You are on page 1of 5

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Phạm Tiến Duật


A. Khái quát về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : Phạm Tiến Duật ( 1941-2007) là nhà thơ quân đội; tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ
thời chống Mĩ.
- PTD là gia nhập quân đội là phóng viên mặt trận hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn
nên có nhiều bài thơ mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến tranh.
- Thơ PTD tập trung vào đề tài người lính, thanh niên xung phong Trường Sơn
- Giọng thơ tự nhiên sôi nổi, tinh nghịch mà tươi trẻ, đưa vào thơ những chi tiết thực.
- Tp thơ của PTD : Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung
phong, Nhớ ...
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, HCST:
- Nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969, đưa vào tập “Vầng
trăng quầng lửa”
- BT ra đời năm 1969, trong cuộc k/c chống Mỹ gay go ác liệt.
+ Nhà thơ lúc đó là người lính, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
b. Thể thơ: tự do
- Câu dài, nhịp điệu linh hoạt, giọng điệu ngang tàng, sôi nổi tự nhiên.
- Ngôn ngữ gần với lời nói thường
c. Giá trị ND-NT
* ND: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Qua đó khắc hoạ
nổi bật hình ảnh những người lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan,
dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
* NT: Bài thơ giàu chất hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường. Ngôn ngữ,
giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khoẻ khoắn.
d. Nhan đề:
- Dài tưởng như có chỗ thừa nhưng mới lạ, độc đáo:
+ NĐ lạ ở h/a: làm nổi bật h/a của toàn bài: những chiếc xe không kính - 1 phát hiện thú vị của
tg. Những chiếc xe trần trụi, xây xước, không kính vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến là
h/a thực trong tháng năm chống Mĩ g/lao, h/hùng. Song lần đầu tiên và duy nhất nó đc trở
thành h/a trung tâm của bài thơ, chứng tỏ sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống c/tranh của
tg.
+ Lạ ở cảm hứng, cách nhìn, cách kh/thác h/thực của tác giả : tác giả đã thêm vào hai chữ “bài
thơ” → không phải chỉ viết về hiện thực khốc liệt mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện
thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung vượt lên kh/khăn hiểm nguy của
cuộc chiến khốc liệt, lạc quan, yêu đời.
=>Nhan đề đã gợi mở chủ đề, tạo được giọng điệu thẩm mĩ riêng, gây ấn tượng cho người đọc.
B. Định hướng tiếp cận văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Những chiếc xe không kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước là hình
ảnh độc đáo vì nó chưa từng có trong thơ ca. Xưa nay những hình ảnh xe cộ tàu thuyền đi vào
thơ thường được mĩ lệ hoá, lãng mạn hoá và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực.
Còn ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh rất thực. Cái nguyên nhân
của nó cũng rất thực: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Nhà thơ đã giải thích lí do vì sao bằng
một giọng điệu rất thản nhiên, càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe. Đây là
những chiếc xe đã đi qua bom đạn, thử thách. Bom đạn khốc liệt của chiến tranh cũng chỉ làm
cho những những chiếc xe mất kính, thậm chí không đèn, không mui ...nhưng những chiếc xe
ấy vẫn ngang tàng băng ra chiến trường bởi linh hồn của xe không phải là máy móc mà là tấm
lòng người chiến sĩ nên :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Những chiếc xe không kính vốn không phải hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn
thơ nhạy cảm, có nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ như PTD mới nhận ra được và đưa nó
trở thành biểu tượng độc đáo của thơ chiến tranh chống Mĩ. Hình ảnh những chiếc xe không
kính tạo nên cái tứ lạ độc đáo vừa gợi sự tàn phá dữ dội của chiến tranh, vừa thể hiện được
phẩm chất anh hùng vĩ đại của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS trong cuộc chiến đấu
khốc liệt chống đế quốc Mĩ. Hình tượng này góp phần khắc họa tư thế, chân dung của một dân
tộc anh hùng.
2. Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe Trường Sơn
Khổ 1-2: Ấn tượng đầu tiên với người đọc là tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần
dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy của người lính lái xe
a. Khổ 1: Tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, tự hào.
Mở đầu bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả PTD đã cho ta thấy cái dữ
dội của chiến tranh và tư thế tuyệt đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
Không có kính, không phải vì không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Câu thơ mở đầu là một chi tiết thực, 1 h/ảnh chân thực đến mức trần trụi: xe không kính – có
sức khơi gợi mạch thơ, gây sự bất ngờ, chú ý, tạo sự thú vị với b/đọc.
- Với giọng điệu kể lể giãi bày thản nhiên như lời nói thường, tác giả giải thích nguyên nhân
cũng rất thực. Thì ra kính vỡ là do bom giật, bom rung.
- Lời thơ giản dị, đậm chất lính, đ/ngữ “không có” và 2 động từ “giật, rung” bộc lộ chất lính
ngang tàng, lí sự của người lính lái xe .
=> Sự tàn phá khốc liệt của bom đạn trên con đường Trường Sơn và đ/sống c/đ vô cùng gian
khổ của người lính được tác giả diễn tả rất chân thực trong hai câu thơ mở đầu.
- Hoàn cảnh bom đạn dễ cướp đi sinh mạng của người lính lái xe nhưng không có sự tàn bạo
nào lay chuyển nổi t/thần của họ. Tư thế, thái độ của các anh thật bất ngờ độc đáo:
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
- Hai câu thơ 6 chữ, nhịp 2/2/2, đảo ngữ “ung dung”, điệp ngữ “nhìn” cùng với biện pháp NT
liệt kê, PTD làm nổi bật tư thế hiên ngang, tự tin, “ung dung” vững vàng tay lái, nhìn thẳng
vào gian khổ, hy sinh, không run sợ, né tránh của người lính.
- Tính cách ngang tàng, đầy nghị lực, tếu nhộn trước hiện thực c/tr khốc liệt.
- Tư thế hiên ngang, tự tin, dũng cảm đến phi thường.
 Hình ảnh người lính lái xe TS trong thời chống Mĩ thật gian khổ, thật anh hùng, đẹp như
thần thoại.
Khổ 2: Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên
đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động trong khổ thơ thứ 2:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Cùng với tư thế ung dung là tầm quan sát cao rộng của người lính khi lái những chiếc xe
không kính. Với điệp ngữ “nhìn thấy”, “thấy”, tác giả đã biểu hiện sự tập trung cao độ, một
tinh thần trách nhiệm của tâm hồn lãng mạn, bình thản, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng
từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ. Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết. Không
có kính chắn gió, các anh đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm. Nào “gió vào xoa mắt đắng”
rồi “ thấy sao trời”, “ đột ngột cánh chim ”, như sa, như ùa – rơi rụng, va đập, quăng ném …
vào buồng lái. Cảm giác, ấn tượng, căng thẳng, đầy thử thách biết bao! Song người chiến sĩ
không run sợ, hoảng hốt. Trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững
vàng, nơi buồng lái. Các anh vẫn ung dung, tự tin và bình thản, vẫn chủ động trước mọi hoàn
cảnh khắc nghiệt.
b Khổ 3-4: Tinh thần dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy
- Xe không kính, biết bao gian khổ, người lính lái xe vẫn vượt lên với thái độ hiên ngang, bất
chấp gian khổ, hiểm nguy với tinh thần quả cảm:
Không có kính ừ thì có bụi
… gió lùa khô mau thôi.
- Hai khổ thơ thứ ba và thứ tư có cấu trúc lặp lại. Cấu trúc Không có kính ừ thì.. chưa
cần... lặp lại nói với chúng ta vể những khó khăn chồng chất của những người lính khi ngồi
trên những chiếc xe không kính. Khi kính xe vỡ, các anh phải chịu đựng bụi đường, mưa gió
dữ dội. Tác giả đã sử dụng phép so sánh để càng khắc sâu hơn những khó khăn, thử thách
của người lính khi lái những chiếc xe không kính:
Bụi phun tóc trắng như người già,
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
- Nhưng cái thú vị ở hai khổ thơ này là những từ ngữ mang tính khẩu ngữ: ừ thì, chưa
cần Những từ ngữ mang đậm chất khẩu ngữ thể hiện rõ phong cách thơ của Phạm Tiến Duật.
Đó là phong cách của người lính rất ngang tàng, trẻ trung, hóm hỉnh, độc đáo.
- Tất cả cấu trúc lặp lại, khẩu ngữ mộc mạc đã khiến cho hai khổ thơ có giọng điệu bình
thản pha chút ngang tàng rất phù hợp với những người lính Trường Sơn, đặc biệt là cánh lính
lái xe.
- Từ lời kể của Phạm Tiến Duật, ta nhận thấy thái độ bất chấp khó khăn, thử thách.
Thách thức những gian khổ càng ngày càng chồng chất ở Trường Sơn. Thái độ coi thường gian
khổ lại là tinh thần cứng cỏi, lạc quan, yêu đời của người lính trẻ trong KCCM. Nhưng Phạm
Tiến Duật nói về gian khổ không phải để than thở mà ông nói về gian khổ để từ đó khắc sâu
tinh thần dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy của người lính lái xe. Họ
đứng cao hơn hoàn cảnh, chấp nhận nó như một tất yếu. Chính những câu thơ mang đậm chất
hiện thực của Phạm Tiến Duật làm nên giá trị của bài thơ. Và điều đó khiến cho người ta gọi
thơ Phạm Tiến Duật là những trang phóng sự bằng thơ. Tác giả đã ghi chép lại hiện thực chiến
trường qua cái nhìn vừa rất chân thực nhưng cũng rất lãng mạn và thi vị.
c. Khổ 5-6 : Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.
Khổ 5.
Những người lính hồn nhiên tếu táo nhưng cũng thật cảm động trong không khí
đoàn kết, trong tình đồng chí, đồng đội thắm thiết:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”
Với những chi tiết chân thực và chọn lọc, nhà thơ nói về cuộc sống của lính lái xe vô cùng
gian khổ nhưng càng khó khăn, gian khổ, họ càng gắn bó keo sơn. Từ trong bom đạn hiểm
nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, tụ họp. Những chiếc xe không kính tưởng
chừng như chỉ mang đến những gian khổ, khó khăn thử thách nhưng hóa ra nó là cơ hội, là
phương tiện để các anh thể hiện tình cảm với nhau. Khi xe dừng, trên chiếc xe không kính, họ
có thể bắt tay qua cửa kính vỡ mà không cần mở cửa. Hình ảnh người lính “Bắt tay qua cửa
kính vỡ rồi” thật độc đáo. Nó vừa thể hiện tình đồng chí, đồng đội vừa là lời chúc mừng khi
các anh vượt qua bao bom đạn, vượt qua cái chết để về gặp nhau và cái bắt tay ấy còn là lời
chào hạnh phúc của người lính khi họ được nhìn thấy nhau, được thấy bạn trẻ trung, yêu đời
dù cho mặt mũi có thể lấm lem, dù cho áo quần có thể ướt hết. Vậy là chỉ một cái bắt tay
cũng đủ ấm lòng, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm
hồn, tình cảm, giúp con người xích lại gần nhau. Cái bắt tay trong câu thơ của PTD khiến ta
liên tưởng đến câu thơ của Chính Hữu trong bài “Đồng chí”:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Có thể thấy ở cả hai hình ảnh thơ này cái đẹp nhất quí giá nhất ở người lính là tình đồng đội,
đồng chí. Họ truyền cho nhau sức mạnh để tồn tại và chiến đấu đi đến thắng lợi cuối cùng.
Khổ 6.
Trong khổ thơ thứ sáu “Bài thơ ...kính”, bằng nhiều chi tiết chân thực và chọn lọc,
nhà thơ PTD cho người đọc thấy được tình đồng đội, đồng chí gắn bó tự nhiên mà cao đẹp
của những người lính lái xe:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
Mở đầu khổ thơ, tác giả miêu tả chân thực cuộc sống sinh hoạt của người lính với chi tiết Bếp
Hoàng Cầm, đây là kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra để
địch không thể phát hiện được; bếp này mang tên người sáng tạo ra nó trong thời kì KCCP từ
năm 1951: anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm. Chi tiết thật thú vị nói về cuộc sống đàng hoàng
của người lính lái xe, nhờ chiếc bếp Hoàng Cầm mà các anh bộ đội, những người lính lái xe
có thể tụ tập, ăn uống với nhau vui vẻ, vô tư mà không lo sợ máy bay địch. Bên chiếc bếp
Hoàng Cầm ấy, các anh chung bữa cơm thân mật, tình đồng chí cũng như tình anh em ruột thịt
càng trở nên gắn bó, thắm thiết: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy“ - cách định nghĩa của
nhà thơ về gia đình thật độc đáo. Không chỉ miêu tả các anh khi ăn uống, tác giả còn miêu tả
các anh khi ngủ, nghỉ. Từ láy chông chênh miêu tả giấc ngủ của người lính rất chân thực, giấc
ngủ dã chiến trên đường hành quân của người lính lái xe: võng mắc vào cây rừng hoặc thùng
xe. Chông chênh gợi trạng thái không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi đồng
thời còn gợi cho ta hiểu hoàn cảnh sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn vô
cùng khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chấp nhận vượt qua với tinh thần dũng cảm, nghị lực
phi thường. Và chính từ cuộc kháng chiến gian khổ ấy mà người lính càng gắn bó với nhau
hơn, giữa họ đã thể hiện tình cảm đồng chí gắn bó, thân thương như ruột thịt.Tình cảm ấm
lòng ấy là hành trang giúp các anh tiếp tục lên đường:“Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Điệp ngữ
lại đi tạo cho câu thơ nhịp nhàng và nhịp thơ 2/2/3, ngắn, nhanh, đều giống như vòng quay của
những bánh xe, những chiếc xe vẫn bon bon lăn bánh để đến cái đích cuối cùng: Trời thêm
xanh. Hình ảnh trời thêm xanh mang ý nghĩa biểu tượng - đó là màu xanh hòa bình. Bất
chấp hiểm nguy, những người lính vẫn đưa những chiếc xe tiến về phía trước, vẫn cùng nhau
vượt qua bom đạn để tiến đến cái đích cuối cùng là hòa bình của dân tộc. Lời thơ chan chứa
hy vọng, niềm lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ lái xe.
D. Khổ cuối: Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khổ thơ cuối kết tinh vẻ đẹp của hình tượng những chiếc xe không kính và những chiến
sĩ lái xe Trường Sơn:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Bốn dòng thơ dựng lại hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính rất bất ngờ thú vị. Hai câu đầu liệt
kê dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống: xe không kính, không đèn,
không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ không có nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những
thử thách khốc liệt, những khó khăn chồng chất. Nhưng đến hai câu cuối, đối lập với cái
không ấy là cái có, có một trái tim của người lính. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn
xe, của người lính kết đọng lại ở trái tim gan góc kiên cường, chứa chan tình yêu nước. Trái
tim là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp, lí giải bất ngờ mà rất thú vị, chí lí sâu xa về sức mạnh của
tình yêu nước. Mọi thứ của xe không còn nguyên vẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim tràn đầy
nhiệt tình cách mạng, tình yêu Tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước thì xe vẫn băng ra chiến trường, vẫn tới đích. Trái tim người lính khiến
chiếc xe trở thành một cơ thể sống thống nhất với người chiến sĩ, không gì có thể tàn phá ngăn
trở được. Những chiếc xe càng thêm độc đáo bởi đó là những chiếc xe có trái tim cầm lái. Có
thể nói khổ thơ cuối đã hoàn thiện bức chân dung người chiến sĩ lái xe TS thời chống Mĩ-
can trường quả cảm với khí phách anh hùng và trái tim tha thiết yêu thương. Đó cũng là hình
ảnh tiêu biểu của anh bộ đội Việt Nam, dân tộc VN trong thời chống Mĩ cứu nước, đúng
như nhà thơ TH viết:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.


You might also like