You are on page 1of 2

Dưới ngòi bút tinh tế, sâu sắc cùng tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ

Ngọc
Tường, sông Hương đã trở nên lộng lẫy mê hoặc người đọc. Con sông hiện lên với
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh với chiều dài của thời gian và chiều sâu của không
gian. Và dù cho dưới góc độ nào thì sông Hương vẫn rất đẹp và nên thơ.

Đầu tiên tác giả nói đến sông Hương ở thượng nguồn. Đó là nét đẹp không
thể lẫn vào đâu được. Hình ảnh “ một cô gái digan phòng khoáng và man dại, tự do
và trong sáng” được tác giả ưu ái khiến cho bóng dáng ấy đi vào lòng người đọc
một cách chân thực nhất. Sông Hương còn được tác gỉa vẽ lên một cách đầy mê
hoặc đó là sông Hương như bản tình ca rừng già, rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc
lại “ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi cảu màu đỏ hoa đỗ quyên
rừng”. Để rồi khi sông Hương về với nơi mà nó thuộc về “ thành phố mộng mơ”,
rời xa thượng nguồn thì con sông lại trở nên càng mê đắm hơn bao giờ hết.

Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế với những so sánh, nhân hóa đặc sắc,
những liên tưởng mang đậm chất trữ tình đã khiến cho sông Hương hiện ra thủy
chung và tình tứ giữa thành phố Huế, vừa dịu dàng mềm mại như 1 bức tranh lụa
mềm mại, huyền ảo vừa tha thiết, đắm say như 1 bản nhạc êm đềm. Trong cái nhìn
hội họa, dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng với những đường nét uốn lượn mềm mại
và duyên dáng, màu sắc hài hòa và bình dị, sông Hương hiện lên với gương mặt
riêng. Trước tiên, bức tranh sông Hương hiện ra trong một nét “ thẳng thực, yên
tâm” theo hướng tây nam – đông bắc khi vào đến thành phố Huế “như tìm đúng
đường về”. Cách miêu tả đặc sắc gợi cảm giác thanh bình của một dòng sông đã
tìm thấy chính mình, như 1 người con gái đã tìm thấy bến đỗ tình yêu, vui tươi và
yên tâm. Huế sinh ra vốn đã giành riêng cho mình nó giống như “ sông Xen của
Pari, sông Đa- nuýt cảu Bu-đa-pét” về với Huế sông Hương tươi vui hẳn lên. Rồi
sông Hương được nhà văn nhân hóa, so sánh rằng "sông Hương nhìn về phía đó và
nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần lên nền trời, nhỏ nhắn như
những vầng trăng non". Và đến khi "giáp mặt thành phố ở cồn Giá Viên, sông
Hương uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm
cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu". Nếu
như đường cong của sông đã được tác giả xuýt xoa cảm thán khi ở ngoại vi thành
phố “đường cong thật mềm, mềm như lụa” thì khi về với Huế lại như một đường
cong không nói ra của tình yêu. Nghệ thuật so sánh đầy tài hoa của tác giả cho ta
cảm nhận sau sắc nét đằm thắm, tinh tế, giá trị của sông Hương – người con gái
Huế. Tiếng “vâng” không nói ra đấy còn là sự thấu hiểu, giao cảm giữa tâm hồn
của Huế và sông Hương. Phép so sánh vô cùng ngọt ngào đã khiến sông Hương trở
thành người tình dịu dàng, e ấp mà vẫn thật lãng mạng, đắm say của Huế. Bức họa
dòng sông Hương tiếp túc được hiện ra trong những nét chấm phá với nỗi niềm
hoài cổ, tâm tư, mơ mộng với “ cây đa, cây cừ cổ thụ tỏa lá u sầm xuống những
xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa
thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào
còn nhìn thấy được”

Còn qua cách cảm nhận bằng âm nhạc cảu tác giả, sông Hương đẹp, êm đềm, trữ
trinh và vô cùng sâu lắng. Chất âm nhạc trước hết được thể hiện trong âm hưởng,
nhịp điệu, tiết tấu của chính câu văn. Đoạn văn với nhịp điệu êm đềm, tĩnh lặng với
những câu văn dài nối tiếp miên man, nhiều thanh bằng. Thêm vào đó nhịp điệu
của ngôn từ đã mô phỏng tài hoa nhịp điệu êm đềm, yên ả của dòng sông. Ngoài ra
chất nhạc còn hiện ra trong cách nhà văn miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông
Hương “ trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” là những
phút giây vừa sống, vừa cảm nhận, vừa lắng nghe. Đó cũng là tâm trạng lắng sâu,
yên bình của sông Hương khi được nằm trọn trong vòng tay yêu thương của Huế.
Để làm nổi bật dòng chảy lửng lờ, chậm rãi của sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã so sánh với sông Nê-va. Ông đã đưa ra sự khác biệt môt trời một vực khi
một bên là chậm, thực chậm còn bên kia là chảy quá nhanh, quá xiết “ mỗi phiến
băng chở một con hải cẩu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc
thuyền xinh đẹo của chúng, và đoàn tàu tốc hành lạ lùng với những hành khác tí
hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua”. Tất cả là bởi sông
Hương quá yêu thành phố của mình, lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa.

Về với Huế, sông Hương được về với chính mình, với những gì nó yêu thương.
Dòng sông trở nên dịu dàng, sâu sắc, đằm thắm, tinh tế, tình tứ nhưng cũng rất yêu
kiều, đài cát.

You might also like