You are on page 1of 38

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “VIẾNG LĂNG BÁC”- VIỄN PHƯƠNG

Đề 1 : Cảm nhận hai khổ thơ đầu của bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
A.Mở bài:
1. Cách 1: Đề tài
- “Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân
loại...”Câu hát vang lên cứ ngân nga mãi trong lòng chúng ta để bày tỏ tình cảm
của người dân VN đối với vị cha già kính yêu của dân tộc .
- Bác đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhà thơ để tạo nên những thi phẩm đặc
sắc ,trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương.
- Bài thơ không chỉ là nén hương thơm tác giả thành kính dâng lên Bác Hồ mà còn
là khúc tâm tình sâu nặng của đồng bào miền Nam, của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ
vĩ đại. Đặc biệt, hai khổ thơ đầu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc.
2. Cách 2: TG,TP, BT
- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống
nhất ,lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền
Nam xa xôi ra thăm lăng Bác và đã viết nên bài thơ “Viếng lăng Bác” với tất cả
lòng thành kính và niềm xúc động sâu xa.
- Trong đó, hai khổ thơ đầu để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. ( Hoặc:
Trong đó 2 khổ thơ đầu đã chứa đựng nhiều hình ảnh thơ đẹp và giàu cảm xúc
nhất).
B.Тhân bài:
I. Khái quát chung: Cách 1: TG,TP,HOÀN CẢNH SÁNG TÁC, MẠCH CẢM
XÚC, ND-NT.
* Nếu mở bài chưa giới thiệu tác giả,tác phẩm :
- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ
giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống
nhất lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền
Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và
in trong tập “ Như mây mùa xuân”(19 78) )
* Nếu mở bài đã giới thiệu tác giả,tác phẩm: CÁCH 2
- Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng , thành kính ,
lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót xa khi tác giả có dịp từ miền Nam ra thăm
lăng Bác .
- Mạch cảm xúc của bài thơ được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác .
Mở đầu là cảm xúc về cảnh vật bên ngoài lăng . Khi vào trong lăng , đến trước linh

1
cữu Bác, nhà thơ thể hiện suy nghĩ về sự bất tử của Người nhưng không khỏi nhói
lên trong lòng nỗi tiếc thương vô hạn . Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi
sắp phải trở về quê hương miền Nam , muốn tấm lòng mình sẽ mãi ở lại bên lăng
Bác. Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác và
sự vĩ đại của Bác .
II. Phân tích:
1. Cảm nhận khổ thơ 1:. Khổ thơ mở đầu thể hiện cảm xúc của tác giả trước
khung cảnh bên ngoài lăng Bác:
* Câu 1: Mở đầu bài thơ là một lời giới thiệu, kể chuyện thật giản dị , mộc
mạc nhưng lại chất chứa bao nhiêu cảm xúc của một người con từ miền Nam khao
khát bao lâu nay được ra thăm lăng Bác :
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ”
- Cách xưng hô “con” vừa mang đậm phong cách miền Nam vừa gợi lên sự thân
mật gần gũi cảm động như tình cảm đối với người cha già ruột thịt của mình. Hai
tiếng “con – Bác” vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa vị lãnh tụ tối cao với người
dân lao động bình thường.
- Điều đó cũng là hiển nhiên vì lúc còn sống chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình
yêu thương đặc biệt đối với đồng bào , đồng chí miền Nam :
“ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.”
(Nhớ miền Nam - Tố Hữu)
+ Trong trái tim Bác , miền Nam luôn luôn là nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương, là
niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng bất khuất, là mảnh đất “Thành đồng Tổ quốc”.
+ Giờ đây, nhà thơ mang theo niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với
Bác,
- Chính vì thế tác giả không dùng từ “viếng” mà dùng từ “thăm” là một cách nói
giảm , nói tránh để như thấy Bác vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam
Cách diễn đạt này vừa ngụ ý nói đứa con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, vừa
giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát. Nỗi đau như cố giấu đi mà vẫn chua xót ngậm
ngùi .
* 3 Câu tiếp: Dường như vì quá nóng lòng hồi hộp, cho nên, nhà thơ đã đến lăng
Bác từ rất sớm.Từ “trong sương” , hình ảnh hàng tre ẩn hiện trong sương sớm nơi
quảng trường Ba Đình lịch sử đã thu hút sự chú ý của tác giả :
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam?
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
-Từ lâu lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp bình dị, thân thuộc của làng quê, đất
nước Việt Nam . Tre là người bạn thân thiết luôn giúp đỡ con người trong mọi
công việc, “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...”(Cây tre
Việt Nam - Thép Mới )

2
- “Hàng tre” được lặp lại hai lần cùng với các từ láy “ xanh xanh” , “ bát ngát”
khiến hàng tre quen thuộc bỗng trở nên mờ ảo bất diệt , vững vàng trong “ bão táp
mưa sa” của thiên nhiên .
+ Trong ý thơ của Viễn Phương, hình ảnh hàng tre còn mang ý nghĩa ẩn dụ. Tre đã
là biểu cho con người và đất nước Việt Nam . Đúng như Thép Mới đã khẳng định
trong bài “Cây tre Việt Nam”: “Cây tre Việt Nam, cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay
thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng
trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”.
+ Tre luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên một lũy thành kẻ cường thách thức gió mưa,
giông bão:
Bão bùng thân bọc lấy thân.
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng.
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
{Tre Việt Nam – Nguyễn Duy}
+ Trong “bão táp mưa sao tre “đứng thẳng hàng”, vẫn bền bỉ vươn lên xanh tốt.
Thành ngữ “ bão táp mưa sa ” nhằm chỉ những khó khăn , gian khổ , những vinh
quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ
nước . Cụm từ “ đứng thẳng hàng ”tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, sức sống
mãnh liệt, khí thế hiện ngang, bất khuất của con người Việt Nam trong bão táp
chiến tranh, vẫn kiên cường chiến đấu và chiến thắng. Tre luôn đứng thẳng như
người Việt Nam thà hi sinh chứ không chịu sống quỳ:
|Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như không lạ thường
Phải chăng hình ảnh “hàng tre” chính là hóa thân của những người anh hùng ,
những chiến sĩ tạo nên dáng đứng của con người Việt Nam . Về với Bác là về với
cội nguồn dân tộc , về với truyền thống đoàn kết , thủy chung , tác giả bỗng thốt lên
bằng một từ cảm thán “ôi” biểu hiện niềm xúc động và lòng tự hào khôn xiết . Hình
ảnh cây tre Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành những biểu tượng quen thuộc đối
với nhân dân Việt Nam và cả thế giới.
2. Khổ 2 : Nhà thơ bày tỏ cảm xúc về sự vĩ đại của Bác và dòng người vào
trong lăng viếng Bác :
* Sau ấn tượng về hàng tre bát ngát rong sương sớm , tác giả đến gần lăng
Bác và cảm nhận được sự vĩ đại của Người :
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Đây là những hình ảnh đẹp giàu cảm xúc và nổi bật nhất bài thơ . Hai câu thơ cứ
sánh đôi nhau để để miêu tả mặt trời : một mặt trời thiên nhiên và một “mặt trời
trong lăng” -hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ . Mặt trời thứ nhất là một thiên thể vĩnh
hằng đã được nhân hóa với các động từ “đi” , “thấy” như một người chứng kiến
vĩnh viễn một hiện tượng kì diệu khác là : có “một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

3
- Ví Bác như mặt trời không phải là một hiện tượng mới mẻ . Nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước đã từng viết : “ HCM – ánh thái dương tỏa sáng đời đời ” .
Hay nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt lên :
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người”
- Nhưng suy ngẫm Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm
ngưỡng hàng ngày của mặt trời thiên nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của
Viễn Phương . Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài thì Bác
Hồ cũng là nguồn sống , nguồn hạnh phúc cho muôn người . Bác đã soi đường chỉ
lối , dẫn dắt nhân dân ta đi từ bóng tối ra ánh sáng , từ cuộc sống nô lệ lầm than đến
với độc lập tự do.
- Chi tiết đặc tả hình ảnh mặt trời qua màu sắc rất đỏ gợi sức ấm nóng của trái tim
đầy nhiệt huyếtvì tổ quốc, vì nhân dân, trái tim thương yêu vô hạn của Bác còn mãi
tỏa sáng ấm áp cho đời.
- Người người biết ơn Bác, đời đời ca ngợi Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:
Bác Sống như trời đất của ta
Yêu từng nhành lúa ,mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già (Bác ơi - Tố Hữu)
Hay: Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng
Bác ra đi để ánh sáng cho đời.
(Phạm Tiến Duật)

* Hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác,với cảm xúc chân thành ,Viễn
Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc :
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ .
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Điệp ngữ “ngày ngày” đã góp phần vĩnh viễn hóa , bất tử hóa hình tượng Bác Hồ
trong lòng mọi người giữa thiên nhiên vũ trụ. Mặt khác điệp ngữ “ngày ngày” còn
thể hiện một hiện tượng đã trở thành quy luật đều đặn trong cuộc sống của người
dân Việt Nam : xếp hàng vào lăng viếng Bác .
- Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây
xếp hàng lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác. Câu thơ có nhịp điệu chậm rãi,
giọng thơ trầm lắng như diễn tả bước chân nhẹ nhàng của đoàn người vào lăng
viếng Bác .
- Nếu vòng hoa là đến viếng người đã khuất thì “tràng hoa” ở đây là để dâng “79
mùa xuân: bảy mươi chín năm cuộc đời của Người.
+ Trước hết, đó là những tràng hoa tươi thắm sắc hương mà nhân dân mang tới để
bày tỏ tình cảm kính yêu, nhớ thương với Bác .

4
+ Sâu xa hơn ,tràng hoa còn mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho muôn triệu cuộc
đời nở hoa đưới ánh sáng mặt trời cách mạng rực rỡ của Bác.
=>Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những tràng hoa
tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong
lòng công lao vĩ đại của Người.
- Hình ảnh ẩn dụ “bảy mươi chín mùa xuân ca ngợi sự cống hiến hỉ sinh cao cả
của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân tươi đẹp,
cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước, Suốt hơn nửa thế kỷ, Bác đã chiến
đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác
còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.

III.Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:


Đoạn thơ thể hiện rõ những nét đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm:
- Thể thơ tự do(chủ yếu là các câu 8 chữ kết hợp các câu thơ 7 chữ, 9 chữ) với
cách gieo vần linh hoạt:.
- Đoạn thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp
ngữ. đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh
ẩn dụ, biểu tượng .
Đặc sắc nhất là những hình ảnh : mặt trời trong lăng, tràng hoa, bảy mươi chín
mùa xuân vừa quen thuộc, gần gũi lại có sức gợi cảm và giá trị biểu tượng lớn lao.
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng
tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác.

C.KẾT LUẬN :
-Hai khổ thơ đầu nói riêng và cả bài thơ “Viếng lăng Bác ”nói chung liền mạch
như dòng cảm xúc dâng trào cuồn cuộn của Viễn Phương khi được trở về bên
người Cha già dân tộc .
- Lời thơ giản dị truyền cảm , hình ảnh thơ đẹp giàu ý nghĩa , giai điệu ngân nga
nhưng vẫn tạo không khí trang nghiêm tôn kính không chỉ của Viễn Phương mà
của cả dân tộc ta đối với Bác .
- Với ý nghĩa đó bài thơ đã nhanh chóng trở thành lời bài hát ca ngợi vị lãnh tụ vĩ
đại . Mỗi người dân VN sẽ nhớ mãi đến Bác bởi vì :
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.”
( Tố Hữu )

5
VIẾNG LĂNG BÁC- VIỄN PHƯƠNG

Đề 2: Cảm nhận hai khổ thơ cuối của bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
A.MỞ BÀI : Tương tự đề 1:
B.THÂN BÀI :
I.Khái quát chung: Tương tự đề 1:
II. Phân tích đoạn thơ :
1. Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác:
* Hòa vào trong dòng người vô tận với lòng thành kính tôn nghiêm, nhà
thơ Viễn Phương bước vào trong lăng và khi đứng trước linh cữu Người, một
cảm xúc khác lại dâng lên trong lòng nhà thơ .Đó là suy nghĩ về sự bất tử của
Bác nhưng không khỏi nhói lên trong lòng nỗi tiếc thương vô hạn :
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả thật xúc động :
+ Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng đọng cả thời gian, không
gian. Hai câu thơ diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh
sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, giấc ngủ vĩnh hằng thanh thản sau cả một
cuộc đời Người chưa từng trọn giấc. Bởi cả cuộc đời Người luôn trăn trở, trằn trọc,
nghĩ suy cho cả dân tộc Việt Nam:
Chế Lan Viên từng viết:
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”
Hay nhà thơ Hải Như từng xúc động:
“Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”

- Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ đời đời trong không gian yên tĩnh trang nghiêm được
so sánh với vầng trăng sáng trong , dịu hiền là một hình ảnh độc đáo . Đó có thể là
hình ảnh thực Bác nằm trong phòng sáng dìu dịu của ánh đèn nê – ông nhưng hình
ảnh vầng trăng lại giúp ta liên tưởng đến phẩm chất của Bác . Nếu ở khổ thơ thứ 2
tác giả so sánh Bác với mặt trời thì vầng trăng trong khổ thơ thứ 3 rất phù hợp để
diễn tả tính cách bao dung hiền hậu như người ông , người cha của Bác. Bác không

6
chỉ vĩ đại lớn lao trong lòng người dân Việt Nam mà còn rất gần gũi giản dị thân
thương như trong gia đình mến yêu của mỗi người . Đúng như Tố Hữu đã từng thốt
lên:
“Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao”
- Trăng vốn là người bạn tri kỉ của Bác bởi Bác rất yêu thiên nhiên. Trăng đã từng
tỏa sáng trên trang thơ của Người giữa nhà lao đen tối, trên chiến trận ác liệt, giờ
đây trăng lại tỏa sáng để canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người .
-Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
-Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ...
-Vầng trăng sáng dịu hiền là ánh sáng của tình thương mến nâng niu, là biểu
tượng của thiên nhiên bất tử, vĩnh hằng. Nhà thơ muốn lấy vẻ đẹp, tầm vóc của vũ
trụ để nghĩ về tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác, Người có lúc như mặt trời ấm
áp, có lúc dịu hiền như vầng trăng tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc
đời, hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi , đôn hậu hiền từ như
người ông người cha trong gia đình.
* Mặc dù biết rằng Bác luôn sống mãi, bất tử trong lòng nhân dân Việt Nam
nhưng nhà thơ không khỏi nhỏi nhói đau trước sự thật Người đã vĩnh viễn ra
đi:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nghe nhói ở trong tim!
- Trời xanh cũng như mặt trời là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng ,là hình
ảnh ẩn dụ với suy ngẫm về cái cao cả vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn
còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Người đã hóa thân vào thiên
nhiên, sông núi. Con người ,cuộc đời của Người là bất tử. Đúng như nhà thơ Tố
Hữu từng viết:
Bác sống như trời đất của ta (Sáng tháng năm)
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời xanh, biến rộng ruộng đồng, nước non
( Bác ơi)
- Dù vẫn tin như vậy nhưng tình cảm, xót thương không chấp nhận mất mát thực tế
cặp quan hệ: “vẫn – mà” tô đậm sự đối lập giữa tình cảm và lý trí. Trái tim nhà thơ
vẫn đau nhói khi biết rằng Bác không còn nữa. Từ “nhói”biểu hiện cụ thể, trực tiếp
nỗi đau quặn thắt, tê tái, sâu thẳm trong tâm hồn của nhà thơ. Đó là nỗi đau của
người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung
của cả dân tộc. Là một người con Nam Bộ đây là lần đầu tiên Viễn Phương được
gặp Bác Trong suốt những năm đất nước bị chia cắt, nhân dân miền Nam quyết tâm
chiến đấu, ai cũng mong có lúc:

7
Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm thấy Bác cười,
.(Bác ơi! – Tố Hữu)
- Ngày hội non sông không được chứng kiến nụ cười rạng rỡ của Bác .Bác ra đi là
một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại,
một người cha già kính yêu. Cả đất , người đều nhỏ lệ khóc thương:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tôn nước mắt trời tuôn mưa.
(Bác ơi! Tố Hữu)
=> Toàn bộ khổ thơ đã thể hiện niềm kính yêu chân thành và niềm đau xót sâu sắc
của nhà thơ dành cho Bác.
2. Khổ thứ 4 diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở lại mãi bên lăng
Bác:
* Tình cảm của nhà thơ lúc đầu cố kìm nén, ẩn giấu trong lòng nhưng đến lúc
này , khi sắp phải rời xa Bác , tình cảm ấyđã được bộc lộ, thể hiện trực tiếp với
cảm xúc dâng trào:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Câu thơ như một lời giã biệt ,tình cảm thương yêu, đau xót kìm nén đến giờ phút
chia tay đã vỡ oà thành dòng nước mắt .Nhà thơ chia tay Bác trong tiếng khóc nức
nở, nghẹn ngào. Động từ “trào” miêu tả sinh động hình ảnh dòng nước mắt, đồng
thời thể hiện tình cảm yêu quý mãnh liệt, trọn vẹn ,lưu luyếntrong tình cảm của
người con đối cha già kính yêu .
*Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác ,nhà thơ muốn được hóa thân,
hòa nhập vào thiên nhiên bên lăng để luôn được ở bên Người :
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau nó tạo nên nhịp thơ dồn dập,
diễn tả những ước nguyện tha thiết của tác giả.
+ Nhà thơ muốn làm “con chim hót quanh lăng Bác” - Có nghĩa là muốn hóa thân
vào âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành . . .
+ “Muốn làm đóa hoa để tô điểm, tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ , làm
đẹp cho đời.
+ “Muốn làm cây tre trung hiếu” để giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.
=> Các từ “quanh lăng, đâu đây, chốn này” diễn tả cảm giác lưu luyến không muốn
rời xa.
- Hình ảnh hàng tre ở khổ đầu của bài thơ được lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối
tương ứng cho bài thơ. Nếu trong khổ đầu cây tre được nhấn mạnh ở phẩm chất
kiên cường trước “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” thì nay lại được nhấn mạnh ở
phẩm chất “trung hiếu” khẳng định thêm một lần nữa tấm lòng son sắt , kiên trung ,
lòng kính yêu vô bờ đối với vị lãnh tụ

8
- Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm ,tác giả nguyện Sống xứng đáng
là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng
liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm huống về Bác.
Bài thơ khép lại một cách ý nghĩa và khéo léo, để lại nhiều cảm xúc trong lòng
người đọc.
III.Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật: Tương tự đề 1
C.KẾT LUẬN : Tương tự đề 1

9
MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI

Đề 1: Cảm nhận 3 khổ thơ đầu :

A.MB:
1.Cách 1:
- Mùa xuân vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ
muôn đời. Đã có biết bao bài thơ hay viết về mùa xuân, để lại ấn tượng không phai
trong trái tim người đọc như: “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân
xanh” của Nguyễn Bính, “Xuân hồng” của Xuân Diệu...
- Đặc biệt là Thanh Hải với thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ" đã để lại một dấu ấn
riêng, khó phai mờ trong tâm trí người yêu thơ.
- Trong đó, ba khổ thơ đầu chứa đựng nhiều hình ảnh thơ đẹp và giàu cảm xúc,để
lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
2. Cách 2:
- Mỗi khi Tết đến xuân về , mọi người được sống trong một không gian tươi mới
tràn đấy sức sống với tiết trời ấm áp,muôn hoa đua nở, cỏ non xanh bất tận…Vẻ
đẹp của mùa xuân từ xưa đến nay đã làm say lòng biết bao thi sĩ.
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cũng đã thay lời nhà thơ Thanh Hải thể hiện tiếng
lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời đồng thời thể hiện ược
nguyện chân thành của nhà thơ.
- - Trong đó, ba khổ thơ đầu chứa đựng nhiều hình ảnh thơ đẹp và giàu cảm xúc,để
lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
B. TB:
I. Khái quát chung:
- Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế, ông là một trong những cây bút có công xây dung
nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời tháng 11/198 không bao lâu trước khi nhà thơ
qua đời .
- Mạch cảm xuc của bài thơ phát triển theo lối “tứ ccảnh sinh tình”: đầu tiên là
những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên. Khổ thơ thứ hai và thứ
ba là cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước. Từ cảm xúc trước mùa xuân của
thiên nhiên , mùa xuân của đất nước , tác giả ước nguyện dâng hiến “mùa xuân nho
nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, của cuộc đời chung . Từ đó bộc lộ
tình yêu tha thiết đối với quê hương , đất nước .
(- Nhan đề:
- Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo và rất hợp lí
của nhà thơ. Nhiều người đã gắn mùa xuân với những định ngữ khác nhau như:
Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân hồng (Xuân
Diệu)…..Còn Thanh Hải lại đặt tên cho thi phẩm của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”.

10
- “Mùa xuân” vốn là khái niệm chỉ thời gian. Mùa xuân gắn với thiên nhiên
đất trời là mùa của sự sống, sinh sôi,. nảy nở, gắn với con người là tuổi trẻ. Hình
ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống
và cuộc đời mỗi con người.
- Nhan đề chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi
phẩm. Đó là ước nguyện của Thanh Hải muốn làm một mùa xuân - nghĩa là sống đẹp,
sống với tất cả sức sống mới mẻ của mình nhưng cũng rất khiêm nhường, chỉ là một
mùa xuân nho nhỏ, góp vào mùa xuân lớ của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời
chung. Đó là khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ)
II. Cảm nhận đoạn thơ:
1) Khổ 1 : Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên , đất trời .
- Mùa xuân với cỏ non xanh , màu trắng thanh khiết của hoa lê là những
hình ảnh tươi đẹp và quen thuộc qua ngòi bút tài hoa của đại thi hài Nguyễn
Du . Nhưng đến với mùa xuân trong thơ của Thanh Hải , ta như thấy mùa
xuân thêm phần rực rỡ và tươi thắm hơn :
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
- Bằng những nét vẽ tài hoa và thanh tú , nhà thơ Thanh Hải như dẫn người đọc
đến một thế giới thật tươi đẹp với không gian cao rộng , thoáng đãng : Xa xa có
dòng sông mùa xuân nước xanh biếc đang lững lờ trôi .
- Trên mặt nước thấp thoáng một bông hoa tím đang đùa giỡn với dòng nước sông
Hương êm dịu . Dòng sông xanh , bông hoa tím là sắc màu đặc trưng của mùa xuân
và cả riêng xứ Huế . Hình ảnh quen thuộc nhưng cách tả thật thú vị .
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp : động từ “mọc” làm vị ngữ lại đặt
ở đầu khổ thơ , đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật sáng tạo . Nó không chỉ tạo
cho người đọc ấn tượng đột ngột , mới lạ , bất ngờ mà còn làm cho hình ảnh sự vật
trở nên sống động như đang diễn trước mắt . Tưởng như bông hoa tím biếc kia
đang từ từ mọc lên , vươn lên , xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân .
Tác giả không tả cụ thể , gọi tên cụ thể đó là bông hoa gì , dòng sông gì nhưng
người đọc vẫn đoán rằng đó là sông Hương xứ Huế - quê hương tác giả . Nhưng
dòng sông nào , loài hoa gì không quan trọng bởi điều tác giả muốn gợi ra trước
mắt người đọc đó là cái linh hồn của cảnh vật , là sự hài hòa về màu sắc trong bức
tranh xuân.
-Bức tranh mùa xuân trở nên rộn ràng ,tươi vui bởi tiếng chim chiền chiện.
Nhà “họa sĩ” lại lướt trên bức tranh những nét vẽ tuyệt đẹp , đó là trên bầu trời cao
thăm thẳm có bóng những chú chim chiền chiện say sưa ca hát những khúc ca của
đất trời :
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

11
Âm thanh của tiếng chim chiền chiện như mang đến hơi thở, sức sống cho bức
tranh xuân, gợi ra không gian cao rộng, khoáng đạt, rộn rã âm thanh.Thán từ “ơi”
như một tiếng reo vui ngỡ ngàng, xao xuyến. Câu hỏi tu từ cùng cách nói “hót chi”
gợi giọng nói ngọt ngào, dịu dàng của con người xứ Huế.
- Bằng sự cảm nhận thật tinh tế Thanh Hải không chỉ cảm nhận mùa xuân
bằng thị giác, thính giác mà nhà thơ còn cảm nhận bằng cả xúc giác. Nhà thơ
đưa tay ra hứng những “giọt long lanh” :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Phải chăng đó là giọt sương , giọt mưa của mùa xuân long lanh trong ánh sáng
của trời xuân ?
+ Nhưng nếu gắn với hai câu thơ trước thì đó là những giọt âm thanh của tiếng
chim chiền chiện được tác giả cảm nhận qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
=> Song dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ cuối của khổ thơ đầu tiên cũng biểu
hiện niềm say sưa , ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc
vào xuân .
=>Như vậy , nhà thơ không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng thị giác ,
thính giác mà còn bằng cả xúc giác . Âm thanh của tiếng chim ngưng đọng khắp
không gian , ngưng đọng trên đôi tay của tác giả rồi thấm sâu vào trong lòng người
với những ấn tượng , cảm xúc thật diệu kì. Đằng sau những cảm xúc ấy là tình yêu
tha thiết đối với thiên nhiên, đất nước.
=> Khổ thơ đầu là minh chứng “ thi trung hữu họa”, “ thi trung hữu nhạc” và “ thi
trung hữu tình” được kết tinh qua cảm xúc tinh tế và tài năng nghệ thuật của nhà
thơ.

=>Điều đáng chú ý là khi Thanh Hài viết những dòng thơ này vào tháng 11 năm
1980, khi nhà thơ đang bệnh nặng, khi mùa xuân vẫn chưa chín với cõi đất trời này
nhưng lời thơ của ông vẫn tràn đầy xuân sắc. Phải có một tình yêu tha thiết, một
tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa
xuân hay đến như vậy.
2. ( Khổ 2 +3 ) : Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước
* Trước khung cảnh của mùa xuân thiên nhiên dất trời , nhà thơ lặng
ngắm đến chân thành say mê , để rồi từ đó nhà thơ chuyển sang cảm nhận về
mùa xuân của đất nước thật tự nhiên và bình dị :
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ

12
- Mùa xuân của đất nước được thể hiện qua hai hình ảnh tiêu biểu : Hình ảnh
người cầm súng trên đường hành quân và hình ảnh người ra đồng nhổ mạ cấy lúa
tượng trưng cho hai nhiệm vụ cơ bản là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động sản
xuất xây dựng đất nước.
- Điều mới mẻ trong ý thơ của Thanh Hải là hai hình ảnh ấy đều gắn liền với “lộc”
non . “Lộc” là chồi non , cây non , nhành non không phải là mới mẻ khi miêu tả
mùa xuân , nhưng ở đây hình ảnh lộc non theo người cầm súng giắt đầy quanh lưng
để ngụy trang ra trận như mang theo sức xuân của tuổi trẻ vào trận đánh .
-“Lộc” lại theo chân người ra đồng như gieo mùa xuân trên nương mạ để khắp nơi
tràn ngập sắc xanh , tràn đầy sức sống .
=> Mùa xuân đất trời , mùa xuân của đất nước đã đọng lại trong hình ảnh “lộc” non
để theo chân người cầm súng và người ra dồng hay chính họ đã đem mùa xuân đến
cho mọi miền trên đất nước.
* Không khí sôi động của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu
hối hả, những âm thanh xôn xao :
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
- Điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy tượng hình “hối hả”, từ láy tượng thanh “xôn
xao” như gợi một không khí khẩn trương , náo nức , tâm trạng tươi vui rộn ràng khi
mùa xuân đến.
- Đây chính là tâm trạng tác giả náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như
reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước
được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo
nên từsự hối hả, náo nức của người cầm súng người ra đồng
* Khổ thơ thứ 3 là sự hình dung của tác giả về một đất nước đẹp thật kì vĩ ,
lớn lao:
“ Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
- Từ mùa xuân của đất nước , tác giả ngược dòng thời gian cảm nhận bốn ngàn
năm lịch sử của dân tộc với bao “vất vả” và “gian lao” . Cụm từ “ bốn ngàn năm”
thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của nhà thơ về chiều dài lịch sử của đất nước. Với
nghệ thuật nhân hóa, hình tượng tổ quốc hiện lên thật sinh động như một con người
trải qua bao vất vả và gian lao”.
- Có thể nói rằng, để tạo nên sự trường tồn của đất nước biết bao thế hệ người dân
đất Việt đã không tiếc máu xương, công sức để bảo vệ và dựng xây “Làm nên đất
nước muôn đời”. Là một con người Việt Nam , tác giả hiểu hơn ai hết đất nước

13
chúng ta phải trải qua biết bao gian truân , vất vả , cả những đau thương mất mát
nhưng vô cùng anh hùng bất khuất ,thật đáng tự hào .
- Đất nước được hình dung bằng hình ảnh so sánh thật đẹp, mang nhiều ý nghĩa.
“Sao” là một nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt lên mọi không gian và
thời gian. “Sao” cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ Quốc. Qua đó, nhà thơ
bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anh hùng mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ
trụ. Không một thế lực nào có thể ngăn cản được, nhất định đất nước sẽ tỏa sáng
như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc.
Đó là lòng quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào, tinh thần lạc quan của cả dân
tộc.
- Từ “cứ” kết hợp với cụm từ “ đi lên phía trước”thể hiện ý chí quyết tâm xây dựng
đất nước, không bao giờ khuất phục , không bao giờ lùi bước trước bất cứ hoàn
cảnh nào , kẻ thù nào mà luôn hướng về phía trước , hướng về tương lai tươi đẹp.
Cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc lạc quan, tin tưởng, ngợi ca sức sống của quê
hương, đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về.
III.ĐÁNH GIÁ :
- Đoạn thơ thể hiện rõ nét những đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm.
+ Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ
mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp
vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
+ Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, cách gieo
vẫn liên tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị và đẹp; nhiều hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
như “ dòng sông xanh, bông hoa tím, giọt long lanh, lộc, vì sao”...gây ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc.
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả: vui tươi, say sưa
trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, sâu lắng khi chuyển sang cảm nhận về mùa
xuân của đất nước.
C. KẾT LUẬN
- Ba khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện những rung động sâu
xa truước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, trước những hi sinh và cố gắng say sưa
trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Đó là một tiếng lòng tha thiết yêu thiên
nhiên, yêu cuộc đời, yêu quê hương đất nước đến bất diệt.
- Tác phẩm là minh chứng cho trái tim và tài năng nghệ thuật của Thanh Hải. Với
ý nghĩa đó,“Mùa xuân nho nhỏ” được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và trở thành một
khúc ca xuân quen thuộc, xúc động còn mãi với đời.

14
MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI

Đề 2: Cảm nhận 3 khổ thơ cuối


A.MỞ BÀI : Tương tự đề 1:
B.THÂN BÀI :
I.Khái quát chung: Tương tự đề 1:
II. Phân tích đoạn thơ :
1.. Khổ 4, 5: Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên và mùa xuân lớn của
đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và khát vọng
được hòa nhập, được công khiến:
:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
- Thanh Hải yêu không khí thanh bình khi mùa xuân đến và ông muốn làm cho
mùa xuân của đất nước ấy thêm tươi đẹp hơn.
- Ông muốn làm một chú chim nhỏ để cất lên tiếng hót trong trẻo vui say lòng
người , đem thứ âm thanh rộn rã để hòa vào âm thanh của đất trời.
- Thanh Hải còn muốn làm một dóa hoa tỏa hương thơm ngát, rồi muốn đem đến
cho đất nước một bản nhạc thật độc đáo với nốt trầm bé nhỏ nhưng cũng đủ để làm
xao xuyến lòng người .
- Điệp ngữ “ Ta làm ... ta làm... ta nhập” đã thể hiện ước nguyện tha thiết chân
thành đó !
- Nhà thơ chuyển những cái nhỏ bé riêng tư , cái “ tôi ” thành cái “ta” lớn lao hòa
chung với mọi người . Giọng thơ nhỏ nhẹ chân thành không ồn ào mà ngược lại
đằm thắm lắng đọng sâu xa trong lòng người đọc.
=>Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt
đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và
đầy trách nhiệm.
* Với Thanh Hải, hóa thân là để dâng hiến , để phục vụ cho một mục đích lớn
lao , cao cả . Tâm niệm của nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh giản
dị và khiêm nhường rất cảm động nhưng dặc biệt và sáng tạo nhất là hình ảnh
“mùa xuân nho nhỏ” :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

15
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
- “Mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên tỏa sức xuân , là linh hồn cho cả bài thơ
.Đó là sáng tạo bất ngờ độc đáo mà rất hợp lý của nhà thơ. Nhiều người đã gắn
mùaxuân với những định ngữ khác nhau như: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa
xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân hồng (Xuân Diệu)... Còn Thanh Hải lại nói “Mùa
xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân” vốn là khái niệm chỉ thời gian. Mùa xuân gắn với thiên
nhiên đất trời là mùa của sự sống, sinh sô,. nảy nở, gắn với con người là tuổi trẻ.
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của
sự sống và cuộc đời mồi con người.
- Nhà thơ muốn làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến. Đó
không phải mong nuốn trong một lúc mà là cả một cuộc đời, cống hiến khi ở tuổi
thanh xuân – tuổi hai mươi và cả khi đã già - khi tóc bạc. Đó là cống hiến bất kể
thời gian, tuổi tác.
- Cùng với thời Thanh Hải, nhà thơ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ tương tự :
“ Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót , chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho , đâu chỉ nhận riêng mình.”
( Một khúc ca xuân )
Như thế,nhà thơ nguyện làm một mùa xuân , nghĩa là sống đẹp , sống với tất cả
sức sống tươi trẻ của mình để góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời
chung .Qua đó nhà thơ còn gửi gắm tới người đọc những suy ngẫm sâu sắc : Mỗi
người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng , phần tinh túy nhất của
mình dù là nhỏ bé không kể “tuổi hai mươi hay khi tóc bạc” , dù là lúc trẻ hay khi
đã già.
- Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ mà còn như một sự tổng kết,
đánh giá của tác giả về cuộc đời mình – một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn cho đất
nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải cầm bút, trọn đời cống hiến
cho cách mạng và thơ ca. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến
vượt lên những đớn đau của bệnh tật. Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một
tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời
mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ giản dị và dạt
dào xúc động – những câu thơ hay nhất của bài vừa chan chứa cảm xúc vừa đậm đà
triết lí sâu xa.
2. Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

16
- Sau nguyện ước tha thiết chân thành , nhà thơ trở lại với hoàn cảnh thực tại
khi mình đang sống những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh .Một tình cảm
thiêng liêng bỗng dâng lên trong lòng nhà thơ, đó là tình yêu đối với xứ Huế . Để
rồi nhà thơ cất lên khúc hát ca ngợi quê hương mình:
“ Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai , Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
- Bài thơ khép lại trong âm điệu câu Nam ai, Nam Bình xứ Huế, như một khúc hát
ngợi ca mùa xuân để lại dư vị sâu lắng. Điệp từ “ Nước non ngàn dặm” và kết thúc
bằng vần bằng liên tiếp : “ bình , mình , tình ” như muốn thể hiện cái chất dân ca
nhịp nhàng , man mác của điệu Nam ai , Nam bình đặc trưng của xứ Huế
- Lời ca thiết tha “ Ngàn dặm tình” nhưng không phải là lời ca buồn thuở trước.
“Nhịp phách tiền” nghe rộn rã, vang xa. Đó chính là cái hồn âm nhạc dân gian –
quê hương tác giả . Đó cũng là âm thanh mùa xuân đất nước muôn đời vẫn trẻ trung
, vẫn xao xuyến lòng người , thể hiện niềm lạc quan của tác giả.Tác giả nhưsống
mãi với cuộc đời , với Huế quê hương trong nhịp phách tiền âm vang ấy .
=> Như vậy xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân, từ tiếng chim
chiền chiện. tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến tiếng hát của nhà thơ là một
nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca của đất nước và đến đây là khúc hát tạo ấn
tượng về một bài ca không dứt. Bài thơ đã khép lại nhưng bài ca về muà xuân, bài
ca yêu cuộc sống mà Thanh Hải gửi đến bạn đọc sẽ vang vọng mãi.

III.Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật: Tương tự đề 1


C.KẾT LUẬN : Tương tự đề 1

17
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “SANG THU”
(Hữu Thỉnh)

A. TÁC GIẢ:
- Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh , sinh năm 1942
- Quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
- Năm 1963 gia nhập quân đội vào binh chủng Tăng Thiết Giáp
- Từng tham gia vào ban chấp hành hội Nhà văn vào các khóa III, IV, V của Hội
nhà văn VN
- Từ năm 2005 ông là Chủ tịch Hội nhà Văn VN
B .TÁC PHẨM:
- Bài thơ “ Sang thu” là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa từ
cuối hạ sang đầu thu đồng thời còn bộc lộ những suy ngẫm mang tính triết lí về
cuộc đời và còn người
C. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT:
- Nội dung : cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa hạ-thu
- Nghệ thuật :
+ thể thơ tự do
+Hình ảnh thơ chọn lọc giàu tính biểu cảm
D. CÁC Ý CHÍNH:
- khổ 1+2 : Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên
trong không gian làng quê:
+Khổ 1 :cảm nhận về thời khắc giao mùa 1 cách mơ hồ
+khổ 2 : cảm nhận về thời khắc giao mùa 1 cách rõ rệt hơn
- Khổ 3 : Từ cảnh sắc thiên nhiên tác giả suy nghĩ mang tính triết lí về cuộc đời và
con người.
E. PHÂN TÍCH:
I. Mở bài :
Mùa thu với tiết trời se lạnh , với sắc vàng của nắng ,của hoa cúc tràn ngập
không gian đã ghi dấu ấn trong thơ ca từ xưa đến nay . Vẫn với đề tài quen thuộc
ấy , nhà thơ Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận rất riêng rất mới mẻ qua bài “Sang
thu” . Bài thơ thế hiện những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thời khắc giao
mùa hạ-thu với ngôn ngữ và hình ảnh thơ độc đáo , giàu hình tượng.
II. Thân bài :
1.Khái quát : (* Những tín hiệu sang thu) :
Người xưa nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”. Phải
chăng đó là mối giao hòa kì lạ giữa mùa thu với lòng người và thi ca. Bởi mùa thu
ban tặng cho thi ca những tứ thơ tuyệt đẹp nhất. Chúng ta bắt gặp mùa thu trong
thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu...Những bức tranh thu
cổ điển thường bắt đầu bằng màu xanh của trời hay màu vàng của lá rụng,của nắng,

18
sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong lá đỏ ...gắn liền với những tên tuổi
nổi tiếng :
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
(Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến)
“Ô hay !Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi , vàng rơi thu mênh mông”
( Bích Khê)
Đến với Thơ mới:
“ Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Xuân Diệu)
Đến với thơ thu cách mạng:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
( Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu trong thơ Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến , Xuân Diệu ,... mang nhiều
dáng vẻ khác nhau nhưng đều có hồn và đầy quyến rũ .
2. Phân tích các ý
a) Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của
thiên nhiên trong không gian làng quê:
- Không giống với các nhà thơ khác , mùa thu trong thơ Hữu thỉnh đến thật tự
nhiên và bình dị với mùi hương quen thuộc của làng quê VN , đó là hương ổi chín
thơm:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
- Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột , bất ngờ . Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm
sao! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu đã về .Tín hiệu của
mùa thu được nhà thơ nhận ra bắt đầu bằng khứu giác . Hương ổi thơm thoang
thoảng ngọt ngào lan tỏa khắp không gian nhờ có ngọn gió thu se lạnh .Hương
thơm ấy cứ vấn vương trong lòng chúng ta với những cảm xúc thật khó tả. -
Động từ “phả” gợi cảm giác rất gần về mùi hương dịu ngọt, đậm đà, lan tỏa nhẹ
nhàng . Nhận ra trong gió thu có hương ổi là một cảm nhận tinh tế của một người

19
sống giữa đồng quê. HT đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu thật dân dã và thi
vị, mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa thu vùng nông thôn của đồng bằng Bắc Bộ.
- Tiếp theo là cảm nhận của xúc giác : Làn gió heo may mang theo cái se se lạnh ,
mang đến không khí điển hình của mùa thu. Trong bài thơ “Đất nước” , mùa thu Hà
Nội cũng được nhà thơ Nguyễn Đình Thi cảm nhận:
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
- Nhưng đặc biệt là cảm nhận của thị giác , nhà thơ đã “chụp” rất nhanh những
hình ảnh quen thuộc của mùa thu , đó là “ Sương chùng chình qua ngõ”.Một hình
ảnh lung linh huyền ảo, gợi hình gợi cảm.
+ “Chùng chình là từ láy gợi hình diễn tả hoạt động chậm chạp, như là cố ý chậm
lại. Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến màn sương thu chứa đầy tâm trạng như
người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhả ai.
+ Hơn thế đó còn là cái “chùng chình” vừa mơ hồ, vừa động, vừa gợi cả gió, có cả
hương, cả tình. Ngõ thu cũng là cửa ngõ giao thông giữa hai mùa.
- Từ “hình như” đã thể hiện cái ngỡ ngàng , ngạc nhiên trước vẻ đẹp mơ màng,
quyến rũ của thiên nhiên. Cái mơ hồ trong cảmgiác “hình như”đã tôn thêm vẻ khói
sương lãng đãng lúc thu sang. Bức tranh sang thu đc nhà thơ cảm nhận bằng những
gì vô hình (hương ổi) , cái mờ ảo ( màn sương) và không gian hẹp( ngõ).
Mặc dù “hương ổi , gió se , sương chùng chình” là những tín hiệu đích thực của
mùa thu vậy mà nhà thơ chưa dám tin vì thu đến bất ngờ , đường đột quá . Đó là
cảm giác mơ hồ , bâng khuâng , lưu luyến , bịn rịn của thi nhân trước sự đổi thay
của đất trời.
b) Ý 2 : Cảm nhận về những biến chuyển của không gian vào khoảnh khắc
giao mùa một cách rõ rệt hơn.
Không gian từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận một cách mơ hồ trong khổ
thơ thứ nhất thì sang đến khổ thơ thứ hai tín hiệu giao mùa đã rõ rệt hơn . Thu đã
về , thu về trên quê hương , trên những con đường , bờ đê , con sông , trên những
cánh chim trời :
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
- Mùa thu đang dần dần bước sang ngưỡng cửa . Khoảnh khắc giao mùa thật kì
diệu , tất cả mọi vật như đang ngập ngừng , lưu luyến với quá khứ.

20
- Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn
,bức tranh thu từ những gì vô hình ( hương, gió) nhỏ hẹp ( ngõ) chuyển sang những
nét hữu hình cụ thể ( sông, chim, mây) với không gian vừa dài rộng vừa cao vời.
- Với biện pháp đối và nhân hóa nhà thơ đã biến dòng sông, cánh chim và đám
mây trở nên sinh động , có hồn :
+ Dòng sông kia còn “dềnh dàng” , lững lờ trôi . Từ láy “dềnh dàng” gợi hình
ảnh dòng sông trôi nhẹ nhàng , chầm chậm .Vào thu, dòng sông không cuồn cuộn
dữ dội như trong những ngày mưa mùa hạ mà êm ả,hiền hòa, lắng lại như đang
nghĩ ngợi, suy tư. Dòng sông thu chảy lững lờ tạo nên sắc nước trong xanh nhìn
thấu đáy của sông thu khiến người đọc nhớ tới hai câu thơ tuyệt bút của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng"
+ Đối lập với hình ảnh dòng sông, những cánh chim bắt đầu vội vã chuẩn bị cho
chuyến đi tránh rét. Phải tinh tế lắm, nhà thơ mới nhận ra sự bắt đầu vội vã(chứ
không phải đang vội vã) của cánh chim.
+ Nhưng ấn tượng nhất là hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”.
Đây là 1 sự liên tưởng sáng tạo , thú vị của tác giả khiến người đọc hình dung một
đám mây kéo dài, mềm mại như dải lụa, như tấm khăn voan mỏng nhẹ của người
thiếu nữ, hay như dải Ngân Hà vắt ngang bầu trời, nửa đang còn ở mùa hạ, nửa đã
nghiêng về mùa thu.
=> Hình ảnh thơ có tính tạo hình trong không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự
vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới giữa hai mùa là ảo. Đó là những
cảm nhận tinh tế của thi nhân trước khoảnh khắc giao mùa.
=> Đến một lúc nào đó, mây thu se chuyển hẳn thành “Tầng mây lơ lửng trời xanh
ngắt” như trong thơ Nguyễn Khuyến. Liên tưởng độc đáo này không chỉ cảm nhận
bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tha thiết với thiên
nhiên ở HT.Trong bài thơ “Chiểu Sống Thương” ông cũng có một ý thơ tương tự
với cách viết như vậy:
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
=> Phải chăng thu đã về làm cho bao nhiêu cảnh vật thay đổi và đám mây cũng
trở nên khác lạ. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối liền với mùa thu bởi nửa đám
mây trời lững lờ trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận về không gian và
thời gian chuyển mùa thật đẹp và khêu gợi hồn thơ. Đồng thời cho ta thấy trí tưởng

21
tượng phong phú , tâm hồn nhạy cảm, tinh tế , sự gắn bó giao hòa với thiên nhiên
và tình yêu tha thiết, đắm say của thi nhân trước vẻ đẹp của đất trời trong khoảnh
khắc giao mùa.
c) Ý 3 : Từ cảnh sắc thiên nhiên tác giả suy nghĩ mang tính tiết lí về cuộc đời
và con người.
Từ cảm nhận về khoảnh khắc giao mùa một cách mơ hồ , rồi cảm nhận một cách
rõ rệt hơn , nhà thơ vẫn tiếp tục thấy mùa thu chớm đến rất nhẹ, rất dịu êm như đất
trời đang chuyển mình thay áo mới . Để từ đó nhà thơ có những suy nghĩ mang tính
triết lí sâu sắc :
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
- Mùa thu được cảm nhận bằng phán đoán, bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng
chứ không phải bằng trực giác như ở hai khổ thơ trên.
- Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ nhưng mức độ, cường độ đã
khác: không còn dữ dội mà dần đi vào chừng mực ổn định, (vơi dần, bớt bất ngờ...),
đất trời lặng lẽ vào thu.
- Trạng thái này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng của
vạn vật trước thời gian . Khi mùa thu sang , cái nắng vẫn chan hòa nhưng không
còn oi nồng chói chang như mùa hạ . Những cơn mua rào bất chợt cũng đã thưa
dần bởi vậy cũng bớt đi những tiếng sấm .
- Cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ thể hiện rõ trong hình ảnh vừa mang nghĩa tả
thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trênhàng cây đứng tuổi” gợi
lên ở người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác và tâm trạng của con người . Thời gian
trôi nhanh qua của , cuộc đời mỗi con người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi
qua . Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian .Tâm
trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật , gửi vào trạng thái thiên nhiên nhằm
khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình “sang thu” .
+ Ý nghĩa tả thực: hiện tượng sấm, hàng cây và thiên nhiên lúc sang thu. Những
tiếng sấm bất ngờ cũng đã bớt đi lúc sang thu. Hàng cây trồng lâu năm cũng bất
nghiêng ngả trước gió mưa sấm chớp.)
+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấmchỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
“Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải.Vẻ bình tĩnh của hàng cây
trước sấm sét, bão dông lúc sang thu cũng chính là sự chín chắn từng trải của con
người sau những bão táp của cuộc đời .Khi con người đã từng trải thì cũng vững
vàng hơn , kiên định hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh , của
cuộc đời ..

22
- Con người lúc “sang thu” không còn bồng bột, sôi nổi như thời thanh niên mà sâu
sắc hơn, chín chắn hơn. Con người lưu luyến, bịn rịn nhưng cũng khẩn trương, gấp
gáp cũng vội vã với thời gian có bâng khuâng, bồi hồi nhưng cũng có phần tự hào,
kiêu hãnh. Gắn với hoàn cảnh sáng tác bài thơ năm 1977, đất nước nước ta vừa
thống nhất sau những cuộc kháng chiến trường kì, phải đối mặt với biết bao khó
khăn , nhưng những lớp người đã “ sang thu” như Hữu Thỉnh luôn vững vàng kiên
định trước bất cứ sóng gió, bão dông nào,có thể đối diện với mọi khó khăn thử
thách.
=>Với hai tầng ý nghĩa mang tính triết lí sâu xa , bài thơ khép lại mà vẫn lắng
đọng trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng về thiên nhiên và cuộc
đời.
3.. Đánh giá:
- Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ
nhàng, ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, giàu sức biểu cảm, sử dụng sáng tạo các
biện pháp tu từ... Sang thu của Hữu Thỉnh là một thi phẩm hay viết về mùa thu
trong văn học Việt Nam.
- Sang thu thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh vế sự
biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ phác họa bức tranh thiên
nhiên đẹp ở thời điểm giao mùa, thể hiện tình yêu tha thiết với thiên nhiên và
những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời. Bài thơ bồi đắp
thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho mỗi người Việt Nam.
III. Kết bài:
- “Sang thu” của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng mà sâu đậm
tính triết lí . Bài thơ là tấm gương trong để người đọc có thể thấy ở đó hình ảnh quê
hương , xứ sở mình , hình ảnh tâm hồn mình .
- Viết về mùa thu là viết về dòng sông không bao giờ ngừng chảy song mỗi lần đến
với “Sang thu” người đọc không khỏi ngạc nhiên bất ngờ và cảm phục trước những
phát hiện mới mẻ đầy tinh tế .
- Bài thơ góp thêm một tiếng thu đằm thắm, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu quê
hương , đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam.

23
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “NÓI VỚI CON”
(Y Phương )

A.TÁC GIẢ:
- Y Phương sinh năm 1948 , tên thật là Hứa Vĩnh Sước, là người dân tộc Tày
- Quê : Huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
- Từng nhập ngũ trong quân đội sau chuyển sang làm công tác văn hóa tại Cao
Bằng
- Chức vụ : Từng giữa chức vụ Chủ tịch Hội nhà văn của tỉnh Cao Bằng , ủy viên
ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
- Năm 2007 được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
B. Tác phẩm
- Bài thơ là 1 trong những bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Y Phương tâm hồn
chân thật mạnh mẽ trong sáng , cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi
C. Nội dung và nghệ thuật chính
- Nội dung :
+ Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng
+ Thể hiện truyền thống cần cù sáng tạo , sức sống mạnh mẽ của dân tộc
+ Bài thơ giúp ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc miền núi
+ Gợi nhắc sự gắn bó với quê hương đất nước và ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Nghệ thuật :
+ Cách tư duy giàu hình ảnh
+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị
+ Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng
E. Phân tích chi tiết
I. Mở bài
- Cách 1: Lòng yêu thương con cái , ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng
đáng và phát huy truyền thống của quê hương , của tổ tiên vốn là thứ tình cảm cao
đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” cũng nằm trong
cảm hứng phổ biến ấy , nhưng tác giả Y Phương đã có cách nói riêng đầy xúc động
bằng hình thức người cha tâm tình dặn dò con đã đem đến cho người đọc những ấn
tượng không thể nào quên
-Cách 2: - Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, là nhà thơ dân tộc
Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu
hình ảnh của con người miền núi.
- “Nói với con” được in trong tập “Thơ Việt Nam 1945 - 1985”. Bài thơ giúp
ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc
tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
B. THÂN BÀI
1. Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội

24
nguồn sinh dưỡng, cội nguồn của hạnh của mỗi con người chính là gia đình và
quê hương.
a. Điều đầu tiên cha muốn nói tới là tình cảm gia đình - cái nôi nuôi
dưỡng con trưởng thành.
Chân phải bước tới chà
Chân phải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
- Với nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm
điệu tươi vui, quấn quýt: “chân phải - chân trái”, rồi một bước - hai bước, rồi lại
“tiếng nói - tiếng cười” đã khắc họa hình ảnh đứa con đang tập đi, cha mẹ vây
quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Như thế, con sinh ra trong
hạnh phúc và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ
của cha mẹ. Nhà thơ Huy Cận cũng có đồng cảm xúc:
“Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Đêm nằm đếm thầm thì
Từng tiếng chân con bước”
- Những hỉnh ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui
tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm
ấm, quấn quýt, hạnh phúc trần đầy. Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biển
của cha mẹ mà con phải khắc cốt ghi xương.
b. Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, người cha còn nói
cho con biết: quê hương thơ mộng, nghĩa tình và cuộc sổng lao động trên quê
hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. Ở
những câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh mang
đậm tư duy của người miền núi để nói những điều chân thực về quê hương.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
- Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương là
“người đồng minh”. “Người đồng mình” tả người bản mình, người buôn làng mình,
người dân tộc mình. Cách gọi ấy có giọng, điệu thật tha thiết với hai chữ “con ơi”.
- Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con
có thể hiểu được người đồng mình đáng yêu như thế nào. Cuộc sống lạo động cần
cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc
màu dân tộc. Họ làm một cách nghệ thuật từ các dụng cụ lao động để bắt cá thường
ngày: “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát:
“vách nhà ken câu hát”. Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê
mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được
ken bằng những câu hát si, hát lượn. Những động từ “đan, ken, cài” gợi hình, gợi
cảm miêu tả sinh động những công việc cụ thể của con người trên quê hương.

25
Đồng thời còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của
quê hương, xứ sở. Còn hạnh phúc nào hơn khi con được sống với những con người
khéo tay, yêu thiên nhiên, yêu lao động, lạc quan và nhân hậu.
c. Con còn lớn lên trong sự đùm bọc, chở che của con người và rừng núi
quê hương.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
- Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan
của rừng. Hoa vừa gợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng, vừa là biểu tượng
cho vẻ đẹp của con người quê hương.
- Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương vói con “Con
đường cho những tấm lòng”. Bằng cách nhân hoá kết hợp với điệp từ “cho” người
đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương đã che
chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống. Quê hương chính lã chiếc nôi để
đưa con vào cuộc sống êm đềm.
d. Người cha còn nhắc đến những kỉ niệm ngày cưới của mình với con để
mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha
mẹ. Đó là điểm xuất phát mọi tình thương trong con.
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con biết hướng về tình cảm
cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình.
2. Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình ” và mong ước của người
cha.
- Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với nhũng hình ảnh đẹp đẽ, giản dị
gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn
với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình
và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp
của con người quê hương.
a. Lời cha gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành:
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
+ Nếu khổ thơ trên là “ yêu lắm con ơi” - yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu
bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha
nói “thương lắm con ơi”, bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian
khó của con người quê hương.
+ Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không
phai mờ về con người quê hương. “Người đồng mình” là cha mẹ, là đồng bào, là
những người cùng quê hương. Sự lặp lại nhiều lần cụm từ này đã khẳng định phẩm
chất của người đồng mình là phẩm chất của quê hương bởi sức sống của quê hương
do người đồng mình tạo ra.
b. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của “người
đồng mình” với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi, vừa mang sức

26
khái quát:
- Trước hết người đồng mình có tâm hồn phóng khoáng và giàu ý chí nghị lực.
Cao đo nỗi buồn
Xa xôi chí lớn
Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y phương đã lấy cái cao vời
vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. Cách sắp xếp
tính từ “cao”, “xa” theo sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn
thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
- “Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn có sức sống bền bỉ,
mãnh liệt, vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên Thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
+ Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như: “sông, suối, thác, ghềnh”;
phép liệt kê kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”
gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. Tác giả vận dụng thành ngữ dân gian
“Lên thác xuống ghềnh” để diễn rả bao nỗi vất vả, lam lũ, khó khăn. Những câu thơ
được viết với hình thức tự do, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống
trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói, sự chấp nhận gian khổ ấy
thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”.
Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất
lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lại với quê hương.
Chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấý lại khiến cho “chí lớn” thêm lên,
thêm mãnh liệt. Từ đó người cha rnong muốn con có nghĩa tình thủy chung với quê
hương, biết chấp nhận và vượt qua những khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực
và niềm tin của mình.
+ Nhà thơ so sánh “người đồng mình” sống như sông như suối gợi vẻ đẹp
tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khổ là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực,
tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của
họ hồn nhiên, trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc
sống, tin yêu con người.
- Đó là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mộc mạc.
Phẩm chất này của con người quê hương được người cha ca ngợi qua cách nói đối
lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất
đúng với người miền núi:

27
Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
+Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt,bởi cuộc sống lam lũ phát
nương làm rẫy khiến bàn tay, đôi chân, làn da của họ thô ráp chai sần. Họ có thể
không biết nói khéo, không biết nói hay…. nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý
chí. Chính cái hồn nhiên, mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân
tộc, giàu niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng
xây dựng quê hương
- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc. Ý chí
và khát vọng ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm
chứa ý nghĩa sâu sắc:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương khi làm phong tục.
+Hình ảnh người đồng mình tự đục đá kệ cao quê hương vừa mang tính tả thực
chỉ truyền thống làm nhà kè đá cho cao của người miền núi vừa mang ý nghĩa ẩn
dụ sâu sắc. Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã
xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương.
+ Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con
người có chí khí và niềm tin.
=> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội,
bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mìh.
c. Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha mong muốn con mình
phải tự hào về truyền thống tốt dẹp của quê hương, hãy lấy những tình cảm đó
làm hành trang để vững bước trên đường đời:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” lặp lại hai lần như muốn con khắc sâu hình ảnh
“Người đồng mình” tuy mộc mạc, chân chất nhưng có lẽ sống cao đẹp. Trên đường
đời con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng với “người đồng mình”.
+ Hai chữ “Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình,
quê hương để bước trên đường đời. Trong hành trang của con mang theo khi “lên
đường” có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống
quê hương. Con “không bao giờ” nhỏ bé được, dù hoàn cảnh có thế nào con cũng
phải ngẩng cao đầu, tự tin và đường hoàng mà sống, sống sao cho xứng đáng với
quê hương, với gia đình. Sống có bản lĩnh, khí phách như con người quê hương.

28
+ Hai tiếng “nghe con” chứa đựng tấm lòng yêu thương và niềm tin sâu nặng
cha đặt nơi con. Hai tiếng ấy khép lại bài thơ để lại một dư âm nhẹ nhàng mà âm
vang xao xuyến.
+ Hình thức câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng khiến lời
nhắn nhủ, dặn dò của người cha với con thật ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc.Đồng
thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim. Lời thơ là lời dặn dò tha thiết
của cha với con, cũng là niềm yêu thương, tin tưởng nơi con mong muốn con
trưởng thành và phải chăng cũng là lời tự dặn lòng vững chí, bền gan lúc khó khăn
của chính nhà thơ?
3. Đánh giá:
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói
giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn -
dài diễn tả sinh động cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện cảm xúc của người
miên núi.
- Giọng điệu tha thiết, trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc triết lí sắc
nhọn... tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm trong lời người cha
truyền thấm sang con.
- Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói hàng ngày của
người miền núi.
- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ
những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi
gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con không chỉ là bài thơ viết về
tình phụ tử mà còn là một thông điệp giàu giá trị nhân văn về một tư thế, một cách
sống cao đẹp ở đời.
III.KẾT BÀI:
- Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã góp thêm một tiếng nói chứa chan tình
yêu gia đình.
- Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu được sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc
miền núi mà còn củng cố ở mỗi người đọc tình yêu quê hương, sự gắn bó và trân
tọng tình cảm gia đình.
- Hãy sống sao cho thật có ý nghĩa để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và làm
rạng rỡ quê hương.

29
“NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”
(Lê Minh Khuê)

A.TÁC GIẢ:
- Lê Minh Khuê sinh 1949 quê ở huyện Tĩnh Gia , tỉnh Thanh Hóa
-Từng tham gia vào đội Thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước
-Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn
-Đề tài:
+ Trước 1975 : Chủ yếu viết về thế hệ trẻ trên tuyến đường Trường Sơn
+ Sau 1975 :Những sáng tác của bà bám sát những chuyển biến trong đời sống
tâm hồn của người dân Việt Nam
B. TÁC PHẨM:
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê
Minh Khuê.
- Viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của chúng ta đang diễn ra ác liệt.
C. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CHÍNH:
1) Nội dung:
- Truyện làm nổi bật những nét đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn:
+ Tâm hồn trong sáng , mơ mộng
+ Tinh thần dũng cảm vượt lên cuộc sống chiến đấu , hoàn cảnh sống đầy gian khổ
hi sinh
+ Tinh thần lạc quan , hồn nhiên
+ Tình đồng chí , đồng đội thắm thiết
- Họ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ VN thời k/c chống Mĩ
2) Nghệ thuật
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất và cũng là nhân vật chính => cách kể chuyện tự nhiên,
sinh động , chân thực
-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác
phẩm “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
A. Mở bài:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
“ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Câu thơ của Tố Hữu đã khắc họa thật tuyệt vời dáng vẻ và tâm hồn hình ảnh thế

30
hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ đã đi vào văn học với tất
cả vẻ đẹp của những con người đẹp nhất thời đại – thời đại gian khổ , đau thương
nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.
-Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử trở về với những năm tháng ấy để khám
phá vẻ đẹp của những cô gái Thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê
B. Thân bài:
I. Khái quát
- “Những ngôi sao xa xôi” được viết vào những năm cuộc kháng chiến chống
Mĩ đang diễn ra ác liệt . Với cách kể chuyện tự nhiên , đặc biệt là NT miêu tả tâm
lý nhân vật , truyện đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên
xung phong . Đó là sự mơ mộng , tâm hồn trong sáng ,cuộc sống chiến đấu đầy
gian khổ hi sinh nhưng họ rất hồn nhiên , lạc quan dũng cảm và luôn yêu quý đồng
đội của mình
- Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
rất đẹp, gợi vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn
đang sống và làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù, vẻ đẹp ấy đẹp, lãng mạn,
lấp lánh giữa hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.

4.Phân tích:
4.1.Hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong:
- Hoàn cảnh : Họ sống dưới chân một cao điểm trên tuyến đường trọng điểm của
Trường Sơn, nơi hứng chịu trực tiếp những trận mưa bom của giặc Mĩ. Có ở đâu
như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa
dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu... da xanh đi, mắt
nhắm nghiền, quần áo đầv bụi...
- Công việc: đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi
mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ
phải ra trọng điểm đó và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom bị địch đào
xới, đếm những qủa bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt cạnh nó để phá
bom.
=>nguy hiểm, cận kề với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm
và bình tĩnh hết sức.
4.2. Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong: Vẻ đẹp của ba cô gái thanh
niên xung phong và cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ.
4.2.1, Những vẻ đẹp chung:
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm, và luôn căng thẳng
nhưng ba cô gái vẫn vượt lên hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt, họ có
những phẩm chất chung đáng quí trọng của người chiến sĩ thanh niên xung phong ở

31
chiến trường.
- Trước hết họ là những cô gái trẻ có lí tưởng sống cao đẹp, có lòng yêu
nước sâu sắc. Họ tự nguyện rời quê hương yên bình để xông pha vào nơi đạn bom
khói lửa phải xuất phát từ những quyết tâm mãnh liệt: góp phần chiến đấu chống
quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
- Họ có nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ: tâm hồn trong
sáng, dễ xúc động, giàu mơ ước, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt.
Các cô gái thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh
bom đạn ác liệt nhất. Nho thích thêu thùa, Chị Thao chăm chép bài hát, Phương
Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát. Cả ba đều chưa
có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ.
- Họ có tình đồng đội thắm thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau,
quan tâm, chăm sóc nhau rất chu đáo: Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ Nho
và Thao đi trinh sát bom trên cao điểm, khi Nho bị thương PĐ và chị Thao đã lo
lắng, băng bó, chăm sóc nhau cẩn thận với một niềm xót xa như chị em ruột thịt.
- Ba cô gái có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ. Trên cứ điểm đầy
bom Mỹ, cái chết có thế đến bất cứ khi nào nhưng để con đường giao thông ra
chiến trường đựơc thông suốt, các cô luôn sẵn sàng san đường, phá bom. Có những
lúc họ nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên nhưng điều ấy chỉ thoáng qua, rất
mờ nhạt, nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào để những quả bom kia phải nổ. Như
thế, họ đã đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của mình: Cuộc sống ở đây đã dạy
cho chúng tôi thê nào là sự im lặng. Im lặng có nghĩa là cái chết đang rình rập đâu
đây, nó ập đến bất cứ lúc nào. Có khi bò trên cao điểm trở về hang, cô nào cũng
chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng lóa lên khi cười, khuôn mặt thì lem luốc.
- Họ là những cô gái dũng cảm, gan dạ, dám xông pha vào những nơi nguy
hiểm, ác liệt của chiến tranh, sẵn sàng trong việc phá bom mà không cần sự trợ
giúp của đơn vị. Không biết bao nhiêu lần họ bị bom vùi, trong ba người thì hai
ngươi đã từng bị thương, đó là Nho và Phương Định. Cuộc sống và chiến đấu ở
chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh,
chủ động, luôn lạc quan yêu đời. Họ nói về cái chết nhẹ nhàng, sau mỗi trận bom,
họ lại hát say sưa những bài hát tươi vui.
=>Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu
đuối của người thiếu nữ thành bản lĩnh của người anh hùng cách mạng.
4.2.2. Vẻ đẹp riêng:
a, Nho:
- Hình thức: Là cô gái trẻ, xinh xắn, Nho được ví “mát mẻ như một que kem
trắng”, Nho có “cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn rất dễ thương”.
- Tính cách: Cô rất hồn nhiên, mộc mạc và ngây thơ : “Vừa tắm ở dưới suối
lên... cứ quần áo ướt. Nho ngồi đòi ăn kẹo”. Khi bị thương, nằm trong hang vẫn
nhỏm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa .
- Trong công việc: nhưng khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng
cảm, hành động nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối cất nhanh vào túi…. Quay lại

32
chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu”. Trong một lần phá bom hầm sập, đất phủ
kín lên người bị thương nhưng cô không muốn người khác phải lo lắng về mình.
b) Thao:
- Là tổ trưởng, ít nhiều cô từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ
thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động tuổi trẻ: “Áo
lót chị cái nào cũng thêu chỉ màu, chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như
cái tăm”.
- Trong công việc, chị có tính cương quyết, táo bạo, đặc biệt là “sự bình tĩnh
đến phát bực”. Máy bay đến nhưng chị vẫn “móc bánh qui trong túi, thong thả nhai”.
Có ai ngờ con người như thế lại sợ máu và vắt: “Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt
lại, mặt tái mét”.
- Và không ai có thể quên được chị hát: nhạc sai bét, giọng thì chua, chị không
hát trôi chảy được bài nào, nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị
lại ngồi chép bài hát.
c.) Phương Định:
c.1. Vị trí của nhân vật và hoàn cảnh xuất thân :
- Phương Định là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện đã tập trung nhiều
nét đẹp nhất và thể hiện chủ để tư tưởng tác phẩm .
- Cô là con gái Hà Nội có 1 thời học sinh hồn nhiên vô tư bên mẹ trong căn nhà
nhỏ, trên một đường phố yên tĩnh . Trong những ngày thanh bình trước chiến tranh
, cô luôn được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ , được ngắm nhìn vẻ đẹp
của thành phố , quê hương . Những kỉ niện êm đềm ấy thường sống lại trong trí nhớ
của cô giữa chiến trường dữ dội , làm dịu mát tâm hồn và động viên tinh thần cô .
c.2. Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định:
c.2.1.Vẻ đẹp hình thức:
- Phương Định rất nhạy cảm với hình thức của mình . Cô tự đánh giá : “ Nói một
cách khiêm tốn, tôi là 1 cô gái khá” với “hai bím tóc dày ,tương đối mềm”, “cái cổ
cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn ”. Và đôi mắt thì các anh lái xe bảo : “ cô có cái
nhìn sao mà xa xăm” .
- Cô thích ngắm mình trong gương và cô biết mình được nhiều người , nhất là các
anh lính trẻ để ý đến và có thiện cảm . Nhiều anh pháo thủ và lái xe thi nhau hỏi
thăm và viết cho cô những bức thư dài . Song cô không hay biểu lộ tình cảm của
mình và tỏ ra kín đáo trước đám đông .
c.2.2.Vẻ đẹp tâm hồn:
* Trước hết Phương Định là cô gái có lòng yêu nước, có lí tưởng sống cao đẹp
,có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ:

33
- Là một nữ sinh Hà thành, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thế hệ của
mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu) để giành độc lập tự do cho đất
nước.
- Cô tự nguyện rời xa quê hương yên bình để xông pha vào nơi đạn bom khói lửa,
sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, hết mình cho Tổ quốc.
- Trên cứ điểm đầy bom Mỹ, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng để con
đường giao thông ra chiến trường được thông suốt, cô luôn sẵn sàng san đường,
phá bom . Công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần
trong đời mà đến hàng ngày: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.
Ngày nào ít: ba lần.”
- Có những lúc cô nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên nhưng điều ấy chỉ thoáng
qua, rất mờ nhạt,... nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào để những quả bom phải nổ.
Như thế, Phương Định đã đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của mình
* PĐ là một nữ thanh niên xung phong bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm, anh
hùng:
- Cô nói về công việc của mình gọn gàng tĩnh nhẹ như không: “Việc của chúng tôi
là ngồi đây. Khi có : bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom,
đếm những quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom".
- Tinh thần cũng cảm của PĐ được miêu tả thật cụ thể, sinh động trong một lần
phá bom nguy hiểm: Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này , thậm chí 1
ngày có thể phá tới 5 quả bon nhưng mỗi lần vẫn là 1 thử thách cho dây thần kinh
đến từng cảm giác:
+ Cảm nhận về quang cảnh chiến trường: Không khí “ vắng lặng đến phát sợ ” :
“cây cỏ xơ xác , đất nóng , khói đen vật vờ từng cụm trong không trung” . ( cảm
nhận bằng thị giác).Từ khung cảnh đến không khí chứa đầy sự căng thẳng ấy đến
cảm giác là các anh cao xạ đang dõi theo từng động tác , cử chỉ của mình , để rồi
lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng . Cô quyết định không đi
khom, bởi một lý do rất đơn giản: “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cử đường hoàng là bước tới". Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý
chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.
+ Khi đến gần quả bom: PĐ “ Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Quả bom
nằm lạnh lùng, Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom “ một tiếng động sắc
đến gai người vang lên như cứa vào da thịt” cô (cảm nhận bằng thính giác, xúc
giác). “Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí.
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Cách miêu tả của tác giả thật kịch

34
tính, vừa gợi không khí chết chóc, vừa tô đậm sự bình tĩnh, gan dạ của Phương
Định.
+ Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim đập không
rõ..”Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt không cụ thể . Để
rồi ý thức trách nhiệm đối với công việc đã chiến thắng tất cả : “ liệu mìn có nổ,
bom có nổ không? Không thì làm cách nào để chân mìn lần thứ hai?". Cô cảm
nhận mồ hôi thấm vào môi mằn mặn( vị giác) ..... Trong suy nghĩ của Định, cô
luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh.
+ Rồi quả bom cũng nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Cô thấy ngực nhói, mắt
cay, mùi thuốc bom buồn nôn( khứu giác).
 Công việc quá nguy hiểm và căng thẳng. Lê Minh Khuê đã diễn tả thật chân
thực và sinh động diễn biến nội tâm của nhân vật Phương Định qua một lần
phá bom.Mặc dù đó là công việc quen thuộc nhưng khi đối diện với cái chết,
cận kề với nguy hiểm, mọi giác quan của con người đều trở nên sắc nhọn. Sự
khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu đuối của
người thiếu nữ thành bản lĩnh của người anh hùng cách mạng.
* Phương Định còn có tình cảm gắn bó thắm thiết .keo sơn với đồng chí , đồng
đội :
- Nơi chiến trường, tình thương yêu của Phương Định luôn dành trọn cho những
người đồng đội của mình . Cô luôn quý trọng và cảm phục các anh bộ đội – “
những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” . Với cô đó là những người đẹp
nhất , thông minh , tài hoa và dũng cảm nhất .
- Song có thể nói tình đồng đội thắm thiết được cô thể hiện rõ nhất trong mối quan
hệ với hai người bạn trong tổ của mình.
+ Mỗi khi phải ở trong hang để trực điện thoại , cô nghĩ mình thì an toàn nhưng
“có vui vẻ gì đâu nếu đồng đội của cô không trở về” . Cô lo lắng, bồn chồn, sốt
ruột chờ đợi các bạn trở về.
+ Khi Nho bị thương , chị Thao mắt mở to “mờ trắng đi như không còn sự
sống” , còn Phương Diịnh thì bình tĩnh , cứng cỏi chăm sóc cho Nho như chị em
ruột thịt trong gia đình . Cử chỉ băng bó vết thương và tâm trạng bối rối lo lắng
cho thấy tình cảm giữa họ thật keo sơn , gắn bó không thể tách rời
* Tâm hồn trong sáng , mơ mộng : Công việc “chọc giận thần chết” đã trở
nên quen thuộc với cô, là công việc hằng ngày nhưng nó không làm cho tâm hồn cô
trở nên chai lì, khô cứng. Cô có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, mơ
mộng.

35
- Mặc dù đã vào chiến trường 3 năm , đã quen với đạn bom nguy hiểm nhưng cô
không hề mất đi sự hồn nhiên , trong sáng và những ước mơ về tương lai .
- Cô thích hát và rất yêu đời thậm chí có lúc còn bịa ra nhiều bài hát nữa . Phương
Định hát trong bất kì hoàn cảnh nào , hát để động viên đồng đội và động viên chính
mình.
- Cô còn hay ngồi bó gối mơ mộng , tâm hồn cô nhạy cảm , hay sống với những kỉ
niệm trong kí ức về tuổi thơ , gia đình và quê hương . Những kỉ niệm đó là liều
thuốc tinh thần giúp cô vượt qua hoàn cảnh khốc liệt nơi chiến trường.
- Đặc biệt, thế giới nội tâm của nhân vật Phương Định được thể hiện rõ qua cảm
xúc trước cơn mưa đá :
+ Đoạn kết truyện cũng là 1 sự sáng tạo thành công của tác giả khi miêu tả cơn
mưa đá chợt đến bất ngờ làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt bên ngoài hang và
cũng làm dịu mát tâm hồn 3 cô gái .
+ Từ một Phương Định căng thẳng tột độ lúc phá bom, trước trận mưa đá, hiện ra
một Phương Định trong niềm vui trẻ con “nở tung ra, say sưa, tràn đầy”. Những kỉ
niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô: Xoáy mạnh như sống trong tâm trí cô biết
bao hình ảnh thân thương của gia đình và thành phố quê hương: người mẹ, cái cửa
sổ, bà bán kem, tiếng rao của bà bán xôi sáng, con đường nhựa sau cơn mưa đêm
mùa hạ, hoa trong công viên và những ngôi sao to trên bầu trời thanh phố.......Tấm
lòng của cô gái nhớ về Hà Nội thật da diết và đằm thắm biết chừng nào và có lẽ
chính vẻ đẹp đó đã nâng bước cô trên những chặng đường đánh Mỹ.
=> Hình ảnh 3 cô gái TNXP nói chung là hình ảnh tuyệt đẹp của thế hệ trẻ
VN thời chống Mĩ cứu nước.
=> Ý nghĩa nhan đề :“Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng rất đẹp, gợi vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường
Sơn đang sống và làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù, vẻ đẹp ấy đẹp, lãng
mạn, lấp lánh giữa hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.

- Với ngòi bút miêu tả tâm lí sinh động , thế giới nội tâm phong phú của các nhân
vật được hiện lên rất chân thực .Tượng đài về khí phách lẫm liệt của tổ trinh sát
mặt đường được dựng lên trên nền hiện thực dữ dội . Phương Định nói riêng và 3
cô gái Thanh niên xung phong nói chung với những chiến công thầm lặng của họ sẽ

36
còn mãi với năm tháng. Đôi mắt , những trái tim rực đỏ của họ cùng với những
phẩm chất tâm hồn cao quý sẽ là “ những ngôi sao xa xôi” mãi mãi lung linh tỏa
sáng .
- Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã tạo nên bài ca tuyệt đẹp
của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ
đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức
mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chị là những con người
rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân
tộc:
Em là người thanh niên xung phong
Không có súng ,chi có đôi vai cáng thương tải đạn
Giữa tầm đạn thù, tấm lòng dũng cảm
Em vượt đường dài tiếp thêm lửa tiến công
(Những bông hoa trên tuyến lửa – Đỗ Trung Quân)

4. Đánh giá:
+ Cách lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất - nhân vật chính, khơi gợi được thế giới
nội tâm phong phú của nhân vật, khiến nội dung câu chuyện trở nên chân thực hơn.
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế.
+ Ngôn ngữ nhân vật mang màu sắc riêng, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp
dẫn.
III. Kết luận.
Ba nhân vật Nho, Thao và Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi
niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ như những ngôi sao xa xôi sáng ngời
lên những sắc xanh trong khói lửa đạn bom. Chiến công thầm lặng của họ bất tử
với năm tháng và lòng người như những nữ anh hùng đã ngã xuống ở ngã ba Đồng
Lộc.
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết throng đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh..
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)

37
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao
xa xôi” của Lê Minh Khuê
A. Mở bài:

-Tương tự đề 1

- Vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong được thể hiện rõ nét qua nhân vật
Phương Định.

B. Thân bài:

1. Khái quát:
-Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng, gợi vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn
đang sống và làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù. Vẻ đẹp ấy thật lãng
mạn, lấp lánh giữa hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.
- Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung
tâm của truyện. Nhân vật này hiện lên chủ yếu qua những lời tự bộc lộ, những hồi
tưởng, tâm trạng.
2. Phân tích:
a. Hoàn cảnh sống và làm việc: -Tương tự đề 1

b. Phân tích nhân vật:


b.1. Vị trí và hoàn cảnh xuất thân của nhân vật:
b. 2. Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định:
* Vẻ đẹp hình thức:
* Vẻ đẹp tâm hồn: ( theo các ý đã phân tích về PĐ như đề 1)

c. Phương Định nói riêng và 3 cô gái TNXP nói chung là hình ảnh đẹp của
thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ cứu nước.( như đề 1)
3.Đánh giá: -Tương tự đề 1

C. Kết bài: -Tương tự đề 1

38

You might also like