành phố tương lai của nó.
+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu”
như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.
+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ...
xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.
+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ
đánh đàn trong đêm khuya”.
+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
→ Như vậy, trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một
cách gần gũi, thân thiết. Những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng cho người đọc
hình dung sông Hương với thành phố Huế không khác gì một đôi tình nhân.
Phân tích:
Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như tìm thấy mình khi gặp thành phố thân
yêu, nó vui hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Dòng sông
"kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hương Tây Nam - Đông Bắc", tự "uốn một cánh
cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi" như một tiếng
"vâng" không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, nó là
niềm tự hào của xứ Huế và của con người Huế bởi nó đem một nét đặc trưng riêng mà
không dòng sông nào có được. Sông Hương đánh thức được linh hồn dân tộc, nó khác
hẳn với các dòng sông khác ở cảnh lập "lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền
chài của một linh hồn mô tê xưa cũ". Sông Hương thật yên bình là bởi ở đó còn có hình
ảnh của những con người mưu sinh. Sông Hương trôi đi "chậm, thực chậm" như không
muốn rời khỏi thành phố yêu quý để lại một mặt hồ yên tĩnh. Khi chảy trong lòng thành
phố Huế, nó còn đem đến "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó "ngập ngừng
như muốn đi muốn ở". Không chỉ nhẹ nhàng như một điệu "slow" tình cảm, sông
Hương còn được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của nhà văn. Sông Hương
và những chi lưu của nó đã tạo nên những nét cổ kính của cố đô bởi những nhánh
sông đào mang nước của sông Hương "tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cửa".
Sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, khiến cho nhà thơ có những
liên tưởng đến với cảnh được ngồi trên thuyền lênh đênh, nghe ca Huế trên dòng sông
lấp lánh ánh trăng bởi nhà văn đã nhiều lần thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban
ngày. Sông Hương chảy vào thành phố bỗng làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và
kín đáo bởi sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử và nó gắn
liền với vẻ đẹp của con người xứ Huế. Sông Hương về với Huế như người con gái đi
được nửa cuộc đời và tìm được tình nhân đích thực của mình cho nên nó có chút e
thẹn và kín đáo của người con gái đang yêu. Dưới ngòi bút điêu luyện của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, sông Hương được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau và mang
vẻ đẹp của toàn thành phố rất đỗi thơ mộng, trữ tình.
Câu 4 Theo em, phương diện nổi trội hơn đó là cảm xúc về con sông. Bởi trong suốt
tác phẩm, bên cạnh những thông tin khách quan về con sông mà tác giả có được như
về địa lý, dòng chảy, hướng chảy… thì ông luôn đem đến những sự so sánh, lý von,
liên tưởng mới mẻ về sông Hương, từ thượng nguồn cho đến hạ lưu của sông.

Hơn nữa, những sự ví von, nhân hóa mà tác giả sử dụng đều hết sức mới mẻ và đúng
hoàn cảnh nên nó đã tạo nên điểm nhấn của tác phẩm. Để qua đó, người đọc không
chỉ thấy có một con sông về mặt địa lý mà nó giống như một sinh vật đang tồn tại, gắn
bó với con người – một vẻ đẹp ẩn dấu được tác giả khám phá ra.

Câu 5 Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động một cách hết sức tài tình
trong bài tùy bút. Không quá phô trương và sa đà trong việc nói về những kiến thức về
khoa học, địa lý, ông luôn đan xen những câu văn bày tỏ cảm xúc, cùng những sự ví
von tinh tế của mình.

Ví dụ ở phần đầu, khi miêu tả con sông từ thượng nguồn, bên cạnh miêu tả yếu tố cảnh
vật, thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội ở đây, tác giả đã khéo léo đan xen những câu văn so
sánh, ví von như so sánh sông Hương như người con gái Di-gan xinh đẹp mà man
dại… Chính bởi cách kết hợp như vậy, những câu văn mang đậm chất khoa học của
ông dường như bị lãng quên mà thay vào đó, người đọc sẽ chỉ nhớ đến cô gái Di-gan,
người con gái xinh đẹp đang mơ màng trong giấc mộng…

Bằng cách vận dụng kiến thức linh hoạt như vậy, ông muốn gửi gắm đến người đọc
một hình ảnh sông Hương hoàn toàn độc đáo, đẹp đẽ với vẻ yểu điệu của thiếu nữ, vẻ
hoang dại của cô gái Di-gan… Đó chính là phần hồn của dòng sông Hương đã được
tác giả khám phá, ghi nhận và truyền tải đến người đọc.

Câu 6 Cách đặt tên nhan đề đó của tác giả hết sức độc đáo, nó vừa là một câu hỏi tu
từ, vừa là một câu hỏi khẳng định .

- Nhan đề đó nhằm mục đích khơi dậy những khát vọng, niềm tự hào của con người khi
muốn mang cái đẹp gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.

- Không những vậy, cách đặt nhan đề như vậy của tác giả đã khơi dậy sự tò mò, trí
tưởng tượng trong lòng người đọc. Ông đã dẫn dắt người đọc đi vào tác phẩm của
mình một cách hết sức tự nhiên, truyền cảm hứng của mình nhằm ca ngợi vẻ đẹp của
đất nước, quê hương mình.
- Đó là một cách dẫn đầy độc đáo, sáng tạo và mới mẻ mà tác giả muốn gửi gắm đến
người đọc trước khi đưa họ đến với sông Hương thơ mộng nơi xứ Huế.

Câu 7 Đoạn trích trên đã được tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để
làm nổi bật nên một hình ảnh sông Hương mang theo hồn của xứ Huế mà tiêu biểu
trong đó là:

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, từ ngữ tinh tế: tác giả đã kết hợp linh hoạt, sáng tạo
chất khoa học và chất văn học. Sử dụng cả nhưng câu văn miêu tả khách quan về
dòng sông và cả những câu văn thể hiện rõ cái chất văn học lãng mạn trữ tình của tác
giả. Ngôn ngữ hài hòa, độc đáo, mới mẻ là một trong những yếu tố chính tạo nên thành
công của tác phẩm.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…: trong suốt
quá trình miêu tả của mình, tác giả luôn kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ không chỉ
làm nổi bật nên một hình ảnh dòng sông thay đổi trạng thái một cách uyển chuyển mà
nó còn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc, sự yêu mến của tác giả đối với dòng sông mang
đậm chất trữ tình, sử thi này.

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực: không chỉ am
hiểu về lĩnh vực địa lý, dòng sông Hương thơ mộng ấy còn được nhân cách hóa như
một người đồng chí, một đối tượng trữ tình của những người chiến sĩ, các nhà thơ từ
xưa đến nay. Từ đó không chỉ giúp ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả mà
nó còn làm nổi bật lên sự gắn bó lâu dài của dòng sông Hương với người dân xứ Huế
nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

“Và tôi vẫn muốn mẹ...” (Trích Những nhân chứng


cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em – Xvét-la-na A-lếch-
xi-ê-vích – Svetlana Alexievich)
Nội dung chính Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một
bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn
nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng
của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu
thương gia đình hơn.
Tóm tắt Bài viết kể về một cậu bé sống trong thời kỳ chiến tranh. Cậu bị xa lánh khỏi
gia đình và phải sống trong những hoàn cảnh khắc nghiệt với những đứa trẻ khác. Các
đứa trẻ phải chịu đựng nhiều thiếu thốn như không có đủ thức ăn và phải chờ đợi ở
những nơi an toàn. Tình trạng đói khát và bất ổn trong cuộc sống khiến cho những đứa
trẻ cảm thấy mất mát và nhớ gia đình của mình, đặc biệt là mẹ. Nhân vật chính của câu
chuyện là một cậu bé, luôn mong muốn gặp lại mẹ của mình. Nhưng dù tìm kiếm đến
mọi nơi, anh không tìm được mẹ của mình và đành chấp nhận sự thật đau lòng rằng
mẹ của anh có thể đã mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, anh vẫn giữ hy vọng và
nhớ mãi về mẹ của mình. Câu chuyện thể hiện sự đau khổ và cảm xúc của các em nhỏ
trong thời kỳ chiến tranh.
Bố cục
- Phần 1 (Lớp một...không có chiến tranh): Chuyến di tản khỏi chiến tranh của nhân vật
tôi.
- Phần 2 (Họ chở chúng tôi...hái tầm ma mà): Cuộc sống khó khăn, gian khổ trong
chiến tranh.
- Phần 3 (Còn lại): Mong ước của nhân vật tôi.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ được trích trong “Những nhân chứng cuối
cùng” sáng tác năm 1985
2. Đề tài Kí ức chiến tranh, tình mẹ con
3. Phương thức biểu đạt Tự sự
4. Thể loại Kí
5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất

Tìm hiểu văn bản

1 Truyện kể về nhân vật tôi, vào năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một
chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật tôi và hàng chục đứa trẻ khác được
đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn
phải chịu cảnh đói khát và di tán. Rồi nhân vật tôi trốn ra và sống cùng một gia đình
nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật tôi vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình nhưng
không có kết quả. Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn còn.

2 Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại đó là tháng,
năm sự kiện diễn ra; địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ; các sự việc đều diễn ra liền
mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của tác giả.
3 * Cuộc sống nghèo đói, khổ cực

- không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ…

- rồi nạn đói bắt đầu

- … người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn.

- người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu thịt rất nhỏ…

- …có thể ăn cả xô xúp, bởi trong xúp chẳng có gì.

- chúng tôi ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non…

→ Đó là tình cảnh của cuộc sống di tản bởi chiến tranh. Ở đó, những đứa trẻ đáng ra
phải nhận được tình yêu thương lại phải chịu cảnh nay đây, mai đó, không có đủ thức
ăn để ăn mà chỉ gắng gượng để sống sót bằng cách ăn mọi thứ mà chúng có.

* Cuộc sống thiếu vắng tình thương của mẹ

- Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa… chúng tôi khóc rền. Gọi ba
gọi mẹ.

- Cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ”…

- … ai đó bất ngờ nhắc đến mẹ, lập tức tất cả khóc òa

→ Đó là tiếng khóc của những đứa trẻ đáng thương, chúng còn quá nhỏ để xa mẹ.
Chúng ngày đêm mong ngóng ngày được gặp lại ba mẹ của mình trong vô vọng.

4 Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải
những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại.

Trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò là người kể chuyện – người chứng
kiến toàn bộ và cũng tham gia vào câu chuyện này. Những câu chuyện mà nhân vật tôi
kể đều có cụ thể thời gian, địa điểm rõ ràng; mọi người ra sao; trong tình cảnh như thế
nào… tất cả đều được nhân vật tôi chứng kiến và kể lại. Bởi có lẽ đó là một phần ký ức
kinh hoàng, đáng sợ về những năm tháng tuổi thơ gắn với chiến tranh, sống trong lo
sợ, đói nghèo và thiếu vắng tình thương. Tác giả luôn cảm thông, chia sẻ với mọi người
xung quanh, là một đứa trẻ hiểu chuyện và sống có tình cảm. Đặc biệt đó là nỗi nhớ
mẹ, cậu bé ấy ngày đêm mong ngóng, hỏi han về mẹ của mình, rồi bắt đầu hành trình
tìm kiếm trong vô vọng. Để cuối cùng, sau bao nhiêu năm trôi qua, nỗi ám ảnh về
những năm tháng đó vẫn còn và cậu bé ngày ấy đã lớn lên, nhưng cậu vẫn muốn được
gặp mẹ - cảm xúc ấy vẫn không thay đổi suốt bao nhiêu năm trôi qua.

5 Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người
đọc là sự chân thực của từng câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả
kể lại một cách ngắn gọn, cô đọng bằng chính những cảm xúc thật của mình – của một
người đã trải qua hết những câu chuyện ấy. Những tình cảm trong đó đều quá đỗi chân
thật, nó gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh một cách hoàn hảo.

Và qua văn bản này, em nhận ra rằng: chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh.
Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó. Cậu bé trong truyện và bạn của cậu chính
là hình ảnh của chúng ta khi gặp chiến tranh, nó khổ sở, thiếu thốn và đau đớn đến
nhường nào. Và cái chúng ta thấy mới là những thứ diễn ra ở hậu phương, còn ngoài
chiến trường kia, sự chết chóc sẽ là vô kể, mọi thứ đều sẽ trở lên khủng khiếp khi chiến
tranh xảy ra, chúng ta phải ngăn chặn nó.

6 Hai câu cuối của truyện như một lời tâm sự thầm kín từ tận đáy lòng của nhân vật tôi.
Chiến tranh đã qua đi, ông cũng đã may mắn sống sót và có cuộc sống mới với gia
đình và 2 con của mình, dù cho những ký ức về năm tháng tuổi thơ gắn với chiến tranh
vẫn còn đó. Hai câu cuối đã phản ánh hậu quả của chiến tranh để lại đối với tuổi thơ
của đứa trẻ ngày nào. Họ đã lớn lên, nhận thức được mọi thứ nhưng sự thiếu thốn tình
mẹ ấy vẫn còn đó, trong thân xác của một người lớn tuổi, cậu vẫn nhớ về mẹ mình, vẫn
muốn được gặp mẹ và được ôm vào vòng tay ấm áp đó. Đó là niềm khao khát, sự
mong mỏi trong vô vọng của một đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở
chúng ta một điều rằng: có những câu chuyện sẽ chẳng thể quên được dù thời gian có
trôi qua.

Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ


– Trần Tuấn)
Nội dung chính Tác phẩm Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà
Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực
tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây.
Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung
cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và
Xuân Diệu.

Tóm tắt Cà Mau- mảnh đất được nhà văn Trần Tuấn lựa chọn là mảnh đất sẽ đến
thăm quan và khám phá, tất cả như ngoài sức tưởng tượng của ông một khung cảnh
tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người, để rồi sau chuyến đi đó, tác giả đã
viết nên tác phẩm Cà Mau quê xứ. Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí
tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và
đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh
và con người nơi đây.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường
của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà
Mau
2. Đề tài Khung cảnh thiên nhiên và con người Cà Mau
3. Phương thức biểu đạt Tự sự
4. Thể loại Kí
5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất

Tìm hiểu văn bản

1 - Cảm xúc của tác giả khi đến Mũi Cà Mau đó là cảm xúc bồi hồi, mong chờ vào
những thứ sắp diễn ra, những gì sắp xảy đến, mong muốn khám phá thêm nhiều điều
mới mẻ khi đến đây.

- Tâm thế đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm hình thành lên cảm
xúc chủ đạo của tác phẩm.

2 Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được
thể hiện qua hình ảnh những ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước, cơ sở gia công, hình
ảnh cá bơi lội ở biển dưới sàn… Cùng với đó là những nhân vật có thật, những người
dân chất phác, cần cù lao động như anh Nguyễn Hoàng Phúc, nhà anh Phúc chị Tuyết
– chủ một cơ sở gia công ghẹ… Các nhân vật đều gắn với công việc, ngành nghề và
đặc điểm của họ, từ đó làm nổi bật nên sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của người dân
nơi Đất Mũi.

3 Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu,
Nguyễn Bính về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
→ Những liên tưởng đó gợi cho người đọc về tâm hồn thấm nhuần tinh hoa văn hóa
văn học Việt Nam của tác giả. Nó không chỉ thể hiện sự gần gũi giữa văn học với đời
sống mà nó có thể hiện sự sống mãi của văn học trong giá trị tinh thần của mỗi người
để rồi khi bắt gặp một cảnh vật quen thuộc, chúng ta có thể lập tức nhớ à tác giả này
từng nhắc đến, từng đi qua…

Đó chính là cách thể hiện sự sống còn của các giá trị văn học. Không những vậy nó
còn thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của người viết bởi chỉ khi tác giả thật sự nắm rõ về
các tác phẩm cũng như tác giả này thì ông mới có thể lấy dẫn chứng một cách chi tiết
và phù hợp hoàn cảnh đến như vậy.

4 Chất trữ tình của tác phẩm được tác giả thể hiện hài hòa qua những hình ảnh về con
người, cảnh vật nơi Đất Mũi.

Mặc dù nó chỉ là những hành động, khung cảnh sinh hoạt đơn giản nhưng nó khiến
khơi dậy ở người đọc một sự đồng cảm, một niềm cảm mến, thân thương về thiên
nhiên cảnh vật và con người nơi đây.

Hơn nữa, chất trữ tình được thể hiện rõ qua các chất liệu văn học được tác giả sử
dụng. Nó không chỉ thể hiện tầm hiểu biết của người viết mà nó còn mang đến một
cách thể hiện mới mẻ, một sự sáng tạo vượt bậc trong cách viết tản văn.

5 Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh Đất Mũi hiện lên mang theo vẻ đẹp giản dị, bình
yên của một vùng quê nơi tận cùng Tổ quốc. Nó giản dị, đơn sơ đến lạ thường – nơi
sinh sống của những người dân cần cù lao động, chịu thương chịu khó và luôn hòa
hợp với thiên nhiên.

Đây cũng là nơi hội tụ một hệ sinh thái rộng lớn, nơi trú ngụ của các loài chim, sinh vật
biển… Đó cũng là mảnh đất khiến con người không kiềm chế được cảm xúc mà làm
những chuyện không mấy bình thường khi đến đây (tác giả và bạn của ông đã lôi
những tập thơ ra đốt và thả xuống biển, hay người thì ôm cây cột mốc, kẻ thì ôm cây
đước, kẻ thì nằm lăn xuống bùn lầy… ).

Nó không xa hoa, hào nhoáng, đông vui nhộn nhịp như xứ Sài Gòn, Hà Nội… nhưng
với sức hấp dẫn lạ thường, Mũi Cà Mau vẫn níu chân những du khách đến đây bằng vẻ
đẹp bình dị và thân thương của nó để rồi khi rời đi, ai ai cũng đều có một chút nghẹn
lòng, không nỡ.
6 Theo em, trong hai phương diện trên, phương diện thực sự nổi trội ở bài tản văn này
là “tình cảm, cảm xúc chủ quan của “tôi” khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người Đất
Mũi.” Bởi xuyên suốt bài tản văn, ta luôn bắt gặp những câu chuyện của tác giả đan
xen những câu văn viết về thiên nhiên và con người Đất Mũi.

Tác giả không chỉ đem đến những thông tin khách quan mà ông còn đưa ra những cái
nhìn chủ quan của mình, những cảm nhận thực sự về cảnh vật, những cái ông nhìn
thấy, chứng kiến… tất cả đều được ghi lại một cách cụ thể, đầy đủ.

Bởi vậy, cái thứ ta nhìn thấy qua tác phẩm không phải là những thông tin sáo rỗng,
những câu từ vô cảm mà ẩn trong đó là cả sự trân trọng, niềm yêu mến, gắn bó của tác
giả dành cho mảnh đất giản dị, thân thương này. Ông yêu mến nó như chính quê
hương của mình, thứ tình cảm ấy tuy được vun đắp trong khoảng thời gian ngắn ngủi
nhưng đủ sâu đậm khiến ông không nỡ rời xa mảnh đất này.

7 Tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ hết sức giản dị, kể tả kết hợp đan xen một
cách hài hòa. Đặc biệt trong đó, tác giả sử dụng nhiều câu văn, câu thơ của nhiều tác
giả trước đây nhằm văn học hóa những thứ mình cảm nhận được, chứng kiến được.
Đây được coi là một trong những điểm sáng của tác phẩm.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như liệt kê, ẩn dụ… nhằm
làm nổi bật sự đa dạng trong các cung bậc cảm xúc của mình dành cho vùng Đất Mũi.
Khi thì háo hức, chờ mong, khi thì nhớ nhà… đó đều là sự đặc sắc trong cách thể hiện
tình cảm của tác giả.

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ


thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
Cau 1 a. Sự sáng tạo trong cách phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác
giả đảo tính từ lên trước danh từ (Xanh om và trắng xóa)

Bởi theo quy tắc ngôn ngữ thông thường sẽ là cổ thụ xanh om và tràng giang trắng
xóa, như vậy sẽ đúng với trật tự danh từ rồi đến tính từ. Nhưng ở đây để tăng giá trị
biểu đạt, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của sự vật
được nhắc tới.

b. Sự sáng tạo trong cách phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác giả sử
dụng những từ ngữ mới lạ để chỉ trăng (nhiều trăng quá, tuôn).

Bởi theo quy tắc thông thương, sẽ không ai nói là “nhiều trăng quá” vì trăng chỉ có một
và hiếm khi có ai sử dụng từ “tuôn” để chỉ sự tràn ngập ánh sáng của trăng. Việc sử
dụng từ ngữ mới này không chỉ làm nổi bật hình ảnh ánh trăng trong đêm mà nó còn
tạo nên sự mới mẻ trong cách miêu tả sự vật của người viết.

Cau 2

a. Các cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường: “vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông
Hương, như triết lí, như cổ thi”, “mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa
Thiên Mụ ngân nga”

→ Không tuân theo các quy luật thông thường, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng
cách kết hợp từ độc đáo, tìm ra mối liên hệ giữa những sự vật vốn không liên quan đến
nhau. Qua đó, tác giả nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, mang đậm chất Huế
của dòng sông Hương. Khẳng định đó không chỉ là dòng sông của quá khứ mà còn cả
của hiện tại và tương lai.

b. Cụm từ có cách kết hợp không bình thường: “lỏng tay thơ thẩn”

→ Việc sử dụng từ ngữ như vậy nhằm thể hiện mục đích của chuyến đi đến Đất Mũi
của tác giả. “lỏng tay thơ thẩn” thể hiện trạng thái buông bỏ tất cả, không đặt ra bất cứ
quy tắc, kế hoạch gì. Qua đó, ta thấy được sự phóng khoáng, tự do của tác giả, đến đi
một cách tự nhiên, khám phá Cà Mau một cách ngẫu hứng.

3 - Các từ ngữ có thể thay thế cho “cái nắng miệt mài”: cái nắng chói chang, cái nắng
chang chang, cái nắng gắt.

- Các cụm từ trên tuy có thể thay thế cụm từ “cái nắng miệt mài” nhưng xét về mặt ý
nghĩa thì chúng không thể hay và phù hợp với hoàn cảnh bằng cụm từ đó. Bởi cái nắng
miệt mài có thể hiểu là cái nắng chói chang, nhưng nó không quá gắt để khiến người
khác cảm thấy khó chịu. Từ “miệt mài” đó có thể hiểu cái nắng đó như hòa quyện với
cuộc cãi vã của hai thằng miền Trung, thể hiện họ miệt mài, say sưa như cái nắng của
Đất Mũi vậy, chói chang nhưng khiến con người cảm thấy dễ chịu.

4 a. Cụm từ “đọt phù sa” dùng để chỉ những đợt phù sa vẫn còn lắng đọng. Tác giả sử
dụng từ không chỉ làm tăng giá trị biểu đạt của câu văn mà nó còn thể hiện một nét đặc
sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

b. Tác giả so sánh con Sông Đà dài và đẹp như một áng tóc trữ tình và mang theo cả
vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn của núi rừng Tây Bắc. Điều đó không chỉ làm tăng sức biểu cảm
của câu văn mà nó còn nhấn mạnh, làm nổi bật lên vẻ đẹp của sông Đà. Vẻ đẹp ấy
không chỉ mang dáng dấp của con người mà nó còn mang theo vẻ đẹp của tự nhiên núi
rừng Tây Bắc.

Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)


Tóm tắt Khoảng giữa năm 1931, làng báo Sài Gòn xuất hiện một nữ phóng viên chính
hiệu ở tuần báo Phụ nữ Tân văn. Nữ phóng viên đó là Manh Manh nữ sĩ
Bố cục
- Phần 1 (Nói "Nữ phóng viên....cổ vũ cho nữ quyền): Tiểu sử của Manh Manh.
- Phần 2 (Bà Kiêm xuất hiện...phê bình, ghi chép): Những đóng góp của Nguyễn Thị
Kiêm cho phong trào phụ nữ mới.
- Phần 3 (Còn lại): Ca ngợi của tác giả về nữ sĩ.

Nội dung chính Văn bản giới thiệu về cuộc đời và hoạt động của Manh Manh nữ sĩ
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà
báo Trần Nhật Vy.
2. Đề tài Giới thiệu người mở đường cho thơ mới
3. Phương thức biểu đạt Thuyết minh
4. Thể loại Ký sự
5. Ngôi kể Ngôi thứ 3

Tìm hiểu văn bản


1 Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời
niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật.

→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn
nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng
nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản.

2 Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì
quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.

Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của
Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài
báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ
sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

3 Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng
vẻ mà còn cả về nét mặt.

→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua đó, ta nhận
thấy bà là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng không tính là cao ráo mà
như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến
từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa
nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có.

4 Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản qua các phong trào, các cuộc biểu tình
đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi
giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định
kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng
định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở
của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi trong lĩnh vực
báo chí, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công
chúng.

5 Qua văn bản, ta có thể biết được rằng phong trào Thơ mới đã từng diễn ra rất mạnh
mẽ và nhận được sự săn đón nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Nội dung của Thơ
mới khá đa dạng, nó không chỉ xoay quanh những câu chuyện về nỗi xa quê, xa nhà,
tình yêu quê hương, đất nước mà nó còn mang nội dung về bình đẳng giới, về nữ
quyền mà những người phụ nữ muốn gửi gắm. Sự lan tỏa của phong trào chính là lúc
phụ nữ nói lên tiếng nói của mình.
6 Bài viết gợi cho em suy nghĩ rằng vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội
chưa bao giờ là ít hay yếu kém hơn đàn ông. Sự đóng góp của họ trong các phong trào
luôn là to lớn và nó cũng góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nhưng
do ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phong kiến, sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc
vận động vẫn luôn hạn chế, dù vậy họ vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn luôn tiến lên phía
trước, đấu tranh vì mục tiêu chung của dân tộc và của chính họ.

Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai


– Ri-sát Oát-xơn – Richard Watson)
Tóm tắt Trí thông minh nhân tạo AI sắp trở thành hiện thực và sẽ trở thành một trợ lý
đắc lực cho con người, nhưng cũng mang đến không ít rủi ro nếu con người không
nắm quyền kiểm soát
Bố cục
- Phần 1: AI sắp trở thành hiện thực
- Phần 2: Điều gì xảy ra tiếp theo
Nội dung chính Văn bản đã đưa ra dự báo về tương lai nhân loại, đó là sự phát triển
vượt bậc của trí tuệ nhân tạo AI
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Văn bản “Trí thông minh nhân tạo” được trích trong cuốn sách “50 ý tưởng
về tương lai” (năm 2012).
2. Đề tài Trí thông minh nhân tạo AI
3. Phương thức biểu đạt Thuyết minh
4. Thể loại Văn bản thông tin
5. Ngôi kể Ngôi thứ 3

Tìm hiểu văn bản


1

2 Việc sử dụng sơ đồ không chỉ giúp phần kiến thức mà tác giả muốn truyền tải trở nên
khoa học hơn mà người đọc cũng phần nào dễ dàng nắm bắt được thông tin chính,
những thông tin cần thiết về sự phát triển của AI trong tương lai.

3 - Chủ đề: Trí thông minh nhân tạo.

- Các ý chính và ý phụ:

+ AI sắp trở thành hiện thực

AI mạnh và AI yếu

Sự phát triển của công nghệ AI trong tương lai

+ Điều gì sẽ xảy ra khi AI phát triển nhanh chóng

Những vấn đề trong tương lai mà con người phải đối mặt khi công nghệ AI phát triển

Các vấn đề được đặt ra khi AI phát triển.

- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản rất khoa học bởi tác giả đã kết hợp nhiều hình
thức khác nhau như sử dụng phương tiện sơ đồ tư duy, hình ảnh nhằm làm nổi bật nội
dung muốn truyền tải đến người đọc về AI. Nó không chỉ giúp người đọc dễ nắm bắt
nội dung mà nó còn làm tăng hiệu quả giao tiếp.
4 Tác giả cho rằng có rất nhiều sự nghi ngờ về sự phát triển của AI và nó xoay quanh
câu hỏi AI có thực sự thay thế được con người hay không.

Câu hỏi ở cuối bài của tác giả thể hiện một cái nhìn khách quan về vấn đề AI ngày
càng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống con người ở hiện tại và tương lai. Tác giả
như đang muốn nhắc nhở chúng ta đừng quá lạm dụng vào công nghệ AI bởi suy cho
cùng nó chỉ là công cụ hỗ trợ con người chứ không thể thay thế con người.

5 Tác giả đưa ra dự đoán rằng loài người sẽ bước sang một kỷ nguyên tiến hóa mới,
thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất máy móc và đạt được sự bất tử ở một mức độ nào
đó. Ngay cả khi máy móc không đạt được độ tinh tế như trên thì chúng vẫn sẽ trở lên
thông minh và tương lai nó sẽ đảm nhận nhiều chức năng giống như con người ở hiện
tại.

Em không đồng tình với quan điểm trên của tác giả và chúng ta phải hiểu rằng chúng
ta tạo ra nó để trợ giúp con người chứ không phải thay thế con người và nó phải luôn
đặt dưới sự kiểm soát của con người. Bởi vậy, con người sẽ tìm mọi cách để ngăn
chặn sự phát triển quá mức của máy móc và luôn giữ tầm kiểm soát trong tay của
mình.

6 Một ví dụ điển hình về sự phát triển của AI đó là chúng ta sẽ không nhìn thấy nhân
viên đâu mà thay vào đó là những rô bốt phục vụ, chúng thay thế con người tiếp nhận
sự gọi món và mang thức ăn ra đến tay của khách hàng. Như vậy, đó là biểu hiện của
sự thay thế con người của trí tuệ nhân tạo trong những bước đầu. Máy móc từ việc
thay thế con người làm những việc nặng nhọc trong nhà máy, giờ đây nó đã chuyển
qua thay thế con người ở những công việc khác trong ngành dịch vụ và điều đó đã làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp và đó chính là mặt trái của trí thông minh nhân tạo. Bởi vậy,
chúng ta phải biết cách sử dụng nó sao cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất và
tránh những tác động tiêu cực của nó đến đời sống con người.

Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành


những vết thương (Huy Đăng)
Bố cục
- Phần 1: Mục tiêu ban đầu
- Phần 2: Vượt qua những nỗi đau
Nội dung chính Văn bản cung cấp thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người
khuyết tật Paralympic cùng với thông điệp nhân văn cao cả
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Văn bản Pa-ra-lim-pic: Một lịch sử chữa lành những vết thương được đăng
trên báo Tuổi trẻ Cuối Tuần, ngày 05/9/2021.
2. Đề tài Thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic
3. Phương thức biểu đạt Thuyết minh
4. Thể loại Văn bản thông tin
5. Ngôi kể Ngôi thứ 3
Tóm tắt Văn bản cung cấp thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người khuyết tật
Paralympic đồng thời nhấn mạnh những năng lực đặc biệt của những người không
may mắc khiếm khuyết trên cơ thể. Từ đó đem tới nhiều thông điệp nhân văn

Tìm hiểu văn bản

1- Chủ đề của văn bản: tinh thần vượt lên chính mình của các vận động viên trong cuộc
thi Pa-ra-lim-pích

- Cách tiếp cận văn bản đặc biệt ở chỗ tác giả đã đưa ra một phần sa pô trước khi vào
bài có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tạo sự tò mò và hứng thú cho người đọc.

2 Trong văn bản, tác giả sử dụng linh hoạt chữ kết hợp với hình ảnh và những dẫn
chứng qua lời kể của nhân vật. Điều đó không chỉ làm nội dung của tác phẩm ngày
càng sáng tỏ mà nó còn giúp việc trình bày tác phẩm trở lên dễ hiểu và logic hơn. Từ
đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm hơn.

3 - Mục tiêu ban đầu của Pa-ra-lim-pích

+ Hoàn cảnh ra đời

+ Đối tượng tham gia

+ Sự ra đời chính thức của Pa-ra-lim-pích

- Vượt qua những nỗi đau:

+ Câu chuyện của Van Gát


+ Câu chuyện của Brét-ly Xnai-đơ

4 Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của
Pa-ra-lim-pích. Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời,
sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích. Yếu tố này đã góp phần làm
sáng tỏ nội dung của văn bản mà tác giả gửi gắm.

5 Quan điểm trân trọng tinh thần vượt lên chính bản thân mình của những người
khuyết tật.

Quan điểm đó được thể hiện bằng những tấm gương cụ thể như: Van - Gát, Xnai -
đơ,...

6 Con người là loài động vật bậc cao nhất, bởi vậy mà ý chí nghị lực của họ được coi là
vượt bậc so với những loài động vật khác. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến mức
nào đi nữa, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt
qua nghịch cảnh. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ
đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. gặp
bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình. Cuộc đời dường như trở nên
tăm tối, u ám và rồi họ tìm đến thể thao như một vị cứu tinh của họ. Họ tham gia và
thấy bản thân mình không vô dụng như mình nghĩ, họ thi đấu và giành chiến thắng để
chứng minh rằng mình còn giá trị. Đó chính là cách họ vượt qua nghịch cảnh của chính
mình.

Câu 7 Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ
thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi
thường. Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là
những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm
thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu
nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không nên kì thị họ.

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ


1 Trong những văn bản đọc của Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, ngoài việc biểu
đạt bằng ngôn ngữ, tác giả sử dụng một số phương thức biểu đạt khác như hình ảnh,
sơ đồ tư duy, bảng biểu…

Sơ đồ tư duy: giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin về ý chính, ý phụ của
văn bản, hiểu được văn bản theo một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.
Hình ảnh: tăng sự sinh động trong cách diễn đạt. Việc minh họa các đoạn văn bằng
những hình ảnh không chỉ giúp người đọc nhớ lâu mà còn tạo ấn tượng cho người đọc
về văn bản…

2 a. Tác giả nêu ra các khái niệm, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất
y tế, tiếp thị, thương mại điện tử, trợ lý ảo…

→ Bằng việc đưa ra các thông tin như vậy, kết hợp với việc sử dụng infographic với
màu sắc và cách trình bày khá bắt mắt, Tác giả không chỉ giúp người đọc dễ dàng nắm
bắt thông tin mà còn hiểu cặn kẽ về vấn đề. Từ đó, dần hình thành lối tư duy logic cho
người đọc.

b. Những thông tin về nhà thơ Huy Cận gồm: tiểu sử cuộc đời, vị thế xã hội và sự
nghiệp sáng tác của ông. Ở Bài 2 – Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình được khắc
họa rõ nét và hợp lý hơn. Cách thể hiện thông tin cũng khác nhau bởi ở bài này, tác giả
sử dụng infographic nên nó có phần rõ ràng, mạch lạc hơn, còn ở Bài 2 sử dụng
phương tiện ngôn ngữ là chủ yếu nên nó có phần nhàm chán và dài dòng hơn.

c. Theo em, có thể trình bày infographic vào những hoạt động như thuyết trình, poster
cho các hoạt động…

Câu 3
Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên
1- Bài viết đề cập đến sự ngày càng suy thoái của hệ thống sinh thái trên thế giới hay
còn được gọi là tiếc thương sinh thái.

- Những thông tin cơ bản được bài văn trình bày:

+ Giới thiệu thông tin khái quát về hiện tượng

+ Giải thích bản chất và nguyên nhân của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”

+ Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở những nơi được coi là tiền tuyến của biến đổi khí
hậu toàn cầu.

+ Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ảnh hưởng đến cả những nơi được coi là “hậu
phương” của biến đổi khí hậu.

+ Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp
xã hội.

+ Khẳng định lại hiện tượng nổi bật cần quan tâm do hậu quả của biến đổi khí hậu.

2 * Hệ thống ý của văn bản

- Giới thiệu thông tin khái quát về hiện tượng

- Giải thích bản chất và nguyên nhân của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”

- Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở những nơi được coi là tiền tuyến của biến đổi khí
hậu toàn cầu.

- Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ảnh hưởng đến cả những nơi được coi là “hậu
phương” của biến đổi khí hậu.

- Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp
xã hội.

- Khẳng định lại hiện tượng nổi bật cần quan tâm do hậu quả của biến đổi khí hậu.
3 Tác giả đã lồng ghép các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận để chuyền tải
thông tin đến người đọc.

Tác dụng của các yếu tố:

- Tự sự giúp việc trình bày trở lên khoa học và có trình tự hơn, từ đó làm rõ luận điểm
của bài mà không phá vỡ mạch của bài viết.

- Miêu tả và biểu cảm hỗ trợ, bổ sung và làm sâu sắc, sinh động hơn yếu tố tự sự.

- Nghị luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nói đến, khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh
khác nhau, để từ đó giúp người đọc có thể hiểu vấn đề một cách rõ ràng, tường tận
hơn.

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)


Tóm tắt Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời,
sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường
danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi
cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc
lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh
quan tiến bộ hiện đại.

Bố cục
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan.
- Phần 2 (10 câu thơ tiếp): Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu.
- Phần 3 (còn lại): Quãng đời khi cáo quan về hưu.
Nội dung chính Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công
Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính
của mình một cách mạnh mẽ.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn
2. Đề tài Bản lĩnh của cá nhân tác giả
3. Phương thức biểu đạt Biểu cảm
4. Thể loại Ca trù
Tìm hiểu văn bản

1 - Những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả: ông ngất ngưởng, ông Hy Văn tài
bộ, tay ngất ngưởng…

→ Những từ ngữ xưng hô ấy thể hiện một phong cách tự do, phóng khoáng, yêu đời và
tự do thể hiện cá tính của mình của tác giả. Không còn gò bó, bận rộn với cuộc sống
quan trường, ông hoàn toàn được tự do, làm điều mình thích, sống cuộc sống hưởng
thụ, nhàn hạ và thể hiện cái tôi của mình một cách tự do, yêu đời.

2 Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, ta có thể chia bài thơ thành 3 phần chính:

- Phần 1: 6 câu đầu

→ thái độ ngất ngưởng của tác giả giữa chốn quan trường

- Phần 2: 10 câu tiếp

→ thái độ sống ngất ngưởng của tác giả khi đã rời chốn quan trường

- Phần 3: còn lại

→ cuộc sống ngất ngưởng, tự do tự tại của tác giả.

3 - Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh
đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa sáng, làm chủ được tình thế
bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc
sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi ông đã rời xa
triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người
đều ngước nhìn, bởi đó là sự thể hiện cá tính một cách phô trương, tự do đôi khi là quá
đà nhưng vẫn giữ được đạo nghĩa quân thần của mình.

4 - Thái độ sống, phong cách sống khi ở chốn quan trường: thể hiện một sự hiên
ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa
sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.
- Thái độ sống, phong cách sống khi ở đã về hưu: thể hiện một sự tự do, phóng
khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi
ông đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống
của mình.

→ Qua 2 giai đoạn của cuộc đời, ta có thể thấy sự ngất ngưởng trong lối sống của tác
giả luôn được thể hiện, ở từng hoàn cảnh nó sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Khi
còn làm quan, ông luôn phải chịu sự áp đặt, theo một khuôn phép nhất định. Nhưng khi
về ở ẩn, ông có thể tự do tận hưởng.

5 Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn
làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của
một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của
mình.

Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất
của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải
mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề
sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan
mẫu mực.

6 Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của tác giả đều được thể hiện một
cách rất tài tình, thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng của ông. Một hình ảnh
rất điển hình có thể kể đến đó là khi về hưu, mọi người thường mong muốn một cuộc
sống bình yên, êm đềm với con cháu đề huề, hạnh phúc, nhưng không, ông không
sống theo lối sống bình thường như vậy, ông cưỡi bò đeo đạc, vừa đi vừa ngâm thơ,
du sơn, ngoạn thủy, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời bằng phong thái hiên
ngang đội trời đạp đất của mình. Một mình ông hiên ngang giữa đất trời, bỏ xa những
hủ tục phong kiến lạc hậu, ông sống đúng với cá tính, bản chất của mình.

Bản thân ông đã hoàn thành được những việc mà một kẻ sĩ phải làm được, ông đã
cống hiến sức mình vì triều đình, hoàn thành nghĩa vua tôi và rời xa chốn quan trường.
Ông chán ngán cuộc sống đấu đá trong cung, yêu sự tự do và tự ý thức được giá trị
của bản thân mình. Ông biết những hành động của mình đang làm và không do dự khi
làm chúng, mọi ranh giới của sự vướng bận dường như đều được xóa bỏ dưới con mắt
của ông.

Ngoài chủ đề chính, “Bài ca ngất ngưởng” còn đề cập đến những chủ đề về chính trị,
về triết lý sống an nhàn.

Câu 7 Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng
– tài tử trong bài thơ không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết
hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Một nhà Nho nhập thế - hành đạo nghĩa là họ hòa mình vào thế sự đời, giúp đỡ và tận
hưởng cuộc sống của một người bình thường nhưng mang trong mình những hiểu biết
uyên thâm. Và hình ảnh con người phóng túng – tài tử chính là một phần của một nhà
Nho nhập thế. Họ vào đời bằng cách riêng của mình, vẫn mang theo những kiến thức
uyên bác, thâm sâu ấy, giúp đỡ mọi người xung quanh, tận hưởng cuộc sống của mình
một cách tự do, phóng khoáng. Sự biểu lộ tính cách, suy nghĩ ra bên ngoài là một phần
của cuộc sống và mọi người đều nên như vậy. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chính
gốc tài giỏi nhưng ông mang trong mình một thói sống phóng túng, yêu tự do, ghét sự
trói buộc… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ông, những giá trị Nho học luôn hiện hữu, bao
gồm cả tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)


Tóm tắt Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong
trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh
anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết
ơn của người ở lại đối với người đã khuất.
Bố cục
- Lung khởi (Từ đầu đến ...tiếng vang như mõ): Cảm tưởng khái quát về cuộc đời
những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Thích thực (Tiếp theo đến ...tàu đồng súng nổ): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của
người nghĩa sĩ.
- Ai vãn (Tiếp theo đến ...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Lời thương tiếc người chết
của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
- Kết (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

Nội dung chính Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương
nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông
dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở
vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Tìm hiểu chung


1. Xuất xứ Tác phẩm được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế
nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 tháng
12 năm 1861
2. Đề tài Hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng
3. Phương thức biểu đạt Biểu cảm
4. Thể loại Văn tế (điếu văn)

Tìm hiểu văn bản

1 Bố cục của văn bản có thể chia thành:

- Lung khởi (từ đầu đến vang như mõ): Khái quát về cuộc đời của những nghĩa sĩ Cần
Giuộc

- Thích thực (tiếp… súng nổ): Hồi tưởng về những chiến công của những người nghĩa

- Ai vãn (tiếp… dờ trước ngõ): Lời tiếc thương của tác giả trước sự hy sinh của những
người nghĩa sĩ

- Kết (còn lại): Tình cảm xót thương của những người đứng tế trước sự ra đi của họ.

2 Câu văn như một lời khẳng định đanh thép của tác giả, nó không chỉ tái hiện hoàn
cảnh của đất nước lúc bấy giờ mà nó còn thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm của nhân
dân.
Câu đầu “Súng giặc đất rền” đã diễn tả sự khốc liệt trong thời buổi loạn lạc, kẻ thù xâm
phạm bờ cõi nước ta và gây nên những tội ác tày trời đối với dân tộc ta. Trước tình
cảnh đấy “Lòng dân trời tỏ” đã thể hiện rõ ý chí của dân ta, luôn một lòng một dạ phụng
sự cho Tổ quốc, khi có giặc ngoại xâm họ sẽ không ngần ngại mà cầm súng, giáo mác
mà đứng lên để chống giặc. Đó là tinh thần của những người con Nam Bộ nói chung và
của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hy sinh nói riêng.

3 Tác giả liệt kê ra hàng loạt những tội ác của kẻ thù bằng những lời văn đanh thép
“trông tin quan như trời hạn trông mưa”… Triều đình đã dần đầu hàng Pháp, những bậc
được cho là quan phụ mẫu của dân dần trở thành tay sai cho chúng cùng vơ vét, đàn
áp nhân dân. Bởi vậy người dân không chỉ căm ghét triều đình mà còn căm phẫn cả
những bè lũ tay sai nhà Nguyễn, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua câu “Bữa thấy
bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra
cắn cổ”…

Họ căm thù bọn giặc bán nước và lũ cướp nước, bởi vậy họ vùng dậy đấu tranh với
mong muốn bảo vệ được giang sơn bờ cõi của dân tộc. Tinh thần ấy dường như ta
cũng đã bắt gặp trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn những lời văn sôi
sục tinh thần chiến đấu vì độc lập của đất nước. Điều đó thể hiện một truyền thống từ
xưa đến nay, người dân Việt Nam đều mang trong mình tinh thần sôi sục lòng yêu
nước, sự căm ghét và ý chí chiến đấu quyết tâm bảo vệ Tổ quốc ta của nhân dân, nó
đều xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của dân tộc.

4 Các động từ được tác giả sử dụng: bày bố, cầm, đốt, dạy, chém rớt, đạp rào, xô cửa
xông vào, đâm ngang, chém ngược…

→ Tất cả nhằm thể hiện một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn của người dân dù
trong hoàn cảnh thiếu thốn quân trang quân bị, họ tận dụng những thứ mình có để
đánh kẻ thù, khiến chúng thất bại. Tinh thần thép của họ sẽ cảm hóa nỗi sợ kẻ thù, sợ
chết mà thay vào đó là một ý chí, nghị lực phi thường của dân tộc, quyết tâm đánh bại
kẻ thù, bảo vệ cuộc sống ấm no cho người dân.

5 Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh lịch sử mà cất tiếng khóc cho những người anh
hùng hi sinh vì Tổ quốc. Từ những âm thanh sầu thảm vang vọng lên qua đoạn văn,
chúng ta không phân biệt được đâu là tiếng khóc của tác giả, của nhân dân, gia đình
mà như nghe thấy một tiếng khóc chung của đất nước. Ngòi bút của Nguyễn Đình
Chiểu đã hội tụ lại mọi nỗi đau để cất lên tiếng khóc cao cả. Sau phút giây đau thương,
nức nở, lời ván đang đắm chìm trong thảm đạm bỗng tỉnh táo hẳn lên, nêu bật một
quan niệm tuyệt vời về nhân sinh, về lẽ sống và cái chết.

6 Kết thúc bài tế chính là lời ca ngợi những linh hồn đã khuất của Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy đã ra đi nhưng những công lao của họ luôn lưu mãi với thời gian. “Sống đánh giặc,
thác cũng đánh giặc” cho dù sống hay chết thì tinh thần vì tổ quốc mà chiến đấu vẫn
còn đó, linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo đất nước.

Câu 7 Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của
nhân dân đối với những người vì nước quên thân.
- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận
người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.
- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng
bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục
vùng lên để cứu nước, cứu nòi.
- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục
nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng
vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

Câu 8 Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót
thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân. Thủ pháp tương phản và cấu trúc của
thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của
những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-
be Anh-xtanh - Albert Einstein)
1 - Nội dung trọng tâm của văn bản: cộng đồng và cá thể

- Chúng ta có thể căn cứ vào cách lập luận, dẫn chứng mà tác giả đưa ra nhằm làm
sáng tỏ luận điểm chính của tác phẩm. Dựa trên cơ sở phân tích sự phụ thuộc, mối
quan hệ tương quan giữa cá nhân và cộng đồng, tác giả đã làm nổi bật sự tác động
qua lại và ý nghĩa của nó đối với hai đối tượng này, từ đó khẳng định mối quan hệ
không thể tách rời giữa chúng.

2 Những luận điểm cơ bản được triển khai trong văn bản:

- Khẳng định vai trò của cộng đồng đối với cá nhân trong đó.

- Đóng góp của các cá thể cho cộng đồng

- Thế nào là cộng đồng lành mạnh?


- Những vấn đề đang nảy sinh trong cộng đồng và cá thể loài người

- Lời biện giải cho lòng tin của tác giả về một tương lai tốt đẹp đang chờ đón chúng ta.

3 Sự phụ thuộc của một cá thể vào cộng đồng được tác giả ghi nhận qua những bằng
chứng hết sức gần gũi mà đôi khi chúng ta không để ý đến nhưng nó lại hoàn toàn
đúng:

- Chúng ta giống những động vật sống theo bầy

- Chúng ta ăn thức ăn của người khác trồng, mặc quần áo của người khác may, sống
trong nhà người khác xây.

- …những gì ta hiểu biết và tin tưởng cũng do những người khác tạo ra.

-…

→ Trước những bằng chứng đó, tác giả khẳng định mối quan hệ không thể tách rời của
cá nhân đối với cộng đồng, khẳng định chúng ta đều là những cá thể thuộc một cộng
đồng nhất định và chính cộng đồng ấy sẽ dắt lối cho chúng ta đến tương lai. Đó chính
là sự phụ thuộc của cá nhân vào tập thể và đó cũng chính là điều tác giả muốn truyền
tải đến chúng ta.

4 Những lí lẽ được tác giả sử dụng nhằm khẳng định vai trò của những cá thể sáng tạo
đối với sự phát triển của xã hội:

- Dễ nhận thấy rằng, trải qua bao thế hệ, tất cả tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức
mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo
đơn lẻ, người tìm ra cách dùng lửa, người tìm ra cách trồng trọt, người phát minh ra
đầu máy hơi nước.

- Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội,
vâng,… quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo.

- Nếu không có những cá thể sáng tạo và suy nghĩ phán xét độc lập, thì sự phát triển
lên cao của xã hội là khó tưởng tượng…

→ Những cá thể sáng tạo chính là động lực, nguồn gốc của sự phát triển trong tập thể.
Bởi họ mới là những người đưa ra được những phát minh, đổi mới sáng tạo nhằm
phục vụ cho đời sống của con người. Vì vậy, họ luôn luôn đóng một vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của cộng đồng.

5 Một tập thể muốn phát triển, phải có được những cá nhân vững mạnh và không
ngừng phát triển trong đó. Ngược lại, một cá nhân muốn phát triển được thì phải được
sống trong một tập thể lành mạnh, có đầy đủ điều kiện để phục vụ cho sự phát triển đó.
Đó chính là mối quan hệ hai chiều giữa cá thể và cộng đồng.

Chúng ta sẽ không thể phát triển được cộng đồng nhờ vào những cá thể lười biếng, tọc
mạch, hay sống trong một cộng đồng thiếu văn minh, lành mạnh, một cá nhân cũng khó
có thể phát triển được bởi xung quanh họ toàn là những điều kiện xấu. Đây vừa là
thuận lợi và cũng vừa là thách thức dành cho các cá nhân và tập thể.

Sự tương quan này buộc họ lại với nhau, khiến họ phải xem xét dựa trên các mối quan
hệ bởi sự phát triển của họ sẽ gắn liền với một tập thể nào đó và trong đó sẽ có nhiều
cá nhân khác. Điều đó như một lời nhắc nhở chúng ta cần thận trọng trong mỗi bước đi
của mình bởi nếu nó sai không chỉ ảnh hưởng đến một số cá nhân khác mà nó còn làm
ảnh hưởng đến cả một tập thể.

6 Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống”, đến
ngày nay nó còn phù hợp với thực tế một phần. Bởi dường như những vấn đề mà con
người đã từng gặp ở thế kỉ XX vẫn đang lặp lại với chúng ta – tại thế kỷ này.

Tư duy của con người vẫn không ngừng được phát triển và ngày càng đưa cuộc sống
của chúng ta thêm hiện đại và văn minh hơn bằng sự phát triển của công nghệ và máy
móc. Hay những vấn đề nổi cộm về chính trị vẫn đang hiện hữu tại đâu đó… Tất cả đều
vẫn diễn ra như một phần của tạo hóa với những vấn đề như nhau. Đó dường như là
quy luật chung của cuộc sống.

Câu 7 Tác giả luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp bởi ông luôn luôn đặt niềm tin vào
con người. Tương lai của xã hội chính là phụ thuộc vào những cá nhân sáng tạo này –
những người sẽ không ngừng hoàn thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của
xã hội.
Trong quá trình phát triển, ông tin rằng con người có thể tự khắc phục được những sai
lầm mình đã gặp phải, không ngừng đổi mới và phát triển cộng đồng nhằm phục vụ cho
cuộc sống của chính họ. Chính những tham vọng trong cuộc sống sẽ là một động lực
để thúc đẩy họ phải thay đổi, phải phát triển để theo kịp được với xu thế của thời đại,
bắt kịp với sự phát triển của cộng đồng rộng lớn.

Cách giải thích nghĩa của từ


1 * Bài ca ngất ngưởng

- Giải thích nghĩa của cả câu

- Nêu từ đồng nghĩa: tài bộ, người tái thượng, đông phong…

- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau đó tổng hợp lại: các, tùng…

* Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Giải thích nghĩa của cả câu: lòng dân trời tỏ, dân ấp dân lân, treo dê bán chó…

- Nêu từ đồng nghĩa: cui cút, làng bộ, linh…

- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau đó tổng hợp từ: đoạn kình, xác phàm…

2 Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích đối với nghĩa của từ
được sử dụng nhiều hơn đó là nêu từ đồng nghĩa và làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau
đó tổng hợp lại.

Bởi hai bài thơ trên thuộc thời phong kiến, cận đại và pha lẫn cả những từ địa phương
nên có nhiều từ ngữ được coi là cổ khiến người đọc khó hiểu vì không biết nó biểu đạt
hàm ý gì. Bởi vậy, việc giải thích nghĩa của từ ở đây chủ yếu là những từ đơn và từ
ghép nên việc sử dụng cước chú nêu ra từ đồng nghĩa và làm rõ từng yếu tố sẽ giúp
người đọc hiểu rõ của câu từ và nội dung tác giả muốn truyền tải hơn.

3 Cật: thân, mình

Ý của câu: thân mình chỉ khoác một mảnh áo vải, thân phận nghèo hèn

→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích nghĩa của cả câu.

Mã tà ma ni: chỉ chung lính đánh thuê cho thực dân Pháp (mã tà: cảnh sát, gọi theo
tiếng Ma-lai-xi-a; ma ni: lính chiêu mộ từ Philipin, được gọi theo tên thủ đô Ma-ni-la của
nước này)
→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích từng yếu tố của từ

Rồi nợ: xong nợ, hết nợ (rồi: xong)

→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích từng yếu tố của từ

4 - Phủ doãn Thừa Thiên: chỉ nhà ở của quan đứng đầu tỉnh Thừa Thiên.

- Quan hai: chức quan xếp thứ hai theo phẩm hàm trong quân đội Pháp

→ Cách giải thích trên dù đúng nhưng đều mang sự sơ sài và giải thích chưa thực sự
rõ nghĩa của từ. Bởi vậy, cách giải thích cũ của tác giả trong từng tác phẩm vẫn cụ thể
và rõ nghĩa hơn cách giải thích của em.

5 Việc lấy thêm ví dụ trong từ điển có tác dụng giúp người đọc hiểu tường tận hơn về
nghĩa của từ và nó là một trong những cách khiến chúng ta nhớ từ được lâu hơn bởi
khi áp dụng nó vào một câu thì nó sẽ mang một nghĩa hoàn chỉnh khiến ta nhớ.

6 Khi phân tích cái hay của tác phẩm, việc sử dụng mỗi từ điểm để giải thích cho nghĩa
của từ vẫn là chưa đủ. Bởi trong từ điển, cách giải thích của nó chỉ bao gồm một phần
ví dụ như về ngữ nghĩa, ví dụ… và có nhiều từ sẽ không rõ nghĩa bởi họ chưa khai thác
đến mặt lịch sử, cách sử dụng của từ đó, đặc biệt là những từ cổ. Vì vậy, để cước chú
của chúng ta được đầy đủ và rõ ràng, ngoài cách áp dụng nhiều hình thức cước chú
khác nhau chúng ta cùng cần phải sử dụng nhiều nguồn tra cứu khác bên cạnh từ điển,
về điển tích, điển cố và lịch sử sử dụng của nó. Như vậy, phần cước chú của chúng ta
sẽ đầy đủ và sinh động hơn.

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
1 Đặc điểm nhận biết văn bản là một văn bản nghị luận mà không phải văn bản thông
tin về một tác phẩm nghệ thuật là:

- Các ý trong văn bản được triển khai rõ ràng, mạch lạc theo hướng phân tích

- Mục đích của văn bản là làm rõ chủ đề về bức tranh Mưa thu. Pu-skin của họa sĩ V.E.
Páp-cốp.

- Văn bản bàn luận về nét độc đáo của tác phẩm

- Bố cục chặt chẽ theo bố cục của bài văn nghị luận
→ Đây là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm
nghệ thuật.

2 Những bằng chứng được sử dụng trong bài viết đều rất cụ thể và rõ ràng và nó luôn
gắn với mưa thu và nhà thơ vĩ đại Pu-skin. Các bằng chứng tác giả đưa ra không chỉ
chỉ rõ hoàn cảnh cũng như nguồn cảm hứng của bức tranh mà người họa sĩ có từ đâu,
tất cả đều rất chi tiết từ năm cho đến hoàn cảnh rồi kích thước…

Điều đó không chỉ mang đến những kiến thức mới cho người đọc mà nó còn thể hiện rõ
nguồn gốc đầy chất trữ tình của bức tranh. Hay những chi tiết nhỏ từ bức tranh cũng
được ghi lại bằng những câu văn và từ ngữ mang đậm chất thơ như khiến người đọc
lạc vào thế giới vừa đẹp, vừa đượm buồn của bức tranh. Nó không chỉ cho thấy được
tài hoa của người nghệ sĩ vẽ bức tranh mà còn giúp người xem hiểu được tường tận ý
nghĩa của bức tranh.

3 Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết cần phải đảm bảo
những điều kiện sau:

- Chủ đề bàn luận phải rõ ràng và phải hướng đến một mục tiêu chung

- Bố cục rõ ràng gồm mở, thân kết và phần thân phải triển khai các ý nhằm làm sáng tỏ
luận điểm chung của bài.

- Yếu tố biểu cảm bị hạn chế trong văn nghị luận và thay vào đó là yếu tố miêu tả, nghị
luận, tự sự

- Tổng kết nghệ thuật được tác phẩm đưa ra bàn luận.

You might also like