You are on page 1of 1

Họ tên: Lê Mai Nguyệt Hằng

Lớp: 8/1 – Tổ 3
_______________________________________________________________________________________
Đề: cảm nhận khổ cuối bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh
Bài làm
Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng, ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với những bài
thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Đặc biệt, chủ đề quê hương là nguồn cảm
hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài “Quê hương” là sự mở đầu. Bài thơ được viết khi ông xa quê
để học tập tại Huế. Trong đó, em ấn tượng nhất với khổ cuối:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
Nếu các khổ trước đó cho ta thấy một khung cảnh vô cùng sống động khi đoàn thuyền ra khơi cũng
như trở về ở làng chài nơi ông sinh ra thì khổ cuối lại thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Mở
đầu khổ thơ là câu:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ”
Qua cụm từ “nay xa cách”, ta thấy được tác giả đang xa quê nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ đến, hướng
đến quê hương trong trái tim, khối óc. Điều đó được thể hiện ở chỗ “lòng luôn tưởng nhớ”. Nỗi nhớ quê
dạt dào không nguôi của tác giả khiến những hình ảnh cứ ùa về, và điều đó đã mở ra câu thơ sau:
“ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi ”
Chà, thì ra cái màu nước xanh của biển cả, hình ảnh cá bạc đầy khoang thuyền, chiếc thuyền căng
gió ra khơi đã trở thành biểu tượng riêng in sâu trong lòng tác giả. Bằng biện pháp liệt kê đầy tinh tế, Tế
Hanh đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của quê ông. Nối tiếp đó là hình ảnh:
“ Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi ”
Ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức của nhà thơ , quê hương luôn hiện
hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Câu thơ giản dị nhưng cho ta thấy được nỗi nhớ, nhớ con
thuyền hăng hái ra khơi đánh bắt cá của tác giả. Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác
giả, phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải
thốt lên:
“ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
Đến đây, có lẽ trong vô thức, tâm hồn nhà thơ đã hóa tâm hồn quê hương, khi cái mùi vị mặn ấy cứ
vương vấn và ám ảnh tác giả. Mùi của những giọt mồ hôi, mùi của gió, mùi của nước, mùi vị mặn của muối,
nó cứ thế mà ăn sâu vào máu thịt và thấm trong từng giác quan của Tế Hanh. Đây chính là mùi đặc trưng
của quê hương làng chài quê ông. Qua cả khổ thơ đã thể hiện được tình yêu quê hương sâu đậm và cháy
bỏng, một Tế Hanh nồng nàn, sôi nổi, tha thiết biết mấy với quê hương.
Thật vậy, khổ cuối “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả dành cho quê
hương mà bài thơ còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê. Qua bài thơ, chúng ta càng trân trọng
hơn mảnh đất chôn rau cắt rốn, yêu hơn những điều bình dị mà thiêng liêng.

You might also like