You are on page 1of 4

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Khái quát về tác giả, tác phẩm


-Tác giả:
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về thể loại bút kí.Từng được nhà văn
Nguyên Ngọc đánh giá là “người viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”
+ Có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế.
+ Hành văn hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa; văn phong có sự kết hợp
nhuần nhị giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều.
-Tác phẩm:
+ Sáng tác tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá
1986) miêu tả những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương.
- Đoạn trích trên đã miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở …………………………….
* Khái quát
- Sông Hương có mối quan hệ gắn bó đặc biệt với Huế: “Chỉ có sông Hương là
thuộc về một thành phố duy nhất” -> Sông Hương thuộc về thành phố Huế, điểm
tô cho vẻ đẹp Huế, Huế cũng làm nên nét đẹp của sông Hương.
- Tiếp đó, tác giả miêu tả sông Hương hiện lên yêu kiều, đắm say và bí ẩn ở thượng
nguồn. Sông Hương trong sáng, hồn nhiên, trầm mặc ở ngoại vi thành phố. Cuối
cùng, khi gặp Huế, tình yêu đích thực, sông Hương vui tươi, náo nức chuẩn bị gặp
người yêu; e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ khi gặp "người tình mong đợi"; chung
tình với Huế
*Nội dung đoạn trích:
- Sông Hương khi gặp Huế giống như cô gái đang náo nức, nôn nao chuẩn bị
gặp người yêu.
+ Sông Hương dưới góc nhìn hội hoạ có sự thay đổi về dòng chảy và tâm
trạng. Bị tiếng chuông chùa Thiên Mụ đánh thức, dòng sông từ dáng vẻ trầm mặc
trở nên “vui tươi hẳn lên” khi nhìn thấy “chiếc cầu trắng in ngấn lên nền trời nhỏ
nhắn như những vành trăng non” và chợt nhận ra đó chính là tín hiệu của người
tình nhân mong đợi.
+ Dòng chảy trở nên “thẳng thực yên tâm” chảy nhanh hơn để gặp người
tình. Con sông mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn
bị gặp người mình yêu. Thấy mình đã “tìm đúng đường về”– sông Hương như
“vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”.
-> Phép nhân hoá kết hợp với miêu tả trong những câu văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường làm dòng sông hiện lên thật sống động và gợi cảm.
- Sông Hương khi chảy qua thành phố Huế như một thiếu nữ Huế dịu dàng, e
thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ khi gặp "người tình mong đợi".
+ Dòng chảy thay đổi từ nhanh trở nên "mền hẳn" không nói ra lời: “Giáp
thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn
Hến; đường cong ấy làm dòng sông như mềm hẳn đi như một tiếng “Vâng” không
nói ra của tình yêu”.
+ Phép so sánh mới lạ, độc đáo; cái hữu hình so sánh với tâm trạng nên lột tả
được cái e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của của dòng sông. Trong niềm vui hân
hoan của hội ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi” sông Hương mới được gặp
người mình yêu nhưng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ vốn có của
mình.
+ Phép so sánh và cái nhìn hướng ngoại, nhà văn đã mở rộng tầm nhìn tới
những dòng sông đẹp của thế giới. Đó là những dòng sông nổi tiếng đã đi vào thi
ca, nhạc hoạ như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Pu-đa-pét hay dòng sông
Nê va hùng vĩ của nước Nga. Tiếp đến, là cái nhìn hướng nội, tác giả lại quay về
với Sông Hương, quay về với dòng sông “nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý
của mình”
- Sông Hương chung tình với Huế như một “điệu slow tình cảm dành riêng
cho Huế”.
+ Lưu tốc dòng sông chảy chậm, thật chậm cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh.
Nếu Sông Đa nuyp chảy nhanh…. Nhà văn quý cái điệu chảy lặng tờ của nó.
+ Sông Hương tỏa thành nhiều nhánh sông Đào như những cánh tay mềm
mại, ôm ấp lấy người tình thủy chung. Ở góc nhìn hoài cổ, nhà văn lại thấy sông
Hương mang nét đẹp cổ thi đầy lãng mạn với hình ảnh: “sông Hương toả đi khắp
phố thị, với những cây đa cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm
thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ánh lửa
thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”. Những hình ảnh ấy làm sông Hương
vừa gần gũi đời thường, vừa lại như xa xăm như trong cõi mênh mang của cổ thi.
-> Điệu slow trữ tình như bản tình ca dành riêng cho Huế đã làm cho tấm
chung tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế
của sông Hương cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng.

- Sống giữa tình yêu, Sông Hương chính là dòng sông gắn liền với văn hoá
Huế.
+ Sông Hương là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
Nghệ thuật nhân cách hoá, liên tưởng độc đáo, Sông Hương hiện lên như
một người nghệ sĩ với bản đàn sông nước. Người tài nữ ấy đã đánh thức Huế bởi
những bản đàn, đánh thức đêm kinh thành bằng lời ca và tiếng hát. Chính không
gian sông nước ấy là nơi khơi nguồn cảm hứng để: “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Liên tưởng tới việc nghe
ca Huế giữa ban ngày, hay trên sân khấu nhà hát, nhà văn đã bày tỏ sự thất vọng
của mình vì muốn hiểu được nhạc Huế, ca Huế thì phải nghe chính nó trên chính
dòng sông đã sinh ra nó. “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán
âm của một mái chèo khuya”, “Tiếng nước rơi bán âm” là tiếng nước rơi trong
trẻo, gợi hình dung về một đêm khuya thanh vắng trên dòng sông Hương. Nơi đây,
giữa bốn bề kinh thành trầm mặc, nền âm nhạc Huế đã ra đời.
+ Sông Hương là nàng Kiều “đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một
phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.
Sông Hương cũng chính là dòng sông đã khơi nguồn thi ca để người nghệ sĩ
Nguyễn Du hoàn thành kiệt tác của đời mình. Nhà văn còn pphát hiện ra một nghệ
nhân già sau nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những trang
Kiều của cụ Nguyễn: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa
nửa vời”. Khúc âm trong trẻo như tiếng hạc bay qua, lúc lại đục như tiếng suối mới
sa nửa vời, gợi nhớ đến “Tứ đại cảnh” – một bản nhạc cổ Huế, tương truyền do vua
Tự Đức sáng tác

-> Như vậy, sông Hương trước hết gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế. Có thể
nói nền âm nhạc Huế đã được sông Hương khơi nguồn, vun đắp, ngày nay trở
thành di sản được Unesco công nhận.
- Rời xa Huế, Sông Hương là cô gái lưu luyến chia tay với nguời tình nhân để
về với biển cả.
+ Rời khỏi kinh thành Huế, con sông “chếch về hướng chính Bắc, ôm lấy
đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để
lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng
ngoại ô Vĩ Dạ”. Nàng “như sực nhớ ra điều gì” và đột ngột đổi dòng khi “rẽ ngoặt
sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa
cổ” giống như cô gái lưu luyến chia tay với nguời tình nhân để về với biển cả. Các
từ ngữ “ôm lấy”, “xa dần”, “lưu luyến” như tả được cái tình của dòng sông đối với
quê hương xứ sở,
+ Sông Hương “giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí
tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Khúc
quanh đổi dòng đột ngột ấy làm Hoàng Phủ Ngọc Tường bất ngờ nhận ra điểm
tương đồng giữa con sông và con người ở “nỗi vương vấn và chút lẳng lơ kín đáo
của tình yêu”. Câu văn sử dụng phép nhân hoá kết hợp các tính từ bộc lộ cảm xúc
“vương vấn, lẳng lơ” khiến dòng sông hiện lên sống động, trữ tình.
-> Sông Hương mang tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa lúc chia tay.
Con sông chung tình với kinh thành Huế như người dân Châu Hoá mãi mãi yêu
mảnh đất tình người của họ.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Nhà văn sử dụng bút pháp miêu tả, nhân hoá, so sánh, liên tưởng độc đáo.
- Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ.
- Giọng văn mượt mà, truyền cảm.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và
suy tư đa chiều, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa…
->Tất cả góp phần miêu tả sông Hương là dòng thi ca lưu luyến, nặng tình với Huế.
* Nét tài hoa trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương.
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú và sáng tạo đem lại những hình dung đặc sắc,
hấp dẫn về vẻ đẹp của sông Hương khi gặp Huế như người con gái Huế gặp tình
yêu đích thực: Rất náo nức, e thẹn ngại ngùng, rất chung tình, gắn bó. như người
tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, như nàng Kiều lưu luyến không muốn rời xa Kim
Trọng.
- Qua những hình dung, miêu tả tinh tế tài hoa về sông Hương của nhà văn ta còn
thấy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Nhận xét, đánh giá
Thông qua lối viết văn hướng nội, mê đắm, tài hoa, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã tái hiện sông Hương :
+khi gặp Huế rất náo nức, e thẹn ngại ngùng, rất chung tình, gắn bó.
+trước khi rời Huế rất lưu luyến, vấn vương, chung tình, đồng thời khẳng định,
sông Hương có mối quan hệ đặc biệt gắn bó với âm nhạc Huế bởi tất cả nền âm
nhạc Huế trở nên độc đáo nhất khi sinh thành trên dòng nước Hương giang
 qua đó nhà văn kín đáo bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ
sở.

You might also like