You are on page 1of 3

Thanh Hải là một nhà thơ gắn bó cả cuộc đời với cách mạng, trưởng thành trong

hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
đã bộc lộ được hết con người của ông, cho đến những phút giây cuối đời, ông vẫn
luôn giữ lòng yêu thương đất nước vô bờ bến. Thi phẩm thể hiện tiếng lòng của
tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện được sống có
ích. Đặc biệt, ước nguyện ấy, lẽ sống ấy được thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất ở khổ
bốn và năm của bài.
Từ cảm xúc của thiên nhiên đất nước, mạch thơ đã nhẹ nhàng chuyển sang bày
tỏ những suy tư và tâm niệm của tác giả.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa cao
Một nốt trầm xao xuyến
Đaị từ “ta” ở đây vừa chỉ số nhiều, vừa chỉ số ít. Từ “ta làm”được điệp lại hai lần
như một lời khẳng định rằng: Đây không chỉ là ước nguyên đơn lẻ của một mình
tác giả, mà đây là ước nguyện chung của muôn triệu người dân đất Việt. Bằng
ngòi bút của mình, Thanh Hải đã thành công nói hộ tiếng lòng của nhân dân về
mong ước muốn cống hiến, tô điểm thêm cho Tổ quốc. Mở đầu bài là cái tôi giữa
thiên nhiên đất trời giờ đây đã chuyển sang cái ta tha thiết khao khát cống hiến,
sống có ích. Đây là một sự chuyển đổi phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, nó
làm ước nguyện mà tác giả giải bày vượt lên cái tôi nhỏ bé của chính mình, để thể
hiện một lí tưởng to lớn, cao đẹp của cả một thế hệ, cả một cộng đồng. Nếu khổ
đầu “một bông hoa tím biếc”, “một tiếng chim chiền chiện” làm nên mùa xuân xứ
Huế thì đến khổ thơ này tác giả lại muốn hóa thân thành những vẻ đẹp ấy. Muốn
làm con chim hót trong muôn vạn tiếng chim để mang đến một bản nhạc tâm hồn
của mình cho đời, muốn làm một cành hoa trong muôn vạn nhành hoa âm thầm
tỏa sắc khoe hương cho quê hương, đất nước, muốn làm một nốt trầm trong dàn
hợp xướng nhưng lại phải xao xuyến lòng người. Liên hệ với thực tế, nếu so với
một bản nhạc thì nốt trầm không lấy gì làm nổi bật, thế nhưng thiếu nó thì nốt
cao sẽ không được dịp tỏa sáng. Qua đây ta lại thấy Thanh Hải là một con người
khiêm tốn, tuy dâng hiến nhưng ông chẳng lấy làm khoa trương, tự hào mà chỉ âm
thầm, lặng lẽ, xem đó như là nghĩa vụ của một người con, người cháu của dân tộc.
Thể hiện khao khát được hòa nhập cùng thiên nhiên, đất trời để làm lộng lẫy hơn
vẻ đẹp của Tổ quốc.
Đến khổ thơ này, giọng thơ có lẽ đã trầm lại, nhà thơ ao ước được trở thành
một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cả sự sống, sức lực, trí tuệ của mình cho
cuộc đời.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Cùng với số từ “một”, từ láy, “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, một lần nữa thể hiện rõ nét
ước nguyện cống hiến nhỏ nhoi, khiêm nhường mà thiêng liêng của thi sĩ, chẳng
muốn bon chen hay so đo với bất kì ai. Sự cống hiến đó không phải là sự bồng bột
của tuổi trẻ, cũng chẳng phải là sự gắng gượng của tuổi già, mà đó là cống hiến cả
cuộc đời tươi đẹp, bền bĩ của tác giả. Hai hình ảnh đối lập “tuổi hai mươi” và “khi
tóc bạc” là lời nhắn nhủ của tác giả rằng: Nếu đã cống hiến thì không màng đến
tuổi tác, dù tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay khi tuổi già, tóc đã pha sương
cũng phải cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Cùng nhớ lại đến hoàn cảnh sáng tác
lại càng khiến độc giả xúc động hơn, dù biết rằng mình đang gần đất, xa trời, rằng
chẳng còn sống được bao lâu nữa, nhưng khát vọng cống hiến của người thi nhân
này vẫn không bao giờ vụt tắt, phải chăng từ “tóc bạc” đang có ẩn ý nhắc đến tình
cảnh hiện tại của tác giả. Cùng với điệp cấu trúc “dù là”, ta lại càng chắc chắn rằng
đây như một lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ
trong mùa xuân rộng lớn của đất nước. Cống hiến hết mình dù cho đến những
giây phút cuối đời nhưng lại không khoe khoang, cao điệu có lẽ đã trở thành một
phần trong ý thức, lối sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải. Cùng chung một lí
tưởng sống, ta cũng có thể thấy được những lời tâm tình tha thiết, ý nghĩa qua
ngòi bút của các thi nhân khác:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
(Tố Hữu)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý
(Anh-xtanh)
Không chỉ dừng lại ở những thi nhân, ta còn bắt gặp hình ảnh những con người
hết mình vì Tổ quốc trong thầm lặng qua những tác phẩm văn học khác như:
Những cô gái thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi”, các chiến sĩ
trẻ trong “Tiểu đội xe không kính” và “Đồng chí” hay anh thanh niên trong “Lặng
lẽ Sa Pa”.
“Mùa xuân nho nhỏ” là một món quà đầy ý nghĩa cuối cùng mà nhà thơ Thanh
Hải dành tặng cho cuộc đời. Cùng với hình ảnh, ngôn từ giản dị, trong sáng, kết
hợp với các phép tu từ điệp ngữ, hoán dụ tác giả đã thành công thể hiện được
ước nguyện, khao khát cống hiến bất diệt, nhắc nhở cho thế hệ trẻ một lối sống
đẹp, gợi lên bao mùa xuân trong tim mỗi người cùng ngân lên câu hát “Sống là
cho, đâu chỉ nhân riêng mình” (Tố Hữu).

You might also like