You are on page 1of 2

THUYẾT MINH VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I. Mở bài:
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
Truyện Kiều là một kiệt tác của ông và là một tác phẩm kinh điển của nền văn
học Việt Nam. Tác phẩm là sự kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu
sắc. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được niềm thương cảm sâu sắc của tác giả dành
cho những số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ qua hình tượng
nhân vật Thúy Kiều trong xuyên suốt tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Trình bày những nét khái quát vế tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Nguyễn Du (1765 - 1820) là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu
văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều,
tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm
thương cảm sâu sắc với những nỗi khổ của người dân. Nguyễn Du là một
thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Tác phẩm: Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX, là tác phẩm tiêu
biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết
Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo là hết sức
lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
- Tóm tắt: Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia
đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy
Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã
yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang
chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha. Nàng bị bọn
buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh.
Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn
Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà,
Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh
hùng “đội trời đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo
ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị
ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền.
Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu. Kim Trọng trở lại kết
duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng gieo rắc hi
vọng tìm được nàng. Chàng gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được
Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết mà chỉ kết duyên
bạn bầy.
- Giá trị nội dung: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn
bạo với số phận đầy đau khổ của người phụ nữ tài sắc. Chính vì vậy mà tác
phẩm Truyện Kiều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc về niềm cảm
thương cho số phận của người phụ nữ tài sắc, bạc mệnh. Là lời khẳng định
và sự đề cao nhân phẩm, tài năng với những khát vọng chân chính của con
người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình
yêu, hạnh phúc... Và cuối cùng chính là sự lên án, tố cáo những thế lực tàn
bạo đã chà đạp lên những mảnh đời nghiệt ngã ấy. Không những thế, Truyện
Kiều còn là tác phẩm đã đưa nghệ thuật khắc họa nhân vật lên một đỉnh cao
mới.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm còn là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học
dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ
văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Không những
thế, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn
truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hóa tính cách và miêu tả tâm
lí con người. Truyện Kiều đã xuất sắc đưa nghệ thuật khắc hóa nhân vật lên
một đỉnh cao mới.
III. Kết bài:
- Truyện Kiều đã góp phần to lớn trong việc tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du
trong xuyên suốt sự nghiệp văn học. Qua tác phẩm, tài năng khắc họa nhân
vật độc đáo và tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả được bộc lộ rõ nét.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có
sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
- Đi qua thời gian, những giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm sẽ còn gợi
mãi trong lòng người đọc sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất và tài năng của
con người. Truyện Kiều còn góp phần làm nên đời sống tinh thần của nhiều
độc giả cho thế hệ hôm nay và mai sau.

You might also like