You are on page 1of 3

II.

KHÁM PHÁ VĂN BẢN


1. Đối tượng trữ tình: dòng sông Hương
- Sông Hương được nhân cách hoá thành hình ảnh của người phụ nữ.
- Trong mối quan hệ với cái tôi trữ tình, sông Hương được nhìn như một tình nhân.
- Góc nhìn: hành trình/ quá trình kiếm tìm để đến với tình yêu 🡪 quá trình biến đổi.
2. Phương thức biểu đạt chính
Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
3. Đặc điểm của đối tượng trữ tình
a. Vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn thiên nhiên
a1* Sông Hương ở thượng nguồn
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
- Biểu cảm:
Nhận định sông Hương là “dòng sông đẹp” “thuộc về một thành phố duy nhất” => Cảm xúc
tự hào sâu sắc, hàm chứa cả tình thương mến (cảm xúc quen thuộc của tình yêu)
- Miêu tả: Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn.
+ Con sông vừa “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy
như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa
những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng …” => Từ ngữ tạo hình, gợi tả chính
xác đặc điểm của sông Hương ở thượng lưu với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, có phần hoang dã, vừa
trữ tình say đắm lòng người.
+ “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.”
=> Con sông Hương được nhân hoá như một thực thể đầy sống động.
- Nghị luận: Nhận định thấu đáo của tác giả về từng chặng biến đổi của sông Hương.
+ Trước khi về đến vùng châu thổ, sông Hương như một bản “trường ca của rừng già”. =>
Cảm hứng ngợi ca.
+ Khi còn ở giữa lòng Trường Sơn, sông Hương được ví với “cô gái Di-gan phóng khoáng
mà man dại” => Vẻ đẹp nữ tính, vừa dịu dàng vừa mãnh liệt hoang sơ.
+ Sau khi ra khỏi rừng, sông Hương được ví với “người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở”.
=> Dòng sông mang vẻ đẹp đằm thắm, là khởi nguồn, sự bắt đầu của không gian văn hoá Huế.
Sông Hương có mối quan hệ gần gũi thiêng liêng với dấu ấn văn hoá của dân tộc, đất nước.
⇨ “Cần phải đào sâu, tìm hiểu về bản chất vẻ đẹp của sông Hương.”
⇨ Khẳng định vẻ đẹp của dòng sông qua từng giai đoạn biến đổi và vai trò văn hoá của
nó đối với vùng đất Huế theo thời gian.
=> Kết luận:
Sông Hương được nhìn nhận dưới những hình thái khác nhau của người. phụ nữ. Dòng sông
được khắc hoạ vừa mãnh liệt, cuộn xoáy, vừa dịu dàng và say đắm.
a2* Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Phương thức biểu đạt: Miêu tả, thuyết minh, nghị luận
- Miêu tả: Hành trình của sông Hương
+ Hình ảnh, chi tiết: “Người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hoá đầy hoa dại”.
→ vẻ đẹp tươi trẻ, lãng mạn.
+ Hình dáng: “chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo
những đường cong thật mềm” ; “dòng sông mềm như tấm lụa”.
+ Màu sắc: sắc nước của sông thay đổi trong ngày “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
→ Chặng đường “đi tìm” Huế của sông Hương được khắc hoạ vô cùng sinh động.
- Thuyết minh: Thuỷ trình của sông Hương được thể hiện qua những cụm từ chỉ hướng chảy:
chuyển dòng, tìm kiếm, theo, vấp, chuyển mình, ôm, vượt,…
+ Kiến thức về địa lý: các địa danh, nơi chốn được kể tên như Châu Hoá, ngã ba Tuần, điện
Hòn Chén, Ngọc Trản, thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán. chân đồi Thiên Mụ, chân núi
Ngọc Trản, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo, …
→ Vẽ bản đồ của dòng sông bằng ngôn ngữ.
- Nghị luận: Vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương “như triết lý, như cổ thi” … “đến lúc mặt
nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”.
→ Sự kết hợp giữa sóng nước và âm vang của tiếng chuông như gợi lên những suy tư trong
lòng người về cuộc sống (làm gợn lên những cơn sóng lòng).
→ Âm thanh “kéo dài trên mặt nước” giống những dòng suy tư trong tâm trí của con người.
=> Kết luận:
● Hình dung sinh động chặng thủy trình của sông Hương ở ngoại vi thành phố.
● Góc nhìn độc đáo: chặng đường vất vả, gian nan để kiếm tìm người tình 🡪 con sông có
tâm hồn, có mối lương duyên đặc biệt với Huế.
a3* Sông Hương giữa lòng thành phố Huế.
Phương thức biểu đạt: Miêu tả, thuyết minh, nghị luận, tự sự
- Miêu tả: Hành trình của sông Hương giữa thành phố
+ Hình ảnh, chi tiết:
● “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô
Kim Long, kéo một nét thẳng” cho đến khi gặp “ chiếc cầu trắng của thành phố in ngần
trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non” => tâm trạng của một. người đi xa
“tìm đúng đường” về đang náo nức, bồi hồi.
+ Hình dáng: Khi giáp mặt ở Cồn Giã Viên, dòng sông “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến
Cồn Hến” “như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. => Liên tưởng tới những tình
cảm e lệ, dịu dàng, kín đáo của người thiếu nữ.
- Thuyết minh: Lý giải vì sao dòng sông có tốc độ chảy chậm.
“nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị’, “cùng với hai hòn đảo nhỏ
trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố
đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ đồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh”.
- Tự sự: “Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi … thôi chợt thấy quý
điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố …” => Liên tưởng đặc biệt giữa sông Nê-
va của Lê-nin-grát để từ đó làm bật lên điệu chảy lặng lờ, chậm rãi rất riêng của sông Hương.
- Nghị luận: Dòng chảy của sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” =>
Mượn đặc trưng của một điệu nhạc chậm rãi, ngập ngừng mà liên tưởng tới dòng sông như
một thực thể gắn bộ mật thiết với Huế, dùng dằng nửa như muốn đi, muốn ở.
=> Kết luận: Hành trình của sông Hương qua thành phố Huế được ví như một người tình trải
qua nhiều cung bậc (từ gắn bó, say đắm đến hoà quyện + dâng hiến).
a4* Sông Hương rời xa thành phố Huế.
Phương thức biểu đạt: Miêu tả, thuyết minh, nghị luận, tự sự
- Miêu tả: Rời kinh thành Huế, “sông Hương chếch về hướng chính bắc”, “đột ngột đổi dòng,
đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn
Bao Vinh” => Liên tưởng tới chi tiết nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng.
- Nghị luận: “Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy…nỗi vương vấn, cả một chút lẳng
lơ, kín đáo của tình yêu” => Cảm nhận dưới góc nhìn tình yêu, gợi nhắc tấm lòng người Châu
Hoá xưa mãi chung tình với quê hương xứ sở.
=> Kết luận: Cuộc gặp gỡ của Huế và sông Hương như một cuộc hội ngộ của tình yêu và
sông Hương giống như người con gái si tình đang say đắm người tình nhân: có xa cách, nhớ
mong, có vượt qua trở ngại để gặp gỡ, có gắn bó thiết tha, có chia tay bịn rịn, lưu luyến,...

You might also like