You are on page 1of 11

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

1. Tác giả
- Cuộc đời HPNT gắn bó sâu sắc với xứ Huế, vì thế ông là người có vốn
hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế
- Nhà văn chuyên về bút kí với đề tài rộng lớn, đó là cảnh sắc và con người
khắp mọi miền đất nước nhất là những bài viết về Huế
- Một tri thức yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu dành cho
sông Hương và con người nơi đây, gắn liền với truyền thống văn hóa lịch
sử lâu đời của xứ Huế
- Nét đặc sắc trong pcnt: có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và
trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duu tả đa chiều được tổng hợp từ vốn
kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nổi, súc tích, mê đắm
và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những
đóng gớp mới cho nền văn xuôi VN
- Giọng điệu rất Huế, rất trữ tình và sâu lắng, đầy suy niệm
- Có lòng yêu TV sâu sắc, luôn trân trọng, giữ gìn và sáng tạo “tiếng ta”
theo một cách rất riêng  đóng góp lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ
văn học VN
- Vốn chất từ đẹp, tao nhã, tinh tế, lịch lãm, so sánh, nhân hóa giàu chất
thơ, chất nhạc, chất họa, chất suy cảm  nét riêng trong kí HPNT
- Cái tôi tài hoa uyên bác
 “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được viết tại Huế, in trong tập sách
cùng tên
 SÔNG HƯƠNG KHI RỜI XA THÀNH PHỐ HUẾ
- SÔNG HƯƠNG GIỐNG NHƯ “NGƯỜI TÌNH DỊU DÀNG VÀ THỦY
CHUNG”
- CON SÔNG XAO XUYẾN TRỞ LẠI ĐỂ NÓI MỘT LỜI TRI ÂM
TRƯỚC LÚC ĐI XA

Cuộc gặp gỡ nào cũng phải ly tan, nỗi nhớ thương dù đậm sâu cách
mấy vẫn phải nói lời tạm biệt để được gặp vào một dịp nào khác. Bởi vì trong cuộc
đời này, nếu “Kẻ làm thơ được được đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ” thì với tình yêu
“kẻ đi yêu” không thể đánh mất đi chặng hành trình của chính mình. Sông Hương
rời khỏi kinh thành, chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm
mơ màng trong sương khói, xa dần thành phố. Sông hương lưu luyến, bịn rịn, tình
yêu và nỗi nhớ trong nỗi nhớ trài dài không nỡ rời xa, nàng “ra đi giữa màu xanh
biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ” cái vườn cau đã xuất
hiện “mướt quá xanh như ngọc” trong thơ Hàn Mặc Tử, nay đã làm sông Hương
quyến luyến. Từng sắc màu của thiên nhiên như trôi êm trong dòng bút kí lắng
đọng tiếng lòng, màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau tựa như cái
màu xanh thanh tân trong trẻo của tuổi trẻ và tình yêu. Người ta hay ví tình yêu là
màu hồng say đắm và lãng mạn, dịu dàng và nên thơ, nhưng có lúc, tôi đã nghĩ
rằng, tình yêu là gam màu biếc xanh đã tượng trưng cho sắc lành của tuổi thanh
xuân nồng nhiệt nhất. Níu giữ Hương giang và khiến nàng phải “đột ngột rẽ dòng”
để gặp lại xứ Huế ở Bao Vinh. Nàng Hương lúc này dù phải đi hành trành của
mình nhưng người con gái ấy đã chọn ngoảnh đầu nhìn lại một lần nữa để thề
nguyền ước hẹn, để nói lời tri âm: “Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi
xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi dòng chảy
giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao”. Là
dòng sông đang thốt lên vì ngỡ ngàng hay chính nhà văn đang cảm thán trước khúc
quanh đặc biệt này mà Hương giang phải đi qua? Một khúc quanh để nhà văn nhìn
thấy được điểm “rất giống con người ở đây” – con người xứ Huế luôn hướng về cố
nhân, luôn trân trọng kí ức xưa cũ và không bao giờ nỡ xa quê hương. Nhà văn
nhân cách hóa dòng sông để nói thay tiếng lòng người xứ Huế, bộc lệ một tình yêu
tha thiết dành cho thiên nhiên và con người nơi đây. Bởi lẽ như:
“Dòng sông ai đã đặt tên

Để người đi nhớ Huế không quên”

Con sông mang theo nỗi nhớ của người đi và kẻ ở, như cách mỗi người yêu Huế
mang theo kí ức vẹn nguyên để đến và đi bằng một lòng riêng trọn vẹn đặt lại nơi
này. Lời cảm tạ cho quê hương đất mẹ được gửi gắm một cách tinh tế trong từng
cách thể hiện của nhà văn, trong giây phút nhìn thấy khúc quanh đột ngột của nàng
Hương, người đọc cũng đồng thời nhớ về lòng thành của Hoàng Phủ Ngọc dành
cho nơi nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn, nơi chứng kiến quá trình lớn lên, trưởng
thành của nhà văn. Huế không còn chỉ là một thành phố nuôi dưỡng tài hoa mê
đắm của Hoàng Phủ, mà còn là cái nôi của bao tài năng thi ca, nhạc họa, khiến nhà
văn nhớ về câu chuyện nàng Kiều đã yêu hết mình trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du. Không nguyện thề dưới trăng như Kiều, như mối tình giữa sông
Hương và xứ Huế lại đậm sâu khó tả. Không có vật đinhk tình, nhưng tình alij sâu
giữa dòng trôi. Đó như một “nỗi vương vấn, cả một chút kín đáo của tình yêu” và
đó cũng là tấm lòng của người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê
hương xứ sở. Sông Hương với bao bịn rịn ấy đã đi vào Thu Bồn thật đăc biệt:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Người ta vẫn yêu xứ Huế và cánh đồng Châu Hóa đầy hoang dại nhưu cách sông
Hương thiết tha không nỡ rời xa. Người ta vẫn yêu chiếc áo dài, nón lá vàng thơ
như cách sông Hương vẫn đắm say dịu dàng với văn hóa xứ sở tựa thuở ban đầu.
Trong từng cách ví von của HPNT, ta bắt gặp từng chút mến thương dòng Hương
đang lớn dần trong tâm trí. Lời thế “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ..”
của nàng Hương cũng là lời thề tự của riêng nhà văn dành cho quê hương xứ sở.
Chất tự sự và lãng mạn của Hoàng Phủ trong bút kí theo sự kết hợp tinh tế giữa
chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều với nhiều kiến
thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Chính những kết hợp hài hòa ấy đã giúp
“ADDTCDS” trở thành một niềm vấn vương đẹp đẽ trong lòng người đọc, người
từng đến Huế sẽ càng mong quay lại, người chưa đến Huế sẽ càng thêm ngóng
trông một chuyến đi gặp nàng Hương và thành phố mộng mơ ấy.
 SÔNG HƯƠNG TRONG BA GÓC NHÌN: LỊCH SỬ, VĂN HÓA

- Trong LỊCH SỬ, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu
bao chiến công oanh liệt của dân tộc
- Trong ĐỜI THƯỜNG, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một :người
con gái dịu dàng của đất nước”
- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, nguồn cảm hứng bất tận cho các
văn nghệ sĩ
- Tên của dòng sông được lí giải bằng một huyền thoại mĩ lệ. Huyền thoại
về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái
đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa, lịch sử, địa lý, quê hương mình.

Mỗi dòng sông đều có một dòng kí ức, hoài niệm, trầm ngâm và ngân vang
trong bao vinh quang của dân tộc. “Thế mạnh của HPNT là tri thức văn học,
triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm
nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoàng thoải mái ngòi bút được”. Và
sông Hương, hiển nhiên nó đã “sống những thế kí vinh quang với nhiệm vụ
lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất
nước các vua Hùng”. Dòng sông Hương được hiện lên trong nét đẹp, trong
sự gắn bó cùng lịch sử, như chứng nhân từ quá khứ cho đến tận bây giờ. Từ
dòng sông biên thùy trong sách Địa dư của Nguyễn Trãi, nhẹ nhàng soi bóng
kinh thành, hòa mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ
XIX, hay là chứng nhân cho bão táp Cách mạng tháng Tám “bằng nhwungx
chiến công rung chuyển”, cuộc Tổng tấn coong Mậu Thân 1968. Tất cả đã
thể hiện sự gắn bó sâu đạm của dòng sông này với lịch sử của dân tộc, với
mảnh đất hình chữ S thân thương đã nâng đỡ, chở che người Việt tự bao đời.

“Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi
viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời
mình làm cho một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường,
làm một người con gái dịu dàng của đất nước”. đọc những dòng này, bỗng
dưng tôi liên tưởng đến người lái đò sông Đà cũng từng góp mình vào
những “chiến công” khi vượt qua dòng thác hung tợn, rồi khi gác tay chèo,
ông lại trở về với cuộc sống bình dị, đời thường giản đơn. Phải chẳng những
điều gì quá đỗi đặc biệt đều đến từ sự chuyển hóa mình để luôn phù hợp với
hoàn cảnh? Để luôn khiêm nhường với mọi điều xung quanh? Nhà văn đã
quan sát, nhìn ngắm, yêu và hiểu sông Hương bằng tất cả trái tim mình, để
rồi chắc chắc “Sông Hương là vậy” một cách đầy yêu thương, trân trọng.
trong góc nhing của HP, nàng Hương vừa là một người con gái kiên cường
với bao chiến công hiển hách, gắn mình với lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nàng Hương càng đơn giản
đơn và dịu dàng như một cô gái Huế e lệ duyên dáng trong tà áo dài mộng
mơ trên đường phố cố đô. Hình ảnh dòng sông và văn hóa Huế cứ quyện vào
nhau mãnh liệt và đầy ắp, khiến người đọc như đắm chìm trong vẻ đẹp tuyệt
mĩ đó của Hương giang.

Một lần nữa nhà văn lại nhắc về “Huế ngày xưa”, một huế đã ghi dấu
trong quãng đời đặc biệt của ông, ông nhớ về một sắc áo cưới với màu áo điều lục
bằng loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành
một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người. Đó cũng chính là “màu sương
khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên”. Bằng cách đưa
người đọc khứ hồi về một miền xưa cũ với nhiều khía cạnh lịch sử, nhà văn đã thổi
vào Huế, vào dòng sông Hương môt linh hồn với tầng tầng lớp lớp những sự kiện
đan chéo vào nhau, tạo nên một vẻ lẳng lặng y hoài của cố đô cho đến ngày nay.

Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc, thi ca dân gian, cổ
điển Huế, gắn bó với những tên tuổi danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Du.
Tác giả tưởng tượng hai trăm năm trước, Nguyễn Du đã từng lênh đênh trên dòng
sông Hương giang dưới ánh trăng sáng tỏ, những khúc đàn Kiều được lẩy nên, phủ
nhuốm vẻ u hoài ngân vang tâm trạng trong những bản đàn của truyện Kiều. Vẻ
đẹp của sông hương ẩn trong chiều sâu linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng
một bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hóa cố đô, mà dòng
chảy của nó khảm bao tinh hóa văn hóa dân tộc suốt tự ngàn đời. đó là một vẻ đẹp
đắm say của lịch sử và văn hóa hòa trộn tinh tế

Sông Hương còn gắn mình với văn học, với những nhà thơ luôn nhìn
ngắm dòng sông với nhiều khía cạnh đặc biệt, chính HP cũng đã ngợi khen: “dòng
sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Nó thay
màu xanh biếc thành “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tình tinh tế
của Tản Đà, “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát, nó đi
vào thơ Bà Huyện Thanh Quan, rồi thấm đẫm trong thơ Tố Hữu một sức amnhj
phục sinh của tâm hồn. Ta như hiểu được vì sao nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tưởng
lại chọn nhan đề hiện tại, bởi “có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng,
lặng ngắm dòng sông… hỏi với trời, hỏi với đất, một câu thật bâng khuâng: “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?”

Câu hỏi ấy đã đi vào trang bút kí với những dư vì để lại lòng người không thể nào
quên, ta đã cùng nhà văn đi tìm câu trả lời, đi tìm sự lí giải bằng chính tình yêu
sông Hương xứ Huế. Sau những biến cố lịch sử thăng trầm hết sức oai hùng của
dân tộc, sông Hương trở về với cuộc sống bình thường, giản đơn và dung dị. nhìn ở
lăng kính này, sông Hương nhẹ nhàng như vẻ đpẹ người con gái xứ Huế hay e lẹ,
dịu dàng, nên thơ, đúng với tính cách của người con gái dành trọn lòng mình cho
quê hương xứ sở. như vậy, nhà văn đã khám phá sông Hương trên cả ba phương
diện: dòng sông tự nhiên, dòng sông văn hóa, dòng sông lịch sử. ở phương diện
nào, tác giả cũng nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa sông Hương với
xứ huế để từ đó khẳng đinhn một cách chắc chắn: “Sông Hương là dòng sông
thuộc về một thành phố duy nhất” – đó là thành phố Huế thương yêu.
 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

Hoàng Phủ Ngọc Tường từng bước khắc họa bức chân dung đa chiều
Hương đà một cách sinh động, hấp dẫn, từ những góc độ khác nhau.
Sông Hương mang những vẻ đẹp riêng độc đáo của mình và được tác
giả thể hiện trên từng trang bút kí đặc sắc của nhà văn. Bằng vốn hiểu
biểu vô cùng phong phú trong các lĩnh vực địa lí, triết học, lịch sử,…
cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ, hành văn ngôn
ngữ nhẹ nhàng, giàu sức biểu đạt, tác giả đã tô vẽ một sông Hương
khắc cốt ghi tâm trong lòng độc giả, khiến cho ai chưa từng đến thăm
nơi này cũng phải thốt lên trước vẻ đẹp của nó. Và ẩn đằng sau hình
ượng sông Hương ấy, nhà văn cũng bày tỏ cái tôi của mình: đó là một
cái tôi mê đắm tài hoa cảnh sắc quê hương, đất nước, cái tôi uyên bác,
giàu tri thức về lịch sử, văn hóa, địa lí,.. cái tôi yêu quê, gắn bó một
lòng sâu nặng với xứ sở đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn mình – xứ
Huế mộng mơ

Đặc sắc trong phong cách văn chương của HPNT là sức liên tưởng
phong phú, kì diệu. đó là sự kết hợp giữa vốn tri thức rộng lớn, đã
dạng về lịch sử, địa lí, âm nhạch, kiến trúc, và một tâm hồn nghệ sĩ tài
hoa, bay bổng, một tình yêu thương gắn bó thiết tha với dòng sông
quê hương mình. Ngoài một hệ thống ngôn từ đa dạng để biểu đạt vẻ
đẹp của dòng sông và những xúc cảm trong lòng người, HPNT còn sử
dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ khiến những
trang văn tươi tắn và sống động hơn. Đến với bút kí này, người đọc
được hòa mình vào những câu văn trữ tình “tuôn dài”, qua đó, hình
tượng nàng Hương hiện lên như người con gái can đảm và dịu dàng,
khao khát đi tìm tình yêu đích thực và dám vượt nghìn trùng để hội
ngộ tình yêu. Người con gái ấy cũng đầy ắp đằm thắm như Đà giang
trong tùy bút của Nguyễn Tuân, nhưng cũng không kém phần tinh
nghịch, phóng khoáng, man dại của một nàng thơ giữa múi từng, giữa
xứ Huế đã đi cùng bao thằn trầm lịch sưt. Bằng tài nằng và vốn hiểu
biết phong phú về nhiều lĩnh vực, HPNT xứng đáng là một nhà bút kí
đại tài về nhiều lĩnh vực, HPNT xứng đáng là một nhà bút kí đại tài
khi viết về sông Hương. Ta có thể khẳng định rằng: “Dường như nàng
Hương chỉ dành riêng cho trang văn của ông, bởi từng câu chữ đều là
tình yêu xứ sở đậm đà”.
 Cái “tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Được nhận xét là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta
hiện này”

1. Cái tôi mê đắm và tài hoa


- Dành hết tâm sức và tình cảm của mình, thậm chí cả tinh hoa và tinh
huyết của một đời văn để say sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của Hương
giang.
- Góc nhìn địa lí:
o Say sưa và kì công “đúc câu luyện chữ” để dành tặng cho dòng
sông mình yêu
 Chẳng phải những lời hay ý đẹp ấy dễ thường mà có được ngay, đó
hẳn phải là kết tinh của tình yêu sâu đậm, của những hiểu biết
tường tận về dòng sông và của một lối tư duy sắc bén đã được tưới
tắm trong niềm cảm xúc say mê, để rồi thăng hoa trong cảm hứng
nghệ thuật
- Góc nhìn lịch sử:
o Không còn đơn thuần là một dòng sông chảy địa lí mà nó giống
như sinh thể có tâm trạng, nó là một người dân VN yêu nước, gắn
bó với đất nước trong những tháng năm gian khổ mà hào hùng.
Cũng như dòng sông khác trên đất nước VN, như con người VN,
nó mang trong mình vẻ đẹp truyền thống đã làm thành bản sắc văn
hóa Việt
- Nguồn gốc:
o Trí tưởng tượng phong phú và những liên tưởng mạnh mẽ
o Tình yêu đối với sông Hương, với xứ huế
- Ý nghĩa:
o Thể hiệ tình cảm yêu mến, sự say mê đến độ đắm đuối của nhà văn
trước những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của Hương giang
o Cho thấy sự tài hoa, chất lãng mạn bay bổng của tác giả.
o Làm rõ, nổi bật lên phong cách nghệ thuật, chất riêng của HPNt
o Đóng góp thêm và sự phong phú của nền văn chương nước nhà
2. Một cái tôi uyên bác, giàu tri thức về lịch sử, địa lí, văn hóa Huế
- Cung cấp cho người đọc một lượng thông tin lớn về địa lí, lịch sử, văn
hóa Huê
- Vốn kiến thức ấy là kq của nhiều chuyến du lãm và du khảo của nhà văn
suốt dặm dài của mảnh đất cố đô
3. Một cái tôi yêu quê hương, đất nước, gắn bó với xứ Huế

You might also like