You are on page 1of 7

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG


1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Bài thơ viết năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến
chống Mỹ diễn ra rất ác liệt và tác giả đang tham gia hoạt động trên tuyến đường Trường
Sơn.
2. Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
- Cấu trúc: Nhan đề khá dài tưởng như có chỗ thừa nhưng chính điều đó lại thu hút người
đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo đó.
- Ý nghĩa:
+ Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình
ảnh này là một phát hiện thú vị, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến
tranh trên tuyến đường Trường Sơn của tác giả.
+ Hai chữ “bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không
phải chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà muốn nói tới chất thơ của hiện thực
ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên trên thiếu thốn, gian khổ, hiểm
nguy.
=> Qua đó, nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ: ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh
thần lạc quan dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền
Nam của những người lính lái xe Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
3. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm?
- Ngôn ngữ thơ tự nhiên, trẻ trung, giàu tính khẩu ngữ
- Giọng điệu ngang tàng, hóm hỉnh, sôi nổi, khỏe khoắn.

PHẦN II: CÂU HỎI ĐỌC HIỂU – VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Câu 1: Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn:
Những đêm Trường Sơn
Đường biên giới uốn quanh co mây trời đẹp quá
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe.
(Nhạc và lời Tân Huyền)
a. Những câu hát trên gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn
lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.
b. Chép chính xác hai khổ thơ đầu của bài thơ em vừa nêu tên. Chỉ ra một phép điệp ngữ
được nhà thơ sử dụng trong hai khổ thơ em vừa chép và cho biết đó là kiểu điệp ngữ nào.
c. Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm
nhận về hình ảnh người lính lái xe trong hai khổ thơ đầu. Trong đoạn văn có sử dụng một
lời dẫn trực tiếp và một thành phần phụ chú.
d. Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng giai đoạn sáng tác với bài
thơ trên, nêu rõ tên tác giả.
GỢI Ý
a - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra rất ác
liệt và tác giả đang tham gia hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

b - Chép hai khổ thơ đầu.

- Phép điệp ngữ trong hai khổ thơ đầu:

+ không: điệp ngữ cách quãng

+ nhìn thấy: điệp ngữ cách quãng

+ nhìn: điệp ngữ cách quãng

c * Hình thức: Đoạn văn diễn dịch, 12 câu (+ 1).

*Tiếng Việt: một lời dẫn trực tiếp và một thành phần phụ chú.

* Nội dung: nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trong hai khổ thơ đầu:
phong thái ung dung, tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan,tâm hồn trẻ tung, lãng
mạn,…

- Trên những chiếc xe không kính, người chiến sĩ vẫn vững tay lái với một tư thế ung
dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin : “Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời,
nhìn thẳng.” Nghệ thuật đảo ngữ, biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, từ láy đã góp phần
khắc họa nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang ấy.

- Sự ung dung, hiên ngang còn thể hiện qua cái nhìn, cách cảm nhận về hiện thực
chiến trường của người lính trên con đường ra trận:

+ Cảm nhận về tốc độ lao nhanh của chiếc xe trong câu thơ “Nhìn thấy con đường
chạy thẳng vào tim” vừa chân thực, vừa giàu sức gợi: con đường của tình yêu nước
sôi nổi, của khát vọng giải phóng miền Nam,…

+ Cảm nhận về những gian khổ trên con đường ra trận thật nhẹ nhõm, thi vị: “Nhìn
thấy gió vào xoa mắt đắng”với nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp
ngữ “nhìn”, “thấy”.

+ Cảm nhận buồng lái là vũ trụ thu nhỏ, được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên
ngoài rất sống động : “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa, như ùa vào
buồng lái.” Nghệ thuật so sánh và các từ ngữ mạnh “đột ngột”, “sa”, “ùa” làm nổi
bật được tâm hồn lãng mạn, lạc quan, trẻ trung của những người lính lái xe.

d Tác phẩm sáng tác cùng giai đoạn (kháng chiến chống Mĩ):

- “ Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng.

(- “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

- “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.)


Câu 2 Cho câu thơ sau:
“Không có kính, ừ thì có bụi”
a. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ thứ ba và thứ tư của bài thơ
và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp.
Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội
dung của đoạn thơ.
c. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung
dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của nhưng người lính lái xe Trường Sơn nói
riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân
tộc.”
Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu
phân tích hai khổ thơ em vừa chép để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng một
câu bị động và một thành phần tình thái (gạch chân và chú thích rõ).
d. Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về tinh thần lạc quan của tuổi
trẻ, ghi rõ tên tác giả.
GỢI Ý
a Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác
phẩm nào? Ai là tác giả?

- Chép thuộc chính xác bảy câu thơ tiếp theo.

- Tên tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Tên tác giả: Phạm Tiến Duật

b Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ
pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc
thể hiện nội dung của đoạn thơ.

- Các câu thơ đặc sắc về giọng điệu, ngôn ngữ, cấu trúc:

+ Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ

+ Giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung

+ Điệp cấu trúc

- Không có kính, ừ thì có bụi

- Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

- Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

- Không có kính ừ thì ướt áo


- Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

- Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

- Tác dụng: Khắc họa được vẻ ngang tàng, ngạo nghễ, thể hiện được tâm hồn trẻ
trung, tếu táo, tinh nghịch, lạc quan của những người lính trẻ. Đây là biểu hiện của
tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy, gian khổ của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ.

c * Hình thức: Đoạn văn quy nạp, 12 câu (+ 1).

* Tiếng Việt: một câu bị động và một thành phần tình thái (gạch chân chú thích rõ).

* Nội dung: Viết đoạn văn để thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ
trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói
chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc:
- Thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn
xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách trên đường ra trận). Trên
con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian
khổ.
- Nghệ thuật đặc sắc: ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ, điệp cấu trúc, giọng điệu ngang
tàng, tinh nghịch: không có…ừ thì…chưa cần thể hiện thái độ bình thản, coi thường
gian khổ của người lính khi đối diện với những gian khổ và biến chúng thành điều thú
vị, những kỉ niệm không quên của đời lính. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một
thách thức, một sự chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi.

- Hình ảnh so sánh “như người già”, các từ láy tượng thanh “ha ha”, tượng hình “phì
phèo”, cụm từ toàn thanh bằng “khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất
lạc quan, bình thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi mười tám đôi mươi hoà trong những
hình ảnh hóm hỉnh.Ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên
đường đi tới.

d Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về tinh thần quan của tuổi
trẻ, tên tác giả:

- “ Những ngôi xao xa xôi”

- Lê Minh Khuê

Câu 3

Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi”
a. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh hai khổ thơ.
b. Xét về cấu tạo và từ loại, từ “chông chênh” thuộc những kiểu từ gì? Việc sử dụng từ đó
gợi cho em hiểu gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn.
c. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình đồng chí, đồng
đội và niềm lạc quan, tin tưởng của người lính lái xe Trường Sơn trong đoạn thơ trên. Trong
đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một thành phần cảm thán (gạch chân chú thích
rõ).
d. Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có từ “chông
chênh”. Hãy chép lại câu thơ có từ “chông chênh” trong bài thơ đó.
GỢI Ý
a Chép thuộc bảy câu thơ tiếp theo.

b Từ “chông chênh”:

- Xét về cấu tạo: từ láy tượng hình

- Xét về từ loại: tính từ

=>Gợi cuộc sống chiến đấu gian khổ, khốc liệt của những người lính lái xe Trường
Sơn.( Ẩn dụ k/c gian khổ…)

c * Hình thức: Đoạn văn quy nạp, 12 câu (+ 1).

* Tiếng Việt: một lời dẫn trực tiếp và một thành phần cảm thán (gạch chân chú thích
rõ).

* Nội dung: Viết đoạn văn làm rõ tình đồng chí, đồng đội và niềm lạc quan, tin
tưởng của người lính lái xe Trường Sơn trong hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu.

- Từ trong mưa bom bão đạn, những chiếc xe không kính đã tụ họp với nhau thành
bè bạn qua những cái bắt tay vội vã, ấm áp niềm vui từ những ô cửa kính vỡ rồi. Cái
bắt tay kết nối tình đồng đội, chắc chắn, mạnh mẽ truyền cho nhau tinh thần chiến
đấu, niềm tin, sự can đảm.

- Họ chia sẻ những bữa cơm dã chiến nơi chiến trường thiếu thốn, gian khổ: bếp
Hoàng Cầm, chung bát đũa và từ đó cảm nhận được ở đồng đội như tình cảm ruột
thịt, gắn bó. Đối với người lính, đồng đội lúc bấy giờ là người thân, là gia đình nơi
chiến trường ác liệt, gian khổ. Cách định nghĩa về gia đình thật giản dị, sâu sắc và
cảm động.

- Trong họ luôn tràn đầy niềm hi vọng và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của
đất nước trên con đường ra trận gian khổ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy/
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy “chông chênh”
giàu sức gợi đã thể hiện nổi bật niềm lạc quan, tin tưởng của người chiến sĩ lái xe.

=> Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp vẻ đẹp tâm hồn của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn
qua tình đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng của họ. Đó là sức mạnh kì diệu để
người lính vượt qua những cung đường ra trận gian khổ, ác liệt.

d Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở cũng có từ “chông
chênh”. Hãy chép lại câu thơ có từ “chông chênh” trong bài thơ đó.

- Bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó”

- Câu thơ: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Câu 4: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách thơ độc đáo của Phạm Tiến Duật.
a. Nêu xuất xứ và chủ đề của bài thơ.
b. Chép chính xác khổ thơ cuối của bài thơ. Hãy chỉ ra nghệ thuật tương phản độc đáo trong
khổ thơ này và nêu tác dụng.
c. Hình ảnh nào đã xuất hiện trong khổ thơ đầu lại xuất hiện trong khổ thơ em vừa chép?
Điều này có ý nghĩa gì?
d. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” để làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe không kính. Trong đoạn
văn có sử dụng một câu ghép chính phụ và một khởi ngữ (gạch chân chú thích rõ).
e. Kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có cùng kết cấu như bài
thơ này, nêu rõ tên tác giả.
GỢI Ý
a - Xuất xứ: trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.

- Chủ đề: Ca ngợi hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong kháng chiến
chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn,
nguy hiểm, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

b - Chép thuộc khổ thơ cuối.

- Nghệ thuật tương phản: ở hai câu đầu và hai câu cuối của khổ thơ. Đó là sự tương
phản đối lập giữa cái không (không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước) và
cái có (xe vẫn chạy...chỉ cần trong xe có một trái tim); giữa cái khó khăn, gian khổ,
thiếu thốn với lòng yêu nước nhiệt thành và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.

=>Tác dụng: Đây là một cấu tạo tứ thơ độc đáo góp phần làm nổi bật hiện thực
chiến tranh khốc liệt và đẹp tâm hồn của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn với lòng
quả cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy, lòng yêu nước nhiệt thành và bản lĩnh phi
thường, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

c - Hình ảnh xuất hiện ở khổ thơ đầu và cuối của bài thơ là: những chiếc xe không
kính.

- Tác dụng của sự lặp lại:


+ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm cho dòng cảm xúc liền mạch.

+ Nhấn mạnh và gây ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh độc đáo của những chiếc xe
không kính, giúp người đọc hình dung được sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh.

d * Hình thức: Đoạn văn quy nạp, 12 câu (+ 1).

* Tiếng Việt: một câu ghép chính phụ và một khởi ngữ (gạch chân chú thích rõ).

* Nội dung: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” để làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe không kính: quả cảm, can
trường, yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam.

- Phạm Tiến Duật đã tái hiện một cách chân thực hiện thực gian khổ, khốc liệt trong
cuộc sống chiến đấu của những người lính lái xe nơi tuyến đường Trường Sơn máu
lửa bằng nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, kết cấu tương phản đối lập giữa cái không và
cái có.

- Tác giả cũng làm ngời sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn qua hình ảnh
hoán dụ “trái tim” kết tinh, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tâm hồn người lính lái xe. Đó là
trái tim yêu nước nhiệt thành, cháy bỏng, là lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm mạnh
mẽ để giải phóng quê hương, đất nước. Đây là động cơ chính khiến những chiếc xe
không kính băng qua mưa bom bão đạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nối con
đường vận tải huyết mạch của Trường Sơn. Đây cũng là ngọn nguồn làm nên chiến
thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

e Kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có cùng kết cấu
như bài thơ này, nêu rõ tên tác giả.

- Bài thơ: Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.

(- Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận).

You might also like