You are on page 1of 3

ĐỀ: Viết một văn bản ngắn khoảng nửa trang giấy thi trình bày cảm nhận

của
em về vẻ đẹp của THÚY VÂN trong đoạn trích CHỊ EM THÚY KIỀU:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
BÀI LÀM
Vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là một nguồn cảm hứng
sáng tác bất tận trong thơ ca. Đã có rất nhiều tác giả viết về đề tài này như Nguyễn
Dữ với “ Chuyện người con gái Nam Xương” hay Hồ Xuân Hương với “Bánh trôi
nước”. Nhưng trong đó, ta không thể không kể đến đại thi hào Nguyễn Du với tác
phẩm “ Truyện Kiều”. Đây được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất trong nền văn
học trung đại Việt Nam. Đặc biệt, em đã rất ấn tượng với vẻ đẹp phúc hậu và trong
sáng của Thúy Vân trong đoạn trích “ chị em “Thúy Kiều qua những dòng thơ sau:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Nếu ngay từ 4 dòng thơ đầu tiên của đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu chung
về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều theo lối lý tưởng hóa rằng đây là hai cô gái có
ngoại hình xinh đẹp và một tâm hồn trong sáng không tì vết. Thì ở những dòng thơ
tiếp theo tập trung miêu tả người em Thúy Vân với những nét đẹp riêng và say
đắm lòng người:
“ Vân xem trang trọng khác vời”
Ta thấy, tác giả ở đây như muốn khẳng định rằng vẻ đẹp của nàng Vân là một vẻ
đẹp đậm chất sang trọng, quí phái nhưng lại có vẻ “ khác vời” so với các tiểu thư
khuê các vì nàng có:
“ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Mỗi dòng thơ trên như là một nét vẽ tài hoa gợi tả hết những nét đẹp của người
thiếu nữ nhà họ Vương. Bằng việc sử dụng phép tu từ nhân hóa kết hợp với phép
tu từ liệt kê cũng với những hình ảnh ước lệ tượng trưng như “khuôn trăng, hoa
cười, ngọc thốt” thì người thi sĩ đã khắc họa nên một Thúy Vân với ,một khuôn mặt
tròn trĩnh, sáng sủa, phúc hậu, đã vậy, còn được tô điểm bằng một đôi chân mài
“nở nang” như con ngài, hài hòa, cân đối với gương mặt. Không những thế, nàng
còn sở hữu một nụ cười tươi như hoa và giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào như
ngọc. Đặc biệt, với suối tóc dài, dày, bồng bềnh hơn cả mây và làn da trắng hồng,
mịn màng hơn tuyết càng làm bật lên vẻ đẹp của nàng.Chỉ với 4 dòng thơ, Nguyễn
Du đã khắc họa một Thúy Vân với vẻ ngoài sang trọng, quý phái, phúc hậu và thơ
ngây. Đó cũng là vẻ đẹp hòa hợp với thiên nhiên, đằng sau vẻ đẹp ấy dự báo một
tương lai êm đềm và tươi sáng.
Quả thật, vẻ đẹp của Thúy Vân qua đoạn trích trên đã để lại trong lòng em
nhiều cảm nhận sâu sắc. Nhờ đó, em thêm yêu, thêm trân trọng con gái thời xưa.
Cũng chính vì cái hồn, cái tâm, cái tài, cả “con mắt trong thấu sáu cõi” … tất cả
những điều ấy đều được phản phất qua mỗi trang Kiều, rồi nhẹ nhàng in sâu vào
lòng đọc giả. Cũng từ đó, nó trở thành một niềm tự hào cho cả dân tộc Việt như lời
nhà văn Phạm Quỳnh từng nói :” Truyện Kiều còn,tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước
ta còn”.

You might also like