You are on page 1of 3

Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt

Nam hiện đại, ông là một tri thức yêu nước


luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ – Ngụy ở miền Nam thời kỳ trước 1975. Ông chuyên viết về
bút ký, tản văn. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý...
Ông sinh ra ở Quảng Trị, nhưng lại gắn bó sâu sắc với cổ đỏ Huế nên những sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê
hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế như: "Ngồi trên đỉnh Phu Văn Lâu", "Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”... Trong đó, tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông” thực sự là một trong những trang viết hay nhất của ông về
dòng sông mang một huyền thoại đẹp — sông Hương.
Tác phẩm: Bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế năm 1981, in trong tập sách
cùng tên. Bài kỷ có 3 phần, đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn 12 được trích trong phần đầu của tác phẩm.
Với bút ký này, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng
chảy của nó từ Trường Sơn cho đến khi chảy qua thành phố Huế và xuôi về biển.
Lời dẫn: Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một nhà văn có phong cách hành văn độc đáo và có sở trường về thể bút kí, tùy bút.
Lời văn của ông được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đạm chất trữ tỉnh của cái tôi uyên bác,
tài hoa. Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống mỹ gian khổ, hào hùng của
dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
Trong tác phẩm, nhà văn đã gắn bỏ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước
và với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã dày công tìm tòi, tích lũy cả một đời người. Tất cả
những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp sông Hương như một nhân vật trữ tình, với
những nét tính cách phức tạp, biển đổi một cách kỳ diệu trong không gian và thời gian qua những lời văn giàu chất trí
tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm.
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG
Lời khẳng định của tác giả "Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến hình như chỉ sông
Hương là thuộc về một thành phố duy nhất". Trong lời mở đầu nồng nàn ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặt vị trí của
sông Hương ngang bằng với “những dòng sông đẹp" trên thế giới – nhưng trên hết tác giả khẳng định "chỉ sông Hương
là thuộc về một thành phố duy nhất". Lời khẳng định ấy cũng chính là niềm tự hảo của tác giả về dòng sông quê hương -
dòng sông thi ca đất mẹ.
1. Vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ địa lý
Bao gồm 4 đoạn chảy: vùng thượng nguồn – vùng đồng bằng – trong lòng thành phố Huế - khi rời xa thành phố.
Đoạn chảy 1: Sông Hương vùng thượng nguồn.

Dưới ngòi bút tinh tế, sâu sắc cùng tinh yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên với nhiều góc
độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Từ phương | diện địa lý, văn hóa, thi ca đến chiều dài của thời gian và chiều sâu của
không gian. Và dù dưới góc độ nào thì sông Hương vẫn rất đẹp và rất nên thơ.
Đầu tiên, tác giả muốn giới thiệu đến độc giả sống Hương ở vùng thượng nguồn. Đó là một vẻ đẹp không lẫn vào đâu
được, nó được vì "như một bản trường ca của rừng già”, cách ví von đỏ hoàn toàn dễ hiểu bởi sống Hương là dòng chảy
bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ ẩn khuất trong máy. Tuy vậy, dòng chảy của Hưởng giang không phải lúc nào
cũng "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn" hay "mãnh liệt qua những thác ghềnh, cuộn xoáy như cơn lốc vào những dãy vực
bị ẩn " mà cũng có lúc “nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa | những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Dường như chỉ có duy nhất màu đỏ, một gam mẫu đầy hoang dại ấy mới toát lên được vẻ đẹp đầy sức âm ảnh nhưng lại
rất đỗi bình dị của sông Hương. Giữa lòng Trường Sơn, dòng sông được nhân hỏa như “một cô gái Di-gan phóng khoáng
và man dại”, khi ra khỏi rừng già “sông Hương lại nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người
mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Không ai khác, chính "rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một
tâm hồn tự do và trong sáng". Để kết thúc hành trình vượt núi tìm về kinh thành, nhà văn đã trực tiếp đưa quan điểm |
của mình vào bản luận "Nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách
đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã trải qua". Lời trữ tình ngoại đề như thế một
chút thanh minh cho cô nàng Hương giang, vừa toát lên vốn am hiểu sâu sắc thủy trình của dòng sông thơ mộng. Nhưng
cô gái Di-gan ấy quả thực rất khó đoán, nàng đã khóa chặt tâm hồn "không muốn bộc lộ" bằng cách "đóng kín lại ở cửa |
rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân | núi Kim Phụng” và tiếp tục cuộc hải trình đi tìm người tỉnh của
mình với một tâm trạng "tươi vui".
Đoạn chảy 2: Sông Hương vùng đồng bằng (đoạn ngoại vi thành phố vùng đồng bằng Châu thổ)
Sau hành trình hàng vạn dặm xa xôi, người tình mong đợi đã đến “đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa
cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại". Năng gây ấn tượng bằng cách “chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột,
uốn mình theo những đường cong thật mềm mại". Cái cách chuyển dòng đột ngột ấy, được tác giả cảm nhận giống như
một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai Q của nó". Dòng chảy của năng không theo một quy
luật nhất định: lúc thì chảy theo hướng Bắc Nam qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản; lúc lại chuyển hướng sang Tây
Bắc “vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quân”, rồi “đột ngột về một vòng cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm
lấy chân đổi Thiên Mụ, xuất dần về Huế". Cứ mỗi điểm sông Hương chảy qua, là một lần độc gia được mở mang tầm
mắt, được hiểu biết thêm về những khu vực địa lý của vùng đất cổ đô. Quả đúng như ca đảo mà người dân nơi đây ngợi
ca.
"Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đỗ". Chắc hẳn, phải rất yêu mến và gắn bó với dòng
sông thì Hoàng Phủ Ngọc Tưởng mới có thể vẽ lên được một bức tranh bằng vẫn hoàn mỹ, hoàn hảo tới từng chi tiết,
từng góc độ của Hương giang đến vậy. Dòng sông ấy vừa "mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé
bằng con thoi" lại thêm màu nước đa sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Chúng ta không phải chờ đến mùa xuân mới
được ngắm màu “xanh ngọc bích " hay đến tận mùa thu mới được chiêm ngưỡng màu “lữ là chín đỏ” như nước sông Đà
trong cái trữ tình thơ mộng của Nguyễn Tuân nữa, mà trong một ngày cũng đủ để lưu lại những gam màu khác nhau của
nước sông Hương. Có lẽ, xứ Huế sẽ không được gọi là “cổ động nếu thiếu đi vẻ cổ thị trấn mặc của “những lăng mộ vua
chúa triều Nguyễn trong lòng những rừng thông u tịch và kiêu hãnh" kia. Bởi sự trầm mặc của dòng sông như nét đẹp
văn hóa của người Huế, họ vốn coi trọng yếu tố tâm lĩnh và nhất là sự thành kinh với các bậc tiền nhân.
Đoạn chảy 3: Sông Hương trong lòng thành phố
Kinh thành Huế chính là "người tình mong đợi” của sông Hương – đó là nơi mà nặng muốn đến một cách nhanh nhất và
đắm chìm ở đó lâu nhất. Bởi vậy, khi tạm biệt vùng ngoại ô Kim Long, nàng "như đã tìm đúng trông về", năng “kéo một
nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc”. Từ đây sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng “vui tươi
hẳn lên”. Chảy qua cầu Tràng Tiền trắng "in ngắn trên nền trời", giúp mặt thành phố ở cồn Giã Viên nàng uốn một
đường cong mềm hắn đi "như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu". Câu văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương khi về
tới thành phố Huế nghe thật nhẹ nhàng, thật lãng mạn, thật tỉnh từ. Những đường nét mềm mại, mê đắm của nàng khiến
cho tất cả những ai khi đọc thiên tùy bút cũng đều cảm thấy sửng sốt, ngỡ ngàng, và muốn say trong tình yêu! Cảng yếu
thì người ta lại cũng có xu hướng hòa quyện vào nhau càng lâu, như thấu hiểu điều đó: sông Hương không chảy nhanh
như sông Nê-va mà nàng chảy “chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh" như một điệu slow tình cảm
dành riêng cho Huế vậy. Và người dân đất cố đô vị yêu mến dòng sông. muốn nàng ở lại bên mình thật lâu cùng góp mặt
trong các hoạt động thường ngày nên đả đảo những “nhảnh sáng mang nước Hương giang tỏa đi khắp phố thị" từ đầu
đến cuối kinh đô. Một lần nữa, sau lời khẳng định nồng nàn đầu thiên tùy bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đầy tự hào khi
mang sông Hương sánh ngang với sông ( Seine của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét hay sông Neva của Nga vì cùng
chảy trong lòng thành phố. Nhưng trải qua bao thăng trầm của đất nước cùng những đổi thay của nhân loại, nàng Hương
vẫn ngẩng cao đầu đẩy kiểu hãnh, bởi “trong tổng thể nàng vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông".
Nếu đoạn chảy trong lòng thành phố sông Hương mang tâm trạng phấn khởi của một người thiếu nữ đang yêu thi đoạn
rời khỏi kinh thành nàng lại mang một tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa. Đang chảy theo hướng “chếch về phía
Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh nằm mơ màng trong sương khói giữa màu xanh biếc của trẻ trúc và của những vườn
cau" — cảnh thôn Vĩ đẹp như trong tranh – nơi mà Hàn Mặc Tử từng khắc khoải quay trở lại khi đang nằm trên giường
bệnh:
" Sao anh không về chơi thôn VT?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
Cảnh đẹp như chốn bồng lai, làm cho nàng Hương đã lưu luyến lại cũng lưu luyến hơn, năng "sực nhớ lại một điều gì đó
chưa kịp nói ". Năng vội vàng đối dòng một cách đột ngột “rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố một lần
cuối ở góc Bao Vinh xưa cổ". Khúc quanh bất ngờ này, được tác giả ví như "một nỗi vấn vương, cả một chút lắng lo kin
đảo của tình yêu". Trữ tình là vậy, lãng mạn là vậy nhưng với một người sâu sắc như Hoàng Phủ Ngọc Tưởng thì cái
"khúc quanh bất ngờ" kia còn phải giống như nàng Kiều trong đêm tự tình quay trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề
trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...” mới đủ để diễn tả sự vấn vương của năng Hương.
Đó là tất cả những gì sông Hương có thể | dành tặng cho Huế, dâng hiến cho vùng đất kinh thành để khẳng định sự thủy
chung son sắt của mình - người tỉnh mà suốt đời nàng một lòng hướng về. Như đáp lại tình cảm sâu nặng ấy, người dân
Châu Hóa đã chuyển “lời thề vang vọng "kia thành “giọng hò dân gian" vang vọng khắp lưu vực sông Hương.
Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ lịch sử thì ta có thể khẳng định rằng Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một
nhà văn hóa Huế, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở hiện tại, ngày ngày mang phù sa vun đắp cho cánh đồng Châu
Hóa và mang nguồn nước ngọt | trao tặng cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi
nguồn cho những giá trị - tinh thần, cho những hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Tử thời các vua Hùng:
sông Hương đã là "một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước", trong | sách địa dư của Nguyễn Trãi: sông Hương từng
mang tên Linh Giang, nó "chiến đấu một cách oanh liệt để | bảo vệ vùng biên giới phía Nam của Tổ quốc". Ở thế kỉ |
XVIII, XIX “nó đã về sang soi bóng kinh thành Phủ Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”; “nó sống hết | lịch sử bi
trắng của dân tộc với những cuộc khởi nghĩa đẫm máu". Không dừng lại ở đó, trong hai cuộc khủng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, nó đã chứng kiến những chiến công long trời lở đất thời Cách mạng tháng Tám năm 1945; nó
cỗ vũ nồng nhiệt cho cuộc nổi | dậy tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân năm 1968; nỗi - đau đớn hứng chịu sự tàn phá
khốc liệt của đế quốc Mỹ những năm 1975. Sự mất mát mà sông Hương hay chính thành phố Huế gánh chịu nói riêng và
của đất nước nói chung “cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu khi một số công
trình của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại bị đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại", như chính người Mĩ (là Ra-pha-en-
Li-tao-o, Nooc-man U-phop và nhóm giáo sư Đại học Coóc-nen) đã từng rất phẫn nộ khi nhận xét như vậy, đơn giản vì
"Huế là một thành phố kết hợp tất cả tử lịch sử, văn hóa, học thuật và về chính quyền, giống như các thành phố Luân
Đôn, Pa-ri và Béc-lin,.... Sông Hương là một nhân chứng lịch sử đi cùng những đổi thay, gắn - bó với biết bao thăng
trầm của thành phố Huế, sông Hương cứ thể tồn tại là “dòng sông của thời gian ngắn vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá
xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nỏ biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình
thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước". Đúng như - lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu: "Lịch sử
Đảng đã ghi bằng một nét tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xửng đảng cho Tổ quốc
3. Sông Hương dưới góc độ văn hóa
Âm nhạc cổ điển - ca Huế trên sông Hương
Không phải ngẫu nhiên mà “ca Huế" trên sông Hương lại được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia, mà ở đó là "cả một nền âm nhạc cả | diễn được hình thành và phát triển song hành với những sinh hoạt âm nhạc cung
đình từ các vua chúa thời Nguyễn, trải dài suốt mấy thế kỷ". Hoàng Phủ Ngọc Tường thật tài tình khi khắc họa sông
Hương như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya" dưới cái khoảnh khắc trùng lại của sông nước. Ông còn thật tinh
tế và tải | hoa hơn nữa khi liên tưởng tới một người nghệ nhân giả. chơi đàn gần nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con
gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa mưa với " đã nhóm dậy vỗ đùi chỉ vào trang
sách mà nói: "Đó là Tử đại cánh". Một lần nữa, bằng ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ của tác giả, bóng
dáng nàng Kiều dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du lại xuất hiện "bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một
phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều". Đây là một cách | liên tưởng độc đáo mang đến cho người
đọc những xao xuyến, bồi hồi thật khó lý giải.
• Sông Hương đi vào văn chương, thi ca.
Nhiều ý kiến cho rằng: Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy không sinh ra ở Huế nhưng đã gắn bỏ với mảnh đất này từ sớm nên
ông ưu ái cho sông Hương với những cảm | hứng, những khám phá độc đáo là lẽ thường tình. Nhưng không, mỗi nhà thơ
khi đặt chân đến Huế đều có một khám phá riêng về dòng sông, để nhận xét một cách công bằng thì “dòng sông ấy
không bao giờ tự lập lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ". Bởi trong cải nhìn tinh tế của Tản Đà, đó là “dòng sông
trắng – lá cây xanh” hay trong cải khí phách của Cao Bá Quát thì tử tha thướt mơ mảng, nó chợt nhiên hùng tráng lên
"như kiếm dựng trời xanh"; trong hồn thơ đa sầu đa cảm của Bà Huyện Thanh Quan thì là “nỗi quan vạn cổ với bóng
chiều bảng lảng". Hàn Mặc Tử là nhà thơ có nhiều tình cảm đặc biệt với Huế, cũng tôn vinh sông Hương như một dải
ngân hà giữa chốn trần gian: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đỏ – Có chở trăng về kịp tối nay "... Dù trong bất cứ trang
văn của thi sĩ nào thì sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể dứt ra.
Tổng kết về nghệ thuật:
Bằng vốn hiểu biết sâu rộng về kiến thức địa lí, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kết hợp hài hòa với cảm xúc trí tuệ, chủ quan
và khách quan. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa một sông Hương đa phương diện, đã mẫu sắc trên thi đàn văn học
Việt Nam bằng bút pháp miêu tả, nhân hóa, so sinh, liên tưởng độc đáo hòa quyện cùng giọng văn mượt mà, truyền cảm.
Dòng sống khiến cho những ai đọc qua đều muốn được một lần đặt chân đến nơi dãy, để được đắm mình trong những gì
nên thơ nhất của xứ Huế
Lời kết:
Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vẫn thơ, trang
văn tuyệt vời của các thi sĩ. Chắc hẳn bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm
đóng: "Sông Đuống trôi đi . Một dòng lấp lánh – Nằm nghiêng nghiêng trong không chiến trường kỳ". Công chúng yêu
văn chương cũng đã kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tỉnh của "Đà Giang độc bắc lưu" qua những “trang hoa"
xuất sắc của nhà tùy bắt hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến sông Hương – một dòng sông khiêm tốn thu
mình nằm trọn trong mảnh đất Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông
Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở thành một bức tranh sơn thủy hữu tinh. Hơn
thế nữa, sông Hương con là dòng sông lịch sử, văn hóa, thơ ca, nghệ thuật... Nó đã là một phần không thể thiếu trong đời
sống tâm lĩnh của người dân đất cố đỏ thân yêu. Cách đặt nhan để độc đảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gọi lên nhiều
băn khoăn trong lòng độc giả về một dòng sông ngỡ là quá quen, hóa ra lại có nhiều bí ẩn cần khám phá đến thể. Có như
vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hảo hơn về non sông gấm vóc Việt Nam.

You might also like