You are on page 1of 16

Bài làm1: Thơ văn Nguyễn Du tự như một Kim tự tháp sừng sững giữa đất trời mênh

mông. Ba mặt của Kim tự tháp ấy, mỗi mặt đều mang một vẻ đẹp lạ kì. Mặt chính điện óng ánh
sắc màu. “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”. “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Mặt trái cấu
trúc bằng một thứ vật liệu dân dã với “Thác lời trai phường Nón”, với “Văn tế sống hai cô gái
Trường Lưu”. Và mặt phải của ngôi tháp là những lớp men ngọc, những khối đá hoa cương đã
được tạo, được khắc bằng Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp tục”.
Nhân dân ta rất lấy làm tự hào về thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Nếu “Truyện Kiều” là công trình nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du về nỗi đau và niềm vui của
những kiếp người thì thơ chữ Hán lại cho thấy một cách trực diện và khám phá tài tình của ông
về cái thế giới sâu thẳm ẩn náu trong đáy tâm hồn nhà thơ. Thi sĩ Xuân Diệu đã viết: “Chính
Thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ
của Nguyễn Du”.
Từ những cảm nhận ấy, mỗi một chúng ta sẽ xúc động biết bao khi đọc bài thơ Độc Tiểu Thanh
kí” của Tố Như. Tiểu Thanh là ai? Đó là một cô gái “nổi danh tài sắc một thì”, sống vào đầu thời
Minh. Nàng lấy làm lẽ một thương gia tên Phùng. Vợ cả đánh ghen, bắt nàng “biệt cư” trong
một ngôi nhà trên núi Côn Sơn cạnh Tây Hổ. Tiểu Thanh có một tập thơ nói lên cuộc đời khát
khao hạnh phúc và đầy nước mắt của mình. Tiểu Thanh đau khổ mà chết giữa lúc tuổi vừa
mười tám xuân xanh, nàng chết rồi mà tập thơ của nàng vẫn bị vợ cả đem đốt, may còn sót lại
một số trang, một số bài và được người ta chép lại gọi là phần Dư ảo. Thi hào Nguyễn Du trẽn
đường đi sứ đã qua Tây Hồ, đã đến viếng mộ Tiểu Thanh và đọc tập thơ Dư ảo của nàng. Đọc
hai câu trong phần đề ta cảm nhận rõ điều đó. Đúng là bài thơ Độc Tiểu Thanh kí” nằm trong
“Bắc hành tạp lục”.
Từ lúc Tiểu Thanh sống và chết đến lúc Nguyễn Du đi sứ (1813) qua Tây Hồ đã hơn ba trăm
năm. Đã có bao vật đổi sao dời, biển dâu-dâu biển. Thế mà một vài bài thơ mỏng manh của
nàng Tiểu Thanh vẫn làm cho một nhà thơ phương Nam rơi lệ? Mở đầu bài thơ là cả một sự
bùi ngùi thương cảm:
“Tây Hồ hoa uyển tần thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”.

“Hoa uyển” và “khư” là hai khái niệm chuyển hoá đối lập. Cảnh xưa đẹp thế nay đã
hoang tàn, phế tích. Chữ “tần” nghĩa là hết, là kiệt cùng. Bao trùm lên cảnh vật là một màu sắc
tang thương, đau buồn. Nơi gò hoang đấy chỉ còn lại nấm mồ người bạc mệnh và một mảnh
giấy tàn (nhất chi thư). Một mình nhà thơ đứng lặng trước cửa sổ đọc “mảnh giấy tàn” điếu
người xấu số. Thương cuộc đời bể dâu cũng là thương người; thương người bạc mệnh cũng là
thương mình. Xót xa và thương cảm. Đó là niềm cảm thông của khách tài tử với giai nhân bạc
mệnh, cửa người đang sống với người đã khuất. Sau hơn ba trăm năm nàng Tiểu Thanh mất
mà “mảnh giấy tàn” vẫn làm cho Nguyền Du thổn thức, rơi lệ!
Loading...Hai câu trong phần thực như chứa đầy cái uất ức của Tố Như:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,


Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.

“Chi-phấn” là son phấn tượng trưng cho sắc đẹp của Tiểu Thanh. Văn chương là hiện
thân cho tài năng của nàng. Nguyễn Du hỏi đời và hỏi người nhưng mà là để khẳng định: Son
phấn có thần, sau khi chết, người ta còn xót thương, tiếc nuối. Văn chương còn có số mệnh gì
mà người ta phải bận lòng về những bài thơ còn sót lại sau khi bị đốt! Son phấn và văn chương
như những chứng nhân về cuộc đời, về kiếp người oan khổ, li hận! Vì thế nên son phấn sắc
đẹp thì “có thần”, nó vẫn sống mãi với thời gian và lòng người như Tây Phi, Chiêu Quân,
Dương Quý Phi,… Cũng như hoa tàn nhưng hương hoa, linh hồn hoa còn tỏa ngát đâu đây,
sắc đẹp của giai nhân sống mãi cùng tên tuổi họ. “Thác là thế phách, còn là tinh anh”. Nỗi hận
và xót xa của “son phấn” chính là nỗi đau thương, nỗi hận của nàng Tiểu Thanh: tuổi trẻ bị chôn
vùi, sắc đẹp bị hãm hại! Văn chương là tài năng, là vẻ đẹp tinh thần của Tiểu Thanh. Văn
chương vốn vô mệnh vì nó vô tri, đâu có sống, chết như người. Ấy vậy mà “mảnh giấy tàn” của
người bạc mệnh “vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”, chống chọi lại cái ác, vươn lên mà tồn tại làm
nhức nhối người đời, xưa và nay. Nguyễn Du nói về “son phấn” và “văn chương” là để khẳng
định, ngợi ca tài sắc nàng Tiểu Thanh, của mọi tài tử giai nhân trong cuộc đời dâu bể. Và chính
Nguyễn Du với cảm quan của người nghệ sĩ liên tài từ “mảnh giấy tàn” mà nói lên nỗi uất hận
ngàn đời của Tiểu Thanh, của những hồng nhan bạc mệnh!
Nghĩ về sắc tài giai nhân, về cái đẹp trong cõi nhân gian, Nguyễn Du xót xa suy ngẫm về lẽ đời
và tình người trong mọi điều oan trái, qua cặp câu luận:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,


Phong vận kì oan ngã tự cư”.

Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Đất dày, trời cao “Oan này còn một kêu trời
nhưng xa” (Truyện Kiều). Nói hỏi trời vì không thể hỏi người. Và khi đã “thiên nan vấn” tức là
nỗi bế tắc, oan khổ đầy rẫy mọi nơi, mọi chốn. Câu thơ như một tiếng kêu thương rung động
cõi đất, trời. Và nỗi oan phong vận kì lạ kia, ta tự mình lại buộc lấy mình. Phong nhã, phong lưu
cùng với hào hoa là vẻ đẹp, là bản sắc tinh anh của con người. Trong cõi đời đã mấy ai được
phong nhã hào hoa? Phong lưu là niềm mơ ước của nhiều người. Sao Nguyễn Du lại gọi là “cái
án phong lưu”? Khách phong lưu đáng nhẽ được hưởng cái nhàn nhã, thảnh thơi cuộc đời sao
lại phải mang cái án oái oăm vào mình? Đúng là nghịch lí, nghịch cảnh. “Nhất phiến tài tình
thiên cổ luỵ!”. “Đã bao đời nay”, cái án phong lưu ấy đã đeo đẳng vô số tao nhân mặc khách.
Nguyễn Du đâu phải là kẻ “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa” mà là nhập thân vào Tiểu
Thanh để nói lên những điểu day dứt, băn khoăn bao đời nay. Khách tài tử phong lưu đã tri âm
với giai nhân bạc mệnh là như vậy. Họ là tài tình, là cái đẹp, là khát vọng về cái đẹp, nên họ
cảm thương nhau. Nguyễn Du đã cảm thương Dương Quý Phi (Dương Phi cố lí), đã “thổn
thức” Tiểu Thanh,… với cái tâm của một khách tài tử. Thương nàng Tiểu Thanh bao nhiêu, ông
càng thương mình bấy nhiêu. “Độc Tiểu Thanh kí” là khúc bi ai thương người, cũng là lời tự
thương đau xót. Hai câu kết là một tiếng nấc:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.”

Nguyễn Du là một bạc tài tử trong đời. Tiểu Thanh là một khách hồng nhan. Nguyễn Du
tìm thấy giữa mình và người con gái ấy có những: nét đồng bệnh tương liên”. Tài tử gian nan,
hồng nhan bạc mệnh. Tiểu Thanh chết trong đau khổ, lưu lại với đời “nhất chỉ thư”, một mảnh
giấy tàn, thế mà hơn ba trăm năm sau còn có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Rồi
nhà thơ tự khóc mình mà cất tiếng hỏi: Liệu sau khi ông mất, hơn ba trăm năm, trong thiên hạ
còn có ai cảm thương ông? Hai câu kết này rất nổi tiếng. Ai từng đọc Nguyễn Du đều nhớ. Tôi
vẫn rất thích hai câu thơ dịch của Xuân Diệu:

“Ba trăm năm nữa mơ màng,


Có ai thiến hạ khóc chàng Tố Như”.

Câu thơ chứa đầy tâm sự, tâm trạng. “Một tấm lòng vẫn giấu che, bỗng lộ trong một
giây phút, chệch nhẹ bức mành, mà ta trông được cà một thế giới còn chưa nói” (“Con người
Nguyễn Du trong thơ chữ Hán” – Xuân Diệu). Câu thơ như tiếng khóc xót đau cho số phận
mình. Ở nơi đất khách quê người trong những tháng ngày đi sứ, Tố Như càng cảm thấy mình
bơ vơ, không kẻ tri âm tri kỉ, một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh: “Người đời ai khóc
Tố Như chăng?”.
Viết về Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu có câu: “Tiếng thơ ai động đất trời…”. Sau khi Kiều nhảy
xuống sông Tiền Đường tự tử, Nguyễn Du cất tiếng nghẹn ngào:

“Thương thay cũng một kiếp người,


Hại thay mang lấy sắc tài làm chi?”.

Ở trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”, ông lại xót xa hỏi: “Son phấn có thản chôn vẫn hận
– Văn chương vô mệnh đốt cồn vương?”. Bài thơ cho ta thấy niềm thương cảm sâu xa của Tố
Như đối với con người là vô cùng mênh mông. Đời người hữu hạn, nỗi đau của con người –
con người bạc mệnh là vô hạn. Đọc bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”, chúng ta càng thấy rõ cái tâm
của nhà thơ lớn dân tộc, càng vô cùng thấm thía chất nhân văn trong thơ chữ Hán của Tố Như.
 

Bài làm 2: Nguyễn Du dường như có một tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận
người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Chính vì thế những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh được nhà
thơ đặc biệt quan tâm kể về cuộc đời họ trong những trang thơ của mình. Nhắc đến đây thì
chúng ta hay nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều với nàng Kiều xinh đẹp nhưng bạc mệnh. Thế
nhưng nhà thơ Nguyễn Du còn bày tỏ sự thương cảm của một người con gái hồng nhan bạc
mệnh khác đó là Tiều Thanh trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí. Đồng thời qua đây ta còn có
thể thấy được những tâm sự chất chứa trong nỗi lòng của Nguyễn Du. (trích thơ)
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, chính vì thế ta đi phân tích lần lượt theo kết
cấu của thể thơ để thấy được số phận người con gái chết oan ức ấy đã được Nguyễn Du cảm
nhận như thế nào qua cảnh vật Tây Hồ. Đồng thời chúng ta cũng hiểu được những tâm sự của
nhà thơ muốn gửi đến độc giả.
Trước hết là hai câu thơ đầu, cảnh Tây hồ hiện lên không đẹp một cách bình thường mà nó
mang đến sự oan khuất của người đã mất:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,


Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. )

Cái cảnh Hồ Tây kia tưởng chừng là cảnh đẹp nhưng lại không phải, hiện tại bây giờ nó
đã hóa gò hoang. Cái chứ “hoang” kia như thể hiện được hết những hoang sơ không bóng
người không một âm thanh nơi đây. Cảnh tượng như khắc vào trong lòng người đọc những âm
u cùng cốc của cảnh vật. không biết rằng cảnh còn đẹp nhưng cái chết của người con gái đẹp
kia làm cho nhà thơ cảm thấy nó không còn đẹp nữa hay là cảnh đẹp ngày xưa nay đã không
còn đẹp như trước. Phải chăng chính cái chết oan của người con gái kia làm cho nó không còn
đẹp như trước nữa và phải chăng là điều đó chỉ có nhà thơ cảm nhận được thôi?. Dù hiểu thế
nào đi chăng nữa thì nơi đây quả thật có một sự âm u quá lớn. Người con gái Tiểu Thanh khi
còn sống đàn ca, họa thơ làm cho cảnh Tây Hồ vốn đẹp cũng đẹp hơn nên khi nàng bị người
vợ cả của chồng hãm hại mà chết thì cái chết ấy cùng với sự uất hận làm cho cảnh Tây Hồ
không còn được như trước nữa. Bên song mảnh giấy như được nhân hóa mang một tâm trạng
thổn thức không yên. Mảnh giấy tàn ấy mà vẫn có thể thổn thức được nữa sao hay đó chính là
tâm trạng của người con gái đã mất. Cô không cam tâm với kết cục số phận mình nên thổn
thức. Nhưng cũng có một ý nghĩa là mảnh giấy ấy chính là bài ký mà nhà thơ thể hiện sự đồng
cảm của mình viếng nàng đã khuất mà thôi. Tóm lại qua hai câu thơ đầu ta thấy được một cảnh
tượng thể hiện sự thương xót uất hận.
Đến hai câu thơ sau nhà thơ đi vào nói đến sự nghiệp văn chương của người con gái hồng
nhan bạc mệnh ấy. Và ở đây nhà thơ như tìm được một người đồng điệu với tâm hồn văn
chương của mình:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,


Văn chương vô mệnh lụy phần dư. ”
(Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương. )

Hai câu thơ đầu như là cái nền để nói đến hai câu sau, chính cái chết làm cho Hồ Tây
cảnh đẹp hóa gò hoang kia lại làm cho con người ấy dẫu bị chôn vùi trong hàng ngàn lớp đất
cũng vẫn hận. Hình ảnh “son phấn” kia để chỉ người con gái Tiểu Thanh xinh đẹp. Ở đây nhà
thơ không cần nói đến sự xinh đẹp của nàng Tiểu Thanh mà chỉ cần qua hình ảnh ấy ta cũng
hiểu được ẩn ý của nhà thơ để thể hiện người con gái xinh đẹp ấy. Tuy nàng đã bị chôn vùi
xuống dưới lớp đất kia nhưng hồn nàng cũng vẫn hận. Văn chương của nàng như vẫn còn
vương trên cõi đời này. Người con gái kia thì còn có mệnh chứ văn chương kia có mệnh hay
không. Cái mệnh của văn chương phụ thuộc vào cái mệnh của người sáng tác ra nó. Vậy
người sáng tác ra nó mất đi rồi nhưng văn chương kia đốt hãy còn vương trên cõi đời này. Như
vậy là cái mệnh văn chương kia còn dài hơn cái mệnh của người con gái.
Chính bởi tài sắc, chính bởi hồng nhan những bạc mệnh ấy cho nên nàng Tiểu Thanh chết đi
để lại nỗi hờn kim cổ. Đó là một nỗi uất hận sâu sắc :

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,


Phong vận kỳ oan ngã tự cư. ”
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang. )

Nỗi hờn kim cổ ấy biết hỏi trời tại sao được nhưng trời cũng không trả lời được vì cái án
phong lưu ấy khách tự mang vào người mình thôi. Ở đây Nguyễn Du thể hiện quan điểm của
bản thân mình về chữ tài và chữ mệnh. Người con gái càng xinh đẹp càng tài sắc trong cái xã
hội cũ ấy thì chỉ có thể có một mệnh bạc bẽo mà thôi:

“Có tài mà cậy chi tài


Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Nguyễn Du thấy được nàng là người cùng hội cùng thuyền với mình về cái sự phong
nhã, cái sự nghiệp văn chương. Thế nhưng lại mắc phải cái oan ức lạ thường mà người trung
đại trọng nam khinh nữ làm nên.
Hai câu thơ cuối cất lên với những tâm sự mà Nguyễn Du thể hiện cho chính mình:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)

Nhà thơ khóc thương cho người con gái ấy còn không biết rằng khi nhà thơ mất đi có ai khóc
ông như ông khóc nàng Tiểu Thanh hay không. Ông cũng có những tính cách phong nhã như
nàng, cũng có cái án văn chương ấy liệu rằng khi ông mất đi rồi không biết có ai đồng điệu với
tâm hồn văn chương của ông mà khóc thương cho ông hay không. Và câu hỏi ấy đã kết thúc
bài thơ và để câu trả lời cho người đời sau trả lời hộ.
Như vậy qua bài thơ ta thấy được số phận của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy. Đồng
thời ta cũng thấy được những tâm sự của nhà thơ Nguyễn Du về sau này. Và thực tế đã cho
thấy người đời ngày nay vẫn ca tụng đến ông với sự tài hoa qua truyện Kiều.
 

Bài làm3: Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ chữ
Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc lộ những tâm
tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” những
tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà
bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự
thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những
phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ
nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
Trong thơ văn trung đại, không phải ít hình ảnh những người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh”, là nạn
nhân của cái quy luật “hồng nhan đa truân”. Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều đa tài là thế:
“Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương”
và: “Cờ tiên, rượu thánh ai đang
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm”
nhưng rồi rốt cuộc cũng chỉ bị nhốt nơi cung cấm mà nuối tiếc quá khứ, chán nản hiện tại và lo
sợ cho tương lai. Tuy nhiên, phải nói rằng chỉ đến Nguyễn Du mới xuất hiện cả một lớp người
mang trọn cái số kiếp bạc mệnh ấy: Kiều, Đạm Tiên, người ca nữ đất Long Thành…. Số phận
của họ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du và thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la
ở ông. Bởi thế dễ hiểu vì sao cuộc đời Tiểu Thanh – một người con gái xa về thời gian, cách về
không gian lại nhận được sự cảm thông sâu sắc như thế từ nhà thơ. Tiểu Thanh cũng đầy đủ
tài hoa, nhan sắc, nhất là tài hoa văn chương, thơ phú. Cuộc đời cuối cùng cũng vùi chôn trong
nấm mồ khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái
lòng ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng
như được hiện hữu trong cảnh vật :
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

Trong nguyên văn, Nguyễn Du dùng chữ “tận” như muốn xoá sạch mọi dấu vết của
cảnh đẹp Tây Hồ, tô đậm thêm ấn tượng hoang vắng, tàn tạ của gò hoang. Sự biến đổi tang
thương của cảnh gợi mối thương tâm đến người. Cảnh đẹp Tây Hồ giờ chỉ còn gò hoang cũng
như tất cả những gì còn lại của Tiểu Thanh tài sắc chỉ là một mảnh giấy tàn, là phần dư cảo.
Nhưng chỉ từng ấy thôi cũng đủ để nhà thơ một mình thương cảm, xót xa mà khóc cho đời
hồng nhan. Tiểu Thanh trong đời thực 300 năm trước cũng như nàng Kiều, người ca nữ đất
Long Thành đều phải hứng chịu:

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa


Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
(Truyện Kiều)

Tài sắc của những con người ấy thì được ngợi ca là những giá trị tinh thần cao đẹp
nhưng bản thân họ thì lại bị đày đoạ, chà đạp. Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo bao la sâu
sắc của mình đã thể hiện một sự đồng cảm, xót thương hết sức chân thành với số phận Tiểu
Thanh. Đây là một nét mới mẻ trong Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Đối tượng mà Nguyễn
Du thương cảm, quan tâm không chỉ là “thập loại chúng sinh” đói nghèo đau khổ. Rất nhiều tình
cảm của ông hướng về những kẻ tài hoa.
Chính số kiếp của Tiểu Thanh tạo nên cái mối hận ngàn năm để Nguyễn Du nhắc đến trong hai
câu luận:

Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi


Cái án phong lưu khách tự mang

Mối hận ấy hỏi trời không thấu, hỏi đất không hay, chỉ có những kẻ cùng hội cùng
thuyền là có thể cùng nhau than thở. Nguyễn Du tự nhận mình cũng mắc cái nỗi oan kỳ lạ vì
nết phong nhã tài hoa. Nói cách khác sự đồng cảm lớn lao của Nguyễn Du dành cho Tiểu
Thanh có được bởi Nguyễn Du là người đồng cảnh. Lòng thương người khởi phát từ sự
thương mình nên càng chân thực và sâu sắc. Đúng như Mộng Liên Đường chủ nhân Nguyễn
Đăng Tuyến từng nhận xét rằng: “Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều,
việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay
thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là cái mối thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm
trời và suốt cả xưa nay vậy”. Quả thực cái sự vô tình, trớ trêu của tạo hoá với những kẻ tài
năng đã trở thành mối hận của muôn đời và khắp chốn.
Như vậy, tình thương của Nguyễn Du đối với Tiêủ Thanh là tình cảm của những người tuy xa
cách về hoàn cảnh nhưng lại tương đồng trong cảnh ngộ. Từ nỗi thương mình mà xót xa cho
người. Và từ sự thương cảm cho người lại tiếp tục gợi lên bao băn khoăn, day dứt cho kiếp
mình. Bởi một lẽ, Tiểu Thanh rốt cuộc còn có được một Nguyễn Du tri âm tri kỷ rỏ lệ xót xa. ít
hay nhiều linh hồn văn chương, nhan sắc, tài hoa “hữu thần” ấy còn có được sự an ủi. Nhưng
còn Nguyễn Du, cũng là kẻ “tài tử đa cùng” lắm sự lận đận gian nan thì 300 năm sau biết còn ai
trong thiên hạ tưởng nhớ, tiếc thương. Đó là cái tâm sự băn khoăn không thể có lời giải đáp mà
chỉ nhờ qua trường hợp Tiểu Thanh, Nguyễn Du mới có cơ hội suy ngẫm và gửi gắm.
Bài thơ có kết cấu đặc biệt: hai câu đầu là cảnh vật, sự kiện, còn 6 câu sau nặng một khối tình.
Khối tình ấy xét riêng ra thì là sự xót xa cho số kiếp Tiểu Thanh và những băn khoăn về cuộc
đời chính tác giả. Nhưng ở tầng sâu khái quát nó là nỗi niềm của cả một lớp kẻ sĩ tài hoa, tài tử
mà nhân ái bao la.

Bài làm4:

Nguyễn Du có mối đồng cảm đặc biệt đối với những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
Một Đạm Tiên, một Thúy Kiều, một “ Long thành cầm giả ca”…đã làm xác động trái tim của
nhân loại. Và đây là những giọt nước mắt của thi nhân nhỏ xuống số phận bi thảm của một cô
gái tài hoa sống cách nhà thơ ba trăm năm, trong một bài thơ chữ Hán nổi tiếng “ Độc Tiểu
Thanh kí”. Ông có nỗi ám ảnh về những kiếp hồng nhan bạc mệnh , về những kiếp nghệ sĩ tài
hoa và ông cũng muốn người đời sẻ chia với những kiếp hồng nhan bạc mệnh:

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,


Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận.
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Có thể là bài thơ được Nguyễn Du viết vào thời gian đi sứ Trung Quốc, nhận đọc được
một tập thơ của Tiểu Thanh ( có ý kiến cho rằng không phải là tập thơ mà là một tập truyện viết
về Tiểu Thanh ), một người con gái tài sắc mà bất hạnh sống vào đầu đời Minh ( Trung Quốc ).
Tiểu Thanh làm lẽ, bị vợ cả ghen bắt ở ngôi nhà riêng trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nàng
buồn mà chết lúc mới mười tám tuổi. Nàng có tập thơ bị vợ cả ghen đem đốt. Tập thơ còn lại
một phần và được người đời chép lại. Tập thơ cháy dở ( hay là đọc truyện mà biết được chi tiết
này) của một người con gái bạc mệnh đã xáo trộn tâm hồn nhà thơ:

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,


Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Gò hoang chính là núi Cô Sơn, nơi cấm cố nàng Tiểu Thanh. Gò hoang bên cạnh cảnh
đẹp Hồ Tây càng gợi nỗi thương tâm của thi nhân . Sự lãng quên của người đời cứ hiển hiện ra
đấy. Ngồi bên cửa sổ , nhà thơ thổn thức khi đọc tập thơ ( phần dư cảo ) của Tiểu Thanh mà
ông gọi là mảnh giấy tàn ( thực ra do cách hiểu của người dịch mà thành ra “ mảnh giấy tàn”
chứ trong nguyên chữ “ thư” có nghĩa là sách, có thể là thơ cũng có thể là truyện ). Văn chương
cũng chịu số phận bi đát của hồng nhan. Cũng là mối tình , cũng là kẻ “ cùng hội cùng thuyền”,
nhà thơ cảm thấy xót thương cho Tiểu Thanh mà cũng là xot thương cho những kiếp tài hoa
bạc mệnh.
Thổn thức trước những vần thơ bạc mệnh, trước kiếp tài hoa xấu số, nhà thơ suy tưởng về
thân phận và tài hoa của nàng Tiểu Thanh:

Son phấn có thần chôn vẫn hận


Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Câu thơ “ son phấn có thần chôn vẫn hận” nguyên văn chữ Hán là “ chi phấn hữu thần
liên tử hậu”. “ Son phấn có thần” chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Trần Trọng San
dịch hơi khác Vũ Tam Tập, ông dịch là “ son phấn có tinh anh nên khi chết rồi vẫn còn có người
thương xót”. Do câu trúc đa nghĩa của thơ mà có nhiều cách dịch khác nhau như vậy và cũng
khiến cho thơ đầy bí mật. trong những vật gắn liền với người con gái, Nguyễn Du đã chọn son
phấn và ông đã nhân cách hóa son phấn để suy tưởng. “ Son phấn có thần” chắc phải xót xa vì
nó đã gắn bó với người con gái bạc mệnh. Thật ra là một cách nhà thơ thương xót, hận cho
Tiểu Thanh. Văn chương làm gì có “ mệnh” mà cũng bị đốt, bị lụy. Từ “ lụy” trong nguyên tác rất
hay, diễn tả được nỗi oan của văn chương mà cũng chính là nỗi oan khuất của kẻ tài hoa.
Chuyển sang hai câu luận, nhà thơ triết lí về thân phận bé nhỏ của con người và cảm thấy đau
đớn, xót xa cho Tiểu Thanh, cho chính mình:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,


Cái án phong lưu khách tự mang.

Nỗi đau của Tiểu Thanh nằm trong nỗi đau lớn của nhân loại. Mà nỗi hận của người đời xưa
nay không thể hỏi trời được:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi


( Cổ kim hận sự thiên nan vấn)

Câu thơ nguyên tác, với những thanh trắc : ( cổ, hận, sự , vấn ) diễn tả một cách bi
phẫn nỗi đau của những kiếp người thấp cổ bé họng. Nguyễn Du đau đớn, căm giận trước sự
thất bại của cái THIỆN, cái MĨ trước cái ác. Nhà thơ tự thấy là người cùng hội với kẻ mắc nỗi
oan lạ lùng vì nết phong nhã:
Cái án phong lưu khách tự mang
( Phong vận kì oan ngã tự cư)

Chữ “ngã” rất lạ. Nhà thơ đã tự xưng “ ngã” ( tôi) để nhập thân vào với Tiểu Thanh như
trong “ Truyện Kiều” để gợi lên những điều nhức nhối của nhân thế.
Đau đớn trước nỗi oan kì lạ của Tiểu Thanh, xót xa trước sự lãng quên của người đời , nhà thơ
khóc cho Tiểu Thanh, một co gái tài hoa bạc mệnh hơn ba trăm năm và đặt câu hỏi lớn cho ba
trăm năm sau:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,


Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Tại sao lại là “ ba trăm năm lẻ” mà không là con số khác? Là vì nhà thơ đang thổn thức
với tập thơ cháy dở của Tiểu Thanh, một nữ sĩ tài hoa cách đó hơn ba trăm năm. Tiểu Thanh
bất hạnh, nhưng hơn ba trăm năm sau đã có người chia sẻ. Liệu hơn ba trăm năm sau “ người
đời ai khóc Tố Như”? Ai sẽ là người khóc cho con người đang khóc Tiểu Thanh hôm nay? Một
lời tự vấn xót xa. Một câu hỏi cho ba trăm năm sau như vậy là vì những điều trông thấy bấy giờ.
Cuộc đời đen bạc, quyền sống của con người bị chà đạp. Đâu là người tri âm, tri kỉ? Cô đơn
đến tột cùng. Khi thì nhà thơ nhập thân vào với Thúy Kiều “ xăm xăm băng lối vườn khuya một
mình”, khi thì nhà thơ nhập thân với Tiểu Thanh để kêu lên một tiếng xé lòng:

Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Hiểu như vậy rồi, tôi lại tự hoài nghi về sự hiểu biết của mình vì vừa rồi trên báo Giáo
dục và Thời đại, giáo sư Bùi Văn Nguyên có cho biết hai câu kết trong bài “ Dộc Tiểu Thanh kí”
không phải của bài thơ này. Đây là hai câu thơ khẩu chiếm, là lời trối trăng của Nguyễn Du
trước khi qua đời. Không biết ai đã lấy hai câu thơ khẩu chiếm ráp vào bài “ Độc Tiểu Thanh
kí”. Còn hai câu kết của bài thơ này thì bị thất lạc. Giáo sư Bùi Văn Nguyên biện luận rất chặt
chẽ. Xin dẫn ra đây một lập luận của giáo sư về hình thức. Bài thơ “ Độc Tiểu Thanh kí” là bài
thơ luật bằng vần bằng. vậy mà chữ thứ hai của câu kết lại trắc ( hạ). Như vậy bài thơ thất
niêm. Một bậc đại thi hào như Nguyễn Du không thể để lại cho đời một bài thơ thất niêm.
Đó là thông tin khoa học mới nhất. Bây giờ lại trở về với công việc “ lôi thôi sĩ tử”
Bài thơ thể hiện tinh thần cao quý của Nguyễn Du. Ông có tình yêu thương mênh mông đối với
những kiếp tài hoa bạc mệnh dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc. Rồi ông lại tự vận
vào mình, thương cảm, xót xa về nỗi cô đơn của mình. Một chữ “ ngã” ( tôi) sừng sững giữa
nền văn học phi ngã , chứng tỏ một nhân cách lớn , một tâm hồn lớn.Ông đau đời vì đời chưa
thắng được cái ác. Nhưng chính những giọt nước mắt thương đau của ông trên mồ Đạm Tiên,
trên mảnh giấy tàn của Tiểu Thanh đã góp phần công phá vào thành lũy của cái ác. Chính vì
vậy mà chưa đợi đến ba trăm năm, nhân dân ta và Hội đồng hòa bình thế giới đã kỉ niệm hai
trăm năm ngày sinh của nhà đại thi hào ( 1960), thiên hạ đã “ khấp” Tố Như.

Bài làm 5: Một tác phẩm chân chính là một tác phẩm vượt qua bờ cõi, và giới hạn,
chứa đựng những điều vừa lớn lao, vừa đau khổ, ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công
bình nó làm cho người gần người hơn. “Độc tiểu thanh kí” của thi hào Nguyễn Du là một áng
thơ như vậy, nó đã vượt qua bờ cõi và giới hạn của Việt Nam và Trung Quốc để bằng tấm lòng
bao la, đồng cảm của mình Nguyễn Du tri âm với nàng Tiểu Thanh bạc mệnh, bài thơ gửi gắm
những triết lí sâu sắc và những giá trị nhân văn sâu sắc.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã vẽ ra một cảnh tượng hoang vu đến tàn tạ:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Cảnh đẹp Tây Hồ xưa kia đẹp đẽ và thơ mộng bao nhiêu thì giờ đây lại chẳng còn lại gì, chỉ
còn là một bãi hoang phế, đổ nát. Động từ “tẫn” diễn tả sự biến đổi một cách đột ngột đến mức
triệt để không còn dấu vết gì, đứng giữa hiện tại nhà thơ bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong
quá khứ. Câu thơ mở đầu vừa là niềm cảm thương nuối tiếc cho cái đẹp trong quá khứ bị hủy
hoại để cho thấy những dâu bể của cuộc đời thì ở đó số phận của cái đẹp chịu sự chi phối
nghiệt ngã của thời gian vô tình “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường”. cái đẹp ấy gợi nhắc đến
nàng Tiểu Thanh-một người con gái xinh đẹp, tài hoa, đã sống những năm tháng cay đắng, cô
đơn ở hiện tại này:
“Độc điếu song tàn nhất chỉ thư”.
Với hai chữ “độc, điếu” câu thơ đã khắc họa vào lòng người đọc một cảnh ngộ cô đơn phải tìm
về quá khứ để chia sẻ. Chính nỗi đau và sự cô đơn đã trở thành sợi dây kết nối vượt thời gian
không gian để tri âm, tri kỉ với nhau, hiểu lòng nhau và đồng cảm sâu sắc cho nàng Tiểu Thanh
của Nguyễn Du.
Hai câu thơ đầu, với hình ảnh đối lập nhà thơ đặc biệt bộc lộ tấm lòng đồng cảm
thương xót cho số phận bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh. Hình ảnh mảnh giấy tàn ở câu thơ
thứ hai tiếp tục khơi tiếp cho câu thơ thực:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.
Son phấn vừa thực, vừa ẩn dụ cho nhan sắc, vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Văn chương là tác phẩm
nghệ thuật, sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, tâm huyết và tài năng của Tiểu Thanh. Tiểu
Thanh có linh thiêng chắc phải bận lòng, xót xa hững việc sau khi chết. xót xa là vì đã chết
trong đau đớn, cô độc uất hận sầu khổ nhưng người vợ cả vẫn không buông tha, vẫn cứ giày
vò nàng thêm một lần nưa. Văn chương có số mệnh gì vậy mà cũng bị đem đốt, bị hủy diệt. hai
câu thơ thực là bức phác họa chân dung của Tiểu Thanh vừa tài hoa, tuyệt sắc nhưng cái tài bị
đốt, cái sắc bị chôn, đều bị hủy diệt. vẫn là nghệ thuật đối cân chỉnh để qua đó bộc lộ nỗi
thương cảm xót xa Của nhà thơ trước số phận bạc mệnh của cái đẹp, cái tài chân chính. Đồng
thời tố cáo xã hội phong kiến bất công là môi trường khiến cái đẹp, cái tài bị hủy hoại, không có
chỗ dung thân. đó cũng là thuyết bạc mệnh mà Nguyễn Du đã nêu ra, rằng trời xanh quen thói
má hồng đánh ghen.
Hai câu luận:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Nỗi hận xưa nay về số mệnh bất công của con người là câu hỏi muôn thuở, nhưng câu hỏi ấy
mãi mãi chỉ là sự vô vọng không có lời giải đáp cụ thể, tròi cũng bất lực. Câu thơ viết bằng
giọng oán trách, bất bình về nỗi bất công khi cái tài cái sắc luôn bị vùi dập, hủy diệt, Nguyễn Du
gửi gắm vào đó nỗi xót xa khi nhận ra đó cũng là số phận chung của những khách phong vận.
tự nhận mình là người mắc nỗi oan lạ, cũng là kẻ cùng trường bạc mệnh, đó là sự thể hiện ý
thức cá nhân sâu sắc về tài năng và nỗi đau, nhưng còn có sự đồng cảm, thương xót với nỗi
đau của người cùng khách phong vận. Tình thương ấy vừa mênh mông, vừa sâu sắc. Qua đó
bày tỏ nỗi thấm thía bất công muôn đời của người tài hoa. Đến hai câu kết, là nỗi khát mong
của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Không biết hơn 300 năm lẻ sau, có ai khóc thương Tố Như không. Nhà thơ mong rằng
mình có người biết đến bởi sự thấu hiểu và đồng cảm của những người cùng là khách phong
vận, mê đắm văn chương. Kì thực, Nguyễn Du đã nêu lên khát vọng muôn đời của người nghệ
sĩ, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, họ luôn mong muốn nhận được sự tri âm,
đồng cảm sâu sắc bởi thi sĩ muôn đờ luôn luôn gặp nhau ở một điểm đó là sự cô đơn.

“Độc tiểu thanh kí” là tiếng khóc thương người đồng thời cũng là tiếng khóc thương mình, đó là
trái tim nhân đạo bao la vừa mênh mông vừa sâu thẳm của Nguyễn Du. Bài thơ tuân thủ những
quy tắc nghiêm túc và chặt chẽ của quy luật thơ Đường. từ ngữ cô đọng, hàm súc hình ảnh
giàu tính biểu tượng đã làm nên sức sống nghìn thu của “Độc tiểu thanh kí” và trên hết là tấm
lòng nhân đạo sâu sắc của thi hào dân tộc.

Bài làm6: Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ tình thư: Truyện Kiều
của ông. Điều ấy có lí do của nó. Truyện Kiều là một thành công kiệt xuất của thơ ca tiếng Việt.
Nhưng bên cạnh Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du còn làm rất nhiều thơ chữ Hán có giá trị
– cũng vò xé, cũng nhức nhối lòng người không khác gì khúc nam âm tuyệt xướng ấy. Độc
Tiểu Thanh Kí là bài thơ chữ Hán trác tuyệt, sinh hoa diệu bút của đại thi hào Nguyễn Du, được
xếp trong Thanh Hiên Thi Tập. Bài thơ đã bộc lộ một cách sâu sắc cái nhìn cảm thông của tác
giả trước những thân phận tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội cũ và dường như đó còn là bức
thông điệp tình thương, nỗi nhói buốt can tràng của muôn đời.

Ôi Tiểu Thanh, nàng là ai vậy? Con tạo hoá vốn yêu thương tài sắc, nàng đã biết thế hay
chưa? Người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời khéo làm trò quanh quẩn. Chuyện của
đời nàng sao nhiều uẩn khúc phải chăng cũng là chuyện của bao người tài tình chi lắm cho trời
đất ghen trong xã hội phong kiến kéo đài hàng mấy trăm, mấy nghìn năm xưa. Xã hội ấy đâu có
dung nổi những người tài sắc, đa cảm khiến những người như Đỗ Thập Nương phải làm kĩ nữ,
những Thuý kiều phải bán mình. Truân chuyên lận đận… hay những Lâm Đại Ngọc của Tào
Tuyết Cần – than ôi cái đẹp thì mong manh và yểu mệnh, tài sắc thì dễ bị dập vùi. Chắc nàng
Tiểu Thanh phải có nét mặt sầu rầu như Bao tự. Nàng sống vào đầu đời Minh – Tức là từ năm
1368 đến năm 1644. Nàng là người tài sắc, có chổng nhưng hẩm hiu thay chỉ là vợ lẽ. Tài sắc
của nàng, bị vợ cả ghen tuông đọa đày cho hả dạ. Nàng bị bắt phải sống một mình trên núi Cô
Sơn cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu đau buồn mà chết, bấy giờ mới mười tám tuổi. Nửa chừng
xuân thoắt gãy cành thiên hương, câu thơ viết về Đạm Tiên ấy không chỉ vận vào nàng Kiều
mà còn là chuyện của những người con gái có tài sắc mà bị ghen ghét, đến nỗi văn chương
cũng bị vạ lây như nàng Tiểu Thanh nước Trung Hoa. Khi Tiểu Thanh còn sống, nàng làm rất
nhiều thơ bộc bạch những lởi gan ruột – chắc thơ cũng như người, hay nhưng thấm đẫm nỗi
buồn, uất hận – nhưng khi nàng chết người vợ cả chưa tắt lửa hờn ghen nên tìm lục đất thơ
nàng hòng xoá sạch dấu vết. Sau khi nàng vĩnh viễn không còn làm thơ trên cõi trần này nữa,
nhiều người thương tiếc bới trong đống tro tàn chỉ còn sót lại vài bài làm thành một tập thơ mà
người đời gọi là phần dư cảo.

Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung
(Truyện Kiều)

Phải chăng đó là giọt nước mắt xót thương của thi nhân nhỏ xuống số phận bi thảm của Đạm
Tiên, của Kiều, của Long Thành cầm giả ca, của Ngô Gia đệ cựu ca cơ và bây giờ là Tiểu
Thanh? Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của mối đồng cảm đặc biệt mang những nỗi ám
ảnh, ngậm ngùỉ về thân phận con người. Bài thơ thất ngôn bát cú xinh xắn Độc Tiểu Thanh ký
đã bộc lộ những cảm xúc rất trần gian, rất con người tức là Tất nhân văn của một nhà thơ lớn
Việt Nam sau khi đọc phần dư cảo ấy. Bài thơ là cả một biển trời tình thương và nếu muốn lấy
dẫn chứng về cách viết thơ hàm súc dư ba thì không thể không coi bài thơ này là một mẫu
mực. Đọc xong bài thơ rồi, cảm xúc trong lòng ta như vẫn con vang ngân, khắc khoải, day dứt.
Sống ở trên đời có được thứ tình cảm cao thượng ấy thật quý vậy thay!

Từ đầu đời Minh, cái lúc nàng tiểu Thanh sống và chết, cái lúc nàng quằn quại trong cái ghen
kiểu Hoạn Thư tàn nhẫn đến lúc này, Nguyễn Du không phải đứng trước mộ nàng mà chỉ viếng
nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. Theo nghiên cứu của nhà phê bình Tương Chính, khi
đi sứ ở Trung Quốc năm 1838, Nguyễn Du không vượt sông Trường Giang, không đến Tây Hồ
nơi có núi Cô Sơn, mộ nàng Tiểu Thanh, mà xuôi thuyền theo dòng Trường Giang về Võ
Xương – khi Nguyễn Du viếng di chỉ của một người mệnh bạc, thời gian đã hơn ba trăm năm.
Ba trăm năm thật quá đủ để một người bị lãng quên, đủ để nương dâu thành bãi biển. Nhưng
đối với cả hai con người ấy lại khác, họ có mối đồng bệnh tương lân. Một người con gái như
Tiểu Thanh lẽ nào lại không lưu lại trong lòng hậu thế những nỗi day dứt dằn vặt khổ đau? Một
người có trái tim lớn như Nguyễn Du lẽ nào lại dửng dưng, thờ ơ trước lời xưa của một hồn
đau vọng về? Và Nguyễn Du đã viết Độc Tiểu Thanh ký với tất cả tấm lòng. Phải trên hết là tấm
lòng, sau đó mới là dụng công nghệ thuật. Bởi lấy tấm lòng để hiểu tấm lòng, mới thấu được
những lòng đau. Mở đầu bài thơ Nguyễn Du viết:

Tây Hồ hoa uyển tận thành thư


Độc điếu song tiền nhất chi thư.
Dich giá Vũ Tam Tâp dịch là:
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí đã cho thấy tấm lòng nhân hậu, cảm thông của Nguyễn Du mênh
mông sâu nặng biết nhường nào.
Nếu Thuý Kiều đến với Đạm Tiên trước nấm đất sét sè sè bên đường, thì ở bài thơ này, nhà
thơ đến với Tiểu Thanh đáng thương trước hái di vật: cái gò hoang tức núi Cô Sơn, nơi trước
đây nàng bị vợ cả hắt hủi và mảnh giấy tàn tức những bài thơ não nùng tâm can sót lại. Từ hai
di vật này, Nguyễn Du đã phi lộ và tạo cho mình nguồn cảm hứng sâu xa. Xưa viếng Đạm Tiên,
nay viếng Tiểu Thanh – cùng một lứa bên trời thân cận Mộng Liên Đường chủ nhân đã nói
đúng: Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình.
Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn
trường vậy. Tài thơ của Tiểu Thanh thời ấy có ai biết đến, có ai ngưỡng mộ ngợi khen, hay
phải chịu lụi tàn bởi ngọn lửa bất nhân tình: tình của Tiểu Thanh thời ấy, có được đền đáp trọn
vẹn hay không, hay là phải gánh chịu cái ghen ngút trời. Cái căn nguyên ấy thật xót xa. Hồ Tây
đẹp là như vậy, giờ Tiểu Thanh chết rồi, bên cạnh mồ của nàng, núi Cô Sơn trở nên lạnh lẽo,
hoang vắng và tàn tro. Cảnh đẹp thì lộng lẫy, sinh động, cổ sức sống, nay trở thành gò hoang
tức là cùng với con người chôn sâu vào huyệt lộ – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Thế là
cuộc sống đã đến hồi tàn tạ, thảm khốc, héo hon, trớ trêu và nghịch cảnh. Thế đấy, sự thay đổi
vẫn diễn ra trong cuộc sống, cái gì rồi cũng lụi tàn cùng với bụi thời gian sắc úa màu phai Đọc
di cảo của Tiểu Thanh, nhà thơ càng nhận ra cái quy luật biến thiên ấy của đời sống. Nhà thơ
trước đó đã nhận ra cái quy luật phũ phàng ấy rồi, từ sự chiêm nghiệm của chính bản thân và
đời mình, bởi vậy mà tác giả đã viết một cách đầy thương tâm:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Ba trăm năm sau, cùng với biết bao dâu bể, tất cả những gì gợi nhớ về con người ấy hầu như
bị huỷ diệt tàn phá. Đến hôm nay con người tài sắc một thời ấy chỉ lại có một tập thơ nhỏ.
Nguyễn Du chỉ còn được biết về nàng, được viếng hồn nàng, thổn thức tỏ lòng thương cảm vô
bờ qua việc đọc tập thơ trước cửa sổ. Trong những câu thơ vào đề, Nguyễn Du đã tỏ rõ tấm
lòng đồng cảm của minh về một đời người, về cả cuộc đời chung. Cho nên nói về Tiểu Thanh
kí thật ra là Nguyễn Du nói về Tiểu Thanh, nói về con người chứ không phải nói về nghệ thuật,
hai câu thực, nhà thơ tiếp tục suy tưởng, thổn thức về thân phận và tài hoa của nàng Tiểu
Thanh:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu


Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

Nói đến son phấn là nói đến nhan sắc nói văn chương là nói đến cái tài. Son phấn thì làm gì có
thần nhưng Nguyễn Du đã tạo hồn, tạo thần cho nó để rồi cũng biết hận biết đau nỗi đau bị vùi
dập. Nói son phấn có thần hẳn Nguyễn Du muốn nói đến giá trị cao quý, bất tử của nhan sắc
người đẹp. Phải, nhan sắc – cái đẹp chính là giá trị quý báu của cuộc sống, nó có sức sống bất
tử vì thế mà ba trăm năm sau cho dù hoa uyển có tàn tạ, hồ Tây có hoang phế, núi Cô Sơn có
trở thành gò đống xấu xí thì nhan sắc của Tiểu Thanh vẫn không bị lãng quên, ít nhất là nó gây
niềm thương cảm ngậm ngùi trong lòng người. Chi phấn hữu thần riêng một ý thơ này đủ để
khẳng định con người nhân đạo chủ nghĩa đáng quý trong tâm hồn, trái tim Nguyễn Du. Trong
xã hội phong kiến với hệ tư tưởng phong kiến, mấy ai dám nghĩ như vậy về chi phấn, về vẻ đẹp
của người phụ nữ. Son phấn là sắc đẹp giai nhân. Còn văn chương là nói đến văn tài. Sắc tài
là vậy nhưng làm sao tránh khỏi tài mệnh tương đối, tạo hoá trêu ngươi, thậm chí chính tài sắc
lại là nguyên nhân của tai hoạ. Cho nên con người bị vùi dập, chà đạp một cách tàn nhẫn:

Có tài mà cậy chi tài


Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Văn chương là vật vô tri, làm gì có số mệnh, định mệnh. Ấy vậy mà đối với Nguyễn Du văn
chương cũng có mệnh, cũng biết vương vấn, cũng biết luỵ trước nhưng nỗi oan khuất của kẻ
tài hoa. Vợ cả đốt thơ Tiểu Thanh. Thế là văn chương cũng cùng với con người bị nguyền rủa,
bị căm thù, bị tàn phá, tiêu huỷ. Vậy thì văn chương cũng hữu mệnh như con người – thật là
một buổi chiều thu tê tái – buổi chiều của xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc phản
ánh trong tâm hồn Nguyễn Du khi tất cả những cái gì đẹp đẽ cao khiết đều bị dập vùi. Hai câu
thực đã khẳng định lòng cảm thương sâu sắc và nỗi oán hận, nỗi uất ức của ông đối với thời
đại. Bản chất ấy là bản chất nghệ sĩ nhưng không phải là nghệ sĩ nào cũng có được. Son phấn
có thần chôn vẫn hận – Văn chương không mệnh đốt còn vương – một ý nghĩ như thế thật là
táo bạo, ngay cả đến thời đại chúng ta.
Hai câu luận tiếp tục khai triển niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với thân phận bé nhỏ của
con người. Một câu hỏi khắc khoải, quan hoài vang lên đầy xót xa:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn


Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Vẫn là cái hờn, cái hận của Tiểu Thanh nhưng đã nằm trong cái hận của muôn đời, muôn
người – một cái hận triền miên dài đến nghìn năm day dứt mãi khôn nguôi. Cái nỗi đau nhân
tình thế thái, cái nỗi hận cổ kim từ xưa đến nay ấy thật khó mà hỏi trời. Trời thăm thẳm, trời cao
xa quá, tận trên chín tầng mây làm sao hỏi được đây. Nhà thơ đã từ cái hận của muôn đời mà
thấu hiểu cái hận của Tiểu Thanh, đã dồn cái hận cửa cổ kim vào cái hận của nàng bởi thế cái
hận trở nên có sức mạnh, có sức lay động lòng người. Và không hỏi được, không lí giải được
lại càng thêm hận khiến cái hận trở nên thấm thía. Với những thanh trắc (cổ, hận, sự,vấn),
Nguyễn Du đã diễn tả một cách đầy bi phẫn nỗi đau của những con người tài hoa bạc mệnh.
Tác giả đau đớn, căm giận trước sự thất bại của cái đẹp, cái thiện, trước sự thắng thế của cái
ác và do đó lời thơ đã tố cáo mạnh mẽ cải chế độ phong kiến hà khắc với những khuôn phép
bất nhân (chữ dùng của Xuân Diệu) chà đạp con người, đặc biệt là con người tài sắc, yếu đuối.
Phong vận kỳ oan ngã tự cư – cái án phong lưu khách tự mang. Cái án phong lưu là án gì?
Phải chăng đó là cái án của con người tài sắc. Là con người tài sắc mà phải chịu cái án ấy –
cái án bị đọa đầy, bị hắt hủi, bị hành hạ cho đến chết thì thật thương tâm. Khách ở đây là ai?
Sao cái án ấy khách lại tự mang vào mình? Khách tự mang là do lòng cảm cựu ai xui thương
mướn hay là do một nguyên do nào khác. Không, đó là cách tự vận vào mình một cách cáo cả
đó là cái thông luỵ của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy. Nguyễn Du cũng là
một trong những người cố tình hữu ái nhất phiến tài tình tiên cổ luỵ bởi đó tự coi mình là đồng
hội đồng thuyền với kẻ mang nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Nhà thơ thông cảm với Tiểu
Thanh, bênh vực Tiểu Thanh, uất ức mà khóc cho Tiểu Thanh.

Đau đớn trước nỗi oan lạ kì của Tiểu Thanh, xót xa trước sự quên lảng của người đời, Nguyễn
Du khóc cho Tiểu Thanh một người con gái hồng nhan đa truân của hơn ba trăm năm về trước
và đặt câu hỏi lớn cho ba trăm năm sau:

Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khốc Tố Như chăng?)

Hai câu kết, Nguyễn Du chuyển mách cảm xúc khóc mình, ấy vậy mà không hề lạc điệu, rời rạc
mà vẫn phù hợp, vẫn đảm bảo bài thơ là một chỉnh thể. Từ sự xót thương kiếp tài hoa mệnh
bạc của Tiểu Thanh, từ tâm sự cùng hội cùng thuyền tự đặt mình vào nỗi oan khiên đó, tác giả
liên hệ đến bản thân mình, nghĩ đến thân phận mình cũng giếng nàng cho nên nối người hoá ra
nói mình, thương người hoá ra tự thương mình và băn khoăn không biết sau này ba trăm năm
lẻ nữa có ai còn nhớ đến mình, khóc cho mình như khóc cho Tiểu Thanh không? Vì thế khóc
cho người rồi khóc cho mình là phù hợp với mạch cảm xúc của Nguyễn Du. Ba trăm năm
không hoàn toàn là một con số chuẩn xác.

Hai câu kết đã hé mở một thế giới riêng của một con người mà từ trước ta ít để ý: Đó là con
người Tố Như với những băn khoăn, trăn trở, riêng tây. Nguyễn Du không hề nói đến Tố Như,
bỗng nhiên nhân câu chuyện Tiểu Thanh, lại tự hỏi một câu vớ vẩn… Một tấm lòng vẫn dấu
che, bỗng lộ trong một phút giây, chệch nhẹ bức mành, mà ta trông được cả một thế giới còn
chưa nói. Dường như Nguyễn Du muốn đưa ra một lời dự cảm, một lời tiên tri: Hơn ba trăm
năm sau chắc còn có người khóc mình cố nghĩa là phải khóc thương cho số phận chịu nhiều
đau khổ, nhân loại vẫn còn những con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Đó là một nỗi buồn sâu
lắng về cuộc đời cũng là một triết lý sâu sắc về thuyết tài mệnh tương đồ. Ông thương cho
người xưa, thương cho chính mình và thương cho cả người sau phải khóc mình nữa. Con mắt
trông thấy sáu cõi, hay tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du là như vậy đó.
Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí đã cho thấy tấm lòng nhân hậu, cảm thông của Nguyễn Du mênh
mông sâu nặng biết nhường nào. Ông có tình thương bao la với những kiếp người tài hoa, bạc
mệnh dù là người Việt Nam hay Trung Quốc. Rồi ông lại tự vận vào mình cái án phong lưu để
mà tự đau, tự thương cho mình bơ vơ, không tri âm, tri kỷ trước cõi đời. Trong văn chương thời
trung đại, quan niệm vô ngã, phi ngã chi phối dễ gì có nhiều người biết thương mình, thương
một cách cực độ như Nguyễn Du. Nguyễn Du luôn sống mãi trong lòng người với tinh thần
nhân đạo cao cả, xứng đáng là nhà nhân đạo lớn.

Đề bài: Bình giảng hai câu thơ thực trong bài Độc Tiểu Thanh kí. 
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

“Đau đớn thay phận đàn bà 

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Đó có phải chăng là một lời tự chiêm nghiệm của Nguyễn Du? Một lời chiêm nghiệm mà
chính ông đã rút ra được từ biết bao những đau thương của nhân tình thê thái? Một lời chiêm
nghiệm xuất phát từ sự “thấy” và “hiểu” được cuộc đời của những kiếp phù dung “sớm nở tối
tàn”? Phải, nếu chỉ có “thấy” không thôi thì có lẽ Nguyễn Du đã không vĩ đại đến thế! Vấn đề mà
tôi muôn đề cập ở đây chính là cái “hiếu” của Nguyễn Du. Đọc lại hai câu thực trong bài “Đọc
Tiểu Thanh kí” của ông, ta sẽ thấy được ngòi bút của Nguyễn Du quả thật đáng nể. Nó có khả
năng đột phá vào tận những ngóc ngách sâu thẳm của đáy tâm hồn, đế từ đó ông có thể lắng
nghe được tiếng nói thủ thỉ của trái tim nhân vật, để có thể phát hiện ra được những tiếng uất
ức nghẹn ngào mà người khác muôn đời vẫn không thể nhận ra:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu.

Vđrc chương vô mệnh lụy phần dư".

Bạn nhìn thấy và hiểu được những gi từ hai câu thực ây? Nhiệm vụ của chúng là mô tả
lại nỗi oan khuât của cuộc đời Tiểu Thanh, một kiếp hồng nhan “tài hoa” nhưng “bạc mệnh”?
Nhưng có lẽ tư tưởng của lời thơ không chỉ dừng lại ở mức độ ấy! Càng đọc và suy ngẫm, ta
sẽ nhận ra được rất nhiều những ẩn ý ngầm tồn tại trong tận cùng sâu thẳm của câu thơ. Chính
vì vậy, đôi lúc đọc thơ Nguyễn Du, tôi chợt có sự liên tưởng như là mình đang đứng trước một
mặt hồ thu. Nhìn cảnh hồ đẹp với cái tĩnh lặng riêng của nó, và nếu ta có thể lặn được xuống
đến tận đáy hồ, để rồi từ đó có lẽ sẽ phát hiện ra được muôn vàn những cảnh đẹp hơn!

Trở lại với xuất xứ câu thơ, thì đây là hai câu trong đó Nguyễn Du đang nhắc lại những
nỗi đau của Tiểu Thanh qua việc liên hệ đến một số những chi tiết có thực của cuộc đời nàng.
Theo truyện “Tiểu Thanh kí thì trước khi chết, Tiểu Thanh đã cho gọi họa sĩ đến vẽ lại chân
dung của mình đến cả ba lần. Và chỉ trong lần thứ ba này, nàng mới chịu chấp nhận bức chân
dung của mình, bởi vì theo nàng, đây mới đúng là bức tranh thật sự – vừa có thần, có hình, lại
vừa dịu dàng và yểu điệu. Nhưng không hiểu do bi kịch gì mà sạu đó Tiểu Thanh đã tự kết liễu
cuộc đời mình khi đă ôm ấp tâm sự và tự tế mình với chính bức tranh kia. Chết đi rồi nhưng
vần chưa yên, những tập thơ và bức hình của Tiểu Thanh cũng lần lượt bị người vợ cả đem ra
mà đốt hết. Và duy nhất, chỉ còn lại nguyên vẹn có một bức thứ ba!

Chuyện kể ra là như vậy! Trong suốt cả cái “kiếp phù dung” mà Tiểu Thanh gánh chịu,
dường như chưa từng có được một ngày bình yên sống vui tươi trong hạnh phúc, chưa từng
có một ngày để cuộc đời nàng được sưôi ấm bằng ngọn lửa của tình yêu. Có tài, có sắc, có đủ
điều kiện để đảm bảo cho một tương lai ngập tràn ánh sáng, thế nhưng… có phải chăng chính
cái quy luật “tài hoa bạc mệnh” bất di bất dịch đầy tàn nhẫn ấy đã tạo nên định mệnh khắt khe
của số phận nàng? Có phải chính nó đã tạo thành một “nhà ngục trần gian” để giam hãm tuổi
xanh và sức sống của người con gái đang độ xuân thì? Như vậy, từ cái tài, cái sắc, cái tinh túy
mà mình có được, Tiểu Thanh cũng đã vô tình nhận lấy một cái án chung thân mà Nguyễn Du
đã từng chua chát gọi là “cái án phong lưu khách tự mang!” và quả thật, nó đã dai dẳng vây kín
cả cuộc đời nàng, một cuộc đời lẽ ra phải ngập tràn niềm vui, những tia nắng huy hoàng rực rỡ
của mùa xuân, thì giờ đây chỉ toàn là cái lạnh thê lương ảm đạm của mùa đông băng giá, một
cuộc đời với những chuỗi ngày dài trong buồn bã, mỏi mòn, trong chua chát, đơn côi. Và ngay
cả cho đến lúc chết đi, mảnh đời ấy vần không được nhận lấy dù chỉ là một ánh mắt quan tâm,
một nỗi niềm thương cảm! Chết đi mà ch! có mình đối diện với bản thân mình! Và nếu xét thực
ra thì đó cũng không phải là bản thân nàng nữa, bởi vì nó chỉ là một tấm hình (dù đẹp), cũng chỉ
là một thứ đồ vật vô hồn vô cảm mà thôi! Cuộc đời của một kẻ “bạc mệnh” là thế đó, thật chua
chát vô cùng!

Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết này, thì lời thơ của Nguyễn Du cũng đã đạt ở mức độ cao về
cái nhìn nhân đạo. Vậy thì, điều đáng nói ở đây là tại sao Nguyễn Du lại không đưa trực tiếp chi
tiết trên vào tác phẩm để gợi lại nỗi niềm cảm thương cho độc giả mà ông lại lưu ý nhiều đến
“son phấn”, “văn chương”? Đọc câu chuyện Tiểu Thanh, có lẽ mỗi chúng ta chỉ quan tâm đến
cuộc đời và số phận nàng, mà không để ý nhiều đến những sự vật vô tri vô giác đã từng gắn bó
với Tiểu Thanh trong những ngày còn sống. Bởi vi thực ra, chúng chỉ là những sự vật nằm
ngoài rìa câu chuyện. Thế nhưng Nguyễn Du đã cho chúng xuất hiện thật đàng hoàng ngay
trong hai câu thực của bài thơ. Và có phải chăng đây chính là những ẩn ý sâu xa của nhà đại
thiên tài Nguyễn Du, mà nếu không hiểu sâu sắc được lời thơ thì có lẽ không bao giờ ta nhận
ra chúng được?

Kể lại một cách vắn tắt câu chuyện về Tiểu Thanh, Nguyễn Du chỉ lưu ý đến hai chi tiết:
vì sắc đẹp có thần nên sau khi chết đi vần được xót thương và lưu giữ, còn văn chương vì vô
mệnh nên lại chẳng được ai để ý, quan tâm. Vì vậy nên đến bây giờ chúng mới gâỵ ám ảnh và
làm lụy đến tâm hồn của một “khách văn chương” cùng hội cùng thuyền, dù thời gian của hai
mảnh đời cách xa nhau đã ba trăm năm chẵn!

Trong suốt cả cuộc đời Tiểu Thanh, cho đến lúc chết đi nàng mới được đôi chút sự xót
thương và quan tâm của người chồng “hờ”, người chồng trên danh nghĩa. Và như vậy không
phải là nàng đã hạnh phúc sao lắm rồi sao?

Suốt cuộc đời nàng chỉ đợi chờ và mong ước được có thể thôi mà? Giờ đây lại còn
được người chồng ấy lưu giữ lại bức hình mà mình yêu quý nhất, vậy là đã đủ cho mình mân
nguyện rồi! Có phải vậy không Tiêu Thanh? Tôi không biết nàng có hạnh phúc vì điều đó
không, nhưng riêng tôi sao thấy lời thơ Nguyễn Du chua chát quá! Người chồng của nàng quả
thật chẳng sai khác tí nào trên danh nghĩa một thương buôn — một thương buôn họ Phùng có
lẽ cho đến suốt đời cũng không thể nào đổi thay được về bản chất. Hắn vẫn sẽ mãi mãi là một
con người giả dối và tàn nhần. Hắn đã cưới nàng về làm vợ, đã bỏ rơi nàng trong sự cô đơn
ghẻ lạnh, và đến bây giờ, khi nàng đã chết đi, hắn lại đến bằng vài giọt nước mắt để xót thương
cho một kiếp người đã từng bị hắn lãng quên và rẻ rúng, và để rồi cuối cùng, hắn đà giấu vợ
giữ lại một bức tranh. Lời thơ dường như chất chứa một cái gì đó như là sự mỉa mai, cay đắng!
Tên thương buôn kia giữ lại bức hình của Tiểu Thanh để làm gì? Hắn thương xót cho nàng
sao? Hay hắn ân hận với những gì mình làm nên giừ lại chân dung của nàng đế mà thương
nhớ? Không! Không có ý nghĩa gì cả! Đơn thuần chỉ vì hắn tiếc! Sự tiếc nuối đối với một sắc
đẹp, một đồ vật quý giá mà hắn đà không sớm nhận ra giá trị để mà hưởng thụ, sự ân hận
muộn màng vì mình đã không phát hiện ra được một nụ hoa thầm lặng để bây giờ nụ hoa ấy đó
tàn phai. Điều đó không khác nào một sự xót thương vì đánh vỡ một đồ vật quý. Phải, người
chồng kia có bao giờ quan tâm đến nỗi niềm tâm sự, những nỗi đớn đau riêng đang âm thầm
ngày đêm bức phá trong tâm hồn của nàng Tiểu Thanh bạc mệnh! Chính vì vậy đã thản nhiên
để cho người vợ cả đốt ra tro những vần thơ, những dòng tâm sự sâu kín nhất của nàng. Khi
sống đã không được ai hiểu, đến lúc chết đi thì những gì lưu lại của một tâm hồn, một kiếp
người cũng bị người đời đem hủy diệt đi. Một đời người của Tiểu Thanh còn lại được gì? Thà
rằng tất cả bị thiêu đốt hết đi, thì còn đỡ đau đớn hơn khi biết mình chỉ là một vật để cho người
thương tiếc! Mà tiếc ở đây là tiếc những gì? Sắc đẹp ư! Phải, nhưng đó không phải là sắc đẹp
từ con người thật, từ khuôn mặt thật của Tiểu Thanh! Đó chỉ là “son phấn” mà thôi, chỉ là lớp
vật chất hình thức bên ngoài, là lớp trang trí hoa hòe giả tạo, dễ phôi phai theo năm tháng! Có
lẽ ta sẽ xúc động đến dường nào nếu thấy tên thương buôn kia ôm lấy những tập thơ của Tiểu
Thanh mà khóc, ta sẽ rơi nước mắt đi được nếu hắn đau buồn vì thương nhớ đến một vết sẹo
nào đó (giả sử có) trên khuôn mặt Tiểu Thanh. Tình cảm chỉ có thể chân thật khi nó xuất phát
từ con tim! Hiểu được điều đó, ta mới thấu hiểu được nỗi đau vạn lần ở trong tận đáy sâu tâm
lương của nàng Tiểu Thanh, và lại càng cảm nhận được sâu sắc hơn về cái “lụy” mà Nguyễn
Du đang mang nặng: “Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.

“Phần dư” ở đây là phần văn chương còn sót lại sau khi người vợ cả đem đốt đi, nó tồn
tại âm thầm và lặng lẽ theo thời gian, theo năm tháng để đóng vai trò như là một minh chứng,
một dấu vết khắc ghi lại của một quãng đời. Nó tồn tại trong cõi yên lặng thiên thu, sống vất
vưởng trên cõi dương gian để đợi đến ba trăm năm sau, để có một người nghe và hiểu được
nỗi lòng của nó, nỗi lòng nặng mang từ người chủ mệnh bạc mà ba trăm năm trước đã vĩnh
viễn nằm xuống trong lòng đất lạnh…! Và giờ đây, người duy nhất có thể nghe và hiểu được
tiếng nói ấy không ai khác hơn chính là nhà thơ Nguyễn Du.

Và phải chăng chính sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” giữa hai kẻ phong
lưu đãả đem đến trong lòng nguyễn Du sự đớn đau nhức buốt, đã làm cho trái tim vốn đã từng
chịu nhiều cái “lụy” kia giờ lại thêm một lần nữa phải ưu phiền!

Hai câu thơ tưởng chừng có vẻ đơn giản, nhưng hàm chứa bên trong là tất cả một tư
tưởng nhân đạo thật vô cùng to lớn. Thật ngẫu nhiên, đọc thơ Nguyễn Du, tôi bỗng có cảm giác
như gặp lại đâu đây nguyên lí “tảng băng trôi”, nét tương đồng giữa một nhà thơ cổ điển Việt
Nam và nhà văn hiện đại E.Hemingway của Mỹ, với lối viết “một phần tám nổi, bảy phần tám
chìm”, luôn tạo được sức hút đặc biệt với nhiều thế hệ độc giả.

Nguyễn Đăng Hùng

You might also like