You are on page 1of 69

ĐẤT NƯỚC

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 2


BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một
ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá,
và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những
ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở
lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu,
mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị
hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý
nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình bắt đầu sống
có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu,
hoa bằng lăng nước.
…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi
sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu
vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh
đó?
Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12
tập 1, NXB Giáo dục, trang121)
Từ đó, anh/ chị hãy khái quát cách thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm.
…………… HẾT ………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 3


BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần Câu Nội dung Điểm


ĐỌC HIỂU 3,0
1 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0,50
- Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:
+ Ánh lửa cầu vồng.
+ Màu đỏ của lửa, của máu.
2 + Hồng cầu của trái tim.
1,00
– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt
huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao
đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.
I - Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì
đâu? Vì:
+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
3
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình. 0,75
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường
vì Tổ quốc…
- Học sinh có thể rút thông điệp khác nhau nhưng phải hợp lý, thuyết
phục.
4
VD: Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến,
0,75
biết hi sinh cho Tổ quốc…
II LÀM VĂN
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
1
về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. 2,0
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một
tư tưởng sống trong xã hội. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ
xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không
mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ:
có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoan và kết thúc đoạn: Mở đoạn nêu
được vấn đề; phát triển đoạn triển khai được vấn đề; kết đoạn kết luận
được vấn đề.
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn: Mở đoạn nêu được vấn
đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
c.Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập 1.00
luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Có thể theo định hướng
sau:
– Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay được
biểu hiện ở những khía cạnh:
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ công dân đối với tổ quốc: sẵn
sàng lên đường khi Tổ quốc gọi; chống lại những luận điệu xuyên tạc,
những âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà nước
của kẻ thù, gây mất lòng tin với Đảng và đoàn kết dân tộc.
+ Không ngừng học tập, trau dồi tri thức hiểu biết về tinh hoa văn hoá
truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu chọn lọc những giá trị văn
hoá hiện đại của nước ngoài.góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho
đất nước ngày càng vững mạnh…
– Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân
hơn trách nhiệm với Tổ quốc…
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
0,25
tiếng Việt.
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn
0,25
đề nghị luận.
2 Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta tròng
... 5,00
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
thoại
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm kiểu bài văn cảm nhận một
đoạn thơ trong văn bản: Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác
đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc
các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học trong
nhà trường và những kiến thức tham khảo được có liên quan đến đoạn
trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh có thể cảm
nhận đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, 0,25
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5
Làm rõ tư tưởng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân trong đoạn thơ,
cũng là của tác phẩm…
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ
và đưa dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 0,5
* Cảm nhận về đoạn thơ: 1,5
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
- Nhân dân là lực lượng sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền mọi giá trị văn
hóa, vật chất và tinh thần của Đất nước.
+ Điệp đại từ “họ” và điệp cấu trúc “Họ…” khẳng định sức mạnh, công
lao to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Đất nước.
+ Các động từ “giữ”, “truyền”, “chuyền”, “gánh”, “đắp”, “be”, “trồng”,
“hát” khẳng định sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người, các thế hệ
trong công cuộc xây dựng Đất nước.
+ Những danh từ “hạt lúa”, “lửa”, “hòn than”, “dập”, “bờ”, “cây”, “trái”
mang giá trị văn hóa sâu sắc, lâu đời. Những từ “giọngđiệu”, “tên xã”,
“tên làng” mang giá trị tinh thần gắn bó với những người dân.
+ Nhân dân cũng là lực lượng mở mang bờ cõi “những chuyến di dân”,
“đắp đập, be bờ” đầy gian khổ, hy sinh.
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
- Hai câu thơ nhấn mạnh nhân dân đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp giữ nước. 0,5
- Nhà thơ sử dung phép điệp cấu trúc “có…thi” và phép đối “ngoại xâm
– nội thù” thấy được sức mạnh to lớn của Nhân dân chống lại các thế
lực thù địch cả trong và ngoài Đất nước.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
thoại
- Hai câu thơ thể hiện trực tiếp tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: Nhân dân 0,5
là đối tượng làm chủ dất nước. Nhân dân có quyền thừa hưởng thành
quả do mình làm ra. Do đó, Đất nước của Nhân dân cũng chứa đựng
những giá trị văn hóa, văn học dân gian (ca dao, thần thoại).
- Đánh giá: Có thể khái quát tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là sự hội
tụ và kết tinh bao công sức, khát vọng của Nhân dân trong sự nghiệp 0,25
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” qua chiều dài
lịch sử, chiều rộng không gian địa lý và chiều sâu văn hóa dân tộc được
bao thế hệ dày công công dựng xây, gìn giữ. Vì thế, Đất nước chính là
Nhân dân, của Nhân dân.
- Những từ “Đất Nước”, “Nhân dân” được viết hoa và lặp lại thể hiện
sự trang trọng khẳng định sự gắn bó thắm thiết giữa Nhân dân với Đất 1,0
Nước.
- Cách diễn đạt bằng chất liệu văn hóa dân gian; giọng thơ trữ tình –
chính luận sâu lắng, thiết tha đã làm nên sự độc đáo cho đoạn thơ khi
nói về đề tài Đất nước.
d) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tao, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,25
mẻ về vấn đề nghị luận.
ĐIỂM TOÀN BÀI: I+II 10,0

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐNV15:

SỔ GD&ĐT KIÊN GIANG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020


TRƯỜNG THPT KIÊN HẢI MÔN : NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích:
(1) Sau mấy chục năm, công nghệ thông tin (IT) phát triển như vũ bão, mạng xã hội lên
ngôi, các ứng dụng audio, video thay nhau giúp người dùng mọi thứ tiện lợi trong cuộc sống.
Nhà bạn lắp camera an ninh, anh đi sang Pháp vẫn biết ai hay ra vào khi vắng nhà. Ngồi bên
Mỹ có thể chát video cả tiếng với người tình bên Hà Nội mà không hề lo trả cước.
(2) Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà
qua camera. Con cái du học bên kia bán cầu cũng chẳng lo. Cháu không nhắn gì thì nhìn qua
Facebook thấy báo trực tuyến trước đó 1 tiếng hay check in đâu đó, bố mẹ, ông bà cũng chẳng
ngại. Gia đình kiểu toàn cầu cũng hay nhưng vì tiện lợi quá nên giá trị gia đình riêng cũng bị
hòa tan đi ít nhiều.
(Theo Huệ Minh, thesaigontimes.vn/300123/thoi-40-nghi-ve-gia-dinh-thoi-04.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích.
Câu 2. Trong phần (1) của đoạn trích, tác giả đã nêu lên những thành tựu gì của nhân loại?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà
dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà qua camera?
Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến nhưng vì tiện lợi quá nên giá trị gia đình riêng cũng bị hòa
tan đi ít nhiều không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần (2) của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
(Theo Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 )
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ
góc nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ trên.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM :

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm


I Đọc hiểu 3.0
1 Thao tác lập luận chính: chứng minh. 0.5
2 Những thành tựu của nhân loại: 0.5
- Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão
- Mạng xã hội lên ngôi
- Các ứng dụng audio, video thay nhau giúp người dùng mọi thứ
3 Ý kiến Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà 1.0
dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà qua camera có thể hiểu:
- Công nghệ thông tin làm xa thêm khoảng cách gia đình.
- Không có gì thay thế được những sự quan tâm, yêu thương, chăm
sóc một cách trực tiếp của các thành viên gia đình dành cho nhau.
4 Đồng tình với ý kiến. Vì công nghệ thông tin rút ngắn khoảng cách 1.0
về địa lý nhưng cũng có thể khiến những giá trị gia đình hòa tan
vào xu thế toàn cầu mất đi những ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng của
riêng nó.
II Làm văn 7.0
1 Từ nội dung phần (2) của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy 2.0
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: cách 0.25
bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển 1.00
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách bảo
vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0. Có thể triển khai
theo hướng sau:
* Nêu vấn đề: Từ vấn đề về sự phát triển của công nghệ
thông tin hiện đại có thể ảnh hưởng ảnh giá trị gia đình được nêu
trong văn bản dẫn đến việc cần phải bảo vệ những giá trị đó của gia
đình.
* Giải thích:
- Giá trị gia đình là những ý nghĩa nghĩa cao đẹp, thiêng liêng
mà cuộc sống gia đình mang lại. Nó biểu hiện trong cách cách đối
xử, trong những mối quan hệ, tình cảm có liên quan đến gia đình
mà các thành viên dành cho nhau.
- Nêu ví dụ: bữa ăn quây quần sum họp với đầy đủ các thành
viên trong gia đình; tấm lòng hiếu thảo quan tâm của con cái dành
cho cha mẹ; sự giáo dục yêu thương của đấng sinh thành dành cho
những đứa con của mình; những truyền thống, phẩm chất tốt đẹp
qua nhiều thế hệ trong một gia đình...
* Bàn luận:
- Ý nghĩa của giá trị gia đình: giá trị gia đình mình là minh
chứng tiêu biểu nhất khẳng định ý nghĩa to lớn của gia đình mình
đối với mỗi con người người trong cuộc đời này; giá trị đó giúp các
thành viên cảm nhận được được sự thiêng liêng của mái ấm mà
mình đang sống; giá trị gia đình cũng giúp mối quan hệ giữa các
thành viên ngày càng sâu đậm bền chặt; giá trị gia đình là nhân tố
quan trọng để xây nên một xã xã hội nhân văn, tiến bộ
- Phê phán: những con người chà đạp hoặc không ý thức được
giá trị gia đình; những thái độ hành động làm tổn thương giá trị gia
đình; việc quá lệ thuộc những phương tiện công nghệ hiện đại mà
đánh mất những phút giây quý báu cần thiết bên gia đình...
* Liên hệ thực tế: trân trọng giá trị gia đình trong những việc
làm làm đơn giản nhỏ bé nhất; xem công nghệ thông tin là một
phương tiện để kết nối, hàn gắn những giá trị gia đình đang xa dần
hay nguy cơ đổ vỡ; thực hành những lời nói cử chỉ; yêu thương
thay cho sự quan tâm chỉ tồn tại trong thế giới ảo…
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25
đặt câu.
2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng “Đất nước của 5,0
Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử được thể hiện qua
đoạn thơ (…)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có định (0,25)
hướng)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn
đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25)
Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc
nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm (4.00)
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa (0,5)
Điềm, đoạn trích “Đất Nước”; nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
a. Vài nét khái quát về giá trị tác phẩm: Tư tưởng đất nước (0,5)
của nhân dân là nguồn mạch cảm hứng xuyên suốt bản trường ca
“Mặt đường khát vọng” nói chung và đoạn trích “Đất Nước” nói
riêng. Đồng thời, đó cũng là giá trị cốt lõi để nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm nói lên những suy nghĩ, trăn trở của mình về đất nước trong
hoàn cảnh chiến tranh chia cắt. Nội dung này được thể hiện trên
nhiều phương diện và một trong những phương diện quan trọng
nhất soi chiếu tư tưởng ấy qua góc nhìn từ lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc.
b. Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được
thể hiện từ góc nhìn lịch sử: (1,5)
* Nhân dân làm chủ đất nước trong quá trình đấu tranh
chống ngoại xâm
- Lời nhắn nhủ của tác giả
+ cách xưng hô “Em ơi em”: giọng điệu ấm áp, thân tình, gần
gũi...
+ “anh – em” hướng về thế hệ trẻ em vùng địch tạm chiếm,
kêu gọi sự thức tỉnh đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
-> đề cập đến vấn đề lịch sử với giọng điệu nhẹ nhàng dễ đi
vào lòng người.
+ “hãy nhìn rất xa”: soi chiếu vào lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước để thấy vai trò to lớn cốt yếu của nhân dân.
+ “bốn ngàn năm đất nước”: con số tượng trưng cho bề dày
lịch sử lâu đời.
- Cách nói “năm tháng nào cũng người người lớp lớp” (điệp):
khẳng định biết bao thế hệ cha ông đã hiến dâng cho giang sơn, tổ
quốc.
- Hình ảnh “con gái con trai bằng tuổi chúng ta”: tấm gương
cho thế hệ trẻ khi nhìn vào những lớp người đi trước nhưng tương
đồng thế hệ: những người trẻ.
- Liệt kê “khi có giặc người con trai ra trận/ người con gái trở
về về nuôi cái cùng con”: nêu cao tinh thần hi sinh tình yêu đôi lứa,
hạnh phúc vợ chồng để chiến đấu bảo vệ non sông.
- Mượn ý dân gian “ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”:
những tấm gương nữ nhi kiên cường, bất khuất (dẫn chứng: Bà
Trưng, Bà Triệu, đội quân tóc dài).
- “Nhiều người đã trở thành anh hùng/ nhiều anh hùng cả anh
và em đều nhớ”: biết bao tên tuổi lẫy lừng được lịch sử lưu danh ->
tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc
- “Có biết bao người con gái con trai/ trong bốn ngàn lớp
người giống ta lứa tuổi/ họ đã sống và chết/ giản dị và bình tâm/
không ai nhớ mặt đất tên/ nhưng họ đã làm nên Đất Nước”: những
hy sinh thầm lặng của bao nhiêu thế hệ; lịch sử chưa kịp lưu danh
nhưng chính họ bằng sự sống và cái chết của mình đã góp xương
máu dựng xây tổ quốc.
- “Họ đã làm nên đất nước”: khẳng định tư tưởng đất nước
của nhân dân, nhân dân bảo vệ đất nước của mình bằng sự đấu
tranh, hi sinh thầm lặng.
Qua việc kêu gọi người đọc nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ
nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định vai trò to lớn của nhân
dân. Nếu không có nhân dân, Đất Nước đã không tồn tại vững
vàng. Điều đó cũng khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người dân
trong đất nước.
* Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đóng góp giá trị vật chất,
tinh thần để dựng xây đất nước
- Điệp cấu trúc “Họ đã...”: nhấn mạnh vai trò chủ yếu của
nhân dân trong quá trình xây dựng tổ quốc.
- Loạt động từ: “giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập be bờ”:
làm rõ công sức, mồ hôi xương máu của nhân dân đổ ra để đắp xây,
làm cho đất nước ngày càng trù phú, đẹp giàu.
- Liệt kê nhiều danh từ thể hiện sự kết tinh thành quả vật chất,
tinh thần của nhân dân đóng góp cho đất nước qua quá trình khai
hoang, mở cõi, lao động sinh tồn của nhân dân.
+ “Hạt lúa”: biểu tượng của nền văn minh lúa nước, thành quả
của mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng của người nông dân.
- “Lửa”: ngọn lửa sưởi ấm, ngọn lửa soi đường, ngọn lửa
mang đến no đủ, ngọn lửa nhiệt huyết dựng xây cuộc sống.
- “Giọng điệu”: âm sắc thân thương của quê hương, tiếng nói
vang lên từ lúc cha sinh mẹ đẻ, gắn bó với mọi người đến suốt đời
và trên mọi nẻo đường sinh sống.
- “Tên xã tên làng”: những địa danh in đậm trong ký ức về
nơi chôn nhau cắt rốn làm cho vùng đất mới gần gũi, thân thương
hơn.
- “Đập, bờ, cây trái”: thành quả của lao động, gợi lên truyền
thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Đó là những hình ảnh bình dị
mà thiêng liêng cao quý.
- Lời thơ kết đoạn “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có
nội thù thì vùng lên đánh bại” sử dụng phép điệp – cấu trúc đối
xứng: khẳng định tinh thần chiến đấu xả thân cho đất nước; bảo vệ
những thành tựu mà cha ông để lại và tiếp tục truyền cho đời sau.
- Phát huy truyền thống kiên cường bất khuất của cha ông
* Nghệ thuật: từ ngữ hình ảnh giản dị; phép điệp cấu trúc,
hình ảnh đối xứng; giọng thơ thể hiện sự chiêm nghiệm, triết lí
nhưng vẫn đậm chất trữ tình tự sự.
*Nhận xét: từ việc kêu gọi thế hệ trẻ nhìn lại lịch sử, một lần
nữa Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng lên hình ảnh của nhân dân
trong suốt chiều dài tồn tại của dân tộc. Nhân dân là người kiến tạo (0,5)
và cũng chính là người giữ gìn những tinh hoa vật chất, tinh thần
với khao khát, mong ước làm cho đất nước ngày một giàu mạnh,
vững bền. (0,5)
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và tư tưởng “Đất nước
của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử trong đoạn trích
“Đất Nước”.
- Mở rộng liên hệ thực tế (tình yêu quê hương; tự hào về truyền
thống, lịch sử dân tộc…).
(0,5)

4. Sáng tạo ( 0,25)


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Đất Nước


Đơn vị thực hiện: Trường THPT Thanh Tuyền

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu
thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp
đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người.
Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.
Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta
học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo
nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành
con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng
như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm
khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.
(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng,016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu: Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản.
Câu 4: Nêu thông điệp rút ra từ văn bản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng00 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự
hủy”.
Câu. (5,0 điểm)
Cho đoạn thơ:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
(Trích Đất nước (Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập một,013,
trang 121, 122)
Anh/ Chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng
mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
-----------------Hết-----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN NGỮ VĂN 12
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
đánh giá bài làm của học sinh theo hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân (lẻ 0.25 làm tròn thành
0.3; lẻ 0.75 làm tròn thành 0.8 điểm).

B. Đề và hướng dẫn chấm cụ thể


Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC- HIỂU( 3.0 điểm)
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5

2 Theo bài viết, hạt thóc đã sống hết mình với những việc sau: sớm cho 0.75
mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi
heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành
con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió
bấc.
Nội dung của văn bản: 0.75
- Qua văn bản, tác giả trình bày quan điểm về nết tốt của hạt và việc sống
hết mình của hạt thóc như là những bài học sâu sắc về tính kiên trì, nhẫn
3
nại, dũng cảm và giàu lòng yêu thương mà con người nên học hỏi.
- Từ đó tác giả nhắn nhủ: Mỗi khi thất vọng hay đau buồn, hãy nhớ ta
cũng có sức sống mãnh liệt như hạt không ngừng vươn lên, hoàn thiện
bản thân.
Học sinh có thể tự do nêu quan điểm, miễn hợp lí, thuyết phục. 1.0
- Hãy sống kiên trì, nhẫn nại và dũng cảm như hạt để không bao giờ gục
ngã, tuyệt vọng.
4
- Hãy sống hết mình, giàu lòng yêu thương, biết hi sinh để hữu ích cho
đời.
…..
II LÀM VĂN( 7.0 điểm)

Viết đoạn văn về những việc cần làm “để không cho những khiếm 2.0
Câu 1 khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy”.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn 0.25


Học sinh có thể trình bảy đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-
phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25


Những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay
những nỗi buồn tự hủy”.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0
- Học sinh cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để dần hoàn thiện những
khiếm khuyết của bản thân, thay vì tự tin, mặc cảm và oán trách.
- Mỗi khi chán nản hay u buồn, hãy nghĩ đến sự kiên trì, dũng cảm và
sức sống mãnh liệt của hạt mầm mà tự mình vượt thoát, chuyển hóa nỗi
buồn thành năng lượng tích cực.
- Cuộc sống vốn tồn tại song song những điều khó khăn và thuận lợi. Khi
gặp thuận lợi, ta không kiêu căng và ngủ quên trên chiến thắng; khi gặp
khó khăn, ta kiên trì, nhẫn nại, im lặng để từng bước vượt qua thử thách,
để có thể sống mạnh mẽ và giàu lòng yêu thương.
….
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Câu: Phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư 5.0
tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ 0.5
trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất
Nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo
nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5
*Tư tưởng Đất nước qua đoạn thơ. 2.0
- Về nội dung: Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo
và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc:
+ Cách dùng từ “họ”: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân –> những con
người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải
là các cá nhân anh hùng
+ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy… được sử dụng đan
cài trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự
nghiệp kiến quốc.
+ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã,
tên làng, đập, bờ… khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo
vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu
thương, cần cù lao động
Đất Nước của Nhân dân, Nhân dân cũng chính là người góp phần mở
mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy
gian khổ.
–> Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện
cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sáng tạo. Người viết có
khi chỉ trích nguyên văn một câu ca dao: “yêu em từ thuở trong nôi“,
song phần lớn chỉ sử dụng ý, hình ảnh ca dao: “Biết quý công cầm vàng
những ngày lặn lội; biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà
không sợ dài lâu”.
- Về nghệ thuật:Thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng
tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian, giọng điệu thơ có sự kết hợp
giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc
Tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: 1.0
- Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường:
Nhân dân chính là người đã sáng tạo ra dòng chảy văn hóa cho cả một
dân tộc, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân dân giữ lại và
truyền đạt cho đời sau, để con cháu phát huy và kế thừa những
truyền thống tốt đẹp của cha ông xây dựng bao đời.
- Điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đều xuất phát từ tư
tưởng tiến bộ trong thời kỳ Cách mạng ấy là tư tưởng Đất Nước của dân,
do dân và vì dân.
Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân
dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất
Nước.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn 0.5
đề cần nghị luận.
Tổng điểm 10.0

-----------------Hết-----------------

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Đất Nước


Đơn vị thực hiện: TT GDNN-GDTX TÂN UYÊN

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu
Bạn nói những gì, bạn làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ
trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.
Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái
để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù
hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân
thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy
nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng; “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để
cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh
thần ta.
Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một
tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn
bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra
trong đời, lúc đó có đến cả hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.
Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ.
Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo
nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính
mình.
(Frederic Labarthe, Anthony Strano – Tư duy tích cực, NXB tổng hợp TPHCM, 2014, trang 20-21)
Câu 1: Theo tác giả, suy nghĩ tích cực có tác dụng gì?
Câu 2: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Suy nghĩ của chúng ta cũng
giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”.
Câu 3. Theo anh (chị), vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát
những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự
vững vàng trong tâm hồn.”
Câu 4. Giải thích vì sao Anh (chị) đồng ý hay không đồng ý với quan điểm “suy nghĩ
chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc”.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm).
Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của suy nghĩ
tích cực.
Câu 2 (5 ,0 điểm)
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …..”mẹ
thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó …
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010
)
Cảm nhận của Anh(chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất
liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.

................Hết...............

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Đáp án và biểu điểm Điểm

I I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)


Theo tác giả, suy nghĩ tích cực có tác dụng:Dạy chúng ta cách hành 0.75
động thay vì phản ứng , “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi
của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều
khiển tinh thần ta.
2 Biện pháp tu từ: 0,75
- so sánh:“giống như những hạt giống”
- ẩn dụ: “đơm hoa kết trái”
Tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những
suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, 1,0
niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.” BỞI VÌ:
- Khi hiểu và kiểm soát được những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được
3 lời nói, hành động và cảm xúc
- Kiểm soát được hành vi, suy nghĩ
-Không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng
trong tâm hồn
Với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và 0,5
cảm xúc”. Học sinh cần nêu rõ nguyên nhân, miễn hợp lí. Có thể là
những nguyên nhân sau:
+ Đồng ý: vì suy nghĩ của con người được biểu hiện qua lời nói, hành
4 động hoặc cảm xúc.
+ Không đồng ý: vì có lúc trong đời sống, lời nói, hành động con người
không giống suy nghĩ bên trong.
+ Vừa đồng ý, vừa không đồng ý: thực tế đa dạng, có người “nghĩ sao
nói vậy”, có người “nghĩ một đường làm một nẻo”,…
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

1 Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn 2,0
đề: Vai trò của suy nghĩ tích cực
a.Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25
b.Xác định đúng các vấn đề nghị luận: vai trò của suy nghĩ tích cực 0.25

c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, 1.0
kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng, có thể viết theo định hướng sau:
c.1: Giải thích: Thế nào là suy nghĩ tích cực ? 0,25
Là suy nghĩ theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương
hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
c.2: Nghị luận: 0,5
- Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống
tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.
- Khi hiểu và kiểm soát được những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời
nói, hành động và cảm xúc, kiểm soát được hành vi, suy nghĩ, không vi
phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng
trong tâm hồn
- Thiếu suy nghĩ tích cực, con người sẽ dễ rơi vào tình trạng bi quan, bế
tắc.
- Để có suy nghĩ tích cực con người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng 0,25
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Thân gửicác em học sinh!
Vậy là nước lũ đã rút, nhiều gia đình đang cố gắngdọndẹp nhà cửa, đồ đạc, và thầybiếtnhiều
em cũng đang sắpxếpáoquần, sách vở - dù không cònnhiều để xếp - chuẩn bị ngày mai đi học trở lại.
Ngày mai đi học, các em không nhấtthiếtphảimặcđồngphục, không nhấtthiếtphảiáotrắng, áodài
và nếu có ố vàngmộtchútcũng không sao, đừng quá tự ti, đừng quá lo lắng, miễn là áoquần đủ khô, đủ
ấm em nhé!
Ngày mai đi học, các em không nhấtthiếtphảimặcdép có quai hậu (như quy
địnhcủaĐoàntrường), chỉ cần có cái để xỏ vào chân, bùnlấmmột tí cũngđược, sứt mẻ một tí cũngđược,
miễn là đủ để ngăn rácbẩn hay cây gai đâm vào chân, em nhé!(…)
Ngày mai và nhiềungàytớinữa, các nhà hảo tâm cũng sẽ đếnvớicác em (như họ đã hứavớithầy
cô), thầy mong các em biết trân quý những đồ dùng mà mìnhnhậnđược, nếu có hơi cũ, hơi rách tí thì
cũng mong các em hiểu, đó không chỉ là cuốn vở, tấmáo mà còn cả tấmlòng tương thân tương
áicủacácBác, các O, các Chú, các Anh Chị Em, và đặcbiệt từ cácbạnHọc sinh cùng trang lứa từ
mọimiềnkhắp cả nước, cácbạnhọc sinh ấy, dù cònnhiềunghèo khó nhưng vẫnđónggópủng hộ
mộtvàicuốn vở (…)
Và cuốicùng, ngày mai đi học, thầy mong các em vẫnbìnhtĩnh, tự tin và mỉmcười, cònngười là
còncủa, đừng quá lo lắng, đừng quá bi quan, thua keo này ta bày keo khác, chỉ cần cố gắngtừng tí
một, vượt qua những trở ngạitrướcmắt, không ngừnghọctập, và thầy tin, tươi sáng sẽ sớmđếnvớichúng
ta!
(Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn,Tâm thư của thầy Hiệu trưởng gửi học sinh vùng lũ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu1.Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2.Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu:Ngày mai đi học, các em không nhất
thiết phải mặc đồng phục, không nhất thiết phải áo trắng, áo dài và nếu có ố vàng một chút cũng
không sao, đừng quá tự ti, đừng quá lo lắng, miễn là áo quần đủ khô, đủ ấm em nhé!
Câu 3.Anh(chị) hiểu như thế nào về lời dạy của thầy Hiệu trưởng: thầy mong các em biết trân
quý những đồ dùng mà mình nhận được?
Câu 4. Lời tâm sự: thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta! của thầy Hiệu trưởng trong
đoạn trích có ý nghĩa gì với anh,chị?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ về việc bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống con
người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân
và cộng đồng trong quan niệm về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN CHẤM


Phầ Câu/Ý Nội dung
n
I Đọc hiểu
1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí.
2 - Biện pháp tu từ liệt kê: không nhấtthiếtphảimặcđồngphục, không
nhấtthiếtphảiáotrắng, áodài; đừng quá tự ti, đừng quá lo lắng; áoquần đủ khô, đủ ấm .…
(0.25 điểm)
- Tác dụng: ( 0.5)
+Làm rõ những khó khăn thử thách mà các em vùng lũ lụt phải trải qua, đồng thời
động viên các em phải biết chấp nhận thực tế và tìm cách vượt qua với tinh thần lạc quan,
tin tưởng. Qua đó, người đọc thấy được tình thương yêu và thấu hiểu cuả thầy Hiệu trưởng
dành cho học sinh;
+ Tạo nhịp điệu, âm hưởng thiết tha trong lời động viên của người thầy.
3 Cách hiểu về lời dạy của thầy Hiệu trưởng: thầy mong các em biết trân quý những
đồ dùng mà mình nhận được:
- Khuyên bảo các em học sinh vùng lũ lụt phải có thái độ trân trọng, biết ơn khi
nhận được những vật phẩm, hàng cứu trợ từ mọi người, mọi nơi. Dù vật chất nhận được có
thể bé nhỏ nhưng lại ẩn chứa bên trong tấm lòng thương thân, tương ái cao quý của người
dân trong cả nước;( 0.5)
- Nhắc nhở mọi người hiểu giá trị của nhận và cho trong cuộc sống.( 0.25)
4 HS phải nêu ý nghĩa của lời tâm sự: thầy tin, tươi sáng sẽ sớmđếnvớichúng ta! của
thầy Hiệu trưởng đối với mình. Câu trả lời phải thuyết phục, không đi ngược với những giá
trị đạo đức nhân văn. Có thể theo hướng sau:
+ Trong cuộc sống, việc chấp nhận thực tế khắc nghiệt là điều tất yếu;
+ Trước những nghịch cảnh của cuộc đời, bản thân cần có thái độ sống lạc quan, có
cái nhìn tích cực, có niềm tin vào tương lai tươi sáng, sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để đương
đầu với sóng gió của cuộc đời.
II Làm văn
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
trình bày suy nghĩ về việc bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách trong
cuộc sống con người.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp,
song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: suy nghĩ về việc bình tĩnh, tự
tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống con người.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách nhưng phải làm rõ:suy nghĩ về việc bìnhtĩnh, tự tin và mỉmcườitrước khó khăn, thử
thách trong cuộc sống con người; bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Giải thích: bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách trong cuộc
sống là thái độ sống lạc quan, sẵn sàng đối mặt với khó khăn , thử thách và vượt qua nó.
- Phân tích ý nghĩa tác dụng của vấn đề:
+ bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách sẽ giúp con người đẩy lùi
cảm xúc tiêu cực, bi quan, chán nản, tự ti, suy sụp tinh thần, tạo động lực để tiếp tục cố
gắng vươn lên;
+ bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách sẽ tạo nên sức mạnh tinh
thần: ý chí, nghị lực phi thường, sáng suốt tìm ra con đường để tiến về phía trước, đạt được
thành công;
+ Người biết bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách sẽ luôn tin
tưởng vào năng lực của mình, luôn tích cực trong công việc, sống cởi mở, hòa đồng, tràn
đầy hi vọng, trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi người xung quanh;
- Phê phán những biểu hiện trái ngược: sống không có lập trường, hoặc tự cao hoặc
tự ti, bi quan, đầu hàng hoàn cảnh, nhụt chí, yếu đuối, bạc nhược…
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nêu lên nhận thức về sự cần thiết phải có thái độ sống đúng đắn trước nghịch
cảnh;
+ Bản thân rèn luyện ý chí, nghị lực, học tập kĩ năng sống để biết xử lí mọi tình
huống xảy ra…
Cách tính điểm:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm - 0.75 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên
quan mật thiểt với vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp
(0,25 điểm).
2 Cảm nhận của anh chị về đoạn trích (…), từ đó nhận xét cách lý giải về nguồn gốc của
Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong chương Đất Nước,lý giải về
nguồn gốc của Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
-Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những
năm chống Mĩ cứu nước - thế hệ có những đóng góp nổi bật trong thơ ca Việt Nam những
năm này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu
chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào
cuộc chiến đấu của nhân dân, dễ đi vào lòng người đọc. Hơn nữa, thơ ông còn là sự kết
hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, con người Việt Nam. Một
trong những thành công của Nguyễn Khoa Điềm là trường ca “Mặt đường khát vọng”,
trong đó nổi bật là chương “Đất Nước”.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Với 9 dòng thơ đầu chương “Đất Nước”, nhà thơ có cách
lý giải mới mẻ về nguồn gốc của Đất Nước .
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về trường ca, chương V, đoạn thơ: 0.25 đ
- “Đất Nước” là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết năm 1971
tại chiến khu Trị Thiên giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hết sức khốc liệt mà bản
thân nhà thơ trực tiếp có mặt. Đọan trích thâu tóm ý nghĩa của tòan bộ chương V. Chương
thơ là sự cảm nhận về Đất nước một cách cụ thể, sâu sắc mà cốt lõi trong tư tưởng là: Đất
nứơc của Nhân dân;
- Đoạn thơ thuộc phần đầu của chương “Đất Nước”
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ:
*Về nội dung: Toàn bộ đoạn thơ là định nghĩa nghệ thuật về đất nước: Đất Nước có từ
bao giờ?
- Câu đầu tiên:
+ Hai chữ Đất Nước được viết hoa, thể hiện sự trân trọng, yêu kính đối với đất nước.
+ Đại từ nhân xưng ta xác định sự hiện diện của nhân vật trữ tình, khiến lời thơ như lời
thủ thỉ, chiêm nghiệm, suy tư.
+ Trạng ngữ phiếm định khi ta lớn lên, chỉ thời điểm bắt đầu và lớn lên của đất nước,
trả lời cho câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ?.
+Câu trả lời không xác định bằng một mốc thời gian cụ thể nào nhưng lại khẳng định
chắc chắn một điều: Đất Nước đã có từ trước khi có sự hiện diện của ta, từ rất lâu, từ xa
xưa...
-Sau lời khẳng định sự tồn tại của Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lý giải
nguồn gốc của Đất Nước một cách mới lạ nhưng cũng đầy thuyết phục:
+Cụm từ “ngày xửa ngày xưa”:
++Thường được dùng mở đầu cho các câu chuyện cổ tích, gợi ý niệm: Đất Nước đã
có từ rất lâu, trước cả sự ra đời của truyện cổ tích nên Đất Nước mới xuất hiện trong “cái
ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.
++Đưa ta về với những câu chuyện cổ dân gian như Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con
Rồng cháu Tiên, Tấm Cám... Đó là những câu chuyện đã chăm bẵm, nuôi dưỡng tâm hồn
ta từ thuở còn nằm nôi, để ta biết yêu quê hương, yêu đất nước.
+Đất Nước còn được thể hiện ở nét sống giản dị nhưng đậm đà của người mẹ, người
bà Việt Nam. Đó là tục ăn trầu “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
++ Hình ảnh “miếng trầu” gợi cho ta nhớ “Sự tích trầu cau ”, một câu chuyện mang ý
nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc.
++ Hình ảnh “miếng trầu” còn gợi mối quan hệ tình nghĩa, truyền thống tốt đẹp của
người dân Việt Nam. Trong tục cúng lễ, miếng trầu quả cau là biểu tượng cho tấm lòng
thành của con cháu gửi đến những bậc tiền bối đã khuất. Nó còn là biểu tượng cho tình
yêu, hôn nhân và gia đình, là mối quan hệ vợ chồng thủy chung son sắt.
+Một trong những truyền thắng quý báu của dân tộc ta là truyền thống đánh giặc giữ
nước: “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Câu thơ gợi nhắc cho
ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, nhổ tre làng đánh giặc-một vẻ đẹp khỏe khoắn của
tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất. Hình ảnh cây tre hiện lên trên mỗi làng quê. Nó
như sự đồng hiện những phẩm chất trong cốt cách con người Việt Nam: thật thà chất phác,
đôn hậu thủy chung, yêu chuộng hòa bình nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất trong đấu
tranh.
-Từ truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục
khai thác thêm nhiều yếu tố mang vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của người dân nước Việt.
+ Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục “búi tóc sau đầu ”
(tóc cuộn thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu);
+ Đó là đạo lý ân tình ân nghĩa ngàn đời: “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối,
mặn”. Thành ngữ “gừng cay muối mặn ” được nhà thơ vận dụng một cách tài tình: gừng
càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau càng lâu thì
càng tình nghĩa. Tình cảm chân thành ấy là nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối
nguồn chảy qua muôn thế hệ.
+ Câu thơ: “Cái kèo cái cột thành tên ” gợi nhắc một nét văn hóa của người Việt. Đó
là truyền thống làm nhà “kèo-cột”, cột đẩy nhà lên cao, kèo giữ cột lại với nhau tạo nên sự
bền vững. Cũng từ gian nhà ấy, thói quen đặt tên con bằng những vật dụng quen thuộc
cũng ra đời. Vì vậy mà “cái kèo cái cột” cũng thành tên.
+ Dân tộc ta với nền văn minh “lúa nước” cùng truyền thống cần cù lao động, chịu
thương chịu khó “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Ở đây, nhà thơ sử
dụng thành ngữ “một nắng hai sương” gợi lên truyền thống lao động cần cù, chịu thương,
chịu khó của người dân ta. Để có được hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải
qua quá trình gieo, cấy, xay, giã, giần, sàng rất vất vả.
+ Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là vị mặn mồ hôi nhọc nhằn của người dân
“chân lấm tay bùn”. Câu thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng ta đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn
”, ăn hạt cơm dẻo thơm hôm nay phải biết nhớ đến công lao người làm ra nó.
-Câu thơ cuối, khẳng định sự ra đời của Đất Nước một cách đầy tự hào:Đất Nước có
từ ngày đó...
+ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định với một niềm tự hào “Đất Nước có từ
ngày đó... ”. “Ngày đó ” là ngày nào ta cũng không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta
có truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn hóa, mà có văn hóa tức là có Đất Nước.
+ Dấu ba chấm (...) nối dài những truyền thống văn hóa văn hiến, phong tục tập quán,
thể hiện sự bất tận, sự trường tồn vĩnh hằng từ xa xưa của Đất Nước.
- Khái quát: Đất Nước hiện lên dung dị, gần gũi, đời thường, gợi dậy trong tâm thức người
đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc với những nét rất đặc thù,
rất đáng tự hào.
*Về nghệ thuật:
-Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
Nhà thơ sáng tạo một cách nhuần nhuyễn thành ngữ dân gian, ca dao, tục ngữ, cổ tích,
truyền thuyết... cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ...
-Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
-Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện giữa chất chính luận và trữ tình.
c. Nhận xét lý giải về nguồn gốc của Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
-Trước đây, người ta thường quan niệm: đất nước là của vua, thuộc về các triều đại, của
các tầng lớp cai trị như trong “Nam Quốc Sơn Hà ”, Lý Thường Kiệt đã khẳng định: “Sông
núi nước Nam vua Nam ở”; trong “Bình Ngô Đại Cáo ”, Nguyễn Trãi cũng khẳng định:
Đất Nước thuộc về các triều đại.
- Nhưng trong quan niệm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước không phải là cái
gì đó to lớn, siêu nhiên mà Đất Nước được hình thành từ những phong tục tập quán, những
thói quen hàng ngày, những vẻ đẹp thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa của nhân
dân.
- Có thể nói, đọan thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi
quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ: nhà thơ
không tạo ra khỏang cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những
hình ảnh mĩ lệ , mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi
giản dị, tự nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất.
- Lí giải nguồn gốc của đất nươc, nhà thơ chọn gịong thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu
trúc thơ theo lối tăng cấp: Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước
có từ… giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất
nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách
nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận
tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước, quê hương của mình.
3.3.Kết bài: 0.25
- Tóm lại thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ;
- Bài học cuộc sống từ đoạn thơ: tình yêu đất nước, tự hào về văn hoá, phong tục, tập
quán…của dân tộc.
SÓNG

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: SÓNG


Đơn vị thực hiện: Trung tâm GDTX và BDNV tỉnh

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng
là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn
vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và
đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.
Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước,
cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước,
lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản.
Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.
Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào
cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng
giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa
chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải
sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.
(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12)
Đang tải...
Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”?(0.75điểm)
Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những
nóng giận nhất thời? (1.0 điểm)
Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác?
(0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm).
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của
nhà thơ Xuân Quỳnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM

Đọc
3.0
hiểu
Câu 1 Phương thức nghị luận/ nghị luận 0,5
Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta “mất khôn”, tức là không còn bình
tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng
Câu 2 0,75
lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực
của bản thân.
Câu 3 Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì 1,0
những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức
tối, thậm chí muốn trả thù… – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này
sẽ khiến tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình
yên trong tâm hồn mới là điều quí giá hơn cả.
Câu 4 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 0,75
Làm
7.0
văn
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát
Câu 1 2.0
cơn tức giận trong bản thân.
1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển
đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết
0.25
đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong bản
0.25
thân
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
* Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn
đề cần nghị luận.
* Các câu phát triển đoạn:
– Bàn luận
* Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện?
– Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý.
– Khi ai đó làm cho bạn bực mình
– Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như 1.0
quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ
của mình…
* Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức
giận? : Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ,
hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung
quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta;
kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức
giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình
tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa
– Mở rộng:
– Khâm phục những người có cách cư xử hòa nhã, bình tĩnh.
– Nếu để sự tức giận lên đến đỉnh điểm, con người rất dễ gây tội ác.
*Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp
4 .Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25
đề nghị luận.
0.25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng
Việt.

Câu 2 Cảm nhận 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
5.0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển
0.25
khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được nội dung của 2 khổ thơ trong
0.5
bài thơ Sóng.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
0.5
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các nội dung sau:
3.1. Cảm nhận đoạn thơ
a. Nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của
tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu.
Đoạn 1: Sự chiêm nghiệm về cái hữu hạn và vô hạn, giữa cái thiên biến và bất biến.
+ Cuộc đời – năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian
của vũ trụ); biển – mây là hoán dụ chỉ không gian. Cuộc đời con người dẫu có dài đến
một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cũng vô tận của vũ trụ cũng chỉ
là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi
bờ cõi trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có
thể bay trên khắp mặt biển, đại dương.
+ Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến
không gian vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quỹ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi
đến cái nhỏ bé.
2.0
Đoạn 2: Khát vọng tình yêu vĩnh hằng, vĩnh cửu.
+ Cấu trúc nghi vấn cầu khiến (Làm sao được tan ra) diễn tả nỗi trăn trở và khao khát
chân thành, tha thiết, mãnh liệt của em.
+ Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết
mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu.  Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha,
giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo
dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.
+ Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu
hạn của cả thời gian và không gian . Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô
biên năm tháng.
b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp,
hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây); ẩn dụ
(sóng, biển lớn tình yêu…), số từ (trăm, ngàn); giọng điệu thiết tha, chân thành…
3.2. Nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. 1.0
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân
Quỳnh trong tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt .
- Không
ĐỀ THAM che dấu, không ngại KỲ
KHẢO ngùng,
THIXuân
TỐTQuỳnh
NGHIỆPrất mạnh
TRUNGmẽ, HỌC
rất hiện đại trong
PHỔ THÔNG cáchNĂM
bày tỏ khát vọng tình yêu: được vượt
2021 lên sự hữu hạn của đời người, được hóa thân vào
con sóng bất tử, được hi sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn.
Bài thi: NGỮ VĂN
- Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
cháy bỏng, một tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất
“người”.
4.Chính tả, dùng từ, đặt câu:
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo 0.5
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Tên tác phẩm:Sóng– Xuân Quỳnh


Đơn vị thực hiện: Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi :
Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều
mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có
được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra
rằng: Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào
cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình
đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó
khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết
với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc
hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.
Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những
nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là
điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp tục cọ xát, mài
giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát
triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì
tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, cần những nguyên liệu nào để tạo nên chiếc bánh thành công ? (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn
sau: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những khoảng
thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút
nữa ngay cả khi đã rã rời.” (1.0 điểm)
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ
lực thì làm gì cũng sẽ thất bại.” hay không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể


Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau…”
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm
của người con gái khi yêu.

HƯỚNG DẪN CHẤM


CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3,0đ
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là: nghị 0.5đ
luận.
2. Theo tác giả, cần những nguyên liệu sau để tạo nên chiếc bánh thành 0.5đ
công:
-Đam mê
-Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì
Trả lời như đáp án, 1 ý = 0.25đ (ý thứ hai ghi được 2 “nguyên liệu” =
0.25đ)
3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn đó là điệp cấu trúc:
Cam kết để... 1.0đ
- Tác dụng:
+Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn.
+Nhấn mạnh quyết tâm tối đa và sự nỗ lực hết khả năng của mình để vượt
qua mọi khó khăn.
Chấp nhận đáp án khác: những câu văn trên sử dụng phép điệp từ
“cam kết”. Phần nêu tác dụng, chấp nhận học sinh diễn đạt tương
đương về nghĩa, mỗi ý = 0.25đ.
4. Học sinh trả lời rõ đồng tình, hoặc không đồng tình = 0.25 đ. 1.0đ
Học sinh giải thích hợp lí, đúng quy ước xã hội = 0.75đ. Học sinh có trình
bày theo ý hoặc viết thành đoạn văn ngắn, phải đảm bảo chuẩn mực đạo
đức trong xã hội.
II. PHẦN LÀM VĂN: 7,0đ
1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 2.0đ
chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc
sống.
a. Đảm bảo thế thức của một đoạn văn nghị luận xã hội. 0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:trình bày suy nghĩ của anh/chị về 0.25đ
ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác 1.0đ
lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; có thể viết đoạn theo
định hướng sau:
-Giải thích: “đam mê” là lòng yêu thích, say mê với một việc gì đó.
- Phân tích ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống:
+ Có đam mê giúp con người có động lực để theo đuổi một công việc,
một lí tưởng nào đó.
+ Khi gặp khó khăn, sự đam mê sẽ giúp ta có ý chí để tìm cách vượt
qua, tránh được sự gục ngã hay từ bỏ.
+ Lòng đam mê giúp ta bản lĩnh hơn, tập trung hơn với công việc, nhờ
vậy ta dễ thành công hơn.
(Học sinh nêu và phân tích được dẫn chứng phù hợp)
+ Lật ngược vấn đề: Cần phê phán những người sống không có đam mê,
sống chán nản dễ bỏ cuộc. Đam mê khác với viển vông, nghĩ đến những
điều quá xa vời với khả năng của bản thân, theo đuổi đam mê cũng khác
với những kẻ dùng mọi thủ đoạn để thực hiện đam mê.
- Bài học nhận thức: mỗi người cần có một đam mê. Chúng ta cũng
cần kiên trì hành động để theo đuổi đam mê của bản thân.
d. Sáng tạo: thể hiện được suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.25đ
cách diễn đạt mới mẻ.
e. Đảm bảo viết đúng: chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25đ
2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận 5.0đ
xét về tình cảm của người con gái khi yêu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25đ
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận của anh/chị về hình 0.5đ
tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con
gái khi yêu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được kĩ
năng phân tích, cảm nhậnmột tác phẩm văn xuôivà vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
- Tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng”:
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống 0,5 đ
Mỹ. Ngay từ những tác phẩm đầu tay nữ sĩ đã thể hiện một hồn thơ phong
phú, hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều
lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
“Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc
chiến hào”.
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Sóng với những cung bậc cảm xúc trong
tình yêu và khát vọng muốn hiểu về tình yêu của mình.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu:
+ Những tính từ mang nghĩa trái ngược: “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ”. 1.75đ
Đó là những đặc tính đối nghịch đến bất ngờ của sóng, cũng là những cung
bậc cảm xúc khi yêu của người con gái.
+Điệp từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng
thái đối lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc.
+ Quan điểm hiện đại khi yêu của nhân vật trữ tình: mạnh mẽ dữ dội để đi
tìm lời giải đáp cho tình yêu: Sóng tìm ra tận bể. Đó là một sự mạnh mẽ và
hiện đại: dứt khoát ra đi tìm đến biển, đến những chân trời mới bao la, tự
do để thể hiện tình cảm của mình.
- Tình yêu của sóng, cũng là tình yêu của em, luôn luôn là khát vọng muôn
đời:
+ Từ trái nghĩa: ngày xưa, ngày sau cho thấy người con gái dù ở thời đại
nào cũng vẫn khao khát được yêu.
+ “Bồi hồi” là từ ngữ miêu tả trực tiếp cảm xúc của người con gái khi yêu.
- Nhân vật trữ tình nghĩ về tình yêu của mình:
+ Điệp ngữ: Em nghĩ về… là những suy tư, trăn trở của người con gái. Đó
là những rạo rực, mãnh liệt, một lòng nghĩ về tình yêu của mình.
+ Nhân vật trữ tình băn khoăn về nơi tình yêu bắt đầu.
- Những câu hỏi giàu chất suy tưởng: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt
đầu từ đâu?”, ... đó là nhịp lòng, là những cảm xúc dâng trào của nhân vật.
- “Em cũng không biết nữa, Khi nào ta yêu nhau” Người phụ nữ, nhân vật
em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực 0.25đ
đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi
nhận thức mãnh liệt.
* Đánh giá nghệ thuật của tác phẩm:
Sử dụng thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, ngôn ngữ thơ giản dị,
tự nhiên, giàu xúc cảm đã thể hiện một trái tim yêu nồng nàn, say đắm.
* Nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu: 1.0đ
- Người con gái khi yêu luôn xuất hiện cùng lúc nhiều trạng thái cảm xúc,
đôi khi có thể mâu thuẫn nhau.
- Khi yêu, họ sẽ luôn muốn hiểu được người yêu, hiểu mình và hiểu tình
yêu của mình dù biết rằng tất cả những băn khoăn đều không dễ dàng giải
đáp.
-Tình yêu của họ luôn nồng nàn, say đắm.
d. Sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.5 đ
nghị luận
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25đ

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: SÓNG (Xuân Quỳnh)


Đơn vị thực hiện: TRƯỜNG THPT DĨ AN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự may mắn. Ta
không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà
ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành
quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản
thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ
của cuộc sống.
(…) Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một
món quà (…) Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng tặng không ai
cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng trông chờ hay thậm chí
đổ lỗi cho nó… Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi đầu.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang 166 -167)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2.Theo tác giả, chúng ta có thể tạo ra thành quả bằng cách nào?
Câu 3 . Vì sao tác giả cho rằng: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho
vận may?
Câu 4. Lời khuyên: “ Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí
và nỗ lực của bản thân” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét
về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.
.........HẾT………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận 0.5
2 Chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả 0.5

3 Tác giả cho rằng: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho 1.0
vận may vì:
- “Vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên, bất
ngờ.
- Tìm kiếm, trông chờ vận may sẽ dẫn đến thụ động, dựa dẫm, kìm hãm
sự nỗ lực của bản thân, thành công đạt được có thể không bền vững.
- Không nên đổ lỗi cho vận may vì như thế chứng tỏ bản thân chưa có đầy
đủ nhận thức về cuộc sống.
- Vì thế, mỗi người hãy luôn sống chủ động, tích cực, nỗ lực hết mình để
có được sự thành công.

4 - Khẳng định đây là lời khuyên đúng đắn và rất có ý nghĩa với bản thân 1.0
- Vì mỗi thành quả đạt được, ngoài yếu tố may mắn bao giờ cũng là kết
quả của một quá trình cố gắng, quyết tâm.
- Trong cuộc sống cần biết nắm bắt vận may, đồng thời cố gắng, nỗ lực
hết mình để gặt hái thành công.
-…..
II Câu Làm văn 7.0
1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: để thuyết phục mình và mọi 2.0
người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục mình và mọi người
nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. (0.25)
c.Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.0
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về cách để thuyết
phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Có
thể triển khai theo hướng sau:
1. Mở đoạn: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận
may chỉ là khởi đầu.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:“vận may” là điều tích cực đến với con người một cách
ngẫu nhiên. “Mọi vận may chỉ là khởi đầu” khẳng định những điều may
mắn không thể là yếu tố quyết định, cũng không thể là cơ sở đánh giá sự
thành công hay thất bại của một ai đó mà chỉ là sự bắt đầu.
b. Bàn luận
- Mỗi cá nhân cần nhận thức được “vận may” đến ngẫu nhiên, không thể
trông chờ tuyệt đối vào nó. Mà chỉ xem đó là sự khởi đầu thuận lợi (nếu
có)
- Luôn tự tin, nỗ lực từng ngày, đặt ra những mục tiêu, ước mơ thật cụ
thể, hợp lí
- Luôn trau dồi kiến thức, đọc sách, học hỏi không ngừng
- …..
Dẫn chứng:
c. Mở rộng: Phê phán một số cá nhân lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào vận
may mà sống không có mục đích, lí tưởng,…
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân…
d. Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25
câu.
2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ, sự thủy chung 5.0
trong tình yêu thể hiện qua đoạn trích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh);
nhận xét về quan niệm tình yêu của XQ.
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn thơ 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (2 vấn đề) 0.25
- Đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu

Hướng về anh một phương”.
- Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm 4.0
nhận sâu sắc vấn đề nghị luận và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: 0.5
- Tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời
kì chống Mỹ. Hồn thơ XQ hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ
hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh
phúc bình dị đời thường.
- “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc
chiến hào(1968).
- Khái quát nội dung 2 đoạn thơ: Nỗi nhớ nhung da diết cùng lòng thủy
chung sắt son.
2. Cảm nhận về 2 đoạn thơ:
a.Đoạn thơ “Con sóng…còn thức”: Hình tượng sóng gắn liền với nỗi
nhớ trong tình yêu
- Hình ảnh đối lập“dưới lòng sâu - trên mặt nước”: con sóng vẫn nhớ về 2.0
bờ, thao thức trên đại dương xa thẳm
- Thủ pháp nhân hóa “Ôi con sóng nhớ bờ/ ngày đêm không ngủ được”:
nỗi nhớ đến cồn cào, day dứt.
-Lòng em cũng luôn hướng về anh, về tình yêu của cuộc đời em: nỗi
nhớ đã vượt qua khuôn khổ của ý thức, tồn tại cả trong vô thức, vì đã in
sâu vào cõi vô thức: “Cả trong mơ còn thức”.
=>Bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn nhưng đầy chân thành,
nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ đi sâu vào tiềm thức.
b. Đoạn thơ “Dẫu xuôi…một phương”: Hình tượng sóng gắn liền với
lòng chung thủy sắt son:
-Hình ảnh đối: xuôi về phương bắc><ngược về phương nam kết hợp với
điệp cấu trúc “Dẫu …” ->Khoảng không gian đặt ra trong khổ thơ nói lên
độ dài cách trở, gian lao của thực tế đối với con người thế nhưng càng xa
cách bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự chung thủy bấy nhiêu.
- “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt
khoát. Một lời thề thủy chung sắt son.
c.Nghệ thuật: Đoạn thơ với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, hình
ảnh giàu sức biểu cảm; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa,
so sánh, ẩn dụ, điệp, đối;ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên,…đã thể hiện nỗi
nhớ nhung da diết của một tình yêu nồng nàn và thủy chung son sắt.
3. Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:
- XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu
hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo
qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát
vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân
Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa
dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày 0.5
tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng
mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm
tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa
nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao
được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”. 1.0
- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng
sóng.
- Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm
điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng.
=>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo
dấu ấn trong phong cách thơ XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng
tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn.
4. Kết luận:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nét đẹp trong những khát
khao, xúc cảm của người con gái trong tình yêu.
- Mở rộng liên hệ thực tế (hướng đến tình yêu chân chính, thủy chung;
biết sống hết mình với tình yêu đích thực, cao đẹp…).
d.Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

…………HẾT………..

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình
kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur
cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 phút để giải ô chữ của tờ
NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu
hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều
đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía
trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa
thành công và thất bại ?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford.
Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào
một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay
lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi.
Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng
ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự
trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi
phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ
đơn thuần là việc chăm chỉhay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn
những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt”
trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo
mình đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.(…) Có thể nói, cuộc
đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì
đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr. 03)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã
trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về bài học của sự thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
«… Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được ”
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức… »
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh,Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Qua đoạn thơ, hãy liên hệ với tình yêu của tuổi
trẻ hiện nay.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không có điểm.
2 Theo tác giả điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: Khả 0.5
năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được những cám dỗ
trên đường đời.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án (hoặc diễn đạt tương đương với đáp án):
0,5 điểm.
- Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn: Điểm khác biệt mấu chốt giữa
thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu
bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn
tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo
ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công vẫn cho: 0,5
điểm.
- Nếu học sinh nêu được một trong hai ý thì vẫn cho : 0,25 điểm.
3 Ý kiến những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và 1.0
thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo có ý nghĩa như
sau:
- Kiên trì chờ đợi: Là sự bình tĩnh, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh.
- Phần thưởng: kết quả tốt đẹp đạt được
- Viên kẹo ngọt: tượng trưng cho những món lợi trước mắt có sức cám dỗ
rất lớn trong cuộc đời mỗi người
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 3 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
(Học sinh diễn đạt tương đương với các ý trên thì vẫn cho điểm theo
khung cho điểm như trên)
4 Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể 1,0
theo gợi ý sau:
- Cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải tỉnh táo,
kiềm chế để vươn tới thành công.
- Con người cần có thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn
tới thành công
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,75 điểm.
II Làm văn 7,0
1. Viết đoạn văn về bài học thành công trong cuộc sống. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Bài học thành công trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công
trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn. Nói đén
thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc
làm….Mỗi người có quan niệm khác nhau về khái niệm thành công.
Trong cuộc sống hiện đại để thành công đôi khi mang theo sự hủy diệt ích
kỉ, nóng vội, luôn cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất đi giá trị của
cuộc sống. Để thành công mỗi người cần phải nỗ lực vượt qua khó khăn,
thử thách, kiên trì, nhẫn nại…
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân để bàn luận về tư tưởng đời sống có cách nhìn riêng, mới mẻ về
vấn đề nghị luận, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn
có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
2. Cảm nhận đoạn thơ trích trong bài thơ “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Cảm nhận đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Sóng
của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh (0,25 điểm), bài thơ Sóng, 0,5
đoạn thơ (0,25 điểm).
* Cảm nhận về đoạn thơ: 2,0
- Đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi nhớ da diết mãnh liệt của người phụ nữ
khi yêu. Đây cũng chính là nhận thức về một biểu hiện rõ nhất trong tình
yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
- Nỗi nhớ bờ của sóng cũng chính là hiện thân cho người phụ nữ khi yêu:
vô cùng mãnh liệt, rất nhiều nhớ nhung tựa như những con sóng liên tiếp
đang xô vào bờ.
- Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung
một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”. Hình ảnh ẩn dụ sóng và biện pháp tu từ đối
lập trong đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt của người phụ nữ khi yêu.
Đó là nỗi nhớ bao trùm thời gian, không gian, chiếm lĩnh cả tiềm thức “cả
trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật: Hình tượng sóng song hành cùng hình tượng em, thể thơ
ngũ ngôn ngắt nhịp linh hoạt, ngôn ngữ trong sáng giản dị; hình thức khổ
thơ dài hơn các khổ thơ khác trong bài đủ sức ôm chứa nỗi nhớ (biểu hiện
rõ nhất trong tình yêu)
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm -2,0 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
0,75 điểm – 1,25 điểm
- Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện : 0,25 điểm – 0,5 điểm
* Đánh giá 0,5
Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ, khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của nhân vật
trữ tình; thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
* Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay: 0,5
- Tuổi trẻ vẫn phát huy được vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ:
+ Sự thủy chung trong tình yêu
+ Niềm khát khao tin tưởng vào tình yêu đích thực
+ Chủ động vươn tới tình yêu tốt đẹp
- Tuy nhiên có một số bạn trẻ quan niệm sai lầm trong tình yêu: Họ thực
dụng trong tình yêu…cần phê phán.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật
nét đặc sắc về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh; biết liên hệ vấn đề nghị
luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021


TỪ ĐỀ MINH HỌA 2021 Môn thi thành phần: Ngữ Văn
CHUẨN CẤU TRÚC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
GV biên soạn Cô Châm

I. Đọc hiểu (3 điểm)


Đọc đoạn trích:
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và
truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số
nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác
thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào
thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa
làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn
“nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước,
làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh?
Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để
giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu
không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.
(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (TH). Cho biết ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể
cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa”.
Câu 3 (TH). Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người, nhân cách - Việt?
Câu 4 (VD). Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy
nghĩ của mình về ý kiến: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân”?
Câu 2. (5,0 điểm)
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận
động của hình tượng sóng và em.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm


I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
2 Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt 0,5
huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh
liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có
thể lan truyền từ người này sang người khác.

3 “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” 1,0
tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn
lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi
ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để
vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có
ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn
sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân
cách con người.

4 HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và 1,0
trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó.
Ví dụ: Không có lửa cuộc sống con người chi còn là sự tồn tại.

II Làm văn
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2,0
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc
mơ trong đời sống hiện thực của con người.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý 0,25
nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0


Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Có thể triển khai
theo hướng sau:
– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh,
trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu
tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.
– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin;
là tình yêu thương của con người với con người…
– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám
theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình
trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn,
nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm
nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến
le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy
mới có thể thắp lên “mùa xuân”.

d. Sáng tạo 0,25


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25
câu.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm 5,0
hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ) 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên, nhận xét về sự vận động của
hình tượng sóng và em.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài
– Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
– Nêu vấn đề cần nghị luận 0,25
3.2.Thân bài
a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong bài thơ Sóng
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ. 0,25
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
b.1.Về nội dung
- Khổ 1- 2, nhân vật trữ tình soi mình vào sóng để nhận thức về tình
yêu.
- Những dạng thức tồn tại của sóng cũng là những trạng thái tâm hồn
đầy mâu thuẫn, phức tạp trong tình yêu của em: dữ dội - dịu êm; ồn
ào - lặng lẽ…
- Con sóng luôn muốn tìm đến đại dương bao la để thỏa sức vẫy 2,0
vùng vì không chịu được sự nhỏ bé, hạn hẹp của những dòng sông.
Em cũng thế, cũng luôn muốn tìm thấy một tình yêu bao dung, rộng
lớn để có thể “hiểu nổi mình”.
- Sóng luôn tồn tại như một quy luật bất biến trên cõi đời, khi nào
trái đất còn quay thì đại dương vẫn còn bao la, xanh thẳm, dù xưa
hay nay “vẫn thế”. Tình yêu cũng trở thành quy luật bất biến trong
đời sống nhân loại, nhất là tình yêu luôn gắn với tuổi trẻ hồn nhiên,
sôi nổi, nhiệt thành như tình yêu của em.
- Khổ 8- 9: tình yêu tan vào sóngđể dâng hiến và bất tử.
- Khi đứng trước đại dương, em - cái tôi trữ tình của người con gái
đang yêu - nhận ra rằng biển cả dù lớn thì cũng đều có giới hạn: bến
bờ. Từ đó, trong lòng em gợn lên những suy tư, trăn trở, lo âu khi
nhận ra sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người (Khổ 8, “cuộc đời tuy
dài thế…).
- Biển cả dẫu có giới hạn như cuộc đời mỗi người nhưng những con
sóng không bao giờ ngơi nghỉ cũng như tình yêu đã trở nên bất diệt,
song hành mãimãi cùng nhân loại. Từ những chiêm nghiệm ấy, em
đã ao ước, khát khao hướng đến một tình yêu trường tồn, vĩnh hằng;
cái tôi yêu đương đã sẵn sàng dâng hiến để trở nên bất tử. (Khổ 9,
“Làm sao được tan ra…”).
b.2. Về nghệ thuật:: Thể thơ năm chữ nhịp ngắn, giàu nhạc điệu;
hình ảnh ẩn dụ đồng hiện giữa “sóng” và “em”; từ ngữ, hình ảnh
khơi gợi nhiều cảm xúc.
c. Nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em
* Sự vận động của hình tượng sóng. 0,5
- Ở hai khổ đầu, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết nghệ thuật được
nhân vật trữ tình chiêm ngưỡng với những suy ngẫm sâu xa để từ đó
phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng đến kì lạ: đầy phức
tạp, bí ân nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn. 1,0
- Đến hai khổ cuối, sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợi
cảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành,
đồng hiện cùng với hình tượng “em”. Khát vọng của em đã tan ra
thành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi
một tình yêu trường tồn để âm giai của cả em và sóng cùng hòa nhịp
đến vĩnh hằng “ngàn năm còn vỗ”.
* Sự vận động của hình tượng “em”.
- Em ở hai khổ thơ đầu là một cái tôi đang nung nấu một tình yêu
cháy bỏng, đầy cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy dễ dàng rung động
trước hình ảnh giầu tính biểu cảm với tình yêu như sóng và cái tôi ấy
cũng ẩn chứa bao giai điệu đẹp của khát vọng, của những nỗi bồi hồi
trong trái tim của một cô gái trẻ.
- Đến hai khổ cuối, qua một hành trình đồng hành cùng sóng với
những bí ẩn không lời đáp, với nỗi nhớ, với khát khao vượt qua tất
cả để hướng về nhau, cái tôi tình yêu trong em dường như đã có sự
trưởng thành. Không còn là một cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữa
mà suy tư của em đã tập trung cho những lo âu, trăn trở về một cuộc
đời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệt
vọng. Đó vẫn là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không
phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào sự
bất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.
- Em và sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện,
đồng điệu trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượng
cũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhà
thơ vốn dĩ đã đầy khao khát yêu thương.
3.3.Kết bài
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài
thơ;
- Nêu cảm nghĩ về hình tượng sóng và em.
4. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG ĐỀ RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI LẦN 1


TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng
ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế
hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa
miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn.
Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng
ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ
lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết
trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm?
Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở
nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất
nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn,
thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu
tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn.
( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên,
NXB Thế giới, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt
tay vào làm?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Có kế hoạch mà không có hành động,
chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại
bản thân không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của việc nỗ lực không ngừng trong cuộc sống.
Câu 2( 5 điểm)
…Con sóng dưới lòng sâu Ở ngoài kia đại dương
Con sóng trên mặt nước Trăm nghìn con sóng đó
Ôi con sóng nhớ bờ Con nào chẳng tới bờ
Ngày đêm không ngủ được Dù muôn vời cách trở
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Dẫu xuôi về phương bắc Như biển kia dẫu rộng
Dẫu ngược về phương nam Mây vẫn bay về xa
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
( Trích Sóng- Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, NXBGD-2000)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong
tình yêu thể hiện trong đoạn thơ.
--------------------------------------Hết-----------------------------------

III. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm


ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
2 Theo tác giả, những suy nghĩ khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực là: muốn 0,5
I để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực
hơn một chút là được; liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch
này không phù hợp với bản thân; thường xuyên nói những câu cửa miệng
như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn.

3 Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm: 1.0
+ “Nỗ lực” là sự cố gắng hết sức để nâng cao năng lực, vị thế của bản
thân.
+ Câu nói khẳng định: Sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người không phải là
lời nói suông mà gắn với việc làm và hành động cụ thể.
4 Trả lời đồng tình hay không đồng tình 1.0
Lí giải thuyết phục
LÀM VĂN 7.0

1 Viết đoạn văn 200 chữ nêu suy nghĩ về về vai trò của việc nỗ lực
II không ngừng trong cuộc sống
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - 0.25
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: việc nỗ lực không ngừng trong
cuộc sống 0.25

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0


Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của việc nỗ lực
không ngừng trong cuộc sống Có thể theo hướng sau:
- Giải thích khái niệm: Nỗ lực không ngừng là sự cố gắng không mệt mỏi
để nâng cao năng lực, giá trị của bản thân, hướng đến hoàn thiện những
mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống
- Bình luận về vai trò của việc nỗ lực không ngừng trong cuộc sống
+ Cuộc sống của con người là một chuỗi những khó khăn, thử thách,
những kế hoạch, những mục tiêu để phấn đấu, vì vậy đòi hỏi rất cao sự nỗ
lực không ngừng
+ Khi nỗ lực không ngừng, ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, sống
mạnh mẽ, kiên cường, vững chí bền gan để theo đuổi mục đích, ước mơ
của mình trong cuộc sống.
+ Khi nỗ lực không ngừng, ta sẽ biến mục tiêu thành hành động cụ thể,
tạo bước đệm vững chắc để hướng đến thành công.
+Ngược lại, nếu không nỗ lực, ta sẽ mỏi gan, nhụt chí, sống thụ động, ỷ
lại, dựa dẫm, nhỏ bé, èo uột một cách tội nghiệp, đáng thương.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Phê phán những kẻ lười biếng, ngại khó, ngại khổ.
+ Luôn tôi luyện ý chí, nỗ lực và cố gắng không ngừng, rèn luyện bản
lĩnh để đương đầu với khăn khăn thử thách. Nói đi đôi với làm, nỗ lực đi
đôi với từng hành động, việc làm cụ thể.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Sóng. Từ đó nhận 6.0
xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện trong
đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Cảm nhận đoạn thơ. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
trong tình yêu thể hiện trong đoạn thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo
những nội dung sau:
*Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ, nêu vấn đề 0.5
nghị luận.
* Cảm nhận về đoạn thơ: 3.0
- Về nội dung: Đoan thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc trong trái tim
người phụ nữ khi yêu
+ Nỗi nhớ: khổ 5
+ Niềm tin vào tình yêu chung thủy: khổ 6,7
+ Những lo âu về sự hữu hạn của đời người, sự mong manh, khó bền
chặt của hạnh phúc: khổ 8
+ Khát vọng bất tử hóa tình yêu: khổ 9
- Về nghệ thuật:
+ Kết cấu linh hoạt: Sự song hành giữa Sóng và em
+ Thể thơ năm chữ truyền thống với cách ngắt nhịp đa dạng,biến hóa
thích hợp với việc biểu hiện nhịp sóng biển->nhịp sóng lòng nhiều cung
bậc,sắc thái.
+ Phối hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: phép điệp từ ,điệp cấu trúc, phép
nhân hóa, ẩn dụ, đối lập
+ Ngôn từ giản dị, hình tượng phong phú.
* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện trong
đoạn thơ: Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh thể hiện sâu sắc vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: nhạy cảm, tinh tế, thương
nhớ nồng nàn, thủy chung son sắt; nhiều âu lo song cũng đầy khát vọng,
biết vượt lên trên mọi giới hạn của đời người để vĩnh viễn hóa tình yêu.
Đó là vẻ đẹp của một trái tim yêu vừa truyền thống, vừa hiện đại.
0.5

d. Sáng tạo 0.25


Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc
nghệ thuật đoạn thơ.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng
Việt.
Tổng điểm 10.0
Lưu ý khi chấm bài:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm
ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu
cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
--------------------- Hết -------------------------

ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với
thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại -
nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này
càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền
được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được
khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin
rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn
vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua
cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của
bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh, 2012, trang 02)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi
qua cơn mưa…
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm
hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
quan điểm của anh/chị về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.
Câu 2(5,0 điểm)
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể


Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về
tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.

………………Hết……………....

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5
2 Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều tốt đẹp sẽ 0,5
giúp con người đứng lên sau thất bại
3 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Cầu vồng (thành công), cơn mưa (khó 1,0
khăn, thất bại)
- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm. Nó
cũng giúp chúng ta liên tưởng một điều: Muốn có được thành
công, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ.
4 - HS thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/không đồng tình/ 1,0
đồng tình một phần.
- HS lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lý
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của 2,0
anh/chị về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong
cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Trình bày quan điểm về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại
trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõcách ứng
xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống. Có thể theo
hướng sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân thất bại
- Phải đối diện với thất bại và thừa nhận nó.
- Có thái độ phù hợp: tích cực, không bi quan
- Từ thất bại rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi thêm để hoàn
thiện bản thân
- Đừng ngồi yên quá lâu, đứng dậy tiếp tục lập kế hoạch và hành
động
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo 0,5


Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng. Từ đó nhận xét quan niệm 5,0
mới mẻ và hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ .
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóngvà vấn 0,5
đề cần nghị luận.
* Cảm nhận đoạn thơ: 2,5
- Bài thơ dựa trên sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng
sóng và em. Sóng chính là ẩn dụ của em- người phụ nữ đang yêu.
Sóng giống như em và sóng cũng chính là em. Với mỗi khám phá
về sóng, em lại thấy có mình ở trong đó.
- Trong đoạn thơ, sóng được vẽ bằng âm điệu, hiện lên với những
diện mạo và trạng thái khác nhau. Qua đó làm hiện lên hình ảnh
người phụ nữ đang yêu đứng trước biển, đối diện với cái vô biên,
cái vĩnh hằng để suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá
tâm hồn mình.
- Khổ 1: Sóng được thể hiện qua những trạng thái trái ngược: dữ
dội- dịu êm, ồn ào- lặng lẽ. Đây là những biểu hiện thường thấy
của những con sóng ngoài biển khơi. Cũng như sóng, người phụ
nữ đang yêu tự nhận thức về biến động trong lòng mình, chân
thành bộc bạch những trạng thái tâm lí, tình cảm vừa phong phú
vừa phức tạp của một tâm hồn khao khát yêu đương: lúc giận dữ,
hờn ghen; khi dịu dàng, sâu lắng.
-> Sóng - em khát khao tìm hiểu, khám phá chính mình, khám phá
tình yêu, tìm kiếm một tình yêu lớn lao, một tâm hồn đồng điệu để
được cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.
- Khổ 2: Hiểu được quy luật: Từ xưa đến nay và mãi mãi về sau,
những con sóng ngoài biển khơi đã, đang và sẽ luôn luôn chuyển
động. Sóng mãi bồi hồi, dào dạt, sôi nổi trong lòng biển cũng như
tình yêu mãi mãi là niềm khát khao cháy bỏng, bồi hồi trong trái
tim con người, nhất là tuổi trẻ.
- Khổ 3, 4: Em truy tìm nguồn gốc của sóng, mượn sóng để cắt
nghĩa nguồn gốc của tình yêu nhưng tình yêu mãi mãi vẫn là điều
bí ẩn mà em không bao giờ lí giải được.
-Nghệ thuật :
Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu tiết tấu dồn dập tạo âm hưởng dạt dào
của sóng; xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em; ngôn ngữ
sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm; sử dụng thành công
các biện pháp tu từ : điệp, nhân hoá, đối lập, ẩn dụ... Liên hệ mở
rộng với các bài thơ, nhà thơ khác cùng viết về tình yêu.
* Nhận xét về quan niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu của
nữ sĩ qua đoạn thơ.
- Bộc lộ cái tôi tràn đầy khát vọng đắm say, một cái tôi luôn chủ
động kiếm tìm trong tình yêu để vươn lên cái bao la của sự tự
do…
- Vượt thoát khỏi những ràng buộc khắc nghiệt mà lễ giáo phong
kiến bấy lâu nay kìm hãm tình yêu tự do trong sáng của con người.
- Đi tìm cội nguồn của con sóng tình yêu, thể hiện quan niệm
muốn khám phá đến tận cùng, khao khát tìm hiểu đến bến bờ vô
tận của tình yêu.
* Đánh giá: 0,5
- Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả được sự nồng
nàn, mãnh liệt, cháy bỏng mà đằm thắm, dịu dàng và cũng không
ít âu lo, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu. (Đây là tình cảm
mang tính truyền thống nhưng được diễn tả, giãi bày bằng hình
thức mới mẻ, hiện đại)
- Bài thơ là một cách nói đậm chất Xuân Quỳnh về tình yêu của
người phụ nữ, trong đó, sóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo
và hấp dẫn.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Tổng điểm 10,0

---------------------------------HẾT-------------------------------------

ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Nếu bạn không thể là cây thông trên đỉnh đồi
Hãy là một bụi rậm trong thung lũng, nhưng
Hãy là một bụi rậm nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi nhất bên cạnh quả đồi
Hãy là một bụi cây nhỏ nếu bạn không thể là cái cây lớn
Nếu bạn không thể là một bụi cây hãy là một bụi cỏ
Làm cho con đường hạnh phúc hơn
Nếu bạn không thể là một con cá muskie hãy chỉ là một con cá vược
Tất cả chúng ta không thể là thuyền trưởng
Nhưng có thể làm thủy thủ
Có một thứ dành cho tất cả chúng ta
Có việc lớn và cũng có việc nhỏ
Và việc nên làm chính là việc gần ta
Nếu bạn không thể là quốc lộ, hãy là một con đường mòn nhỏ
Nếu bạn không thể là mặt trời hãy là một vì sao
Điều quan trọng không ở chỗ quy mô bạn thành hay bại
Dù bạn là gì, hãy là cái tốt nhất
(Douglas Mallock - “Dù bạn là gì đi nữa, hãy là cái tốt nhất”, sách Dám
thất bại của Billi P.S. Dim, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005, tr.136 - 137).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, tác giả cho rằng bạn hãy là những điều gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc: Nếu không thể là...hãy là… được sử dụng trong văn
bản.
Câu 4.Lờikhuyên "Và việc nên làm chính là việc gần ta" có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốt nhất.
Câu 2(5,0 điểm)
Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc


Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nét riêng trong cách thể hiện tình
yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.

………………Hết……………....

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận 0,5
2 Trong văn bản, tác giả khuyên chúng ta hãy là những bụi rậm nhỏ 0,75
nhắn nhưng rắn rỏi nhất trên quả đồi, hãy làm bụi cây nhỏ làm cho
con đường hạnh phúc hơn, hãy làm một con cá vược nổi bật nhất
trong hồ, làm thủy thủ, làm một con đường nhỏ và làm một vì sao
3 Phép điệp cấu trúc có tác dụng: 0,75
+ Liệt kê những hình ảnh, giúp truyền tải thông điệp một cách
chân thực, sinh động qua những hình ảnh: làm bụi cây nhỏ, làm
con cá vược nổi bật nhất,....
+ Làm cho văn bản truyền cảm, làm cho người đọc dễ tiếp nhận
được thông điệp.
4 Thông điệp "hãy làm việc gần ta" có nghĩa là làm những công việc 1,0
thực sự cần thiết, quan trọng của bản thân, có ý nghĩa đối với cuộc
sống, với hạnh phúc của bản thân mình.
Thông điệp này như là một lời khuyên nhủ giúp cho em có thể biết
tận dụng, ưu tiên những mục tiêu trong cuộc sống và thực sự
chuyên tâm đến những việc thực sự quan trọng đối với bản thân.
II LÀM VĂN 7,0
1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về 2,0
sự cần thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốt nhất.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Sự cần thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốtnhất.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần
thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốt nhất. Có thể
theo hướng sau:
- Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên
làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng một thái độ nghiêm túc và
tận lực. Khi chúng ta cố gắng thể hiện sự chăm chỉ, tỉ mỉtới mức
tối đa dù là việc nhỏ thì ta sẽ tỏa sáng,sẽ không khó để đạt thành
công.
- Khi bạn bắt đầu nghĩ lớn, thì hãy làm từ những việc nhỏ. Nếu
bạn không thấy ngay kết quả trong ngày một ngày hai thì cũng
đừng từ bỏ sự nhẫn nại của mình. Những thay đổi nhỏ nhặt sẽ đem
đến cho chúng ta những thành công lớn một cách bất ngờ mà
chính ta cũng không lường trước được.
- Phê phán những người chỉ mơ mộng đạt được những thành tựu
lớn lao mà không chịu bắt đầu nghiêm túc từ những việc nhỏ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng. Từ đó nhận xét về nét 5,0
riêng trong cách thể hiện tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ .
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóngvà vấn 0,5
đề cần nghị luận.
*Cảm nhận đoạn thơ : 2,5
- Nhân vật trữ tình thể hiện chiều sâu nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt.
Nỗi nhớ đi cả vào tâm thức, len lỏi vào tiềm thức khiến nhân vật
trữ tình trăn trở: Con sóng dưới lòng sâu…Lòng em nhớ đến anh
cả trong mơ còn thức.
- Người phụ nữ khẳng định tình yêu thuỷ chung, son sắt dù có đi
về nơi nào cũng chỉ hướng về một phương – đó là phương anh :
Dẫu xuôi về phương Bắc…
- Nhân vật trữ tình tiếp tục chiêm nghiệm về những con sóng
ngoài khơi xa luôn tìm về bờ dù xa xôi cách trở cũng như em luôn
hướng về anh, anh là bến bờ bình yên của đời em .Từ những chiêm
nghiệm về quy luật của sóng. Con nào...cách trở nhân vật trữ tình
thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, lòng thủy chung có thể
chiến thắng mọi khoảng cách, trở ngại để cập bến bình yên
- Nghệ thuật :
Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu tiết tấu dồn dập tạo âm hưởng dạt dào
của sóng; xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em; ngôn ngữ
sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm; sử dụng thành công
các biện pháp tu từ : điệp, nhân hoá, đối lập, ẩn dụ...
* Nét riêng trong cách thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh:
- Xây dựng hai hình tượng sóng đôi: sóng và em, tình yêu bởi thế
có lúc được thể hiện trực tiếp, có lúc thể hiện qua cách nói ẩn dụ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình – nguời phụ nữ vừa mang
chiều sâu của tình cảm vừa có sự nặng trĩu của lí trí; vừa có sự lo
âu, vừa có sự tin tưởng về tình yêu. Tất cả được thể hiện qua cách
nói mộc mạc, dung dị, gần gũi.
* Đánh giá: 0,5
- Đoạn thơ thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình – người phụ nữ
đang yêu với tình yêu tha thiết thuỷ chung trọn vẹn trước sau
không đổi dù bất kì hoàn cảnh nào.
- Thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh và đóng góp của tác giả
đối với đề tài tình yêu trong thơ ca.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Tổng điểm 10,0

---------------------------------HẾT--------------------------------

BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN


TRƯỜNG ……………………….ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
TỔ NGỮ VĂN Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề thi có 02 trang) Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1)Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của
họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ:
nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải
vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực
của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin
rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyên.
Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.
(2)[...] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản
thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm
họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh
còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng
không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ... trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ
những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình
thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sổng.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Việc đưa ra các ví dụ trong đoạn (1) có tác dụng gì?
Câu 3. Theo anh/chị, cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh
tiềm ẩn vô cùng to lớn không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) bàn về vấn đề: Thái độ trước cuộc sống quyết định tương lai của bạn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau, qua đó, làm rõ vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ
tình:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh


Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ


Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, NXB GD)
------------HẾT-----------
V/ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 PTBĐ : Nghị luận 0,5
2 Việc đưa ra các ví dụ trong đoạn (1) có tác dụng:
- Chứng minh cho vấn đề cần nghị luận: Người thành công luôn tự chịu
trách nhiệm về mình 0,5
- Làm tăng sức thuyết phục người đọc, người nghe.

3 Theo anh/ chị, cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi 1.0
người được nói đến trong đoạn trích?
Gợi ý:
- Biết nhận lỗi về mình khi bản thân làm sai.
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân khi đưa ra quyết định.
- Đối diện với thất bại và tìm mọi cách để khắc phục.
- Đề cao lòng tự trọng của con người.
( mỗi ý 0,25điểm)

4 Thể hiện rõ quan điểm của mình: đồng tình hoặc không đồng tình. Tuy 1,0
nhiên, quan điểm cần phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Gợi ý: Đồng tình. Vì:
-Nhận lãnh trách nhiệm về mình sẽ tạo ra động lực để ta cố gắng, cải tạo
những khuyết điểm, khích lệ để phát huy những điều tốt đẹp đã đạt được.
(0.5 điểm)
-Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh và ý
thức trách nhiệm... Đây là những điều tạo nên sức mạnh để mình làm nên
thành công trong cuộc sống. . (0.5 điểm)
II LÀM VĂN 7.0
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2,0
(khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Thái độ trước cuộc sống quyết định tương
lai của bạn.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 0,25
- Đảm bảo yêu cầu hình thức của đoạn văn, khoảng 200 chữ.
- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng –
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thái độ trước cuộc sống quyết định 0,25
tương lai của bạn
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù 1,5
hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề. Có thể viết đoạn văn theo hướng
sau:
* Giải thích:
- Thái độ sống là những quan điểm, suy nghĩ và cách đối mặt, giải quyết 0,25
trước những vấn đề của cuộc sống.
- Việc lựa chọn suy nghĩ và cách đối mặt tích cực hay tiêu cực có ý nghĩa rất
lớn đến tương lai của một người.
* Bàn luận 0,75
- Cùng gặp một vấn đề trong cuộc sống sẽ mỗi người sẽ có thái độ tích cực
hoặc tiêu cực.
- Người tích cực sẽ nhìn nhận theo hướng lạc quan để rồi chủ động đối mặt
và giải quyết:
+ Thái độ sống tích cực thúc đẩy con người sáng tạo để vượt lên những khó
khăn. Họ cũng có niềm tin vào những điều tốt đẹp nơi người khác và trong
cuộc sống.
+ Sống tích cực còn thúc đẩy con người biết cống hiến và đem lại niềm vui
cho người khác...
- Ngược lại người có thái độ sống tiêu cực lại nhìn thấy sự u ám, bế tắc:
+ nên dễ chán nản, buông xuôi, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống.
+ thậm chí còn tạo nguồn năng lượng xấu, sự u ám bế tắc cho mọi người
xung quanh và họ sẽ càng thất bại hơn.
(HS lấy dẫn chứng)
* Bàn luận mở rộng
- Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực: chỉ biết hưởng thụ cá
nhân, trục lợi, ích kĩ, tàn nhẫn, thâm độc…
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa của thái độ sống tích cực
- Luôn có ý thức bồi dưỡng năng lượng sống tích cực và lan tỏa điều tốt đẹp
đó đến mọi người xung quanh.
- Sống có ước mơ và niềm tin
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25

0,25
2 Anh/Chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau để làm rõ vẻ đẹp tình yêu của nhân
vật trữ tình trong bài thơ Sóngcủa Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển 0,5
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ Sóng 0,5
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau:
Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo nhều cách khác nhau, nhưng
cần đảm bảo các ý:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà
thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ
nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn
da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm 0.5
Điền (Thái Bình), bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách
thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và
sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Trích đoạn thơ…
2. Triển khai các luận điểm chính (2,5 điểm) 2.5
2.1. Cảm nhận đoạn thơ 1,75
* Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu, gửi gắm khát vọng yêu
thương chân thành:
- Khổ 5 đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng 0.5
sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm
không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức
“Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói
được nhiều điều.
- “Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ
được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi,
khắc khoải đến tận cùng.
- Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối
với anh:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ
của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm
thức, vào vô thức.
- Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên
có linh hồn thao thức.
- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp
phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
* Sự thủy chung son sắt trong tình yêu:
- Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc 0.5
…Hướng về anh – một phương”
- Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược
xuôi Bắc, ngược Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả
những thường biến của cuộc đời.
- Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”.
Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý
mà chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”.
=> Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn
với thời gian.
* Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời) :
(Khổ 7) Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa
lòng em và sóng. 0.25
- Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã
được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò
là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây
“sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy.
- Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn
vời cách trở” thay vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến
câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên, đứng trên những khó
khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình.
=> Vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ
động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu.
* Khát vọng tình yêu ( khổ 8-9):
- Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự
mong manh của hạnh phúc. Xuân Quỳnh còn cảm thấy thấp thỏm âu lo khi
nghĩ đến nỗi khát vọng tình yêu tuổi trẻ và quy luật nghiệt ngã của thời
gian: “năm tháng sẽ đi qua”. Đời người thì mỏng manh, ngắn ngủi; con
người rồi sẽ già, làm sao giữ mãi được tình yêu của một thời tuổi trẻ. 0.5
- Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời, một tình yêu vượt qua
mọi giới hạn . Muốn tình yêu được bền vững đến muôn đời, trở thành vĩnh
hằng thì phải biết gắn tình yêu vào cuộc sống:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
+ “Tan ra” là khát vọng được hoà nhập vào cuộc đời. Hai chữ “ngàn năm” 0,25
đấy khát vọng hoà nhập ấy đến độ vĩnh cửu. Động từ “vỗ” là biểu hiện của
sức sống muôn đời.
+ tình yêu ở đây không còn là thứ tình yêu ích kỉ, chỉ biết cho riêng mình
mà cần phải biết nghĩ đến mọi người, đến cuộc đời chung.
=> Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân
vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
2.2. Bình luận vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ
- Qua hình tượng sóng, bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ:
thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và
sự hữu hạn của đời người.
- Từ đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh
chân thành đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc
đời thường.
- Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 0.5
2.3. Đặc sắc nghệ thuật :
- Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp,
gieo vần, nối khổ linh hoạt
- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.
- Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của
người phụ nữ.
- Kết cấu song hành: sóng và em
3. Đánh giá :
- Qua hình tượng sóng trong bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tình yêu và tâm
hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say mà cũng rất
trong sáng, cao cả, một tình yêu chung thuỷ mà trọn vẹn nhưng luôn biết
gắn chặt với cuộc đời, với mọi người chứ không ích kỉ, cá nhân. 0.25
- Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân
Quỳnh, một bài thơ xinh xắn, hồn nhiên, trong sáng mà ý nhị, sâu xa.

0.5
3.Kết bài:Chỉvới 12 câu thơ màtácgiảđãthểhiệnthành công cảmhứngngợi 0,5
ca củacuộcchiến tranh chốngthực dân Phápcủa nhân dân ta.
* Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
* Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
--------------------------šõ›------------------------

Phần đọc- hiểu (3 điểm):


Đọc đoạn trích:
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh
và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự
nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất
vả và tuân theo kỉ luật. Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại
thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục
tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí.
Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sư hi sinh và tận
hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp đều phải
trả giá. Càng trả giá nhiều, càng nhận nhiều…Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà
phải được đẽo gọt và xây dựng, như đền TajMahal, như Vạn Lí Trường Thành ngày qua ngày,
viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ
lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà
không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn
(Trích “Đời ngắn ngủi, đừng ngủ dài”- Robin sharma- NXB Trẻ- T180)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, những biện pháp nào giúp con người có một cuộc đời tràn đầy niềm vui,
không nỗi sợ hãi?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu văn sau: “Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi”?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên?
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Từ đoạn trích phần đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của bản thân về tầm quan trọng của sự nỗ lực trong cuộc sống?
Câu 2 (5.0 điểm):
Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết:
“ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở…”
(Trích “Sóng”- Xuân Quỳnh, SKG Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
Anh/ chị hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ở đoạn thơ trên. Từ đó
nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh?
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5
Theo tác giả, những biện pháp nào giúp con người có một cuộc đời tràn đầy 0,5
2
niềm vui, không nỗi sợ hãi:dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách
3 -Giải thích: buổi tiệc là bữa ăn có đầy đủ các món ngon; Buổi chiêu đãi: 1,0
không phải trả tiền phí
Ý cả câu: Trong cuộc sống, thành công không tự nhiên mà đến. Muốn thành
công, ta có có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, thậm chí là phải trả giá
→ Tác giả nhắn nhủ tới người đọc về sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống
để có được sự thành công

- HS rút ra được bài học cho bản thân


- Lí giải hợp lí
1,0
4

II LÀM VĂN 7,0


Từ đoạn trích phần đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của sự nỗ lực
1 trong cuộc sống? 2,0

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25


b. Xác định đúng trọng tâm vấn đề cần nghị luận 0,25
c. Triển khai nội dung đoạn văn theo yêu cầu sau:
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ vềtầm quan trọng của sự nỗ 1.0
lực trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
-Nỗ lực là luôn chăm chỉ và cố gắng để hoàn thành tốt công việc.
-Tầm quan trọng của nỗ lực :
+ Với bản thân : Giúp con người nhìn thấy thế giới bên ngoài rộng hơn : giúp
tri thức được cải thiện, suy nghĩ thay đổi…Làm chủ được cuộc sống của bản
thân, là con đường dẫn đến thành công
+ Đối với xã hội : góp phần thúc đấy xã hội văn minh, tiến bộ, phát triển
Phản biện : Nỗ lực nhưng không có nghĩa là bất chấp mọi thứ để đạt được
mục đích. Mọi nỗ lực cần phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và luật
pháp

d. Từ ngữ, chính tả, chữ viết: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,25
tiếng Việt
e.Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo 0.25
đức, văn hóa, pháp luật; có cách diễn đạt độc đáo.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ở đoạn thơ
2 trong bài thơ “Sóng”. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân 5,0
Quỳnh
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0,25
khai được vấn đề; Kết bài nêu được vấn đề.
b. Xác định đúng trọng tâm vấn đề:Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong 0,5
tình yêu. Qua đó thể hiện vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh
c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu:
*Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5
- Nêu vấn đề cần nghị luận, trích đoạn thơ
* Thân bài:
-Khái quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ
- Phân tích đoạn thơ để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình 1.25
yêu:
+Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ cồn cào, da diết, mãnh liệt, thường trực của người
con gái (HS phân tích được các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng như:
điệp cấu trúc “con sóng”, các hình ảnh thơ “dưới lòng sâu, trên mặt nước”,
nghệ thuật nhân hóa…);cách bộc lộ trực tiếp tình cảm của “em”đã thể hiện
tình yêu vừa hiện đại, vừa truyền thống trong thơ Xuân Quỳnh
+ Khi yêu, người con gái bộc lộ lòng thủy chung sâu sắc (hs phân tích được
dẫn chứng trong khổ thơ thứ 2: các từ ngữ “dẫu…chẳng”, câu khẳng định
niềm tin vào sự thủy chung trong tình yêu)
+Niềm tin vào sức mạnh, kết quả của tình yêu: tác giả mượn hành trình tới bờ
của sóng để khẳng định niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ trong hành trình
tìm kiếm hạnh phúc
-Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhịp nhàng như nhịp của sóng biển,
nghệ thuật ẩn dụ, đồng hiện giữa hai hình tượng: sóng và em; giọng thơ dịu
dàng, đằm thắm, hồn nhiên; các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ dung dị, đời
thường….
-Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng
của người phụ nữ viết về người phụ nữ .Vừa mang nét hiện đại vừa có nét
truyền thống. Mạnh mẽ, tạo bạo nhưng vẫn nhưng vẫn say đắm, dịu dàng,
thủy chung. Từ đoạn trích, người đọc thấy được những quan niệm, khát vọng
về tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt có cả những dự cảm âu lo của nữ sĩ. Những 0.75
câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua còn đọng lại trên lá
cây, gieo vào lòng người đọc những rung động ngọt ngào. Có khả năng khơi
gợi trong lòng độc giả về niềm tin vào hạnh phúc, kết quả tốt đẹp của tình
yêu...Tất cả những yếu tố đó được thể hiện bởi một hình thức nghệ thuật độc
đáo: Ngôn ngữ trong sáng, lắm khi mộc mạc như một lời nói thường; tâm tình
được bộc bạch tự nhiên, chân thành;giọng thơ biến hóa đa dạng- lúc cồn cào 1.0
da diết, khi lắng trầm suy tư, lúc cuộn dâng khắc khoải…nhưng đều hội tụ ở
cái đằm thắm, dịu dàng, nữ tính. Đó cũng chính là những nét đặc sắc trong
phong cách nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh

(Hs có thể liên hệ so sánh để làm nổi bật ý trên)


⃰ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Mở rộng, nâng cao vấn đề

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25
tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, 0.5
thuyết phục); có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng.
Tổng Phần I+ phần II 10.0
điểm

You might also like